You are on page 1of 40

BÀI TẬP VI MÔ 2021

BT CHƯƠNG MỞ ĐẦU &1,2.


Bài 1. Có 5 người sống trên hoang đảo sinh sống bằng cách hái dừa hoặc nhặt trứng rùa. Một người có thể hái
20 quả dừa/ngày hoặc nhặt 10 trứng/ngày.
A.Vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất của việc hái dừa và nhặt trứng
B. Do có sáng kiến trong việc hái dừa nên mỗi người có thể hái 28 quả/ngày. Vẽ đường giới hạn khả năng
sản xuất mới

Bài 2. Hình 1 trình bày đường giới hạn khả năng sản xuất của xã hội đối với máy ảnh & đồng hồ.
A. Hãy xác định mỗi tập hợp sau có hiệu quả, không hiệu quả hay không thể đạt được?
a) 60 máy ảnh & 200 đồng hồ. (Tập hợp này nằm trong đường giới hạn khả năng sản xuất nên thuộc
điểm sản xuất không hiệu quả. Tất cả các nguồn lực sẵn có chưa được sử dụng một cách đầy đủ và hiệu
quả)
b) 80 máy ảnh & 450 đồng hồ. (Tập hợp này nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất nên thuộc
điểm sản xuất hiệu quả)

c) 80 máy ảnh & 600 đồng hồ. (Tập hợp này nằm ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất nên không
thể đạt được với các nguồn lực hiện có)

d) 40 máy ảnh & 700 đồng hồ. (Tập hợp này nằm ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất nên không
40

60

80

100
20

thể đạt được với các nguồn lực hiện có)


Máy ảnh
100

e) 60 máy ảnh & 600 đồng hồ. (Tập hợp này nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất nên thuộc
điểm sản xuất hiệu quả
300
500 600
750

1
Đồng
B. Giả sử xã hội đang SX 60 máy ảnh & 600 đồng hồ; nếu muốn SX thêm 20 máy ảnh nữa phải giảm bao
nhiêu đồng hồ?
 Cần phải giảm đi 100 đồng hồ để sản xuất thêm 20 máy ảnh nữa khi xã hội sẽ sản xuất ra 80 máy ảnh &
500 đồng hồ

C. Từ kết quả câu B, nếu muốn SX thêm 20 máy ảnh nữa phải giảm bao nhiêu đồng hồ?
Từ kết quả câu B, nếu muốn SX thêm 20 máy ảnh nữa phải giảm 200 đồng hồ khi xã hội sẽ sản xuất ra
100 máy ảnh & 400 đồng hồ.

Bài 3. Những nhận định nào sau đây mang tính thực chứng? Chuẩn tắc?
A. Giá xăng tăng 1000 đồng/lít (TC)
B. Các nước nghèo trên thế giới ngày càng chiếm tỷ lệ thấp trong tổng thu nhập (TC)
C. Ở Việt Nam mức thu nhập bình quân trên 9 triệu/tháng sẽ bị đánh thuế thu nhập. (CT)
D. Hiện nay bất bình đẳng trong phân phối thu nhập quá cao.(CT)
E. Ý thức của người tham gia giao thông ở Việt Nam quá kém.(CT)
F. Nên đánh thuế cao vào rượu, bia, thuốc lá.(CT)
G. Cà phê là sản phẩm không tốt cho sức khoẻ.(CT)
H. Dịch cúm gia cầm làm giá thịt heo tăng.(TC)
I. Nếu người nghèo được bảo hiểm y tế miễn phí thì năng suất lao động tang.(CT)

Bài 4. Những nhận định nào dưới đây thuộc kinh tế vi mô? Kinh tê vĩ mô?
A. Đánh thuế cao vào thuốc lá sẽ hạn chế tiêu dùng thuốc lá. (Vi mô vì đây là nhận định này đang đề cập
đến hoạt động kinh tế riêng lẻ, cụ thể là giải thích việc người tiêu dùng thuốc lá nhiều hay ít phụ thuộc
vào mức thuế cho sản phẩm thuốc lá)
B. Năm 2018 GDP của Việt Nam tăng 7,08%. (Vĩ mô vì nhận định này đề cập đến vấn đề kinh tế tổng thể
của toàn bộ nền kinh tế, cụ thể là)
C. Chất lượng môi trường Việt Nam đang suy thoái nghiêm trọng. (Vĩ mô)
D. Sinh viên ngày càng khó kiếm việc làm khi ra trường. (Vi mô)
2
E. Tốc độ tăng giá nhanh hơn tốc độ tăng lương nên tiền lương thực tế giảm. (Vĩ mô)
F. Tất cả các doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đều tuân theo Luật Doanh nghiệp thống nhất
ban hành năm 2005.
G. Tỷ lệ thất thoát trong xây dựng cơ bản hiện nay ở Việt Nam khá cao. (Vi mô)
Bài 5. Số liệu sau thể hiện sự phân bổ thời gian học kinh tế học và toán học của một sinh viên.

Kinh tế học 100 90 80 70 60 50 40


Toán học 40 50 60 70 80 90 100
A.Vẽ đường giới hạn thời gian học của sinh viên này
B. Cho biết chi phí cơ hội về thời gian của sinh viên này tăng hay giảm

BÀI TẬP CHƯƠNG 4: CUNG – CẦU


Bài 1. Giải thích mỗi trường hợp sau bằng cách sử dụng đồ thị cung và cầu.
A. Khi một đợt không khí lạnh tràn vào đồng bằng sông Cửu Long, giá lúa trong khắp Việt Nam tăng lên.
B. Khi thời tiết ấm lên ở miền Bắc Việt Nam, giá phòng khách sạn ở Miền Trung Việt Nam giảm.
C. Khi chiến tranh nổ ra ở Trung Đông, giá xăng tăng.

Bài 2. Với mỗi sự kiện sau đây, cung, cầu, lượng cung, lượng cầu trên thị trường xe ô tô mới như thế nào?
A. Công nhân ô tô được tăng lương rất nhiều.
B. Áp dụng công nghệ SX ô tô bằng robot.
C. Vé xe buýt được trợ giá nên rẻ.
D. Thu nhập thực tăng và ô tô là hàng hóa thông thường.

Bài 3. Giải thích mỗi trường hợp sau bằng cách sử dụng đồ thị cung và cầu cho thấy sự thay đổi của cung, cầu,
lượng cung, lượng cầu trên thị trường xe tải nhỏ.
A. Người dân muốn có thêm con.
B. Đình công làm giá thép tăng.
C. Công nghệ tự động SX xe tải nhỏ được áp dụng.
D. Giá xe thể thao tăng.
E. Sụp đổ thị trường chứng khoán làm người dân nghèo đi.

Bài 4. Xem xét thị trường đĩa DVD, tivi, vé tại rạp chiếu phim.
A. Các cặp sau là hàng bổ sung hay thay thế?
 Đĩa DVD và tivi: là hàng hóa bổ sung vì được sử dụng cùng nhau. Người dùng dùng tivi để mở DVD
 Đĩa DVD và vé xem phim: là hàng hóa thay thế vì có thể thay thế cho nhau, cùng đáp ứng những nhu
cầu tương tự nhau là việc giải trí trên màn ảnh. Nếu giá đĩa DVD giảm thì người mua sẽ tăng mua vé
xem phim và ngược lại.
 Tivi và vé xem phim: là hàng hóa thay thế bởi chúng có thể thay thế cho nhau, cùng đáp ứng những nhu
cầu tương tự nhau là việc giải trí trên màn ảnh. Nếu giá đĩa tivi giảm thì người mua sẽ mua vé xem phim
nhiều hơn và ngược lại
B. Tiến bộ công nghệ làm giảm chi phí SX tivi. Giải thích bằng đồ thị diễn biến trên thị trường tivi.
C. Vẽ thêm 2 đồ thị thể hiện sự thay đổi trên thị trường tivi ảnh hưởng đến thị trường DVD và vé xem phim
rạp như thế nào?
Bài 5. Trong 30 năm qua tiến bộ công nghệ làm giảm chi phí SX con chip máy tính. Điều này ảnh hưởng đến
thị trường máy tính, phần mềm máy tính, máy đánh chữ như thế nào? Điều gì xãy ra trên thị trường máy tính cá
nhân nếu giá chíp giảm, giá phần mềm tăng?

Bài 6. Giải thích mỗi trường hợp sau ảnh hưởng đến thị trường áo thun như thế nào bằng cách sử dụng đồ thị
cung và cầu.
A. Một cơn bão gây thiệt hại cho vụ bông.
3
B. Giá áo khoác da giảm.
C. Tất cả các trường đại học yêu cầu sinh viên mặc áo thun tập thể dục.
D. Máy dệt kim mới được phát minh.
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-kinh-te-thanh-pho-ho-chi-minh/phan-thi-thuy-
trang/cau-4-1-lecture-notes-4-micro/2785425

Bài 7. Trước tình hình có sự gia tăng sử dung ma túy trong thanh thiếu niên. Có 2 giả thuyết:
 Những nỗ lực của cảnh sát giảm làm tăng sử dung ma túy.
 Giảm nỗ lực giáo dục dẫn đến giảm nhận thức về tác hại của ma túy
A. Sử dụng đồ thị cung và cầu chỉ ra mỗi giả thuyết trên làm tăng lượng ma túy sử dụng.
B. Bằng cách nào mà sự thay đổi giá ma túy giúp ta phân biệt 2 giả thuyết này.

Bài 8. Thị trường bánh pizza:


P Qd Qs
4 135 26
5 104 53
6 81 81
7 68 98
8 53 110
9 39 121

A. Vẽ đồ thị đường cung, đường cầu. Giá cân bằng Pe và lượng cân bằng Qe ?
B. Nếu giá thực tế trên thị trường > Pe, điều gì sẽ làm cho thị trường tiến tới cân bằng?
C. Nếu giá thực tế trên thị trường < Pe, điều gì sẽ làm cho thị trường tiến tới cân bằng?

Bài 9. Xem xét các sự kiện sau: nhà khoa học cho biết ăn cam làm giảm nguy cơ tiểu đường; cùng lúc đó nông
dân sử dụng 1 loại phân bón mới giúp tăng năng suất. Giải thích những sự kiện này ảnh hưởng đến Qe và Pe
của cam thế nào bằng cách sử dụng đồ thị cung và cầu.

Bài 10. Bánh mì và phomai là hàng hóa bổ sung.


A. Khi Pe của phomai và Qe của bánh mì cùng tăng, giải thích nguyên nhân bằng đồ thị cung-cầu. Giá bột
mì giảm hay giá sữa giảm?
B. Giả sử Pe của phomai tăng, nhưng Qe của bánh mì giảm. giải thích nguyên nhân bằng đồ thị cung-cầu.

Bài 11. Giá vé bóng rổ ở 1 trường đại học:


P Qd Qs
4 10.000 vé 8.000
8 8.000 8.000
12 6.000 8.000
16 4.000 8.000
20 2.000 8.000
A. Vẽ đồ thị đường cung, đường cầu. Nhận xét về đường cung.
B. Giá cân bằng Pe và lượng cân bằng Qe ?
C. Nếu trường có kế hoạch tăng tổng lượng sinh viên năm sau thêm 5000 SV. Các SV mới có biểu cầu.

P Qd mới
4 4.000
8 3.000
12 2.000
4
16 1.000
20 0
Xác định biểu cầu của tổng số SV mới & cũ.

Bài 12. Thị trường kẹo chocolate có hàm cầu Qd = 1600 – 300P; Qs = 1400+700P. Tính Pe, Qe. Vẽ đồ thị.

Bài 13. Sử dụng đường cung, đường cầu cho thấy ảnh hưởng của mỗi trường hợp sau trên thị trường thuốc lá:
A. Phát hiện ra cách điều trị ung thư phổi.
B. Giá thuốc lá tang.
C. Tiền lương tang.
D. Bón thêm phân nên năng suất thuốc lá tăng.
E. Chính phủ ban hành lệnh cấm hút thuốc lá nơi công cộng.

Bài 14. Xác định mỗi cặp hàng hóa sau là bổ sung, thay thế, hay không liên hệ
A. Bơ đậu phụng – mỡ.
B. Xe gắn máy – xe bus.
C. Coca cola - pepsi
D. Bánh mì - hoa hồng.
E. Váy – quần.

Bài 15. Mỗi trường hợp sau ảnh hưởng đến giá dầu như thế nào?
A. Đường dẫn dầu Alaska được hoàn thành.
B. Nhà nước gỡ bỏ giá trần đối với dầu.
C. Dầu được phát hiện ở biển Bắc.
D. Phong trào đi xe đạp để luyện tập trở nên phổ biến.
E. Tăng sử dụng năng lượng mặt trời.
F. Ban hành luật hạn chế xe cá nhân.
BÀI LÀM
A. Đường dẫn dầu Alaska được hoàn thành, giúp cho quá trình vận chuyển dầu thô tới các nhà máy chế biến lọc
dầu nhanh và dễ dàng hơn, sản lương dầu được tạo ra nhiều hơn. Từ đó mà lượng cung về dầu tăng lên, làm cho
đường cung dịch chuyển sang phải  Điểm cân bằng dịch chuyển  Giá dầu cân bằng giảm và sản lượng cân
bằng tăng lên (Đồ thị minh họa).
B. Nhà nước gỡ bỏ giá trần đối với dầu, khi đó giá bán dầu sẽ cạnh tranh theo cơ chế thị trường, thị trường tự
điều tiết giá dầu và không có sự kiểm soát của nhà nước. Từ đó giá dầu sẽ tăng lên. Do xăng dầu là hàng hóa
thiết yếu nên giá tăng hay giảm thì người tiêu dùng vẫn phải mua. Do đó, không có sự dịch chuyển đường cầu,
lượng cầu sẽ không thay đổi hoặc thay đổi rất ít.
C. Dầu được phát hiện ở biển Bắc. Phát hiện này giúp khai thác được nhiều dầu hơn, sản lượng dầu tăng lên 
đường cung dịch chuyển sang phải  điểm cân bằng dịch chuyển  giá cân bằng của dầu giảm và lượng cân
bằng của dâu tăng lên.
D. Phong trào đi xe đạp để luyện tập trở nên phổ biến. Từ đó nhu cầu về xe đạp tăng lên tại mọi mức giá 
đường cầu dịch chuyển sang phải trong khi đường cung không thay đổi  Điểm cân bằng dịch chuyển  Gía
và số lượng xe đạp bán ra tăng lên.
E. Tăng sử dụng năng lượng mặt trời. Do đó nhu cầu sử dụng các nguồn năng lượng khác giảm đi Đường cầu
của các nguồn năng nượng khác dịch chuyển sang trái  Điểm cân bằng dịch chuyển  số người sử dụng và
giá của các nguồn năng lượng này cũng giảm đi.
F. Ban hành luật hạn chế xe cá nhân. Khi đó nhu cầu sử dụng các loại phương tiện cá nhân giảm đi  đường
cầu về phương tiện cá nhân dịch chuyển sang trái  điểm cân bằng dịch chuyển  số lượng xe cá nhân và giá
của chúng cũng giảm đi

5
Bài 16. Cung và cầu máy điện toán
Giả sử có biểu cung và cầu về máy điện toán ở TP. Hồ Chí Minh như sau:
Giá (triệu đồng/chiếc) 5 10 15 20 25 30
Lượng cầu (chiếc/tuần) 100 90 80 70 60 50
Lượng cung (chiếc/tuần) 40 50 60 70 80 90
A. Vẽ và viết phương trình biểu diễn các đường cung, cầu cho trên.
*Phương trình đường cầu có dạng: QD= aP+b (a<0)
Ta có hệ phương trình sau: (1) 100=5a+b
(2) 90=10a+b
Lấy (1) - (2) ta được: a=-2; b=110
Vậy phương trình đường cầu là: QD= -2P+110
*Phương trình đường cung có dạng: Qs= cP+d (c>0)
Ta có hệ phương trình sau: (1) 40 =5c+ d
(2) 50=10c+d
Lấy (1) - (2) ta được: c=2; d=30
Vậy phương trình đường cung là: Qs=2P+30
B. Xác định giá và lượng cân bằng của thị trường
Điều kiện cân bằng QD=Qs
 -2P+110=2P+30
 P=20 (triệu đồng/chiếc)
Thay P=20 vào Qs ta được sản lượng cân bằng là: Q=2x20+30=70 (chiếc)
Như vậy tại mức gia cân bằng P=20 (triệu đồng/chiếc) thì sản lượng cân bằng là Q=70 chiếc
C. Giả sử giá của các yếu tố đầu vào giảm xuống làm cho lượng cung ở mỗi mức giá tăng lên 10 chiếc.
Hỏi giá và lượng cân bằng thay đổi như thế nào?
Khi đó Qs mới = Qs cũ + 10
 Qs mới = 2P + 30 + 10
 Qs mới = 2P + 40
Khi đó, điều kiện cân bằng là QD= Qs mới
 -2P+110 = 2P + 40
 P=17,5 (triệu đồng/chiếc)
Thay P=17.5 và Qs mới ta được sản lượng cân bằng mới là Q’=2x17,5+40=75 (chiếc)

Như vậy, Khi giá của các yếu tố đầu vào giảm xuống làm cho lượng cung ở mỗi mức giá tăng lên 10 chiếc.
Khi đó đường cung về máy điện sẽ dịch chuyển sang phải, đường cầu về máy điện không thay đổi, giá cân
bằng của máy điện toán giảm và lượng cân bằng của máy điện toán tăng.

