You are on page 1of 8

MỤC LỤC

1. Phân tích các nguyên tắc của chủ nghĩa Mác – Lênin về giải quyết vấn đề tôn giáo
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ?........................................................................1
2. Hãy nêu quan điểm cá nhân về nội dung thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước
Việt Nam đối với vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay ?...................................................2
3. Mối quan hệ giữa dân tộc với tôn giáo ở Việt Nam và ảnh hưởng của mối quan hệ
này đến sự ổn định chính trị - xã hội của nước ta ?............................................................4
3.1. Mối quan hệ giữa dân tộc với tôn giáo ở Việt Nam..................................................4
3.2. Ảnh hưởng của mối quan hệ này đến sự ổn định chính trị - xã hội của nước ta...5
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................6
1. Phân tích các nguyên tắc của chủ nghĩa Mác – Lênin về giải quyết vấn đề tôn giáo
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ?

1.1 Tôn trọng, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xem tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền căn
bản của con người, nhưng quyền đó phải gắn chặt và đồng hành cùng với lợi ích của đất
nước, của dân tộc Việt Nam. Do vậy, quyền ấy chỉ có giá trị đích thực khi nó gắn với độc
lập dân tộc, nước không được độc lập thì tôn giáo không được tự do. Chủ tịch Hồ Chí Minh
chỉ rõ, đấu tranh cho độc lập dân tộc chính là đấu tranh cho quyền độc lập, tự do của các tôn
giáo, chính vì vậy, đấu tranh giành độc lập cho nước nhà cũng là trách nhiệm của cá nhân và
tổ chức tôn giáo.

Việc theo đạo hay không theo đạo là quyền tự do của mỗi người dân, mọi hành vi
cấm đoán, ngăn cản đều xâm phạm đến quyền tự do tư tưởng của họ. Tôn trọng tự do tín
ngưỡng cũng chính là tôn trọng quyền con người, thể hiện bản chất ưu việt của chế độ xã
hội chủ nghĩa. Tôn trọng tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng của nhân dân là cơ sở
để đoàn kết các lực lượng quần chúng có tín ngưỡng và không có tín ngưỡng tôn giáo. Tôn
trọng tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng còn là để giúp các tôn giáo phát huy tính
tích cực của mình thể hiện trong giáo lý, nghi thức tôn giáo, hạn chế mặt tiêu cực, lạc hậu.

1.2. Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền với quá trình cải
tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới

Nguyên tắc này khẳng định chủ nghĩa Mác - Lenin chỉ hướng vào giải quyết những
ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo đối với quần chúng lao động. Không chủ trương can thiệp
vào công việc nội bộ của các tôn giáo, không tuyên chiến với tôn giáo. Các nhà sáng lập chủ
nghĩa xã hội khoa học chỉ ra rằng, muốn xóa bỏ nguồn gốc sinh ra ảo tưởng trong tứ tưởng
con người, trước hết là phải xác lập được một xã hội hiện thực không có áp bức, bất công,
nghèo đói,... và các tệ nạn nảy sinh trong xã hội. Đây là một quá trình lâu dài và không thể
thực hiện được nếu tách rời việc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.

1.3. Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng, tín ngưỡng tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng tôn
giáo trong quá trình giải quyết vấn đề tôn giáo

Thực chất là phân biệt tính chất khác nhau của hai loại mâu thuẫn luôn tồn tại trong
bản thân tôn giáo và trong vấn đề tôn giáo.

Khi xã hội chưa có giai cấp, tín ngưỡng, tôn giáo biểu hiện thuần túy mặt tư tưởng.
Khi xã hội có giai cấp thì măt chính trị được thể hiện trong tôn giáo. Hai mặt chính trị và tư
tưởng có mối quan hệ với nhau và luôn thể hiện trong mỗi tôn giáo.

