You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH




BÀI LÀM KẾT THÚC HỌC PHẦN

MÔN: QUÁN TRỊ VẬN HÀNH

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XÁC


ĐỊNH ĐỊA ĐIỂM CÔNG TY VÀ ĐỊA ĐIỂM PHÂN
XƯỞNG (HAY CHI NHÁNH) CỦA CÔNG TY

Họ và tên sinh viên: Lê Nhật Vy


MSSV: 030235190193
Lớp học phần: ITS322_202_D02
GVHD: PGS.TS. Phước Minh Hiệp

TP.HCM, ngày 17 tháng 7 năm 2021


MỤC LỤC

I. SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................................................1


II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................................1
2.1. Khái niệm địa điểm công ty..................................................................................1
2.2. Khái niệm xác định địa điểm công ty....................................................................1
2.3. Tầm quan trọng của việc xác định địa điểm công ty.............................................2
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH..........................3
3.1. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................3
3.1.1.1. Phương pháp cho điểm có trọng số.............................................................3
3.1.1.2. Phương pháp tọa độ....................................................................................3
3.1.1.3. Phương pháp bài toán vận tải......................................................................4
3.2. Các bước tiến hành...............................................................................................4
IV. VÍ DỤ MINH HOẠ.................................................................................................5
4.1. Giới thiệu khái quát công ty cổ phần sữa VINAMILK.........................................5
4.2. Phân tích kỹ các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn địa điểm................................6
4.2.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................................6
4.2.2. Điều kiện xã hội..........................................................................................6
4.2.3. Nhân tố kinh tế...........................................................................................7
4.3. Cho ví dụ với số liệu minh hoạ.............................................................................7
4.4. Ứng dụng phương pháp hợp lý để xác định địa điểm, phân xưởng công ty..........8
V. KẾT LUẬN.............................................................................................................. 10
5.1. Kết luận chung.......................................................................................................10
5.2. Hạn chế của tiểu luận.............................................................................................10
5.3. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.......................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................11
Quản trị vận hành Lê Nhật Vy – D02

I. SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.

Trong quá trình thành lập doanh nghiệp, cũng như trong quá trình sản xuất và
hoạt động, các doanh nghiệp mới thường phải giải bài toán lựa chọn địa điểm xây
dựng hợp lý và tiết kiệm chi phí. Địa điểm được đề cập ở đây có thể là địa điểm
của nhà máy, xí nghiệp, kho bãi, đại lý… Địa điểmicủa doanh nghiệp có ảnh
hưởng lâu dài đến hoạt động và lợi nhuận của doanh nghiệp. Đồng thời gây ảnh
hưởng không nhỏ đến người dân trong khu vực.

Đây là giải pháp rất quan trọng để có được sự hài lòng về sản phẩm, dịch vụ
ngày càng tốt hơn, rẻ hơn mà không cần đầu tư thêm, từ đó tạo lợi thế cạnh tranh
và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Vì vậy, để tối ưu hóa lợi nhuận, thì việc nghiên cứu về vấn đề nhân tố ảnh
hưởng đến việc xác định địa điểm doanh nghiệp là rất cần thiết.
1

II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.


II.1. Khái niệm địa điểm công ty.

Địa điểm kinh doanh là nơi công ty tiến hành các hoạt động kinh doanh cụ thể,
ví dụ là nơi công ty tiếp tục tiến hành một, một số hoặc tất cả các khâu trên thị
trường từ sản phẩm này sang sản phẩm khác, đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
hoặc cung cấp dịch vụ nhằm mụciđích sinh lợi.

Địa điểm kinh doanh phải được thông báo với cơ quan đăng ký công thương
theo quy định của pháp luật.

II.2. Khái niệm xác định địa điểm công ty.

Là quá trình dựa vào các phương pháp xác định địa điểm gồm cả định tính và
định lượng để đưa ra quyết định lựa chọn địa điểm bố trí doanh nghiệp có lợi nhất
Quản trị vận hành Lê Nhật Vy – D02

cho công ty và đảm bảo tính chiến lược lâu dài. Nhằm giảm thiểu chi phí vận hành
sản xuất và tiêu thụ.
II.3. Tầm quan trọng của việc xác định địa điểm công ty.

