You are on page 1of 25

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

KHOA TÀI CHINH NGÂN HÀNG – QUẢN TRỊ KINH DOANH


LỚP TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG K42

BÀI THI GIỮA KÌ


MÔN: KINH TẾ VI MÔ

Họ và tên: Võ Trung Hiếu


Lớp: Tài chính ngân hàng K42
MSSV: 4254050051
BÀI TẬP ÔN TẬP CHƯƠNG 1 - KINH TẾ VI MÔ VÀ NHỮNG VẤN
ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN

Bài tập nhóm


Bạn có mỗi ngày 8 giờ để ngủ và 16 giờ để học tập và giải trí. Hãy vẽ đồ thị đường biểu diễn
mối quan hệ giữa thời gian giải trí (X) và thời gian học tập (Y). Nếu bạn ngủ ít hơn (chỉ còn 6 giờ mỗi
ngày). Hãy vẽ đường quan hệ mới.
Trả lời:
Đường quan hệ ban đầu:
Lúc này ta có tổng 16 giờ để học tập và giải trí. Theo nguyên lý 1 của Kinh tế học “Con người
phải đối mặt với sự đánh đổi” thì khi ta dành thời gian cho học tập ta sẽ mất đi thời gian cho giải trí.
Vậy: Mối quan hệ giữa thời gian giải trí (X) và thời gian học tập (Y) là:
X + Y = 16  Y = 16 – X
Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa thời gian giải trí (X) và thời gian học tập (Y) sẽ có dạng
đường dốc xuống như hình vẽ
18

16

14

12

10

0
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18

Đường quan hệ lúc sau (khi chỉ ngủ 6 giờ mỗi ngày):
Lúc này tổng thời gian học tập và giải trí trong ngày của bạn sẽ là: 24 – 6 = 18 (giờ)
Mối quan hệ mới giữa thời gian giải trí (X) và thời gian học tập (Y) là:
X + Y = 18  Y = 18 – X
20

18

16

14

12

10

0
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20

Vậy: Đường quan hệ mới dịch chuyển sang bên phải so với đường cũ.
Bài tập vận dụng
1. Theo bạn những lĩnh vực sau đây thuộc phạm vi nghiên cứu của kinh tế vi mô hay kinh tế vĩ mô. Vì
sao?
a. Khi chính phủ đánh thuế vào người sản xuất máy tính thì giá máy tính chắc chắn sẽ tăng.
b. Để có ngân sách xây dựng cơ sở hạ tầng, chính phủ phải tăng thuế đánh vào một số mặt hàng.
c. Hiện tại giá vàng trên thị trường Việt Nam đã tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái.
d. Doanh nghiệp gỗ Pisico phải đổi mới công nghệ sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm mới
đảm bảo đứng vững trên thị trường cạnh tranh.
Trả lời
a. Ở đây nói về giá cả thị trường của 1 loại hàng hóa là máy tính nên thuộc phạm vi nghiên cứu của
kinh tế vi mô.
b. Việc điều chỉnh thuế để có ngân sách xây dựng cơ sở hạ tầng, đây thuộc quyết định của chính
phủ nên thuộc phạm vi nghiên cứu của kinh tế vĩ mô.
c. Ở đây cũng nói về giá cả thị trường của 1 loại hàng hóa là vàng nên thuộc phạm vi nghiên cứu
của kinh tế vi mô.
d. Câu này nói về quyết định của doanh nghiệp gỗ Pisico nên thuộc phạm vi nghiên cứu của kinh tế
vi mô.
2. Hãy vẽ đường giới hạn năng lực sản xuất cho nền kinh tế chỉ sản xuất gạo và thịt gà như sau:
Kết hợp Gạo (triệu tấn) Thịt gà (tấn)
A 0 1.800
B 1 1.700
C 2 1.500
D 3 1.200
E 4 700
F 5 0
a. Hiện thời nền kinh tế này có khả năng sản xuất:
- 2 triệu tấn gạo và 1.500 tấn thịt gà không?
- 2 triệu tấn gạo và 1.200 tấn thịt gà không?
- 2 triệu tấn gạo và 1.700 tấn thịt gà không?
b. Chi phí cơ hội để sản xuất thêm một triệu tấn gạo thứ 3 là bao nhiêu?
c. Đất nước này đã phát hiện một số nguồn tài nguyên mới và khoa học kỹ thuật phát triển hơn làm
cho khả năng sản xuất tăng 20%. Hãy vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất mới.
Trả lời
Dựa vào bảng số liệu đã cho, ta vẽ được đường giới hạn năng lực sản xuất cho nền kinh tế chỉ
sản xuất gạo và thịt gà như sau:
1900
1800
X
1700
1600
1500 Y
1400
1300
1200 Z
1100
1000
900
800
700
600
500
400
300
200
100
0
0 1 2 3 4 5 6

a. Các điểm X, Y, Z trên đồ thị lần lượt biểu thị cho các kết hợp sản xuất gạo và thịt gà:
X: 2 triệu tấn gạo và 1.700 tấn thịt gà
Y: 2 triệu tấn gạo và 1.500 tấn thịt gà
Z: 2 triệu tấn gạo và 1.200 tấn thịt gà
Dựa vào đồ thị ta có thể thấy:
Điểm X nằm ngoài đường giới hạn năng lực sản xuất nên hiện thời nền kinh tế này không có khả
năng sản xuất 2 triệu tấn gạo và 1.700 tấn thịt gà.
Điểm Y nằm trên đường giới hạn năng lực sản xuất nên hiện thời nền kinh tế này có khả năng sản
xuất 2 triệu tấn gạo và 1.500 tấn thịt gà. Lúc này, nền kinh tế sản xuất đạt hiệu quả vì nó đã tận dụng
được hết năng lực sản xuất.
Điểm Z nằm trong đường giới hạn năng lực sản xuất nên hiện thời nền kinh tế này có khả năng sản
xuất 2 triệu tấn gạo và 1.200 tấn thịt gà. Tuy nhiên, nền kinh tế sản xuất không đạt hiệu quả vì nó
không tận dụng được hết năng lực sản xuất.
b. Khi sản xuất thêm một triệu tấn gạo thứ 3 tức là chuyển từ mức kết hợp sản lượng C sang D (
Theo bảng số liệu ).
Lúc này sản lượng thịt gà giảm đi là:
1500 – 1200 = 300 (tấn thịt gà)
Vậy: chi phí cơ hội cho việc sản xuất thêm một triệu tấn gạo thứ 3 là 300 tấn thịt gà mất đi.
c. Đất nước này đã phát hiện một số nguồn tài nguyên mới và khoa học kỹ thuật phát triển hơn
làm cho khả năng sản xuất tăng 20%. Khi đó kết hợp sản lượng đều tăng thêm 20%. Đường giới hạn
năng lực sản xuất dịch chuyển sang phải.
Ta có bảng số liệu mới:
Kết hợp Gạo (triệu tấn) Thịt gà (tấn)
A 0 2.160
B 1,2 2.040
C 2,4 1.800
D 3,6 1.440
E 4,8 840
F 6 0
Đường giới hạn năng lực sản xuất mới:
2300
2200
2100
2000
1900
1800
1700
1600
1500
1400
1300
1200
1100
1000
900
800
700
600
500
400
300
200
100
0
0 1 2 3 4 5 6 7
BÀI TẬP ÔN TẬP CHƯƠNG 2 – CUNG – CẦU VÀ GIÁ CẢ THỊ
TRƯỜNG

