You are on page 1of 39

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

NHÓM 5

THỰC TRẠNG STRESS VÀ CÁC


YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN
NĂM THỨ 6 TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y
DƯỢC HẢI PHÒNG NĂM HỌC
2021-2022

HẢI PHÒNG - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

NHÓM 5

THỰC TRẠNG STRESS VÀ CÁC


YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN
NĂM THỨ 6 TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y
DƯỢC HẢI PHÒNG NĂM HỌC
2021-2022

HẢI PHÒNG – 2022


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ................................................................................3
1.1. Một số khái niệm về stress ..........................................................................3
1.2. Nguyên nhân và ảnh hưởng của stress ........................................................4
1.2.1. Nguyên nhân. ...................................................................................... 4
1.2.2. Ảnh hưởng của stress ......................................................................... 5
1.3 Biểu hiện của stress: .....................................................................................6
1.4. Công cụ sàng lọc stress ...............................................................................7
1.5. Các nghiên cứu về stress trên thế giới và tại Việt Nam ..............................8
1.5.1. Nghiên cứu trên thế giới .................................................................... 8
1.5.2 Nghiên cứu tại Việt Nam .................................................................. 10
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............13
2.1.Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................13
2.1.1.Đối tượng nghiên cứu........................................................................ 13
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu ......................................................................... 13
2.1.3 Thời gian nghiên cứu ........................................................................ 14
2.2 Phương pháp nghiên cứu............................................................................14
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu:.......................................................................... 14
2.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu ........................................................................... 14
2.2.3 Kỹ thuật chọn mẫu ............................................................................ 15
2.3. Biến số và chỉ số nghiên cứu ....................................................................15
2.4 Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................17
2.4.1 Công cụ thu thập số liệu ................................................................... 17
2.4.2 Kỹ thuật thu thập số liệu .................................................................. 18
2.5 Sai số và cách khống chế sai số .................................................................18
2.5.1 Điểm mạnh và hạn chế...................................................................... 18
2.5.2 Sai số có thể gặp................................................................................. 18
2.5.3 Cách khống chế sai số ....................................................................... 18
2.6 Quản lý, xử lý và phân tích số liệu ............................................................18
2.7 Đạo đức trong nghiên cứu ..........................................................................19
CHƯƠNG 3. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................20
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu .........................................................20
3.2. Thực trạng stress của sinh viên Y6 trường ĐHYDHP năm 2021-2022 ...20
3.3. Một số yếu tố liên quan đến stress ở sinh viên Y6 trường ĐHYDHP năm
2021-2022 ........................................................................................................21
CHƯƠNG 4.........................................................................................................23
DỰ KIẾN BÀN LUẬN ....................................................................................23
DỰ KIẾN KẾT LUẬN ....................................................................................23
DỰ KIẾN KHUYẾN NGHỊ ............................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................26
PHỤ LỤC ............................................................................................................28
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ


1 WHO World Health Organization
2 Y6 Sinh viên năm thứ 6
3 ĐHYDHP Đại học Y Dược Hải Phòng
4 DASS Depression Anxiety and Stress Scales: Thang
đánh giá lo âu-trầm cảm-stress
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Các biểu hiện của stress ....................................................................... 7


Bảng 2. Phân loại các mức độ stress, lo âu, trầm cảm ...................................... 8
Bảng 3. Biến số và chỉ số nghiên cứu ............................................................. 17
Bảng 4. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ...................................... 20
Bảng 5. Thực trạng stress của sinh viên Y6 trường ĐHYDHP năm 2021-2022
......................................................................................................................... 20
Bảng 6. Một số yếu tố liên quan đến stress ở sinh viên Y6 trường ĐHYDHP
năm 2021-2022................................................................................................ 23
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay trong xã hội ngày càng phát triển, chúng ta phải đối diện với
nhiều vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tâm thần. Trong đó, stress là
một hiện tượng bệnh lý xuất hiện ngày càng nhiều trong cuộc sống hiện đại.

Stress là phản ứng không đặc hiệu của cơ thể trước những tình huống căng
thẳng [1]. Khi gặp tình huống stress, cơ thể phản ứng với các tác nhân gây
stress để thích nghi, nếu không có khả năng thích nghi thì stress trở thành
bệnh lý [2]. Stress tăng lên trong điều kiện sống thay đổi nhanh, vì vậy sự
thay đổi nhanh chóng của xã hội dẫn tới thực trạng stress ngày càng tăng. Đây
là vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến có thể gặp ở mọi nơi, trong mọi ngành
nghề và mọi lứa tuổi [3]. Đặc biệt là sinh viên thì khả năng xuất hiện stress là
tương đối cao vì đây là giai đoạn sinh viên phải thích nghi với môi trường
mới, bắt đầu cuộc sống tự lập với nhiều khó khăn và bỡ ngỡ.

Sinh viên y nói chung được xem là đối tượng có nguy cơ cao với stress do
những khó khăn trong cuộc sống và học tập. Bên cạnh đó, áp lực kinh tế, thi
cử, trực đêm, kì vọng của gia đình, lo lắng cho tương lai khiến sinh viên y dễ
bị stress hơn, đặc biệt là khối sinh viên Y6.

Nghiên cứu ở Ai Cập cho thấy tỉ lệ stress ở sinh viên y khoa là 62,4% [4].
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Hồng Đào tại khoa Y tế Công
cộng – ĐH Y Dược thành phố Hồ Chí Minh có 46,8% sinh viên Y tế công
cộng và 44% sinh viên khối Y học dự phòng có dấu hiệu stress. Nghiên cứu
tại Đại học Y Hà Nội có 63,6% sinh viên stress [5], tỉ lệ stress ở sinh viên Đại
học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh là 71,4%[6]

Từ đó cho thấy stress ở sinh viên y khoa ở Việt Nam là tương đồng với các
kết quả nghiên cứu trên thế giới và ở mức cao. Tình trạng này sẽ gây ra các

1
hậu quả như ảnh hưởng đến khả năng và kết quả học tập, kỹ năng thực hành
lâm sàng, thực hành nghề nghiệp trong tương lai và nặng nề hơn có thể xuất
hiện ý tưởng và hành vi tự huỷ hoại, tự sát. Vì vậy việc nhận thức được thực
trạng stress và các yếu tố liên quan của sinh viên y khoa có tầm quan trọng và
ý nghĩa lớn cho công tác dự phòng, chăm sóc và điều trị.

