You are on page 1of 54

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN


KHOA Y

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI:

Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe thị
lực của sinh viên học trực tuyến tại lớp K23-YDK3
năm 2020-2021

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Đắc Quỳnh Anh


Sinh viên thực hiện : Nguyễn Văn Thanh Cường
Võ Phi Hùng
Đặng Thị Thảo Sang
Phan Thị Kiều Trang
Lê Quốc Thịnh
Lớp : Thực hành dịch tể SPM 303 C

Đà Nẵng, ngày 12 tháng 12 năm 2021


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài nghiên cứu khoa học với đề tài “Thực trạng và các yếu tố ảnh
hưởng đến sức khỏe thị lực của sinh viên học trực tuyến lớp K23YDK3 năm 2020-2021”,
bên cạnh sự nỗ lực của cả nhóm, chúng em luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của cô
giáo, bạn bè trong lớp.
Lời đầu tiên, chúng em xin chân thành cảm ơn Khoa Y - Trường Đại học Duy Tân đã
tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em học tập, trải nghiệm môn học cũng như hoàn thành
đề tài này. Đặc biệt, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo dạy môn
SPM303C, người đã tận tình, hướng dẫn chỉ bảo và giúp đỡ chúng em trong suốt quá
trình nghiên cứu và hoàn thành thực hiện đề tài. Và cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến tập
thể lớp SPM303C đã sẵn sàng giúp đỡ và đóng góp ý kiến để chúng em hoàn thành
nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện đề tài, do kiến thức chuyên môn còn hạn hẹp, thời gian
không nhiều, khả năng thu thập, xử lý số liệu và nguồn tài liệu còn hạn chế nên chúng em
không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, mong cô giáo cho chúng em nhận được những lời
nhận xét, ý kiến đóng góp từ cô giáo để nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng chúng em xin kính chúc Quý cô luôn dồi dào sức khỏe và công tác tốt.
Chúc các bạn sinh viên học tập và rèn luyện thật tốt.

Đà nẵng, ngày 12 tháng 12 năm 2021


Người thực hiện
Nhóm 1 lớp SPM 303 C
MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................... 1

Chương I: TỔNG QUAN.................................................................................................2

1.1 SỨC KHỎE THỊ LỰC, HỌC TRỰC TUYẾN VÀ CÁC KHÁI NIỆM............2
1.1.1 Sức khỏe thị lực................................................................................................2
1.1.2 Cận thị..............................................................................................................4
1.1.3 Viễn thị.............................................................................................................. 7
1.1.4 Loạn thị.............................................................................................................8
1.1.5 Học trực tuyến..................................................................................................9
1.2 TÌNH HÌNH CẬN THỊ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM............................10
1.2.1 Tình hình cận thị trên thế giới......................................................................10
1.2.2 Tình hình cận thị ở Việt Nam........................................................................12
1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẬN THỊ.................................................13
1.3.1 Yếu tố di truyền:...........................................................................................13
1.3.2 Yếu tố môi trường:.........................................................................................14
1.3.3 Yếu tố nguy cơ khác:.....................................................................................18
1.4 ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU:..................................................................................19
1.5 KHUNG LÝ THUYẾT.......................................................................................19

Chương II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................21

2.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..............................................21


2.2 KHẢO SÁT THỊ LỰC TRƯỚC KHI HỌC TRỰC TUYẾN...........................22
2.3 KHẢO SÁT THỊ LỰC KHI HỌC TRỰC TUYẾN..........................................27
2.4 SO SÁNH THỊ LỰC TRƯỚC VÀ SAU KHI HỌC TRỰC TUYẾN...............33
2.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỊ LỰC.................................................36

Chương III: BÀN LUẬN...............................................................................................39

3.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..............................................39


3.2 THỰC TRẠNG SỨC KHỎE THỊ LỰC TRÊN ĐỐI TƯỢNG SINH VIÊN
HỌC TRỰC TUYẾN TẠI LỚP K23YDK3 NĂM 2020-2021..........................40
3.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE THỊ LỰC...........................41
3.3.1 MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ TỪ MÔI TRƯỜNG...................................41
3.3.1.1 Mối liên quan giữa sức khỏe thị lực và mắt nhìn liên tục........................41
3.3.1.2 Mối liên quan giữa sức khỏe thị lực và sử dụng thiết bị điện tử quá
nhiều.............................................................................................................41
3.3.1.3 Mối liên quan giữa sức khỏe thị lực và thời gian hoạt động ngoài trời. .42
3.3.1.4 Mối liên quan giữa sức khỏe thị lực và độ chiếu sáng, bàn ghế học tập.42
3.3.2 CÁC YẾU TỐ KHÁC ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE THỊ LỰC.........43
3.3.2.1 Mối liên quan giữa sức khỏe thị lực và yếu tố di truyền..........................43
3.3.2.2 Mối liên quan giữa sức khỏe thị lực và đẻ non, cận nặng thấp khi sinh.43
3.3.2.3 Mối liên quan giữa sức khỏe thị lực và dinh dưỡng.................................43
3.3.2.4 Mối liên quan giữa sức khỏe thị lực và stress...........................................43
3.4 HỆ QUẢ CỦA VIỆC HỌC TRỰC TUYẾN......................................................44
3.5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................44
3.5.1 Kết luận..........................................................................................................44
3.5.2 Kiến nghị........................................................................................................45

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ

Trước tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp thì việc học  online  đã và
đang được thực hiện rộng rãi khắp cả nước nói chung và  trường Đại học Duy Tân  nói
riêng. Ngoài những ưu điểm, thuận lợi mà học online đem lại thì những ảnh hưởng xấu
của nó cũng không hề kém. Tuy giải quyết được những vấn đề bức thiết như đảm bảo
chạy chương trình học đúng hạn, duy trì việc học tập cho sinh viên không bị gián đoạn,.. 
nhưng về lâu dài học online gây nên một vấn đề đáng được lưu tâm chính là sức khỏe thị
lực của sinh viên. Vậy tại sao chúng tôi lại muốn đề cập đến vấn đề này?

Thứ nhất  thị giác là một trong năm giác quan quan trọng của con người, rối loạn chức
năng thị giác sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng nhìn, khả năng nghiên cứu, học
tập và làm việc của mỗi người.
Thứ hai với đặc thù của sinh viên Y, ngành y chúng tôi cần học tập nhiều hơn không
chỉ qua các bài giảng của thầy,cô giáo bằng việc học online  mà còn qua  sự tìm tòi đọc
sách, cập nhật các kiến thức mỗi ngày trong và ngoài nước nên việc tiếp xúc với ánh sáng
xanh  ảnh hưởng đến sức khỏe thị lực rất nhiều.

Và cuối cùng, cũng là  điều quan trọng nhất, nhóm chúng tôi qua thời gian học online
từ  9/2020 đến  12/2021 có một số ảnh hưởng đến sức khỏe thị giác nói chung mà cụ thể
là vấn đề thị lực. Để nắm rõ một cách chính xác khách quan hơn về mối tương quan giữa
sức khỏe thị lực và việc  học online, nhóm đã tiến hành nghiên cứu Thực trạng và các yếu
tố ảnh hưởng đến sức khỏe thị lực của  sinh viên học trực tuyến tại lớp K23-YDK3 năm
2020-2021.

Nhận thấy tầm quan trọng của thực trạng sức khỏe thị lực và sự ảnh hưởng của
các yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe thị lực lớp K23YDk3, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài:“Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe thị lực của 
sinh viên học trực tuyến tại lớp K23-YDK3 năm 2020-2021” với các mục tiêu sau: 
1. Mô tả thực trạng sức khỏe thị lực trên đối tượng sinh viên học trực tuyến tại
lớp K23-YDK3 năm 2020-2021.
2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe thị lực.

1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN

1.1 SỨC KHỎE THỊ LỰC, HỌC TRỰC TUYẾN VÀ CÁC KHÁI NIỆM:

1.1.1 Sức khỏe thị lực:


Sức khỏe thị lực là một phần quan trọng của chức năng thị giác, nó bao gồm nhiều thành
phần trong đó chủ yếu là khả năng phân biệt ánh sáng và khả năng phân biệt không gian.
Trên lâm sàng, chúng ta thường coi thị lực tương ứng với lực phân giải tối thiểu, tức là
khả năng của mắt có thể phân biệt được hai điểm riêng rẽ ở rất gần nhau. Nói một cách
khác thị lực là một khái niệm thường dùng để chỉ giá trị chức năng của vùng võng mạc
được khám. Nó thay đổi tùy theo phương thức khám nghiệm. Theo Pieron 1939 có thể
phân biệt như sau:
- Mức tối thiểu có thể thấy được: là sự nhận thức về một đơn vị không gian nhỏ nhất, một
đối tượng nhỏ nhất có thể phân biệt được. Trị số trung bình của mức tối thiểu là từ 25 đến
30 giây cung. Trong thực tế người ta đo bằng sự nhận biết hoặc không nhận biết một
điểm đen trên một nền trắng đủ sáng.
- Mức tối thiểu có thể phân giải được: là sự nhận thức khoảng cách nhỏ nhất giữa hai đối
tượng trong không gian, cho phép phân biệt hai phần cách nhau của một vật, hoặc thấy
được một lỗ hổng nhỏ nhất trong một ảnh liền. Mức độ tối thiểu có thể phân giải được
này là cơ sở của thị lực lâm sàng mà theo tác giả Helmholtz là góc 1º cung, tương ứng
với một thị lực bình thường. Phương pháp đo phổ biến là chữ E của Snellen và Rasquin,
E của vần chữ cái, vòng Landolt, gạch Foucault, móc Snellen và kiểu bàn cờ.
- Mức tối thiểu phân biệt được đường đệm thẳng: là sự nhận biết được khoảng đệm nhỏ
nhất giữa hai đoạn thẳng song song.
- Mức tối thiểu có thể phân biệt được sự rời chỗ: nhận thức được sự rời chỗ nhỏ nhất có
thể được của một điểm.
- Mức tối thiểu có thể phân biệt được độ co giãn: là sự nhận biết được biến đổi nhỏ nhất
có thể được về kích thước của một diện tích.

Khám thị lực là một phần cơ bản và quan trọng trong nhãn khoa. Thị lực cho phép đánh
giá chức năng của các tế bào nón của võng mạc trung tâm. Đánh giá thị lực bao giờ cũng
phải bao gồm cả thị lực xa và thị lực gần. Bình thường thị lực xa và gần luôn tương
đương, một số tình trạng ảnh hưởng đến điều tiết của mắt như lão thị, viễn thị không
được chỉnh kính, hoặc bệnh đục thể thuỷ tinh trung tâm, v.v… có thể gây giảm đến thị
lực gần trong khi thị lực xa không bị ảnh hưởng.
Khám thị lực sẽ mang lại cho chúng ta những thông tin về:
- Tình trạng khúc xạ mắt.
- Chức năng hoàng điểm.
- Sự toàn vẹn của đường dẫn truyền thần kinh thị giác.

2
- Có thể so sánh thị lực của 1 mắt với 2 mắt hoặc giữa 2 mắt để biết tình trạng thị lực của
các mắt.
Cách nâng cao sức khỏe thị lực
Thư giãn cho mắt: Mắt luôn phải làm việc ngoại trừ lúc ngủ. Hãy giúp mắt được thư giãn
ở bất cứ thời gian rảnh nào trong ngày, đặc biệt khi tiếp xúc với màn hình máy tính. Thực
hiện: Chà xát 2 lòng bàn tay với nhau đến khi nóng lên. Áp 2 lòng bàn tay lên đôi mắt để
thư giãn. Chú ý : nên che kín mắt không để ánh sáng lọt vào Lặp lại động tác này vào
thời gian rảnh trong ngày.
Giữ ẩm cho mắt :Cơ thể chủ yếu là nước và mắt cũng cần nước để giữ ẩm. Khi mắt bị
khô sẽ gây ra tình trạng mỏi mắt, ngứa, đỏ và nhức mắt. Chính vì vậy, việc giữ ẩm cho
đôi mắt là vô cùng quan trọng.
Có thể bổ sung nước bằng cách uống nước thường xuyên. Ngoài ra, cũng nên gặp bác sĩ
để được tư vấn sử dụng loại nước nhỏ mắt chuyên dụng giúp giữ ẩm cho đôi mắt . Hãy
dành chút thời gian để mắt của được nghỉ ngơi và giữ thói quen chớp mắt hoặc nhìn ra
xa.
Tập thể dục cho mắt: Không chỉ cơ thể mới cần tập luyện mà mắt cũng vậy. Mỗi ngày
bạn hãy rèn luyện thói quen tập luyện cho đôi mắt để có thể nhìn rõ hơn và hạn chế tình
trạng giảm thị lực. Bài tập 1 : Mỗi 20 phút bạn tập trung nhìn vào một vật thể gì đó, hãy
dành ra 20 giây để nhìn ra xa khoảng 6m. Lặp lại bài tập này trong thời gian trong ngày.
Bài tập 2: Đặt 1 ngón tay cái phía trước mặt, cách khoảng 10 cm.Sau đó, nhìn tập trung
trong vòng 5 giây, rồi nhìn ra xa. Mỗi lần tập, lặp lại động tác này 10 lần. Bài tập 3: Đảo
mắt theo chiều kim đồng, sau đó đảo ngược lại. Lặp lại động tác này 36 lần.
Giảm độ sáng màn hình: Nếu thường xuyên tiếp xúc với màn hình máy tính thì giảm độ
sáng màn hình các thiết bị điện tử sẽ hạn chế tình trạng giảm thị lực. Hãy điều chỉnh ngay
độ sáng màn hình ở mức sáng thấp, đến khi mắt cảm thấy dễ chịu nhất. Tuy nhiên, cũng
không nên điều chỉnh quá tối khiến mắt phải cố gắng điều tiết để nhìn. Bên cạnh đó, nên
nghỉ ngơi khoảng 10 phút mỗi giờ để giúp mắt không bị căng thẳng và khô. Chú ý, tuyệt
đối không được nhìn tập trung vào một vật trong thời gian quá dài nhé.
Giữ khoảng cách với các thiết bị điện tử: Thiết bị điện tử ngày càng trở nên thông dụng
và mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, nếu nhìn vào màn hình của các thiết bị này quá gần
trong thời gian dài sẽ khiến mắt bị khô do phản xạ chớp mắt bị giảm đi. Bên cạnh đó,
vùng điểm mắt rất dễ bị tổn thương khi có ánh sáng xanh chiếu vào làm giảm thị lực.
Chính vì vậy, cần thay đổi khoảng cách với màn hình máy vi tính hay các thiết bị điện tử
khác. Khoảng cách phù hợp là khoảng 50 – 60cm, tầm nhìn mắt thấp hơn 10 – 20 cm.
Ngoài ra, mỗi khi nhìn màn hình khoảng 20 phút thì nên nghỉ ít nhất 20 – 30 giây bằng
cách nhắm mắt thư giãn hoặc nhìn ra xa.
Tránh tia cực tím: Tránh tia cực tím là một trong các cách làm tăng thị lực cho mắt cận
hiệu quả. Có thể dùng kính râm khi đi ra ngoài lúc trời nắng hoặc che chắn bằng mũ rộng
vành.Mặt khác, cũng cần sử dụng ánh sáng tự nhiên thay cho ánh sáng của bóng điện hay
màn hình máy tính, điện thoại để có thể nâng cao thị lực hiệu quả.