Bài tập

1. Sử dụng sự dịch chuyển của cung và cầu để minh hoạ tác động của những sự kiện sau trên thị trường
cà phê. Hãy làm rõ xu hướng thay đổi trong giá và số lượng bán ra.

a. Các nhà khoa học cho biết rằng uống mỗi ngày một tách cà phê thì tốt cho sức khoẻ.

b. Giá của sữa đắt gấp 3 lần, biết rằng sữa và cà phê là hai hàng hóa bổ sung.

c. Hạn hán làm giảm số lượng của cà phê xuống 1/2 vụ thu hoạch bình thường.

d. Hàng ngàn nông dân chuyển đổi cây trồng từ mắc ca sang trồng cà phê.

Trả lời

a. Các nhà khoa học cho biết rằng uống mỗi ngày một tách cà phê thì tốt cho sức khoẻ, việc này
làm cho nhiều người muốn sử dụng cà phê hơn. Vì vậy, đường cầu về cà phê của thị trường sẽ
dịch chuyển sang phải, đường cung không đổi. Giá và số lượng bán ra tăng.

b. Vì sữa và cà phê là 2 hàng hóa bổ sung nên khi giá sữa đắt gấp 3 lần thì lượng cầu về cà phê
cũng giảm đi 3 lần. Đường cầu về cà phê của thị trường sẽ dịch chuyển sang trái, đường cung
không đổi. Giá và số
lượng bán ra giảm.
c. Hạn hán làm giảm số lượng của cà phê xuống 1/2 vụ thu hoạch bình thường. Số lượng cà phê
cung ứng cho thị trường giảm còn 1/2. Đường cung dịch chuyển sang trái. Giá tăng và số lượng
bán ra giảm.

d. Hàng ngàn nông dân chuyển đổi cây trồng từ mắc ca sang trồng cà phê. Điều này khiến sản
lương cà phê tăng. Đường cung cà phê dịch chuyển sang phải làm cho giá giảm và lượng tăng.

2. " Một vụ thu hoạch dưa hấu bội thu làm giảm thu nhập của nông dân trồng dưa ". Hãy giải thích và
minh họa trên đồ thị.

Đối với mặt hàng dưa hấu, đây không phải là mặt hàng thiết yếu. Người mua có thể lựa chọn nhiều
hàng hóa khác thay thế cho nó. nDo vậy, sự biến đổi về lượng cầu của dưa dấu sẽ nhỏ hơn sự biến đổi
về giá của nó. Hay nói cách khác: Dưa hấu là hàng hóa có |EDP|<1 (Cầu ít co giãn)

Vậy TR và P tỉ lệ thuận với nhau.

Khi hoạch dưa hấu bội thu, đường cung dưa hấu sẽ dịch sang phải làm cho giá giảm, lương tăng. Mà
TR và P tỉ lệ thuận với nhau nên TR cũng giảm. Như vậy thu nhập của nông dân trồng dưa cũng sẽ
giảm.
3. Cung, cầu về điện thoại Iphone 7S Plus được cho ở bảng dưới đây:

a. Viết phương trình đường cung, phương trình đường cầu và xác định điểm cân bằng thị trường.
Tính độ co giãn của cung và cầu tại điểm cân bằng đó.

b. Thị trường thay đổi như thế nào nếu lượng cầu về điện thoại Iphone 7S Plus giảm 2 lần ở mỗi
mức giá do sự ra đời của điện thoại Iphone 8S?

c. Nếu lúc đầu giá được đặt 20 triệu đồng/chiếc thì điều gì sẽ xảy ra trên thị trường?

d. Nếu chính phủ tiến hành đánh thuế 2 triệu đồng/chiếc điện thoại Iphone 7S Plus sản xuất ra thì
cung, cầu thị trường thay đổi như thế nào? Xác định điểm cân bằng thị trường mới.

e. Nếu chính phủ không đánh thuế người sản xuất mà đánh thuế giá trị gia tăng 20% vào người
tiêu dùng. Xác định điểm cân bằng thị trường mới. Ai là người chịu thuế. Minh họa kết quả trên
đồ thị.

P (triệu đồng/chiếc) QD (1.000 chiếc) QS (1.000 chiếc)


50 0 40
40 20 30
30 40 20
20 60 10
10 80 0
Trả lời

a. Phương trình đường cung có dạng: (S): P=a+bQ


Thế giá và lượng cung từ bảng số liệu ta có:

50 = a + 40b a = 10
{ { . Vậy phương trình đường cung là: (S): PS =10+Q.
40 = a + 30b b=1
Phương trình đường cầu có dạng: (D): P=c-dQ
Thế giá và lượng cầu từ bảng số liệu ta có:

50 = c − 0. d c = 50
{ { . Vậy phương trình đường cầu là: (D): PD =50-0,5Q
40 = c − 20d d = 0,5

Cân bằng thị trường khi: PS=PD  10+Q = 50-0,5Q  Q = 26,7

Khi đó giá cân bằng là: P=50-0,5Q=36,7.

1 P 1 36,7
Co giãn cung: ESP = . = . = 1,375
P′s Q 1 26,7

1 P 1 36,7
Co giãn cầu: EDP = . = . = -2,75
P′D Q − 0,5 26,7

b. Nếu lượng cầu về điện thoại Iphone 7S Plus giảm 2 lần. Đường cầu dịch chuyển sang trái. Giá và
lượng đều giảm.

