You are on page 1of 6

PHONG TỤC TRONG SINH HOẠT

Phong tục trong đời sống sinh hoạt của người dân nước ta rất phong phú và đa
dạng trong đồ uống, thức ăn, trang phục…nhưng đều mang đậm ý nghĩa văn hoá
truyền thống. Và dưới đây là một số phong tục trong đời sống sinh hoạt của các
dân tộc:

1.Lễ cấp sắc của người Dao

Người Dao quan niệm, đàn ông nếu chưa trải qua lễ cấp sắc thì dù già vẫn
coi là trẻ con vì chưa có thầy Cấp sắc, chưa được cấp đạo sắc, chưa có
tên âm. Người đã qua Cấp sắc dù ít tuổi vẫn được coi là người trưởng
thành, được tham gia vào các công việc hệ trọng của làng, được giúp việc
cho thầy cúng, được cúng bái. Họ cũng quan niệm rằng có trải qua lễ Cấp
sắc mới biết lễ phải trái ở đời, mới đích thực là con cháu Bàn Vương, khi
chết hồn mới được đoàn tụ với tổ tiên. Nếu gạt bỏ những yếu tố tôn giáo,
tín ngưỡng thì lễ Cấp sắc có tính giáo dục rất lớn, thể hiện qua những lời
giáo huấn hướng tới việc thiện, không làm điều ác. Các điều giáo huấn
được thực hiện bằng lời thề dưới sự chứng kiến của tổ tiên và các quan
âm binh nên tính giáo dục càng có giá trị.Lễ Cấp sắc thường được tổ chức
vào tháng 11, tháng 12 hoặc tháng Giêng hàng năm, vì đây là thời gian
nhàn rỗi. Ngày thụ lễ được lựa chọn rất kĩ, người Dao Đỏ, Dao Tiền
thường làm lễ cấp sắc từ độ tuổi 12-30, có khi đến già, trong khi đó ở
người Dao Áo Dài là 11-19 tuổi. Người Dao Đỏ có thể tổ chức Cấp sắc cho
một đợt tối đa 13 người (nếu ít hơn phải theo số lẻ) và ở nhà trưởng họ;
người Dao Áo Dài mỗi lần chỉ cấp sắc cho một người và tại nhà người đó.
Gần đến ngày lễ, gia đình phải cử người mang lễ vật đi mời thầy cúng,
người được thụ lễ phải kiêng hò hát, cãi nhau, ngủ chung... Để phục vụ lễ
nghi và khoản đãi dân làng đến chứng kiến, các gia đình có người thụ lễ
phải chuẩn bị các vật thiết yếu như lợn, thóc gạo, rượu, y phục thầy cúng...
Mỗi nhóm Dao có một cấp bậc cấp sắc: người Dao Đỏ và Dao Áo Dài cấp
7 đèn, Dao Tiền cấp 3 đèn. Mỗi lễ cấp sắc phải có 6 thầy cúng đảm nhiệm
các nhiệm vụ và các nghi lễ lớn nhỏ khác nhau. Các thầy cúng trước khi
hành lễ đều phải cúng ma ở bàn thờ tổ tiên nhà mình để xin được phù hộ
và đi theo giúp đỡ. Tại nơi hành lễ, họ treo tranh Ngọc Hoàng và các vị
thần thánh của người Dao, lập bàn thờ tổ tiên người thụ lễ và bàn thờ các
thần thánh. Khi hành lễ, các thầy cúng phải thực hiện rất nhiều bài cúng,
múa, điệu bộ phép thuật theo sách cấp sắc; người thụ lễ, có khi cả vợ anh
ta cũng phải thực hiện nhiều động tác nghi lễ theo sự chỉ dẫn của các thầy.
Khác với nhóm Dao Đỏ và Dao Tiền, người Dao Áo Dài có một nghi thức
gọi là hóa kiếp khá đặc biệt. Theo đó, người thụ lễ phải ngồi xổm, bất
động, các ngón tay bắt vào ngón chân khoảng một giờ đồng hồ, rồi mới
được thầy đẩy nhẹ cho rơi xuống một cái võng có 3-4 người đỡ. Làm xong
lễ hóa kiếp là lễ giáo huấn, lễ thề và lễ đặt tên cấp sắc. Ở tất cả các nhóm
Dao, sau khi thực hiện đầy đủ các nghi thức phức tạp và đã cấp sắc cho
người thụ lễ xong, các thầy cúng đều phải cúng tạ ơn tổ tiên, thần thánh đã
đến dự thì nghi lễ mới kết thúc.  Nghi lễ cấp sắc của người Dao đã được Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia,
ngày 27/12/2012.

