You are on page 1of 49

lOMoARcPSD|10768123

Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới và Việt
Nam giai đoạn 2000 - 2020
Kinh doanh quốc tế (Trường Đại học Ngoại thương)

Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university


Downloaded by K60 D??NG ANH TR??NG (k60.2114113171@ftu.edu.vn)
lOMoARcPSD|10768123

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG


KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
---------***--------

TIỂU LUẬN
Môn: Kinh tế học Quốc tế II

ĐỀ TÀI
Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới và Việt Nam
giai đoạn 2000 - 2020

Nhóm: 9
Lớp tín chỉ: KTE316.3
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Bình Dương

Hà Nội, tháng 9 năm 2021

Downloaded by K60 D??NG ANH TR??NG (k60.2114113171@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|10768123

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM


STT Họ và tên MSSV
1 Nguyễn Hà Phương 1914420069
2 Vũ Văn Nhật 1914420062
3 Nguyễn Thị Thu Huệ 1914420034
4 Nguyễn Tiến Hùng 1914420035
5 Nguyễn Tiến Dũng 1914420018
6 Hoàng Khánh Ly 1914420054
7 Nguyễn Chí Thanh 1914420083

Downloaded by K60 D??NG ANH TR??NG (k60.2114113171@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|10768123

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................... 2
Chương I. Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên
thế giới 3

1. Tăng trưởng quy mô vốn đầu tư ............................................................... 3

2. Hình thức đầu tư ....................................................................................... 5

Dự án đầu tư mới (Greenfield project) .................................................................5

Mua lại và sáp nhập (M&A)..................................................................................8

3. Cơ cấu lĩnh vực đầu tư ............................................................................ 11

4. Một số nước thu hút vốn đầu tư nhiều nhất ............................................ 13

5. Một số nước đầu tư ra nước ngoài nhiều nhất ........................................ 16

Chương II. Tác động của vốn đầu tư nước ngoài FDI ............................. 18

1. Tác động lên nước được đầu tư (FDI Inflow) ........................................ 18

a) Cơ hội việc làm .............................................................................................18

Năng suất lao động..............................................................................................18

Nâng cao trình độ lao động .................................................................................19

Thúc đẩy xuất khẩu..............................................................................................20

Chuyển dịch cơ cấu GDP ....................................................................................21

Chuyển giao công nghệ - kỹ thuật .......................................................................22

2. Tác động lên nước đi đầu tư FDI (FDI outflow) .................................... 23

a) Chuyển giá nhằm tối đa hóa lợi nhuận ........................................................23

Cơ hội việc làm ....................................................................................................23

Tận dụng dòng vốn thu nhập từ nước được đầu tư .............................................24

Chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ sản phẩm ............................................................24

Tận dụng nguồn tài nguyên nhân công giá rẻ, ưu đãi ........................................24

Downloaded by K60 D??NG ANH TR??NG (k60.2114113171@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|10768123

3. Tác động tiêu cực của FDI ..................................................................... 26

Chương III. Khái quát tình hình đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam
32

1. Thu hút vốn FDI từ nước ngoài .............................................................. 32

2. Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài ....................................................... 40

KẾT LUẬN ........................................................................................ 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 43

Downloaded by K60 D??NG ANH TR??NG (k60.2114113171@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|10768123

DANH MỤC BẢNG, BIỂU


Biểu đồ 1: Vốn FDI của cả thế giới giai đoạn 2000-2020 (Tỷ USD) .............................3
Biểu đồ 2: Biểu đồ FDI thế giới năm 2020 : ...................................................................5
Biểu đồ 3: Giá trị của số dự án FDI toàn cầu về Đầu tư mới (tỷ USD) ..........................6
Biểu đồ 4: Giá trị ròng của M&A xuyên biên giới 2003–2020 (tỷ USD) .......................8
Biểu đồ 5: Đầu tư FDI theo ngành trong năm 2001 (triệu USD) ..................................11
Biểu đồ 6: Xu hướng đầu tư FDI theo ngành giai đoạn 2000-2010 tại các nước
ASEAN (Đơn vị: %)......................................................................................................12
Biểu đồ 7: Biểu đồ giá trị thu hút FDI (Inflow) của 10 nước lớn nhất năm 2020 (triệu
USD) ..............................................................................................................................14
Biểu đồ 8: Biểu đồ 10 nước có vốn FDI ra nước ngoài (FDI Outflow) lớn nhất năm
2020 (Triệu USD) ..........................................................................................................16
Biểu đồ 9: Tỷ trọng của nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong kim
ngạch xuất khẩu tại Việt Nam giai đoạn 1998-2016 .....................................................21
Biểu đồ 10: Biểu đồ thể hiện thu nhập bình quân hàng năm của công nhân sản xuất tại
một số nước châu Á (giai đoạn 2012-2017) ..................................................................25
Biểu đồ 11: Biểu đồ thu nhập theo giờ của công nhân sản xuất tại một số nước trên thế
giới (2016) .....................................................................................................................26
Biểu đồ 12: Nguồn vốn FDI đầu tư vào Việt Nam giai đoạn 2000-2020 (triệu USD) .32
Biểu đồ 13: Tổng nguồn vốn FDI vào các nước ASEAN giai đoạn 2000-2020 (triệu
USD) ..............................................................................................................................34
Biểu đồ 14: Tổng vốn FDI của 7 nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam tính luỹ kế đến
hết 2020 (triệu USD) .....................................................................................................35
Biểu đồ 15: Biểu đồ giá trị Việt Nam xuất khẩu ra toàn thế giới ..................................35
Biểu đồ 16: Tiền lương trung bình hàng tháng tinh theo năm của 3 quốc gia từ 2011 -
2020 trong ngành lắp ráp (Plant and machine operators, assemblers) (Đơn vị: USD) .36
Biểu đồ 17: Tiền lương trung bình hàng tháng tính theo năm của 3 quốc gia từ năm
2011 - 2020 trong ngành thủ công (Crafts and related trades workers) (Đơn vị: USD)
.......................................................................................................................................36
Biểu đồ 18: Biều đồ gía trị xuất khẩu của Việt Nam sang Canada theo mặt hàng từ
2001 - 2019 (Đơn vị: Nghìn USD) ................................................................................37

Downloaded by K60 D??NG ANH TR??NG (k60.2114113171@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|10768123

Biểu đồ 19: Tiền lương trung bình hàng tháng tính theo năm của Việt Nam và Canada
trong ngành thủ công (Đơn vị: USD) ............................................................................38
Biểu đồ 20: Chỉ số thương mại nội ngành (IIT) của ngành máy móc điện tử (Mach and
Elec) và ngành dệt may (Textiles and clothing) của Việt Nam từ 2000 – 2020 ...........39
Biểu đồ 21: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp giấy phép của Việt Nam giai đoạn
2001 - 2020 ....................................................................................................................41

Bảng 1: Các dự án đầu tư mới được công bố theo nhóm nền kinh tế 2019–2020 ..........7
Bảng 2: Các M&A xuyên biên giới được công bố theo nhóm nền kinh tế 2019–2020 10
Bảng 3: Bảng thống kê số liệu FDI (Inflow) của 10 nước lớn nhất năm 2020 .............14
Bảng 4: Bảng thống kê số liệu FDI (Outflow) của 10 nước lớn nhất năm 2020 ..........16
Bảng 5: Số lượng công việc mới được tạo ra nhờ FDI tại một số nước Châu Âu giai
đoạn 2006-2016 .............................................................................................................18
Bảng 6: Nhập khẩu và Xuất khẩu của ngành máy móc và điện tử (Mach and Elec) và
ngành Sợi và Dệt may (Textiles and clothing) từ 2000 - 2019 (Đơn vị: Nghìn USD) .39

Hình 1: Một ví dụ về chuyển giá ...................................................................................23

Downloaded by K60 D??NG ANH TR??NG (k60.2114113171@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|10768123

LỜI MỞ ĐẦU
Xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới là kết quả của quá trình phân
công lao động xã hội mở rộng trên phạm vi toàn thế giới đã lôi kéo tất cả các nước và
vùng lãnh thổ từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới. Trong xu thế đó, chính sách
đóng cửa biệt lập với thế giới là không thể tồn tại. Nó chỉ kìm hãm quá trình phát triển
của xã hội. Một quốc gia khó có thể tách biệt khỏi thế giới vì những thành tựu của khoa
học và kinh tế đa kéo con người xích lại gần nhau hơn và dưới tác động quốc tế buộc
các nước phải mở cửa nền kinh tế. Mặt khác trong xu hướng mở cửa, các nước đều muốn
thu hút được nhiều nguồn lực từ bên ngoài để phát triển kinh tế đặc biệt là thu hút nguồn
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), do đó các nước thường đưa ra những điều kiện
hết sức ưu đãi.

Trong những năm qua, nền kinh tế thế giới đã trải qua rất nhiều giai đoạn, khởi
sắc có, khủng hoảng cũng có. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2009 đã có những
tác động rất lớn đối với mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội của thế giới, trong đó có
dòng vốn FDI. Cũng kể từ cuộc khủng hoảng này, thế giới đã có những thay đổi trong
xu hướng phát triển của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài như thay đổi về khu vực
đầu tư, lĩnh vực đầu tư,… Bên cạnh đó, năm 2020 đại dịch covid-19 bùng nổ đánh dấu
một năm ảm đảm của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khi chứng kiến xu hướng
giảm sâu tại hầu hết các khu vực và nền kinh tế thế giới. Chính vì vậy, việc nghiên cứu
thực trạng nguồn vốn FDI trên thế giới là hết sức cần thiết. Do đó, nhóm nghiên cứu lựa
chọn đề tài: “Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên thế giới và Việt Nam
giai đoạn 2000-2020” làm đề tài cho bài tiểu luận này.

Bài tiểu luận được trình bày như sau:

Chương I: Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI Inflow) trên thế giới

Chương II: Tác động của thu hút FDI đối với các nước

Chương III: Khái quát tình hình FDI của Việt Nam

Downloaded by K60 D??NG ANH TR??NG (k60.2114113171@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|10768123

Chương I. Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) trên thế giới
1. Tăng trưởng quy mô vốn đầu tư
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) là hoạt động đầu
tư dài hạn, trong đó chủ sở hữu vốn trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng
vốn, là hình thức quan hệ kinh tế quốc tế, trong đó vốn được di chuyển từ quốc gia này
sang quốc gia khác nhằm đầu tư và đem lại lợi ích cho các bên tham gia.

2500

2000

1500

1000

500

0
2000 2005 2008 2009 2010 2015 2016 2017 2018 2019 2020

World Total Developed economies


Developing economies Transition economies

Biểu đồ 1: Vốn FDI của cả thế giới giai đoạn 2000-2020 (Tỷ USD)

Nguồn: UNCTAD

Cuộc khủng hoảng tài chính và tín dụng, bắt đầu ảnh hưởng đến một số nền kinh
tế vào cuối năm 2007, đã không có tác động đáng kể đến lượng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài FDI vào năm đó, nhưng nó đã gây thêm những bất ổn và rủi ro mới cho nền
kinh tế thế giới. Điều này ảnh hưởng đến FDI toàn cầu trong năm 2008-2009. FDI ban
đầu bắt đầu giảm đáng kể ở các nước phát triển, vốn đã giảm 29% dòng vốn vào. FDI
toàn cầu bắt đầu chạm đáy vào nửa cuối năm 2009. Tiếp theo là sự phục hồi khiêm tốn
trong nửa đầu năm 2010.

Dòng vốn FDI toàn cầu tăng 38% lên 1,76 nghìn tỷ USD trong năm 2015, mức
cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu 2008-2009. Sau khi đầu
tư nước ngoài tăng vọt vào năm 2015, dòng vốn FDI toàn cầu năm 2016 đã giảm 2%,
3

Downloaded by K60 D??NG ANH TR??NG (k60.2114113171@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|10768123

xuống còn 1,75 nghìn tỷ USD, trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng yếu. Sự sụt giảm
dòng vốn vào các nền kinh tế đang phát triển được bù đắp một phần bởi sự tăng trưởng
khiêm tốn ở các nước phát triển và sự gia tăng đáng kể ở các nền kinh tế đang chuyển
đổi. Kết quả là, các nền kinh tế phát triển chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong dòng vốn
FDI toàn cầu vào năm 2016, hấp thụ 59% tổng vốn.

