You are on page 1of 80

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO
----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Đề tài:

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI


CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ MINH NGUYÊN

SVTH : Huỳnh Thị Như Trâm


MSSV : 17124112
Khoá : 2017
Ngành : Quản lý công nghiệp
GVHD : ThS. Nguyễn Thị Mai Trâm

TP.HCM, Tháng 5 năm 2021


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

HƯỚNG DẪN

--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
TP. Hồ Chí Minh, ngày…tháng… năm 2021
Giảng viên hướng dẫn

i
NHẬN XÉT GIÁO VIÊN

PHẢN BIỆN

--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
TP. Hồ Chí Minh, ngày…tháng…năm 2021
Giảng viên phản biện

ii
LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp được xem là khóa học mang tính thực tế cao giúp cho sinh viên có
thể từng bước làm quen với môi trường thực tế, cũng như định hình được công việc
trong tương lai mà mình phải làm. Qua đó, sinh viên có thể áp dụng những kiến thức
mình đã được học để nâng cao hiệu suất làm việc tại công ty.
Để có được hội quý báu này, em xin cảm ơn Khoa Đào tạo Chất lượng cao nói riêng
và trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật nói chung đã tạo điều kiện cho em hoàn thành
khóa thực tập tốt nghiệp của mình.
Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Mai Trâm
đã hướng dẫn tận tình, đưa ra những góp ý và lời khuyên cần thiết giúp em hoàn thành
bài luận văn này một cách tốt nhất.
Em xin chân thành cảm ơn Quý Công ty Cổ phần Công nghiệp Hỗ trợ Minh Nguyên
đã tạo điều kiện tốt nhất cho em được thực tập tại công ty, đặc biệt là anh Đoàn Hữu
Sơn-Giám đốc Quản lý chuỗi cung ứng cùng với sự nhiệt tình hướng dẫn, chia sẻ kinh
nghiệm, kiến thức của các nhân viên trong phòng sản xuất.
Em xin chân thành cảm ơn!
TP Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2021
Sinh viên

Huỳnh Thị Như Trâm


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT GIẢI THÍCH


TNHH Trách nhiệm hữu hạn
MTV Một thành viên
CNHT Công nghiệp hỗ trợ
QC Quality Control (Kiểm soát chất lượng)
BH Bán hàng
SX Sản xuất
NS Nhân Sự
BOM Bill of Material
SAP Systems, Applications and Products in Data Processing
ERP Enterprise Resource Planning
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Số lượng nhân viên sản xuất trong mỗi ca làm việc......................................35
Bảng 3.2 Kế hoạch sản xuất sản phẩm Frame-Middle-Left Right...............................40
Bảng 3.3 Kế hoạch sản xuất ngày 05/08/2020.............................................................45
Bảng 3.4 Tổng hợp kế hoạch sản xuất từ 05/08/2020 đến 18/08/2020........................48
Bảng 3.5 Bảng tần suất các nguyên nhân gây ra việc dừng máy..................................52
Bảng 4.1 Phân loại nhóm máy của công ty..................................................................58
Bảng 4.2 Chi phí sửa chữa và tần suất hỏng hóc của thiết bị.......................................58
Bảng 4.3 Kế hoạch khóa học lập kế hoạch sản xuất....................................................62
Bảng 4.4 Kế hoạch đào tạo nhân công.........................................................................64
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Logo Công ty Cổ phần Công nghiệp Hỗ trợ Minh Nguyên............................5
Hình 1.2 Sản phẩm của Công ty....................................................................................7
Hình 1.3 Sơ đồ tổ chức Công ty...................................................................................10
Hình 1.4 Sơ đồ tổ chức công ty....................................................................................11
Hình 2.1 Sơ đồ quy trình thực hiện lập kế hoạch sản xuất...........................................24
Hình 3.1 Sơ đồ quy trình sản xuất................................................................................27
Hình 3.2 Quy trình xử lý sản phẩm lỗi.........................................................................29
Hình 3.3 Mô hình hệ thống ép phun nhựa....................................................................30
Hình 3.4 Hệ thống ép phun nhựa thực tế.....................................................................32
Hình 3.5 Quy trình lập kế hoạch..................................................................................37
Hình 3.6 Biểu đồ xương cá các nguyên nhân gây lỗi...................................................49
Hình 3.7 Sơ đồ thống kê tần suất lỗi theo mức độ giảm dần........................................53
Hình 4.1 Biểu đồ Pareto dựa trên chi phí sửa chữa thiết bị..........................................59
MỤC LỤC

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN.........................................................i

NHẬN XÉT GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN.....................................................................ii

LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................iv

DANH MỤC BẢNG....................................................................................................v

DANH MỤC HÌNH....................................................................................................vi

PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................2

3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ


MINH NGUYÊN..........................................................................................................5

1.1 Giới thiệu chung...................................................................................................5

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển............................................................................6

1.3 Sản phẩm tiêu thụ.................................................................................................7

1.3.1 Sản phẩm tiêu thụ...........................................................................................7

1.3.2 Dịch vụ...........................................................................................................7

1.4 Thị trường và đối thủ cạnh tranh...........................................................................9

1.4.1 Thị trường tiêu thụ..........................................................................................9

1.4.2 Đối thủ cạnh tranh..........................................................................................9

1.5 Sơ đồ tổ chức......................................................................................................10

1.6 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban...................................................................11


1.7 Kết quả kinh doanh.............................................................................................13

1.8 Định hướng phát triển của công ty......................................................................15

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH TRONG


DOANH NGHIỆP......................................................................................................16

2.1 Khái niệm về công tác lập kế hoạch sản xuất......................................................16

2.1.1 Khái niệm lập kế hoạch.................................................................................16

2.1.2 Khái niệm lập kế hoạch sản xuất...................................................................17

2.2 Mục đích của công tác lập kế hoạch sản xuất.....................................................17

2.3 Vai trò của công tác lập kế hoạch sản xuất.........................................................18

2.4 Căn cứ công tác lập kế hoạch sản xuất................................................................19

2.4.1 Căn cứ vào chủ trương, chính sách, đường lối phát triển kinh tế của Đảng và
Nhà nước...............................................................................................................19

2.4.2 Căn cứ vào kết quả nghiên cứu nhu cầu tiêu thụ thị trường..........................19

2.4.3 Căn cứ vào nguồn lực doanh nghiệp.............................................................20

2.4.4 Căn cứ vào đơn đặt hàng của khách hàng.....................................................20

2.4.5 Căn cứ vào kết quả báo cáo kinh doanh của doanh nghiệp...........................21

2.5 Phương pháp lập kế hoạch sản xuất....................................................................21

2.5.1 Phương pháp cân đối.....................................................................................21

2.5.2 Phương pháp tỷ lệ cố định............................................................................21

2.5.3 Phương pháp lập kế hoạch dựa trên các nhân tố tác động.............................22

2.5.4 Phương pháp lợi thế vượt trội.......................................................................22

2.6 Nhân tố ảnh hưởng đến công tác lập kế hoạch sản xuất......................................23

2.6.1 Khả năng tiêu thụ sản phẩm..........................................................................23

2.6.2 Nguồn lực doanh nghiệp...............................................................................23

2.6.3 Nguồn nguyên vật liệu..................................................................................23


2.6.4 Nguồn vốn doanh nghiệp..............................................................................23

2.7 Quy trình lập kế hoạch sản xuất..........................................................................24

2.8 Nội dung lập kế hoạch sản xuất..........................................................................26

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VỀ QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT


TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ MINH NGUYÊN...........27

3.1 Quy trình sản xuất tại Công ty Công nghiệp Hỗ trợ Minh Nguyên.....................27

3.1.1 Quy trình sản xuất chung tại Công ty............................................................27

3.1.2 Quy trình xử lý sản phẩm lỗi........................................................................29

3.1.3 Quy trình ép phun nhựa................................................................................30

3.2 Căn cứ lập kế hoạch sản xuất tại Công ty Công nghiệp Hỗ trợ Minh Nguyên....32

3.2.1 Loại đơn hàng...............................................................................................32

3.2.2 Kiểm tra hàng tồn.........................................................................................33

3.2.3 Tình trạng hoạt động của máy.......................................................................33

3.2.4 Nguồn lực sản xuất.......................................................................................34

3.2.5 Vật tư sản xuất..............................................................................................36

3.3 Mô tả quy trình lập kế hoạch sản xuất tại Công ty Công nghiệp Hỗ trợ Minh
Nguyên..................................................................................................................... 37

3.4 Xác định vấn đề..................................................................................................46

3.5 Nguyên nhân.......................................................................................................49

3.5.1 Men (Con người)..........................................................................................50

3.5.2 Machine (máy móc, thiết bị).........................................................................50

3.5.3 Nguyên vật liệu (Material)............................................................................51

3.6 Giải thích vấn đề.................................................................................................52

CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ


HOẠCH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
MINH NGUYÊN........................................................................................................55
4.1 Cải thiện hiệu quả sử dụng thiết bị......................................................................56

4.2 Thực hiện đào tạo, tuyển dụng thêm công nhân viên..........................................60

4.2.1 Nhân viên lập kế hoạch sản xuất...................................................................60

4.2.2 Nhân viên lao động.......................................................................................64

4.3 Cân nhắc về kế hoạch xây dựng hệ thống thông tin ERP....................................65

4.4 Một số giải pháp khác.........................................................................................67

KẾT LUẬN................................................................................................................68

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................69


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Những năm gần đây, Việt Nam được xem là nước có nền kinh tế phát triển tăng cao so
với các nước lân cận. Việc có nhiều doanh nghiệp đạt mức sản lượng sản phẩm xuất
khẩu đã khẳng định nền kinh tế của Việt Nam đang phát triển ngày càng ổn định hơn
trên thị trường thế giới. Thế nhưng, trong năm 2020 do sự ảnh hưởng của dịch bệnh
Covid-19 phần nào làm cho nền kinh tế của toàn thế giới nói chung cũng như Việt
Nam nói riêng giảm sút đáng kể. Nhiều doanh nghiệp đang đứng trước sự khó khăn về
mặt kinh tế, nhân công hay cụ thể hơn là lượng sản phẩm không thể đáp ứng cho nhu
cầu thị trường hiện nay. Để cải thiện lại nền kinh tế cho doanh nghiệp thì điều quan
trọng doanh nghiệp cần phải làm đó là xác định được hướng đi không chỉ trong thời
gian này mà còn trong thời gian sắp tới. Việc xác định đúng hướng đi cho doanh
nghiệp được thể hiện qua nhiều yếu tố như theo dõi tình trạng làm việc của công nhân,
tình trạng hoạt động của máy móc, tình trạng đơn hàng,... Điều này có thể thấy được
rằng tầm quan trọng của bộ phận sản xuất cũng như cụ thể hơn là bộ phận lập kế hoạch
sản xuất cần xem xét, tìm ra giải pháp cho những khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp
phải về mặt con người, năng lực sản xuất ra sản phẩm và các bộ phận liên quan đến
quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp điều chỉnh được kế hoạch sản
xuất phù hợp với tình hình hiện tại sẽ đem lại hiệu quả tối đa trong việc sản xuất kinh
doanh như giảm chi phí, nâng cao năng suất, giao hàng đúng hạn tăng uy tín cho
doanh nghiệp.
Công ty Cổ Phần Công nghiệp Hỗ Trợ Minh Nguyên được xem là nhà sản xuất những
khuôn mẫu cũng như linh kiện chất lượng cao và được SAMSUNG tin tưởng là đối tác
cung cấp sản phẩm chủ yếu của SAMSUNG. Bên cạnh SAMSUNG thì Minh Nguyên
còn hợp tác với những công ty khác như DAEYOUNG, SHINHUENG, TCL,... Minh
Nguyên có trách nhiệm nhận các khuôn mẫu của khách hàng và tiến hành tìm nhà
cung cấp nguyên liệu, sản xuất ra thành phẩm hoặc bán thành phẩm mà khách hàng
cần sau đó giao cho khách hàng. Bộ phận sản xuất được xem là bộ phận quan trọng
thiết yếu trong toàn bộ hệ thống công ty. Đặc biệt là bộ phận lập kế hoạch sản xuất.

Trang 1
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

Sau khi tiếp nhận đơn hàng thì bộ phận lập kế hoạch sản xuất phải có thông tin số
lượng về thiết bị vận hành cũng như nhân công, những yếu tố phụ xem công ty có thể
tiếp nhận đơn hàng, tiến hành sản xuất và giao hàng đúng hạn được hay không? Trên
thực tế thì Minh Nguyên vẫn chưa thực hiện việc lập kế hoạch sản xuất một cách hiệu
quả nhất. Tình trạng trễ đơn hàng, số lượng công nhân không đủ thực hiện sản xuất
đơn hàng, nguyên vật liệu không đáp ứng được cho đơn hàng. Từ đó, cho thấy công ty
cần phải có những biện pháp hoàn thiện cũng như cải tiến việc lập kế hoạch sản xuất
cụ thể và hiệu quả hơn.
Thấy được tầm quan trọng của công tác lập kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp
cũng như thực trạng trễ đơn hàng, không có đủ hàng giao, máy móc thiết bị không đủ
phục vụ cho việc sản xuất,... tại Công ty Cổ phần Hỗ trợ Công nghiệp Minh Nguyên
nên tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại Công ty Cổ phần
Công nghiệp Hỗ trợ Minh Nguyên” để làm khóa luận tốt nghiệp.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát:

Phân tích thực trạng lập kế hoạch sản xuất tại công ty. Tìm ra những hạn chế, khó
khăn trong việc thực hiện công tác lập kế hoạch. Từ đó, đề xuất những giải pháp nhằm
hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty.

Mục tiêu cụ thể:

 Tìm hiểu về quá trình lập kế hoạch sản xuất sau khi tiếp nhận đơn hàng.

 Tìm hiểu về quy trình đưa ra bảng kế hoạch cụ thể.

 Quan sát quá trình máy chạy, nhân công làm việc trong sản xuất.

 Xác định ưu, nhược điểm trong quá trình lập kế hoạch sản xuất.

 Tìm ra giải pháp khắc phục những sai lệch trong quá trình lập kế hoạch và thực tế
sản xuất.

Trang 2
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

3. Phương pháp nghiên cứu

Các bước thực hiện nghiên cứu:

Bước 1: Chọn đề tài nghiên cứu.

Bước 2: Tìm hiểu về các khái niệm, lý thuyết và các vấn đề liên quan.

Bước 3: Xây dựng kế hoạch nghiên cứu.

Bước 4: Tiến hành thu thập dữ liệu và tìm kiếm thông tin.

Bước 5: Viết báo cáo kết quả.

Phương pháp thu thập dữ liệu:

 Dữ liệu sơ cấp: Số liệu được thu thập thông qua việc quan sát nhân viên chạy máy,
ghi nhận số liệu ở nhà máy sản xuất và phỏng vấn trực tiếp nhân viên/quản lý
phòng sản xuất, trưởng phòng sản xuất,...

 Dữ liệu thứ cấp: Số liệu được thu thập từ Phòng sản xuất, bộ phận Kế hoạch sản
xuất, bộ phận Tiếp nhận đơn hàng, bộ phận Kho,...

Phương pháp tổng hợp phân tích.

Tổng hợp các thông tin về quy trình sản xuất của công ty, hoạt động kinh doanh và kết
quả kinh doanh những năm gần nhất.

Phân tích những lý do, nguyên nhân gây khó khăn trong công tác lập kế hoạch sản
xuất tại công ty.

Phân tích những giải pháp khả thi giúp cho công ty khắc phục được khó khăn trong
công tác lập kế hoạch sản xuất.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Công tác lập kế hoạch sản xuất tại Công ty Cổ phần Công
nghiệp Hỗ trợ Minh Nguyên.

Trang 3
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

Phạm vi không gian:

 Địa điểm: Lô HT-1-1, Đường D2, Khu Công Nghệ Cao, Phường Tăng Nhơn Phú
B, Quận 9, Tp. HCM

 Bộ phận: Phòng sản xuất-Vị trí: Kế hoạch sản xuất, Phòng Chất lượng và các
phòng ban liên quan.

Phạm vi thời gian: từ năm 2016 đến năm 2020

Bố cục đề tài

Bài báo cáo có kết cấu gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Hỗ Trợ Minh Nguyên.

Giới thiệu chung về Công ty.

Chương 2 : Cơ sở lý luận về công tác lập kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp.

Đưa ra cơ sở lý luận, lý thuyết các khái niệm về lập kế hoạch, công tác lập kế hoạch
sản xuất.

Chương 3: Thực trạng về quy trình lập kế hoạch sản xuất tại Công ty Cổ Phần Công
Nghiệp Hỗ Trợ Minh Nguyên.

Trình bày thực trạng lập kế hoạch sản xuất tại Công ty.

Chương 4: Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại Công ty
Cổ Phần Công Nghiệp Hỗ Trợ Minh Nguyên.