3
Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Ngoài các cách trên việc duy trì một chế độ dinh dưỡng đầy
đủ là cách để tăng cường thị lực hiệu quả và góp phần quan trọng để cơ thể khỏe mạnh.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, các thực phẩm chứa vitamin A, vitamin C, vitamin E,
lutein, selenium rất cần thiết cho mắt mà cần bổ sung ngay vào thực đơn.Thực phẩm chứa
vitamin A: các loại sữa, trứng, gan động vật, thịt vịt, thịt gà, thịt bò, khoai lang, cà rốt,…
Thực phẩm chứa vitamin C: các loại hoa quả như cam, chanh, bưởi, ổi, dâu tây, cà chua,
nho và một số loại rau như súp lơ, cải bẹ, thì là, hành lá,…Thực phẩm chứa vitamin E: từ
các loại hạt và các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu đậu phộng,…Thực phẩm
chứa lutein: từ các loại trứng, cải xoăn, cải bó xôi, ngô, súp lơ xanh, đậu xanh, đu đủ,
cam, rau chân vịt,…Thực phẩm chứa selenium: như trứng, ngũ cốc, gan, thịt bò, thịt gà,

1.1.2 Cận thị:

Mắt bình thường là mắt có tiêu điểm sau của các tia sáng rơi đúng trên võng mạc,
nên mắt nhìn được các vật ở gần và xa. Thị lực luôn lớn hơn hoặc bằng 10/10. Mắt cận
thị hệ quang học có lực khúc xạ quá mạnh hoặc trục nhãn cầu của bệnh nhân quá dài nên
điểm hội tụ của các tia sáng song song từ vật sau khi đi qua hệ quang học sẽ nằm trước
võng mạc làm cho mắt nhìn vật bị mờ và nhỏ hơn bình thường. Điều chỉnh cận thị bằng
thấu kính lõm (phân kỳ) có tiêu điểm ở đúng viễn điểm của mắt cận thị. Viễn điểm của
mắt cận thị là một điểm thực ở cự ly trước mắt.

Cận thị được định nghĩa là tình trạng khúc xạ của mắt trong đó các tia sáng song song
đi vào mắt được hội tụ ở trước võng mạc khi mắt ở trạng thái nghỉ không điều tiết. Cận
thị là mắt có độ hội tụ quá mạnh so với độ dài trục nhãn cầu, vì thế ánh sáng từ vật thể
đến mắt tập trung phía trước võng mạc làm cho ảnh của vật bị mờ. Hiện nay, cận thị đang
là một vấn đề sức khỏe cộng đồng toàn cầu, là nguyên nhân dẫn đến suy giảm thị lực và
các biến chứng mù lòa. Người bị cận thị sẽ gặp khó khăn trong việc nhìn và ghi nhận các
chi tiết hình ảnh ở xa, phải cố gắng điều tiết để thấy rõ. Đây là một tật khúc xạ thường
gặp nhất, đặc biệt là ở lứa tuổi đi học, thanh thiếu niên.

Người mắc cận thị có khuynh hướng khép mắt lại một chút khi nhìn những vật ở xa,
vì vậy cận thị được hiểu là “tầm nhìn gần”. Để nhìn rõ những vật ở xa phải giảm độ khúc
xạ của giác mạc hoặc sử dụng thấu kính phân kỳ phù hợp. Cận thị được coi là một bệnh
di truyền không có phương pháp điều trị vào những năm đầu của thế kỉ XIX. Khoảng
những năm 70 sau đó, đã có những nghiên cứu đầu tiên trên thế giới về cận thị ở đối
tượng học sinh, sinh viên.

4
Triệu chứng chính của cận thị là nhìn mờ những vật thể ở xa. Để thấy rõ, người bệnh
phải nheo mắt lại và tập trung quan sát. Do nheo mắt liên tục, cau mày hay vận động cơ
mặt quá mức nên dễ gây đau đầu. Việc chăm chú nhìn dẫn đến khô mắt, kích ứng mắt.
Đối với trẻ em thường có phản xạ nhấp nháy quá mức hoặc hay lấy tay dụi mắt. Mỏi
mắt nhất là vào cuối buổi học hay khoảng thời gian chiều tối do làm việc quá mức của
những cơ điều tiết ở mắt (cơ nan hoa, dây chằng Zinn, v.v.). Một biểu hiện thường thấy ở
trẻ nhỏ đó là phải ngồi gần bảng, tivi hay màn hình để nhìn được rõ.Từ đó trẻ hay có
phản xạ chúi đầu về phía trước để nhìn rõ hơn.
Một dấu hiệu khác có thể là giáo viên phản ánh với phụ huynh về lực học của trẻ đột
nhiên giảm sút, điều này là do trẻ không nhìn rõ trên bảng nên làm gián đoạn việc tiếp thu
kiến thức
Chẩn đoán cận thị bằng việc khám mắt cơ bản, bao gồm đánh giá khúc xạ và khám
sức khỏe mắt. Đánh giá khúc xạ giúp xác định nếu có vấn đề về thị lực như cận thị hoặc
viễn thị, loạn thị. Bác sĩ chuyên khoa sử dụng các dụng cụ khác nhau và yêu cầu nhìn qua
một số ống kính để kiểm tra khoảng cách và tầm nhìn gần. Để kiểm tra sức khỏe của mắt,
bác sĩ sẽ nhỏ vài giọt nước nhỏ mắt vào mắt nhằm làm giãn đồng tử. Điều này có thể làm
cho mắt nhạy cảm hơn trong vài giờ sau khi thực hiện kiểm tra mắt. Sự giãn nở cho phép
bác sĩ nhìn thấy tầm nhìn rộng hơn bên trong mắt. Khi có thị lực < 8/10 và thử qua kính
lỗ thị lực tăng và kết hợp với một số yếu tố khác nữa có thể được chẩn đoán là cận thị.
Ngoài ra, đối tượng không mắc các bệnh làm giảm thị lực như: sẹo giác mạc, đục thủy
tinh thể, lác, viêm màng bồ đào, màng lỗ đồng tử… Khi soi đáy mắt không phát hiện
tổn thương. Để định hướng cận thị, có thể sử dụng máy đo khúc xạ. Trong trường hợp
chẩn đoán xác định có thể sử dụng soi bóng đồng tử, đặc biệt đối với trẻ em. Soi bóng
đồng tử là một chẩn đoán cận thị khách quan, bệnh nhân được nhỏ thuốc giãn đồng tử
làm liệt điều tiết, loại trừ các trường hợp giả cận, các trường hợp rối loạn điều tiết. Sau
khi nhỏ giãn đồng tử sơ bộ loại trừ các trường hơp lác bằng Cover Test.

Một số biện pháp phòng ngừa cận thị được khuyến cáo như:
● Học tập và làm việc khoa học, cho mắt nghỉ ngơi sau khi làm việc.

5
● Bảo vệ mắt khi làm việc, khi tiếp xúc với hóa chất độc hại. Bảo vệ mắt khỏi tia
UV và ánh nắng mặt trời bằng cách đeo kính khi trời nắng.
● Kiểm tra mắt thường xuyên. Đeo kính đầy đủ khi đã bị cận thị để tránh bệnh nặng
hơn.
● Tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng cho mắt đặc biệt là Vitamin A.
● Riêng với học sinh cần chú ý tư thế ngồi, không học ở nơi thiếu ánh sáng, bàn ghế
đúng tiêu chuẩn. Gần đây tật cận thị học đường đang ngày càng phổ biến do học
sinh sử dụng nhiều các đồ dùng công nghệ như máy tính, điện thoại. Do đó để
phòng ngừa cận thị, trẻ em cần được hạn chế sử dụng quá mức đồ dùng công nghệ.

Cận thị học đường là thuật ngữ để chỉ trẻ em bị mắc cận thị vì cận thị thường xuất
hiện và tiến triển khi trẻ đến trường học. Cận thị ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng
và phúc lợi xã hội. Cận thị được coi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy giảm thị lực và
mù lòa. Người bị mù do cận thị là gánh nặng cho bệnh nhân, gia đình và xã hội. Tại Việt
Nam, cận thị học đường đang rất phổ biến, Riêng ở khu vực thành thị tỷ lệ học sinh bị
cận thị là 30%, gấp 2 lần học sinh ngoại thành. Theo điều tra của viện khoa học giáo dục
Việt Nam 2009, có gần 25% học sinh bị cận thị, khoảng 15% học sinh cuối cấp tiểu học
phải đeo kính do cận thị và càng lên học cao hơn tỷ lệ này càng tăng. Theo Tổ chức Y tế
Thế giới (TCYTTG), chi phí kinh tế của các bệnh khúc xạ được ước tính là 202 tỷ USD
trong năm 2012. Tại Hoa Kỳ, điều tra đánh giá về sức khỏe và dinh dưỡng đã báo cáo chi
phí hàng năm để cải thiện suy giảm thị lực do tật khúc xạ từ 3,9 tỷ USD đến 7,2 tỷ USD.
Gánh nặng kinh tế của cận thị bao gồm chi phí điều trị các biến chứng bệnh lý, bao gồm
thoái hóa điểm vàng, vi mạch hắc mạc, đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp. Bên cạnh đó,
chất lượng cuộc sống của những người cận thị bị ảnh hưởng đáng kể do giảm khả năng
thực hiện các công việc liên quan đến tầm nhìn.

Trong các thập kỉ vừa qua, đã có nhiều nghiên cứu dịch tễ học trên thế giới nghiên
cứu về thực trạng cận thị và các yếu tố liên quan. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ em cận
thị có độ tuổi càng nhỏ thì tiến triển càng nhanh. Trẻ em bị cận thị ở lứa tuổi đi học sẽ
tiến triển nhanh chóng cho đến tuổi thanh niên và sẽ tiến triển chậm lại trong thời kì sau
đó. Sự tiến triển của cận thị trong thời thơ ấu có ảnh hưởng đáng kể đến suy giảm thị 5
lực trong cuộc sống khi ở tuổi trưởng thành. Tuy nhiên các yếu tố nguy cơ ở các lứa tuổi
học đường có thể khởi phát bệnh lý cận thị ngay cả những ai có tiền sử sức khỏe thị lực
tốt trước đó.

6
1.1.3 Viễn thị:

Viễn thị là tình trạng khi mắt không thể nhìn rõ các vật ở gần, nhưng lại có thể nhìn
rất rõ các vật thể ở xa, Bệnh nhân chỉ có thể nhìn thấy những thứ ở khoảng cách rất xa,
các vật ở gần mắt không thể điều tiết hoàn toàn được, mắt nhìn mờ, để lâu dễ dẫn đến
nhược thị.

Nguyên nhân gây ra viễn thị có thể là:


● Do bẩm sinh có nhãn cầu ngắn hoặc giác mạc không đủ độ cong
● Do không giữ đúng khoảng cách nhìn khi học tập và làm việc hằng ngày, thường
xuyên nhìn xa khiến thể thủy tinh luôn dãn, lâu dần mất tính đàn hồi, mất khả
năng phồng lên khiến cho hình ảnh không hội tụ ở đúng võng mạc như mắt bình
thường mà lại hội tụ ở phía sau võng mạc.
● Do người già thể thủy tinh đã bị lão hóa mất tính đàn hồi không phồng lên được.
● Do bệnh võng mạc hoặc khối u mắt: hiếm gặp.

Chẩn đoán viễn thị: có nhiều dấu hiệu chẩn đoán viễn thị gồm cơ năng và thực thể
trong đó dấu hiệu cơ năng gồm: người bị viễn thị sẽ cảm thấy nhức và mỏi mắt, nhìn gần
khó khăn, nhìn xa còn tốt, thị lực nhìn xa 10/10 nếu là viễn thị nhẹ, giảm nếu viễn thị là
trung bình/nặng. Dấu hiệu thực thể: da trán nhăn lại, đọc sách đưa ra xa, nhãn cầu nhỏ,
mắt sâu, linh hoat, gai thị nhỏ, bờ hơi mờ, lão thị đến sớm. Chẩn đoán: soi đồng tử, đo
khúc xạ giác mạc, đo khúc xạ tự động, soi đáy mắt,...

7
1.1.4 Loạn thị:

Loạn thị là một tật khúc xạ mắt rất thường gặp, xảy ra khi hình ảnh quan sát sau khi
đi vào mắt không thể hội tụ ở võng mạc, khiến mắt bị mờ. Loạn thị là bệnh mà những tia
hình ảnh đó không hội tụ tại một điểm mà hội tụ tại nhiều điểm trên võng mạc làm cho
tín hiệu hình ảnh bị thay đổi và ảnh hưởng hình ảnh tạo ra.
Giác mạc khi không còn giữ được độ cong hoàn hảo mà bị biến dạng không đều,
khiến các tia sáng đi vào mắt hội tụ ở nhiều điểm khác nhau (có thể ở phía trước hoặc
phía sau võng mạc), gây ra loạn thị.

Nguyên nhân loạn thị: chủ yếu là do bất thường về hình dạng của giác mạc. Ở người
bình thường, giác mạc có dạng hình chỏm cầu với một độ cong hoàn hảo. Giác mạc của
người bị loạn thị bị biến dạng làm mất đi độ cong đó gây ra tình trạng hình ảnh hội tụ tại
nhiều điểm trên võng mạc (có thể ở trước và sau võng mạc) làm cho hình ảnh tạo ra bị
không rõ ràng, nhòe và mờ.

Loạn thị có nguy cơ cao ở những người:


- Tiền sử gia đình có người bị loạn thị hoặc có các rối loạn ở mắt, đặc biệt người có cả
bố và mẹ bị loạn thị thì nguy cơ cao bị loạn thị.
- Tổn thương mắt như sẹo giác mạc.
- Bị cận thị hoặc viễn thị quá nặng.
- Tiền sử phẫu thuật mắt, như phẫu thuật đục thủy tinh thể.
- Tuổi tác cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tật loạn thị. Thực tế,
người cao tuổi thường có nguy cơ mắc tật loạn thị cao hơn người trẻ.

8
Triệu chứng loạn thị: Mắt mờ, nhìn hình ảnh bị mờ, nhòe hoặc méo mó. Tầm nhìn
đôi, nhìn một vật có hai hoặc ba bóng mờ. Khó khăn khi nhìn ở mọi khoảng cách. Một số
dấu hiệu kèm theo khác như nhức mỏi mắt, chảy nước mắt, đau đầu, đau cổ, đau vai
gáy… cũng có thể xảy ra.

Chẩn đoán loạn thị:


- Giác mạc kế: Dụng cụ này được lượng hóa và định hướng của loạn thị giác mạc bằng
cách đo ánh sáng phản xạ từ bề mặt của giác mạc.
- Soi giác mạc (keratoscope) và ghi hình (videokeratoscope). Các thiết bị này được sử
dụng để phát hiện và định lượng độ cong bề mặt giác mạc và sự hiện diện của loạn thị.
Soi giác mạc sử dụng ánh sáng để quan sát vòng trên giác mạc. Quan sát thông qua
keratoscope sự phản chiếu của ánh sáng từ giác mạc và kiểm tra hình dạng và khoảng
cách của các vòng cung cấp thông tin về mức độ loạn thị.

1.1.5 Học trực tuyến:

Định nghĩa học trực tuyến


Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về định nghĩa đào tạo online nhưng cách hiểu cơ
bản đó là một phương thức phân phối các tài liệu, nội dung học tập dựa trên các công cụ
điện tử hiện đại như: điện thoại, máy tính thông qua mạng internet. Trong đó, nội dung
tài liệu học tập có thể được cập nhật từ các website trường học trực tuyến và các ứng
dụng di động khác. Đặc điểm vượt trội của đào tạo qua mạng đó chính là tính tương tác
cao và đa dạng giữa giảng viên và người học. Theo tính năng đó, giảng viên và người học
có thể trao đổi trực tiếp với nhau thông qua các ứng dụng: chat, email, diễn đàn, hội thảo
trực tuyến,…

Mối nguy cơ học trực tuyến

- Nguy cơ chung:
+ Học viên không có nhiều cơ hội học hỏi trao đổi thông tin với bạn bè
+ Muốn học viên học tập tốt thì học online phải có đội ngũ giáo viên hướng dẫn rõ
ràng.
+ Môi trường học không kích thích được sự chủ động và sáng tạo của học viên.
+ Học trực tuyến qua mạng làm giảm khả năng truyền đạt với lòng say mê nhiệt huyết
của giáo sư đến học viên.
+ Một số học viên không quen với việc sử dụng mạng internet cũng như không đủ
điều kiện để mua dụng cụ học.
+ Làm nảy sinh ra các vấn đề liên quan đến an ninh mạng cũng như các vấn đề về sở
hữu trí tuệ.

