You are on page 1of 105

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA CÔNG NGHỆ


BỘ MÔN QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP
----------

ĐỒ ÁN MÔ HÌNH HÓA VÀ MÔ PHỎNG HTCN

ỨNG DỤNG MÔ PHỎNG TỐI ƯU


VIỆC BỐ TRÍ NGUỒN LỰC TRONG
DÂY CHUYỀN CHẾ BIẾN TÔM SÚ
ĐÔNG LẠNH
( CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU
PHƯƠNG ĐÔNG )

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: SINH VIÊN THỰC HIỆN: NHÓM 39

Ths. Nguyễn Trường Thi Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
Ngành Quản Lý Công Nghiệp_ Khóa 43

Cần Thơ tháng 12 năm 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ
BỘ MÔN QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP
----------

ĐỒ ÁN MÔ HÌNH HÓA VÀ MÔ PHỎNG HTCN

ỨNG DỤNG MÔ PHỎNG TỐI ƯU


VIỆC BỐ TRÍ NGUỒN LỰC TRONG
DÂY CHUYỀN CHẾ BIẾN TÔM SÚ
ĐÔNG LẠNH
( CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU
PHƯƠNG ĐÔNG )

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: SINH VIÊN THỰC HIỆN: NHÓM 39

Ths. Nguyễn Trường Thi Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
Ngành Quản Lý Công Nghiệp_ Khóa 43

Cần Thơ tháng 12 năm 2020


Lời cảm ơn

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài “Ứng dụng mô phỏng tối
ưu việc bố trí nguồn lực trong dây chuyền chế biến tôm sú đông lạnh cho Công ty TNHH chế
biến thực phẩm xuất khẩu Phương Đông’’, ngoài sự nổ lực của bản thân chúng em còn
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên, an ủi từ mọi người xung quanh.

Bằng tất cả sự chân thành, nhóm xin gởi lời cảm ơn đến Thầy, Cô khoa Công
Nghệ nói chung và bộ môn Quản Lý Công Nghiệp nói riêng đã chỉ dạy tận tình,
truyền đạt những kiến thức vô cùng quý giá cho chúng em, tạo tiền đề vững chắc
làm hành trang cho tương lai.

Đặc biệt nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn đến ThS. Nguyễn Trường Thi
– người đã hướng dẫn, chỉ bảo nhóm trong suốt quá trình thực hiện đồ án này để
gặt hái được những thành quả nhất định về kiến thức chuyên môn, cũng như những
kiến thức có liên quan khác. Hơn nữa, nhờ thầy mà và học phần này đã giúp ích
cho chúng em rất nhiều trong việc lên kế hoạch, biết chịu khó hơn trong công việc
cũng như trong học tập.

Cuối cùng, nhóm xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn tạo điều
kiện, quan tâm, giúp đỡ và động viên nhóm trong suốt quá trình học tập và thực
hiện đồ án.

Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!

Cần Thơ, tháng 12 năm 2020

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Lan Vi – Võ Minh Thư

i
Tóm tắt

TÓM TẮT

Đề tài “ Ứng dụng mô phỏng tối ưu việc bố trí nguồn lực trong dây chuyền chế biến
tôm sú đông lạnh cho Công ty TNHH chế biến thực phẩm xuất khẩu Phương Đông”
đánh giá thực tế thực trạng tại công ty để từ đó đề ra các giải pháp bố trí nguồn nhân lực
sao cho hợp lí giúp cải thiện tình trạng hiện tại công ty. Thông qua thu thập tìm hiểu tại
công ty gặp phải một số vấn đề về việc bố trí khu vực làm việc cũng như nguồn nhân
lực tại mỗi khu vực. Cụ thể tại công đoạn mạ băng, xếp khuôn, phân cỡ có quá nhiều
thời gian chờ đợi gây ảnh hưởng đến các công đoạn khác. Nguyên nhân của vấn đề chính
là việc bố trí nguồn lực tại công đoạn này không hợp lý. Mục tiêu của đề tài là thông
qua mô phỏng thực tế tìm ra nguyên nhân cũng như công đoạn mà công ty bố trí không
hợp lí để phân bổ điều chỉnh lại công nhân sao cho tối ưu nhất, giảm thời gian hàng đợi,
tăng hiệu suất dây chuyền sản xuất hiện tại và kiểm chứng lại bằng mô phỏng Arena.
Đồng thời giúp công ty giảm được chi phí công nhân, chi phí tồn kho bán thành phẩm.
Để thực hiện được mục tiêu trên nhóm tiến hành mô phỏng bằng phần mềm Arena, từ
kết quả mô hình, xem xét phân tích và nhận thấy phương án cải tiến hiện tại là phương
án tối ưu phù hợp với công ty.

ii
Mục lục

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................... i


TÓM TẮT ...................................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................................... vi
CHƯƠNG 1 .....................................................................................................................................1
GIỚI THIỆU ....................................................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .........................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu đề tài ..................................................................................................................2
1.3. Phương pháp thực hiện .....................................................................................................2
1.4. Phạm vi thực hiện .............................................................................................................3
1.5. Nội dung chính ..................................................................................................................3
CHƯƠNG 2 .....................................................................................................................................4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................................................4
2.1 Giới thiệu về thiết kế vị trí mặt bằng .....................................................................................4
2.1.1 Khái niệm của bố trí sản xuất trong doanh nghiệp .........................................................4
2.1.3 Các yếu tố quyết định bố trí mặt bằng sản xuất.............................................................4
2.2 Vấn đề liên quan đến bố trí máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất.............................5
2.3 Hình thức bố trí sản xuất trong doanh nghiệp .......................................................................5
2.3.1 Bố trí theo sản phẩm .......................................................................................................5
2.4. Giới thiệu về mô phỏng ........................................................................................................6
2.4.1. Định nghĩa .....................................................................................................................6
2.4.2. Ứng dụng của mô phỏng ...............................................................................................7
2.5. Ưu nhược điểm của mô phỏng .............................................................................................7
2.5.1. Ưu điểm .........................................................................................................................7
2.5.2. Nhược điểm ...................................................................................................................8
2.5.3 Các hàm phân bố xác suất được sử dụng trong mô phỏng .............................................9
2.5.3.1 Phân phối Exponential .................................................................................................9
2.5.3.3 Phân phối đều Uniform................................................................................................9
2.5.3.5 Phân phối Triangular .................................................................................................11
2.5.4 Cỡ mẫu và số lần lập ....................................................................................................11
2.5.4.1 Công thức tính cỡ mẫu ..............................................................................................11
2.3.4.2 Công thức tính số lần lập ...........................................................................................12
CHƯƠNG III .................................................................................................................................13

iii
Mục lục

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY .........................................................................................................13


3.1 Giới thiệu về công ty ...........................................................................................................13
3.1.1 Tổng quan về công ty ...................................................................................................13
3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển ...............................................................................14
3.1.3 Bộ máy tổ chức quản lý của công ty ...........................................................................14
3.2 Giới thiệu về nhà xưởng ......................................................................................................18
3.2.1 Sản phẩm ......................................................................................................................18
3.2.2. Máy móc, thiết bị của công ty .....................................................................................19
3.3.1 Sơ lược về sản phẩm tôm sú đông lạnh ........................................................................21
3.3.2 Dữ liệu về quy trình chế biến .......................................................................................27
3.3.3 Sơ đồ quy trình chế biến ...............................................................................................29
3.3.4 Các giả định ..................................................................................................................31
CHƯƠNG IV.................................................................................................................................35
XÂY DỰNG MÔ HÌNH MÔ PHỎNG .........................................................................................35
4.1. Phân tích dữ liệu .................................................................................................................35
4.1.1. Thời gian nhập nguyên liệu .........................................................................................35
4.1.2. Thời gian chạy mô hình ...............................................................................................35
4.1.3. Thời gian các công đoạn ..............................................................................................37
4.1.2.1. Tính toán các thông số ..............................................................................................37
4.3.1.2. Phân tích thời gian các công đoạn ............................................................................38
4.2. Mô hình hóa hệ thống .........................................................................................................41
4.3. Xây dựng mô hình mô phỏng .............................................................................................43
4.3.1. Các thành phần chính trong mô hình Arena ................................................................43
4.3.2. Các giả định trong chế biến .........................................................................................48
4.3.3. Mô hình mô phỏng Arena............................................................................................49
4.3.3.1. Mô hình logic ...........................................................................................................49
4.3.4. Mô hình động ..............................................................................................................50
4.4 Kiểm chứng và hợp thức hóa mô hình ................................................................................50
4.5. Kết quả mô phỏng và phân tích ..........................................................................................51
4.5.1. Kết quả mô phỏng .......................................................................................................51
4.6. Đề xuất cải tiến ...................................................................................................................57
CHƯƠNG V ..................................................................................................................................62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................................62
5.1 Kết luận ...............................................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................................64
PHỤ LỤC ......................................................................................................................................65
Phụ lục 1 ....................................................................................................................................65

iv
Mục lục

Phụ lục 2 ...................................................................................................................................84


Phụ lục 3 ...................................................................................................................................87

v
Danh mục bảng

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3. 1 Một số thiết bị, máy móc của công ty................................................................ 19


Bảng 3. 2 Dữ liệu về quy trình chế biến ............................................................................ 27
Bảng 3. 3 Ký hiệu các bộ phận .......................................................................................... 31
Bảng 3. 4 Hệ số lương quy đổi công nhân ........................................................................ 32

Bảng 4. 1 Thời gian công đoạn rửa sơ bộ ........................................................................ 38


Bảng 4. 2 Giá trị trung bình, độ lệch chuẩn của từng công đoạn .................................... 40
Bảng 4. 3 Sản lượng , chi phí và hiệu suất của chuyền chạy 1 lần lập ............................ 51

v
Danh mục hình

DANH MỤC HÌNH


Hình 2. 1 Phân phối Exponential ........................................................................................ 9
Hình 2. 2 Định nghĩa và giá trị của hàm Uniform ............................................................ 10
Hình 2. 3 Phân phối đều Uniform ..................................................................................... 10
Hình 2. 4 Biểu đồ phân phối Triangular ........................................................................... 11
Hình 3. 1 Sơ đồ tổ chức công ty………………………………………………………………….14
Hình 3. 2 Một số sản phẩm của công ty ............................................................................ 18
Hình 3. 3 Tôm đông lạnh ................................................................................................... 21
Hình 3. 4 Sơ đồ quy trình chế biến tôm đông lạnh ............................................................ 29
Hình 3. 5 Sơ đồ mặt bằng nhà xưởng ................................................................................ 30
Hình 3. 6 Sơ đồ nhà máy sau khi hoạch định đường di chuyển bằng phần mềm Flow
Planner .............................................................................................................................. 33

Hình 4. 1 Thiết lập thời gian nhập nguyên liệu ................................................................ 35


Hình 4. 2 Thiết lập thời gian chạy mô hình ...................................................................... 37
Hình 4. 3 Phân tích dữ liệu thời gian thực hiện công đoạn vô PE .................................. 39
Hình 4. 4 Mô hình hóa quy trình chế biến ........................................................................ 42
Hình 4. 5 Create Module của nguyên liệu vào ................................................................. 43
Hình 4. 6 Hold Module trong quy trình chế biến ............................................................. 44
Hình 4. 7 Separate Module trong quy trình sản xuất ....................................................... 44
Hình 4. 8 Batch Module trong quy trình sản xuất ............................................................ 45
Hình 4. 9 Process Module công đoạn rửa sơ bộ .............................................................. 46
Hình 4. 10 Process Module trong quy trình sản xuất ...................................................... 46
Hình 4. 11 Assign Module trong quy trình sản xuất ........................................................ 47
Hình 4. 12 Decide Module trong quy trình sản xuất ........................................................ 47
Hình 4. 13 Record Module trong quy trình sản xuất........................................................ 48
Hình 4. 14 Dispose Module cho đầu ra thành phẩm và phế phẩm trong quy trình ......... 48
Hình 4. 15 Mô hình khâu sơ chế ...................................................................................... 49
Hình 4. 16 Mô hình khâu xếp khuôn và cấp đông ........................................................... 49
Hình 4. 17 Mô hình khâu dò kim loại ............................................................................. 49
Hình 4. 18 Công đoạn tiếp nhận nguyên liệu trong mô hình động .................................. 50

vi
Danh mục hình

Hình 4. 19 Công đoạn cấp đông ....................................................................................... 50