Mặt khác nghiên cứu về thực trạng stress của sinh viên Y6 trường Đại học
Y Dược Hải Phòng vẫn chưa từng được thực hiện. Do đó, việc thực hiện một
nghiên cứu về stress ở sinh viên Y6 là cần thiết nhằm cung cấp những bằng
chứng có giá trị cho nhà trường, giảng viên và các sinh viên trong việc dự
phòng và nâng cao sức khỏe tâm thần cho sinh viên. Từ đó giúp nâng cao chất
lượng đào tạo và chất lượng nguồn y tế trong tương lai. Bởi vì những lý do
trên, chúng tôi đã thực hiện đề tài: ”Thực trạng stress và các yếu tố liên
quan ở sinh viên năm thứ 6 trường Đại học Y Dược Hải Phòng năm học
2021-2022” với 2 mục tiêu:

- Mô tả được tỉ lệ stress của sinh viên Y6 trường Đại học Y Dược Hải
Phòng năm học 2021-2022.
- Xác định các yếu tố liên quan đến stress ở sinh viên Y6 trường Đại học
Y Dược Hải Phòng năm học 2021-2022.

2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1. Một số khái niệm về stress

Căng thẳng, trong tiếng anh là stress, gốc là từ tiếng Latinh stringere,
nghĩa là “kéo căng” .Ở người, căng thẳng thường được mô tả là một tình trạng
tiêu cực hay tích cực có ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của
người đó.
Theo định nghĩa của tổ chức Y tế thế giới (WHO), Stress là sự phản
ứng thông qua thể chất, tinh thần, hoặc tình cảm của cơ thể con người với các
tác nhân gây ra căng thẳng từ bên ngoài.
Stress là đáp ứng của chủ thể trước một nhu cầu hoặc một sự tương ứng
của mối quan hệ giữa con người với môi trường xung quanh. Stress là một
đáp ứng thích nghi về mặt tâm lý, sinh học và tập tính. Stress đặt chủ thể vào
quá trình dàn xếp thích nghi với môi trường xung quanh, tạo cho cơ thể một
cân bằng mới sau khi chịu tác động của môi trường. Nói cách khác, phản ứng
Stress bình thường đã góp phần làm cho cơ thể thích nghi.
Trong ngôn ngữ thông thường, người ta dùng từ “stress” để chỉ một
nguyên nhân, một tác nhân từ môi trường (như tiếng ồn ở thành phố, bệnh tật,
sự thay dổi về chỗ ở hay công việc…). Stress cũng được dùng để chỉ hậu quả
của tác nhân gây kích thích mạnh (sự hoảng sợ khi gặp thiên tai, sự căng
thẳng trong công việc…). Stress dẫn đến những phản ứng sinh học của cơ thể
khi đối mặt với các thay đổi của môi trường. Như vậy, stress vừa chỉ tác nhân
công kích, vừa để chỉ phản ứng của cơ thể trước các tác nhân đó.
Stress là mối tương tác giữa tác nhân công kích và phản ứng của cơ thể.
Đây là định nghĩa của Hans Selye, nhà nghiên cứu người Canada, có sáng
kiến đưa ra khái niệm về stress - người đầu tiên đưa ra khái niệm về stress

3
hiện đại. Và stress cũng có thể được định nghĩa: Là đáp ứng trước một yêu
cầu.
Tóm lại, stress là một khái niệm mang tính hệ thống, liên quan đến
nhiều quá trình, xảy ra trên nhiều phương diện khác nhau. Vì thế, stress là
một phản ứng tích hợp không thể tách rời của các lĩnh vực sinh học – xã hội
học – tâm lý học, được cá nhân triển khai nhằm đáp ứng với các tác nhân gây
stress, các sự kiện kích thích đòi hỏi huy động khả năng phản ứng của cá
nhân.

1.2. Nguyên nhân và ảnh hưởng của stress

1.2.1. Nguyên nhân.


Những nguyên nhân gây ra hiện tượng stress có thể rất khác nhau,
nhưng phản ứng của cơ thể đối với chúng lại đều giống nhau. Tất cả các phản
ứng này đều diễn ra theo 3 giai đoạn:
• Giai đoạn đầu: con người cảm thấy có khó khăn.
• Giai đoạn hai: con người thích nghi với những khó khăn.
• Giai đoạn ba: giai đoạn cuối cùng, con người không còn khả
năng chịu đựng nữa.
Ba giai đoạn này như một qui luật chung điều hòa hành vi của mọi sinh
vật khi bị rơi vào những điều kiện đặc biệt căng thẳng và giống như tiến trình
của một phản ứng thích nghi không đặc hiệu của cơ thể đối với những tác
động mạnh mẽ, đột ngột khác nhau của môi trường.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra stress, nhưng thông thường bao gồm 4
nguyên nhân cơ bản sau:
• Môi trường bên ngoài: Thiên tai, thời tiết, tiếng ồn, giao thông,
bụi, và sự ô nhiễm.

