You are on page 1of 15

Bài tập phần Cạnh tranh hoàn hảo và cạnh tranh không hoàn hảo

Khẳng định đúng/sai. Giải thích ngắn gọn: tại sao?

a. Một hãng hoạt động trong thị trường CTHH có đường cầu nằm ngang bằng giá thị
trường.
b. Một hãng trong CTHH sẽ thu được lợi nhuận tối đa bằng cách hạ giá bán sản phẩm để
tăng sản lượng tiêu thụ.
c. Đường cung ngắn hạn của ngành CTHH sẽ thoải hơn nếu trong ngành có nhiều hãng
tham gia thị trường.
d. Một hãng trong thị trường CTHH tăng giá sản phẩm bằng cách giảm sản lượng cung
ứng.
e. Một hãng trong thị trường CTHH tăng giá sản phẩm bằng cách giảm sản lượng cung
ứng.
f. Một hãng trong thị trường CTHH có thể tăng giá bán sản phẩm để tăng lợi nhuận.

Lựa chọn câu trả lời đúng nhất

1. Điều nào dưới đây không phải là đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo

a) Đường cầu thị trường dốc xuống


b) Đường cầu hoàn toàn co giãn đối với mỗi hãng
c) Sản phẩm khác nhau
d) Rất nhiều hãng, mỗi hãng bán một phần nhỏ

2. Nếu mỗi hãng đối diện với đường cầu hoàn toàn co giãn đối với sản phẩm của nó thì

a) Hãng không phải là người chấp nhận giá


b) Hãng sẽ giảm giá để bán được nhiều hơn
c) Hãng sẽ tăng giá để tăng tổng doanh thu
d) Doanh thu biên bằng giá sản phẩm

3. Một hãng chấp nhận giá đối mặt với

a) đường doanh thu trung bình dốc xuống


b) đường doanh thu biên dốc xuống
c) đường cầu hoàn toàn co giãn
d) đường cầu dốc xuống

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
4. Một hãng chấp nhận giá là hãng

a) phải giảm giá nếu muốn bán nhiều hơn


b) phải chấp nhận giá đưa ra bởi một nhà độc quyền
c) không thể tác động đến giá sản phẩm của hãng
d) có thể tăng giá nếu giảm sản lượng

5. Trong điều kiện nào dưới đây, một hãng cạnh tranh hoàn hảo sẽ kiếm được lợi nhuận kinh tế

a) MR > AVC
b) MR > ATC
c) ATC > MC
d) ATC > AR

6. Trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo, doanh thu bình quân của một hãng là:

a) tổng doanh thu chia tổng chi phí


b) bằng giá
c) doanh thu nhận được khi thuê thêm một đơn vị lao động
d) doanh thu biên chia cho giá

7. Trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo, doanh thu biên (MR) của hãng bằng

a) giá
b) tổng doanh thu
c) doanh thu trung bình
d) a và c

8. Đường cung ngắn hạn của ngành là

a) tổng chiều ngang các đường cung ngắn hạn của các hãng
b) tổng chiều dọc các đường cung ngắn hạn của các hãng
c) tổng lượng bán của các hãng tại mức giá hiện hành
d) là đường nằm ngang tại mức giá hiện hành

9. Điều nào dưới đây KHÔNG đúng trong trường hợp hãng cạnh tranh hoàn hảo

a) Giá không đổi khi lượng bán thay đổi


b) Sự thay đổi tổng doanh thu bằng giá nhân với sự thay đổi lượng bán
c) Doanh thu biên bằng giá
d) Doanh thu biên thường nhỏ hơn doanh thu trung bình

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
10. Điều nào dưới đây KHÔNG xảy ra trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo

a) Có nhiều người bán


b) Có những cản trở đáng kể đối với việc gia nhập ngành
c) Người bán và người mua có thông tin hoàn hảo về giá của sản phẩm trên thị trường
d) Các hãng trong ngành không có lợi thế so với những người gia nhập mới

