You are on page 1of 6

NHỮNG CHẤN THƯƠNG

Nguyên nhân bị trật khớp:

Trật khớp xảy ra khi khớp phải chịu một tác động lớn do té ngã hoặc va chạm mạnh trong lúc chơi thể
thao, lao động hay đơn thuần chỉ là di chuyển hoặc thực hiện các sinh hoạt đời thường. Vì vậy, bất cứ ai
cũng có thể bị trật khớp, trong đó nhóm đối tượng có nguy cơ cao phải kể đến:

 Vận động viên

 Người lớn tuổi

 Trẻ em trong độ tuổi cần sự giám sát của người lớn

 Người không tuân thủ luật an toàn khi tham gia giao thông

 Người có dây chằng lỏng lẻo bẩm sinh

 Người làm công việc trên cao

Một số trường hợp bị trật khớp có thể là do mang vác nặng hoặc thay đổi chuyển động đột ngột. Chính
bởi vậy, chủ động bảo vệ xương khớp trước mọi cử động và hoạt động là cách giảm thiểu rủi ro trật
khớp tối ưu.

Phương pháp sơ cứu khi bị trật khớp :

1.Hạn chế tối đa việc di chuyển

2.Cố định khớp

3.Chườm lạnh vùng khớp bị thương

4. đưa người bị bệnh đến cơ sở y tế


Nguyên nhân bong gân:

Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng này là ngã hoặc chấn thương khớp. Những nguyên nhân
này có thể khiến khớp lệch khỏi phạm vi chuyển động bình thường, do đó dây chằng sẽ bị kéo giãn hoặc
rách dẫn đến bong gân

Cách sơ cứu khi bong gân:

1.Nghỉ ngơi: Hạn chế hoàn toàn các cử động để vùng bị thương nghỉ ngơi đến khi giảm đau.

2.Chườm lạnh: Chườm lạnh vùng bị thương ngay lập tức, thực hiện 4 - 8 lần/ngày và khoảng 10 - 15
phút/lần. Cách này sẽ giúp giảm sưng. Sau khoảng 2 ngày chườm lạnh thì chuyển sang ngâm nước ấm.

3.Cố định khớp: Sử dụng loại băng vải có độ đàn hồi cao băng vùng bị bong gân và căng cơ khoảng 2
ngày, lưu ý không nên băng quá chặt. Cách này giúp giảm sưng.

4.Nâng cao vùng bị thương: Nâng hoặc kê cao vùng bị thương so với tim để làm giảm tình trạng sưng
phù
Nguyên nhân gây căng cơ:

- Căn thẳng.

Căn thẳng là nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng này. Tình trạng căng thẳng, lo âu kéo dài sẽ gây
ảnh hưởng xấu tới hệ thần kinh. Điều này có thể dẫn tới tình trạng rối loạn quá trình não bộ truyền tín
hiệu thần kinh tới cơ.

- Không khởi động đúng cách trước khi thực hiện các hoạt động thể lực quá sức.

Khởi động trước khi tập luyện và thi đấu là điều vô cùng quan trọng. Cơ thể sẽ thích ứng với vận động
tốt hơn, ngăn ngừa chấn thương khi thực hiện những động tác mạnh. Tuy nhiên, một số người tập lại
thường bỏ qua bước khởi động. Điều này làm gia tăng nguy cơ chấn thương thể thao.

- Độ dãn cơ kém.

- Hoạt động quá mức và mệt mỏi.

- Căng cơ cấp tính còn thường xảy ra vào mùa lạnh. Đó là bởi vì cơ thường cứng khi nhiệt độ giảm thấp,
cho nên việc khởi động hay làm nóng cơ thể rất cần thiết nhằm ngăn ngừa tình trạng căng cơ hay dãn cơ
quá mức.

- Căng cơ mạn tính thường là hậu quả của những hoạt động lặp đi lặp lại. Ví dụ như thường xuyên để
lưng và cổ ở tư thế sai trong thời gian dài như ngồi lâu tại bàn làm việc, dáng đi đứng hay ngồi sai tư
thế,...
Cách sơ cứu cho căng cơ:

+ Nghỉ ngơi

+ Chườm lạnh

+ Băng ép

+ Kê cao

Các phương pháp tự chăm sóc khác :

+ Sử dụng thuốc chống viêm

+Sau 3 ngày, chườm nóng cơ bắp nhiều lần trong ngày

+Không nên để cơ bắp nghỉ ngơi quá lâu

+Kéo dãn và khởi động làm nóng trước khi tập thể dục

Nguyên nhân dẫn đến bị chuột rút:


Nguyên nhân quan trọng và lớn nhất đó là do cơ thể thiếu khoáng chất (Các khoáng chất chứa thành
phần quan trọng trong việc cung cấp năng lượng và giúp quá trình trao đổi chất diễn ra suôn sẻ, mất cân
bằng hay thiếu hụt các khoáng chất như Magie, Canxi sẽ dẫn đến nguy cơ gây chuột rút)

Những trường hợp dễ dẫn đến hiện tượng chuột rút:

Hạ canxi máu

Mệt mỏi gây nên chứng chuột rút

Mang thai

Cách sơ cứu khi bị chuột rút:

1. Kéo căng

2. Chỉnh lể cơ bắp

3. Xoa bóp

4. Làm ấm

5. Uốn cong ngón chân

6. Đi chân trần

You might also like