You are on page 1of 145

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

VŨ THỊ HUYỀN TRANG

HỌ VÀ TÊN
( Tác giả luận văn)

RÈN KĨ NĂNG QUẢN LÍ CẢM XÚC CHO


TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA
HOẠT ĐỘNG ĐIỀU HÒA CẢM GIÁC
TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành:................................................................................
Mã số:..............................................................................
LUẬN VĂN THẠC SĨ: KHOA HỌC GIÁO DỤC
LUẬN VĂN THẠC SĨ: .................................................................
(ghi ngành khoa học được cấp học vị)

Người hướng dẫn khoa học: .................................................................


(Họ tên, học vị, chức danh khoa học)

MỞ ĐẦU HÀ NỘI, NĂM 2023

i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

VŨ THỊ HUYỀN TRANG

RÈN KĨ NĂNG QUẢN LÍ CẢM XÚC CHO


TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA
HOẠT ĐỘNG ĐIỀU HÒA CẢM GIÁC

Chuyên ngành: Giáo dục đặc biệt


Mã số: 8140118

Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. Phan Thanh Long

HÀ NỘI, NĂM 2023


ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số
liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu này không
trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đó.
Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.

Hà Nội, tháng 09 năm 2023


Tác giả luận văn

Vũ Thị Huyền Trang

iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ


ĐHCG Điều hòa cảm giác
NXB Nhà xuất bản
QLCX Quản lý cảm xúc
RLPTK Rối loạn phổ tự kỷ

iv
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.................................................................................................1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.........................................................................................2
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU......................................................2
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC........................................................................................2
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.........................................................................................3
6. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................................3
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................3
8. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN..........................................................................6
9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN..............................................................................................6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG QUẢN LÍ CẢM XÚC


CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ĐIỀU HÒA
CẢM GIÁC........................................................................................................................7
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ..................................................................7
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ...................................16
1.3. KĨ NĂNG QUẢN LÍ CẢM XÚC CỦA TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ 5-6 TUỔI
...........................................................................................................................................27
1.4. RÈN KĨ NĂNG QUẢN LÍ CẢM XÚC CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ 5-6
TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ĐIỀU HÒA CẢM GIÁC..................................33
1.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH RÈN KĨ NĂNG QUẢN LÍ
CẢM XÚC CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT
ĐỘNG ĐIỀU HÒA CẢM GIÁC....................................................................................38
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1..................................................................................................42
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RÈN KĨ NĂNG QUẢN LÍ CẢM XÚC CHO TRẺ
RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ 5-6 TUỔI HỌC HÒA NHẬP Ở CÁC TRƯỜNG MẦM
NON TẠI THÀNH PHỐ YÊN BÁI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ĐIỀU HÒA CẢM
GIÁC.................................................................................................................................43
2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG......................................................43
2.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG................................................................46
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG.............................................................66
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2..................................................................................................74

v
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG QUẢN LÍ CẢM XÚC CHO TRẺ RỐI
LOẠN PHỔ TỰ KỈ 5-6 TUỔI HỌC HÒA NHẬP Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON
TẠI THÀNH PHỐ YÊN BÁI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ĐIỀU HÒA CẢM GIÁC
VÀ TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM...................................................................................75
3.1. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG KĨ NĂNG QUẢN LÍ CẢM XÚC CHO TRẺ RỐI
LOẠN PHỔ TỰ KỈ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ĐIỀU HÒA CẢM
GIÁC.................................................................................................................................75
3.2. CÁC BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG QUẢN LÍ CẢM XÚC CHO TRẺ RỐI
LOẠN PHỔ TỰ KỈ 5-6 TUỔI HỌC HÒA NHẬP Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON
YÊN BÁI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ĐIỀU HÒA CẢM GIÁC............................77
3.3. THỰC NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG QUẢN LÍ CẢM XÚC
CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ĐIỀU
HÒA CẢM GIÁC..........................................................................................................103
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3....................................................................................................0
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................................0
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................0
PHỤ LỤC...........................................................................................................................0

vi
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, số lượng trẻ RLPTK trên thế giới và ở Việt Nam ngày
càng có chiều hướng gia tăng nhanh. RLPTK là một loại rối loạn phát triển đươc biểu
hiện đặc trưng bởi những khiếm khuyết về chất lượng tương tác xã hội, giao tiếp và biểu
hiện hành vi định hình, rập khuôn, thu hẹp kèm theo nhiều rối loạn thực thể và tâm thần
khác. Theo thống kê của Autism Treatment Network tại Mỹ (Pediatrics, 2016), trong
6.800 trẻ được khảo sát (từ 2 - 6 tuổi) chẩn đoán bị tự kỷ, có 42,5% trẻ bị rối loạn giấc
ngủ; 38,7% trẻ bị rối loạn tiêu hóa; 60,4% trẻ bị rối loạn ăn uống; 59,1% trẻ rối loạn lo
âu; 76,6% trẻ bị rối loạn cảm giác; 81,7% trẻ bị mất tương tác xã hội; 48,3% trẻ muốn gây
xung động, tấn công; 32,4% trẻ tự gây tổn thương; suy nghĩ và hành vi lặp lại, định hình
là 67,1%; tăng động là 68,8%; thiếu tập trung chú ý là 82,1% [108].
Các thống kê nghiên cứu về RLPTK cũng cho thấy, những bất thường của RLPTK
gây ảnh hưởng kéo dài suốt đời đến các chức năng cá nhân của trẻ ở nhiều lĩnh vực, như:
Học tập, các mối quan hệ thích ứng xã hội và khả năng độc lập. Mức độ ảnh hưởng có thể
từ nhẹ đến nặng tùy theo mức độ của RLPTK và các rối loạn đi kèm. Tuy nhiên, sự thiếu
hụt rõ rệt các chức năng khiến cho những trẻ mắc RLPTK trở thành người khuyết tật
trong cộng đồng, suy giảm trầm trọng chất lượng sống; đồng thời là gánh nặng của gia
đình và xã hội, suy giảm nguồn nhân lực lao động và kéo theo chi phí kinh tế lâu dài.
Trong những thập kỷ gần đây, do thay đổi về nhận thức và tiêu chuẩn chẩn đoán, kết hợp
với các yếu tố sinh học và môi trường đã khiến cho tỷ lệ tự kỉ gia tăng nhanh chóng. Theo
khảo sát của CDC (Mỹ) công bố năm 2014, cứ 68 trẻ thì có 1 trẻ bị RLPTK, tăng 30% so
với năm 2012 [54]. Tại Việt Nam, bệnh tự kỉ được biết đến vào cuối những năm 90. Từ

