You are on page 1of 35

Chương 2:

CƠ SỞ KHÁCH QUAN
CỦA SỰ HÌNH THÀNH
VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG

BÀI GIẢNG KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÙNG 1


Cơ sở khách quan cho sự hình thành vùng

◦ Vị trí, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, lịch sử …
◦ Các nhân tố sản xuất vùng: nhân tố truyền thống: đất đai, lao động,
vốn, nhân tố hiện đại: công nghệ, đổi mới, quản trị, tiện ích vùng, hàng
hóa công cộng
◦ Lợi thế vùng: lợi thế tuyệt đối, lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh,
lợi thế hợp tác tương ứng với các giai đoạn tuyển dụng công nghiệp, giai
đoạn cạnh tranh bằng chi phí, giai đoạn năng lực cạnh tranh và giai
đoạn hợp tác vùng.

2
Các lợi thế vùng và kết quả của quá trình
hình thành vùng

Lý thuyết hình thành vùng


 Lợi thế tuyệt đối
 Lợi thế so sánh (Lợi thế tương đối)
 Lợi thế cạnh tranh
 Lợi thế hợp tác
Kết quả của quá trình hình thành vùng
 Mật độ
 Khoảng cách
 Sự chia cắt

BÀI GIẢNG KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÙNG 3


2.1. Lý thuyết hình thành vùng
 Lợi thế tuyệt đối

Lợi thế tuyệt đối có nghĩa là với một lượng đầu vào
tương tự, một vùng hoặc một quốc gia có khả
năng sản xuất ra lượng sản phẩm lớn hơn vùng hoặc
quốc gia khác

BÀI GIẢNG KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÙNG 4


2.1. Lý thuyết hình thành vùng

Lợi thế so sánh: có thể đạt được hiệu quả cho các
vùng và quốc gia nếu các vùng chuyên môn hóa vào sản
xuất những sản phẩm mà vùng sản xuất hiệu quả hơn
vùng khác, không phụ thuộc vào lợi thế tuyệt đối.

Khái niệm về chi phí tương đối và sự chênh lệch giá cả là


cơ sở lý thuyết của nguyên lý lợi thế so sánh (lợi thế
tương đối): một vùng/ quốc gia sẽ CMH và xuất khẩu
những sản phẩm mà nó sản xuất được với chi phí tương
đối thấp nhất

BÀI GIẢNG KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÙNG 5


Chuyên môn hóa và lợi thế của các vùng
Chuyên môn hóa và lợi thế của các vùng
Tại sao chi phí tương đối lại khác nhau giữa các vùng???
 Sự sẵn có của các yếu tố đầu vào SX khác nhau
 Các yếu tố tương đối “dư thừa” so với các yếu tố khác sẽ có chi phí

thấp & ngược lại (vùng tương đối dư thừa lao động so với đất đai/
TNTN và vốn; giá/ CP lao động giảm, CP vốn & Đất đai/ TNTN sẽ tăng)

 Các vùng sẽ CMH SX những sản phẩm sử dụng nhiều yếu tố


đầu vào dư thừa (nhiều vốn: CN cơ khí, điện tử...; nhiều lao động: giày
da, may mặc; đất đai rộng: nông sản...)

BÀI GIẢNG KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÙNG 6


Chuyên môn hóa và lợi thế của các vùng

Lợi ích của việc CMH theo vùng


 Tạo cho tất cả các vùng khả năng phát huy được lợi
thế của vùng, thoát khỏi sự hạn hẹp về nguồn lực và sử
dụng hàng hóa trong những tổ hợp nằm ngoài đường
giới hạn năng lực SX của vùng
 Sử dụng nguồn lực của quốc gia hiệu quả hơn: làm
tăng tối đa sản lượng toàn quốc (trong ví dụ trên, mức
sản xuất toàn quốc tăng từ 35 lên 50 đơn vị sản phẩm
TV trong khi vẫn giữ nguyên sản lượng chè)
 Hiệu quả dài hạn: tăng năng suất lao động (thành thạo
hơn, không tốn thời gian di chuyển, cải tiến cách thức
lao động...) tiếp tục tăng sản lượng, tăng thu nhâp
BÀI GIẢNG KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÙNG 7
Chuyên môn hóa và lợi thế của các vùng

Nguyên tắc về CMH theo vùng


 Một vùng sẽ thực hiện CMH “trong 1 phạm vi giới hạn”
các hoạt động sản xuất nếu điều đó đem lại lợi ích cho
vùng và quốc gia. Các vùng sẽ CMH ở những lĩnh vực
hoạt động (ngành) mà thu nhập từ lĩnh vực (ngành) đó là
lớn nhất.

