You are on page 1of 4

Khái quát Shopee:

1. Giới thiệu công ty.


- Giới thiệu chung:
 Shopee trực thuộc sở hữu của SEA Group ( tên gọi cũ là Garena ) với vốn hoá thị
trường hiện nay lên tới 137 tỷ ( USD) có trụ sở tại Singapore. SEA Group được
biết đến ở Việt Nam khi đồng sở hữu các thương hiệu như: Garena, Foody, Now,
Airpay. SEA Group có ba trụ cột chính trong hoạt động kinh doanh gồm: giải trí
kỹ thuật số ( Garena), thương mại điện tử ( Shopee), dịch vụ tài chính kĩ thuật số (
SEAmoney).
 Shopee là nền tảng thương mại điện tử hàng đầu tại Đông Nam Á và Đài Loan,
được ra mắt vào năm 2015, nền tảng thương mại Shopee được xây dựng nhằm
cung cấp cho người dùng những trải nghiệm dễ dàng, an toàn và nhanh chóng khi
mua sắm trực tuyến thông qua hệ thống hỗ trợ thanh toán và vận hành vững
mạnh. Thành lập từ 5/2/2015 và ra mắt tại Việt Nam vào 8/8/2016.
 Trụ sở chính: 5 Science Park Drive, Shopee Building, Singapore 118265.
Trụ sở tại VN: Tầng 28, Toà nhà trung tâm Lotte Hà Nội, 54 Liễu Giai, phường
Cống Vị, Quận Ba Đình, Hà Nội.
- Lịch sử hình thành và phát triển:
 Năm 2015, Shopee “ chào sân” tại 7 thị trường: Singapore, Indonesia, Malaysia,
Thái Lan, Đài Loan, Philipines và Việt Nam.
 Tháng 12 năm 2015, Shopee University đã tổ chức khoá học đầu tiên tại Đài
Loan. Hiện nay, có khoảng 70.000 người bán trên tất cả các thị trường đã đem về
cho mình rất nhiều lợi ích từ khoá học này.
 Tháng 6 năm 2017, Shopee Mall đã được ra mắt tại Đài Loan. Hiện tại, Shopee có
hơn 11.000 người bán tại 7 thị trường.
 Năm 2018, Tổng giá trị hàng hoá( GMV) của Shopee đạt 10 tỷ đô la Mỹ với hơn
600 triệu giao dịch trên nền tảng.
 Tháng 5 năm 2018, Shopee khởi động Ngày hội Siêu Thương hiệu đầu tiên tại
Indonesia với P&G là đối tác. Kể từ đó, Shopee đã tổ chức 70 Ngày Hội Siêu
Thương Hiệu trên toàn khu vực.
 Vào tháng 12 năm 2019, Shopee đã bán được 80 triệu mặt hàng trong một ngày
duy nhất 12.12 – Siêu Sale Sinh Nhật. Tổng cộng 500 triệu lượt xem trên Shopee
Live và hơn 1 tỷ lượt tham gia các trò chơi trên ứng dụng Shopee.
- Mục tiêu, định vị và đặc điểm con người:
Giá trị cốt lõi:

2. Triết lý Marketing của công ty. ( Nguồn: MISA AMIS )


Shopee đã thực hiện chiến lược Marketing Mix 4P:
- Product ( Sản phẩm) : nền tảng thương mại điện tử này tập trung vào hoạt động nghiên
cứu và phát triển để tăng chất lượng sản phẩm của mình.
Ông Pine Kyaw, Giám đốc Shopee Việt Nam, đã sớm nhận định rằng thương mại di động sẽ là
một xu thế tất yếu khi các công nghệ về ứng dụng di động phát triển, điện thoại thông minh ngày
càng có màn hình lớn hơn, chế độ bảo mật tốt hơn… Thêm vào đó, các trang mạng xã hội như
Facebook, Twitter, Pinterest… cũng đã bổ sung các nút “thích”, “mua”,.. như một cách cổ vũ
người sử dụng mua sắm nhiều hơn, thoải mái hơn khi họ đang lướt Internet. 
Đội ngũ nhân viên bộ phận Nghiên cứu và Phát triển của Shopee cũng nhận ra là người dùng
đang dành nhiều thời gian hơn trên chiếc điện thoại thông minh và quen dần với các thao tác
“chạm” để xem, để mua sắm. Điện thoại thông minh vô hình trung trở thành công cụ cũng là môi
trường di động truyền tải thông tin đến người tiêu dùng một cách nhanh chóng hơn so với trên
các thiết bị cố định như máy tính cá nhân.
Khi bắt đầu hoạt động, Shopee chỉ có phiên bản trên di động trước khi có thêm phiên bản cho
máy tính như hiện nay. Tuy nhiên, theo số liệu mà công ty tự công bố, 95% đơn hàng Shopee
phục vụ được thực hiện qua các nền tảng di động. Như vậy, Shopee là sàn thương mại điện tử
đầu tiên ở Việt Nam sở hữu sàn thương mại điện tử có cả phiên bản mobile app và online
website, dẫn đầu xu hướng thương mại điện tử trên nền tảng di động (M-Commerce & Mobile
Commerce).
- Pricing ( Giá):
Đối với chiến lược Marketing của Shopee về giá (Price), Shopee đã định giá sản phẩm theo chiến
lược định giá cạnh tranh.
Với trường hợp của Shopee, công ty hiểu rằng với sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt như hiện nay
thì ngoài việc cung cấp tới khách hàng nền tảng thông minh, dễ sử dụng, phù hợp với thói quen
của họ thì chiến lược cạnh tranh về giá là rất cần thiết.

Shopee đã khuyến khích các chủ hộ kinh doanh lựa chọn hợp tác với mình bằng những mức giá
ưu đãi khi là thành viên của hãng. Thêm vào đó, Shopee cũng giúp đỡ về giá ship, các code
freeship để gia tăng sức mua của khách hàng khi dùng app của mình.
- Place ( Hệ thống phân phối ):
Khi phân tích chiến lược Marketing của Shopee về hệ thống vận chuyển, Shopee nhận thấy phí
vận chuyển vẫn là một rào cản lớn đối với cả người mua hàng và người bán hàng khi chuyển từ
mua hàng truyền thống sang mua hàng online.
Phân tích của Shopee cho thấy hàng nằm sẵn ở kho của website sẽ hiệu quả hơn cho khách mua
nhưng lại gây ra vấn đề cho người bán. Người bán muốn hàng giao nhanh hơn phải đưa sản
phẩm của mình tới mọi kho. Nếu chỉ đưa sản phẩm tới các kho ở thành phố lớn thì việc giao
hàng ở các địa phương sẽ chậm hơn. Việc để cho người bán chủ động hoàn toàn trong việc hoàn
thiện đơn hàng thay vì phụ thuộc vào các kho của website là cách giúp giảm chi phí cho người
bán.
- Promotion ( Xúc tiến tổng hợp) :
Chiến lược Marketing của Shopee về xúc tiến hỗn hợp là triển khai các chiến dịch quảng cáo và
chương trình khuyến mãi.
Những chiến dịch quảng cáo TVC bắt trend là một trong những chiến lược Marketing hiệu quả
của Shopee về xúc tiến hỗn hợp.
Một trong những chiến dịch nổi tiếng và tạo được tiếng vang lớn nhất của Shopee phải kể đến
TVC quảng cáo: “Baby Shark” với sự góp mặt của ca sĩ Bảo Anh và thủ môn Tiến Dũng nổi
tiếng.
Yếu tố làm nên sự thành công của chiến dịch này chính là nhờ Shopee đã áp dụng một công thức
chung hoàn hảo: bài hát Baby Shark.
Bên cạnh đó, Shopee cũng triển khai các chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút khách
hàng. Chương trình khuyến mãi nổi tiếng của Shopee phải kể đến những ngày sale “khủng”
11/11, 12/12,…
Vào những ngày siêu sale này, khách hàng thường xuyên nhớ tới Shopee và sử dụng nền tảng
thương mại điện tử này để mua sắm và “săn sale”. Bên cạnh đó, những ngày khuyến mãi khủng
thường là có ngày trùng với tháng nên khách hàng sẽ cảm thấy dễ nhớ hơn.
Những chương trình khuyến mãi này của Shopee đã thu hút cả người bán lẫn người mua. Người
bán có cơ hội kích cầu, thu hút người mua đưa ra hành động mua hàng cũng như người mua có
cơ hội mua được mặt hàng mà mình có nhu cầu với nhiều lợi ích đi kèm.

You might also like