FDI toàn cầu đã giảm 23% trong năm 2017, xuống còn 1,43 nghìn tỷ USD so với
mức 1,87 nghìn tỷ USD đã được sửa đổi vào năm 2016. Dòng vốn FDI giảm mạnh ở
các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi trong khi dòng sang các
nền kinh tế đang phát triển vẫn ổn định. Kết quả là, các nền kinh tế đang phát triển chiếm
tỷ trọng ngày càng tăng trong dòng vốn FDI toàn cầu vào năm 2017, hấp thụ 47% tổng
vốn, so với 36% vào năm 2016. Ngay cả khi loại trừ các dòng tài chính biến động, các
giao dịch lớn một lần và tái cơ cấu doanh nghiệp làm tăng số lượng FDI trong năm 2015
và 2016, thì sự sụt giảm năm 2017 vẫn là khá lớn và là một phần của chu kỳ tiêu cực dài
hạn. Chu kỳ tiêu cực này là do một số yếu tố gây ra. Một yếu tố chính là tỷ suất lợi
nhuận trên vốn FDI giảm đáng kể trong 5 năm qua.

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu tiếp tục trượt dốc trong năm 2018,
giảm 13% xuống còn 1,3 nghìn tỷ USD từ mức 1,5 nghìn tỷ USD đã điều chỉnh vào năm
2017. Sự sụt giảm - lần thứ ba liên tiếp giảm về vốn FDI - chủ yếu là do các doanh
nghiệp đa quốc gia (MNE) của Hoa Kỳ hồi hương lớn về nước ngoài trong hai quý đầu
năm 2018, sau khi cải cách thuế được áp dụng vào cuối năm 2017 và không được đền
bù đủ từ xu hướng tăng trong nửa cuối năm. Dòng vốn FDI giảm mạnh ở các nước phát
triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi trong khi dòng chảy sang các nước đang phát
triển vẫn ổn định, tăng 2%. Kết quả là, các nền kinh tế đang phát triển chiếm tỷ trọng
ngày càng tăng trong FDI toàn cầu, ở mức 54%, từ 46% vào năm 2017. Thu nhập từ
nước ngoài của các công ty đa quốc gia Hoa Kỳ hồi hương giảm trong nửa cuối năm
2018.

FDI toàn cầu giảm 35% vào năm 2020, đạt 1 nghìn tỷ USD, từ 1,5 nghìn tỷ USD
vào năm 2019. Các đợt đóng cửa trên khắp thế giới để đối phó với đại dịch COVID-19
đã làm chậm lại các dự án đầu tư hiện có, và triển vọng của một cuộc suy thoái đã khiến
các doanh nghiệp đa quốc gia (MNE) phải đánh giá lại các dự án mới. Sự sụt giảm của

Downloaded by K60 D??NG ANH TR??NG (k60.2114113171@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|10768123

FDI rõ ràng hơn đáng kể so với sự sụt giảm của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và
thương mại.

24

312
Nền kinh tế phát triển
Nền kinh tế đang phát triển
Nền kinh tế chuyển đổi
663

Biểu đồ 2: Biểu đồ FDI thế giới năm 2020 :

Nguồn: UNCTAD

Năm 2020, FDI giảm mạnh ở các nền kinh tế phát triển và chuyển đổi, giảm 58%
cả hai. Các loại hình đầu tư này rất quan trọng đối với sự phát triển của năng lực sản
xuất và cơ sở hạ tầng và cho triển vọng phục hồi bền vững. Sự tương tác đột ngột và
đồng thời của các cú sốc cung và cầu đã gây ra một loạt các hiệu ứng. Sự chậm lại trong
hoạt động dự án (Greenfield, M&A) đã dẫn đến sự sụt giảm lớn trong dòng vốn chủ sở
hữu mới. Thu nhập thấp hơn cũng ảnh hưởng đến tái đầu tư; lợi nhuận của các MNE lớn
nhất giảm trung bình 36%. Mặc dù thu nhập tái đầu tư chỉ giảm 7% nói chung, nhưng ở
nhiều quốc gia sở tại lớn, chúng đã giảm đáng kể. Ví dụ, thu nhập được tái đầu tư của
các chi nhánh nước ngoài tại Hoa Kỳ đã giảm 44%. Ở các quốc gia khác có đầu tư đáng
kể vào các ngành liên quan đến hàng hóa, thu nhập tái đầu tư chịu tác động tổng hợp
của đại dịch và giá dầu giảm mạnh vào đầu năm. Tác động của đại dịch đến xu hướng
đầu tư toàn cầu là ngay lập tức và tập trung vào nửa đầu năm 2020.

2. Hình thức đầu tư


Dự án đầu tư mới (Greenfield project)
Đầu tư mới (còn gọi là "greenfield") là một loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI), trong đó công ty mẹ tạo ra một công ty con ở một quốc gia khác, xây dựng hoạt

Downloaded by K60 D??NG ANH TR??NG (k60.2114113171@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|10768123

động của mình từ đầu. Ngoài việc xây dựng các cơ sở sản xuất mới, các dự án này cũng
có thể bao gồm việc xây dựng các trung tâm phân phối, văn phòng và khu ở mới.

1400

1200

1000

800

600

400

200

0
2003 2005 2008 2009 2010 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Biểu đồ 3: Giá trị của số dự án FDI toàn cầu về Đầu tư mới (tỷ USD)

Nguồn: UNCTAD

Các dự án đầu tư mới có dấu hiệu giảm tốc năm 2008. Các dự án đầu tư mới bắt
đầu cảm nhận được tác động của cuộc khủng hoảng chỉ trong quý 4 năm 2008. Số lượng
các khoản đầu tư mới thực sự đã tăng lên rõ rệt trong ba quý đầu năm đó, đạt hơn 11.000.
Nhưng từ tháng 9 năm 2008 trở đi, dòng dự án hàng tháng liên tục sụt giảm. Các dự án
đầu tư mới đã được công bố nằm ở các nền kinh tế đang phát triển hoặc chuyển đổi, nơi
tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của thị trường ngụ ý khả năng tăng khả năng sản xuất
và khi mà cơ hội mua các công ty địa phương bị hạn chế. Số lượng đầu tư mới ở các
nước phát triển đã tăng trong năm 2008 lên 6.972 từ 6.195 năm 2007, nhưng đã giảm
trong quý đầu tiên của năm 2009 với tốc độ hàng năm là 16%. Trong năm 2009, số
lượng các dự án đầu tư mới giảm 29%.

Trong năm 2014, giá trị của các dự án đầu tư mới ở các nền kinh tế phát triển và
đang phát triển không thay đổi đáng kể so với với năm 2013 (tốc độ tăng trưởng hàng
năm là −1% ở cả hai nhóm), trong khi các nền kinh tế chuyển đổi giảm đáng kể (−13%).
Năm 2016, giá trị của các dự án đầu tư mới đã được công bố đã tăng - 7% từ năm 2015
lên 828 tỷ USD - mặc dù điều này phần lớn là do một số dự án rất lớn được công bố ở
6

Downloaded by K60 D??NG ANH TR??NG (k60.2114113171@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|10768123

một số nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi, làm lu mờ sự suy giảm trên toàn thế
giới. Năm 2017, giá trị của khoản đầu tư mới đã được công bố cũng giảm 14%, xuống
còn 720 tỷ USD.

Các dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất đã được công bố tăng 35% lên 466 tỷ
USD vào năm 2018. Cùng với việc đầu tư cao hơn vào các ngành công nghiệp khai thác,
chế biến tài nguyên thiên nhiên là động lực lớn thúc đẩy tăng đầu tư vào lĩnh vực sản
xuất. Các dự án về than cốc, sản phẩm dầu mỏ và nhiên liệu hạt nhân tăng gấp sáu lần
lên 86 tỷ đô la. Ở các nền kinh tế đang phát triển, chi tiêu vốn đầu tư mới được công bố
cho các dự án phát điện (tất cả các loại) đã lên tới 70 tỷ USD. Năm 2019, các dự án đầu
tư mới được công bố trong lĩnh vực sản xuất giảm 14% xuống còn 402 tỷ USD.

Tỷ lệ Tỷ lệ
Nhóm nền kinh Giá trị (Tỷ USD) tăng Số lượng tăng
tế trưởng trưởng
(%) (%)
2019 2020 2019 2020

Nền kinh tế phát


346 289 -16 10331 8376 -19
triển

Nền kinh tế đang


454 255 -44 7240 4233 -42
phát triển

Nền kinh tế
46 20 -58 697 371 -47
chuyển đổi

Bảng 1: Các dự án đầu tư mới được công bố theo nhóm nền kinh tế 2019–2020

Nguồn: UNCTAD

Giá trị của các dự án đầu tư mới được công bố đã giảm xuống còn 564 tỷ USD
vào năm 2020, mức thấp nhất từng được ghi nhận. Trọng tâm của các nhà đầu tư nước
ngoài chuyển sang các nền kinh tế phát triển. Do đó, các nước đang phát triển phải đối
mặt với sự suy thoái chưa từng có trong các dự án FDI vào đầu tư mới. Đầu tư mới sụt
giảm mạnh hơn ở các nền kinh tế đang phát triển so với các nền kinh tế phát triển. Các
thông báo của đầu tư mới ở các nước đang phát triển giảm 44% về giá trị so với 16% ở

Downloaded by K60 D??NG ANH TR??NG (k60.2114113171@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|10768123

các nước phát triển (bảng trên). Các loại hình đầu tư này rất quan trọng đối với sự phát
triển của năng lực sản xuất và cơ sở hạ tầng và cho triển vọng phục hồi bền vững. Đầu
tư mới tiếp tục xu hướng tiêu cực trong suốt năm 2020 và sang quý đầu tiên của năm
2021. Số lượng các thông báo về đầu tư giảm rõ rệt nhất trong lĩnh vực sản xuất.

Mua lại và sáp nhập (M&A)


Mua lại và sáp nhập (M&A) là một thuật ngữ chung mô tả việc hợp nhất các công
ty hoặc tài sản thông qua các loại giao dịch tài chính khác nhau, bao gồm sáp nhập, mua
lại giữa hai hay nhiều doanh nghiệp để sở hữu 1 phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó.

+) Mergers (sáp nhập): là hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp thường có
cùng quy mô với nhau để tạo ra một doanh nghiệp mới. Công ty bị sáp nhập chuyển
toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng
thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập để trở thành một công ty mới.
+) Acquisitions (mua lại): là hình thức kết hợp mà doanh nghiệp lớn sẽ mua các
doanh nghiệp nhỏ và yếu hơn, các doanh nghiệp bị mua lại này vẫn giữ tư cách pháp
nhân cũ và doanh nghiệp mua lại sẽ có quyền sở hữu hợp pháp đối với doanh nghiệp
mình mới mua.
1000

900

800

700

600

500

400

300

200

100

0
2003 2005 2008 2009 2010 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Biểu đồ 4: Giá trị ròng của M&A xuyên biên giới 2003–2020 (tỷ USD)

Nguồn: UNCTAD

Downloaded by K60 D??NG ANH TR??NG (k60.2114113171@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|10768123

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của FDI và số lượng giao dịch lớn kỷ lục (tức là các
giao dịch có giá trị giao dịch trên 1 tỷ USD) đã đẩy giá trị của tổng M&A xuyên biên
giới lên mức kỷ lục 1,637 tỷ USD trong năm 2007. Số lượng giao dịch như vậy tăng
12% lên 10.145. Dữ liệu về M&A xuyên biên giới trong nửa đầu năm 2008 cũng cho
thấy mức giảm 29% so với nửa cuối năm 2007. Việc tái cơ cấu các công ty mẹ và trụ sở
chính của họ dẫn đến việc trả các khoản nợ chưa thanh toán của các công ty liên kết
nước ngoài.

