You are on page 1of 12

MỤC LỤC

A. Mở đầu................................................................................................................. 3
B. Nội dung............................................................................................................... 3
I. Giới thiệu về Tiki.................................................................................................3
1. Tiki là gì?..........................................................................................................3
2. Lịch sử hình thành và phát triển....................................................................3
3. Công ty thành viên...........................................................................................4
4. Mặt hàng và phân khúc khách hàng..............................................................5
5. Thành tựu của Tiki..........................................................................................5
II. Mô hình kinh doanh........................................................................................5
1. Giá trị tạo thành..............................................................................................5
2. Mô hình doanh thu..........................................................................................6
3. Cơ hội thị trường.............................................................................................8
4. Môi trường cạnh tranh....................................................................................9
5. Lợi thế cạnh tranh.........................................................................................10
6. Chiến lược thị trường....................................................................................10
7. Cơ cấu tổ chức................................................................................................11
8. Bộ máy quản lý..............................................................................................11
C. Kết luận.............................................................................................................. 12
D. Tài liệu tham khảo............................................................................................12

1
A. Mở đầu
Công nghệ thông tin và truyền thông ngày càng phát triển và góp phần làm thay
đổi diện mạo nền kinh tế, tạo ra lĩnh vực thương mại mới đó là thương mại điện tử.
Nhờ sức mạnh của thông tin số hóa mà mọi hoạt động thương mại truyền thống ngày
nay đã được tiến hành trực tuyến giúp các bên tham gia vào hoạt động này tiết kiệm
được chi phí, thời gian, tăng hiệu suất và nâng cao năng lực cạnh tranh. Tại Việt
Nam, nước ta được đánh giá là một trong những thị trường thương mại điện tử phát
triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, chỉ xếp sau Indonesia. Cùng với xu thế phát
triển công nghệ hàng đầu trên thế giới, thương mại điện tử ở Việt Nam cũng từng
bước hình thành và phát triển mạnh mẽ, nhất là sau đại dịch Covid-19.
Nhắc đến thương mại điện tử ở Việt Nam, cái tên Tiki đã không còn xa lạ. Lựa
chọn sàn thương mại điện tử Tiki để thông qua đây, em có thể tìm hiểu kĩ hơn về các
mô hình thương mại điện tử cũng như sự phát triển của thương mại điện tử Việt Nam
qua Tiki - một trong những sàn thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam.
B. Nội dung
I. Giới thiệu về Tiki
1. Tiki là gì?
Tiki (hay TIKI) là viết của “Tìm kiếm & Tiết kiệm”, là tên của website thương
mại điện tử Việt Nam. Hiện nay, Tiki.vn là trang thương mại điện tử mua sắm trực
tuyến đáng tin cậy nhất Việt Nam, lọt top 2 tại Việt Nam và top 6 tại khu vực Đông
Nam Á.

Giao diện chính của Tiki.vn


2. Lịch sử hình thành và phát triển
Tháng 3/2010, Tiki được thành lập với số vốn là 5000 USD của nhà sáng lập
Tiki - Trần Ngọc Thái Sơn. Được biết, trước khi trở về Việt Nam, Trần Ngọc Thái

