You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ- ĐẠI HỌC QUỐC GIA

HÀ NỘI
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ KĨ THUẬT XÂY DỰNG- GIAO THÔNG
……

TIỂU LUẬN MÔN HỌC


CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
ĐỀ TÀI
Anh/chị hãy phân tích cơ sở lý luận thực tiễn của nguyên tắc: Phân biệt hai
mặt chính trị và tư tưởng trong giải quyết vấn đề tôn giáo. Liên hệ việc thực
hiện nguyên tắc này ở Việt Nam

Học phần : PHI1002_10


Giảng viên giảng dạy : Phạm Hoàng Giang
Sinh viên : Đỗ Minh Phấn
MSSV 21021221
Lớp : K66XD2

Hà Nội , ngày 31 tháng 12 năm 2021


MỤC LỤC
I. Tại sao cần phân biệt mặt tư tưởng và mặt chính trị khi giải quyết vấn đề
tôn giáo
II. Khái niệm tôn giáo
III. Khái niệm chính trị
IV. Chính trị trong giải quyết vấn đề tôn giáo
V. Tư tưởng trong giải quyết vấn đề tôn giáo
VI. Việc thực hiện giải quyết vấn đề tôn giáo ở Việt Nam
Nội Dung Tiểu Luận

I. Tại sao cần phân biệt mặt tư tưởng và mặt chính trị khi giải quyết vấn đề
tôn giáo

Cần phân biệt rõ hai mặt chính trị và tư tưởng trong việc giải quyết vấn đề tôn
giáo. Đây là việc cần thiết, bởi bản thân tôn giáo nào cũng gồm hai mặt này và
phân biệt để tránh hai khuynh hướng hữu khuynh hoặc tả khuynh trong giải
quyết vấn đề tôn giáo. Thực chất của việc phân biệt mặt chính trị và mặt tư
tưởng trong tôn giáo là phân biệt hai mâu thuẫn tồn tại trong bản thân tôn giáo:
mâu thuẫn chính trị và mâu thuẫn nhận thức. Mâu thuẫn chính trị phản ánh lợi
ích giai cấp, lợi ích dân tộc, giữa giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột, giữa
quần chúng nhân dân lao động và những kẻ lợi dụng tôn giáo vì mục đích phản
động- đây là mâu thuẫn đối kháng. Mâu thuẫn này hiện nay được biểu hiện ở
việc một số phần tử phản động đội lốt tôn giáo chống lại sự nghiệp cách mạng
xã hội chủ nghĩa của giai cấp công nhân. Mâu thuẫn nhận thức phản ánh mâu
thuẫn nội bộ giữa người có đạo và người không có đạo, giữa những người theo
các tín ngưỡng tôn giáo khác nhau- đây là mâu thuẫn không đối kháng, nó được
thể hiện ở tín ngưỡng của con người. Vì vậy, cách giải quyết hai mâu thuẫn này
khác nhau. Với mâu thuẫn chính trị (mặt chính trị) phải bằng biện pháp tổng
hợp: giáo dục, thuyết phục, hành chính, mệnh lệnh, cưỡng chế, thậm chí cả bạo
lực khi việc lợi dụng tôn giáo vì mục đích chính trị rõ ràng. Với mâu thuẫn nhận
thức (mặt tư tưởng) phải kiên trì, lâu dài, gắn với quá trình xây dựng chủ nghĩa
xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào có tín ngưỡng

Tôn giáo tính ngưỡng là vấn đề nhạy cảm và phức tạp .Do đó những vấn đề nảy
sinh từ tôn giáo cần phỉ đc xem xét và giải quyết cẩn thận , cụ thể và chuẩn xát
có tính nguyên tắt với những phương thức linh hoạt theo quan điểm của chủ
nghĩa mác-lênin

