You are on page 1of 11

Đề cương Chính sách thương mại quốc tế Thầy Việt

1) Giải thích tại sao quan hệ kinh tế đối ngoại là phương thức để các quốc
gia tham gia vào phân công lđ quốc tế
Pclđ là quá trình sản xuất phân bố các nguồn lực sx vào những lĩnh vực
sx phù hợp nhất, tối ưu nhất, pclđ quốc tế là pclđ diễn ra trên phạm vi
toàn cầu.
Quan hệ kinh tế đối ngoại cho phép các quốc gia mở rộng các mối quan
hệ kinh tế đối ngoại và trao đổi hàng hóa, dịch vụ với nhau cũng như tăng
cường hợp tác giữa các bên; từ đó các quốc gia chuyên môn hóa sản xuất
và phân bố các nguồn lực sản xuất vào các lĩnh vực phù hợp và tối ưu
nhất. Do đó, quan hệ kinh tế đối ngoại là phương thức để các quốc gia
tham gia vào phân công lao động quốc tế.
2) Tại sao tên là Chủ nghĩa trọng thương lại bảo hộ thương mại?
Theo chủ nghĩa trọng thương, chỉ có trao đổi mua bán với bên ngoài mới
là nguồn gốc thực sự tạo ra của cải, giàu có, chỉ xuất khẩu mới đem lại lợi
ích. Muốn có lợi ích thì phải mua rẻ, bán đắt. Vì thế chủ nghĩa trọng
thương chỉ khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, tức là bảo hộ.
3) Chủ nghĩa trọng thương tuyên bố TMQT có tổng lợi ích bằng 0. Lợi ích
dân tộc này đạt được thông qua cướp đoạt của dân tộc khác. Hãy giải
thích và bình luận.
Giải thích: Do bối cảnh coi lợi ích duy nhất là vàng, có được do mua rẻ
bán đắt, nước XK đổi hàng lấy vàng=> lợi, nước NK đổi vàng lấy
hàng=> thiệt, và tổng lợi ích =0 => lợi ích nước này có được do cướp
đoạt lợi ích nước khác => đúng
Bình luận: ý kiến này là sai vì tiền đề tạo nên chủ nghĩa trọng thương là
vàng. Tiền đề này không đúng. Chỉ duy nhất 1 yếu tố có thể đánh giá tốt
là ưu tiên xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng cao, nhập khẩu hàng
có giá trị thấp. TG bình đẳng, chẳng có QG nào tham gia thương mại mà
chấp nhận thiệt. => sai
4) “Nếu tôi có thể mua một sản phẩm với giá rẻ hơn ở nước ngoài thì tốt
nhất hãy mua sản phẩm ở nước ngoài thay vì cố gắng sản xuất ở trong
nước”-adam smith. Hãy bình luận về câu nói đó.
TL:
Theo lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith,
-Với 1 đơn vị đầu vào đơn nhất, đồng nhất của lao động, ở QGI có thể sx
được nhiều sp hơn ở QG II thì QGI được xem là có lợi thế tuyệt đối sx so
với QGII.
-Nếu các QG tập trung vào sx những gì mà mình có lợi thế sx tuyệt đối,
trao đổi lấy những mặt hàng mà mình mất lợi thế tuyệt đối thì sản lượng
toàn thế giới sẽ tang lên=> tất cả các quốc gia thịnh vượng hơn.
Theo lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith, xây dựng mô hình
thương mại:

VN ROW
Lương thực 10 8
Máy móc 2 4
VN xuất khẩu lương thực và nhập khẩu máy móc từ ROW (phần còn lại
của thế giới)
Hạn chế:
- Xây dựng dựa trên lý thuyết về giá trị lao động
- Xây dựng trên căn bản là hàng đổi hàng
- Chưa bàn đến yếu tố cầu
- Giả thiết quá hạn hẹp, không phù hợp
- Chỉ giải thích được một phần nhỏ trong thương mại quốc tế

