You are on page 1of 81

CHƯƠNG 2 : QUY HOẠCH KHU CÔNG NGHIỆP

2.1 Khái niệm về quy hoạch xây dựng đô thị và quy hoạch KCN

Quy hoạch xây dựng đô thị là việc tổ chức không gian kiến trúc và bố trí
công trình trên một khu vực lãnh thổ trong từng thời kỳ, làm cơ sở pháp lý cho
việc chuẩn bị đầu tư xây dựng, quản lý xây dựng và phát triển kinh tế xã hội.
Quy hoạch xây dựng đô thị gồm :
- Quy hoạch chung : là quy hoạch chung cho toàn bộ lãnh thổ của
một đô thị trong thời gian đến 20 năm

- Quy hoạch chi tiết : là quy hoạch cho từng phần lãnh thổ hoặc từng
khu chức năng đô thị được phân định từ quy hoạch chung.
Quy hoạch KCN là quy hoạch chi tiết, được quy định như sau :

- Đối với KCN không gắn với đô thị cũ mà hình thành độc lập như một
yếu tố tạo thị, thì trước khi lập QH chi tiết KCN phải lập QH chung của
toàn đô thị

- Đối với cụm các KCN bao gồm nhiều KCN tập trung thì lập QH chi tiết
nhằm cụ thể hóa các QH chung
QH CHUNG

BẢN ĐỒ CÁC
KHU CN Ở
HÀ NỘI
QH CHUNG

BẢN ĐỒ CÁC
KHU CN Ở
TP HCM
QH CHUNG
BẢN ĐỒ CÁC KHU CN Ở ĐÀ NẴNG
QH CHUNG
QH CHUNG BẢN ĐỒ CÁC KHU CN Ở QUẢNG BÌNH

BẢN ĐỒ CÁC KHU CN Ở KHÁNH HÒA


QH CHI TIẾT

KCN Tây Bắc - Củ Chi


Thành lập năm 1997
Vị trí: Huyện Củ Chi, Tp.HCM (cách trung tâm tp 32km)
Tổng diện tích 220 ha
Chủ yếu là các ngành CN không độc hại hoặc ít độc hại như: cơ khí, thực
phẩm, may mặc, hàng trang trí nội thất,…
QH CHI TIẾT

KCN Sóng Thần 2 – Bình Dương


Thành lập năm 1996
Vị trí: Xã Tân Đông Hiệp và thị trấn Dĩ An, huyện Dĩ
An, tỉnh Bình Dương
Tổng diện tích 279,27 ha
Chủ yếu là các ngành CN không độc hại hoặc ít độc
hại như: lắp ráp điện tử, may mặc, giầy da, chế biến
thực phẩm, đồ chơi, sp gỗ, bao bì,…
KCX Linh Trung 2 - Thủ Đức
Thành lập năm 2000
Vị trí: Quận Thủ Đức, Tp.HCM (cách
trung tâm TP 16 km)
Tổng diện tích 61,7 ha
QH CHI TIẾT Chủ yếu là các ngành CN không độc
hại hoặc ít độc hại như: cơ khí, điện –
điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng và
xuất khẩu, chế biến, vật liệu xây dựng.
Khu Công nghệ cao TP HCM
Thành lập năm 2002.
Vị trí: Quận 9, Tp.HCM (cách trung tâm Tp
15km).
Tổng diện tích: 913,16 ha
Chủ yếu là các ngành SX linh kiện của máy
vi tính và điện tử, chế phẩm sinh học, sản
phẩm dược phẩm, phần mềm ứng dụng và
QH CHI TIẾT dịch vụ.
QH CHI TIẾT

Khu Công nghệ cao Hòa lạc


Thành lập năm 1998.
Vị trí: Hà Tây, Hà Nội (cách trung tâm thủ đô
30km về phía Tây).
Tổng diện tích: 1586 ha
Chủ yếu là các ngành công nghệ thông tin,
truyền thông và công nghệ phần mềm; công
nghệ sinh học, thủy sản , công nghệ năng
lượng mới, công nghệ vật liệu mới,…
2.2. Khu công nghiệp trong cấu trúc đô thị
- Khái niệm chung về đô thị :
Đô thị là điểm dân cư tập trung, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội
của một vùng lãnh thổ, có cơ sở hạ tầng đô thị thích hợp. Việt Nam quy định đô thị
là các thành phố, thị xã, thị trấn có số dân từ 4000 người trở lên, có trên 60% số
dân phi nông nghiệp.

