You are on page 1of 5

Câu 1: Khái niệm GDTC?

- Theo quan điểm giáo dục học:


Giáo dục thể chất là một bộ phận của giáo dục nói chung cũngg như các mặt giáo
dục khác, giáo dục thể chất là một quá trình giải quyết bao gồm những nhiệm vụ
giáo dục, giáo dưỡng, phát triển trí tuệ thông qua quá trình sư phạm hoặc thực
hiện dưới hình thức tự giáo dục.
- Theo quan điểm TDTT:
Giáo dục thể chất là một bộ phận của TDTT. Đó là một trong những hình thức
hoạt động cơ bản, có định hướng của TDTT trong xã hội, một quá trìnhcó tổ chức
để truyền thụ và tiếp thu những giá trị của TDTT trong hệ thống giáo dục giáo
dưỡng nói chung.
Giáo dục thể chất: là loại hình giáo dục mà nội dung chuyênbiệt là dạy học vận
động (động tác) và phát triển có chủ định các tố chất vận động cơ bản của con
người.
- Hai bộ phận cơ bản của giáo dục thể chất là: giảng dạy động tác và giáo dục các
tố chất thể lực.
- Phương tiện cơ bản của giáo dục thể chất là các bài tập giáo dục thể chất.
điều chỉnh hệ thần kinh, phát triển cơ bắp, phát triển khả năng chức phận hệ tim
mạch và hệ hô hấp.

Câu 2: Khái niệm – Nguyên nhân – Cách phòng chấn thương?