2
Sơn đã từng có thời gian du học tại trường Đại học New South Wale, Úc chuyên
ngành thương mại điện tử. Sau khi tốt nghiệp, ông Sơn tham dự vào các vị trí như
Giám đốc Marketing cho Vinabook, Quản lí điều hành ở Vega và thiết kế Web cho
Impaq Interactive (Thái Lan). Quá trình này đã tích lũy được cho ông rất nhiều kinh
nghiệm trong lĩnh vực marketing, thiết kế web và sách. Khi trở về Việt Nam, nhận
thấy việc mua sách ngoại ngữ ở Việt Nam là hiếm trong khi giá thành thì đắt đỏ hay
những cửa hàng sách nổi tiếng ở Việt Nam cũng chỉ cung cấp được với số lượng rất
ít, ông Sơn đã cố gắng tìm tòi giải pháp và quyết định thành lập ra Tiki.
Ban đầu, Tiki được thành lập là một trang bán sách tiếng Anh online và chỉ sau
khoảng 2 năm hoạt động, Tiki vươn lên vượt mặt cả Vinabook trở thành đơn vị kinh
doanh sách hàng đầu Việt Nam với hàng chục nghìn đầu sách mà Trần Ngọc Thái
Sơn từng làm việc và học hỏi.
Giai đoạn 2013 - 1014, Tiki mở rộng lĩnh vực kinh doanh với rất nhiều ngành
hàng khác và đưa vào hoạt động hết công suất nhà kho với diện tích rộng lên tới 3000
m2. Ngoài 51.000 đầu sách, người mua còn có thể tìm thấy tất tần tật các mặt hàng từ
văn phòng phẩm, nhu yếu phẩm đến điện tử, điện gia dụng,... ở Tiki. Đến năm 2015,
Tiki lọt top 5 website thương mại điện tử nổi bật nhất ở Việt Nam và sau đó một
năm, Tiki vươn lên trở thành công ty thương mại điện tử lớn thứ 2 ở Việt Nam, có
mặt tại 36 tỉnh thành phố trên khắp cả nước.
Đến tháng 3/2017, sau 7 năm “lăn lộn” trên thị trường, Tiki đánh dấu bước
chuyển mình khi chuyển sang Marketplace, thu hút thêm nhà bán hàng gia nhập hệ
thống website của Tiki.vn, mở rộng lên hàng chục ngành hàng với hơn 300.000 sản
phẩm được bày bán. Đặc biệt, “cú hích” mang tên đại dịch Covid 19 đã góp phần
định hình lại khái niệm “thương mại điện tử”, thay đổi lại thói quen người tiêu dùng
khi tỷ lệ người tiêu dùng mua sắm trực tuyến tăng mạnh, các sàn thương mại điện tử
cũng từ đây đạt được bước phát triển mới tại Việt Nam, trong đó có Tiki.
3. Công ty thành viên
- Công ty cổ phần Tiki: đơn vị thiết lập, tổ chức sàn thương mại điện tử
www.tiki.vn để các Nhà bán hàng tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình
mua bán hàng hóa, dịch vụ trên sàn thương mại điện tử.
- Công ty TNHH TikiNOW Smart Logistics (TNSL): là đơn vị cung cấp các dịch
vụ logistics đầu-cuối, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ bưu chính cho Sàn thương
mại điện tử www.tiki.vn
- Công ty TNHH MTV Thương mại Ti Ki (Tiki Trading) là đơn vị bán hàng hóa,
dịch vụ trên sàn thương mại điện tử.