Trang 4
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ


MINH NGUYÊN

1.1 Giới thiệu chung


CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ MINH NGUYÊN
Tên giao dịch: MINH NGUYEN SUPPORTING INDUSTRIES JOINT STOCK
COMPANY
Tên viết tắt: MINH NGUYEN SI JSC
Địa chỉ: Lô HT,1,1, đường D2, khu Công nghệ cao, Phường Tăng Nhơn Phú B, Quận
9, TP Hồ Chí Minh.
Đại diện pháp luật: Châu Bá Long
Điện thoại: 0837306881
Email: info@minhnguyenpm.com.vn
Ngày cấp giấy phép: 04/11/2015
Ngày hoạt động: 05/11/2015
Giấy phép kinh doanh: 0313519932
Ngành nghề chính: Sản xuất sản phẩm từ nhựa
Logo công ty:

Hình 1.1 Logo Công ty Cổ phần Công nghiệp Hỗ trợ Minh Nguyên

(Nguồn: www.minhnguyenpm.com.vn)

Trang 5
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển


Tầm nhìn: Trở thành nhà sản xuất công nghiệp hỗ trợ hàng đầu Việt Nam.
Sứ mệnh: Cung cấp những sản phẩm chất lượng quốc tế dựa trên hệ thống kiểm soát
chất lượng nghiêm ngặt và công nghệ tiên tiến.
Công ty được chính thức thành lập và gia nhập trên thị trường Việt Nam vào năm
2015. Công ty Cổ phần Công nghiệp hỗ trợ Minh Nguyên là công ty chuyên sản xuất
các mặt hàng liên quan chủ yếu về nhựa, được xem là một nhà sản xuất các sản phẩm
linh kiện nhựa từ những khuôn mẫu có sẵn hoặc theo đơn đặt hàng của khách hàng.
Công ty được nhiều doanh nghiệp đánh giá là chuyên gia trong lĩnh vực chế tạo khuôn
mẫu và các sản phẩm phụ tùng cơ khí. Công ty là nhà cung ứng sản phẩm cho nhiều
ngành công nghiệp khác nhau về hàng gia dụng kỹ thuật số, hàng linh kiện điện tử
hoặc hàng phụ tùng xe cơ giới. Công ty luôn đặt chất lượng sản phẩm là yếu tố tiên
quyết để tạo lòng tin cho khách cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh với các đối thủ
khác. Công ty Minh Nguyên cam kết những sản phẩm đến tay khách hàng và các
doanh nghiệp là những sản phẩm chất lượng nhất dựa trên những nguyên liệu, trang
thiết bị hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế với đội ngũ nhân viên có tay nghề cao, thành
thạo và giàu kinh nghiệm.
Tên tuổi cũng như uy tín của Minh Nguyên được đề cao khi trở thành nhà cung cấp
một trong những chuỗi cung ứng của SAMSUNG. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ của
Minh Nguyên được chứng nhận bởi các khách hàng tên tuổi hàng đầu thế giới. Minh
Nguyên vẫn luôn không ngừng phấn đấu và phát triển năng lực bản thân công thi bằng
cách ngày càng cải thiện chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng, tăng khả
năng sáng tạo những sản phẩm tiện ích hơn, bắt kịp xu hướng công nghệ tiên tiến trên
thế giới, cố gắng đạt được mục tiêu trở thành nhà cung ứng hàng đầu Việt Nam nói
riêng và có vị trí ổn định trên thị trường thế giới nói chung.

1.3 Sản phẩm tiêu thụ

1.3.1 Sản phẩm tiêu thụ


Minh Nguyên được các doanh nghiệp đánh giá cao trong việc sản xuất ra những con
linh kiện được xem là có độ phức tạp và chính xác cao, bao gồm:

Trang 6
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

 Máy lạnh
 Máy rửa chén
 Máy hút bụi
 Tủ lạnh
 Công tắc và ổ cắm điện
 Linh kiện và phụ tùng xe hơi
 Và các sản phẩm khác
Với năng suất có thể tạo ra 12 triệu sản phẩm với hơn 225 loại linh kiện mỗi tháng,
Minh Nguyên có thể tự tin đảm nhận mọi sản phẩm theo những yêu cầu gắt gao nhất
từ đường nét, màu sắc, chất liệu, nguyên vật liệu của khách hàng.

Hình1.2 Sản phẩm của Công ty

(Nguồn: www.minhnguyenpm.com.vn)

1.3.2 Dịch vụ
Bên cạnh việc là nhà cung ứng sản phẩm chủ yếu cho các doanh nghiệp về ngành công
nghiệp thì công ty Minh Nguyên còn hỗ trợ thêm nhiều lĩnh vực giúp cho các sản
phẩm đạt được chất lượng tốt nhất. Ví dụ như: chế tạo khuôn mẫu, ép nhựa, trang trí
phụ tùng và lắp ráp sản phẩm.
Thiết kế và chế tạo khuôn mẫu
Đây được xem là ưu điểm nổi bật của Minh Nguyên. Minh Nguyên nắm rõ được khi
muốn chế tạo ra khuôn mẫu thì khách hàng gặp rất nhiều khó khăn. Việc đó xuất phát
Trang 7
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

từ ý tưởng đã có sẵn nhưng không biết cách sắp xếp triển khai như thế nào? Và Minh
Nguyên có thể giúp khách hàng trong việc này để đạt được kết quả mong muốn. Dựa
trên nghiệp vụ chuyên môn cũng như kinh nghiệm có sẵn, Minh Nguyên sẽ tiến hành
khảo sát khách hàng thông qua các câu hỏi như: Mục đích sử dụng sản phẩm? Hoàn
cảnh sử dụng sản phẩm? Điều kiện sử dụng sản phẩm? Lợi thế cạnh tranh? Mức độ
thân thiện với người dùng? Tiết kiệm chi phí, thời gian?,... để xác định yêu cầu và
mong muốn của khách hàng. Từ những yếu tố trên, Minh Nguyên sẽ hỗ trợ và tư vấn
cụ thể hơn cũng như tìm ra cho khách hàng hướng đi đúng nhất để tạo ra một sản
phẩm mang giá trị cao đồng thời tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
Đúc ép nhựa
Đúc ép nhựa cũng được xem là một lợi thế mạnh mà Minh Nguyên đã có. Bên cạnh
việc có những thiết bị công nghệ hiện đại tiên tiến và đội ngũ công nhân viên thành
thạo tay nghề, đồng thời được các công ty mẹ với kinh nghiệm hơn 25 năm về chuyên
môn này đã giúp Minh Nguyên trở thành nhà cung cấp hàng đầu về lĩnh vực khuôn
mẫu nhựa.
Trang trí phụ tùng
Hầu hết mỗi công ty đều muốn tiết kiệm chi phí hết mức có thể trong quá trình tạo ra
sản phẩm. Vì vậy, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được nhân công thông qua việc Minh
Nguyên đảm nhận luôn cho khách hàng những đơn hàng có sản phẩm cần in logo và
nhãn dán. Hệ thống máy móc thiết bị hiện đại sẽ thực hiện việc này một cách nhanh
chóng và chính xác nhất.
Lắp ráp sản phẩm
Minh Nguyên còn giúp tạo lòng tin cho khách hàng bằng việc hỗ trợ họ trong việc lắp
ráp những linh kiện thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Thay vì Minh Nguyên chỉ sản
xuất và cung cấp cho khách hàng những linh kiện rời rạc sau đó khách hàng sẽ thực
hiện việc lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh nhưng nếu khách hàng yêu cầu Minh
Nguyên sẽ hoàn thành việc đó giúp cho khách hàng cắt giảm được chi phí cũng như
thời gian thuê nhân công.

Trang 8
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

1.4 Thị trường và đối thủ cạnh tranh

1.4.1 Thị trường tiêu thụ


Minh Nguyên luôn không ngừng nỗ lực để vươn lên phát triển và đáp ứng nhu cầu tiêu
thụ không chỉ trong mà còn ngoài nước.
Một số khách hàng được xem là tiềm lực của công ty Minh Nguyên đó là: Công ty
TNHH Điện tử SAMSUNG, Công ty TNHH New Hanam, Công ty TNHH MTV
Daeyoung Electronics Vina, Công ty Cổ phần Công nghiệp Hỗ trợ Phước Nguyên,
Công ty TNHH Platel Vina…
Bên cạnh những khách hàng cố định được xem là tiềm lực của Minh Nguyên thì công
ty còn cung cấp sản phẩm cho thị trường nước ngoài, cụ thể là xuất khẩu hàng qua các
nước như: Mexico, Trung Quốc, Hungary, Ai Cập, Brazil,…

1.4.2 Đối thủ cạnh tranh


Mỗi một công ty trong quá trình hình thành và phát triển đều phải định hình được
hướng đi cho mình thông qua việc có những chiến lược kinh doanh, chiến lược sản
xuất cụ thể cũng như phù hợp với tình hình thị trường hiện tại. Do còn nhiều hạn chế
về nguồn lực nên mỗi công ty hầu như chỉ chú trọng phát triển năng lực cốt lõi và tập
trung vào một chức năng mà mình làm tốt nhất. Với điểm mạnh về trang thiết bị hiện
đại, máy móc tiên tiến, có công suất hoạt động cao thì Công ty Cổ phần Công nghiệp
Hỗ trợ Minh Nguyên chọn cho mình lĩnh vực hoạt động là công nghiệp hỗ trợ, một
trong những ngành đang được xem là phát triển và mang tính cạnh tranh cao tại Việt
Nam.
Công nghiệp Hỗ trợ (CNHT) là các ngành công nghiệp sản xuất ra các sản phẩm là
những nguyên vật liệu, các phụ kiện, phụ tùng linh kiện, thành phẩm hoặc bán thành
phẩm và cung cấp cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp thực hiện việc sản xuất,
lắp ráp, chế biến thành những sản phẩm hoàn chỉnh đáp ứng cho nhu cầu của khách
hàng.
Thông qua cuộc khảo sát của Công ty Reed Tradex (Thái Lan), ngành công nghiệp hỗ
trợ tại Việt Nam ngày càng được đánh giá cao về sự phát triển cũng như đóng góp vai
trò vô cùng quan trọng vào chuỗi cung ứng trên toàn cầu. Các doanh nghiệp, tập đoàn

Trang 9
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

lớn của nước ngoài đã thiết lập tại thị trường Việt Nam nhiều nhà máy để thuận tiện
cho việc sản xuất và lắp ráp. Điều này có thể chứng tỏ rằng các doanh nghiệp nước
ngoài đã đặt rất nhiều sự tin tưởng và kỳ vọng vào công cuộc cắt giảm bớt chi phí vận
chuyển cũng như hạn chế rủi ro cho ngành công nghiệp hỗ trợ tại thị trường Việt Nam.
Đây cũng được xem là tạo một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp cung cấp phụ tùng sản
xuất trong nước có khả năng phát triển cao hơn. Thông qua những yếu tố mang tính hỗ
trợ cho thị trường Việt Nam ngày càng nỗ lực hơn thì đồng thời một lần nữa khẳng
định hướng đi đúng với tầm nhìn và sứ mệnh mà ban lãnh đạo công ty đã đề ra. Tình
hình tại thị trường Việt Nam hiện nay thì nhu cầu về các mặt hàng hỗ trợ từ các nhà
máy chế tạo, lắp ráp là vô cùng lớn. Thế nhưng, các công ty tham gia vào ngành công
nghiệp hỗ trợ này vẫn còn rất hạn chế vì những yêu cầu như về chính sách tài chính,
thiết bị công nghệ hiện đại tiên tiến. Do đó các công ty trong cùng ngành hầu hết hỗ
trợ lẫn nhau và vẫn chưa đè nặng vấn đề cạnh tranh.

1.5 Sơ đồ tổ chức

Hình 1.3 Sơ đồ tổ chức Công ty

(Nguồn: Phòng nhân sự công ty, 2020)


Nhìn theo bảng sơ đồ tổ chức có thể thấy người đứng đầu công ty-Tổng giám đốc ông
Châu Bá Long chịu trách nhiệm về việc quyết định cũng như điều hành mọi hoạt động
liên quan đến công ty. Trợ lý đắc lực cho Tổng giám đốc là ông Nguyễn Minh Hải.

Trang 10
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

Hiện tại, công ty đang hoạt động gồm 4 phòng ban chính: Tài chính-Nhân sự, Phát
triển kinh doanh, Khuôn, Quản lý chuỗi cung ứng và Sản xuất.
Dựa trên lượng đơn hàng ổn định, công ty luôn duy trì số lượng công nhân dao động
khoảng hơn 300 người

1.6 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban

Hình 1.4 Sơ đồ tổ chức công ty

(Nguồn: Phòng nhân sự công ty, 2020)


Hội đồng quản trị:
Đưa ra các quyết định về chiến lược đầu tư, phát triển và hình thức kinh doanh của
công ty. Phân chia các phần cổ tức, vấn đề quan trọng. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cắt
chức và những hình thức lương thưởng, quyền lợi cho Giám Đốc và Tổng Giám Đốc.
Kiểm toán nội bộ-Ban kiểm soát:
Kiểm soát và giám sát những hoạt động nội bộ của công ty tuân theo quy định phát
luật và điều lệ công ty. Bên cạnh đó, ban kiểm soát còn có thể đưa ra những đề xuất
nhằm phát triển công ty hơn.
Trang 11
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

Nghiên cứu phát triển- Marketing-Chiến lược đầu tư-Xây dựng cơ bản:
Trên thực tế, công ty tập hợp các phòng ban thành Phòng phát triển kinh doanh: Xây
dựng chiến lược kinh doanh, kế hoạch sản xuất, đề xuất cải tiến những sản phẩm đem
lại lợi nhuận cho công ty. Giám sát, quản lý các kênh phân phối của sản phẩm.
Phòng chuỗi cung ứng:
Thực hiện việc liên hệ với các nhà cung cấp để thu mua nguyên vật liệu về cho công
ty, các chính sách bảo hành từ các nhà cung cấp.
Khối sản xuất-Phòng công nghệ IT-Phòng kỹ thuật cơ điện-Phòng kinh doanh:
Do quy mô công ty còn khá nhỏ nên các phòng ban này được tập hợp lại thành Kho-
Sản xuất: Thực hiện giám sát việc sản xuất của công ty, quản lý, bảo dưỡng các thiết
bị đáp ứng cho việc sản xuất. Đảm bảo an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy. Cung
ứng các nguyên liệu, vật tư cần cho việc sản xuất.
Phòng trung tâm khuôn mẫu:
Theo dõi, quan sát, kiểm tra định kỳ tình hình khuôn mẫu đáp ứng cho nhu cầu sản
phẩm. Tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời.
Phòng Kế toán-Phòng Hành chính-Nhân sự:
Thực hiện kiểm tra, giám sát chiến lược tài chính doanh nghiệp. Sử dụng vốn đầu tư
một cách hiệu quả. Lập báo cáo tài chính, phân tích tài chính, ghi chép sổ sách, theo
dõi, hạch toán các khoản đầu tư.
Tổ chức nhân sự, xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực phù hợp với công ty.
Quản lý cán bộ nhân viên, tuyển dụng, đào tạo nhân viên. Xây dựng chế độ lương
thưởng, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và các chính sách đãi ngộ. Soạn thảo, lưu trữ
các hồ sơ, giấy tờ.

Trang 12
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

1.7 Kết quả kinh doanh

Hình 1.5 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2020

(Nguồn: Phòng nhân sự công ty, 2020)

Hình 1.6 Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp năm 2020

(Nguồn: Phòng nhân sự công ty, 2020)

Trang 13
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

Hình 1.7 Lãi cơ bản và lãi suy giảm trên cổ phiếu năm 2020

(Nguồn: Phòng nhân sự công ty, 2020)

Hình 1.8 Chi phí sản xuất kinh doanh 2020

(Nguồn: Phòng nhân sự công ty, 2020)


Dựa trên các số liệu về báo cáo kết quả kinh doanh mà phòng nhân sự cung cấp, tình
hình công ty năm 2020 so với năm 2019 trước đó biến động chênh lệch rất lớn. Hầu
hết các khoản chi phí lớn như chi phí phí mua nguyên vật liệu và chi phí nhân công đã
được công ty cắt giảm đáng kể (từ khoảng hơn 231 tỷ xuống còn 174 tỷ, từ khoảng
hơn 68 tỷ xuống còn hơn 53 tỷ). Thế nhưng, không chỉ cắt giảm được khoảng chi phí
Trang 14
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

đáng kể mà công ty còn giúp cho khoảng doanh thu được tăng lên so với năm 2019
( từ khoảng 364 tỷ lên 437 tỷ). Điều này cho thấy công ty đang nỗ lực và phấn đấu để
ngày càng phát triển hơn. Bên cạnh việc phát triển bằng cách đem lại doanh thu tăng,
tăng lợi nhuận cho công ty và cắt giảm lượng chi phí đáng kể thì công ty đang muốn
phát triển bản thân mình hơn thông qua việc tạo lòng tin cho khách hàng và nâng cao
năng suất tạo ra sản phẩm.

1.8 Định hướng phát triển của công ty


Tính đến nay, công ty Minh Nguyên chỉ vừa thành lập được gần 5 năm, có thể nói rằng
so với các công ty công nghiệp hỗ trợ khác thì vẫn chưa thật sự nổi trội. Thế nhưng,
đây là một ngành công nghiệp còn đang mới và vẫn đang thực sự phát triển tại thị
trường Việt Nam. Bên cạnh việc tạo lòng tin với các khách hàng thân cận thì Minh
Nguyên vẫn đang định hướng cho công ty ngày càng phát triển hơn không chỉ ở Việt
Nam mà còn phải có mặt trên thế giới với tần suất cao hơn hiện tại. Mục tiêu công ty
đề ra trong tương lai là đáp ứng nhiều sản phẩm hơn với nhiều loại khách hàng và đơn
hàng khác nhau. Ngày càng phát triển đa dạng, phong phú về mẫu mã với các khách
hàng trong và ngoài nước cũng như những đơn hàng ngắn hạn và dài hạn.