2Lễ ra đồng "Pặt oong” của người Pu Péo


“Lễ Pặt oong” của người Pu Péo ở thôn Chúng Chải, xã Phố Là, huyện
Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, gắn liền với lịch sử phát triển tộc người của dân
tộc Pu Péo. Cứ đến tháng Giêng Âm lịch (từ ngày mùng 5 đến ngày 12
Tết, tùy thuộc vào chủ lễ xem ngày), tất cả người dân trong bản lại có mặt
đông đủ để tham gia Lễ Pặt oong (Lễ ra đồng) với mong muốn cầu chúc
một năm mới thịnh vượng, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Trước
tiên, thầy cúng thắp hương lên các ban thờ, báo cáo với tổ tiên, thần linh
tại nhà thầy cúng về nghi lễ sẽ thực hiện, cầu mong con người khỏe mạnh,
thần linh đuổi hết mọi điều xấu, bệnh tật… ra khỏi nhà, khỏi cửa, khỏi làng,
khỏi xóm, khỏi đỉnh núi. Thầy cúng cũng thắp hương, đốt nến và khơi lửa
bếp thiêng để chuẩn bị cho nghi lễ.
Đặc biệt, lần lượt từng gia đình được thầy cúng và đội giúp việc đến nhà
làm lễ, được góp nước cho nghi lễ chung để gửi tới thần linh lời thỉnh cầu
xua đuổi hết những xui xẻo ra khỏi nhà. Đoàn người tham gia nghi lễ đông
dần và đến khi thầy cúng làm lễ cho gia đình cuối cùng nghĩa là cả cộng
đồng làng đã có mặt để ra đồng thực hiện nghi lễ chung.
Đến mỗi gia đình, thầy cúng và hai người giúp việc sẽ đi thẳng vào nhà,
nơi đặt ban thờ tổ tiên để xin rước lửa, rước nước ra đồng, cầu xin bình an
cho gia đình dưới sự chứng kiến của chủ nhà và đoàn người trong thôn
tham dự ngày cúng lễ ra đồng năm mới. Cúng xong, thầy cúng và đoàn
người làm lễ đi ra ngoài, chủ nhà sẽ lấy một ít tro bếp trộn với ngô ném
khắp nhà với ý nghĩa đuổi tà ma ra khỏi nhà. Trong khi mọi người vào
trong nhà làm lễ, người gánh nước ra chỗ đựng nước của gia đình và đợi
sẵn ở đó. Khi thấy đoàn người làm lễ đi ra sẽ nhanh tay múc vào mỗi
thùng ba gáo nước. Đoàn người ra khỏi nhà, chủ nhà sẽ nhanh tay đóng
kín cửa, không cho ma quỷ, cái xấu quay trở lại.
Sau khi vào tất cả các gia đình trong thôn, thầy cúng cùng dân làng đi ra
nơi lập đàn cúng, thường là khu đất rộng, sạch sẽ gần làng và phải gần
ruộng của làng. Đến nơi, theo sự phân công trước, mọi người chuẩn bị đồ
vật để làm lễ. Cơm và trứng cúng thần được nấu bằng nước lấy từ các gia
đình và lửa từ ngọn đuốc được châm từ nhà thầy cúng. Đàn cúng được
làm từ những cành tre, trên đặt lá dong để lễ vật. Lễ vật được chia đều cho
các vị thần, trong đó phần lớn nhất giành cho vị thần chủ, vị thần đứng
đầu, cai quản các thần khác.
Khi lập đàn cúng xong, thầy cúng bắt đầu làm lễ, mở đầu là cúng trình báo
với lễ vật là đôi gà còn sống mang theo từ nhà. Sau nghi thức trình báo,
đôi gà được những người giúp việc đem thịt. Lúc này, thầy cúng cắm một
cành cây trước đàn cúng để đặt pươn cơm cùng thịt, tiết gà, rượu để cúng
mời các vị thần về hưởng và tống tiễn các điềm xấu ra khỏi làng, khỏi núi.
Cúng xong, thầy cúng đọc tên các thành viên trong làng và hóa tiền, vàng,
hương do dân làng dâng lên ngay trước đàn tế để thần linh phù hộ.
Tiếp theo, thầy cúng thực hiện nghi thức tống tiễn điềm xấu ra khỏi làng
với động tác cầm chiếc dao nhọn trên tay hất mạnh pươn cơm ra xa.
Nghi lễ cúng kết thúc cũng là lúc mọi người cùng nhau ăn uống vui vẻ ngay
tại nơi làm lễ Lễ ra đồng (Pặt Oong) của người Pu Péo được Bộ trưởng Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể
quốc gia theo Quyết định số 266/QĐ-