9
+ Ngồi lâu một chỗ, đôi khi không đúng tư thế làm ảnh hưởng đến cột sống, hệ thống
cơ xương khớp : cong vẹo, ..
+ Giảm sự tập trung vào bài học vì những trang mạng khác như : Facebook, Youtube,
zalo,..
+ Đôi khi đường truyền mạng yếu, làm giảm sự tiếp thu hiểu bài của sinh viên.
- Nguy cơ về sức khỏe thị lực:
+ Lượng tiết học rất nhiều, đôi khi kéo dài cả ngày khiến mắt phải tiếp xúc với màn
hình máy tính, điện thoại rất nhiều gây hội chứng thị giác do sử dụng máy tính
Triệu chứng của hội chứng thị giác máy vi tính hay mỏi mắt do các thiết bị điện tử
xuất hiện do mắt làm việc quá sức. Hội chứng thị giác máy vi tính thường gặp trên
những người sử dụng máy tính liên tục trên 2 giờ mỗi ngày.
+ Màn hình thiết bị điện tử chứa một lượng lớn ánh sáng xanh. Đây là loại ánh sáng
gần giống với tia cực tím, là nhân tố vô hình làm hỏng võng mạc của mắt. Ánh sáng
xanh có bước sóng ngắn, mang mức năng lượng cao vì thế khi đi qua giác mạc ánh
sáng xanh sẽ gây tổn thương các tế bào võng mạc. Tiếp xúc lâu ngày với ánh sáng
xanh trong cường độ cao có thể gây chết các tế bào thị giác, gây rối loạn điều tiết mắt,
nhức mỏi mắt, lâu ngày có thể gây suy giảm thị lực thậm chí mù lòa.
• Tỉ lệ phần trăm học trực tuyến của Đại học Duy Tân: 100% sinh viên.
• Đại học Duy Tân bắt đầu học trực tuyến: 9/2020 đến dự kiến 12/2021.

Vì địa bàn nghiên cứu là lớp K23-YDK3 nên chúng em xin được đề cập chủ yếu đến vấn
đề chủ yếu là cận thị.

1.2 TÌNH HÌNH CẬN THỊ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM:

1.2.1 Tình hình cận thị trên thế giới:

Cận thị là rối loạn mắt phổ biến nhất trên toàn thế giới, nó là nguyên nhân hàng đầu
gây suy giảm thị lực và tỷ lệ mắc bệnh đang gia tăng nhanh chóng. Năm 2010, ước tính
có khoảng 1,9 tỷ người (27% dân số thế giới) bị cận thị, và 70 triệu người trong số họ
(2.8% dân số thế giới) bị cận thị nặng. Người ta ước tính rằng vào năm 2020, khoảng 2,6
tỷ người trên toàn thế giới sẽ bị cận thị,. Những con số này dự kiến sẽ tăng lên lần lượt là
52% và 10% vào năm 2050.

10
Bằng chứng đang gia tăng rằng cận thị đang phát triển trên khắp thế giới, với một
nghiên cứu gần đây ước tính rằng trung bình, 30% thế giới hiện đang bị cận thị và đến
năm 2050, gần 50% sẽ bị cận thị, đó là 5 tỷ người, một tỷ lệ đáng kinh ngạc. Các điểm
nóng của cận thị là Đông Á và Đông Nam Á, nơi các quốc gia như Hàn Quốc, Đài Loan,
Singapore, Trung Quốc và Nhật Bản có tỷ lệ cận thị từ 80 đến 90%. Nhưng tỷ lệ cận thị
đang gia tăng và Hoa Kỳ đã báo cáo tỷ lệ mắc bệnh 42%, gần gấp đôi trong ba thập kỷ.

11
Trong một nghiên cứu từ quận Haidian ở Bắc Kinh (2016), Trung Quốc, tỷ lệ cận thị
ở một nhóm học sinh 15 tuổi đã tăng từ 55,95% (năm 2005) lên 65,48% (năm 2015). Tại
thành phố Fenghua, miền đông Trung Quốc, tỷ lệ cận thị ở học sinh trung học tăng từ
79,5% (năm 2001) lên 87,7% (năm 2015), và cận thị cao là một đóng góp chính cho sự
gia tăng này. Theo Nghiên cứu mắt Waterloo (2013) cho thấy sự gia tăng lâu dài về tỷ lệ
cận thị cũng ở Hoa Kỳ. Tỷ lệ mắc bệnh đạt 42,4% ở trẻ em từ 10 đến 15 tuổi và 53,9% ở
trẻ em từ 15 đến 20 tuổi; con số này cao hơn đáng kể so với giá trị 21% (ở những người
từ 20-30 tuổi) được báo cáo trong một nghiên cứu tương đương được thực hiện vào năm
1892. Sự thay đổi này phản ánh xu hướng cận thị đang tăng dần theo thời gian.
Trong một nghiên cứu tại Mỹ, tác giả Zadnik K và cộng sự đã phát hiện tỷ lệ cận thị trên
đối tượng người da trắng là 4,5% ở trẻ từ 6 đến 7 tuổi và 28% ở trẻ 12 tuổi. Trong một
nghiên cứu đa trung tâm cũng được tiến hành tại Mỹ, các tác giả đã phát hiện tỷ lệ cận thị
ở trẻ từ 5 đến 17 tuổi người gốc Á có tỷ lệ cao nhất (18,5%), tỷ lệ này thấp hơn ở người
gốc Tây Ban Nha (13,2%), gốc Phi (6,6%) và thấp nhất ở người da trắng (4,4%).

1.2.2 Tình hình cận thị ở Việt Nam:

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ cận thị đang có xu hướng tăng nhanh hiện
nay. Trong những năm gần đây tỷ lệ cận thị gia tăng nhanh chóng không chỉ ở khu vực
thành thị mà ở cả khu vực nông thôn và miền núi. Vào năm 2006, theo nghiên cứu của
tác giả Tôn Thị Kim Thanh và cộng sự báo cáo trong công tác phòng chống mù lòa, tỷ lệ
mắc cận thị ở lứa tuổi học đường của Việt Nam là từ 10% - 12% ở học sinh nông thôn và
từ 17% - 25% ở học sinh thành thị. Tuy nhiên, đến năm 2014, nghiên cứu của tác giả Đỗ

12
Như Hơn cho thấy tỷ lệ mắc cận thị ở học sinh nông thôn là 10% -15%, trong khi đó tỷ lệ
cận thị của học sinh thành thị đã tăng tới 40% - 50%.

Một số nghiên cứu đã cho thấy có sự gia tăng về tỷ lệ cận thị, thêm vào đó những học
sinh của khối lớp lớn có xu hướng mắc cận thị cao hơn những khối lớp thấp hơn. Theo
kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Ngà vào năm 2004, tỷ lệ học sinh ở 3
vùng Hải Phòng, Thái Nguyên và thành phố Hồ Chí Minh bị cận thị tương ứng là 6,9% ở
học sinh tiểu học và 15% ở học sinh trung học cơ sở. Một nghiên cứu vào năm 2008 của
tác giả Vũ Thị Thanh và cộng sự tại Bệnh viện Mắt Hà Nội cho thấy tỷ lệ cận thị ở học
sinh tiểu học là 25,5% và ở học sinh trung học cơ sở là 42,3%. Trong một nghiên cứu
khác tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội vào năm 2006, tác giả Hoàng Văn Tiến và cộng sự đã
ghi nhận tỷ lệ cận thị ở học sinh lớp 3, lớp 7 và lớp 10 có tỷ lệ lần lượt là 32,2%, 40,6%
và 58,5%. Tại tỉnh Thái Nguyên, nghiên cứu của tác giả Vũ Quang Dũng và cộng sự năm
2007 cũng phát hiện thấy tỷ lệ cận thị có xu hướng tăng theo cấp học, trong đó tỷ lệ cận
thị của học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông lần lượt là
3,5%, 11,6% và 26,1%.

Nghiên cứu về cận thị học đường của tác giả Chu Văn Thăng (2013) trên 746 học sinh
phổ thông tại thành phố Đà Lạt và huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã cho thấy tỷ lệ cận thị
học đường chung là 22,2% ở các cấp học. Tỷ lệ này ở nữ cao hơn nam (26,4% và 17,7%).
Khu vực thành thị có tỷ lệ cận thị cao gấp 5 lần so với vùng nông thôn (35,4% và 7,6%).
Dân tộc Kinh mắc cận thị cao hơn đáng kể so với dân tộc khác (25,9% và 4,7%). Tỷ lệ
cận thị học đường ở học sinh tăng lên theo khối lớp học và cấp học. Tỷ lệ này thấp nhất ở
học sinh tiểu học (9,1%), và cao nhất ở học sinh trung học phổ thông (39,6%). Tại thành
phố Hải Phòng, nghiên cứu của tác giả Lê Thị Song Hương đã cho thấy kết quả nghiên
cứu tương tự. Tỷ lệ cận thị chung ở học sinh là 19%, trong đó, 6,7% ở học sinh tiểu học
và tỷ lệ cận thị tăng theo 9 cấp học. Trong nghiên cứu này, góc học tập ở nhà và thời gian
học tập là những yếu tố liên quan đến tình trạng cận thị của học sinh.

1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẬN THỊ:

Các yếu tố liên quan đến cận thị hiện vẫn đang được thảo luận. Tiếp tục nghiên cứu
để tìm ra những yếu tố nguy cơ có tác động đến cận thị là hết sức cần thiết nhằm đối phó
với tỷ lệ cận thị đang ngày một gia tăng. Hiện tại, đối với cận thị có ba nhóm nguyên
nhân chính thường được nhắc tới đó là yếu tố liên quan đến di truyền, yếu tố liên quan
đến môi trường và những yếu tố khác. Trong đó, điều kiện vệ sinh học đường là vấn đề
đáng quan tâm trong yếu tố môi trường vì ảnh hưởng trực tiếp đến các đối tượng học
sinh. Bên cạnh đó, điều kiện sống và thói quen sinh hoạt không phù hợp cũng là các vấn
đề của yếu tố môi trường liên quan đến cận thị.

1.3.1 Các yếu tố di truyền:


13
Có mối liên quan trong gia đình đối với sự phát triển và tiến triển của cận thị đã được
ghi nhận ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Các nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ cận
thị cao hơn ở những đứa trẻ có cha mẹ cận thị so với những đứa trẻ không có cha mẹ cận
thị. Nếu trẻ có cha hoặc mẹ bị cận thị thì tỷ lệ cận thị dao động từ 23% đến 40%, trong
khi đó tỷ lệ này chỉ là 6% đến 15% ở những đứa trẻ có cha và mẹ không bị cận thị . Hơn
thế nữa, nếu cả cha và mẹ cùng mắc cận thị thì tỷ lệ cận thị của con cái họ có thể lên tới
33% đến 60% Trong một nghiên cứu khác được thực hiện tại thành phố Sydney, Úc cho
thấy tỷ lệ cận thị là 7,6% ở trẻ 12 tuổi có cha mẹ bình thường, trong khi đó trẻ em có một
trong hai người cha hoặc mẹ mắc cận thị có tỷ lệ mắc cận thị cao gấp hai lần (14,9%), và
nếu cả cha và mẹ cùng cận thị thì tỷ lệ mắc cận thị của trẻ em cao gấp sáu lần (43,6%) so
với nhóm trẻ có cha mẹ bình thường

Theo báo cáo của tác giả Wilson Low trong một nghiên cứu trên 3009 học sinh
Singapore gốc Trung Quốc, học sinh có cả cha và mẹ mắc cận thị có khả năng mắc cận
thị cao gấp gần 2 lần so với học sinh có cha mẹ không mắc cận thị . Tại Jordan, tác giả
Khader YS. và cộng sự đã nghiên cứu tình hình cận thị trên đối tượng học sinh trung học
cơ sở, kết quả cũng cho thấy có mối liên quan giữa cận thị của học sinh và tiền sử cận thị
của gia đình. Nghiên cứu của tác giả Lisa A. Jones tại Jordan cũng cho thấy mối liên
quan giữa cận thị của trẻ em và cha mẹ, cụ thể hơn là có thể sử dụng tình trạng cận thị
của cha mẹ để tiên lượng khả năng mắc cận thị của trẻ em. Tại Việt Nam, nghiên cứu
được tiến hành đối với học sinh tiểu học và trung học cơ sở tại Đà Nẵng năm 2017 đã cho
thấy có mối liên quan giữa cận thị của học sinh và tình trạng cận thị của cha mẹ . Một
nghiên cứu khác vào năm 2014 của tác giả Hoàng Quang Bình cũng ghi nhận mối liên
quan giữa cận thị của học sinh và tiền sử cận thị của gia đình .

1.3.2 Yếu tố môi trường:

- Mắt nhìn gần liên tục:

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa cận thị và thời gian mắt nhìn gần liên
tục. Tại Úc, tác giả Jenny M. và cộng sự đã đánh giá mối liên quan giữa thời gian nhìn
gần và cận thị đối với nhóm học sinh 12 tuổi ở Úc. Kết quả cho thấy những đứa trẻ dành
nhiều thời gian đọc sách trên 30 phút liên tục mỗi ngày có nguy cơ bị cận thị cao hơn so
với những đứa trẻ thường xuyên đọc liên tục dưới 30 phút. Khoảng cách đọc gần
(<30cm) cũng được báo cáo là có liên quan nhiều đến cận thị. Tại Singapore, kết quả từ
một nghiên cứu cắt ngang trên đối tượng trẻ từ 7 đến 9 tuổi đã cho thấy trẻ em đọc nhiều
hơn hai cuốn sách mỗi tuần có độ dài trục nhãn cầu dài hơn 0,17 mm và buồng thủy tinh
thể sâu hơn 0,15mm so với trẻ em đọc 2 cuốn sách hoặc ít hơn mỗi tuần.

Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của tác giả Dương Hoàng Ân và cộng sự tại trường đại
học Thăng Long năm học 2013 – 2014, sinh viên có khoảng cách mắt – sách/tài liệu dưới

14
30 cm có nguy cơ bị cận thị độ II trở lên cao gấp 3,2 lần so với sinh viên có khoảng cách
mắt đúng (từ 30 – 40 cm) khi đọc sách.

- Sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều :

Các rối loạn chức năng thị giác khác nhau khi làm việc với màn hình máy tính.
Khoảng 22% số người dùng máy tính có các bệnh hệ thống cơ xương nhưng có tới 50-
90% gặp các vấn đề về thị giác. Triệu chứng gặp sau khi dùng máy tính lâu còn khó chịu
hơn nhiều so với sau khi đọc trên giấy trong cùng thời gian.
+ Sử dụng máy tính hoặc các màn hình kĩ thuật số làm cho mắt phải làm việc nhiều
hơn vì vậy những người hay sử dụng thiết bị điện tử dễ gặp các vấn đề liên quan đến thị
giác.Đọc chữ trên máy tính hay các thiết bị điện tử khác với đọc trên giấy in. Chữ trên
màn hình điện tử không có độ sắc nét, chính xác, đồng thời sự tương phản giữa chữ và
phông nền bị giảm, kèm theo chói sáng từ màn hình sẽ làm cho mắt phải điều tiết nhiều
khi sử dụng máy tính hay thiết bị điện tử. Khoảng cách và góc từ mắt tới thiết bị điện tử
cũng khác hơn so với đọc chữ in và viết. Do đó mắt phải tập trung và chuyển động nhiều
hơn. Đeo kính không đúng độ hoặc không đeo kính khi có tật khúc xạ làm nặng hơn các
triệu chứng liên quan đến hội chứng thị giác máy vi tính.
+ Triệu chứng của hội chứng thị giác máy vi tính hay mỏi mắt do các thiết bị điện tử
xuất hiện do mắt làm việc quá sức. Hội chứng thị giác máy tính thường gặp trên những
người sử dụng máy tính liên tục trên 2 giờ mỗi ngày

- Hoạt động ngoài trời:

Một số nghiên cứu đã tìm thấy vai trò bảo vệ của mức độ hoạt động ngoài trời đối với
tình trạng cận thị. Những người dành nhiều thời gian hơn ở ngoài trời thì nguy cơ cận thị
thấp hơn .Một nghiên cứu thuần tập về các yếu tố nguy cơ đối với cận thị của tác giả
Dirani và cộng sự tại Singapore cũng đã cho thấy mối liên quan giữa các hoạt động ngoài
trời và cận thị trên đối tượng trẻ em tuổi từ 11 đến 20 tuổi .Trong nghiên cứu này, các tác
giả đã phát hiện rằng cận thị giảm 0,17 Đi-ốp và chiều dài trục nhãn cầu giảm 0,06 mm
nếu tăng số giờ hoạt động ngoài trời mỗi ngày (kết quả đã được hiệu chỉnh theo độ tuổi,
giới tính, dân tộc, loại trường học, cận thị của cha mẹ).
Trong nghiên cứu của tác giả Rose trên đối tượng học sinh 12 tuổi, kết quả nghiên
cứu cho thấy những trẻ em có hoạt động ngoài trời nhiều hơn và ít dùng mắt nhìn gần
hơn thì nguy cơ mắc cận thị thấp hơn so với những trẻ em ít hoạt động ngoài trời. Nghiên
cứu cũng chỉ ra rằng khi hoạt động ngoài trời sẽ giúp cơ thể tăng giải phóng Dopamin
dẫn truyền võng mạc, giúp giảm chiều dài trục nhãn cầu qua đó giảm nguy cơ mắc cận thị
. Một nghiên cứu khác về cận thị của tác giả Lisa AJ và cộng sự cũng đã chỉ ra mối liên
quan giữa các nguy cơ cận thị và số giờ hoạt động ngoài trời mỗi tuần. Trong nghiên cứu
này đã đề cập tới vai trò tiền sử cận thị của cha mẹ đứa trẻ, nhưng cũng đã phát hiện rằng
có mối liên quan giữa cận thị và hoạt động ngoài trời của trẻ. Những trẻ có hoạt động

15
ngoài trời thấp mà có cha mẹ cùng bị cận thị có khả năng mắc cận thị cao hơn những đứa
trẻ có cha mẹ không mắc cận thị hoặc chỉ một trong hai cha mẹ mắc cận thị. Một nghiên
cứu tổng hợp của tác giả Justin Sherwin cũng đã kết luận rằng khả năng mắc cận thị sẽ
giảm khoảng 2% cho mỗi giờ tăng lên của trẻ khi hoạt động ngoài trời. Các tác giả đã
khuyến nghị rằng việc tăng thời gian hoạt động ngoài trời có thể là một chiến lược đơn
giản và hiệu quả để giảm nguy cơ phát hiện và tiến triển cận thị ở trẻ em

- Độ chiếu sáng tại lớp học:

Theo quy định về vệ sinh học đường của Bộ Y tế năm 2000 (Quyết định số
1221/2000/QĐ-BYT ngày 18/4/2000), đối với chiếu sáng phòng học độ chiếu sáng đồng
đều không dưới 100 lux . Yêu cầu chiếu sáng phải đảm bảo cả nguồn tự nhiên và nguồn
kết hợp. Riêng trường có học sinh khiếm thị thì độ chiếu sáng không dưới 300 lux. Theo
quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Xây dựng, độ chiếu sáng được quy định
≥300 lux . Một nghiên cứu tại Thái Nguyên cho thấy cường độ chiếu sáng lớp học không
đạt liên quan tới mắt sẽ cận thị của học sinh. Nghiên cứu được tiến thành tại Hải Phòng,
Thái Nguyên và thành phố Hồ Chí Minh cho thấy có tới 25% các lớp học không đạt yêu
cầu về chiếu sáng tự nhiên và nhân tạo.

Dựa theo Tiêu chuẩn ánh sáng cho trường học nằm trong bộ TCVN 7114-1:2008 ISO
8995-1:2002, do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 159 “Ecgônômi” biên soạn, Tổng
cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ khoa học và Công nghệ công bố, hệ
thống ánh sáng cho phòng học cần đáp ứng các yêu cầu sau: Bóng đèn sử dụng trong
phòng học cần sử dụng bóng đèn huỳnh quang T8 – 36W. Loại đèn này sáng hơn đèn
huỳnh quang thông thường 20%, màu ánh sáng trắng, chân thật, gần với màu sắc ánh
sáng tự nhiên.Độ rọi sáng đảm bảo đạt 300 – 500 lux.Đèn cần bố trí chao chụp phản
quang giúp tăng độ sáng cho đèn, phân bố ánh sáng đồng đều.Hệ thống đèn phải bố trí
song song với hướng nhìn và cửa để phòng ngừa tình trạng phản xạ lóa mắt.Đèn cần bố
trí trên trần để ánh sáng chiếu trực tiếp xuống từng dãy bàn.Sử dụng quạt treo tường lắp
đặt ở độ cao 2,5m dọc theo tường phòng học. Quạt tường sẽ giúp hạn chế tình trạng gián
đoạn ánh sáng khi quạt hoạt động.Không có quy định cụ thể về số lượng đèn trong phòng
học chỉ cần đảm bảo số đèn cung cấp được ánh sáng theo tiêu chuẩn. Thông thường, với
một phòng học có diện tích trung bình khoảng 50m2, cần được bố trí 10 – 12 bộ đèn
huỳnh quang. Phòng phải được bố trí thêm cửa sổ. Vị trí cửa chính, cửa sổ phải đảm bảo
nhận được đầy đủ ánh sáng tự nhiên.

Việc học trực tuyến tại nhà nhiều trường hợp không đảm bảo độ chiếu sáng sẽ làm
tăng nguy cơ bị tật khúc xạ cận thị cho học sinh học đường.

- Bàn ghế học tập:

16
Bàn ghế không đạt tiêu chuẩn theo quy định của từng cấp học cũng được xem là yếu
tố nguy cơ làm gia tăng cận thị. Tại Việt Nam, vấn đề vệ sinh học đường được quan tâm
từ những năm 60 của thế kỉ XX. Tiêu chuẩn vệ sinh trường học đã được ban hành và bổ
sung hoàn thiện. Quy định về tiêu chuẩn bàn ghế cũng đã được đề cập rõ trong quy định
của Bộ Y tế. Chỉ số về chiều dài và chiều rộng của bàn ghế cho mỗi học sinh tùy thuộc
vào các cấp học. Cụ thể như sau :

Quy định cỡ số và mã số bàn ghế theo nhóm chiều cao học sinh:

Cỡ số Mã số Chiều cao học sinh (cm)

I I/100 - 109 Từ 100 đến 109

II II/110 - 119 Từ 110 đến 119

III III/120 - 129 Từ 120 đến 129

IV IV/130 - 144 Từ 130 đến 144

V V/145 - 159 Từ 145 đến 159

VI VI/160 - 175 Từ 160 đến 175

Quy định kích thước cơ bản của bàn ghế (sai số cho phép của kích thước là ± 0,5cm):

Thông số Cỡ số
I II III IV V VI

- Chiều cao ghế (cm) 26 28 30 34 37 41

- Chiều sâu ghế (cm) 26 27 29 33 36 40

- Chiều rộng ghế (cm) 23 25 27 31 34 36

- Chiều cao bàn (cm) 45 48 51 57 63 69

- Hiệu số chiều cao bàn ghế (cm) 19 20 21 23 26 28

- Chiều sâu bàn (cm) 45 45 45 50 50 50

17
- Chiều rộng bàn (cm)

+ Bàn một chỗ ngồi 60 60 60 60 60 60

+ Bàn hai chỗ ngồi 120 120 120 120 120 120

Việc học trực tuyến nhiều trường hợp không đảm bảo chuẩn về tỷ lệ bàn ghế làm
tăng nguy cơ bị tật khúc xạ cận thị cho học sinh học đường.

1.3.3 Các yếu tố nguy cơ khác:

- Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng có mối liên quan giữa cận thị với đẻ non và cân nặng
thấp khi sinh. Tỷ lệ mắc cận thị thường lớn hơn ở trẻ đẻ non so với trẻ sinh có tuổi thai
bình thường. Ngoài ra, trẻ đẻ non sẽ thường mắc các vấn đề liên quan đến bệnh lý võng
mạc, ví dụ như bệnh võng mạc trẻ đẻ non. Những trẻ có cân nặng thấp khi sinh cũng có
nguy cơ mắc cận thị cao hơn so với những trẻ cân nặng bình thường khi sinh.

- Dinh dưỡng cũng đóng vai trò nhất định trong việc đảm bảo đủ các vi chất dinh dưỡng
cho mắt, trong đó phải kể đến các Vitamin A, E và các vi chất quan trọng khác như Crom
và canxi. Thiếu các Vitamin và vi chất sẽ khiến củng mạc bị suy yếu và trục nhãn cầu bị
dài ra, làm tăng nguy cơ cận thị và làm cho cận thị tiến triển nhanh hơn. Một số nghiên
cứu chỉ ra rằng có mối liên quan giữa kẽm và Selen với cận thị ở trẻ em. Những trẻ có
hàm lượng kẽm và Selen huyết tương thấp có khả năng mắc cận thị cao hơn.

- Hệ thống thị giác rất nhạy cảm với stress:

+ Mắt có ảnh hưởng qua lại sâu sắc với cơ thể, tinh thần và cảm xúc. Hệ thống thị giác rất
nhạy cảm với stress, căng thẳng hay mệt mỏi dù là dưới dạng thực thể, tinh thần hay cảm
xúc. Chúng ta có thể cảm thấy nhìn mờ hơn khi mệt mỏi hoặc khi gặp stress, nhìn rõ hơn
khi được nghỉ ngơi hoặc khi cơ thể tràn đầy năng lượng. Chúng ta có thể học cách tranh
thủ những dao động này để cải thiện chức năng thị giác, hỗ trợ cho kính đeo khi có các
tật khúc xạ. Kính đeo chỉ xử lý triệu chứng mà không thay đổi được nguyên nhân sâu xa
như stress hoặc thói quen vận nhãn hoặc nhìn không phù hợp.

+ Các nguyên nhân chính của stress, ảnh hưởng và cách xử lý stress mắt bao gồm: mệt
mỏi do nhìn gần. Theo các nhà chuyên môn, yêu cầu nhìn gần trong xã hội hiện đại vượt
quá khả năng sinh lý của mắt dẫn đến phản ứng mệt mỏi của mắt và gây ra quy tụ nhiều
hơn điều tiết. Sự mất cân đối giữa quy tụ và điều tiết dẫn tới mỏi mắt, mất khả năng duy
trì hoạt động nhìn gần trong thời gian dài, hiệu quả thị giác giảm sút, xử lý thông tin kém

18
và cuối cùng dẫn đến các biến đổi thích nghi của hệ thống thị giác. Các biến đổi thích
nghi của hệ thống thị giác có thể là cận thị hoặc rối loạn chức năng quy tụ và điều tiết.

Mất cân đối giữa quy tụ và điều tiết có thể do hai nguyên nhân. Nguyên nhân thứ nhất
liên quan trực tiếp với quá trình đọc bao gồm bất động mắt duy trì quá lâu, tập trung quá
mức, nỗ lực về tinh thần để xử lý thông tin, làm việc trong môi trường hai chiều nhân tạo.
Nguyên nhân thứ hai liên quan đến tình trạng tâm lý bao gồm nhân cách của đối tượng,
loại thụ cảm cảm nhận (hệ thống trung ương và ngoại biên), thái độ, cường độ, trạng thái
tình cảm, tiếp xúc và phản ứng với stress tâm lý. Cả hai loại nguyên nhân này đều có thể
kích hoạt phản ứng “đánh hay chạy” của hệ thống thần kinh giao cảm.

1.4 ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU:

Toàn bộ nghiên cứu được tiến hành tại lớp YD3-K23-DTU với tổng 25 thành viên,
trong đó khảo sát ban đầu có đến 22 người bị tật khúc xạ cận thị, với đặc thù ngành y là
ngành cần học tập nhiều, tiếp thu thêm nhiều kiến tức, cập nhật hàng ngày ,hàng tuần,
lịch dày đặc và đòi hỏi phải liên tục nhìn thường xuyên vào màn hình máy tính, điện
thoại hoặc sách vở trong môi trường thiếu ánh sáng, đặc biệt với đặc thù của sinh viên y
khoa là tự học vào ban đêm để từ đó có thể có thêm nhiều kiến thức cho chuyên môn
vững chắc. Vậy nên cần đòi hỏi một sức khỏe thị lực tốt, vì tồn tại nhiều các yếu tố nguy
cơ dẫn đến cận thị bao gồm cả yếu tố môi trường bên ngoài và học tập. Hiện nay với tình
hình dịch Covid diễn ra với mức độ lây lan nhanh chóng thì các sinh viên nói chung và
sinh viên ngành y nói riêng phải học tập và làm việc thông qua online (trực tuyến ) bằng
điện thoại, laptop,ipad,... việc tiếp xúc với nhiều nguồn ánh sáng xanh liên tục hàng giờ
qua các buổi học, những giờ tự học góp phần nguy cơ trong việc tăng mức độ cận thị trên
sinh viên y hiện nay.

1.5 KHUNG LÝ THUYẾT:

19
20
CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG THAM GIA NGHIÊN CỨU:

Đối tượng nghiên cứu là 19 sinh viên năm thứ 5 thuộc lớp K23YDK3 của Trường Y
dược-Trường đại học Duy Tân.

Biến số Tần số (n) Tỷ lệ (%)

Nam 13 68.4
Giới tính
Nữ 6 31.6

Kinh 19 100
Dân tộc
Khác 0 0

1995 1 5.3
Năm sinh 1998 1 5.3

1999 17 89.4
Không 11 57.9

Phật 5 26.3
Tôn giáo
Thiên chúa 3 15.8

Tin lành 0 0
Thành phố 14 73.7
Địa dư
Nông thôn 5 26.3
Nghèo 0 0

Điều kiện kinh tế Cận Nghèo 0 0


Bình Thường 19 100

Trung Bình 0 0
Khá 12 63.2
Học lực hiện tại
Giỏi 7 36.8
Xuất sắc 0 0

Nhận xét:

21
- Nghiên cứu trên 19 đối tượng là sinh viên lớp YDK3 khóa K23 Trường Đại Học Duy
Tân, trong đó số sinh viên Nam gấp 2 lần số sinh viên Nữ.
- Về Dân tộc : tất cả đều thuộc dân tộc Kinh (100%). 
- Về tuổi, phần lớn đều sinh năm 1999 chiếm tỉ lệ cao nhất đến 89.4%, chiếm hơn 3/4 
số sinh viên nằm trong đối tượng nghiên cứu. 
- Về Tôn giáo, các sinh viên theo nhiều đạo khác nhau trong đó cao nhất là Nhóm
không theo đạo nào chiếm 1/2 trên tổng các đối tượng nghiên cứu. ½ còn lại theo Đạo
khác như Phật Giáo, Thiên Chúa giáo.
- Về địa dư, phần lớn các đối tượng nghiên cứu đều sống ở thành phố chiếm đến 3/4
trên các đối tượng nghiên cứu, trong khi đó ở nông thôn chỉ chiếm ⅓.
- Về điều kiện kinh tế : 100% đều nằm ở mức sống trung bình, không có sinh viên nào
ở hộ cận nghèo/nghèo.
- Về học lực : Hiện tại học lực chủ yếu ở mức giỏi và khá, không có sinh viên trung
bình và xuất sắc. 

