You are on page 1of 41

KINH TẾ KHU VỰC

CHƯƠNG 2
LÝ THUYẾT VỀ ĐỊNH VỊ KHÔNG GIAN
Tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội

⮚ Các nhà Khoa học Liên Xô: Tổ chức lãnh thổ kinh tế -
xã hội được thể hiện ở các vùng kinh tế cơ bản và
các vùng kinh tế hành chính tỉnh. Tổ chức lãnh thổ
KT-XH là sự sắp xếp, phân bố và phối hợp các đối
tượng gây ảnh hưởng lẫn nhau, có liên hệ qua lại
giữa các dân cư, nhằm sử dụng hợp lý tiềm năng tự
nhiên lao động, vị trí kinh tế - xã hội để đạt hiệu quả
kinh tế cao và nâng cao mức sống của dân cư lãnh
thổ đó.
Tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội

⮚ Các nhà Khoa học của các nước phương Tây: sử dụng
thuật ngữ “Tổ chức không gian kinh tế - xã hội”. Việc tổ
chức không gian được xem như là lựa chọn nghệ thuật
sử dụng không gian một cách đúng đắn và hiệu quả.
Nhiệm vụ chủ yếu của tổ chức không gian là tìm kiếm
một tỷ lệ và quan hệ hợp lý về phát triển KT-XH giữa
các ngành trong 1 vùng hoặc giữa các vùng trong 1
quốc gia tạo ra giá trị mới nhờ sự sắp xếp theo trật tự
và hài hòa giữa các đơn vị lãnh thổ trong cùng 1 vùng
đó.
Tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội

⮚ Tóm lại: Tổ chức lãnh thổ KT-XH là việc sắp xếp


các đối tượng (xí nghiệp, công trình, các ngành,
lĩnh vực, các địa điểm dân cư và kết cấu hạ tầng..)
Việc tổ chức được tiến hành trên một lãnh thổ xác
định theo yêu cầu của phát triển KT-XH. Chủ thể
tổ chức cũng là chủ thể quản lý phát triển vùng, đó
là những cơ quan Nhà nước được quy định trong
Hiến Pháp và luật pháp hiện hành của Quốc gia.
Các đặc tính của Tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội

⮚ Tính kết cấu hệ thống: Tổ chức, sắp xếp các đối


tượng đa dạng, luôn vận động và phát triển, có tác
động qua lại. Tính kết cấu thể hiện ở sự đa dạng
trong việc sắp xếp và định hướng các đối tượng.
Tính định hướng thể hiện ở việc làm cho các phần
tử phát triển hài hòa, nhịp nhàng với nhau
⮚ Tính lãnh thổ: Thể hiện ở sự đa dạng không gian.
Trong một vùng có nhiều tiểu vùng với các điều kiện
không thật sự giống nhau làm cho việc phân bố các
đối tượng có sự đa dạng linh hoạt nên tổ chức phải
xem xét liên lãnh thổ và đề ra một biên độ thay đổi
sau đó.
Các đặc tính của Tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội

⮚ Tính đa phương án: Khi nghiên cứu 1 lãnh thổ do


thiếu thông tin và hạn chế trong việc dự báo các
nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ KT-XH
nên khi xây dựng phương hướng tổ chức cần phải
đưa ra nhiều phương án và trong đó có 1 phương
án chủ đạo được lựa chọn.
2.1 Bản chất của Định hướng không gian

⮚ Định hướng không gian của cơ sở ngành là quá trình


lựa chọn vùng và địa điểm bố trí doanh nghiệp nhằm
bảo đảm thực hiện đúng mục tiêu chiến lược kinh
doanh của DN phù hợp với quy hoạch phát triển
Vùng đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH.
⮚ Với mọi loại hình sở hữu DN khác nhau thì mục đích
xác định vị trí của DN cũng khác nhau.
⮚ Như vậy, việc xác định đúng vị trí bố trí DN là hết sức
cần thiết, có ý nghĩa cho phát triển lâu dài đối với DN
và vùng lãnh thổ
2.2 Định vị Doanh nghiệp

