You are on page 1of 18

CÂU HỎI VỀ PHẦN LÝ LUẬN TDTT:

Câu 1: Với góc nhìn của một sinh viên trường kinh tế thì chức năng kinh tế của TDTT có tác dụng
và cơ hội gì cho em?
Câu 2: Cần đảm bảo điều gì để tâp luyện và thi đấu karate một cách an toàn nhất?

Nguyên tắc an toàn.

Cơ sở của nguyên tắc:

Mục đích của giáo dục thể chất là tăng cường sức khoẻ, phục vụ lao động, học tập, công tác, bảo vệ Tổ
quốc. Muốn đạt được mục đích ấy cần đảm bảo an toàn tuyệt đối, không được để xảy ra chấn thương
đáng tiếc.

Thực hiện nguyên tắc này cần tránh các nguyên nhân gây chấn thương sau đây:

- Do thiếu ý thức trách nhiệm, tinh thần tập luyện của người tập luyện chưa tốt.

- Coi thường tổ chức kỷ luật tập luyện, chưa nắm được kỹ thuật động tác.

- Không tuân thủ các nguyên tắc tập luyện cơ bản trong hoạt động giáo dục thể chất.

- Thiết bị dụng cụ, sân bãi không đảm bảo yêu cầu của tập luyện.
- Chưa biết cách bảo hiểm.
Câu 3: Tác dụng của TDTT với hình thể? Em đã làm gì giúp cho hình thể được hoàn thiện hơn?
Câu 5: Hãy đưa ra quan điểm của bản thân trước câu nói” Vẻ đẹp bên ngoài bắt nguồn từ sức khỏe
bên trong - Hãy tập luyện thể thao”?
Câu 6: Hiện tượng mệt mỏi trong tập luyện TDTT xảy ra khi nào và làm sao để khắc phục hay hay
sơ cứu được?

TRẠNG THÁI MỆT MỎI QUÁ ĐỘ

Mệt mỏi là trạng thái bạn luôn luôn cảm thấy thiếu năng lượng. Mệt mỏi còn có tên gọi khác là kiệt sức,
rã rời hoặc thiếu sinh khí.

a. Nguyên nhân:

- Là do vận động viên phải gánh vác khối lượng vận động lớn hoặc đơn điệu trong

thời gian kéo dài, khi mà thời gian nghĩ không đảm bảo, hồi phục chưa hoàn toàn.

- Do vận động viên tham gia nhiều cuộc thi đấu với trách nhiệm cá nhân lớn, và

sau thi đấu không điều chỉnh được lượng vận động cho thích hợp.

- Vận động viên tham gia tập luyện trong tình trạng sức khoẻ không đảm bảo (sau

khi bị ốm, bị chấn thương), cơ thể không thích nghi được với lượng vận động lớn của

buổi tập.
- Do vận động viên xích mích với huấn luyện viên hoặc đồng nghiệp, hoặc có mâu

thuẫn trong gia đình, hoặc vấn đề cá nhân...

Ngoài ra còn có thể do một số nguyên nhân khác: trong cơ thể vận động viên có

các ổ viêm nhiễm mãn tính, chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, uống rượu, bia, hút thuốc

lá hoặc ép cân vô nguyên tắc.

b. Triệu chứng:

Triệu chứng lâm sàng của mệt mỏi quá độ rất da dạng và phức tạp. Căn cứ vào

quá trình tiến triển của bệnh, có thể chia làm ba giai đoạn:

 Giai đoạn 1

- Vận động viên cảm thấy mệt mỏi, không muôn tập luyện, đặc oiệt là các môn

chuyên sâu.

- Ngủ không ngon giấc hoặc mất ngủ.

- Ăn không thấy ngon, lượng ăn giảm đi.

Thành tích thể thao của vận động viên không tăng hoặc giảm chút ít, vận động

viên dễ nóng giận, cân nặng cơ thể có thê giảm... Sau khi thực hiện một lượng vận động

có thể thấy đánh trống ngực, hoặc khó thở và ra nhiều mồ hôi.

 Giai đoạn 2

Nếu không giải quyết được tình trạng trên sẽ dẫn đến giai đoạn 2 của tập luyện

quá sức. Các dấu hiệu lâm sàng như ở giai đoạn 1 nhưng mức độ nặng hơn.

 Giai đoạn 3

Có tất cả các dấu hiệu lâm sàng như ở giai đoạn 2 nhưng mức độ nặng hơn và

phức tạp hơn.

- Vận động viên gầy hốc hác, da vàng, mắt vàng, gan to, tim phì đại.

- Vận động viên từ chối tập luyện, sợ lượng vận động, có cảm giác yếu ớt, bất lực,
thích được yên tĩnh, muốn nghỉ ngơi, không tin vào khả năng của mình, mất ngủ vào ban

đêm, buồn ngủ vào ban ngày, khi vận động nhẹ cũng ra nhiều mồ hôi. Chức năng hệ tim

mạch giảm sút, mạch nhanh, huyết áp tối đa giảm, huyết áp tối thiểu tăng. Có thể xuất

hiện một số bệnh khác kèm theo như viêm gan, lao phổi, cao huyết áp, loét dạ dày tá

tràng, thiếu máu.

c. Cách xử lý:

Để hồi phục hoàn toàn khả năng hoạt động thể thao của vận động viên, cần phải

cho vận động viên giảm 50% khối lượng tập luyện, nghỉ ngơi tích cực, xoa bóp hồi phục,

vật lí trị liệu. Khi vận động viên gặp phải trạng thái mệt mỏi quá độ ở giai đoạn 2, 3 cần

ngừng tập chuyên môn trong 2-3 tuần, phải được bác sĩ chuyên ngành điều trị và theo

dõi, trường hợp nặng cần được chăm sóc tại bệnh viện.

Thường thường, khả năng tập luyện thể thao sẽ hồi phục sau 1-2 tháng. Khi vận động

viên hồi phục, cho tập luyện trỏ lại theo nguyên tắc tập luyện tăng dần và nguyên tắc đối
đãi cá biệt
Câu 7: Tại sao nói: “TDTT là 1 hoạt động xã hội đặc biệt”?
Câu 8: Tác dụng của TDTT đối với sức khỏe? Em đã làm gì để duy trì và tăng cường sức khỏe?

Chức năng rèn luyện sức khoẻ:

Khoa học và thực tiễn đó chứng minh, tập luyện thể thao là phương pháp có hiệu quả nhất, tích cực nhất
trong việc nâng cao sức khoẻ, tăng cường thể chất. Chức năng rèn luyện sức khoẻ của TDTT đó là thông
qua các hoạt động vận động khoa học, hợp lý, thông quacơ chế sinh học, y học để cải thiện và nâng cao
hiệu quả quá trình trao đổi chất, năng lực tổng hợp và phân giải các chất dinh dưỡng trong cơ thể, nâng
cao sức khoẻ và tăng cường thể chất, làm cho cơ thể và bản thân người tập có được sự phát triển hiệu quả.
Câu 9: Em hãy phân tích câu nói” TDTT là 1 bộ phận của văn hóa”?
CÂU HỎI VỀ LUẬT VÀ KỸ THUẬT:
Câu 13: Trình bày hiểu biết của em về sự phát triển Karate tại nhật bản?
Cách đây hàng ngàn năm khi trụ trì tại chùa Thiếu Lâm (Shorinji) ở Trung Quốc, Bồ Đề đạt ma
(Boldhiclhama) đã dạy cho các môn đồ một môn võ thuật để rèn luyện sức khỏe và tu luyện tinh thần.
Ông đòi hỏi các môn đệ phải tuân thủ theo một kỷ luật nghiêm khắc và đây cũng là một nội dung rèn
luyện cơ bản trong phần tu đức của các môn sinh. Kể từ đó môn võ này được phát triển, truyền bá sâu
rộng và chỉ ít lâu sau đã trở nên nổi tiếng khắp Trung quốc với tên gọi Thiếu Lâm (Shorin)
 Nói đến môn võ Karate nhiều người vẫn lầm tưởng đó là môn võ của Nhật Bản vì nó đã được phát triển
và trở nên nổi tiếng ở Nhật Bản rồi từ đó mới được truyền bá ra khắp năm châu nhưng thực ra nguồn gốc
xuất xứ của nó lại từ đảo Okinawa, một thuộc địa của Nhật trước đây. Okinawa có nghĩa là: “Sợi dây
thừng ngoài biển khơi”, một tên gọi tượng hình đầy ý nghĩa vì đây là hòn đảo chính, hình thoi nằm trải
dài trong quần đảo Ryukyu, có một đầu hướng về Trung quốc, còn đầu kia lại hướng về Nhật Bản. Chính
do vị trí địa lý như vậy cho nên trong suốt một thời gian dài Okinawa đã trở thành nơi tranh chấp quyền
lợi giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
Tuy nhiên do ảnh hướng của Trung Quốc tới hòn đảo này lớn hơn nên nền văn hóa của Trung Quốc đã
xâm nhập vào Okinawa từ rất sớm và trong đó có môn võ Thiếu Lâm. Theo sử sách ghi lại môn quyền
thuật này có thể đã được truyền bá vào Okinawa từ thời nha Đường (từ năm 618 đến năm 906 sau Công
nguyên). Đây là môn võ luyện tập chiến đấu bằng tay không được người Okinawa rất hâm mộ, tích cực
hưởng ứng tham gia tập luyện và được gọi với tên mới là TODE. TO có nghĩa là nhà Đường, TODE là
Đường Thủ hay môn võ của nhà Đường.
Đến thế kỷ XIV khi mối quan hệ giữa Trung Quốc và Okinawa còn chặt chẽ, đã có một cuộc di dân lớn
của Trung Quốc sang Okinawa vào năm 1393 và điều này đã góp phần thúc đẩy việc truyền bá và phát
triển mạnh mẽ của môn võ Thiếu Lâm trên hòn đảo này.
Năm 609 Okinawa bị lãnh chúa Satsuma xâm chiếm và đặt dưới sự cai trị cảu Nhật Bản. Sợ dân chúng
nổi dậy chống lại sự cai trị của mình, người Nhật đã cấm dân chúng dùng vũ khí và người nào mang theo
vũ khí sẽ lập tức bị bắt và bị nghiêm phạt. Đến năm 1669 ngay cả các lò rèn chuyên sản xuất các loại vũ
khí dùng trong các ngày lễ cũng đã bị đóng cửa. Sự nghiêm cấm hà khắc này đã thúc đẩy người dân
Okinawa lén lút tập luyện môn võ TODE để sử dụng chính bàn tay của mình làm vũ khí chiến đấu. Ba võ
đường đầu tiên là Shuri, Naha và Tomari đã được mở dưới những căn hầm bí mật để tránh sự phát hiện
của đế quốc Nhật. Tới năm 1692, các võ sư trên một mặt trận thống nhất chống kẻ thù đã đổi tên môn võ
này thành Okinawa- te. “Te “ có nghĩa là tay, còn Okinawa có nghĩa là môn võ của Okinawa và người
Okinawa đã sử dụng chính môn võ này để chống lại kẻ thù.
Trải qua suốt một thời gian dài, mãi đến năm 1903 môn Okinawa- te mới được Nhật công nhận và được
phép đưa vào giảng dạy trong các trường học ở Okinawa. Lúc này Okinawa- te đã được đổi tên thành
Karate Jutsu. Kara là tiếng Hán chỉ nhà Đường, Te là tiếng Okinawa chỉ tay, còn Jutsu là tiếng Nhật có
nghĩa là nghệ thuật. Như vậy danh từ Karate Jutsu đã mang tính kết hợp của cả ba nền  văn hóa: Trung
Quốc – Okinawa – Nhật bản và tên gọi này vẫn mang hàm ý gợi lại về cội nguồn xuất xứ của môn võ
thuật này.
Sau một buổi xem biểu diễn môn Krate Jutsu ở Nhật, Nhật Hoàng Hirohito đã tỏ ra rất thích thú và ông đã
đề nghị Bộ giáo dục Nhật mời một võ sư Okinawa lừng danh sang biểu diễn. Năm 1922 một võ sư lừng
danh và đồng thời cũng là một nhà trí thức nổi tiếng, ông Gichin Funakoshi, người hiện nay đang được
coi là Tổ sư của môn võ Karate hiện đại đã sang biểu diễn ở Nhật. Sức thuyết phục qua những buổi biểu
diễn của ông đã dẫn đến kết quả là võ đường dạy Karate Jutsu đầu tiên đã được mở tại Đại học Keio ở
Tokyo vào năm 1924. Sau đó các trường đại học khác ở Tokyo, Shoka Wascda cũng lần lượt mở các võ
đường để truyền dạy môn võ này và chẳng bao lâu sau số võ sinh theo học Karate Jutsu ở Nhật còn đông
hơn cả ở Okinawa. Năm 1930, một võ sư đồng môn của Funakishi là Mabuni đã sang Osaka để truyền
dạy hệ phái của mình. Hệ phái này về sau đã được phát triển thành hệ phái Shito, còn hệ phái của
Funakoshi là Mabuni đã sang Osaka để truyền dạy hệ phái cảu mình. Hệ phái này về sau đã được phát
triển thành hệ phái Shito, còn hệ phái của Funakoshi là Shotokan. Ở Okinawa một võ sư đồng môn khác
với Mabuni là Miyagi cũng tách ra để truyền dạy hệ phái của mình với tên gọi Goju (Go: cương, ju: nhu)
nhưng về cơ bản hệ phái này rất giống với hệ phái Shito của Mabuni. Sau này còn rất nhiều hệ phái nữa
đã kế tiếp nhau tiếp tục ra đời và cho đến nay theo ước tính cả ở Nhật và Okinawa đã có tới trên 100 hệ
phái.
Karate Jutsu đã phát triển rất nhanh ở Nhật và vào năm 1932 môn võ này đã được đưa vào giảng dạy ở
các trường học, đồng thời tên gọi Karate Jutsu đã được rút gọn thành Karate-do. Tuy vẫn là chữ Karate
nhưng lần này từ Kara đã được hiểu là “trống không” chứ không phải là Trung Quốc như lần trước, chữ
Te vẫn có nghĩa là tay và chữ Do là đạo thay cho chữ Jutsu. Như vậy người Nhật đã biến Karate thành
môn võ của mình và kẻ từ đó đã cải tiến môn võ này theo nguyên tắc khoa học, đơn giản và dễ tập với ba
nội dung cơ bản là: Kara (quyền), Kumite (đối quyền) và Kihon (kỹ thuận căn bản). Tuy nhiên cho đến
trước năm 1940 việc truyền dạy Karate chủ yếu vẫn chỉ là các thế căn bản và các bài quyền đồng thời
môn võ này cũng chỉ được coi như là một môn thể thao thuần túy chưa có song đấu.
Sau đại chiến thế giới lần thứ hai Karate-do mới bắt đầu được truyền bá ra nước ngoài. Năm 1956 ông
Tsutomu Ohshima đã mang Karate sang phổ biến tại Mỹ và hiện nay đây là quốc gia có phong trào
Karate phát triển mạnh nhất ngoài châu Á.
Chỉ sau một thời gian ngắn Karate-do đã được phát triển rộng khắp trên thế giới và vào năm 1960 Liên
hiệp Karate-do Thế giới (World Union of Karate-do Organizations) viết tắt là Wuko đã được thành lập.
Tổ chức này chịu trách nhiệm định kỳ tổ chức các giải vô địch Karate-do thế giới và Giải vô địch Karate-
do Thế giới lần thứ nhất đã được tổ chức tại Nhật và năm 1970: lần thứ 2 được tổ chức tại Pháp vào năm
1972 và lần thứ 3 ở Losangeles- Mỹ vào năm 1975
Năm 1994 các Liên đoàn Karate-do quốc gia trên thế giới đã họp và thống nhất đổi tên tổ chức này thành
Liên đoàn Karate-do Thế giới (World Karate-do Federation) với hoen 100 nước thành viên và Việt Nam
cũng đã trở thành thành viên chính thức. Liên đoàn Karate-do Thế giới có nhiệm vụ chỉ đạo và định
hướng hoạt động của các Liên đoàn Karate-do châu lục và khu vực; thúc đẩy sự phát triển của môn
Karate-do và đẩy nhanh tiến trình thực hiện các công việc, thủ tục cần thiết để đưa Karate-do trở thành
môn thể thao thi đấu Olympic.
Câu 15: Trình bày hiểu biết của em về lịch sử karate tại Việt Nam?
Ở Việt Nam môn Karate-do được phát triển mạnh mẽ do tính khoa học và hiệu quả tập luyện của nó cộng
với chủ nghĩa anh hùng dân tộc và tinh thần thượng võ của người dân Việt Nam. Ở thành phố Hồ Chí
Minh phát triển hệ phái Kyokyushinkar do võ sư Hồ Cẩm Ngạc truyền bá vào khoảng từ năm 1950. Ở
Huế phát triển hệ phái Goju do một người Nhật tên là Cho ji Suzuki ở lại nước ta sinh sống sau năm 1945
và lấy tên Việt là Phạm Văn Phúc giảng dạy. Từ miền Nam và qua một số học giả nước ngoài, Karate-do
cũng đã được du nhập và Hà Nội, nhưng chỉ sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất vào năm 1975,
Karate-do mới thực sự được truyền bá và phát triển rộng khắp. Được sự quan tâm đầu tư của Ủy ban nhân
dân các tỉnh, thành phố và sự khuyến khích của các Sở TDTT nên đến năm 1980 đã thành lập được một
số các câu lạc bộ tập luyện.
Năm 1984, một số giải thi đấu Karate-do đã được tổ chức và năm 1987 hội thảo Karate-do tại Huế đã
thống nhất sử dụng Luật thi đấu Karate-do. Tháng 7 năm 1988 giải Huế hữu nghị được tổ chức và đến
tháng 6 năm 1989 giải hữu nghị Hà Nội cũng đã được tổ chức. Tháng 7 năm 1989 Sở Thể dục Thể thao
Hà Nội và liên đoàn Karate-do Hà Nội đã mời thầy Yaramora huyền đai đệ lục đẳng sang huấn luyện
chính thức. Tháng 8 năm 1991 Giải vô địch Karate-do toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức. Bắt đầu từ
năm 1995 Tổng cục Thể dục Thể thao (nay là Ủy ban TDTT) đã tổ chức thi đấu và tiến hành phong cấp
(từ cấp I đến kiện tướng) cho các vận động viên Karate-do trong các giải vô địch cũng như giải trẻ toàn
quốc.
Trong những năm gần đây Karate-do Việt Nam đã không ngừng phát triển cả về số lượng cũng như chất
lượng luyện tập và điều này đã được khẳng định bằng các tấm huy chương mà các tuyển thủ Karate-do
Việt Nam đã mang về từ các cuộc tranh tài Quốc tế cũng như khu vực…
Câu 16: Các yêu cầu về thảm thi đấu với môn karate?
1.1. Thảm đấu hình vuông, loại đã được WKF phê duyệt, chiều dài mỗi cạnh là 8m (đo từ mép ngoài của
vạch) và cộng thêm 1m về các phía, đó là khu vực an toàn. Như vậy sẽ có một khu vực an toàn rõ ràng là
hai (2) mét mỗi bên. Nơi có khu vực thi đấu sàn nâng cao, khu vực an toàn phải thêm 1m mỗi cạnh.
1.2. Hai tấm thảm sẽ được lật ngược với mặt đỏ bật lên và có khoảng cách một (1) mét từ trung tâm thảm
để tạo thành một ranh giới giữa các vận động viên (VĐV). Khi bắt đầu hoặc tiếp tục trận đấu, 2 VĐV sẽ
đứng sát vách của thảm quy định vị trí và đối diện nhau.
1.3. Trọng tài chính sẽ đứng giữa hai vị trí thảm VĐV, đối mặt với VĐV ở khoảng cách hai (2) mét tính
từ khu vực an toàn.
1.4. Các trọng tài phụ (TTP) ngồi ở các góc và trong khu vực an toàn. TTC có thể di chuyển xung quanh
thảm thi đấu, bao gồm cả khu vực an toàn mà các TTP ngồi. Mỗi TTP được trang bị 1 cờ đỏ và 1 cờ xanh.
1.5. Trọng tài giám sát (Kansa) ngồi ở 1 bàn nhỏ ngay bên ngoài khu vực an toàn, ở phía sau bên trái hoặc
bên phải của TTC. Trọng tài này sẽ được trang bị 1 cờ đỏ hoặc biển hiệu và còi.
1.6. Trọng tài giám sát điểm ngồi ở bàn tính điểm chính thức (bàn thư ký) và ở giữa Trọng tài ghi điểm và
Trọng tài bấm giờ.
1.7. Huấn luyện viên (HLV) sẽ ngồi ngoài khu vực an toàn, ở phía tương ứng của họ tại mép của thảm
đấu và đối diện với bàn thư ký. Trong trường hợp khu vực thi đấu sàn nâng cao, các huấn luyện viên sẽ
ngồi bên ngoài sàn nâng cao.
1.8. Đường viền 1m bao bọc quanh thảm phải là màu khác so với phần còn lại của thảm.
Chú ý:
I. Tuyệt đối không được có tấm ngăn, biển, cột quảng cáo…, trong vòng 1m bên ngoài khu vực an toàn
của thảm đấu.
II. Thảm sử dụng ở mặt tiếp xúc với sàn đấu không được trơn nhưng ở mặt trên của thảm phải có
độ ma sát thấp. TTC phải chắc chắn rằng các phần ghép của thảm không bị xê dịch trong quá
trình thi đấu, vì các khe hở có thể gây chấn thương và cản trở VĐV. Mẫu thiết kế phải được Liên
đoàn Karate thế giới (WKF) công nhận.

