You are on page 1of 2

Câu hỏi trắc nghiệm Chương 3: Độ co giãn của cung, cầu

1) Trong các mặt hàng dưới đây, mặt hàng có độ co giãn của cầu theo giá nhiều nhất là:
a. Muối ăn b. Máy lạnh c. Nước ngọt d. Bột giặt Daso

2) Trong các mặt hàng dưới đây, mặt hàng có độ co giãn của cầu theo giá ít nhất là:
a. Muối ăn b. Máy lạnh c. Nước ngọt d. Bột giặt Daso

3) Mặt hàng nào dưới đây có cầu hoàn toàn không co giãn theo giá (E p=0)
a. Điện b. Nước máy c. Gạo d. Không có mặt hàng nào.

4) Mặt hàng nào dưới đây có cung hoàn toàn không co giãn theo giá (E S=0)
a. Vở học sinh b. Xe hơi c. Gạo d. Đất đai

5) Hãng LG giảm giá máy lạnh 10% và doanh thu mặt hàng máy lạnh của hãng tăng 8%. Độ co giãn
của cầu theo giá đối với mặt hàng này của hãng LG là:
a. Ep < -1 b. Ep > -1 c. Ep = -1 d. Không xác định được

6) Nhà kinh tế có thể phân loại sản phẩm tiêu dùng thành hàng cao cấp, nếu hàng đó có:
a. Độ co giãn của cầu theo thu nhập là một số dương nhưng nhỏ hơn 1.
b. Độ co giãn của cầu theo thu nhập là một số dương nhưng lớn hơn 1.
c. Độ co giãn của cầu theo giá là một số âm nhỏ hơn -1.
d. Độ co giãn giao đối (chéo) với hàng khác là một số âm.

7) Nhà kinh tế có thể phân loại sản phẩm tiêu dùng thành hàng thiết yếu, nếu hàng đó có :
a. Độ co giãn của cầu theo thu nhập là một số dương nhưng nhỏ hơn 1.
b. Độ co giãn của cầu theo thu nhập là một số dương nhưng lớn hơn 1.
c. Độ co giãn của cầu theo thu nhập là một số âm.
d. Độ co giãn giao đối (chéo) với hàng khác là một số âm.

8) Nhà kinh tế có thể phân loại sản phẩm tiêu dùng thành hàng cấp thấp (thứ cấp), nếu hàng đó có:
a. Độ co giãn của cầu theo thu nhập là một số dương.
b. Độ co giãn của cầu theo giá là một số âm nhưng lớn hơn -1.
c. Độ co giãn của cầu theo thu nhập là một số âm.
d. Độ co giãn giao đối (chéo) với hàng khác là một số âm.

9) Nếu độ co giãn chéo giữa hai mặt hàng X và Y là một số dương, ta có thể kết luận quan hệ giữa
hai mặt hàng này đối với người tiêu dùng là:
a. Bổ sung b. Thay thế c. Độc lập d. Không liên quan

10) Nếu độ co giãn chéo giữa hai mặt hàng X và Y là một số âm, ta có thể kết luận quan hệ giữa hai
mặt hàng này đối với người tiêu dùng là:
a. Bổ sung b. Thay thế c. Độc lập d. Không liên quan

11) Có hàm số cầu: P= -1/2 Q + 100. Độ co giãn của cầu theo giá tại mức giá P = 60 là:
a. EP = -2 b. EP = -3/8 c. EP = -1,2 d. EP = -1,5

1
12) Hàm số cầu và hàm số cung thị trường của mặt hàng X là: P D = -2QD+250; PS = 3QS+15
Mức giá và sản lượng cân bằng của mặt hàng X là:
a. P= 156 và Q= 47 b. P= 47 và Q=156 c. P= 144 và Q=53 d. P= 174 và Q=53

13) Hàm số cầu và hàm số cung thị trường của mặt hàng X là: P D = -2QD+250; PS = 3QS+15
Hệ số co giãn của cầu theo giá tại mức giá cân bằng là:
a. EP = - 1,755 b. EP = -1,659 c. EP = - 6,638 d. EP = -3,319

14) Hãng SONY giảm giá tivi 10% thì lượng tivi bán ra của hãng tăng 8%. Độ co giãn của cầu theo
giá đối với mặt hàng này của hãng SONY là:
a. Co giãn nhiều. b. Co giãn ít. c. Co giãn một đơn vị. d. Co giãn hoàn toàn.

15) Hãng SONY giảm giá tivi 10% thì lượng tivi bán ra của hãng tăng 8%. Độ co giãn của cầu theo
giá đối với mặt hàng này của hãng SONY là:
a. Ep = - 0,8 b. Ep = - 1,25 c. Ep = - 8 d. Ep = - 10

You might also like