You are on page 1of 6

Bài tập KT Vĩ mô chương 1 (Bài 1, 2 trang 70, 71)

Bài 1:

a. Vì Maria dành 5 giờ mỗi ngày để học nên:


Số trang sách kinh tế học Maria có thể đọc mỗi ngày là: 20*5 = 100 (trang)
Số trang sách xã hội học Maria có thể đọc mỗi ngày là: 50*5 = 250 (trang)
Do đó ta có hình:

Đường giới hạn khả năng sản xuất của Maria cho việc đọc kinh tế học và xã hội học.
b. Maria đọc 100 trang sách xã hội trong: 100/50 = 2 (giờ)
Trong 2 giờ, Maria có thể đọc được số trang sách kinh tế là: 20*2 = 40 (trang)
Vậy, chi phí cơ hội của Maria đọc 100 trang sách xã hội là việc đọc 40 trang sách kinh tế học.

Bài 2:
a. Bảng xây dựng như hình 1:

Số đơn vị hàng hóa mà 1 công nhân Số đơn vị hàng hóa mà nền kinh tế
mỗi nước sản xuất được trong 1 năm mỗi nước sản xuất được trong 1 năm
Xe (chiếc) Ngũ cốc (tấn) Xe (triệu chiếc) Ngũ cốc (triệu
tấn)
Hoa Kì 4 10 400 1000
Nhật Bản 4 5 400 500

b. Dựa vào bảng câu a, ta có:


Đường giới hạn khả năng sản xuất của nền kinh tế Hoa Kì:
Đường giới hạn khả năng sản xuất của nền kinh tế Nhật Bản:

c. Tính chi phí cơ hội:


 Đối với Nhật Bản:
- Một công nhân sản xuất 1 chiếc xe trong: 1/4 (năm)
Trong thời gian đó, lượng ngũ cốc 1 công nhân sản xuất ra là: 5*(1/4)=1.25 (tấn)
Vậy, chi phí cơ hội của 1 chiếc xe là 1.25 tấn ngũ cốc
- Một công nhân sản xuất 1 tấn ngũ cốc trong: 1/5 (năm)
Trong thời gian đó, số xe 1 công nhân sản xuất ra là: 4*(1/5)=0.8 (chiếc)
Vậy, chi phí cơ hội của 1 tấn ngũ cốc là 0.8 chiếc xe

 Đối với Hoa Kì:


- Một công nhân sản xuất 1 chiếc xe trong: 1/4 (năm)
Trong thời gian đó, lượng ngũ cốc 1 công nhân sản xuất ra là: 10*(1/4)=2.5 (tấn)
Vậy, chi phí cơ hội của 1 chiếc xe là 2.5 tấn ngũ cốc
- Một công nhân sản xuất 1 tấn ngũ cốc trong: 1/10 (năm)
Trong thời gian đó, số xe 1 công nhân sản xuất ra là: 4*(1/10)=0.4 (chiếc)
Vậy, chi phí cơ hội của 1 tấn ngũ cốc là 0.4 chiếc xe

Ta được bảng:

Thời gian 1 công nhân sản xuất ra Chi phí cơ hội của
1 đơn vị hàng hóa (năm)
Xe (chiếc) Ngũ cốc (tấn) 1 chiếc xe ( đơn 1 tấn NC (đơn
vị: tấn ngũ cốc) vị: chiếc xe)
Hoa Kì 0.25 0.1 2.5 0.4
Nhật Bản 0.25 0.2 1.25 0.8

d. Ta có: Lợi thế tuyệt đối là khả năng sản xuất một loại hàng hóa nào đó tốn kém nguồn lực ít
hơn so với các nhà sản xuất khác.
- Trong sản xuất ô tô, 1 công nhân cả hai nước đều cần 1/4 năm để sản xuất 1 ô tô
(tốn kém nguồn lực bằng nhau) => Không có nước nào có lợi thế tuyệt đối trong
việc sản xuất ô tô.
- Trong sản xuất ngũ cốc, 1 công nhân Nhật Bản cần 0.2 năm, 1 công nhân Hoa kì
cần 0.1 năm. Vì 0.1 < 0.2 nên suy ra Hoa Kì ít tốn kém nguồn lực hơn => Hoa Kì
có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất ngũ cốc.
e. Ta có: Lợi thế so sánh là khả năng sản xuất một loại hàng hóa với chi phí cơ hội thấp hơn so
với nhà sản xuất khác.
- Trong sản xuất ô tô, chi phí cơ hội của Nhật Bản < Hoa Kì (1.25 < 2.5, theo kết
quả câu d). Do đó Nhật Bản có lợi thế so sánh trong việc sản xuất xe ô tô.
- Trong sản xuất ngũ cốc, chi phí cơ hội của Hoa Kì < Nhật Bản (0.4 < 0.8, theo
kết quả câu d). Do đó Hoa Kì có lợi thế so sánh trong việc sản xuất ngũ cốc.
f. Nếu không có thương mại thì ở mỗi nước, nửa công nhân sẽ sản xuất ô tô và nửa công nhân
sẽ sản xuất ngũ cốc. => Vì mỗi nước có 100 triệu công nhân nên số công nhân sản xuất ô tô ở
mỗi nước là 50 triệu công dân, tương tự ở sản xuất ngũ cốc.
Do đó ta được:

Số ô tô được sản xuất (triệu chiếc) Lượng ngũ cốc được sản xuất (triệu
tấn)
Hoa Kì 200 500
Nhật Bản 200 250

g. Khi không có thương mại, sản xuất bao nhiêu thì tiêu dùng bấy nhiêu. Do đó ta có bảng:

Khi chưa có thương mại Số ô tô được tiêu dùng (triệu Lượng ngũ cốc được tiêu
chiếc) dùng (triệu tấn)
Hoa Kì 200 500
Nhật Bản 200 250

Giả sử:
 Hoa Kì sản xuất 700 triệu tấn ngũ cốc trong một năm => đồng thời sản xuất được 120
triệu chiếc xe.
 Nhật Bản sản xuất 320 triệu chiếc xe trong một năm => đồng thời sản xuất được 100
tấn ngũ cốc.
 Bảng sản xuất khi có thương mại:

Khi có thương mại Số ô tô được sản xuất (triệu Lượng ngũ cốc được sản
chiếc) xuất (triệu tấn)
Hoa Kì 120 700
Nhật Bản 320 100

Giả sử tiếp:
 Hoa Kì xuất khẩu 175 triệu tấn ngũ cốc sang Nhật Bản (Nhật Bản nhập khẩu 175
triệu tấn ngũ cốc từ Hoa Kì)
 Nhật Bản xuất khẩu 100 triệu xe sang Hoa Kì (Hoa Kì nhập khẩu 100 triệu xe từ Nhật
Bản)

 Tiêu dùng của 2 nước sau thương mại:

Hoa Kì
Xe ô tô (triệu chiếc) Ngũ cốc (triệu tấn)
Sản xuất + NK - XK 120 + 100 – 0 700 + 0 - 175
= Tiêu dùng 220 525
Nhật Bản
Xe ô tô (triệu chiếc) Ngũ cốc (triệu tấn)
Sản xuất + NK - XK 320 + 0 – 100 100 + 175 – 0
= Tiêu dùng 220 275
 Lợi ích từ thương mại của cả 2 nước:

Hoa Kì
Tiêu dùng khi không Tiêu dùng khi có Lợi ích từ thương
có thương mại thương mại mại
Xe (triệu chiếc) 200 220 20
Ngũ cốc (triệu tấn) 500 525 25
Nhật Bản
Tiêu dùng khi không Tiêu dùng khi có Lợi ích từ thương
có thương mại thương mại mại
Xe (triệu chiếc) 200 220 20
Ngũ cốc (triệu tấn) 250 275 25

Ghi chú: Thầy hướng dẫn các em cách chọn số ngũ cốc đổi với xe: số ngũ cốc < 300trt và số xe < 200tr
xe. Không phải mình lấy bất kỳ con số nào cũng được mà nó phải tuân theo 1 tỷ lệ giữa xe và ngũ cốc
nhất định nếu không sẽ sai và không ra được lợi ích.
Nguyên tắc đó là ở Hoa kỳ 1xe = 2,5t ngũ cốc; còn ở Nhật 1xe = 1,25t ngũ cốc (chi phí cơ hội của xe ở 2
nước).
Thế thì khi mình cho 2 nước trao đổi hàng hóa cho nhau thì tỷ lệ trao đổi giữa xe và ngũ cốc giữa 2 nước
nó phải nằm ở giữa 2 chi phi cơ hội ở trên.
1xe = 1,25t ngũ cốc (Nhật) < tỷ lệ trao đổi < 1xe = 2,5t ngũ cốc (Hoa kỳ)
Em xem bạn trong bài đã chọn cho 300trt ngũ cốc đổi lấy 200tr xe có tỷ lệ là 1xe = 1,5t ngũ cốc. Rõ ràng:
1xe=1,25t ngũ cốc(Nhật) < 1xe=1,5t ngũ cốc <1xe = 2,5t ngũ cốc(HK)
Giải thích lý do: Đối với Nhật điều đó mới đảm bảo lợi ích cho Nhật, vì khi trao đổi thì Nhật sẽ có nhiều
ngũ cốc hơn (1,5t ngũ cốc) so với không trao đổi 1xe chỉ có 1,25t ngũ cốc. Còn Hoa Kỳ mới đảm bảo là
bỏ ra ít ngũ cốc (1,5t) hơn đê láy 1xe khi không trao đổi là 2,5t ngũ cốc.

You might also like