50 = c − 0. d
Đường cầu mới thỏa: { ( Vì lượng cầu giảm 2 ở mọi mức giá)
40 = c − 10d

c = 50
{
d=1

Đường cầu mới là: (D1): PD =50-0,5Q

Điểm cân bằng mới của thị trường: PS=PD  10+Q1 = 50-0,5Q1  Q1 = 20

Khi đó giá cân bằng là: P1=50-0,5Q1=30

c. Nếu lúc đầu giá được đặt 20 triệu đồng/chiếc:

(S): PS =10+QS  20 =10+QS  QS =10


(D): PD =50-0,5Q  20 = 50-0,5Q  QD=50

Vì QS< QD nên thị trường đang trong tình trang thiếu hụt.

d. Nếu chính phủ tiến hành đánh thuế 2 triệu đồng/chiếc điện thoại.

Đường cung dịch sang trái, đường cầu giữ nguyên làm cho giá tăng và lượng giảm.

t=2 => PS=10+Q +2=Q+12.

Cân bằng thị trường đạt khi: PS=PD  Q+12 =50-0,5Q  Q=25,3

Giá lúc này là P=Q+12= 37,3

e. Khi đánh thuế giá trị gia tăng 20% vào người tiêu dùng thì, đường cầu dịch chuyển sang trái , giá
và lượng cân bằng giảm.

PD =(1-0,2)(50-0,5Q)= 40 -0,4Q.

Cân bằng thị trường đạt khi: PS=PD  Q2+10 =40-0,4Q2  Q2=21,4

Khi đó giá cân bằng là: P2=Q2+10=31,4

T
P3

Cả người sản xuất và người tiêu dùng đều phải gánh chịu phần thuế.

Người tiêu dùng chịu phần tăng lên về giá so với mức giá ban đầu trước khi đánh thuế. Tức là phần
P-P2

Người sản xuất chịu phần còn lại của thuế tức là phần P2 – P3 hay là T – (P-P2)
4. Thị trường phân bón NPK có hàm cầu là Q = 60 – 2P và hàm cung là Q=P+15, trong đó P tính bằng
triệu đồng/tấn và Q tính bằng tấn.

a. Giá và lượng phân bón NPK cân bằng là bao nhiêu? Xác định độ co giãn của cầu theo giá tại
điểm cân bằng thị trường.

b. Nếu đường cung dịch chuyển đến Q= P+30, cầu vẫn giữ nguyên, giá và lượng cân bằng mới là
bao nhiêu?

c. Giả sử chính phủ trợ cấp cho người sản xuất 500.000 đồng/tấn thì bao nhiêu phân NPK sẽ được
sản xuất ra? Người tiêu dùng bây giờ sẽ trả ở mức giá cân bằng nào?

d. Giả sử chính phủ trợ cấp cho người tiêu dùng 500.000 đồng/tấn chứ không phải người sản xuất.
Giá ròng người tiêu dùng trả bây giờ là bao nhiêu? Lượng cân bằng là bao nhiêu?

e. So sánh tổng số tiền mà chính phủ bỏ ra để trợ cấp ở câu c và d.

Trả lời

a. Thị trường cân bằng khi: 60 – 2P = P+15  P=15 và Q=15+P=30


P P
Độ co giãn của cầu theo giá tại điểm cân bằng: EDP=Q’.Q = (60 – 2P)’ .Q = -2.15/30 = -1

b. Điểm cân bằng mới của thị trường khi: P+30 = 60 – 2P  P=10 và Q = P+30=40

c. Giả sử chính phủ trợ cấp cho người sản xuất 500.000 đồng/tấn hay 0,5 triệu đồng/tấn thì:

Hàm cung là Q=P+15  P=Q-15 ;

Sau khi trợ cấp thì Pt=Q-15-0,5 =Q-15,5

Hàm cầu giữ nguyên: Q = 60 – 2P  P=30-0,5Q

Điểm cân bằng khi đó là: Pt=PS=PD  Q-15,5 = 30-0,5Q Q=30,3 và P=Q-15,5=14,8

d. Giả sử chính phủ trợ cấp cho người tiêu dùng 500.000 đồng/tấn hay 0,5 triệu đồng/tấn thì:

Hàm cung là Q=P+15  P=Q-15

Hàm cầu là: Q = 60 – 2P  P=30-0,5Q

Sau khi trợ cấp thì Pt=30-0,5Q+0,5 = 30,5 -0,5Q

Điểm cân bằng khi đó là: Pt=PS=PD  Q-15 = 30,5-0,5Q  Q=30,3 và P= Q-15 =15,3

e. Tổng tiền trợ cấp ở câu c: 0,5.14,8=7,4 triệu đồng

Tổng tiền trợ cấp ở câu d: 0,5.15,3=7,65 triệu đồng

Vậy tiền trợ cấp ở câu c nhở hơn ở câu d

5. Cung và cầu sản phẩm X trên thị trường được cho bởi:
QS =1/8P-5; QD = 45-1/2P; trong đó P tính bằng USD/1.000 đơn vị và Q tính bằng 1.000 đơn vị.

a. Hãy xác định giá thị trường tự do và sản lượng trao đổi thực tế trên thị trường.

b. Nếu chính phủ đặt giá trần là 72 USD/1.000 đơn vị và cung ứng toàn bộ phần thiếu hụt thì giá
và sản lượng trao đổi thực tế trên thị trường là bao nhiêu? Xác định độ co giãn cầu theo giá tại
điểm đó.

Trả lời

a. Ta có: QS = QD  1/8P-5=45-1/2P  P=80 và Q=1/8P-5=5

b. Khi chính phủ đặt giá trần 72 USD/1.000 đơn vị thì:

QS =1/8P-5=4 , QD = 45-1/2P= 9

Vì QD >QS nên thị trường đang ở trong tình trang thiếu hụt.

Tuy nhiên, cung ứng toàn bộ phần thiếu hụt chính phủ.
Vậy, giá thực tế trên thị trường bằng giá trần: P=72 USD/1.000 đơn vị

Sản lượng trao đổi thực tế trên thị trường sẽ bằng lượng cầu: Q=QD=9

BÀI TẬP ÔN TẬP CHƯƠNG 3 – LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI


TIÊU DÙNG
Bài tập

1. Một người là khách hàng thường xuyên của một doanh nghiệp taxi được giảm giá cước 25% khi
đi được 1000km và 50% khi đi được 2000km. Hãy vẽ đường ngân sách cho người này.

