You are on page 1of 98

lOMoARcPSD|18918307

đầu tư trực tiếp nước ngoài

kinh tế quốc tế (Học viện Tài chính)

Scan to open on Studocu

Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university


Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)
lOMoARcPSD|18918307

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG


KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
-------***-------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Đề tài:
THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI CỦA
SINGAPORE VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO
VIỆT NAM

Họ và tên sinh viên : Phạm Vũ Trà My


Lớp : Nga
Khóa : 42
Giáo viên hƣớng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Mỹ Hòa

Hà Nội - 11/2007

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
CHƢƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƢ TRỰC
TIẾP NƢỚC NGOÀI ........................................................................................ 3
I. KHÁI QUÁT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ................. 3
1. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI ....................................... 3
2. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI FDI ...................................................... 6
2.1. KHÁI NIỆM FDI ...................................................................... 6
2.2. PHÂN LOẠI FDI ..................................................................... 7
II. VAI TRÒ CỦA THU HÚT VỐN FDI ........................................... 10
III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT FDI ................ 14
1. MÔI TRƢỜNG ĐẦU TƢ CỦA QUỐC GIA TIẾP NHẬN ................ 14
1.1. MÔI TRƢỜNG TỰ NHIÊN .................................................... 15
1.2. MÔI TRƢỜNG CHÍNH TRỊ ................................................... 15
1.3. MÔI TRƢỜNG PHÁP LUẬT ................................................. 16
1.4. MÔI TRƢỜNG KINH TẾ ....................................................... 16
1.5. MÔI TRƢỜNG VĂN HÓA ..................................................... 17
2. CÁC NHÂN TỐ BÊN NGOÀI TÁC ĐỘNG ĐẾN NƢỚC NHẬN
ĐẦU TƢ .................................................................................................. 17
2.1. HƢỚNG CHUYỂN DỊCH CỦA DÒNG FDI QUỐC TẾ ........ 17
2.2. MÔI TRƢỜNG KINH TẾ THẾ GIỚI ..................................... 17
2.3. CHIẾN LƢỢC ĐẦU TƢ CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƢ ............... 18
CHƢƠNG II: CHÍNH SÁCH VÀ THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA
SINGAPORE ................................................................................................... 18
I. CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI CỦA SINGAPORE ....................... 18
1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI VÀ NHỮNG NHÂN
TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THU HÚT FDI CỦA SINGAPORE ............... 18

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

1.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI SINGAPORE ......................... 18


1.2. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT FDI CỦA
SINGAPORE ................................................................................ 20
2. CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI CỦA SINGAPORE........................... 25
2.1. KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ VỀ FDI .......................................... 25
2.2. CHÍNH SÁCH ƢU ĐÃI, HỖ TRỢ VỚI NHÀ ĐẦU TƢ........... 27
2.3. ĐA DẠNG HÓA HÌNH THỨC VÀ ĐỐI TÁC ĐẦU TƢ .......... 33
2.4. CỦNG CỐ CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐỂ THU HÚT FDI ................. 34
2.5. CHÍNH SÁCH TIỀN LƢƠNG VÀ NGUỒN NHÂN LỰC
TRONG THU HÚT ĐẦU TƢ ........................................................ 35
2.6. CHÚ TRỌNG TỚI CÔNG TÁC XÚC TIẾN ĐẦU TƢ ............ 38
II. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA SINGAPORE..................... 39
1. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ THU HÚT FDI CỦA SINGAPORE ......... 39
2. LƢỢNG VỐN FDI VÀO SINGAPORE ............................................. 41
3. CƠ CẤU VỐN FDI VÀO SINGAPORE............................................. 43
3.1. THEO ĐỐI TÁC ĐẦU TƢ ..................................................... 43
3.2. THEO LĨNH VỰC ĐẦU TƢ ................................................... 47
3.5. THEO HÌNH THỨC .............................................................. 51
4. MỘT SỐ CÔNG TY LỚN ĐẦU TƢ VÀO SINGAPORE.................. 52
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THU HÚT FDI CỦA SINGAPORE .... 53
1. KHÁI QUÁT MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC ............................... 54
2. HẠN CHẾ VÀ THÁCH THỨC .......................................................... 57
CHƢƠNG III: MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ THU HÚT FDI
CỦA SINGAPORE CHO VIỆT NAM ........................................................... 61
I. MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG THU HÚT FDI CỦA
SINGAPORE ....................................................................................... 61
1. THU HÚT FDI PHÙ HỢP VỚI CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN KINH
TẾ............................................................................................................. 61
2. KHUNG PHÁP LÝ THÔNG THOÁNG, HỆ THỐNG ĐIỀU CHỈNH
MINH BẠCH........................................................................................... 63

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

3. XÁC ĐỊNH CÁC ĐỐI TÁC ĐẦU TƢ CHIẾN LƢỢC, ĐA DẠNG


HÓA HÌNH THỨC ĐẦU TƢ.................................................................. 64
4. COI TRỌNG CÔNG TÁC NGUỒN NHÂN LỰC ĐỂ THU HÚT FDI
................................................................................................................. 66
5. CHÚ TRỌNG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐỂ THU HÚT FDI
................................................................................................................. 67
II. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TẠI VIỆT NAM .. 68
1. TÌNH HÌNH THU HÚT FDI CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG
NĂM VỪA QUA..................................................................................... 68
1.1. THEO QUI MÔ, NHỊP ĐỘ THU HÚT VỐN FDI .................. 68
1.2. THEO ĐỐI TÁC .................................................................... 70
1.3. THEO LĨNH VỰC ĐẦU TƢ ................................................... 71
1.4. THEO HÌNH THỨC ĐẦU TƢ ............................................... 72
2. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THU HÚT FDI Ở VIỆT NAM................... 73
2.1. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC ........................................... 73
2.2 NHỮNG HẠN CHẾ CẦN KHẮC PHỤC ................................. 75
III. MỘT SỐ BÀI HỌC TỪ THU HÚT FDI CỦA SINGAPORE VÀ
KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI CHO VIỆT
NAM .................................................................................................... 77
1. MỞ RỘNG HÌNH THỨC THU HÚT FDI .......................................... 77
2. HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG TIỀN LƢƠNG, TĂNG
CƢỜNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC...................... 79
3. HOÀN THIỆN, BỔ SUNG CÁC CHÍNH SÁCH ƢU ĐÃI ĐẦU TƢ
HIỆU QUẢ .............................................................................................. 82
4. TĂNG CƢỜNG HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG XÚC
TIẾN ĐẦU TƢ ........................................................................................ 84
KẾT LUẬN ................................................................................................. 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 89

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á


ĐTNN : Đầu tƣ nƣớc ngoài
EDB : Ủy ban phát triển kinh tế
M&A : Mua lại và sáp nhập
MNCs : Các công ty đa quốc gia
NUS : Đại học quốc gia Singapore
OECD : Tổ chức Hợp tác kinh tế và Phát triển
ODA : Vốn hỗ trợ phát triển chính thức
PAP : Đảng hành động nhân dân
PSB : Hội đồng Năng suất và Tiêu chuẩn
USD : Đô la Mỹ
SGD : Đô la Singapore
INTECH : Chƣơng trình áp dụng công nghệ mới
FDI : Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
TNCs : Các công ty xuyên quốc gia
JTC : Công ty Jurong Town
HP : Hãng Hewlett Packard
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
IMF : Quỹ tiền tệ thế giới

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 1 : Vốn FDI vào Singapore giai đoạn 1985 -2006 ............................... 42
Bảng 2 : FDI vào Singapore theo các đối tác đầu tƣ chính............................ 43
Bảng 3: Nhà đầu tƣ chính từ Bắc Mỹ ........................................................... 44
Bảng 4: Các nhà đầu tƣ chính từ khu vực châu Âu ....................................... 45
Bảng 5: Các nhà đầu tƣ chính từ khu vực Châu á ......................................... 46
Bảng 6: FDI vào Singapore theo ngành sản xuất và dịch vụ ......................... 48
Bảng 7: FDI theo ngành vào Singapore ........................................................ 49
Bảng 8: “Top 20" công ty nƣớc ngoài đầu tƣ vào Singapore theo tổng tài sản ........ 52
Bảng 9: Số liệu GDP và FDI của Singapore (2001- 2004) ............................ 56
Bảng 10: FDI vào Việt Nam phân theo hình thức đầu tƣ .............................. 73
(từ 1988- 22/7/2007, chỉ các dự án còn hiệu lực) .......................................... 73

DANH MỤC CÁC BIỂU

Biểu đồ 1. Dòng FDI toàn cầu và theo nhóm các nền kinh tế từ 1980- 2006 .. 4
Biểu đồ 2: Dòng FDI vào Singapore qua các năm ........................................ 43
Biểu đồ 3. Dòng FDI từ các khu vực vào Singapore năm 2005 .................... 46
Biểu đồ 4: Giá trị và số vụ mua lại và sáp nhập ở Singapore ........................ 51
từ 2003- quí II năm 2007 .............................................................................. 51
Biểu đồ 5: FDI vào Việt Nam từ 1988- 2006 ................................................ 70
Biểu đồ 6: Cơ cấu dự án FDI phân bổ vào các ngành từ 1988- 7/2007 ......... 71

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, quốc
gia nào biết nắm bắt cơ hội, biết vận dụng linh hoạt thời cơ trong xu hƣớng
chung để phục vụ cho sự phát triển kinh tế của mình, quốc gia đó sẽ gặt hái
đƣợc nhiều thành công. Thu hút FDI cũng là một trong những xu thế đó. Thực
tiễn chứng minh có rất nhiều quốc gia đã đạt đƣợc những thành tựu rực rỡ
trong hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và thu hút FDI nói riêng, và nhờ có
nguồn vốn FDI cũng nhƣ những chính sách kinh tế hiệu quả, nền kinh tế của
họ đã phát triển mạnh, cơ sở hạ tầng hiện đại, đời sống của nhân dân ngày
càng cao. Song việc thu hút FDI cũng chƣa bao giờ diễn ra mạnh mẽ và gay
gắt nhƣ hiện nay, bởi quốc gia nào cũng nhận thức đƣợc vai trò to lớn của
dòng vốn này, đặc biệt là các nƣớc đang phát triển.
Với thực tế nền kinh tế nƣớc ta còn nghèo và nhận thức đƣợc vai trò to
lớn của thu hút FDI trong phát triển kinh tế đất nƣớc, chúng ta cần nghiên cứu
những kinh nghiệm của nƣớc ngoài, đặc biệt là những nƣớc đã thành công
trong thu hút FDI để có thể học tập kinh nghiệm nƣớc bạn một cách linh hoạt
và phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của ta. Singapore là một trong những quốc
gia gặt hái đƣợc nhiều thành công trong hội nhập kinh tế nói chung và thu hút
FDI nói riêng mà chúng ta có thể học tập đƣợc.
Quốc đảo này tuy nhỏ bé nhƣng lại là một điển hình thành công nhất
trong thu hút FDI ở khu vực Châu Á, đồng thời cũng là một trong những đối
thủ cạnh tranh gần gũi với Việt Nam trong việc tranh thủ loại vốn đầu tƣ này.
Việc nghiên cứu kinh nghiệm thu hút FDI của nƣớc bạn chắc chắn sẽ đem đến
cho chúng ta nhiều bài học bổ ích trong việc tăng cƣờng thu hút FDI để góp
phần phát triển kinh tế đất nƣớc.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tình hình thu hút FDI của Singapore nhằm rút ra một
số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc tăng cƣờng thu hút đầu tƣ

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 1 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

nƣớc ngoài đặc biệt là FDI để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa
đất nƣớc. Do đó, luận văn tập trung vào các nhiệm vụ sau:
 Làm rõ một số vấn đề lý luận chung về đầu tƣ nƣớc ngoài và FDI.
 Nghiên cứu chính sách và thực trạng thu hút FDI của Singapore trong
thời gian qua.
 Khái quát tình hình thu hút FDI của Việt Nam và rút ra một số bài học
kinh nghiệm từ thu hút FDI của Singapore, đồng thời đề xuất một số
giải pháp tăng cƣờng thu hút FDI vào Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là những chủ trƣơng đƣờng lối của
Singapore và Việt Nam liên quan đến thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, mà đặc biệt
là FDI.
Phạm vi nghiên cứu là đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, chứ không phải là
đầu tƣ gián tiếp, hay các hoạt động kinh tế, xã hội khác.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phƣơng pháp lịch sử, so sánh, và kết hợp với các
phƣơng pháp logic, phân tích và tổng hợp.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục chữ viết tắt, danh mục tài liệu
tham khảo, nội dung của luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng:
Chƣơng I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.
Chƣơng II: Chính sách và thực trạng thu hút FDI của Singapore.
Chƣơng III: Một số bài học kinh nghiệm từ thu hút FDI của Singapore
cho Việt Nam.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa KTNT
và đặc biệt là cô giáo hướng dẫn: Th.s Nguyễn Thị Mỹ Hòa đã tận tình
giúp đỡ chỉ bảo và có những gợi ý quí báu cho đề tài của em, em cũng xin
chân thành cảm ơn các cô, các bác ở thư viện trường đã tạo điều kiện cho
em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp của mình.

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 2 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

CHƢƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƢ


TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI

I. KHÁI QUÁT VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI


1. Tổng quan về đầu tƣ nƣớc ngoài
Đầu tƣ quốc tế là một hình thức di chuyển quốc tế về vốn, trong đó vốn
đƣợc di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác nhằm đem lại lợi ích cho
các bên tham gia. Dòng vốn đƣợc hình thành từ quá trình di chuyển đó đƣợc
gọi là vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (ĐTNN). Vai trò của dòng vốn quốc tế giống
nhƣ dòng máu chảy trong cơ thể nền kinh tế thế giới, nơi nào luồng vốn chạy
tới thƣờng xuyên và tăng cƣờng thì nơi đó nền kinh tế “tăng tốc” và “cất
cánh” vì có vốn là có công nghệ mới, có bí quyết quản lý, có kỹ thuật, đầu tƣ,
việc làm và thị trƣờng…
Việc thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài là đặc biệt quan trọng đối với nhiều
nƣớc, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, mỗi quốc gia có thể
có những lựa chọn khác nhau trong chiến lƣợc thu hút vốn đầu tƣ của mình và
kết quả thu đƣợc cũng rất khác nhau. Chẳng hạn, một số nƣớc Mỹ La Tinh và
Hàn Quốc tập trung vào việc thu hút vốn vay thƣơng mại, hay nguồn vốn hỗ
trợ phát triển chính thức (ODA), trong khi một số nƣớc khác ở Đông Á nhƣ
Thái Lan, Trung Quốc, Singapore lại chú trọng vào việc thu hút đầu tƣ trực
tiếp nƣớc ngoài (FDI). Mỗi chiến lƣợc thu hút vốn có những lợi thế và bất cập
riêng của mình.
Nghiên cứu sự vận động của dòng vốn quốc tế giữa các quốc gia trong
nhiều thập kỷ qua cho thấy sự hình thành các dòng chuyển dịch vốn dƣờng
nhƣ là một tất yếu kinh tế, và mục tiêu chủ yếu lâu dài của hoạt động đầu tƣ
ra nƣớc ngoài dù là kiếm lợi hay hỗ trợ phát triển, đều nhằm mục tiêu lợi ích.
Trong thế kỷ XX, dòng vốn quốc tế chuyển dịch theo các xu hƣớng
chính sau:

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 3 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

- Nửa đầu thế kỷ XX, dòng đầu tƣ tƣ bản từ các nƣớc phát triển di
chuyển sang các nƣớc đang và chậm phát triển.
- Sau chiến tranh thế giới thứ II, điểm thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài lại
chính là các nƣớc kinh tế phát triển (Tây Âu, Nhật Bản…)
- Trong hai thập kỷ 70, 80, đầu tƣ vào các nƣớc tƣ bản phát triển và đầu
tƣ lẫn nhau giữa các nƣớc tƣ bản phát triển trở thành một xu thế chủ yếu của
dòng vốn quốc tế.
- Từ nửa đầu thập kỷ 90 đến nay, dòng vốn quốc tế có sự di chuyển
ngày một tăng từ các nƣớc công nghiệp sang các nƣớc đang phát triển.
- Trong dòng vốn lƣu chuyển quốc tế, dòng vốn tƣ nhân giữ một vị trí
quan trọng, các cơ hội đầu tƣ có lợi nhuận và độ an toàn cao đƣợc xem nhƣ là
điều kiện cần và đủ để hội tụ dòng vốn đổ vào. Có thể nói, dòng vốn quốc tế
vào các nƣớc đang phát triển sẽ có xu hƣớng tiếp tục tăng trong thập kỷ tới.
Biểu đồ dƣới đây cho thấy dòng vốn FDI phân bổ vào các khu vực trên
thế giới từ những năm 1980 đến nay:
Biểu đồ 1. Dòng FDI toàn cầu và theo nhóm các nền kinh tế từ 1980- 2006

Nguồn: World Investment Report 2007


Hình thức biểu hiện của vốn ĐTNN có thể là vốn dƣới hình thức tiền tệ
(ngoại tệ, nội tệ), hoặc phi tiền tệ, hữu hình (hàng hóa, tƣ liệu sản xuất, nhà

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 4 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

xƣởng, máy móc…) hoặc vô hình (công nghệ, bí quyết, bằng phát minh, sáng
chế, uy tín, nhãn hiệu hàng hóa…).
Chủ thể tham gia trao đổi quốc tế về vốn là các chính phủ, các tổ chức
quốc tế, các cá nhân.
Tùy theo các tiêu chí, các cách tiếp cận cũng nhƣ mục tiêu nghiên cứu,
ĐTNN đƣợc phân thành: đầu tƣ trực tiếp, đầu tƣ gián tiếp, đầu tƣ nƣớc ngoài
hỗ trợ phát triển, đầu tƣ chứng khoán nƣớc ngoài… Có thể cụ thể hóa một số
cách phân loại ĐTNN thƣờng gặp sau đây:
 Phân loại theo phƣơng thức quản lý vốn, ĐTNN đƣợc phân thành đầu
tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài.
- Đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài (Foreign Indirect Investment- FII) là loại
hình đầu tƣ mà chủ đầu tƣ không trực tiếp quản lý việc sử dụng vốn, họ
hƣởng lợi ích theo một tỷ lệ cho trƣớc của số vốn đầu tƣ thông qua các nhân
hoặc tổ chức nhận đầu tƣ. Các hình thức của FII gồm: Hỗ trợ phát triển chính
thức (Official Development Asistance - ODA); tín dụng thƣơng mại quốc tế;
đầu tƣ chứng khoán nƣớc ngoài (Foreign Portfolio Investment - FPI).
- Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài là việc nhà nƣớc, các công ty xuyên quốc
gia (TNCs), hoặc các cá nhân nƣớc ngoài tự đầu tƣ và trực tiếp tham gia điều
hành, sử dụng vốn đầu tƣ của mình ở nƣớc nhận đầu tƣ theo các dự án đầu tƣ
đã cam kết.
 Phân loại theo mục đích của hoạt động chuyển vốn ra nƣớc ngoài:
Mục tiêu chính trong trao đổi vốn giữa các nƣớc là tìm đến lợi ích kinh tế
đối với cả hai bên, sau đó là củng cố vị trí và uy tín trên thị trƣờng thế giới.
Nếu nghiên cứu theo mục đích chuyển vốn ra nƣớc ngoài, ĐTNN chia ra:
- ĐTNN vì lợi ích kinh tế: Nguồn vốn nƣớc ngoài đầu tƣ vì mục đích
này sẽ sử dụng các phƣơng thức FDI, cho vay thƣơng mại, huy động vốn từ
thị trƣờng vốn quốc tế qua bán trái phiếu, cổ phiếu…
- ĐTNN nhằm hỗ trợ phát triển (thƣờng ẩn sau là mục đích chính trị):

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 5 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

Đây là dòng vốn đƣa vào một quốc gia với các ƣu đãi cao nhằm hỗ trợ
phát triển cho quốc gia đó. Mặc dù có ƣu đãi cao song sự ƣu đãi cho loại vốn
này thƣờng đi kèm các điều kiện và ràng buộc. Nguồn vốn đầu tƣ vì mục đích
này sử dụng phƣơng thức ODA. Đối với nƣớc nhận đầu tƣ, để có thể tiếp
nhận nguồn vốn này với thiệt thòi ít nhất thì cần phải xem xét dự án trong
điều kiện tài chính tổng thể nếu không sẽ rất dễ rơi vào tình trạng nợ nần.
2. Khái niệm và phân loại FDI
2.1. Khái niệm FDI
Trên thế giới có nhiều cách diễn giải khái niệm về đầu tƣ trực tiếp nƣớc
ngoài (Foreign dierect investment- FDI), mỗi ý kiến lại tiếp cận FDI từ một
góc độ nhất định.
Luật đầu tƣ Việt Nam định nghĩa: “Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài là việc
nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản
nào để tiến hành các hoạt động đầu tƣ…”1
Định nghĩa của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF đƣa ra năm 1977, đƣợc chấp
nhận khá rộng rãi: “Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài là vốn đầu tƣ đƣợc thực hiện
để thu đƣợc lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động ở một nền kinh
tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tƣ. Mục đích của nhà đầu tƣ là giành đƣợc
tiếng nói có hiệu quả trong việc quản lý doanh nghiệp đó.”2
Định nghĩa này đề cao động cơ của nhà đầu tƣ và phân biệt đầu tƣ trực
tiếp nƣớc ngoài với đầu tƣ gián tiếp. (Đầu tƣ gián tiếp có đặc trƣng cơ bản là
thu lợi nhuận từ việc mua bán tài sản, tài chính, vay mƣợn, …, nhƣng nhà đầu
tƣ không tham gia vào quá trình quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp).
Bên cạnh đó cũng có một số định nghĩa của các nhà kinh tế học có cách tiếp
cận tƣơng tự.

1
Luật đầu tƣ Việt Nam (2005), Nxb Tƣ pháp,tr.10.
2
Foreign dierect investment in 90’s (1990), Martinus Nijhoff. tr.150.

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 6 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

Synthia Day Wallace đƣa ra khái niệm: “Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
theo nghĩa rộng là việc thiết lập hay giành đƣợc quyền sở hữu đáng kể trong
một công ty ở nƣớc ngoài hay một sự gia tăng khối lƣợng của một khoản đầu
tƣ ra nƣớc ngoài nhằm đạt đƣợc quyền sở hữu đáng kể”.3
Đối với một nƣớc đang phát triển, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài là một cơ
hội để tạo thêm công ăn việc làm, gia tăng thêm thu nhập cho ngân sách, tăng
thêm sản phẩm cho xã hội, khai thác nhiều nguồn lực đang ở dạng tiềm năng
nhƣ giá trị bất động sản, tìm kiếm thị trƣờng nƣớc ngoài…
Đối với công ty, đó lại là cơ hội để tạo ra đƣợc các giá trị mới, tiến
hành những công việc mang lợi ích trƣớc mắt và lâu dài, có thể tiến hành
thăm dò, chuẩn bị sức mạnh để khai thác tiềm năng mới.
Nhƣ vậy, có thể nói rằng: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) là việc một
đối tác nƣớc ngoài đƣa vốn vào một nƣớc và trực tiếp tham gia điều hành để trực
tiếp đạt đƣợc một mục đích nào đó hoặc để thực hiện một chính sách nào đó về
kinh tế, chính trị, tùy theo mục đích, địa vị và những tính toán của mình.
2.2. Phân loại FDI
2.2.1. Theo phƣơng thức đầu tƣ
 Đầu tƣ mới: (Greenfield Investment)
Là việc nhà đầu tƣ nƣớc ngoài dùng vốn để đầu tƣ từ đầu về cơ sở vật
chất, nhà xƣởng máy móc… nhằm mục đích kinh doanh thu lợi nhuận.
 Mua lại và sáp nhập: (Mergers and Acquisistions- M&A)
Sáp nhập (Merger): Là hoạt động trong đó tài sản và hoạt động của hai
công ty đƣợc kết hợp lại để thành lập nên một thực thể mới.
Mua lại (Acquisistion): Là giao dịch trong đó quyền sở hữu, kiểm soát
tài sản và hoạt động của công ty đƣợc chuyển từ công ty bị mua sang công ty
đi mua và công ty bị mua trở thành chi nhánh của công ty đi mua.

3
Đầu tƣ trực tiếp của các công ty đa quốc gia ở các nƣớc đang phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội
1996. tr.32.

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 7 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

Nhìn chung, hoạt động mua lại và sáp nhập tạo cho các công ty cơ hội
mở rộng nhanh chóng các hoạt động của mình ra thị trƣờng nƣớc ngoài.
Thông qua con đƣờng M&A, các công ty có thể giảm chi phí trong lĩnh vực
nghiên cứu và phát triển, sản xuất, phân phối và lƣu thông. M&A tạo điều
kiện thuận lợi cho việc tái cấu trúc các ngành công nghiệp và cơ cấu ngành
công nghiệp ở các quốc gia, do đó hình thức này đóng vai trò quan trọng
trong sự phát triển công nghiệp ở các quốc gia.
2.2.2. Theo hình thức đầu tƣ
Các hình thức thu hút FDI của một quốc gia do luật pháp từng nƣớc
quy định, cụ thể theo Luật thƣơng mại Việt Nam có 3 hình thức đầu tƣ trực
tiếp nƣớc ngoài sau:
 Hình thức doanh nghiệp liên doanh:
Doanh nghiệp liên doanh với nƣớc ngoài (gọi tắt là liên doanh) là
doanh nghiệp đƣợc thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký
giữa hai bên hoặc nhiều bên để tiến hành đầu tƣ kinh doanh tại Việt Nam.
Trong trƣờng hợp đặc biệt, doanh nghiệp liên doanh có thể đƣợc thành lập
trên cơ sở hiệp định ký giữa chính phủ Việt Nam với chính phủ nƣớc ngoài.
Xét trên phƣơng diện kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh có những
đặc trƣng chủ yếu là các bên liên doanh cùng góp vốn, cùng quản lý, cùng
phân phối lợi nhuận và chia sẻ rủi ro.
Về mặt pháp lý, doanh nghiệp liên doanh là một thực thể pháp lý độc
lập hoạt động theo pháp luật của nƣớc sở tại. Doanh nghiệp liên doanh có tƣ
cách pháp nhân. Mỗi bên tham gia liên doanh vừa có tƣ cách pháp lý riêng -
chịu trách nhiệm pháp lý với bên kia và tƣ cách pháp lý chung - chịu trách
nhiệm với toàn thể liên doanh.
 Hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài:

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 8 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

Là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, do nhà đầu
tƣ nƣớc ngoài thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và chịu trách nhiệm về hiệu
quả kinh doanh.
Sự ra đời của hình thức doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài đánh dấu
bƣớc phát triển cao của các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Các thực thể kinh
doanh đƣợc thành lập không chỉ dựa trên sự khác biệt về các điều kiện kinh
tế, chính trị, văn hóa, luật pháp… mà còn dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về môi
trƣờng và khả năng kinh doanh khi thành lập.
Do có những lợi thế nhất định, việc sử dụng hình thức doanh nghiệp
100% vốn nƣớc ngoài trở thành một giải pháp có triển vọng trong đầu tƣ quốc
tế và hình thức này đang không ngừng đƣợc mở rộng, phát triển.
 Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh:
Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình
thức đầu tƣ trong đó các bên quy trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh
cho mỗi bên để tiến hành đầu tƣ, kinh doanh mà không thành lập pháp nhân
mới.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa đại diện có thẩm quyền
của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh và hoàn toàn khác với hợp
đồng thƣơng mại, hợp đồng giao nguyên liệu lấy sản phẩm và những hợp
đồng khác ở chỗ nó qui định rõ việc thực hiện phân chia kết quả kinh doanh
cho mỗi bên.
Ngoài 3 hình thức phổ biến trên, còn có một số hình thức khác nhƣ
doanh nghiệp cổ phần có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, chi nhánh của các công ty
nƣớc ngoài, hoặc công ty con ở nƣớc khác… Bên cạnh đó còn các phƣơng
thức tổ chức đầu tƣ khác nhƣ khu chế xuất, hợp đồng xây dựng - kinh doanh -
chuyển giao (BOT), và các dạng tƣơng tự nhƣ hợp đồng xây dựng - chuyển
giao - kinh doanh (BTO), hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT). Việc phân
loại các hình thức này chủ yếu căn cứ theo hình thức pháp lý của chúng.