Một đô thị được chia thành các khu chức năng sau :

Khu dân dụng :


+ Khu trung tâm công cộng
+ Khu ở
+ Khu nghỉ ngơi, giải trí, cây xanh
Khu ngoài dân dụng :
+ Đất giao thông đối ngoại, công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật
+ Đất công nghiệp, kho tàng
+ Khu cây xanh và các khu vực chức năng khác thuộc ngoại thị
Đất công nghiệp thường chiếm 15-20% diện tích đất đô thị.
Mối quan hệ của KCN với các khu vực chức năng khác của đô thị thường được
nhìn nhận ở các yếu tố :

+ Số lao động công nghiệp như một nhân tố tạo thị, là cơ sở cho việc tính
toán dân cư và quy hoạch các khu ở

+ Khoảng cách giữa nơi làm việc và nơi ở thông qua chi phí, thời gian đi lại

+ Mối quan hệ với các đầu mối hạ tầng kỹ thuật của đô thị, đặc biệt là các
tuyến giao thông đối ngoại

+ Vấn đề về vệ sinh môi trường và bảo vệ cảnh quan chung của đô thị.
2.3. Các bộ phận chức năng trong KCN :

KCN
Trung tâm Khu vực cho Khu vực công
Khu vực
quản lí điều các công trình trình cung cấp
các XNCN
hành KCN nghiên cứu đảm bảo kỹ thuật

Đất Đất
giao cây xanh
thông
1. Khu vực trung tâm quản lí điều hành KCN :

+ Bao gồm : Văn phòng ban quản lý, thuế, hải quan, nhà triễn lãm, trưng bày, bệnh
viện, trung tâm đào tạo, bãi xe, cây xanh,…

+ Diện tích : chiếm 2-4% diện tích KCN


+ Vị trí : bố trí tại hướng vào chính KCN. Có thể bố trí tập trung hoặc phân tán nếu
KCN quá lớn. Thấp tầng hoặc cao tầng tạo điểm nhấn. Mật độ XD thường 30%-35%

2. Khu vực các XNCN :

+ Bao gồm : là các khu đất dự kiến bố trí các XNCN

+ Diện tích : chiếm 50-60 % diện tích KCN. Trong các khu công nghệ cao thường
chiếm 25-30%
+ Vị trí : bố trí chia lô theo dạng ô cờ. Mật độ XD thường không quá 60%
3. Khu vực cho các công trình nghiên cứu :

+ Bao gồm : chỉ có trong các khu công nghệ cao

+ Diện tích : chiếm 25-30 % diện tích khu đất.

+ Vị trí : bố trí xen kẽ với công viên, hồ nước, tạo môi trường thuận lợi cho nghiên
cứu. Mật độ XD thường 30-35%

4. Khu vực các công trình cung cấp đảm bảo kỹ thuật :

+ Bao gồm : trạm cấp nước, xử lí nước thải, trạm biến thế,….

+ Diện tích : chiếm 3-5 % diện tích khu đất.

+ Vị trí : bố trí cuối hướng gió, một góc KCN. Kết nối với hệ thống hạ tầng chung dễ
dàng.
KCN jyang – dong – South Korea
Các công trình cung cấp đảm bảo kỹ thuật
Trạm cấp nước, xử lí nước thải, trạm biến thế,….
Các công trình cung cấp đảm bảo kỹ thuật
Trạm cấp nước, xử lí nước thải, trạm biến thế,….
5. Đất giao thông :

+ Bao gồm : Diện tích đường giao thông, quảng trường, ga, trạm bốc dỡ, kho
chung,….

+ Diện tích : chiếm 15-20 % diện tích khu đất. (không kể giao thông nội bộ XNCN)

6. Đất cây xanh :

+ Bao gồm : Diện tích cây xanh, công viên chung,….