Hình 4. 20 Mô hình động trong chuyền chế biến tôm đông lạnh ..................................... 50
Hình 4. 21 Số lượng bán thành phẩm chờ tại mỗi công đoạn .......................................... 51
Hình 4. 22 Hiệu suât phục vụ của từng công đoan .......................................................... 52
Hình 4. 23 Kết quả số lượng thành phẩm của quy trình .................................................. 53
Hình 4. 24 Số lượng bán thành phẩm chờ trung bình qua các công đoạn ...................... 53
Hình 4. 25 Kết quả hiệu suất phục vụ của công nhân và máy ......................................... 54
Hình 4. 26 Tổng chi phí hoạt động trong 26 ngày chạy mô hình .................................... 55
Hình 4. 27 Thiết lập chi phí công nhân và chi phí vận hành máy .................................... 56
Hình 4. 28 Công thức tính chi phí công nhân và chi phí vận hành máy .......................... 56
Hình 4. 29 Công thức tính chi phí tồn kho bán thành phẩm ............................................ 56
Hình 4. 30 Tổng các loại chi phí ...................................................................................... 57
Hình 4. 31 Phân tích các phương án bằng công cụ Process Analyzer ............................ 57
Hình 4. 32 Số lượng thành phẩm của mô hình sau cải tiến ............................................. 58
Hình 4. 33 Thời gian chờ tại mỗi công đoạn sau cải tiến ................................................ 58
Hình 4. 34 Kết quả hiệu suất phục vụ của công nhân và máy ......................................... 59
Hình 4. 35 Chi phí sau khi cải tiến ................................................................................... 60

vii
Chương 1 Giới thiệu CBHD: Th.s Nguyễn Trường Thi

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề


Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của làn sóng công nghiệp 4.0, các ngành công
nghiệp đều đứng trước nhiều cơ hội cũng như thách thức trong quá trình đổi mới, hội nhập
và phát triển. Không ngoại lệ, thủy sản là một trong những ngành chiếm vị trí quan trọng
trong phát triển kinh tế cũng như nền tảng thúc đẩy các ngành công nghiệp khác. Năm 2019
cả nước đã xuất khẩu được 1,15 triệu tấn sản phẩm thủy sản, đạt giá trị 4,04 tỷ USD chiếm
7.4% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, trong đó mặc hàng chủ lực về tôm sú đông
lạnh chiếm phần lớn tổng sản lượng xuất khẩu. Sản phẩm tôm đông lạnh đang được coi là
mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chiếm tới 40% tổng giá trị thuỷ sản xuất khẩu với doanh thu
mỗi năm khoảng 3 tỷ USD. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, ngành chế biến
thủy sản xuất khẩu cũng gặp nhiều khó khăn như phải đối mặt với nhiều vấn đề như chi
phí sản xuất tăng cao, sự phân bổ nguồn lực chưa hợp lý, thiếu sự đồng bộ giữa các khu
vực trong dây chuyền dẫn đến tắc nghẽn trong quy trình chế biến. Để giải quyết vấn đề
này, ngành chế biến thủy sản cần phải hoạch định cho mình chiến lược phát triển phù hợp
để tạo động lực phát triển.
Ngày nay, sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã tạo ra những cạnh tranh gay gắt
không chỉ về chất lượng mà còn về giá thành sản phẩm. Việc giảm thiểu giá thành sản
phẩm thông qua tối thiểu chi phí liên quan các hoạt động sản xuất, chế biến, trong đó chi
phí liên quan đến công nhân chiếm đến 12% tổng chi phí sản xuất nhận được nhiều sự quan
tâm của doanh nghiệp. Cải tiến bố trí lại nguồn lực sản xuất có tác động rất lớn đến hiệu
quả sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất và lợi nhuận của công ty. Vấn đề
trên cũng là vấn đề mà công ty TNHH chế biến thủy sản xuất khẩu Phương Đông đang gặp
phải. Là một trong những công ty chế biến các mặt hàng đông lạnh xuất khẩu lớn, với các
mặt hàng chủ lực như cá tra, tôm sú đông lạnh công ty được thành lập trong thời điểm các
ngành chế biến thực phẩm đang phát triển cùng với đó là nhu cầu về thủy sản đông lạnh
đang ngày càng tăng lên. Với nguồn lực lao động lớn, có tay nghề cùng với dây chuyền

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
1
Chương 1 Giới thiệu CBHD: Th.s Nguyễn Trường Thi

sản xuất và trang thiết bị hiện đại, công ty đang dần khẳng định vị trí của mình trên thị
trường. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến công ty vẫn gặp phải một số khó khăn như ý
thức công nhân chưa tốt, công nhân mới chưa đáp ứng được yêu cầu, việc bố trí nguồn lực
chưa phù hợp,.. do đó hiệu quả sản xuất vẫn chưa cao, dẫn đến lãng phí trong sản xuất.

Nhận thấy sự cần thiết của vấn đề trên, đề tài “Ứng dụng mô phỏng tối ưu việc bố trí
nguồn lực trong dây chuyền chế biến tôm sú đông lạnh cho Công ty TNHH chế biến
thực phẩm xuất khẩu Phương Đông’’ được đề xuất. Đề tài xây dựng mô hình mô phỏng
bằng phần mềm Arena để tìm được phương án tối ưu về bố trí nhân công và máy/thiết bị
đáp ứng nhu cầu khách hàng thay đổi với chi phí thấp nhất cho các thời đoạn hoạch định.

1.2. Mục tiêu đề tài


Đề tài hướng việc xây dựng mô hình toán nhằm tìm ra phương án tối ưu về nhân
công và máy/thiết bị để đáp ứng nhu cầu khách hàng thay đổi với chi phí thấp nhất cho các
thời đoạn hoạch định.Với mục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường nhằm
hướng việc tối ưu nguồn lực. Đề tài tiến hành tìm hiểu về quy trình sản xuất tôm cách bố
trí công nhân máy móc thiết bị cũng như thời gian thực hiện các công đoạn. Từ đó, thực
hiện vẽ sơ đồ bố trí mặt bằng sản xuất bao gồm máy/thiết bị và công nhân, dòng di chuyển
qua lại trong mặt bằng. Phân tích số liệu thu thập được, đưa ra đánh giá hiện tại về dây
chuyền sản xuất Xem xét đến mức độ tồn kho trong dây chuyền, sau đó xây dựng mô hình
mô phỏng tối ưu nhằm tìm ra phương án tối ưu trong bố trí nguồn nhân lực.
1.3. Phương pháp thực hiện
Với các mục tiêu đã đề ra, cần tiến hành khảo sát quy trình sản xuất tôm sú đông
lạnh, thu thập các số liệu liên quan đến các công đoạn và thời gian thực hiện từng công
đoạn trong quy trình bằng đồng hồ bấm giờ để đo thời gian từng công đoạn, nhu cầu ngẫu
nhiên của khách hàng đối với sản phẩm, thời gian sản xuất trong ngày và thời gian thực tế,
các chi phí liên quan tới nguyên liệu chi phí tồn kho, số lượng máy và công nhân được sử
dụng gia công, cách bố trí máy/thiết bị, và công nhân trong quy trình. Đề tài vẽ sơ đồ bố
trí mặt bằng sản xuất bao gồm máy/thiết bị và công nhân, dòng di chuyển qua lại trong mặt
bằng bằng phần mềm Autocad & Flow planner. Cuối cùng là xây dựng mô hình mô phỏng
bằng phần mềm Arena để mô phỏng quy trình sản xuất với mục đích tối ưu về nhân công

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
2
Chương 1 Giới thiệu CBHD: Th.s Nguyễn Trường Thi

và máy/thiết bị để đáp ứng với nhu cầu khách hàng thay đổi với chi phí thấp nhất cho các
thời đoạn hoạch định.
1.4. Phạm vi thực hiện
Do hạn chế về thời gian nên đề tài chỉ xem xét tại dây chuyền 1 chế biến tôm sú đông
lạnh với 27 công đoạn của công ty TNHH chế biến thực phẩm xuất khẩu Phương Đông.
Thời gian được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 9/2020 đến tháng 12/2020.

1.5. Nội dung chính


Đề tài bao gồm 5 nội dung chính như sau :
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Tổng quan tài liệu
Chương 3: Giới thiệu về công ty
Chương 4: Xây dựng mô hình mô phỏng
Chương 5: Kết luận & Kiến nghị

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
3
Chương 2 Tổng quan tài liệu CBHD: Th.s Nguyễn Trường
Thi

CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Giới thiệu về thiết kế vị trí mặt bằng

2.1.1 Khái niệm của bố trí sản xuất trong doanh nghiệp
Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp là tổ chức, sắp xếp, định dạng về mặt không
gian các máy móc thiết bị có liên quan, các khu vực làm việc và các bộ phận phục vụ
sản xuất và cung cấp dịch vụ. Gồm có các hình thức bố trí như sau:
+ Bố trí theo sản phẩm
+ Bố trí theo quá trình
+ Bố trí theo vị trí cố định
+ Bố trí theo ô ngăn
2.1.2 Vai trò của bố trí sản xuất trong doanh nghiệp

Đây là một trong những nội dung quan trọng trong quản trị sản xuất, nó ảnh
hưởng trực tiếp đến chi phí và thời gian sản xuất sản phẩm và cung ứng dịch vụ của
doanh nghiệp. Bố trí hợp lý sẽ tạo ra năng suất, nhịp độ sản xuất nhanh hơn, tận dụng
tối đa các nguồn lực vào sản xuất nhằm thực hiện những mục tiêu kinh doanh của doanh
nghiệp. Ngược lại, nếu bố trí không hợp lý có thể làm tăng chi phí, thời gian di chuyển
kéo dài,... làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

2.1.3 Các yếu tố quyết định bố trí mặt bằng sản xuất
Việc lựa chọn địa điểm mặt bằng sản xuất và bố trí mặt bằng do nhiều yếu tố
quyết định như:
● Đặc điểm của sản phẩm;
● Khối lượng và tốc độ sản xuất;
● Đặc điểm về thiết bị;
● Diện tích mặt bằng;

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
4
Chương 2 Tổng quan tài liệu CBHD: Th.s Nguyễn Trường
Thi

● Đảm bảo an toàn trong sản xuất...

2.2 Vấn đề liên quan đến bố trí máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất.

Có thể nói bố trí thiết bị là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của quá
trình thiết kế phân xưởng, đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm thực tế, kiến thức lý
thuyết và có nhiều sáng tạo. Bố trí hợp lý sẽ tạo ra năng suất, nhịp độ sản xuất nhah
hơn, tận dụng tối đa các nguồn lực vào sản xuất nhằm thực hiện các mục tiêu kinh
doanh của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu bố trí không hợp lý có thể làm tăng chi phí,
kéo dài thời gian di chuyển làm ảnh hưởng hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc bố trí
thiết bị trong phân xưởng liên quan đến nhiều vấn đề như công nghệ, thao tác vận hành,
sửa chữa, thông gió, ánh sáng tự nhiên, mỹ quan, sắp xếp gọn gàng, màu sắc hài hòa,
thông thoáng....
Qua tìm hiểu dây chuyền sản xuất tôm được bố trí theo kiểu quá trình chính vì
thế chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu về cách bố trí cũng như quy trình công nghệ để tối
ưu nguồn nhân lực một cách hợp lý nhất và nâng cao hiệu quả sản xuất.

2.3 Hình thức bố trí sản xuất trong doanh nghiệp

2.3.1 Bố trí theo sản phẩm

∙ Khái niệm

Bố trí sản xuất theo sản phẩm (dây chuyền hoàn thiện thực chất) là sắp xếp những hoạt
động theo một dòng liên tục những việc cần thực hiện để hoàn thành một công việc cụ
thể.

∙ Đặc điểm

Cách bố trí theo sản phẩm thường có những đặc điểm sau:
o Vật tư di chuyển theo băng tải
o Khối lượng các chi tiết đang gia công tương đối nhỏ, phần lớn chúng được lưu giữ
tạm thời trên hệ thống vận chuyển vật tư

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
5
Chương 2 Tổng quan tài liệu CBHD: Th.s Nguyễn Trường
Thi

o Công nhân đứng máy có tay nghề vừa phải, thường phụ trách hai hay nhiều máy
o Sử dụng những máy chuyên dùng đặc biệt, các đồ gá, kẹp
o Ít cần quy định chi tiết trình tự kiểm tra sản xuất
o Đầu tư lớn vào các máy móc chuyên dùng có tính linh hoạt kém.
∙ Đánh giá
Ưu điểm của hình thức này là:
- Chi phí đơn vị sản phẩm thấp;
- Giảm bớt khoảng cách vận chuyển nguyên vật liệu;
- Giảm bớt khối lượng lao động trong quá trình;
- Giảm thời gian gia công và tổng thời gian sản xuất;
- Đơn giản hóa các bước thực hiện công việc;
- Hệ thống sản xuất ít khi bị ngừng vì những trục trặc của máy móc thiết bị và con
người.
Ngoài những ưu điểm, loại hình bố trí này có một số hạn chế sau:
- Độ linh hoạt thấp, mỗi lần thay đổi sản phẩm lại phải sắp xếp lại mặt bằng;
- Các công việc bị phụ thuộc vào thời gian và trình tự (mỗi một bộ phận trên đường
dây đều phụ thuộc lẫn nhau, một máy hỏng hoặc một công nhân nghỉ việc sẽ ảnh hưởng
đến tính liên tục của dây chuyền);
- Công việc đơn điệu sẽ gây sự nhàm chán cho công nhân;
- Chi phí bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị cao.

2.4. Giới thiệu về mô phỏng

2.4.1. Định nghĩa

Mô phỏng chính là sự bắt chước một quá trình hay một hệ thống thực thể theo thời gian.
Chiếu theo ý nghĩa của từ mô phỏng về mặt kỹ thuật thì từ mô phỏng hàm chứa sự việc
đó với sự áp dụng một mô hình nào đó vào hành động cụ thể để có thể tạo ra được kết
quả theo ý muốn của người được áp dụng.

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
6
Chương 2 Tổng quan tài liệu CBHD: Th.s Nguyễn Trường
Thi

Mô hình mô phỏng là tập hợp những hoạt động nhằm phục vụ cho quá trình mô phỏng
một sự vật sự việc nào đó. Mô hình mô phỏng có thể được tiến hành thực hiện bởi những
gói phần mềm cụ thể như là Arena, Auto Mod, Simscript, hoặc là Simpark.

2.4.2. Ứng dụng của mô phỏng

Sau đây là một số ứng dụng của mô phỏng

- Thiết kế và phân tích hệ thống điều khiển sản xuất, lập kế hoạch sản xuất.
- Xác định năng suất trong hệ thống sản xuất, quy trình sản xuất, hệ thống vận
chuyển nguyên vật liệu và những hoạt động hậu cần ( logistics)
- Thiết kế và lập kế hoạch năng lực hệ thống máy tính và mạng truyền thông để
giảm thiểu thời gian đáp ứng
- Phân tích, đánh giá và đề xuất hoạt động quân sự, huấn luyện quân sự

2.5. Ưu nhược điểm của mô phỏng

2.5.1. Ưu điểm

Mô phỏng trong bất cứ trường hợp nào cũng sẽ mang tới khả năng nghiên cứu về
những hệ thống mang tính chất phức tạp, với những yếu tố ngẫu nhiên của sự vật hiện
tượng. Đồng thời, nhờ mô phỏng có thể góp phần đánh giá những đặc tính của một hệ
thống làm việc trong những điều kiện mang tính chất dự kiến hoặc là ngay cả khi các hệ
thống còn đang trong giai đoạn thiết kế, khảo sát, hệ thống chưa tồn tại. Bên cạnh đó,
mô phỏng còn giúp cho con người hiểu được quá trình vận hành của hệ thống và xác
định được những điểm thắt nút của hệ thống.

Các bước thực hiện mô phỏng

Bước 1: Thành lập vấn đề: Xác định rõ tình trạng của vấn đề cần nghiên cứu.

