You are on page 1of 9

CÂU HỎI AEROBIC

1. Khái niệm Aerobic? Lịch sử ra đời và phát triển của Thể dục Aerobic??
 Khái niệm: Là khả năng thực hiện liên tục với âm nhạc các cấu trúc phức
tạp và có cường độ cao, bắt nguồn từ các bài tập Aerobic truyền thống: Bài biểu
diễn phải thể hiện những chuyển động liên tục, mềm dẻo, sức mạnh và sử dụng 7
bước cơ bản, kết hợp việc thực hiện hoàn hảo các động tác khó.
 Lịch sử ra đời và phát triển của Thể dục Aerobic?
- Thuật ngữ “Aerobic được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1875 do
Pasteur, một bác sĩ người Pháp. Pasteur giải thích rằng Aerobic có nguồn gốc từ
tiếng Hy lạp “aerob”, từ này có nghĩa là có oxy, bởi oxy cần cho sự sống.
- Thể dục Aerobic thi đấu là một môn thể thao mới được phát triển
trong khoảng 30 năm trở lại đây, ban đầu có tên gọi là Sport Aerobic.
- Thập niên 80 thế kỷ XX lần đầu tien quy định về cuộc thi Sport
Aerobic được giới thiệu.
- 1982 ở Mỹ xuất hiện cuộc thi đơn nữ.
- 1984 xuất hiện thi đấu đơn, đôi, ba người.
- 1985 giải vô địch quốc gia Mỹ Sport Aerobic lần đầu tiên tổ chức, sau
đó đến các nước như: Canada, Nhật bản, Brazil.
- 1990 Hiệp hội Sport Aerobic Châu âu được thành lập.
- 1993 Liên đoàn Thể dục Thế giới (FIG) đã đưa ra quy định về kỹ
thuật và hệ thống công tác trọng tài môn Sport Aerobic.
- 2005 Thể dục Aerobic đã có tên gọi thống nhất là Aerobic Gymnastic,
và được tổ chức 2 năm 1 lần.

Aerobic tại Việt Nam:

- 1084 Sport Aerobic được giới thiệu tạp Tp.HCM do một chuyên gia
thể dục người Bungari.
- 1985 các giáo viên Thể dục Nhà văn hóa thiếu nhi TPHCM mời
chuyên gia giảng dạy, hướng dẫn, sau đó các cuộc thi bắt đầu xuất hiện.
- Đầu thế kỷ XXI phát triển rộng khắp cả nước.
2. phân loại Aerobic? Triệu chứng và cách sơ cứu khi bị Choáng trọng lực?
 Phân loại: có 2 loại: Aerobic sức khỏe, Aerobic thi đấu
- Aerobic sức khỏe: là loại hình vận động tích cực, được thực hiện một
khoảng thời gian từ 30 phút trở lên, đòi hỏi sự làm việc tích cực của các hệ thống
cơ quan của cơ thể: Tuần hoàn, hô hấp, hệ vận động. Vì vậy hình thức này giúp
tăng cường sức khỏe, phát triển hoàn thiện các tố chất thể lực, làm cho cơ thể hài
hòa, cân đối, sảng khoái.
Bao gồm thể dục Aerobic tay không, với dụng cụ đơn giản, và với sân đặc biệt.
- Aerobic thi đấu: hình thành dựa trên thể dục Aerobic truyền thống,
với mục đích thi đấu nên có luật và chấm điểm riêng. Đồng thời sử dụng tổng hợp
7 bước cơ bản là khả năng hoàn thành hoàn hảo các loại độ khó với chất lượng cao.
Bao gồm các nội dung:
+ Đơn nam, nữ;
+ Đôi nam, nữ;
+ 3 người (hỗn hợp hoặc cùng giới tính)
+ 5 người (hỗn hợp hoặc cùng giới tính)
+ 8 người (hỗn hợp hoặc cùng giới tính)
 Triệu chứng và cách sơ cứu khi bị Choáng trọng lực?

