You are on page 1of 47

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH

KHOA QUẢN TRỊ

----

Bài tiểu luận kết thúc học phần môn: QUẢN TRỊ ĐIỀU HÀNH

NGHIÊN CỨU VỀ BỐ TRÍ MẶT BẰNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN
TỐI ƯU HÓA MẶT BẰNG

THỰC TRẠNG BỐ TRÍ MẶT BẰNG CÔNG TY TNHH TOYOTA GIẢI PHÓNG

Giảng viên hướng dẫn: TỪ VÂN ANH


Sinh viên thực hiện: PHẠM THỊ MINH CHI
Lớp: AD006 MSSV: 31201020965
LỚP HỌC PHẦN: 22D1MAN50200306

TPHCM, ngày 13 tháng 04 năm 2022

1
MỤC LỤC

PHẦN 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT.........................................................................3


I. Lý thuyết về bố trí mặt bằng...............................................................................3

1. Mục tiêu của bố trí mặt bằng sản xuất:..........................................................3


2. Tiêu chí đánh giá bố trí mặt bằng hiệu quả...................................................4
3. Yếu tố quyết định đến bố trí mặt bằng sản xuất............................................4
4. Vai trò của bố trí mặt bằng..............................................................................4
5. Nguyên tắc bố trí mặt bằng..............................................................................5
II. Các chiến lược bố trí mặt bằng sản xuất trong doanh nghiệp:....................6
1. Bố trí mặt bằng theo sản phẩm...........................................................................6
2. Bố trí mặt bằng theo quá trình...........................................................................7
3. Bố trí mặt bằng theo vị trí cố định.....................................................................9
4. Bố trí mặt bằng theo ô..................................................................................10
PHẦN II. LƯỢC KHẢO NGHIÊN CỨU...............................................................12
I. LƯỢC KHẢO 10 BÀI NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI BỐ TRÍ MẶT
BẰNG..........................................................................................................................12
Bài 1: Nghiên cứu ứng dụng sản xuất tinh gọn để tái bố trí mặt bằng xưởng
may tại các công ty may mặc, giảm lãng phí và nâng cao năng suất lao động
(Sơn và Trinh, 2016)..............................................................................................12
Bài 2: The influence of work-cells and facility layout on the manufacturing
efficiency (Aghazadeh, Hafeznezami, Najjar và Huq, 2011)..............................14
Bài 3: Design and Development of Simulation Model for Plant Layout (Korde,
Sahu and Shahare.,(2017))....................................................................................17
Bài 4: Combinatorial optimization of bus lane infrastructure layout and bus
operation management (Sun and Wu.,(2017)).....................................................19
Bài 5: Facility layout design – review of current research directions
(Mateusz Kikolski, Chien-Ho Ko)........................................................................21
Bài 6: Plant layout design using Arena simulation (Võ Trọng Cang (2012)) 28

2
Bài 7: Combination of lean value-oriented conception and facility layout
design for event more significant efficiency improvement and cost reduction
(Kovács, G., 2020)..................................................................................................31
Bài 8: Productivity improvement of a manufacturing facility using systematic
layout planning (Ali Naqvi, S. A., Fahad, M., Atir, M., Zubair, M., & Shehzad,
M. M. (2016).).........................................................................................................33
Bài 9: Optimization of a Plant Layout and Materials Handling System for a
Furniture Manufacturing Company (Nyemba, W. R., Mbohwa, C., &
Nyemba, L. E. (2016))............................................................................................36
Bài 10: A preliminary prototyping approach for emerging metro-based
underground logistics systems: operation mechanism and facility layout (Hu,
W. et al. (2021))......................................................................................................38
II. BÀN LUẬN...........................................................................................................40
III. KẾT LUẬN CHUNG..........................................................................................42
PHẦN 3: TIỂU LUẬN CÁ NHÂN..............................................................................44
Thực trạng về bố trí mặt bằng của công ty TNHH TOYOTA giải phóng...........44
1. Giới thiệu về công ty...........................................................................................44
2. Thực trạng về bố trí mặt bằng trong công ty TNHH Toyota giải phóng..........45
3. Những điểm tích cực, hạn chế và các đề xuất cho công ty...............................48
4. Kết luận................................................................................................................49
PHẦN 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................49

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sau khi hoàn thành 9 buổi về khóa học Quản trị điều hành, nhóm 2 chúng em xin chọn
đề tài “Nghiên cứu về bố trí mặt bằng và các phương pháp tối ưu hóa mặt bằng” . Lợi
ích của việc nghiên cứu về chủ đề này sẽ cho chúng em cái nhìn tổng quát hơn về cách
bố trí của các loại mặt bằng, đặc biệt là trong sản xuất, khi đó chúng em sẽ hiểu rõ hơn
về cách các nhà máy bố trí trong sản xuất như thế nào, các nhà máy, siêu thị, cửa
hàng,.., mọi lĩnh vực trong đời sống có thể áp dụng được nguyên tắc chung của bố trí
mặt bằng từ đó không chỉ hiểu về mặt bằng doanh nghiệp mà ta còn có thể hiểu và áp
dụng ngay để sắp xếp những mặt bằng mang tính cá nhân, giúp đời sống của ta ngày
càng trở nên tiện ích hơn.
3
Nghiên cứu về bố trí mặt bằng sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí, rút ngắn thời
gian sản xuất để tạo ra mọt sản phẩm, giúp sử dụng hiểu quả các nguồn lực và tính linh
hoạt cáo

Bối cảnh toàn cầu hóa làm gia tăng sự cạnh tránh khốc liệt giữa các thị trường, bài toán
của doanh nghiệp là luôn làm thế nào để đảm bảo về mặt chất lượng và chi phí, vấn đề
bố trí mặt bằng phù hợp và cải tiến mặt bằng luôn là bài toán đa chiều của các nhà
nghiên cứu lẫn doanh nghiệp, một sự cải tiến tốt hơn nay về mặt bằng không phải là một
cải tiến tốt mãi mãi về sau, và bài học đừng bao giờ ngủ quên trên chiến thắng sẽ là kim
chỉ nam để doanh nghiệp tiếp tục phát triển bền vững và tồn tại, bởi vì công nghệ ngày
càng phát triển, vạn vật kết nối với nhau, do đó việc nghiên cứu về bố trí mặt bằng và
tối ưu hóa mặt bằng là điều rất cần thiết.

PHẦN 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT


I. Lý thuyết về bố trí mặt bằng

Bố trí mặt bằng sản xuất trong doanh nghiệp tức là việc tổ chức, sắp xếp, định
dạng về mặt không gian các phương tiện sản xuất cần thiết cho sản xuất và cung cấp
dịch vụ. Điều này giúp cho mọi hoạt động diễn ra một cách thuận lợi nhất đảm bảo quá
trình sản xuất vận hành liên tục, đều đặn, giảm thiểu các chi phí không cần thiết, không
tạo ra giá trị gia tăng trong hoạt động sản xuất.

Việc bố trí mặt bằng sản xuất không chỉ là khi doanh nghiệp xây dựng thêm cơ sở
mới mà còn có thể do có sự thay đổi đáng kể trong nhu cầu hoặc khối lượng thông
lượng; hoặc là các dịch vụ/ sản phẩm mới được tích hợp trong gói lợi ích của khách
hàng; hoặc quá trình, thiết bị/ công nghệ khác được thiết lập,… Kết quả của bố trí mặt
bằng sản xuất là hình thành các nơi làm việc, các phân xưởng, các bộ phận phục vụ sản
xuất hoặc dịch vụ và dây chuyền sản xuất. Khi xây dựng phương án bố trí sản xuất cần
căn cứ vào luồng di chuyển của công việc, nguyên vật liệu, bán thành phẩm và lao động
trong hệ thống sản xuất, dịch vụ của doanh nghiệp.

1. Mục tiêu của bố trí mặt bằng sản xuất:

4
Khi các doanh nghiệp áp dụng biện pháp bố trí mặt bằng trong sản xuất, người sử dụng
thường hướng đến một số mục tiêu như sau:

- Tối thiểu được sự chậm trễ trong việc quản lý nguyên vật liệu và sự di chuyển của
khách hàng.
- Tìm kiếm, xác định một phương án bố trí hợp lý, đảm bảo cho hệ thống sản xuất
hoạt động có hiệu quả cao, thích ứng nhanh với thị trường, duy trì tính linh hoạt cho
hệ thống.
- Nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên và sự hài lòng, thỏa mãn của khách hàng.
- Cung cấp dịch vụ vệ sinh và bảo trì thường xuyên để gia tăng được lòng trung thành
của khách hàng. Từ đó có thể nâng cao doanh số trong các cơ sở sản xuất và dịch
vụ.

Bố trí mặt bằng sản xuất cần cân nhắc đến một số vấn đề liên quan đến chi phí
sản xuất, cung ứng dịch vụ; khả năng thích ứng và tính linh hoạt, hiệu quả, chất lượng
hoạt động của hệ thống; mối lo ngại đảm bảo về an toàn cũng như là trình độ của người
lao động; việc lựa chọn các thiết bị phù hợp cũng như bài toán điểm nút cổ chai trong hệ
thống tác động đến sự vận hành trôi chảy của hệ thống cũng là điều mà các doanh
nghiệp luôn quan tâm.

2. Tiêu chí đánh giá bố trí mặt bằng hiệu quả

Để đánh giá một mặt bằng được bố trí có hiệu quả hay không thì các doanh nghiệp
thường dựa trên một số tiêu chí như sau:

- Sử dụng không gian và thiết bị hiệu quả


- Tăng dòng di chuyển của thông tin, vật liệu và con người
- Tăng sự thoải mái cho môi trường làm việc an toàn
- Tăng sự tương tác giữa khách và chủ thể
- Tính linh hoạt khi sử dụng
3. Yếu tố quyết định đến bố trí mặt bằng sản xuất

Các doanh nghiệp thường dựa vào điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mình để có thể
quyết định cách bố trí mặt bằng sản xuất có hiệu quả. Một số yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định của doanh nhiệp như:

5
- Đặc điểm của sản phẩm
- Khối lượng và tốc độ sản xuất
- Đặc điểm về thiết bị (như độ lớn của thiết bị, thể tích của nó…)
- Diện tích mặt bằng
- Đảm bảo an toàn trong sản xuất
4. Vai trò của bố trí mặt bằng

Bố trí mặt bằng ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí, thời gian sản xuất của sản phẩm
và cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp. Bố trí hợp lý sẽ tạo ra năng suất cao, nhịp độ
sản xuất cao hơn, tận dụng được tối đa các nguồn lực doanh nghiệp nhằm thực hiện mục
tiêu của doanh nghiệp. Ngược lại nếu không bố trí mặt bằng mật cách hợp lý thì có thể
dẫn đến hao phí các nguồn tài nguyên như tiền bạc, thời gian, năng suất của doanh
nghiệp đồng thời có thể tạo ra tâm lý không tốt cho doanh nghiệp. Vì vậy việc nghiên
cứu hợp lý để đưa ra một phương án bố trí tốt nhất là việc phải làm ngay từ ban đầu.

5. Nguyên tắc bố trí mặt bằng

Để có thể bố trí mặt bằng trong sản xuất có hiệu quả, thì các doanh nghiệp cần tuân thủ
một số nguyên tắc trong bố trí mặt bằng như sau:

- Tuân thủ quy trình công nghệ sản xuất: tuân thủ sản xuất theo quy trình công
nghệ sản xuất, phân xưởng có quan hệ nên đặt cùng nhau.
- Đảm bảo an toàn sản xuất cho người lao động: Bố trí mặt bằng đòi hỏi phải quan
tâm đến an toàn của người lao động, máy móc thiết bị đảm bảo chất lượng, môi
trường làm việc của công nhân thoải mái. Đảm bảo khả năng thông gió, chiếu
sáng, các phân xưởng nhiều khói bụi, hơi độc bức xạ… phải cách xa khu dân cư.
Phải có các trang thiết bị phòng cháy và chữa cháy trong các kho.
- Tận dụng hợp lý không gian và diện tích mặt bằng: việc tận dụng tối đa diện tích
sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí thuê mặt bằng.
- Đảm bảo tính linh hoạt của hệ thống: mặt bằng bố trí phải xét đến sự thay đổi
của các thiết bị và chi phí phải thấp nhất.
- Tránh hay giảm tới mức tối thiểu trường hợp nguyên vật liệu ngược chiều: vì
điều này làm tăng cự ly vận chuyển và gây ùn tắc kênh.

6
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp khi bố trí mặt bằng luôn chú trọng đến điểm nút cổ
chai (bottleneck) bởi nếu không được cân đối tốt thì sẽ dẫn đến tình trạng mất cân đối.
Tại những điểm nút cổ chai của hệ thống, các bán thành phẩm không được gia công kịp
thời làm tốn thời gian chờ dài, ảnh hưởng đến đầu ra của dây chuyền sản xuất. Vì vậy,
người giám sát dây chuyền cần phải lên kế hoạch bố trí mặt bằng phù hợp trước khi
triển khai.

II. Các chiến lược bố trí mặt bằng sản xuất trong doanh nghiệp:

1. Bố trí mặt bằng theo sản phẩm

Bố trí mặt bằng theo sản phẩm là việc tạo một dòng chảy suôn sẻ và hợp lý để
mà tất các hàng hóa hoặc dịch vụ di chuyển trong một đường dẫn liên tục từ một giai
đoạn của quá trình qua giai đoạn kế tiếp bằng cách sử dụng cùng một chuỗi các nhiệm
vụ và hoạt động. Chiến lược này được sử dụng khi mà doanh nghiệp có quy mô sản xuất
lớn và ổn định, trong đó sản phẩm đạt trình độ tiêu chuẩn hóa cao chằng hạn như dây
chuyền đóng hộp cho thực phẩm.