Việc xác định địa điểm kinh doanh phù hợp tạo điều kiện cho công ty tiếp xúc
với khách hàng, nâng cao khả năng thu hút khách hàng, thâm nhập và chiếm lĩnh
thị trường mới, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng doanh số, doanh thu
và lợi nhuận. Việc xác định địa điểm kinh doanh hợp lý cũng tạo ra một trong
những nguồn lực chủ yếu của doanh nghiệp. Nó cho phép các công ty xác định và
lựa chọn các khu vực có điều kiện tài nguyên và môi trường kinh doanh tốt, phát
huyihết lợi thế về môi trường, tận dụng và phát huy tiềm năng nội tại.

Quyết định địa điểm của doanh nghiệp là một quyết định chiến lược. Nó có ảnh
hưởng lớn nhất đến chi phí cố định và biến đổi của sản phẩm cũng như các hoạt
động và giao dịch khác của doanh nghiệp. Xác định địa bàn hoạt động là biện pháp
2
quan trọng để giảm giá thành sản phẩm. Quyết định về địa điểm của công ty ảnh
hưởng lớn đến chi phí hoạt động, đặc biệt là chi phí vận chuyển nguyên vật liệu và
sản phẩm. Vì vậy, khi lựa chọn địa điểm kinh doanh, cần phải hành động thận
trọng, có tầm nhìn dài hạn và xem xét toàn diện khả năng phát triển và tăng trưởng
của doanh nghiệp trong tương lai. Từ những cân nhắc về kinh tế - kỹ thuật, cần
thuyết minh ít nhất hai phương án tính toán so sánh, trong mọi trường hợp, vị trí
được lựa chọn cần được cơ quan quy hoạch và chính quyền địa phương chấp
thuận.
Quản trị vận hành Lê Nhật Vy – D02

III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH.


III.1. Phương pháp nghiên cứu.
III.1.1.1. Phương pháp cho điểm có trọng số.

Một phương pháp xác định địa điểm doanh nghiệp được lựa chọn tốt nhất khi
tính đến đầy đủ cả hai khía cạnh là phân tích về mặt định lượng và định tính. Tiến
trình thực hiện phương pháp này bao gồm các bước cơ bản sau:

1. Lập bảng liệt kê các yếu tố ảnh hưởng cần xem xét.

2. Xác định trọng số cho từng yếu tố

3. Quyết định thang điểm (từ 1 đến 10 hoặc từ 1 đến 100)

4. Hội đồng quản trị cho điểm theo thang điểm

5. Lấy số điểm của từng yếu tố nhân với trọng số của nó.
3 Tổng cộng số điểm đạt được của từng địa điểm được đưa ra so sánh.

6. Kết luận về địa điểm được lựa chọn.

III.1.1.2. Phương pháp tọa độ.


1. Tọa độ 1 chiều.

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp các cơ sở i nằm trên 1 trục
n
1
nào đó. L= ∑ Widi
W i=1

L: tọa độ cơ sở mới

Wi: Lượng vận chuyển đến cơ sở i

di: tọa độ cơ sở I

W: Tổng lượng vận chuyển phải chở đến n cơ sở


Quản trị vận hành Lê Nhật Vy – D02

2. Tọa độ 2 chiều.

Phương pháp này được sử dụng khi các cơ sở cũ không nằm trên một trục mà
phân tán ở nhiều nơi.
n n
1 1
Cx= ∑ dxWi ; Cx= ∑ dyWi
W i=1 W i=1

Cx, Cy: tọa độ cơ sở mới


dx,dy: tọa độ cơ sở I hiện có
Wi: Lượng vận chuyển đến cơ sở i
W:Tổng lượng vận chuyển phải chở đến n cơ sở
III.1.1.3. Phương pháp bài toán vận tải.

