You are on page 1of 26

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG THCS VÀ THPT ĐINH THIỆN LÝ

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

Giấc ngủ ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng học tập trên trường của học
sinh khối 8 trường THCS & THPT Đinh Thiện Lý

Người thực hiện:

Nguyễn Ngô Xuân An


Tôn Nữ Diệu Anh
Nguyễn Ngọc Bảo Trâm
Vũ Phạm Phú Khang
Trần Nguyễn Gia Khang
Trương Huỳnh Phúc Nguyên

Người hướng dẫn khoa học:


Huỳnh Thị Thanh Trúc

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


4/2023
LỜI CAM ĐOAN
Trọng tâm của nghiên cứu này là xem xét kết quả học tập của học sinh lớp 8 trường
THCS & THPT Đinh Thiện Lý và mối liên hệ với tình trạng giấc ngủ của các bạn.
Nghiên cứu liên quan đến việc phân tích dữ liệu được thu thập từ hơn 40 học sinh
lớp 8 và kết quả cho thấy những học sinh có giấc ngủ đầy đủ và chất lượng có kết
quả học tập tốt hơn. Ngược lại, những học sinh có chất lượng giấc ngủ kém và ngủ
ít hơn 7 tiếng có xu hướng đạt điểm thấp hơn trong các kỳ thi ở trường. Các khuyến
nghị thiết thực cũng được đưa ra để cải thiện giấc ngủ của học sinh, bao gồm
khuyến khích phát triển thói quen ngủ tốt, tạo môi trường ngủ thoải mái và hạn chế
sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ. Nhìn chung, nghiên cứu này đã thiết lập
mối tương quan giữa giấc ngủ của sinh viên và kết quả học tập.
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nhóm em xin được phép gửi những lời cảm ơn sâu sắc cũng
như chân thành nhất từ tận đáy lòng đến cô Huỳnh Thị Thanh Trúc, giáo viên bộ
môn Nghiên Cứu Khoa Học tại trường THCS và THPT Đinh Thiện Lý vì đã là
người đồng hành, hướng dẫn, chỉ bảo, hỗ trợ chúng em trong quá trình thực hiện đề
tài nghiên cứu này. Trong suốt thời gian qua, cô không chỉ là người giáo viên nhiệt
huyết dẫn dắt chúng em nhưng còn là người tạo ra động lực giúp chúng em có thể
hoàn thành đề tài này.
Tiếp theo, chúng em xin được cảm ơn nhà trường vì đã tạo cơ hội đồng thời
cho chúng em được trải nghiệm về bộ môn Nghiên cứu khoa học đầy mới mẻ này
và hoàn thành đề tài một cách tốt đẹp nhất.
Chúng em cũng xin cảm ơn những bạn học sinh đến từ các trường: Đinh
Thiện Lý từ khối 8 với các lớp 8A1, 8A2, 8A3, 8A4, 8A5, 8A6, 8A7 và 8A8 đã
dành thời gian để giúp đỡ chúng em làm những phiếu khảo sát. Đồng thời, chúng
em cũng xin cảm ơn những thầy cô giáo viên ở nhà trường đã tạo điều kiện giúp
chúng em thực hiện đề tài này.
Cuối cùng, chúng em xin chân thành cảm ơn bố mẹ vì đã động viên và ủng
hộ chúng em trong việc làm đề tài. Nguồn động viên từ bố mẹ đã giúp chúng em có
thể vững tâm mà đi đến cuối đề tài và có thể tiến xa hơn nữa trong thời gian sắp tới.
Tp. HCM, tháng 3 năm 2023
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU.............................................................................................5
1.1. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................5
1.2. Nhiệm vụ của đề tài.........................................................................................6
1.3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu....................................................6
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................6
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu: Trường THCS & THPT Đinh Thiện Lý.....................6
1.4. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................7
1.5. Câu hỏi nghiên cứu.........................................................................................7
1.6. Giả thuyết khoa học........................................................................................7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN...............................................................................9
2.1. Lịch sử của vấn đề nghiên cứu........................................................................9
2.1.1. Giấc ngủ là gì và ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào?..............................9
2.1.2. Lợi ích của việc ngủ...................................................................................10
2.1.3. Sức khỏe học sinh lứa tuổi thiếu niên.........................................................10
2.2. Các lý thuyết có liên quan.............................................................................11
2.2.1.Cơ sở lý luận...............................................................................................12
2.2.1.1. Giấc ngủ..................................................................................................12
2.2.1.2. Chất lượng học tập..................................................................................12
2.2.2. Cơ sở thực tiễn...........................................................................................13
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................14
3.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.............................................................14
3.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu...................................................................14
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................15
4.1. Tổng quan về dữ liệu khảo sát.......................................................................15
4.2. Mức độ thiếu ngủ của học sinh khối 8...........................................................16
4.3. Khảo sát nguyên nhân dẫn đến việc thiếu ngủ đối với học sinh khối 8 trường
THCS & THPT Đinh Thiện Lý............................................................................17
Biểu đồ 4.4. Nguyên nhân dẫn đến việc thức khuya............................................18
4.4. Hậu quả của việc thiếu ngủ...........................................................................18
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ BÀN LUẬN...........................................................21
5.1. Tóm tắt những kết quả thu được....................................................................21
5.2. Đề xuất giải pháp..........................................................................................21
5.3. Hướng phát triển...........................................................................................22
DANH MỤC VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa của từ


