You are on page 1of 16

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH KINH TẾ TP.HCM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC


NGÀNH ĐÀO TẠO: KẾ TOÁN
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP VÀ KIỂM TOÁN

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

Chủ nhiệm môn học: PGS. TS. Nguyễn Xuân Hưng


Giảng viên:
Giảng viên tham gia giảng dạy Email Lớp phụ trách
ThS. Đặng Thị Mỹ Hạnh myhanhkt@ueh.edu.vn KN8
TS. Nguyễn Thị Thu Hiền hienntt@ueh.edu.vn KN1& 4, KI2&4 CL_EN
KN2, KN1CL_EN,
ThS. Hoàng Trọng Hiệp hoangtronghiep@ueh.edu.vn
KI1&3CL_EN
PGS. TS. Nguyễn Xuân Hưng hungnx@ueh.edu.vn KI1
TS. Lê Vũ Ngọc Thanh thanhlvn@ueh.edu.vn KN6&9, KI2
ThS. Trần Thị Phương Thanh phuongthanh@ueh.edu.vn KN5&7
ThS. Trịnh Hiệp Thiện trinhhiepthien@ueh.edu.vn KN3

1. Tên học phần: Kế toán quốc tế 1 (International Accounting 1)


2. Mã học phần: ACCT-----------
3. Số tín chỉ: 3 tín chỉ
4. Trình độ: Sinh viên chuyên ngành kế toán doanh nghiệp, kiểm toán
5. Điều kiện tiên quyết: Sinh viên đã tham dự các học phần Kế toán tài chính 1, 2
6. Những kiến thức, kỹ năng được giả định trước khi bắt đầu học môn kế toán quốc tế 1
Sinh viên tham gia môn học được giả định rằng đã có kiến thức về chu trình kế toán, có
những hiểu biết cơ bản về quy trình lập báo cáo tài chính (BCTC) và hiểu được mối quan hệ
giữa các báo cáo trong hệ thống BCTC. Những kiến thức này đã trang bị cho sinh viên trong
môn học Nguyên lý kế toán và Kế toán tài chính 1, 2.
7. Mô tả môn học
Môn học Kế toán quốc tế 1 giúp sinh viên hiểu về môi trường lập báo cáo tài chính quốc tế.
Cụ thể, môn học cung cấp kiến thức để sinh viên có thể hiểu các khái niệm cơ bản của kế toán
như các yếu tố của BCTC và các đặc điểm chất lượng của BCTC. Ngoài việc tìm hiểu khuôn
mẫu lý thuyết kế toán, môn học giúp sinh viên hiểu và phân tích được một số chuẩn mực kế
toán quốc tế (IAS) hay chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) để có thể vận dụng
các chuẩn mực này vào việc xử lý, ghi nhận và trình bày thông tin trên báo cáo tài chính. Môn
học này không chỉ giúp sinh viên hiểu được các nguyên tắc xử lý của kế toán theo quy định
của chuẩn mực IAS/IFRS, còn giúp sinh viên giải thích được cơ sở xây dựng các nguyên tắc
kế toán và ảnh hưởng của việc lựa chọn nguyên tắc kế toán đến BCTC của doanh nghiệp.
8. Mục tiêu và kết quả học tập mong đợi

Trang 1/ 16
Mục tiêu môn học
Mục tiêu của môn học này giúp sinh viên phát triển kiến thức về lập báo cáo tài chính theo
chuẩn mực kế toán quốc quốc tế ở mức độ cơ bản để chuẩn bị cho môn học kế toán quốc tế 2
ở mức độ nâng cao, đồng thời xây dựng ở sinh viên năng lực nghiên cứu chuẩn mực kế toán
quốc tế, năng lực phân tích và đánh giá các đề nghị thay đổi chuẩn mực được thảo luận trong
cộng đồng kế toán, kiểm toán để sinh viên có thể tự nghiên cứu, đánh giá chuẩn mực trong
quá trình hành nghề kế toán, kiểm toán sau này.
Kết quả học tập mong đợi của môn học
Môn học này trang bị các kiến thức và kỹ năng để sinh viên có thể:
 CLO1: Giải thích được các yêu cầu của khuôn mẫu lý thuyết kế toán và vận dụng
trong xử lý kế toán các giao dịch, sự kiện chưa được hướng dẫn bởi các chuẩn mực kế
toán;
 CLO2: Vận dụng được các chuẩn mực kế toán liên quan đến các yếu tố trên báo cáo
tài chính vào việc xử lý kế toán;
 CLO3: Nhận biết khác biệt giữa chuẩn mực IAS/IFRS với chuẩn mực kế toán Việt
Nam;
 CLO4: Phân tích và đánh giá các khái niệm, nguyên tắc lập báo cáo tài chính và các
nội dung trong chuẩn mực IAS/IFRS còn mơ hồ hoặc chưa nhất quán;
 CLO5: Sử dụng được các thuật ngữ tiếng Anh có trong chuẩn mực kế toán quốc tế.
Chuẩn đầu ra của chuyên ngành kế toán doanh nghiệp và kiểm toán
Các môn học trong khung chương trình đào tạo kế toán, kiểm toán được thiết kế sao cho kết
quả học tập mong đợi của môn học (CLO) thống nhất hướng đến chuẩn đầu ra của chuyên
ngành kế toán, kiểm toán (PLO) như sau:
Chuẩn đầu ra với chuyên ngành kế toán doanh nghiệp, kiểm toán
PLO1. Nắm vững kiến thức lý luận chính trị và pháp luật của Nhà nước, am hiểu kiến thức cơ
bản về kinh tế - xã hội, có thể ứng dụng các phương pháp được cung cấp trong quá trình học
tập để nghiên cứu và giải quyết các vấn đề thực tiễn.
PLO2. Thể hiện sự am hiểu các kiến thức bổ trợ liên quan đến quản trị, tài chính, ngân hàng,
thuế, thị trường tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho người học nghiên cứu, tiếp thu kiến thức
chuyên ngành, đồng thời có thể chuyển đổi linh hoạt ngành nghề khi cần thiết.
PLO3. Nắm vững các vấn đề lý luận cơ bản về kế toán, kiểm toán; am hiểu quy trình kế toán,
kiểm toán, phân tích hoạt động kinh doanh; có khả năng hoạch định các chính sách kế toán,
kiểm toán trong môi trường kinh doanh; tham gia nghiên cứu soạn thảo chế độ kế toán.
PLO4. Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin một cách hữu hiệu để thiết kế và triển khai
hệ thống thông tin kế toán đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của các đối tượng khác nhau.
PLO5. Trang bị các kỹ năng giao tiếp hữu hiệu như kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc theo
nhóm và giải quyết mối quan hệ trong nhóm để thực hiện các mục tiêu đã đề ra.
PLO6. Phát triển các kỹ năng cơ bản cần thiết như kỹ năng viết bài nghiên cứu, kỹ năng phân
tích dữ liệu, kỹ năng lập và trình bày báo cáo, kỹ năng tư duy phản biện và kỹ năng tin học cơ
bản.
PLO7. Hiểu biết và tôn trọng các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán.
PLO8. Thể hiện được năng lực sử dụng ngôn ngữ nước ngoài.

