You are on page 1of 13

BÀI ĐIỀU KIỆN

LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM


CHỦ ĐỀ
CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ LỊCH SỬ – HIỆP ĐỊNH
GIƠ-NE-VƠ 1954

Như cô và các bạn đã biết Tháng 12 năm 1953 Việt Minh tấn công Lai
Châu buộc Pháp phải đổ quân vào Điện Biên Phủ nhằm án ngữ Tây Bắc, kiểm
soát và bảo vệ Thượng Lào.
Cuối tháng 12 năm 1953 Việt Minh tấn công Tha Khét buộc Pháp phải đổ
quân vào Sê Nô để giữ Trung Lào. Việt Minh tấn công Kon Tum tiến sát đường
19 buộc Pháp phải điều quân vào Pleyku
Ngày 25 tháng 1 năm 1954 Việt Minh tấn công giải phóng Phongsaly buộc
Pháp phải điều quân tập chung tại Luông Pha Băng bảo vệ cho kinh đô của Vua
Lào , ngoài ra Việt Minh còn đẩy mạnh tiến hành chiến tranh du kích , đặc biệt
là ở đồng bằng Bắc Bộ khiến Pháp phải duy trì một lực lượng mạnh ở đây .
Như vậy chỉ với 5 đòn đánh Việt Minh đã buộc quân Pháp bị động đối phó
phân tán lực lượng cơ động của mình ra 5 nơi là Điện Biên Phủ -Sê nô -Pleyku-
Luông Pha băng và đồng bằng Bắc Bộ .
Khả năng cơ động ứng cứu lẫn nhau của 5 nơi này gần như là không thể. Do
đó với cả 2 yếu tố địa điểm và binh lực cho trận quyết chiến này quân Pháp đều
bị xa vào cái thế do Việt minh tạo ra trong chiến cục Đông Xuân 1953-1954 Đó
là nghệ thuật quân sự , nghệ thuật tạo thế và cải thế .
Cuối tháng 8 năm 1953 trong 1 cuộc họp chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng
kết, “địch tập chung quân cơ động để tạo nên sức mạnh - không sợ , ta buộc
chúng phải phân tán binh lực thì sức mạnh đó không còn”, khi nói đến câu địch
tập chung cơ động để tạo nên sức mạnh chủ tịch HCM dơ nắm đấm lên để minh
họa khi nói đến câu buộc chúng phải phân tán binh lực thì lại xòe ra 5 ngón tay
và chiến cục Đông Xuân năm 1953-1954 diễn ra đúng như thế . Quân Pháp
muốn tập chung binh lực nhưng lại bị phân tán ra đúng 5 nơi. Đấy chính là
những yếu tố quyết định 50% chiến thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ ngay
khi nó còn chưa diễn ra . Và sau đây xin mời cô và các bạn cùng đến Chiến dịch
Điện Biên Phủ lịch sử và Hiệp địch Giơ-ne-vơ năm 1954 .