THCS Trung học Cơ sở

THPT Trung học Phổ thông


TpHCM Thành phố Hồ Chí Minh

DANH MỤC BẢNG


Bảng 4.1: Bảng tổng quan dữ liệu khảo sát

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 4.1: Số lần thiếu ngủ hoặc thức khuya (từ 11h-12h trở đi) trung bình một
tuần
Biểu đồ 4.2: Điểm số trung bình học kỳ dựa trên thời gian ngủ
Biểu đồ 4.3: Thời gian ngủ dựa trên giới tính
Biểu đồ 4.4: Nguyên nhân thức khuya
Biểu đồ 4.5: Cảm giác khi thiếu ngủ đêm trước đó (giấc ngủ kéo dài dưới 8 tiếng)
Biểu đồ 4.6: Hậu quả của việc thiếu ngủ
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1.1. Mục đích nghiên cứu

Trong đời sống hiện nay, việc mất ngủ hay thiếu ngủ không còn là một hiện
tượng quá xa lạ. Theo viện nghiên cứu về giấc ngủ Hoa Kỳ (AASM), thống kê
rằng cứ 3 người sẽ có 1 người xuất hiện các triệu chứng mất ngủ, chiếm phần
lớn là các bạn trẻ và các thanh thiếu niên. (Hương, 2021)

Ngày nay, học sinh thường xuyên phải đối mặt với việc mất ngủ nhiều hơn bao
giờ hết, và chúng em tin rằng học sinh khối 8 trường THCS & THPT Đinh
Thiện Lý cũng không là ngoại lệ.
Quan trọng hơn, vấn đề trên có ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của con
người, cụ thể hơn là các học sinh - các mầm non tương lai của đất nước. Điều
này đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu khoa học và đã được chỉ ra rằng
giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tinh thần và thể
chất. Việc đảm bảo ngủ đủ giấc là một yếu tố quan trọng để duy trì sức khỏe và
tăng cường hiệu suất làm việc. Chính vì vậy, nghiên cứu này ra đời để tìm hiểu
vấn đề mất ngủ hay thiếu ngủ tác động mạnh mẽ đối với đời sống học tập của
các học sinh, cụ thể hơn là chất lượng học tập trên trường.
Kết quả của nghiên cứu này sẽ mang ý nghĩa về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Về
mặt lý luận, nghiên cứu sẽ giải đáp được một phần nguyên nhân của kết quả học
tập của từng cá thể học sinh, và sẽ là một nguồn tài liệu tham khảo đáng giá cho
các nghiên cứu sau liên quan đến lĩnh vực sư phạm và tâm lý phát triển. Về mặt
thực tiễn, kết quả nghiên cứu sẽ góp phần nâng cao hệ thống giáo dục Việt Nam
thông qua việc xem xét lại ưu tiên đảm bảo giấc ngủ của học sinh bởi tác động
của chúng, cũng như am hiểu hơn về thể trạng của học sinh.

1.2. Nhiệm vụ của đề tài

- Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của học sinh

như thời gian đi ngủ, thói quen trước khi đi ngủ, môi trường ngủ và động lực
học tập, và xác định mối liên hệ giữa giấc ngủ và chất lượng học tập của học

sinh.

- Nhiệm vụ 2: Đo lường hiệu quả của các chương trình giáo dục và chiến lược

để cải thiện giấc ngủ của học sinh, và đề xuất các giải pháp để tăng cường

giấc ngủ và cải thiện chất lượng học tập của học sinh.

1.3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu


1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Sự ảnh hưởng của giấc ngủ lên chất lượng học tập của học sinh lớp 8 tại
trường THCS & THPT Đinh Thiện Lý.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu: Trường THCS & THPT Đinh Thiện Lý
- Phạm vi không gian: Các học sinh khối 8 trường THCS & THPT Đinh Thiện

- Phạm vi thời gian: Tháng 1 - tháng 4/2023
- Số lượng mẫu khảo sát: ~ 40 mẫu
- Phạm vi nội dung nghiên cứu:
+ Độ dài giấc ngủ trung bình của học sinh
+ Số lần thức khuya hoặc thiếu ngủ trung bình ở một học sinh trong một tuần
+ Các yếu tố phổ biến khiến học sinh không thể đi ngủ sớm
+ Trạng thái và cảm xúc của học sinh sau khi bị thiếu ngủ
+ Mức độ thường xuyên của các hậu quả mà học sinh gặp phải khi ngủ trễ hoặc
mất ngủ
+ Các giải pháp mà học sinh đã/sẽ đưa ra để đối phó với vấn đề thiếu ngủ

1.4. Tính cấp thiết của đề tài

Nhìn chung tình trạng chung của các học sinh khối 8 trường THCS & THPT
Đinh Thiện Lý, chúng tôi nhận ra việc các bạn thường xuyên gặp khó khăn trong
việc có một giấc ngủ hoàn chỉnh. Điều này đã được phản ánh không ít lần trên
các trang mạng xã hội, các cuộc bàn luận trò chuyện thường ngày với nhau.
Nguyên nhân phần lớn là do phía nhà trường áp đặt lên học sinh một lượng lớn
bài tập và dự án khiến học sinh hiếm khi có giấc ngủ trọn vẹn và ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khỏe. Thậm chí điều này đã quá quen thuộc khiến mọi
người xem nhẹ tầm quan trọng của giấc ngủ, nhiều học sinh còn đùa vui “Không
có quầng thâm thì không phải học sinh trường Đinh Thiện Lý”. Một sự thật đáng
buồn là các biểu hiện trên chưa bao giờ có dấu hiệu dừng lại. Chúng tôi mong
muốn mọi người biết rằng không chỉ riêng ở sức khỏe, mà giấc ngủ còn đóng vai
trò cực kỳ quan trọng trong các hoạt động học tập khác.