Trả lời

2. Vào ngày chủ nhật, một sinh viên dùng số tiền I = 100.000đ để mua 3 hàng hóa A, B, C với giá
tương ứng: PA = 5.000đ, PB = 6.000đ, PC = 4.000đ. Lợi ích thu được khi tiêu dùng các hàng hóa
trên cho ở bảng trang 67.
a. Viết phương trình đường ngân sách của sinh viên này?

b. Tính số hàng hóa A, B, C mỗi loại mà sinh viên đó sẽ mua để tối đa hóa lợi ích? Tổng lợi ích
lớn nhất?

Hàng hóa A Hàng hóa B Hàng hóa C


Q TU Q TU Q TU
1 6 1 10 1 7
2 11 2 18 2 13
3 15 3 25 3 18
4 18 4 31 4 22
5 20 5 35 5 24
6 21 6 38 6 25
7 20 7 40 7 25
Trả lời

a. Gọi a,b,c lần lượt là lương hàng hóa A,B,C

Phương trình đường ngân sách: I=a.PA+b.PB+c.PC  5.000a+6.000b+4.000c=100.000

b. Dựa vào bảng Lợi ích thu được khi tiêu dùng các hàng hóa ta lập được bảng sau

Hàng hóa A (5000) Hàng hóa B (6000) Hàng hóa C (4000)


Q TU MU MU/P Q TU MU MU/P Q TU MU MU/P
1 6 6 1,2.10-3 1 10 10 1,67.10-3 1 7 7 1,75.10-3
2 11 5 1.10-3 2 18 8 1,33.10-3 2 13 6 1,5.10-3
3 15 4 8.10-4 3 25 7 1,17.10-3 3 18 5 1,25.10-3
4 18 3 6.10-4 4 31 6 1.10-3 4 22 4 1.10-3
5 20 2 4.10-4 5 35 4 6,67.10-4 5 24 2 5.10-4
6 21 1 2.10-4 6 38 3 5.10-4 6 25 1 2,5.10-4
7 20 -1 -2.10-4 7 40 2 3,33.10-4 7 25 0 0
Tiến trình lựa chọn:

+ Khi ta mua tất cả sản phẩm A,B,C với lượng tối đa là 7 thì chi phí là:
7.5000+7.6000+7.4000=105000

+ So với I thì vượt 5000. Vậy 5000 này ta sẽ không mua hàng hóa A thứ 7 vì khi này MU/P của hàng
hóa A là âm, sẽ không có lợi.

+ Vậy để tối đa hóa lợi ích thì ta nên mua 6 hàng hóa A, 7 hàng hóa B và 7 hàng hóa C.

3.Hàm lợi ích của của một người từ hai loại hàng hóa thịt bò (X) và khoai tây (Y) là TU = Y(X + 2).
Giá thị trường của X và Y tương ứng là: PX = 10$/kg và PY=2$/kg.

a. Hãy thiết lập phương trình đường ngân sách và minh họa bằng đồ thị.

b. Tính MUX, MUY, MRSXY.

c. Nếu hàng tháng người này có thu nhập bằng tiền I = 100$ dùng để mua hai hàng hóa X và Y
thì kết hợp nào giữa X và Y mà người tiêu dùng mua để tối đa hóa lợi ích? Tính lợi ích tối đa.
d. Nếu giá khoai tây tăng gấp đôi thì đường ngân sách và quyết định của người tiêu dùng sẽ thay
đổi như thế nào?

e. Nếu người này muốn có mức lợi ích 1000U từ hai loại hàng hóa này thì số lượng mỗi loại
khoai tây và thịt bò nên dùng là bao nhiêu để mức chi tiêu bé nhất? Tính chi phí mức chi tiêu
bé nhất đó.

Trả lời

a. Phương trình đường ngân sách: I=X.PX+Y.PY 


I
10X+2Y =I  Y= 2 -5X

b. MUX =TU’ = (Y(X + 2))’=Y

MUY =TU’ = (Y(X + 2))’= X+2


Y
MRSXY= MUX /MUY = X+2

c. Đ ể tối đa hóa lợi ích:

I=X.PX+Y.PY  10X+2Y=100 (1)

MUX MUY
và =  Y/10 = (X+2)/2 (2)
PX PY

Từ (1) và (2) ta tìm được: X=4 và Y=30

Lợi ích tối đa là TU = Y(X + 2) =30(4+2)= 180

d. Nếu giá khoai tây tăng gấp đôi. Ta có:

I=X.PX+Y.PY  10X+4Y=100 (3)

MUX MUY
và =  Y/10 = (X+2)/4 (4)
PX PY

Từ (3) và (4) ta tìm được: X=4 và Y=15

e. Nếu người này muốn có mức lợi ích 1000U hay TU = Y(X + 2)=1000  Y=1000/(X+2)(5)

MUX MUY
và =  Y/10 = (X+2)/2 (6)
PX PY

Thế (5) vào (6) ta tìm được: X = 12,1 và Y=70,9

Khi đó chi phí mức chi tiêu là I= X.PX+Y.PY =12,1.10+70,9.2=262,8


4. Cho hình vẽ với lựa chọn tối ưu là E. Biết rằng thu nhập của người tiêu dùng này là I = 120$ dùng để
chi tiêu cho hai loại hàng hóa X và Y.

Y
12

E
7

U1

0
24 X

a. Xác định giá cả của hàng hóa X và hàng hóa Y?

b. Tại E, người này đã chi bao nhiêu tiền cho X?

c. Xác định tỷ lệ thay thế cận biên giữa hai hàng hóa X và Y tại E?

d. Nếu tiêu dùng tại điểm A thì người này có đạt được lợi ích tối đa không? Tại sao?