3
- Đơn vị bán lẻ Tiki Trading và Sàn Giao dịch cung cấp 10 triệu sản phẩm từ 26
ngành hàng phục vụ hàng triệu khách hàng trên toàn quốc.
4. Mặt hàng và phân khúc khách hàng
Xuất phát điểm ban đầu của Tiki với một phân khúc hẹp là sách nhưng sau đó,
Tiki đã nhanh chóng mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình ra rất nhiều mặt hàng, từ
điện tử, thời trang, đồ lưu niệm,... nhưng mặt hàng mang tính “nhận diện thương
hiệu” của Tiki vẫn là sách.
Tiếp đó, Tiki đánh dấu bước chuyển mình khi chuyển đổi mô hình kinh doanh từ
B2C (Business to Consumer) sang Marketplace. Tức là thay vì Tiki tự mình nhập
hàng hóa về thì giờ đây Tiki chỉ đóng vai trò là một sàn giao dịch trực tuyến, nơi nhà
cung cấp có thể đăng kí bán hàng, đăng tải sản phẩm của mình giới thiệu đến khách
hàng. Chính từ đây, các mặt hàng được cung cấp trên Tiki được đa dạng hóa và tăng
lên nhanh chóng.
Đối tượng khách hàng của Tiki rất đa dạng, từ nông thôn đến thành thị, ở mọi lứa
tuổi, giới tính và nghề nghiệp khác nhau. Tiki đặc biệt hướng tới phân khúc khách
hàng là những người từ 17 - 32 tuổi ở cả hai giới tính. Những khách hàng này có thể
là học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng, nội trợ,... Họ được tiếp cận với Internet,
họ tiếp xúc thường xuyên với điện thoại thông minh và có hành vi mua sắm trực
tuyến.
5. Thành tựu của Tiki
- Thành lập từ tháng 3 năm 2010, Tiki.vn hiện đang là trang thương mại điện tử
lọt top 2 tại Việt Nam và top 6 tại khu vực Đông Nam Á.
- Tiki lọt Top 1 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam trong ngành Internet/E-
commerce 2018 (Anphabe bình chọn), Top 50 nơi làm việc tốt nhất châu Á
2019 (HR Asia bình chọn).
- Top 5 doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam.
- Cung cấp dịch vụ Tikinow tại 6 tỉnh thành và mô hình xuyên biên giới.
II. Mô hình kinh doanh
1. Giá trị tạo thành
Gây dựng niềm tin với khách hàng: Với bề dày hoạt động kinh doanh, Tiki đã tạo
được niềm tin cho khách hàng và là một trong những lựa chọn hàng đầu của khách
hàng khi mua sắm trực tuyến.
Xây dựng nhận diện thương hiệu tốt: Với khởi điểm ban đầu là kinh doanh sách
trực tuyến, trong 10 năm hoạt động, Tiki đã mở rộng ra nhiều ngành hàng với số
lượng sản phẩm đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, sách vẫn là một sản phẩm “nhận

4
diện thương hiệu” của Tiki. Đây là điểm mạnh mà không phải doanh nghiệp thương
mại điện tử nào cũng làm được.
Sản phẩm tiện dụng, gần gũi với đối tượng khách hàng: Việc Tiki mở rộng lĩnh
vực kinh doanh sang nhiều lĩnh vực từ thời trang, điện tử, điện gia dụng, thiết bị văn
phòng phẩm,... đã tạo nên sự đa dạng và phong phú của các sản phẩm, giúp Tiki nâng
điểm thị phần trên thị trường.
2. Mô hình doanh thu
Mô tả cách thức mà Tiki có doanh thu, tạo ra lợi nhuận và mức lợi nhuận lớn hơn
trên số vốn đầu tư. Đây được coi là chiến lược quản lý các luồng doanh thu của Tiki
và các nguồn lực cần thiết cho từng luồng doanh thu đó.
Một số mô hình doanh thu chính:
2.1. Mô hình doanh thu quảng cáo
Nhằm giúp các nhà bán trong việc quảng cáo sản phẩm, Tiki đã tạo ra công cụ
Tiki Ads. Đây là công cụ quảng cáo giúp nhà bán tiếp cận hàng triệu khách hàng tiềm
năng online trên Tiki.
Nhà bán hoàn toàn chủ động trong việc lựa chọn nội dung quảng cáo (hình ảnh,
sản phẩm) và thiết lập đối tượng khách hàng mà quảng cáo sẽ hiển thị. Mỗi quảng
cáo sẽ có các chỉ số đi kèm như số lần nhấp chuột, CTR (tỷ lệ nhấp chuột)... Nhà bán
sẽ dựa vào các chỉ số này để đánh giá hiệu quả quảng cáo.
Về việc trả phí cho Tiki:
- Đối với quảng cáo Sản phẩm: Nhà bán nạp tiền vào tài khoản quảng cáo bằng
cách truy cập Seller Center/ Trung tâm Marketing/ Quảng cáo cùng Tiki Ads/ Nạp
tiền.
- Đối với quảng cáo Hiển thị và các gói ngân sách đặc biệt: Nhà bán liên hệ với
Tiki Media qua email tikimedia@tiki.vn để được hướng dẫn các quy trình, thủ tục
nạp ngân sách.
2.2. Mô hình doanh thu bán hàng
Khi sử dụng bất kì một dịch vụ nào chúng ta cũng cần phải mất phí. Việc đăng kí
bán hàng trên Tiki là hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động kinh
doanh bán hàng trên Tiki, gian hàng phải chi trả các khoản phí để Tiki có thể duy trì
và phát triển dịch vụ của mình.
- Phí thanh toán: Chủ gian hàng sẽ chi trả phí bán hàng trên tiki này chiếm 1%
cho 1 đơn giao hàng thành công. Đối với những trường hợp trả góp thì người
bán sẽ chịu mức phí là 3%/ giá trị sản phẩm. Khoản phí này giao dịch qua thẻ
hoặc thu hộ COD cho mỗi đơn hàng.