1.5. Câu hỏi nghiên cứu

- Thời lượng của giấc ngủ có ảnh hưởng đến khả năng học tập hay điểm số của
học sinh như làm bài, tập trung, kiểm tra của các bạn trong trường học hay
không?
- Nếu có, thì các bạn thường gặp những hiện tượng gì khi bị mất ngủ nhưng
phải đi học ở trường?
- Tần suất các triệu chứng ấy xảy ra?
- Đối với bạn, ngủ bao nhiêu tiếng thì sẽ khiến bạn mất ngủ và không thể học
tập hiệu quả vào ngày hôm sau?
- Các yếu tố dẫn đến sự mất ngủ của bạn là gì?
- Bạn có những giải pháp nào mà bạn đã thực hiện để giải quyết vấn đề ấy?

1.6. Giả thuyết khoa học


Theo chúng tôi, việc thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng không lớn đến học sinh, không chỉ
riêng khối 8, khối chúng tôi đang khảo sát sẽ gặp vấn đề này. Đầu tiên, giấc ngủ là
một yếu tố quan trọng trong đời sống con người. Sau một ngày dài vất vả học tập và
làm việc tại trường, giấc ngủ sẽ giúp ta khôi phục lại năng lượng cho ngày hôm sau.
Khi ngủ, não sẽ tiết ra một loại hormones giúp chúng ta nghỉ ngơi, tăng trưởng
chiều cao và thậm chí giảm cân. Ngoài vấn đề sức khỏe, việc ngủ đủ giấc còn ảnh
hưởng đến sự tập trung, tương tác xã hội. Dựa vào báo Healthline: “Thiếu ngủ có
thể tác động tiêu cực đến một số khía cạnh của chức năng não với mức độ tương tự
nhiễm độc rượu.” (Kirsten Nunez, Karen Lamoreux, 2020)
Từ đó, chúng tôi đưa ra những giả thuyết về ảnh hưởng của việc thiếu ngủ với học
sinh:
- Ảnh hưởng nhiều nhất: Đến kết quả học tập (khó tiếp thu kiến thức,...) Việc thiếu
ngủ vào đêm hôm trước sẽ gây ra mất tập trung trong giờ học vào sáng sớm hôm
sau. Trường THCS & THPT Đinh Thiện Lý có thời gian đến trường tầm 7h20 vậy
nên nếu chúng ta thức quá 11h đêm thì sẽ không ngủ đủ giấc.
Ngoài ảnh hưởng ra, chúng tôi còn có những giả thuyết về nguyên nhân vì sao học
sinh khối 8 THCS & THPT Đinh Thiện Lý mất ngủ:
- Sinh hoạt cá nhân: Đôi khi, việc mất ngủ không đến từ những lí do khách quan như
tình trạng sức khỏe hay gia đình, mà đến từ chính cá nhân. Thực trạng học sinh sử
dụng mạng xã hội hay chơi game đang rất phổ biến, và học sinh dành thời gian
nhiều cho chúng vào ban đêm, khi phụ huynh đi ngủ, tránh ánh mắt tọc mạch của họ
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1. Lịch sử của vấn đề nghiên cứu

Giấc ngủ là gì và ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào?

Theo ông Nguyễn Công Cường trong “Chất lượng giấc ngủ và một số yếu tố liên
quan ở sinh viên trường cao đẳng Y dược Hồng Đức thành phố Hồ Chí Minh
năm 2020’’:

Ngủ là một hoạt động hằng ngày, chiếm đến ⅓ cuộc đời của mỗi người. Ngủ là
khoảng thời gian cần thiết cho cơ thể tái tạo, hồi phục sau một ngày hoạt động vất
vả và dự trữ năng lượng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Trong thời đại ngày
nay, với sự phát triển bùng nổ của công nghệ kỹ thuật, điện thoại di động, internet,
các chương trình giải trí, áp lực học tập, công việc, các mối quan hệ xã hội và hoạt
động sống hằng ngày khác đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc duy trì một giấc ngủ
ngon đạt chất lượng của mỗi con người. (Cường, 2020)
Lợi ích của việc ngủ

Chúng tôi đã tổng hợp và tìm kiếm một số thông tin về lợi ích của giấc ngủ. Theo
Health.gov, khi ngủ đủ giấc chúng ta sẽ ít bị ốm hơn, giữ cân nặng khỏe mạnh,
giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, như bệnh tiểu đường và bệnh
tim, giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng, Suy nghĩ rõ ràng hơn và làm tốt hơn
trong trường học và tại nơi làm việc, Hòa đồng hơn với mọi người,... (Brown, 2021)

Sức khỏe học sinh lứa tuổi thiếu niên

Thanh thiếu niên được quy ước khoảng 11- 20 tuổi, đây là thời kỳ tiếp giữa trẻ em
và người lớn. trẻ có các thay đổi rất nhanh về dáng vẻ cơ thể bên ngoài, kích thước
cơ thể, sinh lý, tâm lý và các chức năng xã hội, do nội tiết tố đã xác lập sẵn lịch phát
triển cùng với tác động cấu trúc xã hội và môi trường.

Vì còn đang ở lứa tuổi phát triển nên giấc ngủ rất quan trọng với thiếu niên. Nhu
cầu về dinh dưỡng khá cao, theo…, Ngủ đủ số giờ khuyến nghị một cách thường
xuyên có liên quan đến kết quả sức khỏe tốt hơn bao gồm: cải thiện sự chú ý, hành
vi, học tập, trí nhớ, điều hòa cảm xúc, chất lượng cuộc sống, sức khỏe tinh thần và
thể chất. Thường xuyên ngủ ít hơn số giờ được khuyến nghị có liên quan đến các
vấn đề về chú ý, hành vi và học tập. Ngủ không đủ giấc cũng làm tăng nguy cơ tai
nạn, chấn thương, tăng huyết áp, béo phì, tiểu đường và trầm cảm.