Trang 2/ 16
9. Mối quan hệ giữa kết quả học tập mong đợi, chuẩn đầu ra của chuyên ngành, phương pháp giảng dạy và phương pháp đánh giá môn học
Kết quả học tập mong đợi của môn học liên kết với chuẩn đầu ra của Liên kết với phương pháp học và phương pháp Liên kết với phương pháp đánh
chuyên ngành giảng dạy giá
Chuẩn đầu ra của Các hoạt động của sinh viên và phương pháp
Kết quả học tập mong đợi của môn học Các nội dung đánh giá
chuyên ngành giảng dạy
Sau khi hoàn tất môn học này, sinh viên được Kết quả học tập mong đợi Các hoạt động học tập của sinh viên và phương pháp
mong đợi: gắn liền với chuẩn đầu ra giảng dạy giúp sinh viên đạt được kết quả học tập mong
của chuyên ngành như sau: đợi, gồm có:
Giải thích được các yêu cầu của khuôn mẫu - Chuẩn bị của sinh viên trước buổi học
- Đánh giá tham gia quá trình học
lý thuyết kế toán và vận dụng trong xử lý kế - Tích cực tham gia các hoạt động trên giảng đường
PLO3 - Kiểm tra giữa kỳ và kết thúc
toán các giao dịch, sự kiện chưa được hướng
- Thực hành các bài tập môn học
dẫn bởi các chuẩn mực kế toán.
Vận dụng được các chuẩn mực kế toán liên - Chuẩn bị của sinh viên trước buổi học - Đánh giá tham gia quá trình học
quan đến các yếu tố trên báo cáo tài chính PLO3 - Tích cực tham gia các hoạt động trên giảng đường - Kiểm tra giữa kỳ và kết thúc
vào việc xử lý kế toán. môn học
- Thực hành các bài tập
Nhận biết khác biệt giữa chuẩn mực kế toán PLO3 - Tích cực thảo luận trên giảng đường - Đánh giá tham gia quá trình học
quốc tế với chuẩn mực kế toán Việt Nam. PLO5 - Tự nghiên cứu, so sánh giữa IAS/ IFRS và VAS - Kiểm tra giữa kỳ và kết thúc
PLO6 - Tham gia thảo luận diễn đàn môn học trên LMS môn học
Phân tích và đánh giá các khái niệm, nguyên - Hoàn thành tiểu luận môn học
tắc lập báo cáo tài chính và các nội dung PLO3 - Tích cực đọc tài liệu và tìm kiếm thông tin - Tiểu luận môn học
trong chuẩn mực kế toán quốc tế còn mơ hồ PLO6 - Tham gia thảo luận diễn đàn môn học trên LMS
hoặc chưa nhất quán.
Sử dụng được các thuật ngữ tiếng Anh có - Đối chiếu giữa thuật ngữ tiếng Anh trong IAS/ - Đánh giá tham gia quá trình học
trong chuẩn mực kế toán quốc tế. IFRS với thuật ngữ tiếng Việt trong VAS - Kiểm tra giữa kỳ và kết thúc
PLO8
- Đọc, hiểu các chuẩn mực IAS/ IFRS môn học
- Tích cực thảo luận trên giảng đường - Tiểu luận môn học

Trang 3/ 16
10. Phương pháp giảng dạy
Bài giảng: Giảng viên cung cấp tóm tắt bài giảng và các chuẩn mực IAS/ IFRS bằng tiếng
Anh tương ứng với các chủ đề của mỗi buổi học. Giảng viên sử dụng kết hợp giữa ngôn ngữ
tiếng Anh và tiếng Việt trong quá trình giảng dạy để hỗ trợ sinh viên phân tích các nội dung
của chuẩn mực. Môn học này hướng đến mục tiêu giúp sinh viên tự nghiên cứu được các
chuẩn mực IAS/IFRS trong quá trình làm việc sau này, do đó, giảng viên có nhiệm vụ giúp
sinh viên quen thuộc với các thuật ngữ chuyên ngành kế toán bằng tiếng Anh.
Nghiên cứu tài liệu: Môn học Kế toán quốc tế 1 đánh giá quá trình theo hướng khuyến khích
sinh viên chủ động trong quá trình tự học, tích cực đọc hiểu tài liệu và tự nghiên cứu. Cách
tiếp cận môn học hy vọng tăng cường khả năng nghiên cứu các tài liệu bằng tiếng Anh liên
quan đến chuẩn mực kế toán quốc tế.
Thời gian thực hành: Giảng viên phân bổ thời gian để sinh viên có thể thực hành các bài tập
trên giảng đường nhằm làm rõ hơn các nguyên tắc, kỹ thuật xử lý kế toán được hướng dẫn
trong các chuẩn mực IAS/ IFRS.
Tiểu luận môn học: Hình thức đánh giá này tạo cơ hội cho sinh viên có thể tự tìm hiểu các
bản thảo lấy ý kiến của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế, làm nền tảng để sinh viên tự
nghiên cứu chuẩn mực kế toán quốc tế sau này. Thông qua tiểu luận môn học, sinh viên rèn
luyện tư duy phân tích phản biện khi tìm hiểu một khái niệm, nguyên tắc kế toán mới.
Tiếp cận theo phương pháp đánh giá liên tục: Cách tiếp cận này giúp sinh viên thường
xuyên nhìn nhận lại phương pháp học để kịp thời có những biện pháp thay đổi phù hợp nhằm
đạt được kết quả học tập mong đợi ở mức tốt nhất.
Tư vấn của giảng viên: Do môn học yêu cầu sinh viên phải hiểu và làm quen với nhiều thuật
ngữ chuyên ngành kế toán bằng tiếng Anh nên sinh viên sẽ gặp khó khăn trong giai đoạn đầu
tiếp cận với môn học. Giảng viên phụ trách lớp sẵn sàng hỗ trợ sinh viên bằng cách thảo luận,
trả lời câu hỏi của sinh viên trên diễn đàn môn học thông qua hệ thống LMS UEH.
11. Nhiệm vụ của sinh viên
Ngoài 4 giờ trên giảng đường mỗi tuần, trung bình một sinh viên cần dành tối thiểu 9 giờ mỗi
tuần (không giới hạn, có thể cần nhiều thời gian hơn tùy thuộc vào năng lực và kiến thức nền
tảng của mỗi sinh viên) để đọc giáo trình, bài giảng, thực hành các bài tập và làm tiểu luận
môn học.
Để đạt được kết quả tốt nhất cho môn học, sinh viên cần phải chuẩn bị trước mỗi buổi lên
giảng đường như sau:
- Nghiên cứu thời gian biểu trong chương trình môn học để biết chủ đề, hình thức kiểm
tra trong tuần và đọc hiểu các tài liệu như chuẩn mực kế toán, tóm tắt bài giảng...;
- Sử dụng mục tiêu của từng chủ đề trong tóm tắt bài giảng của giảng viên để đánh giá
quá trình tìm hiểu nội dung của chủ đề;
- Sử dụng tài liệu hướng dẫn của giảng viên để hiểu rõ ý tưởng chủ đạo khi nghiên cứu
các tài liệu tham khảo và có những nghiên cứu của cá nhân liên quan đến các chủ đề
của môn học;
- Hoàn thành các bài tập để chuẩn bị cho giờ thực hành trên giảng đường;
- Tham gia thảo luận trên diễn đàn môn học trong hệ thống LMS UEH;
- Hoàn thành tiểu luận môn học theo thời gian quy định;
Nhiệm vụ của sinh viên tại các buổi học trên giảng đường như sau:
- Nghe giảng, nêu các câu hỏi và tham gia thảo luận về các vấn đề do giảng viên và
sinh viên khác đặt ra;
- Tham gia sửa bài tập trên giảng đường.