BÀI GIẢNG KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÙNG 8


Chuyên môn hóa và lợi thế của các vùng

a. Nhóm ngành chuyên môn hoá


 Gồm một hoặc 1 số ngành có chi phí sản xuất thấp, chất
lượng sản phẩm tốt, số lượng sản phẩm lớn phục vụ cho
nhu cầu trao đổi liên vùng là chính sau khi đã thoả mãn
nhu cầu nội vùng
 Khái niệm CMH luôn gắn với sản xuất hàng hóa
 Các ngành CMH được hình thành và phát triển trên cơ
sở phát huy những ưu thế, những điều kiện thuận lợi
của vùng so với các vùng khác (lợi thế tuyệt đối -
absolute advantage hoặc lợi thế so sánh - comparative
advantage )

BÀI GIẢNG KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÙNG 9


Chuyên môn hóa và lợi thế của các vùng
Các ngành bổ trợ CMH bao gồm những ngành chủ yếu phát
triển để trực tiếp phục vụ cho các ngành sản xuất CMH vùng,
có liên hệ gắn bó với các ngành sx CMH vùng. Có thể nói không
có ngành bổ trợ thì ngành sx CMH không thể phát triển được.

BÀI GIẢNG KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÙNG 10


Chuyên môn hóa và lợi thế của các vùng

Các ngành nghề phục vụ/ phụ


 Hình thành trên cơ sở sử dụng các nguồn lực nhỏ và
phân tán của địa phương hoặc tận dụng các phế
phẩm, phụ phẩm của CMH và bổ trợ
 Có thể không liên quan đến công nghệ sản xuất,
nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra... đối với
CMH hoặc bổ trợ.
 Góp phần tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập của
người dân, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các ngành
sản xuất, tiêu dùng của dân cư trong vùng, hạn chế
nhu cầu nhập khẩu, giải quyết vấn đề môi trường
(phế liệu...)
BÀI GIẢNG KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÙNG 11
Thương số vị trí vùng
- LQs đo lường mức độ tập trung tương đối của một ngành cụ thể tại
một vùng nhất định.
- LQs được sử dụng để xác định lợi thế cạnh tranh của các nguồn lực
tiềm năng hoặc các ngành chuyên môn hóa của vùng.
- LQs được tính bằng cách chia tỷ trọng hoạt động kinh tế của vùng
trong một ngành theo tỷ trọng nền kinh tế của quốc gia hoạt động trong
cùng ngành đó.
- Việc làm trong ngành thường được sử dụng phổ biến nhất nhưng cũng
có thể tính LQs từ các biến khác.
VD: việc làm, sản lượng ngành công nghiệp, doanh thu …

BÀI GIẢNG KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÙNG 12


Phân tích Thương số vị trí
vùng

- LQs cao không phải luôn


tốt và thấp không phải
luôn xấu
- Các thay đổi trong LQs
cần phải xem xét cẩn
trọng

BÀI GIẢNG KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÙNG 13


Lợi thế cạnh tranh
1. Chiến lược của doanh nghiệp, cơ cấu và sự cạnh tranh: Chiến lược và
cơ cấu phù hợp với các định chế và chính sách của vùng/quốc gia.
2. Các điều kiện về phía cầu: Những ngành phải hoạt động trong môi
trường cạnh tranh mạnh ở trong nước thì mới có khả năng cạnh tranh
quốc tế tốt hơn.
3. Các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan: Tính cạnh tranh của ngành
phụ thuộc vào sức mạnh của các nhà cung cấp và các dịch vụ hỗ trợ.
4. Các điều kiện về các yếu tố sản xuất: bao gồm chất lượng lao động,
vốn và lao động giá rẻ, cơ sở hạ tầng mạnh và công nghệ cao sẽ ảnh
hưởng đến tính cạnh tranh của ngành và của vùng/quốc gia.
=> Một vùng/ quốc gia có LTCT trong những ngành mà người ta tìm thấy
bốn yếu tố cơ bản trên khá mạnh. Đây là những khu vực mà CP nên tập
trung nỗ lực nhằm để thúc đẩy lợi thế cạnh tranh của vùng/ quốc gia.

BÀI GIẢNG KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÙNG 14


Lợi thế hợp tác

- Tác động của toàn cầu hóa đã thay đổi bản chất và địa điểm
sản xuất, dẫn đến sự chuyên môn hóa hoặc phân cụm lớn hơn.
- Chính Phủ thắt chặt các quy định về các vấn đề môi trường và
công bằng xã hội đã buộc doanh nghiệp phải sáng tạo và hiệu
quả hơn trong sản xuất để duy trì lợi nhuận và đáp ứng các đòi
hỏi của cộng đồng về các sản phẩm thân thiện với môi trường.
=> sự thay đổi trong thái độ kinh doanh, trong đó các doanh
nghiệp và tổ chức từng tự coi mình là đối thủ thì nay đang tích
cực tìm kiếm liên minh, quan hệ đối tác và các hình thức hợp tác
khác để khám phá cơ hội giành chiến thắng và mở rộng kinh
doanh => chiến lược win – win được coi là lợi thế hợp tác.