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 9 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

II. VAI TRÒ CỦA THU HÚT VỐN FDI


Trên phƣơng diện lý thuyết cũng nhƣ thực tiễn, khó có một lợi ích nào
không đòi hỏi chi phí. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài mang lại lợi ích và cả rủi
ro cho cả nƣớc chủ đầu tƣ và nƣớc tiếp nhận đầu tƣ. Trong khuôn khổ đề tài
nghiên cứu này, ngƣời viết xin tập trung đến vai trò của FDI với nƣớc tiếp
nhận đầu tƣ, đặc biệt là đối với các nƣớc đang phát triển để thấy đƣợc tầm
quan trọng của dòng vốn này.
Có thể nói, nguồn vốn FDI mang lại cho nƣớc tiếp nhận, đặc biệt là
những nƣớc đang phát triển nhiều lợi ích:
Thứ nhất, FDI bổ sung nguồn vốn cho sự phát triển, củng cố sức mạnh
đồng bản tệ và thúc đẩy sự phát triển thị trƣờng tài chính trong nƣớc.
Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế, các nƣớc đang phát triển đều bị
thiếu vốn đầu tƣ do tích lũy nội bộ thấp hoặc không có tích lũy nên rất cần
nguồn vốn từ bên ngoài bổ sung cho vốn đầu tƣ phát triển. FDI không quy
định mức vốn đầu tƣ tối đa mà chỉ quy định mức tối thiểu, do vậy cho phép
các nƣớc sở tại khai thác đƣợc nguồn vốn bên ngoài, làm tăng thêm nguồn lực
để phát triển kinh tế. Nguồn vốn FDI lại thƣờng là nguồn vốn đầu tƣ dài hạn,
và các nhà đầu tƣ tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình, nên
có hiệu quả đối với tăng trƣởng kinh tế bền vững. Bên cạnh đó, việc triển khai
các dự án FDI sẽ góp phần tạo động lực cho sự tăng trƣởng của sản xuất dịch
vụ trong nƣớc… từ đó tạo cơ sở vật chất để củng cố sức mạnh đồng bản tệ.
Cùng với việc bổ sung thêm nguồn vốn, FDI còn có tác động tích cực
đến sự phát triển của thị trƣờng tài chính của nƣớc nhận đầu tƣ, thể hiện qua
nhu cầu tăng cƣờng huy động và tạo điều kiện thúc đẩy đầu tƣ từ nguồn vốn
nội địa, cũng nhƣ thúc đẩy và trợ giúp sự hình thành các thể chế tài chính
nhƣ: hệ thống ngân hàng, thị trƣờng chứng khoán.
Thứ hai, FDI thúc đẩy chuyển giao công nghệ và học tập kinh nghiệm
quản lý kinh doanh của nƣớc ngoài.

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 10 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

Các nƣớc đang phát triển do trình độ còn hạn chế về phát triển kinh tế,
xã hội giáo dục, khoa học… nên công nghệ trong nƣớc thƣờng là công nghệ
cổ truyền lạc hậu. Phần lớn công nghệ mới, hiện đại có đƣợc ở các nƣớc đang
phát triển là công nghệ đƣa từ ngoài vào bằng nhiều con đƣờng khác nhau,
hoặc là thông qua mua bằng phát minh, sáng chế và cải tiến công nghệ nhập
khẩu thành công nghệ phù hợp với mình (ví dụ nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc…)
hoặc là khi triển khai dự án đầu tƣ, chủ ĐTNN không chỉ chuyển vào nƣớc đó
tiền mà cả vốn hiện vật nhƣ máy móc, nguyên liệu, và vốn vô hình nhƣ: công
nghệ, bí quyết quản lý… Điều này cho phép các nƣớc nhận đầu tƣ không chỉ
nhập khẩu công nghệ đơn thuần mà còn nắm đƣợc nguyên lý vận hành của
nó, và nhanh chóng tiếp cận đƣợc công nghệ hiện đại ngay cả khi nền tảng
công nghệ quốc gia chƣa đƣợc tạo lập đầy đủ.
Đối với các nƣớc đang phát triển, trình độ công nghệ lạc hậu thì FDI
đƣợc coi là một phƣơng tiện hữu hiệu để nhập công nghệ có trình độ cao từ
bên ngoài.
Đồng thời, với hình thức doanh nghiệp liên doanh, nƣớc chủ nhà tham gia
quản lý cùng các nhà đầu tƣ nên có điều kiện tiếp cận và học tập kinh nghiệm
quản lý tiên tiến của nƣớc ngoài trong sản xuất kinh doanh, nâng dần kiến thức
kinh doanh cho các cán bộ cũng nhƣ tay nghề của đội ngũ công nhân.
Thứ ba, FDI là yếu tố góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Có thể nói FDI là nguồn vốn quan trọng để các nƣớc đang phát triển
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Với
chính sách thu hút vốn FDI theo các ngành nghề có định hƣớng hợp lý, FDI
sẽ góp phần tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thực tế là hầu hết
các nƣớc đang phát triển đang trong quá trình thực hiện CNH - HĐH đất
nƣớc, nên họ luôn khuyến khích các nhà ĐTNN đầu tƣ vào các dự án công
nghiệp và dịch vụ. Vì vậy, có thể nói ĐTNN nói chung và FDI nói riêng đều

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 11 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp
và dịch vụ trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, kinh nghiệm của các nƣớc trên thế
giới cho thấy, con đƣờng tất yếu có thể tăng trƣởng nhanh là tăng cƣờng đầu
tƣ nhằm tạo ra sự phát triển nhanh ở khu vực công nghiệp và dịch vụ. Đầu tƣ
hợp lý sẽ góp phần giải quyết sự mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh
thổ, đƣa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng, phát huy lợi thế so
sánh, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu… biến đổi theo hƣớng
ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc.
Thứ tƣ, FDI đóng góp vào phát triển xuất khẩu và cải thiện cán cân
thanh toán trong ngắn hạn.
Nếu xét vốn FDI trong mối quan hệ với các nguồn vốn nƣớc ngoài
khác nhƣ tín dụng quốc tế, chứng khoán quốc tế, ODA… thì FDI cho phép
các nƣớc đang phát triển tránh đƣợc cảnh nợ nần, ít mạo hiểm, tăng cƣờng
năng lực xuất khẩu, thu đƣợc ngoại tệ và do đó có ảnh hƣởng tích cực đến cán
cân thanh toán trong thời gian trƣớc mắt. Tuy nhiên, về dài hạn, để phân tích
FDI ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến cán cân thanh toán, thì cần phải xem xét
trong một thời kỳ nhất định với các thông số kiểm soát đƣợc. Dù xem xét
dƣới nhiều góc độ khác nhau, các nhà kinh tế đều có một kết luận là sự gia
tăng dòng vốn FDI góp phần cải thiện rõ rệt cán cân thanh toán của các nƣớc
đang phát triển, và điều quan trọng hơn là FDI có hiệu ứng tích cực với toàn
bộ hệ thống tài chính nƣớc nhận đầu tƣ.
Thứ năm, FDI góp phần phân công lao động trong nƣớc và quốc tế,
nâng cao hiệu quả kinh tế và mở rộng thị trƣờng cho nƣớc tiếp nhận đầu tƣ:
Việc thu hút và quản lý FDI thích hợp sẽ cho phép nƣớc chủ nhà:
 Sử dụng tối ƣu hơn các yếu tố sản xuất nhờ chuyên môn hóa và hợp tác
hóa quốc tế.
 Huy động nhiều hơn các nguồn tài nguyên nhàn rỗi.
 Nâng cấp các nguồn lực của nƣớc chủ nhà.

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 12 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

Việc thu hút vốn FDI cho phép nƣớc tiếp nhận đầu tƣ tham gia rộng và
sâu hơn vào phân công lao động quốc tế, nhất là khi doanh nghiệp có vốn
ĐTNN là chi nhánh của công ty xuyên quốc gia lớn trên thế giới. Hơn nữa, nhờ
có kinh nghiệm, công nghệ và vốn từ FDI sẽ giúp các nƣớc tiếp nhận FDI tận
dụng và phát huy đƣợc các lợi thế về tài nguyên, vị trí địa lý, nguồn lao động…
của mình. Đặc biệt, nhờ kênh tiêu thụ sẵn có của các doanh nghiệp có vốn
ĐTNN, nhờ sự cải thiện chất lƣợng và danh mục hàng hóa xuất khẩu trong
nƣớc với sự giúp đỡ và xúc tiến của FDI, nƣớc nhận đầu tƣ có điều kiện tiếp
cận, mở mang thị trƣờng quốc tế, cũng nhƣ mở rộng ngay thị trƣờng nội địa.
Thứ sáu, FDI góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động
Các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài luôn chú trọng tận dụng nguồn lao động rẻ
để sản xuất hàng hóa xuất khẩu ở các nƣớc nhận đầu tƣ. Trong khi đó, ở các
nƣớc đang phát triển lại có một lực lƣợng lao động dồi dào, vì thế khi đầu tƣ
sẽ đem lại cả lợi ích cho nƣớc tiếp nhận lẫn chủ đầu tƣ. Song song với tạo
thêm việc làm, FDI còn làm tăng thu nhập cho ngƣời lao động bởi tiền lƣơng
trả từ các doanh nghiệp có vốn ĐTNN thƣờng lớn hơn doanh nghiệp trong
nƣớc, góp phần nâng mặt bằng tiền lƣơng trong nƣớc lên. Thông qua FDI,
một bộ phận dân cƣ có thể có đƣợc mức thu nhập cao và kéo theo đó là mức
tiêu dùng và tiết kiệm cao, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển cũng
nhƣ mở rộng hoạt động tái đầu tƣ.
Tóm lại, FDI giữ vai trò quan trọng với sự phát triển kinh tế xã hội của
nƣớc nhận đầu tƣ. Thực tiễn trên thế giới cho thấy nhiều ví dụ thuyết phục về các
nƣớc (điển hình là Trung Quốc, Singapore) sau khi có chính sách mở cửa và Luật
ĐTNN, nền kinh tế đã nhƣ “ngƣời khổng lồ” bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài,
vƣơn mình trở thành quốc gia có tốc độ phát triển và hiện đại hóa nhanh. Bởi
những tác động to lớn và tích cực đó, FDI đang là một xu thế toàn cầu và chƣa
bao giờ cuộc cạnh tranh thu hút FDI lại diễn ra mạnh mẽ nhƣ hiện nay.

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 13 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

Tuy nhiên, bất kỳ một hoạt động nào cũng đều có những mặt tích cực
và tiêu cực, FDI cũng vậy. Việc thu hút và sử dụng FDI có thể mang lại một
số hiệu ứng phụ không mong muốn sau:
- Nƣớc sở tại phải đƣơng đầu với các chủ đầu tƣ quốc tế giàu kinh
nghiệm, sành sỏi trong kinh doanh, nên trong nhiều trƣờng hợp dễ bị thua
thiệt hoặc chịu sức ép từ họ trên các lĩnh vực chính trị, giá cả, kỹ thuật…
Ngoài ra nƣớc sở tại còn có thể chịu cảnh “chảy máu chất xám” và dòng
ngoại tệ chảy ngƣợc…
- Nếu không cẩn thận thì thông qua FDI, các nƣớc đang phát triển sẽ trở
thành “bãi rác công nghiệp” của các nƣớc phát triển, gây khó khăn về khắc
phục hậu quả lâu dài cũng nhƣ tăng thêm ô nhiễm môi trƣờng.
- Trong thu hút FDI nếu kéo dài xu hƣớng thay thế nhập khẩu và
chuyển lợi nhuận ra ngoài sẽ làm thâm hụt cán cân thanh toán, về lâu dài, FDI
có thể làm giảm tỷ lệ tiết kiệm và đầu tƣ nội địa. Sự lấn át, cạnh tranh mạnh
mẽ, thậm chí độc quyền của FDI sẽ gây khó khăn lớn cho các cơ sở kinh tế và
các ngành nghề truyền thống, tăng bất bình đẳng trong cạnh tranh trong
nƣớc…
Nhƣ vậy, có thể nói rằng bên cạnh những vai trò quan trọng và tích cực
của FDI đối với phát triển kinh tế của các nƣớc, đặc biệt là các nƣớc đang
phát triển thì nó cũng mang đến những “hiệu ứng phụ” không mong muốn.
Song không ai có thể phủ nhận những ảnh hƣởng tích cực của FDI, vấn đề là
ở chỗ các nƣớc tiếp nhận FDI phải làm gì để phát huy hơn nữa hiệu quả của
các nguồn vốn FDI, và hạn chế tối đa những ảnh hƣởng tiêu cực của nó. Điều đó
phụ thuộc vào đƣờng lối, chính sách và các biện pháp cụ thể của Chính phủ các
nƣớc.
III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THU HÚT FDI
1. Môi trƣờng đầu tƣ của quốc gia tiếp nhận

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 14 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

Môi trƣờng đầu tƣ là tổng hòa các yếu tố về pháp luật, kinh tế, chính
trị, văn hóa, năng lực thị trƣờng, lợi thế của một quốc gia… có liên quan ảnh
hƣởng trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động đầu tƣ của nhà đầu tƣ trong và
ngoài nƣớc khi đầu tƣ vào quốc gia đó.
Các yếu tố cấu thành môi trƣờng đầu tƣ:
1.1. Môi trường tự nhiên
Môi trƣờng tự nhiên đƣợc cấu thành bởi các yếu tố vốn có của một
quốc gia nhƣ vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên và có ảnh
hƣởng trực tiếp cũng nhƣ gián tiếp đối với hoạt động đầu tƣ.
Các nƣớc có vị trí địa lý gần nƣớc chủ đầu tƣ sẽ hấp dẫn hơn các nhà
đầu tƣ hơn các thị trƣờng ở xa cho dù quá trình tự do thƣơng mại và những
cải tiến trong vận tải và thông tin liên lạc dần dần giảm đi khoảng cách này.
Dự trữ tài nguyên thiên nhiên phong phú cũng đƣợc coi là thế mạnh đối
với một quốc gia trong việc thu hút FDI vì mục đích của chủ đầu tƣ là tìm
kiếm và tận dụng nguồn nguyên liệu phong phú của nƣớc nhận đầu tƣ.
1.2. Môi trường chính trị
Môi trƣờng chính trị đƣợc thể hiện thông qua thể chế chính trị, xu
hƣớng chính trị, thái độ chính trị đối với các thành phần kinh tế, các loại hình
doanh nghiệp, xã hội và ngƣời dân.
Môi trƣờng chính trị đã và đang tiếp tục có ảnh hƣởng lớn đối với mọi
hoạt động của sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp FDI.
Sự ổn định chính trị ở mỗi quốc gia là yếu tố trƣớc tiên đảm bảo cho sự
phát triển về kinh tế, là cơ sở cho sự ổn định của các lĩnh vực khác nên đó
cũng là dấu hiệu tốt đối với hoạt động thu hút FDI. Không có ổn định chính
trị thì sẽ không có ổn định pháp luật, tăng trƣởng kinh tế, lành mạnh xã hội do
đó không nhà đầu tƣ nào chấp nhận rủi ro để đầu tƣ. Sự ổn định về chính trị
đƣợc thể hiện ở chỗ: thể chế chính trị, quan điểm chính trị của Nhà nƣớc có
đƣợc đa số quần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ hay không, hệ thống tổ

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 15 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

chức chính trị, đặc biệt là đảng cầm quyền có năng lực và uy tín đối với nhân
dân và các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc không. Sự can thiệp đúng mức
của Chính phủ có thể cải thiện môi trƣờng đầu tƣ. Ngƣợc lại, sự can thiệp
mang tính chất chủ quan và bất hợp lý có thể tạo ra ảnh hƣởng tiêu cực làm
cho dòng chuyển của đầu tƣ và thƣơng mại giảm sút, ảnh hƣởng đến thu hút
FDI.
1.3. Môi trường pháp luật
Môi trƣờng pháp luật về FDI bao gồm hiệp định giữa các quốc gia với
nƣớc nhận đầu tƣ và pháp luật của nƣớc nhận đầu tƣ. Luật của nƣớc nhận đầu
tƣ thể hiện qua các văn bản luật, các văn bản dƣới luật, chủ trƣơng chính sách
qui định của Nhà nƣớc liên quan đến đầu tƣ. Sự hấp dẫn của môi trƣờng pháp
luật đƣợc đánh giá dựa trên tính đồng bộ và hoàn chỉnh của hệ thống pháp
luật, sự khác biệt giữa luật đầu tƣ trong nƣớc và luật đầu tƣ nƣớc ngoài, tình
hình thực hiện các chính sách của Nhà nƣớc có liên quan đến FDI.
Môi trƣờng pháp lý ổn định là một trong những cơ sở vững chắc để
giảm thiểu rủi ro trong đầu tƣ. Nói chung, tất cả các quốc gia đều đã và đang
xây dựng một hệ thống pháp luật quốc gia để điều chỉnh hoạt động đầu tƣ ở
nƣớc mình. Nó bao gồm luật đầu tƣ trong nƣớc, luật đầu tƣ nƣớc ngoài, luật
thuế, hệ thống ngân hàng và tín dụng… Thực tế thế giới những năm gần đây
chỉ ra rằng cùng với sự xuất hiện của các khối liên kết về kinh tế, chính trị là
sự ra đời của nhiều hiệp định mới cả song phƣơng và đa phƣơng. Nhờ các
hiệp định này mà thƣơng mại và đầu tƣ quốc tế càng đƣợc mở rộng.
1.4. Môi trường kinh tế
Môi trƣờng kinh tế là môi trƣờng quan trọng nhất ảnh hƣởng đến hoạt
động FDI. Nó bao gồm một loạt các nhân tố nhƣ xu hƣớng và tốc độ tăng
trƣởng của nền kinh tế thông qua các chỉ tiêu tăng trƣởng kinh tế, sự biến
động về thị trƣờng cạnh tranh và sức mua, kết cấu hạ tầng kinh tế, các yếu tố
tiền tệ, thực trạng xuất nhập khẩu…

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 16 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

Đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, tìm hiểu môi trƣờng kinh tế của
nƣớc nhận đầu tƣ là vô cùng quan trọng vì nó ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu
quả của hoạt động kinh doanh, đầu tƣ của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.
1.5. Môi trường văn hóa
Nền văn hóa là một bƣớc tranh tổng thể về một dân tộc. Những thành
tố chính của một nền văn hóa là phong cách tập quán, cấu trúc xã hội, tôn
giáo, giáo dục… các môi trƣờng vật chất và tinh thần. Văn hóa quyết định và
chi phối hành vi của con ngƣời, thông qua quan hệ ngƣời với ngƣời trong tất
cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Chính vì thế, nền văn hóa của nƣớc nhận
đầu tƣ cũng có thể tạo điều kiện thuận lợi hay cản trở hoạt động FDI. Trong
môi trƣờng văn hóa, các nhà đầu tƣ đặc biệt chú trọng tới yếu tố con ngƣời.
Trình độ văn hóa, năng lực kỹ thuật và chất lƣợng nguồn nhân lực là nhân tố
quan trọng tạo nên tính hấp dẫn cho các nƣớc nhận đầu tƣ trong thời đại kinh
tế tri thức ngày nay.

2. Các nhân tố bên ngoài tác động đến nƣớc nhận đầu tƣ
2.1. Hướng chuyển dịch của dòng FDI quốc tế
Nếu một quốc gia nằm trong dòng chảy của vốn, khả năng tiếp nhận
vốn của quốc gia đó sẽ lớn. Đón bắt đƣợc xu hƣớng chuyển dịch FDI trên thế
giới là một yếu tố quan trọng để một quốc gia đƣa ra các điều kiện phù hợp
đón nhận dòng FDI đổ về. Là quốc gia nằm trong khu vực hấp dẫn ĐTNN, cả
Việt Nam và Singapore đều có nhiều cơ hội đón nhận dòng vốn FDI, nếu biết
tận dụng lợi thế của mình, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ thì việc thu hút FDI sẽ
gặt hái đƣợc nhiều thành công.
2.2. Môi trường kinh tế thế giới
Cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính, tiền tệ, chính trị, xã hội dịch
bệnh… đều nhƣ những tác động đa phƣơng và theo nhiều cơ chế khác nhau

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 17 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

tới thu hút FDI của một quốc gia. Sự tác động đó có mặt khuyến khích, có
mặt hạn chế luồng vốn FDI vào quốc gia tiếp nhận.
2.3. Chiến lược đầu tư của các nhà đầu tư
Chiến lƣợc phát triển và chiến lƣợc đầu tƣ của các nhà đầu tƣ có tác
động đến xu thế vận động của dòng vốn đầu tƣ quốc tế. Dựa vào tiềm lực tài
chính cũng nhƣ năng lƣợc kinh doanh của mình, các nhà đầu tƣ sẽ lựa chọn
cho mình những địa bàn đầu tƣ phù hợp nhất. Và hiển nhiên khu vực nào đáp
ứng đƣợc các yêu cầu của các nhà đầu tƣ thì khu vực đó sẽ là điểm đến của
dòng vốn ĐTNN.
Nói tóm lại, trong các nhân tố ảnh hƣởng đến thu hút FDI vào một quốc
gia thì các nhân tố tích cực (bao gồm cả nhân tố bên trong nƣớc tiếp nhận đầu
tƣ và nhân tố tác động bên ngoài) sẽ giúp cho quốc gia đó thu hút đƣợc nhiều
vốn FDI, và ngƣợc lại, các nhân tố tiêu cực sẽ làm cản trở hoạt động thu hút
FDI và lƣợng vốn FDI thu hút vào quốc gia đó sẽ bị hạn chế.

CHƢƠNG II: CHÍNH SÁCH VÀ THỰC TRẠNG THU HÚT FDI


CỦA SINGAPORE

I. CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI CỦA SINGAPORE


1. Khái quát đặc điểm kinh tế xã hội và những nhân tố ảnh hƣởng đến
thu hút FDI của Singapore
1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội Singapore
1.1.1. Địa lý, lịch sử
Nƣớc cộng hòa Singapore (Republic of Singapore) có diện tích là 692,7
km2, gồm 54 đảo, trong đó có 20 đảo có ngƣời ở. Singapore nằm ở Đông Nam
Châu Á, Cực Nam bán đảo Malaxca, giáp Malayxia về phía Bắc và Indonexia
về phía Nam. Đây là điểm trọng yếu chiến lƣợc trên con đƣờng giao lƣu buôn

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 18 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

bán bằng đƣờng biển giữa phƣơng Đông và phƣơng Tây, là một bến cảng
quan trọng nối liền ấn Độ Dƣơng và Thái Bình Dƣơng. Ngoài ra, Singapore
còn nằm trên múi giờ lệch với các trung tâm thƣơng mại tài chính lớn trên thế
giới, mà nếu nó liên kết với những trung tâm đó thì sẽ tạo thành một giao dịch
vòng quanh thế giới trong suốt 24 giờ trong ngày.
Singapore là một đất nƣớc nhỏ bé, khí hậu ôn hòa, độ ẩm cao, lƣợng
mƣa nhiều do vị trí của đảo nằm ngoài hải dƣơng và gần đƣờng xích đạo, ý
thức bảo vệ môi trƣờng của ngƣời dân cao, con ngƣời hòa hợp với thiên nhiên
nên đã nhanh chóng trở thành điểm dừng chân của nhiều du khách quốc tế.
Trong lịch sử, Singapore đã bị nhiều đế quốc đô hộ: Bồ Đào Nha (đầu thế
kỷ 16 đến cuối thế kỷ 17), Hà Lan (đầu thế kỷ 17 đến 1819), năm 1819 Anh
giành lại quyền khai thác Singapore. Từ năm 1824, Singapore trở thành thuộc
địa của Anh, từ đó Anh dùng Singapore làm cửa biển buôn bán, chuyển khẩu
quan trọng ở Viễn Đông và là căn cứ quân sự chủ yếu của Anh ở Đông Nam
Á. Nhật Bản chiếm đóng Singapore từ 1942 đến 1945. Sau Chiến tranh Thế
Giới thứ II, Anh trở lại chiếm Singapore. Trƣớc phong trào đấu tranh của
quần chúng nhân dân Singapore, nhà đƣơng cục Anh sau ba lần đàm phán với
với đại diện các chính Đảng của Singapore đã phải đồng ý cho Singapore
thành lập bang tự trị ngày 3/6/1959. Tuy nhiên, Singapore chỉ đƣợc tự trị về
đối nội, còn Anh vẫn nắm giữ các hoạt động về quốc phòng và ngoại giao.
- Ngày 16/9/1963, Singapore gia nhập Liên bang Malayxia.
- Ngày 9/8/1965, Singapore tách khỏi Malayxia và thành lập nƣớc Cộng
hòa độc lập.
- Ngày 21/9/1965, Singapore gia nhập Liên hợp quốc.
Singapore theo chế độ đa Đảng, từ khi giành độc lập đến nay, Đảng
Hành động Nhân dân (People’s Action Party) liên tục cầm quyền.
1.1.2. Kinh tế xã hội

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 19 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