3.Lễ hát múa ăn mừng dưới cây bông

Ngày 27/11, thông tin từ huyện Như Thanh (Thanh Hóa) cho biết, vừa tổ
chức đón bằng công nhận Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia cho Lễ hát
múa ăn mừng dưới cây bông (Người dân tộc Thái gọi là Kin chiêng bọoc
mạy). Lễ tục này không chỉ có ý nghĩa quan trọng cố kết cộng đồng để tạo
nên sức mạnh chiến thắng thiên tai địch họa mà còn có ý nghĩa giáo dục
và nhân văn cao cả. Ngày nay, “Kin Chiêng Boọc Mạy” đã trở thành một
hình thức sinh hoạt văn hóa không thể thiếu trong đời sống người Thái xã
Xuân Phúc và khá hoàn chỉnh về nghệ thuật trình diễn. Nét đặc sắc nhất
trong Lễ hội “Kin Chiêng Boọc Mạy” - Hát múa ăn mừng dưới cây bông
chính là việc hát múa dưới cây bông. Lúc này, cây bông chính là vật trung
tâm trong lễ "Kin Chiêng Boọc Mạy” Cây bông được làm bằng tre hoặc
luồng, hoa cây bông được làm từ cây dâu, cây sắn, cây chục bục với các
hình chim, thú, dụng cụ lao động sản xuất. Tùy thuộc vào thế hệ nhà Mo
mà cây bông được làm 3, 5, 7, 9, 12 tầng. Hiện cây bông trong Lễ hội “Kin
Chiêng Boọc Mạy” ở làng Roọc Răm, xã Xuân Phúc được phép làm 9 tầng
(tức là đã trải qua 9 đời thầy Mo), với hàng ngàn hoa đồng tiền từ 30 đến
40 cánh. Mỗi cây bông được đồng bào ví như một số phận con người, mỗi
bông hoa là một mùa vụ.

Lễ hội “Kin Chiêng Boọc Mạy” - Hát múa ăn mừng dưới cây bông có sức
sống lâu bền và trở thành tâm thức dân gian trong đời sống của nhiều thế
hệ người Thái. Lễ tục này thường kéo dài từ 1 đến 3 ngày đêm, nhằm thỏa
mãn nhu cầu sinh hoạt tinh thần của các tầng lớp nhân dân trong làng bản.
Trong ngày này, cộng đồng người Thái còn mời cả người Mường, người
Kinh sinh sống trong làng bản đến dự lễ hội

4.Tục bát canh rêu đá của người Thái

Rêu đá là một món ăn đặc sản của người Thái ở miền núi Tây Bắc, Việt
Nam. Đối với người Thái đây là món ăn không thể thiếu trên mâm cơm tiếp
đãi khách quý cùng với măng chua, thịt gác bếp và cũng là món ăn không
thể thiếu trong những ngày lễ của người dân ở đây. Thời điểm thường mọc
của cây rêu đá là lúc chớm thu khoảng vào tháng ba âm lịch và chỉ được
sử dụng chế biến món ăn trong vòng 2 đến 3 ngày vì rêu đá rất nhanh
hỏng.

Canh rêu đá được chế biến như sau: rêu đá sau khi dùng chày đập nát và
loại bỏ hết tạp chất sẽ cho vào nước luộc gà hoặc canh xương, khi ăn bạn
sẽ thấy rất bùi và ngậy. Rêu đá nướng hay nộm rêu đá... cũng đều là
những món rất thơm ngon, đậm đà bản sắc dân tộc Thái.

5.Tục bó vỏ ống cơm lam của Tây Bắc, Đông Bắc Việt Nam
Cơm lam là loại cơm có nguyên liệu chủ yếu là gạo (thường là gạo nếp).
Tất cả các nguyên liệu được bỏ vào ống tre, ống giang hoặc ống nứa rồi
được nướng chín trên lửa. Cơm lam có vị thơm đậm, dẻo và ngọt. Đây là
một món ăn đặc trưng của các dân tộc vùng Tây Bắc và Đông Bắc Việt
Nam.