2.2 KHẢO SÁT SỨC KHỎE THỊ LỰC TRƯỚC KHI HỌC TRỰC TUYẾN:

Biến số Tần số Tỷ lệ
(n) (%)
Thời lượng chăm chú, tập trung học trên trường Rất nhiều 1 5.3%

Nhiều 6 31.6%
Trung bình 12 63.2%

Ít 0 0
Rất ít 0 0

4 1 5.3
Tần suất học  trên trường trung bình trong tuần
(ngày/tuần) 5 3 15.8

6 7 36.8
7 8 42.1

Tần suất học trên trường trung bình trong ngày 3 -4 6 31.6
(giờ/ngày)
5-6 5 26.2

7-8 8 42.2
Thời gian giải lao sau mỗi tiết học (phút) 5-15 2 10.6

15 12 63
30 5 26.4

22
Thời gian trong tiết học trên trường dùng thiết bị di 0-10 8 42.4
động (phút/tiết học)
15-30 5 26.9

45-60 6 30.7
Thời gian nghỉ lao trên trường dùng thiết bị di 5 4 21.2
động ( phút / tiết )
10 5 26.3
15 10 52.5

Bạn có hài lòng về kích thước bàn ghế trong lớp Rất hài lòng 1 5.3
học không
Hài lòng 7 36.8

Bình thường 9 47.4


Không hài 2 10.5
lòng
Rất không hài 0 0
lòng
Bạn có hài lòng về kích thước bàn ghế, mức độ Rất hài lòng 0 0
chiếu sáng trong lớp học không
Hài lòng 8 42.1
Bình thường 11 57.9

Không hài 0 0
lòng

Rất không hài 0 0


lòng

Tự đánh giá thời lượng tự học tại nhà/ trọ/ trường Rất nhiều 0 0
Nhiều 0 0

Trung bình 17 89.5


Ít 2 10.5

Rất ít 0 0
Tần suất tự học trung hình trong ngày (giờ/ngày) 1-2 12 63.6

3-4 5 25.8
5-7 2 10.6

23
Thời gian trong buổi tự học dùng thiết bị điện tử 0-20 13 68.2
(phút/buổi học)
30-60 2 10.6

60-120 4 21.2
Bạn học liên tục hay có nghỉ lao? Liên tục 4 21.1

Nghỉ giải lao 15 78.9


Bạn có hài lòng về tư thế ngồi học và bàn ghế lúc tự Rất hài lòng 2 10.5
học không?
Hài lòng 4 21.1
Bình thường 9 47.4

Không hài 3 15.8


lòng

Rất không hài 1 5.3


lòng

Bạn có hài lòng về mức độ chiếu sáng lúc tự học Rất hài lòng 2 10.5
không?
Hài lòng 5 26.3

Bình thường 10 52.6


Không hài 2 10.5
lòng
Rất không hài 0 0
lòng
Ngoài giờ học, bạn có thường xuyên sử dụng thiết Rất nhiều 2 10.5
bị điện tử ( tivi, laptop, điện thoại,..) không?
Nhiều 8 42.1
Trung bình 9 47.4

Ít 0 0
Rất ít 0 0

Ngoài giờ học, bạn có thường xuyên đọc sách nơi Rất nhiều 0 0
thiếu ánh sáng không?
Nhiều 1 5.3

Trung bình 9 47.4


Ít 5 26.3

24
Rất ít 4 21.1
Sau mỗi giờ học bạn có thường xuyên tiếp xúc với Rất nhiều 1 5.3
ánh sáng tự nhiên không
Nhiều 3 15.8
Trung bình 13 68.4

Ít 1 5.3
Rất ít 1 5.3

Thời gian giải lao bạn làm gì để thư giãn, giảm mỏi Tập thể dục 8 42.1
mắt cho mắt

Không làm gì 11 57.9


Tần suất bạn thực hiện các bài tập thể dục cho mắt/ 1- 2 lần/ ngày 6 31.6
thư giãn cho mắt
2 -4 lần/ ngày 2 10.5
Nhiều hơn 5 2 10.5
lần/ ngày
Không làm 9 47.4

Tự đánh giá sức khỏe thị lực của bản thân trước Rất tốt 2 10.5
khi học trực tuyến
Tốt 5 26.3

Bình thường 9 47.4


Tệ 3 15.8

Rất tệ 0 0

Nhận xét: Qua khảo sát thực trạng sức khỏe thị lực trước khi học trực tuyến, rút ra một
số  đánh giá kết luận sau đây:
- Thời lượng chăm chú, tập trung học trên trường của sinh viên từ mức độ trung
bình tới rất nhiều, trong đó thời lượng tập trung mức độ trung bình chiếm tỉ lệ cao nhất
gấp 2 lần so với mức độ nhiều, gấp 12 lần so với thời lượng tập trung rất nhiều.
- Tần suất học trên trường thường dao động từ 4 đến 7 ngày/tuần, trong đó cao nhất
là lựa chọn 7 ngày/tuần, gấp 8 lần so với lựa chọn 4 ngày trên tuần; trong đó mỗi ngày
tần suất học trung bình 6.4 giờ/ngày, thấp nhất là 3 giờ/ ngày và nhiều nhất 7- 8 giờ/ ngày
chiếm gần 50% so với các kết quả còn lại. Sau mỗi giờ học thường giải lao khoảng từ 5
đến 30 phút, lựa chọn chủ yếu là nghỉ giải lao 15 phút (Chiếm 63%) gấp 12 lần so với các
khoảng thời gian còn lại.
- Trong khi đó qua kết quả nghiên cứu thu được thời gian sử dụng thiết bị di động
trong mỗi tiết học trên trường trung bình khoảng 30 phút chiếm 1/4 khoảng thời gian học

25
(Quy định 1 tiết học = 2 giờ ), thời gian sử dụng thiết bị di động trong giờ giải lao trung
bình khoảng 5 phút, trong đó cao nhất là lựa chọn 15 phút chiếm 52.5%.
- Hầu hết sinh viên đều dành thêm nhiều thời gian tự học tại nhà/trọ/trường trong đó
thời gian tự học thường dao động trong khoảng từ 1 đến 7 giờ/ ngày, trong đó cao nhất là
chọn tự học ở nhà trong mức 1-2 giờ/ ngày, chiếm trên  50% so với các đối tượng chọn
khoảng thời gian còn lại. Trong thời gian tự học sinh viên hầu hết đều nghỉ giải lao gấp 3
lần so với các đối tượng lựa chọn học liên tục. 
- Phần lớn các sinh viên đều hài lòng về kích thước bàn ghế, tư thế ngồi học cũng
như mức độ chiếu sáng trong lớp học và lúc tự học, tuy nhiên ⅕ các đối tượng tham gia
nghiên cứu chưa hài lòng (chiếm 21.1% ). 
- Ngoài giờ học, tần suất sử dụng thiết bị điện tử của sinh viên dao động từ trung
bình tới rất nhiều. Trong đó số sinh viên chọn nhiều và rất nhiều chiếm tổng 52.6%. Hơn
một nửa số sinh viên sử dụng thiết bị điện tử ngoài giờ học cộng với thời gian tự học với
tần suất cao, góp phần tác động không nhỏ đến sức khỏe thị lực của sinh viên. 
- Hầu hết, các sinh viên đều thường xuyên đọc sách với đầy đủ ánh sáng và cũng
như có tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên sau mỗi giờ học.
- Thời gian giải lao, sinh viên thường không làm gì cho mắt chiếm 57.9%, những số
còn lại 42.1% có thư giãn, tập thể dục cho mắt với tần suất trung bình khoảng 1-2 lần mỗi
ngày.
- Trước khi học trực tuyến, sức khỏe thị lực của sinh viên từ bình thường cho tới rất
tốt chiếm đa số trên 80% , một số nhỏ là có sức khỏe thị lực tệ trước đó chiếm 1/4 tổng
số.

2.3 KHẢO SÁT SỨC KHỎE THỊ LỰC KHI HỌC TRỰC TUYẾN:

Biến số Tần Tỷ lệ
số (n) (%)

Tự đánh giá thời lượng chăm chú, tập trung học Rất nhiều 2 10.5
trực tuyến
Nhiều 8 42.1
Trung bình 6 31.6

Ít 2 10.5
Rất ít 1 5.3

Tần suất học trung bình bằng thiết bị học trực 4 1 5.3
tuyến trong tuần
(...ngày/ tuần) 5 2 10.5
6 10 52.6

7 6 31.6

Tần suất học trung bình bằng thiết bị học trực 3-4 8 41.6

26
tuyến trong ngày 5-6 5 26.5
(...giờ/ngày)
7-8 6 31.8

Thời gian trong tiết học bạn có dùng thiết bị di 5-15 10 52.3
động không, nếu có thì bao lâu: (...phút/ tiết học)
quy định 1 tiết học = 2 giờ. 20-40 6 31.8

45-60 3 15.9

5-10 2 10.6
Thời gian giải lao sau mỗi tiết học (phút)
15 15 78.8

30 2 10.6

Thời gian nghỉ lao bạn có dùng thiết bị di động 5 -10 7 37.1
không, nếu có thì bao lâu (...phút)
10-15 3 15.9

15-30 9 47
Tự đánh giá thời lượng tự học tại nhà Rất nhiều 0 0

Nhiều 4 21.1
Trung bình 11 57.9

Ít 4 21.1
Rất ít 0 0

Tần suất tự học trung hình trong ngày (...giờ/ngày) 0.5-1 2 10.6
1-2 8 41.8

3-4 5 26.5
5-6 4 21.2

Thời gian trong buổi tự học bạn có dùng thiết bị 0-10 5 26.5
điện tử không, nếu có thì bao lâu? (…phút/buổi
học) 15-30 10 52.3

45-60 2 10.6
120 2 10.6

5-10 5 26.5

27
Thời gian nghỉ lao bạn có dùng thiết bị di động 15-30 9 47
không, nếu có thì bao lâu? (… phút)
Trên 30 5 26.5

Bạn học liên tục hay có nghỉ giải lao? Liên tục 5 26.3

Nghỉ giải 14 73.7


lao

Thời gian giải lao bạn có làm gì để thư giãn cho Tập thể dục 7 36.8
mắt? cho mắt

Không làm 12 63.2


Tần suất bạn thực hiện các bài tập thể dục cho mắt/ 1- 2 lần/ 5 26.3
thư giãn cho mắt? ngày

2 -4 lần/ 2 10.5
ngày

Nhiều hơn 5 2 10.5


lần / ngày

Không làm 10 52.6

Bạn có hài lòng về mức độ chiếu sáng khi học trực Rất hài lòng 3 15.8
tuyến tại nhà/trọ không:
Hài lòng 3 15.8

Bình thường 11 57.9


Không hài 2 10.5
lòng
Rất không 0 0
hài lòng
Bạn có hài lòng về tư thế ngồi học và bàn ghế khi Rất hài lòng 3 15.8
học trực tuyến tại nhà/trọ không?
Hài lòng 3 15.8

Bình thường 11 57.9

không hài 2 10.5


lòng

28
Rất không 0 0
hài lòng

Sau mỗi giờ học ở nhà bạn có tiếp xúc với ánh sáng Rất nhiều 1 5.3
tự nhiên không?
Nhiều 3 15.8
Trung bình 10 52.6

Ít 4 21.1

Rất ít 1 5.3

Ngoài giờ học online , bạn có thường xuyên sử dụng Rất ít 0 0


thiết bị điện tử( tivi, laptop, điện thoại,..) không?

Ít 1 5.3

Trung bình 9 47.4

Nhiều 5 26.3

Rất nhiều 4 21.1

Ngoài giờ học online , bạn có thường xuyên đọc Rất ít 3 15.8
sách  nơi thiếu ánh sáng không

Ít 5 26.3

Trung bình 7 36.8

Nhiều 2 10.5

Rất nhiều 2 10.5

29
Tự đánh giá sức khỏe thị lực của bản thân khi học Rất tệ hơn 1 5.3
trực tuyến:

Tệ hơn 4 21.1

Bình thường 14 73.6

Tốt hơn 0 0

Rất tốt hơn 0 0

Nhận xét: Qua khảo sát  thực trạng sức khỏe thị lực khi học trực tuyến, rút ra một số
đánh giá sau đây:

- Trong lịch học trực tuyến 42.1% sinh viên ghi nhận thường xuyên tập trung, chăm
chú vào màn hình thiết bị điện tử ở mức nhiều ( gấp 8 lần so với số sinh viên chọn rất ít  )
. Trung bình số ngày học trực tuyến trong tuần là 6.1 ngày/ tuần, số giờ học trực tuyến
mỗi ngày là 5.8 giờ/ngày. Ta thấy rằng lượng thời gian học trực tuyến là ít hơn so với
lượng thời gian học trực tiếp trên trường nhưng lượng ít hơn này vẫn không đáng kể.
- Trung bình thời gian dùng điện thoại trong lúc học Online là 30 phút/ tiết học đây là
yếu tố khiến mắt phải làm việc gấp đôi (bao gồm cả việc vừa học và dùng điện thoại
riêng trong lúc học ).
Trung bình thời gian giải lao sau mỗi tiết học trong học Online là 5-30  phút, phần lớn
sinh viên thời gian dùng di động trong lúc giải lao từ 15-30 phút chiếm 47%,đây cũng là
một trong các tác hại của việc sử dụng các thiết bị điện tử nhiều gây hại đến sức khỏe thị
lực. 
- Quá trình tự học sau giờ học trực tuyến, 100% sinh viên ghi nhận là có thời lượng tự
học sau giờ học trực tuyến , trong đó khoảng thời gian tự học 1-2 giờ/ ngày chiếm 41.8%,
cao nhất so với các lựa chọn còn lại. Tuy nhiên phần lớn sinh viên còn lại vẫn dành nhiều
thời gian tự học chiếm trên 50%. Trong đó thời gian dùng thiết bị điện tử trong tự học
chiếm cao nhất là 15-30 phút, gấp từ 2 đến 5 lần so với các đối tượng chọn khoảng thời
gian khác. Các con số này cho thấy sinh viên phải dành thời gian tự học nhiều hơn so với
lúc học trực tiếp.
- Phần lớn sinh viên đều hài lòng về kích thước bàn ghế, tư thế ngồi học cũng như
mức độ chiếu sáng trong lớp học và lúc tự học, tuy nhiên một phần nhỏ vẫn chưa hài lòng
( 10.5%).
- Ngoài giờ học, tần suất sử dụng thiết bị điện tử của sinh viên từ trung bình (47.4%)
tới rất nhiều (21.1%). Hầu hết, các sinh viên đều thường xuyên đọc sách với đầy đủ ánh
sáng và cũng như có tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên sau mỗi giờ học.

30
- Thời gian giải lao, chỉ có  36.8% sinh viên có thư giãn cho mắt, Trong đó có 26.3%
sinh viên có thực hiện bài tập thể dục cho mắt  1-2 lần/ ngày. Khi học trực tuyến, sức
khỏe thị lực của sinh viên cho rằng bình thường chiếm 73.6%. Đánh giá tệ hơn tăng từ
15.8% trước học trực tuyến  lên thành 21.1% sau khi học trực tuyến và 5.3% nói rằng rất
tệ hơn, dù trước học trực tuyến không ghi nhận điều này. Giải thích cho điều này như sau
mặc dù thời lượng học trên lớp so với học trực tuyến  là không thay đổi lớn, tuy nhiên
học trực tuyến bắt buộc sinh viên phải chăm chú vào màn hình trong cả buổi học, bên
cạnh đó sinh viên còn dùng điện thoại trong giờ học nó chính là nguyên nhân khiến mắt
hoạt động gấp đôi so với việc học trực tiếp trên trường. Hơn thế nữa còn có sự tăng thời
lượng tự học khi học Online tại nhà/trọ , tất cả điều này làm mắt phải hoạt động nhiều
hơn dẫn đến điều tra sức khỏe thị lực  đánh giá xấu đi sau khi học trực tuyến.