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
7
Chương 2 Tổng quan tài liệu CBHD: Th.s Nguyễn Trường
Thi

- Bước 2: Thu thập số liệu và định nghĩa mô hình: Thu thập nhũng thông tin và dữ liệu
cần thiết của hệ thống dùng để xác định trình tự vận hành và phân bố xác suất các biến
trong mô hình.

- Bước 3: Xác định giá trị của mô hình.

- Bước 4: Xây dựng chương trình máy tính và kiểm tra: Sử dụng Arena

- Bước 5: Thử nghiệm: Thực hiện chạy mô phỏng mô hình đã được xác định giá trị trên
để kiểm chứng giá trị của chương trình trong bước kế tiếp.

- Bước 6: Xác định giá trị của mô hình máy tính: Kiểm tra độ nhạy đầu ra của mô hình
trong khi có sự thay đổi nhỏ của một thông số đầu vào.

- Bước 7: Thiết kế thực nghiệm: Thiết kế nhũng thay đổi của mô hình mô phỏng.

- Bước 8: Thực hiện mô phỏng: Cung cấp những dự liệu trình bày những thiết kế hệ
thống được quan tâm.

- Bước 9: Phân tích kết quả mô phỏng, xây dựng một khoảng tin cậy cho một thông số
trình bày một thiết kế hệ thống cụ thể.

- Bước 10: Lưu trữ và ứng dụng kết quả

2.5.2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm mà chúng ta đã liệt kê trên đây thì mô phỏng cũng có
những nhược điểm chúng ta cần chú ý: Phương pháp mô phỏng đòi hỏi công cụ mô
phỏng phải có giá trị cao, đắt tiền.Ví dụ như máy tính hay các phần mềm chuyên dụng.
Cùng với đó, sự thành lập các mô hình mô phỏng đòi hỏi có sự huấn luyện đặc biệt bởi
vì đó cũng là một trong những vấn đề về nghệ thuật cũng như là khoa học.

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
8
Chương 2 Tổng quan tài liệu CBHD: Th.s Nguyễn Trường
Thi

2.5.3 Các hàm phân bố xác suất được sử dụng trong mô phỏng

2.5.3.1 Phân phối Exponential

Là phân phối biểu diễn xác suất thời gian giữa các lần một sự kiện xảy ra. Biến
ngẫu nhiên XX tuần theo phân phối mũ X ∼ 𝜀xp (λ) với tham số λ là là tỉ lệ xảy ra của
sự kiện A.

Hình 2. 1 Phân phối Exponential

2.5.3.3 Phân phối đều Uniform

Tương tự như đối với trường hợp là biến rời rạc thì với phân phối đều liên tục,
bất kì giá trị nào của biến ngẫu nhiên trong miền xác định cũng cho xác suất là như nhau.
Biến ngẫu nhiên X tuân theo phân phối đều liên tục X∼Unif (a,b) với tham số a,b ∈ R;
a<b, ta sẽ có:

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
9
Chương 2 Tổng quan tài liệu CBHD: Th.s Nguyễn Trường
Thi

Hình 2. 2 Định nghĩa và giá trị của hàm Uniform

- Biểu đồ thể hiện phân bố đều Uniform

Hình 2. 3 Phân phối đều Uniform

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
10
Chương 2 Tổng quan tài liệu CBHD: Th.s Nguyễn Trường
Thi

2.5.3.5 Phân phối Triangular

Trong lý thuyết xác suất và thống kê, phân phối tam giác là phân phối xác suất liên tục
với giới hạn dưới a, giới hạn trên b và chế độ c, trong đó a <b và a ≤ c ≤ b.

- Biểu đố phân phối Triangular

Hình 2. 4 Biểu đồ phân phối Triangular

2.5.4 Cỡ mẫu và số lần lập

2.5.4.1 Công thức tính cỡ mẫu

Để xác định các hàm phân bố xác suất thời gian thực hiện từng công đoạn, chúng
tôi tiến hành phân tích số lượng mẫu cần thiết dựa trên số liệu đã thu thập bằng phần
mềm Input Analyzer. Theo công thức tính số lượng cỡ mẫu như sau:

ts 2
n=( )
kx̅

trong đó: t: kiểm định t


s: độ lệch chuẩn

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
11
Chương 2 Tổng quan tài liệu CBHD: Th.s Nguyễn Trường
Thi

x̅: giá trị trung bình


K: mức sai số chấp nhận được ( k = 0.1)

2.3.4.2 Công thức tính số lần lập

● Công thức tính số lần lặp:

Trong đó:

● Nm là số lần lặp (lần).


● s(m) là độ lệch chuẩn của dữ liệu.
● t là có được bằng cách tra bảng phân bố t.
● là độ tin cậy (%).
● m là số lần lặp giả định ban đầu (lần).
● x(m) là dữ liệu trung bình.
● là sai số phần trăm cho phép (%).

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
12
Chương 3: Giới thiệu về công ty CBHD: Ths Nguyễn Trường Thi

CHƯƠNG III

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY

3.1 Giới thiệu về công ty

3.1.1 Tổng quan về công ty

- Tên doanh nghiệp: Công Ty Tnhh Chế Biến Thực Phẩm Xuất Khẩu Phương Đông
- Tên thương mại: Phuongdong Food Processing Export Limited Liability Company
- Địa chỉ: Lô 17D, Đường số 5, KCN Trà Nóc 1, Quận Bình Thủy, Tp. Cần Thơ
- Tỉnh (TP): Cần Thơ
- Lĩnh vực hoạt động: Chế biến, Xuất khẩu, Thương mại, Dịch vụ, Nuôi trồng, Khai thác.
- Người đại diện: Phạm Sơn Hải
- Điện thoại công ty: 84 292 3841707
- Fax: 84 292 3843699
- Email: info@phuongdongseafood.com.vn; export@phuongdongseafood.com.vn
- Website: www.phuongdongseafood.com.vn
- HT QLCL: HACCP, BRC, ISO, HALAL

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
13
Chương 3: Giới thiệu về công ty CBHD: Ths Nguyễn Trường Thi

- Sản phẩm: Surimi (Fish meat paste), trái cây đông lạnh

3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển


- Công ty TNHH Chế Biến Thực Phẩm Xuất Khẩu Phương Đông chính thức được thành
lập vào năm 2001. Là một công ty trẻ luôn sáng tạo và năng động chuyên về chế biến đóng
gói, thương mại và xuất khẩu những sản phẩm thuỷ sản đông lạnh.
- Cung cấp sản phẩm thủy sản chất lượng cao giá cả hợp lý thông qua việc quản lý tốt và
tay nghề cao của công nhân.

- Có hai nhà máy chế biến với tổng công suất là 9.000 tấn/ năm dựa trên tiêu chuẩn quản
lý chất lượng HACCP để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho sản phẩm. Nhà máy chế biến được
trang bị dây chuyền, thiết bị hiện đại để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Lực
lượng sản xuất gồm 1.500 công nhân đã được huấn luyện lành nghề.

3.1.3 Bộ máy tổ chức quản lý của công ty

Hình 3. 1 Sơ đồ tổ chức công ty

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
14
Chương 3: Giới thiệu về công ty CBHD: Ths Nguyễn Trường Thi

Chức năng cụ thể từng phòng ban:


+ Giám đốc (điều hành): Tổng giám đốc là người quản lý và giám sát tất cả các hoạt động
kinh doanh, con người cũng như các hoạt động hợp tác của doanh nghiệp. Xây dựng và thực
thi các chiến lược nhằm thúc đẩy sự phát triển và gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Các
chiến lược này có thể là về các phương án đầu tư, kế hoạch kinh doanh, kế hoạch phát triển
sản phẩm, kế hoạch xây dựng thương hiệu,...
+ Giám đốc kinh doanh: người có trách nhiệm quản lý và giám sát các hoạt động bán hàng
và nhân viên của công ty để đạt được mục tiêu mà công ty đề ra.
+ Giám đốc kỹ thuật: là quản lý cao nhất của phòng kỹ thuật, chú trọng việc giám sát, đảm
bảo vận hành của hệ thống máy móc, thiết bị. Vị trí này được xếp vào hàng quản lý cấp cao
trong toàn bộ doanh nghiệp.

+ Phòng nhân sự:


● Tham mưu cho lãnh đạo các vấn đề liên quan đến nhân sự, công văn, hợp đồng và các
quy chế áp dụng liên quan
● Chịu trách nhiệm lên kế hoạch tuyển dụng và phát triển nguồn nhân lực
● Lưu trữ hồ sơ, văn bản, giấy tờ hành chính quan trọng
● Thực hiện soạn thảo các văn bản, tài liệu hành chính lưu hành nội bộ, văn bản gửi cho
khách hàng khi được yêu cầu
● Đón tiếp khách và đối tác của doanh nghiệp
● Thường xuyên theo dõi, quản lý và kiểm tra các vấn đề về tài sản cố định, bảo trì bảo
dưỡng tài sản, trật tự an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh lao động,… của doanh
nghiệp
+ Phòng kế hoạch thống kê:
● Tham mưu cho lãnh đạo về các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
● Định kỳ hàng tháng/ quý/ năm xây dựng các kế hoạch và chiến lược kinh doanh trình ban
lãnh đạo xét duyệt.
● Giám sát, kiểm tra chất lượng công việc, chất lượng sản phẩm của các bộ phận khác trong
phạm vi quyền hạn.

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
15
Chương 3: Giới thiệu về công ty CBHD: Ths Nguyễn Trường Thi

● Theo dõi, nghiên cứu và lập kế hoạch mua sắm các trang thiết bị, máy móc phục vụ hoạt
động sản xuất kinh doanh.
● Thường xuyên nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh; báo cáo tình hình chiến lược,
phương án thay thế và các cách hợp tác với khách hàng cho lãnh đạo.
● Xây dựng chiến lược PR, marketing thương hiệu, các sản phẩm dựa trên từng giai đoạn
phát triển và đối tượng khách hàng mục tiêu.
+ Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu
● Cung ứng và điều phối vật tư, nguyên liệu đầu vào và đầu ra nhằm khai thác và sử dụng
có hiệu quả năng suất các nguồn tài nguyên của doanh nghiệp.
● Thực hiện điều phối kế hoạch sản xuất của nhà máy phù hợp với nhu cầu thị trường từ
phòng kinh doanh.
● Đảm nhận các công việc bán hàng, xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp ra thị trường
tiêu thụ.
● Là cầu nối trong việc tạo ra và giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp với các
nhà cung cấp, các đối tác trong và ngoài nước.
+ Phòng tài chính kế toán
● Tham mưu cho lãnh đạo trong việc xây dựng hệ thống kế toán, nghiệp vụ kế toán của
doanh nghiệp.
● Thường xuyên cập nhật các luật thuế, chính sách thuế mới ban hành phục vụ cho công
việc
● Chịu trách nhiệm quản lý các chi phí đầu vào, đầu ra
● Nắm bắt tình hình tài chính của doanh nghiệp, kịp thời tham mưu cho ban lãnh đạo ra
quyết định liên quan; định kỳ báo cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp cho lãnh đạo
khi có yêu cầu
● Giải quyết các chế độ tiền lương, thưởng, thanh toán hợp đồng và các chế độ khác theo
quy định của doanh nghiệp
● Quản lý doanh thu, số lượng hàng hóa, tài sản cố định, công nợ, hàng tồn kho,…
+ Phòng quản lý chất lượng
● Chịu trách nhiệm lập kế hoạch kiểm tra, quản lý chất lượng sản phẩm theo yêu cầu.

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
16
Chương 3: Giới thiệu về công ty CBHD: Ths Nguyễn Trường Thi

● Lập các báo cáo về sự không phù hợp/ phù hợp của sản phẩm trong quá trình kiểm tra.
● Lập các báo cáo khắc phục và phòng ngừa trong quá trình sản xuất, kiểm tra.
● Lưu hồ sơ các hạng mục đã kiểm tra.
● Tham gia vào các hoạt động cải tiến sản xuất, cải tiến chất lượng sản phẩm.
● Tham gia đánh giá nội bộ hệ thống quản lý chất lượng định kỳ của doanh nghiệp.
● Thực hiện việc huấn luyện cho các bộ phận liên quan về việc áp dụng hệ thống, tiêu
chuẩn và quy trình chuẩn.
+ Phòng kỹ thuật:
● Chịu trách nhiệm bảo trì hệ thống máy móc, thiết bị hiện có trong nhà máy phục vụ hoạt
động sản xuất.
● Chịu trách nhiệm quản lý công cụ dụng cụ của bộ phận, quản lý những công việc liên
quan đến bảo trì và sửa chữa máy móc thiết bị hiện có của nhà xưởng; đồng thời quản lý
những công việc liên quan đến việc tiếp nhận máy móc thiết bị mới, công nghệ mới được
công ty trang bị nhằm mục đích phục vụ sản xuất.
● Thường xuyên theo dõi, kiểm tra chất lượng hoạt động của máy móc thiết bị nhằm duy
trì và cải tiến chất lượng sản xuất chung.
● Đề xuất với cấp trên các giải pháp nâng cao năng suất, đầu tư công nghệ mới, đề xuất
phát triển kỹ thuật và cải tiến công nghệ.
● Đảm bảo khu vực làm việc luôn được vệ sinh và an toàn lao động
● Chịu trách nhiệm phổ biến đến các nhân viên khác các nội quy, quy định về an toàn lao
động, phòng cháy chữa cháy,…
+ Phòng sản xuất:
● Nghiên cứu, xây dựng và phát triển các sản phẩm mới.
● Nghiên cứu biện pháp gia tăng tính năng, chất lượng các sản phẩm hiện có.
● Nghiên cứu, xây dựng và phát triển các dự án kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp.
● Định mức kỹ thuật, lập các quy trình bào chế, lập tiêu chuẩn.
● Thực hiện chuyển giao tiến trình, quy trình chuẩn cho các bộ phận khác có liên quan.
● Chịu trách nhiệm xử lý các sự cố trong sản xuất; thực hiện cảnh báo, đưa ra các biện
pháp phòng tránh các nguy cơ.