1
1. Chiến Dịch Điện Biên Phủ 1954
a, Bối cảnh – diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử
Sau 8 năm tiến hành chiến tranh , quân Pháp đã bị sa lầy trong một cuộc
chiến tiêu hao không có lối thoát . Quân Pháp xa lầy và suy yếu nghiêm trọng ,
các chiến dịch liên tục bị thất bại , số quân thiệt hại từ đầu cuộc chiến đã lên đến
390.000 quân, vùng chiếm đóng bị thu hẹp . Quân Pháp 1 mặt phải tập trung lực
lượng để mong xoay chuyển tình thế, mặt khác lại phải lo phân tán quân để
chiếm đất dành dân đối phó với du kích. Mâu thuẫn giữa 2 chiến lược ngày càng
sâu sắc không thể tháo gỡ . Chi phí cho chiến tranh ngày càng cao làm cho nền
kinh tế tài chính Pháp kiệt quệ , tình hình chính trị xã hội bất ổn , nhiều chính
phủ lập nên đổ xuống nhiều lần , nước Pháp hầu như không còn đủ sức chịu
đựng gánh nặng chiến tranh Đông Dương. Cuộc chiến sang năm thứ 9 đã chứng
tỏ Pháp chỉ còn cách duy nhất là tìm một lối thoát danh dự nếu không muốn
giao Đông Dương cho Mỹ . Trong khi đó lực lượng kháng chiến của quân đội
nhân dân Việt Nam ngày càng lớn mạnh đã giải phóng nhiều khu vực rộng lớn ở
Tây Nguyên, khu 5 , các tỉnh Cao Bắc Lạng và nhiều khu vực ở đồng bằng Bắc
Bộ , kiểm soát hơn 2/3 lãnh thổ. Các đơn vị đã được tổ chức đến cấp sư đoàn,
các binh chủng pháo binh và pháo cao xạ đã được huốn luyện hoàn thiện .
Trước tình hình đó để cứu vãn tình thế, Pháp tranh thủ thêm viện trợ củ Mỹ , tập
chung mọi cố gắng đẩy mạnh chiến tranh nhằm tìm ra một lối thoát trong thắng
lợi.
Viện trợ của Mỹ cho Pháp tăng vọt, chiếm gần 80% chiến phí của Pháp, Pháp
đề nghị Mỹ viện trợ 650 triệu đôla năm 1953 và được chấp nhận 385 triệu , Mỹ
hứa năm 1954 sẽ tăng viện trợ cho Pháp tại Đông Dương lên gấp đôi. Mỹ cũng
chuyển giao cho Pháp nhiều trang thiết bị, vũ khí trong đó có 123 máy bay và
212 tàu chiến các loại
Điện Biên Phủ là một thung lũng phì nhiêu ở Tây Bắc Việt Nam . Điện biên
phủ cách HÀ Nội 300 Km về phía tây, Cách Lai Châu 80 Km về phía nam .
Cũng như Lai Châu và Nà Sản, Điện Biên Phủ là một điểm chiến lược bảo vệ
tây bắc Lào và thủ đô Luông Pha Băng
Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được ra đời từ án ngữ miền Tây Bắc Việt
Nam, kiểm soát liên thông với Thượng Lào để làm bẫy nhử, Thách thức quân
chủ lực Việt Minh tấn công.
Tháng 7 năm 1953, chỉ huy mới của quân Pháp, tướng Henri Navarre, đến
Đông Dương. Được sự hứa hẹn về việc Mỹ tăng viện trợ quân sự, Navarre
chuẩn bị cho một cuộc tổng phản công mà báo chí Pháp và Mỹ gọi là "Kế hoạch
Navarre".), gồm hai bước.
2
Bước 1 (Thu Đông năm 1953 và Xuân năm 1954): giữ thế phòng ngự chiến
lược ở chiến trường miền Bắc, tránh giao chiến với chủ lực đối phương; tiến
công chiến lược ở chiến trường phía nam, đánh chiếm các căn cứ kháng chiến,
trước hết là vùng tự do Liên khu 5 và Khu 9 của cách mạng; đồng thời ra sức
bắt lính mở rộng ngụy quân, tập trung xây dựng khối chủ lực cơ động mạnh.
Bước 2 (từ Thu Đông năm 1954): dồn lực lượng ra chiến trường miền Bắc,
thực hiện các đòn tiến công chiến lược, tiêu diệt quân chủ lực đối phương để
giành thắng lợi quyết định, buộc chính phủ kháng chiến phải đầu hàng, hoặc
chấp nhận đàm phán kết thúc chiến tranh theo những điều kiện do Pháp đặt ra.
Cả thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đều đánh giá kế hoạch Nava là “hoàn hảo,
phù hợp”, sẽ mang đến thắng lợi trong vòng 18 tháng.
Ngày 18 tháng 7 năm 1953, Navarre mở cuộc hành quân Hirondelle ("Con
én") vào Lạng Sơn và cuộc hành binh "Camargue" vào Quảng Trị nhằm phá
hủy được một số dụng cụ và máy móc của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ở
Lạng Sơn, quân Pháp lùng sục các kho tàng rồi vội vã rút chạy. Sau đó, truyền
thông Pháp loan tin quân đội đã diệt được hai tiểu đoàn, một số căn cứ ở trong
khu tam giác là mối đe dọa trên quốc lộ số 1.
Liên tiếp với hai cuộc hành quân này, ngày 9 tháng 8 năm 1953, Pháp rút
quân ra khỏi Nà Sản bằng không vận. Trước đây, năm 1952, Pháp đặt cứ điểm
Nà Sản để ngăn Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến công quân Pháp ở Lào.
Ngày 15 tháng 10 năm 1953, Navarre mở Cuộc hành quân Mouette vào
Ninh Bình và Thanh Hóa hòng giành lại thế chủ động trên chiến trường chính.
Mục đích chính lại là phá các căn cứ hậu cần tiền duyên của Quân Đội Nhân
Dân Việt Nam trong cuộc tiến công 1953–1954 được cho là sẽ diễn ra ở đồng
bằng. Nhưng thực sự trong kế hoạch Quân Đội Nhân dân Việt Nam được đề ra
hồi tháng 9, đồng bằng Bắc Bộ chỉ là chiến trường phối hợp. Cuộc hành quân
Moutte diễn ra là sự suy đoán sai của Navarre cùng sự xuất sắc của bộ đội mật
mã Việt Nam.
Ngày 20 tháng 11 lúc 11 giờ sáng, 63 chuyến Bay C-47 Dakota xuất phát từ
sân bay Gia Lâm đã thả 3000 lính dù và chiến cụ các loại xuống Điện Biên Phủ.
Ngày 03/12/1953, Navarre chính thức quyết định xây dựng tập đoàn cứ
điểm Điện Biên Phủ sau khi nghiên cứu, xem xét và cân nhắc những điều kiện
thuận lợi tại thung lũng lòng chảo phía Tây Bắc Việt Nam. Quyết định này được
đưa ra trong bối cảnh kế hoạch Navarre đang có chiều hướng thất bại và Pháp
cần nhanh chóng có những chiến lược mới nếu không muốn Mỹ chính thức hất
cẳng Pháp ra khỏi Đông Dương. Quyết định này đưa tới sự ra đời của tập đoàn
cứ điểm "chưa từng thấy" ở Đông Dương với 49 cứ điểm mạnh mẽ, được đầu tư
3
viện trợ tối đa về binh lực và hỏa lực và sự dẫn dắt, chỉ huy của đại tá De
Castries.
Tướng Giáp cũng đã nhanh chóng nhìn thấy cơ hội chiến thắng của mình.
Sự xuất hiện của pháo mặt đất hạng nặng ( 105 mm ) và pháo cao xạ đã làm mọi
tính toán của Pháp đạo lộn.
Cầu hàng không – con đường tiếp tế duy nhất cho quân Pháp ở Điện Biên
bị cắt đứt vì pháo mặt đất của Việt Minh từ trên núi bắn phá sân bay khiến máy
bay không lên xuống được
Khi quân Pháp quyết định thả dù thì bị pháo cao xạ bắn quyết liệt khiến
hoạt động này khong thu được bao nhiêu kết quả. Phần nhiều dù rơi vào trận địa
của Việt Minh. Bị khống chế về hậu cần là một nguyên nhân khiến quân Pháp 1
phần thua trận.
Về phía chúng ta, từ sau khi mở được đường biên giới với Trung Quốc, ta
nhận được một lượng lớn viện trợ từ ả Trung Quốc và Liên Xô . Từ đó lực
lượng QĐNDVN trở lên lớn mạnh và trưởng thành hơn rất nhiều so với thời
điểm trước năm 50 .
Trung ương Đảng lao động Việt Nam ( nay là Đảng Cộng Sản Việt Nam )
đưa ra phương án tác chiến chính xác đến từng ngày. Ta bắt đầu tổ chức các
trận địa pháo, vận chuyển lương thực , Quyết định tiến đánh vào thời gian nào,
từng đợt ra sao
Mọi sự chuẩn bị đã xong, quân đội nhân dân việt nam chỉ đợi hiệu lệnh nổ
súng. Ngày 14 tháng 1 năm 1954 tại hang Thẩm Púa, tướng Giáp và bộ chỉ huy
chiến dịch phổ biến lệnh tác chiến bí mật với phương án “ đánh nhanh thắng
nhanh” và ngày nổ súng dự định là ngày 20 tháng 1 . Nhưng 1 quyết định lịch
sử của tổng tư lệnh chiến dịch, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã làm thay đổi toàn
bộ cục diện. Từ “đánh nhanh thắng nhanh” đánh phá Điện biên Phủ trong 3
ngày, sang phương án “đánh chậm thắng chắc” , theo phương châm đánh dài
ngày.
Trong vòng gần 2 tháng đầu, Pháo được kéo ra, Mở đường rộng hơn, dài
hơn xung quanh núi rừng Điện Biên Phủ, rồi lại kéo pháo vào , xây dựng công
sự kiên cố hơn, hào được đào sâu hơn, tiếp cận gần hơn căn cứ của quân Pháp,
lập các trận địa giả đánh lừa máy bay trinh sát Pháp ( có khoảng 80% hỏa lực
của Pháp đã đánh vào các trận địa giả ) từ xe giấy, pháo lá , người rơm
Bắt đầu với đợt tấn công đầu tiên, kéo dài từ ngày 13 tháng 3 đến ngày 17
tháng 3, với đợt tiến công như vũ bão vào phân khu Bắc tạo thế chủ động. 17
giờ 5 phút chiều ngày 13 tháng 3 năm 54, 40 khẩu pháo và súng cối của ta đồng