+ Diện tích : không nhỏ hơn 10 % diện tích khu đất. Trong khu công nghệ cao
thường chiếm 25-30%

Trong các khu cây xanh có thể bố trí bãi đỗ xe, CTCC nhưng diện tích chiếm
đất không vượt quá 10%
KCN HÒA TÂM - PHÚ YÊN
CƠ CẤU CÁC
KHU VỰC
TRONG CÁC
LOẠI KCN
CƠ CẤU CÁC BỘ PHẬN CHỨC NĂNG TRONG KHU CÔNG NGHIỆP, KCX

TRUNG TÂM ĐIỀU


HÀNH, CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG
CC, DỊCH VỤ KHU CÔNG 15-20%
2-4% NGHIỆP

CT HẠ TẦNG, ĐẢM CÂY XANH


BẢO KỸ THUẬT 10-15%
3-5%

XNCN, KHO TÀNG


50-60%
CƠ CẤU CÁC BỘ PHẬN CHỨC NĂNG TRONG KHU CÔNG NGHỆ CAO

VIỆN NGHIÊN CỨU


TRUNG TÂM ĐIỀU 25-30%
HÀNH, CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG
CC, DỊCH VỤ 12-15%
2-4%

KHU CÔNG
NGHỆ CAO
CT HẠ TẦNG, ĐẢM CÂY XANH
BẢO KỸ THUẬT 25-30%
2-5%
XNCN, KHO TÀNG
25-30%
2.4. Các nguyên tắc chung về QH KCN trong đô thị
Cần tuân theo yêu cầu sau :
- KCN phải được bố trí phù hợp với quy hoạch phát triển KT-XH của vùng, về
quy mô cũng như loại hình công nghiệp
- Gần nguồn cung cấp nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là khả
năng xuất nhập khẩu
- Tiếp cận thuận lợi với hệ thống giao thông vận chuyển gắn liền các đầu mối
giao thông như cảng, sân bay, ga đường sắt
- Có khả năng tiếp nối thuận lợi với hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài như
tuyến điện, thông tin, cấp nước,…
- Có khả năng đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng lao động
- Kết hợp với việc quy hoạch khu chức năng khác tạo thành một đô thị hoàn chỉnh
- Khu đất có quy mô đủ lớn và có khả năng mở rộng, thuận lợi về điều kiện xây
dựng, tránh được các tác động của thiên tai
- Hạn chế đến mức cao nhất việc sử dụng đất nông nghiệp
- Hạn chế ảnh hưởng bất lợi đến môi trường đối với khu vực lân cận (cuối hướng
gió, nguồn nước,..)
- Không vi phạm, ảnh hưởng đến các di tích, danh lam thắng cảnh, công trình văn
hóa ,…. cần bảo tồn.
2.5. Các giải pháp QH KCN trong đô thị

TỔNG HỢP CÁC TRƯỜNG HỢP QH KCN


Ven đô thị Một phía Song song Xen kẽ khu Tách rời khỏi
(cuối hướng khu dân dân dụng đô thị
gió) dụng
2.5. Các giải pháp QH KCN trong đô thị
1. KCN bố trí ven thành phố
Đây là giải pháp dành cho KCN có quy mô lớn, có các XNCN với mức độ gây độc
hại thuộc nhóm 1,2. Có thể bố trí phân tán hoặc nằm về một phía của đô thị.

a. Bố trí phân tán :

+ Ưu điểm : ● Tiếp cận thuận lợi với tất cả các chức năng khác của đô thị
● Phân phối sử dụng lao động hợp lí
● Linh hoạt trong tổ chức quy hoạch các loại hình sản xuất CN
+ Nhược điểm :
● Ảnh hưởng đến sự phát triển mở rộng đô thị sau này. Lúc đó, KCN có
thể nằm sâu trong đô thị
● Giải quyết vấn đề về ô nhiễm môi trường phức tạp, tốn kém hơn.
+ Áp dụng : thích hợp với các đô thị có địa hình phức tạp, các đô thị mới có quy
hoạch dự báo tổng thể.
KCN bố trí ven
thành phố HCM
Dạng phân tán
do quy mô đô thị
KCN bố trí ven
thành phố
Đồng Nai
Dạng phân tán
do địa hình
sông nước
KCN bố trí ven
thành phố Vĩnh
Phúc
Dạng phân tán
do địa hình đồi núi
b. Bố trí về một phía : (cuối hướng gió chủ đạo)

+ Ưu điểm : ● Thuận lợi cho việc phát triển thành phố


● Dễ giải quyết vấn đề ô nhiễm, tập trung, chi phí thấp

+ Nhược điểm :

● Phân phối sử dụng lao động tập trung một khu vực - giải quyết nhu
cầu chổ ở, giao thông tiếp cận tốn kém.

