You are on page 1of 12

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN


----------------

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ


HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐẠI HỌC

TÊN ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG THỨC KHUYA
CỦA CÁC BẠN SINH VIÊN ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

Nhóm sinh viên thực hiện: 3.2 (Chiều T7)


Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị Lợi

Năm 2021

MỤC LỤC
TRANG
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................................................2
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu......................................................................................................
3. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................................................
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................................................
5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................................
6. Cấu trúc của đề tài.............................................................................................................................
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG THỨC
KHUYA CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC VĂN HIẾN............................................................................
1.1 Khái niệm sinh viên........................................................................................................................
1.2 Khái niệm thức khuya.....................................................................................................................
1.3 Tại sao sinh viên đại học Văn Hiến thức khuya? ...........................................................................
CHƯƠNG 2: Thực trạng thức khuya của sinh viên đại học Văn hiến................................................
2.1..........................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
KẾT LUẬN..........................................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................
BẢNG ĐÁNH GIÁ NHÓM................................................................................................................
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thời đại 4.0 đang dần tiến vào những giai đoạn cuối cùng, khi mà robot và các thiết bị công nghệ đang
dần dần tham gia vào các lĩnh vực sản xuất của con người. Thậm chí thế giới đang bắt đầu thảo luận và
nghiên cứu về Công nghiệp 5.0. Người người nhà nhà đều trang bị cho mình những chiếc điện thoại
thông minh, những chiếc laptop, máy tính thế hệ mới nhất để sử dụng cho việc học tập và chủ yếu là để
giải trí ở các bạn sinh viên.
Và dường như games, các ứng dụng mạng xã hội như Facebook, Zalo, Messenger đã trở thành một
phần không thể thiếu trong cuộc sống của đa số các bạn sinh viên. Giải trí là tốt nhưng do không kiểm
soát được bản thân, các bạn đã quá lạm dụng thời gian rảnh của mình để đắm chím vào việc nhắn tin
cho bạn bè, cho người yêu, hoặc cày cuốc một tựa game nào đó mà không còn quan tâm đến việc học
tập. Một số khác do không có quá nhiều thời gian rảnh vào ban ngày nên các bạn đã chọn thức đêm để
giải trí vì họ mong muốn được có một khoảng thời gian dành cho bản thân hoặc chỉ đơn giản là do họ
thích. Thậm chí đã có rất nhiều bài viết nói về thói quen thức khuya hay còn có những người bị ám ảnh
với việc phải trả thù cho việc mình quá bận bằng cách thức thật khuya để có càng nhiều thời gian rảnh
càng tốt. Điều đó cho thấy việc thức khuya dẫn đến rất nhiều những nguy hiểm tiềm ẩn cho sức khỏe
mà chúng ta không thể biết trước được. Không chỉ ảnh hưởng đến bản thân của các bạn sinh viên, mà
còn ảnh hưởng đến các trang thiết bị máy móc khi bị sử dụng quá nhiều, thậm chí nếu các bạn sinh viên
có em trai, em gái thì việc ngủ muộn cũng sẽ vô tình để lại một gương xấu cho các em.
Các công trình nghiên cứu về vấn đề này không nhiều, kết quả đưa ra cũng còn rất thiếu chi tiết, nếu
chúng ta không tìm hiểu kỹ càng thì làm sao có thể khắc phục được tình trạng này. Mặc dù báo đài, các
phương tiện truyền thông đã nói đến vấn đề này rất nhiều nhưng biện pháp đưa ra vẫn chưa thỏa đáng,
làm cho số lượng các bạn sinh viên thức khuya không ngừng gia tăng. Và cũng chính vì sự đông đảo
của cộng đồng các bạn sinh viên có thói quen thức khuya, không ngoại trừ các bạn sinh viên Trường
Đại Học Văn Hiến. Chúng tôi chọn đề tài “THỰC TRẠNG THỨC KHUYA CỦA CÁC BẠN SINH
VIÊN ĐẠI HỌC VĂN HIẾN” để làm đề tài nghiên cứu.
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Hiện nay, do xu hướng sử dụng mạng xã hội, chơi game để giải trí khiến cho nhiều sinh viên chìm đắm
trong chiếc điện thoại thông minh để thức thâu đêm, thậm chí là thức đến sáng mà không hề quan
tâm đến sức khoẻ của bản thân. Đã có rất nhiều bài viết nói về tình trạng này, chẳng hạn như:
Theo bài viết “NGƯỜI THỨC KHUYA SÁNG TẠO HƠN” (13/12/2006) trên vnexpress.net thì những
người thức khuya có khả năng sáng tạo hơn những người ngủ theo giờ giấc bình thường. Hiện các nhà
khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân, chỉ có thể phỏng đoán là do “ thích nghi với lối sống khác
thường”. [1]
1
Bên cạnh một số mặt tích cực ít ỏi là những mặt tiêu cực rõ ràng mà các nhà khoa học đã xác định
chính xác: Theo bài viết “BỆNH TUỔI TEEN: THỨC KHUYA VÀ NGỦ NƯỚNG” của tác giả Thùy
Dương (12/01/2007) đăng tải trên Giadinh.net thì: “Trí não và cơ thể hoạt động không "ăn rơ" với nhau
suốt cả ngày. Một "bộ máy định giờ" trong não điều khiển chức năng cơ thể trong 24 giờ. Vào đêm,
nhịp tim hạ, mạch máu chậm và nước tiểu ngừng sản xuất. Khi mặt trời mọc, cơ thể mới bắt đầu thức
dậy. Nếu thiếu ngủ thường xuyên sẽ dẫn đến buồn rầu ủ rũ, nôn nóng và nặng hơn là trầm cảm .” Ngoài
ra , thức khuya còn có hại cho trí nhớ, dạ dày và tim mạch (Theo BS. Lê Văn Chất) : “Quy luật tự
nhiên ngày và đêm buộc cơ thể phải thích nghi và có những điều chỉnh sinh học phù hợp. Buổi tối là
thời gian dành cho việc đi ngủ, cơ thể nghỉ ngơi và tái sinh, đảo lộn quy luật này sẽ dẫn đến nhiều thứ
bệnh…” [2]
Tác giả Marianne Nordahl (21/02/2021) đã đăng tải một bài viết trên sciencenorway.no với tiêu đề là:
“DO YOU STAY UP LATE BECAUSE YOU NEED TIME FOR YOURSELF?”. Bạn có thức khuya
vì bạn cần thời gian cho bản thân không? Đã đề cập đến những cuộc khảo sát, đưa ra những suy nghĩ
của đa số các bạn sinh viên về việc thức khuya. Trong bài viết, theo Øystein Vedaa, là Giám đốc cục
xúc tiến Y Tế Công Cộng tại Na-uy, nơi mà anh ấy đang học về giấc ngủ của con người đã có một nhận
xét như thế này: “Tôi chưa biết qua về hiện tượng này nhưng nghe rất hợp lí vì một số người thường trì
hoãn giấc ngủ của họ do họ cần có thời gian cho bản thân.”[3]

