You are on page 1of 4

Họ và tên: Nguyễn Khắc Trường Bảo

MSV: 2113820003
Lớp: Anh 02 – ACCA – K60

BÀI THU HOẠCH: TIỀN TỆ


MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊ-NIN
LỚP TRI115(GD1+2-HK2-2122).5

1. Tiền tệ là gì?
Tiền tệ là một hàng hóa – hàng hóa đặc biệt, độc quyền đóng vai trò vật ngang giá chung để đo
lường, biểu hiện giá trị của các hàng hóa và là phương tiện lưu thông hàng hóa.
Sự xuất hiện của tiền tệ trong nền kinh tế thị trường đã chứng minh rằng: Tiền tệ là phạm trù
kinh tế, đồng thời là phạm trù lịch sử. Quá trình xuất hiện của tiền tệ cho ta thấy, tiền tệ là sản
phẩm tất yếu của nền kinh tế hàng hóa. Điều đó có nghĩa rằng: tiền tệ phát sinh, phát triển và tồn
tại cùng với sự phát sinh, phát triển và tổn tại của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Bởi vậy ở đâu
còn sản xuất và trao đổi hàng hóa ở đó còn tồn tại tiền tệ và khi nào không còn sản xuất và trao
đổi hàng hóa thì lúc đó sẽ không còn tiền tệ nữa.
Tiền tệ xuất hiện trong nền kinh tế hàng hóa, đã chứng minh nó là sản phẩm tự phát của nền kinh
tế thị trường. Quá trình này thể hiện ở chỗ “cùng với sự chuyển hóa chung của sản phẩm lao
động thành hàng hóa, thì hàng hóa cũng chuyển hóa thành tiền tệ”.
Vàng trở thành tiền tệ. Vì sao vàng lại trở thành tiền tệ? Vì bản thân kim loại này vốn đã là hàng
hóa. Do đó cũng như các hàng hóa khác tiền tệ có hai thuộc tỉnh: Giá trị và giá trị sử dụng.
Nhưng tiền tệ là hàng hóa đặc biệt vì nó có giá trị sử dụng đặc biệt. Đó là giá trị sử dụng xã hội,
tiền tệ là thước do giá trị và phương tiện lưu thông cho cả thế giới hàng hóa. Vị trí này cho đến
nay chưa có hàng hóa nào thay thế được vàng.
Khi đề cập về vấn đề này Karl Marx đã viết: “Giá trị sử dụng của hàng hóa bắt đầu từ lúc nó
rút ra khỏi lưu thông, còn giá trị sử dụng của tiền tệ với tư cách là phương tiện lưu thông lại
chính là sự lưu thông của nó”
Khi tiền tệ xuất hiện, thế giới hàng hóa được chia thành hai cực rõ rệt. Một cực là tất cả các hàng
hóa thông thường có nhu cầu biểu hiện giá trị của mình ở tiền tệ và các hàng hóa này có thể thỏa
mãn được một hoặc một vài nhu cầu nào đó của con người. Còn bên kia – cực đối lập, là tiền tệ
– vàng, trực tiếp biểu hiện giá trị các hàng hóa. Vì tiền tệ có thể trao đổi trực tiếp được với mọi
hàng hóa trong bất kỳ điều kiện nào, cho nên tiền tệ có thể thỏa mãn được tất cả các nhu cầu của
con người.
2. Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ
2.1. Nguồn gốc của tiền tệ
Có rất nhiều các học thuyết bàn đến nguồn gốc và bản chất của tiền tệ. Nhưng có thể chia ra
hai trường phái chính. Trường phái thứ nhất cho rằng: tiền tệ có nguồn gốc từ hàng hóa.
Trường phái thứ hai cho rằng tiền tệ không sinh ra từ hàng hóa mà phát sinh do ý muốn chủ
quan của con người.

