You are on page 1of 13

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG


¯¯¯¯¯¯
KHOA: THƯƠNG MẠI

BÀI TẬP NHÓM KINH TẾ VĨ MÔ


GVHD: ThS.GVC. Lâm Thị Thu Hiền
Lớp: 232_71ECON20033_18

NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 9


ĐÁNH
STT Họ Tên MSSV
GIÁ
1 Nguyễn Minh Thư 2373401200198 100%
2 Nguyễn Trần Minh Thư 2373401200200 100%
3 Trần Ngọc Anh Thư 2373401200203 100%
4 Vũ Ngọc Thuỷ Tiên (nhóm trưởng) 2373401200207 100%
5 Trần Thanh Cao Tiến 2373401200209 0%
6 Ngô Trọng Tín 2373401200854 100%
7 Nguyễn Chi Quốc Tín 207MA58113 100%
8 Võ Thị Huyền Trang 2373401200213 100%
9 Trần Ngọc Bảo Trâm 2373401200216 100%
10 Đặng Ngọc Trân 237QC61845 100%
Câu 1:
a. Quan điểm, tiền đề, hạn chế và ý nghĩa của mô hình cổ điển về đường tổng
cung AS. Giải thích và minh họa trên đồ thị.
- Quan điểm xác định theo quan điểm cổ điển cho rằng các thị trường luôn luôn cân
bằng và sản lượng bằng mức tiềm năng. Trong mô hình AS-AD, đường tổng cung
được vẽ thẳng đứng lại mức sản lượng tiềm năng (Kp) hay sản lượng tự nhiên
(K*).
- Tiền đề: tổng cung là lượng hang hóa và dịch vụ được cung ứng trên thị trường.
Nó thể hiện mối quan hệ giữa mức giá chung và khối lượng hàng hóa được cung
ứng.
- Hạn chế:
 Mô hình không thể giải thích được những biến động ngắn hạn của sản
lượng và giá cả.
 Mô hình giả định mức giá linh hoạt, nhưng trong thực tế, giá cả có thể bị
kẹt (sticky) do nhiều yếu tố.
 Mô hình không tính đến các yếu tố bên ngoài như cú sốc cung cầu, chính
sách kinh tế vĩ mô.
- Ý nghĩa:
 Mô hình cung cấp một khuôn khổ cơ bản để hiểu mối quan hệ giữa giá cả
và sản lượng trong dài hạn.
 Mô hình giúp giải thích các nguyên nhân của lạm phát và thất nghiệp trong
dài hạn.
 Mô hình được sử dụng để đánh giá tác động của các chính sách kinh tế vĩ
mô trong dài hạn.
- Đồ thị
- Giải thích: Đường tổng cung AS cổ điển là một đường thẳng dốc lên, thể hiện mối
quan hệ tỷ lệ thuận giữa mức giá và mức sản lượng cung cấp. Khi giá cả tăng,
doanh nghiệp có lợi nhuận cao hơn, do đó họ sẽ sản xuất nhiều hơn.

b. Quan điểm, tiền đề, hạn chế và ý nghĩa của mô hình Keynes về đường tổng
cung AS. Giải thích và minh hoạ trên đồ thị.
- Quan điểm trong mô hình Keynes về tổng cung dài hạn là khác nhau. Quan điểm
cho rằng nền kinh tế có thể dưới mức đầy đủ trong dài hạn.
- Tiền đề của mô hình Keynes:
 Nền kinh tế có thể hoạt động ở trạng thái cạnh tranh hoàn toàn hoặc không
hoàn toàn.
 Mức giá có thể không linh hoạt, có thể bị kẹt (sticky) do nhiều yếu tố.
 Kỳ vọng của doanh nghiệp về giá cả trong tương lai có thể thay đổi.
 Thị trường lao động có thể không ở trạng thái cân bằng.
- Hạn chế:
 Mô hình không thể giải thích được mối quan hệ giữa giá cả và sản lượng trong
dài hạn.
 Mô hình không tính đến các yếu tố bên ngoài như cú sốc cung cầu, chính sách
kinh tế vĩ mô.
- Ý nghĩa:
 Mô hình cung cấp một khuôn khổ cơ bản để hiểu mối quan hệ giữa giá cả và
sản lượng trong ngắn hạn.
 Mô hình giúp giải thích các nguyên nhân của thất nghiệp trong ngắn hạn.
 Mô hình được sử dụng để đánh giá tác động của các chính sách kinh tế vĩ mô
trong ngắn hạn.
- Đồ thị
- Giải thích: Đường AS thẳng đứng thể hiện mối quan hệ trực tiếp giữa mức giá và
mức sản xuất. Giao điểm giữa AS và AD là điểm cân bằng, nơi tổng cung bằng
tổng cầu. Khi mức giá tăng (P0), doanh nghiệp muốn sản xuất nhiều hơn (Y0).
Khi mức giá giảm (P2), doanh nghiệp muốn sản xuất ít hơn (Yp).

