You are on page 1of 25

Đề cương đạo đức hành nghề

Câu 1:
a) Đối với bệnh nhân:
1. Tôn trọng sinh mạng con người
2. Hành động vì lợi ích của bệnh nhân
3. Tuyệt đối trung thành với bệnh nhân, bất cứ khi nào phương pháp
điều trị hay xét nghiệm ngoài khả năng của mình, người thầy thuốc
phải giới thiệu đến một chuyên gia khác.
4. Tôn trọng quyền riêng tự của bệnh nhân. Không tiết lộ bất cứ thông
tin nào về bệnh nhân cho bất cứ ai, nếu không có sự đồng thuận của
bệnh nhân.
5. Cung cấp dịch vụ chăm sóc trong trường hợp khẩn cấp.
6. Không quan hệ tình dục với bệnh nhân. Không lợi dụng mối quan hệ
thầy thuốc bệnh nhân.
b) Đối với nghề nghiệp:
1. Thực hành nghề nghiệp và duy trì chuẩn mực chuyên môn ở mức độ
cao nhất
2. Tôn trọng quyền của bệnh nhân chấp nhận hay bác bỏ đề nghị của
thầy thuốc.
3. Không để phán xét cá nhân bị chi phối bởi quyền lợi hay phân biệt đối
xử
4. Hết lòng cung cấp dịch vụ chuyên môn cho bệnh nhân
5. Không thuyên chuyển bệnh nhân hoặc đưa ra toa thuốc để hưởng lợi
ích tài chính hay quà cáp
6. Thông báo với người có thẩm quyền về thầy thuốc có hành vi lừa đảo,
thiếu y đức, bất tài
7. Giáo dục công chúng về những khám phá mới trong y học
8. Tận dụng các tài nguyên y học một cách sáng suốt nhằm đem lại lợi
ích cho bệnh nhân và cộng đồng.
c) Đối với đồng nghiệp:
1. Hợp tác và tôn trọng đồng nghiệp trong việc khám và chữa bệnh.
2. Bảo vệ danh dự, uy tín của đồng nghiệp
Câu 2:
Vào nửa đầu của thế kỷ thứ 19, các nhà truyền giáo Tin Lành tại Trung Hoa
thường kêu gọi những thanh niên có trình độ học vấn tham gia vào chương
trình truyền giáo qua phương tiện y khoa.
Đáp lời kêu gọi đó, sau khi tốt nghiệp trung học. Yersin theo học y khoa tại Đại
học Lausanne được một năm (1883-1884).
Năm 1884, Yersin sang Đức học y khoa tại University of Marburg. Đây là trường
đại học xưa nhất do người Tin Lành sáng lập từ năm 1527.
University of Marburg cũng là trường đại học y khoa rất uy tín tại Đức. Tại đây,
Yersin theo học với Emil Adolf von Behring, người vài năm sau đó đã đoạt giải
Nobel Y Khoa đầu tiên của thế giới (1901).
Một thời gian sau, Alexandre Yersin sang Paris (1885-1888) thực tập tại Hôtel-
Dieu Paris.
1890 ông rời Pháp để đến Đông Dương, lúc này ông làm bác sĩ trên tàu buông
Volga chạy tuyến hàng hải Sài Gòn- Manila. Từ bỏ tương lai sáng lạng là môn
để của Pasteur
Một năm sau ông được chuyển qua tàu Sài Gòn- Hải Phòng, trong lúc này ông
dùng thời gian rảnh rỗi để ký họa lại địa hình bờ biển.
Năm 1902, ông được toàn quyền Đông Dương lúc ấy mời ra HN để mở 1
trường Y. Ông được bầu làm hiệu trưởng đầu tiên của trường. Sau 2 năm mọi
thứ bắt đầu vào guồng ông xin từ chức và trở về Nha Trang.
1/3/1943 ông từ trần tại nhà. Ông để lại di chúc rằng:’” tôi muốn được chôn ở
đầu Suối Dầu, hãy chôn tôi nằm úp, giữ tôi lại Nha Trang, đừng cho ai đem tôi
đi khỏi nơi khác, tài sản còn lại dành tặng cho Viện pasteur Nha Trang và
những người cộng sự lâu năm. Đám tang làm giản dị, không huy hoàng điếu
văn”.

Câu 3: tiểu sử Hồ Đắc Di (1931-1945):