vii
năm 2000, những rối loạn này bắt đầu được quan tâm nhiều hơn về vấn đề can thiệp, điều
trị tại các bệnh viện Nhi và trung tâm giáo dục đặc biệt.
Trẻ RLPTK thường không kiểm soát được cảm xúc của bản thân. Một số trẻ có
những phản ứng tức thời một cách rất mạnh mẽ với tình huống trẻ gặp phải. Đôi khi sự
căng thẳng tích tụ lại quá lâu cũng dẫn đến việc trẻ có những biểu hiện cảm xúc không
phù hợp. Điều này gây ảnh hưởng đến quá trình học tập, trong sinh hoạt và hòa nhập của
trẻ về lâu dài. Dạy trẻ QLCX của bản thân hiện nay đang là vấn đề đặt ra trực tiếp, được
đông đảo các thầy, cô và các bậc phụ huynh rất quan tâm, bởi vì QLCX có ảnh hưởng rất
lớn đến cuộc sống của trẻ sau này.
Nhận biết được tầm quan trọng của QLCX đối với trẻ RLPTK, chúng tôi đã lựa
chọn đề tài “Rèn kĩ năng quản lí cảm xúc cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi thông qua
hoạt động điều hòa cảm giác” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình; đây là
vấn đề có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng kĩ năng QLCX của trẻ RLPTK 5-6 tuổi
thông qua hoạt động ĐHCG, tác giả luận văn đề xuất và thực nghiệm biện pháp rèn kĩ năng
QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động điều hòa cảm giác.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình tổ chức rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua các hoạt động
ĐHCG ở các trường mầm trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp tổ chức rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động
ĐHCG.
4. Giả thuyết khoa học
Trong thực tế các trẻ RLPTK thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc QLCX, điều đó
gây cản trở lớn tới quá trình học tập, vui chơi và hòa nhập của trẻ. Nếu có các biện pháp rèn kĩ
năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG sẽ giúp trẻ RLPTK 5-6 tuổi
quản lí được cảm xúc của mình, từ đó có điều kiện phát huy được những tiềm năng vốn có của

viii
bản thân, nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua
hoạt động ĐHCG;
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng kĩ năng QLCX của trẻ RLPTK 5-6 tuổi; thực trạng
rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG;
5.3. Đề xuất biện pháp tổ chức rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua
hoạt động ĐHCG và tiến hành thực nghiệm.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Địa bàn và khách thể khảo sát
Nghiên cứu được tiến hành tại các trường mầm non tại thành phố Yên Bái với các
khách thể khảo sát như sau:
- 30 giáo viên trường mầm non;
- 25 cha mẹ có trẻ RLPTK 5-6 tuổi đang theo học tại trường mầm non;
- 07 trẻ RLPTK 5-6 tuổi đang học tại trường mầm non.
6.2. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành từ tháng 8/2022 đến tháng 6/2023.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Mục đích: Nhằm phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa những thông tin
lí luận, các kết quả nghiên cứu về QLCX và rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi
thông qua hoạt động ĐHCG để xây dựng cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu. Nội dung:
Làm rõ những vấn đề về trẻ RLPTK (khái niệm RLPTK, đặc điểm, nguyên nhân gây ra
RLPTK); Cảm xúc của trẻ RLPTK (cảm xúc tích cực, cảm xúc tiêu cực, nguyên nhân gây
ra cảm xúc); Rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG.
Cách tiến hành: Thu thập, chọn lọc và hệ thống hóa các luận điểm khoa học phù hợp với
nội dung đề tài. Sau đó, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa, mô hình hóa các
lí thuyết... để xây dựng cơ sở lí luận.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