4
• Những căng thẳng từ xã hội và gia đình: Thời hạn của công việc
phải hoàn thành, các vấn đề tài chính, công việc gây áp lực, quá tải,
môi trường làm việc không thuận lợi, thay đổi về thời gian làm việc,
phong cách quản lý độc đoán, tập trung quá nhiều sức lực vào
nhiệm vụ, hiệu quả đem lại,… hay do sự mất mát của người thân,
mâu thuẫn trong gia đình (ly hôn, tranh chấp, xích mích, bất hòa…),
quan hệ bạn bè không tốt, tình yêu tan vỡ hay bị phụ bạc…
• Các vấn đề về thể chất: Thay đổi cơ thể, không đủ chất dinh
dưỡng, ốm đau, bệnh tật…
• Suy nghĩ của chính bản thân bạn: Đôi khi, cách chúng ta suy
nghĩ hay lí giải những điều đã hoặc sẽ xảy ra đem đến cho chính
mình rất nhiều căng thẳng. Thường đó là những suy nghĩ tiêu cực.
Ví dụ: nếu trượt đại học, tương lai thật mù mịt; nếu không hoàn
thành công việc thì sẽ bị sa thải…
1.2.2. Ảnh hưởng của stress
Trong trường hợp stress kéo dài, bạn có thể gặp những vấn đề nghiêm
trọng hơn về mặt sức khỏe như: đau tim, tăng huyết áp, trầm cảm, bị sốc, bị
đau nửa đầu, lo âu, bị hen, suy giảm hệ miễn dịch, đau dạ dày và rối loạn giấc
ngủ…
Stress không chỉ ảnh hưởng đến bản thân, mà còn - hưởng đến gia đình
và bạn bè xung quanh. Stress là một căn bệnh cần điều trị đúng cách. Mọi
người thường không nghĩ stress là một căn bệnh nên khi gặp stress thường
không nghĩ đến việc điều trị mà chấp nhận chung sống cùng nó. Quan điểm
này không đúng, stress cần được điều trị đúng cách để tránh những tác hại
nghiêm trọng đến sức khỏe, để không đánh mất cơ hội thành công, thăng tiến
của bạn trong công việc và để không ảnh hưởng đến hạnh phúc của bạn và gia
đình.

5
1.3 Biểu hiện của stress:

Nhìn chung, khi bị stress, con người có những thay đổi cả về thể chất và tâm
lý (nhận thức cảm xúc, hành vi)

Các biểu hiện về nhận thức Các biểu hiện về cảm xúc
Gặp khó khăn trong các quá trình trí Ủ rũ buồn rầu, dễ xúc động
nhớ
Không thể tập trung Cáu kỉnh, dễ nổi nóng
Khả năng đánh giá, nhận định kém Bức rức, bực bội không xoa dịu được
căng thẳng
Tư duy chậm hoặc không muốn tư Dễ bị lây lan tình cảm theo hướng
duy tiêu cực
Có nhiều suy nghĩ lo âu Cảm thấy bị cô độc, bị cô lập và dễ bị
tổn thương
Ý nghĩ quanh quẩn Hân hoan cao độ rồi đột ngột buồn bã
tột cùng
Hồi tưởng lại những điều buồn phiền Cảm thấy vô vọng
gần đây
Cảm thấy mất lòng tin hay nghi ngờ Tự đổ lỗi cho bản thân
Chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực của mọi Mất phương hướng
vấn đề, đánh giá cao khó khăn, đánh
giá thấp bản thân
Không có khả năng đưa ra quyết định Bồn chồn, lo lắng và sợ hãi
Các biểu hiện về sinh lý Các biểu hiện hành vi
Đau đầu, đau dạ dày, đau nửa đầu Ăn quá nhiều hoặc quá ít
Đau ngực, tim đập nhanh Ngủ quá nhiều hoặc quá ít

6
Bị tiêu chảy hay bị táo bón Không muốn năng động như bình
thường
Buồn nôn và chóng mặt Nói năng không rõ ràng, khó hiểu
Giảm hứng thú với tình dục Nói liên tục về một sự việc hay phóng
đại sự việc
Ăn không ngon miệng Hay tranh luận
Vã mồ hôi, ớn lạnh, run rẩy Thu mình lại, rút lui không muốn tiếp
xúc với người khác
Bảng 1. Các biểu hiện của stress

1.4. Công cụ sàng lọc stress

Trên thế giới có nhiều công cụ đo lường sức khỏe tâm thần được sử
dụng cho đến bây giờ, như thang đo stress PSS, thang đo trầm cảm BECK,
thang đo đánh giá lo âu của ZUNG và thang đo DASS đánh giá trầm cảm-lo
âu-stress của Lovibond. Riêng thang đo DASS có 2 phiên bản: thang đo gồm
42 câu và thang đo ngắn gọn hơn gồm 21 câu. Cả 2 thang đo đều được đánh
giá là đáng tin cậy và có giá trị cho nhóm dân số lâm sàng và cộng đồng kể cả
khác biệt về văn hóa, dân tộc. Thang đo có thể được sử dụng bởi những bác sĩ
không thuộc chuyên ngành tâm thần.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng thang đo Trầm cảm-lo âu-
stress DASS-21, bởi từ khi ra đời, thang đo DASS-21 được sử dụng rộng rãi
trong nhiều nghiên cứu ở nhiều quốc gia để đánh giá mối quan hệ và ảnh
hưởng của trầm cảm, lo âu và stress trong nhiều nhóm dân cư, nhóm tuổi, lâm
sàng hay cộng đồng và phân biệt stress và trầm cảm.
Thang đo DASS-21 là một bộ câu hỏi tự điền, được thiết kế để đo
lường trạng thái cảm xúc tiêu cực của trầm cảm, lo âu, stress. DASS-21 là
phiên bản rút gọn của DASS-42. Theo nghiên cứu của các tác giả Oei, T. P.

7
Sawang, S. Goh, Y. W. Mukhutar vào năm 2013 về việc sử dụng thang đo
DASS-21, kết quả nghiên cứu khuyến cáo rằng thang đo DASS-21 phù hợp
với người châu Á hơn là thang đo DASS-42.

Bảng 2. Phân loại các mức độ stress, lo âu, trầm cảm


Mức độ Trầm cảm Lo âu Stress
Bình thường 0–9 0–7 0–14
Nhẹ 10–13 8–9 15–18
Vừa 14–20 10–14 19–25
Nặng 21–27 15–19 26–33
Rất nặng ≥ 28 ≥ 20 ≥ 34
Nguồn: Nghiên cứu của các tác giả Oei, T. P. Sawang, S. Goh, Y. W.
Mukhutar năm 2013

Thang đo DASS-21 quy định mức độ trầm cảm, lo âu, stress từ nặng và rất
nặng làm ngưỡng hướng đến chẩn đoán trầm cảm, lo âu, stress cho các bác sĩ
lâm sàng. Bộ câu hỏi có 21 tiểu mục chia thành 3 phần, tương ứng với mỗi
phần là 7 tiểu mục.

