You are on page 1of 2

KHÁI QUÁT

Tôn giáo là một hệ thống các văn hoá, tín ngưỡng, đức tin bao gồm các hành vi
và hành động được chỉ định cụ thể, các quan niệm về thế giới, thể hiện thông
qua các kinh sách, khải thị, các địa điểm linh thiêng, lời tiên tri, quan niệm đạo
đức, hoặc tổ chức, liên quan đến nhân loại với các yếu tố siêu nhiên, siêu việt
hoặc tâm linh.
Ở mỗi đất nước, tôn giáo bị ràng buộc chặt chẽ vào luật pháp của quốc gia nên
một dân tộc không thể nào thay đổi tín ngưỡng ngoài cách nô lệ hóa dân tộc đó
và không thể có nhà truyền giáo mà chỉ có kẻ đi chinh phục.
Một cách tổng quát cho cả loài người hay một cách riêng rẽ cho mỗi xã hội, tôn
giáo có thể được chia làm hai loại: tôn giáo của con người và tôn giáo của công
dân. Tôn giáo thứ nhất không có đền thờ, bàn thờ hay nghi lễ mà chỉ hạn chế
trong sự thờ phượng một vị thần tối cao trong tâm trí và trong những bổn phận
vĩnh cữu của đạo lý. Đó là một thuyết hữu thần thực sự, cũng có thể gọi là luật
thiêng liêng của thiên nhiên. Tôn giáo thứ hai được hệ thống hóa chỉ trong một
quốc gia và làm cho nơi đó có những thần thánh và những thần thành hoàng.
Tôn giáo này có giáo lý, nghi lễ và sự thờ cúng bên ngoài do luật pháp qui định.
Ở ngoài quốc gia theo tôn giáo đó, tất cả thế giới được xem là ngoại đạo, xa lạ.
Loại tôn giáo này là tôn giáo của dân tộc thời nguyên thủy mà ta có thể coi như
một hình thức luật pháp dân sự hoặc luật pháp được quy định thành văn bản.
Ngoài ra, có một loại tôn giáo thứ ba lạ lùng hơn, ban bố cho con người hai nền
luật pháp, hai nhà lãnh tụ và hai quốc gia, tôn giáo này bắt con người tuân theo
những bổn phận trái ngược nhau, làm cho họ không thể trung thành với tôn giáo
và bổn phận của công dân mình. Đó là tôn giáo của các vị Lạt Ma, của dân Nhật
Bổn và của Thiên Chúa giáo La Mã, có thể gọi tôn giáo này là tôn giáo của các
giáo sĩ.
Cả ba tôn giáo đều có những ưu nhược điểm của chúng. Tôn giáo thứ ba phá
hoại đến sự đoàn kết của xã hội nên không có giá trị. Tôn giáo thứ hai có điều
tốt là nó hợp nhất sự thờ cúng thần linh với lòng yêu chuộng luật pháp; tôn giáo
này dạy cho con người rằng phục vụ quốc gia là phục vụ đấng thần linh bảo hộ
quốc gia. Đó là một loại cai trị bằng thần quyền trong đó có thể không có vị
giáo chủ mà chỉ có người cai trị, và không có giáo sĩ ngoại trừ các quan chức.
Điều quan trọng đối với cộng đồng là mỗi công dân phải theo một tôn giáo để
buộc họ phải yêu mến các nghĩa vụ của mình; nhưng các giáo điều của tôn giáo
đó chỉ được quốc gia và dân chúng quan tâm đến khi nó có liên hệ đến luân lý
và các bổn phận mà kẻ theo tôn giáo đó cam kết thực hiện đầy đủ đối với người
khác. Ngoài ra, mỗi người có thể có những ý kiến riêng tư mà Hội đồng Tối cao
không cần biết đến bởi vì Hội đồng Tối cao không có quyền hành gì đối với thế
giới bên kia; số phận của các thần dân trong đời sau ra sao cũng không phải là
mối lo của Hội đồng tối cao, miễn hồ họ là những công dân tốt trong cõi đời
hiện tại.
Vì vậy, cần phải có một sự tuyên xưng vào các niềm tin dân sự do Hội đồng tối
cao quy định các điều lệ. Tuy không bắt buộc ai cũng phải tin vào tôn giáo dân
sự đó, nhưng ai không tin có thể bị trục xuất ra khỏi quốc gia, không phải vì vô
thần mà vì chống xã hội, vì không thật lòng yêu chuộng luật pháp và công lý, và
vì khi cần thiết không hy sinh mạng sống cho bổn phận.
NỘI DUNG
Các giáo điều của tôn giáo dân sự cần phải ít, giản dị và viết thành văn một cách
chính xác, không cần được giải thích hoặc bình luận thêm. Những giáo điều tích
cực cần có là sự hiện hữu của một Đấng Tạo Hóa toàn năng, toàn trí và nhân
lành, ban niềm hạnh phúc cho kẻ xứng đáng, trừng phạt kẻ phạm tội, công nhận
sự thiêng liêng của khế ước xã hội và của luật pháp. Về các giáo điều tiêu cực,
chỉ hạn chế vào một đặc điểm của các tôn giáo đã loại bỏ : đó là không chấp
nhận tính không khoan dung.
Hiện nay, không còn hay không thể có một tôn giáo quốc gia độc quyền nữa; ta
phải khoan dung đối với tất cả các tôn giáo nào có lòng bao dung các tôn giáo
khác, miễn là các giáo điều của họ không mâu thuẫn với những bổn phận của
công dân. Nhưng nếu kẻ nào dám nói rằng "ngoài giáo hội thì không có sự cứu
vớt linh hồn," thì ta phải đuổi kẻ đó ra khỏi nước, trừ phi Nhà nước là Nhà thờ,
và người cai trị là đức giáo hoàng.
https://vi.kipkis.com/T%C3%B4n_gi%C3%A1o_d%C3%A2n_s%E1%BB%B1

You might also like