You are on page 1of 30

Chương 6

CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG


Phân loại thị trường

Thị trường Cạnh tranh hoàn hảo

Thị trường Độc quyền

Các thị trường cạnh tranh không hoàn hảo


Các khái niệm
Thị trường là sự tương tác giữa người mua và người bán
nhằm thực hiện sự trao đổi hàng hóa & dịch vụ

Người mua
Mục tiêu là tối đa hóa lợi ích

Người bán
Mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận

Cạnh tranh
Cố gắng giành phần hơn, phần thắng về mình giữa những người, những tổ
chức hoạt động nhằm những lợi ích như nhau.

Chương 6: Cấu trúc thị trường Slide 2


Phân loại thị trường

Thị trường độc Thị trường độc Thị trường cạnh Thị trường cạnh
quyền quyền nhóm tranh độc quyền tranh hoàn hảo

Chương 6: Cấu trúc thị trường Slide 3


Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
Các đặc điểm của thị trường

1 Có nhiều người mua và người bán độc lập với nhau

2 Sản phẩm hoàn toàn đồng nhất

3 Thông tin hoàn hảo

4 Tự do gia nhập và rút khỏi thị trường

Chương 6: Cấu trúc thị trường Slide 4


Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
Đặc điểm của hãng Cạnh tranh hoàn hảo

Quy mô rất nhỏ so với thị trường

Không có sức mạnh thị trường


Hãng cạnh tranh hoàn hảo là hãng chấp nhận giá, tức là nó
không có khả năng làm thay đổi mức giá do thị trường xác định.

Đối với hãng cạnh tranh hoàn hảo =P

Chương 6: Cấu trúc thị trường Slide 5


Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
Đường cầu của thị trường & hãng cạnh tranh hoàn hảo

Thị trường Hãng


Giá (đồng)

Giá (đồng)

Sản lượng cả thị trường Sản lượng một hãng

Chương 6: Cấu trúc thị trường Slide 6


Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
Sản lượng tối đa hóa lợi nhuận
Hãng cạnh tranh
hoàn hảo chấp nhận
giá thị trường và
chọn mức sản lượng
khi MC = P nhằm
Giá (đồng)

thu được max

Sản lượng

Chương 6: Cấu trúc thị trường Slide 7


Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
Lợi nhuận của hãng cạnh tranh hoàn hảo
Lợi nhuận của hãng
cạnh tranh hoàn hảo
trong ngắn hạn được xác
định bằng phần chênh
Lợi
nhuận

Giá và chi phí (đồng)


lệch giữa giá và tổng chi
phí bình quân nhân với
mức sản lượng

𝜋=( 𝑃 − 𝐴𝑇𝐶 ) .𝑄 Sản lượng

𝜋=𝑇𝑅 −𝑇𝐶
Chương 6: Cấu trúc thị trường Slide 8
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
Khi P = ATCmin thì hãng thu được lợi nhuận kinh tế bằng 0. Điểm
này được gọi là điểm hòa vốn.

Nếu P < ATC tại mọi mức sản lượng thì doanh nghiệp sẽ chịu lỗ.

Nếu P < ATC nhưng P > AVC thì hãng sẽ tiếp tục sản xuất do doanh số
bán vẫn đủ bù đắp chi phí biến đổi và một phần chi phí cố định.

Nếu P ≤ AVCmin thì hãng nên đóng cửa sản xuất vì không những không bù
đắp được FC mà còn không bù đắp được hết VC. Điểm P = AVCmin được
gọi là điểm đóng cửa.

Chương 6: Cấu trúc thị trường Slide 9


Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
Đường cung ngắn hạn của hãng cạnh tranh hoàn hảo
Giá và chi phí (đồng)

b: điểm hòa vốn


a: điểm đóng cửa

Sản lượng

Chương 6: Cấu trúc thị trường Slide 10


Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
Đường cung ngắn hạn của hãng cạnh tranh hoàn hảo
Đường cung của hãng cho biết sản lượng hãng cung cấp tương
ứng với mỗi mức giá.
Là đường chi phí cận biên nằm trên điểm đóng cửa trong ngắn hạn
(tức là điểm chi phí biến đổi bình quân tối thiểu).

Đường cung ngắn hạn của thị trường


Là tổng theo chiều ngang đường cung ngắn hạn của tất cả các
hãng.