Bài 17. Sau đây là số liệu giả thiết về cung và cầu đối với bếp nướng bánh mỳ.
P (giá, ngàn đồng/chiếc) Lượng cầu (ngàn chiếc) Lượng cung (ngàn chiếc)
10 10 3
12 9 4
14 8 5
16 7 6
18 6 7
20 5 8
A. Vẽ và viết phương trình đường cầu và đường cung, xác định giá và lượng cân bằng (bằng đồ thị và
tính toán).

6
*Phương trình đường cầu có dạng: QD= aP+b (a<0)
Ta có hệ phương trình sau: (1) 10=10a+b
(2) 9=12a+b
Lấy (1) - (2) ta được: a=-0.5; b=15
Vậy phương trình đường cầu là: QD= -0.5P+15
*Phương trình đường cung có dạng: Qs= cP+d (c>0)
Ta có hệ phương trình sau: (1) 3 =10c+ d
(2) 4=12c+d
Lấy (1) - (2) ta được: c=0.5; d=-2
Vậy phương trình đường cung là: Qs=0.5P-2
Điều kiện cân bằng QD=Qs
 -0.5P+15=0.5P-2
 P=17 (nghìn đồng/chiếc)
Thay P=17 vào Qs ta được sản lượng cân bằng là: Q=0.5x17-2=6.5 (chiếc)
Như vậy tại mức gia cân bằng PE=17 (nghìn đồng/chiếc) thì sản lượng cân bằng là QE=6.5 chiếc

B. Xác định lượng dư thừa hoặc thiếu hụt tại mức giá 12.000 đ và 20.000 đ. Mô tả sự biến động của giá
trong 2 trường hợp.
*Tại mức giá 12.000, lượng dư cầu dư thừa là: ∆Q=9-4=5 (ngàn chiếc)
*Tại mức giá 20.000, lượng cung dư thừa là : ∆Q=8-5=3 (ngàn chiếc)
*Mô tả sự biến động của giá
-Khi giá thấp hơn giá cân bằng (P=12.000 < P E=17.000), cầu tăng, cung giảm (QD=9, Qs=5), dẫn đến
lượng cầu dư thừa và lượng cung thiếu hụt. Do đó, lượng dư cầu tại mức giá này là 4 ngàn chiếc bếp
nướng bánh mì.
- Khi giá cao hơn giá cân bằng (P=20.000 > PE=17.000), cầu giảm, cung tăng (QD=9, Qs=5), dẫn đến
lượng cầu thiếu hụt và lượng cung dư thừa. Do đó, lượng dư cung tại mức giá này là 3 ngàn chiếc bếp
nướng bánh mì

C. Cái gì sẽ xảy ra với đường cầu về bếp nướng bánh mỳ khi giá bánh mỳ tăng? Giải thích bằng đồ thị
sự thay đổi của giá và lượng cân bằng.
Khi giá bánh mì tăng lên, lượng cầu về bếp nướng bánh mì sẽ giảm đi tại mọi mức giá, làm đường cầu về
bếp nướng bánh mì dịch chuyển sang trái, đường cung bếp nướng bánh mì không đổi nên giá cân bằng và
lượng cân bằng của bếp nướng bánh mì giảm xuống.

D. Sự phát minh ra lò nướng bánh mỳ là thứ được coi là phương pháp mới tốt hơn sẽ tác động thế nào
đến đường cầu của bếp nướng bánh mỳ? Giá và lượng cân bằng sẽ thay đổi như thế nào? Giải thích
bằng đồ thị.
Sự phát minh ra lò bánh mỳ nướng được coi là phương pháp mới tốt hơn, dẫn đến lượng cung về bếp nướng
bánh mì giảm đi ở mọi mức giá, làm đường cung bếp nướng bánh mỳ dịch chuyển sang trái, đường cầu
bếp nướng bánh mì không thay đổi nên giá cân bằng tăng, lượng cân bằng giảm.

F. Giả sử ở mỗi mức giá lượng cung tăng lên 1000 chiếc. Tính giá và lượng cân bằng mới.
Khi lượng cung tăng lên 1 ngàn chiêc:
Qs mới = Qs cũ + 1
 Qs mới = 0.5P-2 + 1
 Qs mới = 0.5P - 1
Khi đó, điều kiện cân bằng là QD= Qs mới
 -0.5P+15=0.5P-1
 P=15 (triệu đồng/chiếc)

7
Thay P=16 vào Qs mới ta được sản lượng cân bằng mới là Q’=0.5x16-1=7 (chiếc)

BÀI TẬP CHƯƠNG 5: ĐỘ CO DÃN


Bài 1. Với mỗi cặp hàng hóa sau, hh nào co dãn nhiều hơn?
A. Quần jean xanh của Levis và quần áo nói chung.
B. Thuốc lá trong tuần tới & thuốc lá trong 5 năm tới?
C. Thuốc trị bệnh tiểu đường và thuốc Advil
D. Đi công tác và đi du lịch.

Bài 2. Có số liêu về cầu vé máy bay của doanh nhân và khách đi du lịch như sau:
P Qd (doanh nhân) Qd (khách du lịch)
150 2100 vé 1000
200 2000 800
250 1900 600
300 1800 400
A. Khi P tăng từ 200 lên 250 USD, độ co dãn cầu theo giá Ed (doanh nhân) & Ed (khách du lịch)?
Độ co giãn của cầu có công thức là:
ΔQ /Q ΔQ P
ED= = .
ΔP/ P ΔP Q
(Q 2−Q 1) (P 2+ P 1)
 ED= .
( P 2−P 1) (Q2+Q 1)
*Độ co giãn cầu của doanh nhân:
1900−2000 250+200
==> ED= . =−0.23 (cầu không co giãn)
250−200 1900+2000

*Độ co giãn cầu của khách du lịch


600−800 250+ 200
==> ED= . =−1.29 (cầu co giãn)
250−200 600+ 800

B. Tại sao khách du lịch có Ed khác doanh nhân?


*Với độ co dãn cầu theo giá (doanh nhân) là 0.23 < 1 nên cầu không co giãn.
*Với độ co giãn cầu theo giá (khách du lịch) là 1.29 > 1 nên cầu co giãn.
Từ đó ta thấy rằng, đối với những doanh nhân, do phải thường xuyên đi máy bay để công tác hoặc thực
hiện công việc kinh doanh nên lịch trình của họ đã được định sẵn và thời gian cho chuyến đi là rất quan trọng
đối với họ. Chính vì vậy, cầu với việc đi lại bằng máy bay của doanh nhân ít nhạy cảm với sự thay đổi về giá
hơn, tức là lượng cầu ít co giãn hơn khi giá thay đổi.
Ngược lại, đối với khách du lịch, họ thường xuyên thay đổi địa điểm tham quan. Chính vì thế, họ rất nhạy
bén khi giá vé máy bay thay đổi. Họ sẵn sàng không đi du lịch bằng vé máy bay vì giá vé quá cao để thay
vào đó là đi du lịch bằng tàu hỏa. Như vậy, độ co giãn cầu theo giá của họ lớn hơn so với nhóm khách hàng
là doanh nhân
Trong ngành hàng không, có hai nhóm khách hàng chính. Một là những người đi kinh doanh bằng máy bay. Do họ phải
thường xuyên đi làm bằng máy bay để thực hiện các phi vụ kinh doanh. Việc đi lại thường xuyên đó khiến cho đường cầu
của nhóm khách hàng này ít co giãn khi giá thay đổi. Chính vì vậy, nếu tăng giá vé máy bay cho hạng thương gia sẽ giúp
công ty hàng không tăng doanh thu. Nhóm thứ 2 là nhóm khách hàng đi du lịch thì họ thường xuyên thay đổi địa điểm
thăm quan, thời gian đi lại, phương tiện đi lại. Chính vì thế, họ rất nhạy bén khi giá vé máy bay thay đổi. Họ sẵn sàng
không đi du lịch bằng máy bay vì giá vé quá cao để thay vào đó là đi du lịch ở địa điểm khác bằng tàu hoả. Như vậy, độ
co giãn của cầu theo giá của họ là lớn. Do đó nếu giảm giá cho khách hàng đi du lịch sẽ giúp các công ty hàng không
tăng doanh thu. Các công ty dịch vụ hàng không sử dụng triệt để lý thuyết này để kết hợp cả 2 nhóm khách hàng trên các
chuyến bay để tối đa hóa doanh thu của mình. Cùng một chuyến bay, các vé giảm giá được bán cho các khách hàng ngủ

8
lại qua đêm thứ 7, hay số chỗ giảm giá trên máy bay được quy định rất ngặt nghèo. Điều này giúp các hãng hàng không
sàng lọc triệt để khách hàng.

Bài 3. Độ co dãn cầu theo giá của dầu trong ngắn hạn và dài hạn là 0,2 và 0,7
A. Khi P dầu tăng tăng từ 1,8 USD lên 2,2 USD/gallon, Qd (ngắn hạn) & Qd (dài hạn) như thế nào?
Theo đề bài ta có:
ΔQ/Q
*ED ngắn hạn¿ =-0.2
ΔP / P
ΔQ 2.2−1.8 Δ Q/ Q Δ Q P
 =−0.2× ≈−0.044 (1) ED= = .
Q 1.8 Δ p/ p ΔP Q
ΔQ/Q
* ED dài hạn ¿ =-0.7
ΔP / P
ΔQ 2.2−1.8
 =−0.7 × ≈−0.16 (2)
Q 1.8
Từ (1) và (2) ta thấy |E D ngắn hạn| < |ED dài hạn| (0.044<0.16). Do đó, trong dài hạn, cầu co dãn nhiều hơn
trong ngắn hạn
B. Tại sao Ed phụ thuộc vào thời gian?
Trong dài hạn, người sản xuất và người tiêu dùng có thể dần dần thay đổi thói quen và hành vi của mình với sự
thay đổi giá cả

Bài 4. Giá thay đổi làm Qd của 1 hàng hóa giảm 25%, tổng doanh thu TR giảm 10%. Cầu có co dãn hay không?
Theo đề bài, vì P thay đổi nên Qd giảm 25% làm TR giảm 10% P tăng, nhưng tỷ lệ tăng lên của P nhỏ hơn tỷ
25 %
lệ giảm của Qd  Tỷ lệ tăng của P là 15%  ED¿ ≈ 1.7 ¿1  Cầu co giãn
15 %

Bài 5. Giá cà phê tăng mạnh trong tháng trước nhưng Qe không thay đổi? Có 3 người A,B,C giải thích:
Ông A: Cầu tăng nhưng cung hoàn toàn không co dãn.
Ông B: cung tăng nhưng cầu cũng tăng
Ông C: Cung giảm, nhưng cầu hoàn toàn không co dãn.
Theo bạn ai đúng?

Bài 6. Biểu cầu về DVD


P Qd ( khi thu nhập 10000 USD) Qd ( khi thu nhập 12000 USD)
8 USD 40DVD 50 DVD
10 32 45
12 24 30
14 16 20
16 8 12
A. Tính Ed khi P tăng từ 810 USD khi: thu nhập =10000; khi thu nhập =12000USD)

ΔQ/Q ΔQ P
ED¿ = .
ΔP / P ΔP Q
(Q 2−Q 1) (P 2+ P 1)
ED¿ .
( P 2−P 1) (Q 2+Q 1)
*Khi I=10000
(Q 2−Q 1) (P 2+ P 1) 10+8 32−40
ED ¿ . = . =−1
(P 2−P 1) (Q 2+Q 1) 10−8 32+ 40
*Khi I=20000

9
(Q 2−Q 1) (P 2+ P 1) 10+8 45−50
ED¿ . = . ≈−0.474
(P 2−P 1) (Q 2+Q 1) 10−8 45+50

B. Tính độ co dãn theo thu nhập Ei khi thu nhập tăng từ 10.000 lên 12.000 USD
*Khi P=12$
ΔQ/Q 12−8 12+10
EI¿ = . =2.2
ΔI / I 12+8 12−10
*Khi P=16$

ΔQ/Q 50−40 12+ 10


EI¿ = . ≈ 1.22
ΔI / I 50+ 40 12−10

Bài 7. Bạn có thông tin sau về hàng hóa X & Y


 Ei của X là -3
 EdXY=2
Liệu tăng thu nhập & giảm giá Y có chắc chắn làm giảm cầu X không?

Bài 8. Mai quyết định luôn dành 1/3 thu nhập của mình cho quần áo
A. Độ co dãn cầu quần áo theo thu nhập của cô ta là bao nhiêu?
Mai quyết định luôn dành 1/3 thu nhập của mình cho quần áo, khi đó độ co dãn cầu quần áo theo thu nhập
của cô ấy là 1 bởi vì việc luôn dành 1 phần chi tiêu để mua quần áo đã trở thành một phần không đổi trong
thu nhập của Mai. Điều này có nghĩa là %Thay đổi lượng mua quần áo bằng % Thay đổi thu nhập của Mai.

B. Độ co dãn cầu quần áo theo giá của cô ta là bao nhiêu?


Độ co giãn theo giá của nhu cầu quần áo của Emily cũng là một, bởi vì mỗi điểm phần trăm tăng giá quần
áo sẽ khiến cô ấy giảm số lượng mua của mình theo cùng một tỷ lệ phần trăm.

C. Nếu Mai thay đổi muốn dành 1/4 thu nhập của mình cho quần áo, đường cầu của Mai thay đổi
như thế nào? Ed & Ei?
Bởi vì Emily dành một phần nhỏ hơn thu nhập của mình cho quần áo, nên với bất kỳ mức giá nào cho trước,
lượng cầu của cô ấy cũng sẽ thấp hơn. Do đó, đường cầu của cô ấy đã dịch chuyển sang trái. Bởi vì cô ấy sẽ
lại chi tiêu một phần không đổi trong thu nhập của mình cho quần áo, nên độ co giãn của cầu theo giá và
theo thu nhập của cô ấy vẫn là một.

Bài 9. Ở Newyork tháng đầu tiên sau khi giá vé xe điện ngầm tăng từ 25 cent lên 1,5 USD, cầu giảm 4.3%/cùng
kỳ năm trước
A. Tính Ed
%T h ay đổ il ượ ng c ầ u
ED¿
%T h ay đổ i c ủ a giá
(1.5−0.25) 1000 43
% Thay đổi của lượng cầu: × 100=  ED= =0.301
(1.5+0.25)/2 7 1000/7
B. Doanh thu sẽ như thế nào khi giá vé tăng?
Ta thấy % lượng cầu giảm < % giá vé tăng nên doanh thu sẽ tăng

Bài 10. Hai lái xe Tom & Jerry lái xe đến trạm xăng, không cần nhìn bảng giá Tom nói :”cho tôi 10 gallon:”;
Jerry nói :” cho tôi 10 USD xăng:” Ed của mỗi người?