4
loạt khai hỏa bắn liên tiếp vào cụm cứ điểm Him Lam . Một viên đạn pháo 105
mm rơi trúng sở chỉ huy Him Lam, giết chết thiếu tá chỉ huy trưởng Paul Pesgot
cùng với 3 sĩ quan khác, một kho xăng bốc cháy . Him Lam mất ngay liên lạc
với Mường Thanh. Sau 4 giờ đạn pháo như mưa đổ xuống Him Lam. Bộ binh
quân đội nhân dân Việt Nam xung phong tấn công như vũ bão . 23 giờ 30 đêm
hôm đó đại đoàn trưởng Lê Trọng Tấn báo cáo tới bộ chỉ huy chiến dịch đã xóa
sổ hoàn toàn cứ điểm Him Lam, tiêu diệt hơn 300 lính Pháp, bắt sống khoảng
200 lính. Pháp ngay lập tức tăng cho Điện Biên một tiểu đoàn dù để đảm bảo
lực lượng .
Nhiệm vụ tấn công đồi Độc Lập được giao cho Trung đoàn 165 ( thuộc đại
đoàn 312) và trung đoàn 88 (thuộc đại đoàn 308 ) dưới quyền chỉ huy củ Đại
đoàn trưởng Đại đoàn 308 Vương Thừa Vũ . 3 giờ 30 phút ngày 15, chỉ huy
trưởng trận đánh hạ lệnh tiến công, cả lựu pháo và sơn pháo lúc này lại lên
tiếng. Cũng sáng hôm đó, Trung tá Charles Piroth, chỉ huy pháo binh cứ điểm
sau 2 đêm không thực hiện được lời hứa làm câm các họng pháo binh của Việt
Nam, đã tự sát trong hầm của mình bằng 1 trái lựu đạn.
=> Tổng kết đợt 1: Quân đội nhân dân Việt Nam đã tiêu diệt hoàn toàn 2
tiểu đoàn Pháp tinh nhuệ , 1 tiểu đoàn và 3 đại đội quân Pháp bị bắt, tổng cộng
2000 lính đã bị loại khỏi vòng chiến đấu, 12 máy bay bị bắn rơi
Đợt 2 của chiến dịch diễn ra từ ngày 30 tháng 3 đến ngày 30 tháng 4, Quân
đội nhân dân Việt Nam tấn công phân khu trung tâm và đặc biệt là dãy điểm cao
quan trọng phía Đông, vây lấn bóp nghẹt các tập đoàn cứ điểm, hơn 30 cứ điểm
ở đây được chia làm 4 trung tâm. Trong đó có những cao điểm E,D1,C1,C2,A1
là những cao điểm quan trọng.
Để chống lại các cứ điểm phòng ngự kiên cố của quân Pháp, quân đội nhân
dân Việt Nam đã áp dụng chiến thuật “vây lấn” rất có hiệu quả bằng việc đào
tạo các giao thông hào dần dần bao vây và siết chặt tiếp cận dần vào các vị trí
của Pháp . Suốt ngày đêm, từng giờ, những chiến hào nổi, chiến hào ngầm của
bộ đội nhích dần đến gần phân khu trung tâm. Từ những đoạn hào chỉ cách quân
Pháp vài chục mét rồi dung ĐKZ ( hoặc Bazooka ) bắn sập những lô cốt ụ súng.
Quân ta thi đua bắn tỉa địch, đẩy mạnh tiêu diệt địch bằng nhiều hình thức nhàm
làm cho quân Pháp càng bị tiêu hao quân số . Các thiện xạ, súng trường, súng
máy, súng cối tha hồ trổ tài săn Tây. Vòng vây thu hẹp, tiếp tế và tiếp viên trở
nên cực kỳ khó khăn. Những Phi công Mỹ làm công việc này được đánh giá là
rất dũng cảm, nhưng cũng không đáp ứng được nhu cầu đề ra, khi phải bay thấp
thả dù trong một không phận nhỏ hẹp có pháo phòng không chờ sẵn. Nếu bay
thấp thì máy bay trở thành mồi ngon cho pháo phòng không Việt Nam, nhưng
nếu bay cao thì việc thả dù sẽ thiếu chính xác.
5
 Kết quả đợt 2 : Quân ta khép chặt vòng vây khu trung tâm bằng hệ thống
thông hào , khống chế sân bay , cắt đường tiếp tế duy nhất của địch .
Pháp lâm vào tình thế vô cùng nguy khốn .
Đợt cuối cùng của chiến dịch diễn ra từ ngày 1 tháng 5 đến ngày 7 tháng 5,
quân đội nhân dân Việt Nam đánh đứt điểm dãy đồi phía Đông và dồn lực vào
việc tổng tiến công tiêu diệt các vị trí còn lại. Sau khi lực lượng của pháp đã trở
nên tuyệt vọng, suy kiệt, bổ sung bằng dù không còn đủ để duy trì sức chiến
đấu, và quân Pháp ở Bắc Bộ cũng đã hết lính dù và lính lê dương có thể ném
tiếp xuống Điện Biên Phủ.Các chiến sĩ phòng ngự tại A1 đã có kế hoạch chiến
đấu không cho quân Pháp tiến xuống cửa hầm. Tại phía Đông, Ttrung đoàn 98
tiến công cứ điểm C1 lần thứ 2.
Ngày 1 tháng 5, Brechignac quyết định đưa đại đội 3 của tiểu đoàn Dù
tiêm kích số 2 lên thay thế cho Đại đội Cleric đã bị tiêu hao, đồng thời ra lệnh
cho Đại đội 1 sẵn sàng tham gia phản kích. Cùng ngày đại đội 811 của quân đội
nhân dân Việt Nam đã có 20 ngày đêm phòng ngự tại C1, được lệnh ròi khỏi
trận địa 200m cho hỏa pháo chuẩn bị. Dứt tiếng pháo, tổ bộc phá lập tức mở
những hàng rào cự mã ngăn cách đưa bộ đội xông lên phía Cột Cờ , Lực lượng
Dù xung kích của Pháp mới lên tiếp viên bắn xối xả vào khu vực Cột Cờ.
Tuy nhiên Đại đội 1480 từ phía dưới tiến lên đã kịp thời có mặt, cùng với
811 hình thành 2 mũi tiến công chia cắt quân Pháp để tiêu diệt. Nửa đêm, toàn
bộ quân Pháp ở C1 bị tiêu diệt. Dây thép gai và mìn lấy từ trận địa lập tức được
trải ra sườn đồi thành 1 bãi chướng ngại dày đặc , đề phòng quân Pháp phản
kích.
Sau hơn 30 ngày đêm liên tục chiến đấu, trận đánh tại C1 lúc này đã kết
thúc. Ở phía đông sông Nâm Rốm, 2 giờ sáng ngày 2 tháng 5 trung đoàn 209
tiêu diệt hoàn toàn 2 cứ điểm này, chấm dứt sự tồn tại của Trung tâm đề kháng
Dominique. Trên cánh đồng phía tây, trận đánh tiêu diệt cứ điểm 811A của
trung đoàn 88 diễn ra rất nhanh chóng. Toàn bộ đại đội U Phi, vừa tới thay quân
để tăng cường phòng thủ cứ điểm này bị diệt gọn tròn vòng không đầy 80 phút.
Đêm ngày 4 tháng 5, trên cánh đồng phía tây, sau khi tiêu diệt 311A, đại
đoàn 308 tiếp tục đánh 311B ở phía trong. Trung đoàn 36 tiêu diệt 1 đại đội
gồm lính Lê Dương và lính Maroc, đưa chận địa tới gần trung tâm đề kháng
Lili, tấm bình phong cuối cùng che chở cho sở chỉ huy De Castries ở hướng
này. Buổi sáng, Pháp phản kích định chiếm lại nhưng thất bại. cũng trong ngày
5 tháng 5, trung đoàn 174 báo cáo đường hầm ở A1 đã hoàn thành . Trong đên,
một tấn bộc phá chia thành những gói 20 ký, được đưa vào đặt dưới hầm ngầm
Pháp, sáng ngày 6 tháng 5 năm 1954 , tiểu đoàn 255 của trung đoàn 174 phòng