- Năm 1931, ông trở về nước với mong muốn áp dụng nghiên cứu vào thực
tiễn nước nhà. Tuy nhiên, ông gặp rất nhiều cản trở bởi thực dân Pháp, vốn
không muốn cho người bản xử cạnh tranh với bác sĩ của mẫu quốc. Dù đã là 1
bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng tại Pháp nhưng ông chỉ đc làm bác sĩ tập sự ở Huế,
sau đó bị điều chuyển vào Quy Nhơn.
- năm 1932, ông được mời về trường Đai học Y Đông Dương để dạy phụ sản.
Từ đó ông vừa giảng dạy vừa làm bác sĩ phẫu thuật ở Bệnh Viện Phú doãn. Qua
thời gian đấu tranh thì ông đã được công nhận là 1 trong ba người có thể phẫu
thuật và là người VN đầu tiên đc chính quyền Pháp cho phép.
- trong thời gian làm việc tại BV Phú Doãn, ông đã chỉ dạy cho nhiều bác sĩ khác
như Tôn Thất Tùng ... Ông là người đầu tiên ở Đông Dương nghiên cứu tình
trạng sốc chấn thương và có công trình đăng trên tạp chí Y học Pháp ở Viễn
Dương. Phần lớn các công trình của ông viết trong giai đoạn 1942-1945. Và ông
là người Việt duy nhất được bầu làm giáo sư trong Trường Đại Học Y Dược Hà
Nội.
Câu 4: tuyên ngôn Geneva:
1. Tôi trân trọng cam kết dành trọn cuộc đời để phụ vụ loài người
2. Tôi tôn trọng và biết ơn thầy cô
3. Tôi sẽ hành nghề với lương tâm và lòng nhân đạo
4. Sức khỏe của bệnh nhân là điều tôi quan tâm nhất
5. Tôi sẽ giữ kín bí mật dù bệnh nhân đã qua đời
6. Trong phạm vi trách nhiệm của mình tôi sẽ làm hết sức để giữ gìn truyền
thống danh dự và cao quý của nghề Y
7. Tôi xem các cộng sự như là anh chị em của mình
8. Tôi không để cho vấn đề tuổi tác, bệnh tật, tín ngưỡng, chủng tộc, giới tính,
quốc tịch, chính trị, phái tính, địa vị xã hội hay bất kỳ yếu tố nào xen vào
bổn phận chăm sóc bệnh nhân của mình
9. Tôi đảm bảo tôn trọng cao nhất với sự sống của con người
10.Tôi không dùng kiến thức y khoa của mình để vi phạm các quyền và tự do
của con người, ngay cả khi đang bị đe dọa
11.Tôi trân trọng cam kết những điều trên không bị ép buộc và với tất cả danh
dự của mình
Câu 5: đăc điểm của ngành Y và đặc điểm của ngành dược?
a) Đặc điểm của ngành Y
-Nghề y là nghề tác động đến tất cả mọi người trong xã hội, không kể giai
cấp vị trí, giàu nghèo và tác động đến mọi giai đoạn của con người từ khi
còn là bào thai cho đến lúc chết đi.
- Người thầy thuốc có rất nhiều quyền lực, nắm trong tay sinh mạng của
người khác nên dễ lạm quyền và dễ có cơ hội để lạm dụng. Không có một
hình mẫu tốt duy nhất của Y đức, đôi lúc khó diễn tả và dễ ngụy biện. Chỉ
có lương tâm và người hành nghề cùng mới kiểm soát được đạo đức nghề
nghiệp.
- Người thầy thuốc luôn phải sãn sàng hi sinh quên mình vì lợi ích của
bệnh nhân và cộng đồng. Người thầy thuốc cần bảo vệ quyền lợi của bệnh
nhân trong việc điều trị mà không bị ảnh hưởng bới các yếu tố như: địa vị,
tiền bạc....
- Người thầy thuốc cần phải giữ vững bản lĩnh nghề nghiệp trước mọi cám
dỗ cũng như khó khăn trong cuộc sống. Bản lĩnh là sự thể hiện của lý
tưởng, là phẩm chất của người có năng lực...
b) Đặc điểm của ngành Dược
- đối tượng lao động: tất cả hóa chất và dược liệu đều có thể bào chế thành
các sản phẩm chữa bệnh, chúng k chỉ có tác dụng cho người mà còn có tác
dụng lên động vật.
- nội dung lao động: các loại thuốc đều được điều chế bằng phương pháp
hóa học. Khi bào chế, người ta phải tuân theo những tỷ lệ nhất định để tạo ra
những loại thuốc chữa bệnh một cách chi tiết, cựu thể.
- công cụ lao động: các dụng cụ, thiết bị thí nghiệm, các loại máy móc và dây
chuyền sản xuất đề có trong các nhà máy sản xuất dược phẩm hiện nay.
- yêu cầu trình độ: để có thể làm việc trong lĩnh vực dược học, người làm
phải sỡ hữu bằng tốt nghiệp ngành Dược từ trung cấp trở lên. Các cá nhân làm
việc trong lĩnh vực này phải có kiến thức chuyên sâu về Dược và các kỹ năng
cần có của Dược sĩ
- điều kiện lao động: Dược sĩ phải thường xuyên làm việc trong nhà máy sản
xuất và các phòng thí nghiệm. Do đó phải tiếp xúc nhiều hóa chất độc hại. Do
đó phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn.
- chống chỉ định y học: người làm ở lĩnh vực này cần phải có sức khỏe tốt và
không mắc các bệnh truyền nhiễm hay tim mạch. Đặc biệt không bị dị ứng với
các hóa chất điều chế thuốc.
Câu 6: 4 nguyên lý của đạo đức y học:
1) Tôn trọng quyền tử chủ
Quyền được đưa ra quyết định dựa trên sự thu nhận thông tin, hiểu biết
kiến thức và năng lực tự chịu trách nhiệm của bản thân. Bên cạnh đó
tôn trọng quyền tự chủ của bệnh nhân có tính chất quyết định. Quyền
tự chủ gồm:
- Tôn trọng quyền lợi tốt nhất của bệnh nhân
- Tôn trọng quyền tự quyết định của bệnh nhân
- Bảo mật thông tin của bệnh nhân
- Trung thực, không được lừa dối bệnh nhân
- Biết lắng nghe tích cực
- Cung cấp cho bệnh nhân thông tin họ muốn nghe
- Thực hiện khả năng giao tiếp tốt giữa bệnh nhân và bác sĩ
- Tìm kiếm sự đồng ý, sự lựa chọn của bệnh nhân
- Tôn trọng quyền từ chối điều trị
2) Lòng nhân ái
Lòng nhân ái là việc làm tốt, có lòng vị tha, làm những điều tốt đẹp,
mang lại hạnh phúc cho người khác. Lòng nhân ái là bác sĩ, dược sĩ
không chỉ làm việc với danh dự và niềm tự hào của bản thân mà còn
phải vì xã hội tốt đẹp, vì hạnh phúc của môi người trong đó có cả bác sĩ
và dược sĩ. Nguyên lý lòng nhân ái:
- Luôn đồng cảm với nỗi khổ của bệnh nhân
- Coi BN như người thân
- Cân nhắc mọi điều có lợi trước khi cung cấp bất kỳ một thăm
dò, trị liệu nào
- Hạn chế tối đa tác hại
- Luôn sẵn sàng giúp đỡ bệnh nhân trong mọi tình huống.
- Cân nhắc kinh tế của bệnh nhân trc khi cho bất kì trị liệu hoặc
kê đơn điều trị tại nhà.
3) Không làm việc có hại, không ác ý:
Bản thân bác sĩ phải luôn cặp nhật kiến thức và kỹ năng để đảm bảo chất
lượng dịch vụ đang cung cấp. Không được làm bất kỳ điều gì có hại tới
cuộc sống, sức khỏe, giá trị cá nhân, nhân phẩm. Phải biết rõ các nguy
cơ gây tai biến trước khi cung cấp một thăm dò hay trị liệu. Luôn phải
sẵn sàng loại bỏ hoặc dừng điều trị khi phát hiện bất kỳ nguy cơ nào với
bệnh nhân.
4) Công bằng
- Công bằng trong việc phân chia các nguồn nguyên liệu hiếm:
máu, huyết tương, máy thở, vaccin... công bằng trong các khía
cạnh liên quan đến sự chấp thuận của pháp luật, công bằng
trong chăm sóc sức khỏe, mọi người đều hưởng sự chăm sóc
sức khỏe theo nhu cầu của bản thân
- Người có khả năng chi trả các chi phí dịch vụ cao sẽ đc hưởng
được các dịch vụ theo đúng yêu cầu của mình. Người nghèo
vẫn đc chăm sóc theo đúng chuẩn với sự hộ trợ của bảo hiểm y
tế,...
- Không được có thái độ kỳ thị với với những người mắc bệnh
hiểm nghèo
- Nguyên lý công bằng có thể bị phá vỡ bởi:
+ bệnh nhân đông mà csvc bệnh viện không đủ
+ nhân viên y tế làm việc ở môi trường quá tải khối lượng công
việc
+ bác sĩ thiếu sót các kiến thức ý học về các loại thuốc, phương
thức xét nghiệm...
+ bác sĩ có xu hương thiên về 1 loại thuốc mà mình hay dùng.
Câu 7: giống câu 1
Câu 8: tư tưởng HCM về y tế và đạo đức
a) Y tế
- Ngành y tế cũng như các thầy thuốc VN phải áp dụng phối hợp
đông tây y và hết lòng yêu thương chăm sóc người bệnh. Người
thầy thuốc chẳng những chữa trị bệnh tật mà còn phải nâng
cao tinh thần cho người yếu như câu nói: “ lương y như từ
mẫu”. Người cho rằng phòng bệnh cũng quan trọng như là
chữa bệnh, vì vậy các nhân viên ý tê phải luôn coi người bệnh
như anh em ruột thịt, tận tâm, tận lực phục vụ vì nhân dân.
- Ngành y tế nói chung, cũng như các thầy thuốc phải thật đoàn
kết. Quan hệ giữa những người thầy thuốc là một trong những
mối quan hệ cơ bản của hoạt động chăm sóc sức khỏe cho toàn
dân và trị bênh cứu người. Mỗi người thầy thuốc phải biết phối
hợp trí tuệ, tài năng, và hành động kịp thời, chính xác để hiệu
quả chữa trị đạt cao nhất.
b) Đạo đức
- Một là, nâng cao chất lượng công tác giáo dục và tự giáo dục,
đồng thời tổ chức tốt các hoạt động thực tiễn, nhằm đảm bảo
sự nâng cao ý thức và đạo đức của mỗi bác sĩ. Bởi lẽ, đạo đức
nói chung và y đức nói riêng phải được xây dựng một cách tự
giác thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
- Hai là xây dụng môi trường y đức lành mạnh, trong sạch đi đôi
với việc chống tiêu cực về y đức ở các đơn vị.
- Ba là, các cấp ủy đảng và chỉ huy trong cơ quan phải làm tôt
công tác quản lý,quy hoạch, sử dụng cán bộ, nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần, tạo động lực cho sự tư tu dưỡng , rèn luyện
y đức.
Câu 9:
1- Chăm sóc sức khoẻ cho mọi người là nghề cao quý. Khi đã tự nguyện đứng
trong hàng ngũ y tế phải nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác Hồ.
Phải có lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng
cao phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc.
Không ngừng học tập và tích cực nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ
chuyên môn.
Sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức
khoẻ nhân dân.
2- Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn.
Không được sử dụng người bệnh làm thực nghiệm cho những phương pháp
chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của Bộ Y tế và sự
chấp nhận của người bệnh.
3- Tôn trọng quyền được khám bệnh chữa bệnh của nhân dân. Tôn trọng
những bí mật riêng tư của người bệnh; khi thăm khám, chăm sóc cần bảo đảm
kín đáo và lịch sự.
Quan tâm đến những người bệnh trong diện chính sách ưu đãi xã hội. Không
được phân biệt đối xử người bệnh.
Không được có thái độ ban ơn, lạm dụng nghề nghiệp và gây phiền hà cho
người bệnh. Phải trung thực khi thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
4- Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình họ, luôn có thái độ niềm nở, tận tình;
trang phục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho người bệnh.
Phải giải thích tình hình bệnh tật cho người bệnh và gia đình họ hiểu để cùng
hợp tác điều trị; phổ biến cho họ về chế độ, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ
của người bệnh; động viên an ủi, khuyến khích người bệnh điều trị, tập luyện
để chóng hồi phục.
Trong trường hợp bệnh nặng hoặc tiên lượng xấu cũng phải hết lòng cứu chữa
và chăm sóc đến cùng, đồng thời thông báo cho gia đình người bệnh biết.
5- Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời không được đun đẩy
người bệnh.
6- Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an
toàn; không vì lợi ích cá nhân mà giao cho người bệnh thuốc kém phẩm chất,
thuốc không đúng với yêu cầu và mức độ bệnh.
7- Không được rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử trí kịp thời
các diễn biến của người bệnh.
8- Khi người bệnh ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều trị,
tự chăm sóc và giữ gìn sức khoẻ.
9- Khi người bệnh tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướng dẫn,
giúp đỡ gia đình họ làm các thủ tục cần thiết.
10- Thật thà, đoàn kết, tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn
sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau.
11- Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận trách nhiệm về mình, không đổ
lỗi cho đồng nghiệp, cho tuyến trước.
12- Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, phòng chống
dịch bệnh cứu chữa người bị tai hạn, ốm đau tại cộng đồng; gương mẫu thực
hiện nếp sống vệ sinh, giữ gìn môi trường trong sạch.