Trả lời

a. Phương trình đường ngân sách: I= X.PX+Y.PY  120 = X.PX+Y.PY

120 = 0. PX + 12. PY
Dựa vào đồ thị, ta được:{  PX=5 và PY =10
120 = 24. PX + 0. PY

b. Tại E, ta có:X=7 và số tiền chi cho X là 7.5=35

c. Tỷ lệ thay thế cận biên giữa hai hàng hóa X và Y tại E: MRSXY=-PX/PY = -5/10 =-0,5

d. Nếu tiêu dùng tại điểm A, lượng hàng hóa X giống như cũ trong khi lượng hàng hóa Y giảm đi. Khi
đó tổng lợi ích sẽ giảm trong khi ngân sách còn dư. Do đó không đạt được lợi ích tối đa.
BÀI TẬP ÔN TẬP CHƯƠNG 4 – LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI SẢN
XUẤT
Bài tập nhóm

Phân tích và lấy ví dụ về việc lựa chọn thay thế đầu vào tối ưu giữa lao động và vốn trong một
ngành sản xuất.

Trả lời

Để tiến hành sản xuất cần có các yếu tố sản xuất (yếu tố đầu vào). Các yếu tố đầu vào thường
được chia thành: lao động (thường được kí hiệu là chữ L – Labour); nguyên liêu, vật liệu, công cụ dụng
cụ, máy móc thiết bị, nhà xưởng, kho tàng,…(vốn) (thường được kí hieu bằng chữ K – Capital)

Vì ngồn lực của doanh nghiệp là có hạn và theo Nguyên lí 1 của Kinh tế học “Con người luôn
phải đối mặt với sự đánh đổi” nên khi kết hợp các yếu tố đầu vào (lao động và vốn) để tạo ra cùng 1
lượng sản phẩm, dịch vụ thì sẽ có sự thay thế, đánh đổi giữa 2 yếu tố này.

Ví dụ: Để tạo ra 100 mảnh vải mỗi ngày, người ta có thể sử dụng 10 giờ máy (vốn) và 8 giờ lao
động hoặc cũng có thể dùng 6 giờ máy và 18 giờ lao động. Mỗi cách kết hợp thể hiện một cách thức
sản xuất hay một kỹ thuật sản xuất khác nhau. Một kỹ thuật sử dụng nhiều vốn và một kỹ thuật dung
nhiều lao động.

Bài tập vận dụng

1. Hàm sản xuất của một doanh nghiệp có dạng: Q = K0,6L0,5.

a. Tính hệ số co giãn của Q theo K và L? Cho biết ý nghĩa?

b. Viết biểu thức thể hiện sản phẩm cận biên của K và L?

c. Xác định tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên giữa K và L?

Trả lời

a.Theo hàm sản xuất của doanh nghiệp, ta có:

Hệ số co giãn cầu theo vốn: EQK = 0,6.

=> Khi vốn tăng 1% , lao động giữ nguyên thì sản lượng Q tăng lên 0.6%

Hệ số co giãn cầu theo lao động: EQL = 0,5.

=> Khi lao động tăng 1% , vốn giữ nguyên thì sản lượng Q tăng lên 0.5%

b. Biểu thức thể hiện sản phẩm cận biên của K

MPK = Q’K = (K0,6L0,5)’ = 0,6.K-0,4L0,5

Biểu thức thể hiện sản phẩm cận biên của L

MPL = Q’L = (K0,6L0,5)’ = 0,5.K0,6L-0,5


c. Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên giữa K và L là:
−MPL −0,6K−0,4 L0,5 −6L
MRTSL/K= = =
MPK 0,5K0,6 L−0,5 5K

2. Các hàm sản xuất sau có hiệu suất tăng, giảm hay không đổi theo quy mô?

a. Q = 0,4K0,3L0,5

b. Q = K0,6L0,4

c. Q = K0,6L0,7

d. Q = 5K + 3L

e. Q = 2K + 3L0,5

Trả lời

a. Ta có: EQK + EQL = 0,3 + 0,5 = 0,8 < 1. Hiệu suất kinh tế giảm theo quy mô.

b. Ta có: EQK + EQL = 0,6 + 0,4 = 1. Hiệu suất kinh tế không đổi theo quy mô.

c. Ta có: EQK + EQL = 0,6 + 0,7 = 1,3 > 1. Hiệu suất kinh tế tăng theo quy mô.

d. Ta có: EQK= (5K + 3L)’ = 3L + 5

EQL = (5K + 3L)’ = 3 + 5K

EQK + EQL = 8 + 5K + 3L > 1 (Vì K, L ≥ 0). Hiệu suất kinh tế tăng theo quy mô.

e. Ta có: EQK= (2K + 3L0,5)’ = 2 + 3L0,5

EQL = (2K + 3L0,5)’ = 2K + 1,5L-0,5

EQK + EQL = 2+3L0,5+2K+ 1,5L-0,5> 1 (Vì K, L ≥ 0). Hiệu suất kinh tế tăng theo quy mô.

3. Hàm sản xuất trong ngắn hạn với một yếu tố đầu vào X của một doanh nghiệp là:

Q = 5X + 3X2 -0,25X3

a. Viết phương trình biểu diễn năng suất bình quân, năng suất cận biên của X?

b. Sản lượng cực đại trong ngắn hạn của doanh nghiệp là bao nhiêu? Khi đó doanh nghiệp phải
sử dụng bao nhiêu yếu tố đầu vào X?

c. Ở mức sản lượng nào thì diễn ra hiện tượng năng suất cận biên giảm dần?

d. Ở mức sản lượng nào năng suất trung bình là lớn nhất?

Trả lời
Q 5X+3X2 −0,25X3
a. Năng suất bình quân: AP = =
X X
2
=5 + 3X -0,25X

Năng suất cận biên: MP = Q’ = (5X + 3X2 -0,25X3)’


= 5 + 6X – 0,75X2

b. Sản lượng cực đại trong ngắn hạn của doanh nghiệp
là khi năng suất cận biên:

MP = 0  5 + 6X – 0,75X2=0  X=8,76

Sản lượng cực đại là Qmax =5X+3X2-0,25X3= 105,96

Vậy doanh nhiệp đạt sản lượng cực đại là 105,96 và


khi đó cần 8,76 đơn vị yếu tố đầu vào.

c. MP cực đại tại MP’=(5 + 6X – 0,75X2) = 6-1,5X = 0


X=4

Sản lượng lúc này là: Q1 = 5X + 3X2 -0,25X3 = 52

Vậy khi sản lượng lớn hơn 52 thì diễn ra hiện tượng năng suất cận biên giảm dần

d. Năng suất trung bình lớn nhất khi MP=AP  5 + 3X -0,25X2 =5 + 6X – 0,75X2

 0,5X2 – 3X = 0

 X=6 ( vì X>0)

Sản lượng lúc này là: Q2 = 5X + 3X2 -0,25X3 = 84

4. Một nhà sản xuất cần 2 yếu tố K và L để sản xuất sản phẩm X. Hàm sản xuất được cho:

Q = 2K(L – 4). Với giá tương ứng PK = 400$/giờ máy và PL = 200$/lao động

a. Nếu người này đã chi ra một khoản tiền là TC = 15.000$ để thuê 2 yếu tố này. Tìm phương án
sản xuất tối ưu và sản lượng tối đa đạt được. Xác định MRTSKL.

b. Nếu xí nghiệp muốn sản xuất 900 đơn vị sản phẩm bán ra thị trường với giá mỗi sản phẩm là
30$, tìm phương án sản xuất tối ưu và lợi nhuận đạt được.