Để chọn mặt bằng bố trí sản phẩm cần phụ thuộc vào diện tích và không gian
của nhà xưởng; quy trình công nghệ; tính chất của thiết bị; mức độ giám sát của các
hoạt động khác. Tuy nhiên, bố trí theo sản phẩm có thể dẫn đến sự chậm trễ từ hai
nguyên nhân: do ứ đọng hệ thống hoặc do thiếu hụt sản phẩm tại trạm làm việc đó. Điều

7
đó đòi hỏi doanh nghiệp cần xử lý bài toán cân bằng dây chuyền trong sản xuất để có
thể cân đối thời gian tại các trạm làm việc và phân công nhiệm vụ cho từng khu vực.

 Nhận xét

Bố trí mặt bằng theo sản phẩm có một số ưu điểm như sau:

- Biến phí thấp.


- Chi phí quản lý nguồn nguyên vật liệu thấp.
- Khối lượng sản phẩm dở dang thấp.
- Doanh nghiệp có thể dễ dàng đào tạo và giám sát các hoạt động của hệ thống.
- Đòi hỏi kĩ năng cũng như trình độ chuyên môn của người lao động thấp.
- Hệ thống hoạch định và kiểm soát khá đơn giản, ít khi bị ngừng vì trục trặc do
thiết bị máy móc và con người.

Ngoài những ưu điểm trên thì bố trí mặt bằng theo sản phẩm còn có một số hạn chế
như:

- Chi phí đầu tư về bảo trì, bảo dưỡng máy móc, trang thiết bị cao.
- Các công việc trên dây chuyền phụ thuộc lẫn nhau, do vậy khi có sự cố thì phải
dừng toàn bộ hệ thống, điều đó ảnh hưởng đến tính liên tục của dây chuyền.
- Độ linh hoạt về khối lượng và sản phẩm thấp, cho nên khi thay đổi một sản
phẩm sẽ phải sắp xếp, bố trí lại mặt bằng.
- Công việc đơn điệu dễ gây nhàm chán cho công nhân.

2. Bố trí mặt bằng theo quá trình

Bố trí mặt bằng theo quá trình là những nhóm công việc tương tự nhau hợp
thành những bộ phận có cùng quá trình hoặc cùng chức năng thực hiện được bố trí
cùng khu vực. Trong quá trình chế tạo, sản phẩm sẽ di chuyển từ bộ phận này sang bộ
phận khác theo trình tự các công đoạn phải thực hiện. Chiến lược này cso quá trình sản
xuất không được tiến hành liên tục, năng suất thấp. Bố trí theo quá trình phù hợp với
hình thức sản xuất gián đoạn, đa dạng về mẫu mã và chủng loại, cần sử dụng một máy
móc cho hai hay nhiều công đoạn. Chẳng hạn như văn phòng giao dịch ở ngân hàng,
xưởng sửa chữa xe hơi,…

8
Để bố trí mặt bằng theo quá trình cần tiến hành thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Xây dựng sơ đồ biểu hiện dòng di chuyển của các chi tiết từ bộ phận này
sang bộ phận khác.

Bước 2: Xác định diện tích cần thiết cho mỗi bộ phận sản xuất và khoảng cách của
từng bộ phận.

Bước 3: Xác định sơ đồ giản lược ban đầu.

Bước 4: Xác định chi phí.

Bước 5: TÌm ra phương án sao cho cho tổng chi phí vận chuyển nhỏ nhất.

Bước 6: Lập kế hoạch chi tiết.

 Nhận xét

Hình thức bố trí mặt bằng theo quá trình có một số ưu điểm như là :

- Chi phí đầu tư về trang thiết bị thấp.


- Có tính linh hoạt cao về trang thiết bị và con người.
- Có thể nâng cao trình độ chuyên môn của công nhân.
- Công việc đa dạng, không gây nhàm chán.

Về mặt hạn chế, thì hình thức bố trí mặt bằng theo quá trình có một số hạn chế như:

- Chi phí vận chuyển, chi phí sản xuất đơn vị cao.
- Hệ thống hoạch định và kiểm soát phức tạp.

9
- Tổng thời gian quá trình dài hơn, việc vận chuyển kém hiệu quả.
- Việc lập lịch trình sản xuất không ổn định.
- Năng suất thấp vì các công việc không giống nhau, đòi hỏi nhiều kĩ năng.

3. Bố trí mặt bằng theo vị trí cố định

Bố trí mặt bằng theo vị trí cố định là bố trí mang tính đặc thù của dự án sản xuất,
trong đó sản phẩm được đặt tại một địa điểm và người ta sẽ mang máy móc thiết bị,
nhân công và nguyên vật liệu đến để thực hiện tại chỗ. Hình thức này áp dụng với các
công trình xây dựng lớn, xây lắp, chế tạo tàu thủy, máy bay,… Ở hình thức này, mức độ
sử dụng thiết bị rất thấp, thường là thiết bị đi thuê.

 Nhận xét

Ưu điểm của hình thức bố trí mặt bằng theo vị trí cố định là:

- Giảm sự vận chuyển để hạn chế những hư hỏng đối với sản phẩm và chi phí vận
chuyển.
- Công việc đa dạng.

Về mặt hạn chế, thì hình thức bố trí theo vị trí cố định có các hạn chế như sau:

10
- Công nhân đòi hỏi có kĩ năng cao để có thể thực hiện các công việc có trình độ
chuyên môn hóa cao.
- Chi phí vận chuyển thiết bị, con người và nguyên vật liệu cao
- Khó kiểm soát con người.
- Hiệu quả sử dụng thiết bị thấp.

4. Bố trí mặt bằng theo ô

Bố trí mặt bằng theo ô là các thiết bị và khu vực làm việc được sắp xếp thành
nhiều ô nối liền nhau để các công đoạn của quy trình sản xuất có thể diễn ra trong một
hay nhiều ô liên tục. Đây là trường hợp đặc biệt của bố trí mặt bằng theo sản phẩm
nhưng theo định hướng quá trình.

 Nhận xét

Một số ưu điểm của hình thức bố trí mặt bằng theo ô là:

- Giảm lượng tồn kho trong quá trình sản xuất, lượng tồn vật tư đầu vào và thành
phẩm trong quá trình sản xuất.

11
- Giảm được diện tích và không gian yêu cầu mặt bằng sản xuất.
- Giảm chi phí nhân công trực tiếp, công nhân linh hoạt trong các công đoạn trong
khu sản xuất.
- Tăng khả năng sử dụng, khai thác thiết bị và máy móc, dễ kiểm soát và tự động
hóa.

Bên cạnh đó, hình thức này còn một nhược điểm mà em biết như:

- Chi phí đào tạo công nhân tăng lên do đòi hỏi công nhân có tay nghề cao, linh hoạt
trong sản xuất.

PHẦN II. LƯỢC KHẢO NGHIÊN CỨU

I. LƯỢC KHẢO 10 BÀI NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI BỐ TRÍ MẶT BẰNG
Bài 1: Nghiên cứu ứng dụng sản xuất tinh gọn để tái bố trí mặt bằng xưởng may
tại các công ty may mặc, giảm lãng phí và nâng cao năng suất lao động (Sơn và
Trinh, 2016)

1. Mục tiêu nghiên cứu

Bài báo này cho thấy mức độ ứng dụng của Lean trong việc tái bố trí mặt bằng
để giảm thiểu sự lãng phí không cần có. Và cần phải bố trí mặt bằng như thế nào
để tối ưu công việc nhất có thể.

2. Nguyên nhân nghiên cứu

Sản xuất tinh gọn bao gồm các công cụ hiện đại dùng để cắt giảm lãng phí và
làm tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp mà nhiều doanh nghiệp đã áp dụng.
Trong đó, quy hoạch mặt bằng xưởng sản xuất là một công cụ quan trọng trong
việc tiết kiệm. và sử dụng tối đa mặt bằng. Công ty sản xuất may mặc thường có
những phân xưởng may có diện tích nhà xưởng nhỏ nhưng chi phí vận chuyển

12
trong nhà xưởng cao và một số bất hợp lý trong bố trí các bộ phận sản xuất và
các đường đi chính, đường nội bộ.

3. Phạm vi nghiên cứu:

Bài nghiên cứu được thực hiện tại các xưởng may của các công ty trong lĩnh
vực may mặc

4. Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu định lượng: sử dụng các giải thuật tỷ lệ gần kề tổng cộng TCR
(Total Closeness Rating), giải thuật hoạch định mặt bằng hệ thống SLP
(Systematic Layout Planning) và giải thuật cải thiện kết hợp mối quan hệ gần kề
nhằm giảm chi phí sản xuất.

5. Tóm tắt nghiên cứu:

Lean sản xuất tinh gọn là hệ thống các công cụ và phương pháp nhằm loại bỏ
tất cả những lãng phí trong quá trình sản xuất. Cải tiến mặt bằng sản xuất và
giảm lãng phí trong vận chuyển cho doanh nghiệp là một trong những công cụ
của sản xuất tinh gọn. Bài báo này nghiên cứu đề xuất tái thiết kế mặt bằng
xưởng may tại các công ty may mặc, sử dụng các giải thuật TCR và SLP thông
qua các chỉ tiêu cực tiểu chi phí di chuyển, chỉ tiêu cực đại mối quan hệ gần kề
và tổng quãng đường di chuyển thực tế. Kết quả đã giúp giảm chi phí vận
chuyển, tạo môi trường làm việc an toàn, tiện nghi. Sử dụng thiết bị và mặt bằng
sản xuất hiệu quả hơn bằng cách loại bỏ các trường hợp ùn tắc và gia tăng tối đa
hiệu suất sản xuất trên các thiết bị hiện có, đồng thời giảm thiểu thời gian dừng
máy

6. Kết quả nghiên cứu:

Như vậy, sử dụng thiết bị và mặt bằng sản xuất hiệu quả hơn bằng cách loại bỏ
các trường hợp ùn tắc và gia tăng tối đa hiệu suất sản xuất trên các thiết bị hiện
có, đồng thời giảm thiểu thời gian dừng máy, mang lại giá trị thiết thực cho
doanh nghiệp. Qua nghiên cứu ứng dụng Lean để tái bố trí sơ đồ mặt bằng
13
xưởng may cho một công ty điển hình (Lan Hạnh), ta thấy có thể tiết kiệm được
khoảng trên 20%. Do vậy, ứng dụng Lean là một trong các giải pháp giúp tăng
hiệu quả sản xuất, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp may mặc, khi việt nam
gia nhập TPP, …

Bài 2: The influence of work-cells and facility layout on the manufacturing


efficiency (Aghazadeh, Hafeznezami, Najjar và Huq, 2011)

1. Mục tiêu nghiên cứu

Là phân tích việc sử dụng bố cục hướng sản phẩm và ô làm việc chiến lược để tối đa
hóa hiệu quả. Hai loại chiến lược bố cục này được thảo luận riêng biệt và sau đó
được sử dụng chung trong một phân tích về công ty để hiểu cách những cải tiến
trong thiết kế bố trí có thể tác động tích cực đến hiệu quả trong tương lai của công ty
nghiên cứu điển hình.

2. Nguyên nhân nghiên cứu:

Trong cơ sở sản xuất, việc bố trí các thiết bị sẽ ảnh hưởng đến năng suất đầu ra
của doanh nghiệp. Đối với mục tiêu tối ưu hóa chi phí thì việc bố trí cơ sở vật
chất lại càng quan trọng vì vậy bài nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá
lại ảnh hưởng của việc bố trí này để từ đó đề ra giải pháp khắc phục cho công ty.

3. Phạm vi nghiên cứu:

Công ty nghiên cứu điển hình có trụ sở ở ngoại ô New York.

4. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu định tính: sử dụng 26 tuần dữ liệu giữa quý 4 năm 2009 và quý 1
năm 2010 trong quá trình chuyển đổi bố trí tại trường hợp công ty nghiên cứu có
trụ sở tại ngoại ô New York. Mô hình đã so sánh các biến như khoảng cách di
chuyển để truy xuất các bộ phận, sản lượng trung bình hàng ngày của động cơ,

14
chi phí lao động trên mỗi đơn vị được sản xuất và lượng thời gian động cơ vẫn
còn trong mỗi ô; mục đích là để tăng hiệu quả của cơ sở.

5. Tóm tắt nội dung nghiên cứu:

Việc bố trí cơ sở luôn ảnh hưởng đến hiệu quả và lợi nhuận của một công ty
(Urban, 1992, 1993; Tompkins et al., 2003). Cơ sở vật chất ở khắp mọi nơi luôn
phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gia tăng và phải tìm cách tối đa hóa
hiệu quả của sản xuất hoặc dịch vụ để duy trì sức cạnh tranh trên thị trường.
Việc sản xuất hàng hóa của các nhà sản xuất nước ngoài tạo ra sự căng thẳng lớn
hơn đối với các nhà sản xuất trong nước khi họ cố gắng tạo ra một sản phẩm
chất lượng với giá cả cạnh tranh. Với chi phí nhân công thấp trong sản xuất nước
ngoài, các nhà sản xuất trong nước phải chuyển sang thiết kế bố trí trong cơ sở
để tăng hiệu quả. Việc lập kế hoạch bố trí cơ sở phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao
gồm sự gần gũi của cơ sở vật chất, nguồn lực cơ sở vật chất, khoảng cách giữa
các cơ sở và vị trí của các cơ sở. Tính hiệu quả trong cơ sở xem xét khoảng cách
di chuyển của nhân viên và sản phẩm, khoảng cách các nguồn lực của cơ sở và
tần suất các chuyến đi của nhân viên trong cơ sở. Các vấn đề trong thiết kế bố trí
của một công ty có thể dẫn đến các chi phí và thời gian vượt quá (Liang và
Chao, 2008). Hiệu quả cao hơn có thể được coi là dẫn đến cải thiện lợi nhuận,
cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ, cũng như nhiều lợi ích khác. Khi xem
xét cách bố trí của một cơ sở, người ta cũng phải xem xét không gian phân phối
quan hệ láng giềng. Lượng không gian được sử dụng trong một cơ sở có mối
liên hệ tích cực với chi phí hoạt động của cơ sở đó; ban quản lý và nhà phát triển
phải xem xét sự sẵn có của không gian vị trí cho máy móc hoặc thiết bị và lưu
trữ để ví dụ liên quan đến chi phí không gian (Liang và Chao, 2008). Điều này
cũng đúng khi xem xét vị trí của các phòng ban trong một cơ sở. Các câu hỏi
được đặt ra có thể liên quan đến kích thước của thiết bị, cách bố trí thiết bị để
mang lại hiệu quả tối đa, những phòng ban nào của cơ sở bố trí cần được bố trí
chẳng hạn như trong phạm vi gần, luồng sản phẩm sẽ bị ảnh hưởng như thế nào
với các quyết định về bố trí. Vấn đề được gọi là "vấn đề bố trí cơ sở vật chất" là
một vấn đề mà các nhà phát triển đã quan tâm trong một thời gian. Liên quan

15
đến các cơ sở sản xuất, “cơ sở vấn đề bố trí ”đã được chứng minh là có tác động
đáng kể đến chi phí sản xuất, thời gian thực hiện quy trình làm việc và năng
suất. Việc bố trí tốt các cơ sở thường góp phần vào hiệu quả chung của hoạt
động và đã được chứng minh là có thể giảm tới 50% tổng chi phí hoạt động của
cơ sở (Drira và cộng sự, 2007). Trong bài viết này, chúng tôi xem xét cách thức
có thể tối đa hóa hiệu quả và năng suất bằng cách sử dụng bố cục theo hướng
sản phẩm và ô làm việc. Đối với nghiên cứu này, một tổ chức nghiên cứu điển
hình được sử dụng; một cơ sở sản xuất động cơ, nằm ở ngoại ô New York. Bài
báo kiểm tra việc thiết kế lại cơ sở sản xuất và sẽ xem xét hiệu quả có thể được
tối đa hóa như thế nào bằng cách xem xét một số biến số trong mô hình của
chúng tôi. Nghiên cứu điển hình giống như nhiều nhà sản xuất khác trên thế giới
nhằm hợp lý hóa hoạt động của họ trong khi tối đa hóa hiệu quả và năng suất.