Câu 10: 10 điều y đức trongg hành nghề Dược

 Thứ nhất: Phải coi sức khỏe của con người là trên hết, đặt quyền lợi
của bệnh nhân lên hàng đầu.
 Thứ hai: Phải tư vấn đúng, hướng dẫn cách sử dụng thuốc cụ thể, đúng
cách, đủ liều, bán đúng giá đảm bảo an toàn với sức khỏe, tiết kiệm
chi phí cho người bệnh và ngân sách quốc gia. Đồng thời phải có thái
độ tích cực, chủ động tuyên truyền kiến thức về chăm sóc, bảo vệ sức
khỏe cho cộng đồng.
 Thứ ba: Phải giữ kín bí mật đời tư của bệnh nhân, cấm tiết lộ những
thông tin cá nhân của người bệnh và tôn trọng quyết định của người
bệnh trong mọi trường hợp.
 Thứ tư: Phải chấp hành nghiêm minh những quy định của pháp luật về
chuyên môn, thực hiện đúng chính sách của quốc gia về thuốc, không
lợi dụng hoặc tạo điều kiện cho người khác lợi dụng nghề nghiệp để
phục vụ cho mục đích cá nhân, vi phạm pháp luật, tự chịu trách nhiệm
nếu sai phạm.
 Thứ năm: Phải tuyệt đối trung thành với lý tưởng của Đảng, nhà nước,
cơ quan quản lý thuốc, tích cực tham gia đấu tranh chống những hoạt
động tiêu cực trong ngành Dược.
 Thứ sáu: Phải có những đức tính trung thực, thật thà, dũng cảm, “tôn
sư trọng đạo”. Bên cạnh đó Dược sĩ cần đoàn kết, tôn trọng đồng
nghiệp; sẵn sàng học hỏi kinh nghiệm cũng như trao đổi kiến thức với
đồng nghiệp để giúp đỡ bệnh nhân, giúp nhau cùng tiến.
 Thứ bảy: Phải hợp tác chặt chẽ với các cán bộ y tế khác để thực hiện
tốt nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh, khám chữa bệnh, nghiên cứu
khoa học. Nghĩa là cần tham gia những chương trình giáo dục sức
khỏe giới tính, sinh sản để cung cấp những kiến thức bổ ích giúp
người dân chủ động phòng ngừa bệnh tật nguy hiểm.
 Thứ tám: Phải thận trọng, tỷ mỉ, chính xác trong khi làm việc. Không
được vì mục đích tăng doanh thu, áp lực chỉ tiêu mà làm ảnh hưởng
đến quyền lợi của người bệnh, đánh mất uy tín của bản thân và danh
dự với nghề Y.
 Thứ chín: Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, kinh
nghiệm nghề nghiệp, tích cực nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa
học- công nghệ, phát huy sáng kiến, cải tiến, đáp ứng tốt các yêu cầu
phục vụ xã hội trong mọi tình huống.
 Thứ mười: Phải làm việc có trách nhiệm cao, nêu cao tinh thần cảnh
giác với những cám dỗ tiền tài, danh vọng, gương mẫu thực hiện lối
sống văn minh; tích cực tham gia đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã
hội.

Câu 11: nguyên tắc trong nghề dược

1. Tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan đến hành nghề dược.
2. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử, nâng cao phẩm chất đạo đức, lương
tâm nghề nghiệp và trách nhiệm với nghề, với người sử dụng thuốc.
3. Nghiêm chỉnh chấp hành những quy định chuyên môn về dược. Có trách
nhiệm hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả và tiết kiệm cho
người bệnh. Tích cực, chủ động tuyên truyền kiến thức về chăm sóc và bảo
vệ sức khỏe nhân dân, phòng chống dịch bệnh.
4. Tôn trọng bí mật của người bệnh, bí mật liên quan đến bệnh tật của người
bệnh. Thông tin về sức khỏe và đời tư của người bệnh chỉ được phép công bố
trong trường hợp được người bệnh đồng ý hoặc trường hợp được pháp luật
cho phép.
5. Trung thực, đoàn kết, hợp tác, tôn trọng đồng nghiệp. Không được có hành
vi trái đạo đức, không gây áp lực, đe dọa hoặc thực hiện các hành vi vi phạm
pháp luật với đồng nghiệp để giành lợi thế cho mình trong hành nghề. Không
thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
6. Không phân biệt đối xử mang tính cá nhân đối với những người thực hành
chuyên môn về dược. Không lợi dụng tư cách người hướng dẫn để buộc người
thực hành chuyên môn về dược làm những việc không thuộc phạm vi tập sự
hoặc những hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội nhằm đạt được
những lợi ích cho mình. Không lợi dụng hoặc tạo điều kiện cho người khác lợi
dụng nghề nghiệp để mưu cầu lợi ích cá nhân, vi phạm pháp luật.