11. Cạnh tranh hoàn hảo xảy ra trong thị trường có nhiều hãng, mỗi hãng bán

a) sản phẩm giống hệt nhau


b) sản phẩm tương tự nhau
c) sản phẩm duy nhất
d) sản phẩm sử dụng nhiều vốn

12. Điều nào dưới đây KHÔNG phải là một trong những quyết định mà một hãng cạnh tranh hoàn hảo
phải đưa ra

a) Nên ở lại hay rời khỏi ngành


b) Nên sản xuất hay ngừng sản xuất tạm thời
c) Nếu quyết định sản xuất thì sản xuất bao nhiêu
d) Nên đặt giá nào cho sản phẩm

13. Một hãng cạnh tranh hoàn hảo quyết định sản lượng tối ưu khi

a) chi phí biên bằng giá và giá lớn hơn chi phí biến đổi bình quân tối thiểu
b) chi phí biên bằng giá và giá lớn hơn chi phí cố định bình quân tối thiểu
c) chi phí biến đổi bình quân tối thiểu
d) tổng chi phí bình quân tối thiểu

14. Lỗ tối đa mà hãng cạnh tranh hoàn hảo có thể chịu trong dài hạn là

a) không
b) tổng chi phí
c) tổng chi phí biến đổi
d) không điều nào đúng

15. Nếu một hãng cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn có thể bù đắp được chi phí biến đổi và một phần
chi phí cố định thì nó đang hoạt động tại phần đường chi phí biên mà

a) nằm trên điểm hòa vốn


b) nằm dưới điểm hòa vốn

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
c) nằm trên điểm đóng cửa
d) nằm giữa điểm đóng cửa và điểm hoàn vốn

16. Một hãng nên đóng cửa sản xuất nếu giá

a) lớn hơn chi phí biến đổi trung bình tối thiểu
b) nhỏ hơn chi phí biến đổi trung bình tối thiểu
c) lớn hơn chi phí cố định trung bình tối thiểu
d) nhỏ hơn doanh thu trung bình tối thiểu

17. Một hãng sẽ đóng cửa tạm thời nếu tổng doanh thu không đủ bù đắp

a) chi phí sản xuất


b) chi phí biến đổi
c) chi phí cố định
d) chi phí cố định cộng chi phí biến đổi

18. Nếu một hãng cạnh tranh hoàn hảo đang sản xuất một mức sản lượng tại đó giá bằng tổng chi phí
trung bình thì hãng

a) nên đóng cửa


b) đang hòa vốn
c) vẫn thu được lợi nhuận kinh tế dương
d) đang bị thua lỗ

19. Đường cung của một hãng cạnh tranh hoàn hảo là phần dốc lên của

a) đường chi phí biến đổi trung bình của hãng, ở tất cả những điểm phía trên điểm chi phí
biến đổi trung bình tối thiểu
b) đường chi phí biên của hãng, ở tất cả những điểm phía trên điểm chi phí cố định trung
bình tối thiểu
c) đường doanh thu biên của hãng, ở tất cả những điểm phía trên điểm tổng chi phí trung
bình tối thiểu
d) đường chi phí biên của hãng, ở tất cả những điểm phía trên điểm chi phí biến đổi trung
bình tối thiểu

20. Nếu doanh thu biên của một hãng cạnh tranh hoàn hảo nhỏ hơn chi phí biên, hãng

a) đang bị thua lỗ
b) đang thu lợi nhuận kinh thế
c) nên giảm sản lượng

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
d) nên tăng sản lượng

21. Thua lỗ lớn nhất một hãng cạnh tranh hoàn hảo có thể chịu trong ngắn hạn là

a) bằng 0
b) tổng chi phí cố định của hãng
c) tổng chi phí biến đổi của hãng
d) tổng chi phí của hãng

22. Một hãng đóng cửa không sản xuất đơn vị sản phẩm nào sẽ chịu thua lỗ bằng

a) chi phí cố định


b) chi phí biến đổi
c) chi phí biên
d) chi phí trung bình

23. Điểm đóng cửa sản xuất xảy ra ở điểm

a) chi phí biên tối thiểu


b) chi phí biến đổi trung bình tối thiểu
c) chi phí cố định trung bình tối thiểu
d) tổng chi phí tối thiểu

24. Nếu doanh thu biên của một hãng cạnh tranh hoàn hảo lớn hơn chi phí biên, hãng

a) đang thu lợi nhuận kinh tế


b) nên giảm sản lượng
c) nên tăng sản lượng
d) nên đóng cửa

25. Điểm hoàn vốn xảy ra ở mức sản lượng tại đó

a) tổng doanh thu bằng tổng chi phí biến đổi


b) lợi nhuận kinh tế dương
c) một hãng chịu thua lỗ
d) tổng chi phí trung bình tối thiểu