Trang 15
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH TRONG

DOANH NGHIỆP

2.1 Khái niệm về công tác lập kế hoạch sản xuất

2.1.1 Khái niệm lập kế hoạch


Có bốn chức năng của việc quản lý là: Lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra.
Lập kế hoạch được xem là yếu tố tiên quyết và quan trọng bởi nó giúp cho nhà quản lý
đánh giá các mục tiêu đưa ra, quyết định hành động trong tương lai đồng thời thực
hiện các chức năng tiếp theo đạt hiệu quả tối đa. Nhận thấy tầm quan trọng của việc
lập kế hoạch nên ngày nay hầu hết các doanh nghiệp đều xây dựng kế hoạch cho riêng
mình.
Lập kế hoạch được hiểu theo nhiều cách khác nhau, mỗi nhà quản lý đều có quan điểm
khác nhau từ đó xây dựng nên những khái niệm khác nhau về việc lập kế hoạch.
Theo George A.Steiner (1979), lập kế hoạch được thực hiện từ việc xác định các mục
tiêu, xây dựng các chính sách, chiến lược và kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu đã
đề ra. Bên cạnh đó, lập kế hoạch còn giúp tìm ra được những quyết định khả thi và sử
dụng một cách tối ưu nguồn lực hiện có của doanh nghiệp.
Theo Henrypayh (1990) nhận định rằng trong quá trình quản lý cấp công ty thì lập kế
hoạch được xem là một bước hoạt động cơ bản cần có. Hoạt động này nhằm mục đích
xác định mục tiêu, hình thức kinh doanh, theo dõi quá trình thực hiện và cách tiến
hành hoạt động kinh doanh.
Vậy lập kế hoạch có thể được hiểu là xác định những mục tiêu cụ thể và lựa chọn ra
những phương pháp để thực hiện mục tiêu đó. Công tác lập kế hoạch cần làm rõ mục
tiêu mà doanh nghiệp đã đặt ra là gì? Phương pháp để đạt được mục tiêu? Xây dựng
chiến lược, chính sách và thực hiện các hoạt động theo một thể thống nhất nhằm đạt
được mục tiêu mà doanh nghiệp đưa ra.

Trang 16
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

2.1.2 Khái niệm lập kế hoạch sản xuất


Bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào đều cần có kế hoạch để đạt được mục tiêu đặt ra.
Trong lĩnh vực sản xuất cũng không ngoại lệ, doanh nghiệp cần phải lập ra kế hoạch
cụ thể nhằm định hướng và thực hiện theo đúng định hướng đã đề ra ban đầu.
Theo Trần Thanh Hương (2007), lập kế hoạch sản xuất được coi là yếu tố tiên quyết
trong các chức năng quản lý dẫn đến việc quyết định các định hướng trong tương lai.
Không chỉ là yếu tố quan trọng cơ bản mà lập kế hoạch sản xuất còn làm nhiệm vụ góp
phần giúp cho các chức năng kế tiếp được thực hiện một cách tốt nhất.
Có thể hiểu công tác lập kế hoạch sản xuất là thực hiện xây dựng các công việc theo
một định hướng phù hợp và sử dụng tốt nguồn lực đã có sẵn góp phần giúp cho doanh
nghiệp đạt được mục tiêu đặt ra. Bên cạnh đó, công tác lập kế hoạch sản xuất còn phải
có khả năng dự đoán được nhu cầu tiêu thụ và sự biến động thị trường để điều chỉnh
kế hoạch sản xuất cho phù hợp. Khi lập kế hoạch sản xuất thì cần phải nhận định được
tại thời điểm đó sẽ phải sản xuất sản phẩm với số lượng bao nhiêu? Nguồn lực có đủ
để thực hiện đơn hàng? Thời gian hoàn thành đơn hàng?
Mỗi doanh nghiệp cần phải thực hiện việc lập kế hoạch sản xuất một cách phù hợp và
hoàn chỉnh nhất vì công tác lập kế hoạch sản xuất rất quan trọng và ảnh hưởng rất
nhiều đến việc doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu đã đề ra ban đầu hay không.

2.2 Mục đích của công tác lập kế hoạch sản xuất
Công tác lập kế hoạch sản xuất sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định được các công việc
cần thực hiện, sử dụng hiệu quả các nguồn lực có sẵn mang lại lợi nhuận cao với mức
chi phí thấp cho doanh nghiệp. Mục đích của việc thực hiện công tác lập kế hoạch sản
xuất:
-Biết được nguồn lực hiện có và huy động kịp thời nguồn lực như: máy móc, thiết bị,
nhân công, nguyên vật liệu,... để đáp ứng cho việc thực hiện sản xuất đơn hàng.
-Sắp xếp thời gian hợp lý để sản xuất cho các đơn hàng cần gấp, đơn hàng chậm và
đơn hàng duy trì của doanh nghiệp.
-Tính toán số lượng sản phẩm cần thiết để giao hàng tránh sản xuất thừa sản phẩm gây
tình trạng dư hàng hóa phải tồn kho.

Trang 17
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

-Đảm bảo được thời gian giao hàng tăng uy tín cho doanh nghiệp giúp doanh nghiệp
có thể cạnh tranh và mang lại nhiều lợi nhuận hơn.
-Giúp cho các phòng ban có thể theo dõi được kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp,
sắp xếp các công việc cần làm, điều phối nguồn lực phù hợp tránh gây lãng phí về thời
gian, chi phí và nhân công.
-Giúp cho quản lý có thể theo dõi, giám sát cũng như kiểm tra tình hình đơn hàng và
quá trình sản xuất. Từ đó, kịp thời đề xuất ra giải pháp để khắc phục những khó khăn
khăn gặp phải trong quá trình sản xuất.

2.3 Vai trò của công tác lập kế hoạch sản xuất
Công tác lập kế hoạch đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện sản xuất. Việc
xây dựng kế hoạch cẩn thận và hoàn chỉnh sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt được mục
tiêu đã đặt ra đồng thời thúc đẩy sản xuất đem lại năng suất cao.
Công tác lập kế hoạch giữ vai trò quan trọng trong sản xuất thông qua việc đem lại
nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như là:
-Xác định được mục tiêu, định hướng thực hiện, tìm ra phương pháp để thực hiện mục
tiêu.
-Tập hợp và sử dụng tối đa nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu.
-Có thể ứng phó trước những tình huống thay đổi trên thị trường. Giúp ban lãnh dự
báo tương lai đồng thời đưa ra những định hướng phù hợp để khắc phục và đem lại lợi
nhuận cho doanh nghiệp.
Việc lập kế hoạch còn góp phần sắp xếp các thứ tự công việc sao cho hợp lý hơn. Từ
đó, tạo ra các tiêu chuẩn giúp cho việc kiểm tra, đánh giá quá trình sản xuất trở nên
thuận tiện hơn.
Có thể thấy rằng, lập kế hoạch đóng góp vai trò rất quan trọng trong quá trình thực
hiện sản xuất của doanh nghiệp. Bên cạnh việc giúp nhà quản lý có thể theo dõi, sắp
xếp thứ tự các công việc cần thực hiện để dễ dàng đánh giá và tìm ra những điểm yếu
cần khắc phục trong quá trình sản xuất thì lập kế hoạch còn giúp doanh nghiệp tận
dụng tối đa, tránh gây lãng phí nguyên liệu, thiết bị, nhân công góp phần tăng năng
suất thực hiện sản xuất gia tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hầu hết mọi doanh
nghiệp, không chỉ riêng những doanh nghiệp có quy mô kinh doanh lớn mà các doanh
Trang 18
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

nghiệp nhỏ, lĩnh vực kinh doanh dịch vụ hay sản xuất thì việc lập kế hoạch thực hiện
một cách có hiệu quả sẽ giúp đạt mục tiêu nhanh chóng.

2.4 Căn cứ công tác lập kế hoạch sản xuất


Mọi hoạt động thực hiện sản xuất cần dựa trên những căn cứ để thuận tiện cho việc
giám sát và kiểm tra tiến độ thi hành nhằm mang lại kết quả đạt năng suất cao. Các căn
cứ của việc lập kế hoạch sản xuất:

2.4.1 Căn cứ vào chủ trương, chính sách, đường lối phát triển kinh tế của Đảng và
Nhà nước
Các doanh nghiệp được coi là một phần quan trọng của sự phát triển trong nền công
nghiệp hóa ngày nay. Vì vậy, mỗi kế hoạch sản xuất lập ra đều phải tuân thủ theo
chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước. Nếu kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp
định hướng ngược với sự phát triển của xã hội và trái với chính sách, luật lệ phát triển
của Nhà nước sẽ không thể phát triển, tệ hơn nữa sẽ bị bị đào thải khỏi thị trường kinh
doanh. Ngược lại, nếu doanh nghiệp đề ra kế hoạch sản xuất phát triển phù hợp với xu
hướng phát triển của xã hội và tuân thủ theo chính sách phát triển của Đảng, Nhà nước
sẽ giúp doanh nghiệp phát triển vững mạnh, bền vững hơn.

2.4.2 Căn cứ vào kết quả nghiên cứu nhu cầu tiêu thụ thị trường
Đứng trước sự phát triển ngày một lớn mạnh của nền kinh tế, hầu hết các doanh
nghiệp đều phải có nhiều chính sách, phương pháp để đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ
của xã hội. Và yếu tố được đánh giá là quan trọng giúp doanh nghiệp có thể phát triển
mạnh là đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Để thực hiện được điều này thì doanh
nghiệp cần phải tiến hành nghiên cứu nhu cầu tiêu sản phẩm của thị trường, từ đó, xác
định hướng phát triển của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần thực hiện nghiên cứu khảo sát nhu cầu tiêu thụ của thị trường để xác
định doanh nghiệp sẽ sản xuất sản phẩm gì? Sản xuất cho những đối tượng khách hàng
nào? Vào thời gian nào? Nhu cầu xã hội có cần sản phẩm của doanh nghiệp hay
không? Những câu hỏi được đặt ra có thể giúp cho doanh nghiệp thấy được tầm quan
trọng của việc nghiên cứu thị trường. Khi có đủ thông tin về thị trường tiêu thụ sản

Trang 19
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

phẩm sẽ giúp doanh nghiệp phát triển tối đa nguồn lực cũng như thúc đẩy việc gia tăng
sản xuất tránh gây những sai sót, lãng phí.
Lập kế hoạch sản xuất được đánh giá là bước đầu tiên cho việc tiến hành sản xuất cũng
như là tiền đề cho việc thực hiện các chức năng quản lý tiếp theo của nhà quản lý.
Nghiên cứu nhu cầu tiêu thụ thị trường được xem là bước quan trọng để thực hiện việc
lập kế hoạch sản xuất. Thị trường là yếu tố quyết định doanh nghiệp sẽ kinh doanh
lĩnh vực nào và phương thức kinh doanh. Nghiên cứu thị trường còn tác động đến việc
lập kế hoạch thông qua việc tăng hoặc giảm sản xuất để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ.

2.4.3 Căn cứ vào nguồn lực doanh nghiệp


Trong các yếu tố để lập kế hoạch sản xuất thì nguồn lực doanh nghiệp được xem là
yếu tố thúc đẩy gia tăng sản xuất và cạnh tranh với các đối thủ khác. Doanh nghiệp cần
nắm rõ nguồn lực hiện có để lên kế hoạch tận dụng một cách hiệu quả nhất. Đảm bảo
số lượng nhân công, máy móc, nguyên vật liệu, thiết bị đủ để thực hiện sản xuất, hạn
chế tình trạng thiếu nguồn lực làm trì trệ thời gian hoàn thành đơn hàng. Ngày càng cải
tiến, hoàn thiện tốt nguồn lực như nâng cao quy trình sản xuất, sắp xếp thời gian thực
hiện đơn hàng nhanh chóng để đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng giúp doanh
nghiệp cạnh tranh mạnh mẽ với các đối thủ cùng ngành.

2.4.4 Căn cứ vào đơn đặt hàng của khách hàng


Yếu tố đơn đặt hàng cũng được đánh gái là một phần khá quan trọng ảnh hưởng đến
việc lập kế hoạch. Đối với những đơn hàng được đặt trước, sau đó tiến hành sản xuất
thì cần doanh nghiệp cần chú trọng rất nhiều vào việc lập kế hoạch. Đưa ra bảng kế
hoạch cụ thể và hoàn chỉnh sẽ giúp cho việc tiến hành sản xuất trở nên thuận tiện hơn.
Không chỉ vậy, bảng kế hoạch còn giúp doanh nghiệp có thể giám sát tình trạng đơn
hàng có theo kịp tiến độ hay không và đề xuất tăng nhanh tiến độ khi cần thiết. Công
tác lập kế hoạch có tác động làm tăng uy tín của doanh nghiệp, tạo lòng tin với khách
hàng trong trường hợp thực hiện theo yêu cầu đơn đặt hàng.

2.4.5 Căn cứ vào kết quả báo cáo kinh doanh của doanh nghiệp
Kết quả báo cáo kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp cũng góp phần như một yếu
tố phụ ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch sản xuất cho doanh nghiệp. Dựa vào tình hình
Trang 20
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

kinh doanh qua các năm để biết được doanh thu của doanh nghiệp lời hoặc lỗ trong
quá trình sản xuất và đề xuất ra giải pháp để khắc phục. Những tình trạng thực hiện
đơn hàng không tốt gây ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp hoặc trong quá trình
thực hiện công tác sản xuất việc lập kế hoạch đưa ra những cải tiến nâng cao năng suất
sản xuất thì được thể hiện qua việc tăng giảm doanh thu của doanh nghiệp. Từ đó,
doanh nghiệp rút ra được những kinh nghiệm khắc phục, hạn chế các khó khăn xảy ra
và đề xuất thêm những giải pháp làm gia tăng năng suất đem lại lợi ích cho doanh
nghiệp.

2.5 Phương pháp lập kế hoạch sản xuất


Để tiến hành thực hiện công tác lập kế hoạch sản xuất, ngoài những căn cứ thì phương
pháp lập kế hoạch sản xuất cũng cần được nhà quản lý chọn và áp dụng đúng cách để
mang lại hiệu quả cao nhất cho việc lập kế hoạch. Mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn các
phương pháp phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp.

2.5.1 Phương pháp cân đối


Phương pháp cân đối được thực hiện thông qua 2 bước:
Bước 1: Xác định các khả năng hiện có và có thể có trong tương lai của doanh nghiệp.
Bước 2: Cân đối giữa nguồn lực của doanh nghiệp và nhu cầu tiêu thụ của thị trường.
Phương pháp cân đối này giúp cho doanh nghiệp thích nghi và đề ra giải pháp trước sự
biến động của thị trường tiêu thụ. Nhà quản lý cần xem xét không chỉ các yếu tố lớn
trong doanh nghiệp mà còn phải xem xét từng yếu nhỏ để đề xuất ra biện pháp cân đối
cho sự biến động của thị trường giúp doanh nghiệp có thể thích nghi một cách tốt nhất
trong từng trường hợp.

2.5.2 Phương pháp tỷ lệ cố định


Phương pháp này dựa trên căn cứ báo cáo kết quả kinh doanh hằng năm của doanh
nghiệp. Từ đó, tính ra một con số thể hiện tỷ lệ cố định cho các chỉ tiêu của doanh
nghiệp ở năm trước và tiến hành thực hiện lập kế hoạch sản xuất. Phương pháp này
được đánh giá là nhanh chóng, không mất nhiều thời gian nhưng tỷ lệ chính xác không
cao nếu xảy ra biến động tình hình thị trường tiêu thụ.

Trang 21
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

2.5.3 Phương pháp lập kế hoạch dựa trên các nhân tố tác động
Dựa vào các nhân tố tác động đến việc lập kế hoạch sản xuất thì phương pháp này sẽ
tiến hành phân tích các nhân tố đó giúp cho nhà quản lý có thể tiến hành thực hiện lên
kế hoạch:
Nhân tố về tình hình kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước nhà, tình hình lạm
phát,..
Nhân tố về chính trị, pháp luật: Bảo vệ môi trường, sức khỏe người tiêu dùng, thuế,
luật kinh doanh,...
Nhân tố về công nghệ, khoa học kỹ thuật, đối thủ cạnh tranh.
Nhân tố thị trường tiêu thụ: số lượng người tiêu dùng, độ tuổi, khả năng đáp ứng nhu
cầu,..
Nhân tố về nguồn lực doanh nghiệp: nhân công, máy móc, thiết bị,...

2.5.4 Phương pháp lợi thế vượt trội


Phương pháp này đòi hỏi doanh nghiệp cần có nguồn lực sáng tạo và không ngừng cải
tiến để tạo ra những sự đột phá vượt trội góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng trong quá
trình sản xuất. Một doanh nghiệp tạo được những lợi thế vượt trội sẽ tăng năng lực
cạnh tranh với các đối thủ khác.
2.5.5 Phương pháp phân tích chu kỳ sống của sản phẩm
Theo Trương Đức Lực và Nguyễn Đình Trung (2013), một sản phẩm sẽ có chu kỳ
sống gồm bốn giai đoạn: Công bố sản phẩm ra thị trường, tăng trưởng, bão hòa và suy
thoái. Dựa trên mỗi giai đoạn, nhà quản lý sẽ tiến hành nắm rõ nhu cầu thị trường, sau
đó bắt đầu thực hiện lập kế hoạch sản xuất cho doanh nghiệp nhằm mục đích đáp ứng
tốt nhất lượng sản phẩm cho từng giai đoạn không bị thừa cũng như thiếu.