c. Bằng cách nào mà các doanh nghiệp nhận biết có sự mất cân đối trên thị
trường hàng hóa và dịch vụ để điều chỉnh sản xuất? Hãy giải thích.
- Các doanh nghiệp có thể nhận biết sự mất cân đối trên thị trường hàng hóa và dịch
vụ thông qua các dấu hiệu như:
 Tăng giảm của giá cả: Nếu giá cả tăng đột ngột, có thể là dấu hiệu của sự
thiếu hụt cung cấp hoặc tăng cầu, dẫn đến mất cân đối. Ngược lại, nếu giá
cả giảm đột ngột, có thể là dấu hiệu của dư thừa cung cấp hoặc giảm cầu.
 Tình trạng hàng tồn kho: Nếu hàng tồn kho tăng cao, có thể là dấu hiệu của
sự sản xuất quá mức so với cầu.
 Tình trạng xuất khẩu và nhập khẩu: Nếu lượng hàng xuất khẩu giảm mạnh
hoặc hàng nhập khẩu tăng cao, có thể là dấu hiệu của sự mất cân đối trên
thị trường.
 Thay đổi trong cơ cấu sản xuất: Nếu doanh nghiệp nhận thấy có sự thay đổi
lớn trong cơ cấu sản xuất của ngành hoặc thị trường, có thể là dấu hiệu của
mất cân đối.
d. Theo bạn, khi nền kinh tế bị suy thoái, sản lượng sụt giảm, thất nghiệp gia
tăng,… thì người dân sẽ có xu hướng điều chỉnh tiết kiệm như thế nào? Từ đó,
sẽ tác động đến sản lượng, đến công ăn việc làm của nền kinh tế như thế nào?
Vẽ đồ thị thể hiện.
- Khi nền kinh tế bị suy thoái, người dân thường có xu hướng điều chỉnh tiết kiệm
bằng cách giảm tiêu dùng không cần thiết và tăng cường tiết kiệm. Điều này dẫn
đến giảm cầu tiêu dùng và đẩy giảm sản lượng hàng hóa và dịch vụ. Sản lượng
giảm có thể dẫn đến tăng thất nghiệp doanh nghiệp cũng như người lao động, ảnh
hưởng đến công ăn việc làm của nền kinh tế.