Ở lứa tuổi có nhiều nhu cầu về học tập, cảm xúc, sức khỏe thể chất và tâm thần như
tuổi thiếu niên thì việc ngủ đủ giấc là vô cùng cần thiết. Hiện nay, ở Việt Nam hay
các nước quốc tế, thời gian đến trường dao động tầm 6-7 tiếng, thậm chí 8 tiếng.
Việc sinh hoạt và học tập kéo dài khiến cho các bạn mệt mỏi, vì vậy một giấc ngủ
dài đủ 7-8 tiếng vô cùng phù hợp để nạp lại năng lượng.

Tất cả các nghiên cứu vừa liệt kê ở trên hầu hết đều nói về lợi ích, khái niệm của
giấc ngủ và một số lợi ích cũng như hậu quả có thể ảnh hưởng đến nếu ngủ đủ giấc
hay thiếu ngủ. Nhóm kế thừa ý tưởng này để nghiên cứu thực trạng và hậu quả khi
thiếu ngủ của học sinh khối 8 (2022-2023) tại trụ sở trường Đinh Thiện Lý. Từ cơ
sở đó, nhóm đề xuất một số giải pháp để khắc phụ và cải thiện giấc ngủ của học
sinh.

2.2. Các lý thuyết có liên quan

Chúng tôi xin phép trích dẫn một số nghiên cứu có liên quan đến nghiên cứu của
chúng tôi.
Một số yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ của sinh viên y đa khoa
trường Đại học Y Dược Hải Phòng năm 2020:

Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 407 sinh viên y đa khoa của trường đại học Y
Dược Hải Phòng năm 2020 nhằm mô tả một số yếu tố liên quan đến chất lượng giấc
ngủ kém.

Theo nghiên cứu, lý do gây ra chất lượng giấc ngủ kém là học tập.
- Học tập căng thẳng hoặc rất căng thẳng
- Đi trực nhiều hơn 4 buổi/tháng
- Thời gian ngủ (ngủ không đủ giấc
- Ngủ muộn từ 0h
- Thói quen sinh hoạt như dùng chất kích thích
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại thông minh đến chất lượng giấc ngủ và
các yếu tố tâm lý của sinh viên trường cao đẳng Y tế Quảng Nam

Tóm tắt: Điện thoại thông minh (Smartphone) đang phổ biến tại Việt Nam,
hỗ trợ cho việc liên lạc, giải trí và công việc của người sử dụng. Tuy nhiên,
sử dụng điện thoại thông minh quá mức có thể dẫn đến những thay đổi về
chất lượng giấc ngủ cũng như tình trạng trầm cảm, lo lắng, căng thẳng của
người sử dụng, đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh viên. Nghiên cứu mô tả
thực trạng sử dụng điện thoại thông minh và phân tích mối liên quan của việc
sử dụng điện thoại thông minh và chất lượng giấc ngủ và các yếu tố tâm lý.

Kết quả nghiên cứu chúng tôi tham khảo được như sau:
44,3 % đối tượng có chất lượng giấc ngủ kém , 40,9 % số người bị trầm
cảm , 42 % có tình trạng lo âu và 27,5 % trong tình trạng căng thẳng

2.2.1.Cơ sở lý luận
2.2.1.1.Giấcngủ
Allan Rechtschaffen trong bài báo Quan điểm hiện tại về Chức năng của Giấc
ngủ (Current Perspectives on the Function of Sleep) đã cho rằng:
Giấc ngủ vẫn tồn tại trong quá trình tiến hóa mặc dù rõ ràng là nó không
thích nghi với các chức năng khác. Trong khi ngủ, chúng ta không sinh sản,
bảo vệ hoặc nuôi dưỡng con non, thu thập thức ăn, kiếm tiền, viết báo, v.v.
Việc hy sinh các hoạt động quan trọng như vậy trừ khi giấc ngủ phục vụ các
chức năng quan trọng tương đương hoặc quan trọng hơn là trái với logic của
chọn lọc tự nhiên. (Rechtschaffen, 1998)
Theo một nghiên cứu về Giấc ngủ và Giấc mơ (Sleep and Dreaming) của các
nhà nghiên cứu Rechtschaffen A. và Siegel J.M.: “Giấc ngủ là kết quả của việc
giảm hoạt động trong sự hình thành mạng lưới, sự tỉnh táo do hoạt động trở lại,
là một trạng thái não bộ được tổ chức cao, tích cực.” (Allan Rechtschaffen,
Jerome Siegel, 2000)
Theo một bài báo của Sở Y tế tỉnh Lạng Sơn:
Giấc ngủ được định nghĩa là trạng thái giảm hoạt động vận động và sự cảnh
tỉnh làm thay đổi nhiều hoặc ít một cách thường xuyên tình trạng thức ở các
loài động vật cao cấp. Kèm theo những thay đổi các chức năng cơ thể khác
nhau, đặc biệt là chức năng của hệ thống thần kinh thực vật cũng như các
thay đổi trong hoạt động điện não. Thời gian ngủ bình thường có thể thay
đổi và giảm đi theo tuổi. Dù thời gian ngủ khác nhau tùy từng cá nhân, hầu
hết người trưởng thành vẫn cần ngủ từ 7 đến 8 tiếng một đêm. (Sơn, 2020)
Từ các nghiên cứu trên về giấc ngủ, định nghĩa mà nhóm đưa ra về giấc ngủ là
một trạng thái ở loài động vật cao cấp làm giảm hoạt động vận động kém quan
trọng tương đương với quá trình trên. Trong đó, độ tuổi là yếu tố một phần quyết
định thời gian giấc ngủ kéo dài và trung bình người trưởng thành cần ngủ từ 7
đến 8 tiếng một đêm.