Mặt chính trị thể hiện sự lợi dụng tôn giáo để chống lại sự nghiệp đấu tranh cách
mạng, xây dựng CNXH của những phần tử phản động đội lốt tôn giáo. Mặt tư tưởng thể
hiện sự tín ngưỡng trong tôn giáo. Biểu hiện sự khác nhau về niềm tin, mức độ tin giữa
người có tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa những người theo tôn giáo khác
nhau.
1.4. Quan điểm lịch sử cụ thể trong giải quyết vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng

Cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét, đánh giá đối với những vấn đề có
liên quan đến tôn giáo, bởi vì, ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò, tác động của từng
tôn giáo đối với đời sống xã hội không giống nhau. Quan điểm, thái độ của các giáo hội,
giáo sĩ, giáo dân về các lĩnh vực của đời sống xã hội luôn có sự khác biệt.

2. Hãy nêu quan điểm cá nhân về nội dung thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước
Việt Nam đối với vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay ?

2.1. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại
cùng dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH.

Từ trước đến nay, đồng bào các tôn giáo luôn ý thức sâu sắc nghĩa vụ, trách nhiệm
với vận mệnh quốc gia, dân tộc và với tôn giáo mà họ đã tự nguyện tham gia. Lòng yêu
nước và lòng kính Chúa Giêsu, Đức Phật… đã hòa quyện, thống nhất trong đồng bào các
tôn giáo, là nguồn gốc, động lực để họ dấn thân vào cuộc kháng chiến đầy gian lao, vất vả
của dân tộc và hơn nữa là làm tròn nghĩa vụ, trách nhiệm của giáo dân.

Không chỉ bảo đảm sự đa dạng, hòa hợp, bình đẳng tôn giáo và không phân biệt đối
xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo, tại Việt Nam, các tổ chức tôn giáo được tạo điều kiện hoạt
động theo Hiến chương, Điều lệ và quy định pháp luật.

Thực tế những năm qua, nhà nước ta đã thực hiện chính sách tôn trọng và bảo đảm
quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo
bình thường theo đúng pháp luật. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình
đẳng trước pháp luật.

2.2. Đảng, Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc

Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa, phát huy một cách sáng tạo, độc đáo
chính sách nhất quán đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam, coi đó là một nhân tố cơ bản góp
phần quan trọng vào sự thành công của cách mạng nước ta. Từ đó, muốn giành được độc lập
dân tộc, muốn xây dựng xã hội chủ nghĩa thành công thì đại đoàn kết dân tộc là một vấn đề
mang tính chiến lược, trong đó sự đoàn kết đồng bào theo tôn giáo khác nhau, đồng bào
theo tôn giáo và không theo tôn giáo là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên khối đoàn kết
vững mạnh của dân tộc Việt Nam.

Ngoài ra theo một số thống kê cho thấy cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có
khoảng 5,3 triệu người trong đó 80% là có tín ngưỡng, tôn giáo. Những đóng góp của họ là
hết sức quan trọng trong việc tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc cũng như tính chất duy
trì và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam. Trên thực tế, cả người nước ngoài ở Việt Nam
cũng được đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của Luật tín ngưỡng tôn
giáo. Trong những năm gần đây, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ngày càng đổi
mới, từng bước đáp ứng nhu cầu của đồng bào theo các tôn giáo và quần chúng nhân dân.
Đây là cơ sở quan trọng phát huy tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam trong và ngoài
nước.

2.3. Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị
Thực hiện tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, bao
gồm hệ thống tổ chức đảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị do Đảng lãnh
đạo.

Về trách nhiệm của Đảng: Đảng đã thành lập Ban Tôn giáo Trung ương trực thuộc
Ban Bí thư. Đảng đã cử cán bộ chuyên trách công tác tôn giáo tham gia các cấp chính
quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội.

Về trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội: Tuyên
truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tôn giáo. Vận động, đoàn
kết chức sắc, tín đồ các tôn giáo thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước
về tôn giáo. Giám sát việc thực hiện chính sách tôn giáo của Nhà nước.