6
ngự suốt 34 ngày đêm trên đồi a1 được lệnh rút qua Đồi Cháy làm lực lượng dự
bị. Khối bộc phá nổ các hầm ngầm vài chục mét thổi bay chiếc lô cốt bên trên
diệt phần lớn Đại đội Dù 2 củ trung úy Edme đóng ở đây. Nguyễn Hữu An lập
tức ra lệnh cho pháo của trung đoàn nổ súng.
Đến Sáng ngày 07/5/1954, quân đội nhân dân Việt Nam đã tiến công tiêu
diệt cứ điểm C2, 506,507,310F, sau khi mở được chiếc chìa khóa cuối cùng A1,
quân ta từ các hướng tiến thẳng vào hầm chỉ huy của De Castries. Không có sự
kháng cự, De Castries cùng Bộ chỉ huy quân Pháp và sau đó là toàn bộ quân
đồn trú từ các hầm trú ẩn và các cứ điểm ra hàng. Lá cờ "Quyết chiến quyết
thắng" tung bay trên nóc hầm De Castries, ta đã tiêu diệt toàn bộ Tập đoàn cứ
điểm Điện Biên Phủ kết thúc cuộc chiến gian khổ ác liệt trong tư thế của người
chiến thắng.
Ngày 21/7/1954, Hiệp định Gio-ne-ver được ký kết, Pháp và các nước tham
gia công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ ba nước Việt Nam, Lào,
Campuchia, rút quân khỏi Đông Dương. Từ đây miền Bắc sạch bóng quân thù,
trở thành hậu phương vững chắc cho miền Nam ruột thịt trong cuộc kháng
chiến chống Đế quốc Mỹ xâm lược.
b, Nguyên nhân thắng lợi
Đảng ta, đứng đầu là Hồ Chủ tịch đã đề ra đường lối kháng chiến, đường
lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo. Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ chiến lược
chống đế quốc và phong kiến, vừa kháng chiến vừa kiến quốc xây dựng chế độ
mới. Ngay từ ngày đầu chống thực dân Pháp xâm lược, Đảng ta đã lãnh đạo
nhân dân thực hiện cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, dựa vào sức mình là
chính; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân gồm 3 thứ quân (bộ đội chủ lực,
bộ đội địa phương, dân quân du kích) làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc, kết
hợp chặt chẽ chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy; tiến công quân sự,
địch vận và nổi dậy của quần chúng; đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị,
kinh tế, văn hoá, ngoại giao. Trong trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ,
lòng yêu nước và tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” đã tạo nên ý chí
quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, quyết tâm đánh
thắng kẻ thù xâm lược, giành độc lập, tự do cho dân tộc.
Nhân dân ta rất anh hùng, từ nông thôn đến thành thị, từ miền núi đến miền
xuôi, từ trẻ đến già nghe theo lời kêu gọi của Đảng và Bác Hồ đã phát huy cao
độ tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng ra sức thi đua xây dựng
hậu phương vững chắc, thi đua giết giặc lập công, đóng góp sức người, sức của
bảo đảm đầy đủ mọi điều kiện cho chiến trường, tiếp thêm ý chí quyết chiến,
quyết thắng cho các lực lượng vũ trang ngoài mặt trận.