Để xây dựng và giải bài toán vận tải cần có các thông tin sau:

- Danh sách các đơn vị sản xuất (cung cấp)hàng hóa;


4 - Danh sách các địa điểm tiêu thụ và nhu cầu của từng địa điểm;
- Chi phí chuyên chở một đơn vị sản phẩm từ địa điểm cung cấp đến nơi
tiêu thụ. Ở đây ta chỉ điểm qua các bước chính của bài toán vận tải.
III.2. Các bước tiến hành.

Việc xác định địa điểm công ty thường gắn bó chặt chẽ với bản chất của các
lĩnh vực kinh doanh và qui mô doanh nghiệp. Ví dụ, các doanh nghiệp qui mô nhỏ
thường phân bố tự do hơn, nhưng các doanh nghiệp lớn cần phải xác định vùng
nguyên liệu, năng lượng và bố trí thành nhiều địa điểm khác nhau.Việc lựa chọn
địa điểm doanh nghiệp, nhất là đối với doanh nghiệp lớn thường tiến hành theo 2
bước:
- Xác định khu vực địa điểm.
- Xác định địa điểm cụ thể.
Tuy nhiên, để quyết định địa điểm đúng đắn, hợp lý phải thực hiện các bước
chủ yếu sau:
Quản trị vận hành Lê Nhật Vy – D02

Bước 1: Xác định mục tiêu, tiêu chuẩn sẽ sử dụng để đánh giá các phương
án xác định địa điểm doanh nghiệp.
Bước 2: Xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến địa điểm doanh
nghiệp.
Bước 3: Xây dựng những phương án định vị khác nhau, đây là một trong
những yêu cầu chung của quản lý kinh tế, đối với địa điểm doanh nghiệp lại càng
quan trọng hơn.
Bước 4: Sau khi xây dựng các phương án xác định địa điểm doanh nghiệp,
bước tiếp theo là tính toán các chỉitiêu về mặt kinh tế.

IV. VÍ DỤ MINH HOẠ.

IV.1. Giới thiệu khái quát công ty cổ phần sữa VINAMILK.

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk là công ty sản xuất kinh doanh
sữa và các sản phẩm từ sữa từ máy móc thiết bị liên quan tại Việt Nam.
5
Theo thống kê, đây là doanh nghiệp lớn thứ 15 tại Việt Nam năm 2007.
Vinamilk hiện là doanh nghiệp đứng đầu ngành chế biến sữa, chiếm hơn 54,5% thị
phần sữa nước, 40,6% thị phần sữa bột, sữa bột. 33,9% thị phần sữa chua uống cả
nước, thị phần sữa chua ăn 84,5%, sữa đặc 79,7%. Ngoài mạng lưới phân phối
mạnh trong nước, phủ rộng hơn 220.000 điểm bán hàng tại 63 tỉnh thành, sản
phẩm của Vinamilk còn được xuất khẩu sang 43 quốc gia trên thế giới, bao gồm
Hoa Kỳ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức ... Hiện nay, Vinamilk đã xây dựng 14 nhà
máy sản xuất, 2 nhà máy hậu cần, 3 văn phòng kinh doanh, 1 nhà máy sản xuất sữa
Campuchia và 1 văn phòng đại diện Campuchia-Thái Lan. Năm 2018, Vinamilk
được xếp hạng trong 200 công ty tốt nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương với
doanh thu trên 1 tỷ USD.

IV.2. Phân tích kỹ các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn địa điểm.
Quản trị vận hành Lê Nhật Vy – D02

Địa điểm phân tích: Nhà máy sữa Tiên Sơn tại Bắc Ninh.

IV.2.1. Điều kiện tự nhiên.


- Vị trí địa lý

Huyện Tiên Sơn nằm ở phía Bắc của thủ đô Hà Nội, là trung tâm tam giác
tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Nằm trong trục giao thông
quan trọng, gồm sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình.. Với lợi thế ngoại giao,
rất thuận tiện để giao lưu với các quận trong vàingoài thủ đô. Đây là điều kiện hết
sức thuận lợi để thúc đẩy tăng cường giao lưu giữa các tỉnh bạn trên mọi miền đất
nước, thuận tiện để mua và trao đổi các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là nguyên
liệu sản xuất sữa.