Trang 4/ 16
12. Phương pháp đánh giá môn học
Phương pháp Tỷ Kết quả học Độ dài (Số từ Chủ đề liên Ngày thực hiện
đánh giá trọng tập môn học ước lượng) quan
Tham gia quá 10% CLO1, 2, 3, 5 Tất cả Theo yêu cầu của giảng
trình học viên giảng dạy
Tiểu luận 15% CLO4 Không nhiều Chủ đề buổi Nộp trên LMS không trễ
hơn 2.000 từ học 1 và 6 hơn 23h59’ của ngày trước
buổi học thứ 8
Kiểm tra giữa 15% CLO1, 2, 3, 5 Khoảng 2.000 Chủ đề buổi Buổi học thứ 5
kỳ từ học 1 đến 4
Thi kết thúc 60% CLO1, 2, 3, 5 Khoảng 2.000 Tất cả Theo lịch thi của Phòng
môn học từ KT-KHĐT
12.1. Tham gia quá trình học
Giảng viên phụ trách giảng đường sẽ quyết định hình thức đánh giá để ghi nhận việc tham gia
quá trình học của sinh viên. Ví dụ: đánh giá dựa trên quá trình làm bài tập, bài kiểm tra trên
LMS, tham gia phát biểu hoặc giải bài tập trên giảng đường... Giảng viên có thể cho nhiều cột
điểm đánh giá quá trình tham gia học của sinh viên, tuy nhiên tổng điểm phải được quy đổi
sao cho chiếm 10% trong tổng điểm môn học của sinh viên. Cách làm việc và hình thức đánh
giá sẽ được giảng viên phụ trách giảng đường thông báo cụ thể tại buổi học đầu tiên.
12.2. Tiểu luận
Sinh viên được yêu cầu hoàn thành tiểu luận môn học theo hình thức cá nhân, trình bày bằng
ngôn ngữ tiếng Việt (áp dụng cho lớp học bằng tiếng Việt), bằng tiếng Anh (áp dụng cho lớp
học bằng tiếng Anh). Bài tiểu luận được đánh máy trên giấy A4 theo định dạng bắt buộc là:
phông chữ Times New Roman 12, cách dòng “1,15 line spacing, before and after 3 pt”, canh
lề trái, lề phải, trên và dưới là 2.5 cm. Số từ tối đa cho bài viết không quá 2.000 từ (kể cả phần
phụ lục và không tính danh mục tài liệu tham khảo). Sinh viên nên kiểm tra tổng số từ trước
khi nộp bài tiểu luận. Tất cả trích dẫn trong bày viết phải được định dạng theo chuẩn APA, sử
dụng phần mềm trích dẫn tài liệu như EndNote, CiteWrite. Sinh viên sẽ bị trừ điểm nếu
không thoả mãn các quy định bắt buộc về trình bày, định dạng bài tiểu luận.
Sinh viên nộp bài thông qua Turnitin trên hệ thống LMS của UEH trước 23 giờ 59’ vào ngày
trước buổi học thứ 8 (tuỳ theo lịch học từng lớp). Sinh viên sẽ bị trừ 20% điểm trên tổng điểm
của bài làm cho mỗi ngày nộp trễ hơn so với quy định của giảng viên, đồng nghĩa sinh viên
nhận điểm 0 nếu nộp bài trễ hơn 5 ngày.
Yêu cầu của bài tiểu luận (áp dụng cho học kỳ cuối 2018 và được thay đổi theo mỗi học kỳ)
Sinh viên được giả định đang làm việc tại một công ty kiểm toán và được trưởng phòng kiểm
toán yêu cầu nghiên cứu hai bản dự thảo lấy ý kiến (exposure draft) của Hội đồng chuẩn mực
kế toán quốc tế (IASB). Tài liệu như sau (giảng viên sẽ chuyển 2 tài liệu này đến sinh viên):
ED/2018/1 Accounting Policy Changes (Proposed amendments to IAS 8)
ED/2017/4 Property, Plant and Equipment — Proceeds before Intended Use
(Proposed amendments to IAS 16)
Phần A: (tối đa không quá 1.000 từ)
Trưởng phòng kiểm toán yêu cầu bạn viết tóm tắt nội dung của bản dự thảo lấy ý kiến
ED/2018/1 theo hình thức thư thông cáo của công ty, dùng làm tài liệu đăng trên website của
công ty để cập nhật kiến thức cho các khách hàng của công ty. Nội dung tóm tắt phải bao gồm
các vấn đề sau đây:
- Giải thích lý do tại sao IASB muốn điều chỉnh chuẩn mực kế toán quốc tế 08;
- Tóm tắt các nội dung được đề nghị trong bản dự thảo lấy ý kiến;