26. Điều nào dưới đây không đúng trong trường hợp hãng cạnh tranh hoàn hảo

a) Sự thay đổi tổng doanh thu bằng giá nhân với sự thay đổi lượng bán
b) doanh thu biên bằng giá

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
c) doanh thu biên thường nhỏ hơn doanh thu trung bình
d) doanh thu trung bình bằng giá

27. Đường cung của một hãng cạnh tranh hoàn hảo chính là

a) đường chi phí cố định trung bình


b) đường giá
c) đường chi phí biến đổi trung bình
d) không câu nào đúng

30. Điều nào dưới đây không xảy ra trong dài hạn khi một ngành tạo ra lợi nhuận

a) các hãng gia nhập ngành


b) đường cung dịch sản phải
c) giá thị trường tăng
d) lợi nhuận giảm

31. Cân bằng cạnh tranh dài hạn không thể tồn tại nếu

a) mỗi hãng tối đa hóa lợi nhuận ngắn hạn của mình
b) lợi nhuận kinh tế bằng 0, vì thế không có sự gia nhập hoặc rút lui
c) mỗi hãng sản xuất ở điểm chi phí trung bình dài hạn tối thiểu, và không có động cơ thay
đổi quy mô
d) tồn tại lợi nhuận kinh tế dương

32. Một hãng CTHH sẽ đóng cửa trong ngắn hạn khi:

a. Tổng chi phí lớn hơn tổng doanh thu (lợi nhuận < 0).
b. Doanh thu biên (MR) thấp hơn chi phí biến đổi bình quân ngắn hạn (SAVCmin).
c. Giá bán sản phẩm thấp hơn SAC.
d. Tổng chi phí bằng tổng doanh thu (lợi nhuận = 0).

33. Một hãng CTHH sẽ đóng cửa trong dài hạn (rút lui khỏi ngành) khi:

a. Giá bán sản phẩm bằng chi phí bình quân dài hạn (P=LAC).
b. Doanh thu biên thấp hơn chi phí bình quân dài hạn (MR<LAC).
c. Trong ngắn hạn hãng không thu được lợi nhuận (lợi nhuận <0), dài hạn hoà vốn.
d. Cả a và c.

Bài tập

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Bài tập

1. Hình dưới đây biểu thị các đường chi phí ngắn hạn của một hãng CTHH:

Chi phí
SMC

SAC

P1 H

N
P2
M SAVC
P3

0 q1 q2 q3 Sản lượng
Hãy xác định:

a. Mức giá và sản lượng tối đa hoá lợi nhuận của hãng.
b. Giá đóng cửa của hãng là giá nào.
c. Giá trong khoảng nào thì hãng sẽ chọn phương án lỗ ngắn hạn.
d. Đánh dấu trên đồ thị lượng lợi nhuận tối đa của hãng.
e. Xác định đường cung ngắn hạn của hãng.

2. Hình dưới đây biểu thị các đường chi phí ngắn hạn của một hãng CTHH:

P P, chi phí
SS SMC
SAC

P* E P1 B
P2 SCVC
C
P3 A
DD

HãyOxác định: Q O Q3 Q1 Q

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
a. Mức giá và sản lượng lựa chọn của hãng.
b. Đánh dấu vùng biểu thị tổng chi phí cố định của hãng ở mức giá này.
c. Giá trong khoảng nào thì hãng sẽ chọn phương án lỗ ngắn hạn.
d. Với mức giá nào thì hãng thu được lợi nhuận ?
e. Xác định đường cung ngắn hạn của hãng.

3. Cửa hàng bánh Trung thu của anh Hùng là người chấp nhận giá. Chi phí hàng giờ của anh Hùng cho
ở bảng sau:

Sản lượng (bánh/giờ) Tổng chi phí (nghìn đồng)


0 50
1 120
2 170
3 250
4 330
5 450
6 620

a. Nếu giá bánh là 85 000đ / bánh thì sản lượng tối đa hoá lợi nhuận của anh Hùng là
bao nhiêu bánh một giờ? Anh Hùng thu được lợi nhuận bao nhiêu?
b. Tìm điểm đóng cửa sản xuất của anh Hùng.
c. Đường cung sản phẩm của anh Hùng là gì?
d. Những mức giá nào để cho các hãng khác có chi phí giống cơ sở anh Hùng sẽ gia
nhập ngành?