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
17
Chương 3: Giới thiệu về công ty CBHD: Ths Nguyễn Trường Thi

3.2 Giới thiệu về nhà xưởng


Với mặt bằng rộng rãi, cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ hiện đại cùng đội ngũ cán bộ
chuyên nghiệp và 1500 công nhân lành nghề. Công ty đã và đang cung cấp cho khách hàng
trong và ngoài nước các sản phẩm thủy hải sản đông lạnh chất lượng cao, năng suất tăng liên
tục qua các năm.
Công ty có 2 nhà máy chế biến với công suất 9000 tấn/năm với nhiều khu vực sản xuất
từng loại sản phẩm khác nhau. Ở nghiên cứu này nhóm chỉ tập trung vào quy trình sản xuất
tôm đông lạnh.

3.2.1 Sản phẩm


Công ty chuyên về chế biến đóng gói, thương mại và xuất khẩu sản phẩm thủy sản đông
lạnh như surimi, tôm đông lạnh, cá tra nguyên con, cá tra fillet rửa sạch, cá tra fillet không
chỉnh sửa, cá tra đông block ép công nghiệp, cá tra đông block ép công nghiệp, cá tra tẩm gia
vị, cá tra tẩm bột, cá tra cuộn hoa hồng,...
Một số hình ảnh về các sản phẩm của công ty:

Hình 3. 2 Một số sản phẩm của công ty

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
18
Chương 3: Giới thiệu về công ty CBHD: Ths Nguyễn Trường Thi

3.2.2. Máy móc, thiết bị của công ty


Do sản phẩm là tôm đông lạnh nên một số công đoạn dùng máy móc thiết bị và một số
công đoạn làm thủ công do công nhân thực hiện bằng tay.

Bảng 3. 1 Một số thiết bị, máy móc của công ty

STT Tên máy móc, thiết bị Hình ảnh

1 Máy cấp đông

2 Mạ băng

3 Cân

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
19
Chương 3: Giới thiệu về công ty CBHD: Ths Nguyễn Trường Thi

4 Máy hút chân không

5 Máy dò kim loại

6 Băng chuyền

7 Khay nhựa

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
20
Chương 3: Giới thiệu về công ty CBHD: Ths Nguyễn Trường Thi

3.3 Thu thập dữ liệu

3.3.1 Sơ lược về sản phẩm tôm sú đông lạnh

Hình 3. 3 Tôm đông lạnh

Tôm sú là loài có kích thước lớn nhất trong họ Tôm he, từ lâu tôm sú được ưa chuộng
bởi thớ thịt dày vừa, không quá to, không quá nhỏ mà vị vẫn thơm ngon. Đặc biệt, trong những
dịp Lễ, hoặc đám cưới, đây trở thành món ăn đặc sản quen thuộc, được nhiều người yêu thích.
Tôm sú là một trong những loài tôm nuôi phổ biến nhất trên thế giới. Năm 2013, toàn thế giới
sản xuất được trên 650.000 tấn tôm sú (hầu như tất cả đều được sản xuất ở châu Á). Hầu hết
loài tôm nuôi này đều được XK sang EU. Thị trường châu Âu đang phải chịu áp lực do sự cạnh
tranh mạnh từ các loài tôm khác. Tuy nhiên, tôm sú vẫn là sản phẩm quan trọng trong phân
khúc dịch vụ thực phẩm ở Bắc, Tây và Nam Âu.
Màu sắc
- Tôm sống: Sọc đen xám pha xanh lá cây trên thân. Sọc đen trên thịt tôm; Tôm hấp: Vỏ
màu đỏ sáng và thịt trắng
Khâu tiếp nhận nguyên liệu:
Xe vận chuyển nguyên liệu đến xí nghiệp phải là xe chuyên dùng được làm vệ sinh sạch
sẽ trước và sau khi vận chuyển và luôn có nhiệt độ ổn định từ 0 – 50C.Khi nguyên liệu được
vận chuyển đến xí nghiệp thì sẽ được nhân viên tiến hành kiểm tra :
- Nguyên liệu loại gì ?
- Khối lượng, kích cỡ từng loại là bao nhiêu ?
- Nguồn gôc ( vùng khai thác , người cung cấp)

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
21
Chương 3: Giới thiệu về công ty CBHD: Ths Nguyễn Trường Thi

- Nhiệt độ của lô nguyên liệu đó từ (0 – 50C),kiểm tra phương pháp và tỉ lệ ướp đá.
- Đánh giá cảm quan độ tươi để phân hạng tôm
- Mức độ lây nhiễm thấy được có trong nguyên liệu.
- Mức độ dập nát của tôm.
Nếu tôm đã qua bảo quản phải đạt dược các tiêu chuẩn sau mới được tiếp nhận:
○ Tôm không có mùi ươn thối dù là ươn nhẹ.
○ Tôm không có điểm đen nào trên than, nếu có thì không quá 3 điểm và các điểm đen
không ăn sâu vào thịt.
○ Tôm không bị bể vỏ nếu có thì chỉ chấp nhận 3% trên tổng số, vết bể không quá 1/3
chu vi đốt, vỏ tôm có màu sắc tự nhiên sáng bóng.
○ Đầu tôm còn dính vào thân không bị đứt ra, vỏ bó sát vào thân.
○ Không tiếp nhận tôm ôm trứng và tôm bệnh.
○ Có thể tiếp nhận nguyên liệu tôm nguyên con không đạt tiêu chuẩn như bị long đầu,
vỡ gạch.
Chế biến
- Quy cách chế biến tùy theo từng nước: Nguyên con (HOSO), Để vỏ (SO); Lột vỏ để
đuôi (PTO), Lột vỏ chưa rút chỉ đen (PUD), Lột vỏ và rút chỉ đen (P&D), Để đuôi (Tail-
on). Ở Bắc Âu, tôm PUD rất phổ biến. Ở Nam Âu, tôm nguyên liệu HOSO (chủ yếu tôm
chân trắng) được ưa chuộng hơn vì sử dụng nhiều cho ngành chế biến.
Cân đo
- Ở châu Âu, tôm sú được tính bằng con/kg. Đối với châu Âu, tôm cỡ 30-40 con/kg được
ưa chuộng ở các thị trường chính. Tuy nhiên, một số thị trường ngách nhất định thích cỡ to
hơn 20-30 con/kg.
● Từng rổ tôm chuyển đến được kiểm định cỡ trước khi cân.
● Cân theo từng cỡ, mỗi khuôn cân 1-2 kg và phụ trội
● Thường xuyên kiểm tra độ chính xác của cân.
● Bàn cân phải được khử trùng.
● Đảm bảo nhiệt độ của tôm khi cân.
● Đảm bảo thời gian cân càng nhanh càng tốt.

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
22
Chương 3: Giới thiệu về công ty CBHD: Ths Nguyễn Trường Thi

Mạ băng
- Mạ băng tôm sú thường trong khoảng 0-20% và phụ thuộc vào nhu cầu của nhà NK.
Rửa sơ bộ
- Nguyên liệu sau khi tiếp nhận được rửa ngay và được rửa qua 3 bể nước sạch có pha
chlorine nồng độ 10 ppm.
Bể 1: Nhằm rửa sach tạp chất và nước dịch
Bể 2: Nhằm rửa sạch nước dịch
Bể 3: Nhằm diệt trùng
Rửa nước sạch
- Lý do : sau khi bảo quản cần rửa sơ lại nguyên liệu, để làm rả đông lớp đá bám trên bề
mặt nguyên liệu, làm cho nguyên liệu hạ nhiệt độ giúp cho quá trình xử lý sẽ dễ dàng hơn, vì
khi đó nguyên liệu trở nên mềm va dai hơn, nguyên liệu ít bị rã.
Yêu cầu của nước rửa :
● Thành phần nước rửa giống như rửa lần 1 nhưng nồng độ Chlorine giảm xuống còn lại
khoảng 5 ppm.
● Nhiệt độ 0 – 5oc
● Thao tác rửa nhanh hơn
Sơ chế
Nguyên liệu sau khi được phân loại, phân cỡ sẽ được vận chuyển đến khu xử lý. Ở đây
tôm được vặt đầu, rút chỉ được thực hiện trong thau nước có T0 = 0 – 50C
Xử lý nhằm loại bỏ nội tạng ở đầu tôm là nơi dễ bị phân hủy có chứa nhiều vi sinh vật và
tạp chất gây hại để những phần còn lại của nguyên liệu được bảo vệ tốt hơn và làm tăng quá
trình sử dụng, bảo quản cho sản phẩm.
Những quy định cần tuân thủ khi xử lý tôm:
● Nước rửa trong xử lý là nước sạch,đá phải được xay nhỏ và sạch.
● Phòng sơ chế,dụng cụ và thiết bị dùng trong khâu sơ chế phải vệ sinh như:khay, rổ, dao,
thớt….
● Công nhân phải vệ sinh sạch sẽ trước khi tiếp xúc với sản phẩm
● Thao tác nhẹ nhàng,cẩn thận, gọn gàng, khéo léo, tránh dập nát ,rơi vãi xuống đất.

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
23
Chương 3: Giới thiệu về công ty CBHD: Ths Nguyễn Trường Thi

● Thao tác giai đoạn này càng ngắn càng tốt


● Phế liệu phải được chuyển đi ngay để tránh lây nhiễm vi sinh vật vào thành phẩm.
● Bán thành phẩm phải được bảo quản đá đầy đủ, giữ nhiệt độ 0-50C.
Rửa nước pha
- Sau khi sơ chế thịt tôm chảy nhớt dễ bị nhiễm các tạp chất và vi sinh vật nên cần phải
được rửa sạch trước khi bước vào các giai đoạn tiếp theo.
Yêu cầu khi rửa:
● Sử dụng nước sạch, đá sạch để rửa
● Sử dụng các dụng cụ được làm vệ sinh, khử trùng sạch sẽ.
● Công nhân phải vệ sinh sạch sẽ trước khi tiếp xúc với sản phẩm.
● Nhiệt độ nước rửa 0÷5 0C.
● Mỗi lần rửa 3 ÷ 5 kg, thêm đá vào sau khi rửa và thay nước sau tối đa là 5 rổ.
● Thao tác rửa phải nhẹ nhàng, gạt tạp chất ra khỏi rổ.
● Không được để các rổ tôm chồng lên nhau vì có thể gây nhiễm chéo vi sinh vật giữa
các rổ tôm với nhau.
Phân loại và phân cỡ
- Phân loại theo phẩm chất: nguyên liệu tốt, xấu, ươn thối, tình trạng sâu bệnh.
- Phân loại theo kích thước: độ lớn nhỏ của nguyên liệu.
- Tôm sau khi rửa được đưa qua khu vực phân cỡ, cỡ tôm được tính theo số thân tôm,
mỗi cỡ khác nhau được cho vào một thau riêng và có đánh số kí hiệu. Nhằm tạo ra những
sản phẩm có có kích thước đồng đều nhau với các cỡ khác nhau, tạo giá trị thẩm mĩ, tạo
cơ sở cho việc định mức giá thành sản phẩm.
- Tại Việt Nam đa số nhà máy chế biến đều phân cỡ bằng tay, nhưng việc đó tốn khá
nhiều thời gian và nhân công chưa kể độ chính xác lại không cao. Nên việc đầu tư một
chiếc máy phân cỡ sẽ là giải pháp lâu dài cho việc sản xuất tôm hiện nay.
Xếp khuôn
- Phòng xếp khuôn phải sạch sẽ.Các khay khuôn, thẻ đánh dấu cỡ phải được rửa sạch
sẽ bằng nước sạch.

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
24
Chương 3: Giới thiệu về công ty CBHD: Ths Nguyễn Trường Thi

- Nơi xếp tôm phải được bố trí ở phòng biệt lập cách xa các khu xử lý, phân cỡ để ngăn
các nguồn ô nhiễm. Mỗi công nhân chuẩn bị một khuôn. Khi rổ tôm từ bàn cân chuyển đến,
người công nhân lấy thẻ cỡ gắn trên rổ vào thành khuôn rồi lấy tôm từ rổ và xếp vào khuôn.
Trong quá trình xếp nếu thấy trong khuôn có lẫn tạp chất: rác, trấu, vỏ, râu tôm,.. nhặt tạp chất
ra và nhúng tay vào thau nước lạnh đặt trước để tạp chất rơi ra khỏi tay, tiếp tục xếp cho hết
khối tôm.
- Tùy theo từng cỡ mà có cách xếp khuôn khác nhau.
- Chuẩn bị khuôn. Khuôn dùng để cấp đông phải là loại thép không gỉ, nguyên vẹn, không
rò rỉ, móp méo, đúng kích cỡ yêu cầu. Khuôn được rửa sạch bằng xà phòng: dùng bàn chải chà
rửa các góc khuôn, các chỗ ghép mí. Xong nhúng rửa khuôn trong dung dịch clorin 100ppm;
rửa qua bằng nước sạch rồi úp chồng các khuôn với nhau để ráo nước.
- Tôm được xếp khuôn xong sẽ đem đi châm nước. Nước châm phải đảm bảo vệ sinh, được
lọc qua bình chiếu tia cực tím có pha chlorine nồng độ 5 ppm, nhiệt độ nước châm 0÷30C.
- Lượng nước châm sao cho ngập lưng tôm. Khi châm nước ta đổ nước qua vỉ nhựa để
tránh làm di chuyển con tôm. Sau khi châm nước dung nắp đậy lại. Cho lên mâm (4 khuôn/
1 mâm).
HLPO: xếp khuôn đối với tôm không có hóa chất
PD: xếp khuôn đối với tôm có tẩm hóa chất
HLOS: Quy trình chế biến tôm sú bỏ đầu đông block
Cấp đông
- Sản phẩm được cấp đông nhằm hạ nhiệt độ sản phẩm xuống mức tới hạn, tăng khả
năng bảo vệ thân tôm, hạn chế tới mức thấp nhất sự phát triển của vi sinh vật gây hư hỏng
sản phẩm, làm cho sản phẩm bảo quản lâu hơn.Yêu cầu của quá trình này:
● Phải vệ sinh tủ sạch sẽ trước khi đưa hàng vào.
● Xếp khuôn nhẹ nhàng tránh va đập.
● Khuôn phải được đậy nắp, châm nước đầy đủ trước khi cho vào tủ.
● Thời gian cấp đông từ 3h30÷4h, nhiệt độ tủ khoảng -450C, nhiệt độ trung tâm sản
phẩm đạt ≤ -180C.