Trang 5/ 16
- Giải thích các đề nghị thay đổi có ảnh hưởng như thế nào đến việc lập BCTC.
Phần B: (tối đa không quá 700 từ)
Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) yêu cầu công ty kiểm toán của bạn nêu quan
điểm của công ty về các thay đổi trong bản dự thảo lấy ý kiến ED/2018/1. Do đó, trưởng
phòng kiểm toán yêu cầu bạn, trên danh nghĩa công ty, viết một bức thư nêu rõ quan điểm của
công ty về bản dự thảo lấy ý kiến ED/2018/1.
Phần C: (tối đa không quá 300 từ)
Sau khi nghiên cứu bản dự thảo lấy ý kiến ED/2017/4, trưởng phòng kiểm toán không đồng ý
với đề nghị của IASB ở mục BC7, đoạn b, trang 11 có nội dung như sau:
“... before an item of property, plant and equipment is available for
use, the costs of producing any inventories excludes depreciation of
that asset. This is because an entity depreciates an item of property,
plant and equipment only from the date it is available for use...”
Giải thích vì sao trưởng phòng kiểm toán có quan điểm không đồng ý với IASB và cho biết ý
kiến của bạn về vấn đề này.
Tiêu chuẩn đánh giá bài tiểu luận
Bài tiểu luận sẽ được đánh giá trên thang điểm 50, theo các tiêu chí sau đây:
Phần Tiêu chí đánh giá Thang điểm
Trình bày theo hình thức thư thông cáo của công ty __/3
Giải thích ngắn gọn lý do tại sao IASB muốn điều chỉnh chuẩn __/7
mực kế toán quốc tế 08
A Tóm tắt đầy đủ, súc tích các nội dung được đề nghị trong bản dự __/10
thảo lấy ý kiến
Giải thích được các đề nghị thay đổi có ảnh hưởng như thế nào đến __/5
việc lập báo cáo tài chính
Trình bày theo hình thức thư công ty __/3
B Lập luận rõ ràng các quan điểm đồng ý hoặc không đồng với __/7
những đề nghị trong ED/2018/1
Giải thích lý do vì sao trưởng phòng kiểm toán không đồng ý với __/5
IASB trên cơ sở các khái niệm, quy định của chuẩn mực kế toán
C
Trình bày ý kiến cá nhân về đề xuất “BC 7, đoạn b” của IASB trên __/5
cơ sở khoa học kế toán
Văn phong khoa học, sử dụng ngôn ngữ kinh tế phù hợp, các ý có __/3
Đánh giá sự liên kết chặt chẽ
chung
Thực hiện theo đúng quy định về định dạng, hình thức trình bày __/2
Điểm trừ Nếu có
Tổng điểm __/50
12.3. Kiểm tra giữa kỳ
Mục đích của bài kiểm tra giữa kỳ là đánh giá mức độ hiểu, vận dụng IAS/ IFRS của sinh
viên sau khi đã học được một nửa thời lượng môn học và giúp sinh viên làm quen với hình
thức, cấu trúc bài thi kết thúc môn học.
Sinh viên làm bài kiểm tra giữa kỳ trên giảng đường vào buổi học thứ 5. Sinh viên không sử
dụng tài liệu. Bài kiểm tra giữa kỳ sẽ liên quan đến các chủ đề từ buổi học thứ 1 đến buổi học
thứ 4, theo hình thức thi tự luận, gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm (tiếng Anh) và 2 bài tập tình
huống (tiếng Việt) trong thời gian làm bài là 100 phút.
Trang 6/ 16
12.4. Thi kết thúc môn học
Bài thi kết thúc môn học kiểm tra kiểm tra kiến thức sinh viên liên quan đến toàn bộ nội dung
môn học Kế toán quốc tế 1 từ buổi học thứ 1 đến buổi học thứ 9, dưới hình thức thi tự luận,
gồm câu hỏi trắc nghiệm và bài tập tình huống. Giảng viên hướng dẫn cụ thể về cấu trúc, nội
dung ôn tập của bài thi kết thúc môn học vào buổi học thứ 9. Sinh viên không sử dụng tài liệu
trong suốt thời gian thi là 100 phút.
Hình thức bài thi:
- 4,5 điểm: 15 câu hỏi trắc nghiệm (bằng ngôn ngữ tiếng Anh: áp dụng cho lớp học bằng
tiếng Việt và lớp học bằng tiếng Anh). Phần thi này đánh giá sinh viên hiểu được các khái
niệm kế toán, các nguyên tắc kế toán theo hướng dẫn trong chuẩn mực, kiểm tra khả năng
sử dụng các thuật ngữ kế toán bằng tiếng Anh của sinh viên.
- 5,5 điểm: 2-3 bài tập tình huống. Đề thi và làm bài thi bằng ngôn ngữ tiếng Việt với lớp
học bằng tiếng Việt. Đề thi và làm bài thi bằng ngôn ngữ tiếng Anh với lớp học bằng
tiếng Anh. Phần thi này đánh giá khả năng vận dụng các chuẩn mực đã học vào việc xử
lý, ghi nhận và trình bày thông tin trên báo cáo tài chính.
Sinh viên cần theo dõi và cập nhật thông tin về ngày, giờ và địa điểm thi theo thông báo của
trường Đại học Kinh Tế TP.HCM tại trang web của Phòng Khảo thí – Kế hoạch đào tạo. Nếu
sinh viên không tham dự kỳ thi kết thúc môn học sẽ nhận điểm 0, đồng nghĩa là sinh viên
nhận kết quả “Không đạt” đối với môn học Kế toán quốc tế 1. Trường hợp vì lý do cá nhân,
sinh viên muốn tạm hoãn tham dự kỳ thi kết thúc môn học, sinh viên nên liên hệ với Phòng
Quản lý đào tạo - Công tác sinh viên để được hướng dẫn những thủ tục cần thiết.
13. Thang điểm môn học
Điểm theo Điểm theo
Miêu tả chất lượng
thang chữ thang số
Sinh viên chứng tỏ khả năng hiểu, vận dụng và phân tích kiến
thức của môn học ở mức độ xuất sắc thông qua việc hoàn thành
các nhiệm vụ học có chất lượng rất cao. Kết quả này cũng cho
A+ Từ 9 đến 10 thấy năng lực tự nghiên cứu, giải quyết vấn đề, tổng hợp thông
tin và một tư duy phản biện tốt để có thể tự giải thích, đánh giá
các khái niệm, nguyên tắc kế toán và trình bày quan điểm cá
nhân một cách logic, khoa học.
Sinh viên chứng tỏ khả năng hiểu, vận dụng và phân tích kiến
thức của môn học ở mức độ tốt thông qua việc hoàn thành các
nhiệm vụ học có chất lượng cao. Kết quả này cũng cho thấy năng
A 8 – 8,9
lực tự nghiên cứu, giải quyết vấn đề, tổng hợp thông tin và một
tư duy phản biện để có thể tự giải thích các khái niệm, nguyên
tắc kế toán và trình bày quan điểm cá nhân một cách khoa học.
Sinh viên hoàn thành các nhiệm vụ, chứng tỏ khả năng hiểu, vận
dụng và phân tích các kiến thức môn học ở mức độ khá. Kết quả
B+ 7 – 7,9 này cũng cho thấy sinh viên đạt các kỹ năng nghiên cứu, tổng
hợp thông tin và thể hiện tư duy phản biện trong quá trình đọc
hiểu các chuẩn mực kế toán để trình bày quan điểm cá nhân.
B 6 – 6,9 Sinh viên hoàn thành các nhiệm vụ, chứng tỏ khả năng hiểu, vận
dụng và phân tích các kiến thức môn học ở mức độ trung bình
khá. Kết quả này cũng cho thấy sinh viên đạt các kỹ năng nghiên
cứu, tổng hợp, phân tích thông tin và có thể đưa ra quan điểm cá
nhân dựa trên việc vận dụng các kiến thức của chuyên ngành kế
toán, kiểm toán. Tuy nhiên, sinh viên vẫn còn đôi chỗ hiểu nhầm