Về kinh tế, Singapore - quốc gia 4,24 triệu ngƣời này đã đạt đƣợc sự
tăng trƣởng kinh tế nhanh chóng trong vòng hơn 40 năm qua kể từ khi độc lập
(9/8/1965).
Sự nghiệp công nghiệp hóa đƣợc tiến hành vào những năm 60 đã biến
nền kinh tế tập trung và phân phối hàng hóa của Singapore sang một nền kinh
tế đa dạng theo cơ chế thị trƣờng. Nền kinh tế đã phát triển mạnh trong suốt
hai thập kỷ, nhƣng đến năm 1985, GDP lại giảm xuống 1,6% dƣới tác động
của khủng hoảng. Những biện pháp cấp bách đƣợc tiến hành và nền kinh tế lại
đƣợc khôi phục vào những năm sau, năm 1989 tỷ lệ tăng trƣởng nền kinh tế
đạt 9,2% và năm 1990 là 9,0% so với 1989. Lạm phát đƣợc kiểm soát từ đầu
những năm 1980, và những năm sau đó, lạm phát ở Singapore vẫn ổn định.
Gần đây tuy khu vực và thế giới có nhiều biến động trên khắp các lĩnh
vực của nền kinh tế đặc biệt là lĩnh vực tài chính tiền tệ, nhƣng Singapore với
tiềm lực sẵn có đã hạn chế một cách tối đa và hữu hiệu các ảnh hƣởng tiêu
cực đối với nền kinh tế của mình.
Tóm lại, mặc dù nền kinh tế nội địa còn nhỏ bé và thiếu các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, song hiện nay Singapore đã xây dựng thành công một
quốc gia thƣơng mại hàng đầu thế giới và liên tục đƣợc bầu là một trong
những điểm kinh doanh tốt nhất, đƣợc công nhận là một trong những nền kinh
tế cạnh tranh nhất cộng với sự hỗ trợ của một lực lƣợng lao động có khả năng.
Ngƣời dân Singapore hƣởng một cuốc sống chất lƣợng cao, với GDP bình
quân đầu ngƣời là 24000 USD (44.000 SGD).
Về xã hội, tuy Singapore là một quốc gia đa sắc tộc, với nhiều nền văn
hóa khác nhau nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ, Mã Lai... nhƣng Chính phủ luôn kiên
định lập nên một xã hội đa chủng tộc, xây dựng xã hội ổn định.
1.2. Những nhân tố tác động đến thu hút FDI của Singapore
1.2.1. Môi trƣờng đầu tƣ của Singapore
 Môi trường pháp luật:

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 20 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

Singapore luôn dành ƣu tiên cho việc tạo dựng môi trƣờng hòa bình ổn
định tại Đông Nam Á và Châu Á Thái Bình Dƣơng, duy trì hệ thống thƣơng
mại đa phƣơng, tự do và mở, sẵn sàng hợp tác với bất kỳ quốc gia nào vì lợi
ích chung và duy trì một nền kinh tế mở.
Tính đến nay, Singapore đã ký thỏa hiệp về bảo hộ đầu tƣ với các thành
viên khác của tổ chức ASEM, Liên minh kinh tế Bỉ - Luxembourg và 19 đối
tác kinh tế sau: Canada, Trung Quốc, Cộng hòa Séc, Ai cập, Pháp, Đức,
Hungary, Latvia, Mông cổ, Hà Lan, Pakistan, Ba lan, Quần đảo Riau,
Slovania, Srillanka, Thụy sỹ, Đài loan, Anh và Mỹ. Việc tham gia vào các tổ
chức quốc tế và khu vực, đặc biệt là những thỏa thuận về đầu tƣ quốc tế, cộng
với hoạt động ngoại thƣơng phát triển nhanh đã góp phần đẩy mạnh việc thu
hút đầu tƣ nƣớc ngoài nói chung và FDI nói riêng ở Singapore.
Chính sách đầu tƣ nƣớc ngoài của Singapore nhìn chung tự do và thông
thoáng. Những quan tâm đến chính sách của Chính phủ là: không có chính
sách quốc gia hóa, môi trƣờng kinh doanh ổn định làm động lực tăng cƣờng
đầu tƣ, chính sách khuyến khích đầu tƣ và tài chính rộng rãi, không hạn chế
quyền sở hữu của nƣớc ngoài đối với các công ty Singapore, không đòi hỏi
liên doanh với đối tác trong nƣớc…
 Môi trường chính trị:
Chính phủ Singapore có quyền lực tƣơng đối mạnh để có thể xây dựng
các chính sách mà không gặp phải sự phản đối mạnh từ các cấp chính quyền
khác hoặc từ các tầng lớp xã hội.
Đảng Hành động Nhân dân (PAP) đã chiến thắng trong tất cả các cuộc
bầu cử kể từ năm 1959 chính quyền lực cũng nhƣ tính chính thống của Chính
phủ PAP cho phép Chính phủ trở nên kỹ trị trong việc thực thi một chiến lƣợc
phát triển kinh tế nói chung và chiến lƣợc FDI nói riêng.
 Môi trường kinh tế:

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 21 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

Nhìn chung, kinh tế Singapore phát triển ổn định và có một cơ sở hạ


tầng phát triển, năm 2003, Singapore đƣợc “Political and Economic Risk
Consultancy” đánh giá là đất nƣớc có cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật có chất
lƣợng tốt nhất. Singapore nối kết với tất cả các nơi trên thế giới một cách dễ
dàng qua đƣờng biển, đƣờng hàng không và các phƣơng tiện viễn thông. Sân
bay Quốc tế Changi phục vụ hơn 60 hãng hàng không, có đƣờng bay đến hơn
145 thành phố trên thế giới và trong nhiều năm đƣợc bình bầu là sân bay hiện
đại nhất trên thế giới. Việc đi lại đến tất cả mọi nơi trong quốc gia này rất dễ
dàng vì có hệ thống giao thông mặt đất rất hiệu quả và chất lƣợng dịch vụ
cao.
Đồng thời, việc xây dựng một Chính phủ điện tử giúp cho các nhà đầu
tƣ nƣớc ngoài không phải đi qua một rừng các thủ tục hành chính. Bằng việc
giảm bớt các khâu rƣờm rà trong thủ tục hành chính và chú trọng đến việc
cung cấp các dịch vụ nhanh chóng và hiệu quả Chính phủ điện tử sẽ tạo ra các
điều kiện thu hút đầu tƣ nhiều hơn.
Các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài cũng rất quan tâm tới quyết định của nƣớc
nhận đầu tƣ về hệ thống tài chính kế toán, mức độ mở cửa, sự phát triển của
thị trƣờng chứng khoán, quyết định về tái đầu tƣ, lãi suất đi vay, chuyển lợi
nhuận về nƣớc, các giới hạn sở hữu đối với đầu tƣ nƣớc ngoài, độ ổn định của
tỷ giá hối đoái và tính tự do chuyển đổi của các đồng tiền. Trong khu vực
ASEAN, chỉ duy nhất có Singapore đƣợc IMF đánh giá là có “hệ thống tài
chính đạt mức độ tuân thủ cao theo luật lệ và tiêu chuẩn quốc tế, có độ ổn
định tài chính chắc chắn và lành mạnh” (2004). Thị trƣờng ngân hàng của
Singapore đƣợc đánh giá là khá hoàn thiện và quy củ nhất khu vực ASEAN
nói riêng và Châu Á nói chung.
 Môi trường văn hóa:
Singapore là một quốc gia đa dân tộc, điều này tạo nên sự giao thoa về
văn hóa, làm cho quốc gia này có một nền văn hóa đa dạng phong phú. Mặc

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 22 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

dù có nhiều dân tộc sinh sống với nhiều phong tục tập quán khác nhau, nhƣng
ngƣời dân Singapore nhìn chung là chăm chỉ cần cù, ngôn ngữ chính lại là
tiếng Anh.
Là một nƣớc không có tài nguyên thiên nhiên, nội lực duy nhất của
Singapore là con ngƣời. Do đó, Chính phủ Singapore đã rất chú ý tới việc
phát triển nguồn nhân lực. Ngay từ năm 1973, Chính phủ đã lập ra Ủy ban
đào tạo công nghiệp để đào tạo và cung cấp nhân lực cho công nghiệp hóa.
Nguồn nhân lực tay nghề cao của Singapore cũng là kết quả của một nền giáo
dục tiên tiến và những chính sách về giáo dục đúng đắn của Chính phủ
Singapore.
Chính nguồn lao động có tay nghề cao trong nƣớc cộng với chính sách
thu hút lao động nƣớc ngoài có kỹ năng, tay nghề, trình độ cao đã tạo nên một
môi trƣờng đầu tƣ vô cùng hấp dẫn ở Singapore. Điều đó góp phần giải thích
vì sao trong thời gian vừa qua FDI vào Singapore vẫn không ngừng đƣợc tăng
cƣờng trong thời gian vừa qua.
 Môi trường tự nhiên:
Tuy là một đất nƣớc nghèo tài nguyên thiên nhiên nhƣng thay vào đó
Singapore nằm ở vị trí chiến lƣợc trên con đƣờng giao lƣu buôn bán bằng
đƣờng biển giữa phƣơng Đông và phƣơng Tây, là một bến cảng quan trọng
nối liền ấn Độ Dƣơng và Thái Bình Dƣơng. Ngoài ra, vị trí địa lý nằm ở khu
vực giờ chuẩn đã cho phép các dịch vụ tài chính lấp đầy khoảng trống giữa
Mỹ và Châu Âu trong vòng một ngày 24h. Đây là một lợi thế so sánh của
Singapore trong thu hút FDI nói riêng và phát triển kinh tế nói chung.
1.2.2. Nhân tố bên ngoài
 Hƣớng chuyển dịch của dòng vốn đầu tƣ quốc tế:
Từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay, dòng FDI trên thế giới gia
tăng mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu. Trong những năm đầu thập kỷ 90, trên
thực tế 3/4 tổng lƣợng FDI của thế giới vẫn tập trung tại các nƣớc OECD. Có

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 23 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

thể nói dòng FDI không chảy từ nơi nhiều vốn sang nơi ít vốn mà chảy chủ
yếu trong khu vực các nƣớc công nghiệp phát triển. Ngay từ giữa những năm
1960 Singapore đã bắt đầu xây dựng một nền kinh tế hƣớng về xuất khẩu,
định hƣớng phát triển công nghiệp sớm thu đƣợc những thành quả rõ nét cộng
với cơ sở hạ tầng từng bƣớc đƣợc cải thiện, đã giúp quốc đảo này trở thành
một điểm đến hấp dẫn của dòng FDI trong giai đoạn này.
Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên thế giới nghiêng về phát
triển mạnh kinh tế dịch vụ, FDI cũng thay đổi theo, từ lĩnh vực truyền thống
(trong đầu thế kỷ XX) sang lĩnh vực dịch vụ và các ngành có hàm lƣợng công
nghệ cao (từ những năm 80 đến nay). Nắm bắt đƣợc những xu thế này,
Singapore đã sớm vạch ra đƣờng hƣớng phát triển phù hợp, nhanh chóng bắt
kịp đƣợc cùng với xu hƣớng phát triển đó.
Thêm vào đó, ASEAN và APEC đang từng bƣớc đi đến chế độ tự do
hóa đầu tƣ khu vực, do vậy dòng FDI tại đây sẽ tăng lên mạnh mẽ. Là một
quốc gia thành viên của các tổ chức trên, lại nằm trong khu vực hấp dẫn đầu
tƣ, Singapore đã và đang có cơ hội đón dòng FDI đổ về.
 Môi trƣờng kinh tế thế giới và khu vực:
Phải nói ảnh hƣởng trực tiếp nhất đến thu hút FDI của Singapore nói
riêng và khu vực nói chung trong thời gian vừa qua là cuộc khủng hoảng tài
chính khu vực diễn ra vào năm 1997. Sau cuộc khủng hoảng này, tuy cơ sở
kinh tế tài chính của Singapore không bị ảnh hƣởng nhiều nhƣng đã làm cho
môi trƣờng đầu tƣ bị gián đoạn và bất ổn, đã gây tác động tiêu cực trong thu
hút FDI của Singapore.
 Chiến lƣợc đầu tƣ của các TNCs:
Các TNCs thực hiện chiến lƣợc kinh doanh toàn cầu, tiếp tục vƣơn ra
các khu vực khác nhau trên thế giới với quy mô FDI ngày càng lớn. Bên cạnh
việc giữ vững các khu vực đầu tƣ truyền thống nhƣ Châu Âu, Bắc Mỹ, TNCs

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 24 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

đang đẩy mạnh đầu tƣ vào Châu Á. Là một quốc gia nằm trong khu vực này,
Singapore càng có thêm nhiều cơ hội để thu hút FDI của các TNCs.
Nói tóm lại, trong các nhân tố ảnh hƣởng đến thu hút FDI của
Singapore, có cả nhân tố tích cực lẫn nhân tố tiêu cực, cả nhân tố chủ động
lẫn bị động, song nhìn chung, Singapore đã nắm bắt và tiếp cận đƣợc với
hƣớng chuyển dịch của dòng vốn đầu tƣ thế giới, đã thiết lập đƣợc các điều
kiện tiếp nhận đầu tƣ tƣơng đối hấp dẫn và có hiệu quả, phát huy cao độ các
nhân tố tích cực bên trong để thu hút FDI.
2. Chính sách thu hút FDI của Singapore
Singapore là một nƣớc tuy có quy mô dân số nhỏ (khoảng hơn 4 triệu
dân), nghèo tài nguyên thiên nhiên nhƣng lại rất thành công trong việc hội
nhập kinh tế quốc tế nói chung và thu hút FDI nói riêng. Xuất phát từ một nền
kinh tế phát triển ở trình độ thấp, Singapore cần một khối lƣợng vốn rất lớn để
đổi mới cơ cấu và hiện đại hóa nền kinh tế. Vì vậy, ngay từ đầu họ đã chú
trọng cả nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài, đặc biệt là nguồn vốn
bên ngoài. Điều đó đƣợc thể hiện thông qua việc Chính phủ đã ban hành
nhiều chính sách, tạo ra môi trƣờng hấp dẫn kích thích các nhà đầu tƣ nƣớc
ngoài đầu tƣ vào Singapore. Chính sách thu hút FDI của Singapore luôn gắn
liền, biến đổi linh động, kết hợp nhuần nhuyễn với các chính sách kinh tế vĩ
mô trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế Singapore.
Có thể nêu ra một số chính sách, biện pháp thu hút FDI của Singapore
nhƣ sau:
2.1. Khuôn khổ pháp lý về FDI
Để khuyến khích các nhà đầu tƣ, đặc biệt là các nhà ĐTNN đến hoạt
động sinh lời tại Singapore, Chính phủ Singapore ngay từ những năm 1960 đã
ban hành hàng loạt sắc lệnh ƣu tiên cho việc thành lập các ngành công nghiệp
non trẻ mà trƣớc đó chƣa có. Từ sau năm 1965, Chính phủ đã thể chế hóa
thêm một bƣớc và đƣa ra hàng loạt ƣu đãi lớn hơn đối với các nhà đầu tƣ

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 25 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

nƣớc ngoài.4 Có thể kể đến một số luật liên quan đến hoạt động thu hút FDI ở
Singapore nhƣ sau:
- Luật mở rộng kinh tế (Economic Expansion Act) năm 1967.
- Luật bổ sung năm 1970 (bổ sung cho Luật mở rộng kinh tế).
- Luật khuyến khích mở rộng kinh tế (Economic Expansion Incentives
Act) năm 1971.
- Luật công ty (nêu lên những qui định cơ bản về đăng ký và hoạt động
của các công ty ở Singapore, trong đó có công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài).
- Luật thuế thu nhập năm 1967, qui định các khoản thu nhập của cá nhân
hay tập thể, doanh nghiệp phải nộp thuế (với chủ trƣơng giảm thuế thu nhập
để phát triển kinh tế).
Nhìn chung, luật pháp Singapore đảm bảo không phân biệt đối xử trong
thu hút FDI. Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài giống nhƣ các hãng trong nƣớc đều phải
đăng ký kinh doanh theo Luật công ty hoặc Luật đăng ký kinh doanh.
Các Luật điều chỉnh các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài khác là Luật khuyến
khích mở rộng kinh tế, và Luật thuế thu nhập. Cơ quan chịu trách nhiệm thi
hành chính sách ƣu đãi và khuyến khích đầu tƣ là Ủy Ban phát triển kinh tế
(EDB) trực thuộc Bộ Thƣơng mại và Công nghiệp Singapore. Nhìn chung
khung pháp lý thông thoáng, các nhà đầu tƣ không bị yêu cầu phải liên doanh
hoặc nhƣờng lại quyền quản lý cho các tổ chức địa phƣơng. Hiện nay, ngoài
các yêu cầu điều chỉnh trong một số ngành ra, Chính phủ xét duyệt các dự án
đầu tƣ chỉ để xác định tính hợp lý của việc đƣợc hƣởng các chế độ khuyến
khích, không hạn chế đối với tái đầu tƣ và chuyển thu nhập về nƣớc.
Bên cạnh các văn bản luật qui định về vấn đề ĐTNN của Singapore,
nƣớc này còn tham gia vào các hiệp định song phƣơng và đa phƣơng về đầu
tƣ nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài của

4
Trần Khánh, 1995, Cộng hòa Singapore- 30 năm xây dựng và phát triển, Nxb KHXH, tr.55.

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 26 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

các nhà đầu tƣ trong nƣớc cũng nhƣ tăng cƣờng thu hút FDI của các nhà
ĐTNN.
2.2. Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với nhà đầu tư
2.2.1. Ƣu đãi về thuế
Luật mở rộng kinh tế (Economic Expansion Act) năm 1967 và Luật
khuyến khích mở rộng kinh tế (Economic Expansion Incentives Act) năm
1971 đã đƣa ra các ƣu tiên sau:
* Đối với ngành công nghiệp mũi nhọn:
Để có đủ khả năng lựa chọn biện pháp khuyến khích, công ty phải sản
xuất kinh doanh mặt hàng mà Chính phủ quan tâm đến triển vọng phát triển
của nó. Nói chung, các sản phẩm có công nghệ cao đƣợc khuyến khích đầu tƣ
và không có sự hạn chế nào về quyền sở hữu nƣớc ngoài đối với công ty đƣợc
ƣu tiên hàng đầu. Cụ thể là :
- Doanh nghiệp mũi nhọn là các công ty công nghiệp có vốn đầu tƣ từ 1
triệu SGD trở lên và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế lâu dài đƣợc hƣởng
quy chế xí nghiệp mũi nhọn và đƣợc miễn thuế trong 5 năm (kể cả lãi cổ phần
và thuế thu nhập).
- Loại doanh nghiệp hƣớng về xuất khẩu sẽ đƣợc ƣu đãi tỷ lệ thuận với
giá trị xuất khẩu. Trong khi xí nghiệp sản xuất không hƣớng về xuất khẩu bị
đánh thuế với mức tỷ suất 40%, thì xí nghiệp thuộc loại hƣớng về xuất khẩu
chỉ bị đánh thuế ở mức 4%. Bên cạnh đó nếu xuất khẩu mỗi năm hơn 100.000
SGD sẽ đƣợc miễn tới 90% thuế lợi tức.
- Riêng loại doanh nghiệp vừa là mũi nhọn vừa hƣớng vào xuất khẩu sẽ
đƣợc hƣởng ƣu đãi “gộp” của cả hai loại hình doanh nghiệp này. Cụ thể là chế
độ miễn thuế sẽ đƣợc kéo dài 8 năm. Nếu xí nghiệp vừa có cả hai điều kiện
trên vừa có vốn đầu tƣ vào tài sản cố định từ 150 triệu SGD trở lên thì thời
gian miễn thuế có thể kéo dài đến 15 năm.
* Đối với các hoạt động dịch vụ mũi nhọn:

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 27 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

Cùng với các ngành công nghiệp mũi nhọn, các hoạt động dịch vụ mũi
nhọn cũng đƣợc ƣu tiên và khuyến khích. Một số dịch vụ công nghệ và kỹ
thuật cao nhƣ:
- Phòng thí nghiệm, dịch vụ tƣ vấn, các hoạt động nghiên cứu và phát triển.
- Một số dịch vụ thông tin và máy tính.
- Dịch vụ công cộng.
- Một số dịch vụ liên quan đến giáo dục.
- Dịch vụ y tế.
- Hoạt động dịch vụ liên quan đến việc quản lý hoặc tổ chức hội thảo và
triển lãm.
- Một số dịch vụ tài chính.
- Hoạt động quản lý hệ thống chuyển phát nhanh.
- Hoạt động cung cấp vốn liên doanh…
Các công ty dịch vụ mũi nhọn cũng sẽ đƣợc khuyến khích miễn thuế thu nhập
trong khoảng thời gian 5 - 10 năm.5
* Đối với việc mở rộng các doanh nghiệp đã thành lập:
Một doanh nghiệp đƣợc phép hoạt động tại Singapore mà phải chi phí
hơn 10 triệu SGD cho việc mua thiết bị sản xuất để mở rộng nhà máy và
phƣơng tiện sản xuất nhằm tăng sản lƣợng, chất lƣợng sản phẩm thì sẽ đƣợc
giảm thuế trong 5 năm kể từ ngày các thiết bị đó bắt đầu hoạt động. Việc
giảm thuế này đƣợc áp dụng nhằm tăng doanh thu trong việc mở rộng hoạt
động của doanh nghiệp, qua đó khuyến khích các doanh nghiệp không ngừng
mở rộng qui mô sản xuất, chất lƣợng sản phẩm. Bên cạnh đó, xí nghiệp không
có qui mô lớn nhƣng sản phẩm nếu có chất lƣợng cao cũng đƣợc giảm thuế.
* Đối với việc tổ chức nghiên cứu và phát triển (R&D):
Với nỗ lực nhằm biến Singapore thành trung tâm công nghệ của Châu Á,
các tổ chức nghiên cứu và phát triển, các công ty chế biến đã đƣợc hƣởng rất
5
Bộ thƣơng mại (2000), Những điều cần biết về thị trƣờng Singapore, Nxb Lao động Hà nội.

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 28 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

nhiều những ƣu tiên về thuế nhằm khuyến khích việc đầu tƣ ở Singapore nhƣ cơ
sở ở nƣớc của họ. Việc khuyến khích đầu tƣ bao gồm những yếu tố sau:
- Giảm hai lần thuế cho khoản chi phí về nghiên cứu và phát triển.
- Giảm thuế khấu hao đối với các trung tâm nghiên cứu và phát triển và
miễn thuế đầu tƣ.
Chính phủ đã mở rộng phạm vi giảm thuế hai lần đối với các khoản chi
phí về nghiên cứu và phát triển để nhằm kích thích sự phát triển của các ngành
dịch vụ công nghiệp nhƣ phần mềm máy tính, dịch vụ thông tin, dịch vụ công
nghệ nông nghiệp, dịch vụ về thí nghiệm và kiểm tra, dịch vụ nghiên cứu y học.
Ngoài ra, việc miễn giảm thuế nhập khẩu thiết bị cho phép các doanh
nghiệp có vốn FDI tại Singapore đƣợc miễn thuế nhập khẩu các thiết bị có
liên quan đến việc thực hiện các dự án đầu tƣ, đƣợc tự do chuyển lợi nhuận về
nƣớc, nếu trong quá trình kinh doanh bị thua lỗ thì đƣợc xem xét để kéo dài
thời hạn miễn giảm thuế. Đặc biệt nhằm chuyển giao công nghệ hiện đại,
Singapore cho phép miễn thuế nhập khẩu, miễn thuế VAT và thuế thu nhập
doanh nghiệp nếu dự án góp vốn bằng bằng phát minh sáng chế, bản quyền và
máy móc thiết bị hiện đại.
Luật thuế thu nhập đƣa ra các ƣu đãi:

* Đối với ƣu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp và thu nhập cá nhân :
Từ năm 2001, Chính phủ Singapore giảm thuế doanh nghiệp từ 26%
xuống 25,5%.6

6
Singapore’s progress report on the nine effective measures to attract FDI
http://ec.europa.eu/external_relations/asem_jap_vie/intro/prog_report_en.htm

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 29 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

Để tăng cƣờng thu hút các chủ đầu tƣ trong và ngoài nƣớc cũng nhƣ thu
hút và giữ chân nhân tài, năm 2005, Chính phủ Singapore đã giảm thuế thu
nhập cá nhân từ 25% xuống 22%, và thuế doanh nghiệp tiếp tục giảm xuống
còn 20%.7
Tỷ lệ đánh thuế này là một tỷ lệ cạnh tranh so với nhiều nƣớc trong khu
vực, đơn cử nhƣ ở Việt Nam, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng
đối với cơ sở kinh doanh là 28%.
Có thể thấy, việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá
nhân là một động thái tích cực, tác động trực tiếp đến không chỉ những doanh
nghiệp, cá nhân trong nƣớc mà còn có tác dụng dụng khuyến khích thu hút
các doanh nghiệp nƣớc ngoài đến đầu tƣ cũng nhƣ thu hút nhân tài làm việc
tại Singapore.
2.2.2. Ƣu đãi về quyền cƣ trú
Singapore áp dụng một ƣu đãi đặc biệt đối với nhà đầu tƣ nƣớc ngoài
so với các quốc gia khác. Đó là ƣu đãi về quyền cƣ trú và nhập cảnh hay còn
gọi là đặc quyền về nhập cảnh và nhập quốc tịch. Nhà đầu tƣ nào có vốn ký
thác tại Singapore từ 2,5 triệu SGD trở lên và có dự án đầu tƣ đƣợc Chính phủ
Singapore chấp nhận, sau 5 năm hoạt động, nhà đầu tƣ và gia đình họ đƣợc
hƣởng quyền công dân Singapore. Cụ thể, nếu nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ
vào công nghiệp chế biến sẽ đƣợc ngay quyền cƣ trú tạm thời và sau 5 năm
nếu mức đầu tƣ nhiều hơn sẽ đƣợc hƣởng quyền cƣ trú vĩnh viễn. Điều đó có
tác dụng không chỉ thu hút đầu tƣ vốn nƣớc ngoài mà còn thu hút chất xám
vào Singapore.
2.2.3. Một số biện pháp hỗ trợ khác đối với nhà đầu tƣ
* Hỗ trợ góp vốn tài sản:
7
Trade Policy Review Body - Trade Policy Review - Singapore - Report by the Secretariat.
http://www.unctad.org/Templates/Search.asp?intItemID=2068&lang=1&frmSearchStr=investment+highlig
ht&frmCategory=all&section=whole

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 30 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

Chƣơng trình góp vốn do EDB quản lý, quy định việc hỗ trợ vốn đối
với các nhà đầu tƣ tiềm năng thông qua cổ phần đầu tƣ liên tục và lâu dài đối
với nhà đầu tƣ. Cổ phần của EDB thƣờng không đƣợc vƣợt quá 30% vốn tự
có của công ty. Theo chƣơng trình này, những công ty đầu tƣ 100% vốn hoặc
liên doanh, liên kết với Chính phủ và tƣ nhân Singapore trong các ngành công
nghiệp mũi nhọn sẽ đƣợc EDB hỗ trợ về vốn để thành lập doanh nghiệp ở
Singapore. Sau khi công ty làm ăn có lãi Chính phủ sẽ bán lại cổ phần cho tƣ
nhân trong và ngoài nƣớc đã hùn vốn vào công ty đó.
* Hỗ trợ áp dụng công nghệ mới:
Chƣơng trình áp dụng công nghệ mới (INTECH) đƣợc tiến hành bởi EDB
nhằm khuyến khích các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đầu tƣ vào phát triển
nguồn lực trong ứng dụng công nghệ mới, công nghệ nghiên cứu và phát triển, bí
quyết kỹ thuật có tính chuyên nghiệp, thiết kế, phát triển sản phẩm mới, chế biến
dịch vụ cũng nhƣ hình thành năng lực trong một công ty hoặc trong một nền công
nghiệp.
INTECH hỗ trợ thông qua việc trợ cấp tài chính chiếm 30 - 50% chi phí
để đảm nhiệm các dự án khả thi. Cả nguồn lực và chi phí hạ tầng cơ sở (bao
gồm cả thiết bị và nhà xƣởng) đều nằm trong chƣơng trình này.
Đối với những dự án quan trọng mà ảnh hƣởng tới nền kinh tế thì mức
chi phí khuyến khích còn cao hơn, cụ thể là 90% cho chi phí nhân lực và
100% chi phí cho thiết bị nhà xƣởng. Mức độ hoạt động và việc sử dụng công
nghệ sẽ đƣợc kiểm tra một cách nghiêm túc để đánh giá việc đóng góp hiệu
suất của công nghệ mới, việc mở rộng hỗ trợ phải gắn liền với những đóng
góp của công nghệ mới.