Môi trường phải nghiên cứu nguồn gốc của tiền tệ có sự khác nhau cơ bản. Trường phải thứ
nhất nghiên cứu tiền tệ là tiền thực, tiền có đầy đủ giá trị nội tại – tiền vàng, còn trường phái
thứ hai nghiên cứu các dấu hiệu giá trị mà hình thái điển hình của các dấu hiệu giá trị là tiền
giấy và tiền kim loại kém giá.
Karl Marx nghiên cứu hình thái tiền tệ trực tiếp sinh ra từ quá trình trao đổi hàng hóa, chứ
không nghiên cứu các hình thái tiền tệ thuộc về một giai đoạn cao hơn của quá trình trao đổi.
Để nghiên cứu nguồn gốc ra đời của tiền tệ, Karl Marx đi từ việc nghiên cứu sự phát triển
các hình thái giá trị. Theo học thuyết giá trị của mình KMarx nghiên cứu bốn hình thái giá trị
sau:
– Hình thái giá trị giản đơn còn gọi là hình thái giá trị ngẫu nhiên:
+ Đây là hình thái giá trị đầu tiên, xuất hiện vào giai đoạn cuối của chế độ công xã nguyên
thủy, khi trình độ sản xuất trong các công xã đã bắt đầu phát triển, là tiền đề nảy sinh quan
hệ trao đổi. Quan hệ trao đổi trong công xã chỉ mang tính chất ngẫu nhiên, cá biệt và giản
đơn mà thôi.
+ Phương trình trao đổi:
x hàng hóa A = y hàng hóa B
+ Hình thái giá trị giản đơn có những đặc trưng sau đây:
– Trao đổi hàng hóa chưa trở thành nhu cầu của con người.
– Giá trị của một hàng hóa này chỉ có thể biểu hiện thông qua một hàng hóa khác một
cách ngẫu nhiên.
– Trao đổi rất giản đơn và mang tính trực tiếp hàng hóa này lấy hàng hóa khác (vật – vật),
quan hệ trao đổi chỉ có thể được thực hiện khi nào được thỏa mãn tất cả các điều kiện về:
giá trị, giá trị sử dụng, thời gian và không gian.
– Vật ngang giá dùng để biểu hiện giá trị hàng hóa mang tính giản đơn.
– Hình thái giá trị mở rộng còn gọi là hình thái giá trị đẩy đủ:
+ Hình thái này xuất xứ khi trình độ sản xuất trong các công xã ngày càng phát triển hơn,
hàng hóa sản xuất ra ngày càng nhiều hơn, tạo khả năng trao đổi ngày càng lớn hơn.
+ Mặt khác, do sự tan rã của chế độ công xã nguyên thủy, sự hình thành chế độ chiếm hữu
tư nhân về tư liệu sản xuất và xuất hiện cuộc phân công lao động xã hội lớn lần thứ nhất.
Tất cả những yếu tố đó là tiền đề cho sự phát triển của trao đổi hàng hóa, làm cho trao đổi
hàng hóa trở thành nhu cầu và đã được mở rộng hơn.
+ Đặc trưng của hình thái này:
– Trao đổi hàng hóa đã trở thành nhu cầu của con người và phức tạp hơn.
– Giá trị của một hàng hóa được biểu hiện ở nhiều hàng hóa khác nhau.
– Trao đổi hàng hóa vẫn là trao đổi trực tiếp vật này lấy vật khác, nghĩa là quá trình mua
đồng thời là quá trình bán, nên vẫn phải lệ thuộc vào các điều kiện về: giá trị, giá trị sử
dụng, thời gian và không gian.
– Vật ngang giá dùng để biểu hiện giá trị hàng hóa mang tính đặc thù và riêng biệt.
– Hình thái giá trị chung còn gọi là hình thái giá trị phổ biến:
+ Sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển, nên trao đổi hàng hóa đã trở thành nhu cầu