2.4 SO SÁNH SỨC KHỎE THỊ LỰC TRƯỚC VÀ SAU KHI HỌC TRỰC TUYẾN:

 Sức khỏe thị lực trước khi học trực tuyến

Biến số Tần số (n) Tỉ lệ (%)


Có 12 63.12
Nhìn xa thấy mờ, nhòe, không rõ
Không 7 36.85
Có 7 36.84
Thường xuyên chảy nước mắt, dụi mắt
Không 12 63.16
Có 9 47.36
Biểu hiện mỏi mắt khi nhìn liên tục
Không 10 52.64
Có 7 36.84
Hay bị nhức đầu khi mắt nhìn liên tục
Không 12 63.16
Có 8 42.11
Phải nheo mắt khi nhìn vật ở xa
Không 11 57.89
Cận thị 11 57.9

Loạn thị 0 0
Đã bị tật khúc xạ gì trước khi học trực tuyến
Viễn Thị 0 0

Mắt Khỏe 8 42.1


Nếu cận thì đeo bao nhiêu Diop(Độ) 1-3 6 54.54

3.5-5.5 4 36.36

31
7 1 9.1
1-4 3 27.3

Đã đeo kính được bao lâu (Năm) 5-7 2 18.2


8-10 4 36.3

12-14 2 18.2

 Sức khỏe thị lực trong khi học trực tuyến 

Biến số Tần số Tỉ lệ (%)


(n)
Nhìn xa thấy mờ, nhòe, không rõ Nghiêm 1 5.26
trọng hơn
Có 13 68.42

Không 5 26.32
Bớt nghiêm 0 0
trọng
Thường xuyên chảy nước mắt, dụi mắt Nghiêm 1 5.26
trọng hơn
Có 8 42.10
Không 10 52.64
Bớt nghiêm 0 0
trọng
Biểu hiện mỏi mắt khi nhìn liên tục Nghiêm 2 10.53
trọng hơn
Có 12 63.15

Không 5 26.32
Bớt nghiêm 0 0
trọng
Nghiêm 1 5.26
Hay bị nhức đầu khi mắt nhìn liên tục trọng hơn

32
Có 10 52.63
Không 8 42.11

Bớt nghiêm 0 0
trọng

Phải nheo mắt khi nhìn vật ở xa Nghiêm 1 5.26


trọng hơn

Có 9 47.36
Không 9 47.36

Bớt nghiêm 0 0
trọng

Nếu cận thị/loạn thị/ viễn thị thì sau khi học trực Không tăng 6 54.5
tuyến tăng  lên bao nhiêu độ: (Diop) độ

0.5 2 18.2
0.75 1 9.1

1 1 9.1
Chưa đo 1 9.1

Tình trạng sức khỏe thị lực của bạn hiện tại Cận thị 11 57.9
Loạn thị 0 0

Viễn thị 0 0
Mắt khỏe 4 21.1

Chưa rõ 4 21.1

NHẬN XÉT: Tình hình sức khỏe thị lực cụ thể là tình hình cận thị của sinh viên lớp
K23YDK3 trước và trong  khi học trực tuyến có sự chuyển biến xấu hơn. 
 Những biểu hiện triệu chứng của cận thị trong  khi học trực tuyến có sự gia tăng về
tần số, tỉ lệ cũng như mức độ. Cụ thể như sau:
 Có  63.15% sinh viên trước khi học trực tuyến biểu hiện  nhìn xa thấy mờ, nhòe,
không rõ , nhưng trong khi học trực tuyến lại có 68.42% sinh viên và 5.26% sinh viên
biểu hiện nghiêm trọng hơn.
 Có 36.84% sinh viên trước khi học trực tuyến biểu hiện thường xuyên chảy nước mắt,
dụi mắt ; nhưng trong khi học trực tuyến tăng lên 41.10% sinh viên cùng với 5.26%
sinh viên biểu hiện nghiêm trọng hơn.

33
 Có 47.36% sinh viên trước khi học trực tuyến biểu hiện mỏi mắt khi nhìn liên tục ;
nhưng trong khi học trực tuyến tăng lên 63.15% sinh viên và 10.53% sinh viên có
biểu hiện nghiêm trọng hơn.
 Có 36.84% sinh viên trước khi học trực tuyến biểu hiện hay bị nhức đầu khi mắt nhìn
liên tục ; nhưng trong khi học trực tuyến tăng lên 52.6% cùng với 5.26% sinh viên có
biểu hiện nghiêm trọng hơn.
 Có 42.11% sinh viên trước khi học trực tuyến biểu hiện phải nheo mắt khi nhìn vật ở
xa; nhưng trong khi học trực tuyến tăng lên 47.3% cùng với 5.27% sinh viên có biểu
hiện nghiêm trọng hơn.
  Sinh viên bị cận thị trước và trong  khi học trực tuyến hầu hết đều không thay đổi số
lượng ( 11 người chiếm 57.9% ). Tuy nhiên trong  khi học trực tuyến  36.4%  sinh
viên cận thị  đã tăng độ (từ 0.5-1 độ ), 9.1% sinh viên chưa đo lại ,  trước khi học trực 
tuyến có 42.1% sinh viên mắt khỏe nhưng trong khi học trực tuyến  lại có 21.1%  sinh
viên  chưa rõ về sức khỏe thị lực trong khi học trực tuyến( số sinh viên mắt khỏe đã
giảm một nửa so với trước đó ).

2.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỊ LỰC

Biến số Tần số (n) Tỷ lệ(%)


Có 11 57.9

Yếu tố di truyền Không 8 42.1


Không rõ 0 0

Nhận xét: Trong tổng số sinh viên tham gia khảo sát có 57.9%  người có tiền sử gia đình
bị tật khúc xạ. Tỷ lệ người khảo sát có tiền sử gia đình bị tật khúc xạ cao hơn đáng kể so
với những người không có tiền sử di truyền.

Biến  số Tần số (n) Tỷ lệ(%)

Có 0 0
Tiền sử đẻ non/nhẹ cân
Không 19 100

Nhận xét: 100% người tham gia khảo sát đều không có tiền sử đẻ non/ nhẹ cân.

Biến số Tần số (n) Tỷ lệ(%)

Stress Chưa 0 0
Hiếm khi 5 26.3

Thỉnh thoảng 10 52.6

34
Thường xuyên 4 21.1

Nhận xét: Đa phần trên 73%  người khảo sát đều có biểu hiện stress từ mức độ thỉnh
thoảng trở lên do đặc thù áp lực học tập thường xuyên, trong đó có 21.1% người khảo sát
ở mức độ thường xuyên.

Biến số Tần số (n) Tỷ lệ(%)


Rất thiếu 2 10.5

Thiếu 2 10.5
Dinh dưỡng
Bình thường 10 52.6

Đầy đủ 5 26.3

Nhận xét: Chỉ có 4 người khảo sát có chế độ thiếu dinh dưỡng cho sức khỏe thị lực,
chiếm tỉ lệ 21% số người khảo sát, đa phần còn lại đều đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho
sức khỏe thị lực.

Biến số Tần số (n) Tỷ lệ(%)


Chưa 7 36.8

Hiếm khi 3 15.8


Thực phẩm chức năng hỗ trợ
Thỉnh thoảng 6 31.6

Thường xuyên 3 15.8

Nhận xét: Trên 63% người khảo sát có sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ cho thị lực.
Chỉ khoảng 36.8% người khảo sát còn lại chưa từng sử dụng.

Biến số Tần số (n) Tỷ lệ(%)

Không 1 5.3
Hiếm khi 5 26.2
Tập thể dục, thể thao
Thỉnh thoảng 9 47.4

Thường xuyên 4 21.1

Nhận xét: Có 68.5% người tập thể dục thỉnh thoảng đến thường xuyên, mức độ được lựa
chọn nhiều nhất là thỉnh thoảng, con số này gấp 13 lần so với người chọn không tập thể
dục.

35
Biến số Tần số (n) Tỷ lệ(%)

Chưa 2 10.5

Hiếm khi 4 21.1


Rửa mắt, vệ sinh mắt
Thỉnh thoảng 8 42.1

Thường xuyên 5 26.3

Nhận xét: Gần 2/3 các đối tượng có rửa và vệ sinh mắt ở mức độ thỉnh thoảng đến
thường xuyên. Trong đó ⅓ còn lại ít quan tâm đến việc vệ sinh mắt.

36
CHƯƠNG III: BÀN LUẬN

3.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG THAM GIA NGHIÊN CỨU:

Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành trên 19 đối tượng là sinh viên năm thứ 5 của
trường Đại Học Duy Tân, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nam giới gấp 2 lần nữ giới
trong đó nam chiếm 68.4%, nữ giới chiếm 31.6%. Độ tuổi của đối tượng nghiên cứu chủ
yếu là 22 tuổi (89.4% sinh năm 1999); cao nhất là 25 tuổi (sinh năm 1995). Sở dĩ chúng
tôi lựa chọn đối tượng nghiên cứu ở nhóm tuổi này bởi các lý do sau:

Thứ nhất, chúng tôi nhận thấy ở độ tuổi này, sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể
con người đã đạt ở mức cao nhất, chiều dài trục nhãn cầu tương đối ổn định nên tỷ lệ cận
thị ở độ tuổi này cũng không có nhiều biến động. Một điều đáng chú ý là trước tình hình
dịch bệnh Covid 19 đã và đang diễn biến phức tạp thì việc học tập online vẫn đang tiếp
tục không chỉ sinh viên khối ngành sức khỏe nói riêng mà ngành giáo dục nói chung, với
đặc thù của ngành y chúng tôi cần học tập nhiều hơn không chỉ qua các bài giảng của
thầy,cô giáo  mà còn qua tự tìm tòi đọc sách, cập nhật các kiến thức mỗi ngày. Với lượng
kiến thức khổng lồ không chỉ từ các trang sách, bài giảng , tài liệu trong nước và ngoài
nước đi cùng với việc học Online nên việc tiếp xúc với ánh sáng xanh ảnh hưởng đến sức
khỏe thị lực rất nhiều.

Thứ hai, tình trạng cận thị ở lứa tuổi học sinh, sinh viên ở nước ta hiện nay gia tăng
nhanh chóng. Qua các kết quả nghiên cứu thấy rằng, cận thị ở lứa tuổi học sinh, sinh viên
đang là vấn đề đáng được quan tâm của ngành Y tế. Tại Thành phố Hồ Chí Minh,
Nguyễn Thị Xuyên và các cộng sự (2020)  nghiên cứu trên 430 sinh viên Y Dược Trường
Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn năm 2020 nhằm xác định tỷ lệ cận thị và các yếu tố
liên quan cho thấy tỷ lệ cận thị ở sinh viên 39.8%.Nghiên cứu của Trần Đức Nghĩa
(2019) tại Điện Biên Phủ tỷ lệ mắc cận thị của khối 1 và 2 chỉ là 10,3% và 9,8%, nhưng
khi lên đến khối 5 thì tỷ lệ cận thị đã tăng lên là 26,7%, tỷ lệ cận thị học đường ở lứa tuổi
học sinh đã gia tăng rất nhanh chóng tại Châu Á, nghiên cứu  cho thấy tỷ lệ cận thị
thường cao ở các quốc gia: Trung Quốc, Nhật Bản, nhưng cao hơn cả là Đài Loan và
Singapore . Cận thị trở thành một vấn đề sức khỏe quan trọng trong cộng đồng học sinh
sinh viên. Tại Đài Loan tỷ lệ cận thị ở học sinh lứa tuổi 18 là 80%.

3.2 THỰC TRẠNG SỨC KHỎE THỊ LỰC TRÊN ĐỐI TƯỢNG SINH VIÊN HỌC
TRỰC TUYẾN TẠI LỚP K23YDK3 NĂM 2020-2021

Tình hình sức khỏe thị lực cụ thể là tình hình cận thị của sinh viên lớp K23YDK3 
trong  khi học trực tuyến có sự chuyển biến xấu hơn trước khi học trực tuyến .

37
 Những biểu hiện triệu chứng của cận thị trong khi học trực tuyến có sự gia tăng về tần
số, tỉ lệ cũng như mức độ. ( Cụ thể đã mô tả ở phần nhận xét D)
 Sinh viên bị cận thị trước và trong  khi học trực tuyến hầu hết đều không thay đổi số
lượng ( 11 người chiếm 57.9% ). Tuy nhiên trong  khi học trực tuyến  36.4%  sinh
viên cận thị  đã tăng độ (từ 0.5-1 độ ), 9.1% sinh viên chưa đo lại ,  trước khi học trực 
tuyến có 42.1% sinh viên mắt khỏe nhưng trong khi học trực tuyến  lại có 21.1%  sinh
viên  chưa rõ về sức khỏe thị lực trong khi học trực tuyến ( số sinh viên mắt khỏe đã
giảm một nửa so với trước đó ).

3.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE THỊ LỰC:

3.3.1 MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ TỪ MÔI TRƯỜNG:

3.3.1.1 Mối liên quan giữa sức khỏe thị lực và mắt nhìn liên tục:

Phân tích kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, việc mắt nhìn  liên tục ngay cả
trước khi học trực tuyến và khi học trực tuyến đều ảnh hưởng đến sức khỏe thị lực đến
nhóm sinh viên được nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra ở nhóm sinh viên cho thấy
việc để mắt nhìn liên tục gần 67.9 giờ/tuần ở thời gian trước khi học trực tuyến và 62.6
giờ/tuần ở thời gian khi học trực tuyến góp phần làm tăng nguy cơ tiến triển các tật khúc
xạ thị lực, nhất là cận thị. Những nghiên cứu khác cũng chỉ rõ mối nguy cơ liên quan này
đến sức khỏe thị lực. Yin-Yang Lee (2013) nghiên cứu trên lính nghĩa vụ ở độ tuổi từ 18
đến 24 tại Đài Loan, tác giả cho rằng các yếu tố có liên quan đến cận thị của 34 những
người ở độ tuổi trưởng thành bao gồm: làm việc nhìn gần liên tục, có nhiều thời gian cho
việc đọc sách và sử dụng máy tính ngay cả khi trước và khi học trực tuyến. Tác giả
Alejandro Fernández-Montero (2015) nghiên cứu ở nhóm sinh viên tốt nghiệp trường Đại
học Tây Ban Nha cho thấy, nguy cơ tiến triển cận thị ở nhóm tiếp xúc với máy tính >40
giờ/tuần cao gấp 1,34 lần so với nhóm sinh viên tiếp xúc với máy tính <10 giờ/tuần.

Đối với thời gian học trực tuyến, đa phần thời gian học, sinh viên bắt buộc phải để
mắt nhìn liên tục vào màn hình thiết bị điện tử. Sử dụng máy vi tính với thời gian kéo dài
có ảnh hưởng rất lớn đến thị lực của người sử dụng. Hiện nay, với áp lực học tập và khối
lượng kiến thức khổng lồ cần phải học tập của sinh viên, đặc biệt là đặc thù của sinh viên
ngành y, đòi hỏi mắt phải liên tục làm việc nhìn gần với máy tính, việc nhìn quá lâu vào
màn hình thiết bị điện tử sẽ làm cho mắt nhanh mỏi và gây ra hiện tượng co quắp điều tiết
từ đó dẫn đến các  tật khúc xạ. Hơn thế, ánh sáng và độ tương quan của thiết bị điện tử
không phù hợp với mắt của người sử dụng cũng là nguyên nhân dẫn đến  tật khúc xạ. 
Việc sử dụng máy tính, thiết bị di động quá nhiều và không hợp lý trong học tập, giải trí
đã góp phần làm cho tỷ lệ  tật khúc xạ ở sinh viên nói chung và thành viên lớp K23YDK3
ngày càng gia tăng nhanh chóng.