7. Chấp hành quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và hợp tác
chặt chẽ với cán bộ, công chức, nhân viên y tế; bảo đảm cung ứng và hướng
dẫn sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả trong trường hợp có dịch bệnh, thiên
tai, thảm họa. Kiên quyết đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực trong hoạt
động nghề nghiệp.

Câu 12: mô hình hoạt động của doanh nghiệp VN

Mô hình hoạt động của Vn khá đơn giản so với các doanh nghiệp ở nước
ngoài. Đa số doanh nghiệp ở VN k có thế mạnh trong việc phát triển và nghiên
cứu. Các doanh nghiệp chỉ nghiên cứu thành phần của các thuốc generic đã
hết hạn bảo hộ bản quyền của quốc gia khác để tìm ra thuốc mới có thành
phần tương tự.

Đầu ra của các doanh nghiệp đa số chỉ được đánh giá theo tiêu chuẩn WHO-
GMP mà hiện nay tiêu chuẩn này đã trở nên lạc hậu.

Nguyên liệu đầu vào các doanh nghiệp vẫn chủ động kiểm soát được, chủ yếu
là nguyên liệu được nhập khẩu từ nước ngoài, nhiều nhất ở TQ và AD. Vì vậy
giá dược phẩm trong nước phụ thuộc vào giá nguyên liệu đầu vào.
Tuy nhiên những năm gần đây các doanh nghiệp đã dần tìm cách trồng và sản
xuất nguyên liệu API cho đầu vào, đầu tư trang thiết bị theo chuẩn EU-GMP,
PIC/S-GMP

Câu 13: yếu tố ảnh hưởng dài hạn đến ngành dược phẩm

1) Cơ cấu dân số:


-Vn có cơ cấu dân số trẻ hơn so với mặt bằng chung của các nước trên
thế giới và khu vực châu á. Vn hiện đang có tỷ lệ dân số vàng tuy nhiên
đã và đang bắt đầu già hóa dân số vì vậy vấn đề chi tiêu cho y tế ở ng
65 tuổi sẽ tăng dài hạn.
- thói quen ăn uống tùy tiện, hoạt động không khoa học tạo điều kiện
cho mầm bệnh phát triển. Điều này cũng ảnh hưởng đến việc sử dụng
thuốc,

2) khả năng trả giá của khách hàn

- phần lớn người dân k có kiến thức về nhiều loại thuốc, phụ thuộc khá
nhiều vào tư vấn của bác sĩ, dược sĩ. Khách hàng chỉ trả giá được các loại
thuốc đơn giản như nhỏ mắt... hoặc các thực phẩm chức năng được quản cáo
trên truyền thông đại chúng.

3) sức mạnh trả giá của các nhà cung cấp

-số lượng nhà cung ứng nguyên liệu luôn rất lớn và rộng khắp trên cả thế
giới, nên các rủi ro về việc cung ứng nguyên liệu là khá ít. Các doanh nghiệp
trong nước luôn có ít nhất 3 nhà cung ứng cho 1 nguyên liệu và k có trường
hợp 1 nhà cung ứng chiếm 30% nguồn nguyên liệu đầu vào của 1 doanh
nghiệp.

4) mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành dược

Hiện tại có khá nhiều doanh nghiệp cùng khai thác một thị trường, phát triển
thiếu quy hoạch, và không có chiến lược lâu dài. Do đó luôn có sự cạnh tranh
để đào thải những doanh nghiệp yếu, tập trung nguồn lực để phát triển các
doanh nghiệp mạnh, bên cạnh đó còn có sự tham gia của doanh nghiệp nước
ngoài k chỉ tham gia vào việc phân phối mà còn chi phối cả việc sản xuất

Câu 14: ảnh hưởng của khả năng trả giá và sức mạnh trả giá của nhà cung ứng

1) khả năng trả giá của khách hàn


- phần lớn người dân k có kiến thức về nhiều loại thuốc, phụ thuộc khá
nhiều vào tư vấn của bác sĩ, dược sĩ. Khách hàng chỉ trả giá được các loại
thuốc đơn giản như nhỏ mắt... hoặc các thực phẩm chức năng được quản cáo
trên truyền thông đại chúng.

2) sức mạnh trả giá của các nhà cung cấp

-số lượng nhà cung ứng nguyên liệu luôn rất lớn và rộng khắp trên cả thế
giới, nên các rủi ro về việc cung ứng nguyên liệu là khá ít. Các doanh nghiệp
trong nước luôn có ít nhất 3 nhà cung ứng cho 1 nguyên liệu và k có trường
hợp 1 nhà cung ứng chiếm 30% nguồn nguyên liệu đầu vào của 1 doanh
nghiệp.

Câu 15: ảnh hưởng của tỉ lệ nhuận gộp, vòng quay tồn kho, cơ cấu nguồn vốn
và mức độ cạnh tranh

1) Tỷ lệ nhuận gộp: tỷ suất lợi nhuận gộp được tính bằng chênh lệch giữa
doanh thu và giá vốn hàng bán trên doanh thu, phản ánh cấu trúc của
chi phí trực tiếp bên trong giá bán của sản phẩm. Do nguồn đầu vào
của các doanh nghiệp trong nước hầu hết đều từ nước ngoài nên chi
phí đầu vào chiếm 70% giá vốn bán hàng=> tình hình kinh doanh sẽ bị
ảnh hưởng bới giá đầu vào. Dựa vào tỉ lệ lợi nhuận gộp giúp nhà đầu tư
biết được doanh nghiệp nào mang lại lợi nhuận cao hơn
2) Vòng quay hàng tồn kho: thể hiện khả năng quản lý hàng tồn kho của
doanh nghiệp. Vòng quay hàng tồn kho = vốn hàng bán/ hàng tồn kho
bình quân. Vòng quay hàng tồn kho càng lớn chứng tỏ hàng tồn kho
của doanh nghiệp càng ít
3) Các doanh nghiệp dược đều đa số có tỷ trọng vốn sỡ hữu trên tổng
nguồn vốn cao vì một số doanh nghiệp theo chiến lược tài trợ vốn thận
trọng, không vay nợ
4) Mức độ cạnh tranh: Hiện tại có khá nhiều doanh nghiệp cùng khai thác
một thị trường, phát triển thiếu quy hoạch, và không có chiến lược lâu
dài. Do đó luôn có sự cạnh tranh để đào thải những doanh nghiệp yếu,
tập trung nguồn lực để phát triển các doanh nghiệp mạnh, bên cạnh đó
còn có sự tham gia của doanh nghiệp nước ngoài k chỉ tham gia vào
việc phân phối mà còn chi phối cả việc sản xuất

Câu 16: đặc điểm ngành dược phẩm Vn


-Có nhiều đặc điểm tương tự như ngành dược thế giới, từ lúc sản xuất thô
sơ cho đến việc bùng nổ khi nền kinh tế mở cửa về số lượng doanh nghiệp
tư nhân và đang trong giai đoạn tái cấu trúc về chất lượng và số lượng

- tuy nhiên nguồn nguyên liệu vẫn phải nhập khẩu rất nhiều mặc dù nguồn
nguyên liệu ở nước nhà là vô cùng lớn có thể đạt 100000 tấn/ năm

- năng lực nghiên cứu và phát triển còn kém, thiếu nguồn nhân lực chất
lượng. Bên cạnh đó còn thiếu kinh phí để phát triển loại thuốc mới. Trình
độ sản xuất chưa đủ để tham gia vào sân chơi quốc tế.