2.6 Nhân tố ảnh hưởng đến công tác lập kế hoạch sản xuất
Từ các căn cứ cũng như phương pháp hỗ trợ cho công tác lập kế hoạch sản xuất có thể
thấy được nhiều nhân tố tác động đến việc lập kế hoạch này:

2.6.1 Khả năng tiêu thụ sản phẩm


Khả năng tiêu thụ sản phẩm sẽ là yếu tố quyết định xem doanh nghiệp nên sản xuất
sản phẩm với số lượng bao nhiêu? Và đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc bố
Trang 22
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

trí kế hoạch sản xuất sao cho phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Tùy vào mỗi
giai đoạn mà nhu cầu tiêu thụ sản phẩm sẽ khác nhau dẫn đến việc lập kế hoạch thay
đổi theo nhu cầu tiêu thụ.

2.6.2 Nguồn lực doanh nghiệp


Nguồn lực được đánh giá là nhân tố vô cùng quan trọng khi lên kế hoạch thực hiện sản
xuất. Doanh nghiệp khi tiến hành thực hiện một đơn hàng đều phải xem xét, kiểm tra
kỹ lưỡng về mặt số lượng nhân công, máy móc, trang thiết bị có đủ điều kiện để sản
xuất hay không? Nếu khi tiến hành thực hiện sản xuất thông qua kế hoạch đã được lập
ra, nhà quản lý sẽ dựa theo đó để kiểm tra tiến độ của việc sản xuất và tìm ra giải pháp
ứng phó điều chỉnh cho phù hợp. Doanh nghiệp phải luôn đảm bảo có đủ số lượng
nhân công, máy móc, thiết bị để thực hiện sản xuất tránh tình trạng làm trì trệ gây kéo
dài thời gian hoàn thành đơn hàng.

2.6.3 Nguồn nguyên vật liệu


Quá trình thực hiện sản xuất bắt đầu từ yếu tố đầu vào là nguồn nguyên vật liệu, vì thế,
để tiến hành lập kế hoạch sản xuất thì doanh nghiệp phải kiểm tra nguyên vật liệu sản
xuất có sẵn và đủ với lượng sản phẩm cần yêu cầu hay không? Nếu xảy ra tình trạng
thiếu hụt nguyên vật liệu, nhà quản lý phải tiến hành mua nguyên vật liệu về đáp ứng
cho nhu cầu sản xuất xảy ra đúng tiến độ.

2.6.4 Nguồn vốn doanh nghiệp


Khả năng tài chính của doanh nghiệp sẽ là nhân tố quyết định cho việc sản xuất khi
xảy ra tình trạng bất khả kháng. Nguồn tài chính của doanh nghiệp đủ lớn mạnh sẽ
giúp cho quá trình lên kế hoạch sản xuất diễn ra suôn sẻ hơn nếu gặp tình huống như
thiết bị hỏng cần sửa chữa, thiết bị vật tư không đủ để sản xuất. Ngược lại, khi tài
chính doanh nghiệp đang gặp vấn đề khó khăn cũng sẽ gây ảnh hưởng đến công tác lập
kế hoạch sản xuất do gây ảnh hưởng đến việc lựa chọn các giải pháp khắc phục.

2.7 Quy trình lập kế hoạch sản xuất


Theo Bùi Đức Tuân (2005), quy trình lập kế hoạch sản xuất được thực hiện qua các
bước sau:

Trang 23
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

Hình 2.5 Sơ đồ quy trình thực hiện lập kế hoạch sản xuất

(Nguồn: Giáo trình Kế hoạch kinh doanh, 2005)


Bước 1: Xác định các căn cứ cần cho việc lập kế hoạch sản xuất
Dựa vào các yếu tố như nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, lượng hàng tồn kho, số lượng máy
móc thiết bị, nhân công, nguồn vốn tài chính,... mà doanh nghiệp tiến hành đưa ra kế
hoạch sản xuất cụ thể. Việc dựa trên các yếu tố này giúp cho kế hoạch được thực hiện
dễ dàng và mang lại hiệu quả cao.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch sản xuất tổng hợp
Ở bước này, doanh nghiệp sẽ tiến hành xây dựng kế hoạch sản xuất những sản phẩm
mà doanh nghiệp đã định hướng hoặc phát triển thêm sản phẩm mới đáp ứng cho nhu
cầu của khách hàng.
Bước 3: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo sản xuất

Trang 24
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

Doanh nghiệp sau khi xây dựng kế hoạch sản xuất tổng thể sẽ tiến hành thực hiện kế
hoạch chỉ đạo sản xuất cụ thể từng công việc cho phù hợp với khả năng của từng đơn
vị.
Bước 4: Xây dựng kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu
Việc xây dựng kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu nhằm xác định, kiểm tra nguồn
nguyên liệu đầu vào cần thiết phục vụ cho nhu cầu sản xuất tránh tình trạng thiếu hụt
nguyên liệu.
Bước 5: Xây dựng kế hoạch nhu cầu công suất
Doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch nhu cầu công suất đảm bảo thực hiện theo yêu
cầu của kế hoạch sản xuất tổng thể và kế hoạch chỉ đạo sản xuất. Dựa theo nguồn
nguyên vật liệu đầu vào có sẵn, xây dựng kế hoạch đạt công suất hợp lý.
Bước 6: Xét tính khả thi của kế hoạch
Xét tính khả thi của kế hoạch sẽ dựa trên kế hoạch nhu cầu công suất của thiết bị.
Thường xuyên theo dõi, thực hiện kiểm tra thiết bị có chạy đạt công suất đã đề ra hay
không? Nếu chưa đạt đủ công suất mà doanh nghiệp cần thì nhà quản lý cần tiến hành
thay đổi kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu, kế hoạch chỉ đạo sản xuất, kế hoạch sản
xuất tổng hợp đồng thời đề ra các biện pháp như bảo trì, sửa chữa thiết bị nhằm cải
tiến máy đạt công suất cao hơn.
Bước 7: Tiến hành thực hiện kế hoạch sản xuất đã đặt ra
Nếu kế hoạch sản xuất đã được xét tính khả thi thành công thì doanh nghiệp tiến hành
thực hiện kế hoạch. Trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch, nhà quản lý cần theo dõi,
kiểm tra cẩn thận và tỉ mỉ các yếu tố tác động để tìm ra giải pháp khắc phục sai sót kịp
thời không gây ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất.

2.8 Nội dung lập kế hoạch sản xuất


Công tác lập kế hoạch sản xuất bao gồm các nội dung sau:
Xác định số lượng sản phẩm cần sản xuất
Lập kế hoạch cần xác định số lượng sản phẩm cần sản xuất dựa trên số lượng đơn
hàng, tình hình nhu cầu thị trường và lượng sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp.
Xác định phương pháp tiến hành sản xuất

Trang 25
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

Đưa ra những quy trình sản xuất sản phẩm, công đoạn gia công, công đoạn máy móc
thực hiện,...
Xác định nguồn lực doanh nghiệp
Lập kế hoạch đưa ra số lượng nhân công, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu cần để
đáp ứng cho nhu cầu sản xuất.
Về nhân công: các nhà quản lý chuyên môn về sản xuất, nhân lực về lao động có trình
độ, nhân lực về lao động phổ thông.
Về thiết bị: số lượng máy thực hiện sản xuất trực tiếp, số lượng máy bổ trợ cho công
việc sản xuất.
Về nguyên vật liệu: số lượng nguyên liệu sản xuất ra thành phẩm, bán thành phẩm, số
lượng nguyên liệu tồn kho.
Xác định các yếu tố liên quan
Tính toán chi phí cần cho việc sản xuất, các đối thủ cạnh tranh.

Trang 26
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VỀ QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ MINH NGUYÊN

3.1 Quy trình sản xuất tại Công ty Công nghiệp Hỗ trợ Minh Nguyên

3.1.1 Quy trình sản xuất chung tại Công ty

Hình 3.6 Sơ đồ quy trình sản xuất

(Nguồn: Bộ phận sản xuất)

Trang 27
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

Bước 1: Bên phía bộ phận sản xuất tiếp nhận vật tư từ nhân viên triển khai kế hoạch
vật tư để kiểm tra số lượng nguyên liệu nhựa, đúng loại nhựa, đúng số lượng nhựa
đang cần.
Bước 2: Sau khi nhận vật tư, bộ phận sản xuất sẽ cho tiến hành trộn hạt nhựa với chất
tạo màu bằng máy trộn theo đúng với tỉ lệ mà bảng tiêu chuẩn đề ra.
Bước 3,4: Bộ phận sản xuất tiến hành sấy nhựa trong khoảng hơn 3 giờ, sau đó đổ
nhựa qua máy bằng phễu nhập liệu.
Chờ nhựa nóng chảy 20 phút.
Ở bước này bộ phận sản xuất cần lưu ý cho đúng loại nhựa vào máy, đúng số lượng
nhựa và đúng máy.
Bước 5: Bộ phận kỹ thuật dùng thiết bị vận chuyển cho khuôn vào máy.
Ở bước này bộ phận cần lưu ý cho đúng mã khuôn, đúng mã hàng.
Bước 6,7: Tiến hành vệ sinh khuôn bằng hóa chất. Sau đó bộ phận kỹ thuật sẽ kiểm tra
khuôn, tiến hành khởi động máy, điều chỉnh các thông số kỹ thuật cho đúng với yêu
cầu và cho thực hiện ép khuôn tự động bằng máy theo thông số đã cài đặt.
Bước 8,9: Cho máy thực hiện việc ép nhựa và cho ra thành phẩm
Việc lấy sản phẩm ra từ máy có thể thực hiện bằng hai thức: do máy tự động hoặc do
con người lấy ra.
Bước 10: Sản phẩm sẽ do kỹ thuật viên kiểm tra sau đó nhân viên QC sẽ thực hiện
kiểm tra trên vài sản phẩm cụ thể.
Các sản phẩm có robot tự động tự động lấy ra sẽ chạy thẳng xuống thùng chứa đã
được bố trí sẵn và hầu như những sản phẩm này sẽ không cần gọt bivia (nhựa thừa trên
sản phẩm).
Các sản phẩm do con người lấy ra từ máy có thể sẽ cần gọt bivia và vệ sinh sản phẩm
cẩn thận.
Bộ phận sản xuất và nhân viên QC sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm. Sản
phẩm chất lượng là sản phẩm không trầy, xước, đúng mã hàng, mã nhựa, không nứt
mẻ, không thiếu nhựa,... theo các tiêu chuẩn đã có tại dây chuyền sản xuất.
Sản phẩm đạt chuẩn:
Sản phẩm đạt chuẩn không cần thủ công thêm sẽ được đóng thùng và xuất hàng đi.

Trang 28
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

Sản phẩm đạt chuẩn cần thủ công sẽ được thực hiện các bước tiếp theo.
Sản phẩm không đạt chuẩn sẽ thực hiện theo quy trình xử lý sản phẩm lỗi (hình 2.2).
Bước 11,12,13: Sau khi các sản phẩm đã được kiểm định là đạt chất lượng, đạt tiêu
chuẩn thì bộ phận sản xuất tiếp tục tiến hành in tem, nhãn dán, lắp ráp và đóng gói sản
phẩm.
Việc đóng gói sản phẩm cần có những lưu ý là: đúng sản phẩm, đúng mã hàng, đúng
số lượng sản phẩm và mỗi thùng phải có nhãn dán.
Bước 14: Bộ phận sản xuất tiến hành xuất xưởng. Kiểm tra đủ số lượng hàng, đủ nhãn
dán, đúng tiêu chuẩn đóng gói. Lập phiếu chuyển hàng chuyển qua kho thành phẩm.
Bước 15: Các sản phẩm sau khi kiểm tra nếu không đạt chất lượng sẽ được xử lý theo
quy trình xử lý sản phẩm lỗi.

3.1.2 Quy trình xử lý sản phẩm lỗi

Hình 3.7 Quy trình xử lý sản phẩm lỗi

(Nguồn: Bộ phận sản xuất)


Các sản phẩm lỗi sau khi được các nhân viên QC kiểm tra sẽ dán nhãn dành cho sản
phẩm lỗi và dán cụ thể ở vị trí lỗi trên sản phẩm. Sau đó, sản phẩm lỗi được để vào vị
trí thùng đỏ ( thùng dành cho những sản phẩm lỗi). Còn những sản phẩm đạt chuẩn sẽ
được cho vào thùng xanh. Sản phẩm lỗi được đem xay keo, sử dụng nhựa tái chế để
sửa lại sản phẩm lỗi (một vài sản phẩm sử dụng nhựa tái chế được) và sau đó nhân
Trang 29
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

viên QC kiểm tra chất lượng sản phẩm sau khi sửa. Nếu khắc phục được, sẽ tiếp tục
cho vào thùng và tiến hành đóng gói như các sản phẩm đã đạt chất lượng từ đầu. Nếu
vẫn không thể khắc phục được lỗi thì bên bộ phận sản xuất sẽ tiến hành hủy bỏ những
sản phẩm đó.

3.1.3 Quy trình ép phun nhựa

Hình 3.8 Mô hình hệ thống ép phun nhựa

(Nguồn: Bộ phận sản xuất)


Phễu cấp liệu (Hopper)
Khoang chứa nhựa (Barrel)
Các băng gai nhiệt (Heater band)
Trục vít (Screw)
Bộ hồi tự hở (Non-return assembly)
Vòi phun (Nozzle)
Có 4 bước để máy ép phun nhựa cho ra một sản phẩm hoàn chỉnh: KẸP-TIÊM-LÀM
MÁT-ĐẨY RA.
KẸP

Trang 30
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

Trước khi các vật liệu được vào khuôn thì bộ kẹp sẽ thực hiện việc đóng chặt hai nửa
khuôn với nhau. Bộ kẹp sẽ giúp cho hai nửa khuôn được đóng chặt với nhau trong suốt
quá trình vật liệu được bơm vào. Thời gian đóng kẹp khuôn phụ thuộc vào mỗi máy và
những máy lớn hơn sẽ có thời gian đóng khép khuôn lâu hơn.
TIÊM
Nhựa thô thường là ở dạng viên, sau đó được đưa vào khuôn bằng hình thức phun.
Dưới nhiệt độ cao và áp suất theo quy định vật liệu nhựa sẽ dần chảy ra. Nhựa sau khi
chảy ra sẽ được đưa tiêm vào khuôn rất nhanh. Thời gian tiêm vật liệu được phụ thuộc
vào thể tích tiêm, áp suất tiêm và công suất tiêm.
LÀM MÁT
Nhựa nóng chảy trong khuôn sẽ tự động tiến hành làm nguội dần dần. Sản phẩm sẽ
được đông cứng. Sản phẩm được cấu tạo lúc này sẽ vô cùng nóng nên máy sẽ cần có
thời gian làm lạnh hợp lý và không được mở máy khi quá trình làm lạnh tiến hành
chưa đủ.
ĐẨY RA
Sau khi quá trình làm lạnh tiến hành đủ thời gian, hai khuôn sẽ tự động mở ra và đẩy
sản phẩm ra bằng hệ thống đẩy. Tuy nhiên, dù có qua hệ thống làm mát trong quá trình
tạo ra sản phẩm nhưng nhiệt độ của sản phẩm nhựa đều còn nóng và phải cẩn thận khi
lấy sản phẩm ra đối với các máy không có robot tự động.

Trang 31
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

Hình 3.9 Hệ thống ép phun nhựa thực tế

(Nguồn: Bộ phận sản xuất)

3.2 Căn cứ lập kế hoạch sản xuất tại Công ty Công nghiệp Hỗ trợ Minh Nguyên
Để tiến hành lập kế hoạch sản xuất thì phòng sản xuất nói chung và cụ thể là nhân viên
triển khai kế hoạch sản xuất nói riêng cần nắm rõ những yếu tố như: đơn hàng đó là
loại đơn hàng gì?, kiểm tra hàng tồn, tình trạng hoạt động của máy, nguồn lực sản xuất
và lượng vật tư hiện có của công ty có đáp ứng được yêu cầu của đơn hàng hay không?

Trang 32
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

3.2.1 Loại đơn hàng


Việc lập kế hoạch sản xuất trước khi xác nhận có thực hiện đơn hàng hay không thì
cần nắm rõ được đó là loại đơn hàng nào? Có nhiều loại đơn hàng khác nhau như:
Đơn hàng cố định: Đây là loại đơn hàng mà công ty luôn phải đáp ứng doanh số mỗi
ngày, mỗi tuần hoặc mỗi tháng. Lượng đơn hàng cố định chiếm phần lớn đơn hàng mà
công ty nhận được. Do đó, những máy phụ trách cho đơn hàng cố định này luôn phải
chạy liên tục để đáp ứng đủ lượng sản phẩm cần giao. Điều này cho thấy, bộ phận sản
xuất phải đưa ra những kế hoạch phù hợp để thực hiện.
Đơn hàng giao gấp: Đơn hàng này thường được khách hàng đặt và giao trong khoảng
thời gian ngắn. Hầu như những đơn hàng giao gấp sẽ được khách hàng trả giá cao hơn
những đơn hàng khác. Nhưng bộ phận sản xuất cũng cần xem xét, cân nhắc rằng công
ty có đủ những điều kiện để thực hiện những đơn hàng này hay không.
Đơn hàng không giao gấp: Đặc biệt đơn hàng này thường không được công ty chú
trọng nhiều. Nhưng đây hầu như là những khách hàng lâu dài với công ty. Nên họ sẽ
đặt trước và cho công ty thời gian đủ dài để hoàn thành sản phẩm. Chính vì có thời
gian nên công ty hay mắc trường hợp cận ngày giao mới đưa kế hoạch lên sản xuất.
Điều này sẽ gây ra những hậu quả cho việc giao hàng như trễ đơn hàng, hàng không
đủ giao,... Vì thế, bộ phận sản xuất cần tìm hiểu và khắc phục những trường hợp cho
loại đơn hàng này.