2.4. Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng

Công tác vận động quần chúng tôn giáo phải động viên đồng bào nêu cao tinh thần
yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc thông qua việc thực hiện tốt
các chính sách kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng, bảo đảm lợi ích vật chất và tinh thần của
nhân dân, trong đó có đồng bào tôn giáo.

Để công tác vận động có hiệu quả phải có thái độ thân thiện, thực sự gần gũi với
quần chúng tín đồ, chức sắc tôn giáo; tôn trọng đức tin tôn giáo, tránh xúc phạm tới tình
cảm tôn giáo của họ; cần có sự hiểu biết nhất định về giáo lý, giáo luật, lễ nghi của từng tôn
giáo, nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo để có phương
pháp vận động phù hợp.

Phải làm tốt công tác tranh thủ chức sắc tôn giáo, nhất là chức sắc cao cấp, biết
thông qua chức sắc để quản lý các hoạt động của giáo hội, thông qua giáo hội để hướng dẫn
các tín đồ tôn giáo.

Khơi dậy, động viên chức sắc, tín đồ làm tròn nghĩa vụ, trách nhiệm công dân và
nghĩa vụ của tín đồ; tuyệt đối tránh xúc phạm đến tình cảm tôn giáo của họ.

2.5. Vấn đề theo đạo và truyền đạo

Về việc theo đạo: Một người có quyền tự do lựa chọn tôn giáo theo ý muốn của
mình. Người đó có thể tham gia các hoạt động tôn giáo tại gia đình, cơ sở thờ tự hợp pháp
hoặc tham gia các hoạt động tôn giáo khác theo quy định của pháp luật.

Về việc truyền đạo: Một chức sắc tôn giáo có quyền truyền đạo cho những người có
nhu cầu tìm hiểu về tôn giáo của mình. Việc truyền đạo phải được thực hiện một cách tự
nguyện, không cưỡng ép, dụ dỗ, lôi kéo người khác theo đạo.

Không những vậy, nghiêm cấm và lên án các tổ chức, cá nhân truyền đạo và các
hành vi truyền đạo trái phép, vi phạm các quy định Hiến pháp và pháp luật. Các tổ chức tôn
giáo có tôn chỉ, mục đích, đường hướng hành đạo, cơ cấu tổ chức rõ ràng và phù hợp với
pháp luật được Nhà nước cấp phép, thừa nhận, được pháp luật bảo hộ, được mở trường đào
tạo chức sắc, nhà tu hành, xuất bản kinh thánh và giữ gìn, sửa chữa, xây dựng cơ sở thờ tự
tôn giáo của mình theo đúng quy định pháp luật...
3. Mối quan hệ giữa dân tộc với tôn giáo ở Việt Nam và ảnh hưởng của mối quan hệ
này đến sự ổn định chính trị - xã hội của nước ta ?

3.1. Mối quan hệ giữa dân tộc với tôn giáo ở Việt Nam

3.1.1. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo. Quan hệ dân tộc và tôn giáo được
thiết lập và củng cố trên cơ sở cộng đồng quốc gia – dân tộc thống nhất

Dựa vào đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam, ta có thể thấy rằng đây là quốc gia có hệ
thống tín ngưỡng vô cùng đa dạng (có 13 tôn giáo được công nhận . Ngày nay, ở Việt Nam
có 50.703 cơ sở tín ngưỡng, trong đó khoảng 3.000 di tích gắn với cơ sở tín ngưỡng, tôn
giáo, một số di tích được UNESCO ghi danh là di sản thế giới. Theo thống kê, các tôn giáo
có đông tín đồ nhất là: Phật giáo - khoảng trên 14 triệu tín đồ, Công giáo - khoảng 7 triệu tín
đồ, Phật giáo Hòa Hảo - khoảng 1,5 triệu tín đồ, Tin lành - khoảng 1,21 triệu tín đồ; Cao
Đài - khoảng trên 1,1 triệu tín đồ. Ngoài ra, còn có các tôn giáo khác như: Hồi giáo, Tịnh độ
Cư sĩ Phật hội, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bà La Môn, Bửu Sơn Kỳ Hương, Minh Sư đạo, Minh lý
đạo…