2.2.1.2. Chất lượng học tập


Tác giả Trần Khánh Đức của báo cáo nghiên cứu Lý luận và Phương pháp dạy
học hiện đại đã cho rằng:
Chất lượng học tập được đánh giá qua mức độ đạt trước mục tiêu đào tạo đã
đề ra đối với một chương trình đào tạo và chất lượng học tập là kết quả của
quá trình dạy học được phản ánh ở các đặc trưng về phẩm chất, giá trị nhân
cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp
tương ứng với mục tiêu, chương trình đào tạo theo các ngành nghề cụ thể.
(Đức, 2013)
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang:
Mục tiêu giáo dục của nước ta là nhằm đào tạo ra những thế hệ trẻ phát triển
toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; trung
thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi
dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhưng muốn đào tạo ra những lớp
người toàn diện như vậy thì đòi hỏi nhà quản lý giáo dục phải có những giải
pháp hợp lý để nâng cao chất lượng giáo dục. Vì thế chất lượng học tập,
giáo dục cần được chú trọng cho việc xây dựng đất nước cũng như thế giới
phồn vinh. (Oanh, 2014)
Trong một bài phát biểu, nhà văn A.Toffler đã nhận định rằng tương lai của con
người hoàn toàn phụ thuộc vào giáo dục. Từ đó ta có thể nhận thức tầm quan
trọng của chất lượng học tập đến với tương lai của nhân loại. Ta cần phải chú
trọng việc đào tạo và giáo dục học sinh từ cấp bậc bé nhất đến lớn nhất. Chất
lượng học tập của học sinh là một trong những yếu tố để có được sự phát triển
thịnh vượng.
2.2.2. Cơ sở thực tiễn
Trên thực tế, giấc ngủ đóng một vai trò không hề nhỏ trong việc cung cấp năng
lượng cho sinh hoạt bình thường và nếu thiếu ngủ hay mất ngủ, nó còn ảnh
hưởng đến sức khỏe của ta từ nặng đến nhẹ. Việc dẫn đến việc thiếu ngủ có thể
nằm ở nhiều nguyên nhân trải dài từ bài vở trên trường, sinh hoạt gia đình, thói
quen cá nhân,... gây ảnh hưởng nên. Hậu quả ở môi trường học tập nói riêng có
thể kể đến việc ảnh hưởng đến quá trình và kết quả học tập của học sinh do
nhiều nguyên nhân gián tiếp từ hậu quả của việc thiếu ngủ mà nên. Việc tiếp tục
duy trì việc thiếu ngủ tác động trực tiếp lên sức khỏe cũng như làm giảm chất
lượng học tập.
Dựa trên các nghiên cứu khoa học, một trong những nguyên nhân dẫn đến mất
ngủ là hội chứng giai đoạn ngủ muộn. Nếu lặp lại việc ngủ muộn vài lần có thể
dẫn đến khó khăn đi vào giấc ngủ thường xuyên và khó để quay lại thời gian ngủ
bình thường. Vì thế những nguyên do gây ra mất ngủ có thể dẫn đến hệ lụy trầm
trọng và cần được giải quyết ngọn ngành.
Ngoài ra, theo quan sát trực tiếp của nhóm trong học tập hiện tại, việc thiếu ngủ
là một trong những nguyên nhân chính khiến học sinh giảm năng suất học tập
hiệu quả, từ đó dẫn đến các vấn đề liên lụy khác như mất tập trung trong giờ
học, mất động lực học tập, tâm trạng không thoải mái khiến khó khăn trong việc
tương tác với giáo viên cũng như bạn bè,... Tuy nhiên, đến hiện tại vẫn chưa có
một giải pháp mang tính hiệu quả và triệt để để giải quyết vấn đề thiếu ngủ cũng
như nhân viên giáo dục nhà trường chưa thực sự quan tâm chú ý đến tầm quan
trọng vấn đề trên.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp sử dụng bảng câu hỏi gồm một
loạt các câu hỏi được viết hay thiết kế bởi người nghiên cứu để gửi cho đối tượng
nghiên cứu trả lời nhằm mục đích thu thập thông tin.
Quy trình thiết kế bảng hỏi được thực hiện như sau: chúng tôi quan sát và tìm kiếm
thông tin để tìm hiểu về các thông tin cần khảo sát của đối tượng (học sinh khối 8
trường Đinh Thiện Lý).
Sau đó nhóm tiến hành thiết kế bảng hỏi dựa vào những thông tin vừa tìm hiểu được
rồi tiến hành tham khảo ý kiến từ các thầy cô trong trường, nếu có lỗi sai hoặc câu
hỏi gây hiểu lầm sẽ được chỉnh sửa để bảng hỏi phù hợp nhất. Sau khi đã hoàn tất
bảng hỏi, phiếu khảo sát sẽ được thực nghiệm trên 40 đối tượng khác nhau từ khối 8
trường Đinh Thiện Lý để thu thập những thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu của nhóm sẽ lấy kết quả sau khi khảo sát và thống kê làm cơ sở.
Các câu hỏi đưa ra được dựa trên các tiêu chí: phục vụ được mục tiêu nghiên cứu
của đề tài, khoa học và dễ hiểu để người trả lời phản hồi chính xác nhất và cuối
cùng là phải ngắn gọn để tránh làm cho người trả lời cảm thấy chán nản dẫn tới việc
phản hồi không chính xác.
3.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu là phương pháp tìm kiếm và tổng hợp thông tin,
kiến thức, lý thuyết từ các nguồn đã có sẵn từ đó xây dựng lý luận và chứng minh
và tổng hợp tạo thành các luận điểm.
Nhóm tiến hành tìm các nguồn tài liệu đáng tin cậy về sự ảnh hưởng của giấc ngủ
lên chất lượng học tập của học sinh khối 8, sau đó nhóm tiến hành phân tích, tổng
hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các văn bản, tài liệu để thu thập thông tin cần thiết.
Các nguồn tài liệu đều được đảm bảo về độ đáng tin cậy và uy tín thông qua quá
trình chọn lọc tài liệu của nhóm.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


4.1. Tổng quan về dữ liệu khảo sát

Bảng 4.1. Số học sinh khối 8 tham gia khảo sát.