10
Bài 11. Chính sách công đối với thuốc lá:
A. Ed=0,4, nếu P=2 USD, NN muốn giảm tiêu thụ thuốc lá 20%, cần tăng P bao nhiêu?
ED=0.4, % Thay đổi lượng tiêu thụ thuốc lá giảm 20%  % Thay đổi giá tăng 50% (20%
÷ 0.4=50 % ¿

P2−P1
=50 %
 P 2∓ P 2 P2=10/3≈ 3.33 USD
2
Kết luận: Do đó nhà nước muốn giảm tiêu thụ thuốc là 20% thì phải tăng giá từ 2 USD lên 3.33 USD

B. Nếu NN làm tăng giá thuốc lâu dài, chính sách này sẽ ảnh hưởng lớn hơn đối với thuốc lá trong
dài hạn hay ngắn hạn
Việc từ bỏ thói quen hút thuốc lá có thể mất một thời gian dài nên chính sách này sẽ phát huy hiệu quả trong
dài hạn thay vì ngắn hạn. Hay nói cách khác, độ co giãn sẽ lớn hơn trong dài hạn.

C. Tại sao Ed/thuốc lá của thanh thiếu niên có độ co dãn cao hơn/người lớn?
Bởi vì thu nhập của thanh thiếu niên thấp hơn người lớn, thậm chí là chưa tự tạo ra được thu nhập và còn
phụ thuộc vào gia đình. Do đó, khi giá thuốc tăng lên, lượng sử dụng thuốc lá của thanh thiếu niên sẽ giảm
nhanh hơn so với người lớn. Thế nên Ed/thuốc lá của thanh thiếu niên có độ co dãn theo giá cao hơn người
lớn.

Bài 12. Bạn đang phụ trách 1 viện bảo tàng, muốn tăng doanh thu bạn nên tăng giá vé hay giảm giá vé?
Để xác định xem bạn nên tăng hay giảm giá vé, bạn cần biết cầu co giãn hay không co giãn khi giá vé thay đổi.
Nếu cầu co giãn, giá vé giảm sẽ làm tăng tổng doanh thu. Nếu cầu không co giãn, việc tăng giá vé sẽ làm cho
tổng doanh thu tăng.

Bài 13. Cầu dược phẩm không co dãn, cầu máy tính co dãn. Nếu tiến bộ công nghệ làm tăng cung cả 2 SP lên
gấp đôi (có nghĩa là lượng cung tại mỗi mức giá gấp đôi so với trước)
A. Pe & Qe trong mỗi thị trường sẽ như thế nào?
B. SP nào có sự thay đổi về P lớn hơn?
C. SP nào có sự thay đổi về Q lớn hơn?
D. Tổng chi tiêu cho mỗi SP như thế nào?

Bài 14. Lũ lụt đã phá hủy hàng ngàn ha lúa.


A. Nông dân có hoa màu bị phá hủy bị thiệt hại nặng nề, nhưng nông dân có hoa màu không bị phá
hủy được hưởng lợi từ lũ lụt, giải thích?
 Khi hoa màu của nông dân bị phá hủy sẽ dẫn đến giảm nguồn cung hoa màu trên thị trường, khiến cho
giá của hoa màu tăng lên. Từ đó giá cân bằng cũng sẽ tăng. Chính vì thế, nông dân có hoa màu không bị phá
hủy sẽ được hưởng lợi khi giá cân bằng của hoa màu tăng lên.

B. Bạn cần thông tin nào về thị trường lúa để đánh giá xem liệu các nhóm nông dân bị thiệt hại hay
được lợi từ lũ lụt?
Lũ lụt đã phá hủy hàng ngàn ha lúa. Do đó nguồn cung lúa trên thị trường giảm, khiến cho giá lúa tăng lên.
Để đánh giá xem liệu các nhóm nông dân bị thiệt hại hay được lợi từ lũ lụt, chúng ta cần biết được độ co
giãn cầu theo giá như thế nào để biết được tổng doanh thu mà nhóm nông dân nhận được là bao nhiêu.

Nếu cầu không co giãn, thì khi tăng giá sẽ dẫn tới sự gia tăng của tổng doanh thu, và lúc này các nhóm nông
dân sẽ được hưởng lợi. Ngược lại, nếu cầu co giãn, sự tăng giá sẽ gây ra sự sụt giảm tổng doanh thu, lúc này
nhóm nông dân sẽ chịu thiệu hại.

11
Tuy nhiên vì lúa là hàng hóa thiết yếu, không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày nên khi giá tăng hay
giảm thì người dân vẫn phải mua. Do đó, tổng doanh thu của nhóm nông dân sẽ tăng lên khi giá tăng.

Bài 15. Giải thích tại sao điều này có thể đúng: hạn hán toàn thế giới làm tăng tổng doanh thu của nông dân từ
việc bán ngũ cốc, nhưng nếu hạn hán chỉ xãy ra ở 1 địa phương nào đó, nông dân ở đó sẽ bị giảm tổng doanh
thu.

Hạn hán trên toàn thế giới có thể làm tăng tổng doanh thu của nông dân nếu độ co giãn cầu theo giá đối với ngũ
cốc không co giãn. Cụ thể là, hạn hán làm giảm nguồn cung ngũ cốc. Nếu cầu không co giãn, việc giảm cung sẽ
làm giá ngũ cốc tăng lên. Kết quả là tổng doanh thu sẽ tăng lên.

Nếu hạn hán chỉ xảy ra ở 1 địa phương nào đó thì giới thì ta thấy rằng tổng sản lượng ngũ cốc ở địa phương đó
so với tổng sản lượng ngũ cốc của toàn thế giới không đủ lớn. Điều này sẽ không có tác động nhiều đến giá cả
ngũ cốc trên thị trường. Kết quả là, giá cả chỉ thay đổi một chút ít hoặc không thay đổi, trong khi nguồn cung
ngũ cốc ra thị trường tại từ địa phương này sẽ giảm đi, do đó tổng doanh thu của họ cũng giảm.

Bài 16. Một rạp hát ước lượng:


A. Độ co dãn cầu theo giá là Ed = -0,9, nếu rạp hát muốn tối đa hóa doanh thu thì nên tăng, hạ hay giữ
nguyên giá vé?
B. Độ co dãn cầu theo giá là Ed = -20 nếu rạp hát muốn tối đa hóa doanh thu thì nên tăng, hạ hay giữ nguyên
giá vé?

Bài 17. Có số liệu sau về giá và lượng cầu nước ngọt.


P 4 3,5 3 2,5 2 1,5 1 0,5 0
Qd 0 10 20 30 40 50 60 70 80
A. Tính độ co dãn cầu theo giá của trung điểm từ 2,5 đến 5
B. Tính độ co dãn cầu theo giá của trung điểm từ 1 đến 0,5

Bài 18. Có số liệu sau về cung, cầu bánh pizza:

P ($/pizza) 10 12 14 16 18 20
Qd 1000 900 800 700 600 500
Qs 400 450 500 550 600 650
A. Tìm hàm cầu, hàm cung.
B. Xác định P & Q cân bằng.
C. Tính độ co dãn cầu tại điểm cân bằng.
D. Tính độ co dãn cung tại điểm cân bằng.

Bài 19. Tính độ co dãn cầu theo thu nhập của mỗi hàng hóa.
Qd khi thu nhập I=10.000$ Qd khi thu nhập I=20.000$
Hàng hóa 1 10 25
Hàng hóa 2 4 5
Hàng hóa 3 3 2

Bài 20. Nhà SX máy giặt giảm giá 5%, kết quả doanh thu tăng 4%. Vậy độ co dãn cầu theo giá :
a) lớn hơn 1 b) bằng 1 c) nhỏ hơn 1 d) không đủ thông tin để kết luận.

12
Bài 21. Xác định sản phẩm là bình thường hay thứ cấp? Bổ sung hay thay thế?
A. Độ co dãn cầu theo thu nhập là -0,5
B. Độ co dãn cầu theo giá là -1,3
C. Độ co dãn cầu theo giá chéo là -0,7
D. Độ co dãn cầu theo thu nhập là 1,3
E. Độ co dãn cầu theo giá chéo là 0,1

Bài 22. Nếu bơ & mỡ có độ co dãn cầu theo giá chéo là 2, khi giá bơ tăng từ 20 $/pound lên 30$/pound thì tốc
độ thay đổi của cầu của mỡ là bao nhiêu?

Bài 23. Hàm số cầu sản phẩm X trên thị trường được cho như sau:
P = 81 – 2Q
A. Vẽ đường cầu thị trường sản phẩm X và tính độ co giãn theo giá của cầu tại điểm A có mức giá là P = 31.
B. Nếu cung của sản phẩm X là 30 không thay đổi khi giá biến đổi thì mức giá cân bằng là bao nhiêu? Biểu
diễn trên đồ thị.
C. Khi giá của sản phẩm X tăng từ 21 đến 31 thì lượng cầu của sản phẩm Y tăng lên 30%. Tính hệ số co dãn
chéo của X và Y. Hai sản phẩm này liên quan với nhau như thế nào?
D. Thu nhập bình quân của dân cư tăng 10% làm lượng cầu sản phẩm X giảm 5%. Tính hệ số co dãn của cầu
theo thu nhập. Sản phẩm X thuộc loại nào?

Bài 24. Thị trường dầu lửa thế giới.


Kể từ những năm 70 thị trường dầu lửa thế giới do OPEC chi phối. Bằng cách tập thể cùng hạn chế sản
lượng dầu OPEC đã đẩy giá dầu trên thế giới lên trên mức bình thường trong thị trường cạnh tranh. Những nước
OPEC có thể làm được việc này vì họ chiếm phần lớn nền sản xuất dầu lửa của thế giới (khoảng 2/3 vào năm
1974).
Biết rằng: - giá dầu lửa trên thế giới năm 1973 là 4 USD/thùng
- Tổng lượng cầu và tổng lượng cung thế giới là 18 tỉ thùng/năm, trong đó cung dầu lửa của OPEC vào năm
1973 – 12 tỉ thùng/năm và cung dầu lửa của các nước cạnh tranh với OPEC – 6 tỉ thùng/năm. Và sau đây là một
số con số nhất quán về độ co dãn theo giá của các đường thẳng cung và cầu:

Ngắn hạn Dài hạn


Cầu thế giới -0,05 -0,40
Cung cạnh tranh 0,10 0,40
Từ những số liệu trên anh (chị) hãy:
A. Xác lập phương trình đường cầu và đường cung tuyến tính về dầu lửa trong ngắn hạn và dài hạn.
B. Nếu OPEC cắt giảm sản xuất đi ¼ sản lượng hiện thời thì giá dầu trên thế giới sẽ thay đổi như thế nào
trong ngắn hạn và dài hạn.

Bài 25. Táo tây là một sản phẩm phải nhập khẩu từ Trung Quốc sang. Theo kết quả đánh giá trong một cuộc
điều tra thị trường do Tổng công ty XNK tổ chức thì hàm số cầu của loại trái cây này ở thị trường Hà Nội là: Qd
HN = 3000 – 200P; ở TP. HCM là: Qd HCM = 2000 – 100P
A. Biểu diễn bằng đồ thị hai hàm số cầu. Gọi A là giao điểm của chúng, tính hệ số co dãn theo giá của cầu
đối với loại trái cây này trên cả hai thị trường tại điểm A.
B. Hiện nay mức cung về táo tây là Qs = 1200. Xác định mức giá cân bằng của táo ở HN và TP. HCM.
Tính hệ số co dãn theo giá của cầu trong cả hai trường hợp.
C. Doanh thu của những người sản xuất táo tây sẽ thay đổi như thế nào nếu sản lượng tăng lên Qs = 1250.
D. Nếu có một chiến dịch quảng cáo được phát động ở TP. HCM thì hàm số cầu về táo tây trên thị trường sẽ
thay đổi: Qd = 2700 – 100P.
B. Trong trường hợp này giá táo sẽ thay đổi như thế nào? Tính hệ số co dãn (sử dụng số liệu câu 2).

13
A. Với sự thay đổi của hàm số cầu như trên doanh thu của người sản xuất sẽ thay đổi như thế nào nếu mức
cung về táo sẽ tăng trong năm tới?

BÀI TẬP CHƯƠNG 6: CUNG –CẦU KHI CÓ SỰ CAN THIỆP CỦA NHÀ NƯỚC .
Bài 1. Trên thị trường lao động, người lao động muốn được trả lương cao hơn; người sử dụng lao động muốn
trả lương thấp hơn.
A. Khi mức lương tối thiểu qui định > mức lương cân bằng, điều gì xãy ra?
B. Khi mức lương tối đa < mức lương cân bằng, điều gì xãy ra?

Bài 2. Nhà nước cho rằng giá phomai quá thấp:


A. Nhà nước qui định Pmin >Pe, sử dụng đồ thị cung-cầu minh họa tác động của chính sách này
Việc áp đặt giá sàn ràng buộc trên thị trường phomai được thể hiện trong Đồ thị 1. Trong trường hợp không
có giá sàn, giá sẽ là Pe và số lượng sẽ là Qe. Khi nhà nước quy định giá sàn Pmin > Pe, lượng cầu là Q1,
trong khi lượng cung là Q2. Ta thấy, khi Pmin tăng lên, cung tăng, cầu giảm, dẫn đến tình trạng dư thừa hàng
hóa. Do đó, lượng phomai dư thừa một lượng là Q2 – Q1.

B. Nông dân phàn nàn Pmin làm giảm tổng doanh thu của họ. Điều này có xãy ra không?
Nếu cầu co giãn thì khiếu nại của nông dân về tổng doanh thu của họ giảm là đúng. Khi đó % giảm xuống về
số lượng sẽ lớn hơn % tăng lên về giá cả, tổng doanh thu sẽ giảm đi.

C. Trước sự phàn nàn của nông dân NN đồng ý mua tất cả phomai dư ở mức Pmin. Ai được lợi? Ai bị
thiệt?
Nếu chính phủ mua tất cả lượng phomai thừa ở mức giá Pmin, các nhà sản xuất được lợi và người nộp thuế
sẽ chịu thiệt. Theo đồ thị, các nhà sản xuất sẽ sản xuất số lượng pho mát Q3 ở mức giá Pmin, làm cho tổng
doanh thu của họ sẽ tăng lên đáng kể (Tổng doanh thu = Pmin x Q3). Đối với người tiêu dùng, họ sẽ chỉ mua
số lượng phomai là Q2 với mức giá là Pmin, vì vậy tổng doanh thu = Pmin x Q2. Người nộp thuế sẽ chịu
thiệu vì họ sẽ hỗ trợ mua lượng phomai dư thừa (Q2-Q1) với mức giá cao hơn (giá sau thuế).

Theo biểu đồ, các nhà sản xuất sẽ sản xuất QS ở mức giá P1, làm tăng đáng kể tổng doanh thu của họ. Tuy
nhiên, người tiêu dùng sẽ chỉ mua QD, vì vậy họ đang ở vị trí như với giá sàn cơ bản. Người nộp thuế thua lỗ
vì họ sẽ tài trợ cho việc mua pho mát dư thừa thông qua mức thuế cao hơn

https://socratic.org/questions/how-to-identify-the-scale-of-the-following-variables-as-nominal-ordinal-
interval#328133
https://luatduonggia.vn/anh-huong-cua-thue-la-gi-su-tuong-quan-ve-gia-va-anh-huong-cua-thue/

Bài 3. Thị trường sản phẩm đĩa ném.


P Qd Qs
14
11 1 triệu cái 15
10 2 12
9 4 9
8 6 6
7 8 3
6 10 0
A. Pe,Qe?
Dựa vào biểu cung và cầu, ta kết luận được giá cân bằng Pe là 8$ và lượng cân bằng là 6 triệu cái đĩa ném.

B. Nếu Nhà nước qui định Pmin>Pe 2USD, tìm Pe và Qe mới.


Nếu Nhà nước qui định Pmin>Pe 2 $, thì khi đó giá sàn Pmin là 10 $. Lúc này, mức giá cân bằng cũ 8 đô la
là dưới giá sàn, do đó giá sàn 10 $ là một ràng buộc có hiệu lực trên thị trường. Cung và cầu có xu hướng
làm dịch chuyển mức giá cân bằng cũ là 8$ đến với mức giá cân bằng mới Pe là 10 $. Lúc này, lượng cân
bằng mới Qe mới là 2 triệu cái đĩa ném.
Rõ ràng ta thấy rằng, giá sàn có hiệu lực gây ra một sự dư thừa hàng hóa, dư 10 triệu cái đĩa ném (12 triệu
cái – 2 triệu cái)
C. Nếu NN qui định Pmax<Pe 1 USD, tìm Pe và Qe mới.
Nếu có mức giá trần Pmax là 9$ < Pe thì giá trần này không có hiệu lực và không có ảnh hưởng đến giá hoặc
số lượng bán ra vì giá cân bằng thị trường là 8$, thấp hơn mức giá trần là 9$. Vậy Pe vẫn là 8$ và Qe vẫn là
6$.