Câu 18: Phân biệt sự giống và khác nhau của hai kỹ thuật Zenkutshu Dachi (tấn trước) và Kokutsu
Dachi (tấn sau)?
1. Kỹ thuật tấn trước (Zenkutsu Dachi)
Đây là kỹ thuật tấn cơ bản mà bất cứ người mới tập nào cũng được huấn luyện trước tiên. Kỹ
thuật này cho phép kết hợp với các đòn tấn công, đỡ...một cách dễ dàng. Zenkutsu Dachi có
mặt trong hầu hết các bài quyền của Karate.

Các tư thế

- Tư thế tĩnh: chiều rộng của tấn bằng chiều rộng của vai(2 vai), chiều dài của tấn bằng 2 lần chiều
rộng của vai (4 vai). Ở tư thế tĩnh, cẳng chân trước hợp với mặt đất một góc khoảng 90 o, hình chiếu của
gối rơi vào đốt xương thứ nhất của ngón chân cái. Bàn chân trước thẳng phía trước. Chân sau thẳng với
bàn chân hợp với trục trước sau một góc khoảng 45 o. Lưng giữ thẳng, hông hơi nghiêng và trọng lượng
cơ thể dồn vào khoảng 70% chân trước.

- Di chuyển tiến lên : Chuyển trọng tâm dồn vào chân trước, thu chân sau lên sát với chân trước ở
tư thế Heisoku (tấn chụm, gạp gối), hai chân khép, mũi chân hướng phía trước và gối hơi thấp. Di
chuyển tiếp chân lên trên sang bên sao cho khi kết thúc di chuyển chân trước vuông góc mặt đất, chân
sau thẳng hoàn toàn và ổn định như tư thế tĩnh. Hình thức di chuyển theo chữ V với góc là chân trụ.

- Di chuyển lùi: Chuyển trọng tâm dồn vào chân sau, kéo chân trước về sát chân sau ( chân trụ) ở
tư thế Heisoku. Tiếp tục đạp chân ra sau sao cho khi kết thúc chân thẳng hoàn toàn và chân trước vuông
góc mặt đất. Hình thức di chuyển theo chữ V với góc là chân trụ.
- Xoay sau: Thông thường, xoay sau dùng chân sau di chuyển ngang về phía chân còn lại và đảm
bảo chiều rộng của tấn. Xoay người đồng thời chuyển trọng lượng cơ thể dồn vào chân trước để ổn định
tấn giống tư thế tĩnh.
2. Kỹ thuật tấn sau (Kokutshu Dachi)
Đây là kỹ thuật tấn cơ bản nhưng khó tập và khó có thể sử dụng đứng lâu. Tuy nhiên đây là
tư thế tấn chắc chắn khi kết hợp với các đòn đỡ và là thế tấn chuẩn bị và bổ trợ cho các đòn
phản công. Đây là 1 trong những thế tấn đẹp trong các bài quyền của Karatedo.

Các tư thế:

- Chuẩn bị: Đứng thẳng, 2 gót chân chụm lại thành 1 góc vuông (Tấn L), mũi chân trước hướng phía
trước, chân sau chum gót chân trước thành 1 góc 90 0. Chân sau bước thẳng, dài lui sau với chiều dài gấp 2
lần chiều rộng vai (4 vai).