Trả lời

a.Ta có: MPK = Q’K = (2K(L – 4))’ = 2(L - 4) = 2L - 8

MPL = Q’L = (2K(L – 4))’ = 2K

Sản xuất đạt tối ưu khi TC= K. PK +L.PL  400K+200L=15000 (1)

MPL MPK 2K 2L−8


và =  = (2)
PL PK 200 400
Từ (1) và (2) ta tìm được L=39,5 và K=17,75

Ta có:

−MPL −2K −K
MRTSL/K= = =
MPK 2L−8 L−4

b. Ta có: Q = 2K(L – 4)  2K(L - 4) = 900 (3)

Từ (2) và (3) ta tìm được phương án sản xuất là khi: L= 32và K=16.

Khi đó: TC=400K+200L=16000

TR=P.Q=900.30=27000

 Lợi nhuận là: π= TR-TC=27000-16000 =11000

5.Một doanh nghiệp có hàm tổng chi phí: TC = 0,1Q2 + 180Q + 5.000

ĐVT: P: 1000đ/SP Q: 1000SP

Hàm số cầu sản phẩm của doanh nghiệp là: P = - 0,2Q + 660

a. Viết biểu thức thể hiện: Chi phí cố định, chi phí biến đổi, chi phí trung bình, chi phí biến đổi
trung bình, chi phí cố định trung bình, chi phí biên và doanh thu biên của doanh nghiệp.

b. Xác định mức giá cả, sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp? Tính tổng lợi nhuận
doanh nghiệp đạt được? Vẽ đồ thị minh họa.

c. Xác định mức giá cả, sản lượng tối đa hóa doanh thu? Tổng lợi nhuận doanh nghiệp đạt được
là bao nhiêu?

d. Khi doanh nghiệp đóng thuế theo sản lượng là 20 mỗi sản phẩm thì doanh nghiệp phải bán với
giá và lượng nào để đạt lợi nhuận tối đa? Tính tổng lợi nhuận doanh nghiệp đạt được.

e. Khi doanh nghiệp đóng thuế cố định 100 triệu đồng thì doanh nghiệp phải bán với giá và lượng
nào để đạt lợi nhuận tối đa? Tính tổng lợi nhuận doanh nghiệp đạt được.

f. Khi doanh nghiệp bị đóng thuế 20% doanh thu thì doanh nghiệp phải bán với giá và lượng nào
để đạt lợi nhuận tối đa? Tính tổng lợi nhuận doanh nghiệp đạt được.

g. Khi doanh nghiệp bị đóng thuế 20% lợi nhuận trước thuế thì doanh nghiệp phải bán với giá và
lượng nào để đạt lợi nhuận tối đa? Tính tổng lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp.

Trả lời

a. Chi phí cố định: FC=5000

Chi phí biến đổi: VC= 0,1Q2 + 180Q

TC 5000
Chi phí trung bình:ATC = = (0,1Q2 + 180Q + 5.000)/Q = 0,1Q+180+
Q Q
VC
Chi phí biến đổi trung bình: AVC = = 0,1Q+180
Q
FC 5000
Chi phí cố định trung bình: AFC = =
Q Q

Chi phí biên: MC = TC’ = (0,1Q2 + 180Q + 5.000)’ = 0,2Q +180

Doanh thu: TR= P.Q = (- 0,2Q + 660)Q = -0,2Q2 + 660Q

Doanh thu biên: MR=TR’ =(-0,2Q2 + 660Q)’= -0,4Q+660

b. Lợi nhuận tối đa khi MR= MC  -0,4Q+660 = 0,2Q +180  Q=800

Khi đó P= -0,2Q + 660 =500.

Tổng lợi nhuận lúc này: π= TR-TC = (-0,2Q2 + 660Q)-(0,1Q2 + 180Q + 5.000)=187000

800
c.Để TR max thì MR=TR’=0  -0,4Q+660 =0  Q =1650

Khi đó P = -0,2Q + 660 =270

Tổng lợi nhuận: π= TR-TC = (-0,2Q2 + 660Q)-(0,1Q2 + 180Q + 5.000)= -128750

d. Khi doanh nghiệp đóng thuế theo sản lượng là 20 mỗi sản phẩm, lúc này hàm TC trở thành:

TC1 = 0,1Q12 + 180Q1 + 5.000+20Q1 = 0,1Q1 2 + 200Q1 + 5.000

Khi đó chi phí cận biên là: MC1 =TC1’= (0,1Q1 2 + 200Q1 + 5.000)’ =0,2Q1 +200.

Lợi nhuận tối đa khi MR= MC1  -0,4Q1 +660 = 0,2Q1 +200  Q1 =767

Khi đó P1 = -0,2Q1 + 660 =506,6

Tổng lợi nhuận lúc này: π1 = TR -TC1 = (-0,2Q1 2 + 660Q1)-(0,1Q1 2 + 200Q1 + 5.000)=171333

e. Khi doanh nghiệp đóng thuế cố định 100 triệu đồng, lúc này hàm TC trở thành:

TC2 = 0,1Q22 + 180Q2 + 5.000+100.000= 0,1Q22 + 180Q2 + 105.000


Khi đó chi phí cận biên là: MC2=TC2’= (0,1Q22 + 180Q2 + 105.000)’ =0,2Q2+180.