6. Kết quả nghiên cứu

Kết quả chỉ ra rằng có mối tương quan chặt chẽ giữa các biến được cải thiện ở cả
cấu trúc tế bào và cấu trúc sản phẩm của cơ sở cũng như hiệu quả tổng thể của
chính cơ sở sản xuất. Kết quả cũng cho thấy rằng hiệu quả tổng thể cao hơn cho
phép cơ sở vật chất để xử lý khối lượng công việc lớn hơn nhiều và cũng giúp
giảm cả chi phí ngắn hạn và dài hạn. Điều này cũng cho thấy thiết kế lại cơ sở
một cách gợi ý để tối đa hóa hiệu quả hơn nữa. Tuy nhiên, người ta thấy rằng
lượng thời gian sản phẩm còn lại trong mỗi ô trên dây chuyền lắp ráp không ảnh
hưởng đến sản lượng chung.

7. Ý nghĩa nghiên cứu:

Bài báo này mô tả hiệu quả bố cục thông qua thiết kế lại và bố cục bằng cách sử
dụng tế bào làm việc trong môi trường hướng đến sản phẩm. Nghiên cứu này sẽ
hữu ích cho các nhà sản xuất có ít thay đổi trong sản phẩm của họ và có khả
năng sử dụng bố cục ô làm việc trong cơ sở của họ

16
Bài 3: Design and Development of Simulation Model for Plant Layout (Korde,
Sahu and Shahare.,(2017))

1. Mục đích nghiên cứu:

Mục tiêu của công việc này là điều tra những cải tiến có thể có trong cách bố trí nhà
máy sản xuất phân phối phụ tùng ô tô. Đối với điều này, lý thuyết quy hoạch bố trí
có hệ thống (SLP) được sử dụng. Trong nghiên cứu này, sản xuất tấm trục gạt nước
quá trình đã được nghiên cứu. Nghiên cứu chi tiết về bố trí nhà máy bao gồm, mô
phỏng quy trình vận hành trong phần mềm flexsim đã được đã điều tra. Bố trí nhà
máy mới được thiết kế và mô phỏng trên flexsim để so sánh các kết quả được đề cập
bên dưới. So với cách bố trí nhà máy hiện tại, bố trí nhà máy mới đã giảm đáng kể
khoảng cách của dòng nguyên liệu, điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí xử
lý vật liệu, quản lý nhân lực và Sản xuất theo ngày / ca.

2. Nguyên nhân nghiên cứu

Tìm ra những cải tiến có thể có trong cách bố trí nhà máy sản xuất phân phối phụ
tùng ô tô, nghiên cứu chi tiết về bố trí bộ máy.

3. Phạm vi nghiên cứu:

Tìm ra những cải tiến có thể có trong nhà máy hiện có và Sử dụng Lập kế hoạch Bố
trí có hệ thống (SLP) để tìm bố cục được tối ưu hóa. Và so sánh kết quả bằng phần
mềm flexsim.

4. Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu định lượng: Sử dụng phương pháp thuật toán SLP để tìm bố cục lý
thuyết và phần mềm flexsim

17
5. Tóm tắt nội dung nghiên cứu

Hệ thống sản xuất ngày nay mong muốn được chuẩn bị với năng lực để có chi phí
thấp hơn với hiệu quả tốt hơn. Hình thức nhà máy là một cách để giảm chi phí sản
xuất và tăng năng suất. Ngoài ra, sẽ tăng quy trình làm việc phù hợp trong quá trình
sản xuất. Các nỗ lực được thực hiện để giảm thiểu sự lãng phí chuyển động trong
khuôn viên cửa hàng. Kỹ thuật được thiết kế kém dẫn đến việc lạm dụng quá mức
các nguồn lực sản xuất (con người và máy móc). Thông thường, các cải tiến quy
trình được thực hiện thường xuyên với các hiệu quả mới được tích hợp bên trong kỹ
thuật. phát triển quy trình liên tục là một phần thiết yếu của sản xuất Tinh gọn. Bố
trí của nhà máy thực hiện chức năng quan trọng đối với hoạt động xanh của thiết bị.
để đáp ứng các nhóm yếu tố cụ thể, rất khó để có bố cục chung có thể đáp ứng nhu
cầu. Vì vậy, đến một thời điểm nhất định, trong đó nhu cầu tối đa cần được hài lòng
bằng định dạng để làm việc hiệu quả. Đối với việc lập kế hoạch bố trí có hệ thống
(SLP) này thực hiện chức năng rất quan trọng, hiển thị mối quan hệ của các máy có
sẵn khác nhau, sơ đồ Spaghetti là hữu ích tối đa. Các kích thước tiêu chuẩn của nhà
máy và kích thước máy móc được đo và vẽ biểu đồ trong AutoCAD. Bản vẽ
AutoCAD này được sử dụng để mô phỏng định dạng hiện tại được sử dụng linh
hoạt. Với sự hỗ trợ của phương pháp SLP, biểu đồ quan hệ đã được tổ chức và phân
tích với các ràng buộc

6. Kết quả nghiên cứu

Các phát hiện hoặc kết quả từ tổng quan tài liệu là phương pháp tiếp cận SLP có thể
được sử dụng một cách thích hợp cho thiết kế bố trí tại nhà máy Blanking tốt. Vẫn
còn SLP hoặc bất kỳ phương pháp nào để tìm cách bố trí của một nhà máy là không
hoàn hảo, vì trong thực tế, kịch bản tại nhà máy được phân biệt rõ ràng. Vì vậy, hãy
nhờ sự trợ giúp của thuật toán SLP để tìm bố cục lý thuyết và sử dụng các kết quả
này tại địa điểm thực tế. Theo điều kiện làm việc và các hạn chế, những thay đổi cần
thiết là điều cần thiết trong cách bố trí

18
Bài 4: Combinatorial optimization of bus lane infrastructure layout and bus
operation management (Sun and Wu.,(2017))

1. Mục đích nghiên cứu

Ưu tiên phương tiện công cộng được coi là biện pháp hữu hiệu để giải tỏa ùn tắc
giao thông. Là một biện pháp hiệu quả để thực hiện ưu tiên chuyển tuyến, vấn đề
thiết kế làn đường dành riêng cho xe buýt đã trở thành một điểm nóng nghiên cứu
trong lĩnh vực quy hoạch giao thông đô thị. Mục đích của nghiên cứu này là tìm ra
sự kết hợp tối ưu giữa quy hoạch cơ sở hạ tầng làn xe buýt (chẳng hạn như bố trí làn
đường dành riêng cho xe buýt) và quản lý hoạt động xe buýt (chẳng hạn như tần
suất xe buýt). Bài toán tối ưu hóa tổ hợp này được đưa ra dưới dạng một mô hình
lập trình hai cấp đa mục tiêu nhằm giảm thiểu thời gian di chuyển của hệ thống,
tổng chất ô nhiễm phát ra và chi phí vận hành xe buýt đồng thời. Khung giải pháp
thực hiện thuật toán di truyền sắp xếp không bị chi phối được phát triển để giải mô
hình một cách hiệu quả.

2. Nguyên nhân nghiên cứu

Về vấn đề ùn tắc giao thông với mạng lưới cảng xuyên biển tại các khu vực đô thị
lớn của Trung Quốc khi việc tăng cường năng lực theo các hình thức đường hoặc
làn đường mới.

3. Phạm vi nghiên cứu:

Cơ sở hạ tầng làn xe buýt và quản lý vận hành xe buýt tại các khu đô thị ở lớn của
Trung Quốc

4. Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu định tính: Phương pháp tối ưu hóa tổ hợp này được đưa ra dưới dạng một
mô hình lập trình hai cấp đa mục tiêu nhằm giảm thiểu thời gian di chuyển của hệ
thống.

5. Tóm tắt nội dung nghiên cứu

19
Ùn tắc giao thông đã trở thành thách thức đối với mạng lưới cảng xuyên biển tại các
khu vực đô thị lớn của Trung Quốc khi việc tăng cường năng lực theo các hình thức
đường hoặc làn đường mới để đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng cao không còn khả
thi do quỹ đất hạn hẹp. Với khả năng di chuyển người cao hơn ô tô cá nhân, các
phương tiện giao thông công cộng đã được nhiều người công nhận là phương tiện
hiệu quả hơn cho các chuyến đi ở các đại lộ. Vì vậy, ưu tiên cho phương tiện công
cộng sẽ là một giải pháp hữu hiệu để giảm tắc nghẽn giao thông và cải thiện tính di
chuyển. Mặc dù các nguồn để thêm làn đường mới vào mạng lưới đường bộ bị hạn
chế ở nhiều thành phố, việc phân bổ lại không gian trên mạng lưới đường tồn tại
giữa ô tô cá nhân và xe chuyển tuyến, được gọi là phân bổ không gian đường
(RSA), chẳng hạn như cung cấp các làn đường dành riêng cho phương tiện trung
chuyển sẽ được coi là một trong những biện pháp hiệu quả và đầy hứa hẹn để thực
hiện quyền ưu tiên chuyển tuyến.

6. Kết quả nghiên cứu

Lấy cảm hứng từ tác động phân bổ lại luồng giao thông của làn đường dành riêng cho
xe buýt, nghiên cứu này đã đề xuất một khung toán học mới để tối ưu hóa làn đường
dành cho xe buýt với xe buýt thay đổi tần số được coi là để đạt được hiệu quả, tính kinh
tế và tính bền vững môi trường tốt hơn trên mạng lưới giao thông. Bài toán tối ưu hóa tổ
hợp được mô hình hóa dưới dạng một chương trình tối ưu hóa hai cấp độ đa mục tiêu.
Cấp trên là mô hình ra quyết định tối ưu để thiết lập làn đường riêng và tần suất xe buýt
với mục tiêu giảm thiểu về thời gian di chuyển của hệ thống, tổng lượng phát thải ô
nhiễm và chi phí hoạt động và cấp thấp hơn là cân bằng mạng lưới chuyển tải đa
phương thức người mẫu. Một khung giải pháp đã được đề xuất để giải quyết mô hình,
tích hợp một quy trình thuật toán di truyền trong MATLAB và một bộ giải thương mại
trong GAMS. Dựa trên một nghiên cứu điển hình trong thế giới thực, có thể thu được
lợi ích đáng kể từ việc tích hợp làn đường xe buýt với tần suất xe buýt. Cách tiếp cận
được trình bày có thể được sử dụng như một công cụ giúp các nhà quản lý vận tải đưa ra
các chính sách ưu tiên vận tải trong khi xem xét góc độ mạng lưới. Nghiên cứu trong
tương lai sẽ xem xét việc kết hợp những vấn đề không rõ ràng, chẳng hạn như nhu cầu
không chắc chắn trong tương lai và hành vi của người dùng, vào một mô hình ngẫu

20
nhiên, trong trường hợp đó, mô hình được đề xuất có thể đóng vai trò là mô hình phụ
phụ thuộc vào kịch bản. Một hướng nghiên cứu khác từ góc độ số là xem xét chuyển đổi
els mod được đề xuất thành một mô hình duy nhất bằng cách kết hợp các điều kiện
KKT. của các mô hình con, trong trường hợp đó, một thuật toán giải có lợi thế của tiến
bộ gần đây trong lập trình hỗn hợp số nguyên và chương trình toán học với các ràng
buộc về tính giống nhau hoàn toàn sẽ được phát triển.

Bài 5: Facility layout design – review of current research directions (Mateusz


Kikolski, Chien-Ho Ko)

1. Mục tiêu nghiên cứu

Xác định các phương thức để tối ưu hóa bố cục cơ sở và kiểm tra động lực về những
thay đổi về số lượng ấn phẩm về chủ đề trong câu hỏi từ năm 1975 - 2017. Các nỗ lực
nghiên cứu liên quan đến các phương pháp được sử dụng để tối ưu hóa sản xuất, các
quy trình đã tăng cường trong những năm gần đây. Trong đó, bố trí cơ sở vật chất sao
cho giảm lượng hàng chờ trong quá trình sản xuất phân phối sản xuất chính xác cơ sở hạ
tầng bên trong nhà máy. Phân tích hiệu suất, mức tồn kho trung bình cũng như lợi
nhuận có tầm quan trọng lớn trong thiết kế và vận hành dây chuyền sản xuất. Xác định
các vấn đề nổi lên trong quyết định và cho phép chọn các giải pháp tối ưu hóa dây
chuyền sản xuất chủ yếu tập trung vào cải tiến hiệu suất dây truyền hoặc tăng tốc độ
hoạt động của nó, mục tiêu thiết kế cơ sở hạ tầng xác định chính xác cấu trúc và tổ chức
dây chuyền sản xuất để sản xuất hiệu quả các sản phẩm, đó chính là mục tiêu của bố trí
cơ sở.