Thức khuya trở thành một thói quen khó thay đổi ở hầu hết các sinh viên. Có những người thói quen
này chỉ được hình thành sau khi trở thành sinh viên . Đa phần mọi sinh viên đều hiểu biết về tác hại xấu
của việc thức khuya nhưng không làm sao có thể thay đổi được thói quen xấu này, rất ít sinh viên chịu
đi ngủ trước 11 giờ đêm, theo quan điểm bất hủ của giới sinh viên rằng “nếu không thức khuya thì lại
không phải là sinh viên”.Khi được hỏi thức khuya để là gì số sinh viên Đại Học Văn Hiến được khảo
sát trả lời rằng thức khuya để lướt web (Facebook, Zalo, Line, Skype), chơi game, một số thức khuya
để học bài. Như vậy, xu hướng chung của những sinh viên đại học Văn Hiến là thức khuya là món ăn
hằng ngày không thể thiếu. Qua đó, ta có thể thấy rằng sinh viên thức khuya do ảnh hưởng rất nhiều từ
mạng xã hội và các trò chơi điện tử (do xu hướng chung). Có đến 89% số sinh viên Đại Học Văn Hiến
được khảo sát trả lời nguyên nhân thức khuya là do “thói quen” và còn lại là do nguyên nhân “bài vở
quá nhiều”. Ngoài ra, để minh chứng cho những nguyên nhân chủ quan gây nên thức khuya ở sinh viên
thì số sinh viên chọn câu trả lời do “xu hướng chung của mọi sinh viên” và “sắp xếp thời gian không
hợp lý”. Tuy rằng sinh viên có thể đổ lỗi cho nguyên nhân khác gây ra việc thức khuya nhưng quy cho
cùng thì họ thức khuya chủ yếu là do “không biết sắp xếp thời gian”. Hai đáp án có tỷ lệ chọn cao nhất
(như trên đã đề cập) là “do thói quen” và “bài vở quá nhiều” cũng phần nào cho thấy nguyên nhân chủ
quan chủ yếu của hiệntượng thức khuya là do không biết sắp xếp thời gian. Chỉ khi sinh viên không
biết sắp xếp thời gian thì họ mới phải thức khuya để học bài. Vì những lần thức khuya lặp đi lặp lại
nhiều lần nên mới trở thành thói quen.

