You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

-----🙞🙜🕮🙞🙜-----

BÀI TIỂU LUẬN NHÓM

KẾT THÚC HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ VẬN HÀNH

PHƯƠNG PHÁP BỐ TRÍ MẶT BẰNG NHÀ MÁY


TẠI CÔNG TY TNHH KANE-M ĐÀ NẴNG

Sinh viên thực hiện: 1. NGUYỄN HUỲNH ANH TUYÊN MSSV: 2121001697

2. TRẦN NGUYÊN THẢO MSSV: 2121006774

3. TRẦN QUỐC DANH MSSV: 2121007149

Lớp học phần: 2331101082803

Giảng viên: TS. PHẠM HỒNG HẢI

TP. HỒ CHÍ MINH, ngày 16 tháng 12 năm 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

-----🙞🙜🕮🙞🙜-----

BÀI TIỂU LUẬN NHÓM

KẾT THÚC HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ VẬN HÀNH

PHƯƠNG PHÁP BỐ TRÍ MẶT BẰNG NHÀ MÁY


TẠI CÔNG TY TNHH KANE-M ĐÀ NẴNG

Sinh viên thực hiện: 1. NGUYỄN HUỲNH ANH TUYÊN MSSV: 2121001697

2. TRẦN NGUYÊN THẢO MSSV: 2121006774

3. TRẦN QUỐC DANH MSSV: 2121007149

Lớp học phần: 2331101082803

Giảng viên: TS. PHẠM HỒNG HẢI

TP. HỒ CHÍ MINH, ngày 16 tháng 12 năm 2023


Bảng đánh giá thành viên nhóm
Danh mục hình

Hình 2.1: Logo của công ty KANE-M Đà Nẵng.....................................................


Hình 2.2: Mặt bằng sản xuất tổng quát của công ty................................................
Hình 2.3: Mặt bằng khu vực cắt..............................................................................

Hình 2.4: Mặt bằng khu vực chuyền may 9

Hình 3.1: Mặt bằng khu vực cắt sau khi bố trí lại.................................................10
Hình 3.2: Mặt bằng khu vực in – QC - Vạt - Phụ dán sau khi bố trí lại................11

Hình 3.3: Mặt bằng khu vực chuyền may sau khi bố trí lại 12

Hình 3.4: Mặt bằng khu vực Kiểm hàng – Tẩy hàng – Kiểm kim – Đóng gói –
Thành phẩm sau khi bố trí lại................................................................13
Hình 3.5: Mặt bằng tổng quát nhà máy sau khi bố trí lại......................................13
Mục lục

Lời mở đầu.................................................................................................................1
Phần 1 Cơ sở lý thuyết về bố trí mặt bằng nhà máy..................................................3
1.1 Khái niệm về bố trí mặt bằng nhà máy...................................................3
1.2 Vai trò ý nghĩa việc bố trí mặt bằng nhà máy........................................3
1.3 Phương pháp bố trí mặt bằng nhà máy..................................................3
1.4 Quy trình bố trí mặt bằng nhà máy........................................................4
Phần 2 Thực trạng bố trí mặt bằng nhà máy tại Công ty TNHH KANE-M Đà Nẵng
....................................................................................................................................5
2.1 Giới thiệu Công ty TNHH KANE-M Đà Nẵng.......................................5
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty................................5
2.1.2 Chức năng và lĩnh vực hoạt động.....................................................6
2.2 Thực trạng bố trí mặt bằng nhà máy tại Công ty TNHH KANE-M Đà
Nẵng ................................................................................................................6
Phần 3 Đề xuất giải pháp về việc bố trí mặt bằng nhà máy tại Công ty TNHH
KANE-M Đà Nẵng....................................................................................................9
Kết luận....................................................................................................................14
Tài liệu tham khảo....................................................................................................15
Lời mở đầu