Giới tính Điểm số trung bình


Giới tính Số lượng % Điểm số Số lượng %
trung bình
Nam 17 36.2 Dưới 5 0 0
Nữ 30 63.8 4 - 4.9 2 4.3

Không xác 0 0 5 - 6.9 1 2.1


định

7 - 7.9 5 10.6
8 - 8.9 25 53.2

Từ 9 trở lên 14 29.8


Khác 0 0
Tổng số học sinh khối 8 ở trường THCS & THPT Đinh Thiện Lý được khảo
sát là 47 học sinh. Số học sinh nữ tham gia khảo sát chiếm 63.8%, đối với học
sinh nam là 36.2%.
Điểm trung bình dưới 5 chiếm 4.3%; từ 5 đến 6.9 chiếm 2.1%; từ 7 đến 7.9
chiếm 10.6%; từ 8 đến 8.9 chiếm 53.2%; và từ 9 trở lên chiếm 29.8%.
4.2. Mức độ thiếu ngủ của học sinh khối 8

Biểu đồ 4.1. Số lần thiếu ngủ hoặc thức khuya (từ 11 giờ đến 12 giờ trở đi) trung
bình một tuần
1.Không có
2.1-2 lần
3.3-4 lần
4.5-6 lần
5.Nhiều hơn 6 lần
Trong số 47 học sinh làm khảo sát, có 17 học sinh (36.2%) trả lời mức độ “Nhiều hơn
6 lần” và chính là mức độ cao nhất. Điều này cho thấy phần lớn học sinh gần như
thiếu ngủ hoặc thức khuya xuyên suốt cả tuần.

Biểu đồ 4.2. Điểm số trung bình học kì Biểu đồ 4.3. Thời gian ngủ dựa
trên giới
dựa trên thời gian ngủ tính
Qua biểu đồ 4.5, ta thấy phần lớn học sinh chọn mức độ “7 tiếng”. Cụ thể học sinh
có điểm số trung bình từ 4-4.9 chiếm 50% trong tổng số học sinh có điểm số trung
bình từ 4-4.9, học sinh có điểm số trung bình từ 7-7.9 là 40%, học sinh có điểm số
trung bình từ 8-8.9 là 36%, học sinh có điểm số trung bình từ 9 trở lên là 36%. Điều
đó cho thấy không có sự khác biệt nhiều về thời gian ngủ của học sinh dựa trên điểm
số trung bình học kì.
Qua thống kê biểu đồ 4.6, ta thấy thời gian ngủ của cả 2 giới tính phần lớn tập trung
vào mức độ “7 tiếng”. Trong đó giới tính nam chiếm 29.4% trong tổng số học sinh
nam, giới tính nữ chiếm 36.6% trong tổng số học sinh nữ. Điều đó cho thấy có sự
chênh lệch về thời gian ngủ của học sinh theo giới tính.

4.3. Khảo sát nguyên nhân dẫn đến việc thiếu ngủ đối với học sinh khối 8 trường
THCS & THPT Đinh Thiện Lý
Biểu đồ 4.4. Nguyên nhân dẫn đến việc thức khuya
1. Hoạt động liên quan đến trường học
2. Hoạt động liên quan đến gia đình
3. Hoạt động cá nhân
4. Khác
Trong tổng số 47 học sinh, có đến 32 học sinh (chiếm khoảng 68.1%) cho rằng phần
lớn nguyên nhân dẫn đến việc thiếu ngủ tập trung ở yếu tố “Hoạt động liên quan đến
trường học”. Trong khi đó chỉ 6.4% trả lời “Hoạt động liên quan đến gia đình.’’ Qua
đó, có thể thấy những bài tập và hoạt động trong trường đang chiếm phần lớn trong
nguyên nhân gây ra sự thiếu ngủ của học sinh khối 8.

4.4. Hậu quả của việc thiếu ngủ

Biểu đồ 4.5. Cảm giác khi thiếu ngủ trong đêm trước đó (giấc ngủ kéo dài dưới 8
tiếng)
1.Tinh thần thoải mái
2.Thể trạng mệt mỏi
3.Tâm lý cáu gắt
4.Mệt mỏi
5.Tinh thần kém tập trung
6.Khác
Trong tổng số 47 học sinh tham gia khảo sát, có đến 40 học sinh chọn “mệt mỏi” là
đáp án cho câu hỏi “bạn cảm thấy như thế nào khi thiếu ngủ trong đêm trước đó?”
bên cạnh đó, lựa chọn “ thể trạng mệt mỏi” cũng có đến 37 đối tượng lựa chọn cho
thấy hiện trạng thiếu ngủ thường dẫn đến sự mệt mỏi về thể chất và thần kinh/tinh
thần. Lựa chọn “tinh thần kém tập trung” thì được 26 đối tượng chọn, là đáp án được
chọn nhiều thứ 3, và lựa chọn “tâm lý cáu gắt” được 16 học sinh lựa chọn.
Qua đây, hậu quả về độ tập trung và tâm lý căng thẳng cũng được thể hiện khá rõ ở
những học sinh thiếu ngủ. Lựa chọn “tinh thần thoải mái” là lựa chọn có số lượt chọn
ít nhất, chỉ 7 đối tượng chọn. Như vậy, học sinh khối 8 trường Đinh Thiện Lý hầu hết
đều có cảm giác mệt mỏi và suy giảm mức độ tập trung, chỉ có một số ít cảm thấy
thoải mái mỗi lần bị thiếu ngủ.