2. Nguyên nhân nghiên cứu

Sự phát triển năng động của công nghệ trong điều kiện toàn cầu hóa và cạnh tranh mạnh
mẽ, quyết định việc sử dụng các giải pháp mới, cải tiến đổi mới hiệu quả và có lợi hơn.
Cải tiến liên tục có thể được coi là một nguyên tắc cho sự sống còn của doanh
nghiệp.Những cải tiến có thể được thực hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của quy trình sản
xuất. Từ quan điểm của một công ty sản xuất, năng suất của một dây chuyền sản xuất là
một tham số quan trọng. Phân tích hiệu suất, đánh giá mức sản xuất, mức tồn kho trung
bình cũng như tỷ lệ lợi nhuận có tầm quan trọng lớn trong việc thiết kế và vận hành dây

21
chuyền sản xuất . Bản chất của cải tiến dây chuyền sản xuất nằm trong phân tích liên tục
của các quy trình được thực hiện. Bố cục cơ sở, các yếu tố tạo nên dây chuyền sản xuất,
đóng một vai trò quan trọng trong cải tiến sản xuất. Các yếu tố chính xác định cấu trúc
và tổ chức của dây chuyền sản xuất là mục tiêu thiết kế, cơ sở hạ tầng được yêu cầu
hoặc sẵn có và số lượng sản phẩm được sản xuất. Cách tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có để
sản xuất một cách hiệu quả các sản phẩm cần thiết được coi là một lợi ích của thiết kế
bố trí cơ sở thiết bị. Hiệu quả sản xuất phụ thuộc phần lớn vào vị trí của thiết bị trong
nhà máy, ngoài ra còn có mối quan hệ chặt chẽ giữa quy trình sản xuất và mặt bằng có
sẵn. Vị trí thích hợp của các máy trong một dây chuyền sản xuất xem xét việc sử dụng
tối ưu không gian, thời gian và chi phí dòng nguyên liệu và tính linh hoạt của sản xuất.
Bố cục không chính xác dẫn đến những tổn thất không mong muốn. Có nhiều yếu tố
ảnh hưởng đến hình dạng và cách thức hoạt động của dây chuyền sản xuất, bao gồm số
ca làm việc, quy mô của lô sản xuất và bản chất của chúng ( biến hoặc kích thước không
đổi của lô) và các loại vận chuyển, lưu trữ. Do một số lượng lớn các kết nối có thể có
giữa các vị trí và sự khác biệt kết quả trong vị trí tương hỗ của chúng, vấn đề tối ưu hóa
thường được giải quyết với tiêu chí (hoặc một số, cùng nhau).

• Giảm thiểu vận chuyển hoặc khối lượng vận chuyển chi tiết,

• Giảm thiểu các tuyến giao thông,

• Giảm thiểu số lượng hoạt động vận tải,

• Giảm thiểu chi phí vận chuyển,

• Giảm thiểu chi phí định vị vị trí,

• Giảm thiểu tổng chi phí vận chuyển và vị trí của giá đỡ.

Do đó, nghiên cứu vị trí tối ưu của nơi làm việc giúp rút ngắn chu kỳ sản xuất, giảm chi
phí sản xuất hoặc cải thiện việc sử dụng tài nguyên. Cũng cần lưu ý rằng các phương
pháp khác được sử dụng khi sắp xếp lại và thiết kế các dây chuyền sản xuất mới. Tập
hợp các phương thức được sử dụng để tối ưu hóa việc phân phối các vị trí trong dây
chuyền sản xuất là cơ sở để phát triển một giải pháp để hỗ trợ thiết kế dây chuyền sản
xuất. Các phương pháp tối ưu hóa được chọn đã được sử dụng để phát triển phương

22
pháp ban đầu để thiết kế phân phối tối ưu các máy trạm, điều này sẽ cho phép tăng tốc
thiết kế mới hoặc cải thiện các quy trình sản xuất hiện có.

3. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu định tính: thu thập dữ liệu 364 bài nghiên cứu trong trang Scopus theo thời
gian từ 1975-2017, dùng từ khóa để thu thập dữ liệu sau đó trình bày dưới dạng thống
kê mô tả và thu thập thông tin các kết quả của các bài nghiên cứu.

4. Phạm vi nghiên cứu:

Tác giả xét xu hướng nghiên cứu của các bài báo liên quan đến việc tối ưu hóa mặt bằng
thiết bị thông qua thu thập dữ liệu 364 bài trên trang Scopus giai đoạn từ năm 1975-
2017 từ đó đánh giá và mở rộng ra tiếp cận các giải pháp mới hơn liên quan đến việc tối
ưu hóa mặt bằng thiết bị.

5. Tóm tắt nghiên cứu

Bài nghiên cứu bàn luận về chủ đề thiết kế phân phối tối ưu các máy trạm trong một
nhà máy sản xuất. Một đánh giá tập trung vào các bài báo nghiên cứu về chủ đề này
trong cơ sở dữ liệu Scopus, bao gồm các năm 1975-2017. Bài báo trình bày vấn đề bố
trí cơ sở vật chất và các nguyên tắc cơ bản của phương thức tối ưu hóa để phân phối
các trạm trong nhà máy. Tác giả đề xuất một phương pháp thiết kế phân phối máy trạm
tối ưu bằng phương pháp tối ưu hóa có sẵn và mô phỏng bằng máy tính. Ngoài ra, các
hướng nghiên cứu tiếp theo cũng được chỉ ra.

6. Kết quả nghiên cứu

Đánh giá về các ấn phẩm trong cơ sở dữ liệu Scopus giai đoạn năm 1975 - 2017, các nỗ
lực nghiên cứu liên quan đến các phương pháp được sử dụng để tối ưu hóa sản xuất, các
quy trình đã tăng cường trong những năm gần đây. Việc phân tích và sử dụng các
phương thức tối ưu hóa, cũng như giới thiệu các phương thức và việc tạo các thuật toán
mới, là một thách thức nghiên cứu liên tục. Thiết kế việc triển khai các máy trạm đòi hỏi
một cách tiếp cận hai hướng, cụ thể là, tập trung vào thiết kế các dây chuyền sản xuất
mới và tổ chức lại các hệ thống hiện có. Đánh giá tài liệu cũng tiết lộ một mối quan hệ

23
chặt chẽ giữa các nhiệm vụ sản xuất và lập lịch trình, và thiết kế bố cục cơ sở. Các
phương thức tối ưu hóa có sẵn tập trung vào cải thiện các tính năng quy trình đã chọn.
Từ quan điểm của một nhà công nghệ dây chuyền sản xuất, điều quan trọng là chọn một
phương thức hoặc một tập hợp các phương thức có số lượng dữ liệu có sẵn lớn nhất có
thể. Các phương thức tối ưu hóa trợ giúp để tạo sơ đồ bố trí máy trạm cho phép thiết kế
bố cục cơ sở, bao gồm khoảng cách giữa các máy, khoảng cách máy từ các tuyến vận
chuyển hoặc các yếu tố xây dựng của hội trường sản xuất. Một điều kiện quan trọng để
có được hiệu ứng dự định là nhận dạng thích hợp và định lượng các vấn đề mới nổi,
cũng như một lựa chọn các phương thức và công cụ phù hợp để tạo giải pháp cho họ.
Bài nghiên cứu này là một phần giới thiệu về công việc tiếp theo liên quan đến việc xác
định và phân loại các phương pháp để tối ưu hóa phân phối các máy trạm. Tập hợp các
phương thức và công cụ tối ưu hóa là được tạo làm cơ sở để tìm kiếm các công cụ để cải
thiện quy trình sản xuất và cơ sở cho nghiên cứu chuyên sâu liên quan đến việc tối ưu
hóa các quy trình sản xuất. Tập trung vào việc sử dụng phương pháp đã chọn, các
phương thức cơ bản đã được chỉ định để tối ưu hóa dây chuyền sản xuất và giới thiệu về
phương pháp ban đầu. Nghiên cứu xa hơn nữa sẽ bao gồm, Inter Alia, sự phát triển của
kiểu chữ của các tác giả về các phương pháp để tối ưu hóa phân phối các máy trạm, xem
xét các đặc điểm của quy trình sản xuất và tiêu chí tối ưu hóa, cũng như xác nhận đánh
giá các phương pháp của các tác giả để thiết kế bố cục cơ sở hạ tầng tối ưu.

c. Kiến nghị

Đề án phương pháp đề xuất bao gồm năm giai đoạn chính, cụ thể là công thức của
nhiệm vụ dự án, việc xây dựng một mô hình toán học, giải pháp của nhiệm vụ, điều
chỉnh mô hình và đánh giá giải pháp, và thực hiện dự án. Phương pháp đã thảo luận
không chỉ định phương thức để chọn phương pháp tối ưu hóa tùy thuộc vào đặc điểm
của quy trình sản xuất. Các tác giả thừa nhận một số lượng lớn các phương thức có sẵn
và chỉ ra rằng sự đa dạng của họ áp đặt để chọn một phương pháp. Tuy nhiên, một
phương pháp cụ thể hoặc một nhóm các phương thức không được chọn phụ thuộc vào
đặc điểm của quy trình sản xuất. Do đó, cần phải chuẩn bị một phương pháp xem xét
kiến thức về loại và đặc điểm của quy trình sản xuất, tiêu chí tối ưu hóa, hạn chế của
quy trình sản xuất và các phương thức tối ưu hóa có sẵn. Phương pháp nên bao gồm một

24
mô tả về các giai đoạn, hoạt động và các hoạt động được sử dụng để mô tả rõ ràng cách
tối ưu hóa thiết kế của các máy trạm. Nó cũng nên bao gồm một tập hợp các phương
thức có thể được áp dụng tùy thuộc vào đặc điểm cụ thể của quy trình sản xuất. Nghiên
cứu ban đầu cho rằng phương pháp thiết kế ban đầu sẽ bao gồm hai khối: một phần hỗ
trợ thiết kế một bố cục mới của các máy trạm và một phần dành riêng cho việc tái thiết
bố cục hiện có của khán đài.

Từ quan điểm của một nhà máy, các nghiên cứu được mong muốn không liên quan can
thiệp vào hoạt động của dây chuyền sản xuất. Vấn đề triển khai các máy trạm có thể
được mô hình hóa bằng nhiều loại công cụ khác nhau, bao gồm các mô hình không
gian, cấu trúc và toán học. Hiện tại, các mô hình kỹ thuật số mô tả cơ sở hạ tầng hiện có
là một công cụ phổ biến được sử dụng trong việc tối ưu hóa các quy trình sản xuất và
định vị các máy trạm trong dây chuyền sản xuất. Nghiên cứu quy hoạch dựa trên các mô
hình mô phỏng có thể đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của các dây chuyền sản xuất
hiệu quả. Nghiên cứu không can thiệp vào công việc của quy trình sản xuất đòi hỏi phải
phát triển một phương pháp cho rằng việc sử dụng mô hình mô phỏng hoạt động của
dây chuyền sản xuất và chứa các thông số quy trình. Một mô hình mô phỏng được xây
dựng chính xác cho phép dự đoán ảnh hưởng của những thay đổi và sự lựa chọn của
biến thể quyết định tối ưu. Trong phần hỗ trợ thiết kế bố cục nơi làm việc mới, các yếu
tố chính đang thu thập và phân tích các tham số của vị trí dự kiến (xác định số lượng vị
trí và thiết lập các kết nối giữa các vị trí) và chọn phương thức để tối ưu hóa việc phân
phối các vị trí đang sử dụng, Bố cục của dây chuyền sản xuất được triển khai trong mô
hình kỹ thuật số sẽ được thiết kế (giai đoạn I). Các bước tiếp theo là phân tích của mô
hình đã phát triển và so sánh kết quả thu được và lựa chọn giải pháp tốt nhất (giai đoạn
II). Phần thứ hai (sắp xếp lại bố cục cơ sở) bao gồm bốn giai đoạn chính có chứa các
yếu tố của cấu trúc mô hình kỹ thuật số liên quan đến đối tượng được thử nghiệm, giai
đoạn chẩn đoán và tối ưu hóa và đánh giá kết quả thu được:

• Giai đoạn xây dựng (I) - Kiểm tra cấu hình hiện tại của máy trạm và việc xây dựng
mô hình;

• Giai đoạn chẩn đoán (II) - bao gồm phân tích mô hình mô phỏng (đo hiệu quả Ness
theo chỉ số do nhà thiết kế lựa chọn trong khi các chỉ số giúp đưa ra quyết định và tiến

25
hành các hoạt động nhằm mục đích hoạt động tốt hơn và hiệu quả hơn của dây chuyền
sản xuất) và xác định điểm yếu (tắc nghẽn) của quy trình sản xuất;

• Giai đoạn tối ưu hóa (III) - bao gồm việc lựa chọn các phương thức để tối ưu hóa việc
triển khai các máy trạm, phát triển một giải pháp thay thế và giới thiệu kết quả trong mô
hình mô phỏng;