Bài 4. Nếu nhà nước đánh thuế 2USD/thùng bia đối với người tiêu dùng.
A. Vẽ đồ thị cung-cầu bia khi không có thuế. Chỉ ra P người mua trả, P người SX nhận được, Q bia bán ra;
chênh lệch giữa P người mua trả & P người SX nhận đượclà bao nhiêu?
B. Vẽ đồ thị cung-cầu bia khi có thuế. Chỉ ra P người mua trả, P người SX nhận được, Q bia bán ra; chênh
lệch giữa P người mua trả & P người SX nhận đượclà bao nhiêu? Q bia bán ra tăng hay giảm?

Bài 5. Một nghị sĩ muốn tăng nguồn thu thuế & cải thiện phúc lợi người lao động. Nhà tư vấn của ông đề xuất ý
kiến tăng thuế tiền lương do các DN trả cho người lao động & sử dụng 1 phần thu nhập tăng thêm này để giảm
thuế tiền lương do người lao động trả, ý kiến này
Có giúp đạt được mục tiêu của nghị sĩ này không?

Bài 6. Nếu nhà nước đánh thuế 500 USD/xe vào siêu xe, P người tiêu dùng phải trả tăng thêm > 500 USD, <
500 USD hay bằng 500 USD?
Nếu nhà nước đánh thuế 500 USD/xe vào siêu xe, giá mà người tiêu dùng phải trả sẽ tăng ít hơn 500 USD, bởi
vì khi thuế đánh vào một hàng hóa, thị trường chuyển sang trạng thái cân bằng mới, người tiêu dùng trả thêm
tiền cho hàng hóa và người sản xuất nhận được ít tiền hơn. Do đó, cả người sản xuất và người tiêu dùng đều
phải chia sẻ gánh nặng thuế.

Bài 7. Quốc hội & Tổng thống quyết định Hoa Kỳ sẽ giảm ô nhiễm không khí bằng cách giảm sử dụng xăng
bằng cách đánh thuế 0,5 USD/gallon xăng bán ra.
A. Nên đánh thuế người SX hay người tiêu dùng? Giải thích chi tiết bằng đồ thị cung-cầu
B. Nhu cầu xăng co dãn hơn, liệu thuế này sẽ kém hiệu quả hơn hay hiệu quả hơn. Giải thích chi tiết bằng đồ
thị cung-cầu.
C. Người tiêu dùng xăng bị thiệt hay được lợi?
D. Công nhân trong ngành SX xăng dầu bị thiệt hay được lợi?

Bài 8. Chính sách lương tối thiểu.

15
A. Giả sử NN qui định mức lương tối thiểu > mức lương cân bằng trên thị trường lao động phổ thông, sử
dụng đồ thị cung-cầu minh họa tác động của chính sách này để xác định mức lương thị trường, số lao
động được tuyển dụng, số lao động bị thất nghiệp, tổng số tiền lương trả cho lao động phổ thông.
B. Nếu Bộ lao động đề xuất tăng lương tối thiểu, việc làm thay đổi như thế nào? Việc làm thay đổi có phụ
thuộc độ co dãn cầu, độ co dãn cung, phụ thuộc cả 2 hay không phụ thuộc cả 2 độ co dãn.
C. Tăng lương tối thiểu ảnh hưởng như thế nào đến thất nghiệp? Thất nghiệp thay đổi có phụ thuộc độ co
dãn cầu, độ co dãn cung, phụ thuộc cả 2 hay không phụ thuộc cả 2 độ co dãn.
D. Nếu cầu lao động phổ thông không co dãn, gia tăng tiền lương tối thiểu làm tăng hay giảm tổng tiền lương
trả cho lao động phổ thông? Nếu cầu lao động phổ thông co dãn, gia tăng tiền lương tối thiểu làm tăng
hay giảm tổng tiền lương trả cho lao động phổ thông?

Bài 9. Nhà nước Hoa Kỳ tiến hành 2 chương trình có ảnh hưởng đến thị trường thuốc lá. Đẩy mạnh tuyên
truyền tác hại của thuốc lá. Tuy nhiên Bộ Nông nghiệp vẫn trợ giá thuốc lá cho nông dân nên P thuốc > Pe
A. Hai chương trình này ảnh hưởng đến tiêu thụ thuốc lá như thế nào? Giải thích chi tiết bằng đồ thị cung-
cầu.
B. Tác động kết hợp của 2 chương trình này đến P thuốc lá như thế nào
C. Đánh thuế cao vào thuốc lá ảnh hưởng đến tiêu thụ thuốc lá như thế nào?

Bài 10. Tại công viên Fenway, sân nhà của đội Boston Red Sõ, có 39000 chỗ. Chính quyền TP đánh thuế
5USD/vé đối với người mua. Gánh nặng thuế rơi vào ai? Khán giả? Chủ đội bóng? Hay cả hai ?

Vì nguồn cung vé cố định ở mức 34.000, nên đường cung


hoàn toàn không co giãn, tức là đường cung thẳng đứng.
Trạng thái cân bằng thị trường xảy ra tại điểm mà đường
cầu dốc xuống DD cắt đường cung thẳng đứng SS. Tại mức
giá P0 lượng cầu ngang bằng với lượng cung cố định.

Thuế đánh vào người mua làm đường cầu dịch chuyển
xuống một khoảng bằng với số tiền thuế — ở đây là 5$.
Nếu không có thuế, giá cân bằng sẽ là P*. Khi có thuế,
đường cầu dịch chuyển xuống 5$ và số tiền mà nhà sản
xuất vé nhận được giảm xuống PP. Tuy nhiên, số tiền mà
người tiêu dùng phải trả là PC, chính xác là số tiền họ sẽ trả
mà không có thuế, P *. Do đó, gánh nặng đối với người
tiêu dùng là PC - P *=0, trong khi gánh nặng đối với người
sản xuất là P* - PP = 5$.
Kết quả này cho thấy rằng, người sản xuất vé sẽ phải chịu hoàn toàn gánh nặng thuế và giá mà họ nhận được
giảm đi 1 khoảng đúng bằng 5$

Tóm lại, trong trường hợp này cung hoàn toàn không co giãn, người mua không bị ảnh hưởng bởi việc bị áp
thuế, trong khi giá thực tế mà người sản xuất nhận được sẽ thấp hơn giá mà người mua phải trả, thấp hơn 1
khoảng đúng bằng 5$. Nói cách khác, người sản xuất vé chịu hoàn toàn gánh nặng của thuế.

https://webs.wofford.edu/mcarthurjr/Eco_342/e342p8a.pdf

https://www.quora.com/In-a-market-where-the-supply-curve-is-perfectly-inelastic-how-does-an-excise-tax-
affect-the-price-paid-by-consumers-and-the-quantity-bought-and-sold-Why

16
Bài 11. Một Thống đốc ở Hoa Kỳ đề xuất 1 mức thuế 3% đánh vào tiền lương nhằm tạo nguồn thu tài trợ cho
một số chương trình y tế của bang, dự luật này yêu cầu người sử dung lao động không được khấu trừ số thuế
này vào tiền lương trả cho người lao động. Bạn nghĩ như thế nào về chính sách này? Chính sách này có khả thi
hay không?

Bài 12. Mùa Xuân 2008, Thượng nghị sĩ John McCain và Hillary Clinton đã đề xuất tạm thời bỏ thuế xăng toàn
liên bang trong mùa hè để giảm gánh nặng cho người tiêu dùng.
A. Trong mùa hè, do nhu cầu đi nghỉ Hè nên giá xăng tăng dù các nhà máy đã tăng sản lượng. Thực tế này
nói lên điều gì về độ co dãn của cung theo giá.
B. Ai là người được hưởng lợi từ chính sách này?

Bài 13. Có số liệu sau:


P ($) 60 80 100 120
Qd (triệu tấn) 22 20 18 16
Qs (triệu tấn) 14 16 18 20
A. Xác định hàm số cung, hàm số cầu.
B. Tính giá & lượng cân bằng.
C. Nếu nhà nước qui định giá trần là 80 thì điều gì xãy ra?

Bài 14. Tổng cầu gạo của Việt Nam là QD=3550-266P, trong đó cầu nội địa là Qd=1000-46P, cầu xuất khẩu là
Qxk, tổng cung Qs=1800+240P
A. Xác định giá & lượng cân bằng.
B. Bây giờ cầu xuất khẩu giảm 40%, xác định giá & lượng cân bằng mới.
C. Nếu chính phủ đánh thuế 500 đồng /kg , xác định giá & lượng cân bằng mới? Ai chịu thuế?

Bài 15. Thị trường sản phẩm X được mô tả qua hàm cung, hàm cầu như sau:
Hàm cầu: P=-1/6Qd +240 Hàm cung: P=Qs + 30
A. Tính giá & lượng cân bằng.
B. Ở mức giá P=150, tính sản lượng trong nươc & lượng nhập khẩu.

Bài 16. Một loại rau quả bán trên thị trường thế giới tự do cạnh tranh với giá P= 9$/kg. Số lượng không giới hạn
& sẵn có nhập khẩu vào Mỹ với giá này. Cung, cầu trong nước Mỹ:
P ($) 3 6 9 12 15 18
Qs (triệu tấn) 2 4 6 8 10 12
Qd ( triệu tấn) 34 28 22 16 10 4

A. Xác định hàm số cung, hàm số cầu.


B. Tính giá & lượng cân bằng.
C. Nếu chính phủ đánh thuế hàng nhập khẩu 9$/kg thì giá & lượng rau nhập khẩu là bao nhiêu? Thu nhập từ
thuế của chính phủ.
17
Bài 17. Hàm số cầu của lúa hàng năm Qd = 480 – 0,1P (P: đồng/kg ; Q: tấn)
Thu hoạch lúa năm trước Qs1=270, thu hoạch lúa năm nay Qs2=280
A. Xác định giá lúa năm nay trên thị trường. Tính hệ số co dãn cầu theo giá tại mức giá năm nay. Thu nhập
của nông dân thay đổi như thế nào so với năm trước?
B. Để bảo đảm thu nhập cho nông dân nhà nước xem xét 2 giải pháp:
Một là: qui định giá tối thiểu năm nay là 2100 đồng & cam kết mua hết số lúa dư
Hai là: trợ giá cho nông dân 100 đồng /kg. Tính số tiền nhà nước chi ra cho từng giải pháp. Thu nhập của nông
dân của mỗi giải pháp. Giải pháp nào tiết kiệm cho ngân sách nhà nước.
C. Nếu nhà nước không trợ giá mà đánh thuế 100 đồng/kg thi giá thị trường thay đổi như thế nào? Giá thực
tế nông dân nhận được? Ai trả thuế?

Bài 18. Thuế đánh vào xăng


Giả sử hàm số cầu và cung về xăng trên thị trường Việt Nam như sau:
QD = 210 – 30P (P – ngàn đồng/ lít, Q – tỷ lít)
QS = 60 + 20P
A. Xác định giá và sản lượng cân bằng của xăng trên thị trường.
B. Giả sử nhà nước đánh thuế 500 đ/ 1 lít xăng.
a. Xác định giá và lượng cân bằng mới sau khi có thuế.
b. Mức thuế mà người sản xuất, người tiêu dùng mỗi bên phải chịu trên mỗi lít xăng là bao nhiêu?
c. Hãy tính số được hoặc số mất của người sản xuất, người tiêu dùng, chính phủ và toàn xã hội do có
khoản thuế trên.

Bài 19. Trợ cấp


Cho các hàm số cung và cầu về lúa như sau: Qs = P – 15 Qd = 60 – 2P
(P – đồng/kg; Q – ngàn kg)
A. Vẽ các đường cung và cầu về lúa.
B. Tính giá và sản lượng cân bằng, ký hiệu chúng là P1 và Q1 trên hình.
C. Do hạn hán nên đường cung về lúa bị dịch chuyển sang Q = P – 21, cầu vẫn giữ nguyên. Vẽ đường cung
mới. Tính giá và sản lượng cân bằng mới, ký hiệu chúng là P2 và Q2 trên hình.
D. Để giảm bớt thiệt hại do hạn hán gây ra, chính phủ đưa ra một khoản trợ cấp 5đ/ kg lúa cho người sản
xuất. Tính giá và lượng cân bằng trên thị trường. Giá mà người sản xuất nhận được và giá mà người tiêu
dùng phải trả sẽ là bao nhiêu?
E. Nếu chính phủ trợ cấp cho người tiêu dùng chứ không phải cho người sản xuất thì giá cân bằng trên thị
trường sẽ là bao nhiêu? Giá mà người sản xuất nhận được và giá người tiêu dùng phải trả sẽ như thế nào?

Bài 20. Sản xuất mía năm nay trúng mùa. Nếu thả nổi giá cả cho thị trường tự do ấn định theo quy luật cung cầu
thì giá mía là 1500 đ/kg. Mức giá này theo đánh giá của nông dân là thấp, do đó họ yêu cầu chính phủ can thiệp.
Có hai giải pháp được đưa ra:
1) Chính phủ ấn định mức giá tối thiểu của mía là 1800đ/kg và cam kết sẽ mua hết phần mía thặng dư trên
thị trường theo mức giá này.
2) Chính phủ không can thiệp vào thị trường (tức là không định giá) nhưng cam kết sẽ cấp bù cho nông dân
300 đ tính cho 1 kg mía bán được.
Cho biết đường cầu về mía trên thị trường là một đường thẳng dốc xuống, ngoài ra mía không xuất khẩu
được cũng không dự trữ được.
a. Khi biết nông dân yêu sách nâng giá bán để tăng thu nhập của họ, có thể khẳng định như thế nào về độ
co dãn theo giá của cầu về mía trong giới hạn khung giá nói trên?
b. Hãy so sánh hai chính sách về mặt thu nhập và chi tiêu xét theo quan điểm:
- Của nông dân
- Của chính phủ
18
- Của người tiêu thụ.

Bài 21.Chính sách nông nghiệp của Mỹ:


Lúa mì là một mặt hàng nông nghiệp quan trọng và thị trường lúa mì luôn luôn được các nhà kinh tế nông
nghiệp quan tâm nghiên cứu. Trong những năm 80 những thay đổi quan trọng trên thị trường lúa mì đã có
những tác động lớn đếnđến các chủ trang trại Mỹ và tới chính sách nông nghiệp liên bang. Qua thống kê, người
ta biết rằng đường cung lúa mì cho năm 1981 là:
Qs = 1800 + 240P đường cầu: Qd = 3550 – 266P
(P –USD/thùng; Q – triệu thùng/năm)
Câu hỏi:
Phần I.
A. Xác định giá và khối lượng cân bằng của lúa mì trên thị trường tự do.
B. Các trương trình trợ giá của chính phủ đã giữ cho giá lúa mì là 3,70 USD/thùng vào năm 1981. Chính
phủ đã phải mua một lượng lúa mì là bao nhiêu? Chi phí của chính phủ cho chính sách này trợ giá này là
bao nhiêu?
C. Xác định số được hoặc số mất trong thặng dư của người sản xuất, người tiêu dùng do có chính sách trợ
giá này.
D. Trên thực tế các chủ trang trại ở Mỹ đã nhận được 4 USD/thùng lúa mì mà họ sản xuất được vào năm
1981 nhờ khoản hỗ trợ trực tiếp 30 xu/thùng lúa mì mà họ nhận được từ chính phủ. Tổng số tiền mà chính
phủ Mỹ đã phải chi cho chương trình này là bao nhiêu?
E. Từ những kết quả trên các anh (chị) có nhận xét gì về chương trình hỗ trợ giá lúa mì trong chính sách
nông nghiệp liên bang của Mỹ vào năm 1981?
Phần II. Cũng những câu hỏi như trên cho năm 1985. Biết rằng:
Cầu đối với lúa mì của Mỹ bao gồm cầu nội địa và cầu xuất khẩu. Đến giữa những năm 1980 cầu nội địa tăng
vừa phải, trong khi đó cầu xuất khẩu giảm mạnh do những biến động trên thị trường thế giới. Vào năm 1985,
đường cầu đối với lúa mì là: Qd = 2580 – 194P
(đường cung vẫn giống như đường cung ở năm 1981).
- Nhờ chương trình trợ giá của chính phủ giá lúa mì trong năm 1985 là 3,2 USD/thùng.
- Vào năm 1985 chính phủ đã phải áp đặt một hạn ngạch sản xuất là khoảng 2425 triệu thùng và những điền chủ
nào muốn tham dự vào chương trình này đã phải đồng ý hạn chế diện tích canh tác của mình.
- Cũng trong năm 1985, ngoài trợ giá, các chủ trang trại ở Mỹ còn nhận được khoản hỗ trợ trực tiếp 80 xu/thùng
lúa mì sản xuất được từ chính phủ.