5
Với những mặt hàng có khối lượng lớn, thuộc mặt hàng không thuộc hàng hóa
cồng kềnh thì mức phí là 5.000đ/sản phẩm/ đơn hàng thành công. Với những
đơn hàng thuộc hàng hóa cồng kềnh thì mức phí là 20.000đ/ sản phẩm/ đơn
hàng thành công.
- Phí chiết khấu: Đây là mức chi phí hoa hồng sẽ tuỳ vào các hàng hóa kinh
doanh của gian hàng. Nhiều ngành hàng được miễn phí chiết khấu và những
ngành hàng còn lại sẽ chịu mức chiết khấu từ 1 - 20% giá trị của sản phẩm.
- Phí chuyển hoàn: Khi đơn hàng thuộc vào danh mục hàng hóa cồng kềnh mà
giao hàng thất bại, chủ gian hàng sẽ phải chịu mức phí 20.000/ sản phẩm.
Bán hàng trên Tiki có nhiều quyền lợi nhưng khi gian hàng vi phạm về chính
sách quy định bán hàng của Tiki, bắt buộc chủ gian hàng phải tuân thủ mức phạt như
ban đầu đã được đề ra khi hợp đồng ký kết:
- Nhà bán xuất hóa đơn VAT trễ hơn 07 ngày làm việc từ ngày đơn hàng “Giao
hàng thành công”: 50.000VNĐ
- Đơn hàng chỉnh sửa, hủy hoặc thay thế sản phẩm do lỗi nhà bán hàng:
200.000VNĐ
- Nhà bán hàng đăng tải các thông tin không phù hợp với quy định pháp luật và
quy định của sàn thương mại điện tử Tiki: 500.000VNĐ
- Nhà bán hàng có hàng hóa không đảm bảo chất lượng, không phải hàng chính
hãng hoặc không tuân thủ những quy định điều kiện hàng hóa:
10.000.000VNĐ.
2.3. Mô hình doanh thu đăng ký
Gói hội viên TikiNow là gói hội viên dành cho những khách hàng mua sắm trên
Tiki. Hiểu đơn giản thì khi bạn sử dụng Gói hội viên TikiNow tức là bạn đang bỏ tiền
ra để mua một gói giao hàng của Tiki. Và tất nhiên, mức giá của gói giao hàng này sẽ
rẻ hơn nhiều so với việc bạn trả phí giao hàng cho từng đơn hàng.
Với gói hội viên TikiNow, Tiki cho khách hàng 2 sự lựa chọn:

6
2.4. Mô hình doanh thu liên kết
Tiki Affiliate là hình thức quảng cáo tiếp thị liên kết sản phẩm trên sàn thương
mại điện tử Tiki. Thông qua các nền tảng Affiliate Marketing, người làm tiếp thị liên
kết tiki sẽ quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đến người tiêu dùng.
Bằng cách chia sẻ link Affiliate Marketing Tiki, khi có người truy cập click vào
đường linh và mua hàng thành công, thì người làm tiếp thị liên kết sẽ nhận được hoa
hồng. Chính sách hoa hồng được tính theo phần trăm doanh thu. Do đó, người bán
phải đẩy mạnh doanh số của sản phẩm trên Tiki thì mới có nhiều hoa hồng.