7
Quân đội ta trưởng thành vượt bậc về tư tưởng chính trị, lực lượng, tổ chức
chỉ huy, trình độ tác chiến, trang thiết bị quân sự và bảo đảm hậu cần cho chiến
dịch quân sự quy mô lớn chưa từng có; chấp hành nghiêm mệnh lệnh chiến
trường vượt qua mọi khó khăn, thử thách, mưu trí, sáng tạo, dũng cảm hy sinh
lập nhiều chiến công trên khắp chiến trường Đông Dương, hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ ở chiến trường Điện Biên Phủ.
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ còn có sự chi viện, cổ vũ và ủng hộ của
các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào đấu tranh vì hoà bình của nhân dân tiến
bộ trên toàn thế giới, trong đó có cả nhân dân Pháp, đặc biệt là của các nước
trên bán đảo Đông Dương cùng chung chiến hào, đã tạo nên sức mạnh thời đại
của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
c. Ý nghĩa lịch sử
- Đối với nhân dân ta
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta chiến thắng Điện Biên
Phủ là một trong những đỉnh cao chói lọi, một kỳ tích vẻ vang của thời đại Hồ
Chí Minh.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chiến thắng Điện Biên Phủ
là chiến thắng vĩ đại nhất, giáng đòn quyết định tạo bước ngoặt lịch sử làm thay
đổi hẳn cục diện chiến tranh giữa ta và địch, trực tiếp đưa đến việc kí kết hiệp
định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chín
năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ; chấm dứt hoàn toàn ách xâm lược
của thực dân Pháp trên đất nước ta và các nước trên bán đảo Đông Dương; bảo
vệ và phát triển thành quả cách mạng Tháng Tám; mở ra giai đoạn cách mạng
mới, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng
miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Thắng lợi đó đã đập tan ý chí xâm lược của thực dân Pháp, buộc kẻ thù phải
kí Hiệp định Giơ-ne-vơ chấm dứt chiến tranh, công nhận độc lập, thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương; đồng thời là kết tinh sức mạnh của
toàn dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh, là đỉnh cao của cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp; là niềm tự hào của các thế hệ người Việt Nam và của
cộng đồng quốc tế đấu tranh vì độc lập, tự do; vì “bình đẳng, bác ái”, là sự kiện
lịch sử quan trọng trong tiến trình phát triển của nhân loại.
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã làm tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng
tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí
Minh sáng lập và rèn luyện; cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân một lòng,
8
một dạ chiến đấu dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì nền độc lập, tự do của Tổ
quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
- Đối với thế giới
Chiến thắng Điện Biên Phủ mang tầm vóc thời đại, góp phần to lớn vào
phong trào đấu tranh vì hoà bình, tiến bộ của nhân loại.
Chiến thắng Điện Biên Phủ giáng một đòn chí mạng vào nền móng của
thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, đánh sập thành luỹ của chủ nghĩa thực dân cũ ở
vị trí xung yếu nhất, đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi
toàn thế giới; báo hiệu sự thất bại chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chủ
nghĩa thực dân mới do đế quốc Mỹ cầm đầu.
Chiến thắng Điện Biên Phủ của dân tộc ta đã chứng minh một chân lý của
thời đại: các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược nếu có ý chí kiên cường và đường
lối đúng đắn, sáng tạo, biết đoàn kết đấu tranh vì độc lập tự do thì dân tộc đó
nhất định thắng lợi; đã thôi thúc và cổ vũ các nước thuộc địa ở châu Á, châu
Phi, Mỹ la tinh đứng lên đấu tranh tự giải phóng, thoát khỏi ách xâm lược của
chủ nghĩa thực dân, đế quốc.