• Giai đoạn điều khiển (IV) - So sánh kết quả thu được và lựa chọn giải pháp tốt nhất
(nếu có sẵn nhiều). Sơ đồ chung cho thấy các yếu tố của phương pháp được xác định
trong nghiên cứu trước đó. Trong quá trình nghiên cứu, phương pháp sẽ được trình bày
chi tiết và các mối quan hệ giữa các yếu tố cụ thể sẽ được phân tích ở độ sâu lớn hơn.
Cũng không thể loại trừ sự khác biệt hoặc xóa đi các yếu tố nhất định. Như đã đề cập
trước đây, có nhiều cách để tối ưu hóa bố cục thiết bị, nhưng không có quy trình rõ ràng
để chọn các phương thức cho phép vị trí tối ưu của các máy trạm. Do đó, yếu tố chính
của việc thiết kế phân phối tối ưu các máy trạm sẽ là kiểu mẫu ban đầu của các phương
pháp để tối ưu hóa việc phân phối các máy trạm, trong số những thứ khác, sẽ xem xét
những điều sau đây: loại và đặc điểm của quy trình sản xuất, các yếu tố ảnh hưởng đến
hình dạng của dây chuyền sản xuất, và một tiêu chí tối ưu hóa. Các kiểu chữ được đề
xuất sẽ cho phép lựa chọn phương pháp tốt nhất để tối ưu hóa phân phối máy trạm tùy
thuộc vào đặc điểm của quy trình sản xuất. Chọn đúng phương pháp sẽ là một nhiệm vụ
nhiều giai đoạn:

• Giai đoạn I: Xác định loại dây chuyền sản xuất được thiết kế;

• Giai đoạn II: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc phân phối máy trạm;

• Giai đoạn III: Xác định tiêu chí tối ưu hóa;

• Giai đoạn IV: Chọn phương thức để tối ưu hóa việc triển khai các máy trạm tùy thuộc
vào đặc điểm của quy trình sản xuất. Một lựa chọn nhiều giai đoạn của phương thức
được sử dụng trong thiết kế hoặc tối ưu hóa các dây chuyền sản xuất sẽ cho phép thu
hẹp sự lựa chọn các phương thức từ số có sẵn trước khi triển khai trong mô hình mô
phỏng

26
Bài 6: Plant layout design using Arena simulation (Võ Trọng Cang (2012))

1. Mục tiêu nghiên cứu:

Trước đây, đã có rất nhiều kỹ thuật thiết kế bố trí nhà máy công nghiệp. Phổ biến nhất
là CRAFT (Computerized Relative Allocation Facilities Technique) – tạm dịch là “Kỹ
thuật định vị tương đối bằng máy tính”. Tuy nhiên kết quả từ CRAFT còn hạn chế. Kết
quả của thiết kế này chỉ cho ra tổng chi phí vận chuyển giữa các phân xưởng là nhỏ
nhất. Tuy nhiên, có những thông số chưa được đề cập như: tổng thời gian trong hệ
thống, thời gian chờ và thời gian sử dụng. Do đó, kỹ thuật mô phỏng kết hợp với
Microsoft Visual Basic (VB) được sử dụng để phát triển hệ thống thiết kế bố trí nhà
máy. VB giúp kết nối hệ thống thiết kế với hệ thống mô phỏng trong Arena cũng như hỗ
trợ báo cáo kết quả.

2. Nguyên nhân nghiên cứu:

Trước đây, đã có rất nhiều kỹ thuật thiết kế bố trí nhà máy công nghiệp. Phổ biến nhất
là CRAFT tuy nhiên kết quả từ CRAFT còn hạn chế. Kết quả của thiết kế này chỉ cho ra
tổng chi phí vận chuyển giữa các phân xưởng là nhỏ nhất. Tuy nhiên, có những thông số
chưa được đề cập như: tổng thời gian trong hệ thống, thời gian chờ và thời gian sử
dụng. Vì vậy cần có một phần mềm có thể tích hợp được, tính toán được các thông số
như trên.

3. Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu định lượng: Sử dụng phần mềm mô phỏng Arena với module thiết kế bố trí
nhà máy dựa trên chương trình VB.

4. Phạm vi nghiên cứu:

Sử dụng phần mềm ARENA để thiết kế xưởng và tổ chức mặt bằng phân xưởng gia
công vỏ tàu và các xưởng cơ khí nói chung.

5. Tóm tắt nghiên cứu:

27
ARENA, phần mềm mô phỏng của công ty phần mềm ROCKWELL, là phần mềm mô
phỏng kết hợp dễ dàng sự mô phỏng ở mức cao với ngôn ngữ mô phỏng linh hoạt giống
như hệ thống chương trình của Microsoft Visual Basic (VB). Nó làm điều này bằng
cách cung cấp sự thay thế và hoán đổi những mô hình mô phỏng bằng các mẫu đồ họa
và phân tích các mô-đun do bạn kết hợp để xây dựng nhiều loại hình mô phỏng. Để tiện
hiển thị và quản lý, những mô-đun mẫu tùy loại được phân nhóm thành các bảng để
biên soạn thành các khung mẫu. Khi tắt bảng này, ta có thể tiếp cận tất cả những mẫu
cấu trúc mô phỏng và khả năng của nó. Để tránh các thông tin bị bỏ qua như trong
phương pháp thiết kế bố trí truyền thống, kỹ thuật mô phỏng được thêm để xử lý nhiều
thông tin hơn như: tổng thời gian trong hệ thống, thời gian chờ và thời gian sử dụng.

Công việc này được thực hiện nhờ phần mềm máy tính với mô-đun thiết kế bố trí nhà
máy. Những mô-đun này được phát 90 triển dựa trên chương trình VB. Đầu tiên, một
giao diện đồ họa của VB cho phép nhận dữ liệu đầu vào (như: loại sản phẩm, số lượng
sản phẩm, danh sách các phân xưởng, kích thước phân xưởng) đến từ biểu đồ. Sau đó,
mô-đun thiết kế bố trí nhà máy được gọi ra. Mô-đun này cũng được phát triển dựa trên
VB và tính các hoán đổi giữa các phân xưởng nhằm đạt được tổng chi phí vận chuyển
giữa các phân xưởng là nhỏ nhất.

Sau mỗi sự hoán đổi, tổng chi phí vận chuyển được ghi nhận. Sau lần hoán đổi cuối
cùng, phương án thiết kế bố trí nhà máy được liệt kê theo tổng chi phí vận chuyển nhỏ
nhất. Kế đến, gọi kết nối giữa mô-đun thiết kế và mô-đun mô phỏng. Chương trình kết
nối, bằng VB, sẽ xuất kết quả từ mô-đun thiết kế sang mô-đun mô phỏng. Trong mô-
đun thiết kế bố trí nhà máy này, có nhiều dữ kiện đầu vào cần thiết cho việc tìm một bố
trí nhà máy tối ưu như: tổng thời gian, số phân xưởng, diện tích phân xưởng, vị trí phân
xưởng, số sản phẩm, tỉ giá sản xuất của mỗi sản phẩm, chuỗi sản xuất của mỗi sản phẩm
và tỉ giá của mỗi chuỗi. Sau đó, tất cả các dữ kiện đầu vào sẽ được tính toán tổng chi phí
vận chuyển từ bố trí nhà máy ban đầu. Kế đến, tổng chi phí vận chuyển mới của cách bố
trí nhà máy mới mà một phân xưởng được trao đổi với một phân xưởng khác được tính
toán. Cuối cùng, sau khi toàn bộ sự trao đổi được hoàn tất, tổng chi phí vận chuyển nhỏ
nhất được lựa chọn, tương ứng với phương án bố trí nhà máy tốt nhất.

28
6. Kết quả nghiên cứu:

Công nghiệp đóng tàu là ngành công nghiệp then chốt nhằm xây dựng sức mạnh hàng
hải cho mỗi quốc gia trong thế kỷ 21, nên cần được duy trì và phát triển trong tương lai.
Vì mục đích này, sự cải tiến trong thiết kế, trong quy trình sản xuất, trong kỹ thuật
thông tin và tự động truyền thống nên được bổ sung. Thiết kế bố trí nhà máy sao cho
tổng thời gian sản xuất và chi phí vận chuyển giữa các phân xưởng là nhỏ nhất đang là
một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu. Gần đây với sự phát triển vượt bậc của
máy tính, người ta có thể mô phỏng, tính toán, mô hình hóa cách bố trí nhà máy trên
máy tính, để từ đó chọn ra được cách bố trí tối ưu. Trong một tương lai gần, các hệ
thống tự động tính toán, phân tích, đánh giá, mô phỏng, mô hình hóa toàn bộ trang thiết
bị, bố trí mặt bằng phân xưởng của một nhà máy đóng tàu sẽ ra đời. Khi đó, chúng sẽ
trở thành yếu tố động lực phát triển mạnh mẽ không chỉ trong ngành công nghiệp đóng
tàu 95 mà còn ảnh hưởng đến nhiều ngành công nghiệp khác. Phần ứng dụng trên đây
có thể được dùng cho giảng dạy môn thiết kế xưởng và tổ chức mặt bằng phân xưởng
gia công vỏ tàu và các xưởng cơ khí nói chung.

Bài 7: Combination of lean value-oriented conception and facility layout design for
event more significant efficiency improvement and cost reduction (Kovács, G.,
2020)

1. Mục tiêu nghiên cứu:

Mục đích của nghiên cứu này là xây dựng các phương pháp và quy trình của phương
pháp cải thiện hiệu quả kết hợp mới áp dụng phương pháp tinh gọn. Mục đích khác của
nghiên cứu là việc giới thiệu một nghiên cứu trường hợp thực tế để xác nhận rằng
phương pháp kết hợp được xây dựng mới có thể được áp dụng hiệu quả trong đó hình
thành tối ưu của một hệ thống sản xuất.

2. Nguyên nhân nghiên cứu:

29
Cạnh tranh toàn cầu và nhu cầu của khách hàng biến động yêu cầu các doanh nghiệp
sản xuất tập trung vào giảm chi phí và cải thiện hiệu quả để tăng tính cạnh tranh và tính
bền vững. Vì vậy cần cấp thiết nghiên cứu một phương pháp tối ưu hơn.

3. Phạm vi nghiên cứu:

Cải tiến hiệu quả hệ thống các doanh nghiệp sản xuất trên toàn cầu

4. Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu định lượng: Sử dụng phương pháp tinh gọn Lean và phương pháp thiết kế
bố trí cơ sở FLD để tích hợp được những lợi thế khác nhau của các phương pháp này.

5. Tóm tắt nghiên cứu:

Các phương pháp cải tiến hiệu quả thường được sử dụng nhất là triết lý Lean và thiết kế
bố trí cơ sở (FLD). Bản chất của các phương pháp tinh gọn là tập trung vào việc loại bỏ
chất thải hoặc các hoạt động không có giá trị để tạo ra giá trị gia tăng. Bản chất của
FLD là vị trí tối ưu của các đối tượng (cơ sở vật chất, phòng ban,…) trên địa điểm sản
xuất và luồng nguyên liệu tối ưu giữa các cơ sở này. Mục đích chính của FLD là giảm
thiểu tổng quy trình làm việc, nâng cao năng suất, giảm tổng khoảng cách hàng hóa trên
sàn xưởng, cải thiện lưu lượng hàng hóa và người vận hành giữa các máy móc. Quy
trình tối ưu hóa quá trình cải tiến quy trình thiết kế bố trí cơ sở phải được hình thành
tính đến các ràng buộc thiết kế, tuy nhiên số lượng phương án thay thế là vô hạn. Do đó
giải pháp tối ưu toàn cầu là rất khó hoặc không thể thực hiện.

6. Kết quả nghiên cứu:

Việc áp dụng phương pháp kết hợp xây dựng làm cho bố cục cân bằng mới được cải
thiện, khu vực được thiết lập sử dụng cho các hoạt động gia tăng giá trị hơn nữa, khối
lượng công việc được phân bổ đáng kể. Thời gian chu kỳ dài nhất (giảm 11.47%), cải
thiện năng suất (tăng 13.7%), số lượng trạm máy và người vận hành được phân bổ lại
khối lượng công việc, khoảng không quảng cáo WIP (giảm 36%), không gian sử dụng
để lắp ráp (giảm 22.5%), khoảng cách di chuyển của vật liệu (giảm 12.7%), chi phí xử
lý vật liệu (giảm 4.66%), chi phí nhân công của người vận hành (giảm 14.28%)…
30
7. Kết luận nghiên cứu:

Phương pháp và quy trình của một phương pháp cải thiện hiệu quả kết hợp mới đã được
xây dựng, áp dụng cơ bản các phương pháp Lean và cũng sử dụng đồng thời phương
pháp thiết kế bố trí cơ sở (FLD), tích hợp các yếu tố khác nhau thậm chí còn hiệu quả
hơn áp dụng từng phương pháp riêng lẻ. Sự kết hợp các phương pháp mang lại những
đóng góp chính như loại bỏ lãng phí hoặc các hoạt động không mang lại giá trị gia tăng,
mặt khác đạt được sự sắp xếp cơ sở vật chất tối ưu; giảm thiểu chi phí xử lý vật liệu và
giảm thiểu không gian sử dụng; trong phương pháp kết hợp có thể làm giảm bớt số
lượng các lựa chọn thay thế bố cục.

Bài 8: Productivity improvement of a manufacturing facility using systematic


layout planning (Ali Naqvi, S. A., Fahad, M., Atir, M., Zubair, M., & Shehzad, M.
M. (2016).)

1. Mục tiêu nghiên cứu

Bài báo này giúp ích cho các doanh nghiệp bằng cách sử dụng một cách tiếp cận đơn
giản để thiết kế và lựa chọn bố cục. Kết quả cho thấy sự cải thiện về tỷ lệ sản xuất, tiết
kiệm kinh tế cùng với tác động trong tương lai trong việc giảm phát thải khí nhà kính.

2. Nguyên nhân nghiên cứu

Việc thực hiện các nguyên tắc sản xuất tinh gọn và tin tưởng vào cải tiến liên tục là
những công cụ giúp các ngành công nghiệp duy trì sự cạnh tranh toàn cầu. Với sự gia
tăng dân số, nhu cầu về công nghệ được tăng lên hơn bao giờ hết. Điều này dẫn đến tỷ
lệ sản xuất các mẫu sản phẩm hiện có tăng đều đặn và thậm chí giới thiệu các mẫu sản
phẩm mới. Những yếu tố này thường dẫn đến "sửa đổi bố cục" của các ngành sản xuất.
Việc bố trí nhà máy cải thiện việc sử dụng nguồn lực và cung cấp các phương tiện để áp
dụng các công cụ tinh gọn như 5S, Seven Waste, kanban, Just In Time (JIT), v.v.
Những công cụ này không chỉ góp phần giảm chi phí mà còn mang lại lợi ích cho tổ
chức bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm

3. Phạm vi nghiên cứu

31
Bài nghiên cứu dựa trên các nhà máy trong lĩnh vực sản xuất

4. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu định lượng: sử dụng quy hoạch bố trí có hệ thống (SLP) trong việc phát
triển bố cục mới, phân tích PQRST cho các hoạt động sản xuất tổng thể, sử dụng các
tiêu chí đơn giản để lựa chọn phương án bố trí thay thế và (ii) nó cố gắng ước tính lợi
ích kinh tế của một bố cục được thiết kế tốt bằng cách so sánh trạng thái trước đó và
được đề xuất của cơ sở về mặt các thông số sản xuất.