Trang 7/ 16
hoặc vận dụng chuẩn mực chưa hợp lý.
Sinh viên hoàn thành các nhiệm vụ, chứng tỏ khả năng hiểu, vận
dụng và phân tích các kiến thức môn học ở mức độ trung bình.
C 5 – 5,9 Kết quả này cũng cho thấy sinh viên đạt các kỹ năng nghiên cứu,
tổng hợp thông tin và còn rất hạn chế trong sử dụng ngôn ngữ
khoa học của môn học.
Không đạt 0 – 4,9 Sinh viên không đáp ứng được các yêu cầu của môn học này.
14. Tài liệu học
Tài liệu học chính:
- Tóm tắt bài giảng do giảng viên biên soạn.
- Hệ thống các bài tập và bài giải do giảng viên biên soạn.
- IASB. (2018). International Accounting Standards and International Financial Reporting
Standards, website: http://www.ifrs.org.
- Salim Alibhai et al. (2018). Interpretation and Application of IFRS Standards, Willey,
ISBN: 978-1-119-46150-0. (SALIM 2018)
- Bộ môn Kiểm toán. (2010). Áp dụng chuẩn mực Kế toán quốc tế, Nhà xuất bản Phương
Đông.
Tài liệu tham khảo
- Bộ Tài chính. (2007). Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS), Nhà xuất bản Thống
kê Hà Nội.
- Ruth Picker, Kerry Clark, John Dunn, David Kolitz, Gilad Livne, Janice Loftus, Leo van
der Tas. (2016). Applying IFRS Standards, 4th edition, Willey, ISBN: 978-1-119-15922-3.
(PICKER 2016)
15. Các quy định khác của môn học
15.1. Điều kiện để được công nhận kết quả “Đạt” đối với môn học Kế toán quốc tế 1
Tham gia ít nhất 75% (tương ứng 7 buổi học) trên giảng đường. Nếu sinh viên tham gia ít hơn
7 buổi học trên giảng đường, giảng viên sẽ ghi nhận 0 điểm quá trình cho dù sinh viên có
hoàn thành các bài kiểm tra quá trình.
Nếu điểm quá trình là 0, cho dù điểm thi kết thúc học phần từ 8,5 điểm, giảng viên vẫn ghi
nhận điểm 4,9 kết quả toàn bộ học phần. Kết quả 4,9 vẫn xem là KHÔNG ĐẠT đối với môn
học Kế toán quốc tế 1.
15.2. Quy định phúc khảo đối với các bài kiểm tra
Sinh viên có quyền phúc khảo kết quả các bài kiểm tra quá trình và bài thi kết thúc môn học.
Đối với các bài kiểm tra quá trình:
Sinh viên liên hệ với giảng viên trực tiếp giảng bằng email hoặc trên giảng đường để giảng
viên sắp xếp sinh viên cơ hội xem lại những bài kiểm tra quá trình thắc mắc.
Lưu ý: giảng viên rất khuyến khích sinh viên liên hệ với giảng viên để xem lại bài kiểm tra
nếu sinh viên cảm thấy không thỏa mãn về kết quả bài kiểm tra quá trình. Giảng viên sẽ giúp
sinh viên phân tích những ưu điểm, khuyết điểm trong bài làm và giải thích tại sao bài kiểm
tra không thể đạt được kết quả như sinh viên mong đợi.
Đối với bài thi kết thúc học phần:
Vì giảng viên đứng lớp không chấm bài thi kết thúc học phần của lớp phụ trách giảng, nên
giảng viên đứng lớp không thể giúp sinh viên có cơ hội xem lại bài thi kết thúc học phần. Nếu
sinh viên muốn phúc khảo kết quả bài thi kết thúc học phần, sinh viên phải liên hệ theo quy
trình phúc khảo của Phòng Khảo thí – Kế hoạch đào tạo ở cơ sở B.
15.3. Quy định về lỗi đạo văn với bài tiểu luận