M&A xuyên biên giới nói chung đã bị ảnh hưởng mạnh mẽ do hậu quả trực tiếp
của cuộc khủng hoảng, với sự sụt giảm 35% giá trị trong năm 2008 so với năm 2007.
Lợi nhuận doanh nghiệp giảm và giá cổ phiếu giảm mạnh đã làm giảm đáng kể giá trị
và phạm vi của hoạt động M&A. Lợi nhuận thấp hơn của các công ty liên kết nước ngoài
đã làm giảm đáng kể thu nhập tái đầu tư, đặc biệt là trong năm 2009. Hầu hết sự sụt
giảm vốn FDI trong năm 2008 và 2009 là do sự sụt giảm đáng kể trong các thương vụ
mua bán và sáp nhập chứ không phải do hoạt động đầu tư mới.

Tuy nhiên, khi các nền kinh tế phục hồi sau khủng hoảng, nguồn vốn trở nên dồi
dào hơn và thị trường chứng khoán trở lại trạng thái bình thường, làm nghiêng quy mô
trở lại theo hướng có lợi cho M&A. Việc các nước đang phát triển trở thành điểm đến
có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng có khả năng ảnh hưởng đến sự lựa chọn giữa
các dự án đầu tư mới và M&A, khi các công ty ở các nước đang phát triển trở thành mục
tiêu hấp dẫn hơn cho việc mua lại.

Sau hai năm suy giảm liên tiếp, hoạt động M&A đã trở lại tăng trưởng vào năm
2014. Giá trị trung bình của các thương vụ M&A với giá trị lớn hơn 1 tỷ USD là gần 3,4
tỷ USD, so với 2,9 tỷ USD năm 2013. Trong số 223 thương vụ lớn nhất, 173 diễn ra ở
các nền kinh tế phát triển, với giá trị 598 tỷ USD, tương đương 77% tổng giá trị của các
thương vụ lớn (762 tỷ USD). Dòng vốn vào các nền kinh tế phát triển trong giai đoạn
2015–2016 đã vượt quá 1 nghìn tỷ đô la, chủ yếu do sự gia tăng của M&A xuyên biên
giới và việc tái cấu hình doanh nghiệp (tức là những thay đổi về cơ cấu pháp lý hoặc
quyền sở hữu của các doanh nghiệp đa quốc gia (MNE), bao gồm cả sự đảo ngược về
thuế). Tuy nhiên, sự sụt giảm diễn ra bất chấp sự gia tăng 18% trong các thương vụ mua
bán và sáp nhập xuyên biên giới (M&A) (từ 694 tỷ USD năm 2017 lên 816 tỷ USD năm
2018).
9

Downloaded by K60 D??NG ANH TR??NG (k60.2114113171@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|10768123

Năm 2019, giá trị ròng của M&A xuyên biên giới giảm 40% xuống còn 491 tỷ
USD, mức thấp nhất trong 5 năm qua. Sự sụt giảm chủ yếu là do thiếu các giao dịch lớn,
vì số lượng giao dịch chỉ giảm 4%. Ở các nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi,
doanh số M&A ròng giảm 37%, xuống còn 80 tỷ USD. Sự sụt giảm của M&A xuyên
biên giới trong năm 2019 mạnh hơn nhiều, giảm sâu nhất trong lĩnh vực dịch vụ, tiếp
theo là lĩnh vực sản xuất. Doanh số M&A xuyên biên giới của các công ty từ các nền
kinh tế đang chuyển đổi đã ở mức thấp trong năm 2019 và giảm thêm trong quý đầu tiên
của năm 2020. Số lượng M&A đã giảm 35% vào tháng 4 năm 2020. Nhiều MNE đã
cảnh báo về sự thiếu hụt thu nhập và hoãn kế hoạch đầu tư cho năm 2020 khi họ tập
trung vào việc xây dựng lại hoặc củng cố hoạt động kinh doanh của mình. Nhiều thương
vụ mua bán và sáp nhập (M&A) tạm ngừng hoạt động.

Tỷ lệ Tỷ lệ
Nhóm nền kinh Giá trị (Tỷ USD) tăng Số lượng tăng
tế trưởng trưởng
(%) (%)
2019 2020 2019 2020

Nền kinh tế phát


424 379 -11 5802 5225 -10
triển

Nền kinh tế đang


82 84 2 1201 907 -24
phát triển

Nền kinh tế
1 12 716 115 69 -40
chuyển đổi

Bảng 2: Các M&A xuyên biên giới được công bố theo nhóm nền kinh tế 2019–2020

Nguồn: UNCTAD

Giá trị ròng của M&A xuyên biên giới giảm 6% và số lượng giao dịch giảm 13%
do sự sụt giảm mạnh trong nửa đầu năm được bù đắp phần lớn bằng mức tăng đột biến
trong quý cuối cùng của năm 2020. Doanh số M&A xuyên biên giới đạt 475 tỷ USD
vào năm 2020 - giảm 6% so với năm 2019. Giá trị của giao dịch mua bán và sáp nhập
ròng xuyên biên giới ở các nền kinh tế phát triển, thường là loại hình FDI quan trọng
nhất ở các nền kinh tế đó, giảm 11% xuống còn 379 tỷ USD vào năm 2020. Giá trị mua
10

Downloaded by K60 D??NG ANH TR??NG (k60.2114113171@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|10768123

bán M&A xuyên biên giới của các MNE ở các nước phát triển thực tế đã giảm 34%, chủ
yếu trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ.

3. Cơ cấu lĩnh vực đầu tư


6000000

5000000

4000000

3000000

2000000

1000000

0
Developed Developing World

Primary Manufacturing Sevices

Biểu đồ 5: Đầu tư FDI theo ngành trong năm 2001 (triệu USD)
Nguồn:UNCTAD

Theo số liệu thống kê của Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển
(UNCTAD), xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài trên toàn thế giới năm 2001 có sự
khác biệt giữa các nhóm nước và khu vực. Trong đó, FDI tập chung đang tập trung chủ
yếu vào ngành dịch vụ với 21,5% ở nhóm nước đang phát triển và 77,9% ở nhóm nước
phát triển. Điều này thể hiện một số quốc gia châu Á đã có thể thu hút vốn FDI hiệu quả
hơn trong lĩnh vực sản xuất (điện tử, dệt may) so với các khu vực đang phát triển khác.
Các nước Mỹ Latinh và Caribe đã thu hút FDI vào ngành dịch vụ với quy mô FDI lớn
thông qua tư nhân hóa và tìm kiếm FDI trong lĩnh vực sản xuất sử dụng nhiều lao động
(đặc biệt là ở Mexico, Cộng hòa Dominica và Trung Mỹ).

Xu hướng này vẫn tiếp tục duy trì trong giai đoạn 2001-2010.

11

Downloaded by K60 D??NG ANH TR??NG (k60.2114113171@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|10768123

0
Biểu đồ
2006 6:
2007 Xu hướng
2008 2009đầu2010
tư FDI 2011theo2012
ngành giai 2014
2013 đoạn 2000-2010
2015 2016 tại các
2017 2018

Manufacturing nước ASEAN


FDI share (Đơn vị: %)
of total FDI Service FDI share of total FDI

Nguồn: ScienceDirect

Trong giai đoạn 2010-2020, nguồn vốn FDI tiếp tục dịch chuyển theo hướng tăng
tỷ trọng ngành dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành công nghiệp sản xuất. Hoạt động FDI toàn
cầu trong thời gian vừa qua chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp dựa trên dịch
vụ như: công nghệ và dịch vụ công nghệ thông tin (chiếm 12,8% tổng số dự án FDI trên
toàn thế giới); dịch vụ doanh nghiệp (10,5%); công nghiệp dệt (8,6%); dịch vụ tài chính
(7,7%); thiết bị, dụng cụ, máy móc công nghiệp (5,9%); truyền thông (5,3%).

Theo đó, doanh số M&A ròng tăng lên 822 tỷ USD vào năm 2018, chủ yếu do
hoạt động mua bán trong lĩnh vực dịch vụ (tăng 35% so với 2017, lên đến 462 tỷ USD)
và khu vực thứ nhất của nền kinh tế (tăng 65% so với 2017, ước tính 40 tỷ USD). Đặc
biệt, mua bán tài sản liên quan đến hoạt động tài chính và bảo hiểm, dầu thô và khí gas
tự nhiên tăng mạnh. Ngược lại, M&A trong lĩnh vực sản xuất có xu hướng giảm nhẹ
(giảm 2%, 320 tỷ USD). Cùng với sự gia tăng về tổng giá trị M&A, quy mô mỗi thương
vụ M&A cũng tăng lên. Cụ thể, quy mô trung bình năm 2018 là 128 triệu USD, tăng
khoảng 30% so với 2017. Số thương vụ M&A lớn hơn 3 tỷ USD tăng từ 63 thương vụ
năm 2017 lên đến 80 thương vụ năm 2018, tập trung vào một số ngành dịch vụ như
phương tiện truyền thông, thuốc và viễn thông.

Có thể thấy, trong giai đoạn phân tích FDI ngành dịch vụ liên tục tăng mạnh.
Nguyên nhân là do các nhà cung cấp dịch vụ tăng cường thiết lập sự “hiện diện thương
12

Downloaded by K60 D??NG ANH TR??NG (k60.2114113171@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|10768123

mại” tại các thị trường nước ngoài. Hiện diện thương mại là phương thức cung cấp dịch
vụ thông qua các nhà cung cấp của một nước ở trong lãnh thổ của nước khác (OECD,
2000: 25) và điều này thường đòi hỏi phải đầu tư vào một hoạt động dịch vụ nào đó.
Theo báo cáo của OECD (2000: 25, 26), FDI vào ngành dịch vụ ở các nước OECD tập
trung vào các ngành như bán lẻ, ngân hàng, dịch vụ kinh doanh, viễn thông, khách sạn
và nhà hàng là những ngành cần có sự hiện diện thương mại để tiến hành hoạt động kinh
doanh. Song FDI vào các lĩnh vực như giáo dục, y tế, các dịch vụ cá nhân xã hội còn
hạn chế.

* Các yếu tố thúc đẩy FDI vào lĩnh vực dịch vụ gồm:

+) Một số sản phẩm dịch vụ vẫn khó thể lưu trữ và vận chuyển nên cần có hiện
diện thương mại ở nước ngoài, chưa kể nhiều dịch vụ cần có sự tiếp xúc giữa người với
người
+) Sự khác biệt về văn hóa hạn chế nhu cầu đối với các sản phẩm dịch vụ nhập
khẩu
+) Mặc dù có nhiều lĩnh vực dịch vụ được mở cửa cho đầu tư nước ngoài song
vẫn còn tồn tại một số rào cản thương mại và đầu tư vào một số ngành dịch vụ (như yêu
cầu phải thành lập cơ sở cung cấp dịch vụ trong nước)
+) Xu thế của các công ty cung ứng dịch vụ mở rộng đầu tư nước ngoài nhằm
tăng doanh số khi thị trường nội địa bão hòa, đặc biệt xu thế tăng cường vào lĩnh vực
dịch vụ của các công ty xuyên quốc gia (TCNs) thông qua tham gia vào các dự án liên
doanh, thỏa thuận hợp tác và liên minh, mua lại và sáp nhập với các đối tác nước ngoài.

4. Một số nước thu hút vốn đầu tư nhiều nhất

13

Downloaded by K60 D??NG ANH TR??NG (k60.2114113171@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|10768123

Biểu đồ 7: Biểu đồ giá trị thu hút FDI (Inflow) của 10 nước lớn nhất năm 2020 (triệu
USD)

Nguồn: UNCTAD

FDI Inflow % so với


Countries
(Triệu USD) TG
United States 156 321 15.65%
China 149 342 14.95%
Hong Kong, China 119 229 11.94%
Singapore 90 562 9.07%
India 64 062 6.41%
Luxembourg 62 145 6.22%
Germany 35 651 3.57%
Ireland 33 424 3.35%
Mexico 29 079 2.91%
Sweden 26 109 2.61%
Bảng 3: Bảng thống kê số liệu FDI (Inflow) của 10 nước lớn nhất năm 2020

Nguồn: UNCTAD

* Nhận xét:
14

Downloaded by K60 D??NG ANH TR??NG (k60.2114113171@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|10768123

Theo UNCTAD, báo cáo đầu tư 2021 cho thấy, dòng vốn FDI toàn cầu năm 2020
đã giảm 35% xuống còn 1.000 tỷ USD từ mức 1.500 nghìn tỷ USD năm 2019. Việc
đóng cửa biên giới trên khắp thế giới để đối phó với đại dịch Covid-19 đã làm trì hoãn
các dự án đầu tư hiện có và triển vọng suy thoái khiến các doanh nghiệp đa quốc gia
(MNE) phải đánh giá lại các dự án mới.