thường xuyên hơn, chuỗi hàng hóa đóng vai trò làm vật ngang giá ngày càng dài vô tận và
chồng chéo lên nhau, làm cho quan hệ trao đổi rất khó khăn và phức tạp.
+ Mặt khác trình độ phân công lao động xã hội ngày càng cao làm cho sản xuất và đời
sống bị lệ thuộc vào trao đổi. Do đó trao đổi không chỉ là nhu cầu thường xuyên mà còn
mang tính cấp bách. Trao đổi trực tiếp vật – vật không còn phù hợp nữa, đòi hỏi phải thay
thế bằng hình thức trao đổi hoàn thiện hơn, đó là trao đổi gián tiếp thông qua một hàng
hóa trung gian.
Đặc trưng:
– Trao đổi đã trở thành cầu thường xuyên hơn và mang tính cấp bách.
– Giá trị hàng hóa được biểu hiện một cách thống nhất. Không còn trao đổi trực tiếp vật
này lấy vật khác nữa, mà trao đổi thông qua một hàng hóa đóng vai trò là vật ngang giá
chung
– Hình thái tiền tệ:
+ Khi cuộc phân công lao động xã hội lớn lần thứ hai xuất hiện, sản xuất và lưu thông
hàng hóa phát triển không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia, mà thậm chí còn mở rộng
ra phạm vi quốc tế, đã dẫn tới quan hệ trao đổi trở thành nhu cầu thường xuyên và mang
tỉnh cấp bách hơn, mở rộng hơn làm phá vỡ phạm vi địa phương chặt hẹp trước đây, do đó
đòi hỏi:
– Vật ngang giá chung phải thống nhất vào một hàng hóa duy nhất trong phạm vi quốc
gia, quốc tế.
– Vật ngang giá chung phải đáp ứng điều kiện:
+ Có giá trị cao.
+ Thuần nhất về chất, dễ chia nhỏ, dễ gộp lại, ít bị hao mòn giá trị.
+ Không bị các phản ứng hóa học làm hư hỏng.
Hàng hóa được chọn làm vật ngang giá độc quyền để biểu hiện và đo lường giá trị của mọi
hàng hóa trong phạm vi quốc gia và phạm vi quốc tế phải là vàng.
Vì sao lại phải là vàng? vì chỉ có vàng mới là thứ kim loại duy nhất thỏa mãn các điều
kiện trên đây nên vàng trở thành tiền tệ và có tên gọi là tiền tệ.
+ Thông qua việc nghiên cứu sự phát triển các hình thái giá trị của Karl Marx chúng ta
thấy rằng:
- Lúc đầu vật ngang giá chung là những hàng hóa tiêu dùng cần thiết cho từng bộ lạc
hoặc từng địa phương. Sau đó vật ngang giá chung có ý nghĩa tượng trưng như: vỏ
sò, xương thủ, vòng đá. Khi trao đổi hàng hóa mở rộng và trở thành nhu cầu thường
xuyên hơn, cấp bách hơn của các bộ tộc, lúc đó vật ngang giá chung được lựa chọn là
các kim loại.
- Kim loại được sử dụng đầu tiên làm vật ngang giá chung là đồng, sau đồng là bạc,
đến đầu thế kỷ XIX vàng đóng vai trò vật ngang giá chung. Khi vàng độc quyền đóng
vai trò vật ngang giả chung, nó được gọi là kim loại tiền tệ, hay tiền tệ.
- Như vậy tiền tệ là một loại hàng hóa, nhưng nó lại có khả năng trao đổi trực tiếp với
nhiều loại hàng hóa khác và trước khi trao đổi với chúng, vàng phải do được giá trị
của những hàng hóa này. Chính vì vậy mà tiền tệ không chỉ là hàng hóa thông thường
mà còn là hàng hóa đặc biệt.