I. Lý do chọn đề tài

Trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
ngày càng trở nên khốc liệt để tồn tại và phát triển. Để nâng cao khả năng cạnh
tranh, doanh nghiệp cần áp dụng các giải pháp tối ưu hóa sản xuất với chi phí thấp
nhất và chất lượng cao nhất. Điều này đòi hỏi việc đề xuất chiến lược cụ thể, kế
hoạch rõ ràng để giảm thiểu chi phí đầu vào và loại bỏ lãng phí, bao gồm các khía
cạnh như vận chuyển, thời gian chờ đợi, tồn kho, sản phẩm lỗi, thao tác không cần
thiết, và tối ưu hóa quy trình sản xuất. Quản lý luồng di chuyển, nguyên vật liệu,
sản phẩm thành phẩm và lao động là yếu tố quan trọng trong việc định rõ cách bố
trí mặt bằng và tài nguyên vật chất trong nhà máy, từ đó đảm bảo hiệu suất cao và
giảm thiểu chi phí. Việc tối ưu hóa bố trí mặt bằng sản xuất không chỉ tăng năng
suất mà còn giảm thiểu lãng phí, mang lại hiệu quả lớn cho doanh nghiệp.

Trong quá trình tìm hiểu về phân xưởng sản xuất giày ASICS thuộc Công ty
TNHH Kane-M Đà Nẵng. Chúng em thấy được một số vấn đề trong việc sắp xếp
và vận hành máy móc của nhà máy, qua đó ảnh hưởng đến năng suất làm việc,
không đáp ứng được mục tiêu đề ra. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc bố trí
mặt bằng sản xuất đối với việc tăng cường năng suất lao động, cải thiện hiệu quả
trong quá trình sản xuất kinh doanh và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp, chúng em quyết định lựa chọn đề tài: "Phương pháp bố trí mặt bằng nhà
máy tại Công ty TNHH KANE-M Đà Nẵng".

II. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chính của nghiên cứu là xác định những vấn đề không hiệu quả
trong việc sắp xếp máy móc và không gian làm việc, từ đó tối ưu hóa mô hình bố
trí phân xưởng. Nhận diện những vị trí không phù hợp trong bố trí máy móc và
không gian làm việc, và từ đó điều chỉnh, tái thiết kế các lộ trình vận chuyển
nguyên liệu và sản phẩm, cũng như tái phân bổ không gian sản xuất cho các công
đoạn sản xuất.

1
III. Ý nghĩa đề tài

Tối ưu hóa bố trí phân xưởng sản xuất không chỉ tạo ra năng suất và chất
lượng tốt hơn, mà còn thúc đẩy tốc độ sản xuất, tận dụng tối đa nguồn lực vật chất
và đưa ra các giải pháp tăng cường năng suất lao động. Mục tiêu không chỉ dừng lại
ở việc tăng cường năng suất và chất lượng, mà còn nằm ở việc tối ưu hóa chi phí
sản xuất, hoàn thành các mục tiêu về hiệu suất kinh doanh. Bằng việc này, doanh
nghiệp có thể tăng cường đáng kể sức cạnh tranh của mình, từ việc cung cấp sản
phẩm chất lượng tốt đến việc tối ưu hóa mọi khía cạnh của quy trình kinh doanh,
tạo ra một vị thế vững chắc và đem lại lợi ích lớn cho cả doanh nghiệp và khách
hàng.

IV. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, chúng em sử dụng phương pháp
nghiên cứu và thu thập dữ liệu gồm các tiến trình sau:

- Thu thập số liệu liên quan đến quy trình sản xuất, mặt bằng, máy móc,
nguyên vật liệu.

- Thống kê, xử lý số liệu: sau khi thu thập số liệu, thống kê lại và xử lý và
phân tích từ đó lên kế hoạch thực hiện.

V. Bố cục

Bài tiểu luận này ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung đề tài gồm 3
phần:

Phần 1. Cơ sở lý thuyết về bố trí mặt bằng nhà máy.

Phần 2. Thực trạng bố trí mặt bằng nhà máy tại Công ty TNHH KANE-M Đà
Nẵng.

Phần 3. Đề xuất giải pháp về việc bố trí mặt bằng nhà máy tại Công ty TNHH
KANE-M Đà Nẵng.