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
25
Chương 3: Giới thiệu về công ty CBHD: Ths Nguyễn Trường Thi

● Công nhân khâu cấp đông phải vệ sinh sạch sẽ, mang đầy đủ bảo hộ lao động.
● Khuôn nào chưa đạt yêu cầu thì phải loại riêng và đem đi tái chế.
Tách khuôn
- Tách khuôn, mạ băng giúp làm đẹp bề mặt bánh tôm cũng như khắc phục được sự rỗ
bề mặt do quá trình cấp đông gây nên, hạn chế sự mất nước và cháy lạnh trong quá trình bảo
quản sản phẩm.
● Quá trình tách khuôn, mạ băng cần phải được nhẹ nhàng, tránh quá trình ứ đọng gây
tan băng làm ảnh hưởng chất lượng của sản phẩm.
● Điều chỉnh vòi nước cho chảy nhẹ vào đáy khuôn và dùng tay ấn nhẹ vào đáy khuôn
để tách sản phẩm ra .
● Nhiệt độ nước mạ băng từ 0 – 10C, có nồng độ chlorine 5 ppm, đá nhuyễn luôn luôn
được bổ sung vào thùng nước mạ băng, mạ băng một lần, thời gian mạ băng phải nhanh
chóng từ 2÷3 giây, để có thể đạt yêu cầu 10 % mạ băng so với khối lượng bánh tôm.
● Thao tác phải nhanh đúng kỹ thuật.
● Công nhân phải vệ sinh sạch sẽ trước khi tiếp xúc với sản phẩm, khử trùng tay định kỳ
trong khi thao tác.
Dò kim loại
- Sau khi được mạ băng 10% khối lượng bánh tôm, nguyên liệu sẽ tiếp tục được đem đi
dò kim loại để loại bỏ các mẫu kim loại do người cung cấp vô tình hay cố ý để lẫn vào nhằm
gian lận kinh tế.
- Thao tác cần phải nhanh và có biện pháp kịp thời xử lý đối với những block bị nhiễm
kim loại
- Từng thùng sẽ được đưa qua máy dò kim loại để bảo đảm bánh tôm không còn kim
loại có đường kính lớn hơn 1.2 mm.
Đóng gói sản phẩm
- Sản phẩm sau khi đã được dò kim loại sẽ được cho ngay vào túi PE để hút chân không và
hàn kín miệng, cho vào hộp giấy, bên ngoài thùng phải ghi đầy đủ.

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
26
Chương 3: Giới thiệu về công ty CBHD: Ths Nguyễn Trường Thi

Bảo quản sản phẩm


- Sản phẩm tôm sau khi bao gói xong sẽ được chuyển vào kho lạnh để bảo quản. Nhiệt
độ trong kho bảo quản luôn được duy trì ở T0 ≤-180C. Vận tốc không khí là khoảng 3 m/s.
Thời gian bảo quan không quá 6 tháng.

3.3.2 Dữ liệu về quy trình chế biến


Quy trình chế biến tôm hiện tại của Công ty bao gồm 25 công đoạn và thời gian cụ thể
các công đoạn được trình bày trong bảng 3.2
- Thời gian sản xuất của một ngày là: T = 21 giờ = 1260 phút =75600 giây.
- Năng lực sản xuất: Trung bình Q = 4 tấn/ngày

Bảng 3. 2 Dữ liệu về quy trình chế biến

STT CÔNG ĐOẠN Thời gian (giây)


1 Tiếp nhận nguyên liệu 5.0
2 Rửa sơ bộ 60.9
3 Sơ chế 34.1
4 Nước sạch 113.5
5 Nước pha 110.4
6 Nước sạch 106.6
7 Phân loại 183.3
8 Phân cỡ 18.4
10 HLPO 22.5
11 PD 30.6
12 HLOS 20.9
13 Chờ đông 103.4
14 Cấp đông 180
15 Tách khuôn 67.1
16 Mạ băng 13.3
17 Cân lại 17.9
18 Vô túi PE 120.9
19 Hút chân không 38.6
20 Dò kim loại 5.0

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
27
Chương 3: Giới thiệu về công ty CBHD: Ths Nguyễn Trường Thi

21 Rã đông (nếu có kim loại) 1793.7


22 Dò lại (nếu có kim loại) 5.2
23 Xếp khây 137.7
24 QC kiểm tra thành phẩm 11.2
25 Đóng gói 216.2
Tổng 3302.6

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
28
Chương 3: Giới thiệu về công ty CBHD: Ths Nguyễn Trường Thi

3.3.3 Sơ đồ quy trình chế biến

Hình 3. 4 Sơ đồ quy trình chế biến tôm đông lạnh

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
29
Chương 3: Giới thiệu về công ty CBHD: Ths Nguyễn Trường Thi

3.3.2.3. Sơ đồ bố trí mặt bằng nhà xưởng

Mặt bằng xưởng chế biến được xây dựng với tổng diện tích 114,072 m2 bao gồm 28 khu vực (Hình 3.4)

Hình 3. 5 Sơ đồ mặt bằng nhà xưởng

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
30
Chương 3: Giới thiệu về công ty CBHD: Nguyễn Trường Thi

 Ký hiệu tên các bộ phận

Bảng 3. 3 Ký hiệu các bộ phận


Ký Bộ phận Diện tích Ký hiệu Bộ phận Diện tích
hiệu (m2) (m2)
P Phòng bảo vệ 10 x 9 DKL Dò kim loại 79 x 45
ML Tiếp nhận nguyên 50 x 62 RĐ Rã đông 20 x 23
liệu
SC Sơ chế 60 x 78.5 XKH Xếp khây 49 x 78.5
R Rửa 16 x 36.5 PM Phòng máy 58 x 29
RL Rửa lại 95.5 x 23.7 WC Nhà vệ sinh 60 x 28
PL Phân loại 37.8 x 54 HC Kho hóa chất 51 x 22.8
PC Phân cở 54 x 33 BHN Bảo hộ lao động 62 x 43
nữ
HCK Hút chân không 51 x 22.8 BHNA Bảo hộ lao động 27 x 42
nam
XK Xếp khuôn 45 x 57 BHK Bảo hộc lao 20 x 42
động khách
MB Mạ băng 23.7 x 77 KB Kho bao bì 42 x 23
CL Cân lại 23.7 x 49 K1 Kho lạnh 1 45.5 x 95
CD Cấp đông 48 x 52 K2 Kho lạnh 2 45.6 x 96
CHD Chờ cấp đông 18.7 x 32 PP Phế phẩm 23 x 36.5
VPE Vô túi PE 50 x 79 TK Tách khuôn 67 x 50

3.3.4 Các giả định


+ Trong quá trình chế biến không đề cặp đến sai lỗi.
+ Chỉ xem xét 1 loại sản phẩm là tôm trong chế biến.
+ Xét các loại chi phí bao gồm: chi phí công nhân, chi phí vận hành máy móc, chi phí
tồn trữ bao gồm tồn trữ nguyên vật liệu, tồn trữ bán thành phẩm (BTP) và tồn trữ thành
phẩm (TP).

SVTH : Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313 31
Chương 3: Giới thiệu về công ty CBHD: Nguyễn Trường Thi

+ Công nhân chế biến là công nhân chính thức ( không phải công nhân thời vụ).
- Giả định về lương của công nhân:
+ Lương cơ bản của công nhân: trung bình hơn 4 triệu/tháng. Mỗi tháng làm việc 26
ngày tương đương 20.000 VNĐ/ giờ. Lương tăng ca tối thiểu 150% lương cơ bản, lấy
giá trị 150% thì lương tăng ca sẽ là 45.000 VNĐ/giờ.
- Mỗi ngày làm việc 21 giờ (3 ca mỗi ca 8 tiếng, 30 phút chuyển ca và nghỉ giữa ca)
Hệ số lương quy đổi của công nhân được tính như sau:
Bảng 3. 4 Hệ số lương quy đổi công nhân

Bậc 2 1.2 Bậc 5 1.5

Bậc 3 1.3 Bậc 6 1.6

Bậc 4 1.4

- Giả định về chi phí vận hành máy móc thiết bị

Dựa vào công suất máy may và chi phí chi trả điện lực ta tính được chi phí vận hành
của mỗi thiết bị theo giờ.

3.4. Hoạch định dòng di chuyển trong nhà máy bằng Flow planner
Dòng di chuyển trong quá trình chế biến tôm đông lạnh gồm 25 công đoạn, mỗi
công đoạn đều có phương thức vận chuyển khác nhau. Sau khi hoạch định dòng luân
chuyển ( Hình 3.5) ta có thể tích được tổng khoảng cách di chuyển, chi phí và thời gian
luân chuyển sản phẩm trong quá trình chế biến. Nhận dạng được lãng phí trong việc thiết
kế mặt bằng và từ đó tái bố trí các khu vực để tối ưu chi phí và thời gian đi lại của công
nhân.

SVTH : Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313 32
Chương 3: Giới thiệu về công ty CBHD: Nguyễn Trường Thi

Hình 3. 6 Sơ đồ nhà máy sau khi hoạch định đường di chuyển bằng phần mềm Flow Planner

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
33
Chương 4 Xây dựng mô hình mô phỏng CBHD: Th.s Nguyễn Trường Thi

3.4.2. Sơ đồ dòng di chuyển trong chế biến tôm đông lạnh

Sau khi hoạch định dòng di chuyển bằng phần mềm Flow Planner (Hình 3.2), ta thu
được kết quả như sau:

- Tổng khoảng cách di chuyển là 1,163 m


- Thời gian vận chuyển là 1.27 giờ
- Chi phí nâng chuyển là $25.41
- Phần trăm di chuyển 12.71%
- Số lượng đường đi là 27
- Thời gian trung bình mỗi chuyến đi bao gồm thời gian di chuyển và thời gian nâng
chuyển là 0.58 phút
- Thời gian di chuyển trung bình là 0.5 phút
- Thời gian di chuyển tối đa là 0.68 phút

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
34
Chương 4 Xây dựng mô hình mô phỏng CBHD: Th.s Nguyễn Trường Thi

CHƯƠNG IV

XÂY DỰNG MÔ HÌNH MÔ PHỎNG

4.1. Phân tích dữ liệu

4.1.1. Thời gian nhập nguyên liệu

Để đáp ứng yêu cầu của mỗi đơn hàng thì lượng nguyên liệu phải được cung cấp đầy đủ. Hình
4.1 dưới đây mô tả thời gian nhập nguyên liệu đầu vào liên tục cho dây chuyền chế biến trong mô
hình mô phỏng.

Hình 4. 1 Thiết lập thời gian nhập nguyên liệu

4.1.2. Thời gian chạy mô hình


Mô hình được thiết lập dựa trên thời gian làm việc hằng ngày của công ty
Công ty làm việc mỗi ngày 21 giờ ( 3 ca, mỗi ca 8 giờ ), thời gian nghỉ giữa ca và thời gian thay
ca là 30 phút. Trước tiên, mô hình được chạy với thời gian 1 tháng, 2 tháng và 3 tháng để so
sánh sự chênh lệch về lượng thành phẩm so với thực tế. Với sản lượng thực tế trung bình mỗi
ngày 1 chuyền chế biến được 688 thùng tôm thành phẩm. So sánh với kết quả mô hình chạy
trong thời gian một tháng thì chênh lệch 1.11%, hai tháng là 1.69% và 3 tháng là 1.83%. Với

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
35
Chương 4 Xây dựng mô hình mô phỏng CBHD: Th.s Nguyễn Trường Thi

mức độ chênh lệch không cao do đó chúng tôi sẽ tiến hành chạy mô hình trong thời gian 26
tháng với nhiều lần lập để đảm bảo tính chính xác của kết quả từ mô hình. Để xác định được số
lần lập phù hợp chúng tôi dựa vào công thức sau:

Trong đó:

- Nm là số lần lặp (lần).


- s (m) là độ lệch chuẩn của dữ liệu.
- t là có được bằng cách tra bảng phân bố t.
- 𝛼 là độ tin cậy (%).
- m là số lần lặp giả định ban đầu (lần).
- x (m) là dữ liệu trung bình.
- ∈ là sai số phần trăm cho phép (%).

Dựa vào công thức trên, ta tính được số lần lặp với số lần lập giả định ban đầu là 5, 𝛼 là
khoảng tin cậy là 90%, tỷ lệ sai số cho phép là 10% với t4,0.95 bằng 2.132. Ta thu được kết quả
thể hiện trong bảng 4.1.