Quy trình đăng kí dễ dàng với Tiki Affiliate


3. Cơ hội thị trường
- Xu hướng mua sắm online tăng mạnh

7
Thời đại công nghệ 4.0, tỉ lệ người sử dụng Internet tại Việt Nam tăng cao.
Trung bình, người Việt có xu hướng sử dụng Internet từ 3-9 tiếng mỗi ngày. Thêm
vào đó, “cú hích” từ đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi thói quen và hành vi mua sắm
của người tiêu dùng. Các biện pháp cách ly xã hội đã thúc đẩy cho xu hướng mua
sắm online phát triển mạnh, tạo cơ hội lớn cho Tiki phát triển, góp phần tăng doanh
số bán hàng.
- Sự tín nhiệm, cộng hưởng từ Google, Facebook
Tiki hợp tác cùng Google, Facebook thực hiện các dự án lớn như “Thành phố
Tết” với Google, Facebook store. Chính việc hợp tác với các doanh nghiệp CNTT
hàng đầu trên thế giới đã giúp Tiki có thêm nhiều kinh nghiệm và nâng cao vị thế của
Tiki trên thị trường thương mại điện tử.
- Sự khuyến khích và ưu tiên phát triển với nhiều chính sách hỗ trợ thiết thực
từ Chính phủ
Theo Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 -
2025 tại Quyết định số 645/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15/5/2020,
Chính phủ đã đặt ra các mục tiêu tổng quát đến năm 2025 gồm:
- Hỗ trợ thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong doanh
nghiệp và cộng đồng
- Thu hẹp khoảng cách giữa các thành phố lớn và các địa phương về mức độ
phát triển thương mại điện tử
- Xây dựng thị trường thương mại điện tử lành mạnh, có tính cạnh tranh và
phát triển bền vững
- Mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hóa Việt Nam trong và ngoài nước
thông qua ứng dụng thương mại điện tử
- Trở thành quốc gia có thị trường thương mại điện tử phát triển thuộc nhóm 3
nước dẫn đầu khu vực Đông Nam Á
Đây chính là động lực để thúc đẩy xu hướng thương mại điện tử nói chung và sự
phát triển của Tiki nói riêng.
4. Môi trường cạnh tranh
4.1. Cạnh tranh từ đối thủ trực tiếp
Nhắc đến thị trường Thương mại điện tử Việt Nam, ngoài Tiki, chúng ta sẽ nghĩ
ngay đến 2 “ông lớn” nữa là: Shopee, Lazada. Đây cũng là 2 đối thủ trực tiếp cạnh
tranh với Tiki:
- Với Shopee, so với Tiki nói riêng và các sàn thương mại điện tử khác nói
chung, Shopee có lợi thế bởi giao diện trẻ trung, thu hút. Đối với người bán