2
Phần 1 Cơ sở lý thuyết về bố trí mặt bằng nhà máy

1.1 Khái niệm về bố trí mặt bằng nhà máy

Theo Reid & Sanders (2016), bố trí mặt bằng nhà máy là quá trình xác định vị
trí tối ưu cho các máy móc, thiết bị và khu vực làm việc trong một nhà máy sản
xuất hoặc dịch vụ.

Theo Nguyễn Thanh Lâm (2023), bố trí mặt bằng sản xuất là lập một bản thiết
kế sơ đồ mặt bằng nhà máy sao cho việc sắp xếp các tiện nghi vật chất và con
người tối ưu nhất cho sản xuất.

Bố trí mặt bằng nhà máy là quá trình thiết kế và xác định vị trí tối ưu cho máy
móc, thiết bị và khu vực làm việc trong nhà máy sản xuất hoặc dịch vụ, nhằm mục
đích sắp xếp một cách hiệu quả các tiện nghi vật chất và nguồn nhân lực. Quá trình
này bao gồm việc lập kế hoạch và thiết kế vị trí cho các bộ phận sản xuất, khu vực
lưu trữ, văn phòng, và các dịch vụ hỗ trợ khác.

1.2 Vai trò ý nghĩa việc bố trí mặt bằng nhà máy

Bố trí mặt bằng nhà máy đóng một vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa
hiệu suất hoạt động sản xuất và dịch vụ. Một bố trí mặt bằng hiệu quả có thể dẫn
đến việc giảm thiểu chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, và cải thiện chất lượng
sản phẩm. Theo Muther (1973), việc bố trí mặt bằng nhà máy tốt cũng góp phần
quan trọng trong việc cải thiện môi trường làm việc, từ đó tăng cường sự an toàn và
thoải mái cho người lao động. Ngoài ra, một bố trí mặt bằng nhà máy tốt cũng giúp
đảm bảo sự linh hoạt trong sản xuất, cho phép nhà máy thích nghi nhanh chóng với
sự thay đổi của thị trường và yêu cầu sản phẩm. Điều này được Sundaram, R. M.,
& Aneja, Y. P. (2016), nhấn mạnh nơi họ chỉ ra rằng bố trí mặt bằng linh hoạt là
yếu tố then chốt để đáp ứng nhu cầu thay đổi liên tục của thị trường.

1.3 Phương pháp bố trí mặt bằng nhà máy

Phương pháp bố trí theo quy trình (Process Layout) được sử dụng chủ yếu
trong các nhà máy sản xuất đa dạng sản phẩm với số lượng ít. Phương pháp này
nhấn mạnh việc sắp xếp máy móc và thiết bị theo quy trình công nghệ, giúp tối ưu
hóa sự linh hoạt trong sản xuất (Apple, J. M., 1977).
3
Phương pháp bố trí mặt bằng theo sản phẩm (Product Layout), sẽ sắp xếp các
thiết bị trong một dây chuyền theo một chuỗi các nguyên công cần thiết để thực
hiện sản phẩm. Bố trí theo sản phẩm thường được sử dụng khi dòng sản phẩm hay
dịch vụ yêu cầu có quy mô sản xuất lớn và nhanh (Nguyễn Thanh Lâm, 2023).

Phương pháp bố trí tổ hợp (Combination Layout) kết hợp cả hai phương pháp
trên, mang lại sự linh hoạt của phương pháp theo quy trình và hiệu quả của phương
pháp theo sản phẩm, thích hợp cho các nhà máy có cả sản xuất đơn lẻ và hàng loạt
(Moore, F. G., 1985).

1.4 Quy trình bố trí mặt bằng nhà máy

Quy trình bố trí mặt bằng nhà máy bao gồm nhiều bước quan trọng, bắt đầu từ
việc phân tích nhu cầu và kết thúc bằng việc triển khai và duy trì bố trí.