4. Cửa hàng bánh Ga-tô sinh nhật cô Lan là người chấp nhận giá. Chi phí hàng giờ của cô Lan cho ở
bảng sau:

Sản lượng (bánh/giờ) Tổng chi phí (nghìn đồng)


0 20
1 50
2 65
3 75
4 90
5 122
6 148

a. Nếu giá bánh là 24 000đ / bánh thì sản lượng tối đa hoá lợi nhuận của cô Lan là bao
nhiêu bánh một giờ? Cô Lan được lợi nhuận bao nhiêu?
b. Tìm điểm đóng cửa sản xuất của cô Lan.
c. Đường cung sản phẩm của cô Lan là gì?

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
d. Những mức giá nào để cho các hãng khác có chi phí giống cơ sở cô Lan sẽ gia nhập
ngành?

5. Một công ty có: C là tổng chi phí (tính bằng $), Q là sản lượng và: C=200+2Q+2Q2

a. Nếu công ty này là CTHH và giá của sản phẩm là 82$, mức sản lượng tối ưu là bao
nhiêu? và với mức sản lượng này thì lợi nhuận là bao nhiêu?
b. Viết phương trình biểu thị SFC, SAC, SAVC và MC của công ty.
c. Xác định giá hoà vốn và sản lượng hoà vốn của công ty.
d. Viết phương trình đường cung ngắn hạn của công ty.

6. Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí là: TC = Q2 + 2Q + 64.

a) Viết phương trình các hàm chi phí AVC, ATC, AFC, TVC, TFC và MC.
b) Xác định mức giá hòa vốn và mức giá đóng cửa sản xuất của hãng.
c) Nếu giá thị trường là P = 10, thì lợi nhuận tối đa của hãng là bao nhiêu? Hãng có nên tiếp tục
sản xuất hay ko trong trường hợp này, vì sao?
d) Nếu giá thị trường là P = 48 thì lợi nhuận tối đa của hãng là bao nhiêu?

7. Một hãng cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn có phương trình đường cung là:
QS = 0,5(P - 1); và chi phí cố định của hãng là TFC = 400.

a) Viết phương trình các hàm chi phí AVC, ATC, AFC, TVC, TFC và MC.
b) Xác định mức giá hòa vốn và mức giá đóng cửa sản xuất của hãng.
c) Nếu giá thị trường là P = 25, thì lợi nhuận tối đa của hãng là bao nhiêu? Hãng có nên tiếp tục
sản xuất hay không trong trường hợp này, vì sao?
d) Nếu giá thị trường là P = 75 thì lợi nhuận tối đa của hãng là bao nhiêu?
e) Giả sử chính phủ đánh một mức thuế t = 5 trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra, tính lại câu (c) và
câu (d).

8. Một hãng CTHH có hàm tổng chi phí: TC($) = 2Q2+Q+50 (Q là sản lượng)
a. Hãng này là CTHH và giá của sản phẩm là 25$, mức sản lượng tối ưu là bao nhiêu?
và với mức sản lượng này thì lợi nhuận là bao nhiêu?
b. Viết phương trình biểu thị SFC, SAC, SAVC và MC của hãng.
c. Xác định giá hoà vốn và sản lượng hoà vốn của hãng.
d. Viết phương trình đường cung sản phẩm ngắn hạn của hãng.

9. Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí là TC = Q2 + Q + 169

a. Tìm đường cung của hãng

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
b. Nếu giá thị trường là P = 55, hãng sẽ sản xuất tại mức sản lượng nào để tối đa hóa lợi nhuận. Lợi
nhuận trong trường hợp này là bao nhiêu?
c. Mức giá mà hãng đóng cửa sản xuất là bao nhiêu?
d. Hãng hòa vốn khi giá bằng bao nhiêu?

10. Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí biến đổi bình quân là AVC = 2Q + 4

a. Viết phương trình đường cung của hãng?


b. Khi giá bán sản phẩm là 24 thì hãng lỗ 150, chi phí cố định của hãng là bao nhiêu?
c. Nếu giá bán sản phẩm là 84, hãng sẽ sản xuất tại mức sản lượng là bao nhiêu? Lợi nhuận tối đa
mà hãng có thể thu được là bao nhiêu?
d. Hãng hòa vốn khi giá bằng bao nhiêu?
e. Hãng phải đóng cửa sản xuất khi giá bằng bao nhiêu?

11. Thị trường sản phẩm Ađược coi là cạnh tranh và được mô tả bằng hàm cung và cầu như sau: Ps = 10
+ Qs và Pd = 100 – Qd

a. Tính giá và sản lượng cân bằng?


b. Tính thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất tại điểm cân bằng?
c. Lợi ích ròng xã hội thu được là bao nhiêu?
d. Tính thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng khi chính phủ áp đặt mức giá P = 40. Lợi ích ròng
trong trường hợp này là bao nhiêu?
e. Tính thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng khi chính phủ áp đặt mức giá P = 80. Lợi ích ròng
trong trường hợp này là bao nhiêu?

12. Công ty M là một doanh nghiệp nhỏ vì vậy là người chấp nhận giá trên thị trường. Đơn giá sản phẩm
công ty là 20 đơn vị tiền. Hàm số tổng chi phí sản xuất của công ty là:
TC = 0,1Q2 + 10Q + 50 Trong đó q là số lượng sản phẩm.

a. Công ty nên chọn số lượng sản phẩm là bao nhiêu để tối đa hóa lợi nhuận?
b. Khi đó, lợi nhuận là bao nhiêu?
c. Hãy xác định hàm cung của công ty?

13. Giả sử một công ty có hàm số cầu là: Q = 100 – 2P. Chi phí trung bình, chi phí biên tại công ty là cố
định và bằng nhau là 10 đơn vị tiền trên đơn vị sản phẩm.

a. Chứng minh khi chi phí trung bình cố định thì chi phí trung bình và chi phí biên bằng nhau?
b. Công ty nên chọn mức sản lượng là bao nhiêu để tối đa hóa lợi nhuận? Khi đó lợi nhuận là bao
nhiêu?
c. Công ty nên chọn mức sản lượng là bao nhiêu để tối đa hóa doanh thu? Lợi nhuận ở mức doanh
thu tối đa là bao nhiêu?
d. Công ty có thể vừa đạt mức doanh thu vừa đạt mức lợi nhuận tối đa không? Tại sao?

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
14. Giả sử một công ty có chi phí trong ngắn hạn là: STC = Q2 + 25. Nếu sản phẩm bán với giá là 20 đơn
vị tiền thì công ty nên chọn sản lượng là bao nhiêu? Khi đó lợi nhuận là bao nhiêu?
15. Giả sử có 100 công ty cùng sản xuất một loại sản phẩm đang hoạt động trong một ngành sản xuất.

Mỗi công ty có đường tổng chi phí trong ngắn hạn là:

a. Hãy xác định đường cung trong ngắn hạn với q là hàm số của giá cả thị trường P?
b. Giả sử không có mối quan hệ nào về mặt sản lượng giữa các công ty này, hãy xác định đường
cung trong ngắn hạn của toàn ngành sản xuất.
c. Giả sử đường cầu của thị trường đối với loại sản phẩm này là: Q = - 200P + 8.000. Hãy xác định
điểm cân bằng của thị trường?

16. Một thị trường CTHH có 1.000 công ty. Trong nhất thời, từng công ty có số lượng cung ứng ra thị
trường là 100 đơn vị sản phẩm. Hàm cầu của thị trường là:
Q = 160.000 – 10.000P

a. Hãy tính giá cân bằng của thị trường trong nhất thời?
b. Hãy xác định đường cầu cho từng công ty?

17. Một ngành có các doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm đồng nhất. Các doanh nghiệp có hàm chi phí
ngắn hạn giống nhau và có dạng: TC = 4q3 - 80q2 + 500q + 5000.

a. Xác định các hàm chi phí AVC, AFC, AC và MC.


b. Xác định mức giá mà các doanh nghiệp ngưng sản xuất.
c. Giả sử giá thị trường là 800 đvt. Các doanh nghiệp sẽ sản xuất sản lượng nào để tối đa hóa lợi
nhuận?