2.2. Bản chất của tiền tệ


– Tiền tệ là hàng hóa vì tiền tệ có hai thuộc tính như các hàng hóa thông thường khác, đó là
thuộc tính giá trị và thuộc tính giá trị sử dụng.
– Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt vì ngoài giá trị sử dụng riêng ra tiền tệ còn có giá trị đặc biệt,
đó là có thể trao đổi trực tiếp với mọi hàng hóa trong bất kỳ điều kiện nào, trong bất kỳ
không gian và thời gian nào, cho nên tiền tệ có thể thỏa mãn được mọi nhu cầu của con
người.
– Bản chất của tiền chỉ được hiểu một cách đầy đủ thông qua các chức năng của tiền tệ.
3. Chức năng của tiền tệ
3.1. Tiền là thước đo giá trị
Tiền là thước đo giá trị, tức là nó dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của các hàng hóa
khác. Khi đó, giá trị của hàng hóa được biểu hiện bằng một lượng tiền nhất định gọi là giá cả
hàng hóa. Giá cả hàng hóa là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa. Giá cả hàng
hóa có thể lên xuống xung quanh giá trị nhưng tổng số giá cả luôn bằng giá trị.
3.2. Tiền làm môi giới trong trao đổi hàng hóa
Tiền làm môi giới trong trao đổi hàng hóa, tức là tiền đóng vai trò là một phương tiện lưu
thông. Khi ấy, trao đổi hàng hóa vận động theo công thức ‘H – T – H’. Đây là công thức
lưu thông hàng hóa giản đơn. Với chức năng này, tiền xuất hiện dưới các hình thức vàng
thỏi, bạc nén, tiền đúc và cuối cùng là tiền giấy. Tiền giấy là ký hiệu giá trị do nhà nước
phát hành buộc XH công nhận. Tiền giấy không có giá trị thực (không kể đến giá trị của vật
liệu giấy dùng làm tiền). Khi thực hiện chức năng này, tiền giúp quá trình mua bán diễn ra
dễ dàng hơn nhưng nó cũng làm việc mua bán tách rời nhau cả về không gian lẫn thời gian
nên nó bao hàm khả năng khủng hoảng.
3.3. Tiền đôi khi được rút khỏi lưu thông và cất giữ lại (Phương tiện tích trữ)
Tiền đôi khi được rút khỏi lưu thông và cất giữ lại. Chỉ có tiền vàng, tiền bạc, các của cải
bằng vàng có giá trị thực mới thực hiện được chức năng lưu trữ. Ngoài ra, tiền làm phương
tiện cất trữ còn có tác dụng đặc biệt là dự trữ tiền cho lưu thông.
3.4. Tiền làm phương tiện thanh toán
Tiền làm phương tiện thanh toán có tác dụng đáp ứng kịp thời nhu cầu của người sản xuất
hoặc tiêu dùng ngay cả khi họ chưa có tiền hoặc không đủ tiền. Nhưng nó cũng làm cho khả
năng khủng hoảng tăng lên. Trong quá trình thực hiện chức năng thanh toán, loại tiền mới –
tiền tín dụng – xuất hiện, có nghĩa là hình thức tiền đã phát triển hơn.
3.5. Tiền tệ thế giới
Chức năng cuối cùng của tiền là tiền tệ thế giới. Chức năng này xuất hiện khi buôn bán vượt
ra ngoài biên giới quốc gia, hình thành quan hệ buôn bán giữa các nước. Khi thực hiện chức
năng này, tiền thực hiện các chức năng: thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện
thanh toán, tín dụng, di chuyển của cải từ nước này sang nước khác. Thực hiện chức năng
này phải là tiền vàng hoặc tiền tín dụng được công nhận là phương tiện thanh toán quốc tế.
Việc trao đổi tiền của nước này sang tiền của nước khác tuân theo tỷ giá hối đoái, tức là giá
cả của một đồng tiền nước này được tính bằng đồng tiền của nước khác.
Kết luận: Cùng với sự phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa, tiền có 5 chức năng.
Những chức năng này có quan hệ mật thiết và thông thường tiền làm nhiều chức năng một
lúc.

You might also like