Đầu tiên là việc xác định mục tiêu và yêu cầu cụ thể của nhà máy, bao gồm
kích thước, loại hình sản phẩm và quy mô sản xuất (Muther, R.,1985).

Tiếp theo là việc phân tích luồng công việc, nguyên vật liệu, và sản phẩm là
cần thiết để xác định cách thức tối ưu hóa việc sắp xếp các khu vực làm việc, máy
móc, và thiết bị. Theo Reid, R. D., & Sanders, N. R. (2016), nhấn mạnh tầm quan
trọng của việc phân tích và lập kế hoạch này để đảm bảo hiệu quả hoạt động.

Sau đó là việc thiết kế bố trí chi tiết được thực hiện, trong đó cân nhắc cả yếu
tố kỹ thuật và con người. Như Tompkins et al (2010), việc thiết kế này nên đảm
bảo rằng tất cả các yếu tố trong nhà máy được sắp xếp một cách khoa học và thực
tiễn.

Cuối cùng, việc triển khai và đánh giá bố trí là bước cuối cùng. Theo Groover,
M. P. (2007), việc kiểm tra và điều chỉnh liên tục sau khi triển khai là cần thiết để
đảm bảo bố trí mặt bằng đáp ứng được mục tiêu đề ra và thích ứng với các thay đổi
trong quá trình sản xuất.

4
Phần 2 Thực trạng bố trí mặt bằng nhà máy tại Công ty TNHH KANE-M Đà
Nẵng

2.1 Giới thiệu Công ty TNHH KANE-M Đà Nẵng

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Tên doanh nghiệp CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KANE-M ĐÀ


NẴNG

Hình 2.1 Logo của công ty KANE-M Đà Nẵng.


Tên quốc tế: Kane - M Danang Company Limited.

Tên giao dịch: KANE-M DAD.

Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH một thành viên, là doanh nghiệp chế
xuất.

Địa chỉ trụ sở chính: Đường số 6, Khu công nghiệp Hòa Khánh - Phường Hoà
Khánh Bắc - Quận Liên Chiểu - Đà Nẵng.

Điện thoại: 0511 3739 549,

Fax: 05113739549.

Ngành nghề kinh doanh và thiết bị May mặc, nguyên phụ liệu may mặc, giày –
phụ liệu và thiết bị.

Giám đốc: KOICHI AKIYAMA.

Công ty TNHH Kane-M Đà Nẵng thành lập năm 2010, đặt cơ sở sản xuất tại
Đà Năng, là Công ty con 100% thuộc sự quản lý của Công ty Morito Nhật Bản, bắt
đầu hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 322043000170 vào ngày
01 tháng 01 năm 2011 của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng.

5
Tháng 11 năm 2014: thành lập một chi nhánh phân phối của Công ty TNHH
KANE-M Đà Nẵng tại TP. Hồ Chí Minh.

2.1.2 Chức năng và lĩnh vực hoạt động

Công ty TNHH Kane-M Đà Nẵng đặt cơ sở sản xuất tại Đà Nẵng, Công ty
đóng vai trò là nhà sản xuất các loại phụ liệu phục vụ cho các ngành công nghiệp
khác nhau bao gồm may mặc, túi xách, giày dép và thiết bị điện tử:

- Sản xuất, gia công các phụ kiện, linh kiện hàng may mặc; sản xuất, gia công
hàng may mặc.

- Sản xuất, gia công các loại bảng đeo hỗ trợ, tùi làm bằng vật liệu mềm, túi
đựng máy chụp hình, máy quay phim kỹ thuật số.

- Gia công, đánh bóng các sản phẩm đúc làm từ kim loại.

Hiện tại có 5 Công ty hợp tác hoạt động trong khu vực diện tích nhà xưởng,
các Công ty đều sản xuất sản phẩm liên quan đến phụ liệu ngành may mặc.

Sử dụng kinh nghiệm và công nghệ phát triển bởi Morito đã nhân được chứng
chỉ ISO 9001 và ISO 14001, Công ty TNHH Kane-M Đà Nẵng cam kết sẽ cải tiến
sản phẩm về mặt chất lượng và tính năng để đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe
của khách hàng.