Mỹ vẫn là nơi tiếp nhận FDI lớn nhất thế giới, đứng thứ hai là Trung Quốc. Tiếp
theo là Hong Kong (Trung Quốc), Singapore, Ấn Độ, Luxembourg, Đức, Ireland,
Mexico, Thụy Điển.

Sự sụt giảm FDI xảy ra nhiều hơn ở các nền kinh tế phát triển, nơi vốn FDI đã
giảm 58%, lý do một phần vì tái cơ cấu doanh nghiệp và các dòng tài chính ổn định.
FDI vào các nền kinh tế đang phát triển giảm ít hơn, ở mức 8%, chủ yếu là do chu
chuyển linh hoạt ở châu Á.

Tác động của đại dịch đối với FDI toàn cầu tập trung vào nửa đầu năm 2020.
Tất cả các thành phần của FDI đều giảm. Sự thu hẹp tổng thể trong hoạt động dự án
mới, kết hợp với sự trì hoãn trong hoạt động mua bán và sáp nhập xuyên biên giới
(M&A), đã dẫn đến dòng vốn đầu tư cổ phần giảm hơn 50%.

Báo cáo của UNCTAD cũng cho thấy bức tranh toàn cảnh về biến đổi dịch
chuyển FDI trên khắp toàn cầu. Theo đó, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
toàn cầu dự kiến sẽ chạm đáy vào năm 2021 và phục hồi một phần với mức tăng
khoảng 10-15%.

15

Downloaded by K60 D??NG ANH TR??NG (k60.2114113171@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|10768123

5. Một số nước đầu tư ra nước ngoài nhiều nhất

Biểu đồ 8: Biểu đồ 10 nước có vốn FDI ra nước ngoài (FDI Outflow) lớn nhất năm
2020 (Triệu USD)

Nguồn: UNCTAD

FDI Outflow % so với


Countries
(Triệu USD) TG
China 132 940.0 17.97%
Luxembourg 127 086.5 17.18%
Japan 115 702.8 15.64%
Hong Kong, China 102 224.2 13.82%
United States 92 811.0 12.54%
Canada 48 655.1 6.58%
France 44 203.0 5.97%
Germany 34 949.9 4.72%
Korea, Republic of 32 479.7 4.39%
Singapore 32 375.5 4.38%
Bảng 4: Bảng thống kê số liệu FDI (Outflow) của 10 nước lớn nhất năm 2020

16

Downloaded by K60 D??NG ANH TR??NG (k60.2114113171@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|10768123

Nguồn: UNCTAD

* Nhận xét:

Theo chiều ngược lại, Trung Quốc, Luxembourg và Nhật Bản theo thứ tự là ba
nước có đầu tư lớn nhất ở nước ngoài. Các vị trí từ thứ 4 đến 10 bao gồm Hong Kong
(Trung Quốc), Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Hàn Quốc và Singapore.

Nguồn cung ứng từ Hoa Kỳ vẫn giữ nguyên ở mức 93 tỷ USD (So với năm
2019). Trong khi đó nguồn cung từ Nhật Bản giảm một nửa xuống còn 116 tỷ USD vì
các giao dịch mua bán sáp nhập lớn không được lặp lại vào năm 2020.

FDI ra nước ngoài từ Trung Quốc, mặc dù giảm 3% nhưng vẫn ở mức cao 133
tỷ USD, đưa Trung Quốc trở thành nhà đầu tư lớn nhất trên thế giới.
Nhìn chung nguồn cung FDI từ các nước đứng đầu vào năm 2020 đều giảm so
với 2019, nguyên nhân là do ảnh hưởng của đại dịch cùng với sự tác động của hoạt
động buôn bán, sáp nhập xuyên quốc gia

17

Downloaded by K60 D??NG ANH TR??NG (k60.2114113171@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|10768123

Chương II. Tác động của vốn đầu tư nước ngoài FDI

1. Tác động lên nước được đầu tư (FDI Inflow)


a) Cơ hội việc làm

Bảng 5: Số lượng công việc mới được tạo ra nhờ FDI tại một số nước Châu Âu giai
đoạn 2006-2016
Nhờ có nguồn vốn FDI của các công ty, doanh nghiệp nước ngoài, nhiều công
việc mới đã được tạo ra kể cả gián tiếp lẫn trực tiếp. Điều này đã giải quyết bài toán
việc làm cho rất nhiều người lao động, tạo ra nguồn thu nhập và góp phần giảm tỷ lệ
thất nghiệp – vốn là một bài toán nan giải tại tất cả các quốc gia trên thế giới. FDI đã
thổi một luồng sinh khí mới vào thị trường việc làm.

Nhìn vào số liệu trên, ta có thể thấy trong giai đoạn 2006 – 2016, nhờ vào
nguồn vốn FDA dồi dào, rất nhiều quốc gia đã tạo ra nhiều việc làm mới. Ấn tượng
nhất là tại Liên Bang Nga, trong 10 năm, nước này có gần 1100000 việc làm mới. Con
số này tại Romania là hơn 935000, ở Vương Quốc Anh là 852000, Ba Lan là gần
745000. Các quốc gia Tây Âu khác, dù con số không lớn bằng, nhưng không thể phủ
nhận rằng tác động của FDI lên thị trường lao động là rất tích cực cho nền kinh tế - xã
hội của các quốc gia này.

Năng suất lao động


18

Downloaded by K60 D??NG ANH TR??NG (k60.2114113171@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|10768123

Tại các quốc gia đang phát triển, nghiên cứu về năng suất lao động giữa các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp nội địa đã chỉ ra rằng
năng suất tại các công ty được FDI rót vốn cao hơn một lượng đáng kể so với công ty
nội địa. Với những yếu tố như cường độ vốn cao hơn, quy mô doanh nghiệp lớn, số
lượng lao động vượt trội cùng trình độ khoa học – kỹ thuật – công nghệ tân tiến, các
doanh nghiệp này không khó để đạt được lợi thế với lượng sản phẩm đầu ra vô cùng
dồi dào. Điều này đã tạo động lực trong việc nâng cao năng suất lao động tại chính các
doanh nghiệp cùng cạnh tranh trên một sản phẩm. Khi năng suất trung bình được tăng
lên, cũng đồng nghĩa với việc sản lượng được tạo ra cũng nhiều hơn, hàng hóa dồi dào
hơn đem đến nhiều lựa chọn hơn cho tiêu dùng cũng như đáp ứng được nguồn cung,
phục vụ nhu cầu của người mua tốt hơn, đem lại lợi ích lớn cho cả doanh nghiệp,
người tiêu dùng, chính phủ và xã hội.,

Trong một nghiên cứu của Hidekatsu Asada vào tháng 8/2020 trên Journal of
Risk and Financial Management của MDPI về “Tác động của FDI và thương mại đến
tăng trưởng năng suất lao động tại Việt Nam” (Nguyên tác: Effects of Foreign Direct
Investment and Trade on Labor Productivity Growth in Vietnam), đã chứng minh có
mối liên hệ giữa FDI và tăng trưởng trong hiệu suất lao động. Asada đã chỉ ra rằng với
1% tăng trưởng ở FDI, sẽ đồng thời tăng 0,085% năng suất lao động, 0,032% nhập
khẩu và 0,332% xuất khẩu. Về mặt lâu dài, đây là một con số rất tích cực cho một nền
kinh tế đang phát triển như Việt Nam.

Nâng cao trình độ lao động


Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài khi đến đặt trụ sở, công xưởng tại nước
sở tại thường sẽ tận dụng nguồn lao động – phần lớn là lao động phổ thông tại các
nước đang phát triển. Ở các quốc gia này, đa phần trình độ tay nghề của công nhân còn
khá hạn chế, ít kinh nghiệm. Chính việc làm việc trong môi trường lao động mới lạ,
hiện đại với trình độ khoa học công nghệ cao, cộng với tốc độ thay thế nhân công
tương đối cao đòi hỏi công nhân cần rèn giũa tay nghề để đáp ứng với nhu cầu khắt
khe từ người sử dụng lao động. Doanh nghiệp đã tạo ra áp lực cạnh tranh trong chính
mỗi người lao động, thúc đẩy bản thân họ cố gắng, trau dồi kỹ năng, hoàn thiện bản
thân.

19

Downloaded by K60 D??NG ANH TR??NG (k60.2114113171@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|10768123

Bên cạnh đó, các công ty có vốn FDI thường có chính sách đào tạo tay nghề
công nhân rất hiệu quả. Sau khi tham dự các khóa học này, người lao động dần bắt kịp
với tiến độ công việc cũng như đáp ứng được những tiêu chuẩn của người sử dụng lao
động. Những kỹ năng này rất cần thiết và hữu ích trong công việc sau này, trong và
sau khi làm việc tại doanh nghiệp.

Ví dụ là trường hợp của Toyota. Từ năm 2000 đến nay, Toyota Việt Nam đã tư
vấn cho 7 trường đại học, cao đẳng chuyên ngành kỹ thuật trên cả nước về việc sửa đổi
và xây dựng nội dung chương trình đào tạo, góp phần nâng cao năng lực, chất lượng
đào tạo và trình độ chuyên môn cho sinh viên thông qua chương trình đào tạo kỹ thuật
Toyota (T-TEP). Toyota Việt Nam cũng dành tới gần 1 triệu USD và 8 chiếc ô tô phục
vụ cho công tác đào tạo và giảng dạy tại các trường này. Qua Chương trình, Toyota có
thêm nguồn lao động chất lượng, có trình độ, từ đó giải quyết được bài toán nan giải
về nhân lực, đồng thời Chương trình cũng giúp sinh viên trở thành đội ngũ lao động có
tay nghề cao, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và xã hội.

Ngoài ra, Toyota không ngần ngại chia sẻ bí quyết thành công của mình cho các
doanh nghiệp Việt và sinh viên kỹ thuật qua Chương trình Monozukuri, góp phần nâng
cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam thông qua việc tiếp cận, hiểu sâu
hơn về hệ thống sản xuất Toyota. Sau 14 năm triển khai, Toyota đã tổ chức thành công
47 khóa đào tạo cho 368 học viên đến từ hơn 129 doanh nghiệp và sinh viên cũng như
nhận được những đánh giá tích cực về chất lượng và hiệu quả thực tiễn của chương
trình.

Thúc đẩy xuất khẩu


Nhờ FDI, nhu cầu phải tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp trong nước và
ngoài nước tăng cao mà hệ quả là có nhiều sản phẩm của một quốc gia được xuất khẩu
để thu ngoại tệ về cho đất nước, đồng thời cũng cần phải nhập khẩu một số loại mặt
hàng mà trong nước đang cần. Việc trao đổi thương mại này sẽ lại thúc đẩy các công
cuộc đầu tư quốc tế giữa các nước vối nhau. Như vậy, quá trình đầu tư nước ngoài và

20

Downloaded by K60 D??NG ANH TR??NG (k60.2114113171@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|10768123

thương mại quốc tế có quan hệ biện chứng, là một quá trình luôn luôn thúc đẩy nhau,
hỗ trợ nhau cùng phát triển.