- Tư thế tĩnh: chiều rộng của tấn bằng chiều rộng của vai, chiều dài của tấn bằng 2 lần chiều rộng
của vai. Ơ tư thế tĩnh, cẳng chân sau hợp với mặt đất một góc khoảng 90 o, Bàn chân trước thẳng phía
trước. Chân sau gập gối với bàn chân hợp với trục trước sau một góc khoảng 90 o. Lưng giữ thẳng, hông
nghiêng về phía sau và trọng lượng cơ thể dồn vào khoảng 70% chân sau, gối trước hơi gập.

- Di chuyển tiến lên : Dùng lực chân sau đẩy chuyển dần trọng tâm dồn vào chân trước, thu chân sau
lên sát với chân trước, gót bàn chân trước xoay ngang chuyển mũi bàn chân trước ngang 1 góc 90 0 hướng
ngược lại, hai chân khép, 2 gối hướng theo 1 góc vuông và 2 gối hơi thấp. Di chuyển tiếp chân lên trên
sao cho khi kết thúc di chuyển mũi chân trước hướng thẳng lên trước, đầu gối hơi co, chân sau gập gối 1
góc 90o và dồn 70% trọng lượng cơ thể vào chân sau. Trọng tâm ổn định như tư thế tĩnh. Hình thức di
chuyển theo chữ L với góc là chân trụ.

- Di chuyển lùi: Trọng tâm ở chân sau, kéo chân trước về sát chân sau ( chân trụ) ở tư thế tấn L.
Tiếp tục chuyển hết trọng tâm vào chân trước bây giờ đã thành chân sau, dồn 70% trọng lượng cơ thể vào
chân sau. 2 gối tạo thành góc vuông. Hình thức di chuyển theo chữ L với góc là chân trụ.
- Xoay sau: Khi xoay sau chỉ cần ổn định tư thế hông, chuyển trọng tâm từ chân sau vào chân
trước. Xoay đều 2 gót chân chuyển than người, tư thế hông và trọng tâm về hướng ngược lại, Trục của tấn
không thay đổi, chỉ đổi hướng của thế tấn và ổn định tấn giống tư thế tĩnh.

Câu 21: Phân biệt sự giống và khác nhau của hai kỹ thuật đấm thuận (oi zuki) và đấm nghịch
(gyaku zuki)?

Các giai đoạn kỹ thuật:

- Giai đoạn chuẩn bị: đứng ở tư thế đứng thẳng, hai chân bằng vai. Vai và hông thẳng tự nhiên.

 Thông thường, khi tập luyện đòn đấm thuận chúng ta kết hợp với tấn trước (Zenkutsu Dachi).

- Giai đoạn đấm: xuất phát từ hông đấm ra trước di chuyển theo đường thẳng và xoắn thuận theo cấu trúc
giải phẫu từ ngoài vào trong và kết thúc khi tới điểm chạm, tay thẳng hoàn toàn, lòng bàn tay đối diện với
mặt đất, vị trí chạm mục tiêu là đốt xương thứ nhất của ngón trỏ và ngón giữa. Tay còn lại xoay ngược từ
trong ra ngoài mạnh về hông tạo phản lực, và kết thúc với lòng bàn tay hướng lên trên. Kết hợp cú đấm
với hơi thở và hông.

- Giai đoạn kết thúc: Kết thúc cú đấm vai và hông hơi nghiêng hướng phía trước, và tự giảm trương lực
các cơ bắp ngay lập tức và chuẩn bị cho cú đấm tiếp theo.

2. Kỹ thuật đấm nghịch (Gyaku zuki)

Đòn đấm nghịch là đòn khá thông dụng trong tập luyện kỹ thuật cơ bản cũng như trong thi đấu. Đây được
xem là một trong những đòn có hiệu quả cao nhất trong thi đấu Karate thể thao. Trong kỹ thuật đối luyện
cơ bản, Gyaku zuki thường là đòn kết thúc sau một hoặc tổ hợp các kỹ thuật đỡ khi đối phương tấn công.

Các giai đoạn kỹ thuật:

- Giai đoạn chuẩn bị: Thông thường, khi tập luyện đòn đấm nghịch

chúng ta kết hợp với tấn trước (Zenkutsu Dachi), tấn ngang (Kiba Dachi), tấn vuông (Shiko Dachi), tấn
bất động (Fudo Dachi)

- Giai đoạn đấm: xuất phát từ hông đấm ra trước di chuyển theo đường thẳng và xoắn thuận theo cấu trúc
giải phẫu từ ngoài vào trong và kết thúc khi tới điểm chạm, tay thẳng hoàn toàn, lòng bàn tay đối diện với
mặt đất, vị trí chạm mục tiêu là đốt xương thứ nhất của ngón trỏ và ngón giữa. Tay còn lại xoay ngược từ
trong ra ngoài mạnh về hông tạo phản lực, và kết thúc với lòng bàn tay hướng lên trên. Kết hợp cú đấm
với hơi thở và hông. Sở dĩ gọi là đấm nghịch bởi vì tay đấm là tay sau so với khi thực hiện kết hợp với
tấn. Xuất phát từ tư thế tấn rất vững và ổn định, có thể tạo ra lực rất lớn khi đến mục tiêu. Xoay hông, khi
xoay giữ hông ổn định. Duỗi thẳng chân sau và chuyển trọng tâm về trước. Tưởng tượng giống như khi
quay người, bạn phải xoay hông. Đòn đấm sẽ không hiệu quả nếu trọng lực nằm xa chân sau khi kết thúc
đòn đấm. Đòn đấm này bắt đầu từ việc xoay hông. Sức mạnh của hông sẽ chuyển lên ngực, vai, tay và
đòn đấm, cuối cùng kết lực tại mục tiêu. Tuy nhiên, để tránh mất lực, lực phản hồi của cơ thể tại mục tiêu
sẽ theo trật tự đảo ngược là tay, cánh tay, vai, ngực, hông. Nếu cơ thể không căng ra ở điểm tiếp xúc thì
lực phản hồi sẽ yếu đi.
- Giai đoạn kết thúc: Kết thúc cú đấm vai và hông hơi nghiêng hướng phía trước, và tự giảm trương lực
các cơ bắp ngay lập tức và chuẩn bị cho cú đấm tiếp theo. Tóm lại, lực hông có vai trò rất quan trọng
trong đòn đấm tay sau. Tập luyện đòn này và học cách xoay hông để hình thành nền tảng cho việc chuyển
động của phần thân trên.
Phân biệt kĩ thuật đá thẳng và đá vòng cầu

3. Kỹ thuật đá thẳng : Mae geri (kekomi)

Có thể thực hiện theo 3 tầm đá khác nhau:

- Đá cao : Mae geri keage (đá thốc trước)

- Đá thẳng giữa: Mae geri kekomi (đá tống thẳng)

- Đá thẳng thấp : Mae fumikomi geri (thường đá vào khớp gối)


Đòn đá thẳng là một đòn khá thông dụng và dễ thực hiện, được sử dụng nhiều trong tập luyện kỹ thuật cơ
bản và thi đấu. Đây là một trong những đòn cơ bản được tập luyện ngay từ khi đai trắng, có thể phối hợp
đòn đá thẳng với các kỹ thuật khác để trở thành các bài tập phối hợp nhóm kỹ thuật hoặc tổ hợp kỹ thuật.

Các giai đoạn kỹ thuật:

- Giai đoạn chuẩn bị: đứng ở tư thế đứng thẳng, hai chân bằng vai. Vai và hông thẳng tự nhiên.

- Giai đoạn thực hiện: nâng gối với cẳng chân gập sát cho đến khi trục của xương đùi song song với mặt
đất. Ở vị trí này, đã mạnh cẳng chân ra phía trước, khi đầu gối thẳng hoàn toàn là kết thúc đòn đa. Điểm
tiếp xúc với mục tiêu là phần ức bàn chân hay còn gọi là nhượng bàn chân, khi va chạm mục tiêu thì cổ
chân duỗi thẳng để hướng ức bàn chân về phía mục tiêu. Tốc độ thực hiện nhanh dần kể từ khi nâng gối
và đá cẳng chân ra phía trước, tố độ đạt cao nhất là khi ức bàn chân va chạm với mục tiêu.