BÀI GIẢNG KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÙNG 15


Kết quả của quá trình hình thành và PTV

Các khía cạnh không gian


(1) Mật độ - Density (2) Khoảng cách - Distance

(3) Chia cắt - Division

Các công cụ gắn kết ba yếu tố không gian


(1) Thể chế - institutions.
(2) Cơ sở hạ tầng – infrastructure.
(3) Cơ chế ưu đãi, khuyến khích – incentives.

BÀI GIẢNG KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÙNG 16


Mật độ trong phát triển vùng

Khái niệm: Mật độ (density) là mức độ tập trung


các đơn vị kinh tế trên một không gian thường là
trên km2, tính toán trên 1 km2 có bao nhiêu thu
nhập, tạo ra bao nhiêu việc làm, có thể so sánh giữa
đơn vị lãnh thổ này và đơn vị lãnh thổ khác.
Thước đo: Thường là đo bằng mật độ thu nhập và
mật độ dân cư.

BÀI GIẢNG KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÙNG 17


Nguyên nhân thay đổi mật độ trong PTV

1) Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên.


2) Động cơ tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp
(hành vi của nhà sản xuất) như cơ sở hạ tầng, có yếu
tố đầu vào, có thuận lợi về đầu ra.
3) Hành vi của người tiêu dùng (tối đa hóa lợi ích tiêu
dùng) như mức sống tốt, dịch vụ đô thị tốt;
4) Chính sách của NN.

BÀI GIẢNG KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÙNG 18


Xu hướng thay đổi Mật độ trong PTV

1) Giảm mật độ ở những trung tâm lớn.


2) Tăng mật độ ở những vùng có mật độ
thấp, dẫn đến đạt được mục tiêu công
bằng trong phân bố mật độ giữa các vùng.
=> Các chính sách của NN góp phần thay đổi,
tăng giảm mật độ (công cụ thể chế)

BÀI GIẢNG KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÙNG 19


Khoảng cách trong phát triển vùng
Khái niệm:
Khoảng cách (Distance): Là sự chênh lệch về
hoạt động kinh tế và phúc lợi giữa các khu
vực trong cùng một quốc gia, do có sự khác
nhau về khoảng cách của mỗi khu vực đến
các trung tâm có mật độ kinh tế cao.

BÀI GIẢNG KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÙNG 20


Nguyên nhân xuất hiện Khoảng cách trong
PTV

(1) tập trung kinh tế tại các vùng dẫn đầu

(2) sự phân hóa giàu nghèo giữa vùng dẫn đầu


và vùng tụt hậu

(3) chênh lệch về mức sống theo không gian

BÀI GIẢNG KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÙNG 21


Xu hướng khoảng cách trong PTV

(1) Tập trung kinh tế tại các vùng dẫn đầu


tăng nhanh ở giai đoạn đầu và chững lại ở
giai đoạn sau.
(2) Sự phân hóa và sau là hội tụ về kinh tế
giữa các vùng dẫn đầu và vùng tụt hậu.

BÀI GIẢNG KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÙNG 22


Xu hướng khoảng cách trong PTV

(3) Sự chênh lệch thu nhập và mức sống theo


không gian lúc đầu tăng sau đó giảm cùng với
quá trình phát triển.
Mô hình chữ U ngược của bất bình đẳng theo
không gian, gia tăng trong giai đoạn đầu của
quá trình phát triển, sau đó quá trình hội tụ mới
bắt đầu.

BÀI GIẢNG KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÙNG 23


Chính sách NN giảm khoảng cách PTV

(1) cải thiện môi trường đầu tư, khuyến


khích các địa phương cạnh tranh lành
mạnh
(2) cải cách hành chính, chống tham nhũng
(3) dân số, kế hoạch hóa gia đình, giảm dân
số, cải thiện thu nhập
=> NN sử dụng cơ chế khuyến khích

BÀI GIẢNG KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÙNG 24


Chia cắt trong phát triển vùng

Khái niệm:
Chia cắt (Division) phản ánh các rào cản
xảy ra và gây trở ngại trong quá trình
thực hiện các tương tác (quan hệ) kinh
tế - xã hội giữa các vùng trong nước hay
các quốc gia trên thế giới hoặc khu vực.