Nghiên cứu định tính: được minh họa thêm bằng cách dự đoán các lợi ích kinh tế và
môi trường trong suốt vòng đời của thực vật.

Công cụ sử dụng

Phương pháp PQRST, Công cụ nghiên cứu phương pháp và công việc từ biểu đồ, biểu
đồ quãng đường với tiêu chí điểm, sơ đồ mối quan hệ không gian, mô phỏng dòng
nguyên liệu, chuyển đổi khối thành bố cục nhà máy.

5. Tóm tắt nghiên cứu

Bài báo này cung cấp một so sánh toàn diện về các cách tiếp cận khác nhau được sử
dụng trong thiết kế bố cục (Ali Naqvi et al., Cogent Engineering, 2016). Nghiên cứu
cũng đơn giản hóa việc áp dụng quy hoạch bố trí có hệ thống (SLP) trong việc phát triển
bố cục mới. SLP là một kỹ thuật được sử dụng để phát triển bố cục và cải thiện dòng vật
liệu. Một nghiên cứu điển hình về thiết kế bố trí sử dụng SLP được trình bày cho một
công ty đa quốc gia sản xuất sản phẩm có tính đa dạng cao. Kết quả bao gồm bốn khả
năng sắp xếp lại các bộ phận sản xuất. Các phương án bố trí này được đánh giá trên cơ
sở cải thiện khả năng tiếp cận và các tiêu chí về hiệu quả dòng nguyên liệu. Do đó, lợi
ích kinh tế đạt được khi tích hợp tổng thể cơ sở vật chất được nêu bật. Kết quả minh họa
tác động của thiết kế bố trí đối với việc loại bỏ chất thải và những lợi ích kinh tế đạt
được bằng cách giảm lưu lượng vật liệu tổng thể và thời gian thực hiện. SLP là một kỹ
thuật được sử dụng để phát triển bố cục và cải thiện dòng vật liệu. Một nghiên cứu điển

32
hình về thiết kế bố trí sử dụng SLP được trình bày cho một công ty đa quốc gia sản xuất
sản phẩm có tính đa dạng cao.

Bài báo này minh họa việc sử dụng SLP như một phương pháp đơn giản hóa cho thiết
kế bố cục. Vì cơ sở được chọn sản xuất sản phẩm tùy chỉnh (thiết bị chuyển mạch) do
đó, các phương án bố trí thay thế được đánh giá trên cơ sở tích hợp tốt hơn cơ sở. Lợi
ích kinh tế của cách bố trí đã chọn cũng được ước tính. Phần còn lại của bài báo này
được sắp xếp như sau. Phần 2 cung cấp sự so sánh giữa cách tiếp cận theo thủ tục và
thuật toán và cung cấp tổng quan ngắn gọn về các yếu tố được xem xét trong quá trình
thiết kế bố cục. Phần 3 giải thích phương pháp luận và đơn giản hóa các tiêu chí lựa
chọn phương án bố trí. Trong phần 4, một ví dụ về cơ sở được trình bày để áp dụng
phương pháp SLP đơn giản hóa trong trường hợp thực tế. Phần cuối thảo luận về các
nhận xét kết luận và ứng dụng của công trình trong các lĩnh vực nghiên cứu trong tương
lai.

6. Kết quả nghiên cứu

Cải thiện bố trí của một nhà máy sản xuất là một vấn đề phổ biến. Mặc dù, việc sử dụng
SLP cung cấp các bước tuần tự để phát triển bố cục; nó thường được coi là quá trình
chậm và tốn thời gian. Nghiên cứu điển hình về cơ sở thiết bị chuyển mạch được trình
bày trong bài báo này đã tiêu tốn sáu tháng để mô tả trạng thái hiện có và đề xuất cách
bố trí mới. Nghiên cứu này cố gắng minh họa việc sử dụng quy trình SLP đã sửa đổi và
cũng sử dụng cách tiếp cận đơn giản hóa trong các tiêu chí lựa chọn bố trí. Cách bố trí
mới đã làm tăng thành công năng suất tổng thể của cơ sở. Kết quả chứng minh sự cải
thiện về khoảng cách, cuối cùng làm giảm thời gian dẫn và tăng giá trị gia tăng. Cách bố
trí được đề xuất cũng nhấn mạnh vào việc tích hợp tốt hơn các bộ phận sản xuất của cơ
sở. Đối với nghiên cứu trong tương lai, phần mềm mô phỏng có sự hỗ trợ của máy tính
như nhân chứng có thể được sử dụng để so sánh chi tiết “trước và sau”. Mô phỏng phải
minh họa kết quả thời gian thực của các yếu tố bao gồm sử dụng công suất, thời gian
không tải của máy, hiệu suất lao động, v.v. Vì dòng nguyên liệu có ảnh hưởng trực tiếp
đến việc sử dụng nhiên liệu (diesel). Do đó, những phát hiện của nghiên cứu này cũng

33
có thể được sử dụng để xem xét cách bố trí từ góc độ “nhà máy xanh”, tức là ước tính
mức giảm phát thải khí nhà kính trong suốt vòng đời của nhà máy.

Bài 9: Optimization of a Plant Layout and Materials Handling System for a


Furniture Manufacturing Company (Nyemba, W. R., Mbohwa, C., & Nyemba, L.
E. (2016))

1. Mục tiêu nghiên cứu

Bài báo này trình bày những phát hiện và đề xuất cho một hệ thống bố trí nhà máy và
xử lý vật liệu được tối ưu hóa. Một số công ty sản xuất đồ gỗ ở Harare, Zimbabwe bằng
cách thiết lập hệ thống vận hành và bố trí nhà máy như một phần của nghiên cứu với chi
phí tối thiểu hoặc miễn phí cho công ty nhưng với mục tiêu cuối cùng là cải thiện hiệu
quả và năng suất, để nâng cao lợi nhuận.

2. Nguyên nhân nghiên cứu

Cuộc suy thoái toàn cầu có thể ảnh hưởng đến Zimbabwe tồi tệ nhất trong khu vực dẫn
đến một môi trường kinh tế khó khăn mở ra nhiều thách thức cho cộng đồng doanh
nghiệp và số lượng tổ chức ở Zimbabwe bị ảnh hưởng nghiêm trọng hậu quả như sụp đổ
và thanh lý . Một số những tổ chức này là chủ chốt và rõ ràng là rất có giá trị đối với
cộng đồng nói chung và với sự giúp đỡ, có thể được phục hồi và đưa trở lại con đường
phục hồi [10]. Trong giai đoạn này hầu hết các công ty ở Zimbabwe vẫn tồn tại nhờ
miệng 'để lại rất ít hoặc không có quỹ dành cho nghiên cứu, kỹ thuật hoặc hệ thống mới.

3. Phạm vi nghiên cứu

Công ty sản xuất đồ gỗ tại Harare, Zimbabwe

4. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu định lượng: Phân tích chi tiết "As-Is-Analysis", Bố trí nhà máy Các phép đo
không gian có sẵn đã được thực hiện và thiết lập và bố trí thiết bị được chồng lên không
gian trong AutoCAD bằng cách sử dụng các đường lưới nhà máy để nâng cao quy trình
soạn thảo và vị trí của máy trạm sau đó thu thập dữ liệu, phương pháp quãng đường di
chuyển tối thiểu ước tính chi phí trên một đơn vị mét.

34
Công cụ thực hiện: Microsoft Excel và AutoCAD

5. Tóm tắt nghiên cứu

Các vấn đề cố hữu trong quá trình thiết lập sản xuất đã được xác định thông qua việc sử
dụng bảng câu hỏi và tài liệu có sẵn của công ty. Những nguyên nhân này xuất phát từ
các luồng quy trình đan xen, kế hoạch sản xuất không có giấy tờ, và quy trình xử lý và
xử lý nguyên liệu không được lập kế hoạch đầy đủ. Sau khi nghiên cứu công việc chi
tiết, lập kế hoạch sản xuất và các kỹ thuật kiểm soát để xử lý, chế biến và lắp ráp vật
liệu đã được giới thiệu để cải thiện thời gian sản xuất. Ba mô hình thay thế đã được lên
ý tưởng và mô hình tốt nhất được lựa chọn bằng cách sử dụng phương pháp thời gian
hoàn vốn trong khi tối ưu hóa nhà máy đạt được thông qua một cách tiếp cận mới là lập
bản đồ quy trình bố trí, không gian có sẵn và máy móc xử lý vật liệu. (WCE, 2016)

6. Kết quả nghiên cứu

Việc triển khai bố trí nhà máy được thiết kế lại và hệ thống xử lý nguyên liệu tối ưu đã
được ban lãnh đạo hoan nghênh vì sự thay đổi rõ rệt của một số chỉ tiêu hoạt động như;
giảm chi phí và thời gian lưu lượng cũng như cải thiện không gian lưu trữ và điều khiển,
chất lượng và môi trường làm việc an toàn. Khoảng cách di chuyển của các bộ phận và
số lượng chuyển động đã giảm rõ rệt do tải trọng trên mỗi chuyển động tăng lên. Việc
bố trí thiết kế lại và phân bổ lại các thiết bị xử lý vật liệu dẫn đến giảm thời gian chờ đợi
và di chuyển, dẫn đến ít quá tải và tắc nghẽn ở một số máy trạm, do đó không có quá
trình ngược dòng chảy đến xưởng máy đầy bụi. Cùng với dòng nguyên liệu được lập
thành văn bản, nó đã tăng cường theo dõi và giám sát, không chỉ dẫn đến việc kiểm soát
chất lượng tốt hơn mà còn tạo ra các sản phẩm chất lượng hơn cũng như giảm đáng kể
số lượng trả lại và từ chối. Khoảng cách giữa các máy trạm tương tác được giảm bớt và
giải phóng không gian cho một môi trường làm việc an toàn.

7. Kiến nghị của nghiên cứu

Việc đưa hệ thống băng tải vào làm thiết bị xử lý nguyên liệu cũng có thể được xem xét
mặc dù nó có thể được coi là thâm dụng vốn. Chi phí thực hiện ban đầu có thể rất cao
nhưng lợi ích lâu dài sẽ lớn hơn chi phí phát sinh. Dòng vật liệu cũng nên được hạn chế

35
trong việc sử dụng các rãnh để giảm can thiệp vào hoạt động của máy móc. Việc giám
sát và kiểm soát các dòng quy trình sản xuất có thể được tăng cường bằng cách sử dụng
các tài liệu về quy trình bố trí nhà máy và nguyên vật liệu. Về lâu dài và với nguồn vốn
sẵn có nhiều hơn, các khuyến nghị đã được đưa ra để công ty xem xét tự động hóa nói
chung và việc sử dụng băng tải và có lẽ với chuyên môn cao hơn, các kỹ thuật tiên tiến
như mô phỏng và thuật toán di truyền cũng có thể được sử dụng để tối ưu hóa hơn nữa
cách bố trí.

Bài 10: A preliminary prototyping approach for emerging metro-based


underground logistics systems: operation mechanism and facility layout (Hu, W. et
al. (2021))

1. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu này góp phần cung cấp một công cụ hỗ trợ quyết định tổng thể cho việc lập
kế hoạch và thiết kế trong tương lai của M-ULS và các hệ thống vận tải hàng hóa dựa
trên đường sắt khác.

2. Nguyên nhân nguyên cứu

Trong hàng trăm năm, vận tải hàng hóa đô thị (UFT) đã hoạt động theo phương thức
đường bộ chiếm ưu thế, nơi các phương tiện giao thông cá nhân và hàng hóa sử dụng
chung cơ sở hạ tầng đường bộ. Vì UFT chiếm ưu thế cao dẫn đến những phiền toái liên
quan đến môi trường và xã hội như tắc nghẽn, sử dụng năng lượng không tái tạo, tai
nạn, nhiễu loạn âm thanh …, lãng phí sử dụng đất làm suy yếu nghiêm trọng sức sống
kinh tế và điều kiện sống của các thành phố. Chính vì thế một khái niệm mới về phát
triển một hệ thống hậu cần ngầm chuyên dụng (ULS) cho việc vận chuyển hàng hóa đô
thị đã xuất hiện. Một trong những sáng kiến được thảo luận nhiều nhất là hệ thống hậu
cần ngầm dựa trên tàu điện ngầm (M-ULS) cũng xuất hiện. Do tiềm năng to lớn về cơ
sở hạ tầng đường sắt, M-ULS có thể được kỳ vọng ngang hàng với ULS chuyên dụng
về các lợi ích bên ngoài và năng lực phục vụ, đặc biệt là trong một khu vực đô thị lớn
với mạng lưới đường sắt được kết nối cao. Nghiên cứu này góp phần cung cấp một công
cụ hỗ trợ quyết định tổng thể cho việc lập kế hoạch và thiết kế trong tương lai của M-
ULS và các hệ thống vận tải hàng hóa dựa trên đường sắt khác.

36
3. Phạm vi nghiên cứu

Trong phạm vi lĩnh vực ngành vận tải hàng hoá dựa trên đường sắt.

4. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu định tính: kết hợp bao gồm khảo sát tài liệu, bảng câu hỏi chuyên gia và
phỏng vấn đã được áp dụng để loại bỏ sự tùy tiện trong việc tạo mẫu.