a Khái niệm định vị doanh nghiệp

b Các nhân tố ảnh hưởng đến định vị doanh nghiệp

c Các phương pháp định vị doanh nghiệp


a. Khái niệm định vị DN

Là phương pháp định tính có sử dụng những ý kiến của


các chuyên gia, các chuyên gia sẽ xác định các nhân tố
ảnh hưởng tới định vị DN trong từng trường hợp cụ thể,
sau đó đánh giá tầm quan trọng của từng nhân tố đó và
cho trọng số thể hiện từng nhân tố tại từng vùng. Vùng
được lựa chọn sẽ là nới có số điểm cao nhất.
b. Các nhân tố ảnh hưởng đến định vị DN

b Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn Vùng


1

b Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn địa


2 điểm
b1. Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn Vùng

b1.1 Điều kiện tự nhiên


⮚ Địa hình, địa chất, tài nguyên, môi trường sinh thái
⮚ Những điều kiện này phải thỏa mãn yêu cầu xây
dựng công trình bền vững, ổn định, đảm bảo cho
các doanh nghiệp hoạt động bình thường.
b1. Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn Vùng

b1.2 Các nhân tố kinh tế


Gần thị trường tiêu thụ
• Các DN dịch vụ như cửa hàng, khách sạn, các trạm
nhiên liệu, trung tâm thông tin, tin học…
• Các DN sản xuất các mặt hàng khó vận chuyển như
hàng dễ vỡ, khó bảo quản, đông lạnh, hoa quả…
• Các DN mà sản phẩm tăng trọng trong quá trình sản
xuất như rượu, bia, nước giải khát...
b1. Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn Vùng

b1.2 Các nhân tố kinh tế


Gần nguồn nguyên liệu
• Các DN có sản phẩm giảm trọng trong quá trình sản
xuất như chế biến gỗ, xí nghiệp giấy, xi măng, luyện
kim…
• Các DN sử dụng nguyên liệu tại chỗ như các mỏ, khai
thác đá, sản xuất gạch…
• Các DN sử dụng nguyên liệu tươi sống như chế biến
lương thực, thực phẩm, mía đường…
b1. Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn Vùng

b1.2 Các nhân tố kinh tế


Vận chuyển
• Các DN sản xuất các mặt hàng trọng lượng lớn, cồng
kềnh hoặc khó bảo quản trong quá trình chuyên chở
cần quan tâm đến yếu tố này
• Chi phí vận chuyển đợn vị tại từng vùng
• Nhân tố vận chuyển cần được xem xét cả 2 mặt: chở
nguyên vật liệu đến nhà máy sản xuất và chở sản
phẩm đến nơi tiêu thụ
b1. Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn Vùng

b1.2 Các nhân tố kinh tế


Gần nguồn nhân công
• Khả năng cung cấp lao động của địa phương
• Trình độ tay nghề, kỹ năng của người lao động tại địa
phương
• Giá thuê nhân công
• Thái độ lao động và năng suất lao động
b1. Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn Vùng

b1.3 Các điều kiện xã hội


• Tình hình dân số, phong tục tập quán, các chính sách
phát triển kinh tế địa phương, thái độ của chính quyền
• Các hoạt động kinh tế của địa phương về nông
nghiệp, công nghiệp, dịch vụ
• Trình độ văn hóa – kỹ thuật: số trường học, số kỹ sư,
công nhân lành nghề
• Cơ sở hạ tầng của địa phương: điện, nước, giao
thông, thông tin liên lạc, khách sạn, nhà ở…
b2. Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn địa điểm

• Điều kiện giao thông nội vùng


• Mặt bằng sản xuất và khả năng mở rộng sản xuất,
mở rộng kinh doanh
• Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật
• Yêu cầu về môi trường
• Phong tục tập quán, thái độ của dân cư
• Điều kiện về an toàn, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy
• Quy định của chính quyền địa phương
b2. Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn địa điểm