2
Theo James Ives, M.Psych (06/07/2020) đã đăng tải trên News Medical Life Science có một bài viết nói
về: “TEENAGERS WHO STAY UP LATE ARE MORE LIKELY TO SUFFER FROM ASTHMA,
ALLERGIES”. Các bạn trẻ thức khuya sẽ dễ bị hen xuyễn và các bệnh dị ứng. Qua đó, ông đã chỉ ra
những công trình nghiên cứu dựa trên những khảo sát qua các hộ gia đình về giấc ngủ của các bạn trẻ
rằng rất nhiều bạn trong số đó có triệu chứng khó thở và hay bị nổi hạt trên gương mặt. Điều đó cho
thấy sự ảnh hưởng của giấc ngủ đối với cơ thể chúng ta lớn đến mức nào.[4]

Có lẽ đã đến lúc các bạn sinh viên Đại Học Văn Hiến bỏ thói quen thức tới 3 giờ sáng được rồi, bởi lẽ
một nghiên cứu mới được công bố đã chỉ ra rằng, việc thức khuya như vậy sẽ làm bạn tăng nguy cơ tử
vong lên tới 10%. Nghiên cứu này được công bố vào ngày 11/4/2018 trên tờ tạp chí Chronobiology
International. Các nhà nghiên cứu thuộc đại học Northwestern và đại học Surrey đã tiến hành khảo sát
trên hơn 433,000 đối tượng ở lứa tuổi từ 38 tới 73 tuổi trong vòng 6,5 năm. Họ nhận thấy rằng, 50.000
người thuộc diện “cú đêm” có tỷ lệ tử vong cao hơn tới 10% khi so sánh với những người có giờ giấc
sinh hoạt bình thường.

Nghiên cứu này vẫn chưa chỉ ra đâu là mối liên hệ trực tiếp giữa việc thức khuya với sự gia tăng tỷ lệ
tử vong, tuy nhiên, thức khuya thường rất hay đi kèm với các hành vi gây hại sức khỏe khác như uống
rượu, hút thuốc, sử dụng ma túy và chế độ ăn kém lành mạnh. Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng,
dường như yếu tố đồng hồ sinh học của những người thuộc diện “cú đêm” được quyết định 50% bởi di
truyền, và 50% bởi các tác động từ môi trường. Sự lệch pha trong cán cân này sẽ gây ra các vấn đề sức
khỏe nghiêm trọng và kéo dài.[5]

Tổng quát thì những nghiên cứu trên đa số đều có những khảo sát nhất định về sinh viên nói chung và
sinh viên Đại Học Văn Hiến nói riêng. Đều cung cấp những lí do mà các bạn thường xuyên ngủ muộn
và những khuyến cáo về các tác hại không thể biết trước được và cực kì nguy hiểm. Nhìn chung thì
thức khuya là một thói quen, thậm chí còn là sở thích cá nhân đối với một số các bạn sinh viên Đại Học
Văn Hiến, đó vẫn là một vấn đề chưa được nhiều người cho là nghiêm trọng tại Việt Nam.