5. Tóm tắt nghiên cứu

Phát triển hệ thống hậu cần ngầm dựa trên tàu điện ngầm (M-ULS) để tích hợp các hoạt
động vận tải hàng hóa vào mạng lưới vận tải hành khách đường sắt là một lựa chọn bền
vững để cải thiện giao thông đô thị và tính di động. Bài báo này đề xuất các khái niệm
sáng tạo cho các nguyên mẫu M-ULS. Thiết kế hệ thống sử dụng kiến thức từ thực tiễn
kỹ thuật, các sáng kiến mới nổi, tài liệu và quan điểm của các chuyên gia. Bằng chứng
từ các tài liệu và khảo sát chỉ ra rằng các mô hình M-ULS được đề xuất là khả thi về
mặt kỹ thuật, và những ưu nhược điểm của chúng rất rõ ràng.

6. Kết quả nghiên cứu

Nghiên cứu này đề xuất một phương pháp luận sơ bộ để tổng hợp thiết kế M-ULS dựa
trên nguyên mẫu và khái niệm kỹ thuật. Các nỗ lực tạo mẫu được chia thành bốn loại:
(i) phân loại các luồng nhu cầu và phân cấp cơ sở trong mạng M-ULS; (ii) các chiến
lược vận tải hợp tác và các mô hình vận hành mạng lưới chung của M-ULS; (iii) sự
phân hủy của các công nghệ liên quan; và (iv) sơ đồ bố trí vật chất và chức năng của các
ga vận chuyển hàng hóa tàu điện ngầm.

II. BÀN LUẬN


Các bài nghiên cứu trên đây được lược khảo chủ yếu thuộc trong khoảng thời
gian từ những năm 2012 đến nay, trong đó phần lớn là vào những năm 2016-2017 và
2020 là thời điểm công nghệ 4.0 bắt đầu phát triển mạnh đi kèm với đó vấn đề về việc
bố trí mặt bằng với mục đích làm sao để nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí sản xuất,
sự tiện lợi trong di chuyển và quy mô phù hợp từ đó cải tiến doanh nghiệp càng được
đẩy mạnh. Nội dung trải dài trong các lĩnh vực từ bố trí máy móc sản xuất, đến việc

37
thiết kế lại các hệ thống cơ sở vật chất trong thời kỳ hiện đại hóa. Thời kỳ 4.0 hiện nay
cơ sở hạ tầng, giao thông đi lại là một vấn đề đáng quan tâm do dân số càng ngày càng
đông, diện tích đất ở lại không thể sinh sôi cho nên việc bố trí mặt bằng một cách hợp lý
là một điều đáng đề cập đến. Không chỉ thế vấn đề giao thông di chuyển cũng xảy ra
khó khăn, tai nạn liên tục xảy ra do dân số gia tăng vì vậy bố trí tuyến đường giao thông
công cộng hợp lý là việc đáng nhắc đến nhất.

Vấn đề bố trí lại máy móc, vị trí làm việc trong doanh nghiệp là một khía cạnh cực kì
quan trọng làm ảnh hưởng đến cả năng suất của một tổ chức, các bài nghiên cứu nêu
trên đã đề cập đến vấn đề này đồng thời cũng đề ra một số phương pháp phù hợp để các
doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực có thể áp dụng loại bố trí mặt bằng phù hợp với
doanh nghiệp của mình.

Trong các bài nghiên cứu về bố trí máy móc trong phân xưởng, hầu hết đều đề cập tới
phương pháp Lean và phương pháp bố trí cơ sở vì hai phương pháp này gần như phù
hợp với mọi loại doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất. Nó đều hướng tới mục tiêu làm
giảm bớt các giá trị không làm gia tăng năng suất, thiết kế lại hệ thống tối ưu và cải
thiện năng suất. Mặc dù xu hướng phát triển của Lean khá mạnh mẽ và nhận được sự
đón nhận từ cộng đồng doanh nghiệp nhưng tỷ lệ áp dụng thành công lại chỉ dưới 20%
số doanh nghiệp thực hiện áp dụng Lean có thể đạt được những thành công trong mong
muốn. Các số liệu nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có rất nhiều khó khăn và rào cản mà các
doanh nghiệp gặp phải khi áp dụng Lean (Kilpatrick & Osborne,2006). Phần lớn các
vấn đề của doanh nghiệp có liên quan đến cách thức mà doanh nghiệp triển khai sản
xuất Lean và đặc điểm của từng doanh nghiệp chứ không hoàn toàn do việc ứng dụng
các công cụ và kỹ thuật của Lean vào sản xuất (Tracey & Flinchbaugh, 2006). Tại Việt
Nam, Lean đã được biết đến rộng rãi cả trong nghiên cứu và thực tiễn. Hiện nay, các
doanh nghiệp áp dụng thành công với phương pháp sản xuất Lean chưa nhiều chỉ dưới
10% khả năng tiếp cận thành công (Nguyễn Đăng Minh và cộng sự, 2014).

Mục tiêu của cả mười bài nghiên cứu trên đều dựa trên việc làm giảm rủi ro, chi phí sản
xuất đồng thời làm tăng năng suất, cải tiến để doanh nghiệp có thể cạnh tranh trên thị
trường.

38
Hạn chế của các bài nghiên cứu:

Bên cạnh những vấn đề có thể giải quyết được, có những nghiên cứu đã đánh giá được
vấn đề rất tốt nhưng bên cạnh đó cũng có những nghiên cứu vẫn còn tồn tại những hạn
chế như:

(Nyemba, W. R., Mbohwa, C., & Nyemba, L. E. (2016)) Mặc dù nghiên cứu này đã
biên soạn một lựa chọn rất cạnh tranh về bố cục quy trình lý tưởng cho sản xuất nhanh
trong công ty nghiên cứu điển hình của họ (công ty ở Zimbabwe), nhưng hạn chế chính
là nó không chung chung mà là đặc thù của từng công ty và do đó mô hình có thể không
thể thay thế hoặc hữu ích trong một tổ chức khác.

Nhiều nghiên cứu khác nhau đã được thực hiện tập trung vào "Vấn đề bố trí cơ sở vật
chất", nhưng các phân tích kỹ lưỡng về việc thiết kế lại bố trí liên quan đến hiệu quả
không có sẵn. Thay vào đó, sự hiểu biết về chủ đề được bắt nguồn từ các nguồn tập
trung vào các đặc điểm cụ thể của bố trí sản xuất. (Aghazadeh, S., Hafeznezami, S.,
Najjar, L. and Huq, Z., 2011).

III. KẾT LUẬN CHUNG


Qua lược khảo 10 bài nghiên cứu, ta thấy vấn đề chung của các doanh nghiệp
hay tổ chức về việc giải quyết thiết kế bố trí mặt bằng thường gặp trong sản xuất, xây
dựng các phương án bố trí sản xuất căn cứ vào luồng di chuyển của công việc, nguyên
vật liệu, bán thành phẩm,và lao động trong hệ thống sản xuất dịch vụ. Từ việc thảo lược
các bài nghiên cứu trên, ta có thể thấy rằng rất nhiều hoạt động nghiên cứu trong linh
vực thiết kế bố trí, sử dụng các phương pháp nghiên cứu cho sao cho hiệu quả và tối ưu
hóa về sản xuất sản phẩm đang ngày càng được nâng cao hơn, vì là chủ đề mở nên ta sẽ
thấy sự đa dạng trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến mặt bằng. Từ khóa
“Lean” (Sản xuất tinh gọn) hầu như đều có mặt trong các nghiên cứu về vấn đề cải tiến,
tối ưu bố trí mặt bằng không còn xa lạ, và cũng là mục tiêu dài hạn của mọi doanh
nghiệp. Có nhiều công cụ phần mềm hỗ trợ để tiếp cận trong thiết kế như PROMODEL,
ARENA, Phương pháp PQRST, AutoCAD...chủ yếu những công cụ này sử dụng các
thuật toán phát triển, phương pháp tiếp cận thuật toán thường đơn giản hóa các ràng
buộc và mục tiêu thiết kế là đạt được một hàm mục tiêu mà giải pháp sau đó có thể đạt

39
được. Những tiếp cận này thường liên quan đến dữ liệu đầu vào định lượng, do đó dễ
dàng đánh giá bằng cách so sánh các chức năng mục tiêu của công việc, đầu ra từ các
phương pháp tiếp cận thuật toán thường cần sửa đổi thêm để đáp ứng các yêu cầu của
nguyên tắc thiết kế bố trí như hình dạng của các phong ban, hệ thống xử lí vật liệu, sử
dụng không gian,...Do đó các công ty đạo tạo cho nhân viên trước về kỹ thuật các mô
hình toán học là rất cần thiết. Việc phân tích và sử dụng các phương pháp tối ưu hóa,
cũng như giới thiệu các phương thức và tạo ra các thuật toán mới cũng là một thách
thức trong nghiên cứu. Bởi vậy, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhiều công ty sản xuất
có ít kiến thức trong lĩnh vực lập kế hoạch và kiểm soát sản xuất, phương pháp tối ưu
hóa hiếm được sử dụng hoặc không thực hiện tất cả các quy trình. Các lý thuyết và
phương pháp giải quyết vấn đề tối ưu không được biết đến hoặc hiểu không đúng cách
bởi những người thực hành. Một vấn đề được xác định khác là niềm tin rằng các tình
huống lý thuyết không đủ giống với những vấn đề trong thực tế. Lý do cho tình huống
này có thể là sự thiếu một cái nhìn toàn diện về vấn đề liên quan đến việc lựa chọn
phương thức phù hợp để tối ưu hóa triển khai máy trạm và thiếu một công cụ để hỗ trợ
lựa chọn và việc sử dụng phương thức tối ưu hóa để giải quyết một vấn đề cụ thể. Các
phương pháp được sử dụng để tối ưu hóa bố cục cơ sở thiết bị có một số hạn chế (liên
quan đến việc không thích nghi với các xu hướng hiện tại trong thiết kế quy trình sản
xuất, trong số những thứ khác và một vấn đề quyết định liên quan đến việc lựa chọn và
áp dụng các phương thức tối ưu hóa thích hợp cho các tính năng cụ thể của quá trình sản
xuất). Hơn nữa, khi xét các phương pháp ta cần phải xét xem nó có thực sự phù hợp với
vào tình hình của bố cục hay không? Ví dụ, ta thấy mô phỏng mô hình có các ưu điểm
như dễ hình dung, tiết kiệm chi phí cải tiến, nhưng không phải nhất thiết lúc nào ta cũng
dùng mô phỏng được nếu chi phí để sử dụng mô phỏng vượt quá thì rõ ràng đó không
phải là giải pháp khả thi để, hoặc khi chúng ta không có dữ liệu có sẵn liên quan đến hệ
thống, thì chúng ta không thể bắt đầu với việc kiểm tra, hiểu về hệ thống của mình, bởi
vì chúng ta không có thông tin nào về cách hoạt động, đầu ra cần có những nguyên liệu
đầu vào nào…Hay khi áp dụng sản xuất tinh gọn, triết lý về sản xuất tinh gọn rất hữu
ích trong mọi loại bố cục vì nó giúp loại bỏ các công việc không cần thiết mà không làm
gia tăng giá trị, sẽ tốn một chi phí đầu tư lớn khi áp dụng phương pháp này, do đó doanh
nghiệp cần xét yếu tố dài hạn và hợp lý để cân nhắc áp dụng. Do đó, chúng ta cần tìm

40
cách tiếp cận khác phù hợp hơn để phát triển, tác động đến sự vận hành trôi chảy của hệ
thống trong doanh nghiệp.

PHẦN 3: TIỂU LUẬN CÁ NHÂN


Thực trạng về bố trí mặt bằng của công ty TNHH TOYOTA giải phóng

1. Giới thiệu về công ty

Công ty TNHH Toyota Giải phóng (TGP) được thành lập vào ngày 22 tháng 1 năm
1998 chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4 năm 1999.

Tự hào là Đại lý đầu tiên, hàng đầu của Toyota Việt Nam, kể từ khi đi vào hoạt động,
bằng sự nỗ lực, tự tin và uy tín kết hợp chính sách kinh doanh đúng đắn, Toyota Giải
Phóng đã thu hút được một lượng lớn khách hàng truyền thống và doanh số bán xe ngày
càng tăng lên. Đặc biệt, với sự hỗ trợ và tín nhiệm của khách hàng, doanh nghiệp có khả
năng cung cấp cho nhiều khách hàng các chủng loại xe của Toyota với số lượng lớn
(trên 50 xe) như: Hãng Taxi Mai Linh; Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Ngân hàng Công
thương... và ký kết các “Hợp đồng cung ứng dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa ô tô" cho các
cơ quan, doanh nghiệp có đội xe lớn như: Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Bộ Ngoại
giao; Văn phòng Bộ xây dựng

Nằm trên trục đường chính tại cửa ngõ phía Nam của Hà Nội, có địa chỉ tại 807 đường
Giải Phóng - Hoàng Mai - Hà Nội. Toyota Giải Phóng có diện tích mặt sàn xây dựng
gần 2000m2 trong đó diện tích Phòng trưng bày rộng khoảng 339 m2 và Khu vực
xưởng sửa chữa I tăng có diện tích khoảng 750 m2 với 12 khoang chuyên sửa chữa, bảo
dưỡng báo trì và thay thế phụ tùng xe ô tô.

Với thông điệp "Khách hàng là trên hết", cùng với mục tiêu cung cấp cho khách hàng
"Chất lượng phục vụ đẳng cấp quốc tế. Toyota Giải Phóng không ngừng nỗ lực đời mới,
chú trọng đầu tư trong thiết bị hiện đại, đào tạo nhân lực chính quy theo tiêu chuẩn của
Toyota toàn cầu, nâng cao tay nghề, chuẩn hóa của cán bộ, công nhân, nhân viên nhằm
đem đến sự hài lòng cho khách hàng.

41
Áp dụng phương pháp cải tiến liên tục “Kaizen”và “Tiêu chuẩn hóa” trên mọi lĩnh vực
hoạt động. quy trình dịch vụ hoàn hảo, đội ngũ nhân viên tận tâm và chuyên nghiệp,
công nghệ đẳng cấp quốc tế, chất lượng Toyota toàn cầu, Toyota Giải Phóng góp phần
không nhỏ trong việc giúp Toyota chiếm lĩnh thị trường Việt và khẳng định vị trí Đại lý
số 1 trong lòng khách hàng.