Có thể thấy rằng, các doanh nghiệp nhận vốn FDI đang chiếm tỉ trọng khá lớn
trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tại những năm 90 của thế kỉ XX, khi
Việt Nam mới mở cửa và được gỡ bỏ những rào cản, cấm vận, bước đầu hội nhập
thương mại với thế giới, khi đó Việt Nam chưa thu hút được đầu tư FDI từ nước ngoài
nhiều nên chỉ chiếm vỏn vẹn 20% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên kể từ đó đến

Biểu đồ 9: Tỷ trọng của nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong kim
ngạch xuất khẩu tại Việt Nam giai đoạn 1998-2016
Nguồn: Tổng cụ thống kê
nay, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) dần nắm thế thượng phong
trong kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Trong 6 tháng đầu năm 2016, các công ty này
chiếm đến xấp xỉ 70% lượng xuất khẩu của Việt Nam, khẳng định vị thế vượt trội so
với các doanh nghiệp nội địa. Một điểm đáng chú ý là, bên cạnh sự tăng trưởng trong
tỷ trọng của các FIEs, lượng xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng đáng kể, với con số
khiêm tốn chưa đầy 5 tỷ USD vào năm 1998 thì với động lực từ FDI đến 2015 đạt đỉnh
với mức sản lượng lên đến 160000 tỷ USD. Đây có thể nói là một bước tiến vượt bậc
của nền kinh tế quốc dân.

Chuyển dịch cơ cấu GDP

21

Downloaded by K60 D??NG ANH TR??NG (k60.2114113171@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|10768123

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có mối liên hệ chặt chẽ với tăng trưởng và phát
triển kinh tế, vừa là kết quả của quá trình phát triển kinh tế xã hội trong một giai đoạn
nhất định vừa là yếu tố cực kì quan trọng thúc đẩy phát triển nền kinh tế xã hội quốc
gia lên một trình độ mới Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là quá trình chuyển cơ cấu
ngành kinh tế từ dạng này sang dạng khác phù hợp với sự phát triển của phân công lao
động xá hội và phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, phát triển khoa học-
công nghệ. Đây không phải đơn thuần là sự thay đổi vị trí, mà là sự thay đổi cả về
lượng và chất trong nội bộ cơ cấu ngành. Việc chuyển dịch cơ cấu này phải dựa trên
cơ sở một cơ cấu hiện có, do đó nội dung của chuyển dịch cơ cấu ngành là cải tạo cơ
cấu cũ lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu mới tiên tiến hoàn thiện và phù
hợp hơn.

Có thể khẳng định FDI là một nhân tố quan trọng đóng góp rất lớn đến chuyển
dịch cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hóa ở các nước được đầu tư và tỷ trọng
công nghiệp so với GDP tăng lên là nhờ đáng kể vào khu vực FDI. Đặc biệt tại các
quốc gia đang phát triển, những nền kinh tế mới nổi, nhờ nguồn vốn FDI dồi dào, thậm
chí có chuyển đổi hoàn toàn từ một đất nước lạc hậu sang một nước công nghiệp hóa
tân tiến hiện đại. Điểm đáng nói nữa là sự xuất hiện của FDI và phát triển của khu vực
này cũng làm xuất hiện nhiều sản phẩm công nghiệp và dịch vụ mới có đóng góp trực
tiếp đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu hàng xuất khẩu, ví dụ các sản
phẩm thiết bị điện, điện tử, linh kiện.

Chuyển giao công nghệ - kỹ thuật


Đối với một nước lạc hậu, trình độ sản xuất thấp kém, năng lực sản xuất chưa
được phát huy kèm với cơ sở vật chất, kỹ thuật nghèo nàn thì việc tiếp thu được một
nguồn vốn lớn, công nghệ phù hợp để tăng năng suất và cải tiến chất lượng sản phẩm,
nâng cao trình độ quản lý là một điều hết sức cần thiết vì công nghệ là trung tâm của
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở một số quốc gia đang phát triển. Khi đầu tư
trực tiếp diễn ra thì công nghệ mới được du nhập vào nước nhận đầu tư, trong đó có cả
một số công nghệ bị cấm xuất khẩu theo con đường ngoại thương; chuyên gia cùng với
các kỹ năng quản lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của công nghệ này, từ đó công
chức, viên chức nhà nước, người lao động, doanh nghiệp bản địa có thể học hỏi kinh
nghiệm của họ.

22

Downloaded by K60 D??NG ANH TR??NG (k60.2114113171@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|10768123

2. Tác động lên nước đi đầu tư FDI (FDI outflow)


a) Chuyển giá nhằm tối đa hóa lợi nhuận
Chuyển giá là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài sản
được chuyển dịch giữa các thành viên trong tập đoàn qua biên giới không theo giá thị
trường nhằm tối thiểu hóa số thuế của các công ty đa quốc gia (Multi Nations
Company) trên toàn cầu và đồng thời tối đa hóa lợi nhuận. Việc các công ty đa quốc
gia áp dụng chính sách chuyển giá đang trở thành một xu thế. Các công ty này thường
lựa chọn những nèn kinh tế mới nổi, đang phát triển với những chính sách thuế ưu đãi,
hấp dẫn nhà đầu tư làm địa điểm để tiến hành chuyển giá.

Hình 1: Một ví dụ về chuyển giá


Nguồn: OECD
Cơ hội việc làm
Việc chuyển vốn đầu tư FDI ra các nước đang phát triển đã tạo tác động tích
cực tại chính các quốc gia đi đầu tư. Các nước này thường là những nền kinh tế phát
triển, trình độ công nhân cao và cơ hội việc làm mới tương đối thấp. Khi các doanh
nghiệp đi đầu tư ra nước ngoài, điều này đã để lại những khoảng trống nhân sự tại các
công ty khi một phần nguồn nhân lực được sử dụng để quản lý, xây dựng trụ sở mới
tại nước sở tại. Để có thể tiếp tục hoạt động, các công việc mới đã được tạo ra để lấp đi
23

Downloaded by K60 D??NG ANH TR??NG (k60.2114113171@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|10768123

những khoảng trống đó, vô hình chung tạo ra những cơ hội việc làm cho lao động địa
phương.

Tận dụng dòng vốn thu nhập từ nước được đầu tư


Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến từ các quốc gia phát triển sẽ sử
dụng nguồn doanh thu từ việc kinh doanh, sản xuất hàng hóa tại nước sở tại để có thể
tái xoay vòng đầu tư và đưa ngược trở lại nơi dòng vốn đầu tư xuất phát – chính tại các
quốc gia phát triển. Các quốc gia này sẽ gia tăng nhập khẩu những mặt hàng thô như
nông sản, khoáng sản thô chưa chế biến để có thể sản xuất tại các công xưởng có trình
độ kỹ thuật cao trong nước. Việc này sẽ làm gia tăng nhu cầu nhập khẩu những loại
mặt hàng này. Sau khi ra thành phẩm, các chủ doanh nghiệp đem những hàng hóa này
xuất khẩu tới chính những quốc gia họ đang đầu tư FDI vào – nơi nhu cầu cho những
hàng hóa có giá trị cao, phức tạp đòi hỏi trình độ công nghệ tiên tiến. Nhờ có các
doanh nghiệp cung cấp FDI làm cầu nối, kim ngạch thương mại giữa 2 quốc gia được
nâng cao và phát triển bền vững.

Chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ sản phẩm


Với những thế mạnh vượt trội nhờ vốn, trình độ kỹ thuật và nhân công, không
khó để các mặt hàng của các doanh nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ
sản phẩm tại quốc gia nhận đầu tư. Trước sự cạnh tranh từ các sản phẩm nội địa,
những sản phẩm của các công ty có nguồn vốn FDI đã và đang tận dụng chính những
ưu thế vượt trội ở trên để có thể tối đa hóa doanh thu, sản lượng, đạt được niềm tin và
đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Tại Việt Nam, Báo cáo của Cục Công nghiệp chỉ ra, kim ngạch xuất khẩu nhóm
ngành thiết bị truyền thông với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 - 2019 là
62%, tiếp đến là nhóm ngành linh kiện điện tử và nhóm ngành máy vi tính và thiết bị
ngoại vi, 2 nhóm ngành này có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 - 2019 đạt
lần lượt là 42% và 19% , sau cùng là nhóm ngành thiết bị điện tử khác và nhóm ngành
điện tử dân dụng có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 - 2019 đạt lần lượt là
39% và 35%. Trong đó, doanh nghiệp FDI chiếm đến 95% giá trị xuất khẩu.

Tận dụng nguồn tài nguyên nhân công giá rẻ, ưu đãi
Các doanh nghiệp FDI thường dành sự quan tâm đặc biệt tới các nền kinh tế
mới nổi bởi lẽ đấy là những nơi dân số có cơ cấu trẻ, lượng lao động dồi dào và đặc
24

Downloaded by K60 D??NG ANH TR??NG (k60.2114113171@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|10768123

biệt là giá rẻ, chủ yếu là lao động phổ thông, ít qua đào tạo. Nhờ lợi thế này, các doanh
nghiệp đã tiết kiệm được lượng lớn chi phí phải bỏ ra để sản xuất, giúp gia tăng lợi
nhuận đáng kể.

Bên cạnh đó, với các nước đang phát triển, Chính phủ rất ưu đãi các nhà đầu tư
nước ngoài nhờ những ưu đãi vô cùng hấp dẫn về thuế, đất đai, chính sách. Điều này
càng tạo điều kiện cho các quốc gia phát triển tăng cường rót vốn FDI nhằm đầu tư tại
những thị trường mới, giàu tiềm năng.

Biểu đồ 10: Biểu đồ thể hiện thu nhập bình quân hàng năm của công nhân
sản xuất tại một số nước châu Á (giai đoạn 2012-2017)

25

Downloaded by K60 D??NG ANH TR??NG (k60.2114113171@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|10768123

Biểu đồ 11: Biểu đồ thu nhập theo giờ của công nhân sản xuất tại một số nước
trên thế giới (2016)
Châu Á là điểm đến ưa thích của FDI trong thời kì hội nhập mới hiện nay nhờ
nguồn lao động dồi dào và giá rẻ cộng với thị trường tiêu thụ rộng lớn với hơn 4 tỷ
dân. Có thể thấy giá nhân công tại các quốc gia châu Á đang phát triển thấp hơn nhiều
so với các quốc gia phương Tây. Ví dụ như tại Ấn Độ, năm 2016 1 giờ chỉ phải trả 5$,
1 năm (2017) chưa đến 5000$. Trong khi đó tại Đức, trong 1 giờ bình quân doanh
nghiệp sẽ phải chi trả lương đến gần 40$ cho 1 người.

3. Tác động tiêu cực của FDI


Thứ nhất, hiện tượng “chuyển giá” khá phổ biến trong đầu tư trực tiếp nước
ngoài.
Các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hành vi chuyển giá khi hoạt động kinh doanh
tại nước sở tại có những thay đổi mà điều kiện khó rút vốn hoặc việc chuyển lợi nhuận
ra khỏi lãnh thổ do điều kiện ràng buộc khó khăn hay thâu tóm, trốn thuế tại nước sở tại.
Những hành vi chuyển giá đã tác động xấu đến nền kinh tế, gây thất thu lớn cho Nhà
nước, bóp méo môi trường kinh doanh, tạo sức ép bất bình đẳng, gây phương hại đối
với những nhà đầu tư chấp hành tốt đúng như trong cam kết, làm suy giảm hiệu lực quản
lý Nhà nước trong việc thực hiện các chủ trương kêu gọi đầu tư để phát triển kinh tế –
xã hội. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhập siêu tăng do

26

Downloaded by K60 D??NG ANH TR??NG (k60.2114113171@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|10768123

số ngoại tệ dùng để nhập khẩu nguyên liệu vật tư luôn lớn hơn số ngoại tệ thu về khi
xuất khẩu sản phẩm vì bán giá thấp hơn giá vốn. Các dấu hiệu của hiện tượng chuyển
giá thông thường diễn ra thuộc các dạng dưới đây:

+) Các nhà đầu tư nước ngoài hạ thấp mức giá đầu ra thông qua các hợp đồng
xuất khẩu do các công ty mẹ hoặc các đối tác liên kết với công ty mẹ. Lợi dụng bên liên
doanh và các cơ quan quản lý Nhà nước không có được thông tin về đối tác có hợp đồng
để quan hệ liên kết, các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện chuyển giá bằng cách bán sản
phẩm, dịch vụ cùng nhóm lợi ích với giá thấp hơn giá thị trường, nhiều trường hợp bán
với giá thấp hơn giá thành khi mua sản phẩm, dịch vụ được hưởng chính sách ưu đãi về
thuế thu nhập doanh nghiệp.