ix
7.2.1. Phương pháp quan sát
Mục đích: Nhằm thu thập những biểu hiện cảm xúc của trẻ RLPTK 5-6 tuổi tại
môi trường lớp học để xác định các vấn đề về cảm xúc (như nguyên nhân, biểu hiện, tần
suất, sự thay đổi cảm xúc trước, trong và sau can thiệp,...). Từ đó, xác định biện pháp rèn
kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi. Nội dung: Quan sát các hoạt động của giáo viên
trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và sinh hoạt hàng ngày cho trẻ, các biện
pháp rèn kĩ năng QLCX cho trẻ thông qua tổ chức hoạt động ĐHCG của giáo viên. Cách
tiến hành: Sử dụng các biểu mẫu để ghi chép lại các kết quả trong quá trình quan sát trẻ
RLPTK 5-6 tuổi.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Mục đích: Nhằm thu thập thêm các thông tin để điều chỉnh, bổ sung cho các vấn đề
xoay quanh cảm xúc và vấn đề rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt
động ĐHCG. Nội dung: Phỏng vấn về sở thích, tính cách, các cảm xúc tích cực và cảm
xúc cần điều chỉnh; phỏng vấn các thông tin về việc sử dụng và hiệu quả của việc rèn kĩ
năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG. Cách tiến hành: Phỏng
vấn cha mẹ, giáo viên trẻ RLPTK 5-6 tuổi theo các câu hỏi đã đề sẵn. Sau đó, tổng hợp,
phân tích kết quả.
7.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mục đích: Nhằm đánh giá thực trạng kĩ năng QLCX của trẻ RLPTK 5-6 tuổi; thực
trạng rèn kĩ năng QLCX cho trẻ thông qua hoạt động ĐHCG. Nội dung: Thu thập thông
tin về nhận thức của giáo viên và cha mẹ về cảm xúc, quản lí cảm xúc, rèn kĩ năng QLCX
cho trẻ thông qua hoạt động ĐHCG, hiệu quả của chúng và những thuận lợi, khó khăn khi
rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG. Cách tiến hành:
Đưa phiếu và hướng dẫn các nghiệm viên trả lời; sau đó thu phiếu, tổng hợp, phân tích và
đánh giá kết quả.
7.2.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp
Mục đích: Nhằm xác định khả năng nhu cầu ban đầu của trẻ RLPTK 5-6 tuổi và
kiểm định hiệu quả thực tế của hoạt động ĐHCG đối với trẻ. Nội dung: Đánh giá khả
năng nhu cầu ban đầu của trẻ, xác định mục tiêu ưu tiên, lập kế hoạch, tiến hành biện

x
pháp rèn kĩ năng QLCX và đánh giá kết quả về các thay đổi của trẻ trước, trong và sau
khi tiến hành nghiên cứu. Cách tiến hành: Thực hiện trên 2 trẻ RLPTK 5-6 tuổi được
chọn làm mẫu thực nghiệm; sau đó sử dụng để nghiên cứu trường hợp.
7.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Mục đích: Xác định hiệu quả của các biện pháp tổ chức hoạt động ĐHCG nhằm
rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTk 5-6 tuổi. Nội dung: Thực nghiệm các hoạt động ĐHCG
trên 2 trẻ RLPTK 5-6 tuổi. Cách tiến hành: Thực hiện theo thời gian và địa điểm đã đề ra,
sau đó, tổng hợp, phân tích và đánh giá kết quả.
7.3. Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học
Mục đích: Nhằm xử lý các kết quả thu thập được từ phiếu điều tra để làm cơ sở dữ
liệu cho việc đánh giá thực trạng QLCX của trẻ và rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6
tuổi thông qua hoạt động ĐHCG. Nội dung: Xử lý, thống kê các số liệu liên quan đến các
nội dung trong quá trình điều tra thực trạng và thực nghiệm. Cách tiến hành: Sử dụng các
phương pháp xử lý số liệu cơ bản, như: Tính giá trị trung bình, giá trị phần trăm, độ lệch
chuẩn... Xử lý các kết quả, thể hiện các kết quả dưới dạng bảng và biểu đồ.
8. Đóng góp mới của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có đóng góp mới về góc độ tiếp cận kĩ năng
QLCX của trẻ RLPTK 5-6 tuổi; làm rõ thêm về lý luận kĩ năng QLCX của trẻ RLPTK 5-6
tuổi; đề xuất được một số biện pháp rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua
hoạt động ĐHCG.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ
lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về rèn kĩ năng quản lí cảm xúc cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ
5-6 tuổi thông qua hoạt động điều hòa cảm giác;
Chương 2: Thực trạng rèn kĩ năng quản lí cảm xúc cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6
tuổi học hòa nhập ở các trường mầm non tại thành phố Yên Bái thông qua hoạt động điều
hòa cảm giác;
Chương 3: Biện pháp rèn kĩ năng quản lí cảm xúc cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6

xi
tuổi thông qua hoạt động điều hòa cảm giác và tổ chức thực nghiệm.

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RÈN KĨ NĂNG QUẢN LÍ CẢM XÚC
CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ĐIỀU HÒA CẢM GIÁC

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề


1.1.1. Trên thế giới
a. Nghiên cứu về cảm xúc ở trẻ có rối loạn phổ tự kỷ
Rối loạn phổ tự kỉ là một rối loạn về thần kinh được mô tả lần đầu tiên vào năm
1943 bởi Leo Kanner. Trên thế giới, các nghiên cứu về RLPTK được các nhà nghiên cứu
quan tâm từ rất sớm, trong đó có nhiều nghiên cứu sâu về vấn đề cảm xúc ở trẻ RLPTK.
Qua nghiên cứu tác giả thấy có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về cảm xúc ở trẻ
RLPTK sau đây:
Lang, R., O'Reilly, M., Healy, O., Rispoli, M., Lydon, H., Streusand, W., …
Giesbers, S. (2012). “Sensory integration therapy for autism spectrum disorders: A
systematic review”. Research in Autism Spectrum Disorders, 6, 1004-1018 [89]. Công
trình tập trung nghiên cứu về liệu pháp tích hợp giác quan đối với RLPTK trên cơ sở đánh
giá có hệ thống. Nghiên cứu đã chỉ ra được những vấn đề cốt lõi về vấn đề giác quan của
trẻ RLPTK. Những phát hiện này mang lại giá trị thiết thực trong chăm sóc, giáo dục và
áp dụng các liệu pháp nhằm giảm nhẹ những khiếm khuyết ở trẻ RLPTK.
Leekam, S. K. et al. (2007). “Describing the sensory abnormalities of children and
adults with autism”. Journal of Autism Developmental Disorder, 37, 894-910. doi:
10.1007/s10803-006-0218-7 [90]. Trong công trình tác giả đã đi sâu nghiên cứu về những
bất thường về giác quan của trẻ em và người lớn mắc chứng tự kỷ. Trong khuôn khổ bài