3.2.2 Kiểm tra hàng tồn


Một yếu tố mà bộ phận sản xuất cần xem xét kỹ lưỡng trước khi lên kế hoạch đó là
kiểm tra lượng hàng tồn kho. Vì khi nhận đơn hàng, nếu bộ phận sản xuất kiểm tra
đúng, kỹ lưỡng số lượng hàng còn tồn và đưa ra kế hoạch sản xuất phù hợp với đơn
đặt hàng thì sẽ tránh được tổn thất cho công ty về nhân công, nguyên liệu cũng như chi
phí sản xuất.
Khi tiến hành xác nhận thực hiện đơn hàng thì bộ phận lập kế hoạch sản xuất của Minh
Nguyên thường tiến hành cho nhân viên quản lý hàng tồn kiểm tra số lượng hàng hóa
lưu trữ trong kho hiện tại có đáp ứng đủ đơn hàng hay không? Từ đó, đề ra kế hoạch
sản xuất đủ theo số lượng hàng cần giao.

Trang 33
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

3.2.3 Tình trạng hoạt động của máy


Minh Nguyên được biết đến là một công ty công nghiệp hỗ trợ cho việc sản xuất các
linh kiện bằng nhựa, vì vậy đa số các sản phẩm ở đây được sản xuất chủ yếu dựa trên
máy móc. Máy móc được xem là nhân tố góp phần cho ra sản phẩm có kịp đơn hàng
hay không? Nếu như công ty nhận một đơn hàng có giá trị và gấp nhưng bộ phận sản
xuất không cập nhật được tình hình thiết bị hoạt động hay không thì sẽ ảnh hưởng rất
lớn đến việc trễ đơn hàng và uy tín công ty.
Hiện nay, Minh Nguyên trang bị 53 máy ép phun nhựa phục vụ cho công việc sản xuất
tại công ty. Công ty đầu tư hệ thống máy phun nhựa JSW đến từ Nhật Bản. Mỗi máy
đều có thông số kỹ thuật và công suất hoạt động riêng có lực ép từ 50-220 tấn. Các
máy hầu như sẽ có tuổi thọ từ 5 đến 10 năm và hoạt động với công suất tối đa vào thời
gian đầu. Thế nhưng, sau thời gian sử dụng cần phải có chính sách bảo trì và chăm sóc
thiết bị phù hợp. Vì thực tế tại công ty có một số máy thực hiện chạy tự động và xuyên
suốt, một số máy thực hiện theo đơn yêu cầu của khách hàng. So với kế hoạch đề ra,
tình trạng máy móc chạy ra thành phẩm ở thực tế là chậm hơn. Không chỉ vậy, khi lên
kế hoạch thực hiện sản xuất còn gặp phải tình trạng máy dừng không hoạt động hoặc
chạy ra sai thành phẩm. Các máy hư hỏng có thời gian sửa chữa từ 1 đến 3 tiếng hoặc
có khi sẽ lên đến vài ngày. Đó là những lỗi dễ thấy ở máy móc. Việc bảo trì, sửa chữa
thiết bị thực hiện một cách thường xuyên và điều độ sẽ giảm bớt tình trạng máy bị hư
khi cần sản xuất tại công ty giúp công tác lập kế hoạch đi đúng tiến độ đã đề ra.
Công ty có thực hiện công tác bảo trì bằng cách phân bổ:
2 nhân viên bảo trì cố định mỗi ca: sửa chữa những lỗi thiết bị tạm thời như dừng máy,
tra dầu vào máy,...
6 đến 8 nhân viên bảo trì thường xuyên: thực hiện việc bảo trì hằng tháng, kiểm tra
tình hình thiết bị thường xuyên,...
Tình hình máy móc hoạt động tại công ty thường xảy ra những vấn đề trục trặc ngoài
kế hoạch, vì vậy, cần có những biện pháp khắc phục tốt nhất để hạn chế gây trì trễ thời
gian sản xuất của công ty.

Trang 34
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

3.2.4 Nguồn lực sản xuất


Mặc dù mang tinh thần là một công ty phụ thuộc hầu như vào máy móc. Thế nhưng
nguồn nhân lực vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc sản xuất. Sẽ gây ảnh
hưởng nhiều thế nào khi đơn hàng cần những sản phẩm có tác động thủ công từ con
người nhưng công ty lại đang thiếu nhân lực? Đơn hàng bị trễ, hàng không đủ để
giao,... là những hậu quả dễ nhận thấy khi công ty không có đủ nguồn lực sản xuất. Do
đó có thể thấy được, bộ phận sản xuất cũng cần xem nhân lực công ty có đáp ứng điều
kiện cho đơn hàng hay không và từ đó đề xuất bộ phận nhân sự tuyển thêm người nếu
cần cho quá trình sản xuất.
Cụ thể tình hình nguồn lực sản xuất tại công ty:

Bảng 3.1 Số lượng nhân viên sản xuất trong mỗi ca làm việc

( Nguồn: Phòng sản xuất)


Trình độ chuyên môn Năm 2020
Số lượng Tỷ lệ
Trình độ chuyên môn cao 5 2,7%
Đại học-Cao đẳng 10 5,4%
Lao động phổ thông 170 91,9%
Tổng cộng 185 100%
Thông qua bảng thống kê, số lượng nhân công có trình độ lao động phổ thông chiếm
số đông (91,9%) trong mỗi ca làm việc. Trong khi đó, số lượng nhân công có trình độ
chuyên môn cao chỉ chiếm 2,7% và số lượng nhân công đạt trình độ cao đẳng-đại học
cũng chỉ chiếm 5,4%. Nhân công có trình độ lao động phổ thông được đánh giá là
chiếm số lượng đông và có thể nói đây là người tiếp xúc gần với máy móc, thành
phẩm của công ty nhiều nhất. Vì vậy, khi đồng ý thực hiện đơn hàng thì công ty sẽ
phải kiểm tra nguồn lực công ty. Nếu thiếu nhân công thì cần phải báo cáo bộ phận
hành chính nhân sự để tuyển thêm người phục vụ cho nhu cầu sản xuất.
Nhân công sẽ được phân bố trong mỗi ca như sau:
Ca trưởng: 2 người.
Ca phó: 1 người.
Nhân viên bảo trì: 2 người.
Nhân công đứng máy: Tùy vào số máy thực hiện sản xuất: Khoảng 30 người/1 ca.

Trang 35
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

Nhân công thủ công: 30 người /1ca.


Ca trưởng: có nhiệm vụ theo dõi tiến độ sản xuất của từng khâu trong toàn bộ quá trình
sản xuất mỗi ca, bố trí lượng nhân công đứng máy,...
Ca phó: Hỗ trợ ca trưởng trong việc giám sát và điều phối nhân công.
Nhân viên bảo trì: Hỗ trợ sửa chữa thiết bị kịp thời, bảo trì máy, tra dầu,...
Nhân viên đứng máy: Kiểm tra hàng sau ra máy chạy ra thành phẩm, vệ sinh sản
phẩm, kiểm tra số lượng sản phẩm máy chạy ra.
Nhân viên thủ công: Thực hiện các công việc thủ công cho các sản phẩm hoàn thiện.

3.2.5 Vật tư sản xuất


Yếu tố quan trọng cuối cùng để bộ phận sản xuất lập ra được một bảng kế hoạch sản
xuất hoàn chỉnh và ít sai sót nhất đó là vật tư mà công ty đang có sẵn có thể phục vụ
cho đơn hàng hay không? Có thể nói vật tư có thể không phải là công việc mà bộ phận
lập kế hoạch phải chú trọng nhiều. Thế nhưng, vật tư có ảnh hưởng đến tiến độ của kế
hoạch sản xuất có thể hoàn thành kịp hay không cho nên bộ phận sản xuất cần chú
trọng về tình trạng vật tư của công ty tránh gây thiếu vật tư trong quá trình kế hoạch
đang được lên.
Minh Nguyên luôn dự trữ nguồn nguyên vật liệu cần để đáp ứng cho sản xuất. Nhân
viên thu mua của bộ phận sản xuất thực hiện việc tìm nguồn nguyên vật liệu và lên
danh sách cụ thể vào hằng ngày tránh cho tình trạng thiếu nguồn nguyên vật liệu. Mặc
dù công tác thu mua diễn ra đều đặn mỗi ngày nhưng công ty vẫn thường xuyên xảy ra
thì trạng thiếu nguồn nguyên vật liệu do một số nguyên nhân như nhựa bỏ vào sai
máy, nhựa chạy ra sản phẩm lỗi,... dẫn đến tình trạng nguồn nguyên vật liệu bị thiếu
hụt và không đáp ứng được cho nhu cầu sản xuất. Việc thiếu hụt nguyên vật liệu khi
cần gấp còn dẫn đến kết quả nhân viên thu mua sẽ liên hệ nhà các nhà cung cấp với giá
mua nguyên vật liệu cao hơn so với bình thường ảnh hưởng đến ngân sách của công
ty. Do đó, để tiến hành sản xuất công ty cũng cần kiểm tra và xác định nguồn nguyên
liệu đang lưu trữ ở kho.
Những căn cứ trên là yếu tố giúp cho việc lên kế hoạch sản xuất được hoàn thiện và
đảm bảo đúng tiến độ hơn. Các yếu tố phải được theo dõi và cập nhật song song cùng
lúc với nhau để tránh tình trạng một trong những yếu tố làm cho ảnh hưởng đến việc
Trang 36
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

trì trệ kế hoạch. Khi kế hoạch đã lên sẵn nhưng không theo dõi đơn hàng không xác
định được đơn hàng nào cần giao gấp, không kiểm tra hàng tồn dẫn đến việc sản xuất
thừa sản phẩm, không cập nhật tình trạng máy nào hoạt động được hay không để sản
xuất cho những đơn hàng cần, thiếu nhân lực sản xuất làm chậm tiến độ, không đủ vật
tư để đáp ứng nhu cầu đơn hàng cũng thấy được tổn thất đến hoạt động kinh doanh của
công ty. Qua đó, bộ phận lập kế hoạch sản xuất cần căn cứ những yếu tố này để lập và
theo dõi kế hoạch một cách cụ thể và chính xác hơn.

3.3 Mô tả quy trình lập kế hoạch sản xuất tại Công ty Công nghiệp Hỗ trợ Minh
Nguyên
Để đáp ứng những yêu cầu về quy trình sản xuất, đảm bảo lượng nguyên vật liệu khi
cần thiết, lượng sản phẩm theo đơn đặt hàng cũng như nâng cao năng suất làm việc
của nhân lực thì cần có sự theo dõi các thông tin liên quan đến sản xuất giữa các phòng
ban. Cụ thể là phòng sản xuất với bộ phận lập kế hoạch sản xuất được xem là bộ phận
quan trọng trong dây chuyền đảm bảo cho việc sản xuất diễn ra đúng tiến độ và đạt

Trang 37
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

năng suất cao nhất có thể.

Hình 3.10 Quy trình lập kế hoạch

(Nguồn: Bộ phận sản xuất)


Quy trình lập kế hoạch được diễn ra không chỉ ở phòng sản xuất mà còn bao gồm tổng
quát các phòng ban liên quan khác.
Đầu tiên, bộ phận của phòng Bán Hàng (BH) sẽ xác nhận đơn hàng và gửi cho phòng
Sản Xuất (SX). Đồng thời, bên cạnh đó phòng SX triển khai cuộc họp sơ bộ với các
phòng ban và các bộ phận liên quan như phòng BH, phòng Nhân Sự (NS), phòng Kỹ
Thuật, phòng Nghiên cứu và Phát triển nhằm xác định xem tình trạng kinh tế, lượng
nhân lực, các yêu cầu kỹ thuật,... có thể đáp ứng điều kiện đơn đặt hàng hay không?
Sau khi gửi đơn hàng cho phòng SX và triển khai họp sơ bộ thì việc quyết định triển
khai thực hiện sản xuất sẽ phải thông qua sự chấp thuận của Giám đốc sản xuất.

Trang 38
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

Sau khi xác định thực hiện đơn hàng thì bộ phận kế hoạch sản xuất sẽ tiến hành lên kế
hoạch.
Trên thực tế, quá trình lập kế hoạch sản xuất các khách hàng chung diễn ra khá đơn
giản gần giống như quy trình đã đề ra. Các nhân viên lập kế hoạch sản xuất nhận thông
tin đơn hàng thông qua nhân viên bộ phận BH. Sau đó, sẽ lên lịch kế hoạch cho từng
ngày cụ thể. Tuy nhiên, riêng đối với SAMSUNG thì việc lên kế hoạch sản xuất diễn
ra khá tỉ mỉ, cẩn thận hơn. Đơn hàng sẽ được gửi trực tiếp cho nhân viên bên bộ phận
lập kế hoạch sản xuất nhằm mục đích an toàn và chắc chắn về việc kịp tiến độ cho đơn
hàng của SAMSUNG. Những đơn hàng của SAMSUNG sẽ được gửi vào thứ 2 trước
hạn giao hàng 2 tuần và sẽ điều chỉnh lần 1 vào thứ 5 (bổ sung hoặc thay đổi thông tin
về đơn hàng) của tuần gửi đơn hàng. Qua tuần tiếp theo, vào thứ 5 là lần điều chỉnh
thứ 2 của đơn hàng (hầu như xảy ra rất ít những thay đổi cho đơn hàng). Nếu không có
gì thay đổi đơn hàng sẽ được giao theo kế hoạch. SAMSUNG luôn theo dõi đơn hàng
của công ty một cách thận trọng, kỹ lưỡng và đề ra những yêu cầu khắt khe vì nếu sản
phẩm linh kiện không đáp ứng đúng theo kế hoạch thì việc chạy máy sản xuất bên nhà
máy SAMSUNG xảy ra gián đoạn và ảnh hưởng đến công suất làm việc của
SAMSUNG. Bên cạnh đó việc bồi thường do giao trễ đơn hàng với SAMSUNG sẽ
đem lại tổn thất rất lớn cho công ty.
Việc tiếp theo sau khi bộ phận lập kế hoạch sản xuất đã đưa ra bảng kế hoạch cụ thể là
sự theo dõi các thông tin liên quan đến:
Sự bố trí thiết bị thông qua bộ phận kỹ thuật. Bộ phận kỹ thuật sẽ điều chỉnh và triển
khai các máy cần chạy cho những đơn hàng của khách hàng đã đặt. Bố trí đúng máy
chạy sẽ giúp tránh việc hao tốn nguồn nguyên liệu và giảm lãng phí thời gian chạy
những con hàng chưa cần thiết làm tăng khả năng thực hiện đơn hàng một cách hiệu
quả nhất.
Tiếp theo là tình hình nguồn lực thực hiện đơn hàng tại công ty. Trước hết, công ty
phải luôn duy trì lượng công nhân viên ở xưởng đủ để thực hiện liên tục công việc.
Nếu trong tình trạng không đủ nhân công thì bộ phận sản xuất phải liên hệ với phòng
NS để điều chỉnh lượng nhân công cho phù hợp.

Trang 39
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

Thực hiện song song với việc duy trì nguồn nhân lực và máy móc thiết bị ở mức đầy
đủ thì bộ phận lập kế hoạch sản xuất cần đảm bảo duy trì đủ lượng vật tư cần cho sản
xuất, nếu cần sản xuất linh kiện hàng giao gấp nhưng bị thiếu nhựa chuyên về sản xuất
con hàng đó thì bên phía sản xuất phải liên hệ với bên vật tư mua loại nguyên liệu cần
dùng. Và thực hiện điều chỉnh lại kế hoạch cho hợp lý.
Khi các yếu tố cần thiết cho việc lập kế hoạch được khắc phục hoặc diễn ra đúng với
kế hoạch đưa ra ban đầu thì bộ phận lập kế hoạch sản xuất sẽ tiến hành điều chỉnh cho
hợp lý với tình hình hiện tại của công ty. Sau đó, cho lệnh tiến hành thực hiện sản
xuất.
Bộ phận sản xuất ở nhà máy, xưởng thực hiện sản xuất.
Bộ phận sản xuất sau khi tiến hành sản xuất thì bộ phận lên kế hoạch sản xuất vẫn tiếp
tục cập nhật, theo dõi tình trạng sản xuất đơn hàng có đáng diễn ra theo tiến độ hay
không tránh những phát sinh xảy ra và có điều chỉnh kế hoạch cho hợp lý.