* Hỗ trợ thuê ngƣời máy (Robot):

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 31 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

Chƣơng trình này áp dụng đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài cũng nhƣ
các doanh nghiệp địa phƣơng ở qui mô lớn mà thành lập doanh nghiệp và vận
hành doanh nghiệp đó trong lãnh thổ Singapore.
Theo chƣơng trình này thì số tiền tài trợ cho việc thuê mƣớn hoặc những
hiệp định cho thuê cầm cố tối đa là 3 triệu SGD sẽ đƣợc hoàn trả trong vòng 3 - 7
năm, với lãi suất là 3,5%/năm đối với các doanh nghiệp địa phƣơng vừa và nhỏ
và 4,5%/năm cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài và các doanh nghiệp lớn khác.
Thực chất chƣơng trình hỗ trợ này là một trong những biện pháp của
Chính phủ nhằm khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng thiết bị hiện đại có hàm
lƣợng công nghệ cao vào sản xuất, song đó cũng là một điểm hấp dẫn các nhà
ĐTNN muốn đầu tƣ các thiết bị hiện đại ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh ở
Singapore.
* Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển (R&D):
Chƣơng trình hỗ trợ nghiên cứu và phát triển đƣợc tiến hành bởi Hội đồng
khoa học Singapore, quy định về trợ cấp tài chính cho các nhà đầu tƣ trong và
ngoài nƣớc đầu tƣ để tiến hành nghiên cứu và phát triển công nghệ quan trọng.
Mỗi chƣơng trình trợ cấp tài chính đó chiếm khoảng 30% - 70% chi phí trực tiếp
của dự án, trong đó bao gồm cả chi phí về nhân công, thiết bị, nguyên liệu, và chi
phí sử dụng. Nếu dự án này mang lại những lợi ích kinh tế quan trọng thì một
phần chi phí của dự án sẽ đƣợc chia cho các cổ đông của công ty. Điều này có tác
động kích thích, khuyến khích các nhà đầu tƣ đầu tƣ vào các dự án nghiên cứu và
phát triển, vì nếu dự án đó không mang lại kết quả nhƣ mong muốn thì họ cũng
đƣợc Chính phủ hỗ trợ tới 30%- 70% chi phí.
Tóm lại, việc Chính phủ Singapore ban hành hàng loạt các chính sách
ƣu đãi, các biện pháp hỗ trợ đối với nhà ĐTNN đã góp phần làm tăng sức hấp
dẫn của môi trƣờng đầu tƣ ở Singapore, nâng cao khả năng cạnh tranh thu hút
FDI của nƣớc này so với các quốc gia khác trong khu vực.

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 32 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

2.3. Đa dạng hóa hình thức và đối tác đầu tư


2.3.1. Hình thức đầu tƣ
Singapore đã cho phép các nhà ĐTNN đầu tƣ thông qua nhiều hình
thức khác nhau nhƣ doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài, doanh nghiệp liên
doanh, khu chế xuất, hợp tác kinh doanh… Mọi hoạt động thƣơng mại tại
Singapore phải đƣợc đăng ký tại Cơ quan đăng ký các công ty và doanh
nghiệp (RCB). Các nhà ĐTNN có thể điều hành doanh nghiệp của họ dƣới
một trong những hình thức sau đây:
 Quyền sở hữu duy nhất (sole proprietorship): Một cá nhân hoạt động
với tƣ cách một thƣơng nhân duy nhất, theo qui định của đạo luật về đăng ký
kinh doanh.
 Hợp tác kinh doanh (partnership): Từ 2 đến 20 ngƣời hợp tác kinh
doanh, theo qui định của đạo luật về đăng ký kinh doanh.
 Công ty cổ phần (incorporated company): Gồm không quá 50 cổ đông,
hoạt động nhƣ một công ty trách nhiệm hữu hạn hay vô hạn, theo các điều
khoản của Luật công ty.
 Công ty nƣớc ngoài (foreign company): Đăng ký nhƣ công ty nhánh
của một công ty mẹ, theo những qui định của luật công ty, nhƣng không cổ
phần hóa nhƣ một công ty Singapore.
 Văn phòng đại diện (representative office): Văn phòng của những công
ty nƣớc ngoài, đảm trách các hoạt động quảng bá và liên lạc nhân danh công
ty mẹ. Hình thức tổ chức này không đƣợc tham gia vào các hoạt động thƣơng
mại nhƣ ký hợp đồng, tƣ vấn thu phí, chuyển hàng hóa theo tàu, mở tín dụng
thƣ hay thƣơng thảo về tín dụng thƣ trực tiếp hoặc nhân danh công ty mẹ.8

8
Database online thông tin phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Môi trƣờng đầu tƣ ở Singapore
http://sme.tcvn.gov.vn/default.asp?nc=2659&id=627

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 33 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

Ngoài các hình thức FDI trên thì các phƣơng thức đầu tƣ mới và hoạt
động mua lại và sáp nhập (M&A) ở Singapore cũng không có bất kỳ sự hạn
chế nào. Trong Luật công ty có các quy định liên quan đến việc mua các công
ty cổ phần, ngoài các qui định trong luật này còn có Bộ luật về mua và sáp
nhập công ty, là các văn bản dƣới luật.
2.3.2. Đối tác đầu tƣ
Singapore chủ trƣơng “không phân biệt” để tận dụng khả năng vốn của
nhiều quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, các đối tác đƣợc Singapore quan tâm
nhiều hơn là các công ty Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu với uy tín lâu đời, kinh
nghiệm quản lý, đầu tƣ hiện đại, nguồn vốn dồi dào, công nghệ cao để phát
triển đất nƣớc. Xác định thu hút đầu tƣ từ những nƣớc công nghệ cao đó,
Singapore đặc biệt chú ý tới việc thu hút đầu tƣ từ TNCs, hy vọng họ xây
dựng nhà máy tại Singapore để không chỉ tạo ra việc làm mà còn dần đƣa
công nghệ cao vào trong nƣớc, giúp các công ty trong nƣớc có thể theo kịp sự
phát triển của công nghệ trên thế giới từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển.
2.4. Củng cố cơ sở hạ tầng để thu hút FDI
Với quan điểm Nhà nƣớc nắm giữ chức năng chủ yếu trong xây dựng kết
cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi để tăng cƣờng thu hút FDI, ngay từ những
năm 60, Singapore đã chủ trƣơng xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cho sự ra
đời các khu công nghiệp tập trung nhƣ: xây dựng các khu đất công nghiệp, kho
bãi nhà xƣởng, đƣờng xá bến cảng. Công việc xây dựng kết cấu hạ tầng công
nghiệp đƣợc giao cho EDB đảm nhận. Ngƣời đi đầu thực hiện công việc này là
công ty phát triển và quản lý tài sản công nghiệp Jurong. Đây là công ty nhà
nƣớc đƣợc thành lập năm 1968 đứng ra xây dựng một vùng công nghiệp tập
trung lớn nhất Singapore. Đến nay, Singapore đã có 8 khu mậu dịch tự do, và
rất nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất.
Bên cạnh việc đầu tƣ thành lập các khu công nghiệp, khu chế xuất,
điểm nổi bật là Singapore đã không ngừng đầu tƣ cho các công trình giao

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 34 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

thông đƣờng thủy, đƣờng bộ và đƣờng hàng không9. Đơn cử nhƣ việc đầu tƣ
cho tuyến đƣờng cao tốc MRT (đƣợc ví nhƣ xƣơng sống xuyên suốt cả nƣớc),
sau khi con đƣờng đƣợc xây dựng có đến 40% các doanh nghiệp và khu công
nghiệp đóng gần tuyến đƣờng này.
2.5. Chính sách tiền lương và nguồn nhân lực trong thu hút đầu tư
Chính sách tiền lƣơng là một trong những giải pháp quan trọng để thu
hút FDI, tạo môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và
đảm bảo chế độ lao động tiền lƣơng có lợi cho nƣớc nhận đầu tƣ. Năm 1968
Chính phủ Singapore đã ban bố Luật về lao động và Luật bổ sung về quan hệ
trong công nghiệp. Theo luật này: Công nhân không có quyền thƣơng lƣợng
tập thể đòi tăng lƣơng, cấm các hoạt động đình công bãi công, quyền tự ý di
chuyển xếp loại, giảm số lƣợng nhân công của chủ doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Chính phủ Singapore cũng chủ trƣơng trong một thời gian
dài duy trì mức tiền lƣơng tối thiểu (năm 1975 mức lƣơng của Singapore chỉ
bằng 1/3 mức lƣơng của Nhật) để tạo thế cạnh tranh với các nƣớc khác trong
việc thu hút FDI.10
Bộ trƣởng Goh - Keng - Swee trong cuộc hội thảo về vấn đề lao động
xã hội năm 1973 đã nói: “Chúng ta phụ thuộc quá nhiều vào đầu tƣ nƣớc
ngoài để phát triển kinh tế, công nhân Singapore đang ở thế cạnh tranh gián
tiếp với công nhân các nƣớc ASEAN khác. Trong một thời gian dài, sự phát
triển công nghiệp ở Singapore đã rất chậm chạp vì tiền lƣơng ở Singapore cao
hơn tiền lƣơng ở Hàn Quốc, Đài Loan và Hồng Kông…”11
Chính sách tiền lƣơng thấp này đƣợc Chính phủ áp dụng trong những
năm 1965-1978 nhằm tăng cƣờng thu hút FDI và giải quyết vấn nạn thất

9
Đội tàu buôn của Singapore gồm 3500 chiếc với tổng trọng tải 22,5 triệu GT, có 26 cầu cảng container, kho
cảng gồm 700000m2 có mái che, 1,5 triệu m2 bãi container ngoài trời.
10
Lin.T.J. Biện pháp chính sách chủ yếu của các nƣớc Đông Nam Á thu hút FDI, Nxb Thế giới 1995
11
Ngụy Kiệt- Hà Dậu. Bí quyết cất cánh của 4 con rồng nhỏ. NXB Chính trị quốc gia- HN

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 35 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

nghiệp trong nƣớc. Nhờ đó, nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tăng nhanh
và tỷ lệ thất nghiệp tại Singapore giảm xuống còn 4,5% vào năm 1973.
Tuy nhiên, duy trì chính sách tiền lƣơng thấp chỉ có ý nghĩa trong giai
đoạn đầu thu hút FDI, nếu lạm dụng quá giải pháp này sẽ dẫn đến sự mất ổn
định chính trị và khủng hoảng kinh tế. Chính vì thế mà Singapore đã chuyển
dần sang giải pháp cân bằng lại chính sách tiền lƣơng trên cơ sở đầu tƣ chiều
sâu cho công tác nâng cao trình độ và tay nghề cho ngƣời lao động.
Đặc biệt là khi việc sử dụng nhiều công nghệ hiện đại, kỹ năng kỹ xảo
của bàn tay và khối óc con ngƣời ngày càng đƣợc coi trọng thì việc điều chỉnh
chính sách lƣơng bổng nhằm thay đổi giá trị công lao động sao cho các xí
nghiệp có thể tuyển đƣợc công nhân có tay nghề cao và thu hút nhiều chuyên
gia giỏi trong và ngoài nƣớc là điều vô cùng cần thiết.
Hiện nay, theo qui định của Singapore, lao động có tay nghề thấp có
mức lƣơng dƣới 2500 SGD/tháng (việc tuyển lao động loại này chịu một số
hạn chế) còn lƣơng trung bình của công nhân kỹ thuật có tay nghề là: 2300 -
2700 SGD/tháng, lƣơng của lãnh đạo quản lý là: 5700 - 6000 SGD/tháng,
lƣơng đối với kỹ sƣ là: 3200 - 3500 SGD/tháng. Điều này chẳng những động
viên lực lƣợng lao động có tay nghề và trình độ cao mà còn góp phần nâng
cao chất lƣợng lao động nhằm thu hút FDI.
Về vấn đề tuyển dụng và đào tạo lao động để giải quyết lao động cung
cấp cho khu vực có vốn FDI, Chính phủ Singapore đã xây dựng hệ thống
trƣờng chuyên nghiệp, hợp tác với nƣớc ngoài để tổ chức các trung tâm đào
tạo, tuyển chọn nhân viên ra nƣớc ngoài tập huấn chuyên môn, đồng thời các
doanh nghiệp trong nƣớc đều chủ động tiến hành bồi dƣỡng đối với công
nhân viên chức để đào tạo một lực lƣợng nhân tài, đảm bảo đáp ứng nhu cầu
về lao động cho việc thu hút FDI.
Đặc biệt vấn đề đào tạo và tái đào tạo lao động đƣợc Singapore rất quan
tâm, Chính phủ đã lập Quỹ phát triển kỹ năng (năm 1979) do EDB quản lý

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 36 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

(đến năm 1996 thì đƣợc chuyển cho Hội đồng năng suất và Tiêu chuẩn - PSB)
nhằm đƣa ra các khoản trợ cấp ƣu tiên cho việc đào tạo nhân công và tái đào
tạo những nhân công bị cắt giảm thông qua chƣơng trình trợ cấp đào tạo. Quỹ
này do giới chủ đóng góp 4% mức lƣơng hàng tháng của các ông chủ (ngƣời
trả lƣơng cho công nhân thấp hơn mức qui định) là một cách hiệu quả để các
công ty tăng cƣờng, nâng cao kỹ năng cho công nhân. Sau cuộc khủng hoảng
1985 thì mức thuế này giảm xuống 1% nhƣng vẫn có vai trò quan trọng trong
việc nâng cao kỹ năng cho ngƣời lao động.12
Quỹ này đƣợc sử dụng để trợ cấp cho đào tạo và tái đào tạo ngƣời lao
động, cụ thể tỷ lệ trợ cấp nhƣ sau:
 Đào tạo trong nƣớc (bao gồm đào tạo công nghệ và thực hành)
2SGD/ngƣời/giờ.
 Đào tạo ở nƣớc ngoài: 80 SGD/ ngƣời/ngày, tối đa một khóa là 12 tuần.
 Đào tạo chung (có chuyên gia nƣớc ngoài): 30, 50, 70% của mức tối đa
là 10 SGD/ngƣời/giờ.13
Bên cạnh vấn đề đào tạo nguồn nhân lực trong nƣớc, Singapore còn có
chính sách thu hút nhân tài từ các quốc gia khác sang làm việc tại nƣớc này.
Là một quốc gia có qui mô dân số ít, để đáp ứng nhu cầu lao động cho các dự
án FDI, việc Chính phủ Singapore cho phép nhập cƣ lao động đặc biệt là lao
động có trình độ cao là chính sách phù hợp và đã góp phần đáp ứng đƣợc đòi
hỏi về lao động có chất lƣợng cao của các dự án FDI.
Chính phủ Singapore còn cho phép sinh viên có khả năng theo học tại
Đại học quốc gia Singapore (NUS) có thể vay tiền tiếp tục công việc học tập,
với điều kiện sau khi tốt nghiệp phải có nghĩa vụ làm việc cho một công ty
của Singapore trong thời hạn tối thiểu ba năm để trả nợ. Với cách làm này,

12
Chính sách đối với đầu tƣ nƣớc ngoài của Singapore http://www.nciec.gov.vn/index.nciec?378
13
Bộ thƣơng mại. Những điều cần biết về thị trƣờng Singapore (2000), NXB Lao động HN.

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 37 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

Singapore luôn có nguồn lao động chất lƣợng cao đƣợc bổ sung hàng năm để
làm việc cho các công ty tại Singapore.
Có thể nói, chƣa bao giờ cạnh tranh thu hút nhân tài lại gay gắt nhƣ
hiện nay, trong đó Singapore đƣợc nhìn nhận là nƣớc có sách lƣợc thu hút
nhân tài nƣớc ngoài bài bản nhất. Chủ tịch tập đoàn của 4000 công ty nƣớc
ngoài tại Singapore đƣợc hãng tƣ vấn Gallup phỏng vấn năm 2003 đều thừa
nhận Singapore là một địa điểm hấp dẫn lao động nƣớc ngoài hàng đầu trong
số 29 nền kinh tế có dân số dƣới 20 triệu ngƣời.
Nói tóm lại, chính sách tiền lƣơng biến đổi phù hợp và linh động cũng
nhƣ chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực, thu hút nhân tài đã là một ƣu
điểm nổi bật làm nên một môi trƣờng đầu tƣ Singapore vô cùng hấp dẫn đối
với nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.
2.6. Chú trọng tới công tác xúc tiến đầu tư
Ngay từ năm 1961, EDB đã đƣợc thành lập với ngân sách là 25 triệu
USD chiếm 4% GDP. EDB đƣợc tổ chức thành 4 ban: Xúc tiến đầu tƣ, Tài
chính, Dịch vụ tƣ vấn dự án và tƣ vấn kỹ thuật, Tạo thuận lợi cho công
nghiệp.
Do hoạt động ngày càng phức tạp hơn nên từ năm 1968, EDB chỉ
chuyên môn hóa xúc tiến đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và chuyển công tác tài
chính cho ngân hàng Phát triển Singapore, dịch vụ tƣ vấn kỹ thuật và dự án
cho Hội đồng Năng suất và Tiêu chuẩn, còn Tạo thuận lợi cho công nghiệp thì
đƣợc chuyển sang cho công ty Jurong Town (JTC).
Sự chuyên môn hóa của EDB trong công tác xúc tiến đầu tƣ cho thấy
Chính phủ đặc biệt quan tâm tới hoạt động thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, tăng
cƣờng quảng bá và luôn dành sự tƣ vấn hỗ trợ tốt nhất cho các dự án đầu tƣ
nƣớc ngoài. Sự quan tâm này còn thể hiện cụ thể thông qua việc Chính phủ
tăng cƣờng đầu tƣ cho hoạt động này. Đơn cử nhƣ năm 1999, Singapore đã
chi 45 triệu SGD (chiếm 14,06% ngân sách Nhà nƣớc) cho hoạt động xúc tiến

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 38 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

đầu tƣ, trong khi đó con số này ở các nƣớc nhƣ Thái Lan (1,49% ngân sách),
Malayxia (0,66% ngân sách), ở Philipin (0,04% ngân sách). Mặt khác, EDB
cũng đã duy trì các mối quan hệ hết sức chặt chẽ với các cơ quan này và vẫn
hoạt động nhƣ cơ quan một cửa. Điều này tạo điều kiện rất thuận lợi cho các
nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vì cơ chế hành chính thông suốt và hoạt đông ăn khớp.
Bên cạnh đó, nhiều cơ quan xúc tiến đầu tƣ ở địa phƣơng đã đƣợc
thành lập cùng thực hiện thu hút và hỗ trợ các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, công
tác quảng bá về đất nƣớc con ngƣời và môi trƣờng đầu tƣ của Singapore cũng
rất đƣợc chú trọng. Ban quản lý kinh tế và Ban phát triển thƣơng mại có
những văn phòng rộng khắp trên toàn cầu nhằm cung cấp thông tin và trợ
giúp cho những đối tác nƣớc ngoài muốn làm ăn kinh doanh, hay đầu tƣ vào
Singapore.
Các thông báo cụ thể và trợ giúp về việc thành lập doanh nghiệp, thuế,
thị trƣờng và những hoạt động khác có thể có đƣợc từ Ủy ban vật giá
Singapore (Price Waterhouse). Ngoài các thông tin về nền kinh tế, các ngành
và cơ chế quản lý nói chung, còn có các ấn phẩm, các trang web cung cấp sự
hỗ trợ về thủ tục cấp phép cho các nhà đầu tƣ. Chẳng hạn trang web Đăng ký
thành lập công ty (the Registry of Companies) cung cấp đầy đủ thông tin và
các mẫu đơn cần thiết có thể tải xuống một cách dễ dàng từ Internet.
II. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA SINGAPORE
1. Tình hình chung về thu hút FDI của Singapore
Ngay từ đầu thập kỷ 60, dòng FDI của Singapore đã chiếm tới 37% tổng
vốn đầu tƣ của nƣớc này (lúc đó, Singapore vẫn còn là một bang của Malayxia).
Cụ thể từ năm 1961 - 1964 Singapore đã thu hút 157 triệu đô la Singapore (SGD)
- đây là mức cao nhất so với các bang khác. Tuy nhiên, khi đó nền kinh tế
Singapore vẫn nằm trong tình trạng của một nền kinh tế sản xuất nhỏ, tỷ lệ thất
nghiệp còn cao, chiếm 10% lực lƣợng lao động, đời sống dân chúng hầu nhƣ
chƣa đƣợc cải thiện, mức thu nhập của ngƣời dân còn thấp.

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 39 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

Để tiếp tục tồn tại và phát triển, Chính phủ Singapore ngay sau khi tách
khỏi liên bang Malayxia đã điều chỉnh chính sách kinh tế trong đó có chính
sách đầu tƣ. Đó là việc Singapore ƣu tiên sản xuất công nghiệp dành cho xuất
khẩu (thay vì chiến lƣợc thay thế nhập khẩu trƣớc kia) và tham gia chặt chẽ
vào phân công lao động quốc tế, Singapore cũng tiếp tục khuyến khích những
ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động nhƣ ngành may mặc, chế biến gỗ,
chế biến thực phẩm… Bên cạnh đó, Chính phủ Singapore với những chủ
trƣơng tích cực thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài vào những ngành này đã giúp giải
quyết đƣợc nạn thất nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm cho xuất khẩu và tăng tích
lũy cho đầu tƣ. Từ sau năm 1967, nguồn vốn đầu tƣ vào ngành công nghiệp
hƣớng về xuất khẩu, đặc biệt là nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tăng
lên nhanh chóng. Từ con số 157 triệu đô la Singapore trong những năm 1961-
1965 đến năm 1973 đã tăng lên 2,3 tỷ SGD.14
Từ năm 1979 trở đi Singapore chuyển sang một giai đoạn mới của
Chiến lƣợc công nghiệp hóa hƣớng xuất khẩu bằng việc sử dụng nhiều công
nghệ hiện đại và khả năng kỹ xảo của bàn tay và khối óc con ngƣời mà ngƣời
ta thƣờng gọi là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ II tại Singapore. Với sự
chuyển hƣớng này, nền kinh tế Singapore nói chung cũng nhƣ đầu tƣ nƣớc
ngoài nói riêng đã thu đƣợc những kết quả đáng khích lệ. Cụ thể là, đầu tƣ
nƣớc ngoài tăng từ 6,35 tỷ SGD (năm 1979) lên tới 11,1 tỷ SGD (năm 1984),
năm 1985 là 13 tỷ SGD. Nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp này chủ yếu đi vào
những ngành công nghiệp mũi nhọn, có công nghệ hiện đại nhƣ sản xuất máy
vi tính, hàng điện tử bán dẫn, chế tạo máy, lọc dầu và hóa chất…
Khủng hoảng những năm 1985, 1986 đã đẩy nền kinh tế Singapore rơi
vào tình trạng trì trệ. Trƣớc tình hình đấy, Singapore đã chuyển hƣớng ƣu tiên
“Đa dạng hóa hoạt động công nghiệp và dịch vụ”(1986 - 1997).

14
Theo “Brief Singapore” http://www.pakboi.gov/pk/country_Brief/Singapore.pdf.

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 40 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

Sự điều chỉnh kịp thời này đã mang lại sức sống mới cho nền kinh tế
Singapore. Cùng với đó, nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tăng lên
nhanh chóng từ 13 tỷ SGD năm 1985 lên 19 tỷ SGD năm 1989.
Tháng 7 năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính khu vực bùng nổ đã tác
động đến hầu hết các nền kinh tế khu vực Châu Á trong đó có Singapore. Mặc
dù các cơ sở kinh tế, tài chính của Singapore hầu nhƣ không bị tác động
nhƣng môi trƣờng kinh doanh quốc tế suy giảm mạnh khiến Singapore cũng
chịu ảnh hƣởng. Hậu quả là bên cạnh sự suy giảm của mức tăng trƣởng kinh
tế, dòng FDI vào Singapore cũng liên tục giảm sút. Cùng với đó, sự trỗi dậy
mạnh mẽ của các thị trƣờng mới nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ… cũng nhƣ sức hấp
dẫn của môi trƣờng FDI ở các nƣớc này cũng đặt ra cho Singapore thêm
nhiều thách thức trong việc thu hút FDI. Cụ thể là sức hấp dẫn hàng đầu của
môi trƣờng FDI của Singapore đã bị thay thế bằng sức hấp dẫn của Trung
Quốc, Ấn Độ, Brazin, Mêhico, và nhiều đối thủ cạnh tranh khác. Thêm vào
đó, cuộc khủng bố 11/9/2001 ở Mỹ cũng góp phần làm tình hình kinh tế nói
chung và thu hút FDI nói riêng thêm xấu đi. Trƣớc tình hình đó, không chỉ ở
Singapore mà còn ở nhiều quốc gia khác, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài lo sợ
chuyển hƣớng sang hình thức đầu tƣ an toàn hơn. Đặc biệt là khi xảy ra khủng
hoảng tài chính tiền tệ ở Châu Á, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đã ồ ạt rút vốn ra
khỏi khu vực và Singapore không phải là một ngoại lệ. Thực trạng thu hút
FDI của Singapore chua bao giờ rơi vào tình trạng bế tắc nhƣ lúc này.
Tình hình này đã đặt ra những vấn đề mới về thu hút vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài. Chính phủ Singapore đã có những hoạch định mới cho nền kinh tế và
tăng cƣờng hơn nữa các biện pháp cải thiện môi trƣờng đầu tƣ để thu hút các
nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Sau khủng hoảng, nhờ nỗ lực đó mà Singapore đã lấy
lại đƣợc lòng tin từ các nhà đầu tƣ, dòng chảy FDI vào Singapore cũng vì thế
mà đƣợc khôi phục và không ngừng tăng lên.
2. Lƣợng vốn FDI vào Singapore

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 41 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

Trong những năm qua, nhìn chung dòng vốn FDI vào Singapore tăng
lên đáng kể, Singapore luôn là một trong những quốc gia thu hút FDI lớn nhất
khu vực Châu Á. Ngay từ khi còn là một bang của Malayxia, Singapore đã
dẫn đầu trong thu hút FDI so với các bang khác, sau khi tách khỏi Malayxia,
Singapore càng có cơ hội phát triển, dòng vốn FDI vào Singapore tăng đều
cho đến năm 1997. Đến năm 2003 - 2004 Singapore chỉ đứng sau Trung Quốc
và Nhật bản trong việc thu hút nguồn vốn đầu tƣ này.
Bảng dƣới sẽ cho ta thấy số liệu cụ thể về dòng vốn FDI vào Singapore
từ năm 1985 đến nay.

Bảng 1 : Vốn FDI vào Singapore giai đoạn 1985 - 2006


Đơn vị: tỷ USD
Năm 1985 – 1995 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Tổng vốn 4,5 7,5 13,2 12,4 10,9 7,6 11,4 20,1 14,8 24,2

Nguån: World Investment Report 2003-2007 - UNCTAD


Nh×n vµo nh÷ng con sè thèng kª trªn, mét ®iÒu rÊt dÔ nhËn thÊy lµ sau
cuéc khñng ho¶ng tµi chÝnh tiÒn tÖ 1997, FDI vµo Singapore cã t¨ng lªn ®¸ng
kÓ nh- ng lªn xuèng thÊt th- êng, kh«ng æn ®Þnh.