5) Giải thích tại sao một nước có lợi thế so sánh trong một mặt hàng có cp
cơ hội thấp hơn.
TL:
CPCH là cp sd nguồn lực khan hiếm, xđ dựa giá trị lợi ích lớn nhất của
cơ hội bị bỏ qua, có cpch vì một nguồn lực có thể đem lại nhiều mục đích
QLuat LTSS: Một QG sẽ XK những mặt hàng có giá cả thấp hơn một
cách tương đối so với QG kia. ( xs hiệu quả hơn 1 cách tương đối)
Một nước có ltss tức là phải bỏ ra nguồn lực thấp hơn một cách tương
quan để sx, xk và thu về hh chứa nguồn lực cao hơn => cpch thấp hơn.
Một nước có lợi thế so sánh trong 1 mặt hàng tức là giá tương quan của
mặt hàng đó so với các mặt hàng khác thấp hơn, tức là chi phí cơ hội thấp
hơn
6) Năm 2007 RCA(nhựa-vn) =0.74
Năm 2010: sp nhựa vn gia nhập clb 1 tỷ (những mặt hàng có kinh ngạch
xuất khẩu lớn hơn 1 tỷ). clb gồn 20 mặt hàng chủ lực với tổng giá trị xuất
khẩu chiếm 80% giá trị xk của cả nước. điều này cho thấy mặt hàng nhựa
là mặt hàng có lợi thế so sánh xk của vn. Dựa trên những dữ liệu trên
chúng ta có thể rút ra những kết luận gì?
- RCA chỉ là một tiêu chí đánh giá tĩnh về lợi thế so sánh, không cho thấy
tiềm năng xuất khẩu, chỉ phản ánh kết quả hiện tại
- Bản thân lợi thế so sánh không phải bất biến, tĩnh tại mà có thể biến đổi,
có thế được tạo ra hoặc mất đi.
7) Lợi thế tuyệt đối nếu thiếu lợi thế so sánh thì theo lý thuyết cổ điển thì sẽ
k có lợi ích TMQT. Đúng hay sai?
Đúng vì khi lợi thế so sánh cân bằng thì không có lợi ích về TMQT
Xét ví dụ:

VN ROW
Lương thực 10T 20T
Máy móc 2C 4C
Tỷ lệ sản xuất của VN so với ROW về cả lương thực và máy móc đều là
½, do đó tỷ lệ trao đổi là 5T=1C, không có sự khác biệt trong giá tương
quan nên không có lợi ích về TMQT
8) Theo lý thuyết cổ điển trừ chủ nghĩa trong thương ,TMQT sẽ đem lại lợi
ích gì cho các quốc gia. Hãy minh họa các lợi ích này trên hình
TMQT sẽ giúp các quốc gia đạt được lợi ích lớn nhất với chi phí thấp
nhất

9) Giải thích các khái niệm hàm lượng các yếu tố và mức độ trang bị các
yếu tố. Vì sao nói VN dồi dào một cách tương đối về lđ
- Hàm lượng các yếu tố :Mức độ sử dụng các yếu tố, đặt trong mối tương
quan, đối sánh.
1 đv A = L + K
A A
1đv B = L + K
B B
Nếu L / K > L / K  A sử dụng nhiều tương đối về LĐ, B sử dụng
A A B B
nhiều tương đối về vốn
- Mức độ trang bị các yếu tố: Mức độ có sẵn các yếu tố, đặt trong mối
tương quan, đối sánh.
A có sẵn L + K
A A
B có sẵn L + K
B B
Nếu L / K > L / K  A dồi dào tương đối về LĐ, B dồi dào tương
A A B B
đối về vốn
Hàm lượng các yếu tố chỉ quan hệ tương đối giữa 2 mặt hàng, còn mức
độ trang bị các yếu tố là chỉ quan hệ tương đối giữa 2 quốc gia
10) Dưới góc độ của lý thuyết H-O hãy giải thích cho nhận định rằng “về mặt
bản chất hiện nay chúng ta chỉ dang xk sức lđ”
Theo lý thuyết H-O thì các mặt hàng của VN sử dụng nhiều tương đối về
lao động và VN cũng dồi dào tương đối về lao động, vì thế về mặt bản
chất hiện nay VN chỉ đang xuất khẩu sức lao động.
Giá tương quan về lao động của VN rẻ hơn một cách tương đối so với
một số nước khác.
Bỏ qua hình thái bên ngoài thì hàng hóa là tập hợp các yếu tố sx, chúng ta
xk mặt hàng mà cta dồi dào yếu tố sx, GTGT trong hàng hóa của VN đại
bộ phận là từ sức lao động (và tài nguyên)=> VN chỉ đang xk slđ (và tài
nguyên.)
11) Tại sao H_O là cách giải thích tĩnh về lợi thế so sánh
Kết luận quan trọng nhất của lý thuyết H-O là: sự khác biệt trong mức độ
trang bị các yếu tố sản xuất sẵn có tạo ra lợi thế so sánh cho các quốc gia.
Sự khác biệt trong mức độ trang bị các yếu tố có thay đổi nhưng rất
chậm. Vì thế lợi thế so sánh từ lý thuyết này chỉ mang tính chất tĩnh,
không đổi hoặc có thay đổi nhưng rất chậm, chỉ có mất đi.
12) Lợi thế so sánh có thay đổi k và nếu có sẽ thay đổi ntn?
Lợi thế so sánh có thay đổi. Nguồn gốc tạo ra lợi thế so sánh gồm có sự
sẵn có của các yếu tố sản xuất (tĩnh) và khoa học công nghệ (động). Lợi
thế so sánh nếu có thay đổi thì chủ yếu là do khoa học công nghệ phát
triển.
13) Nêu những hạn chế lớn về lý thuyết cổ điển tới tmqt
- Mang tính chất phiến diện:
+ Chỉ nhìn sự vật, hiện tượng trên 1 mặt, thiếu cái nhìn đa chiều
+ Mục tiêu tham gia TMQT của quốc gia chỉ là mục tiêu lợi ích
kinh tế
+ Nhìn nhận chỉ trên 1 góc độ là khả năng sản xuất của 1 quốc gia
đem so sánh với các quốc gia khác