Trang 40
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

Bảng 3.2 Kế hoạch sản xuất sản phẩm Frame-Middle-Left Right

(Nguồn: Phòng sản xuất, 2020)


THỰC TRẠNG VỀ KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY
05/08 06/08 07/08 08/08 09/08 10/08 11/08 12/08 13/08
SOP 900 750 2350 300 472
SIPC - - - - - - - - -
PLA 3000 800
N
BAL 200 2390 800 800 500 500 28
NG 60 40
SOP: nhu cầu hàng đặt. Khách hàng sẽ gửi đơn hàng tổng trước hai tuần và bộ phận kế
hoạch sẽ tiến hành lên kế hoạch trước khi giao hàng 1 tuần. Dựa theo số lượng hàng sẽ
lấy từng ngày của khách mà bộ phận lập kế hoạch tiến hành điều chỉnh cho phù hợp.
SIPC: đơn hàng xuất khẩu.
PLAN: kế hoạch sản xuất cụ thể. Thường sẽ sản xuất hơn 10% nhu cầu thực để bù vào
lượng hàng tồn kho an toàn và lượng hàng lỗi.
BAL: số lượng hàng tồn kho.
NG: hàng bị lỗi.
Lưu ý: BAL cuối ngày 6/8= BAL ngày 5/8 + PLAN 5/8 - NG 5/8 - SOP 6/8 - SIPC 6/8
Bộ phận lập kế hoạch sản xuất sẽ lên lịch sản xuất cụ thể cho từng ngày và gửi chung
lên cho các phòng ban cũng như bộ phận liên quan để cùng theo dõi tình trạng đơn
hàng và khắc phục kịp thời. Trên mỗi bảng kế hoạch gồm có:
-Mã hàng. Ví dụ như sản phẩm của Công ty TNHH điện tử SAMSUNG sẽ mã hóa ký
tự BN ở đầu, sản phẩm của Công ty TNHH MTV Daeyoung Electrics Vina sẽ được
mã hóa ký tự DC ở đầu,...
-Mold: Mã khuôn, mỗi khuôn có thể chạy ra một mã hàng hoặc nhiều mã hàng khác
nhau.
-Assy code: Assy là hoạt động gia công thêm để hoàn thành sản phẩm như là lắp đế
cao su, dán tem, dán viền,...Mỗi một mã hàng có thể không có, có hoặc có nhiều mã
assy tùy thuộc vào lượng việc gia công để hoàn thành sản phẩm. Sản phẩm sau khi lấy

Trang 41
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

ra từ máy nếu không qua giai đoạn gia công sẽ được nhân viên QC kiểm tra xem đã
đạt chất lượng hay chưa để tiếp tục tiến hành đóng gói và xuất hàng.
-Số nhân công: tùy thuộc vào chu kỳ (Cavity) của mỗi máy tạo ra bao nhiêu sản phẩm
trong một thời gian nhất định mà nhân viên kế hoạch sẽ bố trí nhân công cho phù hợp
tránh lãng phí nhân công khi chưa cần thiết.
-Máy cần hoạt động: phụ thuộc vào đơn đặt hàng sẽ chỉ có những máy chạy và những
máy chưa cần thiết chạy. Nhân viên kế hoạch sẽ liệt kê danh sách những máy cần chạy
cho bộ phận kỹ thuật xem xét và bố trí máy. Mỗi máy sẽ có công suất hoạt động khác
nhau.
-Số sản phẩm cần sản xuất.
-Mỗi sản phẩm sẽ cần một khối lượng nhựa cần thiết tính bằng gam theo tiêu chuẩn đã
định sẵn. Lượng nhựa này sẽ lấy thông tin từ BOM. Bộ phận sản xuất sẽ nhận thông
tin và lên kế hoạch cho bên vật tư chuẩn bị nguyên vật liệu khi cần sản xuất. Ta có:
Tổng lượng nhựa cần sản xuất = Lượng nhựa sản xuất ra 1 sản phẩm * số sản phẩm
cần sản xuất.
-Loại nhựa. Bộ phận QC chịu trách nhiệm kiểm tra đúng loại nhựa để bộ phận sản xuất
tiến hành thực hiện sản xuất. Nếu việc sản xuất sử dụng nhầm loại nhựa sẽ ảnh hưởng
đến không chỉ vật tư mà còn ảnh hưởng thời gian, nhân lực và tổn thất chung của công
ty.
-Cavity: Số lượng sản phẩm tạo ra trong một chu kỳ.
-Cycle time: thời gian chu kỳ.
-Cuối cùng là mục “Ghi chú”: ghi chú cụ thể từng thay đổi hoặc những sản phẩm đặc
biệt.
Ví dụ:

Trang 42
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

Pick
Mã Assy Man Số Weight Quality Loại Cycle
NO MOLD Miêu Tả Plan CVT Note
Hàng code Power Máy (g) Weight Nhựa Time
(g)
DC63- COVER PBA- PP(FH44
1 Daeyoung 1,0 9 4.871 123 611.064 N)
2 34
01571A INVERTER
Bước 2
BN63- BN63- COVER-STAND
2 của 1,0 22 3.896 40 158.976 PC 4 85
18034B 18034B TOP LEFT
máy 30
STAND P-
BN63- BN63-
3 1,0 23 COVER TOP 4.516 89 410.917 PP 6 110
18579A 18578A
RIGHT
STAND P-
BN63- BN63-
1,0 23 COVER TOP 4.516 89 409.995 PP 6 110
18579A 18579A
LEFT
BN63- BN63- BN96-
4 2,0 24 COVER-REAR 3.312 1.133 3.827.546 ABS 2 50
19188A 19188A 52120A
BN63- BN63- BN96-
5 1,0 25 COVER-REAR 1.656 700 1.182.384 ABS 1 50
19213A 19213A 52115A
6 TCL 55- 1,0 26 Vỏ sau TV 43 1.656 1.016 1.716.484 HIPS 1 50
XUẤT 755220- inch
KHẨU 2UL6R 43S421
Trang 43
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

Pick
Mã Assy Man Số Weight Quality Loại Cycle
NO MOLD Miêu Tả Plan CVT Note
Hàng code Power Máy (g) Weight Nhựa Time
(g)
G
(B) 55-
TCL
585371- HIPS
7 XUẤT 27 32S6500S 1.183 315 380.173 1 70
5HL6R VO
KHẨU
G
TCL NỘI 55-
CHẠY
ĐỊA 585371- L32S6500/L32S6
1,0 27 2.957 311 938.065 HIPS 2 5000PC 56
Change 5HL6R 300 S

core A G
55-
TCL NỘI 609110-
8 1,0 28 L40S6500 1.294 916 1.208.117 HIPS 1 64
ĐỊA 0HL6R
G
BN63- BN63- COVER-STAND
9 Bước 2 1,0 29 3.896 40 157.784 PC 4 85
18037B 18037B TOP RIGHT
BN63- BN63- COVER-STAND
10 Bước 1 1,0 30 4.416 114 512.592 PP 4 75
18040A 18040A NECK LEFT
11 BN63- BN63- BN96- 1,0 42 COVER P-REAR 1.150 815 955.760 ABS 1 72
Trang 44
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

Pick
Mã Assy Man Số Weight Quality Loại Cycle
NO MOLD Miêu Tả Plan CVT Note
Hàng code Power Máy (g) Weight Nhựa Time
(g)
18177A 18177A 48408A
ABS(
DC61-
12 Daeyoung 1,0 43 COVER PCB 4.140 256 1.081.037 VE- 2 40
05179A
0858)
BN63- BN63- BN96- COVER-STAND PC
13 0,5 48 5.430 37 202.141 4 BLACK 61
13872A 13872C 36499F TOP LEFT ABS
BN63- BN63- BN96- COVER-STAND PC
0,5 48 5.430 37 202.141 4 61
13872A 13875C 36499F TOP RIGHT ABS
TOTAL 15 13 54319 6031 13988176

Bảng 3.3 Kế hoạch sản xuất ngày 05/08/2020

(Nguồn: Phòng sản xuất, 2020)

Trang 45
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

3.4 Xác định vấn đề


Trong suốt quá trình tìm hiểu về công việc của bộ phận sản xuất cũng như công suất
hoạt động của thiết bị, nhân công ở xưởng có thể nhận thấy được nhiều vấn đề xảy ra
đang cần tìm cách khắc phục để nâng cao hiệu quả làm việc của quá trình sản xuất ở
công ty. Tổng quan nhà xưởng của công ty gồm có 53 máy ép phun nhựa nhưng tình
trạng những máy không hoạt động do lỗi thiết bị vẫn còn rất nhiều, lượng công nhân
đứng máy và công nhân thủ công phải thay đổi luân phiên giữa các line với nhau nhằm
đảm bảo đủ số lượng cho đơn hàng giao gấp, hàng hóa xuất đi xảy ra vấn đề lỗi sản
phẩm rất nhiều dẫn đến việc phải chạy hàng để bù và bổ sung hàng cho khách hàng.
Sau đây là bảng tổng hợp báo cáo kết quả sản xuất từ ngày 05/08/2020 đến ngày
18/08/2020 tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Hỗ Trợ Minh Nguyên:

Trang 46
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

Bán thành
Máy hoạt động Thành phẩm Hàng thiếu Hàng lỗi
phẩm
Kế
STT Ngày Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ
Kế Thực hoạch Thực Thực Thực Thực Tỷ lệ
Tỷ lệ đạt đạt hàng
Hoạch Tế tế tế tế tế hàng lỗi
được được thiếu
1 5/8/20 28 22 0,7857 114109 50926 0,4463 38865 0,3406 23362 0,1943 956 0,0188
2 6/8/20 30 19 0,6333 127911 50991 0,3986 29713 0,2323 46573 0,3567 634 0,0124
3 7/8/20 35 22 0,6286 137097 57140 0,4168 41800 0,3049 37764 0,2714 393 0,0069
4 8/8/20 37 31 0,8378 148274 94517 0,6374 27727 0,187 24762 0,1622 1268 0,0134
5 9/8/20 29 22 0,7586 101051 62418 0,6177 16046 0,1588 21205 0,2014 1382 0,0221
6 10/8/20 35 26 0,7429 114097 84485 0,7405 1277 0,0112 27386 0,2371 949 0,0112
7 11/8/20 32 27 0,8438 124480 76374 0,6135 30534 0,2453 16379 0,1256 1193 0,0156
8 12/8/20 34 27 0,7941 128381 72364 0,5637 28860 0,2248 25961 0,1950 1196 0,0165
9 13/8/20 31 27 0,8710 133784 72885 0,5448 42396 0,3169 17097 0,119 1406 0,0193
10 14/8/20 32 26 0,8125 133371 71673 0,5374 33089 0,2481 26029 0,1785 2580 0,0360
11 15/8/20 30 28 0,9333 122233 64712 0,5294 44370 0,363 10439 0,0657 2712 0,0419
12 16/8/20 24 21 0,8750 91529 46347 0,5064 31888 0,3484 11893 0,115 1401 0,0302
13 17/8/20 33 28 0,8485 128656 71585 0,5564 34351 0,267 20907 0,1513 1813 0,0253

Trang 47
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

Bán thành
Máy hoạt động Thành phẩm Hàng thiếu Hàng lỗi
phẩm
Kế
STT Ngày Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ
Kế Thực hoạch Thực Thực Thực Thực Tỷ lệ
Tỷ lệ đạt đạt hàng
Hoạch Tế tế tế tế tế hàng lỗi
được được thiếu
14 18/8/20 31 23 0,7419 58888 14607 0,2480 28678 0,487 15488 0,2571 115 0,0079
Trung bình 32 25 0,7934     0,5255 0,267 0,1877   0,0198

Bảng 3.4 Tổng hợp kế hoạch sản xuất từ 05/08/2020 đến 18/08/2020

(Nguồn: Phòng sản xuất, 2020)

Trang 48
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

Bảng tổng hợp kế hoạch sản xuất này được theo dõi và cập nhật liên tục từ ngày
05/08/2020 đến ngày 18/08/2020. Thông qua bảng số liệu này nhận thấy được rằng:
-Tổng số máy hoạt động là 25 máy, chiếm khoảng 47,16% số máy hiện có ở công ty.
So với kế hoạch đề ra thì số máy hoạt động chỉ chiếm gần 80% kế hoạch đề ra và chưa
thật sự đạt được công suất tối ưu nhất mà bộ phận kế hoạch mong muốn.
-Số lượng thành phẩm đạt được chỉ chiếm khoảng hơn 52% số lượng kế hoạch.
-Tỷ lệ phế phẩm cho phép trong mức 3%. Thế nhưng, có nhiều ngày tỷ lệ phế phẩm
vượt mức quy định như ngày 14/08 là 3,6%, gần 4,2% ngày 16/08.
Sau khi phân tích bảng kế hoạch sản xuất, có thể thấy công ty đang gặp vấn đề về việc
tận dụng máy móc, thiết bị của công ty. Máy vẫn chưa hoạt động hết công suất và số
lượng mà bộ phận kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó, việc hàng lỗi vượt quá mức quy định
phần nào thấy được công ty đang lãng phí thời gian, nguyên vật liệu và nhân công.
Tùy thuộc vào loại nhựa sử dụng sản xuất có thể tái chế lại hay không để hàng lỗi
được tế chế lại hoặc sẽ trở thành phế phẩm.

3.5 Nguyên nhân


Thông qua quá trình quan sát cụ thể, tổng quát và dựa trên các phương pháp phân tích
đã góp phần giúp cho việc tìm ra những nguyên nhân sơ bộ dẫn đến việc công ty

Trang 49
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

không thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất đã được đề ra.

Hình 3.11 Biểu đồ xương cá các nguyên nhân gây lỗi

(Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp)


Công ty Công nghiệp Hỗ trợ Minh Nguyên đang được hoạt động và quản lý chủ yếu
dựa trên mô hình 5M (Men, Machine, Material, Method, Measure). Dựa trên mô hình
5M và biểu đồ xương cá, xác định được một số nguyên nhân sơ bộ gây ảnh hưởng đến
tình trạng trễ đơn hàng, hàng bị lỗi, hàng không đáp ứng được nhu cầu,...

3.5.1 Men (Con người)


Con người được xem là lực lượng quan trọng và liên quan trực tiếp đến công việc sản
xuất của công ty. Đây được xem là nguồn lực lớn và khó quản lý hơn những yếu tố
còn lại. Trước tình hình khá biến động về lượng nhân sự của công ty, số lượng công
nhân viên, kỹ thuật viên ra vào liên tục có thể nhận thấy rằng công ty đang thật sự
thiếu hụt về yếu tố nguồn lực con người.
Mặc dù được làm việc trong môi trường sạch sẽ, thoáng mát thế nhưng thời gian làm
việc suốt 12 tiếng ( trừ 60 phút nghỉ ngơi và ăn uống) tạo không ít áp lực cho công
nhân viên. Bên cạnh đó, công việc không mang tính sáng tạo đa dạng, chỉ lặp đi lặp lại

Trang 50
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

không mang lại hứng thú cho người lao động. Và một yếu tố hết sức quan trọng là mức
lương. Mức lương của người lao động tại đây chỉ ở mức trung bình và được đánh giá
là tương đối thấp không thể đáp ứng cho nhu cầu của người lao động. Về vấn đề kỹ
thuật, kỹ thuật viên sẽ chịu trách nhiệm cho khuôn vào máy, thiết lập, điều chỉnh, sửa
chữa và những việc liên quan đến bộ phận máy móc. Tương tự như tình trạng của công
nhân viên thì kỹ thuật viên của xưởng hiện đang thiếu hụt trầm trọng. Việc này ảnh
hưởng khá nhiều đến công đoạn cho máy hoạt động. Vì nếu khi thiếu kỹ thuật viên
máy móc sẽ không được thiết lập và chạy sản phẩm dẫn đến việc công nhân đứng máy
phải chờ đợi cũng như luân chuyển đến máy khác làm ảnh hướng đến tiến độ mà bộ
phận lập kế hoạch sản xuất đã đề ra.

3.5.2 Machine (máy móc, thiết bị)


Về trang thiết bị thì Minh Nguyên luôn chú trọng đầu tư vào những thiết bị, hệ thống
phun nhựa hiện đại và tiên tiến nhất. Khuôn sản phẩm sẽ được bên khách hàng cung
cấp cho công ty và kỹ thuật viên kiểm tra, chạy thử và sau khi giai đoạn sản xuất thực
hiện xong, công ty sẽ trả khuôn lại cho bên khách hàng. Thế nhưng, tình trạng lỗi máy
móc do khuôn, do robot,... vẫn còn thường xuyên xảy ra.
Sau khi thông qua tìm hiểu, nguyên nhân được rút ra từ việc công ty không tiến hành
việc bảo trì máy thường xuyên, định kỳ. Việc bảo trì thiết bị chỉ được thực hiện khi
hoàn thành xong đơn hàng hoặc khi không có kế hoạch sản xuất. Nguyên nhân tiếp
theo là do ý thức chủ quan của công ty. Mặc dù trên mỗi máy đều có hướng dẫn cụ thể
cho việc vệ sinh máy nhưng quá trình thực hiện không được thường xuyên và không
tuân thủ đúng theo quy định. Điều này không chỉ xuất phát từ ý thức chủ quan của
công ty mà còn do sự kỷ luật chưa nghiêm khắc từ bộ phận sản xuất. Và nguyên nhân
cuối cùng đó chính là do kỹ thuật viên có trình độ chuyên môn chưa cao, chỉ có thể
khắc phục được sự cố tạm thời chứ không thể đi sâu vào điều tra nguyên nhân.