Phân biệt rõ hai mặt tư tưởng chính trị trong vấn đề tôn giáo:

mặt tư tưởng thể hiện sự tín ngưỡng trong tôn giáo khi tín ngưỡng tôn giáo còn
là nhu cầu tinh thần của một phận nhân dân thì nhà nước xhcn phải tôn trọng và
đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân . công dân
có tôn giáo hay không tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật đều có quyền và
ngĩa vụ như nhau .Cần phát huy ngững gia trị tích cực của tôn giáo nghiêm cấp
mội hành vi vi phạm quyền tự do tính ngưỡng tôn giáo

thực hiện đoàn kết ngững người có tôn giáo , đoàn kết tôn giáo đoàn kết dân tộc
xây dựng và pảo vệ đát nước .Nghiêm cấm mọi hành vi chia sẻ cộng đồng vì lý
do tính ngưỡng tôn giáo mặt chính trị :

 lợi dụng tôn giáo của ngững phần tử phản động nhằm chống lại sự
nghiệp cách mạng ,xây dựng xhcn
 Đấu tranh loại pỏ mặt chính trị phản động trong lĩnh vực tôn giáo là lĩnh
vực thường xuyên ,vừa khẩn trương kiên quyết , vừa phải thận trọng và
phải có sách lược phù hợp với thực tế .Nhà nước xhcn cần phải có quan
điểm và phương thức ứng sử phù hợp với từng trường hợp cụ thể khi giải
quyết vấn đề tôn giáo

II. Khái niệm tôn giáo

Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện lịch sử tự nhiên
và lịch sử xã hội xác định. Do đó xét về mặt bản chất, tôn giáo là một hiện
tượng xã hội phản ánh sự bất lực, bế tắc của con người trước sức mạnh tự nhiên
và sức mạnh xã hội.
Theo C.Mác: “Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn
hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là
tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim
… tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”.

Tuy nhiên tôn giáo cũng chứa đựng một số nhân tố giá trị văn hóa, phù hợp với
đạo đức, đạo lý của xã hội.

Về phương diện thế giới quan thì thế giới quan duy vật Mác xít và thế giới quan
tôn giáo là dối lập nhau. Tuy vây, những người cộng sản có lập trường mác xít
không bao giờ có thái độ xem thường hoặc trấn áp những nhu cầu tín ngưỡng,
tôn giáo hợp pháp của nhân dân. Ngược lại, chủ nghĩa ML và những người cộng
sản, chế độ xhcn luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng
của nhân dân.

Con người sáng tạo ra tôn giáo. Mặc dù nó còn tồn tại lâu dài, nhưng nó chỉ là
một phạm trù lịch sử. Tôn giáo chỉ xuất hiện khi khả năng tư duy trừu tượng của
con người đạt tới mức độ nhất định.

Tôn giáo là sản phẩm của lịch sử. Trong từng giai đoạn lịch sử, tôn giáo có sự
biến đổi cho phù hợp với kết cấu chính trị và xã hội của thời đại đó. Thời đại
thay đổi, tôn giáo cũng có sự thay đổi, điều chỉnh theo.

III. Khái niệm chính trị

Chính trị là toàn bộ hoạt động liên quan đến các mối quan hệ giữa các dân tộc,
giữa các giai cấp, các tầng lớp xã hội. Mà vấn đề cốt lõi là giành chính quyền,
duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước, sự xác định hình thức tổ chức, nội
dung, nhiệm vụ hoạt động của Nhà nước; sự tham gia vào công việc của Nhà
nước.
Chính trị liên quan đến quyền lợi của nhà nước và giai cấp. Chính trị thuộc kiến
trúc thượng tầng gồm: hệ tư tưởng nhà nước, chính trị, đảng phái chính trị xuất
hiện khi xã hội phân chia giai cấp dựa trên cơ sở hạ tầng kinh tế nhất
định. Chính trị còn tồn tại khi nào còn nhà nước, còn giai cấp.