3.1.2. Quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi tín ngưỡng
truyền thống

Tín ngưỡng truyền thống đã làm nên nét đặc thù trong quan hệ dân tộc và tôn giáo ở
Việt Nam, thậm chí nó còn chi phối và làm biến đổi các nền văn hóa, hay các tôn giáo bên
ngoài khi du nhập vào Việt Nam.

Việt Nam là nơi hội tụ của nhiều nền văn hóa trên thế giới và phần lớn các tôn giáo
đều là tôn giáo ngoại sinh. Các nền văn hóa hay các tôn giáo từ bên ngoài khi du nhập vào
Việt Nam, muốn tồn tại và phát triển được trên lãnh thổ Việt Nam đều phải biến đổi ít nhiều
để phù hớp với truyền thống dân tộc, với nền tảng văn hóa bản địa, trong đó có sự chi phối
của tín ngưỡng truyền thống, nhất là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

VD: Ở Việt Nam, việc tôn vinh tổ tiên và các vị linh hồn đã qua đời là một phần
quan trọng của tín ngưỡng truyền thống. Mỗi gia đình thường có một bàn thờ tại nhà để
cúng các tổ tiên và tổ chức lễ cúng phụng dưỡng mộ vào những dịp đặc biệt như ngày Giỗ,
ngày cúng đầy tháng cho trẻ sơ sinh,...Trong các lễ cúng này, tôn giáo và tín ngưỡng truyền
thống đóng vai trò quan trọng. Gia đình thường tiến hành cúng bái, đốt hương và đặt các
mâm cơm, trái cây, và đồ vật yêu thích của người đã khuất lên bàn thờ. Người dân tin rằng
việc cúng bái và phụng dưỡng mộ sẽ mang lại sự bình an và sự che chở cho linh hồn của
người đã mất.

3.1.3. Các hiện tượng tôn giáo mới có xu hướng phát triển mạnh tác động đến đời sống cộng
đồng và khối đại đoàn kết dân tộc

Cùng với việc phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế sâu rộng, tín
ngưỡng tôn giáo được phát triển, trong đó xuất hiện một hiện tượng tôn giáo mới, các tổ
chức đội lốt tôn giáo mới, các tổ chức đội lốt tôn giáo… truyền bá mê tín, dị đoan, lợi dụng
tôn giáo để tiến hành những hoạt động chống phá chế độ, gây hoang mang trong quần chúng
nhân dân làm phương hại đến mối quan hệ tốt đẹp giữa dân tộc và tôn giáo, làm ảnh hưởng
đến khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo. Vì vậy cần phải có sự quản lý tốt các hiện
tượng tôn giáo mới, đảm bảo sự ổn định chính trị, xã hội và giải quyết tốt mối quan hệ giữa
dân tộc và tôn giáo nước ta hiện nay.

VD: Những năm gần đây tổ chức tự xưng, tự đặt tên là “Hội thánh của Đức chúa trời
mẹ” đã du nhập vào Việt Nam, đây thực chất là một tổ chức tà đạo, hoạt động trái pháp luật
và gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình an ninh trật tự tại nhiều địa phương. Tài liệu
tuyên truyền là những văn hóa phẩm không rõ nguồn gốc; ảnh hưởng đến truyền thống,
phong tục tập quán, đạo đức gia đình, xã hội (như xúi giục, kích động nguời theo ứng xử
không hiếu thảo với cha mẹ, đập phá bàn thờ tổ tiên, tuyên truyền người thân trong gia đình
là ma quỷ)...