3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


MỤC TIÊU KHÁI QUÁT: Xác định vấn đề của các bạn sinh viên Đại Học Văn Hiến trong việc ngủ
muộn và giải pháp
MỤC TIÊU CỤ THỂ:
- Phân tích thực trạng ngủ muộn của sinh viên Đại Học Văn Hiến.
- Khảo sát ý kiến và vấn đề của sinh viên Đại Học Văn Hiến.
- Xác định các yếu tố dẫn đến việc ngủ muộn.
- Đưa ra những nghiên cứu khoa học về tác hại của ngủ muộn.
- Đề xuất giải pháp cho thực trạng thức khuya của sinh viên Đại Học Văn Hiến.
3
4. ĐỐI TƯỢNG & PHẠM VI NGHIÊN CỨU
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Thực trạng thức khuya của sinh viên
PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Đại Học Văn Hiến
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp khảo sát: Thu thập ý kiến của sinh viên Đại Học Văn Hiến qua Google Form.
- Phương pháp phân tích: Thực trạng ngủ muộn của sinh viên Đại Học Văn Hiến.
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Ý kiến từ các nhà nghiên cứu khoa học về tầm quan trọng của
giấc ngủ.
- Phương pháp tổng hợp: Thống nhất các ý kiến để đưa ra một cái nhìn chung về thực trạng thức khuya
của sinh viên Đại Học Văn Hiến.
6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần MỞ ĐẦU, KẾT LUẬN, TÀI LIỆU THAM KHẢO, đề tài được chia làm 2 chương:
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG THỨC KHUYA
CỦA SINH VIÊN
Chương 2:
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG
THỨC KHUYA CỦA SINH VIÊN
1.1-KHÁI NIỆM SINH VIÊN
- Sinh viên là những người đã tốt nghiệp THPT và đang theo học tại các trường Đại Học , Cao
Đẳng,Trung Cấp.Ở đó, họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề chuẩn bị cho
tương lai sau này của họ.Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá
trình học.
- Sinh viên dễ tiếp thu cái mới.thích cái mới.thích sự tìm tòi và sáng tạo.Chính vì lẽ đó.mà đa số
các sinh viên ngày nay đều chỉ chú ý tới cái mới .chăm chỉ mải mê tìm tòi và sáng tạo mà chưa
có được một thời gian biểu sao cho thích hợp .Điều đó, dẫn đén việc sinh viên thường hay thức
khuya.

1.2-KHÁI NIỆM THỨC KHUYA


- Ngày nay,do nhịp sống hối hả và phát triển,kéo theo một hệ luỵ trong giới trẻ nói
chung và sinh viên nói riêng.cứ tưởng rằng vô hại nhưng hậu quả nó mang tới lại đến một cách
âm thầm và nhiều nguy hiểm.Nguyên nhân bắt nguồn từ thói quen thức khuya.