Chương 6: Cấu trúc thị trường Slide 11


Thặng dư tiêu dùng
Thặng dư sản xuất
Giá
Cung
Thặng dư sản xuất (PS:
producer surplus) của các
đơn vị sản phẩm phản ánh
sự chênh lệch giữa lợi ích
biên (P) và chi phí biên
(MC) của nhà sản xuất
PS

𝑃𝑆= 𝑇𝑅 − 𝑉𝐶
𝜋 = 𝑃𝑆 − 𝐹𝐶 Sản lượng

Chương 6: Cấu trúc thị trường Slide 12


Tính hiệu quả của thị trường
Thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng
Lợi ích ròng của xã hội = Thặng dư
Giá
tiêu dùng + Thặng dư sản xuất
Cung

Khi thị trường cạnh tranh hoàn hảo


CS
đạt trạng thái cân bằng thì lợi ích Giá
ròng của xã hội đạt tối đa cân
bằng
PS
Khi có bất kì sự can thiệp nào làm
thị trường không đạt trạng thái cân
bằng thì lợi ích ròng của xã hội Cầu
không đạt tối đa và xuất hiện phần
mất không (DWL)
Sản lượng cân bằng Sản lượng

Chương 6: Cấu trúc thị trường Slide 13


Thị trường Độc quyền
Các đặc điểm của thị trường

1 Chỉ có một hãng duy nhất cung cấp trên thị trường

2 Sản phẩm không có hàng hóa thay thế gần gũi

3 Hàng rào ngăn cản sự gia nhập thị trường là rất cao

Chương 6: Cấu trúc thị trường Slide 14


Thị trường Độc quyền
Nguyên nhân hình thành độc quyền

1 Kiểm soát các yếu tố đầu vào

2 Do chính phủ quy định

3 Bản quyền, bằng phát minh, sáng chế

4 Tính kinh tế của quy mô

Chương 6: Cấu trúc thị trường Slide 15


Thị trường Độc quyền
Hãng độc quyền là người đặt giá
Khác với hãng cạnh tranh hoàn hảo, hãng độc quyền có khả năng tự đặt giá, thay đổi
giá sản phẩm của mình thông qua việc điều chỉnh mức sản lượng.

Giá
Đường cầu của hãng độc quyền

Nhà độc quyền đứng trước đường


cầu thị trường dốc xuống về phía
phải.

Cầu

Sản lượng

Chương 6: Cấu trúc thị trường Slide 16


Thị trường Độc quyền
Doanh thu của hãng độc quyền
Giá
Doanh thu cận biên
của hãng độc quyền
luôn nhỏ hơn giá bán
hàng hóa.

Trừ điểm đầu tiên,


đường MR luôn nằm
dưới đường cầu.
Doanh thu Cầu
cận biên

Sản lượng

Chương 6: Cấu trúc thị trường Slide 17


Thị trường Độc quyền
Quyết định tối đa hóa lợi nhuận
Chi phí và
Hãng độc quyền tối đa hóa lợi doanh thu
nhuận tại mức sản lượng thỏa
mãn doanh thu cận biên bằng Chi phí
cận biên
chi phí cận biên
Giá độc
quyền
𝑀𝑅=𝑀𝐶 Tổng chi phí
bình quân

Sau khi xác định mức sản lượng Giá độc quyền
tối ưu, nhà độc quyền sử dụng
đường cầu để xác định mức giá
Cầu
cao nhất có thể đặt.

Doanh thu cận biên

Sản lượng

Chương 6: Cấu trúc thị trường Slide 18


Thị trường Độc quyền
Lợi nhuận của hãng độc quyền
Chi phí và
doanh thu

Chi phí cận biên

Giá độc
quyền Tổng chi phí
bình quân
Lợi nhuận
độc quyền

Tổng chi
phí trung
bình
Cầu

𝜋=𝑄 ( 𝑃 − 𝐴𝑇𝐶 ) Doanh thu cận biên

Sản lượng

Chương 6: Cấu trúc thị trường Slide 19


So sánh độc quyền & cạnh tranh hoàn hảo
So sánh hãng độc quyền và hãng cạnh tranh hoàn hảo

Giá và chi phí


So với thị trường cạnh
MC
tranh hoàn hảo thì thị Thặng dư
tiêu dùng
trường độc quyền sẽ có
mức sản lượng thấp hơn và
mức giá cao hơn
Phần mất
không của
xã hội

Thặng
dư sản D
xuất

Sản lượng

Chương 6: Cấu trúc thị trường Slide 20


Thị trường Độc quyền
Hệ số Lerner về sức mạnh độc quyền

𝑃 − 𝑀𝐶
𝐿=
𝑃
với 0< 𝐿<1
Khi L càng gần 1 thì sức mạnh của nhà độc quyền càng lớn.