Phần Căng thẳng tâm lý gồm các tiểu mục 1, 6, 8, 11, 12, 14, 18

Phần Lo âu gồm các tiểu mục 2, 4, 7, 9, 15, 19, 20

Phần Trầm cảm gồm các tiểu mục 3, 5, 10, 13, 16, 17, 21.

1.5. Các nghiên cứu về stress trên thế giới và tại Việt Nam

1.5.1. Nghiên cứu trên thế giới


Cùng với nhịp phát triển kinh tế, xã hội của thế giới , Stress ở thanh
niên và vị thành niên cũng xuất hiện và ngày càng phổ biến. Bên cạnh các yếu

8
tố tác động những đối tượng, sinh viên y khoa phải chịu áp lực học tập cao
hơn. Do đó, vấn đề stress ở sinh viên y khoa cũng nhận được sự quan tâm lớn.
Các nghiên cứu về stress ở đối tượng sinh viên y khoa đã được thực
hiện ở rất nhiều nơi trên thế giới. Trong những năm gần đây cũng được tiến
hành phổ biến ở Châu Á, Châu Phi và cho thấy một tỷ lệ stress ở mức độ cao.
Trong đó có thể kể đến một số nghiên cứu mà kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ
lệ stress thuộc nhóm cao điển hình là:
Tại Malaysia, theo nghiên cứu của Jobari và Hashim năm 2008 trên
450 sinh viên của các trường Đại học Quốc gia Malaysia, Đại học Sabah
Malaysia và Đại học Y khoa Hoàng gia Kuala Lumpur Perak. Kết quả cho
thấy tỷ lệ stress nói chung là 44,1% và lần lượt của các trường là 46,9%,
42,3% và 43%. Các yếu tố góp phần gây ra stress là vấn đề tài chính, mối
quan hệ với bố mẹ, đồng nghiệp, anh chị em ruột, bạn thân và thầy cô giáo.
Các bài kiểm tra là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng stress của sinh viên
[7]. Năm 2013, Abdus Salam và công sự cũng thực hiện nghiên cứu trên sinh
viên y khoa Malaysia, kết quả cho thấy tỷ lệ stress là 56% - đây là một tỷ lệ
đáng báo động. Năm học, vấn đề tài chính và vấn đề mối quan hệ với cha mẹ,
anh chị em và giảng viên là những yếu tố quyết định quan trọng. Thi cử và
học thuật là các yếu tố gây căng thẳng đáng kể nhất [8].
Tại Pakistan, tác giả Hamna Khan và cộng sự tiến hành nghiên cứu trên
sinh viên trường đại học Đại học Y King Edward Lahore sử dụng chấm điểm
DASS-21 cho kết quả: Tỷ lệ stress lần lượt là 17,4% là nhẹ, 23,6% ở mức
trung bình, 16,6% là nghiêm trọng và 5,7% là cực kỳ nghiêm trọng. Nữ giới
đã phải chịu đựng sự căng thẳng hơn một chút so với nam giới [9].
Ở Ai Cập, Wafaa Yousif Abdel Wahed và cộng sự (2016) đã tiến hành
điều tra trên sinh viên Đại học Y khoa Fayoum, tỷ lệ stress là 62,4%. Tỷ lệ
stress có liên quan đến giới tính và tuổi, cụ thể là những sinh viên nữ có tỷ lệ

9
stress cao hơn sinh viên nam với giá trị p = 0,001, sinh viên trên 20 tuổi có
mức độ stress và lo âu cao hơn sinh viên dưới 20 tuổi, có mối liên quan đáng
kể giữa căng thẳng và các lớp học cao hơn đã được phát hiện với các giá trị p
=0,023. Nghiên cứu cũng chỉ ra có mối liên quan đáng kể giữa tiêu chuẩn
kinh tế xã hội với tỷ lệ stress [4].
1.5.2 Nghiên cứu tại Việt Nam
Cùng với quá trình đi lên của đất nước từ một nước nghèo gia nhập vào
nhóm các nước đang phát triển thì sự xuất hiện và gia tăng của stress đặc biệt
là stress ở đối tượng thanh thiếu niên cũng được chú ý với một loạt các nghiên
cứu về stress và các yếu tố liên quan với nó trên các đối tượng khác nhau.
Tương tự như ở các quốc gia khác thì đối tượng sinh viên y của Việt Nam
cũng là đối tượng được lựa chọn tham gia nhiều vào các nghiên cứu về stress
với quy mô nghiên cứu lớn nhỏ và sự phân bố trải dài trên khắp các trường y
của nước ta. Kết quả các nghiên cứu đưa ra cũng cho thấy một tỷ lệ ở mức
tương đối cao của stress trong sinh viên các trường y tại nước ta nhưng nhìn
chung vẫn ở mức thấp hơn so với tỷ lệ stress tìm thấy ở đối tượng sinh viên y
trên thế giới cụ thể.
Năm 2013, một nghiên cứu trên đối tượng là sinh viên điều dưỡng của
trường Trung cấp Quân Y 2 được tiến hành của tác giả Lý Xuân Bắc và cộng
sự, tỷ lệ stress bệnh lý ở sinh viên là 21,5%, trong đó có 2,7% sinh viên bị
stress nặng cần được điều trị. Nhiều yếu tố xuất phát từ bản thân sinh viên có
mối liên quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng stress như: Đi làm thêm
trong quá trình học tập, thường xuyên nhịn ăn sáng, lo lắng không đủ tiền tiếp
tục học, lo lắng học tập kém bạn bè và kỳ vọng học lên đại học. Bên cạnh đó,
yếu tố gia đình cũng có mối liên quan có ý nghĩa thống kê: gia đình có thu
nhập thấp, thường xuyên trách mắng, than phiền về chi tiêu của cá nhân sinh
viên, yêu cầu phải đạt thứ hạng cao ở kỳ thi tốt nghiệp. Ngoài ra các yếu tố