Biểu đồ 4.6. Hậu quả khi không ngủ đủ giấc


1. Không bao giờ
2. Hiếm khi
3. Thỉnh thoảng
4. Thường xuyên
5. Luôn luôn

A1: Ảnh hưởng đến quá trình làm việc nhóm (lờ đờ không thể giao tiếp tốt, khó
lắng nghe mọi người nói gì,.)
helo
A2: Ảnh hưởng đến thời gian biểu thường ngày
A3: Ảnh hưởng đến kết quả học tập (khó tiếp thu kiến thức,...)
A4: Ảnh hưởng đến mức độ chủ động trong học tập (tần suất tương tác với giáo
viên,...)
A5: Ảnh hưởng đến động lực học tập

Qua số liệu thu được từ biểu đồ, nhóm nhận thấy rằng, 17 trên 47 (36.17%) bạn lựa
chọn rằng thỉnh thoảng việc thiếu ngủ mới ảnh hưởng đến quá trình làm việc nhóm, 9
bạn (19.15%) lựa chọn hiếm khi ảnh hưởng; và 7 bạn (14.89%) thường xuyên bị ảnh
hưởng.
Thời gian biểu thường ngày ít khi bị ảnh hưởng, dựa theo biểu đồ, có 13 bạn
(27.66%) lựa chọn hiếm khi, 10 bạn (21.277%) chọn thỉnh thoảng và 7 bạn (14.89%)
luôn luôn bị ảnh hưởng. Ta có thể thấy tỉ số chênh lệch nhau khá ít và không đồng
đều.
Kết quả học tập ít nhiều bị ảnh hưởng bởi giấc ngủ. Theo biểu đồ, nhóm đã rất ngạc
nhiên khi thấy số lượng bạn chọn hiếm khi và thỉnh thoảng bằng nhau, 12 bạn
(25.53%). Ở biểu đồ này, số lượng chọn thường xuyên bị ảnh hưởng tăng 2-3 bạn
(tầm 5%). Có 7 bạn (14.89%) chọn luôn luôn bị ảnh hưởng.
Mức độ chủ động trong học tập thường xuyên bị ảnh hưởng, với 13 lựa chọn
(27.66%). Luôn luôn bị ảnh hưởng cũng được chọn với tần suất nhiều, 10 bạn chọn
(21.277%). Thỉnh thoảng bị ảnh hưởng được chọn bởi 11 bạn (23.4%). Qua đây ta có
thể thấy hậu quả của giấc ngủ để lại ít nhiều ở phần này.
Động lực học tập bị ảnh hưởng khá nhiều. Có 12 bạn (25.53%) lựa chọn cho rằng họ
luôn luôn bị ảnh hưởng vì giấc ngủ, 11 bạn (23.4%) lựa chọn thường xuyên bị ảnh
hưởng và 9 bạn lựa chọn (19.15%) thỉnh thoảng bị ảnh hưởng.

Qua biểu đồ trên, nhóm nhận thấy rằng giả thiết khoa học ban đầu của nhóm không
đúng với kết quả khảo sát. Theo giả thuyết của nhóm thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng nhiều
nhất đến kết quả học tập (khó tiếp thu kiến thức,...) nhưng theo kết quả hầu hết mức
độ chủ động và động lực học tập lại bị ảnh hưởng nhiều hơn. Theo nhóm, tình trạng
ngủ không đủ giấc khiến năng lượng cho ngày mới không đủ, dẫn đến việc buồn ngủ
trong giờ học, cản trở những hoạt động sinh hoạt bình thường trong lớp.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ BÀN LUẬN