Câu 2:
a. Cho biết các thành phần ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến tổng cầu trong nền
kinh tế mở. Nêu ví dụ cụ thể với từng thành phần.
- Các thành phần ảnh hưởng trực tiếp đến AD:
 Tiêu dùng (C): Chi tiêu của các hộ gia đình cho hàng hóa và dịch vụ. Ví dụ:
Mua sắm thực phẩm, quần áo, đi du lịch, sử dụng dịch vụ y tế, giáo dục,
v.v.
 Đầu tư (I): Chi tiêu của doanh nghiệp cho các nhà máy, thiết bị và hàng tồn
kho. Ví dụ: Xây dựng nhà máy mới, mua máy móc mới, đầu tư vào nghiên
cứu và phát triển, v.v.
 Chi tiêu chính phủ (G): Chi tiêu của chính phủ cho hàng hóa và dịch vụ,
bao gồm cả chi tiêu cho quốc phòng, giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng, v.v. Ví
dụ: Xây dựng đường cao tốc, trường học, bệnh viện, mua sắm vũ khí, v.v.
 Xuất khẩu ròng (NX): Giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu trừ đi giá trị
hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu. Ví dụ: Việt Nam xuất khẩu gạo, cà phê,
may mặc sang các nước khác; nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu từ
các nước khác.
- Các thành phần ảnh hưởng gián tiếp AD:
 Thuế ròng (T): phản ánh mức thuế mà chính phủ thu được tương ứng với
sản lượng quốc gia. Khi chính phủ tăng thuế, người tiêu dùng sẽ có ít tiền
hơn để chi tiêu, dẫn đến giảm tổng cầu và ngược lại. Ví dụ: Năm 2009,
chính phủ Hoa Kỳ đã giảm thuế thu nhập cá nhân để kích thích nền kinh tế
trong cuộc suy thoái kinh tế. Việc giảm thuế này đã giúp tăng tổng cầu và
thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế.
 Tỷ giá hối đoái (e): giá qui đổi của 2 quốc gia. Tỷ giá hối đoái cao sẽ khiến
hàng hóa nhập khẩu đắt đỏ hơn, làm giảm nhu cầu tiêu dùng đối với hàng
hóa nhập khẩu và tăng nhu cầu đối với hàng hóa nội địa, từ đó làm tăng
tổng cầu và ngược lại. Ví dụ: Năm 2011, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc
tăng giá so với đồng USD. Điều này đã khiến hàng hóa xuất khẩu của
Trung Quốc đắt đỏ hơn và khiến nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của
Trung Quốc giảm. Việc này dẫn đến giảm tổng cầu đối với hàng hóa xuất
khẩu của Trung Quốc.

b. Nêu ý nghĩa kinh tế của Cm = 0.75; Im = 0.18; Tm = 0.2; Mm = 0.08 và Am =


0.7
- Cm = 0,75 (MPC) khuynh hướng tiêu dùng biên, phản ánh mức thay đổi của tiêu
dùng khi Yd thay đổi một đơn vị.
- Im = 0,8 (MPI) khuynh hướng đầu tư biên theo Y, phản ánh mức đầu tư tăng thêm
khi Y tăng thêm 1 đơn vị.
- Tm = 0,2 (MPT) thuế biên/thuế ròng biên, số tiền còn lại sau khi điều chỉnh ảnh
hưởng của thuế
- Mm = 0,08 (MPM) nhập khẩu biên, phản ánh mức nhập khẩu tăng thêm khi Y
tăng thêm 1 đơn vị.
- Am = 0,7 tổng cầu biên/tổng chi tiêu biên theo Y, phản ánh tổng cầu dự kiến tăng
thêm khi Y tăng 1 đơn vị.
c. Nêu ý nghĩa của số nhân tổng cầu (k) và công thức tính k trong nền kinh tế mở.
Từ các dữ liệu ở câu b, hãy tính số nhân k và nêu ý nghĩa của kết quả số nhân
tính được.
- Số nhân tổng cầu (k) là hệ số phản ánh mức thay đổi của sản lượng cân bằng (∆Y)
khi tổng cầu tự định (∆Ao) thay đổi 1 đơn vị.
∆Y 1 1
- ∆ Y =k . ∆ Ao→ k = ∆ Ao = 1− A = 1−C ( 1−T ) −I + M
m m m m m

- Cm = 0.75; Im = 0.18; Tm = 0.2; Mm = 0.08 và Am = 0.7:


∆Y 1 1
 Cách 1: k = ∆ Ao = 1− A = 1−0.7 =3 , 33
m

1 1
 Cách 2: k = 1−C ( 1−T ) −I + M = 1−0.75 ( 1−0.2 )−0.18+0.08 =3 , 33
m m m m

- Ý nghĩa: Mỗi 1 đồng tăng chi tiêu tự chủ sẽ dẫn đến tăng 3.33 đồng tổng cầu.
Hiệu quả kích thích kinh tế cao.