8
hàng, chính sách của Shopee cũng cho phép mở gian hàng nhanh chóng hơn,
đơn giản và thuận tiện. Ngoài ra, điểm thu hút khách hàng đến với Shopee
còn ở chỗ Shopee có các chương trình khuyến mãi, trợ giá hấp dẫn cho nhà
bán hàng và người tiêu dùng.
- Với Lazada, họ có lợi thế khi là đơn vị tiên phong áp dụng mô hình thương
mại điện tử marketplace. Bên cạnh đó, Lazada cũng có các hoạt động
marketing năng động, nhận được đầu tư bài bản nhờ nguồn lực tài chính và
kỹ thuật từ tập đoàn “mẹ” Alibaba.
4.2. Sự đe dọa từ các sản phẩm thay thế
Xu hướng social commerce (thương mại xã hội/ mua sắm trực tiếp trên mạng xã
hội) thu hút người dùng bởi việc dùng ứng dụng các công nghệ hiện đại như hình ảnh
3D, video 360 độ, livestream,... nhằm cải thiện giao diện thân thiện và cá nhân hóa,
giúp người dùng có hành trình mua sắm thú vị, thoải mái hơn so với trang web đơn
thuần chỉ là kênh phân phối online. Do đó, đây có thể là một điểm mà các sàn thương
mại điện tử như Tiki cần chú ý để có thể cải thiện hơn các tính năng nhằm bắt kịp với
nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.
5. Lợi thế cạnh tranh
- Có lịch sử lâu đời, nhận diện thương hiệu tốt
Được thành lập từ 2010, khởi đầu từ việc kinh doanh sách trực tuyến, với chất
lượng sản phẩm cao cùng dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, Tiki đang dần khẳng định
được vị thế của mình trên thị trường. Sau gần 11 năm hoạt động Tiki hiện đã trở
thành nhà bán lẻ nhiều loại hàng hóa khác nhau nhưng sách vẫn là sản phẩm “nhận
diện thương hiệu” cho Tiki.
- Chiếm lĩnh phần cao trên thị trường thương mại điện tử
Tiki là một trong những trang web có lượt truy cập lớn. Sự nhạy bén với nhu cầu
khách hàng và thị trường, Tiki ngày càng khẳng định vị thế và chỗ đứng của mình
trong thị trường thương mại điện tử.
- Nguồn lực tài chính mạnh, nhiều quỹ đầu tư, rót vốn liên tục
Nhận được nhiều nguồn vốn đầu tư từ Công ty Cổ phần VNG, công ty JDar Inc,
công ty STIC Investment… Tiki nhận được nguồn đầu tư tài chính mạnh mẽ. Điều
này cho thấy sức hút mạnh mẽ của Tiki đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước,
đồng thời là tiền đề để Tiki có nguồn lực nâng cao vị thế của mình.
- Sản phẩm đa dạng, gần gũi và đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Với 400.000 lượt khách hàng mua các sản phẩm thông qua sàn thương mại điện
tử Tiki.vn trong 1 tháng, tỷ lệ đổi trả hàng chưa đầy 1% đã cho thấy uy tín và chất

9
lượng các sản phẩm hàng hóa. Chính vì vậy, niềm tin về viện mua sắm trực tuyến qua
Tiki.vn của khách hàng ngày càng được nâng cao.
6. Chiến lược thị trường
- Nâng cao trải nghiệm tiêu dùng
Người tiêu dùng Việt Nam thường lựa chọn những tên tuổi lớn như Tiki.vn khi
mua sắm bởi sự đa dạng về chủng loại sản phẩm và chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên,
một danh mục sản phẩm lớn có thể khiến cho người tiêu dùng không thể tìm được
những sản phẩm thật sự phù hợp với nhu cầu của họ. Tiki đã ứng dụng công nghệ để
chắc chắn rằng người tiêu dùng có thể tìm thấy những mặt hàng mà họ đang tìm
kiếm.
- Lấn sân sang Marketplace
Đầu năm 2017, Tiki chuyển đổi sang mô hình kinh doanh từ B2C sang
Marketplace. Giờ đây, Tiki sẽ đóng vai trò một sàn giao dịch trực tuyến, nơi các nhà
cung cấp khác nhau có thể đăng tải sản phẩm của mình. Chính vì đó, số lượng các
mặt hàng được cung cấp trên Tiki đã tăng lên nhanh chóng thay vì đơn thuần là sách
như trước kia.
- KOL/ Influencer Marketing
Tiki tích cực sử dụng chiến lược hợp tác với người nổi tiếng, những ngôi sao để
tạo dựng thương hiệu và truyền thông cho mình như Chipu, Ngọc Trinh,.. là đại diện
thương hiệu cho đợt quảng bá Single Day 11/11, Black Friday 24/11 hay Sinh nhật
Tiki - Mùa Sale Huyền thoại. Việc này giúp Tiki “phủ sóng” thương hiệu đến đúng
đối tượng khách hàng tiềm năng của Tiki - những người trẻ, am hiểu về công nghệ và
mua bán online.
7. Cơ cấu tổ chức
Để có được vị thế trên thương trường và chỗ đứng vững chắc trong lòng khách
hàng như hiện nay, Tiki đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện mô hình với cách tổ
chức, phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận như sản xuất, kinh doanh, tài chính,...
nhằm đem lại những giá trị và trải nghiệm tốt đẹp nhất không chỉ cho khách hàng mà
còn cho cả triệu trái tim người Việt.
8. Bộ máy quản lý
Để đạt được những thành tựu to lớn như ngày này và trở thành một trong những
trang web thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam là công sức,tâm huyết của đội ngũ
quản trị giàu năng lực, kiến thức nền tảng và kinh nghiệm nắm bắt thị trường cũng
như thực thi các kế hoạch kinh doanh.
● Ông Trần Ngọc Thái Sơn - người sáng lập kiêm giám đốc điều hành