4
- Vậy thức khuya là gì? Nói một cách đơn giản nhất thì thức khuya là thức quá giờ cho phép
cho một giấc ngủ có khoa học và có lợi cho sức khoẻ.
1.3-TẠI SAO SINH VIÊN ĐẠI HỌC VĂN HIẾN LẠI THỨC KHUYA?
Mỗi người sinh viên đều có các lý do riêng của họ để biện hộ cho việc thức khuya của
riêng mình nhưng quy chung đa số các sinh viên đều có các lý do như: Đi làm thêm , chơi
game,bài vở quá nhiều,và do thói quen.
Nói về đi làm them của sinh thì đó chắc chắn là một điều tốt , việc đó giúp cho sin h
viên chúng ta có các khoản thu nhập hàng tháng và đủ khả năng để sống tự lập, không còn phụ
thuộc vào gia đình.Đi làm thêm cho bạn được kỹ năng làm nhiều việc một lúc .Vừa đi học, vừa
đi làm sẽ giúp bạn thông minh năng động và chăm chỉ hơn,thậm chí là rèn luyên cái tôi của
mình trước khi thật sự bước ra ngoài xã hội tìm kiếm về một tương lai. Tất cả điều trên thật sự
lôi cuống những sinh viên như chúng ta hiện nay nhưng đièu gì sẽ xảy ra với chúng ta nếu như
không sắp xếp được thời gian giữa việc học và làm và đó cũng chính là lí do tiêu biểu của sinh
viên dành cho thức khuya.
Một trong những yếu tố quan trọng trong điều kiện khách quan là lượng bài vở quá
nhiều. Trong điều kiện học tập mới theo tín chỉ, việc tự học của sinh viên trở nên vô cùng quan
trọng, để đạt một giờ trên lớp, sinh viên Văn Hiến phải tự làm việc ba giờ ở nhà. Vậy nên, số
lượng bài vở cần giải quyết không ít buộc sinh viên phải thức khuya hơn để đảm bảo cho bài vở
được hoàn thành.
Bên cạnh đó, ảnh hưởng của yếu tố tài chính đến việc thức khuya của sinh viên cũng đáng kể.
Phần lớn sinh viên đều là con em đến từ các tỉnh thành trong cả nước, việc làm thêm để có thêm
thu nhập phụ giúp gia đình cũng là điều thường thấy ở sinh viên. Và điều đó ảnh hưởng không
nhỏ đến giờ giấc sinh hoạt của sinh viên. Đó là chưa kể đến sự ảnh hưởng của môi trường xung
quanh, việc sống trong môi trường mà tất cả cùng thức khuya thì ta rất dễ theo xu hướng chung.
Yếu tố chủ quan cũng có ảnh hưởng nhất định. Đó có thể là thói quen đã được hình thành từ
trước, hoặc cũng có thể do sống trong một môi trường năng động, nhu cầu giải quyết việc ở
cường độ cao, áp lực từ nhiều phía làm cho thời gian nghỉ ngơi bị giảm lại đáng kể. Còn phải kể
đến yếu tố kỹ năng sắp xếp công việc, sắp xếp thời gian biểu còn quá kém...
Quy cho cùng thì số dông sinh viên thức khuya với mục đích giatr trí chiếm số đông
và cũng chính là nguyên nhân chính dẫn đén việc khiến sinh viên không tỉnh táo vào buổi
sáng.Nghĩa là ngoài mục đích học , đi làm thêm ra thì phần lớn sinh viên dành nhiều thời gian
cho lướt web,chat,chơi game,nghe nhạc….Điều này cho thấy ảnh hưởng từ môi trường sinh
sống và cả xu hướng chung đến thói quen thức khuya của sinh viên đại học Văn Hiến.
5
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG THỨC KHUYA CỦA SINH VIÊN.
Theo số liệu thống kê cũng như biểu đồ cho thấy thực trạng thức khuya của sinh viên nội trú trường
Đại học Văn hiến tại còn nhiều vấn đề cần phải quan tâm.
Khảo sát chung với số lượng là 25 sinh viên (15 sinh viên năm nhất và 10 sinh viên năm cuối ) thì số
sinh viên nữ ít hơn sinh viên nam với tỉ lệ phần trăm tương ứng là nữ 38% , nam 62%.