d. Khi nền kinh tế suy thoái chính phủ nên thực hiện chính sách tài khoá và sử dụng
các công cụ như thế nào để cải thiện tình trạng nền kinh tế? Vẽ đồ thị thể hiện kết
quả đạt được.
- Khi nền kinh tế ở trình trạng suy thoái:
biểu hiện tình trạng sản lượng vượt quá mức
sản lượng tìm năng (Y < Yp ; U tăng cao)
 Chính phủ cần thực hiện chính sách tài
khoá mở rộng:
 Tăng chi tiêu G
 Giảm thuế T
 Giảm T và tăng G

e. Khi nền kinh tế có lạm phát cao chính phủ nên


thực hiện chính sách tài khoá và sử dụng các
công cụ như thế nào để ổn định nền kinh tế? Vẽ
đồ thị minh họa
- Khi nền kinh tế ở trình trạng lạm phát cao :
biểu hiện tình trạng sản lượng vượt quá mức
sản lượng tìm năng (Y > Yp ; P tăng cao)
 Chính phủ cần thực hiện chính sách tài khóa thu hẹp:
 Giảm chi tiêu G
 Tăng thuế T
 Giảm G và tăng T

Câu 4: Trong nền kinh tế đơn giản, giả sử năm 2022 có các hàm số sau:
Hàm tiêu dùng: C = 250 + 0,65Yd
Hàm đầu tư: I = 100 + 0,1Y
Sản lượng tiềm năng: Yp = 1.540 tỷ USD.
a. Xác định sản lượng cân bằng năm 2022. Vẽ đồ thị minh họa.
Trong nền KT đơn giản: Yd = Y
Hàm AD = C + I = 250 + 0,65Yd + 100 + 0,1Y = 350 + 0,75Y
Sản lượng cân bằng năm 2022: Y = AD
 Y = 350 + 0,75Y
 Y = 1400 tỷ USD
b. Tính lượng tiền đầu tư tư nhân, tiêu dùng và tiết kiệm của hộ gia đình tại điểm
cân bằng sản lượng năm 2022.
Tại điểm cân bằng sản lượng năm 2022:
Tiêu dùng: C = 250 + 0,65Y = 250 + 0,65(1400) = 1160 tỷ USD
Đầu tư: I = 100 + 0,1Y = 100 + 0,1(1400) = 240 tỷ USD
Tiết kiệm: S = Y - C = 1400 - 1160 = 240 tỷ USD

c. Năm 2023, đầu tư tự định tăng thêm 15 tỷ USD, tiêu dùng tự định của dân cư
tăng thêm 20 tỷ USD; Hãy tính sản lượng cân bằng, tốc độ tăng trưởng kinh tế,
đầu tư, tiêu dùng và tiết kiệm của dân cư năm 2023. Vẽ đồ thị minh họa diễn biến
nền KT.
Ta có: ∆ C 0=20 , ∆ I O =15
∆ A 0=∆ C 0 +∆ I 0=35
1
Số nhân k = 1−A =4
m

∆ Y =k . ∆ A0 =140
- Sản lượng cân bằng năm 2023:
Y 2023 =Y 2022 + ∆Y =1400+140=1540 tỷ USD
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế:
Y 2023 −Y 2023
g= .100 %=10 %
Y 2022
- Đầu tư I = 115 + 0,1Y = 269 tỷ USD
- Tiêu dùng C = 270 + 0,65Yd = 1271 tỷ USD
- Tiết kiệm S = Y – C = 269 tỷ USD

Câu 5: Trong mô hình kinh tế đơn giản, giả sử:


Hàm tiêu dùng: C = 500 + 0,7Yd
Hàm đầu tư là: I = 400 + 0,1Y
Sản lượng tiềm năng: Yp = 4750 tỷ USD
a. Xác định sản lượng cân bằng. Mức tiết kiệm tương ứng? Vẽ đồ thị thể hiện.
Trong nền KT đơn giản: Yd = Y
Hàm AD = C + I = 500 + 0,7Yd + 400 + 0,1Y = 900 + 0,8Y
Sản lượng cân bằng: Y = AD
 Y = 900 + 0,8Y
 Y = 4500 tỷ USD
Mức tiết kiệm tương ứng: S = Y – C = 4500 – 500 – 0,7.4500 = 850 tỷ USD
b. Nếu sản lượng thực tế lần lượt là 4300 tỷ USD và 4600 tỷ USD, hãy nhận xét tình
trạng thị trường và cho biết hướng điều chỉnh sản lượng của các doanh nghiệp?
Ta có: Y p=4300 tỷ USD thì Y >Y p
 Thị trường ở trạng thái thiếu hụt sản phẩm.
 Các doanh nghiệp có thể tăng giá bán để tối đa hóa lợi nhuận.
Ta có: Y p=4600 tỷ USD thì Y <Y p
 Thị trường ở trạng thái dư thừa sản phẩm.
 Các doanh nghiệp buộc phải giảm giá bán để cạnh tranh và tiêu thụ hết sản phẩm.

c. Nếu tiêu dùng của hộ gia đình tăng thêm 50 tỷ USD, thì sản lượng cân bằng, tiêu
dùng, đầu tư, và tiết kiệm bây giờ như thế nào? Vẽ đồ thị minh họa diễn biến trên.

Ta có: ∆ C 0=50
 ∆ A 0=50
1
Số nhân k = 1−A =5
m

∆ Y =k . ∆ A0 =250
- Sản lượng cân bằng mới: Y 2=Y 1 + ∆ Y =4750tỷ USD
- Tiêu dùng C = 550 + 0.7Y 2 = 3875 tỷ USD
- Đầu tư I = 400 + 0,1Y 2=875tỷ USD
- Tiết kiệm S = Y 2−C=875tỷ USD
Câu 6: Một nền kinh tế mở có số liệu năm 2022 (đv: tỷ $) như sau:
C = 160 + 0,8Yd
G = 400
I = 80 + 0,1Y
X = 300
T = 50 + 0,2Y
M = 100 + 0,14Y
a. Xây dựng hàm tổng cầu. Vẽ đường AD trên đồ thị.
Ta có: C = 160 + 0,8Yd = 160 + 0,8.(Y – 50 – 0,2Y) = 120 + 0,64Y
Hàm AD = C + I + G + X – M = 800 + 0,6Y

b. Xác định mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế năm 2022? Vẽ đồ thị minh họa
Sản lượng cân bằng năm 2022:
Y = AD
 Y = 800 + 0,6Y
 Y = 2000 tỷ $
c. Nhận xét tình trạng ngân sách chính phủ và cán cân thương mại năm 2022 của
nền KT?
Ta có:

{T =50+0 , 2Y
Y =2000
 T = 450
Ta có: T > G
 B > 0, B = T – G = 50
 Ngân sách thặng dư (bội thu).

Ta có:

{M =100+0 , 14 Y
Y =2000
 M = 380
Ta có: X < M
 NX < 0, NX = X – M = - 80
 Cán cân thương mại thâm hụt (nhập siêu).

d. Năm 2023 có những thay đổi trong nền kinh tế: đầu tư tư nhân tăng thêm 40 tỷ $;
Chính phủ tăng chi G thêm 60 tỷ $ và xuất khẩu ròng giảm 50 tỷ $. Hãy tính mức
sản lượng cân bằng mới và nhận xét tình trạng ngân sách chính phủ năm 2023.
Vẽ đồ thị thể hiện.
Ta có:
1
k = 1− A =2 , 5
m

{
∆ Y I =k . ∆ I =100
∆ Y G =k . ∆ G=150
∆ Y X =k . ∆ X =125
 ∆ Y =∆ Y I +∆ Y G + ∆ Y X =375
 Y 2023 =Y 2022 + ∆Y = 2375 tỷ $
Ta có: G tăng thêm 60 tỷ $
 T<G
 B < 0, B = T – G = - 10
 Ngân sách bị thâm hụt năm 2023 (bội chi).

You might also like