2: Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954


a, Diễn biến của hội nghị Giơ-ne-vơ
Lập trường của ta từ những ngày đầu kháng chiến là sẵn sàng thương
lượng để giải quyết vấn đề Việt Nam.
Từ năm 1953, vì thất bại trên chiến trường nên Pháp thay đổi thái độ, chịu
đàm phán với ta.
Tháng 1 nam 1954 hội nghị ngoại thương của các nước : Liên Xô,Anh,
Pháp , Mỹ họp ở Đức thỏa thuận triệu tập hội nghị Giơ-ne-vơ để gải quyết vấn
đề chiến tranh ở Triều Tiên và Đông Dương.
Hội Nghị về Đông Dương bắt đầu họp vào ngày 24 tháng 4 năm 1954, khi
các trận đánh ở Điện biên phủ vào thời kỳ cuối cùng, đang hết sức quyết liệt.
Mùng 4 tháng 5 năm 1954 Phái đoàn chính phủ ta do thủ tướng Phạm Văn
Đồng dẫn đầu đến dự hội nghị với tư thế của một dân tộc đang chiến thắng.
Mùng 7 tháng 5 năm 1954 ta tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ thì
ngày 8 tháng 5 năm 1953 hiệp định Giơ-ne-vơ bắt đầu thảo luận để lập lại hòa
bình ở Đông Dương.