+) Các nhà đầu tư nước ngoài đẩy giá thông qua các yếu tố đầu vào như: Tăng
chi phí khấu hao tài sản cố định: Lợi dụng việc xác định giá trị thiết bị của các doanh
nghiệp liên kết có thể không rõ xuất xứ hàng hoá mà cơ quan thuế, hải quan xác định
thuế trên cơ sở giá trị theo chứng từ hoá đơn mà đối tác liên kết cung cấp nên giá trị máy
móc thiết bị và tài sản cố định khác được nhập khẩu hoặc nhập vào vùng lãnh thổ khác
trong cùng lãnh thổ Việt Nam có thể được thoả thuận theo mức giá cao. Từ đó, chi phí
khấu hao tài sản cố định loại này cũng cao hơn so với thông thường nếu xác định theo
giá thị trường.

Tăng chi phí nguyên vật liệu đầu vào bằng cách tương tự với việc định giá tài sản
cố định như trên các doanh nghiệp là đối tác trong các quan hệ liên kết đặc biệt cũng tự
thoả thuận mức giá nguyên liệu cung cấp cho nhau theo hướng kê khai tăng hơn so với
mức giá thị trường.

Tăng chi phí quản lý, bán hàng quản lý… đây là chi phí liên quan đến việc vận
hành doanh nghiệp, đây là chi phí mà các doanh nghiệp có thể nâng lên cao để bóp méo
giá thành, làm giảm lợi nhuận hoặc lỗ để tránh nghĩa vụ nộp thuế.

Một thủ thuật để nâng chi phí đầu vào để “được” lỗ nhằm lách thuế nữa là dù có
vốn nhưng doanh nghiệp vẫn không đưa vào sản xuất mà đi vay vốn bên ngoài với lãi
suất cao để đưa vào chi phí, làm tăng giá trị đầu vào. Mặc dù biết không ít các nhà đầu
tư nước ngoài chuyển giá, nâng chi phí đầu vào, nhằm trốn thuế nhưng do các báo cáo
thuế thuế luôn hợp lý, hoạt động kiểm tra thuế luôn theo sau, ít nhất cũng sau một năm

27

Downloaded by K60 D??NG ANH TR??NG (k60.2114113171@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|10768123

nên khi cơ quan thuế kiểm tra đã mất hết dấu vết, chỉ còn lại giấy tờ sổ sách đã được cân
chỉnh hợp lý.

+) Thông qua việc nâng giá trị vốn góp và chuyển giao công nghệ.

Việc nâng giá thiết bị máy móc đầu tư ban đầu đã giúp cho các doanh nghiệp
chuyển một lượng tiền đi ngược trở ra cho công ty mẹ ngay từ lúc đầu tư. Tình trạng
nâng giá trị tài sản góp vốn mang lại thiệt hại cho bên liên doanh là nước nhận liên
doanh, làm cho vốn góp của phía nước ngoài tăng lên từ đó bên nước ngoài dễ dàng nắm
quyền kiểm soát để điều hành doanh nghiệp. Đối tác nước ngoài sẽ điều hành làm sao
cho tình hình thua lỗ kéo dài và cuối cùng làm cho bên đối tác không chịu được đành
bán lại cổ phần cho bên nước ngoài. Ngoài hình thức nâng giá trị tài sản góp vốn, các
nhà đầu tư nước ngoài còn thực hiện việc chuyển giá thông qua việc chuyển giao công
nghệ, thu phí bản quyền làm tăng chi phí khấu hao tài sản vô hình làm cho tổng chi phí
của doanh nghiệp tăng lên từ đó thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải nộp ít hơn.

+) Cơ chế giá nội bộ trong các giao dịch giữa các doanh nghiệp trong cùng một
tập đoàn kinh tế hoặc nhóm các công ty trong nước, nhiều doanh nghiệp được lập ra chỉ
nhằm thực hiện sân sau của các doanh nghiệp nhằm khai thác quyền chủ động kinh
doanh do pháp luật quy định, với các hợp đồng mua thì cao nhưng bán lại thấp, chia
thầu…

+) Điều chỉnh cơ cấu trị giá hàng hoá nhập khẩu và dịch vụ đi kèm để giảm thiểu
tổng số thuế phải nộp cả ở khâu nhập khẩu và kinh doanh nội địa. Quy định hiện hành
về thuế nhập khẩu đối với hàng hoá (tồn tại dưới dạng vật chất, hữu hình), các dịch vụ
đi kèm với hàng hoá nhập khẩu được loại trừ ra khỏi giá tính thuế nhập khẩu nhưng phải
nộp thuế nhà thầu, trong trường hợp không tách riêng thì các loại thuế đều được tính
trên tổng giá trị. Thực hiện cam kết gia nhập WTO, hàng năm chúng ta điều chỉnh giảm
thuế nhập khẩu, giữ nguyên thuế nhà thầu, thực tế đang xảy ra thiên hướng giảm trị giá
dịch vụ đi kèm hàng nhập khẩu trong khi xu hướng là tăng giá trị tài sản trí tuệ, do đó
không ngoại trừ việc chuyển giá mang tính chất cơ cấu, việc này có thể không làm tăng
lợi ích của nhà cung cấp nước ngoài nhưng để bán được hàng, họ sẵn sàng ký phụ lục
hợp đồng theo yêu cầu của nhà nhập khẩu Việt Nam.

Thứ hai, có thể dẫn đến mất cân đối trong đầu tư.

28

Downloaded by K60 D??NG ANH TR??NG (k60.2114113171@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|10768123

Các nhà đầu tư nước ngoài vì chạy theo mục tiêu của mình nên họ thường đầu tư
vào các ngành, các lĩnh vực nhiều khi không trùng khớp với mong muốn của nước nhận
đầu tư tại làm cho mục tiêu thu hút bị ảnh hưởng nếu không có cơ chế và những quy
hoạch hữu hiệu sẽ dễ dẫn đến tình trạng đầu tư tràn lan kém hiệu quả, tài nguyên thiên
nhiên sẽ bị khai thác quá mức, các nhà đầu tư nước ngoài còn làm cho cơ cấu kinh tế bị
méo mó, chậm được cải thiện và tích tụ nguy cơ mất ổn định chung của đời sống kinh
tế xã hội quốc gia như khi dòng vốn FDI rút ra đột ngột, sa thải công nhân hàng loạt…

Thứ ba, gây những tiêu cực về lao động, về tài chính cho nước nhận đầu tư.
Do các nhà đầu tư quốc tế là những đối tác giàu kinh nghiệm và sành sỏi trong
kinh doanh, nên trong nhiều trường hợp nước sở tại sẽ chịu nhiều thua thiệt. Ngoài ra,
nước sở tại còn có thể chịu cảnh “chảy máu chất xám” do các dự án FDI thường thu hút
được các nhà quản lý giỏi vì chế độ đãi ngộ về thu nhập hay môi trường làm việc tốt,
tính chuyên nghiệp cao. Chính sự có mặt của các doanh nghiệp có vốn FDI mà làm cho
lực lượng lao động, nhất là lao động có tay nghề cao di chuyển từ khu vực kinh tế trong
nước sang khu vực FDI có mức thu nhập cao hơn. Hơn nữa, sau khi hoạt động các nhà
đầu tư nước ngoài sẽ chuyển lãi về nước từ đầu tư, ưu đãi thuế và từ các hoạt động khác.
Nhiều nhà đầu tư nước ngoài còn nợ thuế, vay ngân hàng tại nước sở tại với khối lượng
lớn sau đó bí mật bỏ trốn ra khỏi nước đầu tư.

Thứ tư, có thể bị du nhập của những công nghệ lạc hậu trên thế giới.
Các nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng sự yếu kém trong kiểm định và quản lý công
nghệ của nước sở tại để du nhập các công nghệ lạc hậu nhưng với giá đắt đỏ gây ra sự
lãng phí lớn cho sự dỡ bỏ, thay thế hoặc khắc phục những hậu quả về sau. Tại nước ta
trong thời gian vừa qua, đã có nhiều dự án mang vào nhiều thiết bị và công nghệ lạc hậu
đã gây ảnh hưởng đến môi trường và lợi ích cộng đồng khác, bị cộng đồng nhân dân và
chính quyền địa phương lên tiếng. Khi nhà đầu tư nước ngoài đưa vào những công nghệ
lạc hậu thì họ vẫn thu được lợi nhuận trong khi đó nước tiếp nhận không những chịu
ảnh hưởng về mặt kinh tế mà còn ảnh hưởng đến môi trường và các lợi ích khác trong
tương lai. Việc chuyển giao công nghệ lạc hậu không những làm cho công nghệ ngày
càng lạc hậu, khả năng sản xuất kém đi mà làm cho nước tiếp nhận còn thêm gánh nặng
phải nuôi dưỡng và dỡ bỏ những công nghệ này.

29

Downloaded by K60 D??NG ANH TR??NG (k60.2114113171@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|10768123

Thứ năm, có nguy cơ làm tăng sự phá sản của những cơ sở kinh tế trong nước
và các ngành nghề truyền thống, mất bình đẳng trong cạnh tranh.
Tình trạng các tranh chấp lao động trong khu vực có vốn FDI là khó tránh khỏi,
đặc biệt là ở những thời điểm doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động, hoặc khi doanh
nghiệp khó khăn về sản xuất kinh doanh. Một số chủ doanh nghiệp trả công cho người
lao động bằng với mức lương tối thiểu, yêu cầu tăng ca nhiều khiến tiền lương không
đủ tái sản xuất sức lao động, làm phát sinh mâu thuẫn giữa chủ sử dụng lao động và
người lao động, dẫn đến tình trạng đình công, bãi công đình trệ sản xuất làm thiệt hại
cho cả hai bên.

Thứ sáu, mất đi nhiều việc làm truyền thống và chưa coi trọng đúng mức về đào
tạo cho người lao động.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã tạo ra nhiều công ăn việc làm cho nước nhận đầu
tư, nhất là các nước đang phát triển như nước ta, nơi mà dân số trẻ lực lượng lao động
dồi dào thì việc tạo cho người lao động một nơi làm việc có thu nhập ổn định lại vô cùng
tốt. Trên thực tế, trong nhiều năm qua khu vực FDI đã tạo ra nhiều triệu lao động trực
tiếp và gián tiếp. Tuy nhiên, bên cạnh đó, hoạt động của khu vực FDI cũng đã làm mất
đi nhiều đất nông nghiệp từ đó đã làm mất đi nhiều việc làm trong các lĩnh vực truyền
thống. Với mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu những chi phí, các nhà đầu tư
nước ngoài còn thiên về khai thác và sử dụng những nguồn lao động có nhân công giá
rẻ, ít qua đào tạo, mang tính mùa vụ mà ít chú trọng đến việc đào tạo và sử dụng nhân
lực có tay nghề cao và làm việc lâu dài cho các nhà đầu tư.

Thứ bảy, ảnh hưởng đối với môi trường tự nhiên và khai thác lãng phí tài nguyên.
Gây ô nhiễm môi trường: Có thể nói một trong những tác động tiêu cực nhất của
khu vực FDI đối với nước nhận đầu tư là những ảnh hưởng về môi trường. Đặc biệt là
tình hình “xuất khẩu” ô nhiễm từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển
thông qua FDI ngày càng gia tăng. Các nước đang phát triển có nguy cơ trở thành những
nước có mức “nhập khẩu” ô nhiễm cao, nhiều nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam…
Hiện nay vấn đề xử lý nước thải tại Việt Nam chưa được chú trọng, hầu hết các nhà đầu
tư nước ngoài chưa quan tâm đúng mức đến hệ thống xử lý chất thải. Các chương trình
giám sát, xử phạt vẫn chưa được thực hiện một cách toàn diện trong khi ngày càng có
nhiều dự án khai thác tài nguyên, vận chuyển dầu với hiểm họa tràn dầu có nguy cơ gia

30

Downloaded by K60 D??NG ANH TR??NG (k60.2114113171@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|10768123

tăng trong các năm tới. Nhiều dự án nước ngoài đã gây ô nhiễm môi trường do công
nghệ lạc hậu, chạy theo lợi nhuận, tiết kiệm chi phí…không tính đến khâu xử lý nước
thải đã gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

FDI ảnh hưởng tới đa dạng sinh thái: Bên cạnh những đóng góp quan trọng cho
ngành du lịch thì sự đầu tư quá lớn và liên tục gia tăng trong những năm gần đây đã đặt
môi trường tự nhiên Việt Nam trước những thách thức lớn. Nguy cơ ảnh hưởng xấu đến
đa dạng sinh học, tài nguyên nước, thuỷ sản, khí hậu và gia tăng ô nhiễm các lưu vực
sông, gây tàn phá môi trường tự nhiên chú trọng đến việc khai thác tài nguyên thiên
nhiên đặc biệt là các tài nguyên không tái tạo được như khoáng sản, khai thác mỏ…Các
khu công nghiệp mở rộng làm diện tích rừng bị thu hẹp, cuộc sống, nơi cư trú của các
động vật hoang dã, thực vật đã bị xáo trộn, phá hủy. Trong khi đó, vấn đề bảo vệ môi
trường vẫn đang là thách thức lớn đối với Việt Nam hiện nay.