• Định vị ở ngoại thành không nằm trong trung tâm


thành phố để lường trước sự phát triển đô thị, môi
trường,
• Định vị ở nước ngoài để mở rộng thị trường, nắm
bắt thông tin, tận dụng lợi thế của nước ngoài,
chuyển giao công nghệ và kéo dài thời gian của máy
móc liên quan đến rào cản.
• Chi nhỏ DN và đưa đến tận thị trường để định vị DN
• Định vị tại các khu công nghiệp tập trung, điểm và
cụm công nghiệp
2.3. Các phương pháp định vị DN

a Phương pháp phân tích chi phí theo


Vùng

b Phương pháp tọa độ trung tâm

c Phương pháp trọng số đơn giản


a. Phương pháp phân tích chi phí theo Vùng

• Phân tích chi phí theo Vùng là phương pháp (PP)


định lượng, chỉ ra những phạm vi ưu tiên vùng này
hơn các vùng khác căn cứ vào chi phí cố định và
chi phí biến đổi của từng vùng
• Để thực hiện PP này cần phải giả thiết như sau
⮚ Chi phí cố định là hằng số trong phạm vị khoảng
sản lượng có thể;
⮚ Chi phí biến đổi là tuyến tính trong phạm vi
khoảng sản lượng có thể;
⮚ Chỉ phân tích cho một loại sản phẩm
a. Phương pháp phân tích chi phí theo Vùng

QUY TRÌNH THỰC HIỆN PHƯƠNG PHÁP


• Xác định chi phí cố định tại vùng định lựa chọn (FCi)
• Xác định chi phí biến đổi tại vùng định lựa chọn (VCi)
• Vẽ đường tổng chi phí cho tất cả các vùng định lựa chọn
trên cùng một đồ thị:
Tổng chi phí (TCi) = FCi + VCi x Q
• Xác định vùng có tổng chi phí thấp nhất ứng với sản
phẩm dự kiến
a. Phương pháp phân tích chi phí theo Vùng

Ví dụ: DN đang cân nhắc xây dựng 1 nhà máy mới


tại 4 địa điểm A, B, C, D. Người ta dự kiến chi phí cố
định và chi phí biến đổi của 4 vùng trên như sau:

Vùng Chi phí cố định (FCi) Chi phí biến đổi (VCi)
A 250.000 11
B 100.000 30
C 150.000 20
D 200.000 35

Xác định vùng để đặt nhà máy ứng với mỗi khoảng
quy mô sản xuất nhất định.
Xác định tổng chi phí của từng vùng
Xác định vùng đặt nhà máy tương ứng với quy mô sx

Q Vùng

Q<5000 B

5000<Q<11.100 C

Q>11.000 A

Q=5000 B hoặc C

Q=11.100 A hoặc C
b. Phương pháp tọa độ trung tâm

Chọn một trong những địa điểm hiện có của doanh nghiệp để đặt
nhà máy hoặc kho hàng sao cho tổng chi phí vận chuyển từ địa
điểm trung tâm tới các địa điểm còn lại là thấp nhất.
c. Phương pháp tọa độ trung tâm

Trên cơ sở các thông tin sau đây, hãy lựa chọn địa điểm
hợp lý làm kho hàng trung tâm sao cho tổng chi phí vận
chuyển từ điểm trung tâm đến địa điểm khác là nhỏ nhất
b. Phương pháp tọa độ trung tâm
c. Phương pháp trọng số đơn giản

Quy trình thực hiện


• Xác định những nhân tố liên quan đến định vị DN
• Xác định trọng số cho từng nhân tố thể hiện mức độ quan
trọng tương ứng của nó so với tất cả những nhân tố khác
• Xác định mức điểm chung cho từng nhân tố
• Nhân số điểm với trọng số của từng nhân tố và tính tổng
số điểm cho từng địa điểm
• Chọn địa điểm có điểm cao nhất
c. Phương pháp trọng số đơn giản

Ví dụ: Một công ty dự định mở cơ sở mới, bảng dưới đây


cung cấp những thông tin về 2 địa điểm lựa chọn

-> Chọn vùng có điểm số cao hơn là vùng B.