Bài 22. Thuế và hạn ngạch nhập khẩu.


Giả sử ta có cung và cầu trong nước về xi măng như sau:
QD = 7120 – 16P (P – USD/tấn, Q – tấn)
QS = 5020 + 14P
A. Xác định giá và lượng cân bằng của xi măng trên thị trường (P1 và Q1).
B. Giả sử do nhu cầu xây dựng trong nước tăng cao làm hàm số cầu về xi măng trong nước thay đổi: QD =
9520 – 16P. Hàm số cung không đổi. Tìm giá và lượng cân bằng mới (P2 và Q2).
C. Giả định trong nước nền kinh tế mở. Để tạo bình ổn giá xi măng trong nước bằng P1 thì chính phủ cần
nhập khẩu một lượng xi măng là bao nhiêu? Hãy tính khoản ngân sách cần dự liệu để chính phủ thực hiện
chính sách này. Biết giá xi măng trên thị trường thế giới là 60 USD/tấn (giả định chi phí vận chuyển
không đáng kể, thuế XNK = 0).
D. Nếu chính phủ bán giấy phép nhập khẩu hạn ngạch xi măng trên thì theo anh chị cần bán giá bao nhiêu?
E. Anh chị hãy phân tích bằng định lượng số được, số mất của người sản xuất, người tiêu dùng, chính phủ
và toàn xã hội khi so sánh giữa hai chính sách:
E1- thả nổi giá bằng P2
E2 - kềm giá bằng P1.

19
BÀI TẬP CHƯƠNG 7: THẶNG DƯ SX - THẶNG DƯ TIÊU DÙNG (SÁCH MANKIW TRANG 171)
Bài 1. Thị trường sản phẩm Y được mô tả qua hàm cung, hàm cầu như sau::
Hàm cầu: P= 10 - Q Hàm cung: P = Q – 4 (P: 1000 đồng/kg; Q:1000 đvsp)
A. Tính giá & lượng cân bằng.
B. Nếu chính phủ đánh thuế 1000 đồng/kg thì giá & lượng cân bằng mới? Người mua chịu bao nhiêu
thuế/đvsp? Người bán chịu bao nhiêu thuế/đvsp? Ngân sách thu bao nhiêu tiền thuế?
C. Sự thay đổi ñoåi trong thaëng dö saûn xuaát, thaëng dö tieâu duøng khi coù thueá

Bài 2. Có số liệu về đường nhập khẩu của Mỹ như sau:


Cung: Qs = -6,2 + 0,8P Cầu : Qd = 22,2 – 0,2P (P: cent. Q: tỷ pound)
Nếu hạn ngạch nhập khẩu là 4 tỷ, giá ở Mỹ sẽ là bao nhiêu? Thặng dư SX, thặng dư TD là bao nhiêu?

*Khi thị trường cân bằng, lượng cung và cầu bằng nhau, khi đó: QD= Qs
 22,2 – 0,2P = -6,2 + 0,8P
 P=28,4 (cent)
 Q = 16,52 (tỷ pound)
* Khi Quota = 4 tỷ, phương trình đường cung thay đổi như sau:
Qs’ = Qs + Quota
= -6,2 + 0,8P + 4
Qs’ = -2,2 +0,8P
Khi có quota, phương trình đường cung thay đổi => điểm cân bằng thị trường thay
đổi. QS’ =QD

 -2,2 +0,8P = 22,2 – 0,2P


 P’ = 24,4 (cent)
 Q’ = 17,32 (tỷ pound)

*Thặng dư tiêu dùng:

Bài 3. Thuế đánh vào hàng nhập khẩu.


Cho các đường cung và cầu trong nước về đậu như sau:
P = 50 + Qs P = 200 – 2Qd (P – giá, xu/pao; Q – số lượng, triệu pao)
Nước Mỹ là một thị trường nhỏ trên thế giới về đậu, ở đó giá cả không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ việc làm nào
của Mỹ. Giá của đậu trên thị trường thế giới là 60 xu/pao.
A. Xác định giá và số lượng cân bằng trên thị trường trong nước của đậu.
Qs=P-50
Qd=-0,5P+100
Qs=Qd
P-50=-0,5P+100
1,5P=150  P=100Qe=50

B. Nếu chính phủ muốn kềm giá trong nước bằng giá thế giới thì lượng đậu cần nhập khẩu là bao nhiêu?
P*=60; Qd=70. Qs=10  thiếu hụt 50 Qnk=Qd-Qs=50

C. Quốc hội Mỹ cho rằng cần bảo hộ ngành sản xuất đậu trong nước bằng cách đặt ra một biểu thuế nhập
khẩu. Nếu một biểu thuế là T = 40 xu/pao được áp đặt, hãy tính:
a) Giá đậu trong nước
b) Thu nhập của chính phủ từ thuế XNK.
c) Số được hoặc mất của người sản xuất và người tiêu dùng do có thuế.
20
d) Liệu biểu thuế này có gây ra tổn thất vô ích cho xã hội hay không? Nếu có thì là bao nhiêu?
D. Cũng những câu hỏi như ở câu C nhưng với biểu thuế là T = 20 xu/pao.
E. Nếu thay vì đánh thuế T = 20 xu/pao chính phủ lại đặt ra một hạn ngạch nhập khẩu là 30 triệu pao thì câu
trả lời sẽ thay đổi như thế nào? Yêu cầu: Vẽ hình minh họa.

Bài 5 (Sách Mankiw trang 171)


a. Từ thông tin trên, hãy suy ra biểu cung của Ernie. Vẽ đồ thị đường cung nước đóng chai của anh ta.
*Biểu cung nước đóng chay của Ernie
Giá Lượng (chai)
≥7$ 4
[5$ - 7$) 3
[3$ - 5$) 2
[1$ - 3$) 1

*Đồ thị đường cung nước đóng chai của Ernie

b. Nếu giá 1 chai nước là 4$, Ernie sẽ sản xuất và bán bao nhiêu chai nước? Thặng dư sản xuất của anh
ta từ việc bán nước đóng chai là bao nhiêu? Hãy thể hiện thặng dư sản xuất của Ernie bằng đồ thị.
Nếu giá 1 chai nước là 4$, Ernie sẽ sản xuất và bán 2 chai nước. Thặng dư nhà sản xuất của Ernie chính là diện
tích A trong hình. Anh ta nhận được 4$ cho chai nước đầu tiên của mình, nhưng chi phí sản xuất chỉ có 1$, vì
vậy Ernie có thặng dư của nhà sản xuất là 3$. Anh ta cũng nhận được 4$ cho chai nước thứ hai của mình, chi
phí sản xuất là 3$, vì vậy anh ta có thặng dư sản xuất của Ernie là 1$. Do đó, tổng thặng dư sản xuất của Ernie
là 3$+ 1$ = 4$, tương đương với diện tích A trong hình.
c. Nếu giá tăng lên 6$, lượng cung sẽ thay đổi như thế nào? Thặng dư sản xuất của Ernie thay đổi như thế
nào? Minh họa những thay đổi trên bằng đồ thị.
Khi giá một chai nước tăng từ 4$ lên 6$, Ernie sẽ sản xuất và bán 3 chai nước. Thặng dư sản xuất của anh ta bao
gồm cả diện tích A và B trong hình. Thặng dư nhà sản xuất anh ta nhận được là 5$ từ chai đầu tiên (6$ - 1$ chi
phí sản xuất), 3$ cho chai thứ hai (6$ - 3$ chi phí sản xuất), và 1$ cho chai thứ ba (6$ - 5$ chi phí sản xuất).
Tổng thặng dư sản xuất mà Ernie nhận được là 9$. Do đó, thặng dư của Ernie tăng thêm 5$ (tương đương diện
tích của khu vực B) khi giá của một chai nước tăng từ 4$ lên 6$.

Bài 12: (Sách Mankiw trang 173)

a. Hãy vẽ đường cầu cho thị trường khám chữa bệnh (trục hoành thể hiện số lần khám chữa bệnh).
Xác định lượng cầu về khám chữa bệnh khi mỗi lần khám có giá là 100$

*Đường cầu cho thị trường khám chữa bệnh

21
* Nếu mỗi thủ tục có giá là 100$, lượng cầu sẽ là thủ tục Q1

b. Ở đồ thị trên, hãy xác định lượng cầu khám chữa bệnh khi người mua trả 20$ cho 1 lần khám. Nếu chi phí mỗi
lần khám đối với xã hội thực sự là 100$ và nếu những cá nhân có bảo hiểm sức khỏe như mô tả ở trên, số lần khám
bệnh có tối đa hóa được tổng thặng dư không? Giai thích.

Nếu người tiêu dùng chỉ trả 20$ cho 1 lần khám, lượng cầu khám chữa bệnh khi đó sẽ là Q2. Khi chi phí mỗi lần khám
đối với xã hội thực sự là 100$ và nếu những cá nhân có bảo hiểm sức khỏe như mô tả ở trên, số lần khám chữa bệnh quá
lớn nên không thể tối đa hóa tổng thặng dư. Số lượng tối đa hóa tổng thặng dư là số lần khám bệnh Q1 (< Q2).

c. Các nhà kinh tế thường than phiền về việc sử dụng quá mức dịch vụ chăm sóc y tế nhờ bảo hiểm sức khỏe. Từ
những phân tích của bạn, hãy giải thích tại sao việc sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe được xem là “quá mức”?

Việc sử dụng chăm sóc y tế là quá mức theo nghĩa là người tiêu dùng nhận được các thủ tục mà giá trị của nó thấp hơn chi
phí sản xuất chúng. Kết quả là, tổng thặng dư của nền kinh tế bị giảm xuống.

d. Chính sách nào có thể ngăn ngừa việc sử dụng quá mức này?

BÀI TẬP CHƯƠNG 8: Ứng Dụng Chi Phí Của Thuế (SÁCH MANKIW TRANG 187)
BÀI TẬP CHƯƠNG 3,9: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (SÁCH MANKIW TRANG 71& 207)
BÀI TẬP CHƯƠNG 10: NGOẠI TÁC (SÁCH MANKIW TRANG 233)
BÀI TẬP CHƯƠNG 11: HÀNG HÓA CÔNG (SÁCH MANKIW TRANG 253) KHÔNG HỌC
BÀI TẬP CHƯƠNG 12: THIẾT KẾ HỆ THỐNG THUẾ (MICRO 2)
BÀI TẬP CHƯƠNG 13: SẢN XUẤT & CHI PHÍ (SÁCH MANKIW TRANG 305)
Bài 1. Điền vào bảng sau :
Số đơn vị lao động L Sản lượng Q Năng suất biên của lao động
MPL
0 0
1 10

22
2 22
3 9
4 4
5 34

Bài 2. Điền vào bảng sau : Giá 1 đơn vị lao động w=75
Lượng lao Q FC VC TC MC
động
0 300
1 5 75 15
2 11 50 450 12,5
3 15 525
4 18 300 600 25
5 20 37,5

A. Vẽ đường FC, VC, TC


B. Khi lượng lao động tăng từ 2-3, MP là bao nhiêu?
C. Khi Q=18, chi phí trung bình AC laø bao nhieâu?

Bài 3. Điền vào bảng sau :


L Q MP VC TC MC AC
0 0 0 12
1 6 3 15
2 15 6
3 21 9
4 24 12
5 26 15

A. Ở mức lao động L là bao nhiêu, sản phẩm biên của lao động bắt đầu giảm?
B. Tính AVC khi Q=24 tính FC
C. Tính đơn giá tiền lương w=?

Bài 4. Điền vào bảng sau :


Một doanh nghiệp sử dụng 5 đơn vị vốn, giá vốn r=100$. Giá lao động w=200$.

L Q AVC AC MC
0 0
1 100
2 250
3 350
4 400
5 425

Bài 5. Một doanh nghiệp có chi phí 1 đơn vị lao động w=100$, 1 đơn vị vốn r=400$
A. Vẽ đường đẳng phí với TC=2000$
B. Nếu doanh nghiệp đang đang sản xuất hiệu quả tính tỷ suất thay thế kỹ thuật biên giữa L & K

Bài 6. Điền vào bảng sau :

23
Một xí nghiệp sản xuất bánh lựa chọn giữa 3 phương án kỹ thuật, mỗi phương án sử dụng các tổ hợp khác nhau
giữa lao động & vốn , chi phí lao động là 200$/đv, chi phí vốn 400$/đv

Q Kỹ thuật A Kỹ thuật B Kỹ thuật C


L K L K L K
1 9 2 6 4 4 6
2 19 3 10 8 8 10
3 29 4 14 12 12 14
4 41 5 18 16 16 19
5 59 6 24 22 20 25
6 85 7 33 29 24 32
7 120 8 45 38 29 40

A. Tính tổng chi phí ở mỗi mức sản lượng


B. Đối với mỗi mức sản lượng xác định kỹ thuật nên áp dụng

Bài 7. Có số liệu sau:

L (người /tuần) Sản lượng Q(đvsp) Sản phẩm biên của Sản phẩm trung
lao động MPL bình của lao động
APL
0 0
1 35
2 80
3 122
4 156
5 177
6 180

Bài 8. Mỗi hàm sản xuất sau có lợi tức tăng, giảm hay không đổi theo qui mô?
1- Q=0,5K.L 2- Q=(K.L)0,5 3-Q=K2L 4-Q=10K+5L

Bài 9. Điền vào chỗ trống trong bảng


L Q MPL APL
0 0
1 150
2 200
3 200
4 760
5 150
6 150

Bài 10. Một xí nghiệp sản xuất máy tính có chi phí biên MC=1000$, chi phí cố định FC=10000$
A. Tính biến phí trung bình AVC, chi phí trung bình AC
B. Nếu xí nghiệp muốn tối thiểu hóa AC nên chọn qui mô rất lớn hay rất nhỏ? Giải thích.

24
Bài 11. Một doanh nghiệp chi 300 triệu đồng để mua và sử dụng 2 yếu tố K & L để SX sản phẩm X, Pk=20
triệu/đv, Pl=10 triệu/đv, hàm SX có dạng Q = K(L-2)
A. Xác định hàm năng suất biên của K & L
B. Tìm phương án SX tối ưu
C. Nếu muốn SX 120 sản phẩm thì phương án tối ưu là gì?

Bài 12. Bảng sau đây cho thấy sản lượng thay đổi như thế nào khi đầu vào thay đổi. Giả sử tiền công là 20000
đ/ngày và tiền thuê và tiền thuê máy móc tư liệu là 10000đ/ngày. Hãy tính chi phí của phương pháp tiết kiệm
nhất (có hiệu quả nhất về mặt kinh tế) để sản xuất 4, 8, 12 đơn vị sản phẩm.

Máy móc tư liệu (chiếc) Số lượng lao động (người) Sản lượng (sản phẩm)
4 5 4
2 6 4
7 10 8
4 12 8
11 15 12
8 16 12
A. Bạn có năng suất theo qui mô tăng dần, cố định hay giảm dần giữa các sản lượng này? Trường hợp nào
xảy ra ở đâu?
B. Đối với mỗi mức sản lượng ở bảng trên hãy cho biết kỹ thuật sản xuất sử dụng nhiều máy móc tư liệu
hơn.
C. Khi sản lượng tăng hãng có chuyển sang các kỹ thuật dùng nhiều máy móc tư liệu hơn hay từ bỏ chúng.
D. Giả sử giá thuê máy móc tư liệu ở câu 2) tăng lên là 15000 đ/ngày. Vậy hãng có thay đổi phương pháp sản
xuất đối với các mức sản lượng bất kỳ hay không? Nếu có, hãy chỉ rõ mức sản lượng đó.
B. Tổng chi phí và chi phí bình quân của hãng thay đổi như thế nào khi tiền thuê máy móc tư liệu tăng?