Lợi nhuận tối đa khi MR= MC2  -0,4Q2+660 = 0,2Q2 +180  Q2=800

Khi đó P= -0,2Q2 + 660 =500

Tổng lợi nhuận lúc này: π2= TR-TC2 = (-0,2Q22 + 660Q2)-(0,1Q22 + 180Q2 + 105.000)=87.000

f. Khi doanh nghiệp bị đóng thuế 20% doanh thu. Hàm doanh thu trở thành:

TR3= (-0,2Q32 + 660Q3).(1-0,2)= -0,16Q32 + 528Q3

Doanh thu biên mới: MR3= TR3’= - 0,32Q3 + 528

Lợi nhuận tối đa khi MR3= MC  -0,32Q3+528 = 0,2Q3 +180  Q3=669

Khi đó P3= -0,2Q + 660 =526,2

Tổng lợi nhuận lúc này: π3= TR3-TC = (-0,16Q32 + 528Q3)-(0,1Q32 + 180Q3 + 5.000)=111446

g. Khi đóng thuế 20% lợi thuận trước thuế thì giá và lượng để doanh nghiệp đạt lợi nhuận tối đa
giống với giá và lượng đạt được ở câu b.
Q4=Q=800 và P4=P=500
Tổng lợi nhuận: π4= π .(1-0,2) = (1-0,2).187000 =149600

BÀI TẬP ÔN TẬP CHƯƠNG 5 – CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN


Bài tập

1. Doanh nghiệp TĐ hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí biến đổi bình quân
là: AVC=80Q+20. Trong đó AVC tính bằng USD và Q tính bằng 1.000 sản phẩm.

a. Viết phương trình biểu diễn đường cung của doanh nghiệp.

b. Khi giá bán sản phẩm là 44 USD thì doanh nghiệp hoà vốn. Tính chi phí cố định của doanh
nghiệp. Nếu doanh nghiệp tiết kiệm được 1 USD chi phí cố định thì lợi nhuận của doanh nghiệp
là bao nhiêu?

c. Nếu chính phủ trợ cấp 2 USD/đơn vị sản phẩm bán ra thì doanh nghiệp sẽ lựa chọn mức sản
lượng nào? Tính lợi nhuận thu được.

Trả lời

a. Ta có :VC = AVC.Q =80Q2+20Q

MC=VC’= 160Q+20

Do đây là doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo nên phương
trình biểu diễn đường cung của doanh nghiệp cũng là phương trình của MC hay PS=160Q+20

b. Doanh nghiệp hòa vốn khi TR=TC  P.Q= FC+ VC  44Q=FC + 80Q2+20Q (1)
Lại có: P=160Q+20  44=160Q+20  Q= 0,15

Thế (2) vào (1) ta tìm được FC =1,8

Nếu doanh nghiệp tiết kiệm được 1 USD chi phí cố định thì lợi nhuận của doanh nghiệp là:

π2 = TR – TC2 = TR- ( VC + FC -1)= P.Q-(80Q2+20Q+1,8-1) = 1

c. Chính phủ trợ cấp giá 2 USD/đơn vị sản phẩm thì ta có MC=160Q+20-2

 MC=160Q+18.

Doanh nghiệp đạt lợi nhuận tối đa khi: P=MC  44=160Q+18  Q=0,1625

Khi đó lợi nhuận là: π3= TR-TC3=P.Q-(80Q2+20Q+1,8-2Q)=0,3125

2.Thị trường cạnh tranh hoàn hảo của mặt hàng A có hàm cung và hàm cầu như sau:

(S): P=200+2Q

(D): P=4.400 -4Q

Với đơn vị tính của P là 1.000 đồng/kg; Q là kg.

Một doanh nghiệp hoạt động trong thị trường này có hàm tổng chi phí: TC=1.600+400Q+Q2

a. Xác định các hàm chi phí trong ngắn hạn của doanh nghiệp.

b. Doanh nghiệp nên sản xuất và bán bao nhiêu sản phẩm để đạt lợi nhuận cao nhất. Tính lợi
nhuận đó. Xác định ngưỡng hòa vốn của doanh nghiệp.

c. Nếu doanh nghiệp là người bán duy nhất trên thị trường (độc quyền) thì doanh nghiệp sẽ sản
xuất và bán với mức giá và lượng nào để tối đa lợi nhuận. Lợi nhuận đó là bao nhiêu? Xác định
thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất.

Trả lời

a. Chi phí cố định: FC=1600

Chi phí biến đổi: VC= 400Q+Q2


TC 1600
Chi phí trung bình:ATC = = (1.600+400Q+Q2)/Q = Q+400+
Q Q

VC
Chi phí biến đổi trung bình: AVC = = Q+400
Q

FC 1600
Chi phí cố định trung bình: AFC = =
Q Q

Chi phí biên: MC = TC’ = (1.600+400Q+Q2)’ = 400 +2Q

b. Ta có: MC=400 +2Q

MR= P =4.400 -4Q


Lợi nhuận đạt tối đa khi MR=MC  400 +2Q = 4400 - 4Q  Q= 667 khi đó P=1732

Lợi nhuận khi đó là: π = P.Q - (1.600+400Q+Q2) = 441955

Ngưỡng hòa vốn là khi TR=TC  (4400 -4Q).Q =1.600+400Q+Q2  Q= 779,6 hoặc Q=0,4

c. Khi doanh nghiệp là người bán duy nhất trên thi trường thì

MC=400 +2Q

MR=TR’=(P.Q)’= ((4.400 -4Q).Q)’ =4.400 -8Q

Lợi nhuận đạt tối đa khi MR=MC  400 +2Q = 4400 - 8Q  Q= 400

Thế Q =400 vào đường cầu thị trường thì: P=4.400 -4Q=2800

Lợi nhuận đạt được là π = P.Q - (1.600+400Q+Q2) = 798400

Thặng dư sản xuất là: PS= TR – VC =(4.400 -4Q).Q – (400Q+Q2) = 800000

Thặng dư tiêu dùng:

Hàm cầu thị trường (D), khi Q= 0 thì P=4400

Khi đó: CS = (4400-2800).400/2 =320000

3. Một công ty cấp thóat nước có hàm tổng chi phí TC=5.000+Q độc quyền phân phối nước sạch cho
một địa phương có 10.000 hộ gia đình, mỗi hộ gia đình có cầu về nước sạch là Qd = 50-10P.
a. Nếu chính phủ không muốn có khoản mất không do độc quyền gây ra thì chính phủ phải ấn
định mức giá trần là bao nhiêu? Tính lợi nhuận của công ty từ việc phân phối nước sạch cho
vùng này và thặng dư tiêu dùng ở địa phương đó.
b. Giả sử chính phủ muốn điều tiết cho công ty này nhưng đảm bảo cho công ty không bị lỗ do
cung cấp nước sạch cho vùng đó. Mức giá trần phải là bao nhiêu? Tính thặng dư sản xuất, thặng
dư tiêu dùng và khoản mất không trong trường hợp này.
c. Để tránh mất không Chỉnh phủ có thể yêu cầu các hộ gia đình đóng một khoản lệ phí để được
quyền mua nước sạch. Khoản lệ phí mà mỗi hộ phải trả tối thiểu là bao nhiêu? Các hộ gia đình
có sẵn sàng nộp lệ phí để dùng nước sạch không? Tại sao?