Bảng 4.1 : Kết quả đầu ra của quy trình trung bình của các lần lặp

Số lần lặp 1 2 3 4 5

Số lượng thành phẩm 18176 18188 18188 18161 18149

Trung bình
18121.4

Độ lệch chuẩn
21.23

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
36
Chương 4 Xây dựng mô hình mô phỏng CBHD: Th.s Nguyễn Trường Thi

Số lần lập 0.000062

Theo kết quả thu được thì số lần lặp tối thiểu là 0.000062 lần. Nhưng để kết quả của mô hình
chính xác nhất chúng tôi quyết định thiết lập mô hình với 1 lần lập và thời gian chạy là 21 giờ.
Tiếp theo là thiết lập với 5 lần lặp để so sánh nhằm đảm bảo tính chính xác của kết quả. Mô hình
được thiết lập như Hình 4.2

Hình 4. 2 Thiết lập thời gian chạy mô hình

4.1.3. Thời gian các công đoạn

4.1.2.1. Tính toán các thông số

Các số liệu được thu thập trong quy trình chế biến được xử lý và phân tích bằng công cụ Input
Analyzer được tích hợp trong phần mềm Arena. Phương pháp sử dụng để thu thập số liệu là dựa
trên quan sát thực tế và dùng đồng hồ bấm giờ để khảo sát thời gian chế biến của từng bán thành

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
37
Chương 4 Xây dựng mô hình mô phỏng CBHD: Th.s Nguyễn Trường Thi

phẩm trên các công đoạn khác nhau với cỡ mẫu giả định ban đầu là 10 mẫu, trong đó cỡ mẫu
được tính theo công thức :
ts 2
n=( )
kx̅

trong đó: t: kiểm định t


s: độ lệch chuẩn
x̅: giá trị trung bình
K: mức sai số chấp nhận được ( k = 0.1)

4.3.1.2. Phân tích thời gian các công đoạn


Bảng 4. 1 Thời gian công đoạn rửa sơ bộ
Đvt : Giây

Số lần lấy mẫu Thời gian Số lần lấy mẫu Thời gian
1 60.0 16 86.1

2 88.5 17 58.3

3 54.6 18 73.9

4 89.3 19 103.7

5 99.6 20 51.7

6 64.2 21 51.9
7 60.5 22 61.0

8 51.6 23 89.2
9 97.4 24 96.4

10 103.9 25 101.0
11 50.6 26 90.3
12 64.1 27 83.7

13 66.7 28 101.5

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
38
Chương 4 Xây dựng mô hình mô phỏng CBHD: Th.s Nguyễn Trường Thi

14 104.0 29 62.7

15 82.0 30 95.0

- Giá trị trung bình : x̅ = 76.97

- Độ lệch chuẩn

= 20.6
Cở mẫu ≈ 21
Sử dụng công cụ Inputs Analyzer để phân tích mẫu số liệu thu thập được và có được
hàm phân bố xác suất của từng công đoạn ( Hình 4.3)

Hình 4. 3 Phân tích dữ liệu thời gian thực hiện công đoạn vô PE

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
39
Chương 4 Xây dựng mô hình mô phỏng CBHD: Th.s Nguyễn Trường Thi

Tương tự như trên, ta tính được giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và cỡ mẫu của từng công
đoạn khác nhau trong quy trình chế biến như bảng 4.3 sau:

Bảng 4. 2 Giá trị trung bình, độ lệch chuẩn của từng công đoạn

STT Công đoạn Hàm phân bố thời gian x (giây) s Cỡ mẫu


1 Tiếp nhận nguyên Constant 5
liệu

2 Rửa sơ bộ UNIF(40, 60) 76.97 23.1 29

3 Sơ chế UNIF(45, 83) 62.74 12.3 20

4 Nước sạch UNIF(78, 153) 109.13 27.4 22

5 Nước pha UNIF(60, 121) 80.39 20.1 21

6 Nước sạch UNIF(75, 155) 107.45 30.2 27

7 Phân loại 109+ EXPO(47.4 169.95 42.6 22

8 Phân cỡ 13 + EXPO(10.2) 27.21 7.4 25

9 Nguyên con TRIA(16, 40.3, 43) 33.4 8.4 22

10 HLPO 109+ EXPO(47.4 36.86 9.4 22

11 PD UNIF(20, 43) 30.9 8.2 24

12 HLOS UNIF(17, 46) 30.35 7.9 23

13 Chờ đông TRIA(62, 68.4, 126) 85.3 21.5 22

14 Cấp đông Cosntant 180

15 Tách khuôn TRIA(53, 58.2, 105) 80.19 9.2 20

16 Mạ băng UNIF(15, 31) 21.4 5.8 25

17 Cân lại TRIA(13, 23.9, 32) 23.07 5.9 23

18 Vô túi PE 82 + EXPO(31.3) 117.07 29.4 22

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
40
Chương 4 Xây dựng mô hình mô phỏng CBHD: Th.s Nguyễn Trường Thi

19 Hút chân không 30 + EXPO(8.99) 39.96 9.8 21

20 Dò kim loại UNIF(5, 10.9) 7.27 1.8 20

21 Rã đông (nếu có kim UNIF(818, 2.25e+003) 1697.54 417.8 21


loại)

22 Dò lại (nếu có kim TRIA(90, 99.4, 184) 129.22 31.7 21


loại)

23 Xếp khây UNIF(136, 270) 193.95 48.5 21

24 QC UNIF(5, 10.9) 7.2 1.75 21

25 Đóng gói TRIA(110, 208, 219) 156.26 43.1 26

4.2. Mô hình hóa hệ thống


Quy trình chế biến tôm sú đông lạnh bao gồm 25 công đoạn, các công đoạn có mối liên
hệ với nhau. Ta sẽ hệ thống hóa quy trình chế biến từ đó dễ dàng xây dựng mô hình mô phỏng.

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
41
Chương 4 Xây dựng mô hình mô phỏng CBHD: Th.s Nguyễn Trường Thi

Hình 4. 4 Mô hình hóa quy trình chế biến

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
42
Chương 4 Xây dựng mô hình mô phỏng CBHD: Th.s Nguyễn Trường Thi

4.3. Xây dựng mô hình mô phỏng

4.3.1. Các thành phần chính trong mô hình Arena


❖ Create Module
Module được dùng như điểm bắt đầu của các Entity trong mô hình mô phỏng. Dùng
để nhập nguyên liệu đầu vào. Nguyên liệu sẽ được đưa vào liên tục trong dây chuyền sản
xuất. Toàn bộ Max Arrivals sẽ được chỉnh là Infinite và đến ở thời điểm t = 0.

Hình 4. 5 Create Module của nguyên liệu vào

❖ Holde Module
Hold Module dùng để lưu các thực thể trong hàng đợi cho đến khi nhận được một tín hiệu
duy nhất trong quy trình mô phỏng. Mỗi lần nhận được tín hiệu sẽ có một số lượng cụ thể các
thực thể rời khỏi hàng đợi. Giữ cho nguyên liệu đầu vào được nạp liên tục.
Khi hàng đợi của công đoạn sơ chế bằng 0 thì Hold sẽ cho phép nguyên liệu đầu vào
được nạp vào quy trình.

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
43
Chương 4 Xây dựng mô hình mô phỏng CBHD: Th.s Nguyễn Trường Thi

Hình 4. 6 Hold Module trong quy trình chế biến


❖ Separate Module
Separate Module dùng để sao chép một Entity thành nhiều Entity hoặc dùng để tách
Entity đã được Batch trước đó. Tách các bán thành phẩm đóng gói hoặc Batch lại để vận
chuyển qua các công đoạn kế tiếp.

Hình 4. 7 Separate Module trong quy trình sản xuất

❖ Batch Module
Batch Module dùng để nhóm các Entity lại tạm thời hoặc vĩnh viễn. Batch tạm thời sau
đó phải tách ra bằng cách sử dụng Separate Module. Có thể thực hiện với bất kỳ Entity đi vào
hoặc có thể kết hợp với nhau dựa theo một thuộc tính nào đó.

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
44
Chương 4 Xây dựng mô hình mô phỏng CBHD: Th.s Nguyễn Trường Thi

Hình 4. 8 Batch Module trong quy trình sản xuất

❖ Process Module
Process Module dùng để sử dụng cho các quá trình trong mô phỏng. Những tùy chọn về
các ràng buộc về tài nguyên, nắm giữ chế biến và giải phóng.
Mô tả công đoạn rửa sơ bộ, khi nguyên liệu đến công đoạn rửa sơ bộ sẽ được giữ lại và
thực hiện với thời gian UNIFORM (50, 104).

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
45
Chương 4 Xây dựng mô hình mô phỏng CBHD: Th.s Nguyễn Trường Thi

Hình 4. 9 Process Module công đoạn rửa sơ bộ

Hình 4. 10 Process Module trong quy trình sản xuất

❖ Assign Module
Assign Module dùng để gán giá trị mới cho các biến, tùy thuộc vào thuộc tính của các loại
Entity trong quá trình chế biến.

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
46
Chương 4 Xây dựng mô hình mô phỏng CBHD: Th.s Nguyễn Trường Thi

Hình 4. 11 Assign Module trong quy trình sản xuất

❖ Decide Module
Decide Module dùng để cho phép ra quyết định để lựa chọn các quy trình trong hệ thống.
Nó bao gồm việc dựa vào 1 hay nhiều xác suất.

Hình 4. 12 Decide Module trong quy trình sản xuất

❖ Record Module
Record Module dùng để đếm các bán thành phẩm sau công đoạn rửa sơ bộ trong dây
chuyền.

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
47
Chương 4 Xây dựng mô hình mô phỏng CBHD: Th.s Nguyễn Trường Thi

Hình 4. 13 Record Module trong quy trình sản xuất

❖ Dispose Module
Module cuối cùng của mô hình mô phỏng, cho biết Entity đã được hoàn thành trong hệ
thống và đi ra khỏi hệ thống. Trong mô hình mô phỏng quy trình chế biến tôm gồm 2
module Dispose bao gồm phế phẩm và thành phẩm.

Hình 4. 14 Dispose Module cho đầu ra thành phẩm và phế phẩm trong quy trình

4.3.2. Các giả định trong chế biến


Trong dây chuyền chế biến thực tế đôi khi xảy ra sự cố không mong muốn như hư hỏng
máy móc, điều kiện sức khỏe của công nhân, tai nạn lao động,... Nên khó có thể dự đoán được
trước. Do đó, giả định thực hiện trong các điều kiện lý tưởng sau:
- Máy móc, thiết bị luôn hoạt động tốt, hết công suất, không hư hỏng, không dừng máy đột
ngột.
- Tình trạng sức khỏe, vấn đề cá nhân của công nhân luôn được tốt để hiệu suất làm việc là
cao nhất.

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
48
Chương 4 Xây dựng mô hình mô phỏng CBHD: Th.s Nguyễn Trường Thi

- Dây chuyền hoạt động liên tục 21 giờ mỗi ngày.


- Công nhân làm việc là công nhân chính thức ( không phải là công nhân thời vụ).

4.3.3. Mô hình mô phỏng Arena

4.3.3.1. Mô hình logic


Mô hình sẽ được thực hiện liên tục qua 25 công đoạn từ đầu vào cho đến thành phẩm
hay phế phẩm.

Hình 4. 15 Mô hình khâu sơ chế

Hình 4. 16 Mô hình khâu xếp khuôn và cấp đông

Hình 4. 17 Mô hình khâu dò kim loại

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
49
Chương 4 Xây dựng mô hình mô phỏng CBHD: Th.s Nguyễn Trường Thi

4.3.4. Mô hình động

Hình 4. 18 Công đoạn tiếp nhận nguyên liệu trong mô hình động

Hình 4. 19 Công đoạn cấp đông

Hình 4. 20 Mô hình động trong chuyền chế biến tôm đông lạnh

4.4 Kiểm chứng và hợp thức hóa mô hình


Sau khi tiến hành phân tích dữ liệu và kiểm chứng dựa trên các hàm theo điều kiện đã
đặt ra là P- value lớn hơn hoặc bằng 0.05 và Square Error phải nhỏ. Kết quả thu được sau
khi chạy mô hình là xấp xỉ với sản lượng thực tế.

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
50
Chương 4 Xây dựng mô hình mô phỏng CBHD: Th.s Nguyễn Trường Thi

4.5. Kết quả mô phỏng và phân tích

4.5.1. Kết quả mô phỏng


 Kết quả mô hình chạy 1 lần lập
Bảng 4. 3 Sản lượng , chi phí và hiệu suất của chuyền chạy 1 lần lập

Chi phí
Sản lượng Chi phí tồn kho
Chi phí vận hành Tổng chi phí
BTP
18176 thùng/26
230.500.000 2.653.560.000 2.884.060.000
ngày

 Số lượng hàng chờ tại các công đoạn

Hình 4. 21 Số lượng bán thành phẩm chờ tại mỗi công đoạn

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
51
Chương 4 Xây dựng mô hình mô phỏng CBHD: Th.s Nguyễn Trường Thi

Hình 4. 22 Hiệu suât phục vụ của từng công đoan


Kết quả sau khi chạy 26 ngày thu được số lượng thành phẩm là 18,176 thùng, với sản
lượng bình quân/ngày là 699 thùng, chỉ lệch 1.57% so với sản lượng 1 ngày trên thực tế

 Kết quả mô hình chạy nhiều lần lập


Sau khi chạy mô hình với thời gian setup là 26 ngày, thời gian làm việc là 21 giờ/ngày,
số lần lập là 5 lần để đạt được kết quả với độ tin cậy cao.

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
52
Chương 4 Xây dựng mô hình mô phỏng CBHD: Th.s Nguyễn Trường Thi

 Kết quả về số lượng thành phẩm

Hình 4. 23 Kết quả số lượng thành phẩm của quy trình

Kết quả sau khi chạy 26 ngày thu được số lượng thành phẩm là 18149 thùng, với sản
lượng bình quân/ngày là 698 thùng, chỉ lệch 0.14 % so với sản lượng 1 ngày trên thực tế.
 Kết quả về số lượng bán thành phẩm hàng chờ của từng công đoạn

Hình 4. 24 Số lượng bán thành phẩm chờ trung bình qua các công đoạn
Từ kết quả cho thấy thời gian chờ tại các công đoạn như cấp đông, mặ băng, xếp khuôn
nguyên con, phân cỡ đang rất cao. Việc cải tiến thông qua bố trí thêm công nhân tại các công
đoạn trên là rất cần thiết nhằm giảm thời gian chờ, giảm tồn kho bán thành phẩm tại các công
đoạn, đồng thời tăng hiệu suất hoạt động của chuyền chế biến.

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
53
Chương 4 Xây dựng mô hình mô phỏng CBHD: Th.s Nguyễn Trường Thi

 Kết quả về hiệu suất hoạt động của công nhân và máy

Hình 4. 25 Kết quả hiệu suất phục vụ của công nhân và máy
Sau khi chạy mô hình thu được kết quả ta thấy, đối với công nhân tại các công đoạn cấp đông,
mạ băng, phân cỡ, máy cấp đông và máy phân cỡ có hiệu suất phục vụ tương đối cao. Do đó,
cần tăng thêm lượng công nhân và máy tại các công đoạn nêu trên để quy trình họat động hiệu
quả và giảm số lượng bán thành phẩm tại các công đoạn. Mặc khác, đối với công đoạn xếp khây
1, 2, 3, công đoạn rửa 4 và công đoạn đóng gói có hiệu suất phục vụ tương đối thấp, cần tiến
hành xem xét giảm số lượng công nhân và máy tại các công đoạn này nhằm tối ưu trong việc bố
trí nguồn lực.