10
môi trường, học tập cũng có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê: Khối lượng bài
giảng quá nhiều, lịch học quá dày, chưa kịp thích nghi với phương pháp giảng
dạy mới [10].
Năm 2017, một nghiên cứu trên 346 sinh viên khoa Y tế công cộng−
Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Lê Hoàng Thanh Nhung
theo thang đo DASS-21. Nghiên cứu cho thấy: Có 17,6% sinh viên có dấu
hiệu stress mức độ nhẹ, 18,2% mức độ vừa, 7,8% mức độ nặng và 0,9% mức
độ rất nặng. Nghiên cứu cũng cho thấy các nguyên nhân đưa đến tỷ lệ stress
trên đối tượng này là gồm các yếu tố cá nhân, yếu tố gia đình và yếu tố học
tập [11].
Năm 2018, nghiên cứu về stress của sinh viên Trường Cao đẳng Y tế
Tiền Giang cho kết quả: Sinh viên có nguy cơ stress, chiếm tỷ lệ 47,6%. Phần
lớn sinh viên có nguy cơ stress ở mức độ nhẹ và vừa (33,5%), tuy nhiên tỷ lệ
sinh viên có nguy cơ stress nặng và rất nặng cũng rất đáng quan tâm (13%;
6,1%). Sinh viên nữ có nguy cơ stress cao gấp 4,7 lần sinh viên nam. Tỷ lệ có
nguy cơ stress cao nhất là ở nhóm sinh viên ngành Dược (71,6%). Tỷ lệ và
mức độ stress của sinh viên tăng dần theo từng năm học. Tỷ lệ stress ở mức
độ nặng chủ yếu tập trung ở sinh viên năm thứ ba (45,8%). Các yếu tố liên
quan có ý nghĩa thống kê làm tăng nguy cơ stress của sinh viên gồm: Năm
học (năm thứ hai; năm thứ ba), tình trạng lo lắng về nghề nghiệp tương lai,
kết quả học tập từ trung bình khá trở xuống, không hài lòng về mối quan hệ
với bố mẹ, thầy cô, lo lắng khoảng cách lớn giữa lý thuyết và thực hành
(p<0,05) [12].
Năm 2020, nghiên cứu về sinh viên y năm cuối trường Đại học Y
Dược Thái Nguyên cho kết quả: Tỷ lệ stress của sinh viên là 38,5%, trong đó
mức độ vừa chiếm tỷ lệ cao nhất (12,8%), tiếp theo là mức độ nhẹ chiếm tỷ lệ
11,7%, mức độ nặng có tỷ lệ là 10,1%, thấp nhất là mức độ rất nặng (3,9%).

11
Sinh viên ngành Đại học Dược có tỷ lệ stress cao nhất (57,3%), sau đó là sinh
viên ngành bác sĩ Răng hàm mặt (47,4%), ngành bác sĩ Đa khoa và Cử nhân
xét nghiệm đều chiếm 37,8%, ngành Cử nhân điều dưỡng chiếm 34,3% và
thấp nhất là sinh viên ngành bác sỹ Y học dự phòng (18,6%). Có mối liên
quan giữa tình hình tài chính, việc chia sẻ các vấn đề với bố mẹ, thường
xuyên xảy ra mâu thuẫn với bố mẹ hoặc anh chị em và bạn bè, áp lực học tập
với stress của sinh viên (p<0,001) [13].

12
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.1.1.Đối tượng nghiên cứu


- Đối tượng nghiên cứu: 545 sinh viên Y6 trường ĐHYDHP

- Tiêu chuẩn lựa chọn:

Sinh viên Y6 đang học tập tại trường ĐHYDHP tự nguyện tham gia nghiên
cứu.

- Tiêu chuẩn loại trừ:

Sinh viên Y6 hiện không có mặt tại trường trong thời gian điều tra. Những
sinh viên đang sử dụng thuốc hàng ngày tác động lên hệ thần kinh trung ương
(các loại thuốc an thần, thuốc điều trị động kinh,…)

2.1.2 Địa điểm nghiên cứu


Nghiên cứu được tiến hành tại trường Đại học Y Dược Hải Phòng nằm
tại 72A Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, thành
phố Hải Phòng.

13
2.1.3 Thời gian nghiên cứu
- Nghiên cứu được dự kiến tiến hành từ ngày 5/9/2021 đến 31/5/2022.

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu:


Phương pháp nghiên cứu cắt ngang phân tích, để:
✓ Xác định tỷ lệ stress của sinh viên Y6 trường Đại học Y Dược Hải
Phòng năm học 2021-2022.
✓ Xác định các yếu tố liên quan đến stress của sinh viên Y6 trường Đại
học Y Dược Hải Phòng năm học 2021-2022.

2.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu


- Cỡ mẫu: Tính cỡ mẫu theo công thức ước tính cỡ mẫu theo tỷ lệ

n=
n là cỡ mẫu tối thiểu cần cho nghiên cứu

Z =1,96 trị số phân phối chuẩn, α= 0,05 sai lầm loại 1

p là tỷ lệ ước lượng trong dân số, p= 0,45 lấy theo kết quả nghiên cứu của tác
giả Nguyễn Thái Sang, tỷ lệ stress của sinh viên Y học dự phòng đại học y
dược thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 là 45% [14]

d là sai số cho phép ( d= 0,05)

Thế vào công thức ta được n=380

14
Như vậy, cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu là 380 sinh viên. Nhưng trên thực
tế chúng tôi đã khảo sát là 545 sinh viên.

2.2.3 Kỹ thuật chọn mẫu

- Chọn mẫu: toàn bộ có chủ đích, lựa chọn sinh viên đang học Y6 các ngành
học: Y đa khoa, Răng hàm mặt, Y học cổ truyền, Y học dự phòng tổng là 545
sinh viên.