Trả lời

a. Ta có: MC=TC’= TC=(5.000+Q)’=1


Nếu chính phủ không muốn có khoản mất không do độc quyền gây ra thì chính phủ cần quy
định giá trần : P=MC=1
Đường cầu thị trường: QD=10.000Qd=10.000(50-10P)= 500.000-100.000P
Với P=1 thì Q=500.000-100.000=400.000
Lợi nhuận của công ty lúc này là: π =TR-TC= P.Q - (5.000+Q)=400.000-(5.000+400.000)
= -5.000

Thặng dư sản xuất: PS=0 (vì lúc này đường MC trùng với đường giá P )

Thặng dư tiêu dùng: Khi Q=0 thì 0=500.000-100.000P  P=5


Vậy thặng dư tiêu dùng là: CS=(5-1).400.000/2=800.000

b. Hàm cầu QD =500.000-100.000P  P=5-Q/100.000

Để công ty không bị lỗ thì TR=TC  P.Q=5.000+Q  Q.(5-Q/100.000)=5000+Q

 Q=398746 hoặc Q=1254

Trường hợp 1: Q=398746 thì P=5-Q/100.000 =1,013

Thặng dư sản suất: PS=(1,013-1). 398746=5000

Thặng dư tiêu dùng: CS=(5-1,013). 398746/2=794992

Khoảng mất không: DWL=(400.000-398746).(1,013-1)/2=7,86

Trường hợp 2: Q=1254 thì P= 5-Q/100.000=4,987

Thặng dư sản suất: PS=(4,987-1).1254=5000

Thặng dư tiêu dùng: CS=(5-4,987).1254/2=7,86

Khoảng mất không: DWL=(400.000-1254).( 4,987-1)/2=794992

c.Tình trạng ban đầu của thi trường.

Ta có: MC=1

Hàm cầu P= 5-Q/100.000 => MR= 5-Q/50.000

Doanh nhiệp muốn tối đa hóa lợi nhuận nên MR=MC  1=5-Q/50.000  Q=200.000

Lúc này P=5-Q/100.000=3

Khi đó DWL=(400.000-200.000).(5-1)/2=200.000

Vậy mỗi hộ gia đình sẽ nộp phí là : 200.000/10.000=20

Như vậy mỗi hộ gia đình sẽ không sẵn sàng nộp lệ phí để dùng nước sạch vì nó quá cao so với
giá trị thực tế của nước.
4. Một doanh nghiệp độc quyền có MC không đổi là 300 đồng, MR = 1000 – 2Q. Khi doanh nghiệp
sản xuất 500 sản phẩm thì chi phí cho một đơn vị sản phẩm là 365 đồng.

a. Nếu được toàn quyền hành động thì doanh nghiệp sẽ sản xuất và bán với mức giá và sản lượng
nào để: tối đa doanh thu; tối đa lợi nhuân? Tính lợi nhuận đó.

b. Doanh nghiệp nên đặt giá bao nhiêu để bán được nhiều sản phẩm nhất mà không bị thua lỗ khi
mới bước vào thị trường.

c. Giả sử chính phủ quy định mức thuế cho mỗi đơn vị sản phẩm bán ra là t. Khi đó giá bán, sản
lượng và lợi nhuận mà doanh nghiệp lựa chọn sẽ thay đổi như thế nào. Xác định t để chính phủ
thu được tiền cao nhất.

a. Ta có: MR=1000 – 2Q => Phương trình đường cầu là: (D) P=1000-Q
Lại có: MC=300 => TC=∫ MC dQ= ∫ 300 dQ= 300Q + FC (1)
Khi doanh nghiệp sản xuất 500 sản phẩm thì chi phí cho một đơn vị sản phẩm là 365 đồng hay tổng
chi phí TC= 500.365=182500. Thế TC=182500 vào Q=500 vào (1) ta được:
300.500 + FC=182500  FC=32500
Vậy hàm tổng chi phí : TC=300Q + 32500

Để đa doanh thu thì: MR=0  1000 – 2Q=0  Q=500 và P=1000-Q =500


Lợi nhuận lúc này là: π=TR-TC=P.Q-(300Q + 32500)=67500

Để tối đa hóa lợi nhuận thì MR=MC  1000 – 2Q =300  Q=350 và P=1000-Q =650
Lợi nhuận lúc này là: π=TR-TC=P.Q-(300Q + 32500)=90000
b.Sản lượng để không bị lỗ thì
π=TR-TC =0  P.Q-(300Q + 32500)=0  (1000-Q).Q-(300Q+32500)=0
 -Q2+700Q-32500=0
 Q=650 hoặc Q=50
Mà ta cần bán nhiều sản phẩm nhất nên Qmax=650.
Khi đó giá của doanh nghiệp là P=1000-Q=350
c. Khi chính phủ đánh thuế t mỗi đơn vị sản phẩm bán ra thì:
TC=300Q + 32500+tQ=(300+t)Q+32500
=> MC=300+t
MR=1000 – 2Q
Doanh nghiệp luôn hướng tới tối đa hóa doanh thu.
Nên MR=MC 300+t=1000 – 2Q  Q=350-t/2 (sản lượng giảm)
Lúc này P=1000-Q=1000-350+t/2=650+t/2 (giá tăng)
t2
Lợi nhuận π=TR-TC=P.Q-(300Q + 32500)= 90000- 4 (lợi nhuận giảm)
Để chính phủ thu được tiền cao nhất và doanh nghiệp không bị thua lỗ ( Nếu doanh nghiệp thua
lỗ chính phủ phải trợ cấp ) thì
t2
π = 90000- 4 =0  t=600

You might also like