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
54
Chương 4 Xây dựng mô hình mô phỏng CBHD: Th.s Nguyễn Trường Thi

 Kết quả về chi phí tồn kho bán thành phẩm, chi phí công nhân và chi phí vận
hành như sau:

Hình 4. 26 Tổng chi phí hoạt động trong 26 ngày chạy mô hình
Kết quả sau khi chạy mô hình cho thấy, chi phí đối với thuê công nhân và chi phí vận
hành máy còn cao. Như nguyên nhân đã phân tích phía trên, việc bố trí thừa hoặc thiếu công
nhân và máy ảnh hưởng đến toàn bộ chi phí và sản lượng của chuyền. Do đó cần xem xét cải
tiến, tiến hành bố trí lại công nhân và máy tại các công đoạn sao cho phù hợp và tăng hiệu suất
làm việc tại mỗi công đoạn.
Chi phí công nhân
Thiết lập chi phí bận rộn và nhàn rỗi của công nhân theo hệ số lương quy đổi và chi phí vận
hành máy theo thời gian hoạt động trên công đoạn trong Basic Process.

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
55
Chương 4 Xây dựng mô hình mô phỏng CBHD: Th.s Nguyễn Trường Thi

Hình 4. 27 Thiết lập chi phí công nhân và chi phí vận hành máy

Chi phí công nhân được xây dựng bằng tổng chi phí nhàn rỗi cộng với chi phí bận rộn
của từng công nhân

Hình 4. 28 Công thức tính chi phí công nhân và chi phí vận hành máy

Thiết lập công thức để tính chi phí tồn kho bán thành phẩm trong Statistic

Hình 4. 29 Công thức tính chi phí tồn kho bán thành phẩm

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
56
Chương 4 Xây dựng mô hình mô phỏng CBHD: Th.s Nguyễn Trường Thi

Sau đó ta tính tổng các loại chi phí:

Hình 4. 30 Tổng các loại chi phí

4.6. Đề xuất cải tiến


Để giảm chi phí tồn kho BTP, giảm số lượng và thời gian chờ của bán thành phẩm trong
từng công đoạn ta cần xem xét lại việc bố trí thêm hoặc giảm bớt nguồn lực ( bao gồm máy và
công nhân) tại các công đoạn. Đối với công nhân tại các công đoạn cấp đông, mạ băng, phân cỡ,
máy cấp đông và máy phân cở có hiệu suất phục vụ tương đối cao. Do đó, cần tăng thêm lượng
công nhân và máy tại các công đoạn nêu trên để quy trình họat động hiệu quả và giảm số lượng
bán thành phẩm tại các công đoạn. Mặc khác, đối với công đoạn xếp khây 1, 2, 3, công đoạn rửa
4 và công đoạn đóng gói có hiệu suất phục vụ tương đối thấp, cần tiến hành xem xét giảm số
lượng công nhân và máy tại các công đoạn này nhằm tối ưu trong việc bố trí nguồn lực.
Dùng công cụ Process Analyzer để phân tích các trường hợp thay đổi nguồn lực bao gồm máy
và công nhân ở các công đoạn bị thắt cổ chai, giúp tăng khả năng sản xuất đến mức tối đa, đồng
thời giảm chi phí tồn kho không đáng có.

Hình 4. 31 Phân tích các phương án bằng công cụ Process Analyzer

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
57
Chương 4 Xây dựng mô hình mô phỏng CBHD: Th.s Nguyễn Trường Thi

Kết quả mô hình cải tiến


 Số lượng thành phẩm

Hình 4. 32 Số lượng thành phẩm của mô hình sau cải tiến

Số lượng thàn phẩm đối với mô hình đã áp dụng việc cải tiến trong bố trí nguồn lưc tăng
lên 2.67% so với ban đầu.
 Sô lượng hàng chờ tại mỗi công đoạn sau cải tiến

Hình 4. 33 Thời gian chờ tại mỗi công đoạn sau cải tiến

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
58
Chương 4 Xây dựng mô hình mô phỏng CBHD: Th.s Nguyễn Trường Thi

Sau khi tiến hành cải tiến thì lượng tồn kho bán thành phẩm trung bình ở các công đoạn giảm
20%.
 Hiệu suất phục vụ của công nhân và máy

Hình 4. 34 Kết quả hiệu suất phục vụ của công nhân và máy

Hiệu suất phục vụ của máy và công nhân sau cải tiến tăng 60% so với trước cải tiến.

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
59
Chương 4 Xây dựng mô hình mô phỏng CBHD: Th.s Nguyễn Trường Thi

 Chi phí sau cải tiến

Hình 4. 35 Chi phí sau khi cải tiến


Tổng chi phí sản xuất trung bình cho 2 tuần trước khi cải tiến là 2.839.720 VND và sau khi
cải tiến là 2.616.640 VND, giảm 7.8% so với trước khi thực hiện cải tiến

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
60
Chương 5 Kết luận và kiến nghị CBHD: Th.s Nguyễn Trường Thi

CHƯƠNG V

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận

Đề tài thực hiện dựa dây chuyền 1 chế biến tôm sú đông lạnh của công ty TNHH chế biến
thực phẩm xuất khẩu Phương Đông . Xây dựng mô hình tối thiểu chi phí cho sản phẩm trên
gồm 25 công đoạn, thời gian làm việc 24 giờ mỗi ngày. Mục tiêu của đề tài là tối thiểu được
chi phí của dây chuyền sản xuất bao gồm chi phí vận hành thiết bị, chi phí công nhân, chi phí
tồn kho bán thành phẩm.

Sử dụng phần mềm mô phỏng Arena để mô phỏng lại quy trình chế biến tôm sú đông lạnh
dựa trên thời gian thu thập được. Tiến hành phân tích kết quả sau khi chạy mô hình và lựa
cho các phương án tối ưu trong việc bố trí công nhân và máy tại các công đoạn bằng cách sử
dụng Process Analyzer, kết quả mang lại là công ty tiết kiệm được 7.8% trong tổng chi phí
vận hành chuyền chế biến. Tăng sản lượng sản xuất lên 2.67%, giảm các loại tồn kho bán
thành phẩm xuống gần 20%. Kết quả cải tiến mang lại cho năng suất cao hơn, chi phí thấp
hơn và đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài cũng gặp nhiều khó khăn. Một vài số liệu trong
quá trình thực hiện còn mang tính chất giả định, chỉ cải tiến dựa vào bổ sung nguồn lực cho
dây chuyền.

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
62
Chương 5 Kết luận và kiến nghị CBHD: Th.s Nguyễn Trường Thi

5.2 Kiến nghị

Nếu có thể đi sâu hơn nên khắc phục các vấn đề sau: có thể thu thập số liệu thực tế của
công ty một cách chính xác hơn, xem xét được nhiều sản phẩm của công ty và khảo sát ở
nhiều chuyền hơn, tìm hiểu rõ về chi phí để đưa ra con số xác thực hơn. Kết hợp nhiều yếu
tố để xem xét đưa ra nhiều phương án tối thiểu chi phí

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
63
Phụ lục

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1] Eur IngRol at al., “Planning and plant layout”, Plant Engineer's Reference Book
(Second Edition), 2002.

[2] Smriti Chan, “Industrial Plant Layout: Meaning, Definition, Need and Importance”,
2017.

[3] S. M. Zahraee et al., “Simulation of Manufacturing Production Line Based on Arena”,


Advanced Materials Research, Volume 933, Pages 744 – 748, 2014.

[4] Michela DalleMura, “Worker Skills and Equipment Optimization in Assembly Line
Balancing by a Genetic Approach”, Procedia CIRP, Volume 44, Pages 102 – 107, 2016.

[5] İlker Baybars, “A Survey of Exact Algorithms for the Simple Assembly Line Balancing
Problem”, 2003.

[6] Mojtaba Aghajani, “Balancing of robotic mixed-model two-sided assembly line with
robot set up times”, Volume 74, Pages 1005 – 1016, 2014.

[7] James C.Chen at al., “Assembly line balancing in garment industry”, Expert Systems
with Application, Volume 39, Pages 10073 – 10081, 2012.

[8] J.E. Hammann, “Introduction to Arena [simulation software]”, 2002.

[9] GuillermoGallego, “Capacitated inventory problems with fixed order costs: Some
optimal policy structure”, European Journal of Operational Research, Volume 126, Pages
603 – 623, 2000.

[10] Wei Wei at al., “Inventory Control with Limited Capacity and Advance Demand
Information”, 2004.

[11] Mohammed Hichame Benbitour, “Evaluation of the Impact of Uncertain Advance


Demand Information on Production/Inventory Systems”, Volume 48, Pages 1738 – 1743,
2015.

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
64
Phụ lục

PHỤ LỤC

Phụ lục 1
Số liệu về thời gian chế biến của từng công đoạn trong 30 lần bấm giờ thu thập