BÀI GIẢNG KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÙNG 25


Chia cắt trong phát triển vùng

Phân biệt

Chia cắt ≠ Biên giới

BÀI GIẢNG KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÙNG 26


Yếu tố cấu thành chia cắt trong PTV

- Yếu tố không gian địa lý, lịch sử như: vị trí địa


lý, sự chia cắt sắc tộc, văn hóa hay ngôn ngữ.
- Yếu tố chính sách liên quan đến lưu thông
hàng hóa dịch vụ và cơ hội tiếp cận thị trường:
chính sách thương mại, chính sách hội nhập
về vốn, chính sách hội nhập về lao động.
=> NN sử dụng công cụ cơ sở hạ tầng, thể chế

BÀI GIẢNG KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÙNG 27


Xu hướng chia cắt trong PTV

(1) Xu hướng tập trung hóa kinh tế cao trong


khu vực và thế giới
(2) Xu hướng hội tụ và giảm sự chia cắt trên
phạm vi toàn cầu

BÀI GIẢNG KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÙNG 28


Cơ sở khách quan cần thực hiện chính sách
phát triển vùng
Các thất bại của thị trường vùng => Lý do cần thực hiện các chính sách PTV
◦ Lý thuyết tăng trưởng kinh tế dẫn đến các vấn đề về công bằng, hiệu quả, và các
thất bại của thị trường về phân bổ nguồn lực, HHCC như môi trường, dịch vụ công;
thông tin không đối xứng trong thị trường lao động; thị trường tài chính…

◦ Lý thuyết về vị trí dẫn đến thu nhập tích tụ và phân tán (income convergence and
disvergence). Tác động tích tụ do tiếp cận lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh =>
đa dạng hóa kinh tế và chuyên môn hóa kinh tế. Kết quả của tích tụ là chênh lệch
thu nhập vùng, hình thành các vùng phát triển, vùng trì trệ, vùng tụt hậu; vùng đô
thị và vùng nông thôn => vấn đề chênh lệch trong PTV, thất bại về công bằng, bất
bình đẳng trong phân phối thu nhập và lao động (GDP/người; thất nghiệp);

29
Thách thức và xu hướng của chính sách
phát triển vùng
Thách thức cho chính sách Xu hướng chính sách phát triển vùng
phát triển vùng • Nâng cao năng lực cạnh tranh của các vùng
• Toàn cầu hóa • Chuyên môn hóa theo đặc điểm từng vùng
• Liên kết vùng (liên kết nội vùng và liên vùng)

• Phúc lợi xã hội • Giải quyết các vấn đề nổi cộm về môi
• Phát triển bền vững trường và bất bình đẳng trong phân phối thu
nhập và lao động vùng.

• Tiến bộ khoa học công • Phân quyền và quyền tự chủ trong vùng
nghệ

30
Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá sự phát triển vùng

Các chỉ tiêu về tăng trưởng vùng

Tổng sản phẩm của vùng (GRDP - Gross Regional


Domestic Product) “Toàn bộ kết quả cuối cùng của các hoạt
động sản xuất của tất cả các đơn vị thường trú trong nền
kinh tế của vùng trong một thời kỳ nhất định (thường là một
năm); phản ánh các mối quan hệ trong quá trình sản xuất,
phân phối thu nhập, sử dụng cuối cùng sản phẩm hàng hóa
và dịch vụ trong nền kinh tế địa phương”.

31
Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá sự phát triển vùng

Các chỉ tiêu về tăng trưởng vùng

- Tổng sản phẩm của vùng tính bình quân


(GRDP/người) là chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng
kinh tế vùng có tính đến sự thay đổi của dân số
- Thu nhập bình quân đầu người của vùng
- Chi tiêu bình quân đầu người của vùng

32
Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá sự phát triển vùng

Các chỉ tiêu phát triển xã hội


- Chỉ tiêu phát triển con người của vùng (HDI)
- Chỉ tiêu về phát triển giáo dục – đào tạo của vùng
- Chỉ tiêu phát triển y tế của vùng
- Chỉ tiêu phát triển văn hóa – xã hội của vùng
- Chỉ tiêu về công bằng xã hội, tỷ lệ đói nghèo (Gini)

33
Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá sự phát triển vùng

Các chỉ tiêu phát triển về kết cấu hạ tầng

- Chỉ tiêu về phát triển giao thông trong vùng


- Chỉ tiêu về cung cấp năng lượng điện trong vùng
- Chỉ tiêu về phát triển mạng lưới thông tin liên lạc
- Chỉ tiêu về phát triển mạng lưới thủy lợi, đê điều

34
Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá sự phát triển vùng

Các chỉ tiêu về phát triển bền vững

- Mức độ ô nhiễm nguồn nước


- Mức độ ô nhiễm chất thải rắn
- Mức đô ô nhiễm không khí
- Diện tích trồng rừng hàng năm

35

You might also like