10
- Tốt nghiệp thạc sĩ ngành Thương mại điện tử đại học New South
Wales, Úc năm 2007.
- Sau khi tốt nghiệp, ông Sơn đã có một thời gian làm thiết kế web cho
Impaq Interactive tại Thái Lan, làm ở các vị trí Giám đốc Marketing
cho Vinabook và Quản lý điều hành ở Vega.
- Năm 2010, ông sáng lập ra Tiki với vốn khởi điểm chỉ với 5000 USD
tiền tiết kiệm của chính ông.
- Năm 2016, ông được vinh danh trong SPARK 40, giải thưởng dành cho
chuyên gia, cá nhân có đóng góp nhiều nhất trong sự nghiệp phát triển
Thương mại điện tử Đông Nam Á.
● Ông Ngô Hoàng Gia Khánh - Giám đốc tài chính
- Trước khi về với Tiki, Ngô Hoàng Gia Khánh từng đảm nhiệm nhiều vị
trí quan trọng tại các công ty, tổ chức và các quỹ đầu tư nước ngoài.
- Là một trong 5 vị sếp chiêu mộ nhân tài tại chương trình truyền hình
thực tế về việc làm “Cơ hội cho ai - Who Chance” 2019.
- Năm 2019, ông là một trong 4 doanh nhân trẻ Việt Nam lọt vào danh
sách 30 Under 30 Asia.
● Bà Sakshi Jawa - Tổng Giám đốc Nhân sự:
- Nhiều năm kinh nghiệm làm việc cho các thương hiệu toàn cầu như
Prudentail, Amazon và Coupan.
- Có nhiều đóng góp to lớn trong việc chiêu mộ các nhân tài về với Tiki.
C. Kết luận
Dù vẫn đang phải đối mặt với nhiều các đối thủ cạnh tranh trên thị trường như
Shopee, Lazada, …, Tiki đã có những bước đi cho sự phát triển bền vững để khẳng
định vị thế trên thị trường. Có thể thấy mô hình kinh doanh của Tiki thể hiện rõ mục
tiêu và tham vọng của thương hiệu này.
D. Tài liệu tham khảo
1. Truong Mai,
https://magenest.com/vi/thuong-mai-dien-tu-tiki/
“Tiki đã xây dựng nền tảng thương mại điện tử như thế nào?” (2022)
2. Web: tiki.vn
https://tiki.vn/
3. Web: wikipedia.org
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tiki
“TIKI” (2022)

11
4. ATP,
https://atpsoftware.vn/swot-la-gi-phan-tich-swot-cua-tiki-san-thuong-mai-
dien-tu-co-nhieu-buoc-chuyen-minh.html
“Phân tích SWOT của Tiki” (2021)
5. Web: amis.misa.vn
https://amis.misa.vn/30232/chien-luoc-marketing-cua-tiki/
“Phân tích chiến lược Marketing của Tiki – Khẳng định vị thế trên thị
trường thương mại điện tử” (2021)
6. Thùy Trang,
https://marketingai.vn/mo-hinh-5-ap-luc-canh-tranh-cua-tiki-unicorn-tiep-
theo-cua-viet-nam/
“Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Tiki – Unicom tiếp theo của Việt Nam”
(2022)

12

You might also like