2.2 Thực trạng bố trí mặt bằng nhà máy tại Công ty TNHH KANE-M Đà Nẵng

Nguồn: Phòng hành chính nhân sự của công ty.

Hình 2.2 Mặt bằng sản xuất tổng quát của công ty.
6
Chú thích

A- Khu nguyên liệu 1- Máy cắt


B- Khu vực cắt 2- Kệ đựng khuôn cắt
C- Khu vực kiểm tra BTP đầu vào 3- Bàn để nguyên liệu
D- Khu vực máy vạt 4- Bàn QC kiểm BTP
E- Khu vực phụ dán đầu vào 5- Máy vạt
F- Khu vực chuyền may 6- Máy ép nhiệt cao tần
G- Khu bảo dưỡng 7- Bàn phụ dán đầu vào
H- Khu vực kiểm kim 8- Bàn phụ dán chuyền
I- Khu vực xỏ dây, đóng gói 9- Máy zigzag
J- Khu thành phẩm 10- Máy trụ 1 kim
K- Khu vực in nhiệt 11- Máy bằng 1 kim
L- Phòng điện 12- Máy trụ 2 kim
M- Phòng thiết kế 13- Máy đục lỗ
N- Khu vực bàn quản lý sản xuất 14- Bàn tẩy hàng
O- Khu vực nước uống 15- Kệ đựng form giày
P- Nhà vệ sinh 16- Kệ đựng chỉ may
Q- Khu vực tủ cá nhân 17- Máy kiểm kim
R- Khu vực kiểm hàng đầu ra 18- Bàn xỏ dây, đóng gói
S- Khu vực tẩy hàng 19- Tủ cá nhân

Nhìn vào sơ đồ bố trí mặt bằng, ta có thể thấy mặt bằng nhà máy sản xuất
được bố trí theo quy trình với mỗi khu chức năng và cách thực hiện khác nhau.

Ưu điểm: Về diện tích và không gian làm việc của một số khu vực làm việc
hiện tại rộng rãi còn nhiều chỗ trống nên khá thuận lợi cho việc đi lại giữa các khu
vực với nhau. Cụ thể, khu vực in nhiệt, đóng gói thành phẩm và khu vực để thành
phẩm tạm thời. Trong phân xưởng còn có khu vực trống khá rộng, có khả năng mở
rộng sản xuất.

Nhược điểm: Khu làm việc của mỗi công đoạn khá rộng rãi, tuy nhiên
đường đi của bán thành phẩm sau mỗi công đoạn sản xuất bố trí chưa hợp lí, cụ thể:

7
- Khu vực cắt: Với mặt bằng hiện tại của khu vực cắt, ta thấy việc bố trí máy cắt và
kệ đựng dao chặt chưa được hợp lý. Máy cắt gồm có 8 máy và được bố trí thành 3
dãy ngang với mỗi dãy có lối di chuyển bán thành phẩm bên ngoài khu vực máy, 1
lối di chuyển của xe đẩy về khu nguyên liệu. Nguyên liệu được vận chuyển theo
hình chữ U từ khu nguyên liệu qua để tại các bàn để nguyên liệu ở mỗi máy. Sau
khi cắt, bán thành phẩm vận chuyển ra lối đi giữa các dãy máy bằng xe đẩy, di
chuyển ra ở lối đi bên ngoài để đưa qua khu vực QC để kiểm tra tất cả bán thành
phẩm vừa mới cắt. Việc có ba lối di chuyển bằng xe đẩy bố trí xen kẽ với 3 dãy
máy làm tiêu tốn một phần diện tích xưởng, một phần nhân công lao động tiêu tốn
thời gian vào việc di chuyển xe theo ba lối đi đến công đoạn kế tiếp. Ngoài ra, việc
3 dãy máy được bố trí như hình dưới thì có 1 dãy chỉ có 2 máy, vì vậy có hai diện
tích trống ở dãy này, điều này cũng gây nên sự lãng phí về diện tích cũng như thời
gian di chuyển qua công đoạn tiếp theo.