Bài 13. Có số liệu rút ra từ hàm sản xuất như sau:


Q1 = 40 sp K (đơn vị vốn) 6 4 3 2

L (đơn vị lao động) 2 3 4 6


Q2 = 28 sp K (đơn vị vốn) 6 3 2 1

L (đơn vị lao động 1 2 3 6


A. Vẽ các đường đẳng lượng tương ứng với các mức sản lượng trên. Tính các tỷ lệ biên thay thế kỹ thuật
tương ứng với các điểm trên đường đẳng lượng Q1.
B. Để sản xuất mức sản lượng Q1 = 40 sp xí nghiệp chi ra 170 USD để chi phí về vốn và lao động. Hãy tính
xem xí nghiệp sử dụng bao nhiêu đơn vị vốn và bao nhiêu đơn vị lao động để việc kết hợp là tối ưu. Cho
biết giá đơn vị vốn là 30 USD và giá đơn vị lao động là 20 USD.

Bài 14. Một công ty may nghiên cứu thấy rằng số lượng sản phẩm bán ra tùy thuộc vào chất lượng và quảng
cáo. Do đó họ có thể sử dụng vốn để thuê vài nhà thiết kế tạo mẫu hoặc chi phí cho việc quảng cáo. Mối quan
hệ giữa sản lượng sản phẩm bán ra (Q) với số lượng nhà tạo mẫu (R) và số phút quảng cáo trên tivi (N) được
cho bởi hệ thức sau:
Q = (R – 2)*N với R ¿ 2
Tổng chi phí sử dụng trong quảng cáo và thuê các nhà tạo mẫu là 100000 USD. Chi phí thuê một nhà tạo
mẫu là 5000 USD/tuần, chi phí cho một phút quảng cáo là 5000 USD/tuần.
A. Công ty nên sử dụng phối hợp bao nhiêu nhà tạo mẫu, bao nhiêu phút quảng cáo là tối ưu?
B. Nếu tổng chi phí tăng từ 100000 USD lên 200000 USD thì việc phối hợp tối ưu giữa R và N sẽ được thực
hiện như thế nào?

25
Bài 15. Các điều kiện kỹ thuật sản xuất đối với một doanh nghiệp để sản xuất ra các đơn vị khác nhau của
một sản phẩm được cho ở bảng sau:
10 đơn vị 20 đơn vị 30 đơn vị
Lao động Vốn Lao động Vốn Lao động Vốn
35 80 42 100 45 170
28 100 30 150 35 200
20 140 25 175 30 230
16 160 20 200 27 250
13 200 16 250 21 290
10 250 12 300 18 350
7 300 10 350 16 400
5 350 8 400 14 450
Sử dụng các thông tin để:
A. Chỉ ra các đầu vào vốn và lao động mà doanh nghiệp có thể mua sắm với 1000 đv tiền tệ nếu chi phí vốn
là 2/đv và chi phí lao động là 20/đv.
– Tổng sản lượng tối đa mà doanh nghiệp có thể sản xuất trong điều kiện như vậy là bao nhiêu? Bao nhiêu
vốn và lao động được sử dụng để sản xuất ra sản lượng này?
B. Sự kết hợp nào giữa các yếu tố đầu vào có thể mua sắm cho cũng 1000 đv tiền tệ nếu chi phí vốn tăng lên
đến 3?
Sản lượng cực đại hiện tại là bao nhiêu? Vốn và lao động được sử dụng sẽ là bao nhiêu?
C. Cũng những câu hỏi trên nhưng nếu khoản tiền mà doanh nghiệp có là 960 đv tiền tệ, chi phí vốn là 3/ đv,
chi phí lao động là 30/ đv tiền tệ.

Bài 16. Một nhà sản xuất ghế đang sản xuất trong ngắn hạn khi các thiết bị là cố định. Người sản xuất biết
rằng số người lao động được dùng trong quá trình sản xuất tăng từ 1 đến 7. Số ghế sản xuất được thay đổi như
sau:
11 17 , 22 , 25 , 26 , 25 , 23
A. Tính sản lượng biên MP và sản lượng trung bình AP của lao động cho hàm sản xuất này.
B. Liệu hàm sản xuất này có bộc lộ qui luật năng suất biên giảm dần hay không? Giải thích.
C. Hãy giải thích theo trực giác cái gì có thể làm cho sản lượng biên của lao động trở thành âm?
Bài 17. Ba bảng số sau đây liên quan đến công nghệ sản xuất của cùng một sản phẩm. Các khối lượng đầu ra
(Q) phụ thuộc yếu tố lao động (L) và khối lượng yếu tố vốn (K). Ba qui trình công nghệ này có một điểm chung
là: với một đơn vị yếu tố K và một đơn vị yếu tố L người ta có thể sản xuất được 100 đơn vị sản phẩm.

Công nghệ 1
L
1 2 3 4 5 6
1 100 119 132 141 149 156
2 119 141 156 168 178 186
K 3 132 156 173 186 197 206
4 141 168 186 200 211 221
5 149 178 197 211 224 234
6 156 196 206 221 234 245

Công nghệ 2
L
1 2 3 4 5 6
1 100 141 173 200 224 245
26
2 141 200 245 282 316 346
K 3 173 245 300 346 387 423
4 200 282 346 400 447 490
5 224 316 387 447 500 548
6 245 346 423 490 548 600

Công nghệ 3
L
1 2 3 4 5 6
1 100 168 228 283 334 383
2 168 283 383 476 562 645
K 3 228 383 519 645 762 874
4 283 476 645 800 946 1084
5 334 562 762 946 1118 1282
6 383 645 874 1084 1282 1470
Câu hỏi:
A. Vẽ trên 3 đồ thị khác nhau một số đường đồng lượng ứng với 3 qui trình công nghệ.
B. Nhờ một hoặc hai ví dụ đối với mỗi qui trình công nghệ hãy kiểm chứng xem qui luật năng suất biên giảm
dần có chi phối kết quả sản xuất của ba công nghệ này hay không?
C. Năng suất theo qui mô của mỗi hàm số sản xuất tăng, không đổi hay giảm dần?
D. Trường hợp qui trình công nghệ 1, với K = 4 hãy tính MP và AP.
E. Đối với qui trình công nghệ 2 hãy tính những trị số kế tiếp nhau của MRTS cho mức sản lượng Q = 346.

Bài 18. Cho hàm sản xuất Q = 2K(L – 2). Giá của vốn là PK = 600, giá của lao động là PL = 300.
A. Xác định tổ hợp vốn và lao động để sản xuất sản lượng tối đa với chi phí cho trước là TC = 15.000. Sản
lượng này bằng bao nhiêu?
B. Xác định chi phí tối thiểu để sản xuất sản lượng Q = 900.

BÀI TẬP CHƯƠNG 14: DN TRONG THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH (SÁCH MANKIW TRANG 330)
Bài 1. Sử dụng số liệu trong bảng để trả lời những câu hỏi sau đây
Q 1 2 3 4 5 6 7 8
VC 10 16 20 25 31 38 46 55
MC
AVC
A. Điền vào bảng sau .
B. Doanh nghiệp sẽ sản xuất sản lượng bao nhiêu nếu giá thị trường là 5? Là 7? Là 10?
C. Giả sử FC là 3$, tính lợi nhuận ở mỗi mức Q xác định ở câu B

Bài 2. Sử dụng số liệu trong bảng để trả lời những câu hỏi sau đây

Q 0 1 2 3 4 5 6 7 8
MC 2 3 4 5 6 8 10 12
MU 10 9 8 7 6 5 4 3
A. Giả định AVCmin = 2$. Lập một biểu đồ cung – cầu của sản phẩm và chỉ ra giá & lượng cân bằng
B. Trên đồ thị gọi vùng thặng dư tiêu dùng là f, thặng dư sản xuất là g
C. Nếu giá cân bằng là 2$, thặng dư sản xuất là bao nhiêu?
Bài 3. Trên thị trường sản phẩm X có 100 người mua, 50 người bán, hàm số cầu của mỗi người mua có dạng
P = -1/2q + 20, hàm chi phí của mỗi người bán TC=q2+2q+ 40
A. Xác định hàm số cung, hàm số cầu thị trường
27
B. Xác định P & Q cân bằng.
C. Tính sản lượng q & lợi nhuận của mỗi người bán
D. Nếu P thị trường tăng lên 20, mỗi người bán sẽ SX bao nhiêu để tối đa hóa lợi nhuận?

Bài 4. Hàm chi phí của 1 doanh nghiệp trong thị trường tự do cạnh tranh là TC= Q2 +50Q + 500
A. Xác định hàm chi phí biên MC.
E. Nếu giá thị trường là P=750, tính sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận? Tính tổng lợi nhuận

Bài 5. Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn có số liệu TC


Q 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TC 40 70 96 118 138 156 175 198 224 259 309
A. Xác định ngưỡng sinh lời, ngưỡng đóng cửa.
B. Nếu giá thị trường là P=50, tính sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận? Tính tổng lợi nhuận
C. Nếu giá thị trường là P=26, tính sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận? Tính tổng lợi nhuận

Bài 6. Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn có số liệu VC


Q 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
VC 100 160 200 220 240 270 320 400 560 860
Biết AFC ở mức sản lượng 10 là 70 ngàn.
A. Xác định ngưỡng sinh lời, ngưỡng đóng cửa.
B. Nếu giá thị trường là P = 300, tính sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận? Tính tổng lợi nhuận
C. Nếu giá thị trường là P = 50, tính sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận? Tính tổng lợi nhuận

Bài 7. Hàm chi phí cuûa 1 doanh nghiệp là TC = Q2+5Q+5000


A. Nếu doanh nghiệp hoạt động trong thị trường tự do cạnh tranh, khi giá thị trường lần lượt là 200, 150,
100, tính Q sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận? Tính tổng lợi nhuận
B. Nếu doanh nghiệp độc quyền SX & hàm cầu P = -2Q + 500
a) Xác định P & Q để tối đa hóa lợi nhuận.
b) Xác định P & Q để tối đa hóa lương bán mà không lỗ
c) Xác định P & Q để đạt lợi nhuận địnhmức bằng 30% chi phí

Bài 8. Trong thị trường cạnh tranh có 10 người SX , điều kiện SX như nhau, hàm chi phí mỗi người
TC=1/10q2+200q +200.000, có 2 ngươi mua A & B, hàm cầu của A là P=-qA/10 + 1200;
của B là P = -qB/20 + 1300
A. Xác định hàm số cung, hàm số cầu thị trường
B. Xác định P & Q cân bằng
C. Tính sản lượng SX & lợi nhuận của mỗi xí nghiệp
D. Nếu cung thị trường giảm 50%, xác định P & Q cân bằng mới
E. Nếu nhà nước qui định giá P= 800, điều gì xãy ra trên thị trường, để can thiệp giá có hiệu lực nhà nước
phải chi tiêu bao nhiêu?

Bài 9. Từ năm 1974, giá dầu lửa bị ảnh hưởng bởi tổ chức OPEC (cung 2/3 lượng dầu trên thế giới), điều gì xãy
ra trong dài hạn & ngắn hạn do OPEC cắt giảm sản lượng, giá dầu thế giới năm 1993 là 4$/thùng, cầu & cung
thế giới là 18 tỷ thùng/năm. Trong đó OPEC cung ứng 12 tỷ thùng, các nước khác 6 tỷ, độ co dãn cung, cầu
theo giá như sau:
Ngắn haïn Dài hạn
Cầu thế giới -0,05 -0,4
Cung của các nước khác 0,1 0,4
A. Xác đinh đường cầu thế giới & cung của các nước khác trong ngắn hạn.

28
B. Xác đinh đường cầu thế giới & cung của các nước khác trong dài hạn.
C. Nếu OPEC cắt giảm sản lượng 6 tỷ thì điều gì xãy ra với giá dầu trong ngắn hạn & trong dài hạn.
Bài 10. Nhiều tàu thuyền nhỏ được làm từ sợi thủy tinh- một nguyên liệu từ dầu thô. Giả sử giá dầu thô đang
tăng:
A. Sử dụng đồ thị chỉ ra tác động lên đường chi phí của doanh nghiệp SX tàu đơn lẻ & với đường cung thị
trường .
B. Điều gì xãy ra với các doanh nghiệp SX tàu trong ngắn hạn, vowsi các DN SX tàu thuyền trong dài hạn.\
Bài 11. Bof có 1 DN chuyên cung cấp dịch vu cắt cỏ, hoạt động trên thị trường theo nguyên tắc đối ta hóa lợi
nhuận. Mỗi lần cắt cỏ Bof thu phí 27 USD. Tổng chi phí 1 ngày 280 USD, trong đó chi phí cố định 30 USD.
Mỗi ngày anh ta cắt cỏ 10 lần. Hãy nói về quyết định của Bò, đóng cửa trong ngắn hạn, ròi bỏ thị trường trong
dài hạn.

Bài 12. Có số liệu sau đây của một công ty:


Q FC VC AFC AVC AC MC
0 100 0
1 100 50
2 100 70
3 100 90
4 100 140
5 100 200
6 100 360
A. Tính chi phí cố định bình quân.( AFC), chi phí biến đổi bình quân (AVC), chi phí bình quân (AC); chi
phí biên MC
B. Giá của sản phẩm là 50 USD, giám đốc quyết định ngưng làm việc. DN lời hay lỗ, bao nhiêu? quyết
định này có khôn ngoan không? Có người khuyên SX 1 hộp vì lúc đó MR=MC. Lúc đó DN lời hay lỗ

Bài 13. Ngành in là ngành cạnh tranh, ban đầu đang trong trạng thái cân bằng dài hạn
A. Công ty in Hi-tech phát minh ra công nghệ mới giúp giảm chi phí, vậy lợi nhuận công ty và giá như thế
nào trong ngắn hạn khi công ty được nhà nước bảo hộ bản quyền?
B. Điều gì xãy ra trong dàu hạn khi hết thời hạn bảo hộ, các công ty khác cũng có thể sử dụng công nghệ này

Bài 14. Thị trường phân bón cạnh tranh hoàn hảo. Các doanh nghiệp đang Sx nhưng trong tình trạng thua lỗ về
mặt kinh tế
A. Giá phân bón như thế nào so với chi phi bình quân AC, AVC, MC
B. Vẽ 2 đồ thị, 1 của DN & 1 của thị trường
C. Giả định cầu & chi phí của DN không đổi, điều gì xãy ra trong dài hạn đối với P, MC, AC, luwowjgn
cung mỗi DN, tổng cung của ngành

Bài 15. Một DN cạnh tranh hoàn hảo đãng 100 đvsp đầu ra, AR=10 USD, AC=8 USD, FC=200 USD
A. Lợi nhuận của DN?
B. MC của DN?
C. AVC của DN?
D. Qui mô hiệu quả của DN này nên >;<; hay =100?
Bài 16. Thị trường bánh táo ở 1 thành phố có biểu cầu:
P 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
(USD
)
Qd 1200 1200 1000 900 800 700 600 500 400 300 200 100 0

29
Mỗi nhà SX trên thị trường có FC=9 và MC như sau:
Qs 1 2 3 4 5 6
MC 2 4 6 8 10 12
A. Tính TC, AC cho các mức sản lượng từ 1-6
B. Nếu P=11 thì lượng bánh được bán là bao nhiêu? Có tất cả bao nhiêu nhà SX? Mỗi nhà SX có lợi nhuận
bao nhiêu?
C. Tình huống câu B có phài là trạng thái cân bằng?

Bài 17.Trong ngắn hạn, sản lượng Q của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo phụ thuộc vào số
lượng lao động L cho ở bảng sau:
Q 24 39 50 60 68 75 81 86 90
L 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Mặt khác ta có bảng số liệu dưới đây về AVC và AFC phụ thuộc vào các mức sản lượng sau:
Q 24 39 50 60 68 75 81 86 90
AVC 8,33 7,69 8 8,33 8,82 9,33 9,88 10,47 11,11
AFC 12,5 7,69 6 5 4,41 4 3,7 3,48 3,33
Trong đó: Q – đơn vị sản lượng, L – đơn vị lao động AVC, AFC – USD/đơn vị sản lượng

A. Qui luật năng suất biên giảm dần có chi phối việc sản xuất của doanh nghiệp hay không?
B. Xác định chi phí bình quân AC, chi phí biên MC và biểu diễn chúng lên đồ thị.
C. Xác định điểm hòa vốn và điểm đóng cửa sản xuất của doanh nghiệp này.
D. Nếu giá thị trường là 25 USD/đvsp thì lượng sản phẩm được sản xuất sẽ là bao nhiêu để tối đa hóa lợi
nhuận? Nếu giá thị trường là 10 USD/đvsp thì doanh nghiệp nên hành động như thế nào? Còn nếu giá thị
trường là 6 USD/đvsp thì sao?