- Phi thực tế
+ Mục đích của các lý thuyết cổ điển chỉ để nhấn mạnh lợi ích của
TMQT

+ Phương pháp tiếp cận diễn dịch không thực tế, hầu như chỉ dựa
vào tư duy logic của tác giả

+ Các giả thuyết là phi thực tế

14) Trình bày vắn tắt quan điểm cơ bản của sự phát triển của các lý thuyết cđ
- Động cơ tham gia TMQT: để mưu cầu lợi ích
- Lợi ích là gì?
+CNTT: tăng lượng tiền
+Adam Smith là gia tăng về hàng hóa, tiêu dùng
- Lợi ích do đâu?
+CNTT: mua rẻ bán đắt, tước đoạt
+Adam Smith: phân công lao động và trao đổi
+D.Ricardo: khác biệt trong giá tương quan
15) Trình bày nội dung và mối quan hệ giữa chiến lược, cơ chế, chính sách và
các công cụ.

Mqh:
- chiến lược là phương pháp, mục tiêu
- cơ chế là hệ thống tổ chức
- chính sách là phương thức thực hiện cơ chế
- công cụ là phương tiện thực hiện chính sách
16) Minh họa mối quan hệ giữa 4 phạm trù trên trong bối cảnh cải tổ kte QG

Trước đổi mới Sau đổi mới


Chiến lược đóng cửa mở cửa
Cơ chế độc quyền khuyến khích mọi thành phần
- quản lý chỉ đạo kinh tế tham gia ngoại thương
- sở hữu tài sản ngoại
thương (tỷ lệ kết hối ngoại
tệ)
- kinh doanh
- quan hệ đối với hoạt động
ngoại thương
Chính sách bảo hộ mậu dịch bảo hộ hợp lý ( phát triển,
khuyến khích hỗ trợ)
- bảo hộ có lựa chọn
- bảo hộ có mức độ
Công cụ hàng rào cao: hợp lý, hợp pháp, hỗ trợ
- thuế - bỏ gần như toàn bộ thuế
- phi thuế (hạn chế định - đổi mới phi thuế
lượng)