9
Lúc này về phía Mỹ, dù là thành viên tham gia Hội nghị, nhưng Mỹ luôn
vận động lập liên minh và dọa can thiệp quân sự trực tiếp nhằm phá Hội nghị,
chuẩn bị điều kiện thuận lợi để nhảy vào Đông Dương, thế chân Pháp. Thấy rõ
âm mưu phá hoại tiến trình đàm phán đi đến ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ, Chủ
tịch Hồ Chí Minh sớm khẳng định: “Chúng ta phải có tinh thần cảnh giác rất
cao đối với âm mưu của đế quốc Mỹ định cản trở hai bên đi đến hiệp định đình
chiến và mưu mô lập khối liên minh quân sự có tính chất xâm lược, chia châu Á
thành những tập đoàn đối lập để dễ xâm lược và khống chế Đông Dương và
Đông Nam Á”.
Cuộc đấu tranh tại Hội nghị Giơ-ne-vơ kéo dài hai tháng rưỡi mới đi đến
kết quả cuối cùng. Trong quá trình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Bộ
Chính trị, Trung ương Đảng luôn theo dõi chặt chẽ và chỉ đạo sát sao quá trình
đàm phán của đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị.
Hội nghị Giơ-ne-vơ diễn ra hết sức phức tạp với sự đấu tranh quyết liệt
của đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sự dàn xếp của
các nước lớn, nhất là xung quanh vấn đề phân vùng đóng quân, vấn đề tổng
tuyển cử và thống nhất nước Việt Nam, vấn đề các lực lượng kháng chiến ở Lào
và Cam-pu-chia... Trong điều kiện lịch sử cụ thể lúc đó, theo xu thế chung giải
quyết các cuộc xung đột trên thế giới bằng thương lượng, đoàn đại biểu Chính
phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chấp nhận ký Hiệp định Giơ-ne-vơ.
Ngày 21/7/1954, các nước tham dự Hội nghị đã ra một bản Tuyên bố cuối
cùng và ký các văn bản Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào và Cam-
pu-chia, tạo nên khung pháp lý của Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông
Dương.
Tại phiên họp cuối cùng của Hội nghị, trong một tuyên bố riêng, Trưởng
đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kêu gọi đồng bào: Nhân dân Việt
Nam! Đồng bào miền Nam! Thắng lợi thuộc về chúng ta! Độc lập và thống nhất
Tổ quốc chúng ta là ở trong tay chúng ta. Những người yêu chuộng hòa bình và
công lý trên toàn thế giới đều đồng tình với chúng ta. Đồng bào hãy nhớ lấy lời
Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cuộc đấu tranh phải gian khổ, nhưng cuối cùng chúng
ta nhất định thắng”.
b, Nội dung của hiệp định Giơnevơ
Ngày 21 tháng 7 năm 1954, hiệp định về chấm dứt chiến tranh Đông
Dương được ký kết tại Genève ( Thụy Sĩ ), hiệp định gồm 6 chương, 47 điều và
1 phụ bản, có nội dung chủ yếu như sau:

10
- Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng quyền dân tộc cơ bản của
nhân dân Việt Nam , Lào , Campuchia.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của 3 nước đó
- Để chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam, 2 bên cùng thực hiện
ngừng bắn, tập kết chuyển quân và chuyển giao khu vực.
- Trao trả tù binh ,dân thường bị bắt và giam giữ trong chiến tranh.
- Lấy vĩ tuyến 17(dọc sông Bến Hải ) làm giới tuyến quân sự tạm thời cùng
một khu phi quân sự ở 2 bên giới tuyết .
- Hiệp định cấm việc đưa quân đội , nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài
vào Đông Dương
+ Các nước ngoài không được đặt căn cứ quân sự ở Đông Dương
+ Các nước ở Đông Dương không được gia nhập những khối liên minh
quân sự
+ Không để các nước khác dùng lãnh thổ của mình để gây lại chiến tranh để
phục vụ mục đích xâm lược
- Việt Nam sẽ thực hiện thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả
nước, cuộc tổng tuyển cử sẽ được tổ chức vào tháng 7 năm 1956 dưới sự
kiểm soát của một Ủy ban quốc tế .
- Trách nhiệm thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ thuộc về những người kí hiệp
định và những người kế tục nhiệm vụ của họ.
c, Ý nghĩa của hiệp định Giơnevơ
Hiệp định Giơ-ne-vơ đánh dấu thắng lợi to lớn của cuộc kháng chiến
chống Pháp, trong đó quan trọng nhất là nền độc lập, thống nhất, chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam được các nước, kể cả Pháp phải cam kết tôn
trọng. Tháng 7/1965, khi trả lời phỏng vấn Nhật báo công nhân (Anh) về ý
nghĩa và nội dung quan trọng nhất của Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, Chủ tịch
Hồ Chí Minh một lần nữa khẳng định: “Tôi cho rằng, những điều khoản quan
trọng nhất là: Phải tôn trọng chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
của nước Việt Nam; không nước nào được lập căn cứ quân sự ở nước Việt
Nam; Việt Nam không liên minh quân sự với bất cứ nước nào; thi hành các
quyền tự do dân chủ, tạo điều kiện thuận lợi…, đi tới thực hiện thống nhất nước
nhà…”.
Những điều khoản quan trọng nhất của Hiệp định Giơ-ne-vơ chính là cơ
sở pháp lý cho cuộc đấu tranh tiếp theo chống đế quốc Mỹ xâm lược. Đó cũng
11
là kết quả của đường lối cách mạng, đường lối kháng chiến, đường lối đối ngoại
dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng thời, đó
còn là thành quả của sự kết hợp chặt chẽ giữa ba mặt trận: chính trị, quân sự và
ngoại giao trong cuộc đấu tranh chống thực dân xâm lược, là minh chứng hùng
hồn của chính sách đoàn kết: đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế.
Điều đặc biệt là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giành
độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam đã giành được sự ủng hộ nhiệt tình của
đông đảo nhân dân Pháp, các nhân sĩ và những người yêu chuộng hòa bình thế
giới. Với những quyết định của Hội nghị Giơ-ne-vơ, miền Bắc nước ta được
giải phóng và trở thành hậu phương lớn của tiền tuyến lớn miền Nam. Thắng lợi
của Việt Nam là một đóng góp tích cực vào phong trào giải phóng dân tộc trên
thế giới. Với ý nghĩa đó, trong Lời kêu gọi Hội nghị Giơ-ne-vơ thành công,
ngày 22/7/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định: “Hội nghị Giơ-ne-vơ đã kết
thúc. Ngoại giao ta đã thắng to”,“Thành công của Hội nghị Giơ-ne-vơ là thắng
lợi vĩ đại của nhân dân Đông Dương, nhân dân Pháp và nhân dân thế giới”.
d, Hạn chế của Hiệp định Giơ-ne-vơ
Lúc này, miền nam chưa đc giải phóng và đất nước chưa được thống nhất.
Cụ thể là việc xác định ranh giới quân sự tạm thời và phân chia khu vực tập kết
chuyển quân ở Việt Nam không phải vĩ tuyến 13 hay 16 theo phương án đấu
tranh của Việt Nam, mà là vĩ tuyến 17. Như vậy Việt Nam phải bỏ lại toàn bộ
vùng giải phóng khu V và nhiều vùng tự do phía Nam vĩ tuyến 17 làm vùng tập
kết, chuyển quân cho Pháp.
Với hiệp định này thì Lào mới chỉ đc 2 tỉnh Sầm Nưa và Phôngxalỳ giải
phóng và quân tập kết ở đây, còn Campuchia chưa có vùng giải phóng nên lực
lượng cách mạng phải giải thể. Hiệp định Giơnevơ đã quyết định những vấn đề
có liên quan đến các lực lượng kháng chiến ở Lào và Campuchia mà không có
sự tham gia của các chính phủ kháng chiến của hai nước này.
Mỹ không chịu ràng buộc về mặt pháp lý, mà chỉ ra tuyên bố riêng tôn trọng
hiệp định
=> Như vậy, các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Đông Dương chưa được
trọn vẹn. Về việc thi hành, trên thực tế Hiệp định Giơ-ne-vơ chỉ được thực hiện
một phần: chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương; tập kết, chuyển
quân theo khu vực và thời gian quy định. Bên cạnh đó, việc tổng tuyển cử thống
nhất nước Việt Nam đã không thể thực hiện do chính sách can thiệp và xâm
lược của Mỹ. Chính vì vậy, một cuộc chiến tranh mới cũng bắt đầu.
e. Kinh nghiệm rút ra sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết

12
Thứ nhất, ngoại giao chỉ phát huy vai trò và công dụng trên nền tảng sức
mạnh tổng hợp của đất nước được thể hiện trên mọi phương diện: kinh tế, chính
trị, quân sự... Thực sự, chúng ta chỉ có thể giành được thắng lợi trên bàn đàm
phán khi chúng ta giành được chiến thắng trên chiến trường. Thắng lợi về quân
sự ở Điện Biên Phủ góp phần quyết định vào thắng lợi về ngoại giao ở Giơnevơ.
Thứ hai, trong quá trình đàm phán, chúng ta phải quán triệt quan điểm
nhân nhượng có nguyên tắc.
Thứ ba, hoạt động ngoại giao phải nhất quán nguyên tắc độc lập, tự chủ,
bởi mỗi quốc gia, kể cả quốc gia đồng minh thân cận cũng đều xử lý vấn đề
quốc tế trên cơ sở lợi ích quốc gia.
Thứ tư, sự duy lợi trong quan hệ quốc tế là một thực tế hiển nhiên. Nếu
trong đấu tranh cách mạng, phải “mang sức ta mà giải phóng cho ta” thì trong
đấu tranh ngoại giao, số phận của dân tộc mình phải do chính mình tự định đoạt.
Hội nghị Giơ-ne-vơ giúp chúng ta vững vàng hơn, độc lập, tự chủ hơn, để đến
Hội nghị Pari năm 1973, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến hành đàm phán trực
diện với Mỹ. Tại Hội nghị Pari, sự độc lập, tự chủ của ta thể hiện rõ, từ thành
phần, nội dung, thời gian đàm phán đến hình thức đàm phán..

13

You might also like