3.3.1.2 Mối liên quan giữa sức khỏe thị lực và sử dung thiết bị điện tử quá nhiều:

Kết quả nghiên cứu cho thấy trong thời gian học trực tuyến do dịch bệnh Covid19 thì
thời gian sử dụng thiết bị điện tử hằng ngày của nhóm sinh viên ở mức hơn 9 tiếng/ngày
bao gồm cả sử dụng thiết bị học trực tuyến và thiết bị di động trong và ngoài giờ học. Các

38
hoạt động nhìn gần và liên tục khi sử dụng máy tính, điện thoại, xem tivi và chơi điện tử
với thời lượng như trên khi học trực tuyến ảnh hưởng đến tật khúc xạ ở nhóm sinh viên
nghiên cứu đều có mối liên quan chặt chẽ. Cụ thể, những học sinh, sinh viên sử dụng máy
tính trên 1 giờ liên tục có khả năng mắc cận thị cao hơn so với những người không sử
dụng máy tính trên 1 giờ liên tục. Cũng tương tự đối với những học sinh, sinh viên chơi
điện tử liên tục trên 1 giờ. Rõ ràng có thể nhận thấy mối ảnh hưởng khi thời gian mà mắt
của sinh viên phải hoạt động liên tục và không được nghỉ ngơi trong suốt thời gian học
trực tuyến bằng thiết bị điện tử vốn ảnh hưởng đến thị giác qua yếu tố ánh sáng xanh.

Khi mắt hoạt động liên tục trong thời gian dài và lặp đi lặp lại trong nhiều ngày khiến
cho thị lực của học sinh bị suy giảm và dẫn đến các tật khúc xạ thị giác với bằng chứng
có sự tăng rõ rệt số lượng sinh viên có các biểu hiện đau mắt, mỏi mắt, chảy nước mắt và
đau đầu ở nhóm sinh viên tham gia khảo sát. Kết quả này cũng tương đồng với một số
nghiên cứu trên thế giới khi thấy mối liên quan giữa cận thị và sử dụng máy tính hoặc
chơi điện tử ở học sinh, sinh viên. Với những thay đổi tích cực về kinh tế tại khu vực đô
thị, việc các gia đình có máy tính và các thiết bị chơi điện tử ngày càng trở nên dễ dàng.
Bên cạnh đó việc quản lý thời gian sử dụng máy tính và thiết bị chơi điện tử của sinh viên
chưa được chặt chẽ có thể là nguyên nhân khiến cho nhóm sinh viên ở các khu vực thành
thị có tỷ lệ cận thị cao hơn so với học sinh khu vực nông thôn.

3.3.1.3 Mối liên quan giữa sức khỏe thị lực và thời gian hoạt động ngoài trời:

Trong khảo sát, số lượng sinh viên bị tật khúc xạ có thời gian tiếp xúc với ánh sáng tự
nhiên và các hoạt động thể dục thể thao ngoài trời thấp hơn so với những sinh viên mắt
bình thường khác. Cụ thể, nhóm sinh viên bị tật khúc xạ tiếp xúc ánh sáng tự nhiên ở
mức trung bình chỉ chiếm 72% trong khi đó là 100% ở mức trung bình trở lên đối với
nhóm sinh viên khác, cũng như vậy đối với các hoạt động thể dục thể thao thì nhóm sinh
viên bị tật khúc xạ có xu hướng ít tập thể dục thể thao hơn 12%.
Có thể nói, việc sử dụng mắt vào các hoạt động giải trí nhìn gần, học trực tuyến liên
tục với một thời gian kéo dài là một trong những yếu tố nguy cơ trực tiếp dẫn đến cận thị.
Vì vậy để hạn chế những nguy cơ dẫn đến cận thị này thì cần phải có những động thái
thay đổi cách sinh hoạt mắt. Nói cách khác, thay đổi hành vi là một biện pháp hữu hiệu
để tác động đến việc phòng tránh và giảm thiểu tỷ lệ cận thị ở những người có thói quen
sử dụng mắt nhìn gần. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa phần những sinh viên đều tham
gia hoạt động ngoài trời kể cả các hoạt động thể dục thể thao thường xuyên, điều này có
thể góp phần làm giảm nguy cơ bị tật khúc xạ so với nhóm sinh viên ít hay hiếm khi tham
gia hoạt động ngoài trời. Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng nguy cơ tật khúc xạ ở
nhóm người có thời gian nhìn gần ít và thời gian hoạt động ngoài trời nhiều có tỷ lệ cận
thị thấp hơn so với nhóm người có thời gian nhìn gần nhiều và thời gian hoạt động ngoài
trời ít.

3.3.1.4 Mối liên quan giữa sức khỏe thị lực và độ chiếu sáng, bàn ghế học tập:

Điều kiện học tập khi học trên trường lẫn học trực tuyến đóng vai trò quan trọng đối
với sức khỏe và khả năng học tập của học sinh, sinh viên. Đa phần nhóm sinh viên khảo
sát đều hài lòng về mức độ chiếu sáng cũng như bàn ghế học tập kể cả khi học tập trên

39
trường và khi học trực tuyến tại nhà, tuy nhiên vẫn có một tỉ lệ cao khoảng 58% sinh viên
thường xuyên đọc sách nơi thiếu ánh sáng kể cả ở những nhóm sinh viên mắt cận thị lẫn
mắt bình thường, Chiếu sáng không gian học tập là một tiêu chí quan trọng vì đây là một
yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe thị lực của sinh viên, Khi điều kiện ánh sáng tốt
thì khả năng và hiệu quả làm việc của mắt càng cao. Trong trường hợp ánh sáng khi đọc
sách không đủ, sinh viên sẽ phải điều tiết mắt nhiều hơn. Hơn thế nữa, sinh viên cần phải
nhìn gần hơn để có thể nhìn rõ được chữ. Quá trình này diễn ra thường xuyên kéo dài sẽ
ảnh hưởng đến thị lực của sinh viên và là nguyên nhân dẫn đến các tật khúc xạ.

3.3.2 CÁC YẾU TỐ KHÁC ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE THỊ LỰC:

3.3.2.1 Mối liên quan giữa sức khỏe thị lực và yếu tố di truyền:

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những sinh viên trong gia đình có bố mẹ cận thị
thì có khuynh hướng bị cận thị cao hơn những sinh viên trong gia đình không có bố mẹ
cận thị 1.92 lần . Nghiên cứu của chúng tôi có kết quả đánh giá tương tự như nghiên cứu
của tác giả Wilson Low trong một nghiên cứu trên 3009 học sinh Singapore gốc Trung
Quốc, học sinh có cả cha và mẹ mắc cận thị có khả năng mắc cận thị cao gấp gần 2 lần so
với học sinh có cha mẹ không mắc cận thị .Tại Việt Nam, nghiên cứu được tiến hành đối
với học sinh tiểu học và trung học cơ sở tại Đà Nẵng năm 2017 đã cho thấy có mối liên
quan giữa cận thị của học sinh và tình trạng cận thị của cha mẹ . Một nghiên cứu khác
vào năm 2014 của tác giả Hoàng Quang Bình cũng ghi nhận mối liên quan giữa cận thị
của học sinh và tiền sử cận thị của gia đình

3.3.2.2 Mối liên quan giữa sức khỏe thị lực và đẻ non, cận nặng thấp khi sinh:

Hiện tại nghiên cứu của chúng tôi khi khảo sát trên 19 đối tượng là sinh viên K23-
YDK3 vẫn chưa ghi nhận được mối liên quan giữa cận thị với đẻ non và cận nặng thấp
khi sinh. Vì với số lượng như vậy khó có thể nhìn nhận được mối tương quan này. Tuy
nhiên nhiều công trình nghiên cứu cũng đã đánh giá được rằng có mối liên quan giữa cận
thị với đẻ non và cân nặng thấp khi sinh. Tỷ lệ mắc cận thị thường lớn hơn ở trẻ đẻ non
so với trẻ sinh có tuổi thai bình thường. Ngoài ra, trẻ đẻ non sẽ thường mắc các vấn đề
liên quan đến bệnh lý võng mạc, ví dụ như bệnh võng mạc trẻ đẻ non. Những trẻ có cân
nặng thấp khi sinh cũng có nguy cơ mắc cận thị cao hơn so với những trẻ cân nặng bình
thường khi sinh.

3.3.2.3 Mối liên quan giữa sức khỏe thị lực với dinh dưỡng:

Nghiên cứu đã nhận thấy rằng có mối liên quan giữa cận thị và dinh dưỡng. Trong
những số sinh viên bị cận thị thì đã có 75%  không đảm bảo dinh dưỡng bổ sung hằng
ngày. Trong tổng số sinh viên chưa từng hoặc hiếm khi sử dụng thực phẩm chức năng có
40% sinh viên bị cận. Hơn thế nữa, trong tổng số sinh viên tăng độ thì có 50% thiếu dinh
dưỡng bổ sung cho mắt và chưa từng sử dụng thực phẩm chức năng.Nghiên cứu cũng đã
minh chứng phần nào giải thích cho việc thiếu các Vitamin và vi chất sẽ khiến củng mạc
bị suy yếu và trục nhãn cầu bị dài ra, làm tăng nguy cơ cận thị và làm cho cận thị tiến
triển nhanh hơn.

40
3.3.2.4 Mối liên quan giữa sức khỏe thị lực và stress:

Qua nghiên cứu đã khảo sát được rằng trong tổng số những người thường xuyên gặp
stress thì đã có 57.1% sinh viên cận thị. Điều này một phần nào nhận định rằng có mối
tương quan giữa stress và cận thị.Hệ thống thị giác rất nhạy cảm với stress, căng thẳng
hay mệt mỏi dù là dưới dạng thực thể, tinh thần hay cảm xúc.Kính đeo chỉ xử lý triệu
chứng mà không thay đổi được nguyên nhân sâu xa như stress .Theo các nhà chuyên
môn, yêu cầu nhìn gần trong xã hội hiện đại vượt quá khả năng sinh lý của mắt dẫn đến
phản ứng mệt mỏi của mắt và gây ra quy tụ nhiều hơn điều tiết. Mà một trong những
nguyên nhân gây nên tình trạng đó là tress.

3.4 HỆ QUẢ CỦA VIỆC HỌC TRỰC TUYẾN:

Qua khảo sát trên đối tượng nghiên cứu cho thấy thời lượng tập trung vào các giờ học
từ nhiều đến rất nhiều chiếm hơn 50%, với tần suất học nhiều ngày/ tuần  trong đó cao
nhất là lựa chọn 6 ngày/ tuần và 1 ngày học 4 giờ/ ngày.Với Lượng tiết học rất nhiều/
tuần  khiến mắt phải tiếp xúc với ánh sáng xanh từ  màn hình máy tính, điện thoại rất
nhiều gây những biểu hiện triệu chứng của cận thị trong  khi học trực tuyến có sự gia
tăng về tần số, tỉ lệ cũng như mức độ. ( Cụ thể đã mô tả ở phần nhận xét D). Không dừng
lại ở đó, các đối tượng nghiên cứu còn tiếp xúc với thiết bị có ánh sáng xanh qua điện
thoại, laptop,.. trong lúc giải lao, qua kết quả ghi nhận có gần 50% các đối tượng sử dụng
thiết bị di động, máy tính.. xuyên suốt cả thời gian nghỉ giải lao (chiếm 42.4%), và hơn ½
các đối tượng nghiên cứu không làm các bài tập thư giãn cho mắt (63.2%), góp phần
không nhỏ trong tăng triệu chứng cũng như mức độ cận thị khi học trực tuyến
Bên cạnh đó, sau khi học Online đến hiện tại ghi nhận sinh viên bị cận thị trước và
trong  khi học trực tuyến hầu hết đều không thay đổi số lượng ( 11 người chiếm 57.9% ).
Tuy nhiên trong  khi học trực tuyến  36.4%  sinh viên cận thị  đã tăng độ (từ 0.5-1 độ ).

3.5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:

3.5.1 Kết luận:

Qua nghiên cứu đánh giá thực trạng sức khỏe thị lực trên đối tượng  sinh viên học trực
tuyến tại lớp K23-YDK3 năm 2020-2021, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe
thị lực chúng tôi có được một số kết luận như sau: 

(1) Thực trạng sức khỏe thị lực  trên đối tượng sinh viên học trực tuyến tại lớp K23-
YDK3 năm 2020-2021.

 Tỷ lệ cận thị trung bình của  sinh viên tại lớp K23-YD3 là 57.9%  , tỷ lệ cận thị
sinh viên nam cao gần gấp 3 lần so với sinh viên nữ ( 8 nam, 3 nữ bị cận )
 Hầu hết sinh viên cận thị ở mức nhẹ từ -1,0 D đến -3,0 D (63.7%), cận thị ở mức
vừa từ -3.5 D đến -5.5 D chiếm 27.5% , và chỉ có 9.1% sinh viên cận thị ở mức độ nặng -
7D.

41
 Tình hình sức khỏe thị lực cụ thể là tình hình cận thị của sinh viên lớp K23YDK3
khi học trực tuyến có sự chuyển biến xấu hơn. 
 Những biểu hiện triệu chứng của cận thị trong  khi học trực tuyến có sự gia tăng
về tần số, tỉ lệ cũng như mức độ. (Cụ thể đã mô tả ở mục nhận xét D).
  Sinh viên bị cận thị trước và trong  khi học trực tuyến hầu hết đều không thay đổi
số lượng ( 11 người chiếm 57.9% ).

Tuy nhiên trong  khi học trực tuyến  36.4%  sinh viên cận thị  đã tăng độ (từ 0.5-1
độ), 9.1% sinh viên chưa đo lại . Điều này làm gia tăng  mức độ sức khỏe thị lực từ
27.5% sinh viên cận thị mức độ vừa lên 32.76% .
Trước khi học trực  tuyến có 42.1% sinh viên mắt khỏe nhưng trong khi học trực tuyến 
lại có 21.1%  sinh viên  chưa rõ về sức khỏe thị lực trong khi học trực tuyến( số sinh viên
mắt khỏe đã giảm một nửa so với trước đó ).

(2) Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe thị lực

 Những sinh viên trong gia đình có bố mẹ cận thị thì có nguy cơ bị cận thị cao hơn
những sinh viên trong gia đình không có bố mẹ cận thị là 1.92 lần.
 Việc mắt nhìn liên tục nhìn ngay cả trước khi học trực tuyến và khi học trực tuyến
đều ảnh hưởng đến sức khỏe thị lực đến nhóm sinh viên được nghiên cứu.
-  Hoạt động nhìn gần như đọc sách, sử dụng máy tính, điện thoại, xem tivi và chơi điện
tử với thời lượng trên 8h/ngày đều có mối liên quan chặt chẽ với cận thị.
 Những sinh viên tham gia hoạt động ngoài trời thường xuyên như hoạt động thể
dục thể thao, tiếp xúc nhiều với ánh sáng tự nhiên  thì nguy cơ mắc cận thị thấp hơn so
với những sinh viên ít có  thời gian hoạt động ngoài trời .
-  Điều kiện học tập khi học trên trường lẫn học trực tuyến đóng vai trò quan trọng đối
với sức khỏe thị lực  và khả năng học tập của học sinh, sinh viên.
-  Việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và các thực phẩm chức năng cho mắt  hàng ngày góp
phần nâng cao sức khỏe thị lực, đồng thời giảm thiểu được sự suy giảm thị lực.
-   Hệ thống thị giác rất nhạy cảm với stress, căng thẳng hay mệt mỏi dù là dưới dạng
thực thể, tinh thần hay cảm xúc. Kính đeo chỉ xử lý triệu chứng mà không thay đổi được
nguyên nhân sâu xa như stress. Vậy nên hiểu đúng về stress để có biện pháp điều hòa tốt
hơn cho mắt.