- Giai đoạn kết thúc: Kết thúc đòn đá, gập nhanh cẳng chân về vị trí ban đầu, sau đó hạ chân xuống đất
giống tư thế chuẩn bị. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa đòn đá thẳng của Karate với các môn võ khác.
Sở dĩ phải gập chân nhanh về vị trí ban dầu và hạ chân xuống là để tránh những kỹ thuật bắt, tóm chân
của đối phương và là cách để tiếp tục thực hiện những đòn đá tiếp theo hoặc những kỹ thuật tấn công,
phản công khác.

 Khi tập luyện đòn đã Mae geri chúng ta thường tập luyện với tấn shiko dachi

 Trong thi đấu chúng ta thường kết hợp đòn đá với tấn trước cao và thế thủ thi đấu. Thi đấu
thường sử dụng tấn công tầm chudan là tầm tấn công hiệu quả nhất.

4. Kỹ thuật đá vòng cầu (Mawashi geri)

Có thể thực hiện theo 2 tầm đá khác nhau:

- Đá cao : Jodan Mawashi (đá vòng cầu vào mặt)

- Đá thẳng giữa: Chudan Mawashi (đá vòng cầu vào bụng, lưng, lườn)

Đòn đá vòng cầu là một đòn rất thông dụng và dễ thực hiện, được sử dụng thường xuyên trong tập luyện
kỹ thuật cơ bản và thi đấu. Đây là một trong những đòn đánh được sử dụng để ghi điểm nhiều trong thi
đấu. Đòn đá Mawashi được sử dụng phối hợp với nhiều kỹ thuật tạo nên chuỗi động tác tấn công hiệu
quả.

Các giai đoạn kỹ thuật:

- Giai đoạn chuẩn bị: đứng ở tư thế đứng thẳng, hai chân bằng vai. Vai và hông thẳng tự nhiên.

- Giai đoạn thực hiện: Tương tự với đòn đá tống trước Mae geri. Nâng gối với cẳng chân gập sát cho đến
khi trục của xương đùi song song với mặt đất. Xoay hông thuận về phía trước đồng thời gót chân cũng
xoay theo hướng thuận về phía trước, lúc này gối ngang ngực, cẳng chân hướng phía trước và song song
với mặt đất. Ở vị trí này, đã mạnh cẳng chân ra phía trước, khi đầu gối thẳng hoàn toàn là kết thúc đòn đá.
Điểm tiếp xúc với mục tiêu là phần mu bàn chân, khi chạm mục tiêu thì gối và cổ chân duỗi thẳng, mu
bàn chân chạm vào mục tiêu. Tốc độ thực hiện nhanh dần kể từ khi nâng gối, xoay hông và đá cẳng chân
ra phía trước, tốc độ đạt cao nhất là khi mu bàn chân chạm mục tiêu.
- Giai đoạn kết thúc: Kết thúc đòn đá, gập nhanh cẳng chân về vị trí ban đầu, xoay hông và gót chân về
hướng thẳng, sau đó hạ chân xuống đất giống tư thế chuẩn bị. Đâyđược gọi là thế Zanshin (thế thủ khi kết
thúc đòn và chuẩn bị cho đòn đánh tiếp theo).
 Trong thi đấu chúng ta thường kết hợp đòn đá với tấn trước cao và thế thủ thi đấu. Thi đấu
thường sử dụng tấn công tầm chudan với lực tấn công mạnh vào vùng hông và lưng sẽ đạt được 2 điểm.
Sử dụng đòn đá Mawashi tầm jodan vào vùng mặt với khả năng khống chế lực và điểm tiếp chạm chính
xác không gây chấn thương cho đối phương sẽ đạt được 3 điểm trong thi đấu. Đây là đòn thế giành được
điểm số cao nhất trong thi đấu Karatedo.
Câu 19: Cần đảm bảo các nguyên tắc nào để tập luyên karate một cách khoa học và hiệu quả?
1. Nguyên tắc tự giác và tích cực.
Tính tích cực của người tập TDTT thường thể hiện qua hoạt động tự giác, gắng sức nhằm hoàn thành
những nhiệm vụ học tập - rèn luyện. Nó bắt nguồn từ một thái độ học tập tốt, sự cố gắng nắm được những
kỹ năng, kỹ xảo vận động cùng hiểu biết có liên quan, phát triển các phẩm chất về thể lực và tinh thần...
nhất định cùng khắc phục những khó khăn trên con đường đó.
Theo quan điểm của tâm lý học Mácxít: tính tích cực có nguồn gốc là nhu cầu và hứng thú. Nhu cầu có
vai trò là động lực của hoạt động tích cực.
Nhu cầu là những đòi hỏi cần phải được thoả mãn. Thí dụ: khi khát cơ thể có nhu cầu về uống nước. Tập
luyện TDTT để nâng cao sức khoẻ, phát triển cơ thể cân đối... là nhu cầu không thể thiếu được của mọi
người nhất là thanh, thiếu niên.
Như đã nói ở trên tính tích cực hoạt động còn có một yếu tố nữa là hứng thú.
Hứng thú chính là thái độ đặc thù của con người với đối tượng nào đó mà do tính hấp dẫn của đối tượng
đó gây nên. Thí dụ: người thích tập bóng đá, người muốn tập bóng bàn, bóng rổ....
Bản thân hứng thú có 2 loại mang tính thời gian đó là:
- Hứng thú nhất thời.
- Hứng thú bền vững.
Hứng thú bền vững chính là hứng thú ngự trị trong một thời gian lâu dài, thường xuyên thức tỉnh sự chú ý
và ý thức của người đó.
* Cách thể hiện nguyên tắc này trong tập luyện.
Người tập phải xây dựng hứng thú bền vững đối với mục đích chung và đối với nhiệm vụ cụ thể của từng
buổi tập. Nói cách khác người tập phải thường xuyên hiểu được sự cần thiết của tập luyện và lợi ích của
nó, phải hiểu biết được ý nghĩa chân chính của hoạt động giáo dục thể chất. Hoạt động đó được khai thác
để đáp ứng nhu cầu phát triển cân đối, củng cố tăng cường sức khoẻ cho người tập, phục vụ cho học tập,
lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Từng cá nhân phải hiểu được rằng: với cơ thể mình thì  nên tập môn nào? Khối lượng tập ra sao?  Cần
phải sử dụng bài tập nào để phù hợp với đặc điểm lứa tuổi giới tính, trình độ thể lực (sức khoẻ), phù hợp
với tính chất công việc và thời gian rảnh rỗi mà mình hiện có.
Trong quá trình tiến hành tập luyện, người tập phải tự phân tích một cách có ý thức bài tập đó xem yếu
lĩnh cơ bản, điểm mấu chốt của động tác đó ở chỗ nào? Làm thế nào để thực hiện chính xác có hiệu quả
yếu lĩnh đó? Trong quá trình vận dụng các bài tập cần phải sáng tạo, để sao cho bài tập đó thể hiện chính
xác nhất với thời gian ngắn nhất và phù hợp với người tập về nhiều mặt... thời gian, không gian, trang
thiết bị tập luyện.
2. Nguyên tắc thích hợp (vừa sức) và cá biệt hoá.
Nguyên tắc này yêu cầu tính đến đặc điểm của người tập và mức tác động của những nhiệm vụ học tập đề
ra cho họ, đồng thời có tính đến các đặc điểm lứa tuổi, giới tính, trình độ chuẩn bị sơ bộ và cả những sự
khác biệt cá nhân về năng lực thể chất và tinh thần.
Trong giáo dục thể chất, nguyên tắc này đặc biệt quan trọng vì nó gây tác động rất mạnh mẽ đến các chức
năng quan trọng trong cơ thể sống. Chỉ cần lượng vận động vượt quá mức cơ thể chịu đựng được phần
nào là đã có thể nảy sinh nguy cơ đối với sức khoẻ người tập, gây nên hậu quả ngược lại.  Việc tuân thủ
đúng mức nguyên tắc này bảo đảm hiệu quả của giáo dục thể chất.
Vậy một lượng vận động như thế nào là thích hợp? Lượng vận động được coi là thích hợp là lượng vận
động khi người tập thực hiện phải khắc phục những khó khăn... Khó khăn đó có thể được khắc phục một
cách có hiệu quả nếu có sự động viên đúng mức sức mạnh, tinh thần và thể chất của người tập.
Yếu tố thứ hai xác định lượng vận động là hợp lý nếu lượng vận động đó có hiệu quả nâng cao sức khoẻ
người tập. Để hiểu rõ hai yếu tố xác định lượng vận động hợp lý ta xem xét hai trường hợp sau:
Trường hợp 1: Một người tập chạy cự ly trung bình với khối lượng 5km/ngày trong một quá trình tập với
khối lượng đó, người tập phải khắc phục khó khăn do mệt  mỏi gây ra, sau 2 tháng tập sức khoẻ của
người đó tăng lên ta đánh giá lượng vận động trên là vừa sức.
Trường hợp 2: Một người khác cũngg tập chạy với khối lượng 5km/ngày, mặc dù anh ta vẫn chạy và
hoàn thành cự ly chạy đã đặt ra (do anh ta cố sức), sau 2 tháng trong quá theo dõi thấy anh ta kém ăn,
kém ngủ chân tay bứt rứt và một số chỉ tiêu sinh lý khác suy giảm, sức khoẻ anh ta giảm sút như vậy với
trường hợp này khối lượng tập là quá sức.
* Cách thể hiện nguyên tắc này trong tập luyện:
Khi tập người tập phải tiến hành theo nguyên tắc:
- Căn cứ vào sức khoẻ người tập: Bản thân mỗi người phải biết được tình trạng sức khoẻ của mình mà tập
luyện những nội dung cho phù hợp nếu phương pháp tập luyện, lượng vận động không phù hợp với trạng
thái, sức khoẻ người tập thì người tập luôn luôn ở tình trạng gắng sức, tích tụ, mệt mỏi vì vậy hiệu quả tập
luyện không đạt được.
- Căn cứ vào đặc điểm giới tính lứa tuổi: Do đặc điểm cấu tạo giải phẫu và chức năng sinh lý ở nam và
nữ, ở người trưởng thành và thanh thiếu niên khác nhau nên nội dung tập luyện áp dụng cho từng đối
tượng cũngg phải phù hợp với giới tính, lứa tuổi và đặc điểm phát triển của từng lứa tuổi .
- Sử dụng các bài tập phát triển thể chất thích ứng với ngành nghề và tránh được hậu quả xấu do ngành
nghề gây ra cho sức khoẻ.
3.  Nguyên tắc hệ thống.
Nguyên tắc hệ thống là nhiều nguyên tắc được liên kết với nhau theo một quy luật. Cơ sở của nguyên tắc
này là: Tập luyện thường xuyên  có hệ thống sẽ có tác dụng củng cố chắc chắn các động tác cũ, dễ dàng
hơn trong tiếp thu, hoàn thiện và phát triển các bài tập mới.
Điểm then chốt của nguyên tắc hệ thống trong quá trình giáo dục thể chất là luân phiên hợp lý giữa lượng
vận động với nghỉ ngơi, không cho phép người tập nghỉ dừng đến mức làm mất hiệu quả tốt đã có trong
quá trình tập luyện. Việc này có kết quả là:
Hiệu quả của một số buổi tập được cộng gộp lại làm xuất hiện hiệu quả những biến đổi thích nghi tương
đối vững chắc về cấu trúc và chức năng, chính các biến đổi này là cơ sở của trình độ chuẩn bị thể lực,
huấn luyện và các kỹ xảo vận động vững chắc.
- Tính liên tục của tập luyện là phải thường xuyên, suốt đời.
- Tập luyện thường xuyên ở mức độ giáo dục thể chất phổ cập của quần chúng (không phải vận động
viên) một tuần thường tiến hành từ 2-3 buổi.
- Thứ tự sắp xếp nội dung của một buổi tập và một chu kỳ tập trong một tuần. Tập sức mạnh - sức nhanh -
sức bền hoặc tập sức nhanh - sức mạnh - sức bền.
4. Nguyên tắc tăng dần yêu cầu.
Tập luyện TDTT cũngg như bất kỳ một quá trình hoạt động nào khác, muốn phát triển phải không ngừng
vận động, đồng thời thay đổi từ buổi tập này sang buổi tập khác, từ giai đoạn này sang giai đoạn khác.
Nét tiêu biểu ở đây là tăng độ phức tạp của các bài tập, tăng sức mạnh và thời gian tác động của bài tập
đó. Cần phải lựa chọn các bài tập có độ khó thích hợp, khối lượng vận động thích hợp sau đó nâng dần từ
dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ nhẹ đến nặng giúp người tập có thể nắm vững kỹ năng và nâng
cao dần thể chất.
Thực hiện nguyên tắc này cần phải:
- Tăng lượng vận động một cách từ từ vừa sức với người tập. Khi vận dụng nguyên tắc này cần chỳ ý qui
luật: Làm quen – tăng dần - thích ứng - nâng cao tiếp - thích ứng…dựa vào mức độ hoàn thành và củng
cố kỹ năng kỹ xảo, sự thích nghi với lượng vận động mới.
5. Nguyên tắc an toàn.
Cơ sở của nguyên tắc:
Mục đích của giáo dục thể chất là tăng cường sức khoẻ, phục vụ lao động, học tập, công tác, bảo vệ Tổ
quốc. Muốn đạt được mục đích ấy cần đảm bảo an toàn tuyệt đối, không được để xảy ra chấn thương
đáng tiếc.
Thực hiện nguyên tắc này cần tránh các nguyên nhân gây chấn thương sau đây:
- Do thiếu ý thức trách nhiệm, tinh thần tập luyện của người tập luyện chưa tốt.
- Coi thường tổ chức kỷ luật tập luyện, chưa nắm được kỹ thuật động tác.
- Không tuân thủ các nguyên tắc tập luyện cơ bản trong hoạt động giáo dục thể chất.
- Thiết bị dụng cụ, sân bãi không đảm bảo yêu cầu của tập luyện.
- Chưa biết cách bảo hiểm.
Câu 20: Các yêu đối với trang phục thi đấu của vân động viên môn karate?