Nguån vèn FDI ch¶y vµo n- íc nµy ®· gi¶m sót tõ 13,2 tû USD n¨m
1999 xuèng cßn 7,65 tû USD n¨m 2002. Trong n¨m 2002, ®Çu t- trùc tiÕp vµo
Singapore ®¹t 7,6 tû USD, gi¶m 29% so víi n¨m 2001 nh- ng vÉn ®ñ ®Ó xÕp
Singapore vµo hµng thø 3 trong “top 10” n- íc nhËn ®Çu t- trùc tiÕp n- íc
ngoµi t¹i §«ng Nam Á . Sự giảm sút của dòng vốn đầu tƣ vào Singapore là do
cuối năm 2002 nhu cầu về hàng điện tử của thế giới giảm xuống (đây lại là
mặt hàng xuất khẩu mạnh và thu hút đƣợc nhiều nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ
vào sản xuất), điều này không chỉ làm tổng giá trị xuất khẩu của Singapore

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 42 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

giảm xuống mà lƣợng vốn FDI vào nƣớc này cũng giảm đáng kể. Song bƣớc
sang năm 2003, tình hình đã đƣợc cải thiện và dòng vốn FDI vào Singapore
đạt 11,4 tỷ USD, con số này cũng tiếp tục tăng đến 20,1 tỷ USD vào năm
2004. Tuy năm 2005 FDI vào nƣớc này giảm so với năm 2004, nhƣng đến
năm 2006 vốn FDI tăng và đạt con số kỷ lục là 24,2 tỷ USD.
Biểu đồ dƣới đây sẽ thể hiện rõ hơn sự vân động của dòng vốn FDI vào
Singapore qua các năm.

Biểu đồ 2: Dòng FDI vào Singapore qua các năm


25 24.2

20 20.1
Tỷ USD

15 14.8
13.2
12.4
10.9 11.4
10
7.5 7.6
5 4.5

0
1985- 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
1995
Năm

Nguồn: World Investment Report 2003-2007 - UNCTAD


3. Cơ cấu vốn FDI vào Singapore
3.1. Theo đối tác đầu tư
Bảng 2 : FDI vào Singapore theo các đối tác đầu tƣ chính
Tổng Các nƣớc đầu tƣ chính
Năm %
(TriệuSGD) Anh Mỹ Nhật Bản Hà Lan

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 43 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

1997 125,274 19,3 11,2 18,7 17,0 5,7


1998 144,197 // 12,2 15,8 18,1 6,6
1999 170,820 18,5 6,9 14,5 16,8 13,4
2000 195,023 14,2 4,6 16,3 15,0 14,9
2001 222,318 14,0 6,6 16,7 13,5 16,1
2002 235,105 5,8 14,0 14,9 14,1 10,8
2003 251,652 7,0 15,6 15,0 13,5 11,0
2004 285,876 13,6 15,8 15,8 13,1 11,3
2005 311,084 8,8 16,1 13,7 13,2 10,2

Nguồn:Viện thống kê Singapore.


www.singstat.gov.sg/pubn/reence/sh2007.pdf
Nhìn chung, đối tác chính của Singapore là các nhà đầu tƣ từ Mỹ, Hà
Lan, Nhật Bản, Anh (số liệu cụ thể ta có thể quan sát nhƣ trong bảng trên).
Đây cũng chính là các nhà đầu tƣ chiến lƣợc mà Singapore luôn hƣớng tới
trong thu hút FDI, Singapore muốn không chỉ tranh thủ nguồn vốn đầu tƣ mà
còn tranh thủ cả công nghệ, kỹ thuật và trình độ quản lý cao của họ.
Trong những năm gần đây, đầu tƣ từ Nhật Bản có xu hƣớng giảm dần
trong tổng vốn đầu tƣ so với các nhà đầu tƣ khác, nguyên nhân một phần là do
sự cạnh tranh mạnh mẽ của một số nƣớc trong khu vực nhằm thu hút vốn FDI
từ Nhật Bản (nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam…), còn đầu tƣ của Anhvào
Singapore lại có xu hƣớng gia tăng. Để tìm hiểu sâu hơn, có thể cụ thể hóa
các đối tác đầu tƣ chính của Singapore trong từng khu vực theo các bảng số
liệu dƣới đây:
Bảng 3: Nhà đầu tƣ chính từ Bắc Mỹ
2004 (triệu $) 2005 (triệu $) % tăng giảm
Bắc Mỹ 48,107 45,336 -5,6
Mỹ 45,152 42,755 -5,3

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 44 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

Canada 2,866 2,581 -9,9

Nguồn: www.singstat.gov.sg/stats/themes/economy/biz/feisummary.pdf
Mỹ là nhà đầu tƣ lớn nhất ở khu vực Bắc Mỹ đầu tƣ vào Singapore với
số vốn đầu tƣ là 45,107 triệu USD (2004) và 42,755 triệu USD (2005). Trong
suốt những năm 70 đến nay, mức kỷ lục nhất mà Mỹ đầu tƣ vào Singapore so
với các nhà đầu tƣ khác là năm 1975, FDI từ Mỹ chiếm 28,1% FDI của
Singapore, con số này vào năm 1980 là 22,5% và 1990 là 12,2%. Nguồn vốn
FDI từ Mỹ có lúc tăng lúc giảm song vẫn luôn là một trong số những nhà đầu
tƣ lớn tại Singapore.

Bảng 4: Các nhà đầu tƣ chính từ khu vực Châu Âu


Nƣớc 2004 ( triệu $) 2005 ( Triệu $) % tăng giảm
Châu Âu 121,906 134,017 9,9
Anh 45,195 50,134 10,9
Hà Lan 32,263 31,726 -1,7
Thụy Sỹ 16,547 21,651 30,8
Naoway 6,238 7,852 25,9
Đức 7,322 7,569 3,4
Pháp 5,575 5,650 1,3
Nguồn: www.singstat.gov.sg/stats/themes/economy/biz/feisummary.pdf
Châu Âu là khu vực đầu tƣ nhiều nhất vào Singapore (luôn chiếm gần
50% tổng vốn FDI vào nƣớc này). Khi nói đến các nhà đầu tƣ từ Châu Âu
không thể không nhắc tới Anh - nhà đầu tƣ truyền thống của Singapore.
Năm1970 dòng vốn từ Anh đã chiếm tới 30% tổng vốn FDI vào Singapore,
Anh cũng luôn đƣợc Singapore coi là đối tác đầu tƣ lớn và mang tầm chiến
lƣợc. Có thể thấy FDI từ Anh năm 2005 là 50,134 triệu USD tăng so với năm

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 45 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

2004 (45,195 triệu USD) - vẫn giữ vị trí nhà đầu tƣ số một từ Châu Âu. Đứng
thứ hai là Hà Lan với số vốn đầu tƣ là 32,263 triệu USD năm 2004 và 31,726
triệu USD năm 2005. Vị trí tiếp theo thuộc về Thụy Sỹ, Nao-uay, Đức và cuối
cùng là Pháp.
Bảng 5: Các nhà đầu tƣ chính từ khu vực Châu Á
2004 ( triệu $) 2005 ( triệu $) % tăng giảm
Châu Á 64,215 73,975 15.2
Nhật Bản 37,514 41,123 9.6
Malaixia 5,146 7,156 39.1
Đài Loan 5,732 7,140 24.6
Hồng Kông 4,585 4,890 6.7
Indonesia 1,097 1,259 14.8
Thái Lan 1,046 1,189 13.7

Nguồn: www.singstat.gov.sg/stats/themes/economy/biz/feisummary.pdf
Nhật Bản là nhà đầu tƣ lớn nhất ở khu vực Châu Á đầu tƣ vào
Singapore. Ngay từ những năm 1970, Nhật đã là đối tác chiến lƣợc của
Singapore trong thu hút FDI. Năm 1970, Nhật Bản chiếm 8,2% tổng FDI vào
Singapore, đến năm 1990, con số này là 20,6%, năm 2000 còn có 15,5% và
các năm sau tuy lƣợng vốn đầu tƣ vào có giảm xét trên tổng FDI, song Nhật
Bản vẫn là một nhà đầu tƣ lớn của Singapore. Dựa vào số liệu trên có thể thấy
Nhật Bản chiếm tới trên 50% FDI của khu vực Châu Á tại Singapore với số
vốn là 37,514 triệu USD (2004) và 41,123 triệu USD (năm 2005). Đứng thứ
hai là Malayxia, song số vốn đầu tƣ khiêm tốn hơn nhiều so với Nhật Bản,
con số này chỉ là 5,146 triệu USD (2004) và 7,156 triệu USD (2005).
Biểu đồ dƣới đây cho thấy rõ hơn dòng vốn FDI (năm 2005) vào
Singapore từ các khu vực trên thế giới.
Biểu đồ 3.

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 46 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

Dòng FDI từ các khu vực vào Singapore


năm 2005

3.5%
14.6% 23.8%

Châu Á
Châu Âu
15.1%
Trung,Nam Mỹ & Caribe
Bắc Mỹ
43.0% Khu vực khác

Nguồn: Viện thống kê Singapore.


Đến hết năm 2005, 2/5 nguồn vốn FDI vào Singapore là từ các nƣớc
thuộc Liên minh Châu Âu (134 tỷ UDS), sau đó là Anh (50 tỷ USD), Hà Lan
(32 tỷ USD) đây cũng là những nhà đầu tƣ chính từ Châu Âu. Các nhà đầu tƣ
Châu Á chiếm gần 24% tổng FDI vào Singapore, trong đó Nhật Bản giữ vị trí
nhà đầu tƣ số 1 ở khu vực này với tổng số vốn là 74 tỷ USD. Đầu tƣ từ khu
vực Bắc Mỹ chiếm 15% tổng FDI ở Singaprore (45 tỷ USD), trong đó Mỹ
dẫn đầu với tổng vốn đầu tƣ là 43 tỷ USD.15
3.2. Theo lĩnh vực đầu tư
Thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài của Singapore luôn gắn liền với chiến lƣợc
phát triển kinh tế của nƣớc này. Trong giai đoạn từ 1965 đến những năm
1970, Singapore thực hiện chiến lƣợc công nghiệp hóa ƣu tiên xuất khẩu, và
đặc biệt khuyến khích các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, nhƣ
ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, may mặc… chính vì thế mà
Singapore chú trọng tới thu hút FDI vào các ngành công nghiệp sản xuất.

15
Singapore 2007, statiscal highlights / Department of Staticstics, Ministry of Trade and Industry, Republic
of Singapore

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 47 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

Từ những năm 1970 ngành sản xuất chiếm tới 50% tổng vốn FDI vào
Singapore, đến đầu những năm 80 vốn FDI vào những ngành này vẫn không
ngừng tăng và chiếm trên 50% tổng vốn FDI của Singapore, các ngành dịch
vụ và tài chính giai đoạn này chiếm một tỷ lệ khiêm tốn trong thu hút FDI ,
năm 1970 là 19,1% và 1975 là 21,7% tổng FDI của nƣớc này.
Sang những năm cuối thập niên 80, sau khủng hoảng 1986, với sự
chuyển hƣớng ƣu tiên đa dạng hóa hoạt động công nghiệp và dịch vụ, đầu tƣ
trực tiếp nƣớc ngoài vào ngành dịch vụ, tài chính từng bƣớc tăng lên trong
tổng vốn FDI. Năm 1990 đã chiếm 33,9%, năm 1995 là 37,3% tổng vốn FDI.
Hiện nay, FDI vào ngành dịch vụ tài chính đã tăng lên nhanh chóng và
có xu hƣớng vƣợt ngành sản xuất.
Quan sát bảng số liệu dƣới đây sẽ cho ta thấy một cái nhìn cụ thể hơn
về sự biến đổi của dòng vốn FDI vào hai ngành chính của nền kinh tế
Singapore là sản xuất và dịch vụ.

Bảng 6: FDI vào Singapore theo ngành sản xuất và dịch vụ


(Đơn vị: %)
Năm Sản xuất Dịch vụ, Tài chính Khác
1970 50,0 19,1 30,9
1975 50,3 21,7 28,0
1980 56,6 16,5 25,9
1990 41,4 33,9 24,7
1995 38,2 37,3 24,5
2000 35,8 36,3 27,9
2005 33,3 38,3 28,4
Theo số liệu của :Yearbook of statistics Singapore 2007
www.singstat.gov.sg/pubn/reference/yos/statsT-income.pdf

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 48 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

Bảng 7: FDI theo ngành vào Singapore


(Đơn vị: triệu SGD)
Năm 2001 2002 2003 2004 2005
Ngành sản xuất 81,870.1 85,949.4 91,717.1 96,923.8 103,600
Xây dựng 1,719.9 1,949.7 1,409.4 1,129.0 1,049.8
Thƣơng nghiệp, khách
34,107.9 38,065.5 40,091 45,995.6 48,808.3
sạn, nhà hàng
Vận tải 8,182.9 8,730.8 10,233.2 13,118.1 16,914
Viễn thông 2,047.8 3,132.7 3,121.6 3,456 3,469
Tài chính dịch vụ 80,964.2 82,543.1 89,626.7 108,637.9 119,141
Bất động sản và cho
7,110.1 7,983.7 7,517.3 8,239.8 8,149.6
thuê bất động sản
Dịch vụ công nghệ, kỹ
5,983.8 6,595.2 7,783.7 8,225.4 9,792
thuật, quản trị và hỗ trợ
Nghành khác 331,9 155.1 7,783 151.0 158.6
Tổng 222,318 235,105 251,652 285,876.7 311,084

Yearbook of statistics Singapore 2007


www.singstat.gov.sg/pubn/reference/yos/statsT-income.pdf

Nh×n vµo b¶ng sè liÖu trªn ta cã thÓ thÊy r»ng, trong hai ngµnh s¶n xuÊt
vµ dÞch vô, thu hót FDI vµo ngµnh dÞch vô cã xu h- íng t¨ng lªn nhanh chãng.
§Æc biÖt trong ngµnh dÞch vô th×, dÞch vô tµi chÝnh vµ ng©n hµng lµ mét thÕ
m¹nh cña Singapore, n¨m 2005 nã ®· chiÕm tíi h¬n 1/3 tæng sè vèn FDI vµo
c¸c ngµnh kinh tÕ cña Singapore. §iÒu nµy còng dÔ hiÓu bëi chñ tr- ¬ng cña
ChÝnh phñ Singapore lµ biÕn ®Êt n- íc nµy trë thµnh mét trung t©m th- ¬ng
m¹i, tµi chÝnh cña khu vùc vµ thùc tr¹ng thu hót nµy lµ mét dÊu hiÖu v« cïng
kh¶ quan, lµ thµnh c«ng cña Singapore trong thùc hiÖn chiÕn l- îc thu hót FDI
nh»m môc ®Ých ph¸t triÓn kinh tÕ theo ®Þnh h- íng cña n- íc nµy.

Bªn c¹nh dÞch vô tµi chÝnh, ngµnh kinh doanh dÞch vô kh¸ch s¹n, du
lÞch vµ ngµnh vËn t¶i còng thu hót ®- îc sù quan t©m cña kh«ng Ýt c¸c nhµ

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 49 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

§TNN, biÓu hiÖn lµ dßng vèn FDI vµo c¸c ngµnh nµy còng ®øng thø hai vµ
thø ba so víi dßng FDI vµo ngµnh dÞch vô tµi chÝnh.
Trong ngµnh s¶n xuÊt, th× s¶n xuÊt linh kiÖn ®iÖn tö lµ thÕ m¹nh cña
Singapore, ®©y lµ mét trong sè c¸c quèc gia ®øng ®Çu trong lÜnh vùc s¶n xuÊt
mÆt hµng nµy.
N¨m 2003, cïng víi sù phôc håi vÒ c«ng nghÖ th«ng tin toµn cÇu, c¸c
c«ng ty ®a quèc gia ®· c«ng bè hµng lo¹t dù ¸n ®Çu t- míi vµo lÜnh vùc ®iÖn
tö cña Singapore. §iÓn h×nh lµ:
- H·ng Hewlett Packard th¸ng 1 n¨m 2004, tuyªn bè cã kÕ ho¹ch ®Çu t-
1 tû USD vµo Singapore trong vßng 5 n¨m tíi, bao gåm c¶ viÖc nh- îng l¹i c¸c
m¸y chñ “superdome” tõ Mü sang Singapore. HP- lµ c«ng ty cã 6000 nh©n
viªn ë Singapore c«ng bè c¸c gi¸ trÞ s¶n xuÊt s¶n phÈm xuÊt x- ëng ë
Singapore t¨ng ®Òu 30% mçi n¨m kÓ tõ n¨m 1998.
- Cïng víi HP, Seagate còng ®Çu t- 300 triÖu USD vµo Singapore trong 5
n¨m tíi. C«ng ty nµy còng ®· thiÕt lËp mét trô së ®iÒu hµnh ë Singapore trong
th¸ng 11/2003.
- UMC - h·ng s¶n xuÊt chÊt b¸n dÉn cña §µi Loan ®· t¨ng sè vèn gãp
vµo UMC Singapore tõ 75% lªn 85% nhê viÖc giµnh lÊy cæ phÇn tõ EDBi.
- Nhµ s¶n xuÊt chÊt b¸n dÉn Infineon AG c«ng bè kÕ ho¹ch chi 88 triÖu
USD ®Ó më réng 25% c¸c ch- ¬ng tr×nh thö nghiÖm IC ë Singpore
- H·ng ®iÖn tö Matsushita- NhËt B¶n ®· ®Çu t- mét kho¶n bæ sung ®Ó s¶n
xuÊt bé vi xö lý cao cÊp cho c¸c thiÕt bÞ nh- camera sè, ®Çu ®äc CD vµ
DVD…
Ngoµi ra, c¸c lÜnh vùc s¶n xuÊt kh¸c còng cã sù ra t¨ng nhanh chãng vÒ
vèn ®Çu t- vµo Singapore.
Siemens chi 29 triÖu USD ®Ó s¶n xuÊt thÕt bÞ Siplace cña hä ë
Singapore. Kho¶n ®Çu t- bæ sung nµy sÏ lµm t¨ng tæng sè vèn ®Çu t- cña
Siemens vµo Singapore lªn tíi h¬n 412 triÖu USD.

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 50 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

Trong lÜnh vùc dÞch vô, c«ng ty Nasdaq - listed Mercury Interactive cã
kÕ ho¹ch ®Çu t- 35,3 triÖu USD trong giai ®o¹n 5 - 6 n¨m tíi ®Ó më réng c¸c
c¬ quan cña hä ë Singapore thµnh trung t©m ho¹t ®éng ë khu vùc Ch©u Á Thái
Bình Dƣơng, cung cấp các dịch vụ chăm sóc khách hàng ở Australia, Trung
Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.
3.5. Theo hình thức
Nhìn chung, tại Singapore có rất nhiều hình thức đầu tƣ trực tiếp nƣớc
ngoài : doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài, doanh nghiệp liên doanh, khu
chế xuất, hợp tác kinh doanh trong đó hình thức liên doanh đƣợc chú trọng
nhiều hơn.16 Bên cạnh đó, phƣơng thức đầu tƣ mua lại và sáp nhập cũng là nét
nổi bật của hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở Singapore. Nhìn vào biểu
đồ dƣới, ta có thể thấy rõ hơn sự vận động về giá trị cũng nhƣ số vụ mua lại
và sáp nhập tại Singapore từ năm 2003 đến quí II năm 2007.

Biểu đồ 4: Giá trị và số vụ mua lại và sáp nhập ở Singapore


từ 2003- quí II năm 2007 (tỷ USD)

Nguồn: viện thống kê Singapore

Bùi Huy Nhƣợng, (2005) Kinh nghiệm của Trung Quốc, Thái Lan và Singapore về hỗ trợ thực hiện dự án
16

FDI, Tạp chí kinh tế Châu Á - Thái Bình Dƣơng số 35.tr.14.

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 51 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

Giá trị của các vụ mua lại và sáp nhập có xu hƣớng tăng dần, đặc biệt
mới 2 quí đầu năm 2007, giá trị của các vụ mua lại và sáp nhập đã hơn 15 tỷ
SGD. Nhìn chung, mua lại và sáp nhập là một khuynh hƣớng của đầu tƣ trực
tiếp nƣớc ngoài ở Singapore. Điều này cũng dễ hiểu bởi Singapore là địa bàn
đầu tƣ chiến lƣợc của nhiều công ty lớn trên thế giới, các TNCs với các nguồn
lực khổng lồ luôn muốn thôn tính và mở rộng hoạt động kinh doanh của
mình, và M&A là một trong các phƣơng thức nhanh nhất để thực hiện các
chiến lƣợc kinh doanh của họ.
Bên cạnh M&A, số dự án đầu tƣ mới (Greenfield Investment) tại
Singapore cũng chiếm một tỷ lệ lớn. Các dự án loại này không ngừng tăng,
năm 2002 có 107 dự án đầu tƣ mới, 2003 (156 dự án), năm 2004 (173 dự án)
hầu hết các dự án này tập trung vào các ngành sản xuất linh kiện điện tử.17
4. Một số công ty lớn đầu tƣ vào Singapore
 Hewlett- Packard (HP): Với tổng dự án là 7 (2002). Đây là một công ty
hàng đầu của Mỹ về sản xuất máy tính cá nhân (PC/ Notebook), máy in và
máy Photocopy.
 IBM: Là một hãng máy tính nổi tiếng trên thế giới, cung cấp chủ yếu
những công nghệ phần mềm (Sofa intra web) và sản phẩm về máy tính cá
nhân (PC/ Notebooks).
 Glaxo Smithkline: Các sản phẩm chủ yếu của công ty này là sản phẩm
về y tế, văcxin.
 Siemens: Là hãng nổi tiếng trong kinh doanh mạng điện thoại, điện
thoại cầm tay và các thiết bị, phụ kiện viễn thông khác.
 Stmicroelectronics: Sản phẩm chủ yếu là vi mạch xử lý.
Bảng 8: “Top 20" công ty nƣớc ngoài đầu tƣ vào Singapore theo tổng tài sản
( Đơn vị: tỷ USD)

17
World Investment Report 2005

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 52 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

Tài Lĩnhvực
Tên công ty Nƣớc
Sản kinh doanh
1 J.P Morgan Securities Asia Mỹ 16,85 Tài chính
2 Glaxo Wellcome Mfg Anh 16,67 Hóa học
3 Exxonmobil Asia Pacific Mỹ 7,05 Nhiên liệu
4 Prodential Assurance Anh 6,54 Bảo hiểm
5 Shell Eastern Ptroleum Hà Lan 5,62 Hóa học
6 Shell Eastern Trading Hà Lan 4,47 Nhiên liệu
7 Citicrop Investment Bank Mỹ 4,00 Ngân hàng
British virgin
8 Asia Food & Properties 3,77 Liên ngành
island
9 Glaxochem Pte. Ltd Anh 3,74 Tài chính
10 Sell Treasury Centure East Hà Lan 3,29 Tài chính
National Australia Merchant
11 Ôxtrâylia 3,08 Ngân hàng
Bank
12 ING Asia Hà Lan 2,66 Tài chính
13 Texas Instruments Singapore Mỹ 2,41 Điện tử
14 ST Microelectronics Pte Ltd Hà Lan 2,20 Điện tử
15 Bank of Nova Scotia Asia Mỹ 2,18 Ngân hàng
Credit Suisse First Bostom
16 Thụy Sỹ 2,13 Ngân hàng
Singapore
17 Jardine Cycle & CrriageLtd Bermuda 2,07 Vận tải
18 Aviva Ltd Anh 2,00 Tài chính
19 Microsoft Operations Mỹ 1,71 Điện tử
20 Norske Skog Panasia Canada 1,61 Sx giấy

Nguồn: DP Information Group, http://www.state.gov/e/eeb/ifd/2007


III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THU HÚT FDI CỦA SINGAPORE

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 53 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

1. Khái quát một số kết quả đạt đƣợc


Lƣợng vốn FDI vào Singapore đã góp phần tích cực vào thành công
trong việc thực hiện các chiến lƣợc kinh tế mà Chính phủ Singapore đặt ra. Số
lƣợng vốn FDI, cũng nhƣ chủ thể đầu tƣ ngày càng đƣợc mở rộng đã góp
phần tăng thu nhập, nâng cao chất lƣợng lao động, kích thích sự phát triển
nhanh chóng của nền kinh tế.
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài rõ ràng là yếu tố quyết định trong việc làm
thay đổi nhanh chóng bộ mặt của nền kinh tế Singapore. Từ một nền kinh tế
thƣơng mại chủ yếu là chuyển khẩu, nghèo nàn, rời rạc, trong vòng hai thập
kỷ Singapore đã trở thành một quốc gia công nghiệp hóa có cơ cấu công
nghiệp - dịch vụ hiện đại, đứng đầu trong nhiều lĩnh vực về kỹ thuật và công
nghệ trong khu vực.
Những thay đổi căn bản trên là cơ sở vững chắc cho tổng sản phẩm
quốc gia tăng trƣởng ổn định và với tốc độ cao liên tục trong nhiều năm, hơn
thế nữa chúng còn là tiền đề cho sự thay đổi vƣợt trội về năng lực cạnh tranh
của nền kinh tế. Không thể phủ nhận vai trò to lớn của FDI đối với tăng
trƣởng và phát triển của kinh tế Singapore. Đặc biệt hơn, FDI đã làm tăng
nhanh sự phát triển của ngành sản xuất hƣớng về xuất khẩu - ngành vốn đƣợc
xem là động lực đầu tiên cho sự tăng trƣởng trƣớc khi nền kinh tế đa dạng hóa
nghành dịch vụ tài chính và các dịch vụ khác. FDI đóng vai trò quan trọng
cho xuất khẩu, tạo việc làm, nâng cao tay nghề, thành lập doanh nghiệp địa
phƣơng và cơ hội kinh doanh, ảnh hƣởng năng động và tích cực cho sự phát
triển và đổi mới các doanh nghiệp nội địa.
 FDI bổ sung nguồn vốn đầu tƣ quan trọng cho Singapore :
FDI chiếm trung bình 78% tổng vốn đầu tƣ trong nƣớc của Singapore, trong
khi các nguồn vốn khác chỉ chiếm có 22%, điều này cho thấy FDI chiếm một
tỷ trọng vô cùng lớn trong cơ cấu vốn đầu tƣ ở Singapore. Nguồn vốn này có
vai trò quan trọng trong đầu tƣ vào các ngành kinh tế quan trọng của

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 54 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

Singapore. Cụ thể là ngành sản xuất hóa chất (37%), sản xuất điện tử (42%),
cơ khí (17%) và các ngành khác (4%).18
 FDI góp phần thúc đẩy tăng trƣởng, cải thiện cơ cấu kinh tế :
Có thể nói FDI là một trong những nhân tố động lực, thúc đẩy tăng
trƣởng kinh tế của Singapore. Trung bình tỷ lệ đóng góp vủa khu vực FDI
luôn chiếm trên 30% tổng thu nhập quốc dân của nƣớc này. Từ năm 1996, các
doanh nghiệp FDI đã đóng góp vào tổng sản phẩm quốc quốc dân Singapore
là 43,1 tỷ USD, chiếm 33% tổng GDP. Tỷ lệ đóng góp của khu vực ĐTNN
nói chung và FDI nói riêng không ngừng tăng trong các năm 2001, 2002, luôn
chiếm trên 40% tổng GDP. Tuy nhiên tỷ lệ này đang giảm dần, chỉ còn 39,7%
tổng GDP của Singapore năm 2005 và 39,6% GDP năm 2006.
Bên cạnh đó, cơ cấu ngành kinh tế Singapore cũng từng bƣớc đƣợc cải
thiện, từ chỗ chỉ là một cảng biển nguồn thu chủ yếu dựa vào hoạt động chyển
cảnh, đến nay cơ cấu kinh tế Singapore đƣợc hoàn thiện theo hƣớng tăng
cƣờng sản xuất công nghiệp, đặc biệt là tỷ trọng ngành dịch vụ tăng nhanh
chóng. Có đƣợc sự chuyển biến đó chính là nhờ dòng vốn FDI vào khu vực
sản xuất và dịch vụ, nhất là dịch vụ tài chính ngân hàng ngày càng tăng lên.

 Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã góp phần đáng kể vào tăng
kim ngạch xuất nhập khẩu
Năm 1983, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ở Singapore đã sản
xuất đƣợc 12,6 triệu USD chiếm tới 83% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả
nƣớc, tạo ra doanh thu chiếm 73% tổng doanh thu của cả nƣớc, tỷ lệ này vẫn
không ngừng đƣợc củng cố. Cụ thể là năm 1991, kim ngạch xuất khẩu của
doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là 33,1 triệu USD (chiếm 84% kim

Thông tin cần biết về thị trƣờng xuất nhập khẩu Singapore:
18

http://www.vinatradesingapore.org/Thi_truong_Singapore.htm

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 55 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

ngạch xuất khẩu cả nƣớc), năm 1999 (87% tổng kim ngạch xuất khẩu), tạo
doanh thu chiếm tới 78% doanh thu của các doanh nghiệp trong cả nƣớc.19
Việc thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài đặc biệt là các TNCs, MNCs cũng góp
phần không nhỏ vào việc tăng số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng của các sản
phẩm sản xuất tại Singapore. Đến nay Singapore thu hút đƣợc hơn 7000
MNCs từ khắp nơi trên thế giới sản lƣợng của các tập đoàn này chiếm tới 2/3
tổng sản lƣợng sản xuất và xuất khẩu trực tiếp của Singapore.
 Tạo thêm công ăn việc làm cho ngƣời lao động
Chỉ trong ngành sản xuất, năm 1983 khu vực đầu tƣ nƣớc ngoài đã giải
quyết đƣợc 0,14 triệu việc làm cho ngƣời lao động, chiếm 52% tổng số lao
động hoạt động trong nghành sản xuất. Con số này tăng lên nhanh chóng, vào
năm 1991 là 0,21 triệu lao động, chiếm tới 58% tổng số lao động trong
nghành công nghiệp sản xuất, sang năm 1999 tỷ lệ này có giảm xuống song
vẫn chiếm 50% tổng số việc làm.
Bảng 9: Số liệu GDP và FDI của Singapore (2001- 2004)
GDP FDI so với GDP
Năm
(triệu USD) (%)
2001 83,240 1,46
2002 91,025 1,49
2003 94,617 1,52
2004 111,215 1,50

Nguồn: http://www.state.gov/e/eeb/ifd/2007/80742.htm
Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy tốc độ tăng trƣởng của vốn FDI
vào Singapore so với GDP ngày càng tăng. Điều này cho thấy, FDI có quan
hệ mật thiết, tỷ lệ thuận với lƣợng tổng sản phẩm quốc nội nói riêng và gián
tiếp tác động tới tốc độ tăng trƣởng kinh tế nói chung của Singapore. Có thể
nói sự tăng lên của tổng sản phẩm trong nƣớc có một phần lớn là nhờ sự đóng
góp của dòng vốn FDI.
19
Unctad. http://www.unctad.org/en/doc.

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 56 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

2. Hạn chế và thách thức


Thứ nhất, dòng vốn FDI vào Singapore có tăng lên đáng kể, song khối
lƣợng vốn đầu tƣ không ổn định.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, dòng FDI lên xuống thất
thƣờng, đặc biệt là năm 2002 vốn FDI vào Singapore giảm đột ngột. Nguyên
nhân của sự giảm sút này là bời đợt sụt giảm cầu về hàng điện tử của thế giới
- ngành xuất khẩu chủ yếu và cũng là ngành thu hút đƣợc nhiều vốn ĐTNN.
Điều này cho thấy, thu hút FDI của Singapore còn rất phụ thuộc vào sự biến
động của môi trƣờng kinh tế bên ngoài, khi môi trƣờng kinh tế thế giới và khu
vực có biến động, thì ngay lập tức nền kinh tế trong nƣớc nói chung và thu
hút ĐTNN nói riêng bị ảnh hƣởng.
Thứ hai là, song song với việc mở cửa rộng rãi để thu hút FDI,
Singapore vẫn duy trì những hạn chế nhất định trong một số lĩnh vực.
Điển hình là lĩnh vực bƣu chính viễn thông, truyền thông và báo chí,
các dịch vụ tài chính luật pháp, và quyền tài sản. Thành lập doanh nghiệp có
những qui định hạn chế quyền sở hữu của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Cụ thể là:
- Đối với truyền thông, các lĩnh vực nhƣ báo chí, phát thanh truyền hình
đƣợc phép hoạt động tự do, thì vẫn hầu nhƣ đóng cửa với nhà đầu tƣ nƣớc
ngoài. Mục 44 Luật phát thanh truyền hình Singapore hạn chế quyền sở hữu
cổ phần của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trong các hãng nội địa không vƣợt quá
49%. Ngoài ra luật này cũng qui định rằng một cá nhân sẽ không đƣợc nắm
giữ trên 5% cổ phiếu của một công ty nếu không đƣợc tán thành trƣớc. Việc
phát hành báo chí và các ấn phẩm cũng giới hạn quyền sở hữu của mỗi cổ
đông (cả trong và ngoài nƣớc) đều không đƣợc vƣợt quá 5%. Đồng thời giám
đốc các công ty phát thanh, phát hành báo chí phải là công dân Singapore, các

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 57 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

công ty này phải phát hành 2 loại cổ phiếu, cổ phiếu thƣờng và cổ phiếu quản
lý, trong đó cổ phiếu quản lý chỉ có công dân Singapore có quyền nắm giữ.20
- Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, mặc dù năm 1999, Chính phủ đã hủy
bỏ qui định về quyền sở hữu tối đa 40% cổ phần ngân hàng của các nhà đầu
tƣ nƣớc ngoài và giới hạn 20% số cổ phiếu trong các công ty tài chính song
chính phủ cũng tuyên bố sẽ không tán thành bất kỳ ngân hàng nƣớc ngoài
nào đƣợc phép mua lại các ngân hàng trong nƣớc.
Tuy đã đƣợc tự do hóa hơn song, các ngân hàng nƣớc ngoài vẫn gặp
phải những rào cản nhất định nhƣ: giới hạn về vùng dịch vụ, hay nhƣ trong
việc tiếp cận hệ thống ATM địa phƣơng.
- Đối với các dịch vụ về luật, các hãng luật của nƣớc ngoài không đƣợc
phép tƣ vấn luật Singapore hay thuê các luật sƣ Singapore…
Có thể thấy trên đây là những ngành còn hạn chế đối với đầu tƣ nƣớc
ngoài ở Singapore. Mặc dù là những ngành khá nhạy cảm, song việc hạn chế
đầu tƣ vào các ngành này cũng làm giảm bớt sức hấp dẫn của môi trƣờng đầu
tƣ Singapore, trong tƣơng lai, có lẽ Chính phủ Singapore sẽ nghiên cứu để
dần xóa bỏ bớt các rào cản đầu tƣ trong các lĩnh vực này, để tăng cƣờng hội
nhập quốc tế và thu hút ĐTNN.
Thứ ba, hoạt động thu hút FDI của Singapore gặp phải sự cạnh tranh
quyết liệt đặc biệt là Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ.
Hiện nay Singpapore còn gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ của các
nƣớc trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc, Hồng Kông và mới đây là Ấn
Độ, đây cũng là những thách thức lớn đối với Singapore trong việc thu hút
FDI.

20
Singapore’s progress report on the nine effective measures to attract foreign investment,
http://ec.europa.eu/external_relations/ asem_ipap_vie/intro/prog_report_en.htm

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 58 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

Ngoài những hạn chế và thách thức có tác động trực tiếp đến thu hút
FDI của Singapre, còn phải kể đến nhiều tác động trái chiều khác của hoạt
động này.
Đó là vấn đề “sân chơi không bình đẳng” giữa các doanh nghiệp trong
nƣớc và doanh nghiệp nƣớc ngoài. Vấn đề này càng trở nên khó khăn hơn
khi các doanh nghiệp nƣớc ngoài có qui mô vốn lớn, công nghệ hiện đại
chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong nền kinh tế Singapore. Lợi thế của họ là
do chính sức mạnh kinh tế của họ đem lại, chứ không đơn thuần là ƣu đãi từ
Chính phủ. Hơn nữa việc mở cửa thu thú đầu tƣ làm cho nền kinh tế
Singapore không khỏi phụ thuộc vào bên ngoài, ngay cả đối với nguồn lao
động cũng phải đƣợc đào tạo theo hƣớng đáp ứng yêu cầu bên ngoài. Điều
này không tạo ra đƣợc sự sáng tạo trong dân chúng, không tạo ra đƣợc một cơ
cấu lao động một cách chủ động để có thể chuyển dịch nhanh chóng nền kinh
tế sang trình độ cao hơn và yêu cầu giữ vững, tiếp tục tăng cƣờng năng lực
cạnh tranh đã giành đƣợc trên thị trƣờng khu vực và thế giới.
Với chính sách nhập khẩu lao động để đáp ứng nhu cầu về lao động đặc
biệt là lao động có trình độ cao cho các doanh nghiệp tại Singapore, bên cạnh
những lợi ích đạt đƣợc, Singapore cũng phải đối mặt với những tác động
không mong muốn của hoạt động nhập khẩu lao động. Tình trạng nhập cƣ bất
hợp pháp của lao động từ các nƣớc trong khu vực vào Singapore có ảnh
hƣởng tới sự ổn định về chính trị, gây nhiều xáo động về trật tự an toàn xã
hội. Chẳng hạn, vào giữa năm 1989 Singapore buộc phải hồi hƣơng 11000 lao
động Thái Lan và hàng nghìn lao động Ấn Độ.
Ngoài ra, Singpapore cũng phải đƣơng đầu với hiện tƣợng chảy máu
chất xám, trong những năm gần đây có nhiều luật sƣ, những nhà quản lý giỏi
của Singapore đã ra nƣớc ngoài làm việc với mức lƣơng và điều kiện tốt hơn,
nhiều công chức nhà nƣớc đã chạy sang khu vực tƣ nhân, đặc biệt là khu vực
có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài để làm.

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 59 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

Nói tóm lại, mặc dù hoạt động thu hút FDI của Singapore trong những
năm qua đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, góp phần quan trọng vào sự
nghiệp phát triển kinh tế của nƣớc này. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả
đạt đƣợc, thực trạng thu hút FDI của Singapore vẫn còn tồn tại một số hạn
chế, việc thực thi các chính sách thu hút FDI cũng kéo theo một số tác động
phụ không mong muốn. Trong môi trƣờng cạnh tranh ngày càng gay gắt và
khốc liệt, chắc chắn Singapore sẽ cần phải nghiên cứu để hạn chế bớt các tác
động tiêu cực của hoạt động này, cũng nhƣ cải thiện hơn nữa môi trƣờng đầu
tƣ để tăng sức cạnh tranh trong khu vực và trên trƣờng quốc tế.

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 60 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

CHƢƠNG III: MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ THU


HÚT FDI CỦA SINGAPORE CHO VIỆT NAM

I. MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG THU HÚT FDI CỦA SINGAPORE


Thành công của Singapore trong việc thu hút và sử dụng đầu tƣ nƣớc
ngoài là do nhiều nguyên nhân, trong đó không thể không kể đến vai trò của
Chính phủ nƣớc này. Với sự nỗ lực và cố gắng vƣợt bậc, Chính phủ
Singapore đã biến quốc đảo nhỏ bé này trở thành một địa điểm vô cùng hấp
dẫn đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.
Kinh nghiệm tổng thể của Singapore trong việc thu hút FDI có thể tóm
lƣợc thành mấy điểm chính đó là: Luật qui định đầu tƣ rõ ràng, cụ thể và đƣợc
bổ sung, sửa đổi khi cần thiết nhằm ngày càng tạo điều kiện thuận lợi hơn
cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài; giữ vững chủ quyền dân tộc nhƣng hạn chế
dần các lĩnh vực cấm đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài; duy trì sức hấp dẫn
bằng việc đào tạo và đào tạo lại lực lƣợng lao động bắt kịp với công nghệ
mới, các ƣu đãi đầu tƣ tạo không khí đầu tƣ thuận lợi; hƣớng hoạt động đầu tƣ
nƣớc ngoài vào các ngành công nghệ hiện đại, có giá trị cao theo chiến lƣợc
phát triển công nghệ quốc gia. Nhƣng thành công nhất mà Singapore có đƣợc
là xây dựng đƣợc một chiến lƣợc, qui hoạch đầu tƣ một cách khoa học, chủ
động điều tiết, luôn giữ đƣợc tính hấp dẫn của môi trƣờng đầu tƣ trƣớc sự
biến đổi của môi trƣờng kinh tế trong và ngoài nƣớc.
1. Thu hút FDI phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh tế
Quan điểm của Singapore là mở cửa để thu hút FDI trên tất cả các
ngành nghề lĩnh vực nhằm tận dụng vốn công nghệ của đối tác đầu tƣ, song
vẫn có những ƣu đãi cho các dự án tập trung vào các ngành nghề trọng điểm.
Thực hiện quan điểm này, Singapore cho phép các nhà đầu tƣ tham gia vào
hầu hết các ngành từ sản xuất hàng hóa đến dịch vụ và hầu nhƣ không hề có
một hạn chế nào.

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 61 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

Trong giai đoạn đầu khi mà nền kinh tế còn kém phát triển, tỷ lệ thất
nghiệp cao, Singapore chú trọng tới:
 Tăng cƣờng thu hút vốn đầu tƣ vào các ngành hƣớng xuất khẩu để tạo
nguồn thu ngoại tệ cho đất nƣớc, cải thiện cán cân thƣơng mại, tạo sự ổn định
cán cân thanh toán trung hạn.
 Thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào các ngành xuất khẩu theo
hƣớng chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu.
 Tăng cƣờng thu hút vốn nƣớc ngoài vào các ngành sản xuất sử dụng nhiều
lao động, giảm đầu tƣ vào các dự án sử dụng nhiều vốn. (Giải pháp này thực sự
phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam là một nƣớc đang thiếu vốn, phải dựa vào
nguồn lực bên ngoài nhƣng lại có nguồn lao động dồi dào và tiềm năng).
Song song với hƣớng thu hút đó, Singapore cũng chú trọng tới thu hút
đầu tƣ vào các ngành mà Chính phủ coi là những ngành nằm trong chiến lƣợc
phát triển lâu dài, đó là những ngành có hàm lƣợng công nghệ cao. Cụ thể là
trong ngành chế tạo, đầu tƣ nƣớc ngoài cũng đƣợc chào đón từ sớm và đƣợc
ƣu đãi tham gia vào các ngành nghề mà Chính phủ khuyến khích nhƣ điện tử,
tin học, công nghệ sinh học, công nghệ lọc dầu và khai thác mỏ. Việt Nam
chúng ta cũng đã xây dựng và công bố danh sách các ngành nghề, lĩnh vực ƣu
tiên đầu tƣ nƣớc ngoài, song chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa trong việc tìm ra
những mặt hàng, ngành hàng có tiềm năng phát triển trong tƣơng lai và phù
hợp với điều kiện kinh tế và tiềm lực của mình để thực hiện phƣơng châm “đi
tắt đón đầu” hiệu quả (ví dụ nhƣ ngành: công nghệ thông tin, công nghệ sinh
học và ứng dụng… ).
Trong lĩnh vực dịch vụ, Singapore mở cửa dần dần cho đầu tƣ nƣớc
ngoài đƣợc phép tham gia để tạo sự cạnh tranh và tăng cƣờng vị thế trung tâm
thƣơng mại của khu vực.
Bên cạnh đó, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài của Singapore vào các ngành
nghề còn luôn gắn liền với chính sách khoa học công nghệ. Bài học của

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 62 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

Singapore trong việc thông qua đầu tƣ nƣớc ngoài để đi từ tiếp thu, lợi dụng
kỹ thuật công nghệ nƣớc ngoài đến cải tiến, làm chủ sáng tạo ra công nghệ
mới cho mình là những bài học thực tế quí giá để chúng ta tham khảo.21 Thực
tế là Singapore đã tích cực tranh thủ lợi dụng kỹ thuật công nghệ của các công
ty đa quốc gia và biết “đứng trên vai những ngƣời khổng lồ” để chen chân vào
thị trƣờng công nghệ cao bằng những hƣớng đi phù hợp cho mình, từ sản xuất
đồ chơi điện tử, thiết bị âm thanh cấp thấp cho đến máy tính các nhân cao
cấp, linh kiện bộ nhớ, các phần mềm tin học ứng dụng. Sau khi tiếp nhận kỹ
thuật công nghệ mới họ thƣờng nghiên cứu, cải tiến để chế tạo những sản
phẩm phù hợp với thị hiếu tiêu dùng và ngày càng tiện lợi hơn.
Chúng ta có thể học hỏi nhiều ở Singapore về cách thức kết hợp giữa
thu hút FDI với chính sách công nghệ bằng các biện pháp và chính sách
khuyến khích chuyển giao phát triển công nghệ nhƣ tăng thêm thời hạn miễn
thuế hoặc giảm mức thuế đối với các công ty nƣớc ngoài chuyển giao công
nghệ mới để thu hút công nghệ mới, hiện đại.
2. Khung pháp lý thông thoáng, hệ thống điều chỉnh minh bạch
Chính phủ Singapore áp dụng các luật nhƣ nhau đối với các nhà đầu tƣ
địa phƣơng và nƣớc ngoài, ngoài các yêu cầu điều chỉnh trong một số ngành
(dịch vụ tài chính và viễn thông) còn các lĩnh vực khác các nhà đầu tƣ nƣớc
ngoài đƣợc tự do đầu tƣ, và kinh doanh thu lợi. Bên cạnh đó là việc thúc đẩy
một môi trƣờng điều chỉnh với các qui định rõ ràng minh bạch để mở đƣờng
cho kinh doanh, chính phủ đã ban hành các điều luật và qui định về thuế, ngân
hàng, tài chính, an toàn lao động, lƣơng và đào tạo… có tính đến lợi ích của
nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.
Cụ thể về việc đối xử bình đẳng giữa các công ty ở Singapore đƣợc thể
hiện qua việc không có biện pháp nâng đỡ giá cả cho công ty nội địa, cơ chế

Chính phủ Singapore có những biện pháp hỗ trợ với các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), thuê
21

Robot, hỗ trợ công nghệ cao (INTECH).

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 63 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

tự do cạnh tranh để tăng tính hấp dẫn của môi trƣờng đầu tƣ đối với nhà đầu
tƣ nƣớc ngoài. Đối với các lĩnh vực Singapore đã mở cửa cho nƣớc ngoài đầu
tƣ vào, các công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc đối xử công bằng, thậm
chí có nhiều ƣu đãi hơn so với các công ty trong nƣớc. Tất cả các loại công ty
đều đƣợc điều chỉnh bởi một luật chung đƣợc tự do cạnh tranh bình đẳng theo
pháp luật.
Ngoài ra, Chính phủ không duy trì một biện pháp nâng đỡ nào đối với
công ty nội địa. Để thực hiện đƣợc điều này thì cơ sở sản xuất trong nƣớc
phải phát triển khá vững chắc, các công ty nội địa không những có khả năng
phát triển tốt trong nƣớc mà còn phải có khả năng cạnh tranh đƣợc với các
công ty nƣớc ngoài. Song vì lý do chính trị, quân sự… mà trong một số lĩnh
vực nhạy cảm, Nhà nƣớc vẫn nắm giữ cổ phần chi phối thông qua các công ty
liên kết với Chính phủ.
Có thể thấy rằng mở cửa, đối xử bình đẳng với các nhà đầu tƣ nƣớc
ngoài là cần thiết, nhƣng chúng ta cũng cần phải tạo môi trƣờng cho các
doanh nghiệp trong nƣớc đƣợc “cọ xát” học hỏi, và có cơ sở vững chắc thì
mới nên mở cửa để thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, nếu không doanh
nghiệp trong nƣớc sẽ không thể cạnh tranh đƣợc với các doanh nghiệp nƣớc
ngoài vốn đã rất sành sỏi trong kinh doanh.
Ở Việt Nam, với sự ra đời của Luật Đầu tƣ chung năm 2005 đã đánh
dấu bƣớc phát triển mới quan trọng trong công tác bình đẳng hóa giữa các nhà
đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài, nhƣng thực tế cần đẩy nhanh việc tuyên
truyền và áp dụng luật đầu tƣ chung này một cách hiệu quả.
3. Xác định các đối tác đầu tƣ chiến lƣợc, đa dạng hóa hình thức đầu tƣ
Điều này thể hiện trƣớc hết ở nhận thức về vai trò của các công ty
xuyên quốc gia đối với nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Singapore đang thu hút
đƣợc đầu tƣ của hơn 7000 công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia trên thế giới.

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 64 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

Đấy là chƣa kể quan hệ đầu tƣ với các nƣớc phát triển hàng đầu nhƣ: Mỹ,
Nhật Bản, EU…
Thu hút đầu tƣ từ các TNCs ngay từ đầu đã đƣợc Chính phủ Singapore
rất quan tâm. Singapore quan niệm rằng lợi ích thu đƣợc từ các công ty quốc
tế không phải chỉ là lợi ích kinh tế. Các công ty xuyên quốc gia hàng đầu
trong nhiều lĩnh vực đều có mặt tại Singapore. Sự giao thoa về lợi ích kinh tế
của Singapore với các công ty xuyên quốc gia thuộc nhiều nƣớc đã tạo cho
Singapore một sự ổn định về an ninh chính trị trong điều kiện rất phức tạp về
chính trị của khu vực. Ngoài ra, các công ty này là những thực thể nắm trong tay
công nghệ hiện đại nhất thế giới, tức là họ chính là nguồn công nghệ mà nếu thu
hút đƣợc thì có thể có cơ hội đƣợc tiếp cận với những công nghệ hiện đại nhất thế
giới và không phải tốn kém chi phí khổng lồ để có đƣợc chúng. Vấn đề này
chúng ta cũng nên nghiên cứu, có biện pháp, chiến lƣợc cụ thể để tăng cƣờng thu
hút các TNCs vì đây là các tập đoàn xuyên quốc gia, nắm giữ những nguồn tài
sản khổng lồ và nhiều công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất thế giới.
Tuy nhiên, khi thu hút đầu tƣ của các công ty xuyên quốc gia ta cũng
phải xét đến mối quan hệ qua lại sau: Về phía nƣớc chủ nhà, quan hệ này bao
gồm việc nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của các nguồn vốn bên ngoài,
xây dựng ban bố Luật đầu tƣ, thẩm định dự án đầu tƣ… Về phía nƣớc ngoài
họ chỉ đồng ý đƣa vốn đầu tƣ khi họ có lợi. Họ phải đƣợc an toàn về vốn về
tài sản, và thu đƣợc lợi nhuận, đó là điều mà Singapore đã thực hiện rất tốt
trong việc củng cố và tăng niềm tin cho nhà đầu tƣ. Nỗi dè dặt lớn của nhà
đầu tƣ nƣớc ngoài đối với Việt Nam là họ sẽ bị quốc hữu hóa những cơ sở
đầu tƣ. Do đó, chúng ta cũng cần phải học hỏi nhiều trong việc củng cố niềm
tin cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.
Về hƣớng đầu tƣ, Singapore đã đề ra hƣớng thu hút FDI từ các nƣớc có
công nghệ nguồn nhƣ Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu theo đó mà có những hƣớng
tiếp cận quảng bá với các nƣớc này để nâng cao sự hiểu biết của họ về môi

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 65 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

trƣờng đầu tƣ cũng nhƣ các điều kiện đầu tƣ thuận lợi tại Singapore,nhằm thu
hút FDI, và công nghệ của các nƣớc kể trên. Bằng việc hoạch định các đối tác
chính và dành cho họ nhiều ƣu đãi về thuế, về thuê đất, về các thủ tục xuất
nhập cảnh, Singapore đã chủ động thu hút đƣợc sự quan tâm đặc biệt của các
nhà đầu tƣ từ các nƣớc này. Chúng ta cũng nên hoạch định đối tác chính trong
vấn đề thu hút đầu tƣ, đặc biệt là các nƣớc có trình độ công nghệ phát triển, có
tiềm lực kinh tế để từ đó vạch và phƣơng hƣớng chiến lƣợc, tiếp cận nhằm
thu mạnh FDI từ các nƣớc này. Đây là một bài học kinh nghiệm mà Việt Nam
rất nên nghiên cứu để học hỏi.
4. Coi trọng công tác nguồn nhân lực trong thu hút FDI
Đặc điểm chính của chính sách lao động Singapore là bên cạnh tăng
cƣờng công tác bồi dƣỡng đào tạo lực lƣợng lao động trong nƣớc, Singapore
hạn chế tuyển dụng lao động nƣớc ngoài có kỹ năng thấp, trong khi tạo mọi
điều kiện thuận lợi và ƣu đãi nhằm thu hút lao động có kỹ năng cao. Bên cạnh
đó Singapore còn rất chú trọng tuyển dụng nhân tài nƣớc ngoài thông qua
kênh giáo dục. Hiện nay Singapore có khoảng 3500 sinh viên nƣớc ngoài theo
học tại các trƣờng đại học ở đây. Với nhiều hoạt động hỗ trợ các sinh viên
nƣớc ngoài học tập tại Singapore (thông qua các chƣơng trình học bổng) cũng
nhƣ các điều kiện việc làm, chế độ tiền lƣơng hấp dẫn, đây sẽ là lực lƣợng lao
động chất lƣợng cao mà Singapore hƣớng tới để thu hút và góp phần bổ sung
lao động chất lƣợng cao hàng năm cho các công ty tại Singapore.
Là một đất nƣớc nhỏ bé, dân số ít thì việc thu hút lao động của nƣớc
ngoài làm việc tại nƣớc mình là một chính sách phù hợp với điều kiện và
hoàn cảnh riêng của Singapore. Điều này cho thấy Chính phủ Singapore hết
sức linh động trong việc thu hút nhân tài cho phát triển đất nƣớc nói chung và
đáp ứng nhu cầu về chất lƣợng lao động cho việc thu hút FDI của Singapore
nói riêng.