2.3. Biến số và chỉ số nghiên cứu

Nhóm biến Biến số Khái niệm Phân loại Phương Công cụ
số biến biến pháp thu thu thập
thập
Thông tin chung:
Thông tin Giới Nam / nữ Định tính Hỏi Phiếu
chung của (nhị phân) hỏi
đối tượng Dân tộc Kinh / Khác Định tính Phiếu
nghiên cứu (danh mục) Hỏi hỏi
Tôn giáo Có / Không Định tính Hỏi Phiếu
(nhị phân) hỏi
Hộ khẩu Thành thị/ Định tính Phiếu
thường trú Nông thôn/ (danh mục) Hỏi hỏi
Miền núi
Mục tiêu 1: Xác định tỷ lệ stress theo các mức độ của sinh viên Y6 trường Đại học
Y Dược Hải Phòng năm học 2020-2021.
Tỷ lệ stress Tỷ lệ stress ở sinh viên Y6 trường Đại học Y Dược Hải Phòng:
Tỷ lệ stress mức độ nhẹ ở sinh viên Y6 trường Đại học Y Dược Hải
Phòng

15
Tỷ lệ stress mức độ vừa ở sinh viên Y6 trường Đại học Y Dược Hải
Phòng
Tỷ lệ stress mức độ nặng ở sinh viên Y6 trường Đại học Y Dược Hải
Phòng

Mục tiêu 2: Xác định các yếu tố liên quan đến stress của sinh viên Y6 trường Đại
học Y Dược Hải Phòng
Các yếu tố Hoàn cảnh sống - Sống cùng Định tính
liên quan gia đình (danh
đến lối sống -Sống cùng mục) Hỏi Phiếu
(Lifestyle bạn hỏi
factors) -Sống 1mình
Khó khản về tài Có/ Không Định tính Hỏi Phiếu
chính (nhị hỏi
phân)
Thói quen sử dụng -Thường Định tính
thuốc lá xuyên (danh
-Thỉnh thoảng mục) Hỏi Phiếu
-Hiếm khi hỏi
-Không bao
giờ
Thói quen sử dụng -Thường Định tính
rượu bia xuyên (danh
-Thỉnh thoảng mục) Hỏi Phiếu
-Hiếm khi hỏi
-Không bao
giờ
Thói quen hoạt -Thường Định tính
động thể dục xuyên (danh Hỏi Phiếu

16
-Thỉnh thoảng mục) hỏi
-Hiếm khi
-Không bao
giờ
Thiếu thời gian Định tính
nghỉ ngơi Có/ Không (nhị Hỏi Phiếu
phân) hỏi
Thiếu thời gian Định tính
cho gia đình, bạn Có/ Không (nhị Hỏi Phiếu
bè, xã hội phân) hỏi
Các yếu tố Áp lực học tập, thi Định tính
liên quan cử Có/Không (nhị Hỏi Phiếu
đến trường phân) hỏi
học Áp lực về nghề Định tính
(Academic nghiệp tương lai (nhị
factors) sau khi tốt nghiệp Có/Không phân) Hỏi Phiếu
hỏi
Trực đêm có ảnh Định tính
hưởng đến chất Có/Không (nhị Hỏi Phiếu
lượng cuộc sống phân) hỏi
Bảng 3. Biến số và chỉ số nghiên cứu

2.4 Phương pháp thu thập số liệu

2.4.1 Công cụ thu thập số liệu


Sử dụng bộ câu hỏi có sẵn, đã được hiệu chỉnh với đối tượng nghiên cứu, với
cấu trúc gồm 3 phần (Phụ lục):
• Phần 1: Thông tin cá nhân, gồm 4 câu hỏi, nhằm thu thập thông tin về
đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.

17
• Phần 2: Các yếu tố liên quan đến stress như các đặc điểm về học tập,
đặc điểm về xã hội của đối tượng nghiên cứu.
• Phần 3: Công cụ DASS-21 gồm 21 câu hỏi nhằm thu thập các mức độ,
các tình huống của bản thân đối tượng nghiên cứu.
2.4.2 Kỹ thuật thu thập số liệu
Lập google biểu mẫu để các đối tượng nghiên cứu thực hiện câu hỏi.

2.5 Sai số và cách khống chế sai số

2.5.1 Điểm mạnh và hạn chế


Các điểm mạnh trong nghiên cứu của chúng tôi bao gồm mẫu toàn bộ, tỷ lệ
phản hồi tốt và sử dụng công cụ sàng lọc stresss tốt.

2.5.2 Sai số có thể gặp


Sai số lựa chọn do đối tượng bỏ sót câu hỏi, trả lời không chính xác hoặc đối
tượng từ chối không tham gia trả lời.

2.5.3 Cách khống chế sai số


➢ Điều tra thử và sửa chữa hoàn chỉnh bộ câu hỏi.
➢ Xây dựng phương pháp nghiên cứu khoa học.
➢ Điều tra viên là những cán bộ có chuyên môn và được tập huấn kỹ.
➢ Giám sát, kiểm tra tính chính xác của số liệu ngay tại thực địa.
➢ Xây dựng bộ câu hỏi mang tính logic.
➢ Phiếu điều tra được mã hóa và xử lý thô trước và vào phiếu 2 lần.

2.6 Quản lý, xử lý và phân tích số liệu

➢ Số liệu được làm sạch trước khi nhập liệu: loại bỏ những phiếu điều tra
không hợp lệ: rách, không điền đủ thông tin, thông tin không rõ ràng.

18
➢ Số liệu điều tra được nhập vào máy tính bằng phần mềm Epidata 3.1 và
phân tích dựa trên Stata 10.
➢ Sử dụng các thuật toán tính tỷ lệ phần trăm, test ꭓ2 , Fisher exact test…

2.7 Đạo đức trong nghiên cứu

➢ Nghiên cứu được sự đồng ý cho phép của ban lãnh đạo trường
ĐHYDHP
➢ Quy trình nghiên cứu không làm ảnh hưởng đến công việc học tập của
sinh viên.
➢ Việc tham gia nghiên cứu của sinh viên dựa trên tinh thần tự
nguyện của sinh viên sau khi đã giải thích mục đích và ý nghĩa của
nghiên cứu.
➢ Đảm bảo bí mật các thong tin mà đối tượng khai báo
Thông tin thu thập khách quan và chỉ phục vụ cho mục đích
nghiên cứu.

