You are on page 1of 8

CHƯƠNG I: QUY HOẠCH KHU CÔNG NGHIỆP

1.1. KHÁI NIỆM CHUNG


a, Khái niệm cơ bản về công nghiệp:
- Công nghiệp : cơ bản là những hoạt động kinh tế phục vụ cho
việc khai thác và chế biến nguyên vật liệu sản xuất hàng hóa
hoặc các phương tiện sản xuất.
- TCN: là hoạt động sản xuất hang hóa như công nghiệp, nhưng
sản xuất đơn lẻ phục vụ khách hàng có vốn đầu tư nhỏ, lao động
thủ công đóng vai trò chủ đạo.

Công nghiệp Thủ công nghiệp


- Được tiến hành bằng các - Lao động thủ công đóng vai
phương tiện có tổ chức, có kỹ trò chủ đạo
thuật hiện đại -Phục vụ khách hang đơn lẻ,
-Phục vụ thị trường rộng lớn thị trường nhỏ

b, Khu công nghiệp:


3 khái niệm:
- Khu công nghiệp: khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp
chuyên sản xuất hàng CN và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất
CN, ranh giới địa lý xác định, không có cư dân sinh sống.
- Khu chế xuất: là KCN tập trung các doanh nghiệp chế xuất
chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thức hiện các dịch vụ cho sản
xuất hang xuất khẩu và hoạt dộng xuất khẩu, có ranh giới địa lí xác
định, không có cư dân sinh sống.
- Khu công nghệ cao: khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp
kỹ thuật cao và các đơn vị hoạt động phục vụ cho phát triển công
nghệ cao, có ranh giới địa lý xác định. Bên trong có thể có nhà ở,
công trình thương mại dịch vụ, nghỉ ngơi, giải trí…
c, Khái niệm quy hoạch đô thị và quy hoạch KCN:
- Quy hoạch xây dựng đô thị: là việc tổ chức không gian kiến trúc
và bố trí công trình trên một khu vực lãnh thổ trong từng thời kỳ,
làm cơ sở cho việc chuẩn bị đầu tư xây dựng, quản lý xây dựng và
phát triển kinh tế xã hội.
-Quy hoạch chung: là quy hoạch cho toàn bộ lãnh thổ của một đô
thị, trong thời gian 10-20 năm. Tỷ lệ 1/5000-1/1000.
-Quy hoạch chi tiết: quy hoạch từng phần lãnh thổ hoạch từng khu
chức năng đô thị được phân định từ quy hoạch chung. Tỷ lệ 1/500-
1/2000.
1.2. PHÂN LOẠI KHU CÔNG NGHIỆP:
- Theo đặc điểm quản lý:
+ KCN + Khu chế xuất + Khu công nghiệp kỹ thuật cao
- Theo loại hình công nghiệp:
+ Khu công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí
+ Khu công nghiệp thực phẩm…
- Theo mức độ độc hại:
+ Mức độ vệ sinh công nghiệp của KCN phụ thuộc chủ yếu vào loại
hình công nghiệp bố trí trong KCN.
-Theo quy mô:
+ KCN quy mô nhỏ, S:50ha
+KCN quy mô trung bình S:50-200ha
+KCN quy mô lớn S:200-500ha
1.3 KHU CÔNG NGHIỆP TRONG CẤU TRÚC ĐÔ THỊ:
a,Các khu chức năng trong đô thị:
- Khu dân dụng
+ Khu trung tâm công cộng; khu cơ quan; trường học không
thuộc quản lý hành chính của đô thị.
+ Khu ở
+ Khu nghỉ ngơi, giải trí, cây xanh
- Khu ngoài dân dụng:
+ Đất giao thông đối ngoại, các công trình đầu mối hạ tầng kỹ
thuật
+ Khu cây xanh và một số cá khu vực chức năng khác thuộc
ngoại thị
Đất công nghiệp thường chiếm 15-20% diện tích đất đô thị
b, Tính toán quy mô đất công nghiệp:
- Tính toán quy mô theo số dân: căn cứ vào số dân dự kiến và chỉ
tiêu đất công nghiệp -> nhu cầu đất CN-> số lượng KCN và
phân bố.
- Theo số lao động công nghiệp
An
Fn=
f (1−e)
Số lao động công nghiệp: An=Sn. a . b . c
- Theo giá trị sản xuất công nghiệp:
Sn . Gn. m
Fn=
q . f .(1−e)

Sn . Gn. m
Fn=
p .(1−e)

Quy mô dân số đô thị:


Fn. f
Sn=
a.b.c

c, Lựa chọn địa điểm bố trí KCN trong đô thị


+ Phải được bố trí phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế -
xã hội của vùng, lãnh thổ về quy mô cũng như loại hình công
nghiệp.
+ Gần nguồn cung cấp nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm,
đặc biệt là khả năng xuất nhập khẩu.
+ Tiếp cận thuận lợi với hệ thống giao thông vận chuyển gắn
liền các đầu mối giao thông như bến cảng, sân bay, ga đường
sắt.
Các giải pháp bố trí khu công nghiệp trong đô thị: 4 giải pháp
+ KCN bố trí ven thành phố:
- Áp dụng với các KCN chiếm đất lớn, các XNCN có mức độ độc
hại nhóm I,II. Bố trí phân tán hoặc nằm về một phía của đô thị.
- KCN bố trí phân tán có thể tiếp cận thuận lợi với các bộ phận
chức năng khác của đô thị nhưng có thể ảnh hưởng đến phát
triển mở rộng đô thị -> KCN sẽ nằm sâu trong đô thị
- Các thành phố phát triển thành dải thì bố trí KCN về một phía
( cuối hướng gió chủ đạo) để thuận lợi cho phát triển đô thị.
+ KCN nằm cạnh các khu ở: áp dụng cho các KCN chiểm đất nhỏ và
trung bình 200ha, có mức độ độc hại cấp III.IV. KCN thường quy
hoạch dọc các trục đường chính của đô thị hoặc nối từ đường cao
tốc vào đô thị.
+ Khu hoặc cụm CN nằm xen kẽ trong các khu dân cư: áp dụng với
quy mô chiếm đất nhỏ, mức độc hại cấp IV,V.
+ Khu hoặc cụm CN nằm tách biệt ngoài đô thị: không phải do độc
hại mà do yêu cầu về tổ chức hoạt dộng hay nhu cầu về vận
chuyển. Gồm:
- KCN hoặc cụm CN khai thác khoáng sản, nhiên liệu như khai
thác than, dầu khí.
- KCN hoặc cụm CN, XN bảo quản, chế biến tại khu vực nông
thôn, miền núi, duyên hải để khai thác nguồn nguyên liệu
nông lâm ngư ghiệp tại chỗ hạn chế vận chuyển nguyên liệu.
- KCN hoặc cụm CN nằm trên các tuyến đường ra sân bay,
cảng để thuận lợi cho ciệc nhập nguyên liệu và xuất khẩu sản
phẩm.
- KCN gắn liền với hệ thống giao thông quốc gia và cảnh quan
tự nhiên tại các vùng ngoại ô. Đây là KCN loại hình công
nghệ kỹ thuật cao, phát triển đồng bộ cùng các loại hình chức
năng khác như nghiên cứu, thương mại, khu ở, tạo thành các
đơn vị phát triển “Công viên khoa học”, “Làng khoa học”.

1.4.CÁC BỘ PHẬN CHỨC NĂNG CẢU KHU CÔNG NGHIỆP:


+ Khu vực trung tâm quản lí điều hành khu công nghiệp. Gồm: văn
phòng ban quản lí điều hành, cơ quan thuế vụ, hải quan, phòng
cháy, các công trình công cộng dịch vụ… Chiếm từ 2-4% diện
tích.
+ Khu vực XNCN:bố trí các XNCN trong KCN. Trong KCN, khu
chế xuất S XNCN: 50-60%. Trong các khu công nghệ cao S
XNCN: 25-30%.
+ Khu đất cho các công trình nghiên cứu: chỉ có trong khu công nghệ
kỹ thuật cao và chiếm 25-30% S. Thường cao từ 3-5 tầng, bố trí
xen kẽ công viên hồ nước nhằm tạo môi trường thuận lợi cho
nghiên cứu.
+ Khu vực công trình cung cấp đảm bảo kỹ thuật: Gồm các công
trình cấp nước, trạm biến thế. xử lý chất thải. Chiếm 3-5% diện
tích KCN.
+ Đất giao thông: Gồm diện tích đường, quảng trường, ga, các trạm
bốc dỡ, hệ thống kho tàng sử dụng chung toàn KCN. Diện tích giao
thông không kể nội bộ chiếm 15-20%.
+ Khu cây xanh: bao gồm công viên, dải cây xanh cách ly.
- Diện tích <10% diện tích KCN.
- Diện tích 25-30% diện tích khu CNC.
- Trong khu vực cây xanh cho phép bố trí bãi đỗ xe, dịch vụ
công cộng >10%.
a, Giải pháp quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất gắn liền với việc quy hoạch hệ thống giao thông.
+ Quy hoạch kiểu ô cờ: hình thành bởi các tuyến giao thông vuông
góc với nhau tạo thành.
+ Quy hoạch kiểu linh hoạt
b, Quy hoạch hệ thống cây xanh:
+ Cây xanh mang rất nhiều hiệu quả thiết thực và làm đẹp cảnh quan
KCN.
+ Quy hoạch cây xanh đảm bảo cơ cấu chiếm đất của diện tích cây
xanh, lựa chọn loại cây và bố trí.
+ Hệ thống cây xanh trong KCN được hình thành bởi cây xanh bên
ngoài các lô đất xây dựng và bên trong các lô đất xây dựng.
+ Diện tích cây xanh phải đảm bảo chiếm 10-15% diện tích KCN.
KCN cao cây xanh chiếm 25-30%.
c, Quy hoạch cảnh quan:
Kiến trúc cảnh quan hình thành bởi 2 nhân tố:
+ Hệ thống không gian mở
+ Hệ thống các yếu tố cảnh quan tự nhiên và cảnh quan nhân tạo
được tổ chức theo quy luật thẩm mỹ trong không gian mở.
d, Quy hoạch hệ thống giao thông
Giao thông vận chuyển trong KCN là phần giao thông bên ngoài hay
giao thông đối ngoại của KCN. Hệ thống này nối với hệ thống giao
thông đô thị bên ngoài KCN và nối với hệ thống giao thông nội bộ các
XNCN.
Nội dung của việc quy hoạch gồm:
+ Xác định khối lượng vận chuyển trong KCN
+ Lựa chọn phương tiện vận chuyển
+ Bố trí các phương tiện vận chuyển.
 Giao thông vận chuyển bằng đường sắt: phù hợp với nhu cầu
vận chuyển khối lượng lớn. Tuy nhiên ở VN còn hạn chế.
Xác định tuyến đường sắt phụ thuộc vào khối lượng vận chuyển
hàng hóa 2 chiều, khoảng cách tuyến đường sắt QG và điều kiện
địa hình.
Đường sắt VN có 2 khổ 1m và 1,45m và các dạng xuyên qua, dạng
vòng, dạng cụt hoặc kết hợp các dạng kể trên.
 Giải pháp tổ chức hệ thống đường bộ trong KCN: đảm bảo vận
chuyển nhanh chóng, an toàn, liên hệ thuận tiện giữa các khu vực
chức năng và còn phải gắn liền với các yêu cầu chia lô đất và tổ
chức kiến trúc cảnh quan.
2 dạng cơ bản: Ô cờ và linh hoạt.
e, Quy hoạch san nền: là quy hoạch chiều cao của khu đất xây dựng.
Đảm bảo thoát nước mưa cho bản thân KCN với chi phsi thấp nhất,
đông thời phù hợp độ cao san nền chung của khu vực đã được định
hướng trong quy hoạch tổng thể.
 Yêu cầu :
+ Tận dụng tối đa địa hình, bảo vệ lớp đất màu, cây xanh hiện
có,
+ Độ dốc nền i>0,004 để đảm bảo thoát nước tự chảy. Thoát
nước mưa nhanh nhưng không để mặt đất bị rửa trôi, xói mòn.
+ Hạn chế mức tối đa khối lượng đào đắp đất
+ Phù hợp độ cao nền đã được khống chế của các khu vực lân
cận.
 Vấn đề cần chú ý khi thiết kế quy hoạch san nền:
+ Vật liệu san lấp có kết cấu tốt để nhanh chóng ổn định nền
đắp như cát.
+ Trước khi san hoặc lấp phải thu gom toàn bộ lớp đất mặt.Lớp
đất màu được coi như một loại tài nguyên, phải xác định vị trí
chứa đất màu tạm thời để sau này phủ lại các diện tích trồng
cây.
+ Không nhất thiết phải san nền toàn bộ mà có thể san nền cục
bộ.
f, Quy hoạch đường dây, đường ống kỹ thuật: mục đích khớp nối
toàn bộ tuyến hạ tàng kỹ thuật, sắp xếp vị trí các hạ tầng kỹ thuật theo
phương ngang và đứng đảm bảo việc lắp đặt, vận hành và sửa chữa các
tuyến mà không ảnh hưởng lẫn nhau.
3 dạng bố trí :
+ Đặt trong tuynen
+ Chôn dưới đất
+ Đặt trong hào

You might also like