3.5.3 Nguyên vật liệu (Material)


Vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, hệ thống đảm bảo nguyên vật liệu cũng được xem là
một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ của kế hoạch sản xuất tại công ty. Thực
tế, bộ phận mua hàng tại công ty tiếp nhận thông tin từ bộ phận sản xuất và bộ phận
kho. Sau đó, tiến hành lên kế hoạch mua vật tư đảm bảo đủ số lượng cho vật tư theo kế
Trang 51
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

hoạch sản xuất đã được đề ra. Việc mua nguyên liệu vật tư thường được công ty tiến
hành theo từng giai đoạn với số lượng lớn nhằm tiết kiệm chi phí vận chuyển dẫn đến
những tình trạng như thiếu hụt nhựa, keo, ốc,...Thiếu hụt nguyên vật liệu phần lớn do
kế hoạch dự báo không chính xác. Công ty hầu như sử dụng bảng số liệu của tháng
trước để dự báo cho nhu cầu tháng sau. Không chỉ vậy, công cụ Excel hỗ trợ cho việc
dự báo là một công cụ không thể đáp ứng cho dữ liệu lớn cũng như việc chia sẻ thông
tin, dữ liệu cho nhiều nhân viên. Tài chính cũng được xem là điểm yếu của công ty.
Công ty thanh toán trễ hạn cho bên nhà cung cấp, điều này làm cho công ty không thể
tránh khỏi việc giao hàng giữa nhà cung cấp và công ty cũng sẽ bị trễ, ảnh hưởng đến
kế hoạch sản xuất. Bên cạnh những nguyên nhân chính trên, thì thông tin cũng được
xem là một phần quan trọng trong quá trình tổ chức sản xuất của mỗi công ty nói
chung và công ty Minh Nguyên nói riêng. Thông tin về số lượng sản phẩm, máy
móc,... đều được cập nhật liên tục 2 giờ/ 1 lần. Sẽ có một nhân viên thực hiện việc cập
nhật số liệu bằng cách trực tiếp xuống xưởng ghi chép lại số lượng thông qua báo cáo
của công nhân đứng máy. Sau đó, cập nhật vào file và gửi cho nhân viên kế hoạch.
Nhân viên phụ trách việc cập nhật thông tin còn phải làm một vài công việc liên quan
khác nên việc lấy số liệu 2 giờ/1 lần có thể diễn ra không thường xuyên dẫn đến lỗi
robot, lỗi máy móc không được cập nhật kịp thời. Và số liệu mà nhân viên đứng máy
cung cấp còn phụ thuộc vào khả năng thạo việc của nhân viên và tính trung thực. Nhân
viên cần cung cấp đúng số lượng thực tế chứ không phải cung cấp cho đủ số lượng
mục tiêu đề ra. Thứ hai, là các ca trưởng vẫn chưa linh động trong quá trình xử lý tình
huống cũng như chưa cập nhật số liệu thông tin chính xác và kịp thời cho bộ phận kế
hoạch sản xuất để có những điều chỉnh hợp lý làm quá trình sản xuất trở nên bị động.

3.6 Giải thích vấn đề

Bảng 3.5 Bảng tần suất các nguyên nhân gây ra việc dừng máy

(Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp)

Nguyên nhân
Nguyên
STT Ngày Lỗi Lỗi Thiếu Thiếu
Lỗi máy nhân
khuôn robot nhựa nhân lực
khác
Trang 52
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

1 5/8/20 11 1 4 0 0 3
2 6/8/20 6 2 4 1 0 0
3 7/8/20 4 5 5 2 4 0
4 8/8/20 16 3 3 3 2 1
5 9/8/20 9 1 3 1 0 1
6 10/8/20 10 2 4 2 0 2
7 11/8/20 12 0 2 0 4 0
8 12/8/20 13 0 3 0 0 0
9 13/8/20 10 0 1 2 0 1
10 14/8/20 7 2 3 2 0 1
11 15/8/20 6 1 4 2 0 0
12 16/8/20 10 1 1 2 1 0
13 17/8/20 6 2 0 2 1 1
14 18/8/20 2 1 0 0 0 0
Tổng 122 21 37 19 12 10
Phần trăm 55,20 9,50 16,74 8,60 5,43 4,52

Thông qua bảng báo cáo kế hoạch sản xuất hàng ngày, rút ra được tần suất xảy ra các
lỗi máy móc, lỗi robot, các lý do máy ngừng chạy,...
Chú thích:
Nguyên nhân khác: thiếu bán thành phẩm, lỗi máy, lỗi nhựa, đổi nhựa, thiếu xe hàng.
Từ bảng 3.5 có thể thấy được trong ngày 5/8 có thời điểm chuyền phải ngừng hoạt
động đến 11 máy do lỗi, 1 chuyền ngừng do lỗi khuôn, 4 chuyền ngừng do lỗi robot và
3 chuyền ngừng do nguyên nhân khác. Một dây chuyền có thể bị một lỗi nhiều lần
hoặc nhiều lỗi tại các thời điểm khác nhau.
Thông qua bảng số liệu 3.5, ta thấy được tần số cũng như phần trăm mà một lỗi ảnh
hưởng đến tổng thể kế hoạch. Đồng thời, để thể hiện được mức độ các nguyên nhân sẽ
tiến hành sắp xếp tần suất theo mức độ giảm dần.

Trang 53
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

Hình 3.12 Sơ đồ thống kê tần suất lỗi theo mức độ giảm dần

(Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp)


Theo hình 3.7 ta thấy mức độ giảm dần từ lỗi máy, lỗi robot, lỗi khuôn, thiếu nhựa,
thiếu nhân lực và cuối cùng là nguyên nhân khác. Biểu đồ hình 3.7 giúp ta nhìn nhận
được vấn đề nhóm nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến hoạt động của chuyền là do
thiết bị, cụ thể hơn là do lỗi máy. Tình trạng máy thường xuyên bị lỗi làm sản phẩm bị
quầng màu, chảy nhựa, cháy sản phẩm làm công nhân phải chờ đợi gây lãng phí thời
gian, vật tư. Kéo theo những lãng phí đó chính là việc sản xuất bị chậm tiến độ và
không đúng theo kế hoạch sản lượng đã đề ra. Theo như phân tích trên thì lỗi máy
được gây ra do ba nguyên nhân: bảo trì, ý thức trong công tác sử dụng, vệ sinh máy và
trình độ của nhân viên kỹ thuật máy.

Trang 54
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ


HOẠCH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
MINH NGUYÊN
Công ty Cổ phần Công nghiệp Hỗ trợ Minh Nguyên đã và đang định hướng đúng việc
phát triển công ty theo lĩnh vực hỗ trợ công nghiệp. Thế nhưng, một số cản trở lớn
trong việc phát triển công ty đó chính là quá trình sản xuất không thể đáp ứng cho nhu
cầu của khách hàng. Nếu như hiểu rõ những ưu và nhược điểm của việc lập kế hoạch
sản xuất mang lại sẽ giúp cho doanh nghiệp tìm ra những định hướng cụ thể hơn trong
việc phát triển công ty.
Ưu điểm mà công tác lập kế hoạch sản xuất mang lại:
 Giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, chi phí, nguyên vật liệu và cả nhân
công.
 Hạn chế tình trạng trễ đơn hàng, không đủ hàng giao cho bên khách hàng.
 Có đủ thời gian để sản xuất bù hàng cho những con hàng bị lỗi.
 Gia tăng năng suất sản xuất sản phẩm.
 Tạo lòng tin, nâng cao uy tín của công ty cho các bên đối tác.
Bên cạnh những ưu điểm mà công tác lập kế hoạch sản xuất mang lại thì công tác này
còn có không ít nhược điểm như là:
 Đòi hỏi có khả năng xử lý tình huống nhanh trước những biến cố xảy ra đột xuất
trong quá trình sản xuất.
 Có khả năng phân tích và tìm ra giải pháp để khắc phục cũng như tránh tình trạng
trễ hoặc thiếu hàng giao.
 Phải theo dõi những yếu tố gây ảnh hưởng để quá trình sản xuất và điều chỉnh cho
phù hợp.
 Phải biết rõ được các phòng, bộ phận nào có thể hỗ trợ cho khó khăn mình gặp
phải trong quá trình sản xuất. Tránh việc tìm sai phòng ban hỗ trợ làm chậm tiến
độ sản xuất.
Thông qua tìm hiểu và phân tích đã giúp cho việc tìm ra một số giải pháp khắc phục
tình trạng trễ đơn hàng, hàng bị thiếu, bị lỗi,...trở nên dễ dàng hơn. Sau đây là một số
giải pháp được đề ra:

Trang 55
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

4.1 Cải thiện hiệu quả sử dụng thiết bị


Việc bảo trì thiết bị đúng hạn luôn được đánh giá cao trong quá trình sản xuất ảnh
hưởng lớn đến công tác lập kế hoạch sản xuất. Lợi ích của việc bảo trì tốt là: mang lại
hiệu quả trong quá trình sản xuất, hạn chế tình trạng máy móc bị hư hỏng khi đang sản
xuất, hàng hóa sản xuất đạt chất lượng tối đa, kéo dài tuổi thọ thiết bị...
Hiện nay, Minh Nguyên đang sử dụng phương pháp bảo trì chữa cháy cho doanh
nghiệp của mình. Thiết bị sẽ được bảo trì và sửa chữa khi hư hỏng. Phương pháp này
được đánh giá cao khi tận dụng cho quá trình sản xuất mang lại lợi nhuận cao. Tuy
nhiên, việc bảo trì chữa cháy có thể gây thiệt hại, tổn thất lớn cho máy móc, thời gian
chờ đợi sửa chữa thiết bị, máy cho ra những sản phẩm lỗi, kém chất lượng,...
Đề xuất công ty thay đổi phương pháp bảo trì từ bảo trì chữa cháy sang biện pháp bảo
trì dự phòng, phương pháp này nhằm đưa ra chính sách bảo trì thiết bị khi cần thiết,
hạn chế tình trạng máy móc hư hỏng đột xuất, tiết kiệm chi phí sửa chữa và giúp công
ty thực hiện sản xuất kịp thời.
Công ty cần thực hiện bảo trì dự phòng thông qua các công việc:
 Xác định thời gian định kỳ các thiết bị cần được bảo trì.
 Theo dõi, kiểm tra thiết bị, máy móc.
 Thiết lập kế hoạch bảo trì sửa chữa thiết bị.
 Tiến hành thực hiện bảo trì thiết bị thường xuyên.
 Đề xuất các trường hợp dự phòng những biến cố có thể xảy ra.
Để đáp ứng cho kế hoạch thực hiện bảo trì dự phòng theo đúng tiến độ đã đề ra, công
ty cần đảm bảo việc:
 Xây dựng kế hoạch bảo trì định kỳ theo tháng, theo quý, theo năm.
 Nguồn nhân lực.
 Tài chính.
 Thiết bị, vật tư.
Dựa theo sơ đồ thống kê tần suất lỗi hình 3.7 công ty nên tiến hành phân tích mô hình
ABC Pareto. Phương pháp phân tích theo mô hình này sẽ giúp công ty xác định
nguyên nhân lớn gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của mình. Từ đó, thực hiện
biện pháp khắc phục cải thiện hiệu suất sản xuất mang lại lợi nhuận cho công ty.
Ngoài ra, phương pháp này còn giúp công ty:
Trang 56
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

 Xác định các yếu tố làm giảm khả năng sản xuất.
 Xác định những phụ kiện thay thế gây nên tình trạng trễ.
 Xác định những phụ kiện thay thế loại đắt tiền.
Dựa trên nguyên lý Pareto, thiết bị sẽ được chia làm 3 nhóm:
Cấp A: Khoảng 20% lượng hỏng hóc, chiếm 80% chi phí bảo trì.
Cấp B: Khoảng 30% lượng hỏng hóc, chiếm 15% chi phí bảo trì.
Cấp C: Khoảng 50% lượng hỏng hóc, chiếm 5% chi phí bảo trì.
Nguyên lý Pareto giúp công ty nhận diện được các nhóm A là các thiết bị cần được ưu
tiên quan tâm theo dõi và bảo trì. Các thiết bị ở nhóm B cũng cần bảo trì nhưng ở mức
độ thấp hơn sao cho có thể đáp ứng kịp thời cho quá trình sản xuất. Và cuối cùng các
thiết bị ở nhóm C chủ yếu sẽ phù hợp với phương pháp bảo trì chữa cháy hơn.
Áp dụng thực tế phương pháp ABC Pareto vào công ty:
Do công ty hoạt động chủ yếu tự động vào các máy ép phun nhựa, nên sẽ chia máy
thành 7 nhóm:
Nhóm 1: Từ máy số 1 đến máy 10: Máy ép phun nhựa chạy tự động, không cần gia
công, các sản phẩm chủ yếu là mặt hàng cố định.
Nhóm 2: Từ máy số 11 đến máy số 20: Máy ép phun nhựa chạy tự động, có gia công.
Nhóm 3: Từ máy số 21 đến máy 30: Máy ép phun nhựa chạy tự động, có gia công, sản
phẩm nhỏ.
Nhóm 4: Từ máy 31 đến máy 40: Máy ép phun nhựa chạy tự động, có gia công, hàng
chiết.
Nhóm 5: Từ máy 41 đến máy 50: Máy ép phun nhựa chạy tự động, có gia công, hàng
chiết.
Nhóm 6: Từ máy 51 đến máy 59: Máy ép phun nhựa chạy tự động, hỗ trợ các máy.
Nhóm 7: Máy 60, 61, 62, 63: Máy ép phun nhựa chạy tự động, có gia công, sản phẩm
lớn.

Trang 57
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

Bảng 4.6 Phân loại nhóm máy của công ty

(Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp)

Nhóm máy Số thứ tự nhóm Chi phí sửa chữa Tần suất lượng
máy khi máy hư Ci hỏng hóc (lần/
(triệu đồng) tuần)
1 1 300 19
2 2 1300 6
3 3 1500 6
4 4 400 18
5 5 650 15
6 6 1250 10
7 7 1450 5

Bảng 4.7 Chi phí sửa chữa và tần suất hỏng hóc của thiết bị

(Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp)

i Ci ƩCi ƩCi/CT Fi ƩFi ƩFi/FT


3 1500 1500 0.2190 6 6 0.0723
7 1450 2950 0.4307 5 11 0.1325
2 1300 4250 0.6204 6 17 0.2048
6 1250 5500 0.8029 10 27 0.3253
5 650 6150 0.8978 15 42 0.5060
4 400 6550 0.9562 18 64 0.7711
1 300 6850 1 19 83 1

Chú thích:
i: Số thứ tự các nhóm máy. Sắp xếp theo thứ tự giảm dần của chi phí sửa chữa Ci.
Ci: Chi phí sửa chữa các nhóm máy thông qua quan sát, sắp xếp theo thứ tự giảm dần.
ƩCi: Tổng chi phí sửa chữa tích lũy. Chi phí cuối cùng là tổng chi phí CT.
ƩCi/CT: Chi phí sửa chữa theo phần trăm dựa trên tổng chi phí.
Fi: Số lần hỏng hóc của các nhóm máy trong một tuần.
ƩFi: Tổng số lần hỏng hóc tích lũy. Số lần hỏng hóc cuối cùng là tổng số lần FT.
ƩFi/FT: Số lần hỏng hóc theo phần trăm dựa trên tổng số lần.

Trang 58
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

Hình 4.13 Biểu đồ Pareto dựa trên chi phí sửa chữa thiết bị

(Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp)


Chú thích:
Other: nhóm 1.
Dựa trên biểu đồ Pareto, có thể thấy được:
 Cấp A: Gồm các máy nhóm 3, nhóm 7 và nhóm 2.
 Cấp B: Gồm các máy nhóm 6 và nhóm 5.
 Cấp C: Gồm các máy nhóm 4 và nhóm 1.
Đối với các máy ở cấp A thì công ty công ty cần quan tâm đến thiết bị, chi tiết hình
thành các máy cấp này. Do chi phí khi sửa chữa của các máy cấp này là rất cao nên
công ty cần tìm hiểu và đưa ra công tác bảo trì thiết bị cho phù hợp, hạn chế việc thiết
bị hư gây hao tốn chi phí cao cho việc sửa chữa. Thường xuyên theo dõi tiến độ vận
hành của thiết bị, tìm ra những bất thường trong quá trình sản xuất để điều chỉnh và
bảo trì kịp lúc.

Trang 59
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

Đối với các máy ở cấp B: Chi phí sửa chữa sẽ thấp hơn các máy cấp A. Tuy nhiên,
công ty vẫn theo dõi các thiết bị và đảm bảo đủ các linh kiện, thiết bị cần thiết cho các
máy cấp B đáp ứng nhu cầu sản xuất của công ty.
Đối với các máy ở cấp C: Hầu hết các máy ở cấp này chỉ tốn 5% cho chi phí sửa chữa
thiết bị nên công ty chỉ áp dụng biện pháp bảo trì chữa cháy thay vì bảo trì dự phòng.
Việc bảo trì, bảo dưỡng thiết bị cần phải thực hiện theo ngày, theo tuần, theo tháng
hoặc theo năm. Công ty cần có kế hoạch cụ thể và triển khai theo dõi thường xuyên
nhằm đảm bảo thiết bị luôn ở trạng thái sẵn sàng phục vụ cho việc sản xuất.
Bên cạnh đó, công ty có thể thực hiện việc đo mốc thời gian giữa hai lần xảy ra hư
hỏng của máy. Từ đó xác định thời gian bảo trì máy lần sau trước khi xảy ra hư hỏng.
Điều đó có thể giúp cho thiết bị gia tăng tuổi thọ, đạt công suất làm việc tối đa.
Không chỉ vậy, công tác lập kế hoạch sản xuất còn bị ảnh hưởng bởi việc lỗi robot, lỗi
khuôn trong quá trình vận hành máy làm chậm tiến độ quá trình sản xuất. Thông qua
phương pháp Pareto để thực hiện bảo trì thiết bị kịp thời cũng như theo dõi trong quá
trình sản xuất thiết bị có bị lỗi robot hoặc lỗi khuôn và tiến hành thực hiện sửa chữa,
bảo trì cho phù hợp.