17) Hay nếu mục tiêu và cho vd minh họa mà TMQT có thể hướng tới
- bảo vệ
- hỗ trợ
18) Trình bày các nguyên tắc cơ bản của 1 cstmqt
- nguyên tắc không phân biệt đối xử
+ MFN: nghiêm cấm đối cử với 1 nước kém hơn 1 nước thứ 3 (có
TH loại trừ)
+ NT: đối xử quốc gia/ngang bằng quốc gia: cấm phân biệt đối xử
giữa nước ngoài và trong nước ( có TH loại trừ)
- nguyên tắc tự do hóa hơn nữa
- nguyên tắc minh bạch
- nguyên tắc tương hỗ, có đi có lại
- nguyên tắc dành ưu đãi hơn cho các quốc gia đang và chậm phát triển
19) Chính sách thuế khác gì so với công cụ thuế
Chính sách thuế là tổng thể các quan điểm, chủ trương, giải pháp được cụ
thể bằng các công cụ thuế được quy định trong hệ thống các văn bản quy
phạm pháp luật về thuế. Công cụ thuế là phương tiện để thực hiện chính
sách thuế.
Việc sử dụng công cụ thuế trên thực tế thông qua thu nhập.
20) So sánh 2 pp tính thuế tương đối và tuyệt đối
- phương pháp tính thuế tuyệt đối đơn giản hơn nhưng lại khó áp dụng cắt
giảm thuế
- phương pháp tính thuế tương đối phức tạp hơn vì phải tính trị giá tính
thuế nhưng lại ưu việt hơn:
+ đảm bảo tính công bằng hơn so với phương pháp tính thuế tuyệt
đối
+ phản ánh chính xác hơn sự biến động giá cả
+ dễ dàng ước lượng các nguồn thu ngân sách từ thuế
21) 2007 vn chính thức trở thành thành viên 150 WTO, tại thời điểm đó rất
nhiều nhà quan sát đưa ra ý kiến lo ngại rằng việc gia nhập WTO sẽ làm
giảm ngân sách thuế nhập khẩu do những cam kết cắt giảm thuế nk trong
bối cảnh bội chi ngân sách triền miên. Đến 2010, qua quan sát thực tiễn
cho thấy lo ngại đã k xảy ra. Hãy giải thích những nguyên nhân có thể
xảy ra cho lo ngại kia k xảy ra
- cơ cấu hàng hóa xnk VN: nhập khẩu chủ yếu là tư liệu, nguyên nhiên
liệu cho sản xuất, các hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là thuế thấp, đã được
hoàn miễn
- các cam kết của VN về cắt giảm thuế: ta xk nhiều sang Mỹ, EU; nk
nhiều từ TQ đã cắt giảm thuế bằng hoạt động song phương nên không
ảnh hưởng nhiều
- lộ trình thực hiện cam kết: tới năm 2015 chứ không phải ngay lập tức
- mqh giữa thuế suất và thu thuế: thuế = thuế suất * lượng nk nên không
phải cứ giảm thuế suất là thuế giảm
- cơ cấu thu ngân sách: Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu hiện chỉ chiếm
19 - 22%% tổng thu ngân sách, trong đó, thuế nhập khẩu chỉ chiếm
khoảng 40% tổng số thu của ngành hải quan (bao gồm cả thuế giá trị gia
tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt)
22) Khi bảo hộ, nhà nước sẽ phải mất tổn thất dòng cho lợi ích xã hội. tại sao
chúng ta chấp nhận chịu chi phí này để bảo hộ
Bảo vệ lợi ích tương lai:
- tổn hại được chia nhỏ nên không đáng kể
- thuế là nguồn thu cho NSNN
- lợi ích nhóm nhưng nhóm này vừa có tiền vừa có quyền điều chỉnh
chính sách của chính phủ
- cân bằng cán cân xnk
23) Vì sao trong cơ chế thuế của các nước, thuế đánh vào thành phẩm cao
hơn thuế đánh vào đầu vào.

24) Phân biệt NTBs và NTMs


NTMs là các biện pháp mang tính chính sách, còn NTBs là những công
cụ cản trở thương mại. NTMs bao gồm các biện pháp rộng hơn NTBs
25) So sánh thuế và các hàng rào phi thuế
- Mục đích đều là nhằm hạn chế nhập khẩu

thuế phi thuế


ưu điểm - rõ ràng, công khai - mức độ bảo hộ nhanh, mạnh hơn
- ổn định, dễ dự báo - phong phú về hình thức
- dễ đàm phán cắt - đáp ứng nhiều mục tiêu
giảm mức bảo hộ - nhiều rào cản phi thuế quan chưa
- tăng thu ngân sách bị cam kết cắt giảm, loại bỏ
- công bằng hơn
- bảo hộ thúc đẩy sản
xuất trong nước
nhược điểm - không tạo được rào - không công khai, không rõ ràng,
cản nhanh chóng khó dự đoán
- gây mất không cho - thực thi khó khăn, tốn kém trong
xã hội quản lý
- gây thiệt hại cho - thất thu ngân sách
người tiêu dùng - tổn thất ròng xã hội lớn
- làm giảm tính cạnh - gây độc quyền, không cồng bằng
tranh của các nhà sản - bóp méo các tín hiệu thị trường,
xuất trong nước làm cho tín hiệu thị trường kém
tập trung