Bài 18. Giả sử có 1000 doanh nghiệp giống hệt nhau, mỗi doanh nghiệp có đường chi phí biên ngắn hạn diễn tả
bằng phương trình: SMC = q – 5 với q ¿ 5 Hàm số cầu của thị trường là: Q D = 20000 – 500P
A. Tìm phương trình đường cung của thị trường.
B. Tính giá cả và sản lượng cân bằng trên thị trường.

Bài 19. Một thị trường có 80 người mua và 60 người sản xuất. Hàng hóa trên thị trường là hoàn toàn đồng nhất.
Những người bán mới có thể tự do tham gia thị trường. Người bán và người mua có thông tin hoàn hảo về các
sản phẩm đang được bán trên thị trường.
1
Tất cả những người mua đều có chung một hàm số cầu giống nhau: q D = – 20 P + 8,2;
2
Các doanh nghiệp trên thị trường đều có chung hàm số tổng chi phí giống nhau: TC = 3q + 24q , với q ¿ 0
A. Thiết lập hàm số cầu và hàm số cung của thị trường.
B. Xác định mức giá cân bằng trên thị trường. Mức sản lượng mỗi nhà sản xuất bán được là bao nhiêu? Tính
lợi nhuận mỗi nhà sản xuất thu được.
C. Từ những kết quả trên có thể dự đoán gì về thị trường này trong dài hạn.

Bài 20. Một doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo có các số liệu về chi phí được cho ở bảng sau:
Q FC VC TC MC AC AFC AVC
0 10 0
1 10 6
2 10 11
30
3 10 15
4 10 21
5 10 31
6 10 45
7 10 63
8 10 85
9 10 111

A. Hãy tính các số liệu còn thiếu trong bảng.


B. Xác định điểm hòa vốn và điểm đóng cửa sản xuất của doanh nghiệp.
C.Xác định mức sản lượng doanh nghiệp sẽ sản xuất để tối đa hóa lợi nhuận hoặc tối thiểu hóa thua lỗ nếu
giá thị trường của sản phẩm là: P = 22; P = 6; P = 4.

Bài 21. Hãy nêu công thức và điền đầy đủ số liệu vào bảng dưới đây.
D.
Q FC VC TC AFC AVC AC MC
1 8
2 12
3 10 25
4 27
5 4
6 4
7 5
8 5,75
9 48 6,44
10 70

A. Nếu doanh nghiệp nói trên là doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo, tìm những mức giá sinh lời, hòa vốn và
đóng cửa của doanh nghiệp.
B. Giả sử giá bán sản phẩm trên thị trường là 7. Doanh nghiệp muốn tối đa hóa lợi nhuận thì số lượng sản
phẩm bán tối ưu là bao nhiêu? Tính mức lợi nhuận trong trường hợp này.
C. Xác định lợi nhuận ở mức sản lượng Q = 5 và Q = 10 (nếu giá vẫn là 7). So sánh với câu B, anh chị có
nhận xét gì?

Bài 22. Một hãng trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo có hàm AC = 2Q + 2 + 77/Q. Biết giá thị trường là
30$/sp, tính:
A. AVC, AFC, VC, FC, TC, MC.
B. Sản lượng tối đa hóa lợi nhuận. Tính mức lợi nhuận đó.

Bài 23 Một thị trường cạnh tranh hoàn hảo có 100 người mua và 200 người bán. Tất cả những người mua đều
q
có chung một hàm số cầu giống nhau: P = 250 - 2 Mỗi doanh nghiệp trên thị trường đều có hàm số tổng chi
2
phí giống nhau:TC = q + 100q + 1500 (q ¿ 0)
Trong đó: q – số lượng, đv số lượng; P – giá, đv giá cả.
A. Xác định hàm số cầu và hàm số cung của thị trường.
B. Xác định giá và sản lượng cân bằng trên thị trường. Tính sản lượng sản xuất và lợi nhuận mỗi doanh
nghiệp thu được.

31
C. Nếu cung thị trường giảm 50% so với trước thì giá và sản lượng cân bằng thị trường là bao nhiêu?
D. Từ câu C, nếu chính phủ muốn bảo vệ người tiêu dùng bằng cách qui định mức giá bằng mức giá cân
bằng ban đầu (ở câu b) thì chính sách này có lợi hay có hại cho xã hội? Hãy chứng minh (xét cả 2 trường
hợp có thể xảy ra).

Bài 24. Giả sử chi phí biên của một hãng cạnh tranh được cho là: MC = 3 + 2Q. Nếu giá thị trường của sản
phẩm của hãng là 9$ thì:
A. Mức sản lượng nào hãng sẽ sản xuất?
B. Thặng dư sản xuất của hãng là bao nhiêu?
B. Giả sử chi phí biến đổi bình quân của hãng là AVC = 3 + Q. Chi phí cố định FC=3. Hãy cho biết trong
ngắn hạn hãng sẽ kiếm được lợi nhuận hay không?

BÀI TẬP CHƯƠNG 15: THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN

XEM THÊM (SÁCH MANKIW TRANG 365)

Bài 1. Bảng sau giới thiệu đường cầu của nhà SX độc quyền
Qd(1000sp/tuaàn) 0 1 2 3 4 5 6 7
P ($) 40 35 30 25 20 15 10 5
TR
MR
AR
A. Tính TR. MR điền vào bảng
B. Vẽ đường MR. AR trên 1 đồ thị. Vẽ đường TR theo Q trên 1 đồ thị khác
C. Xác định mức cầu tối đa hóa TR.
D. Xác định sản lương & giá của nhà độc quyền.
E. Khi cân bằng TC &TR của doanh nghiệp là bao nhiêu?
F. Khi cân bằng doanh nghiệp lời hay lỗ?

Bài 2. Một doanh nghiệp độc quyền có hàm VC=Q2 +4Q & FC =120. Sản phẩm bán trên thị trường có 50 người
mua, hàm cầu của mỗi người q= -1/10P + 10. Xác định:
A. Hàm số cầu thị trường.
B. Hàm chi phí biên, doanh thu biên của doanh nghiệp
C. Giá &lượng tối đa hóa lợi nhuận
D. Giá &lượng tối đa hóa doanh thu

Bài 3. Hàm số cầu của sản phẩm A là P = -Q+500, Một doanh nghiệp độc quyền có hàm TC=Q2 +40Q + 8000
A. Giá &lượng tối đa hóa lợi nhuận. Tính tổng lợi nhuận.
B. Giá &lượng tối đa hóa doanh thu. Tính tổng lợi nhuận.
C. Giá &lượng tối đa hóa lượng bán mà không lỗ. Tính tổng lợi nhuận.
D. Giá &lượng có lợi nhuận định mức bằng 20% chi phí. Tính tổng lợi nhuận.

Bài 4. Một doanh nghiệp độc quyền có hàm VC=1/20Q2 +600Q & FC=5.000.000. hàm cầu thị trường P = -
1/10Q + 3.000. Xác định:
A. Nếu doanh nghiệp bán 7000 sản phẩm thì mức giá là bao nhiêu? Đó có phải là mức tối đa hóa lợi nhuận
không?
B. Giá &lượng tối đa hóa lợi nhuận. Tính tổng lợi nhuận.
C. Giá &lượng tối đa hóa doanh thu. Tính tổng lợi nhuận
D. Nếu nhà nước đánh thuế 90 ngàn/sp. Tính P, Q &lợi nhuận.

32
Bài 5. Trên thị trường sản phẩm Y có 100 người mua, hàm cầu của mỗi người P = -q + 2000, hàm chi phí của
doanh nghiệp TC=1/10Q2+400Q+3.000.000
A. Hàm số cầu thị trường.
B. Giá &lượng tối đa hóa lợi nhuận

Bài 6. Một doanh nghiệp độc quyền có hàm TC=1/10Q 2 +180Q+6000 hàm cầu thị trường P = -10Q + 3.000.
Xác định:
A. Viết biểu thức AR, MR, MC.
B. Giá &lượng tối đa hóa lợi nhuận. Tính tổng lợi nhuận.
C. Giá &lượng tối đa hóa doanh thu. Tính tổng lợi nhuận
D. Nếu nhà nước đánh thuế cố định 200 ngàn. Tính P & Q tối đa hóa lợi nhuận.

Bài 7. Một doanh nghiệp độc quyền có hàm TC=1/6Q 2 +30Q+15.000 hàm cầu thị trường P = -1/4Q + 280. Xác
định:
A. Nếu doanh nghiệp bán 240 sản phẩm thì mức giá là bao nhiêu? Đó có phải là mức tối đa hóa lợi nhuận
không?
B. Giá &lượng tối đa hóa lợi nhuận. Tính tổng lợi nhuận.
C. Giá &lượng tối đa hóa doanh thu. Tính tổng lợi nhuận
D. Nếu nhà nước qui định giá P=180 ngàn/đvsp. Tính P, Q tối đa hóa lợi nhuận

Bài 8. Một doanh nghiệp độc quyền có hàm TC=30Q +100 hàm cầu thị trường Q=-3P+ 150.
A. Nếu doanh nghiệp bán giá 40 ngàn/ sản phẩm thì lượng bán là bao nhiêu? Đó có phải là mức tối đa hóa
lợi nhuận không?
B. Giá &lượng tối đa hóa lợi nhuận. Tính tổng lợi nhuận.
C. Giá &lượng tối đa hóa doanh thu. Tính tổng lợi nhuận
D. Nếu nhà nước đánh thuế cố định 120 ngàn. Tính P & Q tối đa hóa lợi nhuận.

Bài 9. Một doanh nghiệp độc quyền có hàm TC=1/5Q2 +32Q+1000. Sản phẩm bán trên thị trường có 70 người
mua, hàm cầu của mỗi người P= -10q +80. Xác định:
A. Hàm số cầu thị trường.
B. Giá &lượng tối đa hóa lợi nhuận. Tính tổng lợi nhuận.
C.Nếu nhà nước đánh thuế 8 ngàn/sp. Tính P, Q &lợi nhuận.
D.Nếu nhà nước đánh thuế cố định 120 ngàn. Tính P & Q tối đa hóa lợi nhuận.

Bài 10. Một doanh nghiệp độc quyền có hàm TC=30Q +100 hàm cầu thị trường Q=-3P+ 150.
Một nhà độc quyền SX tại mức sản lượng có AC=MC=5, đường cầu thị trường có dạng Q=53 – P
A. Xác định P, Q để tối đa hóa lợi nhuận. Tính tổng lợi nhuận.
B. Giả sử có 1 doanh nghiệp thứ 2 gia nhập, có cùng chi phí như doanh nghiệp 1, tính lợi nhuận của mỗi
doanh nghiệp như hàm số của Q1, Q2
C. Trong mô hình Cournot, mỗi doanh nghiệp xác định sản lượng của mình sao cho tối đa hóa lợi nhuận
khi biết sản lượng của đối thủ. Tìm đường phản ứng của mỗi doanh nghiệp.
D. Xác định thế cân bằng Cournot, P & lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp.
Bài 11. . Một doanh nghiệp độc quyền có hàm TC=100-5Q +Q2 hàm cầu thị trường P =55- 2Q.
A. Giá &lượng tối đa hóa lợi nhuận. Tính thặng dư tiêu dùng.
B. Nếu doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh thì lợi nhuận là bao nhiêu? Tính thặng dư tiêu
dung.
C. Nếu nhà nước qui định Pmax =27, ảnh hưởng của giá qui định đối với Q, lợi nhuận & thặng dư tiêu dung.

Bài 12. Một doanh nghiệ+002D=p coù ñöôøng doanh thu trung bình AR nhö sau P=100-0,1Q
TC=50Q+30.000
33
A. Xaùc ñònh P vaø Q ñeå toái ña hoaù lôïi nhuaän
B. Tính toång lôïi nhuaän
C. Neáu chính phuû ñaùnh thueá 10 ngaøn/ñvsp, tính P vaø Q ñeá toái ña hoaù lôïi nhuaän
Bài 13. Một doanh nghiệp đứng trước hàm số cầu: P = –Q + 1000
1
2
Hàm số tổng chi phí của doanh nghiệp: TC = 4 Q + 100Q + 400000
A. Thiết lập hàm doanh thu biên và hàm chi phí biên của doanh nghiệp.
B. Xác định giá cả và sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp. Tính tổng lợi nhuận tối đa đạt được.

45
Bài 14. Một hãng độc quyền đứng trước hàm số cầu: P = – 8 Q + 2750
1
3 2
Hãng này có hàm số tổng chi phí: TC = 30 Q – 15Q + 2500Q
A. Viết hàm doanh thu biên của doanh nghiệp.
B. Xác định mức sản lượng và giá để lợi nhuận là tối đa. Lợi nhuận trên mỗi đơn vị sản phẩm là bao nhiêu?
C. Nếu doanh nghiệp tự ấn định mức lợi nhuận thu được trên mỗi đơn vị sản phẩm là 10% so với chi phí
trung bình thì giá và sản lượng sẽ là bao nhiêu?
D. Doanh nghiệp có thể bán số lượng sản phẩm tối đa là bao nhiêu mà không bị lỗ và bán theo giá nào?
E. Giá phải là bao nhiêu để doanh thu là tối đa?

Bài 3. Tương quan giữa các khối lượng sản xuất và chi phí biến đổi của doanh nghiệp được cho ở bảng sau: FC
=4.000 (Q: 1000 đvsp; chi phí: ngàn đồng)
Q 50 70 90 110 130 150 170 190 210 230
VC 2625 4225 6025 8025 10225 12625 15225 18025 21025 24225
AVC
TC
AC
MC

Hàm số cầu của doanh nghiệp được tóm tắt trong bảng sau:
P 180 160 140 120 100 80 60
Q 40 80 120 160 200 240 280
TR
MR

A. Xác định MR, AVC, AC, MC.


B. Vẽ các đường biểu diễn các hàm số khác nhau đó trên cùng một đồ thị.
C. Giả định trong thời kỳ đầu, doanh nghiệp muốn xâm nhập thị trường. Vậy doanh nghiệp sẽ phải chọn mức
giá nào để tối đa hóa số lượng bán mà không bị lỗ?
D. Để tối đa hóa doanh thu thì giá bán và sản lượng phải là bao nhiêu?
E. Xác định giá và sản lượng để lợi nhuận là tối đa.

Bài 4. Một người độc quyền bán đứng trước đường cầu là P = 11 – Q (trong đó P – USD/đv; Q – ngàn đv).
có chi phí trung bình là 6 USD/đv.
A. Vẽ đường cầu, dường AC, MC và MR. Xác định giá và sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp.
Tổng lợi nhuận là bao nhiêu?
B. Nếu chính phủ qui định giá P = 7 USD/đv thì sản lượng sản xuất sẽ là bao nhiêu? Tính tổng lợi nhuận
doanh nghiệp thu được.
34
C. Mức đầu ra lớn nhất doanh nghiệp có thể sản xuất mà không bị lỗ là bao nhiêu?
D. Chính phủ quyết định đánh thuế 1 USD/đv sản phẩm. Xác định giá và sản lượng tối đa hóa lợi nhuận. Lợi
nhuận doanh nghiệp thu được sẽ là bao nhiêu?

Bài 5. Hàm doanh thu trung bình và hàm chi phí trung bình của một doanh nghiệp đọc quyền được cho như sau:
AR = 1200 – 4Q
2
AC = 400/Q + 300 – 4Q + 3Q
Trong đó AR và AC – ngàn đồng; Q – ngàn đv sản phẩm.
A. Xác định phương trình đường cầu, đường tổng doanh thu, doanh thu biên, tổng chi phí, chi phí biên và chi
phí cố định của doanh nghiệp.
B. Xác định mức sản lượng và giá cả sản phẩm để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận. Tính mức lợi nhuận tối
đa đạt được.
C. Xác định mức sản lượng và giá cả sản phẩm để doanh nghiệp tối đa hóa doanh thu. Tính doanh thu tối đa
đạt được.