CĐ RỬA SƠ BỘ

STT X STT X

1 60.0 16 86.1

2 88.5 17 58.3

3 54.6 18 73.9

4 89.3 19 103.7

5 99.6 20 51.7

6 64.2 21 51.9

7 60.5 22 61.0

8 51.6 23 89.2

9 97.4 24 96.4

10 103.9 25 101.0

11 50.6 26 90.3

12 64.1 27 83.7

13 66.7 28 101.5

14 104.0 29 62.7

15 82.0 30 95.0

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
65
Phụ lục

CĐ SƠ CHẾ

STT X STT X

1 50.1 16 71.4

2 73.4 17 74.5

3 62.5 18 73.7

4 82.9 19 55.0

5 50.7 20 47.4

6 50.2 21 70.7

7 80.7 22 46.0

8 50.4 23 56.4

9 81.2 24 56.7

10 45.3 25 75.7

11 57.1 26 50.5

12 67.4 27 85.0

13 60.0 28 83.2

14 74.7 29 58.5

15 56.7 30 59.5

CĐ RỬA NƯỚC SẠCH

STT X STT X

1 151.7 16 104.0

2 120.8 17 88.4

3 81.8 18 153.0

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
66
Phụ lục

4 78.3 19 140.9

5 100.2 20 138.4

6 80.8 21 148.3

7 138.0 22 93.0

8 131.5 23 106.3

9 83.4 24 119.5

10 124.9 25 152.5

11 119.6 26 84.7

12 137.5 27 108.2

13 91.4 28 140.8

14 103.9 29 137.4

15 134.3 30 138.9

CĐ RỬA NƯỚC PHA

STT X STT X

1 76.3 16 63.8

2 68.8 17 118.0

3 117.1 18 95.0

4 65.7 19 86.1

5 86.5 20 120.5

6 60.6 21 78.3

7 66.3 22 67.6

8 62.8 23 113.6

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
67
Phụ lục

9 110.7 24 108.9

10 89.0 25 77.9

11 100.7 26 95.2

12 82.3 27 105.6

13 96.6 28 109.0

14 74.5 29 103.2

15 106.0 30 63.8

CĐ RỬA NƯỚC SẠCH

STT X STT X

1 115.1 16 141.2

2 151.2 17 129.6

3 96.5 18 90.1

4 75.6 19 139.8

5 154.2 20 119.5

6 89.7 21 145.1

7 87.2 22 79.6

8 138.4 23 133.1

9 87.7 24 141.8

10 78.9 25 153.3

11 152.3 26 88.6

12 101.7 27 117.4

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
68
Phụ lục

13 78.0 28 98.7

14 108.8 29 115.4

15 77.7 30 99.6

CĐ PHÂN LOẠI

STT X STT X

1 207.7 16 120.0

2 206.5 17 125.0

3 162.8 18 210.7

4 118.7 19 144.6

5 183.9 20 121.6

6 130.0 21 136.2

7 198.8 22 202.7

8 214.7 23 189.4

9 109.5 24 147.0

10 116.1 25 136.0

11 142.9 26 191.3

12 159.5 27 206.0

13 129.5 28 171.7

14 121.5 29 197.6

15 177.2 30 169.95

CĐ PHÂN CỠ

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
69
Phụ lục

STT X STT X

1 18.5 16 15.2

2 26.6 17 26.6

3 22.9 18 14.9

4 42.3 19 21.0

5 32.1 20 13.5

6 22.2 21 42.1

7 21.6 22 15.0

8 27.1 23 28.2

9 19.2 24 13.6

10 18.5 25 38.5

11 31.0 26 37.4

12 20.4 27 35.2

13 14.9 28 36.1

14 16.8 29 14.4

15 16.6 30 39.0

CĐ HLPO

STT X STT X

1 41.9 16 30.4

2 41.2 17 30.5

3 41.4 18 39.5

4 24.8 19 42.6

5 22.2 20 44.9

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
70
Phụ lục

6 44.8 21 27.1

7 45.9 22 42.1

8 36.3 23 22.5

9 24.4 24 36.9

10 45.7 25 41.1

11 37.9 26 34.8

12 26.7 27 23.5

13 39.5 28 34.7

14 28.8 29 41.6

15 32.8 30 30.4

CĐ PD

STT X STT X

1 38.9 16 30.4

2 28.9 17 30.6

3 21.9 18 23.8

4 40.5 19 27.9

5 21.7 20 42.6

6 36.3 21 20.1

7 40.9 22 38.3

8 23.8 23 35.3

9 21.8 24 25.0

10 35.2 25 21.6

11 42.4 26 44.7

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
71
Phụ lục

12 36.4 27 33.5

13 32.0 28 39.0

14 38.1 29 32.6

15 29.9 30 27.0

CĐ HLOS

STT X STT X

1 45.9 16 18.3

2 31.6 17 45.0

3 27.3 18 37.0

4 27.3 19 41.2

5 22.0 20 42.7

6 36.9 21 39.3

7 24.1 22 17.5

8 34.9 23 27.2

9 33.9 24 15.7

10 19.6 25 40.2

11 26.7 26 20.8

12 27.3 27 21.0

13 18.4 28 25.2

14 45.2 29 17.1

15 44.6 30 36.0

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
72
Phụ lục

CĐ NGUYÊN CON

STT X STT X

1 42.4 16 25.4

2 18.8 17 28.3

3 40.4 18 34.1

4 37.8 19 37.1

5 37.5 20 31.6

6 27.7 21 38.0

7 24.8 22 29.7

8 25.2 23 30.4

9 37.5 24 32.0

10 41.7 25 37.8

11 16.5 26 26.4

12 37.8 27 28.9

13 28.1 28 26.9

14 41.9 29 44.6

15 37.8 30 32.6

CĐ CHỜ ĐÔNG

STT X STT X

1 86.2 16 85.6

2 81.1 17 64.8

3 99.7 18 77.9

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
73
Phụ lục

4 66.6 19 105.5

5 125.1 20 107.5

6 108.6 21 106.4

7 94.0 22 110.2

8 62.5 23 121.7

9 66.0 24 85.8

10 62.9 25 98.4

11 117.9 26 69.5

12 112.5 27 84.1

13 82.9 28 73.6

14 117.5 29 120.9

15 118.4 30 85.3

CĐ TÁCH KHUÔN

STT X STT X

1 73.4 16 85.4

2 56.3 17 56.7

3 104.7 18 67.1

4 53.4 19 61.8

5 95.7 20 87.0

6 71.4 21 101.0

7 86.9 22 58.9

8 94.6 23 74.8

9 62.7 24 84.0

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
74
Phụ lục

10 102.8 25 70.7

11 57.0 26 65.4

12 64.8 27 90.2

13 92.6 28 59.7

14 54.8 29 72.0

15 65.8 30 90.6

CĐ MẠ BĂNG

STT X STT X

1 15.6 16 20.8

2 30.5 17 20.1

3 25.9 18 20.0

4 15.6 19 28.0

5 16.4 20 26.2

6 27.7 21 23.1

7 26.8 22 21.9

8 17.7 23 22.4

9 16.4 24 20.9

10 21.6 25 22.3

11 21.8 26 27.5

12 28.5 27 24.7

13 30.3 28 16.6

14 17.8 29 30.2

15 16.0 30 17.7

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
75
Phụ lục

CĐ CÂN LẠI

STT X STT X

1 16.3 16 28.0

2 29.7 17 31.7

3 26.0 18 13.6

4 29.4 19 21.4

5 21.3 20 24.0

6 29.4 21 21.0

7 16.5 22 21.6

8 24.6 23 25.3

9 23.9 24 23.0

10 13.6 25 28.0

11 14.0 26 20.2

12 29.7 27 14.6

13 21.9 28 31.4

14 22.1 29 17.5

15 23.2 30 23.07

CĐ VÔ PE

STT X STT X

1 113.0 16 146.6

2 158.0 17 94.0

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
76
Phụ lục

3 82.8 18 134.5

4 106.7 19 84.5

5 111.6 20 108.6

6 157.0 21 100.0

7 84.1 22 82.7

8 151.2 23 142.5

9 119.9 24 130.9

10 86.4 25 112.6

11 94.1 26 158.6

12 139.5 27 132.7

13 151.1 28 156.7

14 88.5 29 102.4

15 97.1 30 82.0

CĐ HÚT CHÂN KHÔNG

STT X STT X

1 30.9 16 41.6

2 32.6 17 40.6

3 31.5 18 42.0

4 54.3 19 50.9

5 35.1 20 30.1

6 49.7 21 46.2

7 53.7 22 36.5

8 46.3 23 49.3

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
77
Phụ lục

9 30.8 24 45.0

10 34.8 25 38.0

11 37.0 26 52.7

12 30.8 27 41.0

13 30.2 28 32.6

14 33.1 29 39.5

15 30.9 30 53.9

CĐ DÒ KIM LOẠI

STT X STT X

1 6.8 16 5.9

2 8.7 17 8.2

3 5.3 18 7.9

4 5.6 19 6.4

5 6.6 20 9.4

6 8.7 21 10.0

7 5.5 22 8.9

8 6.2 23 7.8

9 8.8 24 6.0

10 10.4 25 5.6

11 7.2 26 9.7

12 8.9 27 7.8

13 8.8 28 4.9

14 8.8 29 7.2

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
78
Phụ lục

15 6.8 30 6,0

CĐ RÃ ĐÔNG

STT X STT X

1 1260.3 16 1531.7

2 1976.7 17 1803.1

3 2247.9 18 1841.1

4 2184.3 19 2153.9

5 1233.9 20 1517.4

6 2180.5 21 1895.0

7 1357.5 22 818.7

8 1293.6 23 1607.4

9 1728.1 24 1928.4

10 1512.5 25 1617.2

11 1691.1 26 1183.0

12 1573.9 27 1147.8

13 1970.2 28 1408.9

14 1276.8 29 2157.7

15 1260.3 30 1761.1

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
79
Phụ lục

CĐ DÒ LẠI

STT X STT X

1 5.9 16 11.8

2 8.2 17 10.3

3 7.9 18 10.4

4 6.4 19 14.3

5 9.4 20 12.4

6 10.0 21 17.4

7 8.9 22 12.2

8 7.8 23 15.8

9 6.0 24 13.9

10 5.6 25 14.0

11 9.7 26 11.0

12 7.8 27 13.9

13 4.9 28 16.4

14 7.2 29 15.8

15 5.9 30 13.8

CĐ XẾP KHÂY

STT X STT X

1 262.9 16 260.7

2 229.6 17 214.9

3 269.8 18 258.6

4 161.3 19 144.4

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
80
Phụ lục

5 214.6 20 223.8

6 140.6 21 247.5

7 137.0 22 235.6

8 193.7 23 183.2

9 173.4 24 188.8

10 156.7 25 249.9

11 136.8 26 218.8

12 182.6 27 262.5

13 173.9 28 197.0

14 233.1 29 144.2

15 262.9 30 193.95

CĐ QC KIỂM TRA

STT X STT X

1 15.1 16 18.8

2 12.4 17 16.7

3 13.1 18 18.8

4 16.3 19 14.9

5 17.8 20 18.5

6 10.0 21 17.0

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
81
Phụ lục

7 12.2 22 13.6

8 16.0 23 10.1

9 9.8 24 14.3

10 15.9 25 9.9

11 11.8 26 14.6

12 12.1 27 14.2

13 15.9 28 10.4

14 10.3 29 18.0

15 14.5 30 17.1

CĐ ĐÓNG GÓI

STT X STT X

1 211.3 16 123.5

2 139.1 17 218.0

3 125.8 18 181.2

4 210.8 19 133.2

5 111.2 20 175.0

6 116.6 21 204.2

7 142.7 22 140.8

8 206.0 23 118.3

9 189.1 24 178.1

10 110.0 25 218.4

11 174.4 26 175.3

12 200.3 27 204.8

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
82
Phụ lục

13 179.2 28 119.9

14 133.8 29 150.4

15 202.7 30 140.4

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
83
Phụ lục

Phụ lục 2
 Hàm phân bố xác suất và giá trị P_Value của từng công đoạn

Công đoạn Hàm phân bố P- value

Tiếp nhận nguyên liệu Contstant


Chi Square Test
Number of intervals = 2
Rửa sơ bộ UNIF(50, 104) Degrees of freedom = 1
Test Statistic = 2.35
Corresponding p-value = 0.139
Chi Square Test
Number of intervals = 2
Sơ chế UNIF(45, 83) Degrees of freedom = 1
Test Statistic = 0.958
Corresponding p-value = 0.355
Chi Square Test
Number of intervals = 2
Rửa nước sach UNIF(78, 153) Degrees of freedom = 1
Test Statistic = 0.641
Corresponding p-value = 0.446
Chi Square Test
Number of intervals = 2
Rửa nước pha UNIF(60, 121) Degrees of freedom = 1
Test Statistic = 0.0905
Corresponding p-value > 0.75
Chi Square Test
Number of intervals = 5
Rửa nước sạch UNIF(75, 155) Degrees of freedom = 4
Test Statistic = 8.74
Corresponding p-value = 0.0719
Chi Square Test
Number of intervals = 3
109+
Phân loại Degrees of freedom = 1
EXPO(47.4
Test Statistic = 3.01
Corresponding p-value = 0.0864
Chi Square Test
Number of intervals = 3
13 +
Phân cở Degrees of freedom = 1
EXPO(10.2)
Test Statistic = 1.29
Corresponding p-value = 0.26

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
84
Phụ lục

Chi Square Test


Number of intervals = 3
TRIA(16, 40.3,
Nguyên con Degrees of freedom = 1
43)
Test Statistic = 1.77
Corresponding p-value = 0.201
Chi Square Test
Number of intervals = 2
HLPO UNIF(22, 46) Degrees of freedom = 1
Test Statistic = 1.92
Corresponding p-value = 0.185
Chi Square Test
Number of intervals = 2
PD UNIF(20, 43) Degrees of freedom = 1
Test Statistic = 0.0792
Corresponding p-value > 0.75
Chi Square Test
Number of intervals = 2
HLOS UNIF(17, 46) Degrees of freedom = 1
Test Statistic = 1.7
Corresponding p-value = 0.209
Chi Square Test
Number of intervals = 3
TRIA(62, 68.4,
Chờ đông Degrees of freedom = 1
126)
Test Statistic = 1.38
Corresponding p-value = 0.244
Cấp đông cosntant 180 phút
Chi Square Test
Number of intervals = 3
TRIA(53, 58.2,
Tách khuôn Degrees of freedom = 1
105)
Test Statistic = 1.13
Corresponding p-value = 0.307
Chi Square Test
Number of intervals = 3
Mạ băng UNIF(15, 31) Degrees of freedom = 2
Test Statistic = 0.3
Corresponding p-value > 0.75
Chi Square Test
Number of intervals = 3
TRIA(13, 23.9,
Cân lại Degrees of freedom = 1
32)
Test Statistic = 1.41
Corresponding p-value = 0.241

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
85
Phụ lục

Chi Square Test


Number of intervals = 3
82 +
Vô PE Degrees of freedom = 1
EXPO(31.3)
Test Statistic = 1.65
Corresponding p-value = 0.214
Chi Square Test
Number of intervals = 3
30 +
Hút chân không Degrees of freedom = 1
EXPO(8.99)
Test Statistic = 2.95
Corresponding p-value = 0.0892
Chi Square Test
Number of intervals = 2
Dò kim loại UNIF(5, 10.9) Degrees of freedom = 1
Test Statistic = 0.333
Corresponding p-value = 0.586
Chi Square Test
Number of intervals = 2
UNIF(818,
Rã đông Degrees of freedom = 1
2.25e+003)
Test Statistic = 1.19
Corresponding p-value = 0.29
Chi Square Test
Number of intervals = 2
Dò lại UNIF(5, 10.9) Degrees of freedom = 1
Test Statistic = 0.333
Corresponding p-value = 0.586
Chi Square Test
Number of intervals = 2
Xếp khây UNIF(136, 270) Degrees of freedom = 1
Test Statistic = 0.305
Corresponding p-value = 0.606
Chi Square Test
Number of intervals = 3
TRIA(110, 208,
Đóng gói Degrees of freedom = 1
219)
Test Statistic = 3.34
Corresponding p-value = 0.0719

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
86
Phụ lục

Phụ lục 3

 Hàm phân bố của từng công đoạn khi phân tích Input Analyzer

Công đoạn Hàm phân bố

Rửa sơ bộ

Sơ chế

Rửa nước sạch

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
87
Phụ lục

Rửa nước pha

Rửa nước sạch1

Phân loại

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
88
Phụ lục

Phân cở

Nguyên con

HLPO

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
89
Phụ lục

PD

HLOS

Chờ đông

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
90
Phụ lục

Tách khuôn

Mạ băng

Cân lại

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
91
Phụ lục

Vô PE

Hút chân không

Dò kim loại

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
92
Phụ lục

Rã đông

Dò lại

Xép khây

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
93
Phụ lục

Đóng gói

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
94
Phụ lục

BẢNG TỔNG HỢP


CÁC CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TRONG ĐỀ TÀI

Kết quả
(Đã xem xét – v,
Vị trí (trang)
STT Nội dung Chưa xem xét – x, Ghi chú
(2)
…)
(1)
Chương 2: v 4
1 - Xác định dạng bố trí mặt Bố trí theo sản
v 5
bằng phẩm
Chương 3: v 12
- Mô tả về quy trình công
v 19
nghệ
- Số liệu về công đoạn
v 25 Số công đoạn 25
trong quy trình
- Sơ đồ mặt bằng bố trí v 29
Trung bình 4
- Sản lượng xem xét v 26
2 tấn/ngày
- Cân bằng chuyền (nếu
có)
+ Hiệu suất chuyền
(trước cân bằng)
+ Hiệu suất chuyền (sau
cân bằng)
+ Nhận xét kết quả này
Chương 4: v 34
- Phân tích số liệu đầu
v Phụ lục trang 65
vào
- Mô hình hóa hệ thống v 41
- Mô hình Arena v 49
Tồn kho bán thành
+ Xem xét tồn kho v 53
phẩm
3
- Chi phí công
nhân và chi phí
máy
+ Xem xét chi phí v - Chi phí tồn kho
bán thành phẩm

- Mô hình Arena động v 50

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
95
Phụ lục

- Cách tính cỡ mẫu, số lần


v 38
lặp
- Kết quả (chạy 1 lần lặp) v
18176 (thùng)/ 26
+ Sản lượng v 51
ngày
+ Hiệu suất v 54
+ Bảng thống kê lượng
v 52
tồn kho
+ Bảng thống kê chi phí v 51
+ Nhận xét kết quả này v 53
- Kết quả (chạy nhiều lần
v 54
lặp)
Với 5 lần lập sản
+ Sản lượng v 54 lượng là 18147
thùng /26 ngày
+ Hiệu suất v 56
+ Bảng thống kê lượng
v 55
tồn kho
+ Bảng thống kê chi phí v 57
+ Nhận xét kết quả này v 57
- Kết quả cải tiến (chạy
v 60
nhiều lần lặp)
18647 thùng/26
+ Sản lượng v 60
ngày
+ Hiệu suất v 62
+ Bảng thống kê lượng
v 61
tồn kho
+ Bảng thống kê chi phí v 63
+ Nhận xét kết quả này v 63

SVTH: Nguyễn Thị Lan Vi B1704326


Võ Minh Thư B1704313
96

You might also like