● ít linh hoạt trong việc quy hoạch các loại hình sản xuất

+ Áp dụng : thích hợp với các đô thị phát triển theo hình thức dải
KCN bố trí ven
thành phố

Dạng tập trung


về một phía
– Đô thị dạng
dải

KCN ĐÀ NẴNG
2. Bố trí song song với khu dân dụng :

+ Ưu điểm : ● Thuận lợi cho việc tiếp cận


● Thuận tiện phân phối lao động
+ Nhược điểm :
● Khoảng cách ly không đảm bảo nên dễ gây ô nhiễm
+ Áp dụng : thích hợp với các đô thị phát triển theo hình thức dải, hoặc các khu công
nghiệp sạch, khu chế xuất. Chủ yếu bám theo các trục đường liên vùng.

3. Bố trí xen kẽ khu dân dụng :

+ Ưu điểm : ● Chi phí di dời , cải tạo thấp


● Thuận tiện phân phối lao động
+ Nhược điểm :
● Khoảng cách ly không đảm bảo nên dễ gây ô nhiễm
+ Áp dụng : thích hợp với các KCN sạch, lâu đời, khi đô thị phát triển thì nằm lẫn trong
đó,
KCN bố trí ven
song song khu
dân dụng

Đô thị dạng dải

KCN VŨNG TÀU


KCN bố trí ven song song
khu dân dụng

Đô thị dạng dải

KCN Tỉnh BÌNH ĐỊNH


KCN bố trí xen
kẽ khu dân dụng

KCN cũ, sạch

CV PHẦN MỀM
QUANG TRUNG
KCN bố trí xen kẽ
khu dân dụng

KCN cũ, sạch,


KCX

KCX TÂN THUẬN


KCN bố trí xen kẽ
khu dân dụng

KCN cũ, sạch,


KCX

KCX LINH TRUNG


4. Bố trí nằm tách biệt ngoài đô thị :

+ Ưu điểm : ● Khoảng cách ly đảm bảo


● Thuận tiện tập trung lao động, dễ giải quyết các vấn đề nảy sinh
● Thuận tiện vận chuyển
● Dễ tạo cảnh quan

+ Nhược điểm :

● Đầu tư hạ tầng tốn kém

+ Áp dụng : Do yêu cầu về tổ chức hoạt động hay nhu cầu vận chuyển. Đôi khi là
nhân tố chính để hình thành nên đô thị mới.
TỔNG HỢP CÁC TRƯỜNG HỢP QH KCN

Ven đô thị Một phía Song song Xen kẽ khu Tách rời khỏi
(cuối hướng khu dân dân dụng đô thị
gió) dụng
2.6. Các nội dung chính trong đồ án QH KCN :

2.6.1 Quy hoạch sử dụng đất :


1. Các bước tiến hành
BƯỚC 1 : Phân chia các khu chức năng, phù hợp theo cơ cấu và nhu cầu chiếm đất
của chúng.
Việc phân khu chức năng thường căn cứ vào:
- Các lối ra vào chính tiếp cận với giao thông ngoài hàng rào KCN.
- Dự kiến về quy mô phát triển giai đoạn đầu.
- Hình dáng khu đất xây dựng KCN.
- Yêu cầu bố trí cây xanh
- Yêu cầu về kiến trúc cảnh quan đô thị.
- Ranh giới của các khu vực cấm xây dựng.
BƯỚC 2: Chia khu đất xây dựng các XNCN thành các loại lô đất theo loại hình và
quy mô của các XNCN dự kiến đầu tư vào KCN, đảm bảo được tính linh hoạt về
khả năng lựa chọn quy mô lô đất.