Qua khảo sát cho thấy rằng số lượng sinh viên đại học Văn Hiến ở KTX thức khuya, chiếm đến 98,2%.
Trong đó thức khuya trong khoảng 23h-1h chiếm tỉ lệ cao nhất(72,1%). Theo quy định của sinh viên
nội trú thì thức khuya là nhu cầu của mỗi người, nên không thể cấm sinh viên thức khuya, nhưng thức
khuya phải bảo đảm trật tự không gây ồn ào ảnh hưởng đến các phòng xung quanh và 11h thì sinh viên
phải về phòng. Như vậy, hiện tượng thức khuya này giờ đây đã trở nên phổ biến.
Khi được hỏi thức khuya cùng ai thì có đến 39,7% số sinh viên được khảo sát chọn đáp án “hơn 2
người” và số sinh viên thức khuya cùng cả phòng là 24,4%. Như vậy , xu hướng chung của những sinh
viên nội trú là thức khuya từ 2 người trở lên (số lượng này chiếm tổng cộng là 73,1%).Hơn nữa, có đến
65,4% sinh viên trả lời “có” khi được hỏi
“Có khi nào vì xu hướng chung là mọi người đều thức khuya nên bạn thức khuya hay không?” cũng
ảnh hưởng khá rõ đến việc thức khuya của sinh viên nội trú. Có đến 59% số sinh viên được khảo sát trả
lời nguyên nhân thức khuya là do “thói quen” và 39,7% là do nguyên nhân “Bài vở quá nhiều”. Ngoài
ra để minh chứng cho những nguyên nhân chủ quan gây nên thức khuya ở sinh viên nội trú thì số sinh
viên chọn câu trả lời do “Xu hướng chung của cả phòng” và “Sắp xếp thời gian không hợp ly” chiếm tỷ
lệ cao ( lần lượt là 41,8% và 22,7%). Số sinh viên năm nhất đi ngủ trước 23h chiếm 4,9%, từ 23h tới
1h sang là 65,9% và qua 1h sáng hôm sau là 29,3%. Còn số sinh viên năm cuối ngủ trước 23h chiếm
2,5%, từ 23h tơi 1h sáng là 70% và sau 1h sáng là 27,5%
Tuy rằng sinh viên có thể đổ lỗi cho nguyên nhân khác gây ra việc thức khuya nhưng quy cho cùng thì
họ thức khuya chủ yếu là do “không biết sắp xếp thời gian”. Hai đáp án có tỷ lệ chọn cao nhất là “do
thói quen” và “bài vở quá nhiều” cũng phần nào cho thấy nguyên nhân chủ quan chủ yếu của hiện
tượng thức khuya là do không biết sắp xếp thời gian. Chỉ khi sinh viên không biết sắp xếp thời gian thì
họ mới phải thức khuya để học bài. Vì những lần thức khuya lặp đi lặp lại nhiều lần nên mới trở thành
thói quen. Vì vậy, chính việc không biết sắp xếp thời gian hợp lý là nguyên nhân (chủ quan) chính dẫn
đến hiện tượng thức khuya của sinh viên dù sắp xếp thời gian hợp lý nhưng vẫn thức khuya…
nhưng đó là những trường hợp thiểu số, chúng ta không đề cập đến trong phạm vi báo cáo này.
Đáng ngạc nhiên, mục đích của sinh viên của đại học Văn Hiến thức khuya chủ yếu là để “học bài”
(26,2%) và “giải trí” (39,4%), “quan hệ” (trò chuyện qua chát và nhắn tin…, chiếm 37,5%), “Lên
mạng” (72,9%).