26) So sánh tác động của thuế và hạn ngạch(10 points differences)

thuế hạn ngạch


- tác động vào giá hàng nhập khẩu - tác động vào lượng
- không biết trước - biết trước số lượng hàng hóa nhập
- mang lại nguồn thu cho ngân sách khẩu
- nếu giá hàng hóa của thế giới - mang lại đặc lợi cho người được
giảm sẽ làm tăng nhập khẩu, giảm phân bổ hạn ngạch, không tạo ra
sản xuất trong nước nguồn thu ngân sách
- khi DN trong nước tăng giá, ntd - không làm tăng nhập khẩu, xản
sẽ chuyển sang hàng nhập khẩu xuất và tiêu dùng nội địa không đổi
- chịu sự giám sát chặt chẽ của các - ntd bị ngăn không chuyển sang
tổ chức thương mại song phương hàng nhập khẩu được
và đa phương - ít bị chi phối trongTMQT

27) Tại sao nói VN chưa thực sự có hàng rào kỹ thuật trong TMQT?
VN có hàng rào kỹ thuật nhưng các tiêu chuẩn kỹ thuật của VN thấp hơn
nhiều so với thế giới và hàng hóa các nước dễ dàng đáp ứng được các tiêu
chuẩn đó nên hàng rào kỹ thuật của VN không có tác động cản trở nhiều
đối với hàng nhập khẩu
28) Tại sao lại gọi là những biện pháp tự vệ tạm thời;phòng vệ thương mại

29) Pb những điểm khác biệt cơ bản nhất của những bp phòng vệ thương mại
và những xu hướng áp dụng
Có 3 bp phòng vệ thương mại là
- chống trợ cấp, chống bán phá giá: do lỗi của nước xk, không có nghĩa
vụ bồi thường, nghjiax vụ điều tra đơn giản hơn tự vệ thương mại
- tự vệ thương mại: do nước xk quá yếu, phải bồi thường nếu gây ra thiệt
hại cho nước xk
30) Hãy nêu những điểm phân biệt cơ bản trong chính sách quản lý nk và
quản lý xk
Mục đích:
- csnk: bảo vệ, hỗ trợ
- csxk: điều chỉnh cơ cấu xk nhằm chiến lược TM
31) Để đẩy mạnh xk dưới góc độ chính sách chúng ta cần quan tâm đến
những vấn đề gì?
Phải khuyến khích được sản xuất hàng xuất khẩu
- tạo hành lang pháp lý thuận lợi
- hỗ trợ DN trong việc xúc tiến thương mại
32) So sánh tác động của nhóm biện pháp tạo và cải biến nguồn hàng và
nhóm bp tài chính tín dụng

33) Tại sao nói gia công xk là 1 hình thức xk sức lđ tại chỗ
Do công nhân không cần xuất khẩu lao động ra nước ngoài, chi phi sgia
công chính là giá sức lao động của công nhân, được cộng vào giá sản
phẩm xuất khẩu.
34) Có nên xem gia công xk như là 1 phương thức bền bững để đẩy mạnh xk
k? why?
Không vì gia công là một hình thức đi làm thuê và có giá trị gia tăng thấp
nhất trong khâu sản xuất hàng hóa cũng như không thể tiếp thu công nghệ
sản xuất tiên tiến, đồng thời nước nhận gia công bị lệ thuộc vào nước
thuê gia công
35) Trong bối cảnh vn hiện nay, chúng ta nên khuyển khích hình thức gia
công nào? Tại sao