Các VĐV phải mặc võ phục màu trắng không có kẻ sọc, đường viền hoặc hình thêu cá nhân ngoại trừ các
trường hợp đặc biệt được sự chấp nhận của ban chấp hành WKF (WKF EC), chỉ có biểu tượng hoặc cờ
quốc gia của VĐV nằm ở ngực trái của áo và kích thước tổng thể không vượt quá 12cm x 8cm (xem Phụ
lục 7). Chỉ có các nhãn mác của nhà sản xuất mới được có trên áo. Ngoài ra, số hiệu nhận biết do Ban tổ
chức cung cấp phải được đeo ở mặt sau của áo. Một VĐV thắt đai đỏ thì VĐV còn lại phải thắt đai xanh.
Đai đỏ và đai xanh phải có bề ngang rộng 5cm và có độ dài mỗi bên đai là 15cm tính từ đầu đến nút thắt
đai nhưng không được dài quá 3/4 chiều dài đùi. Đai phải là một màu đỏ hoặc xanh đồng nhất, không có
hình thêu cá nhân, quảng cáo hay dấu hiệu khác với nhãn hiệu thông thường của nhà sản xuất.

Bất kể phần 2.2.2.1 nêu trên, Ban chấp hành vẫn có thể cho phép đeo mác hoặc nhãn hiệu của nhà tài trợ.

Áo của VĐV khi thắt chặt đai quanh thắt lưng phải có độ dài tối thiểu đủ để che được phần hông nhưng
không được dài quá 3/4 đùi. Đối với VĐV nữ có thể được mặc áo phông trắng bên trong áo thi đấu. Dây
buộc áo phải được thắt. Áo không có dây buộc không được phép sử dụng.

Chiều dài tối đa của ống tay áo không được dài quá cổ tay và không được ngắn hơn nửa cẳng tay. Tay áo
không được xắn lên. Dây buộc giữ trang phục phải được thắt trước khi trận đấu diễn ra. Tuy nhiên nếu
dây buộc tụt ra trong trận đấu thì VĐV không cần phải thay đổi võ phục.

Quần thi đấu phải đủ dài để che được ít nhất 2/3 cẳng chân và không được chùm mắt cá chân. Ống quần
không được xắn lên.