19
CHƯƠNG 3. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Các đặc điểm chung N %


Giới Nam
Nữ
Dân tộc Kinh
Khác
Tôn giáo Có
Không
Hộ khẩu thường Thành thị
trú Nông thôn
Miền núi
Bảng 4. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

3.2. Thực trạng stress của sinh viên Y6 trường ĐHYDHP năm 2021-2022

Mức độ stress N %
Không có
Nhẹ
Vừa
Nặng
Bảng 5. Thực trạng stress của sinh viên Y6 trường ĐHYDHP năm 2021-
2022

20
3.3. Một số yếu tố liên quan đến stress ở sinh viên Y6 trường ĐHYDHP
năm 2021-2022

Stress

Nội dung Có Không OR P


(n=…) (n=...) (KTC
SL % SL % 95%)

Hoàn cảnh Sống cùng gia


sống đình
Sống cùng bạn

Sống 1mình

Khó khản về Có
tài chính
Không

Thói quen Thường xuyên


sử dụng
thuốc lá Thỉnh thoảng

Hiếm khi

Không bao giờ

Thói quen Thường xuyên


sử dụng
Thỉnh thoảng

21
rượu bia Hiếm khi

Không bao giờ

Thói quen Thường xuyên


hoạt động
Thỉnh thoảng
thể dục
Hiếm khi

Không bao giờ

Thiếu thời Có
gian nghỉ
Không
ngơi

Thiếu thời Có
gian cho gia
Không
đình, bạn bè,
xã hội

Áp lực học Có
tập, thi cử
Không

Áp lực về Có
nghề nghiệp
Không
tương lai sau
khi tốt
nghiệp

22
Trực đêm có Có
ảnh hưởng
Không
đến chất
lượng cuộc
sống

Bảng 6. Một số yếu tố liên quan đến stress ở sinh viên Y6 trường
ĐHYDHP năm 2021-2022

CHƯƠNG 4.

DỰ KIẾN BÀN LUẬN

✓ Xác định tỷ lệ stress của sinh viên Y6 trường Đại học Y Dược Hải
Phòng năm học 2021-2022.
✓ Xác định các yếu tố liên quan đến stress của sinh viên Y6 trường Đại
học Y Dược Hải Phòng năm học 2021-2022.

DỰ KIẾN KẾT LUẬN

✓ Xác định tỷ lệ stress của sinh viên Y6 trường Đại học Y Dược Hải
Phòng năm học 2021-2022.
✓ Xác định các yếu tố liên quan đến stress của sinh viên Y6 trường Đại
học Y Dược Hải Phòng năm học 2021-2022.

23
DỰ KIẾN KHUYẾN NGHỊ

KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU


Tiến độ nghiên cứu

STT Các nội dung, Sản phẩm Thời gian Người, cơ quan thực
công việc thực phải đạt hiện
hiện chủ yếu

Trần Xuân An

Trương Trọng Dương

Hoàng Thị Hòa

Phạm Xuân Hiếu

1 Viết đề cương Đề cương 01/9/2021- Hứa Thị Hiệu


nghiên cứu hoàn chỉnh 15/9/2021
Trần Tiến Khang

Trần Trung Nam

Vũ Thị Bích Ngọc

Trần Thị Quỳnh

Phan Thị Tuyền

2 Bảo vệ đề Đề cương 16/9/2021 Trần Xuân An


cương được thông
qua

24
3 Hoàn chỉnh bộ Bộ câu hỏi 17/9/2021- Trần Trung Nam
câu hỏi 25/9/2021
Vũ Thị Bích Ngọc

4 Thu thập số Số liệu đầy 26/9/2021- Hoàng Thị Hòa


liệu đủ 01/12/2021
Trần Tiến Khang

Trần Thị Quỳnh

Phan Thị Tuyền

5 Làm sạch, Số liệu được 02/12/2021- Phạm Xuân Hiếu


nhập và phân phân tích 01/01/2022
Hứa Thị Hiệu
tích số liệu theo bảng
trống

6 Viết báo cáo Đề tài được 04/01/2022- Trương Trọng Dương


và bảo vệ bảo vệ thành 04/02/2022
Phan Thị Tuyền
công

7 Công bố Bài báo 31/05/2022 Trương Trọng Dương


nghiên cứu

25
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Selye H. Implications of stress concept. N Y State J Med. 1975;75(12):2139-


45.
2. Selye HJTjoce. The general adaptation syndrome and the diseases of
adaptation. 1946;6(2):117-230.
3. Selye H. Stress without distress. Psychopathology of human adaptation:
Springer; 1976. p. 137-46.
4. Wahed WYA, Hassan SKJAJom. Prevalence and associated factors of stress,
anxiety and depression among medical Fayoum University students. 2017;53(1):77-
84.
5. Trang PTH. Thực trạng stress trong sinh viên Đại học Y Hà Nội. Đại học Y
Hà Nội. 2013.
6. Trang TK. Stress, lo âu và trầm cảm ở sinh viên y khoa. Tạp chí Y học thành
phố Hồ Chí Minh. 2012;16(1):356-62.
7. Johari A, Hassim INJJoCH. Stress and coping strategies among medical
students in national university of Malaysia, Malaysia University of Sabah and
University Kuala Lumpur Royal College of Medicine Perak. 2009;15(2):106-15.
8. Salam A, Yousuf R, Bakar SMA, Haque MJIMJ. Stress among medical
students in Malaysia: A systematic review of literatures. 2013;20(6):649-55.
9. Khan H, Shafi M, Masud SJPJOM, SCIENCES H. Psychosocial well Being
of Undergraduate Medical Students of King Edward Medical University Lahore
Using DASS 21 Scoring System-A Cross Sectional Survey. 2017;11(2):764-6.
10. Lý Văn Xuân NVB, Hoàng Tiến Mỹ. "Stress và các yếu tố liên quan ở học
sinh điều dưỡng của Trường Trung Cấp Quân Y 2". Tạp chí y học thành phố Hồ
Chí Minh. 2013;18(5):165-71.
11. Lê HTN. Stress và các yếu tố liên quan ở sinh viên khoa y tế công cộng Đại
học Y Dược TP. Hồ Chí Minh/Lê Hoàng Thanh Nhung. 2018.