Như vậy ngoài mục đích học bài, thì một số đông sinh viên thức khuya với các mục đích giải trí nói
chung chính là nguyên nhân khiến sinh viên không tỉnh táo vào buổi sáng. Qua đó, ta có thể thấy ảnh
hưởng của internet đến đời sống của sinh viên như thế nào. ngoài những mặt lợi ích không thể chối cãi,
internet đã làm đảo lộn đời sống vật chất lẫn tinh thần của sinh viên (nói riêng) và các bạn trẻ (nói
chung) ngày nay. Nghĩa là ngoài mục đích học ra, sinh viên dành phần lớn thời gian để lướt web, chat,
chơi game, nghe nhạc online…
6
Điều này cho thấy ảnh hưởng từ môi trường sinh sống và cả xu hướng chung đến thói quen thức khuya
của sinh viên. Đáng chú ý, có đến 26,7% sinh viên đại học Văn Hiến chọn câu trả lời “không ăn gì”
đối với câu hỏi “Khi thức khuya, bạn có dùng thêm thức ăn, đồ uống phụ nào không?” .Điều này cho
thấy mức độ chủ quan đối với sức khoẻ của các bạn là rất cao. (sinh viên không ý thức được tác hại của
thức khuya)
Dù cho đa số sinh viên được hỏi đều trả lời là có nghe nói đến tác hại của thức khuya (chiếm đến
93,8% số sinh viên) và 73,1% số sinh viên chọn thức khuya là thói quen xấu.
Nhưng qua nghiên cứu bảng hỏi thì điều đáng ngạc nhiên là có tới 35,9% sinh viên trả lời “không có y
định cải thiện tình trạng thức khuya” và 6,4% có ý kiến khác.
Đa số sinh viên đại học Văn Hiến đều đã thức khuya khi còn là học sinh : có thức khuya nhưng ít
(82,5%), thường xuyên thức khuya (27,1%).Như vậy việc thức khuya của sinh viên bây giờ có thể nói
là ảnh hưởng của thói quen vì khi còn là học sinh ít nhiều đã có thức khuya.

Bên cạnh việc cảm thấy tự do và có không gian riêng ( chiếm tỉ lệ 19,3%) thì thức khuya ảnh hưởng
xấu nhiều đến sinh viên ( cao nhất là “mệt mỏi ”chiếm tỉ lệ 76% và “mắt thâm quần, da mặt nhợt nhạt,
nổi mụn ” chiếm đến 28,4% ) . Mặc dù đây chỉ là cảm nhận chủ quan của sinh viên, nhưng nó cũng cho
thấy tác hại rõ ràng của việc thức khuya.

So sánh sinh viên năm nhất với năm cuối của đại học Văn Hiến : Có 11,4% sinh viên năm cuối cho
rằng thức khuya là tốt . Và số sinh viên thật sự suy nghĩ về tác hại của thức khuya là rất ít ( dưới
1,8%) .
Các bạn chủ yếu quan tâm giải quyết công việc cho bản thân ( tỉ lệ 42,7% ) .
Như được biết thức khuya của sinh viên nội trú khá cao (98,3%). Và tỷ lệ sinh viên năm nhất thức
khuya (ngủ sau sau 23h) so với các anh sinh viên năm cuối là tương đương nhau ( 87,1% và 91,3%).
Điều này cũng dễ hiểu. Ngoài yếu tố chủ quan là không biết sắp xếp thời gian biểu và thói quen thức
khuya, sinh viên năm nhất còn chịu ảnh hưởng từ nguyên nhân khách quan mà các anh chị năm tư phần
nào đã “miễn nhiễm”. Đó là môi trường sống mới lạ, xa gia đình. Các bạn sinh viên năm nhất phải
thích nghi với nơi ở mới, cách học khác hoàn
toàn ở cấp trung học phổ thông… trên hết là nỗi nhớ nhà và cảm giác lạc lõng. Đó là lý do tại sao sinh
viên năm nhất thức khuya cũng nhiều như sinh viên năm tư. Rõ ràng, bên cạnh những mặt tích cực thì
tác hại của thức khuya rất lớn. Tuy các bạn biết rõ
điều đó nhưng vẫn có ý định tiếp tục tình trạng này.