Nguồn: Phòng hành chính nhân sự của công ty.

Hình 2.3 Mặt bằng khu vực cắt.

- Khu vực in nhiệt: Khu vực in nhiệt gồm có 2 máy ép nhiệt cao tần, và bên cạnh 2
máy có 2 QC kiểm tra bán thành phẩm sau khi in. Tuy nhiên nhìn vào hình 2.2 ta
thấy khu vực in (Khu K) bố trí quá xa so với công đoạn trước đó là khu vực QC
kiểm tra đầu vào (Khu C). Làm cho độ dài đường vận chuyển giữa 2 công đoạn lên
tới 27m.
8
- Khu vực chuyền may: Chuyền may được bố trí thành 5 dãy, với 4 dãy có 6 máy –
bàn, và 1 dây có 7 máy – bàn. Tại mỗi khu vực làm việc có 2 thùng đựng bán thành
phẩm trước và sau khi gia công của công đoạn đó. Khu vực tẩy hàng bố trí chưa
hợp lý, bởi vì sau công đoạn tẩy hàng là đến công đoạn kiểm kim, nhưng khoảng
cách giữa hai khu vực này là rất lớn. Đường vận chuyển lên tới 5 + 13 + 65 + 3 =
27.5m, chiều rộng đường vận chuyển là 1.2m.

Nguồn: Phòng hành chính nhân sự của công ty.

Hình 2.4 Mặt bằng khu vực chuyền may.

Phần 3 Đề xuất giải pháp về việc bố trí mặt bằng nhà máy tại Công ty TNHH
KANE-M Đà Nẵng.

Giải pháp được đề ra là sắp xếp lại các khu vực làm việc, máy móc trong
dây chuyền để tiện lợi cho việc vận chuyển bán thành phẩm trong xưởng.

Khu vực cắt: Bố trí 8 máy cắt lại thành 2 dãy dọc gồm mỗi dãy 4 máy và có
một lối di chuyển ở giữa 2 dãy. Với cách bố trí này ta sẽ loại bỏ được diện tích
trống của mặt bằng cũ, và thay vì 4 lối đi chuyển, chỉ còn 1 lối di chuyển ở giữa 2
9
dãy máy và 1 lối di chuyển phía ngoài 2 dãy máy cho công nhân di chuyển về khu
để nguyên liệu. Kệ đựng khuôn cắt ta di chuyển ra bố trí thành 2 dãy kệ 2 bên của
dãy máy, thay vì mỗi máy đặt 1 kệ thì với cách bố trí này sẽ thuận tiện cho việc đi
lại giữa các dãy máy và tiết kiệm được chiều rộng của 1 kệ là 400mm và cộng với
khoảng cách giữa kệ và bàn để nguyên liệu 500mm là 900mm. Bàn để nguyên liệu
ta di chuyển về đặt ở phía sau nhân công ở mỗi máy, theo chiều ngang thay vì đặt
theo chiều dọc như ban đầu, kết quả là tiết kiệm được 900mm.

Hình 3.1 Mặt bằng khu vực cắt sau khi bố trí lại.

Khu vực In – QC – Vạt – Phụ dán: Đề xuất giải pháp cho khu vực In nhiệt là
di chuyển về phía phân xưởng chính, để thuận tiện hơn cho việc vận chuyển bán
thành phẩm từ khu QC đến khu vực in. Với cách bố trí này ta tiết kiệm được đường
vận chuyển rất lớn cho việc vận chuyển bán thành phẩm đến khu vực in, từ vị trí cũ
là 27m thì di chuyển đến vị trí mới khoảng cách chỉ còn 1.2m, tiết kiệm được
25.8m đường vận chuyển.