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 66 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

Bên cạnh công tác tuyển dụng ƣu đãi với lao động nƣớc ngoài có trình
độ, thì việc thực thi một qui chế nhằm tăng cƣờng trật tự kỷ cƣơng của lao
động cũng có tác dụng tích cực trong thu hút FDI. Chính phủ Singapore đã
ban hành các văn bản pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ lao động trong các
doanh nghiệp, trong đó có các điều khoản về giờ làm việc, tiền thƣởng, điều
kiện tuyển dụng, chuyển ngành, sa thải, nâng lƣơng, mức lƣơng tối thiểu đƣợc
qui định một cách rõ ràng, chi tiết. Những quy định trên bất kỳ ai làm trái sẽ
bị coi là hành động có âm mƣu chính trị. Điều này có ý nghĩa quan trọng
trong việc tạo nên một nếp trật tự kỷ cƣơng trong đội ngũ lao động.
Nói tóm lại, chính sách lao động tiền lƣơng linh hoạt và chú trọng đào
tạo, thu hút lao động có trình độ cao là một trong những kinh nghiệm thành
công nổi bật của Singapore trong thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Điều
này đã đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng cao của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài
đối với chất lƣợng nguồn nhân lực của nƣớc tiếp nhận đầu tƣ.
5. Chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng để thu hút FDI
Ngoài môi trƣờng chính sách liên quan đến đầu tƣ, điều mà các nhà đầu
tƣ nƣớc ngoài vô cùng quan tâm khi quyết định đầu tƣ vào một quốc gia đó là
sự phát triển của cơ sở hạ tầng của quốc gia đó. Đầu tƣ, kinh doanh sẽ không
đem lại lợi nhuận cho các chủ đầu tƣ khi mà các công trình giao thông, vận tải
kém chất lƣợng, và cơ sở hạ tầng của nƣớc tiếp nhận không đủ đáp ứng nhu
cầu cần thiết. Nhận thức đƣợc điều này, Singapore đã rất chú trọng đầu tƣ
phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông đƣờng biển, đƣờng
hàng không. Hệ thống cảng, bến bãi, kho lƣu hàng cũng nhƣ các cầu cảng của
Singapore có chất lƣợng cấp quốc tế, điều này chẳng những phục vụ cho việc
kinh doanh các cảng biển của Singapore mà còn góp phần tích cực trong thu
hút đầu tƣ. Có thể thấy điểm nổi bật trong công tác đầu tƣ cho phát triển cơ sở
hạ tầng của Singapore là nƣớc này đã đã tận dụng đƣợc triệt để lợi thế về vị trí
địa lý của quốc gia mình. Nằm ở tuyến đƣờng giao thông trọng điểm cua khu

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 67 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

vực, với địa hình nhiều đảo, vũng, vịnh, Singapore đã đầu tƣ phát triển một hệ
thống bến bãi, kho vận lớn, hệ thống giao thông đƣờng biển phát triển rất
mạnh. Điều này chúng ta nên nghiên cứu học hỏi, phát huy hơn nữa lợi thế về
vị trí địa lý của quốc gia mình.

II. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TẠI VIỆT NAM
1. Tình hình thu hút FDI của Việt Nam trong những năm vừa qua
Có thể nói Luật ĐTNN tại Việt Nam đã đƣợc Quốc hội thông qua
29/12/1987, nhƣng thu hút FDI tại Việt Nam thực sự bắt đầu kể từ năm 1988.
Tính đến nay, qua gần hai mƣơi năm kể từ khi bắt đầu thực hiện Luật ĐTNN,
Việt Nam đã thu đƣợc một số kết quả đáng khích lệ về số lƣợng vốn đầu tƣ
trực tiếp nƣớc ngoài. Những kết quả đó đã phần nào chứng minh đƣợc nỗ lực
vƣợt bậc của Chính phủ trong công tác tăng cƣờng hội nhập quốc tế nói chung
và thu hút FDI nói riêng.
Để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng FDI tại Việt Nam, chúng ta có thể
nghiên cứu theo các tiêu chí sau:
1.1. Theo qui mô, nhịp độ thu hút vốn FDI
Trong suốt hai mƣơi năm qua, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam
nhìn chung trải qua bốn giai đoạn sau:
 Giai đoạn 1988- 1990: Giai đoạn khởi động thu hút FDI.
Cả nƣớc có 211 dự án cấp mới với tổng vốn đăng ký là 1602 triệu USD
tổng số dự án bị giải thể tính cho giai đoạn này là 6 dự án, với vốn đăng ký
tƣơng ứng là 26 triệu USD, bình quân mỗi năm giải thể 2 dự án.
Vốn thực hiện trong giai đoạn này là không đáng kể bởi các doanh nghiệp
FDI sau khi đƣợc cấp giấy phép phải làm nhiều thủ tục cần thiết mới đƣợc đƣa
vốn vào Việt Nam. Qui mô bình quân 1 dự án cấp mới là 7,39 triệu USD.

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 68 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

 Giai đoạn 1991- 1995: FDI phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ.
Số vốn đăng ký cấp mới trong năm 1991 gần bằng cả 3 năm trƣớc cộng
lại, năm 1994 tăng 44,7% so với 1993 và 1995 tăng 76,4% so với 1994. Có
thể nói trong gần hai mƣơi năm thực hiện thu hút FDI ở Việt Nam thì sôi
động nhất là năm 1996. Chỉ riêng vốn đăng ký của các dự án cấp mới năm
1996 đạt 10164 triệu USD tăng 6,7 lần năm 1991 và 31% so với năm 1995.22
Tổng số dự án giải thể là 291 dự án với vốn đăng ký là 2,66 triệu USD
bình quân mỗi năm có 45,5 dự án bị giải thể gấp 23 lần so với giai đoạn trƣớc.
Qui mô của một dự án cấp mới tăng dần qua các năm từ 8,3 triệu USD
năm 1991 lên 10,4 triệu USD năm 1992 và 9,5 triệu USD năm 1993 và 23
triệu USD năm 1996. Cả giai đoạn này đạt bình quân 14,12 triệu USD/1 dự án
cấp mới.
 Giai đoạn 1996- 2000: Giai đoạn FDI liên tục giảm sút.
Vốn đăng ký cấp mới trong năm 1997 giảm 53,8%, năm 1998 giảm
16,2%, năm 2000 có tăng lên 28,7% nhƣng nếu so với năm 1996 vẫn giảm
đến 76,7%. Cũng từ sau năm 1997 số dự án đã cấp giấy phép xin giảm tiến độ
lên tới 6-7 tỷ USD.
Số dự án bị giải thể tăng hơn nhiều so với giai đoạn trƣớc. Chỉ trong
năm 2000 số dự án giải thể với tổng vốn đăng ký là 1794 triệu USD xấp xỉ
đăng ký xin giải thể của giai đoạn 1991- 1995 (1522 triệu USD).
Qui mô bình quân một dự án cấp mới giảm, qui mô dự án cấp mới chỉ
đạt 9,24 triệu USD giảm so với giai đoạn 1991- 1996 là 34,6%.
 Giai đoạn 2001- nay: FDI từng bước phục hồi và vững chắc.
Xét về vốn đăng ký của các dự án cấp mới, năm 2001 có tăng đôi chút
so với năm 2000, nhƣng đến năm 2002 lại giảm 37,5%. Đến năm 2004, tổng
vốn đăng ký của dự án cấp mới và tăng vốn đạt 4,22 tỷ USD tăng 37,1% so
với năm 2003. Bƣớc sang năm 2006, FDI ở Việt Nam tiêp tục khởi sắc, FDI
22
Bộ kế hoạch và Đầu tƣ, Báo cáo thực trạng đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam.

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 69 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

có mức tăng trƣởng cao nhất trong những năm gần đây, 24,2% so với năm
2005, đạt 4,1 tỷ USD. Cả nƣớc có 833 dự án FDI mới, với tổng vốn đăng ký
7838 triệu USD và 486 dự án tăng vốn đầu tƣ 2362 triệu USD.
Năm 2007 cũng là năm có thể khẳng định đƣợc về cơ hội mới trong
thu hút vốn FDI đối với Việt Nam do có một làn sóng đầu tƣ mới với nhiều
dự án quy mô lớn mang tính đột phá. Dự báo 2007, về thu hút đầu tƣ mới: đạt
13 tỷ USD, tăng 8,3% so với năm 2006.

Biểu đồ 5: FDI vào Việt Nam từ 1988- 2006


(Đơn vị: triệu USD)

14000
12000
vèn
10000 ®¨ng ký
8000 vèn
6000 thùc
hiÖ
4000
2000
0
1988 1991 1996 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Nguồn: Theo số liệu của cục thống kê


1.2. Theo đối tác
Đến nay đã có gần một nghìn công ty nƣớc ngoài thuộc 69 quốc gia và
vùng lãnh thổ có dự án FDI ở Việt Nam. Dòng vốn FDI vào Việt Nam chủ
yếu từ khu vực Châu Á, các khu vực Châu Âu và Bắc Mỹ đầu tƣ vào Việt
Nam còn thấp. Hiện Việt Nam thu hút đƣợc khoảng trên 30 TNCs đầu tƣ vào,
một con số khá khiêm tốn so với nhiều nƣớc trong khu vực.
Nếu phân theo khu vực thì Châu Á chiếm tỷ lệ đầu tƣ nhiều nhất vào
Việt Nam, Châu Âu và các khu vực khác rất ít. Tình hình này rõ ràng phản
ánh cơ cấu đối tác đầu tƣ của chúng ta còn mất cân đối, chƣa đồng đều.

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 70 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

1.3. Theo lĩnh vực đầu tư


Những năm gần đây hoạt động FDI vào Việt Nam chủ yếu tập trung
vào hoạt động thăm dò khai thác dầu khí (32,2%), khách sạn và căn hộ cho
thuê (20,6%). Gần đây FDI có xu hƣớng tập trung vào các ngành công nghiệp
thực phẩm (năm 1996 tăng 154% so với năm 1995), ngành giao thông, bƣu
điện (tăng 89%), xây dựng và công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng (tăng
63%) cũng nhƣ một số lĩnh vực dịch vụ mới : y tế, giáo dục đào tạo...
Đến nay các công ty nƣớc ngoài đã có mặt tại các ngành công nghiệp
quan trọng của Việt Nam, cơ cấu ngành nghề đƣợc dần điều chỉnh theo hƣớng
tập trung vào sản xuất hàng xuất khẩu, hình thành bƣớc đầu hệ thống các
KCN, KCX, xây dựng kết cấu hạ tầng và cơ sở kỹ thuật hiện đại.
Qui mô vốn đầu tƣ đăng ký bình quân cho một dự án còn hiệu lực thời
kỳ 1988 - 2006 trong ngành nông - lâm - ngƣ nghiệp tƣơng đối nhỏ so với
ngành khác chỉ chiếm 2%, trong khi đó, con số FDI tƣơng tự của khu vực
công nghiệp là 57% và dịch vụ là 41%.
Nhìn chung, cơ cấu FDI theo ngành còn mang đậm nét tự phát, tập
trung chủ yếu vào những ngành dự kiến có thể thu hút đƣợc lợi nhuận nhanh
nhƣ dầu khí, khách sạn, bất động sản chƣa nhiều dự án nuôi trồng, chế biến
nông sản và công nghiệp chế tạo. Cụ thể cơ cấu dự án FDI theo ngành vào
Việt Nam từ năm 1988 đến nay đƣợc thể hiện qua biểu đồ dƣới đây.
Biểu đồ 6: Cơ cấu dự án FDI phân bổ vào các ngành từ 1988- 7/2007

22% c«ng nghiÖp


vµ x©y dùng
n«ng-l©m-
ng- nghiÖp
dÞch vô
11%
67%

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 71 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

Nguồn : Theo số liệu của bộ kế hoạch và đầu tƣ


http://www.vinanet.com.vn/NewsDetail.aspx?NewsID=126248#Scene_1

1.4. Theo hình thức đầu tư


Về hình thức đầu tƣ, Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam mà nay là
Luật Đầu tƣ qui định có ba hình thức đầu tƣ chủ yếu là doanh nghiệp 100%
vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, hợp đồng hợp tác kinh doanh, và liên doanh.
 Đối với loại hình liên doanh
Đây là loại hình các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài sử dụng nhiều nhất trong
thời gian qua bởi: Môi trƣờng đầu tƣ của Việt Nam còn nhiều bất trắc, các
nhà đầu tƣ cũng chƣa hiểu nhiều về thị trƣờng Việt Nam nên họ không muốn
một mình mạo hiểm gánh chịu rủ ro.
Song từ năm 1996 trở lại đây hình thức này có xu hƣớng giảm. Điều
này cũng dễ hiểu bởi, năm 1996 Luật đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc ban hành đã
giảm bớt các điều kiện hạn chế đối với hình thức 100% vốn nƣớc ngoài và sau
một thời gian tiếp cận với thị trƣờng Việt Nam, các nhà đầu tƣ đã hiểu rõ hơn
về luật pháp, chính sách, cũng nhƣ môi trƣờng đầu tƣ Việt Nam nên họ muốn
chủ động kinh doanh.
 Đối với hình thức doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài
Thời gian đầu, các dự án đầu tƣ theo hình thức này chƣa nhiều, nhƣng
đang có xu hƣớng gia tăng mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Năm 1989
chiếm 5% đến năm 1995 chiếm 27,1% năm 2004 chiếm 32,6% trong tổng số
các dự án đƣợc cấp giấy phép. Trong sáu tháng đầu năm 2007, có 493 dự án
100% vốn nƣớc ngoài chiếm tới trên 80% tổng số dự án FDI với tổng số vốn
đầu tƣ là trên 3,9 tỷ USD.
 Đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh:
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài có ƣu
thế lớn trong việc phối hợp sản xuất sản phẩm kỹ thuật cao đòi hỏi có sự kết

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 72 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

hợp thế mạnh của nhiều công ty ở nhiều quốc gia khác nhau. Ở Việt Nam
hình thức này chủ yếu áp dụng trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí.
Ngoài ra dự án này còn đƣợc áp dụng với các dự án viễn thông do yêu cầu
đảm bảo an ninh quốc phòng, bên nƣớc ngoài chỉ đầu tƣ vốn và thiết bị, còn
bên Việt Nam nắm toàn quyền quản lý điều hành dự án.
Tính đến 7/ 2007 chỉ có 206 dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt
Nam theo hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh
doanh, với tổng vốn đầu tƣ trên 4,4 tỷ USD còn hiệu lực.
Bảng dƣới đây sẽ cho thấy số liệu cụ thể về FDI vào Việt Nam theo
hình thức đầu tƣ:
Bảng 10: FDI vào Việt Nam phân theo hình thức đầu tƣ
(từ 1988- 22/7/2007, chỉ các dự án còn hiệu lực)
Tổng vốn đầu tƣ Vốn pháp định
Hình thức đầu tƣ Số dự án
(USD) (USD)
100% vốn nƣớc 5984
ngoài
Liên doanh 1505 8,319,769,812
Hợp đồng hợp tác
206 4,421,032,233 3,973,888,030
kinh doanh (BCC)
Nguồn: Bộ công thƣơng
http://www.vinanet.com.vn/Economics_n.aspx?mn=inv&ltA=sta
2. Đánh giá chung về thu hút FDI ở Việt Nam
2.1. Những kết quả đạt được
Thứ nhất, thu hút FDI trong những năm qua đã bổ sung nguồn vốn
quan trọng cho đầu tƣ phát triển:
Hoạt động ĐTNN đã đóng góp đáng kể cho cân bằng vốn của Nhà
nƣớc sau khi bị cắt đi nguồn viện trợ hàng năm từ Liên Xô cũ và góp phần bổ
sung nguồn ngoại tệ hết sức quan trọng cần thiết cho sự phát triển đất nƣớc.

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 73 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

Thời kỳ 1991- 1995, FDI tại Việt Nam chiếm 25,7% tổng vốn đầu tƣ toàn xã
hội, từ 1996 đến nay FDI chiếm gần 20% vốn đầu tƣ toàn xã hội, trong đó có
đến 66,9% số dự án và 57,2% vốn đầu tƣ hƣớng vào lĩnh vực sản xuất công
nghiệp, hàng xuất khẩu, và xây dựng cơ sở hạ tầng.
FDI không chỉ bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tƣ phát triển mà
còn góp phần khai thác, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực trong nƣớc tạo
ra thế và lực mới cho nền kinh tế.
Thứ hai, FDI góp phần thúc đẩy tăng trƣởng và cải thiện cơ cấu kinh tế:
FDI là một trong các động lực hàng đầu tạo nên tốc độ tăng trƣởng kinh
tế cao của Việt Nam trong thời gian vừa qua. Khu vực FDI chiếm khoảng
15% tổng sản phẩm nội địa (GDP), 18% tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội. Tỷ lệ
đóng góp của khu vực FDI trong GDP của cả nƣớc tăng dần qua các năm,
năm 1993 đạt 3,65%, đến năm 1995 đạt 6,3%, trong giai đoạn 2001 - 2005
khu vực FDI chiếm 15% tổng GDP.
Khu vực FDI luôn có tốc độ tăng trƣởng công nghiệp gần gấp đôi so
với mức trung bình của cả nƣớc. So với năm 1988, cơ cấu kinh tế của Việt
Nam đã có bƣớc chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hóa hiện đại hóa, trong
cơ cấu của GDP, tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đƣợc
nâng lên, tỷ trọng nông - lâm - ngƣ nghiệp giảm đi.
Thứ ba, FDI làm tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, mở rộng nguồn thu
ngân sách quốc gia:
Có thể nói các doanh nghiệp FDI đã góp phần quan trọng trong việc gia
tăng kim ngạch xuất khẩu. Toàn bộ dầu thô xuất khẩu là của các doanh nghiệp
liên doanh với nƣớc ngoài. Ngoài dầu thô, trong tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu
của cả nƣớc, tỷ trọng của các doanh nghiệp FDI tăng nhanh. Năm 1991 các
doanh nghiệp FDI xuất khẩu đƣợc 52 triệu USD (chiếm 2,5% tổng số kim
ngạch xuất khẩu của cả nƣớc) năm 2004: 8,6 tỷ USD (chiếm 33% tổng kim
ngạch xuất khẩu).

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 74 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

Bên cạnh đó, khu vực FDI còn đóng hàng năm 6% - 7% tổng thu ngân
sách nhà nƣớc. Nếu tính cả nguồn thu từ dầu khí, tỷ lệ này đạt gần 20%. Dự
đoán trong năm 2007 doanh thu của khu vực đầu tƣ nƣớc ngoài sẽ đạt 32,25
tỷ USD, trong đó doanh thu của các doanh nghiệp FDI trong các khu công
nghiệp và khu chế xuất khoảng 16 tỷ USD, tăng 17% so với năm 2006, và
nộp 1,55 tỷ USD vào ngân sách nhà nƣớc.
Thƣ tƣ, FDI tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động:
Nhìn chung khu vực FDI đã tạo việc làm cho khoảng trên 1 triệu lao
động trực tiếp và khoảng 3 - 4 triệu lao động gián tiếp, tính trung bình mỗi
năm thu hút 60 nghìn lao động, khoảng 5% số việc làm mới hàng năm của cả
nƣớc, nếu tính cả lao động gián tiếp có thể đến 20%.
Khu vực FDI cũng đem lại thu nhập đáng kể cho ngƣời lao động. Theo
số liệu của Bộ thƣơng mại, thu nhập bình quân của lao động Việt Nam trong
các doanh nghiệp ĐTNN cao hơn cùng ngành nghề ở khu vực khác 30 - 50%
và tổng thu nhập của lao động hàng năm lên tới 300 - 350 triệu USD.
2.2 Những hạn chế cần khắc phục
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, thu hút FDI tại Việt Nam những năm
qua còn bộc lộ những mặt hạn chế trong đó nổi bật là:
Thứ nhất, khối lƣợng vốn FDI thu hút còn nhỏ, có xu hƣớng giảm:
Trong hai mƣơi năm qua, thu hút FDI của Việt Nam đã đạt nhiều thành
tựu. Có thể nói đây là sự nỗ lực lớn của chính phủ Việt Nam khi ngày đầu
Luật ĐTNN tại Việt Nam đƣợc ban hành, nguồn vốn này chỉ là con số không.
Song nếu so sánh với các nƣớc trong khu vực cũng nhƣ thế giới thì lƣợng vốn
FDI đã thu hút đƣợc tại Việt Nam còn rất khiêm tốn.
Hàng năm thu hút FDI của thế giới dao động khoảng 800 - 1000 tỷ
USD và trong đó 100 - 120 tỷ vào các nƣớc trong khu vực. Việt Nam chỉ thu
hút chƣa đầy 0,5% vốn FDI của thế giới và gần 2% FDI vào khu vực.

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 75 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

Việt Nam vốn có những điều kiện thuận lợi và chính sách đầu tƣ cũng
khá hấp dẫn, nhƣng thực tế kết quả thu hút FDI trong những năm gần đây còn
thấp, và có xu hƣớng giảm. Sau khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997,
nhịp độ tăng trƣởng FDI liên tục giảm sút, tuy năm 2000 đến nay có dấu hiệu
phục hồi nhƣng vẫn chƣa vững chắc, nếu không kịp thời có biện pháp khắc
phục sẽ ảnh hƣởng đến nguồn vốn đầu tƣ phát triển và tốc độ tăng trƣởng nền
kinh tế trong những năm tới.
Tóm lại, trong những năm qua khối lƣợng vốn FDI vào Việt Nam không
những nhỏ mà còn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng đất nƣớc và mục tiêu gọi vốn.
Thứ hai, hình thức đầu tƣ còn chƣa đa dạng và chƣa đáp ứng nhu cầu
của nhà đầu tƣ:
Theo luật pháp Việt Nam, có ba hình thức đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
là doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài, doanh nghiệp liên doanh và hợp đồng
hợp tác kinh doanh, ngoài ra còn có doanh nghiệp cổ phần có vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài, các hình thức BOT, BT, BTO. Song các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vẫn
mong muốn Việt Nam đa dạng hơn nữa các hình thức đầu tƣ. Họ cho rằng các
hình thức đầu tƣ hiện nay còn chƣa đa dạng, phong phú, chƣa thực sự tạo
thêm cơ hội mới cho nhà đầu tƣ nếu muốn chuyển hình thức đầu tƣ hoặc đầu
tƣ mới. Chẳng hạn hình thức mua lại và sáp nhập (M&A) các doanh nghiệp
trong nƣớc…
Do vậy, thu hút FDI của Việt Nam trong những năm gần đây còn hạn
chế, đặc biệt là từ các TNCs, vì thế cần nghiên cứu mở rộng thêm các hình
thức FDI cho phù hợp.
Thứ ba, cơ cấu thu hút FDI còn mất cân đối:
Cơ cấu phân bổ và sử dụng FDI theo ngành và lĩnh vực kinh tế của Việt
Nam nhìn chung chƣa hợp lý. FDI thƣờng tập trung nhiều vào các địa phƣơng
có điều kiện thuận lợi, cơ sở hạ tầng, giao thông phát triển nhƣ Hà Nội, Thành
phố Hồ Chí Minh…và các vùng nhƣ Đồng bằng Sông Hồng (30%) và Đồng

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 76 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

bằng Sông Cửu Long (50%), trong khi đó các vùng còn lại chỉ là 20% tổng
FDI của cả nƣớc. Đến nay tuy cả 64 tỉnh thành cả nƣớc đều có dự án FDI cấp
giấy phép song độ chênh lệch vẫn rất lớn.
Lĩnh vực nông - lâm- ngƣ nghiệp và những vùng kinh tế khó khăn là
mục tiêu thu hút FDI, mặc dù đã có những chính sách ƣu đãi nhất định nhƣng
do lĩnh vực này còn chứa đựng nhiều rủi ro, nguồn cung cấp nguyên liệu chƣa
ổn định, phƣơng thức hợp tác với ngƣời dân chƣa thích hợp nên FDI còn quá
thấp và tỷ trọng vốn FDI đăng ký liên tục giảm.
Bên cạnh đó, chủ trƣơng đa dạng hóa nguồn thu FDI của Việt Nam còn
chƣa đƣợc thực hiện tốt... Vốn từ các nƣớc Châu Á chiếm tới 70% trong đó
các nƣơc ASEAN chiếm gần 25%. Do vậy FDI của Việt Nam dễ bị ảnh
hƣởng lớn khi tình hình kinh tế Châu Á biến động, và rơi vào khủng hoảng.
Trong khi đầu tƣ từ các nƣớc phát triển, có thế mạnh về công nghệ nguồn nhƣ
Nhật Bản, Hoa Kỳ, Tây Âu… lại tăng chậm và trong những năm gần đây
chƣa có sự chuyển biến đáng kể. Ngoài ra trình độ nguồn nhân lực chƣa cao,
chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của nhà đầu tƣ, cơ chế quản lý chƣa đồng bộ, hiệu
quả các dự án FDI triển khai chƣa cao…
Tóm lại, dù đã có nhiều những chuyển biến tích cực song thu hút FDI
trong gần hai mƣơi năm qua vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế, Nhà nƣớc cần
tích cực cải thiện môi trƣờng đầu tƣ hạn chế những nhƣợc điểm thiếu sót và
bất cập để tăng cƣờng hơn nữa hiệu quả thu hút FDI.
III. MỘT SỐ BÀI HỌC TỪ THU HÚT FDI CỦA SINGAPORE VÀ KIẾN NGHỊ
NHẰM TĂNG CƢỜNG THU HÚT FDI CHO VIỆT NAM
1. Mở rộng hình thức thu hút FDI
Nhƣ nghiên cứu về Singapore, ta có thể thấy một trong những kinh
nghiệm thu hút FDI của nƣớc bạn là đa dạng hóa các hình thức đầu tƣ, nhằm
đáp ứng nhu cầu hết sức đa dạng của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Trong khi đó
thực tế ở nƣớc ta, các hình thức FDI mà Luật ĐTNN qui định đến nay còn

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 77 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

đơn điệu, chƣa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, đặc biệt là các
TNCs muốn đầu tƣ vào Việt Nam. Trong thời gian tới ta nên bổ sung thêm
một số hình thức FDI khác vào luật ĐTNN và các văn bản hƣớng dẫn khác
theo hƣớng:
 Hình thức công ty đa mục tiêu: Cho đến nay theo qui định của luật
pháp hiện hành ở Việt Nam hầu nhƣ không có các doanh nghiệp đa mục đích
hay đa dự án. Chính điều này đang làm các nhà đầu tƣ gặp khó khăn vì nó
buộc các chủ đầu tƣ phải thành lập một thực thể pháp luật đối với mỗi dự án,
làm chậm trễ các dự án đầu tƣ…Vì thế, để thuận tiện cho hoạt động kinh
doanh của các nhà ĐTNN, phù hợp với thông lệ quốc tế, Việt Nam cũng nên
cho phép các nhà đầu tƣ thành lập công ty mẹ con hoạt động theo mô hình
công ty đa mục đích, hoặc đa dự án. Các công ty này phải khai báo với Bộ kế
hoạch và Đầu tƣ mỗi khi thực hiện một dự án mới để đảm bảo kiểm soát của
Nhà nƣớc.
 Mở rộng các hình thức và phƣơng thức đầu tƣ nhƣ: chi nhánh công ty
nƣớc ngoài, công ty con, tập đoàn kinh doanh, tổ hợp kinh doanh.
 Mở rộng việc cho các thành phần kinh tế trong nƣớc hợp tác đầu tƣ với
nƣớc ngoài, đặc biệt là khuyến khích khu vực kinh tế tƣ nhân thu hút vốn
ĐTNN nhằm phát triển mạnh hơn nữa và khai thác những hiệu quả lợi thế về
mối quan hệ họ hàng, thân nhân, bạn bè ở nƣớc ngoài…Điều này phù hợp với
thông lệ quốc tế và xu hƣớng kinh doanh chung trên thế giới.
 Nghiên cứu áp dụng các hình thức mua lại và sáp nhập (M&A) để mở
thêm kênh mới thu hút FDI theo một số điều kiện nhất định. Từ đó ban hành
các văn bản pháp luật có qui định và hƣớng dẫn cụ thể với hoạt động mua lại
và sáp nhập.
 Sớm ban hành Quy chế công ty quản lý vốn (holding company) để điều
hành chung các dự án. Tổng kết việc thực hiện thí điểm cổ phần hoá các
doanh nghiệp ĐTNN để nhân rộng.