- Triệu chứng lâm sàng:

VĐV đột nhiên mất tri giác, choáng ngã xuống. Trước khi ngã cảm thấy toàn
thân vô lực, hoa mắt, chóng mặt, tai ù, buồn nôn. Mặt tái xanh, vã mồ hôi, chân tay
lạnh. Tim đập chậm yếu, nhịp thở chậm, đồng tử của mắt co lại. Những triệu
chứng trên xuất hiện trong thời gian ngắn, cơ thể sẽ hồi phục dần. Nhưng sau đó
còn những hiện tượng như : Nhức đầu, tinh thần không được thoải mái, người cảm
thấy nặng nề.

- Cách Sơ cứu:

+ Đối với trường hợp VĐV còn tỉnh:

Đưa vận động viên vào nơi thoáng mát (mùa hè) ấm áp (mùa đông). Đặt
VĐV nằm ngửa, gối đầu thấp, nới lỏng quần áo để máu dễ lưu thông. Lấy nước
ấm lau người , dùng động tác xoa đẩy từ cẳng chân lên đùi để đẩy máu về tim.
Châm cứu hoặc bấm huyệt Nhân trung, Bách hội, Hợp cốc, Dũng tuyền là có thể
làm cho vận động viên tỉnh lại.

+ Đối với trường hợp VĐV bất tỉnh: Lập tức ấn huyệt nhân trung, giật
nhẹ tóc mai.

+ Đối với trường hợp tim VĐV ngừng đập: Lập tức hô hấp nhân tạo.

3. Nguyên nhân, triệu chứng, các mức độ, Cách sơ cứu Bong gân?
 Nguyên nhân: Khi bị chấn thương trẹo khớp đột ngột các dây chằng sẽ
bị kéo dãn quá mức, bị rách hay bị đứt hoàn toàn, ở đây không có sự di lệch vĩnh
viễn các mặt khớp mà chỉ có dây chằng bị dãn dài ra hơn bình thường hoặc bị đứt.
Trong dân gian thường dùng thuật ngữ “bong gân” để chỉ tổn thương dây chằng và
ngày nay bong gân còn kể đến cả các tổn thương của bao khớp và các cơ tham gia
vào việc giữ vững khớp.
 Triệu chứng:
- Chủ yếu là đau, với biểu hiện theo 3 thì:

- Cảm giác đau nhói ngay sau khi bị chấn thương.

- Tiếp theo là cảm giác tê bì, hết đau.


- Sau đó lại thấy đau nhức mặc dù đã để yên không cử động khớp. Cảm giác
đau nhói xuất hiện khi ấn vào vùng chấn thương hay khi cử động khớp. Nếu tổn
thương dây chằng độ 3 thì khi khám có thể thấy cử động bất thường của khớp (dấu
hiệu lỏng lẻo khớp).

 Các mức độ.

- Bong gân độ 1: là mức độ tổn thương nhẹ. Các dây chằng chỉ căng giãn ra
hoặc đã bị đứt 1 phần của sợi dây chằng. Mức độ tổn thương giải phẩu chưa
nghiêm trọng.

- Bong gân độ 2: Do sức kéo mạnh hơn có thể làm đứt nhiều sợi dây chằng.

 Ở cả hai mức bong gân độ 1 và 2 khớp xương vẫn vững chắc chưa bị lỏng lẻo.

- Bong gân độ 3: nếu sức kéo căng vượt quá 20% mức biến dạng, toàn bộ
dây chằng bị đứt hoàn toàn, làm khớp xương bị lỏng lẻo ở các mức độ khác nhau.
Mức độ nặng nhất của bong gân độ 3 là Trật khớp..

 Sơ cứu bong gân.

ÁP DỤNG LIỆU PHÁP RICE

Sơ cứu, điều trị bằng phương pháp RICE được tiến hành ngay sau khi bị
chấn thương. Phương pháp này nếu được sử dụng ngay trong khoảng 10 – 20 phút
đầu sau chấn thương có thể rút ngắn được thời gian điều trị được vài ngày hoặc vài
tuần và nhanh chóng cho VĐV trở lại tập luyện và thi đấu. Khi bị chấn thương,
thực hiện phương pháp “RICE” ngay, gồm 4 bước:

R – Rest: nghỉ chơi ngay lập tức sau khi chấn thương, có thể bất động tạm
thời chi bị chấn thương từ 24 – 72 giờ (có thể dùng nẹp để bất động chi).
I – Ice: Chườm lạnh giúp giảm chảy máu, giảm sưng, giảm đau, giảm viêm,
thời gian từ 10-15 phút, không nên chườm quá lâu có thể gây phỏng lạnh, có thể
phối hợp với băng ép.
Cách làm: đá nhuyễn hoặc nước đá trong túi nylon, bọc khăn vải ướt bên ngoài,
chườm lên vùng tổn thương.
“Ice massage” là hình thức phối hợp giữa chườm lạnh và băng ép.
Chườm lạnh được thực hiện trong 24-72 giờ đầu sau chấn thương (tùy vào mức độ
tổn thương), thời gian chườm là 10-15 phút, rồi nghỉ 30-45 phút, có thể lặp lại
nhiều lần trong ngày.
– Đối với những chấn thương nhỏ thì đau, sưng sẽ giảm rất nhanh.
– Đối với chấn thương trung bình đau, sưng sẽ giảm sau 24 giờ.
– Đối với chấn thương nặng thường đau và sưng sẽ giảm sau 72 giờ (cần phải có
điều trị chuyên sâu sau đó).
– Thời gian chườm lạnh còn phụ thuộc vào vị trí tổn thương và cơ thể mỗi người
(mập, ốm)
C – Compression: băng ép với mục đích làm giảm giảm sưng có thể thực
hiện cùng lúc với chườm lạnh hoặc khi không có chườm lạnh.
Cách làm: sử dụng băng thun quấn từ dưới vùng bị tổn thương khoảng 5 – 10 cm
quấn lên trên vùng tổn thương và qua khỏi vùng tổn thương
Chú ý: Những vòng đầu quấn hơi chặt sau đó lỏng dần.
Sau quấn phải kiểm tra xem có có chèn ép mạch máu thần kinh (quấn quá chặt)
E – Elevation: Kê cao chi chấn thương giúp máu trở về tim tốt hơn, làm
giảm sưng và viêm, đặc biệt đối với chi dưới, có thể nằm kê cao chân 10 – 15cm
trong 24 – 72 giờ đầu.
Chú ý: Trong 48 giờ đầu không được chườm nóng, xoa bóp các loại dầu nóng,
kéo nắn chi hay vùng bị tổn thương vì dễ làm tổn thương dập – rách – đứt – tăng
lên, chảy máu và sưng nề nhiều hơn, hiện tượng viêm tăng lên và kéo dài làm mô
bị tổn thương lâu lành hoặc lành với sẹo xấu. Đặc biệt đối với dây chằng, việc xoa
bóp với các loại dầu có thể kích thích hình thành các mô sợi (Fibro) thế cho các sợi
collagen dẫn đến giảm tính đàn hồi, chắc của dây chằng, sau khi lành dây chằng trở
nên yếu và dễ bị tổn thương lại.
– Có thể dùng thuốc giảm đau thông thường để trợ giúp
– Nếu sau 24 – 72 giờ tổn thương không giảm nhiều, hoặc tổn thương ban đầu trầm
trọng cần thiết phải gặp Bác sĩ Y Học Thể Thao.
Trong thời gian từ 24 đến 48 giờ đầu sau khi bị chấn thương không được
dùng các liệu pháp nóng như tắm nóng, xoa dầu nóng, không xoa bóp chỗ bị chấn
thương và không uống bia rượu. Điều đó làm tăng phù nề và tăng chảy máu tại chỗ
bị chấn thương.

RICE không những là phương pháp điều trị mà còn là phương pháp sơ cứu
chấn thương thể thao.

4. Nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu khi bị hạ đường huyết?

 Nguyên nhân:

Thực tiễn tập luyện và thi đấu thể thao cho thấy trạng thái hạ đường
huyết thường gặp ở vận động viên có sự chuẩn bị không tốt, hoặc chưa thích nghi
với điều kiện khí hậu, như ở núi cao, nơi quá lạnh hay quá nóng, thay đổi nhịp
sinh học do di chuyển xa…

Ở VĐV trình độ cao, trạng thái hạ đường huyết cũng có thể gặp khi
vận động viên thi đấu trong tình trạng mệt mỏi hoặc trở lại thi đấu sau một thời
gian dưỡng bệnh. Tuy niên, yếu tố ảnh hưởng trực tiếp có vai trò quan trọng vẫn là
chế độ dinh dưỡng trước và trong thi đấu, đặc biệt là việc bổ sung đủ lượng
carbonhydrat trước các cuộc thi đấu lớn.
 Triệu chứng lâm sàng:

- VĐV có cảm giác đói, yếu ớt, chóng mặt, ra mồ hôi, lạnh.

- Tiếp theo là dấu hiệu ảnh hưởng hệ thần kinh: Mất tri thức, giọng nói
ngắt quãng, thần trí mơ hồ.

- Trường hợp nặng: Da nhợt nhạt hoặc xanh tái, đồng tử giãn, không phản
ứng với ánh sáng.

- Mạch khó bắt, huyết áp giảm mạnh.

- Lượng đường trong máu xuống dưới 40mg% (bình thường: 80 – 120mg
%).

 Cách sơ cấp cứu

- Đưa VĐV vào thoáng mát, làm thoáng khí nếu oi bức.

- Cho VĐV uống nước đường ấm, ăn bánh mì, hoặc ngậm 1 viên kẹo,
đường.

- Trường hợp nặng: Có biểu hiện có rối loạn hệ thần kinh trung ương thì
cần cấp cứu ngay.

5. Nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu khi bị hạ say nắng?

 Nguyên nhân

Trong điều kiện môi trường nóng bức (nhiệt độ và độ ẩm không khí cao) sự
thải nhiệt bằng con đường bay hơi (mồ hôi) bị cản trở, nhất là trong những ngày oi
bức đứng gió, trong khi đó VĐV vẫn phải tập luyện với khối lượng và cường độ
cao, cơ thể sản sinh nhiều nhiệt, và nhiệt tích tụ lại trong cơ thể cộng với mất nhiều
muối và nước do ra mồ hôi làm rối loạn các chức năng sinh lí bình thường của cơ
thể dẫn đến hiện tượng say nóng.

 Triệu chứng lâm sàng.

Có thể xuất hiện tình trạng chuột rút ở tay, chân. Sau đó là ở lưng và bụng
(do muối trong cơ thể mất đi quá nhiều, cơ thể thiếu muối dẫn đến co cơ cứng).

Tự nhiên thấy hoa mắt, nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, chân tay rã rời, khó
thở. Khi có các dấu hiệu này cần cấp cứu ngay:

Trường hợp say nóng chóng mặt ( say nóng điển hình).

- Nhiệt độ cơ thể tăng cao (40 – 41 độ C)

- Tần số hô hấp tăng lên đến 30 lần/ phút.

- Mạch tăng (120 – 150 lần/ phút).

- Choáng váng, buồn nôn, sợ ánh sáng.

- Có thể bị ngất, hôn mê hoặc nữa hôn mê. Nếu ngiêm trọng thì lực co bóp
của tim yếu, có thể dẫn đến tử vong.

 Xử lí

- Khi có dấu hiệu say nóng xuất hiện phải nhanh chóng đưa nạn nhân vào
nơi thoáng mát, nới lỏng quần áo, quạt mát, chườm lạnh vào vùng trán và vùng
đầu, gáy, nách, bẹn. Dùng khăn ướt lau khắp người.
- Cho nạn nhân uống dung dịch orezon, hoặc cho uống nước chè ấm pha
đường, chanh hoặc nước chanh pha đường muối. Nếu có điều kiện thì cho nạn
nhân uống nước dưa hấu ép có tác dụng giải nhiệt rất tốt.

- Không nên: Cho nạn nhân uống nước đá, nước lạnh vì sẽ làm ngăn cản
quá trình hấp thu nước và muối của cơ thể, trong khi cơ thể đang rất cần.

- Có thể châm cứu hoặc bấm huyệt nhân trung, thập tuyền..

- Cho nạn nhân uống thuốc giảm sốt (paracetamol, aspirin…). Nếu không
khỏi thì đưa nạn nhân vào bệnh viện.

You might also like