Các VĐV phải để tóc gọn gàng, cắt ngắn để không vướng khi thi đấu. Hachimaki (băng quấn đầu) không
được phép sử dụng. Nếu như TTC nhận thấy VĐV nào tóc quá dài hay không sạch sẽ, TTC có quyền
truất quyền thi đấu của VĐV đó. Cấm đeo trâm cài tóc và kẹp tóc bằng kim loại. Cấm sử dụng ruy băng,
chuỗi hạt và các vật trang trí khác. Một hay hai dải băng chun buộc tóc kiểu đuôi ngựa đơn được cho
phép.

VĐV nữ có thể dùng khăn trùm đầu vì lý do tôn giáo và phải là loại được WKF chấp nhận: Khăn trùm
đầu bằng vải đen và không bao cổ họng.

Các VĐV phải cắt ngắn móng tay và không đeo đồ kim loại hay các vật khác mà có thể gây thương tích
cho đối phương. Việc sử dụng niềng răng bằng kim loại phải được sự đồng ý của TTC và bác sĩ của giải
đấu. VĐV phải chịu hoàn toàn bất kỳ chấn thương nào xảy ra đối với bản thân.

Những trang bị bảo vệ sau đây là bắt buộc.

 WKF công nhận găng tiêu chuẩn dùng cho thi đấu, một VĐV đeo găng đỏ và VĐV kia đeo găng
xanh.
 Bảo vệ răng.

 WKF chấp nhận mặc giáp (cho tất cả các VĐV) và bảo vệ ngực đối với VĐV nữ.

 Bảo vệ cẳng chân theo tiêu chuẩn WKF, một VĐV đeo màu đỏ và VĐV kia đeo màu xanh.

 Bảo vệ bàn chân theo tiêu chuẩn WKF, một VĐV đeo màu đỏ và VĐV kia đeo màu xanh.

 Bảo vệ hạ bộ không bắt buộc. Nếu dùng phải là loại được duyệt bởi WKF.

 Không sử dụng kính đeo mắt. Có thể đeo kính áp tròng nhưng VĐV phải tự chịu trách nhiệm về
sự rủi ro cho bản thân.

 Cấm sử dụng đồ trang sức, quần áo hay trang bị không được phép.

 Tất cả các trang bị bảo vệ phải được WKF công nhận.

 Nhiệm vụ của trọng tài giám sát là phải đảm bảo rằng trước mỗi vòng đấu hay trận đấu các VĐV
phải mặc đúng trang bị được phê duyệt. (Trong trường hợp tại giải vô địch châu lục, quốc tế hay
quốc gia, các trang bị được phê duyệt bởi WKF phải được chấp nhận không thể từ chối).
 Việc sử dụng băng gạc, miếng bịt hay các vật trợ giúp do chấn thương phải được sự đồng ý của
TTC dựa vào ý kiến bác sĩ của giải.
Câu 22: Các yêu cầu đối với trang phục của trọng tài môn karate trong thi đấu?

TTC và TTP phải mặc đồng phục chính thức do HĐTT quy định. Đồng phục này được mặc trong suốt cả
giải, các buổi họp giao bang và các buổi tập huấn.

Đồng phục chính thức được quy định như sau:

– Áo vest một hàng khuy màu xanh đậm (Mã màu 19-4023 TPX).

– Áo sơ mi trắng cộc tay.

– Cà vạt không được gắn kẹp cài.

– Còi màu đen.

– Dùng dây treo còi màu trắng.

– Quần âu màu ghi sáng không gấp nếp ở gấu. (Phụ lục 9)

– Tất màu xanh đậm hay màu đen đi với giày “lười” màu đen dùng trên thảm đấu.

– Khăn trùm đầu vì lý do tôn giáo phải là loại được WKF chấp nhận.

– TTC và TTP có thể đeo nhẫn kết hôn – TTC hoặc TTP là nữ có thể đeo cặp tóc hoặc bông tai.
Đối với Thế vận hội, Thế vận hội Trẻ, giải Lục địa và các giải đấu đa môn thể thao khác, khi đồng phục
của trọng tài phụ thuộc vào điều kiện cam kết (LOC) với đơn vị tổ chức, thì đồng phục chính thức cho tổ
Trọng tài có thể được thay thế bằng đồng phục chung nhưng văn bản yêu cầu phải được gửi đến WKF bởi
người tổ chức sự kiện và được sự chấp thuận của WKF.
Câu 23: Phân biệt sự giống và khác nhau của hai kỹ thuật Zenkutshu Dachi (tấn trước) và Kokutsu
Dachi (tấn sau)?
Câu 25: Tiêu chí ăn điểm của đòn 1 điểm,2 điểm,3 điểm của kumite trong thi đấu karate?

6.1. Điểm ghi được sẽ bao gồm như sau:

a. IPPON: 3 điểm

b. WAZA-ARI: 2 điểm

c. YUKO: 1 điểm

6.2. Điểm được tính khi một kỹ thuật được thực hiện theo những tiêu chuẩn sau vào vùng ăn điểm:

a. Đòn thế đẹp

b. Tinh thần thể thao

c. Mạnh (có lực)

d. Ý thức phòng thủ (Zanshin)

e. Đúng thời điểm

f. Cự ly chuẩn

6.3. IPPON được dành cho những kỹ thuật sau:

a. Các đòn đá Jodan

b. Bất kỳ kỹ thuật ghi điểm nào được thực hiện khi đối thủ bị quật hoặc ngã.

6.4. WAZA-ARI được dành cho những kỹ thuật sau: Các đòn đá Chudan

6.5. YUKO được dành cho những kỹ thuật sau:

a. Chudan hoặc Jodan Tsuki

b. Chudan hoặc Jodan Uchi

6.6. Các đòn tấn công được giới hạn trong các vùng sau:

a. Đầu b. Mặt c. Cổ d. Bụng e. Ngực f. Lưng g. Lườn


6.7. Một kỹ thuật ăn điểm được thực hiện vào đúng lúc có hiệu lệnh kết thúc trận đấu thì được coi là có
giá trị. Một kỹ thuật cho dù có hiệu quả mà được thực hiện sau khi có lệnh tạm dừng hoặc chấm dứt trận
đấu sẽ không được tính điểm và người thực hiện có thể còn bị phạt.
6.8. Không một kỹ thuật nào cho dù có chuẩn về mặt kỹ thuật sẽ được tính điểm nếu như cả 2 đấu thủ ở
ngoài thảm đấu. Tuy nhiên, nếu như một trong hai VĐV ra đòn chính xác mà vẫn còn ở trong thảm đấu
và trước khi TTC hô “Yame” thì đòn đó sẽ được tính điểm.
Câu 26: Lỗi C1 và C2 trong thi đấu kumite là gì?

Loại 1: (C1)

1. Các đòn đánh quá mạnh vào vùng ăn điểm và chạm vào yết hầu.

2. Các đòn đánh vào tay hoặc chân, hạ bộ, khớp hoặc mu bàn chân.

3. Các đòn tấn công vào mặt bằng kỹ thuật mở bàn tay.

4. Các đòn quăng quật nguy hiểm hoặc bị cấm, mà nó gây nên chấn thương.

- Loại 2: (C2)

1. Giả vờ hoặc cường điệu hóa chấn thương.

2. Ra ngoài thảm đấu nhiều lần (Jogai).

3. Tự gây ra nguy hiểm cho mình trong khi đuổi theo đòn để chính mình bị chấn thương, hoặc không để ý
để bảo vệ hữu hiệu (Mubobi).

4. Pha đánh nhằm ngăn cản cơ hội ghi điểm của đối phương.

5. Tóm và cố tình quật ngã hoặc làm ngã đối phương mà trước đó không ra đòn tấn công cơ bản của
karate, ngoại trừ khi đối thủ cố tình tóm hoặc quật trước, cũng như cấm các kỹ thuật quật có trọng tâm
cao hơn hông.

6. Các đòn ôm ghì, vật, đẩy, hoặc tóm không cần thiết cà không có đòn đánh nào tiếp theo sau đó.

7. Những kỹ thuật, xét về bản chất không thể khống chế được để đảm bảo sự an toàn cho đối phương, gây
nguy hiểm và những đòn tấn công không khống chế cho dù nó có chạm hay không chạm vào đối phương.