- Địa hình

Hầu hết các khu vực của Bắc Ninh tương đối bằng phẳng, độ cao từ 3 đến
6 7m, trung du cao từ 300-400m. Thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

- Khí hậu

Khí hậu của Bắc Ninh là nhiệt đới ẩm gió mùa. Mạng lưới sông ngòi dày đặc,
mật độ lưới sông cao. Điều kiện tốt để sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi phát
triển đều..iiii

IV.2.2. Điều kiện xã hội.


- Dân số: khoảng 1 triệu người, lượng lao động lớn.
- Cơ sở hạ tầng: tập trung các công trình đầu mối giao thông, hạ tầng
kỹ thuật quan trọng. Cơ sở công nghiệp phát triển, có các siêu thị lớn, chợ, và
nhiều doanh nghiệp.
- Nông nghiệp: giá trị sản xuất lớn, trồng trọt chăn nuôi tăng trưởng
nhanh. Vì vậy, có khải năng cung cấp lương thực, thực phẩm đầu vào cho sản xuất.
Quản trị vận hành Lê Nhật Vy – D02

- Văn hóa xã hội: đời sống nâng cao,itỷ lệ người có thu nhập ổn định
tăng...
- Trình độ văn hóa, kỹ thuật:icó nguồn lực được đào tạo tốt từ các
trường ĐH lân cận như ĐH Nông nghiệp Hà Nội.
IV.2.3. Nhân tố kinh tế.
- Thị trường tiêu thụ: Bắc Ninh là một khu vực, địa bàn có diện tích
khá lớn, khả năng kinh tế-xã hội đang trên đà phát triển, sản lượng nhu cầu hằng
năm được dự báo khá ổn định.
- Nguồn nhiên liệu: Bắc Ninh đang hình thành và phát triển các vùng
cây có giá trị thương mại theo hướng chuyên canh..
- Giao thông: thoáng, thuận tiện vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm.
IV.3. Cho ví dụ với số liệu minh hoạ.

Công ty Vinamilk tiến hành lựa chọn địa điểm bố trí nhà máy tại khu vực
7 miền Bắc, trong quá trình nghiên cứu phân tích chi phí theo vùng đã được bảng số
liệu sau:

Bảng 1: Số liệu điểm số, trọng số các nhân tố của Bắc Ninh và Hà Giang
ST
Nhân tố Trọng số Điểm số
T
Bắc Ninh Hà Giang
1 Thị trường lao động 0.2 80 60
2 Thị trường tiêu thụ 0.25 90 60
Cơ sở hạ tầng, giao thông
3 0.15 80 70
vận tải
Khả năng cung ứng
4 0.15 70 60
nguyên vật liệu
5 Văn hóa 0.065 60 55
6 Khả năng xử lý chất thải 0.06 70 70
Quản trị vận hành Lê Nhật Vy – D02

Khả năng mở rộng trong


7 0.065 80 50
tương lai
Chính sách , quản lý của
8 0.06 70 70
chính quyền địa phương
 Giải thích tại sao có được các điểm số như trên:

Địa điểm sản xuất mà nhà máy sữa Tiên Sơn có được chứa đựng nhiều lợi
thế:

- Có vị trí giao thông thuận lợi, nhiều nút giao thông quan trọng .
- Hệ thống cấp thoát điện nước và hệ thống cung cấp năng luợng thuận
tiện, đáp ứng đuợc nhu cầu sử dụng.
- Nằm trong vùng tam giác kinh tế, với diện tích rộng và không gian
thông thoáng.
- Là vùng có hệ thống an ninh đảm bảo và nhiều chính sách tạo điều
8 kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội phát triển tốt nhất.
- Hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn.
IV.4. Ứng dụng phương pháp hợp lý để xác định địa điểm, phân xưởng
công ty.