Trong điều kiện xây dựng CNXH ở Việt Nam, chính trị trước hết bảo đảm vai
trò lãnh đạo của hiệu lực quản lí của Nhà nước, Đảng Cộng sản, quyền làm chủ
của nhân dân lao động trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

IV. chính trị trong giải quyết vấn đề tôn giáo


tính chính trị của tôn giáo chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chi giai cấp, các giai
cấp thống trị đã lợi dụng tôn giáo để phục vụ lợi ích của mình.

Trong nội bộ tôn giáo, cuộc đấu tranh giữa các dòng, hệ, phái nhiều khi cũng
mang tính chính trị. Trong những cuộc đấu tranh ý thức hệ, thì tôn giáo thường
là một bộ phận của đấu tranh giai cấp.

Ngày nay, tôn giáo đang có chiều hướng phát triển, đa dạng, phức tạp không chỉ
ở quốc gia mà còn cả phạm vi quốc tế. Đó là sự xuất hiện các tổ chức quốc tế
của tôn giáo với thế lực lớn đã tác động đến nhiều mặt, trong đó có chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội. Vì vậy, cần nhận thức rõ: đa số quần chúng đến với tôn
giáo nhằm thõa mãn nhu cầu tinh thần; song trên thực tế đã và đang bị các thế
lực chính trị – xã hội lợi dụng để thực hiện mục đích ngoài tôn giáo

.V Tư tưởng trong giải quyết vấn đè tôn giáo

Đoàn kết lương giáo, hòa hợp dân tộc

 đoàn kết lương giáo, đoàn kết giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo
với những người không có tín ngưỡng, tôn giáo là một bộ phận của đoàn
kết dân tộc.
 Để đoàn kết những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau với người
không theo tín ngưỡng, tôn giáo thì cần phải đặt lợi ích dân tộc lên trên
hết đồng thời quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của đồng
bào có đạo.

 Để có thể thực hiện tốt việc đoàn kết tôn giáo cần phải phân biệt được
nhu cầu tín ngưỡng chân chính của đồng bào có đạo với việc lợi dụng
tín ngưỡng vì lợi ích cục bộ, vị kỷ đồng thời phải phân biệt giữa đức tin
của quần chúng với việc lợi dụng tôn giáo để chống phá sự đoàn kết
trong nhân dân của các phần tử phản động để có các biện pháp xử lý phù
hợp.

 Cần phải biết kế thừa các giá trị nhân bản của các tôn giáo, trân trọng
các nhân vật sáng lập các tôn giáo.

Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân

 Quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng là một trong những


quyền chính đáng của con người. Hạn chế và vi phạm quyền ấy là đi
ngược với xu thế của tiến bộ xã hội. Bác Hồ luôn giáo dục mọi người
và bản thân Bác luôn gương mẫu trong việc thực hiện quyền tự do tín
ngưỡng của đồng bào có đạo. Sự tôn trọng ấy không chỉ thể hiện trên
văn bản, lời nói mà còn trên cả hoạt động thực tiễn của Bác.

 Nghiêm khắc phê phán những phần tử lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo,
những kẻ hành nghề mê tín dị đoan, phê phán những việc làm sai chủ
trương chính sách tôn giáo của Đảng và chính phủ.

Về mối quan hệ giữa tôn giáo và dân tộc, đức tin và lòng yêu nước

 giữa đức tin tôn giáo và lòng yêu nước là không mâu thuẫn nhau. Mỗi
người vừa là một tín đồ chân chính vừa là một công dân yêu nước.
VI. việc thực hiện giải quyết vấn đề tôn giáo ở Việt Nam

Để thực hiện tốt chính sách tôn giáo theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng,
trong những năm tới, theo tác giả cần làm tốt những nhiệm vụ cụ thể sau:

Một là, thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách và các chương trình đầu tư
phát triển kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng của Đảng, Nhà nước, quan tâm
đúng mức đối với các vùng trọng điểm: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ,
không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và dân trí cho nhân dân trong
đó có đồng bào các tôn giáo.