26
12. Lê Thị Hải Hà PNH, Nguyễn Hùng Vĩ. “Stress của sinh viên Trường Cao
đẳng Y tế Tiền Giang năm 2018 và một số yếu tố liên quan”. 2018:1-131.
13. Trần Thị Ly PTH, Lê Hoài Thu. THỰC TRẠNG STRESS CỦA SINH VIÊN
CHÍNH QUY NĂM CUỐI THUỘC CÁC CHUYÊN NGÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI
HỌC Y-DƯỢC THÁI NGUYÊN NĂM 2020 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN.
2020:151.
14. Sang NT. Tỷ lệ stress của sinh viên Y học dự phòng đại học y dược thành
phố Hồ Chí Minh năm 2020. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 2020:1.

27
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA DẤU HIỆU STRESS CỦA SINH VIÊN Y6
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG NĂM HỌC 2021-2022

Mã số phiếu:

Bạn thân mến! chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm tìm hiểu cảm nhận của
bạn và những yếu tố liên quan đến môi trường học tập và cuộc sống tại
trường Đại học Y Dược Hải Phòng. Thông tin của bạn sẽ được bảo mật và sử
dụng vào mục đích nghiên cứu cũng như góp phần nâng cao chất lượng môi
trường học tập. Xin bạn vui lòng dành khoảng 15 phút trả lời bộ câu hỏi sau:

Hướng dẫn trả lời: Xin vui lòng khoanh tròn vào chữ số tương ứng với lựa
chọn bạn cho là thích hợp.

Phần 1: Thông tin chung

Câu hỏi Nội dung trả lời Mã trả lời


A1. Giới tính của Nam 0
bạn? Nữ 1
A2. Dân tộc của Kinh 0
bạn là gì? Khác (ghi rõ): 1
A3. Bạn theo tôn Có (ghi rõ): 0
giáo nào? Không 1
A4. Hộ khẩu Thành thị 0
thường trú? Nông thôn 1
Miền núi 2

28
Phần 2: Câu hỏi về bản thân

Xin vui lòng khoanh tròn vào đáp án có số tương ứng nếu bạn đã từng trải
qua kinh nghiệm hoặc cảm nhận sau trong năm học qua ( từ tháng 9/2021 đến
nay).
Nội dung câu hỏi Nội dung trả lời Mã trả lời

Các yếu tố liên quan đến lối sống


Hoàn cảnh sống Sống cùng gia đình 0
Sống cùng bạn 1
Sống một mình 2
Khó khăn về tài Có 0
chính Không 1
Thói quen sử Ít hơn 1 lần/ tháng 0
dụng rượu bia Nhiều hơn 1 lần/tháng 1
Tình trạng hút Chưa bao giờ 0
thuốc lá Đã từng 1
Thói quen hoạt Thường xuyên 0
động thể dục Thỉnh thoảng 1
Hiếm khi 2
Chưa từng 3
Thiếu thời gian Có 0
nghỉ ngơi Không 1
Thiếu thời gian Có 0
cho gia đình, bạn Không 1

29
Các yếu tố liên quan đến trường học
Áp lực học tập, Có 0
thi cử Không 1
Áp lực về nghề Có 0
nghiệp tương lai Không 1
sau khi tốt nghiệp
Trực đêm ảnh Có 0
hưởng đến kết Không 1
quả học tập và
chất lượng cuộc
sống

30
Phần 3: Bộ câu hỏi DASS-21 đánh giá dấu hiệu stress

Xin vui lòng cho biết mức độ thường xuyên mà bạn cảm nhận hoặc một
số thói quen bạn có thể có trong tuần qua (khoanh tròn số điểm mỗi câu).

Các mức độ thang tính điểm:

0 = Không đúng chút nào cả

1 = Thỉnh thoảng mới đúng

2 = Phần lớn thời gian là đúng

3 = Hầu hết thời gian là đúng

STT NỘI DUNG CÂU HỎI ĐIỂM DAS

1 Tôi cảm thấy khó mà thoải mái được 1 2 3 4 S

2 Tôi bị khô miệng 1 2 3 4 A

3 Tôi dường như chẳng có chút cảm xúc 1 2 3 4 D


tích
cực nào
4 Tôi bị rối loạn nhịp thở (thở nhanh, thở 1 2 3 4 A
gấp,
khó thở dù chẳng làm việc gì nặng)
5 Tôi cảm thấy khó bắt tay vào công việc 1 2 3 4 D

6 Tôi có xu hướng phản ứng thái quá với 1 2 3 4 S

31
mọi
tình huống
7 Tôi bị run (tay, chân....) 1 2 3 4 A

8 Tôi thấy mình đang suy nghĩ quá nhiều 1 2 3 4 S

9 Tôi lo lắng về những tình huống có thể 1 2 3 4 A


làm tôi
hoảng sợ hoặc biến tôi thành trò cười
10 Tôi thấy mình chẳng có gì để mong đợi 1 2 3 4 D
cả
11 Tôi thấy bản thân dễ bị kích động 1 2 3 4 S

12 Tôi thấy khó thư giãn được 1 2 3 4 S

13 Tôi cảm thấy chán nản, thất vọng 1 2 3 4 D

14 Tôi không chấp nhận được việc có cái gì 1 2 3 4 S


đó
xen vào cản trở việc tôi đang làm
15 Tôi thấy mình gần như hoảng loạn 1 2 3 4 A

16 Tôi không thấy hăng hái với bất kỳ việc 1 2 3 4 D


gì nữa
17 Tôi thấy mình chẳng đáng làm người 1 2 3 4 D

18 Tôi thấy mình khá dễ phật ý, tự ái 1 2 3 4 S

32
19 Tôi nghe thấy rõ tiếng nhịp tim dù chẳng 1 2 3 4 A
làm
việc gì cả (tăng nhịp tim, tiếng tim loạn)
20 Tôi hay sợ vô cớ 1 2 3 4 A

21 Tôi thấy cuộc sống vô nghĩa 1 2 3 4 D

33

You might also like