36) Hãy lựa chọn mặt hàng xk chủ lực của vn và phân tích những đặc điểm
xk chủ lực của mặt hàng đó
Hàng dệt may có các đặc điểm xuất khẩu chủ lực sau:
- thị trường: cầu lớn
- sản xuất: lao động dồi dào, giá nhân công rẻ
- kim ngạch: năm 2017 kim ngạch xuất khẩu của dệt may đạt 31 tỷ USD
37) Giải thích tính đặc biệt của khu kinh tế đặc biệt
- không gian về kinh tế: tập trung ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng
- không gian về hành chính: môi trường quản lý cấp giấy phép ưu tiên
- không gian pháp lý: cơ chế quản lý khác bên ngoài (vd: hàng hóa ra thị
trường không chịu quản lý bởi thuế)
38) Hãy trình bày dặc điểm khác biệt giữa các loại hình khu kinh tế đặc biệt
Tùy thuộc vào phạm vi hoạt động diễn ra trong khu KTĐB
- nhóm 1: hoạt động chính là trao đổi, giao dịch thương mại (cảng tự do,
chợ cửa khẩu)
- nhóm 2: ngoài trao đổi buôn bán còn đi vào sản xuất công nghiệp (khu
chế xuất Tân Thuận, Linh Trung, khu công nghiệp, khu công nghệ cao)
- nhóm 3: trao đổi mua bán hàng hóa, nghiên cứu khoa học, dịch vụ dân
sinh (khu kinh tế)
-nhóm 4: hợp tác quốc tế giữa nhiều quốc gia (tam giác, tứ giác phát
triển, hành lang kinh tế)
39) 1989 vn bắt đầu có chủ trương xây dựng khu kinh tế đặc biệt đầu tiên.
Tuy nhiên đến 1991 sau khi kêu gọi được vốn đầu tư của Đài loan , vn
mới bđ tiến hành xây dựng khu ktdb dầu tiên là khu chế xuấ tân thuận.
đến 1995 vn xd kktdb thứ 2 là khu chế xuất Linh Trung. Cho đến nay thủ
tướng chính phủ đã cấp giấy phép đầu tư cho 5 khu chế xuất tuy nhiên
hiện nay còn 2 khu đang hoạt động 2 khu còn lại ở hải phòng, đà nẵng,
cần thơ hoặc bị rút giấy phép kinh doanh hoặc chuyển đổi sang khu công
nghiệp. trong khi đó cả nước có hơn 240 kcn lớn nhỏ khác nhau, thục tiễn
này cho thấy, mô hình khu chế xuất không phù hợp. hãy giải thích
nguyên nhân vì sao
Mục đích của khu chế xuất là thu hút đầu tư, hiện nay không còn hợp lý
nữa vì không thu hút được đầu tư. Khu công nghiệp hợp lý hơn vì hiện
nay cơ chế quản lý xnk của VN đã khác. Giữa loại khu có những điểm
khác nhau cơ bản:
- khu chế xuất: mở cửa với nước ngoài, đóng cửa với nội địa, hàng trong
khu chế xuất bán trong nước phải chịu thuế theo MFN
- khu công nghiệp: mở với nội địa, xuất khẩu ra nước ngoài thì theo cơ
chế chung
40) Hãy nêu điểm khác biệt cơ bản giữa trợ cấp và tín dung. Các bp quy định
trong quy chế về tín dụng xk ban hành theo qd133QĐ-TTCP-2001 là trợ
cấp xk hay tín dụng, tại sao?
Khác biệt cơ bản là tính hoàn trả ngang giá và trực tiếp: tín dụng là vay
phải trả, trợ cấp là cho không
41) Hãy giải thích tại sao những quốc gia phát triển xk đều duy trì định giá
đồng nội tệ tương đối thấp so với đồng ngoại tệ
Khi giá đồng nội tệ thấp so với ngoại tệ, điều này có lợi cho xk nên xk
được đẩy mạnh
42) Vừa qua hạ viện Mỹ đã thông qua luật cho phép chính phủ Mỹ áp dụng
bp trừng phạt thương mại với những Qqg đang duy trình định giá cơ chế
tỉ giá bất cân bằng với Mỹ. theo nhiều chuyên gia, hành động này nhằm
vào TQ. Hãy bình luận sự kiện trên.
Vì TQ luôn duy trì cơ chế tỷ giá trong đó tỷ giá thực tế NDT rất thấp so
với USD để làm lợi xk, hạn chế nk. Hầu hết TQ không duy trì cơ chế tỉ
giá tự do mà đều nhờ vào sự can thiệp của nhà nước.
Tác động tới VN: cơ cấu xk của VN và TQ tương đồng, do đó xk TQ khó
khăn là cơ hội cho VN. Tiền VN ấn định theo USD, không có tỷ giá
chính thức giữa VNĐ với NDT, nếu giá NDT tăng so với USD thì cũng
tăng so với VNĐ nên VN có lợi

You might also like