3.5.2 Kiến nghị:

Kết quả nghiên cứu cho thấy tình hình sức khỏe thị lực nói chung và cận thị nói riêng
trên đối tượng sinh viên K23 -YDK3 trong khi học trực tuyến có chuyển biến xấu hơn.
Như vậy trong quá trình học trực tuyến từ  9/2020 đến  12/2021  những nguyên nhân chủ
quan và  khách quan đã làm ảnh hưởng đến sức khỏe thị lực của sinh viên. Tuy nhiên có
thể sử dụng một số  biện pháp để khắc phục tình trạng xấu của thị lực cũng như cận thị.
 Nên giãn cách thời gian học trong tuần cho sinh viên khi học online không quá 3
giờ/ ngày. ( Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 90% nguy cơ mắt bị suy giảm thị lực
nếu phải tiếp xúc với màn hình thiết bị điện tử trên 3h/ngày.)
 Khuyến khích các đối tượng thường xuyên tập thể dục và thư giãn cho mắt: 

42
 Bài tập 1 : Mỗi 20 phút bạn tập trung nhìn vào một vật thể gì đó, hãy dành ra 20
giây để nhìn ra xa khoảng 6m. Lặp lại bài tập này trong thời gian trong ngày
 Bài tập 2: Đặt 1 ngón tay cái phía trước mặt, cách khoảng 10 cm.Sau đó, nhìn tập
trung trong vòng 5 giây, rồi nhìn ra xa.  Mỗi lần tập, lặp lại động tác này 10 lần.
 Bài tập 3:  Đảo mắt theo chiều kim đồng, sau đó đảo ngược lại.  Lặp lại động tác
này 36 lần.

Nên bổ sung thêm các thực phẩm có vitamin A, E, C và các thực phẩm chức năng để
tăng cường thêm sức khỏe thị lực.

43
TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Nhãn khoa, bộ y tế, PGS.TS Hoàng Thị Phúc, Hà Nội 2007.


- Bài giảng Tật Khúc Xạ năm 2021 trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
- Những yếu tố ảnh hưởng đến Thị Lực mà bạn không ngờ tới , Bệnh viện Mắt Sài Gòn,
năm 2018.
- Vũ Quang Dũng(2008), Nghiên cứu thực trạng và một số giải pháp phòng ngừa cận thị
ở học sinh khu vực trung du tỉnh Thái Nguyên, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học
Thái Nguyên.
- Hội chứng Thị Giác máy tính , bệnh viện Mắt Sài Gòn, năm 2018.
- Hoàng Quang Bình (2016), "Thực trạng tật khúc xạ của học sinh một số trường tiểu
học và trung học cơ sở Cần Thơ năm 2013 - 2014", Tạp chí Y học Việt Nam.
- Trần Đức Nghĩa, Thực trạng cận thị ở học sinh tiểu học thành phố Điện Biên Phủ và
hiệu quả một số giải pháp can thiệp, Luận án Tiến sĩ y học, Hà Nội-2019.
- Hoàng Ngọc Chương , Hoàng Hữu Khôi (2012), "Nghiên cứu giải pháp phòng ngừa và
triển khai thí điểm một số giải pháp can thiệp làm giảm nhẹ tật cận thị ở học sinh Tiểu
học và Trung học cơ sở thành phố Đà Nẵng", Đề tài khoa học cấp thành phố Đà Nẵng.
- Bộ Y tế (2000), "Quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT ngày 18 tháng 4 năm 2000 về
việc ban hành quy định về vệ sinh trường học, Hà Nội".
- Nguyễn Thị Hạnh (2010), Nghiên cứu sự thay đổi khúc xạ của học sinh khối 6 trường
THCS Cát Linh Hà Nội năm học 2009-2010, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học
Y Hà Nội.
- Ngô Như Hoà (1966), "Tình hình cận thị của học sinh Việt Nam", Nhãn khoa số 2.
- Lê Ánh Triết (1997), Quang học lâm sàng và khúc xạ mắt, Nhà xuất bản thành phố Hồ
Chí Minh.
- Wu P.C., Huang H.M., Yu H.J., Fang P.C.,Chen C.T. (2016), "Epidemiology of
Myopia", Asia Pac J Ophthalmol (Phila).
- Bourne R.R., Stevens G.A., White R.A., Smith J.L., Flaxman S.R., Price H., Jonas J.B.,
Keeffe J., Leasher J.,Naidoo K. (2013), "Causes of vision loss worldwide, 1990–2010: a
systematic analysis", The lancet global health.
- Holden B.A., Fricke T.R., Wilson D.A., Jong M., Naidoo K.S., Sankaridurg P., Wong
T.Y., Naduvilath T.J.,Resnikoff S. (2016), "Global prevalence of myopia and high
myopia and temporal trends from 2000 through 2050", Ophthalmology.
- Chua J. ,Wong T.Y. (2016), "Myopia—the silent epidemic that should not be ignored",
JAMA ophthalmology.

44
PHỤ LỤC

BỘ CÂU HỎI KHẢO SÁT SINH VIÊN

A. THÔNG TIN CHUNG 


A1. Họ và Tên:…
A2. Giới tính: 
a. Nam
b. Nữ
c. Khác
A3. Năm sinh:…
A4. Dân tộc:  
a. Kinh
b. Dân tộc khác
A5. Tôn giáo:Phật
a. Thiên chúa
b. Tin lành
c. Không
A6. Địa dư: 
a. Thành phố 
b. Nông thôn 
A7. Điều kiện kinh tế:
a. Nghèo 
b. Cận nghèo 
c. Bình thường 
d. Khá giả
A8. Học lực hiện tại:
a. Trung bình 
b. Khá 
c. Giỏi 
d. Xuất sắc
B. KHẢO SÁT SỨC KHỎE THỊ LỰC TRƯỚC KHI HỌC TRỰC TUYẾN: 
B1. Bạn hãy tự đánh giá thời lượng chăm chú, tập trung học trên trường:
a. Rất ít
b. Ít 
c. Trung bình 
d. Nhiều
e. Rất nhiều.
B1.1 Tần suất học trên trường trung bình trong tuần: … ngày/ tuần 
B1.2 Tần suất học trên trường trung bình trong ngày: … giờ/ngày

45
B1.3 Thời gian giải lao sau mỗi tiết học: … phút
B1.4 Thời gian trong tiết học trên trường  bạn có dùng thiết bị di động không, nếu có 
B1.5 Thời gian nghỉ lao trên trường bạn có dùng thiết bị di động không, nếu có thì bao
lâu: … phút
B1.6 Bạn có hài lòng về kích thước bàn ghế trong lớp học không: 
a. Rất không hài lòng 
b. Không Hài lòng
c. Bình thường
d. Hài lòng
e. Rất hài lòng
B1.7 Bạn có hài lòng về kích thước bàn ghế, mức độ chiếu sáng trong lớp học không: 
a. Rất không hài lòng 
b. Không Hài lòng
c. Bình thường
d. Hài lòng
e. Rất hài lòng 
B2.Tự đánh giá thời lượng tự học tại nhà/ trọ/ trường:
a. Rất ít
b. Ít
c. Trung bình
d. Nhiều 
e. Rất nhiều.
B2.1 Tần suất tự học trung hình trong ngày: ...giờ/ngày
B2.2 Thời gian trong buổi tự học bạn có dùng thiết bị điện tử không, nếu có thì bao lâu:
…phút/buổi học
B2.3 Bạn học liên tục hay có nghỉ giải lao? 
a. Liên tục 
b. Nghỉ giải lao 
B2.4 Bạn có hài lòng về kích thước bàn ghế lúc tự học không: 
a. Rất không hài lòng 
b. Không Hài lòng
c. Bình thường
d. Hài lòng 
e. Rất hài lòng. 
B2.5 Bạn có hài lòng về mức độ chiếu sáng lúc tự học không: 
a.  Rất không hài lòng
b.  Không hài lòng
c.  Bình thường
d.  Hài lòng
e.  Rất hài lòng.
B3 Ngoài giờ học, bạn có thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử ( tivi, laptop, điện
thoại,..) không?
a. Rất ít
b. Ít
c. Trung bình 
d. Nhiều 

46
e. Rất nhiều 
B4 Ngoài giờ học, bạn có thường xuyên đọc sách nơi thiếu ánh sáng không ?
a. Rất ít 
b. Ít 
c. Trung bình 
d. Nhiều 
e. Rất nhiều
B5. Sau mỗi giờ học bạn có thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên không :
a. Rất ít
b. Ít 
c. Trung bình
d. Nhiều `
e. Rất nhiều 
B6. Thời gian giải lao bạn làm gì để thư giãn, giảm mỏi mắt?
a. Tập thể dục cho mắt
b. Không làm gì 
B7. Tần suất bạn thực hiện các bài tập thể dục cho mắt/ thư giãn cho mắt 
a. 1- 2 lần/ ngày      
b. 2 -4 lần/ ngày      
c. Nhiều hơn 5 lần/ ngày    
d. Không làm  
B8. Tự đánh giá sức khỏe thị lực của bản thân trước khi học trực tuyến: 
a. Rất tệ
b. Tệ 
c. Bình 
d. Tốt 
e. Rất tốt.
C. KHẢO SÁT SỨC KHỎE THỊ LỰC KHI HỌC TRỰC TUYẾN:
C1. Bạn có thường xuyên tập trung, chăm chú vào màn hình thiết bị điện tử khi học trực
tuyến không ? 
a. Rất ít 
b. Ít 
c. Trung bình  
d. Nhiều 
e. Rất nhiều.
C1.1. Tần suất học trung bình bằng  thiết bị học trực tuyến trong tuần: … ngày/ tuần
C1.2. Tần suất học trung bình bằng thiết bị học trực tuyến trong ngày: … giờ/ngày
C1.3. Thời gian trong tiết học bạn có dùng thiết bị di động không, nếu có thì bao
lâu: ...phút/ tiết học
C1.4. Thời gian giải lao sau mỗi tiết học: … phút
C1.5 Thời gian nghỉ lao bạn có dùng thiết bị di động không, nếu có thì bao lâu: …phút
C2. Tự đánh giá thời lượng tự học tại nhà:
a. Rất ít 
b. Ít 
c. Trung bình 
d. Nhiều 

47
e. Rất nhiều.
C2.1 Tần suất tự học trung hình trong ngày: ...giờ/ngày
C2.2 Thời gian trong buổi tự học bạn có dùng thiết bị điện tử không, nếu có thì bao lâu:
…phút/buổi học
C2.3 Thời gian nghỉ lao bạn có dùng thiết bị di động không, nếu có thì bao lâu: … phút
C2.4 Bạn học liên tục hay có nghỉ lao? 
a. Liên tục 
b. Nghỉ Lao 
C3. Thời gian giải lao bạn có làm gì để thư giãn cho mắt
a. Tập thể dục cho mắt 
b. Không làm gì  
C4 . Tần suất bạn thực hiện các bài tập thể dục cho mắt/ thư giãn cho mắt 
a. 1- 2 lần/ ngày       
b. 2 -4 lần/ ngày       
c. Nhiều hơn 5 lần / ngày   
d. Không làm 
C5. Bạn có hài lòng về mức độ chiếu sáng khi học trực tuyến tại nhà/trọ không: 
a. Rất không hài lòng 
b. Không Hài lòng 
c. Bình thường 
d. Hài lòng 
e. Rất hài lòng 
 C6. Bạn có hài lòng về bàn ghế khi học trực tuyến tại nhà/trọ không:
a. Rất không hài lòng
b. Không Hài lòng
c. Bình thường
d. Hài lòng 
e. Rất hài lòng
C7 Sau mỗi giờ học ở nhà bạn có thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên không.
a. Rất ít 
b. Ít 
c. Trung bình 
d. Nhiều 
e. Rất nhiều
C8. Ngoài giờ học online , bạn có thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử( tivi, laptop, điện
thoại,..) không?
a. Rất ít
b. Ít 
c. Trung bình
d. Nhiều
e. Rất nhiều
C9. Ngoài giờ học online , bạn có thường xuyên đọc sách  nơi thiếu ánh sáng không?
a. Rất ít
b. Ít 
c. Trung bình
d.  Nhiều

48
e. Rất nhiều
C10. Tự đánh giá sức khỏe thị lực của bản thân khi học trực tuyến: 
a. Rất tệ hơn
b. Tệ hơn
c. Bình thường
d. Tốt hơn
e. Rất tốt hơn
D. SO SÁNH SỨC KHỎE THỊ LỰC TRƯỚC VÀ SAU KHI HỌC TRỰC TUYẾN: 

BẢNG SO SÁNH SỨC KHỎE THỊ LỰC TRƯỚC VÀ SAU KHI HỌC TRỰC TUYẾN 
CÁC TRIỆU TRƯỚC KHI kHI HỌC TRỰC TUYẾN
CHỨNG ĐIỂN HỌC TRỰC
HÌNH CỦA CẬN TUYẾN
THỊ
CÓ KHÔNG CÓ NGHIÊM BỚT KHÔNG
TRỌNG NGHIÊM
HƠN TRỌNG
HƠN

D1 Nhìn xa thấy mờ,


nhòe, không rõ

D2 Thường xuyên
chảy nước mắt,
dụi mắt
D3 Biểu hiện mỏi mắt
khi nhìn liên tục

D4 Hay bị nhức đầu


khi mắt nhìn liên
tục

D5 Phải nheo mắt khi


nhìn vật ở xa

( Đánh dấu X vào ô trả lời )


D6. Bạn có bị tật khúc xạ gì trước khi học trực tuyến không:
a. Cận Thị 
b. Loạn thị
c. Viễn Thị
d. Mắt Khỏe
Nếu chọn A,B,C vui lòng trả lời câu hỏi D7-D9 , nếu chọn D vui lòng trả lời chuyển qua
D10
D7. Nếu đeo kính thì đeo bao nhiêu Diop(Độ) : ….Diop/ Không biết số
D8. Đã đeo kính được bao lâu: .../năm

49
D9. Nếu cận thị/loạn thị/ viễn thị thì sau khi học trực tuyến tăng  lên bao nhiêu độ: …
Diop
D10. Tình trạng sức khỏe thị lực của bạn hiện tại:
a. Cận Thị 
b. Loạn Thị
c. Viễn Thị 
d. Mắt Khỏe 
e. Chưa rõ 
E. CÁC YẾU TỐ KHÁC ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỊ LỰC:
E1 Trong gia đình ba mẹ, anh/chị/em có bị tật khúc xạ nào không: 
a. Có 
b. Không 
c. Không rõ
E2. Có tiền sử đẻ non/ nhẹ cân không:
a. Có
b. Không 
E3. Có hay thường xuyên bị stress trong cuộc sống hay học tập không: 
a. Chưa
b. Hiếm khi 
c. Thỉnh thoảng 
d. Thường xuyên. 
E4. Có đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho sức khỏe thị lực( Thức ăn giàu
vitamin.A,vitamin.E, canxi,...) không: 
a. Rất thiếu 
b. Thiếu 
c. Bình thường 
d. Đầy đủ 
E5. Có rửa mắt, vệ sinh mắt không: 
a. Chưa 
b. Hiếm khi 
c. Thỉnh thoảng
d. Thường xuyên 
E6. Bạn có sử dụng thêm các thực phẩm chức năng hỗ trợ cho thị lực hay không:
a. Chưa
b. Hiếm khi 
c. Thỉnh thoảng 
d. Thường xuyên.
E7. Có thường xuyên tập thể dục, thể thao không: 
a. Không    
b. Hiếm khi    
c. Thỉnh thoảng 
d. Thường xuyên

50

You might also like