xii
tạp chí, tác giả đã chỉ ra những vấn đề chủ yếu, có tính đặc trưng tiêu biểu về giác quan
của những người mắc chứng tự kỷ. Giác quan của những người mắc chứng tự kỷ khác với
người bình thường, những vấn đề bất thường tác giả chỉ ra trong công trình có giá trị tốt
trong nghiên cứu.
Rogers, S. J., Hepburn, S., & Wehner, E. (2003). “Parent reports of sensory
symptoms in toddlers with autism and those with other developmental disorders”. Journal
of autism and developmental disorders, 33(6), 631-642 [91]. Trong công trình đã tập
trung khái quát về các triệu chứng giác quan ở trẻ mắc chứng tự kỷ và những trẻ mắc các
rối loạn phát triển khác. Nghiên cứu chỉ ra rằng, đối với trẻ tự kỷ và trẻ mắc các rối loạn
phát triển khác đều có một điểm chung là có khiếm khuyết về giác quan. Báo cáo được
thực hiện từ những phụ huynh có con tự kỷ và mắc các rối loạn khác, vì vậy có giá trị
thực tiễn cao trong nghiên cứu về trẻ RLPTK.
Schaaf, R. C., Benevides, T., Mailloux, Z., Faller, P., Hunt, J., van Hooydonk, E.,...
& Kelly, D. (2013). “An intervention for sensory difficulties in children with autism: A
randomized trial”. Journal of autism and developmental disorders, 1-14 [92]. Tác giả đã
tập trung nghiên cứu sâu về giác quan ở trẻ tự kỷ với những thử nghiệm thực tế một cách
ngẫu nhiên. Từ nghiên cứu của nhóm tác giả đã chỉ ra rằng, trẻ tự kỷ gặp nhiều khó khăn
về giác quan, điều này gây ra nhiều cản trở cho trẻ trong sinh hoạt và phát triển. Nhóm tác
giả đã có những đề xuất rất hữu ích đối với việc cải thiện giác quan cho trẻ tự kỷ từ thử
nghiệm ngẫu nhiên.
Talay-Ongan, A. & Wood, K. (2000). “Unusual sensory sensitivities in Autism: A
possible crossroads”. International Journal of Disability, Development and Education,
47, 201-212 [93]. Công trình tập trung nghiên cứu sâu về sự nhạy cảm giác quan bất
thường trong các trẻ tự kỷ. Các tác giả đã chỉ ra rằng, trẻ tự kỷ có cảm giác bất thường,
điều này đã khiến cho quá trình hòa nhập của trẻ tự kỷ gặp khó khăn. Tuy nhiên, qua
nghiên cứu các tác giả cũng chỉ ra rằng, sự bất thường về cảm giác của trẻ tự kỷ có thể
dẫn tới những thay đổi trong quá trình giáo dục.
b. Nghiên cứu về rèn kỹ năng quản lí cảm xúc cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ qua hoạt
động điều hòa cảm giác

xiii
Qua nghiên cứu tác giả thấy có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu đề cập tới
vấn đề này như sau:
Biel & Linsay (2009), Raising a Sensory Smart Child [104]. Công trình nghiên cứu
về cách nuôi dạy một đứa trẻ thông minh về giác quan với những chỉ dẫn quan trọng,
được đúc kết từ thực tiễn nuôi dạy trẻ. Giác quan của trẻ có quá trình hình thành, phát
triển dưới sự tác động của các yếu tố, trong đó sự tác động từ bên ngoài rất quan trọng.
Đặc biệt, công trình nhấn mạnh tới tính thời điểm tác động vào quá trình nuôi dạy trẻ về
mặt giác quan, sự tác động phù hợp, khoa học sẽ giúp trẻ phát triển thuận lợi về giác
quan.
Bissell, Julie, Jean Fisher, Carol Owens & Patricia Polcyn (1998), Sensory Motor
Handbook: A Guide for Implementing and Modifying Activities in the Classroom [105].
Cuốn sổ tay vận động giác quan của các tác giả đã trình bày một cách hệ thống, chi tiết
cách thực hiện và điều chỉnh các hoạt động trong lớp học cho trẻ. Công trình đã chỉ ra
rằng, giác quan chịu tác động, ảnh hưởng lớn từ sự vận động, thông qua các hoạt động để
điều chỉnh, phát triển giác quan cho trẻ theo hướng tích cực. Do đó, trong trị liệu cho trẻ
có các vấn đề về giác quan cần chú trọng đúng mức tới liệu pháp vận động nhằm mang lại
hiệu quả cao.
Miller. Lucy J (2006), Sensational Kids: Hope and Help for Children with Sensory
Processing Disorder [106]. Trong công trình tác giả đã tập trung nghiên cứu về những trẻ
mắc chứng rối loạn xử lý giác quan, trong đó nhấn mạnh sự nhạy cảm của trẻ mắc chứng
rối loạn xử lý giác quan. Đối với trẻ mắc chứng rối loạn xử lý giác quan rất cần sự hỗ trợ,
giúp đỡ từ các lực lượng nhằm giúp trẻ có được môi trường, điều kiện thuận lợi để hòa
nhập, phát triển cùng bạn bè.
Watling, R. L., & Dietz, J. (2007). “Immediate effect of Ayres’s sensory
integration-based occupational therapy intervention on children with autism spectrum
disorders”. American Journal of Occupational Therapy, 61, 574-583 [95]. Công trình tập
trung bàn về tính hiệu quả trong trị liệu nghề nghiệp dựa trên tích hợp cảm giác của Ayres
đối với trẻ em mắc chứng RLPTK. Trong công trình chỉ rõ, trẻ em mắc chứng RLPTK
luôn đi kèm với những vấn đề về cảm giác, do vậy để đạt hiệu quả cao trong can thiệp trẻ