18. Chi phí sản xuất của một xí nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo như sau:

Q 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TC 700 800 860 900 920 940 970 1020 1100 1260 1560

a) Xác định các chi phí AFC, AVC, AC, MC tại các mức sản lượng.
b) Vẽ các đường chi phí và cho biết với mức giá nào thì doanh nghiệp có lãi; mức giá nào
doanh nghiệp bị lỗ nhưng vẫn sản xuất; và mức giá ngừng sản xuất.

Bài tập phần Cạnh tranh không hoàn hảo

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
1. Một hãng độc quyền có số liệu như sau:

Giá Lượng cầu Lượng sx Tổng chi phí


(nghìn đ/sp) (nghìn sp) (nghìn sp) (nghìn đ)
0 5 0 2
2 4 1 4
4 3 2 8
6 2 3 14
8 1 4 22
10 0 5 32

a. Tính biểu tổng doanh thu và biểu doanh thu cận biên của hãng.
b. ở mức giá nào thì co giãn của cầu theo giá bằng 1.
c. Hãng sẽ sản xuất ở mức sản lượng bao nhiêu và đặt mức giá nào?
d. Chi phí cận biên của hãng là bao nhiêu?
e. Lợi nhuận kinh tế của hãng là bao nhiêu?

2. Một hãng độc quyền có số liệu như sau:

Giá Lượng cầu Lượng sx Tổng chi phí


(nghìn đ/sp) (nghìn sp) (nghìn sp) (nghìn đ)
0 10 0 2
2 8 2 6
4 6 4 14
6 4 6 26
8 2 8 42
10 0 10 62

a. Tính biểu tổng doanh thu và biểu doanh thu cận biên của hãng.
b. ở mức giá nào thì co giãn của cầu theo giá bằng 1.
c. Hãng sẽ sản xuất ở mức sản lượng bao nhiêu và đặt mức giá nào?
d. Chi phí cận biên của hãng là bao nhiêu?
e. Lợi nhuận kinh tế của hãng là bao nhiêu?

3. Một hãng độc quyền có đường cầu là: P=100 -2Q và chi phí là: TC=500+4Q+2Q2 (Q tính
bằng ngàn sản phẩm).

a. Chi phí cố định của hãng này là bao nhiêu?


b. Hãy xác định giá và sản lượng tối ưu của hãng độc quyền này? Lợi nhuận cực đại hãng thu được
là bao nhiêu?
c. Nếu hãng muốn tối đa hoá doanh thu thì nó sẽ lựa chọn mức giá và sản lượng nào? Khi đó lợi
nhuận là bao nhiêu?

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
d. Nếu hãng này phân biệt đối xử về giá thì giá bán thấp nhất là bao nhiêu? và sản lượng là bao
nhiêu?

4. Một hãng độc quyền sản xuất trong ngắn hạn có hàm cầu ngược là P = 160 - 2Q và hàm tổng
chi phí là TC = 2Q2 + 4Q + 64.

a. Viết phương trình các hàm chi phí AVC, ATC, AFC, TVC, TFC và MC.
b. Xác định doanh thu tối đa của hãng.
c. Xác định lợi nhuận tối đa của hãng.
d. “Khi doanh thu tối đa, hãng sẽ có lợi nhuận tối đa”, câu nói này đúng hay sai? Vì sao?
e. Giả sử chính phủ đánh một mức thuế t = 2 trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra, khi đó lợi nhuận tối
đa của hãng là bao nhiêu?

5. Một hãng độc quyền có đường cầu là: P=120 -2Q và chi phí là: TC = 400 + 3Q + 2Q2 (Q tính
bằng ngàn sản phẩm).

a. Chi phí cố định của hãng này là bao nhiêu?


b. Hãy xác định giá và sản lượng tối ưu của hãng độc quyền này? Lợi nhuận cực đại hãng thu được
là bao nhiêu?
c. Nếu hãng muốn tối đa hoá doanh thu thì nó sẽ lựa chọn mức giá và sản lượng nào? Khi đó lợi
nhuận là bao nhiêu?
d. Nếu hãng này phân biệt đối xử về giá thì giá bán thấp nhất là bao nhiêu? và sản lượng là bao
nhiêu?