Trang 8/ 16
Để kiểm tra và phát hiện lỗi đạo văn, UEH chính thức áp dụng phần mềm kiểm tra đạo văn
Turnitin trên phạm vi toàn trường. Các sản phẩm học thuật được xem là phạm lỗi đạo văn nếu
theo kết quả kiểm tra của Turnitin, có ít nhất sao chép nguyên văn một đoạn văn có 100 từ trở
lên; hoặc có từ 20% văn bản giống với các nguồn dữ liệu của các tác giả khác hoặc c hỉ thay
đổi tên đề tài, từ ngữ, số liệu nhưng giữ nguyên cấu trúc và nội dung tương tự các công trình
khác.
Để tránh vi phạm lỗi đạo văn, khi viết sinh viên có thể thực hiện theo những h ướng dẫn cơ
bản sau đây:
a. Thực hiện theo hướng dẫn cách trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo theo
chuẩn APA bằng cách sử dụng các phần mềm trích dẫn như EndNote, CiteWrite;
b. Phải ghi rõ nguồn trích ngay trong bài văn hoặc ghi chú cuối trang (footnote) khi sử
dụng từ ngữ, ý tưởng đã được phát hành trên bất kỳ phương tiện thông tin nào: tạp
chí, sách, báo, chương trình máy tính, trang web, thời sự trên tivi, quảng cáo, v.v.; khi
sử dụng câu từ, hoặc đoạn văn là nguyên văn của người khác và khi sử dụng công
thức, số liệu, hình ảnh, biểu đồ, sơ đồ, ý kiến hoặc bất kỳ sản phẩm nghe nhìn nào;
c. Khi cần trích dẫn nguyên văn thì chắc chắn thông tin đó phải được đặt trong dấu
ngoặc kép và ghi nguồn trích. Việc trích này chỉ nên được thực hiện khi câu văn,
đoạn văn được trích khó có thể diễn đạt lại bằng ngôn ngữ riêng của mình;
d. Các trường hợp khác, chỉ lấy ý chính, nội dung chính, ý tưởng chính của người khác
để viết lại, diễn đạt theo ngôn từ riêng của mình nhưng vẫn giữ nguyên ý nghĩa câu
văn, đoạn văn, nguồn thông tin của tác giả được trích, và ghi rõ nguồn trích;
e. Tự viết các ý tưởng khoa học bằng văn phong riêng của chính mình, không sử dụng
công cụ sao chép và dán trong bài viết.
16. Phương tiện hỗ trợ sinh viên
 Đăng nhập vào hệ thống LMS của UEH để tải các tài liệu, hoàn thành các bài tập theo yêu
cầu của giảng viên.
 Sinh viên có thể sử dụng diễn đàn trên hệ thống LMS để trao đổi học thuật lẫn nhau.
 Sinh viên có thể liên hệ với bất kỳ giảng viên tham gia giảng dạy môn Kế toán quốc tế 1
(được giới thiệu ở trang 1) để được tư vấn. Đối với giảng viên đứng lớp, xem lịch tư vấn
của giảng viên. Sau một vài bài kiểm tra quá trình với kết quả không tốt, sinh viên nên liên
hệ với giảng viên để có thể phụ đạo thêm hoặc tư vấn kỹ năng làm bài để có kết quả tốt
hơn.
 Câu lạc bộ A2C mang đến các buổi hội thảo, giới thiệu từ vựng tiếng Anh chuyên ngành
liên quan đến nhiều chủ đề kế toán tài chính, kế toán quản trị và kiểm toán. Thông tin về
hoạt động của câu lạc bộ A2C đăng tải tại trang web: www.a2cclub.com
 Sinh viên có thể mượn và photo và các giáo trình nước ngoài tại thư viện.
 Sinh viên tham khảo trang web IAS-Elearning, Delloitte (2008) để tìm hiểu thêm thông tin
về IAS/ IFRS, theo địa chỉ sau: http://www.deloitteifrslearning.com/contentMenu.asp. Đây
là kho tài liệu mở về IAS/ IFRS.

Trang 9/ 16
17. Thời gian biểu và kế hoạch tổ chức môn học Kế toán quốc tế 1

Thứ tự Mục
Số Chuẩn bị của sinh Đánh giá môn
buổi Chủ đề Hoạt động trên giảng đường Tài liệu đọc tiêu
tiết viên học
học (CLO)
- Nghiên cứu đề cương
- Giới thiệu tổng quan về môn học - Picker (2016) C1
Khuôn mẫu lý thuyết kế toán quốc tế 1 chi tiết môn học
(Phần 1)
(cập nhật theo - Đọc trước các tài liệu CLO1
1 5 - Nghiên cứu khuôn mẫu lý thuyết - Conceptual framework
conceptual framework đọc quy định CLO5
- Hướng dẫn sinh viên hoàn thành - Salim (2018) C2
3/2018) - Kiểm tra nội dung
tiểu luận - Bài giảng
học trên LMS

- IAS 16 - Đọc trước các tài liệu


đọc quy định
Bất động sản, nhà - Nghiên cứu chuẩn mực IAS 16 - IAS 38
- Chuẩn bị trước các CLO2
xưởng, máy móc, thiết - So sánh giữa VAS 03 và IAS 16 - VAS 03
2 5 bài tập CLO3
bị - Nghiên cứu chuẩn mực IAS 38 - Salim (2018) C9, C10
- Chuẩn bị 1 trang A4 CLO5
Suy giảm giá trị tài sản - Thực hành bài tập và C12
các nội dung so sánh
- Bài giảng giữa VAS và IAS
- Đọc trước các tài liệu
đọc quy định
- IAS 36
- Tìm hiểu lý do IASB
- Nghiên cứu chuẩn mực IAS 36 - IAS 40 điều chỉnh IAS 40
Bất động sản đầu tư CLO2
- Nghiên cứu chuẩn mực IAS 40 - Amendment to IAS 40 - Chuẩn bị trước các
(theo IAS 40 (2003) và CLO3
3 5 - So sánh giữa VAS 04 và IAS 38 - VAS 04 bài tập
Amendment 12/2016) CLO4
- So sánh giữa VAS 05 và IAS 40 - VAS 05 - Chuẩn bị 1 trang A4
Tài sản vô hình CLO5
- Thực hành bài tập - Salim (2018) C11, 12 các nội dung so sánh
giữa VAS và IAS
- Bài giảng
- Tham gia thảo luận
trên LMS