xiv
RLPTK cần dựa trên tích hợp cảm giác của Ayres. Thực hiện đúng quy trình can thiệp trị
liệu nghề nghiệp dựa trên tích hợp cảm giác của Ayres sẽ mang lại hiệu quả tích cực đối
với trẻ mắc chứng RLPTK.
Edelson, S.M., Edelson, M.G., Kerr, D.C.R, & Grandin, T. (1998). “Behavioral
and physiological effects of deep pressure on children with autism: a pilot study
evaluating the efficacy of Grandin’s hug machine”. The American Journal of
Occupational Therapy. 53, 145-152 [87]. Công trình đi sâu nghiên cứu về tác động của
hành vi và sinh lý của áp lực sâu đối với trẻ tự kỷ trên cơ sở nghiên cứu thí điểm đánh giá
hiệu quả của máy ôm Grandin. Trong nghiên cứu chỉ rõ, tác động của hành vi và sinh lý
ảnh hưởng rất lớn, mang tính bao trùm đối với trẻ tự kỷ. Đặc biệt, những hành động âu
yếm, yêu thương, ôm ấp có tác dụng rất tích cực trong trị liệu trẻ tự kỷ. Trên cơ sở những
nghiên cứu từ thực tiễn, công trình cũng đã đề xuất được những cách thức trị liệu hiệu quả
đối với trẻ tự kỷ.
Case-Smith, J., & Bryan, T. (1999). “The effects of occupational therapy with
sensory integration emphasis on preschool-age children with autism”. American Journal
of Occupational Therapy. 53, 489-497 [86]. Công trình tập trung nghiên cứu về tác dụng
của trị liệu nghề nghiệp với tích hợp giác quan đối với trẻ tự kỷ trong độ tuổi mẫu giáo.
Theo nhóm tác giả, trẻ tự kỷ độ tuổi mẫu giáo có những vấn đề bất thường về giác quan,
điều này có thể được cải thiện tốt thông qua trị liệu nghề nghiệp. Trên cơ sở những kết
quả thu được từ các nghiên cứu thực tế trên trẻ, công trình đã đề xuất được một số biện
pháp trị liệu có giá trị.
Michael C. Abraham (2013), Workbook “Sensory conditioning”, practice strategies
and sensory motor activities used in the classroom [73]. Công trình nghiên cứu sâu về
ĐHCG với những bài tập thực hành, những hoạt động vận động cụ thể được tiến hành trong
lớp học. Trong công trình đã trình bày hệ thống về những vấn đề cơ bản liên quan đến
ĐHCG. Công trình đã trình bày và hướng dẫn cụ thể về một số bài tập, một số hoạt động vận
động cụ thể nhằm thực hiện ĐHCG hiệu quả. Vấn đề cốt lõi trong công trình chỉ ra đó là
khẳng định tầm quan trọng của ĐHCG đối với trẻ, mà ĐHCG chỉ được tiến hành có hiệu quả
thông qua các bài tập thực hành bài bản và những hoạt động phù hợp với trẻ trong môi

xv
trường lớp học.
1.1.2. Ở Việt Nam
a. Nghiên cứu về cảm xúc và kĩ năng quản lí cảm xúc
Qua nghiên cứu tác giả nhận thấy có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về
cảm xúc và kĩ năng quản lí cảm xúc sau đây:
Lê Thị Thanh Huyền (2021), “Kỹ năng quản lý cảm xúc của giáo viên mầm non”,
Luận văn thạc sĩ Tâm lý học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện Khoa học
xã hội, Hà Nội [20]. Trong công trình tập trung phân tích, luận giải về quản lý cảm xúc và kỹ
năng quản lý cảm xúc; làm rõ những khái niệm cơ bản, như: Cảm xúc, quản lý cảm xúc, kỹ
năng quản lý cảm xúc; chỉ ra nội dung, đặc điểm và các yếu tố tác động tới kỹ năng quản lý
cảm xúc của giáo viên mầm non. Phân tích, đánh giá được thực trạng kỹ năng quản lý cảm
xúc của giáo viên mầm non; đề xuất được một số giải pháp nâng cao kỹ năng quản lý cảm
xúc của giáo viên mầm non có tính thực tiễn và tính khả thi.
Lê Thị Thanh Huyền (2019), “Các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng quản lí cảm xúc của
giáo viên mầm non: Nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt
tháng 4/2019, tr.136-139 [23]. Công trình đã khái quát và phân tích được cụ thể về các yếu tố
ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý cảm xúc của giáo viên mầm non. Các yếu tố này bao gồm cả
yếu tố khách quan và chủ quan, trong đó các yếu tố chủ quan đóng vai trò quyết định. Trên
cơ sở sự tác động của các yếu tố, công trình đề xuất một số giải pháp phát huy tính tích cực
của các yếu tố trong nâng cao kĩ năng quản lý cảm xúc cho giáo viên mầm non.
Phan Thị Mai Hương (2016), “Cấu trúc yếu tố của thang đo trí tuệ cảm xúc dành
cho thanh thiếu niên”, Tạp chí Tâm lí học, số 4 (205), tr 1-14 [28]. Công trình tập trung
phân tích sâu về cấu trúc yếu tố của thang đo trí tuệ cảm xúc ở đối tượng thanh thiếu niên
với những luận giải cụ thể, rõ ràng. Công trình chỉ rõ, với từng lứa tuổi cụ thể sẽ tương
ứng với thang đo trí tuệ cảm xúc riêng, nó được thể hiện qua cấu trúc các yếu tố. Công
trình cũng đề xuất được một số giải pháp phát triển trí tuệ cảm xúc cho thanh thiếu niên
thông qua phân tích cấu trúc yếu tố thang đo trí tuệ cảm xúc của đối tượng này.
Nguyễn Thị Hải (2014), “Kĩ năng quản lí cảm xúc bản thân của sinh viên sư
phạm”, Luận án tiến sĩ Tâm lí học, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã

xvi
hội Việt Nam [35]. Công trình nghiên cứu sâu về kĩ năng QLCX và kĩ năng QLCX bản
thân của sinh viên sư phạm. Trong công trình đã khái quát một cách hệ thống cơ sở lý
luận về kĩ năng QLCX, như: Khái niệm cảm xúc, QLCX, kĩ năng QLCX; phân tích rõ đặc
điểm, cấu trúc, các yếu tố ảnh hưởng tới kĩ năng QLCX của sinh viên sư phạm. Phân tích,
đánh giá được thực trạng kĩ năng QLCX của sinh viên sư phạm theo các tiêu chí cụ thể;
đề xuất giải pháp nâng cao kĩ năng QLCX bản thân của sinh viên sư phạm có tính khả thi
khi áp dụng vào thực tiễn.
Phạm Thị Thu Lan (2017), “Kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành giáo
dục mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, trường Đại học
Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh [41]. Công trình đi sâu nghiên cứu về kĩ năng QLCX
của sinh viên ngành giáo dục mầm non, trong đó đã hệ thống được phần lý luận khá vững
chắc. Công trình đã làm rõ được các khái niệm cơ bản, như: Cảm xúc, QLCX, kĩ năng
QLCX, kĩ năng QLCX của sinh viên ngành giáo dục mầm non. Đồng thời, đưa ra được
tiêu chí đánh giá kĩ năng QLCX của sinh viên ngành giáo dục mầm non, các yếu tố ảnh
hưởng tới kĩ năng QLCX của sinh viên ngành giáo dục mầm non. Công trình đề xuất
được một số giải pháp có tính đồng bộ trong nâng cao kĩ năng QLCX của sinh viên ngành
giáo dục mầm non.
Phạm Thị Phương Nguyên (2019), “Nghiên cứu cấu trúc kĩ năng tự chủ cảm xúc”,
Tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam, số 18 tháng 6/2019 [47]. Công trình tập trung phân
tích, luận giải về cấu trúc kĩ năng tự chủ cảm xúc với cách tiếp cận hệ thống. Theo tác giả kĩ
năng tự chủ cảm xúc với yếu tố cốt lõi là trí tuệ sẽ quyết định đến mức độ kiểm soát cảm xúc.
Tuy nhiên, để đạt tới trình độ cao về kĩ năng tự chủ cảm xúc đòi hỏi phải có quá trình rèn
luyện từ thực tiễn. Công trình cũng đề xuất được phương hướng, giải pháp rèn luyện kĩ năng
tự chủ cảm xúc cho đối tượng học sinh.
Nguyễn Bá Phu (2016), “Kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập
của sinh viên Đại học Huế”, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội
Việt Nam, Học viện Khoa học xã hội [48]. Công trình đi sâu nghiên cứu về kĩ năng
QLCX lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên. Trong công trình đã hệ thống được
tương đối vững chắc phần lý luận về kỹ năng QLCX lo âu, trong đó đã làm rõ được một

xvii
số khái niệm, như: Quản lý, kỹ năng, cảm xúc, QLCX, kỹ năng QLCX lo âu; nêu ra và
phân tích được cấu trúc kỹ năng QLCX lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên. Công
trình đánh giá được thực trạng kỹ năng QLCX lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên
Đại học Huế; đề xuất được giải pháp nâng cao kỹ năng QLCX lo âu trong hoạt động học
tập của sinh viên Đại học Huế có tính đồng bộ, tính thực tiễn và khả thi.
Đặng Thị Ngọc Quyên (2014), “Biện pháp giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện
cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh”, Luận
văn Thạc sĩ Giáo dục học, trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh [50]. Công trình tập
trung phân tích về kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc của trẻ 5-6 tuổi. Trên cơ sở hệ
thống được một số vấn đề lý luận về giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho
trẻ 5-6 tuổi, công trình đã phân tích, đánh giá được thực trạng kỹ năng nhận biết và thể
hiện cảm xúc ở trẻ 5-6 tuổi ở một số trường mầm non Thành phố Hồ Chí Minh. Công
trình đề xuất được một số biện pháp giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho
trẻ 5-6 tuổi có tính thực tiễn và tính khả thi khi áp dụng vào giáo dục trẻ mầm non.
Ngô Thị Thạch Thảo (2013), “Kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc của trẻ 5
tuổi ở một số trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý
học, trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh [58]. Công trình tập trung phân tích, đánh
giá về kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc của trẻ mầm non. Công trình đã làm rõ cơ
sở lý luận về kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc của trẻ mầm non; đánh giá được thực
trạng kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc của trẻ 5 tuổi ở một số trường mầm non tại
Thành phố Hồ Chí Minh. Công trình đã đề xuất được một số giải pháp nâng cao kỹ năng
cảm nhận và thể hiện cảm xúc của trẻ 5 tuổi ở một số trường mầm non tại Thành phố Hồ
Chí Minh có tính khả thi.
b. Nghiên cứu về rèn kỹ năng quản lí cảm xúc cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ qua hoạt
động điều hòa cảm giác
Qua lịch sử nghiên cứu về vấn đề rèn kỹ năng QLCX cho trẻ RLPTK qua hoạt
động ĐHCG ở Việt Nam thấy rằng, chưa có nhiều nghiên cứu sâu về vấn đề này. Những
năm gần đây, khi số trẻ có RLPTK tăng lên, mới có một số công trình nghiên cứu nhằm
nhận diện, đánh giá và đề ra giải pháp giải quyết vấn đề QLCX ở trẻ RLPTK, trong đó có