Câu 17: điều kiện chứng chỉ hành nghề sản xuất thuốc

1. Phải có đủ văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của
sản xuất thuốc cựu thể:
- Người quản lý chuyên môn của doanh nghiệp sản xuất thuốc
phải có bằng tốt nghiệp đại học dược và có thời gian thực
hành ít nhất 5 năm tại cơ sở hợp pháp
- Người quản lý chuyên môn của doanh nghiệp sản suất vaccin,
sinh phẩm dược phải có bằng tốt nghiệp đại học dược hoặc y
hoăc chuyên ngành sinh học và có thời gian thực hành ít nhất
5 năm
- Người quản lý về hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể sản xuất
dươc liệu, thuốc đong y, thuốc come from dược liệu phải có
thời gian thực hành 2 năm và có:
+ bằng tốt nghiệp đại học dược
+ tốt nghiệp trung cấp dược
+ tốt nghiệp trung học hoặc đại học y cổ truyền
+ các loại văn bằng về lương y, lương dược, giấy chứng nhận
về bài thuốc gia truyền và trình độ chuyên môn y dược cổ
truyền.
2) Có đạo đức nghề nghiệp
3) Có đủ sức khỏe để hành nghề

Câu 18: điều kiện chứng chỉ hành nghề trong kinh doanh

1) Phải có chứng chỉ hành nghề phụ hợp với từng hình thức kinh doanh
của cơ sở
2) Quy định về nhân sự và đào tạo
- Nhân sự:+ phải có nhân viên có trình độ và kinh nghiệm phù
hợp cho các bộ phận sản xuất và quy mô sản xuất
+ phải có chuyên môn và kinh nghiệm trong sản xuất
thuốc come from dược liệu
+ phụ trách các bộ phận sản xuất, kiểm tra chất lượng,
quản lý kho phải có kiến thức chuyên môn về dược liệu
- Đào tạo: + phải đào tạo theo một trương trình bằng văn bản
tất cả nhân viên có nhiệm vụ trong tất cả các bộ phận
+ phải có chương trình đào tạo định kỳ hằng năm
3) Quy định về nhà xưởng
a) Khu vực bảo quản phải đủ rộng, phù hợp với quy mô sản xuất, có sự
phân biệt từng khu vực
b) Khu vực bảo quản phải cách lý được sự xâm hại từ bền ngoài
c) Phải có khu bảo quản riêng các chất đặc biệt như dung môi, chất dễ
cháy nổ ...
d) Phải có hệ thống nhãn để theo dõi tình hình của dược liệu

Câu 19: hồ sơ tại liệu trong đầu tư kinh doanh

1) Giới thiệu
-Toàn bộ lai lịch của toàn bộ lô thuốc, hệ thống này cần lưu lại toàn bộ
bảo trì,bảo quản, kiểm tra chất lượng, phân bố cấp một và các vấn đề liên
quan đến GMP
- cần có hệ thống kiểm tra các tài liệu cũ có bị thay thế không
- khi hồ sơ có hướng dẫn sử dụng phải được trình bày rõ ràng
- phải có ngày và đc phép sử dụng
- dễ tiếp cận cho tất cả những bên liên quan

2) tiêu chuẩn kỹ thuật

- toàn bộ tiêu chuẩn phải do người có thẩm quyền phê chuẩn

- tiêu chuẩn nguyên liệu và bao bì gồm: tên, mô tả, tiêu chí thử nghiệm, bản
vẽ ( nếu có) chú ý đặc biệt, tên sản phẩm, mô tả sản phẩm, tính chất vật lý,
định lượng, cách bảo quản

3) tài liệu sản xuất:

a) công thức gốc:

- tên và mã sản phẩm

- vật liệu đóng dự kiến và điều kiện bảo quản


- danh mục nguyên liệu ban đầu sử dụng và thiết bị sử dụng

- kiểm tra quá trình đóng gói và sản xuất

b) hồ sơ lô sản xuất

- tên sản phẩm, công thức lô, tóm tắt quy trình sản xuất

- số lô hoặc số mã, ngày tháng bắt đầu và kết thúc sản xuất và đóng gói

- thông tinh nhận dạng các trang thiết bị và dây chuyền

- hồ sơ vệ sinh trang thiết bị

- hồ sơ kiểm tra dây chuyền đóng gói

- các lần lấy mẫu trong các công đoạn

- kết quả kiểm tra sản phâm đóng gói và sản xuất

4) hồ sơ kiểm tra chất lượng

Kết quả từng cuộc kiểm tra

Hồ sơ này gồm: ngày tháng thực hiện, định tính vật liệu, tên nhà cung cấp,
ngày nhận hàng, sô lô, số lô gốc, số kiểm tra chất lượng, ngày tháng lấy mẫu,
số mẫu nhận đc, kêt quả kiểm tra.

Câu 20. Yêu cầu về bảo quản trong kinh doanh

1) Phải đủ rộng để bảo quản có trật tự các chủng nguyên vật liệu khác nhau
và sản phẩm
2) Phai được thiết kế và lắp đặt để đảm bảo điều kiện bảo quản tốt
3) Khu vực nhận và xuất hàng phải có khả năng bảo vệ nguyên vật liệu khỏi
ảnh hưởng thời tiết
4) Khu vực bảo quản biệt trữ cần được phân định rõ ràng
5) Các vật liệu độc hại cần được bảo quan an ninh cao

Câu 21: yêu cầu khiếu nại sản phẩm và thu hồi

a) Khiếu nại
- Cần chỉ định 1 nhân viên chịu trách nhiệm giải quyết các khiếu
nại của khách hàng và quyết định biện pháp giải quyết
- Cần có một văn bản mô tả các hoạt động cần tiến hành, kể cả
việc thu hồi sản phẩm trong trường hợp sản phẩm lỗi
- Những phản hồi của khách hàng phải được ghi vào hồ sơ đầy
đủ với chi tiết gốc
- Nếu phát hiện một lô hàng lỗi cần tiến hành điều tra tất cả các
lô hàng khác xem có bị lỗi hay k
- Hồ sơ về khiếu nại cần đc kiểm tra thường xuyên để tránh lặp
lại các lỗi tương tự.
b) Thu hồi sản phẩm
- Cần có hệ thống thu hồi các sản phẩm trên thị trường nếu
phát hiện hoặc nghi ngờ sản phẩm có lỗi.
- Cần chỉ định một nhân sự tiến hành và chỉ huy quá trình thu
hồi
- Cần có quy trình thu hồi bằng văn bản. Các hoạt động thu hồi
phải triển khai nhanh chóng, hiệu quả
- Hồ sơ phân phối ban đầu phải trình sẵn cho người chịu trách
nhiệm thu hồi
- Tiến độ của quá trình làm việc cần được ghi vào hồ sơ và phải
có 1 báo cáo cuối cùng.