2. Thực trạng về bố trí mặt bằng trong công ty TNHH Toyota giải phóng

 Khu vực 1: Gồm khu vực tiếp khách, quầy lễ tân, trưng bày
- Khu vực tiếp khách: Nằm ngay cửa hành lang, góc phải của showroom, thuận lợi
cho nhân viên lễ tân chào đón khách và tiếp chuyện tại bàn. Khu vực này được thiết
kế trang nhã, lịch thiệp nhằm giúp khách hàng tận dụng khoảng thời gian chờ đợi
dễ thư giãn, nghỉ ngơi hoặc trò chuyện với nhau. Khách hàng ngoài việc được phục
vụ giải khát miễn phí còn có đủ các loại sách báo để đọc. Và nếu muốn, khách hàng
cũng có thể "free online" để gửi. nhận emall, chơi games hay xem những tin tức
nóng hỏi trên mạng. Bên cạnh đó khách hàng vừa có thể xem coi sản phẩm vừa có
thể được tư vấn chi tiết các sản phẩm, các dịch vụ kèm theo.
- Khu vực trưng bày. Chiếm hữu hết diện tích toàn bộ khu vực này và được chú trọng
nhất. Với ý tưởng chủ đạo là “sáng tạo những thứ chưa từng có" gian trưng bày của
Toyota Giải Phóng luôn giới thiệu cho người xem những sản phẩm hấp dẫn, mang
đến sự ngạc nhiên và thích thú cho mỗi khách hàng, được khởi nguồn từ những ước
mơ và ý tưởng cháy bỏng. Đi từ ngoài vào khách hàng có thể quan sát các sản phẩm
được trưng bày qua lớp kính trong. Tại đây, những sản phẩm mới nhất, thịnh hành
nhất được công ty trưng bày phối hợp với không gian thoáng đãng khách hàng có
thể tưởng tượng được hình ảnh khi được sở hữu một trong những sản phẩm này
- Khu vực lễ tân: Chính giữa đối diện với cửa chính năm bên cạnh khu trưng bày,
nhân viên có thể quan sát khách hàng từ xa, chuẩn bị chào đón khách và có thể
quan sát được toàn bộ khu trưng bày và khu tiếp khách. Các nhân viên sẽ thực hiện
các chức năng giới thiệu, tư vấn bán hàng và sửa chữa các sản phẩm của Toyota, vì
thế đòi hỏi các nhân viên phải được trang bị kỹ năng giao tiếp cực nhạy bén.
 Khu vực 2: Phòng kinh doanh, phòng kế toán.

42
- Phòng kinh doanh: Sau khu vực 1, vị trí trên gác xép tạo tiện nghi cho việc ký kết
hợp đồng mua bán với khách hàng. Các thắc mắc chi tiết nhất về giá, các hình thức
mua bán, thành toàn sẽ được phòng kinh doanh giải thích, tư vấn đến khách hàng.
Lập kế hoạch kinh doanh: kế hoạch marketing cho từng tháng, quý, năm. Thực hiện
công tác đối ngoại của phòng đối với khách hàng, ngân hàng, cơ quan có thẩm
quyền.
- Phỏng kế toán: Bên cạnh phòng kinh doanh nhằm giúp cho việc thanh toán được
thuận lợi, nhanh chóng. Có chức năng soạn thảo và tổ chức thực hiện các văn bản, kế
hoạch về tài chính, kế toán, thống kê. Tham gia soạn thảo, thẩm định, ký kết và thực
hiện các hợp đồng các phương án giá sản phẩm, dịch vụ
 Khu vực 3: Khu vực đỗ xe sửa chữa bảo hành và không gian dành cho khách hàng.
 Không gian rộng, thoáng, có lối ra và vào thông với khu vực sửa chữa phù hợp cho
quá trình lưu thông xe vào ra phòng bảo hành. Đặc biệt khu vực này có bố trí một
gian dành cho khách hàng, có bày trí tivi, internet cho khách hàng, có các loại nước
uống hoa quả và bánh kẹo nhằm tạo cho khách có cảm giác mình dạng thư giãn hơn
là chờ đợi.
 Khu vực 4: Khu vực sửa chữa bảo hành.
- Khu vực này có diện tích khoảng 750 m2 với 12 khoang chuyên sửa chữa, bảo
dưỡng, bảo trì và thay thế phụ tùng xe ô tô. Được trang bị đầy đủ các trang thiết bị
gần kho nhằm đáp ứng yêu cầu tính chất công việc. Có đội ngũ nhân viên đạt tiêu
chuẩn kỹ thuật cao và được đào tạo chuyên nghiệp. Khi công việc hoàn thành có thể
chuyển ngay ra khu vực 3
 Khu vực 5: Kho chứa hàng.
- Đây là nơi chứa xe mới, các trang thiết bị, cách linh kiện, máy móc dùng cho quá
trình sửa chữa và mua bán các phụ tùng chính hãng. Công ty chủ trọng quan tâm
đến các hệ thống cảnh báo, chữa cháy, bảo quản các linh kiện, sản phẩm chiếm phần
lớn tổng diện tích của công ty.

Từ việc bố trí không gian như trên với tổng diện tích sử dụng khoảng 2000m2 Công ty
TNHH Toyota Giải Phóng đã thành công trong việc bán hàng và chăm sóc khách hàng.
Khách hàng khi vào công ty TNHH Toyota Giải Phóng sẽ có nơi giữ xe an toàn, được

43
sự quản lý đặc biệt của đội bảo vệ. Khi bước vào công ty khách hàng sẽ được bộ phận lễ
tân tư vấn, trả lời những thắc mắc, giới thiệu các sản phẩm hiện có. Khách hàng sẽ hoàn
toàn hài lòng với sự tận tình, chu đảo, thái độ ân cần, niệm nở, với phương châm khách
hàng là thượng đế.

Tại công ty khách hàng sẽ được tư vấn miễn phí, kèm theo các dịch vụ khi mua xe, như
bảo hành, bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ, được cung cấp các phụ tùng chính hàng. Sau khi
ra quyết định mua xe, khách hàng sẽ làm việc với phòng kinh doanh và phòng kế toán ở
lầu trên phía sau khu vực 1

Ngoài ra tại đây có sửa chữa các loại xe đang bảo hành và đã hết thời hạn bảo hành.
Khách hàng mang xe đến công ty để bảo hành sẽ đưa xe vào khu vực bảo hành, có lối
vào và lối ra thông nhau, rất tiện cho việc lưu thông. Các thủ tục giấy tờ trong việc bảo
hành và sửa chữa này được làm việc ở khu vực 3

3. Những điểm tích cực, hạn chế và các đề xuất cho công ty

 Về tích cực
- Nhà xưởng và phòng trưng bày sản phẩm nằm ở vị trí thích hợp nằm ở trên đường Giải
Phóng, quận Hai Bà Trưng ở Thủ đô Hà Nội, rất thuận tiện cho khách hàng có thể tham
quan, lựa chọn sản phẩm thích hợp
- Việc trưng bày, bố trí mặt bằng như khu vực trưng bày, sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng của
công ty cũng rất hợp lý.
 Về tiêu cực
- Nhu cầu của khách hàng cũng như doanh số bán hàng ngày một tăng, tuy nhiên mặt bằng
còn bị hạn chế, cần có phương án mở rộng tăng diện tích phòng trưng bày để có thế giới
thiệu nhiều loại xe của hãng đến với khách hàng.
- Giá thành của các chi phí ngày càng tăng nên việc làm mới không gian trưng bày, mở
rộng quy mô chưa được chú ý đến.
 Các đề xuất để hoàn thiện cho công ty
- Cần tạo một khoảng không gian vui chơi cho trẻ em như nhà bóng trong khu vực 1 để
phục vụ khách hàng khi có trẻ em đi cùng đến mua xe hoặc sử dụng dịch vụ bảo hành,
bảo dưỡng, sửa chữa của công ty.

44
- Đối mới hạ tầng công nghệ: Ngày nay ô tô là một trong những mặt hàng được nhà nước
giảm thuế nhập khẩu nên Toyota Giải Phóng cần bổ sung thêm các máy móc công nghệ
hiện đại, cam kết chế độ bảo hành và nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo ra sự khác biệt so
với các hãng ô tôi khác trong nước và cũng như nhập khẩu, đảm bảo mọi khách hàng đều
cảm thấy hài lòng. Cần thay đổi và mở rộng không gian trưng bày cho phù hợp với đặc
điểm, xu hướng của từng loại xe nhằm thu hút và mang tới sự hài lòng nhất cho khách
hàng.
- Phân bố lựa chọn các dòng sản phẩm trưng bày phù hợp với thị hiểu khách hàng: Hà Nội
là trung tâm kinh tế của khu vực phía Bắc...thu nhập bình quân trên đầu người ngày một
tăng cao, nhu cầu đi lại và mua sắm đặc biệt nhu cầu sở hữu một chiếc ô tô cho gia đình,
công việc, giải trí ngày nay không còn là vấn đề xa xỉ. Vì thế Toyota Giải Phóng cần
thấu hiểu lựa chọn các dòng sản phẩm phù hợp với sở thích, mức lương, các yếu tố xã
hội để nâng cao vị trí cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh.
- Mở rộng thêm các đại lý, văn phòng đại diện: nhằm để tư vấn cho nhiều đối tượng khách
hàng quan tâm. Có thể nghiên cứu phát triển thêm các chi nhánh ở khu vực lân cận để
các sản phẩm Toyota Giải phóng có thể đến với nhiều đối tượng khách hàng hơn.
- Thường xuyên cập nhập thông tin, các sản phẩm mới đến từng nhân viên: Việc tư vấn
trực tiếp cho khách hàng, những người có nhu cầu và tiềm năng mua xe là rất quan
trọng, không chỉ đòi hỏi ở khả năng giao tiếp mà còn phải hiểu rõ và tìm thấy sự khác
nhau, đặc tính, ưu nhược, những mẫu thiết kế mới của từng dòng sản phẩm của công ty
và của đối thủ cạnh tranh. Chính vì vậy việc thường xuyên cập nhập thông tin, bổ sung
kiến trực tiếp đến từng nhân viên nhằm đảm bảo nhân viên có đủ các kiến thức về sản
phẩm để có thể tư vấn một cách tốt nhất đến khách hàng có nhu cầu về sản phẩm đó.

4. Kết luận

Việc bố trí mặt bằng trong công ty Toyota Giải phóng ở các khu vực, các phòng ban ta
thấy rằng là rất hợp lý, không gian tại đây mang lại sự hài lòng cho khách hàng. Khi
khách hàng vào công ty, sẽ được tận tình, chăm sóc chu đáo, với một thái độ ân cần,
niệm nở của các nhân viên trong công ty, tạo sự thoải mái có khách hàng. Và hơn hết,

45
mặt bằng của công ty được đặt vào vị trí trung tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho
khách hàng khi họ có nhu cầu.

PHẦN 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO


- Aghazadeh, S., Hafeznezami, S., Najjar, L. and Huq, Z., 2011. The influence of
work‐cells and facility layout on the manufacturing efficiency | Emerald Insight .
[online] Doi.org. Truy cập tại: <https://doi.org/10.1108/14725961111148117> [Truy
cập: ngày 30 tháng 3 năm 2022].
- Ali Naqvi, S. A., Fahad, M., Atir, M., Zubair, M., & Shehzad, M. M. (2016).
Productivity improvement of a manufacturing facility using systematic layout
planning. Cogent Engineering, 3(1), 1207296. [Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2022].
- Hu, W. et al. (2021) ‘A preliminary prototyping approach for emerging metro-based
underground logistics systems: operation mechanism and facility layout’,
International Journal of Production Research, 59(24), pp. 7516–7536. doi:
10.1080/00207543.2020.1844333. [Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2022].
- Kikolski, M., & Ko, C. H. (2018). Facility layout design–review of current research
directions. Engineering Management in Production and Services, 10(3). [Truy cập
ngày 30 tháng 3 năm 2022].
- Korde, M., Sahu, D. and Shahare, A., 2017. Design and Development of Simulation
Model for Plant Layout. International Journal of Science Technology & Engineering,
3(09), pp.445-449. [Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2022].
- Kovács, G., 2020. Combination of Lean value-oriented conception and facility layout
design for even more significant efficiency improvement and cost reduction.
International Journal of Production Research, 58(10), pp.2916-2936. György
Kovács (2020) [Truy cập: ngày 30 tháng 3 năm 2022].
- Nyemba, W. R., Mbohwa, C., & Nyemba, L. E. (2016). Optimization of a plant
layout and materials handling system for a furniture manufacturing company. In
Proceedings of the World [Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2022].

46
- Sơn, N. và Trinh, N., 2016. Quan điểm Nghiên cứu ứng dụng sản xuất tinh gọn trong
thiết kế lại bố trí xưởng may ở công ty may mặc mặt đất, giảm thiểu lãng phí, nâng
cao năng suất lao động . [trực tuyến] Jte.hcmute.edu.vn. Có tại:
<https://jte.hcmute.edu.vn/index.php/jte/article/view/448/383> [Truy cập ngày 30
tháng 3 năm 2022].
- Sun, X. and Wu, J., 2017. Combinatorial optimization of bus lane infrastructure
layout and bus operation management. Advances in Mechanical Engineering, 9(9),
pp.1-11. [Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2022].
- Võ Trọng Cang (2012) “Plant layout design using Arena simulation”, Journal of
Technical Education Science, (23), p.88. Truy cập tại:
https://jte.hcmute.edu.vn/index.php/jte/article/view/664 (Truy cập: ngày 01 tháng 04
năm 2022).
- Toyotagiaiphong.net.vn. 2019. Giới thiệu về Toyota Giải Phóng. [online] Truy cập tại:
<http://toyotagiaiphong.net.vn/gioi-thieu.aspx> [Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2022].

47

You might also like