Thứ tám, xuất hiện nguy cơ rửa tiền.


Theo cảnh báo của WB thì Việt Nam sẽ bị các tổ chức rửa tiền quốc tế chọn làm
mục tiêu vì hệ thống thanh tra, giám sát, hệ thống kế toán và tìm hiểu khách hàng ở nước
ta còn kém phát triển, mức độ sử dụng tiền mặt và các luồng chuyển tiền không chính
thức còn cao. Bên cạnh đó, Việt Nam đang trên con đường mở cửa kinh tế và được đánh
giá là nền kinh tế có tính chất mở hàng đầu thế giới. Việc kiểm soát lỏng lẻo các dòng
tiền vào ra đã tạo điều kiện thuận lợi để tội phạm thực hiện hoạt động rửa tiền. Nguồn
vốn FDI có thể là một kênh thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động rửa tiền. Các tổ chức
phi pháp có thể tiến hành đầu tư vào nước ta với hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài nhưng thực chất không phải để hoạt động mà nhằm hợp pháp hóa các khoản tiền
bất hợp pháp.

31

Downloaded by K60 D??NG ANH TR??NG (k60.2114113171@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|10768123

Chương III. Khái quát tình hình đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam

1. Thu hút vốn FDI từ nước ngoài


80000 4500

70000 4000

3500
60000
3000
50000
2500
40000
2000
30000
1500

20000
1000

10000 500

0 0
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Vốn đăng ký Vốn thực hiện Số dự án

Biểu đồ 12: Nguồn vốn FDI đầu tư vào Việt Nam giai đoạn 2000-2020 (triệu USD)

Nguồn: Tổng cục thống kê

Từ biểu đồ có thể thấy nguồn vốn FDI khá thấp trong giai đoạn năm 2000-2006
và tăng nhanh từ 2007 đến nay. Việc gia nhập WTO năm 2007 đã tạo điều kiện thuận
lợi thúc đẩy thương mại giữa Việt Nam với thế giới. Gia nhập WTO đòi hỏi Việt Nam
phải sửa đổi, cải cách thể chế kinh tế nhằm tuân thủ các chuẩn mực của thế giới. Bên
cạnh nội dung liên quan đến kinh tế, việc sửa đổi các văn bản luật và ban hành các
thông tư, nghị định cũng được nhanh chóng triển khai. Đơn cử là pháp luật liên quan
đến đầu tư, trong 10 năm là thành viên của WTO, pháp luật về đầu tư dần được hoàn
chỉnh đã tạo môi trường đồng bộ cho các hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Nền kinh tế mở cửa và có tiềm năng phát triển mạnh là yếu tố đã thu hút lượng
lớn vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta trong giai đoạn 2007-2008. Tuy nhiên, cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu cuối 2008 và đầu 2009 đã khiến dòng vốn FDI sụt
giảm do các đối tác đầu tư nước ngoài không tăng vốn hoặc rút vốn với các dự án lớn.

32

Downloaded by K60 D??NG ANH TR??NG (k60.2114113171@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|10768123

Từ năm 2013, nền kinh tế thế giới phục hồi trở lại, dòng vốn FDI đổ vào Việt
Nam cũng tăng nhanh và đều qua các năm sau đó. Đến năm 2018, hiệp định đối tác
toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP được thông qua đã thu hút thêm
dòng vốn đầu tư mới từ các quốc gia ít đầu tư vào Việt Nam như: Canada, Australia,
Chile, Mexico, New Zealand, Peru. Ngay sau đó, việc hiệp định thương mại tự do giữa
EU và Việt Nam EVFTA được ký kết vào năm 2019 đã tạo ra cú hích lớn cho cho xuất
khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các
mặt hàng nông, thủy sản cũng như những mặt hàng Việt Nam vốn có nhiều lợi thế
cạnh tranh.

Những cam kết dành đối xử công bằng, bình đẳng, bảo hộ an toàn và đầy đủ
cho các khoản đầu tư và nhà đầu tư trong Hiệp định IPA cũng sẽ góp phần tích cực
vào việc xây dựng môi trường pháp lý và đầu tư minh bạch, từ đó Việt Nam sẽ thu hút
nhiều nhà đầu tư hơn đến từ EU và các nước khác. Nhìn chung, các nhà đầu tư châu
Âu có ưu thế về công nghệ, vì vậy đã góp phần tích cực trong việc tạo ra một số ngành
nghề mới và sản phẩm mới có hàm lượng công nghệ cao.

Một số tập đoàn lớn của EU đang hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam như BP
(Anh), Shell Group (Hà Lan), Total Elf Fina (Pháp Bỉ), Daimler Chrysler (Đức),
Siemen, Alcatel Comvik (Thuỵ Điển)…. Xu thế đầu tư của EU chủ yếu vẫn tập trung
vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, tuy nhiên, gần đây có xu hướng phát triển
tập trung hơn vào các ngành dịch vụ (bưu chính viễn thông, tài chính, văn phòng cho
thuê, bán lẻ). Nhiều ngành kinh tế được hưởng lợi trực tiếp từ các FTA trên do đó
cũng được nâng mức đầu tư, cụ thể là công nghiệp chế biến, chế tạo; sản xuất và phân
phối điện, khí đốt, xây dựng cơ sở hạ tầng,…Tính lũy kế đến năm 2020, tổng vốn đầu
tư vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo đạt hơn 228.5 tỷ đô, chiếm hơn 59% tổng
số vốn FDI vào Việt Nam.

Việc tham gia vào các FTA và các hiệp định đầu tư song phương-đa
phương đã đem lại cho Việt Nam những điều kiện thuận lợi không hề nhỏ về kinh tế-
xã hội, khiến nước ta trở thành một thị trường đầu tư đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư
lớn trên thế giới. Xét trong khối ASEAN giai đoạn 2000-2020 (Biểu đồ 2), tổng nguồn
vốn FDI vào Việt Nam đạt gần 163.5 tỷ USD, xếp hạng ba chỉ sau Singapore (743.6 tỷ
USD) và Indonesia (225.2 tỷ USD). Điều này cho thấy Việt Nam là một điểm đến đầu
33

Downloaded by K60 D??NG ANH TR??NG (k60.2114113171@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|10768123

tư hấp dẫn với triển vọng kinh tế sáng sủa hơn một số nước trong khu vực. Những
quốc gia dẫn đầu về vốn FDI vào Việt Nam, cũng là những quốc gia dẫn đầu trong thị
trường M&A tại Việt Nam đa số là các quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản,
Singapore (Biểu đồ 3). Điều này được giải thích bởi các quốc gia trên đã thiết lập mối
quan hệ hợp tác song phương và cũng là các đối tác quan trọng với nước ta trong các
hiệp định thương mại tự do. Các ngành được chú trọng đầu tư bao gồm: công nghiệp
chế tạo, tài chính-ngân hàng, hàng không, xăng dầu, bất động sản,…

800000

700000

600000

500000

400000

300000

200000

100000

FDI

Biểu đồ 13: Tổng nguồn vốn FDI vào các nước ASEAN giai đoạn 2000-2020 (triệu
USD)

Nguồn: UNCTAD

34

Downloaded by K60 D??NG ANH TR??NG (k60.2114113171@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|10768123

80000
70442.3
70000
60577.1
60000 56855.3

50000

40000 35742

30000 25986.8
22154
18633
20000

10000

0
Hàn Quốc Nhật Bản Singapore Đài Loan Hồng Kông Quần đảo Trung Quốc
Virgin thuộc
Anh

Số vốn FDI tính lũy kế đến 2020

Biểu đồ 14: Tổng vốn FDI của 7 nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam tính luỹ kế đến
hết 2020 (triệu USD)

Nguồn: Tổng cục Thống kê

* Tác động của FDI lên xuất khẩu của Việt Nam

120000000

100000000

80000000
Công nghệ, điện tử
Nghìn USD

60000000 May mặc, giày da


Hoa quả và các loại hạt
40000000
Các yếu tố khác
20000000

0
2009

2014
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008

2010
2011
2012
2013

2015
2016
2017
2018
2019

Biểu đồ 15: Biểu đồ giá trị Việt Nam xuất khẩu ra toàn thế giới

Nguồn: Trademap

Trong những năm đầu của thế kỉ 21, ngành công nghệ điện tử có kim ngạch
xuất khẩu thấp nhất. Tuy nhiên, năm 2008, Samsung quyết định xây dựng nhà máy tại

35

Downloaded by K60 D??NG ANH TR??NG (k60.2114113171@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|10768123

Việt Nam theo vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và vào tháng 4/2009 đã được đưa
vào hoạt động. Đây là sự kiện đánh dấu sự trỗi dậy của xuất khẩu ngành công nghệ,
điện tử, kể từ năm 2009, kim ngạch xuất khẩu của ngành này tăng rõ rệt, năm 2010,
giá trị xuất khẩu tăng 55%. Đến năm 2017 trở đi, xuất khẩu công nghệ, điện tử là
ngành xuất khẩu chủ đạo tại Việt Nam.

3500

3000

2500

2000

1500

1000

500

0
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Hàn Quốc Việt nam Singapore

Biểu đồ 16: Tiền lương trung bình hàng tháng tinh theo năm của 3 quốc gia từ 2011 -
2020 trong ngành lắp ráp (Plant and machine operators, assemblers) (Đơn vị: USD)

Nguồn: ILO

3500

3000

2500

2000

1500

1000

500

0
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Hàn Quốc Việt Nam Singapore

Biểu đồ 17: Tiền lương trung bình hàng tháng tính theo năm của 3 quốc gia từ năm
2011 - 2020 trong ngành thủ công (Crafts and related trades workers) (Đơn vị: USD)

Nguồn: ILO
36

Downloaded by K60 D??NG ANH TR??NG (k60.2114113171@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|10768123

Nhìn biểu đồ ta thấy, ngành lắp ráp và ngành thủ công là 2 ngành không đòi hỏi
kĩ thuật cao, có thể đào tạo cao đẳng rồi đi làm luôn được. Ở Việt Nam, đang gặp một
tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”, khi có vốn FDI vào đã hỗ trợ Việt Nam giải quyết bài
toán lao động này, các công ty Nhật và Hàn đã đầu tư chủ yếu vào các công ty dệt may
sợi, may quần áo, giày da và các nhà máy chế tạo lắp ráp cơ bản. Việc nhận được
nhiều đầu tư vào 2 ngành này sở dĩ Việt Nam có lợi thế về tiên lương lao động, ta thấy
lương lao động ở 2 ngành này thấp hơn hẳn so với Hàn và Nhật.