Bài 6. Ở một doanh nghiệp độc quyền có các hàm doanh thu biên MR = 32 – 4Q và hàm tổng chi phí TC = 30 +
2
4Q + Q . Xác định giá bán, sản lượng, doanh thu và lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được trong các trường hợp
sau:
1. Tối đa hóa doanh thu. 2. Tối đa hóa lợi nhuận.

Bài 7. Xí nghiệp “Tân Tiến” là xí nghiệp duy nhất sản xuất máy bơm ở miền Nam.
Hàm số cầu về máy bơm của XN: P = – 10Q + 300
Hàm số chi phí sản xuất được cho bởi hệ thức:
1100
FC = 3
1
3 2
VC = 3 Q – 10Q + 200Q
A. Nếu XN bán 20 sản phẩm thì giá bán là bao nhiêu?
B. Tìm mức giá và sản lượng tại đó doanh nghiệp đạt lợi nhuận tối đa. Tính tổng lợi nhuận đạt được.
C. Tính hệ số co dãn theo giá của cầu tại mức sản lượng đạt lợi nhuận tối đa.
D. Nếu chính phủ đánh thuế 36/đvsp thì ảnh hưởng như thế nào đến sản lượng, giá cả và lợi nhuận của doanh
nghiệp.

Bài 8. Một hãng độc quyền thuần nhất đứng trước một hàm số cầu có dạng:
P = - 3/100Q + 10
Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, hãng có thể hoặc sử dụng 2 nhà máy của mình, hoặc nhập khẩu sản
phẩm từ nước ngoài. Các hàm chi phí biên của hai nhà máy lần lượt là:
MC1 = 1/10Q + 4
MC2 = 1/20Q + 6
A. Thiết lập hàm chi phí biên (MCt) của hãng nếu hãng sử dụng tối ưu 2 nhà máy của mình.
B. Nếu mục tiêu của hãng là tối đa hoá lợi nhuận, hãng sẽ sản xuất bao nhiêu và định giá như thế nào? Sản
lượng này sẽ được phân phối ra sao giữa hai nhà máy?
C. Nếu nhà độc quyền có thể cung ứng sản phẩm cho thị trường bằng cách nhập sản phẩm từ nước ngoài với
mức giá nhập ổn định P = 6,5 thì giá bán sản phẩm phải là bao nhiêu để tối đa hoá lợi nhuận?
D. Từ câu 3, xác định tỷ suất lợi nhuận tính theo chi phí của hãng: (P – AC)/AC.

Bài 9. Một doanh nghiệp độc quyền có thể bán sản phẩm của mình trên hai thị trường A và B với các hàm số
cầu lần lượt là:
35
QA = 55 – P và QB = 70 – 2P
Hãng này sản xuất với chi phí biên không đổi bằng 5 đvtt/đvsp. Chi phí cố định của hãng bằng 100. Xác định
giá cả, sản lượng và lợi nhuận hãng này thu được trong trường hợp:
A. Hãng bán sản phẩm trên 2 thị trường theo chính sách giá cả phân biệt.
B. Hãng bán sản phẩm trên 2 thị trường theo một giá thống nhất.

BÀI TẬP CHƯƠNG 16: DN TRONG THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH ĐỘC QUYỀN (SÁCH MANKIW
TRANG 389)
BÀI TẬP CHƯƠNG 17: DN TRONG THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN NHÓM(SÁCH MANKIW TRANG
416)

Bài 1. Giá sử thị trường có 2 doanh nghiệp SX sản phẩm X, TC1=30Q1, TC2=30Q2
Đường cầu thị trường P = 150 – Q
A. Xác định thế cân bằng Cournot, lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp
B. Giả sử 2 doanh nghiệp cấu kết nhau để tối đa hóa lợi nhuận chung, tìm Q chung &lợi nhuận của mỗi
doanh nghiệp.
C. Nếu doanh nghiệp là DN duy nhất trên thị trường, tính lợi nhuận của DN, so sánh với câu 2
D. Doanh nghiệp 1 tuân thủ thỏa thuận chia đôi thị trường với DN2, nhưng DN2 lừa dối bằng cách vẫn SX
theo Q tối đa hóa lợi nhuận của mình, tìm lợi nhuận của DN 2.

Bài 2. Một doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh mang tính độc quyền có nhu cầu &chi phí như sau
Q P FC VC TC TR Lời/lỗ
0 100 100 0
1 90 50
2 80 90
3 70 150
4 60 230
5 50 330
6 40 450
7 30 590

A. Điền vào bảng


B. Lợi nhuận tối đa của doanh nghiệp
C. Trong ngắn hạn doanh nghiệp nên sản xuất hay đóng cửa? Tại sao?

BÀI TẬP CHƯƠNG 21: HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG (SÁCH MANKIW TRANG 522)
Bài 1. Sinh viên A có 200 $/tuần chi cho thực phẩm & giải trí. Vẽ đường ngân sách cho từng trường hợp sau;
(qui ước: trục tung:thực phẩm F; trục hoành: giải trí E)
A. Giá thực phẩm Pf = 5$ /đvsp; giá giải trí 5$/lần
B. Giá thực phẩm Pf = 5$ /đvsp; giá giải trí 10$/lần
C. Giá thực phẩm Pf = 10$ /đvsp; giá giải trí 5$/lần
D. Giá thực phẩm Pf = 4$ /đvsp; giá giải trí 4$/lần

Bài 2. Bảng sau phản ánh sở thích của B đối với thực phẩm F & giải trí E
Tổ hợp 1 Tổ hợp 2 Tổ hợp31
Độ thỏa dụng trên đường Độ thỏa dụng trên đường Độ thỏa dụng trên đường
bàng quan 1 bàng quan 2 đường bàng quan 3
E F E F E F
36
2 40 10 40 12 45
4 34 12 35 14 40
8 26 14 30 16 35
12 21 17 25 18 30
17 16 20 20 21 25
22 12 25 16 27 20
29 9 30 14 33 17
34 7 37 12 38 15
40 5 43 10 44 13
45 4 50 8 50 12

A. Với thông tin trong bảng vẽ 3 đường bàng quan U1, U2, U3 với trục tung thể hiện thực phẩm F, trục
hoành thể hiện giải trí E
B. Đường bàng quan nào thể hiện lợi ích cao nhất? Thấp nhất?
C. Hãy xem xét những tổ hợp hàng hóa sau:
a) 50E & 8F b) 45E & 4F c)12E & 45 F d)25E & 16F e) 21E & 25 F
D. Hãy xếp 5 tổ hợp đó theo mức độ thõa mãn giảm dần.
E. Có thể sử dụng thông tin trong bài tập này để tìm phương án tiêu dùng tối ưu cho sinh viên B không?

Bài 3. Một người tiêu dùng có ngân sách I=17$ dành cho chi tiêu 2 hàng hóa X & Y. Giá Px=2$, Py=3$. Tìm
phương án tiêu dùng tối ưu.

Số đơn vị sản MUx MUx/Px MUy MUy/Py


phẩm
1 10 5
2 8 4
3 2 3
4 2 2
5 1 2

Bài 4. Bình cho rằng bơ & phô mai có thể thay thế cho nhau
A. Vẽ một tập hợp các đường đẳng ích mô tả sở thích của Bình đối với bơ & phô mai
B. Nếu giá bơ 20 ngàn đồng /gói, trong khi giá phô mai 10 ngàn đồng/gói & Bình có 200.000 ngàn để chi
tiêu cho 2 mặt hàng này, anh ta sẽ chọn phương án tiêu dùng như thế nào để tối đa hóa lợi ích? Vẽ đồ thị

Bài 5. Bảng sau là thời gian chơi và lợi ích biên thu được của một sinh viên dối với 2 môn thể thao
Số giờ chơi MU/ chơi cầu MU/Pcầu Số giờ chơi tennis MU/ chơi tennis MU/P tennis
cầu lông lông
1 15 1 35
2 20 2 40
3 18 3 37
4 14 4 30
5 11 5 23
6 6 6 13
7 0 7 0

Biết chí phí chơi cầu lông là 10$/ giờ; chơi tennis là 40$/giờ . Hãy cho biết phương án tối ưu đối với việc chơi

Bài 6. Hàm hữu dụng mà Dung nhận được do mua thực phẩm F & quần áo C là TU(F,C) = F.C.
37
A. Vẽ đường bàng quan vơi mức hữu dụng là 12 & 24
B. Nếu giá thực phẩm là 10 ngàn đồng/đvsp, giá quần áo là 30 ngàn đồng/bộ &Chi có 120 ngàn để chi tiêu
cho 2 mặt hàng này, vẽ đường ngân sách.
C. Tìm phương án tiêu dùng tối ưu khi mức lợi ích là 12 & ngân sách là 120 ngàn đồng.
D. Để tối đa hóa lợi ích , tính tỷ suất thay thế biên MRS của thực phẩm cho quần áo.
E. Nếu Dung quyết định mua 3 đơn vị thực phẩm & 3 đơn vị quần áo với ngân sách 120 ngàn, bình luận về
sự lựa chọn của Dung

Bài 7.Minh có 1200$ để mua sản phẩm X & Y, Px=100$/đvsp, Py= 300$/đvsp,
Hàm hữu dụng có dạng :TUx = -1/3X2 +10 X TUy = -1/2Y2 +20Y
A. Tìm phương án tiêu dùng tối ưu.
B. Tính tổng hữu dụng TU.

Bài 8. Dũng có 1200$ để mua sản phẩm A & B , Pa=100$/đvsp, Pb= 300$/đvsp,
Hàm hữu dụng có dạng :TU = A. B
A. Xác định hữu dụng biên của A & B
B. Tìm phương án tiêu dùng tối ưu.

Bài 9. Nguyên có 320$ để mua sản phẩm X & Y, Px=10$/đvsp, Py= 20$/đvsp,
Hàm hữu dụng có dạng :TU = X(Y-2)
A. Tìm phương án tiêu dùng tối ưu.
B. Tính tổng hữu dụng TU
C. Nếu thu nhập tăng lên I=600, giá cả sản phẩm không đổi. Tìm phương án tiêu dùng tối ưu.
D. Giả sử giá Py= 30, Px không đổi, thu nhập I=600, Tìm phương án tiêu dùng tối ưu.

Bài 10. Tổng lợi ích đạt được của cá nhân A khi tiêu thụ 2 sản phẩm X và Y cho ở bảng sau:
Sản phẩm X Sản phẩm Y
QX TUX (đv MUx MUx/Px QY (sp) TUy MUy MUy/Py
(sp) lợi ích) (đv lợi ích)
1 54 1 40
2 101 2 74
3 143 3 102
4 181 4 125
5 215 5 143
6 245 6 157
7 271 7 167
8 293 8 174

Biết đơn giá của 2 sản phẩm này là PX = 9 USD/sp, PY = 3 USD/sp, nếu mỗi tháng cá nhân A dành 75 USD để
mua 2 sản phẩm X và Y thì phải mua mỗi thứ bao nhiêu để đạt tổng mức lợi ích tối đa? Tính tổng mức lợi ích
tối đa đạt được.

Bài 11. Một người tiêu dùng có một khoản chi tiêu dành cho việc thỏa mãn các sở thích của ông ta. Tổng lợi
ích (TU) mà người tiêu dùng này có được theo số lượng sản phẩm và dịch vụ ông đã sử dụng được cho trong
bảng sau.

Xem hát Mua sách Xem phim


Số lần xem TU Số sách TU Số lần xem TU
1 75 1 62 1 60

38
2 144 2 116 2 108
3 204 3 164 3 145
4 249 4 204 4 168
5 285 5 238 5 178
6 306 6 258 6 180
7 312 7 268 7 180

A. Nếu người tiêu dùng này có mỗi tháng 36000 đồng để chi tiêu cho các mục đích trên ông ta sẽ phân phối
số tiền đó như thế nào nếu giá một vé xem hát, giá một cuốn sách và giá một lần xem phim là bằng nhau
và bằng 3000 đồng.
B. Cũng câu hỏi như trên nhưng nếu số tiền dành cho chi tiêu là 72000 đồng và các mức giá đều tăng gấp
đôi.
C. Giả định rằng giá vé một lần xem hát là 9000 đồng, một cuốn sách giá 6000 đồng, một vé xem phim là
3000 đồng. Việc phân phối sẽ được thực hiện như thế nào nếu tổng số tiền dành để chi tiêu là 36000 đồng.

Bài 12. Đường bàng quan và đường ngân sách.


Giả sử một người tiêu dùng có thu nhập bằng tiền M = 60 USD dùng để mua 2 hàng hóa X với giá PX = 3
USD/sp và Y với giá PY = 1 USD/sp. Cho biết hàm lợi ích của ông ta là TU = X.Y.
A. Tính MUX, MUY và tỷ lệ thay thế biên giữa hai hàng hóa X và Y (MRS).
B. Tìm tổ hợp hai hàng hóa mà người tiêu dùng tối đa hóa được lợi ích.
C. Giả sử giá hai hàng hóa không đổi, lượng thu nhập tăng lên 90 USD. Xác định điểm tiêu dùng tối ưu mới.
D. Giả sử thu nhập không đổi (M = 60 USD), PX không đổi, nhưng PY tăng lên PY = 3 USD/sp. Hãy xác
định điểm tiêu dùng tối ưu mới.

Bài 13.Một người tiêu dùng có một khoản thu nhập bằng tiền M dùng để mua 2 sản phẩm X và Y. Hàm lợi ích
của ông ta có dạng:
TU = (Y-1)*X
Giá của mỗi sản phẩm được ký hiệu lần lượt là PX và PY.
A. Thiết lập phương trình đường ngân sách của người tiêu dùng này.
B. Nếu M = 1000, PX = 10 và PY = 10 thì sự phối hợp nào giữa 2 sản phẩm sẽ làm tối đa hóa lợi ích của
người tiêu dùng?
C. Cũng câu hỏi trên nhưng với thu nhập là M = 1200.
D. Nếu khoản tiền chỉ còn 1000, PX = 5 và PY = 10 thì lượng tiêu dùng sản phẩm X và Y sẽ thay đổi như thế
nào để đạt lợi ích tối đa?

Bài 14. Một người tiêu dùng có thu nhập bằng tiền M = 864 USD dùng để mua 2 hàng hóa X với giá PX = 16
0,8 0,1
USD/sp và Y với giá PY = 4 USD/sp. Cho biết hàm lợi ích của ông ta là TU = X .Y . Hãy tìm tổ hợp hai
hàng hóa X, Y để người tiêu dùng tối đa hóa lợi ích.

Bài 15. Mary có một khoản thu nhập là 200USD để mua thịt (M) và khoai tây (P).
A. Nếu giá của thịt là 4 USD/pao và giá của khoai tây là 2 USD/pao. Vẽ đường ngân sách.
B. Giả sử hàm lợi ích là TU = 2M + P, kết hợp nào của thịt và khoai tây sẽ tối đa hóa lợi ích?
C. Siêu thị mà Mary mua hàng có biện pháp đẩy mạnh bán hàng bằng cách nếu Mary mua 20 pao khoai tây
với giá 2 USD/pao thì 10 pao tiếp theo sẽ được cho không. Điều này chỉ áp dụng cho 20 pao đầu tiên.
Lượng khoai tây vượt quá vượt quá 20 pao vẫn phải trả 2 USD/pao. Vẽ đường ngân sách.
D. Mất mùa làm giá khoai tây tăng lên thành 4 USD/pao, siêu thị không áp dụng biện pháp khuyến khích này
nữa. Đường ngân sách của Mary sẽ như thế nào? Sự kết hợp nào giữa thịt và khoai tây sẽ tối đa hóa lợi
ích?

39
Bài 16. Một người tiêu dùng có thu nhập hàng tháng M = 300 được dùng để mua 2 sản phẩm X và Y với PX =
10/đvsp X và PY = 10/đvsp Y. Tổng lợi ích của người tiêu dùng này qua việc tiêu thụ 2 sản phẩm X và Y thể
hiện qua 2 hàm số tổng lợi ích như sau:
1
TU X =− X 2 +80 X
2
3
TU Y =− Y 2 +170 Y
2
Tìm phương án tiêu dùng tối ưu và tính tổng lợi ích đạt được.

CHƯƠNG 18,19,20,22: ( MICRO 2)

.
.

40

You might also like