PHƯƠNG PHÁP TỐI THIỂU HÓA CHI PHÍ VẬN CHUYỂN

❖ 
Giả thiết
⮚ Sản phẩm được sản xuất từ một loại nguyên liệu đầu vào
có thể di chuyển; các đầu vào khác sẵn có ở mọi nơi (nên
không phải di chuyển)
⮚ Sản phẩm được tiêu thụ tại một thị trường duy nhất
⮚ Chi phí vận chuyển tỉ lệ thuận với khoảng cách vận chuyển
(bỏ qua tính hiệu quả của việc vận chuyển đường dài)
⮚ Chi phí bốc dỡ và các loại chi phí giao dịch khác coi như
bằng 0
Công thức:
TTC = ITC + DC
ITC = Wi.Ri.d1
DC = Wo.Ro.d2
d = d1+ d2
TTC: tổng chi phí vận chuyển
ITC: chi phí vận chuyển nguyên liệu đến nơi sản xuất
DC: chi phí vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu dùng
• Wi: khối lượng nguyên liệu đầu vào
• Ri: chi phí vận chuyển 1 đơn vị nguyên liệu đầu vào trên 1
đơn vị khoảng cách (VD: $/tấn/km)
• Wo : khối lượng của sản phẩm đầu ra
• Ro : chi phí vận chuyển 1 đơn vị sản phẩm trên 1 đơn vị
khoảng cách
• d1: khoảng cách từ nguồn nguyên liệu đến địa điểm sx
• d2 : khoảng cách từ nơi sản xuất đến thị trường
• d: khoảng cách từ nguồn nguyên liệu đến thị trường
Ví dụ 1: Sản xuất bia và nước ngọt
•Trọng lượng nguyên liệu: đường và vỏ chai là 2 tấn
•Trọng lượng sản phẩm sẽ sản xuất = 6 tấn
•Giả sử chi phí vận chuyển = 2$/tấn/km
=> Doanh nghiệp sẽ định vị ở đâu? Chi phí tiết kiệm
được cho phương án này
d
Vùng nguyên liệu Thị trường

Khoảng cách từ vùng nguyên liệu đến thị trường là d

Chi phí DN nằm tại DN nằm tại


vùng nguyên liệu thị trường

ITC 0 4d
DC 12d 0
TTC 12d 4d

Như vậy, ta lựa chọn địa điểm tại thị trường và tiết kiệm
được số tiền là 8d
Ví dụ 2: Sản xuất bột giấy
• Trọng lượng nguyên liệu: gỗ = 5 tấn
• Trọng lượng bột giấy thành phẩm = 1 tấn
• Chi phí vận chuyển = 1$/tấn/km
• => Doanh nghiệp sẽ định vị ở đâu? Chi phí tiết kiệm
được cho phương án này
d
Vùng nguyên liệu Thị trường

Khoảng cách từ vùng nguyên liệu đến thị trường là d

Chi phí DN nằm tại DN nằm tại


vùng nguyên liệu thị trường

ITC 0 5d
DC d 0
TTC d 5d

Như vậy, ta lựa chọn địa điểm tại thị vùng nguyên liệu và
tiết kiệm được số tiền là 4d
NHẬN XÉT

• Trường hợp 1: Wo.Ro > Wi.Ri => Doanh nghiệp có xu


hướng phân bố ở nơi tiêu thụ
• Trường hợp 2: Wo.Ro < Wi.Ri => Doanh nghiệp có xu
hướng phân bố ở vùng nguyên liệu
• Trường hợp 3: Wo.Ro = Wi.Ri => Doanh nghiệp có xu
hướng phân bố cơ động
BT 2.1

Một DN cần sản xuất gang thép với định mức


•3 tấn gang cần 5 tấn quặng, 5 tấn than, các yếu tố khác
như nguồn nước, đá vôi…có sẵn ở mọi nơi.
•Chi phí vận chuyển 1 tấn là 1USD/km
Than, quặng và nơi tiêu thụ cùng nằm trên 1 trục thì ta bố
trí DN ở đâu??
BT 2.2
• DN sử dụng 2 loại đầu vào chính là chất đốt với mức
tiêu hao là 3 tấn cho một sản phẩm và nguyên liệu thô
với mức tiêu hao là 2 tấn cho 1 tấn sản phẩm.
• Vị trí tốt nhất để đặt nhà máy là ở đâu?

Nguồn chất đốt

6 km
10 km

Thị trường 8 km Nguồn nguyên liệu thô


LOGO

You might also like