1600000

1400000

1200000

1000000

800000

600000

400000

200000

Công nghệ, điện tử May mặc, da giày Hoa quả và các loại hạt Khác

Biểu đồ 18: Biều đồ gía trị xuất khẩu của Việt Nam sang Canada theo mặt hàng từ
2001 - 2019 (Đơn vị: Nghìn USD)

Nguồn: Trademap

37

Downloaded by K60 D??NG ANH TR??NG (k60.2114113171@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|10768123

4500 4052.16
4000
3500
3000
2500
2000
1500
1000
500 186.33

0
2009 2010 2011 2012 2013 2014

Việt Nam Canada

Biểu đồ 19: Tiền lương trung bình hàng tháng tính theo năm của Việt Nam và Canada
trong ngành thủ công (Đơn vị: USD)

Nguồn: ILO

Nhìn biểu đồ ta thấy xét đến năm 2014, tiền lương trung bình 1 tháng công
nhân thủ công ở Việt Nam nhận được là 186,33 USD còn ở Canada là 4052,16 USD,
như vậy, tiền lương công nhân ở Canada đắt gấp 21 lần lương công nhân tại Việt
Nam.Không xét đến điều kiện sống, rõ ràng, tiền lương công nhân ở Việt Nam thấp
hơn hẳn so với Canada, cho nên, về các ngành sản xuất không đòi hỏi nguồn nhân lực
chất lượng cao như may mặc, Việt Nam có lợi thế hơn hẳn so với Canada, nên xuất
khẩu may mặc của Việt Nam sang các nước phát triển như EU, Hoa Kỳ, các nước
trong CPTPP sẽ mạnh hơn.

* Tác động của FDI đến chỉ số thương mại nội ngành tại Việt Nam

E(Textiles I(Textiles IIT(Textiles


E(Mach I(Mach IIT(Mach
Năm and and and
and Elec) and Elec) and Elec)
clothing) clothing) clothing)
2000 1151168 3379520 2095365 2006122 0.51 0.98
2001 1232233.4 3507180.8 2215804 2002686 0.52 0.95
2002 1131381.2 4356369.5 3006415 2609703 0.41 0.93
2003 1564310.3 5969057.1 3873846 3020234 0.42 0.88
2004 2181725.2 6546386.5 4785121 3713478 0.50 0.87
2005 2736455.2 7499461.7 5308417 4105771 0.53 0.87
2006 3714859.8 9436722.5 6526237 4610632 0.56 0.83
2007 4882894 14768773 8603179 5832202 0.50 0.81
2008 6331329.1 18686553 10150688 6673035 0.51 0.79
2009 6569681.8 18267912 10416646 6393104 0.53 0.76
38

Downloaded by K60 D??NG ANH TR??NG (k60.2114113171@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|10768123

2010 10221163 21491880 13303734 8469140 0.64 0.78


2011 17020737 27587502 16760021 10733774 0.76 0.78
2012 28274221 35552799 18150523 10947341 0.89 0.75
2013 40517161 46055440 21535484 12846646 0.94 0.75
2014 45399626 51035245 25241129 14522841 0.94 0.73
2015 57413129 62833744 27270078 15447215 0.95 0.72
2016 66845455 68256610 28705705 16066193 0.99 0.72
2017 86488165 86183334 31811812 17967280 1.00 0.72
2018 98260970 89403248 36664153 20467987 0.95 0.72
2019 110195184 101018015 39428374 20830741 0.96 0.69
Bảng 6: Nhập khẩu và Xuất khẩu của ngành máy móc và điện tử (Mach and Elec) và
ngành Sợi và Dệt may (Textiles and clothing) từ 2000 - 2019 (Đơn vị: Nghìn USD)
Nguồn: WITS

1.20

1.00 0.89

0.80

0.60 0.51

0.40

0.20

0.00

IIT(Mach and Elec) IIT(Textiles and clothing)

Biểu đồ 20: Chỉ số thương mại nội ngành (IIT) của ngành máy móc điện tử (Mach and
Elec) và ngành dệt may (Textiles and clothing) của Việt Nam từ 2000 – 2020
Nguồn: WITS
Xét ngành máy móc điện tử, như đã đề cập ở bên trên, từ 2008, Samsung cho
đặt nhà máy sản xuất linh kiện điện tử tại Việt Nam. Điều này đã thúc đẩy xuất khẩu
trong ngành máy móc điện tử, bên cạnh đó, Việt Nam cũng phải nhập khẩu nhiều các
mặt hàng khác liên quan đến công nghệ như máy tính, máy giặt, điện thoại do cầu
trong nước tăng cao cộng với công nghệ trong nước chưa đủ đáp ứng để tự sản xuất.
Như vậy, từ năm 2008 đến năm 2012, đường cong thương mại nội ngành mạnh hơn so
với 8 năm trước (Nhập nhiều hơn xuất) và tiệm cần gần 1, thể hiện đây là ngành có tỷ
lệ thương mại nội ngành.

39

Downloaded by K60 D??NG ANH TR??NG (k60.2114113171@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|10768123

Xét ngành may mặc, ta thấy, trong những năm đầu, đây là ngành có tỷ lệ
thương mại nội ngành khi xuất và nhập tương đương nhau. Tuy nhiên, càng về sau,
nhất là khi có sự xuất hiện của các FTA, đặc biệt là CPTPP, tỷ lệ thương mại nội
ngành của dệt may giảm đáng kể. Điều này có thể được giải thích rằng, Việt Nam nhập
khẩu khá nhiều từ Trung Quốc vải, nhất là những loại xơ, vải dệt do Trung Quốc có lợi
thế về quy mô còn Việt Nam thì không. Nhưng kể từ khi có đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI), các doanh nghiệp nhận được tiền đầu tư có nguồn vốn ổn định và có thể
sản xuất nhiều mặt hàng dệt may, giày da, cùng với đó là những Hiệp định FTA được
kí kết đã thu hút nhiều đơn đặt hàng cho Việt Nam. Điều này dẫn đến việc Xuất khẩu
may mặc nhiều hơn là Nhập các loại sợi, vải dệt.

2. Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài


Sau hơn 30 năm hội nhập và phát triển, Việt Nam không chỉ là một quốc gia
tiếp nhận đầu tư hàng đầu trong khu vực mà còn vươn lên, trở thành quốc gia có nhiều
doanh nghiệp, dự án đầu tư ra nước ngoài. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt
Nam ngày càng đa dạng, thể hiện rõ nét qua thị trường, ngành nghề đầu tư, quy mô,
hình thức đầu tư, các loại hình kinh tế và doanh nghiệp tham gia đầu tư.

Vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam tăng trưởng mạnh từ năm
2007 (Biểu đồ 4) khi Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006
quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Tuy nhiên, sự khởi sắc của hoạt động đầu
tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam thực sự bắt đầu nhờ nỗ lực chuẩn hóa
thủ tục đầu tư gắn với hoàn thiện hành lang pháp lý phù hợp với bối cảnh mới (gia
nhập WTO năm 2007).

Thống kê cho thấy, tính lũy kế đến 2020, Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài gần
21.5 tỷ USD với các lĩnh vực thế mạnh của Việt Nam là nông nghiệp, lâm nghiệp,
năng lượng, khai khoáng và viễn thông. Trong đó, tập trung tại các nước như Lào,
Liên bang Nga, Campuchia, Venezuela và Myanmar với số vốn đầu tư chiếm khoảng
65% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. Trong số các
quốc gia tiếp nhận đầu tư từ Việt Nam, Lào và Campuchia là những nước có số lượng
dự án và tổng số vốn cam kết đầu tư lớn nhất. Không bó hẹp trong khu vực châu Á,
các doang nghiệp Việt Nam còn mở rộng sang Australia, New Zealand, Mỹ,
Canada,…
40

Downloaded by K60 D??NG ANH TR??NG (k60.2114113171@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|10768123

Để đón đầu cho dòng vốn đầu tư này, hàng loạt ngân hàng Việt Nam đã “theo
chân” doanh nghiệp Việt ra nước ngoài như: BIDV, VietinBank, Sacombank, MB,
SHB…Hoạt động đầu tư ra nước ngoài đã tạo được những dấu ấn nhất định. Nhiều tập
đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp có vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài đã vượt ngưỡng
1 tỷ USD như: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrolimex), Tập đoàn Viễn thông Quân
đội (Viettel), Công ty Cổ phần Hoàng Anh - Gia Lai...Trong quá trình đầu tư đó, các
DN Việt Nam gặp nhiều thuận lợi do sự gần gũi về mặt địa lý giữa các quốc gia, quan
hệ ngoại giao hữu nghị tốt đẹp, được sự ủng hộ của chính quyền nước sở tại… nên
hoạt động đầu tư đã mang lại nhiều kết quả khả quan, đóng góp tích cực vào sự phát
triển kinh tế - xã hội.

4000

3500

3000

2500

2000

1500

1000

500

0
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

FDI ra nước ngoài

Biểu đồ 21: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp giấy phép của Việt Nam giai
đoạn 2001 - 2020

Nguồn: Tổng cục Thống kê

41

Downloaded by K60 D??NG ANH TR??NG (k60.2114113171@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|10768123

KẾT LUẬN
Tóm lại, dòng vốn FDI của thế giới từ năm 2000 đến năm 2020 có rất nhiều
biến động. Có những giai đoạn FDI thế giới giảm sâu (2001-2005) hay có những giai
đoạn gia tăng đột biến (2015=2016), nhưng nhìn chung những sự biến động ấy đều có
mối liên hệ đối với bối cảnh của thế giới, bối cảnh chính trị, kinh tế của các nước đầu
tư và nhận đầu tư.

Trên giác độ vi mô, đầu tư nước ngoài FDI có tác động mạnh mẽ đến năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, vấn đề lưu chuyển lao động giữa doanh
nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước. Đầu tư nước ngoài là nhân tố quan trọng và
nó đã khẳng định rõ vai trò của mình trong việc đóng góp vào sự phát triển kinh tế của
các nước được đầu tư. Từ năm 2020, dòng chảy FDI của thế giới bị chững lại một nhịp
do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng cùng với đó là sự phục hồi mạnh mẽ của
nền kinh tế với dòng vốn FDI dồi dào đến từ đầu tư mới vào các tài sản sản xuất và từ
hoạt động M&A xuyên biên giới, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ và chăm sóc sức
khỏe.

Đối với Việt Nam, Đảng ta đã coi kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một
thành phần kinh tế, là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN, được khuyến khích phát triển, hướng vào xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng
kinh tế- xã hội, gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm và đề ra
nhiệm vụ cải thiện nhanh môi trường kinh tế và pháp lý để thu hút mạnh nguồn vốn
đầu tư nước ngoài FDI đối với chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của cả nước.

42

Downloaded by K60 D??NG ANH TR??NG (k60.2114113171@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|10768123

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Hidekatsu Asada, "Effects of Foreign Direct Investment and Trade on Labor
Productivity Growth in Vietnam", Journal of Risk and Financial Management
(MDPI), August 2020
2. Petr Pavlínek, "Regional Development Implications of Foreign Direct
Investment in Central Europe", 2004
3. World Bank, POLICY RESEARCH WORKING PAPER 1745, “How Foreign
Investment Affect Host Countries”, March 1997
4. Ari Kokko, "The Home Country Effects Of Fdi In Developed Economies",
April 2006
5. Hayakawa Kazunobu - Lee Hyun-Hoon - Park Donghyun, "The role of home
and host country characteristics in FDI: firm-level evidence from Japan, Korea
and Taiwan", December 2010
6. Jaan Masso – Urmas Varblane – Priit Vahter, "THE IMPACT OF OUTWARD
FDI ON HOME-COUNTRY EMPLOYMENT IN A LOW COST
TRANSITION ECONOMY", 2007
7. FDI flows by industry 2019, OECD Statistics
8. World Investment Report 2020, UNCTAD
9. World Investment Report 2019, UNCTAD
10. Does the worldwide shift of FDI from manufacturing to services accelerate
economic growth 2011, Nadia Doytch, Merih Uctum, ScienceDirect
11. Determinants of Services FDI Inflows in ASEAN Countries, Journal of
Economics and Management
12. World Investment Report 2005, 2008, 2009, 2010, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019,
2020, 2021
13. Annex table 14: Value of announced greenfield FDI projects, by destination,
2003-2020
14. Annex table 5. Value of net cross-border M&As by region/economy of seller,
1990–2020
15. World Investment Prospects Survey 2008 – 2010

43

Downloaded by K60 D??NG ANH TR??NG (k60.2114113171@ftu.edu.vn)

You might also like