7
Kết Luận:
Như vậy hầu hết các sinh viên đều có thói quen thức khuya.Có thể do điều kiện khách quen hoăc điều
kiện chủ quan.Mà nguyên nhân chủ yếu là do thói quen sinh hoạt hằng ngày và xu hướng chung đã
hình thành nên lói sống thức khuya như hiện nay.Những điều kiện khách quan về kinh tế có tác động
mạnh đến việc thức khuya,nhất là thời buổi dịch covid như hiện tại.Giá cả thị trường ngày càng tăng
mạnh, cộng thêm ảnh hưởng của việc khủng hoảng kinh tế làm cho sinh viên khổ nhọc.Phải làm việc
vào ban đêm để có thêm chi phí học tập củng như trang trãi cho cuộc sống hằng ngày.Việc thay đổi địa
vị củng là nguyên nhân dẫn đến việc thức khuya .Phần lớn sinh viên khi còn học ở trung học phổ thông
thường không có thói quen thức khuya hay sinh sống về đêm. Cho thấy việc thức khuya được hình
thành khi học sinh trở thành sinh viên.Đôi khi không phải vì lí do tài chính mà sinh viên thức khuya,
việc thức khuya là để thích nghi với việc nhiều bài tập cần phải làm.Môi trường sống củng là nguyên
nhân hàng đầu khiến sinh viên thức khuya ,sống ở đô thị ồn ào tấp nập khiến sinh viên không thể tập
trung học.Do đó nhiều sinh viên sẽ chọn việc thức khuya để học tập mà không bị ảnh hưởng bởi tiếng
ồn xung quanh.Nhiều sinh viên cho rằng không thể thay đổi thói quen thức khuya của họ nhưng trong
một hạn chế nào đó sinh viên cần sắp xếp thời gian của mình một cách hợp lí.Chúng ta cần tuyên
truyền về những tác hại mà việc thức khuya gây ra cho cơ thể chúng ta, trên các phương tiện truyền
thông đại chúng để cho sinh viên và mọi người lưu ý và tránh việc thức khuya.Nói chung việc thức
khuya là việc không nên ,bạn có thể thấy được những ảnh hưởng của việc thức khuya là rất có hại cho
cơ thể chúng ta.Trong điều kiện không thể thay đổi được việc thức khuya ta phải đảm bảo ngủ đủ 7-8
tiếng mỗi ngày để bù lại vào khoảng thời gian thức khuya.Hầu hết sinh viên đều có thói quen thức
khuya,nếu giờ học buổi sáng bắt đầu muộn hơn có lẽ sẽ phù hợp với sinh viên hơn.

8
Tài Liệu Tham Khảo:
1.M.T.(Theo ABC online), “Người Thức Khuya Sáng Tạo Hơn” đăng trên
https://VNEXPRESS.Net

2.Theo mực tím Vanhoa, “ Bệnh Tuổi Teen :Thức Khuya Và Ngủ Nướng” đăng trên
htpps://GiaĐình.NET.VN

3. James,M.Psych, “Study: Teenagers who stay up late are more likely to suffer from asthma,
allergies” Jul6 2020, đăng trên htpps://news-medical.Net
4. Marianne Nordahl, “Do you stay up late because you need time for yourself?”,Sunday 21.
February 2021 đăng trên htpps://sciencenorway.no

5. Kristen Knutson and Malcolm von schantz, “Associations between chronotype, morbidity
and mortality in the UK Biobank cohort”, Vol.35(8), pp.1045-1053;11/04/2018; đăng trên
htpps://openresearch.surrey.ac.uk

9
Thời gian Thái độ Ý kiến Thời gian nộp Chất lượng Tổng
tham gia tham đóng sản phẩm đúng sản phẩm
họp nhóm gia tích góp hữu hạn
Họ và tên
đầy đủ cực ích

20 15 15 20 30 100
Nguyễn Huy Vũ 20 15 15 20 30 100

Phạm Quang Triều Tống

Nguyễn Ngọc Vũ

Ngô Văn Tuấn

BẢNG ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

Công việc: Nguyễn Huy Vũ – Mở đầu


Phạm Quang Triều Tống – Chương 1
Ngô Văn Tuấn – Chương 2
Nguyễn Ngọc Vũ – Kết luận và tài liệu tham khảo

You might also like