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 78 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

 Nghiên cứu hƣớng tăng cƣờng thu hút FDI từ các TNCs vào hoạt động
trong nền kinh tế Việt Nam. Cụ thể là tạo lập đầy đủ đồng bộ môi trƣờng và
điều kiện kinh doanh thuận lợi để thu hút đầu tƣ của TNCs, đảm bảo để các
nhà ĐTNN và TNCs đứng vững và phát triển đƣợc trong nền kinh tế Việt
Nam. Từ đó có thể cạnh tranh với các nƣớc láng giềng trong thu hút TNCs.
Việt Nam chúng ta không thể cạnh tranh đƣợc với các nƣớc ASEAN, Trung
Quốc, Nhật Bản,… nếu chỉ dùng công nghệ mà các nƣớc này chuyển giao.
Chính vì vậy, chúng ta cần tiếp tục ban hành các chính sách thích hợp trong
các mối quan hệ kinh tế với các TNCs để có đƣợc những lợi ích quốc gia nhất
định trong việc thu hút FDI từ các TNCs. Các chính sách này bao gồm ƣu tiên
chuyển giao công nghệ, tiếp nhận kỹ năng quản lý, phát triển thƣơng hiệu…
 Mở rộng thêm điều kiện chuyển nhƣợng vốn cho các bên tham gia liên doanh:
Theo qui định của pháp luật hiện hành, hình thức pháp luật của công ty
liên doanh là một công ty trách nhiệm hữu hạn, chứ không phải là công ty cổ
phần. Do đó thiếu tự do trong việc chuyển nhƣợng vốn góp trong các công ty
liên doanh có thể gây ảnh hƣởng xấu tới tâm lý của các nhà đầu tƣ và kìm
hãm đầu tƣ. Để tránh trở ngại của pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp cũng
thực hiện việc đầu tƣ của mình thông qua một công ty trung gian do mình lập
ra thƣờng là tại một số nƣớc có chế độ đánh thuế thấp, điều này gây thât thu
thuế đối với nhà nƣớc Việt Nam. Chúng ta nên đơn giản hóa thủ tục chuyển
nhƣợng vốn giữa các đối tác nƣớc ngoài, thay vì phải có giấy phép đầu tƣ mà
chỉ cần khai báo với cơ quan này và nếu sau một số ngày mà không có ý kiến
phản đối thì mặc nhiên đƣợc coi nhƣ việc chuyển nhƣợng đƣợc chấp thuận.
2. Hoàn thiện chính sách lao động tiền lƣơng, tăng cƣờng công tác đào
tạo nguồn nhân lực
 Hoàn thiện chính sách lao động tiền lƣơng:
Singapore là quốc gia đã rất thành công trong việc thực hiện các chính
sách lao động tiền lƣơng góp phần tích cực vào thu hút FDI của nƣớc này.

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 79 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

Nếu thực hiện tốt công tác này thì sẽ làm tăng thêm sức hấp dẫn của
môi trƣờng đầu tƣ ở Việt Nam. Hiện nay, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài ở Việt
Nam cho rằng những qui định của Bộ luật lao động mới (có hiệu lực từ 2003)
hạn chế sự linh hoạt của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trong việc
tuyển dụng lao động, qua đó đã giảm đáng kể lợi thế về lao động của Việt
Nam. Mặc dù đã cho phép nhà doanh nghiệp có vốn ĐTNN trực tiếp tuyển
dụng lao động, Bộ luật lao động hiện nay qui định ngƣời sử dụng lao động
phải ký hợp đồng lao động vô thời hạn đối với ngƣời lao động có hợp động
lao động đƣợc gia hạn từ lần thứ hai trở đi. Qui định này khiến các doanh
nghiệp không khỏi lo lắng khi ký kết các hợp đồng lao động. Vì thế mà chúng
ta nên hoàn thiện chính sách lao động tiền lƣơng theo hƣớng cho phép nhà
ĐTNN trực tiếp tuyển chọn lao động hoặc thông qua trung gian, không can
thiệp quá sâu vào công tác tuyển dụng lao động của doanh nghiệp, tăng cƣờng
giáo dục đào tạo toàn diện để nâng cao chất lƣợng lao động Việt Nam, tăng
cƣờng hiệu lực của các qui định của Nhà nƣớc về lao động.
Cần tiến hành hoàn thiện các văn bản pháp qui áp dụng đối với ngƣời
lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, nhất là qui định
tuyển dụng, lựa chọn lao động, chức năng của các cơ quan quản lý lao động,
về vấn đề đào tạo và tái đào tạo, đề bạt sa thải lao động, các văn bản xử lý
tranh chấp về lao động, tiền lƣơng. Cần mạnh dạn nâng mức khởi điểm tính
thuế thu nhập cá nhân cho ngƣời Việt Nam làm việc trong khu vực có vốn
ĐTNN tƣơng tự nhƣ áp dụng cho ngƣời nƣớc ngoài.
 Tăng cƣờng công tác đào tạo nguồn nhân lực:
Bên cạnh việc hoàn thiện, tăng cƣờng hiệu lực của các qui định Nhà
nƣớc về lao động, đặc biệt là ký kết hợp đồng lao động, thỏa ƣớc lao động,
tính thuế thu nhập xử lý các tranh chấp lao động cá nhân và lao động, chúng
ta cần tăng cƣờng giáo dục toàn diện để nâng cao chất lƣợng lao động của
Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của các nhà ĐTNN về giá cả chất lƣợng, kỷ luật

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 80 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

lao động Việt Nam. Chính phủ cũng nên thành lập các Quĩ Kỹ Năng để hỗ trợ
cho công tác đào tạo, nâng cao trình độ ngƣời lao động, nghiên cứu các
chƣơng trình kết hợp giữa Nhà nƣớc và doanh nghiệp trong việc đào tạo, tái
đào tạo lao động.
Còn việc thu hút nhân tài từ nƣớc ngoài góp phần đáp ứng nhu cầu lao
động chất lƣợng cao cho các doanh nghiệp tại Singapore cũng là một kinh
nghiệm giải quyết vấn đề nguồn nhân lực để thu hút FDI. Với một đất nƣớc
nhỏ bé, dân số ít, điều này là hoàn toàn hợp lý. Song với điều kiện khác nhau,
nƣớc ta không nên áp dụng máy móc kinh nghiệm này của Singapore. Việt
Nam vốn rất dồi dào về lực lƣợng lao động, song trình độ lao động chƣa cao,
chúng ta nên học hỏi kinh nghiệm của nƣớc bạn trong việc đào tạo và tái đào
tạo lao động nhằm nâng cao chất lƣợng của lực lƣợng lao động. Một mặt cũng
có thể thuê những lao động nƣớc ngoài có trình độ nhƣng chỉ trong những
lĩnh vực thực sự cần thiết để có thể học hỏi đƣợc kinh nghiệm làm việc của
họ.
Mặt khác cần mạnh dạn gửi cán bộ ra nƣớc ngoài đào tạo cũng nhƣ thuê các
chuyên gia hàng đầu của nƣớc ngoài vào làm việc ở những khâu mà ta chƣa đảm
đƣơng đƣợc hoặc còn yếu (ví dụ nhƣ kiểm toán).
Về lâu dài Chính phủ cần có những chính sách đón đầu trong giáo dục
đào tạo nhân lực nhất là về kỹ thuật và kỹ năng kinh doanh, cần xây dựng
thêm một số trung tâm đào tạo cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề.
Bên cạnh đó tăng cƣờng hợp tác với các tổ chức đào tạo quốc tế, thu
hút ĐTNN vào ngành giáo dục đào tạo, nâng cao chất lƣợng đào tạo trong
nƣớc, tăng khoản ngân sách đầu tƣ cho giáo dục đào tạo. (Bài học của
Singapore là công tác giáo dục rất đƣợc quan tâm cụ thể bằng việc Chính phủ
đã trích một tỷ lệ lớn ngân sách nhà nƣớc để đầu tƣ vào giáo dục : chi phí giáo

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 81 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

dục bình quân trong những năm 60 - 70 chiếm 1,6% ngân sách nhà nƣớc và
tăng liên tục từ 15,7% (1970) lên 22,9% năm 1992).23
3. Hoàn thiện, bổ sung các chính sách ƣu đãi đầu tƣ hiệu quả
 Đối với doanh nghiệp đầu tƣ vào các ngành công nghệ cao, các tổ chức
nghiên cứu và phát triển
Để khuyến khích đầu tƣ vào những ngành này chúng ta nên bổ sung
chính sách miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu và thuế
VAT theo hƣớng ƣu đãi hơn nữa cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Ví dụ miễn
thuế nhập khẩu cho các dự án FDI có các trung tâm R&D đạt hiệu quả kinh tế
cao, có công nghệ tiên tiến hiện đại.
Bên cạnh đó có thể lập Quĩ hỗ trợ đầu tƣ công nghệ cao do Bộ kế hoạch
và Đầu tƣ quản lý, quĩ này sẽ hỗ trợ một tỷ lệ nhất định khoảng 20% - 30%
vốn tự có đối với các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớ có dự án đầu tƣ vào
ngành công nghệ cao, hiện đại và mang lại hiệu quả kinh tế cao (mà Nhà nƣớc
xét duyệt thấy có tính khả thi). Sau khi liên doanh đi vào hoạt động có hiệu
quả, Nhà nƣớc có thể bán lại phần hỗ trợ của mình cho công ty đó với giá phù
hợp.
 Đối với các dự án đầu tƣ vào ngành nông - lâm - ngƣ nghiệp hay ở
vùng sâu vùng xa.
Mặc dù Nhà nƣớc đã có nhiều ƣu đãi đối với các dự án đầu tƣ vào lĩnh
vực nông - lâm - ngƣ nghiệp và đầu tƣ vào vùng núi, vùng sâu vùng xa nhƣ
miễn giảm thuế lợi tức, hỗ trợ cân đối ngoại tệ, miễn giảm tiền thuê đất …
nhƣng thực tế các ƣu đãi trên vẫn không hấp dẫn các nhà đầu tƣ, đồng thời
nhiều dự án trong lĩnh vực này gặp khó khăn trở ngại trong việc thực hiện,
không đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn. Trong thời gian tới để tăng cƣờng

23
Đỗ Đức Thịnh, CNHHĐH (1999), Phát huy lợi thế so sánh - Kinh nghiệm của các nền kinh tế đang phát
triển ở Châu Á. Nxb Chính trị Quốc gia.

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 82 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

thu hút đầu tƣ vào các lĩnh vực, địa bàn nói trên nên điều chỉnh một số chính
sách ƣu đãi theo hƣớng:
- Nhà nƣớc đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn miền núi, vùng
sâu, vùng xa, tạo vùng nguyên liệu, đào tạo nhân lực, hỗ trợ chủ đầu tƣ trong
việc giảm chi phí dự án, tạo mọi thuận lợi cho dự án triển khai có hiệu quả,
đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tƣ.
- Miễn hoặc chỉ thu rất ít tiền thuê đất đối với các dự án đầu tƣ vào
nông lâm - ngƣ - nghiệp, vùng sâu, vùng xa, cho phép các dự án thuộc diện
này đƣợc vay ƣu đãi từ Quĩ hỗ trợ đầu tƣ quốc gia nhƣ đối với dự án khuyến
khích đầu tƣ tƣ nhân.
- Miễn thuế nhập khẩu toàn bộ vật tƣ, nguyên vật liệu để sản xuất (kể
cả loại nguyên vật liệu, vật tƣ trong nƣớc đã sản xuất đƣợc) đối với dự án đầu
tƣ vào miền núi, vùng sâu trong thời gian 5 năm đầu hoặc dài hơn tùy trƣờng
hợp địa bàn cụ thể.
 Đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc mà thực hiện mở
rộng qui mô sản xuất áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến, chất lƣợng
sản phẩm cao, tỷ lệ xuất khẩu lớn, Nhà nƣớc nên ƣu đãi giảm thuế
cho doanh nghiệp đó phụ thuộc vào tỷ lệ với lƣợng giá trị xuất khẩu
gia tăng hoặc qui mô mở rộng sản xuất, ứng dụng máy móc hiện đại,
công nghệ tiên tiến.
4. Chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tƣ
Về vấn đề cơ sở hạ tầng, mặc dù Việt Nam đã rất chú ý tới công tác
phát triển hạ tầng cơ sở, song đầu tƣ vào lĩnh vực này đòi hỏi những nguồn
vốn lớn thời gian thu hồi vốn lại lâu nên bên cạnh việc đầu tƣ của Nhà nƣớc
thì hầu nhƣ các nhà đầu tƣ tƣ nhân không muốn tham gia vào lĩnh vực này.
Thực tế ở Việt Nam chúng ta, nhìn chung là cơ sở hạ tầng còn kém, chƣa đáp
ứng đƣợc yêu cầu của nhà ĐTNN, vì vậy để tăng cƣờng thu hút đƣợc nhiều
vốn đầu tƣ thì trong thời gian tới chúng ta cần:

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 83 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

 Cần khai thác triệt để lợi thế về vị trí địa lý, đẩy mạnh đầu tƣ xây dựng
các cảng nƣớc sâu, hệ thống kho bãi bến cảng, phát triển mạnh hệ thống giao
thông đƣờng biển, tạo thuận lợi cho giao lƣu buôn bán và tăng cƣờng thu hút
ĐTNN.
 Dùng vốn ngân sách hoặc các khoản vay ODA để đầu tƣ xây dựng tiến
tới hiện đại hóa hơn nữa cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, đồng thời
đầu tƣ vào hệ thống giao thông, điện nƣớc đến những vùng sâu vùng xa, tạo
điều kiện bƣớc đầu để nhà ĐTNN biết và đến đƣợc với những vùng này.
 Tiếp tục hoàn thiện nâng cấp chất lƣợng các khu công nghiệp đi đôi với
mở rộng thêm dự án xây dựng mới các khu công nghiệp tập trung trên cơ sở
nghiên cứu, cân nhắc tính toán đến hiệu quả kinh tế xã hội của khu công
nghiệp, khu chế xuất, đáp ứng đƣợc yêu cầu của nhà đầu tƣ.
 Để thu hút đầu tƣ của tƣ nhân vào cơ sở hạ tầng, Nhà nƣớc nên giảm
hoặc miễn thuế đất trong một thời gian (ví dụ 5 - 10 năm tùy thuộc vào qui
mô dự án) để hấp dẫn đầu tƣ. Cho phép các dự án BOT đƣợc thành lập dƣới
hình thức công ty cổ phần (nhƣ thế sẽ dễ huy động vốn vì các dự án đầu tƣ
vào cơ sở hạ tầng thƣờng đỏi hỏi nhiều vốn).
 Nhà nƣớc cần có sự hỗ trợ, tƣ vấn về lâu dài của các chuyên gia quốc tế
có kinh nghiệm trong việc phát triển các dự án BOT, BTO, BT để thúc đầy
đầu tƣ nƣớc ngoài trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng.
5. Tăng cƣờng hiệu quả của công tác vận động xúc tiến đầu tƣ
Việt Nam cần đƣa ra các chƣơng trình xúc tiến đầu tƣ có hiệu quả, tổ
chức các chƣơng trình truyền thông mang thông điệp về môi trƣờng đầu tƣ tới
các nhà đầu tƣ mục tiêu.
Nhìn chung, có ba dạng kỹ thuật xúc tiến mà các quốc gia sử dụng: Các
kỹ thuật xây dựng hình ảnh, các kỹ thuật tạo nguồn đầu tƣ , các kỹ thuật dịch
vụ đầu tƣ. Một số quốc gia nhƣ Singapore, Thái Lan, Malayxia đã xây dựng
đƣợc hình ảnh rõ ràng về địa điểm đầu tƣ. Các quốc gia này giờ không còn

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 84 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

tập trung vào việc tạo dựng hình ảnh nữa mà thay vào đó là tập trung tạo
nguồn đầu tƣ nhƣ Cơ quan phát triển công nghiệp Malayxia (MIDA), Ủy ban
phát triển kinh tế Singapore (EDB). Việt Nam hiện nay, Bộ kế hoạch và Đầu
tƣ là cơ quan đảm nhận thực thi chƣơng trình xúc tiến đầu tƣ cấp quốc gia,
chúng ta cũng có trung tâm xúc tiến đầu tƣ ba miền Bắc- Trung - Nam với
chức năng thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tƣ của Việt Nam. Mặc dù các
cơ quan này đã nỗ lực rất nhiều để đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tƣ, nhƣng
hiện nay cho thấy vẫn nhiều bất ổn định trong những chính sách và dịch vụ
cung cấp cho cả nhà đầu tƣ hiện tại và tiềm năng. Trƣớc tình hình này, để
thực hiện đƣợc vai trò là một công cụ hiệu quả đối với quá trình phát triển nền
kinh tế, hoạt động xúc tiến đầu tƣ cần thiết phải có một cơ quan chuyên trách
cấp quốc gia, việc thành lập Ủy ban xúc tiến đầu tƣ quốc gia tại Việt Nam là
yêu cầu thực sự cấp bách. Bên cạnh đó cần :
 Tăng nguồn tài chính dành cho hoạt động xúc tiến FDI. Cụ thể là tăng
ngân sách chi cho hoạt động quảng cáo trong nƣớc và nƣớc ngoài, tham quan
các công ty, đón tiếp các đoàn tham gia của các nhà đầu tƣ, tham dự hội trợ
triển lãm ở nƣớc ngoài, tổ chức hội thảo hội nghị…
 Công tác xúc tiến đầu tƣ cần hƣớng vào các thị trƣờng trọng điểm, các
đối tác có tiềm lực về công nghệ tài chính nhƣ Nhật Bản, Mỹ, EU…
 Tiến tới thành lập các trung tâm xúc tiến đầu tƣ ở các nƣớc và khu vực
trọng điểm nằm trong chiến lƣợc thu hút FDI (vì hiện nay ngoại trừ
Singapore, Việt Nam chƣa có trung tâm xúc tiến tại các nƣớc trong khu vực
mà chỉ là đại diện tại Sứ quán Việt Nam).
 Cải thiện kỹ thuật xúc tiến đầu tƣ, ví nhƣ một chiến dịch tạo dựng hình
ảnh cũng sẽ rất cần thiết để gạt bỏ những ấn tƣợng tiêu cực, làm các nhà đầu
tƣ hiểu rõ hơn môi trƣờng đầu tƣ tại Việt Nam, đa dạng hóa các tài liệu giới
thiệu cho các nhà đầu tƣ hơn nữa chứ không nên dừng lại ở việc chủ yếu tập
trung cung cấp các tài liệu tuyên truyền chính sách pháp luật nhƣ hiện nay…

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 85 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

 Kết hợp với các chuyến đi thăm, làm việc nƣớc ngoài của các nhà lãnh
đạo Đảng, Chính phủ để tổ chức các cuộc hội thảo giới thiệu môi trƣờng đầu
tƣ, mời các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc phát biểu tại các cuộc hội thảo
nhằm xây dựng hình ảnh tốt về sự quan tâm của Chính phủ đối với ĐTNN.
 Nâng cấp trang thông tin website về ĐTNN. Biên soạn lại các tài liệu
giới thiệu về ĐTNN (guidebook, in tờ gấp giới thiệu về cơ quan quản lý đầu
tƣ, cập nhật các thông tin về chính sách, pháp luật liên quan đến ĐTNN).
Nói tóm lại, để thực hiện tốt hơn nữa công tác tăng cƣờng thu hút FDI
tại Việt Nam, cần đến sự phối hợp của các ngành các cấp và sự chỉ đạo của
Nhà nƣớc và Bộ kế hoạch và Đầu tƣ. Việc thực hiện các giải pháp tăng cƣờng
thu hút FDI cũng cần phải đƣợc nghiên cứu sao cho hợp lý, dần dần, từng
bƣớc, giải pháp nào thực hiện trƣớc, giải pháp nào có thể thực hiện sau để phù
hợp với chiến lƣợc phát triển kinh tế chung.

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 86 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

KẾT LUẬN

Quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới là một xu hƣớng khách quan, là
sự phát triển tất yếu của nền sản xuất xã hội. Trong quá trình quốc tế hóa đời
sống kinh tế thế giới, hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài có vị trí ngày càng quan
trọng, nó đã và đang là nhân tố cơ bản thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập vào
nền kinh tế thế giới, đặc biệt là của các nƣớc đang phát triển.
Ở khu vực Châu Á, bên cạnh “ngƣời khổng lồ” Trung Quốc, thì quốc
đảo Singapore nhỏ bé đã nổi lên nhƣ là một điển hình thành công nhất trong
công cuộc hội nhập này, trong đó có vai trò to lớn của công cuộc thu hút vốn
đầu tƣ nƣớc ngoài. Mặc dù là một nƣớc nhỏ, tài nguyên không có gì ngoài
nguồn lực con ngƣời, nhƣng Singapore đã xây dựng đƣợc một nền kinh tế
phát triển, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, trở thành một “con rồng
Châu Á”. Một trong những bí quyết thành công của Singapore trong phát triển
kinh tế là nƣớc này đã không ngừng cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, nắm bắt và
tận dụng các xu hƣớng đầu tƣ quốc tế trong công cuộc thu thút dòng vốn FDI
vào nƣớc mình. Trong những năm gần đây tuy việc thu hút FDI đang diễn ra
rất gay gắt giữa các nƣớc trên thế giới cũng nhƣ trong khu vực, nhƣng
Singapore vẫn liên tục nằm trong top các nƣớc dẫn đầu về thu hút nguồn vốn
này tại khu vực Châu Á. Chính chính sách thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài rất hiệu
quả luôn biến đổi linh hoạt và đáp ứng, thỏa mãn đƣợc yêu cầu của nhà đầu tƣ
đã góp phần giúp Singapore luôn là điểm đến vô cùng hấp dẫn đối với các nhà
đầu tƣ nƣớc ngoài kể cả những nhà đầu tƣ khó tính nhƣ Nhật Bản, Mỹ và Tây
Âu.
Dựa trên những thành tựu to lớn của nƣớc bạn trong thời gian vừa qua,
trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, bài khóa luận đã làm rõ một số điểm
nổi bật trong thu hút FDI của Singapore cũng nhƣ thực trạng thu hút vốn FDI

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 87 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

ở nƣớc bạn, qua đó rút ra đƣợc một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Điều này càng có ý nghĩa khi Việt Nam chúng ta đang trong tiến trình công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc, Đảng và Nhà nƣớc ta đang nỗ lực đẩy
mạnh thu hút nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam nhằm
không những bổ sung nguồn vốn cho đầu tƣ xã hội, mà còn thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả hợp lý, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật…
Bên cạnh đó thực trạng thu hút FDI ở Việt Nam còn tồn tại nhiều hạn
chế chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của đất nƣớc, thì kinh nghiệm của nƣớc
bạn cũng là phần tham khảo hữu ích cho chúng ta trong quá trình thu hút đầu
tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 88 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tiếng Việt
1. Bùi Huy Nhƣợng, (2005) Kinh nghiệm của Trung Quốc, Thái Lan và
Singapore về hỗ trợ thực hiện dự án FDI, Tạp chí kinh tế Châu Á -
Thái Bình Dƣơng số 35.tr.14.
2. Đỗ Đức Thịnh, (1999) Phát huy lợi thế so sánh - Kinh nghiệm của các
nền kinh tế đang phát triển ở Châu Á, Nxb Chính trị Quốc gia.
3. Lin.T.J (1995), Biện pháp chính sách chủ yếu của các nƣớc Đông Nam
Á thu hút FDI, Nxb Thế giới.
4. Luật Đầu Tƣ Việt Nam (2005), Nxb Tƣ Pháp.
5. Luật Thƣơng Mại Việt Nam (2005), Nxb Tƣ Pháp.
6. Ngụy Kiệt- Hà Dậu, Bí quyết cất cánh của 4 con rồng nhỏ, NXB Chính
trị Quốc gia- HN.
7. Những điều cần biết về thị trƣờng Singapore (2000), Nxb Lao Động HN.
8. Nguyễn Ngọc Diên, Bùi Thanh Sơn, Nguyễn Thái Yên Hƣơng, Phạm Lan
Hƣơng, Hoàng Bình (1996) Đầu tƣ trực tiếp của các công ty đa quốc gia ở
các nƣớc đang phát triển, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội 2/6.
9. Trần Khánh (1995), Cộng hòa Singapore - 30 năm xây dựng và phát
triển. Nxb KHXH tr.55.
10. Trần Thị Cẩm Trang (2004), So sánh môi trƣờng đầu tƣ FDI của Việt
Nam với các nƣớc ASEAN5 và Trung Quốc. Giải pháp cải thiện môi
trƣờng FDI của Việt Nam, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, số 11. tr
42-50.

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 89 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

11. Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dƣơng số 35 (2005), Kinh nghiệm của
Trung Quốc, Thái Lan và Singapore về hỗ trợ thực hiện dự án FDI, tr.14-15.
12. Vũ Chí Lộc (1997), Giáo trình đầu tƣ nƣớc ngoài, Nxb Giáo dục.

Tài liệu tiếng Anh


1. Foreign Dierect Investment in 90’s (1990), Martinus Nijhoff tr.150.
2. Singapore2007, Statiscal highlights, Department of Staticstics, Ministry of
Trade and Industry, Republic of Singapore.
3. Unctad (2006) World Investment Report 2006, 2007 Unidted Nations New
York and Geneva.
4. Singapore’s progress report on the nine effective measures to attact foreign
investment.
5. Singapore investment climate report, january 2007.
6. Singapore in Figures 2007.

Địa chỉ trang web

1. http://sme.tcvn.gov.vn/default.asp?nc=2659&id=627
2. http://www.unctad.org
3. http://www.aseansec.org
4. http://www.edb.gov.sg
5. http://www.singstat.gov.sg/pubn/reence/sh2007.pdf
6. http://.www.app.mti.gov.sg/default.asp?id=1
7. http://.www.ec.eurpa.eu/external_relation/asem_jpap_vie/intro/prog_re
port_en.h
8. http://www.fdi.net
9. http://www.pakboi.gov/pk/country_Brief/Singapore.pdf
10. http://www.ocomonitor.com

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 90 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)


lOMoARcPSD|18918307

Khóa luận tốt nghiệp

11. http://www.vinatradesingapore.org
12. http://www.mpi.gov.vn
13. http://www.thongtindubao.gov.vn
14. http://www.gda.com.vn

Phạm Vũ Trà My - Nga K42G 91 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Downloaded by Duyên Tr??ng (duyen151425@gmail.com)

You might also like