Trang 10/ 16
Thứ tự Mục
Số Chuẩn bị của sinh Đánh giá môn
buổi Chủ đề Hoạt động trên giảng đường Tài liệu đọc tiêu
tiết viên học
học (CLO)
- Đọc trước các tài liệu
đọc quy định
- Tìm hiểu lý do IASB
thay đổi thành IFRS
- Nghiên cứu chuẩn mực IFRS 16
- IFRS 16 16, bỏ IAS 17
- So sánh giữa IFRS 16 và VAS 06 CLO2
- Effect Analysis_IFRS - Chuẩn bị trước các
4 5 Thuê tài sản - Phân tích tác động của IFRS 16 CLO3
16 bài tập
đến báo cáo tài chính so với IAS 17 CLO5
- Bài giảng - Chuẩn bị 1 trang A4
- Thực hành bài tập
các nội dung so sánh
giữa VAS và IAS
- Tham gia thảo luận
trên LMS
- IAS 01 - Ôn tập các chuẩn
Thực hành và kiểm tra - Salim (2018) C3 mực đã học CLO1
- Kiểm tra giữa kỳ liên quan các
giữa kỳ - Bài giảng - Đọc trước các tài liệu Kiểm tra giữa CLO2
5 5 chủ đề từ buổi học 1 đến buổi học 4
Trình bày báo cáo tài đọc quy định kỳ CLO3
- Nghiên cứu chuẩn mực IAS 01
chính - Chuẩn bị trước các CLO5
bài tập
- IAS 8 - Đọc trước các tài liệu
Chính sách kế toán, sự - Nghiên cứu chuẩn mực IAS 8
đọc quy định
thay đổi ước tính kế - IAS 10
- Nghiên cứu chuẩn mực IAS 10 - Chuẩn bị trước các CLO2
toán và sai sót - VAS 23
6 5 - So sánh giữa VAS 29 và IAS 8 bài tập CLO3
Sự kiện phát sinh sau - VAS 29
- So sánh giữa VAS 23 và IAS 10 - Chuẩn bị 1 trang A4 CLO5
ngày kết thúc kỳ kế toán - Salim (2018) C7, C18
- Thực hành bài tập các nội dung so sánh
năm
- Bài giảng giữa VAS và IAS

Trang 11/ 16
Thứ tự Mục
Số Chuẩn bị của sinh Đánh giá môn
buổi Chủ đề Hoạt động trên giảng đường Tài liệu đọc tiêu
tiết viên học
học (CLO)
- Đọc trước các tài liệu
đọc quy định
- IAS 37,
- Nghiên cứu chuẩn mực IAS 37 - Chuẩn bị trước các CLO2
Các khoản dự phòng, tài - VAS 18
7 5 - So sánh giữa VAS 18 và IAS 37 bài tập CLO3
sản và nợ tiềm tàng - Salim (2018) C18
- Thực hành bài tập - Chuẩn bị 1 trang A4 CLO5
- Bài giảng
các nội dung so sánh
giữa VAS và IAS
- Đọc trước các tài liệu
đọc quy định Tiểu luận được
nộp trên LMS CLO2
- IFRS 15 - Tìm hiểu lý do IASB
Doanh thu từ hợp đồng - Nghiên cứu chuẩn mực IFRS 15 không trễ hơn CLO3
8 5 - Salim (2018) C20 thay đổi thành IFRS
với khách hàng - Thực hành bài tập 23h59’ của CLO4
- Bài giảng 15
ngày trước CLO5
- Chuẩn bị trước các buổi học thứ 8
bài tập
- Hệ thống kiến thức
- Nghiên cứu IFRS 15 (tiếp theo) các chuẩn mực đã học
Doanh thu từ hợp đồng
- Ôn tập, giải bài tập - Thực hành lại các bài
với khách hàng (tiếp
9 5 - Hướng dẫn sinh viên chuẩn bị cho tập CLO5
theo)
bài thi kết thúc học phần - Chuẩn bị câu hỏi thắc
Tổng kết môn học
- Tổng kết điểm quá trình môn học mắc trong quá trình ôn
tập
Tổng 45

Trang 12/ 16
18. Nội dung giảng dạy chi tiết trong mỗi chủ đề

Tài liệu
TT Chủ đề Nội dung giảng dạy
tham khảo
1 Khuôn mẫu lý - Cấu trúc tổ chức và hoạt động của IASB Picker
thuyết - Quá trình hình thành và phát triển của khuôn mẫu lý thuyết (2016)
Chương 1,
- Mục đích của khuôn mẫu lý thuyết
Conceptual
- Mục tiêu của lập BCTC cho mục đích chung framework,
- Các đặc điểm chất lượng của thông tin tài chính hữu ích Salim
- BCTC và đơn vị báo cáo (2018)
- Các yếu tố của báo cáo tài chính Chương 2
- Ghi nhận các yếu tố BCTC
- Đo lường các yếu tố BCTC
- Trình bày và công bố thông tin
- Khái niệm về vốn và bảo toàn vốn
2 Bất động sản, - Mục tiêu và phạm vi áp dụng IAS 16 IAS 16,
nhà xưởng, máy - Hướng dẫn ghi nhận ban đầu PPEs: tiêu chuẩn ghi nhận, đo lường Amendment
móc, thiết bị to IAS 16
- PPEs hình thành từ việc trao đổi
(PPEs) and 38,
- PPEs hình thành từ xây dựng Salim
- Ghi nhận chi phí lãi vay (2018) C9
- Đo lường PPEs sau khi ghi nhận ban đầu: Mô hình đánh giá lại tài sản và C10,
và mô hình chi phí Picker
- Phương pháp tính khấu hao PPEs (2016) C11
- Công bố thông tin về PPEs (nhấn mạnh hướng dẫn phần công bố PPEs
trên thuyết minh BCTC để phục vụ công việc kiểm toán tài sản cố định)
- Thực hành bài tập về ghi nhận PPE, mô hình đánh giá lại tài sản và mô
hình chi phí
3 Suy giảm giá trị - Mục tiêu và phạm vi áp dụng IAS 36 IAS 36,
tài sản - Xác định đơn vị tạo ra tiền của tài sản (CGU) Annotated
IAS 36,
- Dấu hiệu của sự suy giảm giá trị tài sản
Picker
- Xác định giá trị có thể thu hồi, giá trị sử dụng
(2016) C15
- Đo lường và ghi nhận suy giảm giá trị tài sản
- Kiểm tra CGU với lợi thế thương mại
- Hoàn nhập suy giảm giá trị tài sản đã ghi nhận
- Thực hành bài tập xác định và ghi nhận sự suy giảm giá trị tài sản, ghi
nhận hoàn nhập suy giảm giá trị tài sản
4 Bất động sản - Mục tiêu và phạm vi áp dụng IAS 40 IAS 40,
đầu tư - Phân biệt BĐS đầu tư và BĐS chủ sở hữu sử dụng Amendment
- Đo lường và ghi nhận BĐS đầu tư to IAS 40