Câu 22: trình bày một số từ ngữ

a) Ngành dược phẩm: bao gồm tất cả doanh nghiệp/ cá nhân k phụ thuộc và
hình thức sản xuất tham gia vào quá trình sản xuất, phát triển thị trường,
nghiên cứu, tiếp thị, phân phối và bán các dược phẩm, hoặc các sản phẩm
dược sinh học cho bệnh nhân.
b) Kinh doanh dược phẩm: là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả công
đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung
ứng dịch vụ liên quan đến thuốc và nguyên liệu làm thuốc trên thị trường
nhằm mục đích sinh lời.
c) Thuốc: dùng để chỉ chế phẩm chứa dược chất hoặc dược liệu dùng cho
người nhằm mục đích phòng bệnh, chẫn đoán bệnh, chưa bệnh, điều
chình chức năng sinh lý của cơ thể bao gồm thuốc hóa dược, thuốc dược
liệu, thuốc cổ truyền, vaccin và sinh phẩm

Câu 23: trình bày một số từ ngữ

a) Y tế lấy bệnh nhân làm trung tâm: có nghĩa là tất cả các việc mà doanh
nghiệp, cán bộ y tế làm/ thực hiện đều nhằm mục đích tốt cho bệnh
nhân.
b) Y tế chuyên nghiệp: y tế dựa hoàn toàn vào nhu cầu y tế của bệnh nhân
trên cơ sở kiến thức y tế và kinh nghiệm.
c) Mục đích chính đáng: có nghĩa là mọi việc doanh nghiệp, cán bộ y tế làm
là vì nhưng lý do đúng, hợp pháp, phù hợp với giá trị đạo đức.
d) Sự minh bạch: sẵn sàng cung cấp thông tin một cách chính xác, kịp thời
nhưng vẫn tôn trọng sự nhạy cảm thương mại hợp pháp và quyền sở hữu
trí tuệ.

Câu 24:

a) Thông tin thuốc: là việc cung cấp hoặc thu thập các thông tin liên qua đến
chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, cách dùng, phản ứng có hại của thuốc,
phòng ngừa cho các nhóm người đặc biệt ....
b) Quảng cáo thuốc: là hoạt động do đơn vị kinh doanh thuốc trực tiếp tiến
hành hoặc phối hợp, tài trợ, ủy quyền... cho một đơn vị khác tiến hành
thực hiện.
c) Hội thảo giới thiệu thuốc: là buổi giới thiệu sản phẩm giới thiệu thuốc
hoặc thảo luận chuyên đề khoa học cho cán bộ y tế có liên quan đến
thuốc do các đơn vị kinh doanh tổ chức.

Câu 25:

a) thái độ đạo đức kinh doanh: thể hiện thái độ kinh doanh của công ty với:
1) đối với pháp luật: luôn tôn trọng pháp luật, khi đề ra bất kì quyết định
đều phải có tính đến tính pháp lý của quyết định
2) đối với người lao động: phải tôn trọng và chăm sóc chính đáng cho
người lao động, không lợi dụng và bóc lột ngời lao động
3) đối với khách hàng: giữ chữ tín, sòng phẳng với khách hàng
4) đối với đối thủ cạnh tranh: k tiêu diệt mà có thái độ cạnh tranh lành
mạnh, cạnh tranh bằng trí tuệ,uy tín....
b) hành vi đạo đức kinh doanh: không vi phạm pháp luật,k kinh doanh quốc
cấm, k sản xuất hàng giả, k ăn cắp bản quyền trong sản xuất. K bốc lột
người lao động....

Câu 26: nguyên tắc về hỗ trợ giáo dục và mời nhân viên y tế

1) hỗ trợ giáo dục và đào tạo


- doanh nghiệp nên có chương trình giáo dục và đào tào nhằm
giúp các cán bộ y tế tăng cường tri thức nhằm nâng cao chất
lượng điều trị
- nguyên tắc: 1) việc cấp chương trình đào tạo tài trợ CME là
lành mạnh, 2) chương trình giáo dục đào tạo phải chất lượng,
3) hỗ trợ tài chính k phải là điều kiện để thúc đẩy kê đơn, tăng
doanh số.

2)mời làm tư vấn và báo cáo viên

- hợp đồng văn bản đầy đủ về bản chất của các dịch vụ được cung cấp và cơ
sở cho các thanh toán cho dịch vụ

- nhu cầu chính đáng cho các dịch vụ đã được xác định rõ ràng và đạt đc thỏa
thuận với nhà tư vấn tiềm năng trc khi cung cấp dịch vụ

- có các tiêu chi lựa chọn tư vấn và báo cáo viên

- số lượng k lớn hơn số lượng cần thiết

- giữ lại các hồ sơ liên quan làm cơ sở cho việc kiểm tra

- hoàn cảnh và địa điểm tổ chức các cuộc họp với tư vấn và báo cáo viên phải
chính đáng và phù hợp với mục đích.

Câu 27: thuốc mẫu, mua sắm công và từ thiện

a) thuốc mẫu k được dùng


- hàng mẫu cho hồ sơ dự đấu thầu theo yêu cầu của các bệnh
viện
- mẫu vaccin, chế phấm sinh học cho mục đích thử nghiệm chất
lượng an toàn bởi các tổ chức kiểm soát vaccin và chế phẩm
sinh học quốc gia trc khi lưu hành trên thị trường
- yêu cầu khác của cơ quan y tế
b) các hoạt động mua sắm công
- quá trình mua sắm công giữa doanh nghiệp và chính phủ phải
diễn ra dưới hình thức đấu thầu hoặc bất kỳ thủ tục nào khác
phải đảm bào chuyên môn và đạo đức.\
- doanh nghiệp phải cung cấp thông tin chính xác và cân bằng
cho các cơ quan mua sắm của chính phủ.
c) Hoạt động từ thiện
- Doanh nghiệp có thể trực tiếp làm từ thiện bằng hiện vật hoặc
cung cấp tài chính cho các tổ chức trong và ngoài doanh
nghiệp nhằm thúc đẩy các hoạt động: văn hóa, giáo dục ...
- Doanh nghiệp phải đảm bảo việc hỗ trợ k nhằm quảng cáo sản
phẩm và k phải mục đích duy nhất cho quảng bá sản phẩm
- Doanh nghiệp phải đảm bảo k dựa vào sự hỗ trợ để đưa ra
điều kiện mua, đề nghị mua... hoặc can thiệp tới sự độc lập
của cán bộ y tế trong thực hành nghề nghiệp của họ.

Câu 28: đào tạo cho nhân viên giới thiệu thuốc

1) Phải đảm bảo tất cả những người giới thiệu thuốc cho doanh nghiệp
hay được doanh nghiệp thuê là những người tiếp xúc trực tiếp với cán
bộ y tế, đều phải được huấn luyện về luật, quy chế, quy tắc có liên
quan và nguyên tắc tự nguyện
2) Có kiến thức chuyên môn và đc đào tạo phù hợp về khoa học và thông
tin đề đảm bảo họ trình bày thông tin một cách chính xác, cập nhật
theo đúng quy định của pháp luâth
3) Phải kiểm tra đánh giá theo định kỳ kiến thức của những người giới
thiệu thuốc để đảm bảo thông tin đc giới thiệu là chính xác nhất.