BƯỚC 3: Bố trí các tuyến đường giao thông để tạo điều kiện thuận lợi cho việc
chia lô khu đất cũng như tổ chức giao thông vận chuyển cho toàn KCN

BƯỚC 4: Dự kiến bố trí công trình trong các khu vực chức năng và từng lô đất để có
thể xác định được mật độ xây dựng, chiều cao tầng trung bình từ đó tính toán sơ bộ
diện tích sàn. Đây là các số liệu để có thể thiết lập các quy định kiểm soát trong Điều
lệ quản lý KCN.
BƯỚC 5: Xác định chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng (khoảng xây lùi) và các yêu
cầu về kiến trúc cảnh quan đô thị.
BƯỚC 6: Tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
2. Các giải pháp quy hoạch sử dụng đất:

a. Quy hoạch theo kiểu ô cờ : Giải pháp quy hoạch kiểu ô cờ được hình thành
bởi các tuyến giao thông phát triển vuông góc với nhau tạo thành.
Ưu điểm: Thuận lợi cho việc chia các lô đất và tạo cho KCN có một bố cục không
gian trật tự.
Thuận lợi cho việc tổ chức giao thông và bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
Nhược điểm: các công trình trong KCN chỉ được tổ hợp riêng biệt trong từng lô
đất, ít có khả năng liên kết với nhau.
Hình thức không gian kiến trúc có thể đạt được trong từng riêng lô đất XNCN,
nhưng trong tổng thể KCN không gian kiến trúc rất đơn điệu.
Nhược điểm này có thể khắc phục bằng cách tổ chức hệ thống không gian
mở (cây xanh, mặt nước, quảng trường ) như là yếu tố để liên kết không gian
trong từng khu vực cũng như trong toàn KCN và tạo nên các đặc trưng riêng về
không gian kiến trúc cho KCN.
Áp dụng: áp dụng rộng rãi trong đa số các KCN, khu chế xuất
KCN Nhơn Hội
b. Giải pháp quy hoạch theo kiểu linh hoạt:

Tuỳ theo đặc điểm, tính chất của KCN và điều kiện địa hình cụ thể. Một số các
công trình có thể liên kết thành các nhóm làm phong phú thêm hình thức bố cục
không gian của KCN.
Ưu điểm: không gian sinh động, cảnh quan phong phú
Nhược điểm: Tuy nhiên giải pháp quy hoạch theo kiểu linh hoạt có thể làm phức tạp
cho việc phân chia lô đất và chỉ có thể áp dụng thành công với điều kiện việc tổ
chức không gian kiến trúc phải được quản lý thống nhất tới tận lô đất xây dựng.
Áp dụng: hay sử dụng cho các khu Công nghệ cao, hoặc các khu CN có địa hình
phức tạp
2.6.2. Quy hoạch cây xanh, cảnh quan :

1. Quy hoạch cây xanh:

Nhiệm vụ cơ bản của quy hoạch hệ thống cây xanh trong KCN là đảm bảo cơ cấu
chiếm đất của diện tích cây xanh, lựa chọn loại cây và bố trí chúng.

Theo quy chuẩn xây dựng diện tích cây xanh KCN phải đảm bảo chiếm không nhỏ
hơn 10% diện tích KCN. Đối với khu công nghệ cao diện tích cây xanh chiếm 25-
30% diện tích khu đất.
Hệ thống cây xanh KCN bên ngoài lô đất xây dựng gồm 3 thành phần cơ bản: Cây
xanh sử dụng công cộng; cây xanh dọc theo tuyến đường và cây xanh chuyên
dụng.
Khu chế xuất Tân Thuận
Khu trước KCN VSIP 1

Lối vào khu Công nghiệp VSIP 1


Nhà ăn, giải khát KCN VSIP 1 Tường rào trang trí
bằng các loại hoa thấp

Đường giao thông trồng


cây phượng tán rộng
Mảng xanh làm cho
công trình nổi bật hơn
Mảng xanh cách ly giữa nhà xưởng và
đường giao thông nội bộ

Nhà xưởng đẹp nhưng cảm giác khô


cứng, nóng bức do thiếu cây xanh
Cảm giác buồn tẻ do thiếu cây xanh Hàng cây không ăn nhập với nhà xưởng
2. Tổ chức quy hoạch cảnh quan kiến trúc KCN:

Không gian kiến trúc trong KCN hình thành bởi 2 nhân tố:
+ Hệ thống không gian mở (open space - thường được giới hạn bởi các
công trình).
+ Hệ thống các yếu tố cảnh quan tự nhiên (cây xanh, mặt nước..) và cảnh
quan nhân tạo (các kiến trúc nhỏ, tượng đài, quảng cáo, chiếu sáng..) được tổ chức
theo các quy luật thẩm mỹ trong các không gian mở.