Trang 13/ 16
Tài liệu
TT Chủ đề Nội dung giảng dạy
tham khảo
- Đo lường BĐS đầu tư sau khi ghi nhận ban đầu: Mô hình đánh giá lại (12/2016),
tài sản và mô hình chi phí Salim
- Chuyển giao và thanh lý BĐS đầu tư (2018) C12
- Hướng dẫn những sửa đổi IAS 40 liên quan đến “Chuyển giao bất động
sản đầu tư” ban hành ngày 8/12/2016, áp dụng ngày 1/1/2018
5 Tài sản vô hình - Mục tiêu và phạm vi áp dụng IAS 38 IAS 38,
- Định nghĩa về tài sản vô hình Anotated
IAS 38,
- Phân biệt giữa TSVH và lợi thế thương mại; TSVH phát triển nội bộ và
Salim
TSVH được mua
(2018) C11,
- Đo lường và ghi nhận ban đầu về TSVH Picker
- Đo lường và ghi nhận TSVH sau ghi nhận ban đầu (2016) C13
- TSVH có vòng đời xác định: xác định thời gian sử dụng, kỳ phân bổ và
phương pháp phân bổ
- Kế toán TSVH không có vòng đời xác định
- Phân biệt giai đoạn nghiên cứu và giai đoạn phát triển
- Ghi nhận ban đầu chi phí nghiên cứu, chi phí phát triển
- Kế toán TSVH không sử dụng và thanh lý TSVH
- Thực hành bài tập ghi nhận TSVH, đánh giá lại giá trị TSVH và ghi
nhận chi phí nghiên cứu, phát triển
6 Thuê tài sản - Mục tiêu và phạm vi áp dụng IFRS 16 IFRS 16,
- Tách riêng xác định các bộ phận trong một hợp đồng thuê Anotated
IFRS 16,
- Kế toán của bên đi thuê
Effect
- Kế toán của bên cho thuê Analysis_
- Kế toán nghiệp vụ bán và thuê lại tài sản IFRS 16
- Phân tích ảnh hưởng của IFRS 16
7 Trình bày báo - Mục tiêu và phạm vi áp dụng IAS 1 IAS 01,
cáo tài chính - Nhận diện các loại báo cáo và mục tiêu của từng báo cáo trong hệ Annotated
thống BCTC IAS 01,
- Đặc điểm chung của báo cáo tài chính Salim
- Nội dung (các chỉ tiêu chính) trên mỗi báo cáo trong hệ thống BCTC (2018) C3
- Nguyên tắc chung trình bày mỗi loại báo cáo trong hệ thống BCTC
- Phân biệt các khái niệm lãi hoặc lỗ, thu nhập toàn diện khác và tổng
thu nhập toàn diện
8 Chính sách kế - Mục tiêu và phạm vi áp dụng của IAS 8 IAS 8,
toán, sự thay đổi - Định nghĩa chính sách kế toán, thay đổi ước tính kế toán, sai sót trọng Annotated
ước tính kế toán yếu IAS 8,
và sai sót
- Phân biệt giữa thay đổi chính sách kế toán với thay đổi ước tính kế toán Salim

Trang 14/ 16
Tài liệu
TT Chủ đề Nội dung giảng dạy
tham khảo
và sai sót (2018) C7
- Phân biệt giữa áp dụng hồi tố, điều chỉnh hồi tố và áp dụng phi hồi tố
- Giới hạn điều chỉnh hồi tố
- Tính không hiện thực của việc áp dụng hồi tố và điều chỉnh hồi tố
- Thực hành các thí dụ về kỹ thuật hồi tố, phi hồi tố và điều chỉnh hồi tố
9 Sự kiện phát - Mục tiêu và phạm vi áp dụng IAS 10 IAS 10,
sinh sau ngày - Nhận diện sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm Salim
kết thúc kỳ kế (2018) C18
- Xác định ngày phê chuẩn BCTC được công bố bên ngoài
toán năm
- Xác định sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cần điều
chỉnh
- Xác định sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm không cần
điều chỉnh
- Phân tích các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm đặc
biệt: cổ tức công bố, sự kiện ảnh hưởng đến giả định hoạt động liên tục
- Xử lý kế toán và công bố thông tin đối với sự kiện phát sinh sau ngày
kết thúc kỳ kế toán năm
10 Các khoản dự - Mục tiêu và phạm vi áp dụng IAS 37 IAS 37,
phòng, tài sản - Định nghĩa dự phòng phải trả Annotated
và nợ tiềm tàng IAS 37,
- Phân biệt giữa dự phòng phải trả và các khoản nợ phải trả khác
Salim
- Mối quan hệ giữa dự phòng phải trả và nợ tiềm tàng (2018) C18,
- Phân biệt các mức độ “khả năng có thể xảy ra” Picker
- Tiêu chuẩn ghi nhận, đo lường các khoản dự phòng phải trả, nợ tiềm (2016) C5
tàng, tài sản tiềm tàng
- Ghi nhập hoàn nhập dự phòng
- Áp dụng các định nghĩa, ghi nhận và các nguyên tắc đánh giá các
khoản lỗ của hoạt động kinh doanh trong tương lai, hợp đồng rủi ro lớn
và dự phòng tái cấu trúc
- Công bố thông tin
11 Doanh thu từ - Mục tiêu và phạm vi áp dụng IFRS 15 IFRS 15,
hợp đồng với - Các chuẩn mực bị thay thế bởi IFRS 15 Salim
khách hàng (2018) C20,
- Giới thiệu mô hình 5 bước xác định doanh thu
- Kế toán các khoản chi phí hợp đồng Picker
(2016) C4
- Kế toán doanh thu trong một số tình huống đặc biệt (được lựa chọn
giảng so với nội dung chuẩn mực), gồm có:
 Doanh thu hợp đồng xây dựng
 Các chương trình khách hàng thân thiết
 Các phiếu quà tặng

Trang 15/ 16
Tài liệu
TT Chủ đề Nội dung giảng dạy
tham khảo
 Quyền trả hàng
 Hoạt động cấp phép (Licensing)
 Kinh doanh trên mạng

TP.HCM, ngày 10 tháng 7 năm 2018


DUYỆT CỦA KHOA NGƯỜI BIÊN SOẠN
PHÓ TRƯỞNG KHOA PHỤ TRÁCH

PGS. TS. NGUYỄN XUÂN HƯNG

Trang 16/ 16

You might also like