4.2 Thực hiện đào tạo, tuyển dụng thêm công nhân viên
Vấn đề tiếp theo sau thiết bị đó là nhân công. Lượng nhân công thường xuyên thiếu
hụt gây ảnh hưởng đến sản xuất nói chung và công tác lập kế hoạch sản xuất nói riêng.
Công ty cần có chính sách đào tạo hợp lý, chế độ lương thưởng phù hợp nhằm duy trì
lượng nhân công luôn đủ để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất.

4.2.1 Nhân viên lập kế hoạch sản xuất


Hiện tại, bộ phận lập kế hoạch sản xuất của Minh Nguyên chỉ có 2 người thực hiện
cho việc lên kế hoạch cho cả 53 máy tại công ty. Điều này cho thấy, lượng nhân sự của
bộ phận này đang bị thiếu hụt và cần tuyển thêm để giảm tải bớt công việc, có thể theo
dõi cụ thể hơn tình trạng của doanh nghiệp, đề xuất kế hoạch chính xác hơn cho quá
trình sản xuất.
Vị trí: Nhân viên lập kế hoạch sản xuất.
Số lượng: 1 người.

Trang 60
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

Trình độ chuyên môn: Cao đẳng, Đại học chuyên ngành Quản lý công nghiệp hoặc các
khối ngành liên quan.
Không yêu cầu kinh nghiệm chuyên môn, được hướng dẫn cụ thể sau khi nhận việc.
Yêu cầu kỹ năng tin học, Excel, Word,...
Mô tả công việc: Hỗ trợ nhân viên lập kế hoạch sản xuất, theo dõi, giám sát quá trình
sản xuất, thiết bị, báo cáo thường xuyên tình trạng sản xuất, đề xuất, chỉnh sửa bảng kế
hoạch cho phù hợp.
Mức lương: 7-8 triệu. Bao gồm phí bảo hiểm y tế, an toàn lao động. Lương, thưởng và
chế độ đãi ngộ tốt.
Sau khi tuyển dụng được nhân viên phù hợp công ty sẽ cho nhân viên theo học các
khóa học kèm thêm để nâng cao trình độ chuyên môn, ứng dụng tốt vào công việc và
đem lại hiệu quả hơn.
 Kế hoạch khóa học: Đào tạo nhân viên lập kế hoạch.
 Đối tượng tham gia khóa học: Nhân viên lập kế hoạch.
 Mục tiêu sau khóa học:
Giúp nhân viên lập kế hoạch hiểu rõ được tầm quan trọng của công tác lập kế
hoạch. Xác định các phòng ban có liên quan đến quá trình sản xuất cũng như ảnh
hưởng đến công tác lập kế hoạch.
Nhân viên lập kế hoạch sẽ được giới thiệu về việc lập kế hoạch, các ứng dụng
công tác lập kế hoạch hiệu quả vào trong doanh nghiệp, chuẩn bị đủ kiến thức để
có thể đối phó với các tình huống ngoài mong muốn.
Sử dụng được các phần mềm quản lý công cụ, hỗ trợ cho việc lên kế hoạch một
cách hiệu quả. Kết hợp với việc theo dõi, giám sát thường xuyên để sản xuất được
thực hiện theo đúng tiến độ.
Có khả năng giải quyết các vấn đề trong mọi tình huống.
 Thời gian tham gia khóa học: 1 tháng ( buổi tối 2-4-6 hoặc 3-5-7), 12 buổi.
 Bắt đầu từ 18g30 đến 21g30.

Bảng 4.8 Kế hoạch khóa học lập kế hoạch sản xuất

(Nguồn: Sinh viên tổng hợp)


Buổi Bài Nội dung
Trang 61
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

1 Sơ lược về sản xuất, lập Tìm hiểu về sản xuất.


kế hoạch sản xuất. Tìm hiểu sơ lược về lập kế
hoạch sản xuất.
Tầm quan trọng của lập kế
hoạch sản xuất,...
2,3 Phân tích các yếu tố liên Giới thiệu các yếu tố lập
quan đến công tác lập kế kế hoạch sản xuất.
hoạch sản xuất Mô hình lập kế hoạch sản
xuất.
Phương pháp lập kế hoạch
sản xuất.
Kế hoạch kiểm tra công tác
lập kế hoạch sản xuất
Thời gian giao hàng...
4,5 Kế hoạch nguyên vật liệu
Xác định nhiệm vụ xây
dựng kế hoạch nguyên vật
liệu
Yếu tố đầu vào
Phương pháp tính toán
nguyên vật liệu
Yếu tố đầu ra
Bảo đảm hàng tồn kho khi
cần
6,7 Kế hoạch thiết bị
Xác định kế hoạch xây
dựng thiết bị
Thông tin về các thiết bị
đầu vào
Chính sách, chiến lược sử
dụng máy móc thiết bị cho
phù hợp.
Trang 62
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

Hoạch định công suất,


năng suất, định mức máy
móc.
8,9 Kế hoạch nguồn nhân lực
Xác định nhiệm vụ xây
dựng nguồn nhân lực.
Xác định số nguồn nhân
lực của doanh nghiệp.
Nghiên cứu, phát triển, tận
dụng tối đa nguồn lực của
doanh nghiệp.
10 Các công cụ hỗ trợ cho Tìm hiểu và ứng dụng
công tác lập kế hoạch các công cụ hỗ trợ
Sơ đồ GANTT-đưa ra thời
gian hoàn thành kế hoạch
và chỉnh sửa kế hoạch cho
phù hợp.
Sơ đồ PERT.
5W1H.
Các phần mềm hỗ trợ như:
ERP, GanttPlus,...
11 Các quy tắc kiểm soát Check lists.
công tác lập kế hoạch 5M.
Quy tắc 80/20.
Kiểm tra và giám sát.

12 Tổng kết Kiểm tra đánh giá các nội


dung đã học.
4.2.2 Nhân viên lao động
Bên cạnh việc tuyển dụng thêm nhân viên cho công tác lập kế hoạch thì công ty hiện
tại vẫn đang trong tình trạng thiếu hụt. Khi quá trình sản xuất thiếu nhân công đứng
máy cũng như nhân công không được đào tạo đúng chuyên môn kỹ thuật sẽ gây tình
Trang 63
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

trạng sản phẩm hỏng, kém, không đạt chất lượng. Vì vậy, công ty cũng cần có chính
sách tuyển dụng thêm nhân công và có kế hoạch phù hợp.

Bảng 4.9 Kế hoạch đào tạo nhân công

(Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp)


Nội dung Thực hiện công tác phổ cập kế hoạch sản
xuất hàng tuần cho công nhân.
Thực hiện việc hướng dẫn cụ thể, chính
xác thao tác thủ công, cách thức sử dụng
thiết bị hiệu quả.
Khen thưởng, tuyên dương hàng tháng
cho nhân công có đóng góp tốt trong quá
trình sản xuất.
Đối tượng Công nhân viên công ty.
Thời gian Thứ 2 hàng tuần trước ca làm 30 phút.
Mục đích Đào tạo nhân công có trình độ chuyên
môn tốt.
Khích lệ tinh thần làm việc của nhân
công.
Người giám sát Trưởng ca sản xuất.
4.3 Cân nhắc về kế hoạch xây dựng hệ thống thông tin ERP
Công nghệ thông tin ngày nay được xem là yếu tố quan trọng đóng góp trong công
cuộc quản lý, kiểm tra, đánh giá theo dõi tiến độ sản xuất của mỗi doanh nghiệp. Minh
Nguyên cũng không ngoại lệ trong việc cần xây dựng một hệ thống thông tin mang
tính bảo mật và đem lại hiệu quả cao cho công ty trong quá trình sản xuất. Trên thực
tế, mỗi phòng ban ở Minh Nguyên đều có phần mềm sử dụng riêng cho từng phòng.
Điều này, gây không ít khó khăn trong việc theo dõi tiến độ sản xuất.
Phần mềm ERP là một phần mềm hỗ trợ hoạch định tài nguyên doanh nghiệp bao gồm
những chức năng của một doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý cả
về tài chính-nhân sự, sản xuất, quản lý bán hàng, thu mua, tồn kho trên một hệ thống.
 Lợi ích khi triển khai ERP:

Trang 64
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

Theo dõi, kiểm tra lượng nguyên vật liệu đầu vào cũng như tiến độ giao hàng hóa, sản
phẩm cho khách hàng.
Thuận tiện cho việc truy cập, an toàn và bảo mật.
Kiểm soát tốt về các công nợ, chi phí, nhân công, thiết bị, nguồn lực doanh nghiệp.
Các thông tin về doanh nghiệp được cập nhật chính xác, liên tục và kịp thời để khách
hàng dễ dàng tiếp cận hơn.
 Thách thức khi triển khai ERP:
Chi phí khá cao so với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam khi đầu tư hệ thống
ERP.
Tốn nhiều thời gian cho việc xây dựng một hệ thống ERP. Thường kéo dài từ 6 tháng
đến 1 năm.
Không nhận được đồng lòng từ nhân sự công ty và ban lãnh đạo do những yếu tố trái
chiều về việc đầu tư hệ thống.
 ERP mang lại cho công tác lập kế hoạch sản xuất những lợi ích:
Giám sát, tính toán chính xác hiệu quả nguồn lực, thiết bị.
Theo dõi tiến độ quy trình sản xuất.
Tìm ra những nguyên nhân gây chậm kế hoạch, đề xuất giải pháp giữa các phòng ban.
Cập nhật thông tin kịp thời.
Cập nhật các thông tin đơn hàng có sẵn và đơn hàng được dự báo để dễ dàng triển khai
với bộ phận sản xuất.
Một trong những nhà cung cấp hỗ trợ về phần mềm ERP đáng được tin cậy hiện nay là
doanh nghiệp INFOASIA.
Infoasia được thành lập năm 1980 và đi tiên phong ở Đài Loan về lĩnh vực dịch vụ
công nghệ chuyên nghiệp. Năm 2016, doanh nghiệp có mặt tại Việt nam và hỗ trợ về
lĩnh vực quản lý doanh nghiệp dựa trên SAP ERP.
Địa chỉ: Phòng 507 Thiên Sơn Plaza, 800 Nguyễn Văn Linh, Tân Phú, quận 7, thành
phố Hồ Chí Minh.
Dịch vụ: Cung cấp giải pháp quản lý tổng thể SAP Business One cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Infoasia hỗ trợ doanh nghiệp trong các công tác quản lý nguồn lựa sản
xuất, mua bán hàng hóa, quan hệ khách hàng, hệ thống kho hàng, dự án, nhân sự, kế
toán tài chính.
Trang 65
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

Chi phí triển khai SAP ERP:


 Chi phí bản quyền: Chi phí phần mềm, số phân hệ, số người dùng: 300 đến 50.000
USD.
 Chi phí triển khai ERP: Chi phí cho nhà cung cấp và chi phí cho đội ngũ kĩ thuật
viên tham gia xây dựng hệ thống: 6.000 đến 75.000 USD.
 Chi phí nâng cấp hệ thống hạ tầng:
Chi phí máy chủ: 500 đến 6000 USD.
Chi phí lắp đặt hệ thống mạng: 100 đến 300 USD cho một thành phần.
 Chi phí bảo trì hằng năm từ 8% đến 20% dựa trên chi phí bản quyền.
Tổng chi phí triển khai SAP ERP: gần 7000 đến 140.000 USD.
Dựa trên phân tích về chi phí khi triển khai xây dựng hoặc nâng cấp hệ thống SAP
ERP, công ty phải bỏ ra một khoảng rất lớn để đầu tư cho hệ thống này. Vì vậy, công
ty cần phải có chính sách tài chính ổn định và cân nhắc kỹ lưỡng trước.

4.4 Một số giải pháp khác


Bên cạnh những giải pháp cụ thể về cải tiến thiết bị, đào tạo nâng cao tay nghề chuyên
môn cho công nhân viên, triển khai hệ thống quản lý thông thì công ty có thể tham
khảo áp dụng một số giải pháp như:
 Đối với nguyên vật liệu, cần có lượng tồn kho, dự trữ phù hợp đáp ứng cho
sản xuất. Vì hầu hết sản phẩm của công ty đều được sản xuất từ nhựa và chủ yếu thực
hiện tự động trên máy nên việc có sẵn lượng nhựa cần thiết để sản xuất kịp với đơn
hàng cần giao cũng như khắc phục hàng lỗi là vấn đề công ty cần quan tâm. Công ty
cần tìm thêm, liên lạc với nhiều nhà cung cấp khác nhau để có sẵn nguồn nguyên vật
liệu khi cần thiết và giảm bớt yếu tồ đầu vào cho công ty.
 Đối với việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, phòng chất lượng cần tăng cường
kiểm tra thường xuyên, nghiêm ngặt.
 Thực hiện kế hoạch dự báo sản xuất cho từng quý, từng năm.
 Theo dõi, đánh giá giữa ba yếu tố chính thiết bị, nhân công,vật tư.

Trang 66
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

KẾT LUẬN
Công ty Cổ phần Công Nghiệp Hỗ trợ Minh Nguyên là công ty thuộc ngành công
nghiệp hỗ trợ- một ngành công nghiệp mới, có tiềm năng phát triển mạnh thị trường
thế giới nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, yếu tố về tài chính
chưa vững mạnh làm cho công ty không tránh khỏi những khó khăn bên ngoài, cụ thể
là tình hình dịch Covid-19 vừa qua đã làm ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động sản xuất
của Minh Nguyên. Nhưng với sự nỗ lực của sức trẻ và nhiệt huyết của một doanh
nghiệp mới, Minh Nguyên đang từng ngày cố gắng để khắc phục tình trạng hiện tại,
xây dựng một mô hình hoạt động ngày càng ổn định và hiệu quả hơn.
Hoạt động lập kế hoạch sản xuất là một hoạt động có tầm ảnh hưởng quan trọng đến
toàn bộ quá trình sản xuất của công ty. Nó giúp cho công ty có thể đảm bảo được uy
tín cũng như chất lượng của công ty thông qua việc giao hàng đúng hẹn, không trễ
hạn, sản phẩm không bị hư hỏng,... Công việc này có liên quan hầu hết các phòng ban
cũng như từng bộ phận của của công ty. Việc đề ra một bảng kế hoạch hợp lý để bộ
phận sản xuất thực hiện đúng tiến độ là một việc không hề đơn giản.
Minh Nguyên vẫn còn đang gặp những khó khăn trong công tác lập kế hoạch sản xuất
như: nhân viên lập kế hoạch sản xuất chưa thích ứng được với những biến động trong
quá trình sản xuất, thiết bị không được bảo trì kịp thời gây nên tình trạng chậm tiến độ
trong sản xuất, thiếu nhân công đứng máy, hệ thống thông tin còn hạn chế,... Vì vậy,
bài luận này đã đề xuất ra một số giải pháp mang tính khả thi cho công ty. Đầu tiên,
công ty cần thường xuyên kiểm tra bảo trì thiết bị. Thứ hai, công ty có thể thực hiện
các khóa đào tạo nâng cao chuyên môn cho nhân công. Thứ ba, công ty nên cân nhắc
việc xây dựng hệ thống ERP. Không chỉ vậy, công ty cũng cần có sự phối hợp giữa
các phòng ban với nhau nhằm đem lại hiểu quả cao trong quá trình sản xuất thúc đẩy
gia tăng lợi nhuận cho công ty.

Trang 67
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Bùi Đức Tuân. (2005). Kế hoạch kinh doanh. Hà Nội: NXB Lao động- Xã hội.
Trần Thanh Hương. (2007). Giáo trình Lập kế hoạch sản xuất ngành may. TP Hồ Chí
Minh. NXB Đại học Sư phạm Kỹ thuật.
Geogre A, S. (1979). Strategic Planning. NXB Howard Books.
Henrypayh. (1990). Education Planning. Mexico.
Nguyễn Phương Quang. (2016). Quản lý bảo trì công nghiệp. TP Hồ Chí Minh. NXB
Đại học Quốc gia TPHCM.
Trương Đức Lực và Nguyễn Đình Trung. (2011). Giáo trình quản trị tác nghiệp. Hà
Nội: NXB Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.
Đoàn Trần. Tìm hiểu ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam. Liên Hiệp các Hội Khoa
học và Kỹ Thuật Sóc Trăng.
Bùi Đức Chiến (2019), Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại nhà máy dệt 2
của Tổng công ty Việt Thắng-CTCP. Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm Kĩ thuật
TPHCM.
Wikipedia. Hoạch định tài nguyên công nghiệp. Truy cập tại: https://bitly.com.vn/d60qty
Infoasia. Cung cấp triển khai phần mềm SAP Business One. Truy cập tại:
https://infoasia.com.vn/?fbclid=IwAR221ya5W12Ipl3iP-
XnKLCmCpZ9K09TR9k4_R-KvLUfEMmEfwjIfIUPvgs
Bravo (18/10/2017). Kế hoạch sản xuất là gì?. Truy cập tại: https://bitly.com.vn/93mf0u
hBravo (8/11/2017). Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
Truy cập tại:
https://www.bravo.com.vn/vi/Tin-tuc/Quan-tri-doanh-nghiep/Xay-dung-ke-hoach-san-
xuat-kinh-doanh-trong-doanh-nghiep?
fbclid=IwAR23MYBwH0NqivtMnEugdArNZuAvB-
ia6PF2bU56olsEntr4HVn2BGdigjg
Website công ty: www.minhnguyenpm.com.vn
Báo cáo sản xuất hằng ngày tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Hỗ trợ Minh Nguyên.
Các quy tắc quản lý sản xuất tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Hỗ trợ Minh Nguyên.

Trang 68
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm

Trang 69

You might also like