Câu 29: tại sao phải cư xử hợp đạo đức trong tư vấn thuốc

Vì nếu là người tư vấn đúng nghĩa là họ sẽ quan tâm đến tình trạng của
khách hàng. Họ sẽ thông báo đầy đủ cho khách hàng tất cả nhưng tình huống
khó khăn và k giấu điều gì cả.

Câu 30: hướng dẫn về tư vấn bệnh nhân bởi dược sĩ:

a) Lắng nghe có chủ đích


-dành thời gian cho bệnh nhân
- hiểu ngôn ngữ nói và ngôn ngữ k bằng lời nói
- ra dấu là hiểu những gì bệnh nhân nói và khuyến khích bệnh nhân
trình bày
- diễn đạt lại những gì bệnh nhân nói để đảm bảo đã hiểu rõ
- yêu cầu bệnh nhân bổ sung thêm thông tin
- có những khoảng nghỉ hợp lý để bệnh nhân suy nghĩ.

b) đặt câu hỏi:

- nên mở đầu bằng nhiều câu hỏi nếu như...giúp bệnh nhân diễn đạt cựu thể.
Chỉ đặt câu hỏi nếu muốn thu thập thêm thông tin

- đặt câu hỏi mở và qua cách trả lời của bệnh nhân xác định nhanh chóng ý
của bệnh nhân
-sử dụng từ ngữ dễ dàng, dễ hiểu

c) sắp xếp các ý muốn truyền tải đến bệnh nhân

- vì thời gian của mỗi bệnh nhân là vô cùng ít nên phải sắp xếp từ ngũ để
bệnh nhân dễ hiểu nhất

- không dùng các từ ngữ chuyên ngành làm bệnh nhân khó hiểu, có thể làm
họ ngại hỏi lại từ đó rời đi với những thắc mắc

- điều chỉnh ngôn ngữ cho phù hợp với khả năng giao tiếp của bệnh nhân, sử
dụng tài liệu, công cụ khi cần

- đánh giá khả năng nhận thức, tình trạng của bệnh nhân từ đó chọn cách
giao tiếp phù họp với bệnh nhân.

Câu 31: tư vấn giải quyết vấn đề k tuân thủ điều trị

a) Bước 1: nhận biết vấn đề:


- Cần xác nhận bệnh nhân có tuân thủ điều trị k. Cần phải có kỹ
năng và tế nhị vì k phải lúc nào bệnh nhân cũng tự thừa nhận
k dùng thuốc như đã kê
b) Bước 2: xác định nguyên nhân
Có 3 nhóm nguyên nhân chính:
- Liên quan đến hiểu biết: thiếu kiến thức về bệnh cũng như
điều trị
- Nguyên nhân liên quan đến khả năng: như bao bì mở khó,
bệnh nhân trí nhớ kém, khiếm khuyết về nhận thức, khả năng
nhìn kém....
- Nguyên nhân liên quan đến thái độ: thái độ về thuốc, momg
muốn dùng thuốc ảnh hưởng đến quyết định cuối cùng là BN
có dùng thuốc hay không.
c) Bước 3: đưa ra giải phải giải quyết vấn đề
- Liên quan đến hiểu biết của BN: DS có thể cung cấp, sửa đổi
một số hiểu biết sai của bệnh nhân
- Liên quan đến khả năng của bệnh nhân: DS đề nghị chế độ
dùng thuốc đơn giản hơn.
- Liên quan đến thái độ của BN: để thay đổi thái độ của BN cần
nhiều thời gian và tác động của nhiều người.
Câu 32: pp tư vấn tại nhà thuốc

Nghiên cứu về tính hợp lý của các lời khuyên đưa ra tại các quầy thuốc
cộng đồng cho thấy một nhóm các tiêu chí mà các dược sĩ có thể dùng
để đánh giá hoạt động quầy thuốc của họ:

Kỹ năng giao tiếp chung

 Thông tin gì các nhân viên quầy thuốc thu nhận từ bệnh nhân?
 Bằng cách nào các nhân viên quầy thuốc thu thập được thông tin?
 Các yếu tố/vấn đề gì được nhân viên quầy thuốc cân nhắc trước
khi đưa ra lời khuyên
 Nội dung hợp lý của các lời khuyên đưa ra bởi nhân viên quầy
thuốc đưa ra
 Các lời khuyên được đưa ra như thế nào?
 Lựa chọn thuốc hợp lý bởi nhân viên quầy thuốc
 Giới thiệu bệnh nhân đi khám bác sĩ
Các kĩ năng chính gồm:

Phân biệt giữa các triệu chứng nhẹ và các triệu chứng nghiêm trọng
hơn

Kỹ năng lắng nghe

Kỹ năng đặt câu hỏi

Lựa chọn điều trị dựa trên bằng chứng về hiệu quả

Khả năng truyền đạt các kỹ năng này thông qua làm mẫu cho các nhân
viên khác

câu 33 quy trình xử lý bệnh nhân mua thuốc

a) Thu thập thông tin: xây dựng quan hệ, lắng nghe và đặt câu hỏi nhằm
khai thác thông tin của bệnh nhân về các triệu chứng, ví du như những
biện pháp nào có thể áp dụng, các thuốc nào dùng thường xuyên...
b) Ra quyết định: có cần giời thiệu bác sĩ khám không?
- Phân loại bệnh theo mức độ nghiêm trọng của tình hình hiện
tại là hành động quan trọng. Hành đồng cần sự phối hợp của
việc phân loại ưu tiên và đánh giá lâm sàn.
c) Điều trị: lựa chọn các liệu pháp khả thi, phù hợp, hiểu quả , nếu cần
thiết giời thiệu các bác sĩ tư vấn cách sử dụng
- Dựa trên các kiến thức nền tảng về dược lý, điều trị và bào chế
để có thể đưa ra những điều trị hợp lý và phù hợp với tình
hình của bệnh nhân

Câu 34: khái niệm chung và nguyên tắc đạo đức trong nghiên cứu sinh học

a) Khái niệm chung:


- Là các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức trong các nghiên cứu ý
sinh học liên quan đến đối tượng nghiên cứu là con người
- Trong nghiên cứu y sinh đối tượng nghiên cứu là con người và
luôn có những rủi ro với đối tượng nghiên cứu=> các chuẩn
mực đạo đức đc ra đời.
b) Các nguyên tắc cơ bản
- Tôn trọng con người: bao gồm quyền tự nguyên tham gia
nghiên cứu của đối tượng đủ khả năng tự đưa ra các quyết
định
- Hướng thiện: tối đa hóa lợi ích và tối thiểu hóa các điều gầy
hại cho người tham gia. Đối tượng cần đc đảm bảo ăn toàn
cũng như chữa trị một cách tốt nhất biến cố do nghiên cứu
gây ra
- Công bằng: phải có sự công bằng trong phân bổ lợi ích và rủi
ro cho những đối tượng tham gia nghiên cứu, cũng như những
chăm sóc mà đối tượng nghiên cứu được hưởng