xvii
việc trị liệu vấn đề QLCX qua hoạt động ĐHCG. Theo đó, có một số công trình nghiên
cứu tiêu biểu có liên quan sau đây:
Nguyễn Thanh Hoa (2016), “Tìm hiểu các nghiên cứu về: Vấn đề cảm giác của trẻ tự
kỉ và trị liệu điều hòa cảm giác”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, số 1
(79) năm 2016 [26]. Công trình tập trung khái quát về những công trình nghiên cứu liên quan
tới vấn đề cảm giác của trẻ tự kỉ và trị liệu ĐHCG. Trong công trình đã chỉ ra được mối liên
hệ chặt chẽ giữa hoạt động ĐHCG và cảm giác của trẻ tự kỉ. Áp dụng phương pháp trị liệu
ĐHCG mang lại hiệu quả rất tích cực đối với vấn đề cảm giác của trẻ tự kỉ. Công trình đã đề
xuất được một số phương hướng, giải pháp nhằm phát huy phương pháp trị liệu ĐHCG trong
giải quyết các vấn đề liên quan tới cảm giác của trẻ tự kỉ có tính thực tiễn.
Hoàng Thị Nho, Hoàng Nhật Linh (2015), “Tổ chức hoạt động điều hòa cảm giác cho
trẻ rối loạn phổ tự kỉ”, Tạp chí Khoa học Đại học sư phạm Hà Nội, số 60, tr.102-109 [46].
Công trình tập trung phân tích, luận giải về hoạt động ĐHCG cho trẻ RLPTK. Chỉ rõ được
vai trò, tầm quan trọng và tác dụng của hoạt động ĐHCG cho trẻ RLPTK. Phân tích một số
hoạt động ĐHCG cụ thể phù hợp với trẻ RLPTK; khái quát đặc điểm hoạt động ĐHCG ở trẻ
RLPTK. Công trình đã đề xuất được một số biện pháp tổ chức hoạt động ĐHCG cho trẻ
RLPTK có tính thiết thực, áp dụng vào thực tiễn sẽ mang lại những kết quả tích cực.
Như vậy, các nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước về vấn đề QLCX và kĩ năng
QLCX của trẻ RLPTK thông qua hoạt động ĐHCG được tiếp cận với nhiều phương diện
khác nhau, như: Tiếp cận với tư cách là một thành phần trong trí tuệ cảm xúc; với tư cách là
một kĩ năng giao tiếp và được đánh giá là một kỹ năng sống đặc biệt quan trọng của con
người. Tuy nhiên, chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về rèn kĩ năng QLCX cho
trẻ RLPTK thông qua hoạt động ĐHCG. Việc nghiên cứu kĩ năng QLCX của trẻ RLPTK 5-6
tuổi thông qua hoạt động ĐHCG cụ thể, trong điều kiện cụ thể rất quan trọng, qua nghiên cứu
giúp cung cấp thông tin về kĩ năng QLCX với một loại cảm xúc nhất định, trên cơ sở đó xác
định những kĩ năng quản lý phù hợp với từng loại cảm xúc của trẻ RLPTK.
1.2. Những vấn đề chung về rối loạn phổ tự kỉ
1.2.1. Khái niệm về rối loạn phổ tự kỉ
Thuật ngữ RLPTK (Autism Spectrum Disorders-ASDs) được xem xét bắt đầu từ