Hai là, nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm chỉ đạo của cấp ủy Đảng,
chính quyền, các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể đối với công tác tôn
giáo. Trên cơ sở triển khai nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về tôn
giáo, trong cán bộ, đảng viên và nhân dân làm cho cán bộ, đảng viên và nhân
dân làm cho cán bộ, đảng viên nhận thức rõ yêu cầu nhiệm vụ của công tác tôn
giáo trong tình hình mới.

Ba là, đẩy mạnh công tác tham mưu, từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách
đối với công tác tôn giáo, tích cực tham gia xây dựng các văn bản pháp luật về
tôn giáo, đồng thời bổ sung kịp thời những chính sách đối với tôn giáo ở những
vùng, miền khác nhau

Bốn là, thực hiện tốt hơn công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo, tạo điều kiện
giúp đỡ Đại hội, Hội nghị thường niên của các tổ chức tôn giáo, xem xét cho
đăng ký hoạt động một số tổ chức tôn giáo theo quy định của pháp luật. Xử lý
kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật và mọi hoạt động lợi dụng tín
ngưỡng, tôn giáo để kích động, chia rẽ tôn giáo, dân tộc, gây rối, xâm phạm an
ninh quốc gia; góp phần đảm bảo an ninh chính trị ở địa phương.
Năm là, tăng cường công tác kiểm tra thực hiện chủ trương, các kết luận của Bộ
Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ
đối với công tác tôn giáo hiện nay. Xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững
mạnh, nhất là đối với vùng đồng bào dân tộc, vùng đông tôn giáo.

Sáu là, Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội phối hợp
chặt chẽ với các ngành chức năng tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính
sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước trong chức sắc, tín đồ các tôn giáo.

Bảy là, công tác đối ngoại tôn giáo và đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo trong
tình hình hiện nay, cần chủ động và tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các
bộ, ban, ngành, các tỉnh, thành trong việc đối thoại và xử lý những vấn đề tôn
giáo nhạy cảm đang được các thế lực thù địch lợi dụng chiến lược “diễn biến
hòa bình” để xuyên tạc tình hình tôn giáo và chính sách tự do tín ngưỡng, tôn
giáo ở Việt Nam, gây sức ép với Nhà nước về tự do tôn giáo, dân chủ, nhân
quyền.

Tám là, tiếp tục kiện toàn bộ máy làm công tác tôn giáo của Đảng , chính
quyền, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân từ Trung ương đến cơ sở đáp
ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo Đồng thời xây dựng chế độ phụ cấp ưu đãi
cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo.

Như vậy, quan điểm của Đảng ta về tôn giáo là rõ ràng, nhất quán, đảm bảo
quyền tự do, dân chủ. Trong khi đó, hiện nay, có những cá nhân, tổ chức trong
và ngoài nước vẫn cho rằng ở Việt Nam người dân không có quyền tự do tín
ngưỡng, tôn của nhân loại, kìm hãm sự phát triển của tư duy con người trong
những bức tường chật hẹp của những sách kinh, giáo điều. Nhưng cũng không
thể không nhắc đến ý nghĩa của tôn giáo như là một phương thuốc giảm đau cho
những con người đang bất lực trước tự nhiên kinh khủng và bí ẩn, đang rên siết
trong gông cùm của nô dịch và đàn áp, bất công. Bởi vậy, khi nghiên cứu về tôn
giáo phải nắm vững quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác – Lênin, không thể
chỉ xem xét nó một cách phiến diện trong những mặt tiêu cực và hạn chế.

Qua bài tập này, ta còn thấy tôn giáo là một vấn đề hết sức nhạy cảm cần được
giải quyết trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đảng và Nhà nước Việt
Nam đã hiểu được vấn đề tôn giáo rất quan trọng và đã đưa ra những nghị quyết
hợp lí để giải quyết vấn đề này. Việc giải quyết hợp lí vấn đề tôn giáo giúp cho
đất nước ta ổn định và công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa được thuận lợi hơn.

Hết!

You might also like