Câu 36: thông tin trong phiếu chấp thuận tham gia nghiên cứu

Mục đích và cách tiến hành nghiên cứu


- Giải thích mục đích của nghiên cứu
- Cho biết đây là nghiên cứu mang tính chất thử nghiệm
- Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng
- Tiêu chuẩn loại trừ khỏi nghiên cứu
- Ai sẽ là người đánh giá các thông tin cá nhân và y khoa để lựa chọn
anh/chị/... tham gia vào nghiên cứu
- Số người sẽ tham gia vào nghiên cứu
- Giải thích khoảng thời gian đối tượng cần tham gia
- Mô tả các thủ tục đối tượng sẽ thực hiện
- Cách tuyển chọn đối tượng (nhằm đảm bảo sự công bằng)
- Lợi ích của việc thực hiện nghiên cứu và của đối tượng tham gia nghiên cứu
- Nếu nghiên cứu có thu thập bệnh phẩm, phần mẫu còn dư sau khi nghiên
cứu này sẽ được hủy hay không?
- Nếu có thu thập bệnh phẩm, phần mẫu còn dư sẽ được lưu để sử dụng cho
nghiên cứu khác trong tương lai?
Quyền lợi của đối tượng
- Quyền lợi của đối tượng được ghi rõ (VD: rút khỏi nghiên cứu, được tiếp
cận để thanh tra, kiểm tra, giám sát hồ sơ của đối tượng, quyền từ chối trả
lời các câu hỏi riêng tư…)
Các nguy cơ và bất lợi
- Mô tả các nguy cơ và bất tiện có thể thấy trước với đối tượng. Các nguy cơ
và bất lợi phải được nêu bằng ngôn ngữ không thuộc về chuyên môn, dễ
hiểu đối với người đọc.
- Cung cấp các nguy cơ liên quan đến các can thiệp hoặc các hành vi được đề
xuất trong đề cương.
- Trường hợp nghiên cứu có tiến hành lấy mẫu máu, bệnh phẩm, cần mô tả
những nguy cơ và bất tiện khi lấy máu, bệnh phẩm.
- Cần giải thích rõ các nguy cơ khi tham gia và các tác dụng phụ chưa được
biết đến.
- Cho dù đã được hay chưa được biết đến, giải thích rõ các nguy cơ với
những phụ nữ đang mang thai hay có thai khi đang tham gia nghiên cứu.
- Nói rõ về khả năng xảy ra những nguy cơ và bất tiện chưa được biết đến;
nếu thích hợp, nêu cả những nguy cơ chưa biết đến với bào thai và thai nhi
nếu đối tượng (hay bạn tình của đối tượng) đang hay sắp mang thai.
Bảo mật thông tin
- Ghi rõ việc mô tả các biện pháp để giữ và đảm bảo tính bảo mật của các
bản ghi liên quan đến người tham gia
- Cam kết thông tin thu thập được chỉ sử dụng trong nghiên cứu mà không
nhằm bất cứ mục đích nào khác.
- Nếu nghiên cứu có sử dụng video hay audio, ghi rõ các bản ghi sẽ được xử
lý như thế nào sau khi sử dụng.
Bồi dưỡng cho đối tượng tham gia nghiên cứu
- Những khoản đối tượng được chi trả trong nghiên cứu (chi phí đi lại có
được bồi hoàn hay không, số lượng cụ thể? Có bù đắp cho việc mất thu
nhập không? Chi phí ăn uống thường ngày?).
- Hình thức và phương thức chi trả như thế nào?
Tư vấn di truyền (nếu có)
- Nếu dự đoán rằng những người tham gia sẽ nhận được kết quả từ xét
nghiệm di truyền, họ nên được tư vấn về những hậu quả có thể xảy ra khi
làm như vậy. Tài liệu tham khảo phải được tìm hiểu để tư vấn trong Phiếu
đồng thuận.Tư vấn có thể được thực hiện tại thời điểm nhận được sự đồng
thuận hoặc trong tương lai, trước khi cung cấp kết quả, nếu có.
- Một phiếu đồng thuận riêng biệt phải được thu thập cho việc lấy mẫu máu
hoặc bệnh phẩm của đối tượng để thực hiện xét nghiệm về di truyền.
- Đảm bảo tính bảo mật và quyền riêng tư của thông tin di truyền được lưu
trữ hoặc của kết quả nghiên cứu liên quan đến những đối tượng tham gia.
Bồi thường hoặc chăm sóc, điều trị nếu có biến cố về sức khỏe xảy ra liên
quan đến nghiên cứu
- Người tham gia có được điều trị miễn phí trong trường hợp xảy ra chấn
thương hoặc tổn thương do việc tham gia vào nghiên cứu gây ra?
- Người tham gia có được điều trị miễn phí trong trường hợp xảy ra tổn hại
sức khỏe do việc không tuân thủ nghiên cứu gây ra?
Người liên hệ
- Cung cấp họ tên địa chỉ số điện thoại liên hệ của nhân viên sẽ là người trả
lời các câu hỏi liên quan đến nghiên cứu và liên quan đến quyền của đối
tượng tham gia
- Cung cấp họ tên địa chỉ số điện thoại liên hệ của nhân viên để đối tượng
liên lạc trong trường hợp có những tổn thương liên quan đến nghiên cứu.
Câu 37: hướng dẫn đạo đức nghiên cứu ở người cao tuổi
1) Cần xác định khả năng và năng lực của bệnh nhân cao tuổi đối với việc
tham gia và chập thuận nghiên cứu
2) Xác định cách tốt nhất để lấy chấp thuận tham gia và tiếp tục tham gia
của những người cao tuổi có khó khăn về viết, nói, giao tiếp, vận động,
nhận thức và tình cảm được đảm bảo
3) Phải nêu rõ mục đích nghiên cứu để giải quyết rõ mong muốn của đối
tượng nghiên cứu đối với kết quả điều trị, mối liên quan xã hội hoặc sự
giúp đỡ cần thiết.
Câu 38: phụ nữ có thai
Tất cả nghiên cứu ở phụ nữ có thai phải tiến hành đúng đạo đức trong nghiên
cứu ý sinh và theo hướng dẫn của bộ y tế
1) Nghiên cứu chỉ được tiến hành khi mục tiêu nghiên cứu có nhu cầu chăm
sóc sức khỏe riêng biệt của họ hoặc thai nhi của họ
2) Nghiên cứu chỉ được thực hiện khi có đầy đủ bằng chứng đáng tin cậy
thử nghiệm trên động vật đăc biệt là đột biến và quái thai
3) Phải cung cấp đầy đủ thông tin về rủi ro để họ tự quyết định
4) Phải có biện pháp sàn lọc phụ nữ có thai khi quá trình nghiên cứu có thể
ảnh hưởng đến thai nhi
5) Đối tượng ở độ tuổi sinh sản thì chỉ có sự tự đồnh ý của họ sau khi biết
đầy đủ thông tin là hợp pháp còn lại là không
6) Phải có biện pháp bảo vệ nếu phụ nữ có thai bị ép tham gia
7) Đối với phụ nữ mang thai trong quá trình nghiên cứu phải thông báo cho
họ lựa chọn tự nguyện giữa tự nguyện rút lui hoặc chấm dứt mang thai.
Câu 39: bệnh nhân tâm thần
Tất cả nghiên cứu ở phụ nữ có thai phải tiến hành đúng đạo đức trong nghiên
cứu ý sinh và theo hướng dẫn của bộ y tế
1) Nếu tình trạng tâm thần của đối tượng nghiên cứu cho phép, thì phải có
sự tự nguyện tham gia nghiên cứu của đối tượng
2) Nếu nghiên cứu k mang lại lợi ích trực tiếp cho họ thì sự phản đối của họ
phải được tôn trọng
3) Nếu mang lại lợi ích trực tiêp cho họ thì sự phản đối của họ cũng phải đc
tôn trọng, trừ khi k có biện pháp điều trị nào khác
4) Nghiên cứu phải có sự cho phép chính thức của cơ quan chủ quản

You might also like