𝑃 − 𝑀𝐶 1
𝐿= =−
𝑃 𝐸 𝐷𝑃

Chương 6: Cấu trúc thị trường Slide 21


Thị trường Độc quyền
Đường cung của hãng độc quyền

Hãng độc quyền là người xác định giá, hãng sẽ xác định mức giá
bán sản phẩm cùng lúc với việc xác định sản lượng.

Quyết định về sản lượng của hãng độc quyền không thể tách rời
với đường cầu của hãng.

Hãng độc quyền không có đường cung.

Chương 6: Cấu trúc thị trường Slide 22


Thị trường Cạnh tranh độc quyền
Các đặc điểm

1 Có số lượng lớn các hãng

2 Mỗi hãng sản xuất ra sản phẩm có sự khác biệt

3 Gia nhập và rút lui khỏi thị trường tương đối dễ dàng

Chương 6: Cấu trúc thị trường Slide 23


Thị trường Cạnh tranh độc quyền

Hãng cạnh tranh độc quyền có đường cầu dốc xuống

Sự khác biệt hóa sản phẩm trên thị trường là cơ sở hình thành
đường cầu dốc xuống. Hãng có thể quyết định mức giá cho sản
phẩm của mình.

Vì các sản phẩm không khác nhau hoàn toàn nên sự cạnh tranh
giữa các hãng làm giới hạn sức mạnh độc quyền. Đường cầu
thoải hơn (co giãn hơn) so với hãng độc quyền.

Chương 6: Cấu trúc thị trường Slide 24


Thị trường Cạnh tranh độc quyền
Quyết định sản xuất trong ngắn hạn

Tối đa hóa lợi nhuận tại mức sản lượng thỏa mãn
MR = MC

Giá được xác định bởi đường cầu của hãng

Chương 6: Cấu trúc thị trường Slide 25


Thị trường Cạnh tranh độc quyền
Cân bằng trong dài hạn

Sự gia nhập và rút lui tự do của Hãng cạnh tranh độc quyền
Giá
các hãng trên thị trường sẽ khiến
cho lợi nhuận kinh tế của tất cả
các hãng trong dài hạn bằng 0,
tức là P = ATC

Chi phí
cận biên
Cầu

Mức sản Quy mô


lượng sản hiệu quả Sản lượng
xuất

Chương 6: Cấu trúc thị trường Slide 26


Thị trường Cạnh tranh độc quyền
Hậu quả cạnh tranh độc quyền

• Xuất hiện phần mất không của xã hội khi không sản xuất ở
mức sản lượng P = MC.
• Tổng chi phí trung bình dài hạn không được tối thiểu.
• Có thể xảy ra tình trạng quảng cáo nhiều hơn mức cần thiết.
• Thị trường cạnh tranh hoàn hảo dẫn đến sản xuất hiệu quả hơn,
nhưng trong thị trường cạnh tranh độc quyền người tiêu dùng
lại được lợi từ sự lựa chọn phong phú hơn.

Chương 6: Cấu trúc thị trường Slide 27


Thị trường Độc quyền tập đoàn
Các đặc điểm của thị trường

1 Chỉ có một số ít các hãng sản xuất phần lớn mức cung
của thị trường.

2 Sức mạnh thị trường của mỗi hãng là tương đối lớn

3 Cản trở đối với sự xâm nhập và rút lui khỏi thị trường là
tương đối lớn

Chương 6: Cấu trúc thị trường Slide 28


Thị trường Độc quyền tập đoàn
Mô hình đường cầu gãy
Đường cầu của hãng độc quyền tập
đoàn có đoạn gãy dựa trên các giả sử:
- Nếu hãng tăng giá bán, các hãng đối thủ
sẽ không phản ứng gì và hãng sẽ bán
được ít hàng hóa hơn theo quy luật cầu.
- Nếu hãng giảm giá xuống với hi vọng
lượng cầu sẽ tăng lên, các hãng khác sẽ
phản ứng bằng cách cũng giảm giá xuống
làm cho lượng cầu của hãng tăng ít hơn
so với kì vọng, tạo nên đường gãy khúc.

Chương 6: Cấu trúc thị trường Slide 29


Thị trường Độc quyền tập đoàn
Mô hình đường cầu gãy

Giá cả kém linh hoạt và doanh thu


cận biên:
- Đường cầu gẫy là sự hợp thành của hai
đường cầu riêng biệt. Mỗi đường cầu lại
có đường doanh thu cận biên riêng của
nó.
- Vì đường MR bị gián đoạn nên sẽ tạo ra
một mức giá “kém linh hoạt” của hãng
độc quyền tập đoàn.

Chương 6: Cấu trúc thị trường Slide 30

You might also like