10
Hình 3.2 Mặt bằng khu vực in – QC - Vạt - Phụ dán sau khi bố trí lại.

Khu vực chuyền may: Bố trí lại máy móc của dãy số 3,4,5 để đưa khu vực
tẩy hàng lại gần hơn với khu vực kiểm kim để rút ngắn quãng đường vận chuyển.
Khoảng cách giữa các dãy máy và bàn làm việc số 1 - 2 - 3 - 4 (Tính từ phía bờ
tường) là 1.6m (Bao gồm lối đi và chiều rộng thùng đựng bán thành phẩm). Bố trí
thêm bản để hàng ở giữa dãy số 1 - 2 và 3 - 4 với giải pháp này, sẽ loại bỏ được lối
di chuyển và khoảng cách chiều rộng thùng đựng hàng giữa dãy 1 - 2 và dãy 3 – 4,
thay vào đó là bàn để hàng với chiều rộng của bản để hàng là 0.8m. Bố trí bàn để
hàng rất thuận tiện cho việc chuyển bán thành phẩm từ công đoạn này sang công
đoạn tiếp, công nhân sau khi hoàn thành công đoạn của mình chỉ cần đẩy lên phía
trước hoặc đẩy hàng sang bên phải (hoặc bên trái) cho công nhân ở công đoạn tiếp
theo lấy bán thành phẩm để tiếp tục gia công.

11
Hình 3.3 Mặt bằng khu vực chuyền may sau khi bố trí lại.

Khu vực Kiểm hàng – Tẩy hàng – Kiểm kim – Đóng gói – Thành phẩm: Bố
trí lại các Khu vực Kiểm hàng – Tẩy hàng – Kiểm kim – Đóng gói – thành phẩm
gần nhau theo chiều kim đồng hồ. Bàn làm việc của công nhân tẩy hàng sát với
công nhân thực hiện công đoạn kế tiếp là kiểm kim. Từ khoảng cách ban đầu là
25m giảm xuống còn khoảng cách 0.8m, việc vận chuyển không cần phải sử dụng
xe đẩy hàng mà chỉ cần bưng từ bàn tẩy hàng đưa sang khu vực kiểm kim. Với
cách bố trí này, các khu vực QC kiểm hàng, tẩy hàng, kiểm kim, đóng gói được bố
trí sát nhau theo chiều kim đồng hồ, mỗi khu vực cách nhau 0.8m. Và sau khi đóng
gói xong được đưa qua khu vực để thành phẩm được bố trí sát gần đó.

12
Hình 3.4 Mặt bằng khu vực Kiểm hàng – Tẩy hàng – Kiểm kim – Đóng gói –
Thành phẩm sau khi bố trí lại.

Sau khi hoàn đưa ra các giải pháp bố trí, ta sẽ được mặt bằng nhà máy mới:

Hình 3.5 Mặt bằng tổng quát nhà máy sau khi bố trí lại.

Với giải pháp bố trí lại mặt bằng sản xuất như trên, ta tiết kiệm được diện
tích khá lớn cho nhà máy. Việc thu gọn được diện tích đồng nghĩa với việc quãng
đường vận chuyển vật liệu và bán thành phẩm được rút ngắn lại, giúp tiết kiệm thời

13
gian. Tạo ra nhiều khoảng trống mới để công ty có thể mở rộng sản xuất, mở thêm
khu thêu dựa trên các diện tích tiết kiệm được.

Kết luận

Thực hiện việc nghiên cứu đề tài này đã giúp nhóm em mở mang tầm nhìn
về thực tế sản xuất, đồng thời giúp chúng em nhận biết vấn đề và khám phá những
điểm chưa hoàn hảo trong doanh nghiệp. Việc áp dụng kiến thức lý thuyết bộ môn
quản trị vận hành vào thực tế không chỉ giải quyết vấn đề mà còn giúp chúng em
thu nạp kỹ năng cần thiết như khả năng phân tích và giải quyết vấn đề, cũng như kỹ
năng quản lý thời gian và lập kế hoạch hiệu quả. Đây là cơ hội để nhóm tích luỹ
kinh nghiệm quý báu trong hành trình phát triển bản thân.