5.1. Tóm tắt những kết quả thu được
Tóm lại, qua số liệu thống kê ở biểu đồ 4.1, 4.2 và 4.3, có thể nhận thấy phần lớn thời
gian ngủ của cả hai giới tập trung vào khoảng 7 giờ. Tuy nhiên, có sự khác biệt về
thời gian ngủ giữa học sinh nam và nữ. Trong số học sinh được khảo sát, 36,17% cho
biết ngủ không đủ giấc hoặc thức khuya trung bình 5 lần/tuần và trung bình sinh viên
được khảo sát thức khuya 3-4 lần/tuần. Theo kết quả khảo sát, lý do chính của việc
thiếu ngủ liên quan đến các hoạt động ở trường, được 68,1% học sinh cho biết, trong
khi chỉ có 6,4% cho biết các hoạt động liên quan đến gia đình. Điều này cho thấy rằng
bài tập và các hoạt động ở trường là những yếu tố chính góp phần gây ra tình trạng
thiếu ngủ ở học sinh lớp 8. Trường THCS và THPT Đinh Thiện Lý là một tổ chức
học tập dựa trên dự án, và mỗi cấp lớp có số lượng bài tập về nhà khác nhau. Học
sinh lớp 8 có khối lượng bài tập khá lớn nên có thể phải thức khuya để hoàn thành bài
tập.
5.2. Đề xuất giải pháp
Giải pháp trực tiếp:
Có một số giải pháp giúp cải thiện vấn đề thiếu ngủ:
1. Tạo thói quen ngủ đúng giờ: Không giống như những người cho rằng sẽ tốt hơn
nếu đi ngủ trước, thực tế là tạo ra thói quen đi ngủ và thức dậy cùng một thời gian
mỗi ngày sẽ giúp cải thiện giấc ngủ của bạn.
2. Tránh sử dụng tivi, điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng trước giờ đi ngủ:
ánh sáng xanh từ những thiết bị trên sẽ làm gia tăng cortisol - một hoóc môn căng
thẳng và khiến bạn khó ngủ. Hãy giảm bớt dùng những thiết bị trên khoảng 30 phút
trước khi đi ngủ.
3. Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục hàng ngày đã được chứng minh là giúp cả i
thiện giấc ngủ. Tuy nhiên, nên tránh tập thể dục vào gần giờ đi ngủ bởi nó cũng có
thể làm bạn khó ngủ.
4. Giảm căng thẳng: vì nó là một trong những nguyên nhân chính gây mất ngủ. Học
sinh cần giảm mức độ căng thẳng bằng cách tham gia vào các bài tập thú vị, thư giãn
và học cách kiểm soát căng thẳng. Bạn cũng có thể tham gia các bài thiền như yoga
và kỹ năng hít thở sâu để giúp làm dịu tâm trí và cơ thể sau mỗi 30 phút hoặc lâu hơn.
Một số kỹ năng thư giãn khác như tai chi, thở đơn giản, hoạt động nhịp điệu hoặc
massage có thể giúp bạn giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ của mình. Ngồi thiền
cũng là cách tốt để khuây khỏa và thư giãn trước khi đi ngủ.
5. Xây dựng kế hoạch học tập hợp lý: điều này rất quan trọng để chúng ta không học
quá sức hoặc học quá nhiều vào ban đêm dẫn đến mất ngủ. Bạn cũng nên tạo thói
quen ngủ sớm vào cuối tuần để giúp đối phó với lịch ngủ mới để có trải nghiệm tốt
hơn.
Nếu các cách trên không hiệu quả và vấn đề thiếu ngủ của bạn tiếp tục kéo dài và
làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn một cách nghiêm trọng, bạn cần phải tìm kiếm
sự giúp đỡ từ bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân nền tảng và giải quyết vấn đề
một cách hiệu quả.
5.3. Hướng phát triển
Sau khi hoàn thành đề tài nghiên cứu, nhóm quyết định rằng sẽ phát triển đề tài theo
một hướng lớn hơn trong tương lai. Qua kết quả khảo sát, nhóm nhận ra nguyên nhân
chính khiến học sinh khối 8 Trường THCS và THPT Đinh Thiện Lý ngủ không đủ
giấc là các hoạt động từ trường học, cụ thể là bài tập và dự án. Từ đó, nhóm suy ra
rằng các bạn đang không phân bổ thời gian hay quản lý nhóm làm dự án hợp lý. Có lẽ
thời gian biểu của các bạn không rõ ràng, thường theo cảm tính và khá lộn xộn. Vậy
nên, nhóm sẽ tạo ra một ứng dụng (app) để giải quyết vấn đề này. App có các tính
năng đơn giản như Reminder (nhắc nhở), báo thức, To do list (danh sách việc cần
làm),... Ngoài ra layout của app và giao diện sẽ do các bạn tự thiết kế để phù hợp với
sở thích cá nhân. App có thể sắp xếp thứ tự ưu tiên bài làm dựa trên hạn nộp bài, có
thể tạo tương tác giữa bạn bè để chia sẻ nhiệm vụ. Đặc biệt, app có tính năng dẫn đến
link nghe nhạc thiền để dễ ngủ, nghe podcast hay những câu chuyện ngắn có ý nghĩa
trong cuộc sống. Nếu bạn thức quá 11h, app sẽ nhắc nhở và đưa ra khuyến cáo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Allan Rechtschaffen, Jerome Siegel. (2000). Sleep and Dreaming.
Average number of hours in the school day and average number of days in the
school year for public schools, by state: 2007–08. (không ngày tháng). Đã
truy lục April 13, 2023, từ NCES:
https://nces.ed.gov/surveys/sass/tables/sass0708_035_s1s.asp
Brown, M. (2021, August 1). Get Enough Sleep - MyHealthfinder | health.gov. Đã
truy lục March 29, 2023, từ Office of Disease Prevention and Health
Promotion: https://health.gov/myhealthfinder/healthy-living/mental-health-
and-relationships/get-enough-sleep
Cường, N. C. (2020). Chất lượng giấc ngủ và một số yếu tố liên quan ở sinh viên
trường cao đẳng Y dược Hồng Đức thành phố Hồ Chí Minh năm 2020. Hồ
Chí Minh: TLU.
Đức, T. K. (2013). Lý luận và Phương pháp dạy học hiện đại. Hà Nội.
Kirsten Nunez, Karen Lamoreux. (2020). What Is the Purpose of Sleep? Healthline.
Nguyễn, C. C., & Trường, H. V. (2020, unknow unknown). Chất lượng giấc ngủ và
một số yếu tố liên quan ở sinh viên trường cao đẳng Y dược Hồng Đức thành
phố Hồ Chí Minh năm 2020. Đã truy lục March 29, 2023, từ Luận văn thạc sĩ
chuyên ngành Y tế công cộng:
http://thuvienso.thanglong.edu.vn/handle/TLU/641
Nunez, K., & Lamoreux, K. (2020, 7 20). Why do we sleep? Được truy lục từ Why
do we sleep: https://www.healthline.com/health/why-do-we-sleep
Oanh, N. T. (2014). Nâng cao chất lượng giáo dục đại trà cho học sinh THCS. Sở
Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang.
Rechtschaffen, A. (1998). Current Perspectives on the Function of Sleep.
Sơn, S. Y. (2020). Cần thận trọng với rối loạn giấc ngủ. Sở Y tế tỉnh Lạng Sơn.

You might also like