8. Tấn công bằng đầu, đầu gối, hoặc cùi chỏ.


9. Nói, hoặc chọc tức đối phương, không chịu chào đáp lễ trọng tài, những hành vi bất lịch sự, khiếm nhã
đối với các quan chức trọng tài khác hoặc là những vi phạm thuộc về võ phép.
Câu 27: Các tiêu chí để đánh giá một bài quyền trang thi đấu kata?
Trình diễn Kata
1. Hiệu suất kỹ thuật: a. Tấn pháp.b. Kỹ Thuật.c. Chuyển động chuyển tiếp.d. Thời gian.e. Hơi thở đúng.f.
Tập trung (kime). g. Thực hiện kihon của phong cách (Ruy-ha) trong kata.
2. Hiệu suất thể thao: a. Sức mạnh. b, Tốc độ.c. Cân bằng.
Trình diễn Bunkai (áp dụng cho giải đồng đội tranh huy chương)
1. Hiệu suất kỹ thuật: a. Tấn pháp.b. Kỹ Thuật.c. Chuyển động chuyển tiếp.d. Thời gian.e. Hơi thở
đúng.f. Tập trung (kime). g. Sử dụng các đòn thực tế trong trình diễn kata.
2. Hiệu suất thể thao: a. Sức mạnh. b, Tốc độ.c. Cân bằng.
Câu 28: Nhiệm vụ của trọng tài chính, trọng tài phụ và kansa trong thi đấu kumite là gì?

Các trọng tài chính có quyền hạn như sau:

1. TTC (“Shushin”) có quyền điều khiển các trận đấu (bout/match) gồm việc công bố bắt đầu, tạm ngừng
và kết thúc trận đấu (bout/match).

2. Cho điểm dựa trên quyết định của các TTP.

3. Dừng trận đấu khi thấy dấu hiệu chấn thương, bị bệnh hoặc không có khả năng tiếp tục thi đấu của
VĐV.

4. Dừng trận đấu theo quan điểm của TTC về việc phạm lỗi hay bảo đảm sự an toàn cho VĐV.

5. Dừng trận đấu khi 2 hoặc nhiều hơn các TTP biểu quyết cho điểm hoặc JOGAI.

6. Để chỉ ra các lỗi đã quan sát được (bao gồm cả Jogai), do đó yêu cầu sự đồng ý của các TTP.

7. Yêu cầu các TTP xem xét lại ý kiến của họ trong những trường hợp mà theo quan điểm của TTC, là cơ
sở cho việc phán quyết lại của TTP về nhắc nhở hay hình phạt.

8. Triệu tập các TTP để hội ý (SHUGO) về hình phạt SHIKKAKU.

9. Giải thích cho Quản lý sàn, HĐTT, Hội đồng giải quyết khiếu nại nếu cần thiết về cơ sở của việc phán
quyết.

10. Thực hiện nhắc nhở hay hình phạt dựa trên ý kiến của các TTP.

11. Thông báo và bắt đầu hiệp phụ khi cần thiết trong nội dung thi đấu đồng đội.

12. Tiến hành biểu quyết các ý kiến của TTP bao gồm cả ý kiến của TTC (HANTEI) và công bố quyết
định.

13. Giải quyết tranh chấp.

14. Công bố người thắng cuộc.

15. TTC không chỉ giới hạn thẩm quyền trong phạm vi sàn đấu mà còn ngay ngoài phạm vi của thảm bao
gồm việc kiểm soát hành vi của các huấn luyện viên, VĐV, hoặc bất kỳ thành viên nào của các đoàn
VĐV tham gia hiện diện trên sàn đấu.

16. TTC là người đưa ra tất cả các hiệu lệnh và khẩu lệnh.

Các trọng tài phụ (Fukushin) có quyền hạn như sau:

1. Ra tín hiệu cho điểm hoặc JOGAI trên quan điểm của TTP.

2. Ra tín hiệu cho sự đánh giá của mình về nhắc nhở hay hình phạt mà TTC đưa ra.
3. Thực hiện quyền biểu quyết khi phải phán quyết.

Trọng tài phụ phải thận trọng quan sát các hành động của VĐV và ra hiệu cho TTC trong các trường hợp
sau:

a. Khi nhận thấy có đòn ghi điểm.

b. Khi 1 VĐV di chuyển ra ngoài khu vực thi đấu (Jogai).

c. Khi được TTC yêu cầu biểu quyết để thông qua quyết định về các lỗi khác.

Các trọng tài giám sát (Kansa)

Trọng tài giám sát (KANSA) sẽ hỗ trợ cho Quản lý sàn bằng việc quan sát vòng đấu hay trận đấu đang
diễn ra. Nếu quyết định của TTC hoặc TTP không phù hợp với Luật thi đấu, Trọng tài giám sát ngay lập
tức sẽ giơ cờ đỏ và thổi còi. Quản lý sàn sẽ yêu cầu TTC dừng trận đấu (bout/match) và sửa chữa sai sót.

Biên bản kết quả của trận đấu phải được ký duyệt bởi Trọng tài giám sát.
Trước khi bắt đầu mỗi trận đấu đồng đội hay trận đấu cá nhân trọng tài giám sát phải đảm bảo rằng trang
bị thi đấu của VĐV và võ phục phù hợp với luật thi đấu của WKF. Ngay cả khi ban tổ chức đã kiểm tra
trước đó thì Kansa vẫn có trách nhiệm để đảm bảo rằng trang bị phù hợp với quy tắc thi đấu. Giám sát
trận đấu sẽ không luân phiên trong trận đấu đồng đội.
Câu 29: Nhiệm vụ của trọng tài chính, trọng tài phụ trong thi đấu kata là gì?
Câu 30: Danh sách Các bài quyền được phép biểu diễn trong thi đấu nội dung kata?
Tên của một số bài kata có thể trùng do các biến thể khi phát âm trong tiếng La tinh. Trong một số trường
hợp một bài kata có thể được biết dưới một cái tên khác từ phong cách (Ryu-ha) này đến phong cách
khác, và trong trường hợp đặc biệt một cái tên giống nhau nhưng trên thực tế có thể là một bài kata khác
nhau từ phong cách này sang phong cách khác.
1 Anan 35 Jiin 69 Passai
2 Anan Dai 36 Jion 70 Pinan Shodan
3 Ananko 37 Jitte 71 Pinan Nidan
4 Aoyagi 38 Juroku 72 Pinan Sandan
5 Bassai 39 Kanchin 73 Pinan Yondan
6 Bassai Dai 40 Kanku Dai 74 Pinan Godan
7 Bassai Sho 41 Kanku Sho 75 Rohai
8 Chatanyara Kushanku 42 Kanshu 76 Saifa
9 Chibana No Kushanku 43 Kishimoto No Kushanku 77 Sanchin
1
Chinte 44 Kousoku 78 Sansai
0
1
Chinto 45 Kousoku Dai 79 Sanseiru
1
1
Enpi 46 Kousoku Sho 80 Sanseru
2
1
Fukyugata Ichi 47 Kururunfa 81 Seichin
3
1 Fukyugata Ni 48 Kusanku 82 Seienchin (Seiyunchin)
4
1
Gankaku 49 Kyan No Chinto 83 Seipai
5
1
Garyu 50 Kyan No Wanshu 84 Seiryu
6
1
Gekisai (Geksai) 1 51 Matsukaze 85 Seishan
7
1
Gekisai (Geksai) 2 52 Matsumura Bassai 86 Seisan (Sesan)
8
1
Gojushiho 53 Matsumura Rohai 87 Shiho Kosokun
9
2
Gojushiho Dai 54 Meikyo 88 Shinpa
0
2
Gojushiho Sho 55 Myojo 89 Shinsei
1
2
Hakucho 56 Naifanchin Shodan 90 Shisochin
2
2
Hangetsu 57 Naifanchin Nidan 91 Sochin
3
2
Haifa (Haffa) 58 Naifanchin Sandan 92 Suparinpei
4
2
Heian Shodan 59 Naihanchi 93 Tekki Shodan
5
2
Heian Nidan 60 Nijushiho 94 Tekki Nidan
6
2
Heian Sandan 61 Nipaipo 95 Tekki Sandan
7
2
Heian Yondan 62 Niseishi 96 Tensho
8
2
Heian Godan 63 Ohan 97 Tomari Bassai
9
3
Heiku 64 Ohan Dai 98 Unshu
0
3
Ishimine Bassai 65 Oyadomari No Passai 99 Unsu
1
3
Itosu Rohai Shodan 66 Pachu 100 Useishi
2
3
Itosu Rohai Nidan 67 Paiku 101 Wankan
3
3
Itosu Rohai Sandan 68 Papuren 102 Wanshu
4

You might also like