Về tổng quan của bài nghiên cứu, chúng em đã tìm hiểu về thực trạng cách
bố trí sắp xếp các trang thiết bị phục vụ sản xuất ở nhà máy. Qua đó cũng đã đưa ra
các đánh giá sơ bộ và nhận thấy được các ưu và nhược điểm trong việc bố trí mặt
bằng sản xuất của công ty Kane-M. Tìm hiểu rõ được sự sai lệch hay lãng phí
không gian lắp đặt thiết bị cũng như vận hành dây chuyền sản xuất thiếu hiệu quả
từ việc bố trí đó. Sau đó chúng em đã tiến hành phân tích và đưa ra các phương
pháp bố trí giải quyết phù hợp cho doanh nghiệp, hỗ trợ công ti các phương án giải
quyết về không gian cũng như sắp xếp logic để tạo không gian làm việc và vận
hành hiệu quả trong việc sản xuất. Đồng thời việc đưa ra các giải pháp góp phần
tiết kiệm chi phí thời gian vận chuyển, chuyển giao công đoạn giữa các bộ phận.

Thông qua việc nghiên cứu và đưa ra phương án giải quyết về vấn đề bố trí
mặt bằng sản xuất của công ty Kane-M, nhóm chúng em cũng đã hiểu ro hơn để
vận hành được một bộ máy sản xuất, một quy trình hay dây chuyền sản xuất có quy
mô thì sự cần thiết về tư duy cũng như cách bố trí không gian sản xuất là vô cùng
quan trọng. Việc sắp xếp có logic và phù hợp với lại địa hình có sẵn của khu vực
sản xuất sẽ tạo ra một không gian làm việc chuyên nghiệp, nhịp nhàng, có quy trình
và linh động. Việc nghiên cứu chủ đề này tạo ra cho chúng em thêm nhiều kiến
thức đáng quý cho quá trình làm việc sau này có thể ứng dụng và nâng cao bản thân
để tạo ra một không gian làm việc thông minh, phù hợp và hiệu quả cho doanh
nghiệp.
14
Tài liệu tham khảo

1. TS. Nguyễn Văn Hiến (2001). Quản trị sản xuất. NXB Đại học QG TP
HCM.
2. ThS. Nguyễn Thanh Lâm (2023). Bài giảng quản trị sản xuất và tác nghiệp.
TP HCM. NXB ĐH tài chính Marketing.
3. GS-TS Đồng Thị Thanh Phương (2001). Quản trị sản xuất dịch vụ. NXB
Thống kê.
4. Quản trị vận hành - Th.S. Nguyễn Kim Anh & Th.S. Đường Võ Hùng (29-
10-2009). NXB ĐH Mở TP.HCM.
5. Phát, Lê Trung Ngọc (2013). ĐH An Giang .Tổng quan về nền tảng tiến
hành hoạt động quản trị sản xuất; trình bày các thiết kế hệ thống sản xuất và các
phương pháp vận hành hệ thống sản xuất
6. "Quản trị sản xuất và các hệ thống sản xuất" - Tác giả: Nguyễn Đình Thọ,
Nguyễn Thị Mai Trang. Nhà xuất bản: Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
7. "Quản trị sản xuất và điều hành" - Tác giả: Nguyễn Văn Vịnh. Nhà xuất
bản: Đại học Kinh tế Quốc dân
8. Reid, R. D., & Sanders, N. R. 2016, "Operations Management: An
Integrated Approach"
9. Theo Muther, R. trong "Systematic Layout Planning" (1973).
10. Theo Muther, R. trong "Systematic Layout Planning" (1985).
11. Sundaram, R. M., & Aneja, Y. P. (2016) trong "Operations Research in
Production Planning and Control".
12. Apple, J. M., 1977, "Plant Layout and Material Handling").
13. Moore, F. G., 1985, "Facilities Design and Space Planning").
14. Reid, R. D., & Sanders, N. R. trong "Operations Management: An Integrated
Approach" (2016).
15. Tompkins et al. đề cập trong "Facilities Planning" (2010).
16. Theo Groover, M. P. trong "Automation, Production Systems, and
Computer-Integrated Manufacturing" (2007).

15

You might also like