Nội dung tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc KCN thường tập trung giải quyết
các vấn đề sau:

a) Bố cục không gian kiến trúc toàn KCN:


Liên quan chủ yếu đến việc lựa chọn giải pháp quy hoạch kiểu ô cờ hay kiểu linh
hoạt; phân bố hình thái không gian các khu vực chức năng của KCN, đặc biệt là
khu trung tâm điều hành và khu vực XNCN...
b) Bố cục không gian các khu vực trọng tâm, các tuyến, các điểm nhấn
quan trọng:
- Trong KCN thường lấy các không gian mở làm trục tổ hợp
- Các không gian mở dạng tuyến thường có vai trò quyết định trong tổ hợp kiến
trúc cảnh quan của KCN. Chúng có thể là không gian của các tuyến đường hay
diện tích cây xanh bố trí thành các dải
Các không gian mở dạng điểm làm tăng sự đa dạng hình thức tổ chức không gian,
phá vỡ sự đơn điệu của các không gian dạng tuyến thường hay chế ngự trong không
gian của các KCN. Các không gian mở dạng điểm có thể được hình thành do:
- Mở rộng các giao lộ thành các quảng trường với các đảo vòng xe có trồng cây xanh,
vòi phun nước.
- Tổ chức các lô đất sao cho khi bố trí các công trình có thể tạo thành các không gian
sân trong với hai hoặc ba mặt kín. Tại đây có thể bố trí bãi đỗ xe kết hợp với trồng cây.
Không gian này có thể nằm dọc theo tuyến đường hoặc là điểm kết thúc của một ngã ba
đường.
- Tổ chức các diện tích mặt nước tự nhiên và nhân tạo vừa có chức năng là hồ điều
hòa thoát nước mưa vừa có vai trò của một không gian mở
c) Các yêu cầu về tổ chức và bảo vệ cảnh quan (tự nhiên và nhân tạo) KCN:

Giải pháp quy hoạch hệ thống cảnh quan tự nhiên và nhân tạo thường được đề
xuất theo các nguyên tắc sau:

- Trong trường hợp trong KCN có núi cao không thể san lấp, cần tận dụng để tạo
cảnh quan..

- Hồ nước tự nhiên và nhân tạo luôn tạo ra cảm giác về sự thông thoáng và tự
nhiên.
- Bên cạnh việc bố trí thỏa mãn các yêu cầu về điều kiện vi khí hậu, cây xanh
với màu sắc của chúng còn được bố trí như một nhân tố tổ hợp
- Tổ chức chiếu sáng và bố trí các phưong tiện thông tin thị giác (biển báo, tín hiệu...)

- Các công trình tiện ích đô thị, tượng đài, cổng ra vào, vòi phun nước, biển
hiệu quảng cáo... là nhân tố cảnh quan cần khai thác, đặc biệt tại nơi tập trung
đông người như lối vào của KCN
Quảng trường chính của KCN với biểu tuợng của KCN và
công trình trung tâm điều hành
Trục đường chính KCN với hệ thống cây xanh và lối đi bộ trên hè đường
XNCN với hệ thống tường rào thoáng phía trước
2.6.3. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật KCN
1. Quy hoạch hệ thống giao thông

Trong KCN các phương tiện vận chuyển sau thường được sử dụng: đường bộ,
đường sông và đường sắt. Việc lựa chọn các phương tiện vận chuyển căn cứ vào :
- Mức độ phát triển của hệ thống giao thông vận chuyển trong khu vực;
- Khối lượng và loại của hàng hóa cần vận chuyển;
- Khoảng cách vận chuyển;
- Khoảng thời hạn vận chuyển cần đảm bảo;
- Khả năng bốc dỡ;
- Chi phí vận chuyển;
- Thời hạn sử dụng các phương tiện vận chuyển
Các yêu cầu khi QH hệ thống giao thông:
- Hợp lý trong việc tổ chức vận chuyển hàng hóa và người, hạn chế được giao cắt
giữa các luồng vận chuyển, tiếp cận thuận lợi tới tất cả các lô đất cũng như phân
chia các lô đất;
- Giảm bớt được các công trình phục vụ giao thông;
- Tiết kiệm đất xây dựng;
- Bảo đảm an toàn khi vận chuyển;
- Phù hợp với việc phát triển theo giai đoạn;
- Phù hợp với việc tổ chức hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác, đặc biệt là tổ chức san
nền và thoát nước mưa.
- Có chi phí xây dựng cũng như vận hành ít nhất.
a. Giao thông vận chuyển bằng đường sắt:

Đường sắt trong KCN thường có dạng xuyên qua, dạng vòng, dạng cụt hoặc kết hợp
các dạng kể trên
- Tổ chức đường sắt dạng xuyên qua và dạng vòng thường sử dụng cho KCN có nhu
cầu vận chuyển lớn. Đây là hình thức tổ chức thuận tiện cho việc bốc dỡ và chuyên
chở với thời gian nhanh nhất. Tuy nhiên dạng tổ chức này có nhu cầu chiếm đất lớn
do phải đảm bảo bán kính vòng của các tuyến đường sắt.
- Tổ chức đường sắt dạng cụt thường hay sử dụng cho các KCN có nhu cầu vận
chuyển không lớn, không đòi hỏi cao về thời gian bốc dỡ hình thức tổ chức đơn giản,
không chiếm nhiều đất.
b. Giao thông vận chuyển bằng đường bộ:

Hệ thống đường bộ trong KCN được phân thành các loại: Đường ô tô, đường xe
đạp và đường đi bộ.
Đường ô tô trong KCN gồm:
- Đường chính KCN: là tuyến đường vận chuyển chính của KCN, nối với hệ thống
giao thông bên ngoài. Thông thường tuyến đường này có bề rộng ít nhất là 4 làn xe
với mỗi làn xe rộng 3,75m. Bề rộng lòng đường tối thiểu 15m. Tốc độ tính toán
60km/h.
- Đường nhánh trong KCN: là tuyến đường phục vụ cho một khu vực nhất định của
KCN. Tuyến đường này thường có 2 - 4 làn xe (mỗi làn xe rộng 3,5 m) với bề rộng
lòng đường 7m - 14m. Tốc độ tính toán 40km/h.
- Đường nội bộ trong các lô đất XNCN hoặc trong nội bộ một khu đất
Chiều dài xe và tải trọng Bán kính cong của đường

Loại xe Chiều Tải trọng Loại xe Bán


dài lớn nhất kính
(m) (T) (m)
Xe vận tải hai cầu 11 16 Xe vận tải có 2-3 rơ 25-30
moóc
Xe vận tải 2-3 12 22 Xe buýt 11-24
cầu
Xe vận tải có 18 32 Xe vận tải có tải trọng 15-20
rơmoóc quá 4 lần
Xe vận tải và xe con đến 8-15
4 tấn
Chiều rộng xe : 2,50m Chiều cao xe: 4,00m
Một số dạng mặt cắt đường trong KCN
Loại đường Bề rộng Lòng đường Dải phân Vỉa hè và dải
đường cách cây xanh
Đường 40m 11,25m ( 3 x 3,75 )x2 2,5m Mỗi bên rộng
chính KCN (3,5m) 7,5m (7m)
30m 15m ( 4 x 3,75 ) Mỗi bên rộng
7,5m
25m 15m ( 4 x 3,75 ) Mỗi bên rộng
5m
Đường 23m 14m (4 x 3,5) Mỗi bên rộng
nhánh 4,5m
(đường phụ) 16m 7m ( 2 x 3,5) Mỗi bên rộng
KCN 4,5m
2. Quy hoạch hệ thống thoát nước mưa và san nền

Giải pháp thoát nước mưa trong KCN được thiết kế trên nguyên tắc:
- Tách hoàn toàn khỏi hệ thống thoát nước thải;
- Thoát nước mưa nhanh chóng;
- Tự chảy kết hợp với hệ thống hồ điều hòa đề phòng úng lụt cục bộ;
- Khi tính toán cho KCN chu kỳ ngập lụt thường được lấy bằng 5 năm (mực nước
tính toán).

Hệ thống thoát nước mưa thường bao gồm: các tuyến mương hở, cống thoát
nước và hồ điều hòa.

You might also like