6. Một nhà độc quyền có đường cầu P = 12 – Q và có hàm tổng chi phí là TC = Q2 + 4

a. Để tối đa hóa lợi nhuận nhà độc quyền sản xuất tại mức giá và sản lượng là bao nhiêu?
b. Lợi nhuận tối đa mà hãng độc quyền có thể thu được là bao nhiêu?
c. Phần mất không do độc quyền gây ra là bao nhiêu?
d. Chỉ số sức mạnh độc quyền là bao nhiêu?
e. Để tối đa hóa doanh thu nhà độc quyền sản xuất và bán hàng hóa tại mức sản lượng và giá là boa
nhiêu?
f. Nếu chính phủ đánh thuế t = 4/ sản phẩm, để tối đa lợi nhuận thì giá và sản lượng của nhà độc
quyền là bao nhiêu?
g. Nếu nhà độc quyền phân biệt giá hoàn hảo, lợi nhuận thu được sẽ là bao nhiêu?

7. Một nhà độc quyền có hàm chi phí TC = Q2 + 2Q + 100 và đối diện với hàm cầu P = 122 –
Q

a. Để tối đa hóa lợi nhuận, nhà độc quyền sẽ sản xuất tại mức sản lượng và giá là bao nhiêu?
b. Lợi nhuận tối đa mà nhà độc quyền có thể thu được là bao nhiêu?
c. Thặng dư tiêu dùng và thặng dự sản xuất trong trường hợp này là bao nhiêu?

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
d. Phần mất không do nhà độc quyền gây ra đối với xã hội là bao nhiêu?
e. Để tối đa hóa doanh thu, nhà độc quyền sẽ sản xuất tại mức sản lượng và bán với giá là bao
nhiêu?

8. Giả sử một nhà độc quyền có thể sản xuất với chi phí biên cố định là 6 đơn vị tiền. Đường
cầu của thị trường độc quyền là: Q = 53 – P.

a. Hãy xác định số lượng sản phẩm để lợi nhuận của nhà độc quyền là tối đa? Khi đó, lợi nhuận tối
đa là bao nhiêu?
b. Số lượng sản phẩm sẽ là bao nhiêu nếu thị trường nói trên là thị trường cạnh tranh hoàn toàn?
(Giả sử: giá = chi phí biên).
c. Hãy tính toán thặng dư người tiêu dùng trong trường hợp câu b?

9. Giả sử đường cầu của một nhà độc quyền là như sau:

a. Nếu như nhà độc quyền có AC = MC = 6 đơn vị tiền, nhà độc quyền sẽ chọn số lượng sản
phẩm là bao nhiêu để tối đa hóa lợi nhuận? Khi đó, giá cả là bao nhiêu và lợi nhuận của
nhà độc quyền là bao nhiêu?
b. Giả sử nhà độc quyền có hàm tổng chi phí như sau: TC = 0,25Q2 – 5Q + 300.
c. Với hàm cầu như trên, nhà độc quyền sẽ chọn số lượng sản phẩm là bao nhiêu để tối đa
hóa lợi nhuận? Khi đó, lợi nhuận là bao nhiêu?
d. Nếu hàm số chi phi phí của nhà độc quyền là: TC = 0,133Q3 – 5Q + 250. Khi đó sản
lượng để tối đa hóa lợi nhuận là bao nhiêu và lợi nhuận là bao nhiêu?

10. Giả sử một nhà độc quyền có: MC = AC = 10. Hàm cầu của thị trường là: Q = 60 – P

a. Hãy xác định sản lượng làm tối đa hóa lợi nhuận của nhà độc quyền và lợi nhuận tối đa?
b. Trả lời câu hỏi a với điều kiện là hàm số cầu của thị trường là như sau: Q = 45 – 0,5P
c. Trả lời câu hỏi a nếu hàm số cầu thị trường là: Q = 100 – 2P

11. Cho hàm số cầu của một doanh nghiệp độc quyền là: P = 100-0,01Q. Hàm tổng chi phí là:
TC = 50Q + 30000

a. Hãy tìm sản lượng tối ưu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
b. Giả sử chính phủ thu một khoản thuế 10đvt/sp. Sản lượng, giá và lợi nhuận của doanh
nghiệp sẽ là bao nhiêu?
c. Giả sử chính phủ thu một khoản thuế cố định là 10000 đvt thì giá, sản lượng và lợi nhuận
là bao nhiêu?

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

You might also like