1. Khái niệm
Chấn thương: Là sự tổn hại những tổ chức tế bào, mô của cơ thể do một tác động
nào đó từ bên ngoài cơ thể gây nên như tác động cơ học, lý học, hoá học. Tác
động cơ học như va đập, ngã dẫn đến (đụng dập, gãy xương…), tác động hóa học
(bỏng hóa chất, nhiễm độc)….
Chấn thương thể thao: Là những tổn thương về thực thể hoặc chức năng cơ thể
do tập luyện và thi đấu thể thao gây ra.
2. Nguyên nhân
* Do thiếu sót và sai lầm trong phương pháp tập luyện:
- Vi phạm nguyên tắc tập luyện cơ bản: Khởi động thiếu hoặc không đầy đủ,
không tuân thủ nguyên tắc tập luyện cơ bản.
- Giáo án bài tập quá cứng nhắc không phù hợp với diễn biến sức khỏe và tâm lý
người tập.
- Lượng vận động và nghỉ ngơi chưa hợp lý.
- Thi đấu thiếu sự chuẩn bị chu đáo về thể lực, tâm lý, kỹ thuật.
* Do đặc điểm kỹ thuật của từng môn thể thao.
* Do tổ chức tập luyện và thi đấu không chu đáo, điều kiện vệ sinh tập luyện kộm
sân bãikhông đáp ứng yêu cầu tập luyện, điều kiện về khớ hậu,…
* Liên quan tới đạo đức, tác phong và trạng thái tâm lý, tình trạng sức khỏe người
tập.
- Vận động viên lần đầu tham gia thi đấu.
- Người tập không giữ gìn nội quy, kỷ luật trật tự ở nơi tập luyện hoặc thi đấu.
- Người tập không tuân thủ chế độ dinh dưỡng và có những thói quen có hại như:
uống rượu, hút thuốc…
- Do thiếu đạo đức và tinh thần thể thao.
3. Cách phòng ngừa chấn thương
- Tuân thủ nguyên tắc an toàn trong luyện tập TDTT
- Tiến hành tập luyện một cách khoa học.
- Kiểm tra sức khỏe cho người tập và khuyến khích người tập lựa chọn môn thể
thao phù hợp.
- Trang bị những kiến thức cơ bản về TDTT cho bản thân hay người tập.
- Dự tập luyện ở bất kỳ hình thức nào khi bắt đầu buổi tập cũng phải khởi động,
giữ gìn vệ sinh sân bãi và phòng tập, sắp xếp địa điểm và thời gian tập hợp lý.
- Cần rèn luyện trạng thái tâm lý tốt: tự chủ, bình tĩnh…
- Luõn phiờn hợp lý giữa lượng vận động và quóng nghỉ.
Câu 3: Một số chấn thương thường gặp trong tập luyện TDTT và
cách xử lý?
4.1 Về xây xước da:
- Là sự tổn thương bề mặt da (do tập luyện bị ngã, da cọ sát vào vật cứng như
nền nhà, sàn tập, đường chạy....)
- Cách xử lý: Xử lý theo nguyên tắc chung là làm sạch vết xây sát (rửa bằng dung
dịch NaCl  9%o dùng bông gạc tẩm oxi  già 3% lau chỗ bị thương, bôi xanh mêtilen
hoặc thuốc đỏ. Có thể hoà thêm dung dịch novocain 2%). Đối với các vết xước
lớn, trước khi băng vô trùng nên bôi mỡ kháng sinh và tiêm huyết thanh chống
uốn ván.
4.2  Vết đụng dập (chạm thương).
Đụng dập  là những tổn thương phần mềm không gây sự phá huỷ toàn bộ giải
phẫu bề mặt của da. Thường thường, nó đi kèm với tổn thương mạch máu và gây
ra hiện tượng xuất huyết dưới da đây là một chấn thương rất hay gặp trong tập
luyện và thi đấu thể thao.
Phương pháp sơ cứu.
- Cho người tập ngừng vận động ngay, nếu tại chỗ đụng dập bị xây xước cần rửa
bằng dung dịch iôt(Betadin) hoặc dung dịch xanh metilen.
- Để làm giảm sự chảy máu da và để giảm đau, có thể xịt Chloretilamin.
- Chườm lạnh. Nếu không có túi nước đá chuyên dùng có thể dùng nước lạnh,
miếng nước đá được gói trong khăn hoặc gạch sạch chườm lên chỗ tổn thương từ
15-20 phút. Sau đó tiến hành băng ép. Nếu bị đụng dập ở chân hoặc tay thì cần
băng ép chặt hơn một chút khi có xuất huyết dưới da nhiều và khi thấy vết bầm
tím không lan rộng ra nữa thì sau khi bị chấn thương từ 48-72 giờ có thể chườm
nóng để nhanh làm tan máu tụ. Sau khi sơ cấp cứu cần được khám và điều trị tại
các cơ sở y tế, đặc biệt là khi mất khả năng vận động của các chi. Không được chủ
quan coi đụng dập là chấn thương nhẹ.
Chú ý: Khi bị chạm thương mạch vào vùng bụng, cần chú ý đến tình trạng của các
cơ quan trong ổ bụng.
+ Có thể vỡ tạng rỗng, gây viêm phúc mạc.
+ Có thể vỡ tạng đặc (gan, lách) gây chảy máu trong ổ bụng. Khi đó có thể thấy sắc
mặt nạn nhân rất nhợt nhạt, đau nhiều vùng bụng, sờ thấy thành bụng cứng, bắt
mạch thấy mạch nhanh, nhỏ, khó bắt, huyết áp hạ thấp, nạn nhân ợ, buồn nôn.
Trường hợp này phải đưa gấp nạn nhân tới bệnh viện cấp cứu.
4.3 Bong gân.
Bong gân là những thương tổn bao hoạt dịch, bao khớp, dây chằng vùng khớp ở
các mức độ khác nhau, từ nhẹ đến rất nặng như: dây chằng bị căng, dãn, đứt một
phần hay đứt toàn bộ. Những khớp hay bị bong gân là cổ chân, gối, bàn chân,
khuỷu tay, cổ tay và các ngón tay.
  Phương pháp xử lý.
- Ngừng hoạt động ngay ở khớp và chi bị chấn thương.
- Chườm lạnh (chườm đá) bằng túi chườm hoặc bọc nước đá áp, xoa vào vùng
khớp bị bong gân (chườm lạnh trong 2-3 ngày, mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 20-30
phút).
- Băng ép ngay vùng bị chấn thương để làm giảm chảy máu, tránh phù nề, đồng
thời góp phần cố định khớp dùng băng thun là tốt nhất.
Sau khi sơ cứu những trường hợp nhẹ có thể điều trị và chăm sóc tại nhà nhưng
những trường hợp nặng phải chuyển đến các bệnh viện để khám và điều trị bằng
các phương pháp chuyên khoa.
- Chú ý: nên bất động đủ thời gian cần thiết tuỳ theo mức độ tổn thương. Không
nên cho rằng hết đau là coi như bong gân đã khỏi mà vận động sớm trở lại, vì bao
khớp dây chằng chưa phục hồi sẽ dễ bong gân trở lại và trở thành bong gân mãn
tính, ảnh hưởng xấu đến cơ năng của khớp.
4.4 Sai khớp
Sai khớp  là trạng thái diện khớp bị mất sự kết nối bình thường. Căn cứ vào mức
độ sai lệch khớp mà có thể phân thành 2 dạng trẹo khớp hoặc trật khớp. Trẹo
khớp là sai lệch một phần vị trí khớp, trật khớp là sự sai lệch toàn bộ vị trí so với vị
trí cũ của khớp.
Phương pháp xử lý: Biện pháp lý tưởng nhất là lập tức tiến hành thủ pháp phục
khớp (kéo nắn đưa vào khớp) như vậy người bị chấn thương sẽ  đau ít hơn  và tỷ
lệ thành công cao. Nếu không nắm vững kỹ thuật phục khớp không được tuỳ tiện
nắn, kéo khớp tránh làm chấn thương nặng hơn mà cần cố định chỗ bị thương
theo tư thế đã hình thành khi chấn thương và nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ
sở y tế gần nhất.
4.5 Vết thương.
Vết thương là những thương tổn rách da, gân, cơ do các tác động cơ học gây nên
(tai nạn hoặc trong tập luyện và thi đấu thể thao). Vết thương có thương tổn
phần bao bọc (rách da, gân, cơ....) nên rất dễ nhiễm khuẩn. (Chấn thương không
làm rách da thì không gọi là vết thương).
Phương pháp xử lý.
Đối với các vết thương dù to hay nhỏ đều phải chú ý đến vấn đề chảy máu, mất
máu và nhiễm trùng.
Khi vận động viên hoặc nạn nhân bị thương cần tuân thủ các bước sơ cấp cứu
sau:
- Cầm máu;
- Băng bó;
- Giảm đau;
- Vận chuyển đến cơ sở điều trị chuyên khoa.

You might also like