3.2. Ảnh hưởng của mối quan hệ này đến sự ổn định chính trị - xã hội của nước ta

3.2.1. Tích cực

Các tôn giáo tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cùng chính quyền và
Mặt trận Tổ quốc các cấp xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, xây dựng nông thôn mới, phát
triển kinh tế xã hội; đặc biệt là cùng chung tay với Nhà nước chăm lo cho người có công với
nước, cứu trợ thiên tai, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.

Tôn giáo thường đóng vai trò quan trọng trong việc gắn kết cộng đồng. Những hoạt
động tôn giáo như lễ hội, lễ cúng và các buổi lễ tôn vinh tổ tiên giúp tạo nên một sự kết nối
mạnh mẽ giữa các thành viên trong cộng đồng. Điều này góp phần vào sự ổn định chính trị -
xã hội bằng cách tạo ra lòng tin, sự đoàn kết và sự ủng hộ lẫn nhau giữa các tế bào trong xã
hội Việt Nam.

Các giáo phái và tín ngưỡng truyền thống thường truyền đạt những nguyên tắc và
quy tắc đạo đức, khuyến khích tình yêu thương, lòng khoan dung và sự công bằng. Điều này
có thể góp phần vào việc duy trì sự ổn định chính trị - xã hội bằng cách tạo ra một nền tảng
giáo dục và giá trị chung cho xã hội.

Đặc biệt, khi đại dịch COVID-19 xuất hiện, tác động ảnh hưởng tiêu cực đến đời
sống xã hội, tính mạng con người, các tổ chức, chức sắc, tín đồ tôn giáo đã chung tay cùng
cả nước trong phòng chống đại dịch. Quyên góp ủng hộ hàng trăm tỷ đồng cho Quỹ vaccine
của Chính phủ, trao tặng vật tư y tế, nhu yếu phẩm sinh hoạt, tổ chức các hoạt động thiện
nguyện giúp đỡ người khó khăn,...

3.2.2. Hạn chế

Các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo, tộc người nhằm phá vỡ khối đại đoàn kết dân
tộc. Đặc biệt từ sau năm 2001, "Nhà nước Đềga", "Tin Lành Đềga" được dựng lên nhằm
chia rẽ, gây mất đoàn kết dân tộc, tôn giáo trong một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo như
nước ta dẫn đến suy giảm và lụi tàn văn hóa ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống chính trị-xã
hội, cũng như ảnh hưởng đến thực hiện chủ trưởng chính sách của Đảng và nhà nước

Tuy nhiên, mối quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo cũng có thể tạo ra tiềm năng xung
đột. Việc tôn giáo và tín ngưỡng truyền thống chi phối mạnh mẽ có thể tạo ra sự đa chiều và
khác biệt trong các giá trị và quan điểm của các tôn giáo khác nhau. Nếu không được quản
lý và giải quyết một cách hòa bình và công bằng, các xung đột tôn giáo có thể gây căng
thẳng và mất ổn định chính trị - xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học (UEH-2023).

2. T., L. (2023, April 4). Những thành tựu bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở

Việt Nam. Báo điện tử: Đảng Cộng Sản Việt Nam.

https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/dau-tranh-phan-bac-cac-luan-dieu-sai-

trai-thu-dich/chi-tiet/-/asset_publisher/YqSB2JpnYto9/content/gia-tri-cua-tu-tuong-

ho-chi-minh-ve-tin-nguong-ton-giao-va-su-van-dung-de-bao-ve-nen-tang-tu-tuong-

cua-dang-tro

3. Lê, L. T. (2023, November 28). Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn

giáo và sự vận dụng để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong công tác tôn giáo ở

Việt Nam hiện nay. Tạp chí Cộng Sản.

https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/dau-tranh-phan-bac-cac-luan-dieu-sai-

trai-thu-dich/chi-tiet/-/asset_publisher/YqSB2JpnYto9/content/gia-tri-cua-tu-tuong-

ho-chi-minh-ve-tin-nguong-ton-giao-va-su-van-dung-de-bao-ve-nen-tang-tu-tuong-

cua-dang-trong-

You might also like