Cơm lam thoạt nhìn bề ngoài thì chỉ đơn giản là cơm được đặt trong ống
tre, nứa. Nhưng để nói đến quá trình làm ra một ống cơm lam thì lại không
hề đơn giản chút nào. Công thức, nguyên liệu tuy ít, không đòi hòi quá
nhiều thứ nhưng bước chọn lựa nguyên liệu, canh thời gian lại đòi hỏi sự
khéo léo của người nấu:
- Chọn ống tre, nứa tươi, không quá non hoặc quá già, thích hợp nhất là từ
tháng 10 đến tháng 1. Ống tre, nứa còn tươi, đem về chặt chia ra mỗi đốt
thành một ống lam.
- Chọn gạo nếp. Đây là khâu rất quan trọng vì nó quyết định độ dẻo độ
ngon của cơm lam. Muốn cơm lam ngon phải chọn gạo nương mới gặt và
phải đúng loại gạo nương có hạt to, mẩy, trắng và có mùi thơm.
- Vo gạo cho thật sạch rồi ngâm nước khoảng 5 đến 6 tiếng, vớt ra để ráo
nước.
- Đổ gạo vào ống nứa, đổ nước vào ống cho ngập gạo. Không nên đổ gạo
đầy ống mà phải để cách miệng một ít khi gạo chín sẽ nở ra kín miệng
ống.
- Lấy lá chuối hoặc lá dong đậy kín miệng ống rồi cho vào bếp lửa nướng.
Khi nướng phải xoay ống nứa liên tục, không cho ống lam quá cháy và để
hạt gạo chín đều. Đến khi có hơi nước bốc ra từ miệng ống và có mùi
thơm của cơm tức là cơm lam đã chín.
- Khi cơm chín đem chẻ lớp vỏ bên ngoài để lại lớp lạt mỏng, khi ăn mới
bóc vỏ. Cơm lam có thể chấm với muối vừng hoặc nam phrik (nước chấm
pha loãng có vị cay của ớt, là loại nước chấm kiểu Thái), hai loại nước
chấm này sẽ góp phần tăng thêm độ thơm ngon của cơm lam.

Những người con gái mới sinh xong đang ở cữ khi ăn cơm lam xong
không được vứt ống đi mà bó vỏ ống lại cùng với nhau của đứa trẻ với hi
vọng đứa trẻ sinh ra ở trần gian sẽ được bảo vệ khỏe mạnh và khi chết đi
sẽ được đưa lên thiên đàng hưởng cuộc sống tươi đẹp

Tuy nhiên, theo thời gian, bởi vì sự đổi mới không ngừng nghỉ của xã hội
và chợ tình đã mất đi vẻ đẹp vốn có của nó, không còn không khí trong
trẻo, truyền thống như ngày xưa.
6. Tục lệ uống rượu cần
Tục uống rượu cần là một loại đồ uống phổ biến và bất biến của những
người dân bản địa vùng Tây Nguyên. Uống rượu cần từ lâu đã trở thành
một phần trong phong tục, tập quán của người dân nơi đây. Rượu cần
được coi là loại rượu quý, chỉ được dùng vào những ngày lễ tế thần linh,
hội làng hay để đãi khách.

Vào những ngày lễ hội, rượu được mang ra để thưởng thức bằng cách đặt
vào trong bình nhiều vòi hút nhỏ. Mọi người ngồi theo vòng và lần lượt
từng người uống một. Khi rượu trong bình lớn vơi đi sẽ được đổ thêm
nước vào. Vì vậy khi uống những ngụm rượu cần đầu tiên, ta cảm thấy vị
nồng mạnh mẽ hơn là những ngụm rượu lúc sau.

Rượu cần là một thứ rượu ngọt và thơm, không khiến người ta say mà lại
khơi lên nỗi nhớ. Nếu có dịp thưởng thức loại rượu này một lần, có lẽ bạn
sẽ không thể quên được hương vị của nó.

7. Tục xăm cằm của người Mảng


Người Mảng (Lai Châu) có tục lệ xăm cằm cho nam nữ thanh niên ở độ
tuổi 12-18, đánh dấu sự trưởng thành của một con người trong cộng đồng.
Tục xăm cằm tượng trưng cho sức mạnh của đấng tối cao che chở, giúp
đỡ cho con người trước thế giới siêu nhiên cũng như cầu mong đức tính
hiền dịu, đảm đang cho người phụ nữ.

Người được xăm cằm cảm thấy tự hào, vui vẻ vì biết được sau nghi thức
này mình đã trở thành người trưởng thành, có tiếng nói trong cộng đồng,
dòng tộc, được mọi người tôn trọng hơn.
.
Đó là một số phong tục trong sinh hoạt của các dân tộc. Mỗi phong tục lại mang
một sức cuốn hút riêng độc đáo của văn hoá dân tộc.Sự tò mò và ham muốn
khám phá đã đưa chân du khách đến với các dân tộc nơi có các phong tục đặc sắc
diễn ra để được chứng kiến tận mắt và được trực tiếp trải nghiệm quá trình diễn
ra các phong tục đó .Để rồi văn hoá du lịch phong tục đã phát triển hơn khong chỉ
ở trong nước mà còn đến với cả bạn bè quốc tế.

You might also like