Từ bảng số liệu thu thập được ở mục 4.3. Ta sử dụng phương pháp cho điểm trọng
số, tính toán được kết quả sau:

Bảng 2: Kết quả tính toán


ST Nhân tố Trọng Điểm Điểm sô
T số số nhân với
trọng số
Bắc Hà Bắc Ninh Hà Giang
Ninh Giang
1 Thị trường lao 0.2 80 60 16 12
động
Quản trị vận hành Lê Nhật Vy – D02

2 Thị trường tiêu thụ 0.25 90 60 22,5 15


3 Cơ sở hạ tầng, giao 0.15 80 70 12 10,5
thông vận tải
4 Khả năng cung ứng 0.15 70 60 10,5 9
nguyên vật liệu
5 Văn hóa 0.065 60 55 3,9 3,575
6 Khả năng xử lý 0.06 70 70 4,2 4,2
chất thải
7 Khả năng mở rộng 0.065 80 50 5,2 3,25
trong tương lai
8 Chính sách , quản 0.06 70 70 4,2 4,2
lý của chính quyền
địa phương
9 Tổng 1 78,5 61,725
 Quyết định:
- Chọn Bắc Ninh làm địa điểm sản xuất vì có điểm số là 78, 5 cao hơn
9
Hà Giang
- Từ các lợi thế vô cùng thuận lợi của Tiên Sơn quyết định chọn đặt vị
trí nhà máy ở Tiên Sơn

V. KẾT LUẬN.
V.1. Kết luận chung.

Việc bố trí địa điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có ảnh hướng lâu
dài đến việc vận hành, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Ngoài ra, còn
ảnh hướng đến các giá trị kinh tế xã hội của người dân trong vùng. Chính vì vậy,
doanh nghiệp cần phải xác định, nghiên cứu kỹ lưỡng, chính xác việc đặt vị trí
kinh doanh và phân xưởng sản xuất. Hoạt động xác định địa điểm sản xuất diễn ra
khá phức tạp, có nội dung lớn đòi hỏi doanh nghiệp nói chung và nhà quản trị sản
xuất nói riêng phải có cái nhìn tổng hợp, đánh giá toàn diện trên tất cả các mặt kinh
Quản trị vận hành Lê Nhật Vy – D02

tế, xã hội, văn hóa, công nghệ..tình hình cụ thể và mục tiêu sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp để xác định địa điểm sản xuất phù hợp giúp cho doanh nghiệp
phát triển bền vững.

Ở ví dụ của công ty sữa Vinamilk, bằng việc phân tích, đánh giá các nhân tố.
Lựa chọn phương pháp cho điểm có trọng số, đã giúp công ty tìm ra địa điểm đặt
nhà máy tối ưu nhất là tại Tiên Sơn – Bắc Ninh. Tạo bước đệm cho quá trình phát
triển sau này.

V.2. Hạn chế của tiểu luận.

Vì quá trình nghiên cứu diễn ra trong thời gian ngắn, với hoàn cảnh dịch
Covid – 19 đang hoành hành nên việc thu thập dữ liệu từ thực tế rất khó khăn. Dẫn
đến việc số liệu trong bài tiểu luận có độ chính xác chưa tuyệt đối. Chính vì thế kết
quả tiểu luận sẽ giảm mức độ chính xác.

10 V.3. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.

Để tăng mức độ thuyết phục của đề tài, cần phải thu thập thêm dữ liêu, thực
hiện đồng thời các phương pháp xác định gồm trọng số, vận tải, trung tâm, tọa độ.
So sánh giữa nhiều địa điểm hơn để tăng tính khách quan cho quyết định.
Quản trị vận hành Lê Nhật Vy – D02

TÀI LIỆU THAM KHẢO

2021. Bài giảng Học phần Quản trị vận hành. [book auth.] Phước Minh Hiệp.
2021.
2021. Slide Share. [Online] 2021. https://www.slideshare.net/garmentabc/chng-3-
xc-nh-a-im-v-b-tr-mt-bng-phn-xng.
2021. StuDocu. [Online] 2021. https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-
kinh-te-quoc-dan/quan-tri-kinh-doanh-1/vinamilk-lecture-notes-4/9687640.
2021. Wikipedia. [Online] 2021. https://vi.wikipedia.org/wiki/Vinamilk.

11

You might also like