xix
những năm 70 và 80 của thế kỉ XX. RLPTK bao gồm: Rối loạn tự kỉ (Autistic Disorder),
hội chứng Asperger, rối loạn bất hòa nhập tuổi ấu thơ (Childhood Disintegrative
Disorder-CDD), hội chứng Rett,… Thuật ngữ RLPTK thường được xem là đồng nghĩa
với rối loạn phát triển diện rộng. Đến phiên bản lần thứ 5 của Sổ tay thống kê chẩn đoán
những rối nhiễu tâm thần của Hiệp hội tâm thần học Mỹ (DSM-5) đã chính thức sử dụng
tên “Rối loạn phổ tự kỉ” thay cho “Rối loạn phát triển diện rộng”.
Xung quanh khái niệm RLPTK có nhiều cách tiếp cận, với các khái niệm có sự
khác nhau nhất định, tuy nhiên đều có sự thống nhất cao về bản chất. Theo đó, có một số
cách tiếp cận về khái niệm RLPTK sau đây:
Theo Viện nghiên cứu sức khỏe và nghiên cứu về y tế quốc gia Pháp, INSERM
(Institute National de la Sante’ et de la Recherche Mesdicale): “Tự kỉ là một rối loạn từ
khi trẻ còn rất nhỏ, kéo dài cho đến tuổi trưởng thành, được biểu hiện ở việc chủ thể
không có khả năng tương tác xã hội một cách bình thường…” [44].
Theo Luật giáo dục người khuyết tật (Individuals with Disabilitties Education Act;
IDEA, 1997) của Mỹ định nghĩa RLPTK: Tự kỉ là rối loạn phát triển ảnh hưởng nghiêm
trọng đến giao tiếp ngôn ngữ, giao tiếp phi ngôn ngữ và tương tác xã hội, thông thường
khởi phát trước 3 tuổi và ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực học tập của trẻ [44].
Theo Leo Kanner - nhà tâm thần học người Mỹ thuộc bệnh viện John Hopkins ở
Baltimore, ông chính là người đầu tiên nhận dạng tự kỉ năm 1943. Theo mô tả của ông:
Tự kỉ như một chứng rối loạn tâm thần hiếm gặp ở trẻ em, thường xuất hiện sau 2 tuổi
rưỡi và coi đó như một đối tượng của điều trị y học. Theo ông: “Rối loạn căn bản chính
là sự không đủ khả năng để thiết lập các mối quan hệ bình thường với mọi người và để
đáp ứng một cách bình thường các tình huống, từ lúc đầu đời của trẻ” [82]. Tại thời điểm
của Leo Kanner, ông cho rằng “tự kỉ” là một dạng “bệnh”, hiện nay, tự kỉ được xếp vào
danh sách một trong 13 dạng khuyết tật của Mỹ và được chính phủ quan tâm hỗ trợ.
Trước đây, thuật ngữ RLPTK (ASDs) hay được xem là đồng nhất với rối loạn phát
triển diện rộng (Pervasive Developmental Disorder - PDD). Có khá nhiều quan điểm cho
rằng, phổ ASDs gồm: Hội chứng Tự kỉ (AD) ở giữa, gối lên hội chứng Asperger, rối loạn
bất hòa tuổi ấu thơ (Childhood Disintegrative Disorder-CDD) và hội chứng Rett (RTT),…

xx
Đến khi ấn bản Sổ tay thống kê những rối nhiễu tâm thần DSM-5 ra đời tháng 5/2013,
thuật ngữ RLPTK chính thức được thống nhất về cách gọi tên.
Theo Sổ tay thống kê những rối nhiễu tâm thần DSM-5, RLPTK bao gồm: Hội
chứng Tự kỉ, hội chứng Asperger, rối loạn bất hòa tuổi ấu thơ, hội chứng Rett,… Các rối
loạn thuộc phổ tự kỉ đều có sự thiếu hụt về chức năng giao tiếp và xã hội, tuy nhiên có sự
khác nhau về mức độ năng, thời điểm khởi phát, phạm vi và tiến triển của triệu chứng
theo thời gian.
Theo DSM-5, những trẻ được coi là có RLPTK cần thỏa mãn những điều kiện
được qui định trong 5 nhóm A, B, C, D, E sau đây:
Nhóm A: Khiếm khuyết về giao tiếp xã hội và tương tác xã hội.
Nhóm B: Những giới hạn, lặp lại, rập khuôn về hành vi, sở thích và hoạt động.
Nhóm C: Những khiếm khuyết hay những triệu chứng trên phải biểu hiện lúc trẻ
còn nhỏ tuổi.
Nhóm D: Những triệu chứng nêu trên có ảnh hưởng đối nghịch và hạn chế khả
năng sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
Nhóm E: Những triệu chứng nêu trên không thể giải thích được bởi khuyết tật trí
tuệ hay sự chậm phát triển bao quát của trẻ.
1.2.2. Nguyên nhân gây ra rối loạn phổ tự kỉ
Đến nay, các nghiên cứu chưa chỉ ra một cách rõ ràng và đầy đủ về nguyên nhân
của RLPTK, tuy nhiên, các nghiên cứu đề chỉ ra một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, RLPTK do nguyên nhân di truyền. “Nhiều nghiên cứu khoa học đã
chứng minh rằng, RLPTK có nguyên nhân do di truyền, đặc biệt đây là nguyên nhân đóng
vai trò chính trong các trường hợp có RLPTK. Theo đó, có nhiều gen bất thường kết hợp
gây RLPTK, những vùng nhiễm sắc thể 2,4,7,15,19 là những gen cơ bản gây rối loạn trên.
Đối với các trường hợp trẻ em sinh đôi đồng hợp tử tỉ lệ đồng nhất 70-90% dị hợp tử 0%;
gia đình anh em cùng mắc 3-5%. Khoảng 1% trẻ RLPTK mắc hội chứng nhiễm sắc thể X
dễ gãy. Thực tiễn cho thấy, RLPTK và hội chứng Asperger thường gặp ở nam nhiều hơn
nữ, liên quan tới nhiễm sắc thể X” [44].
Thứ hai, RLPTK có nguyên nhân từ yếu tố môi trường. “Trong quá trình mang

xxi
thai, người mẹ mắc phải những bệnh như, Rubella, cúm, sởi, bệnh lý tuyến giáp, bệnh
chuyển hóa; dùng các thuốc ảnh hưởng thai nhi, như: Acid valproic, an thần kinh,
NSAID. Quá trình mang thai gặp nhiều stress, sử dụng quá nhiều acid folic, rượu, sóng
siêu âm,... cũng góp phần tăng nguy cơ bị mắc RLPTK” [44].
Thứ ba, RLPTK do bệnh lý thần kinh gây ra. “Động kinh cơn lớn, xơ cứng củ, tổn
thương não trước sinh. Do thay đổi cấu trúc não ở tiểu não, hồi hải mã, thùy trán trước và
thùy thái dương. Não của trẻ RLPTK lớn hơn và nặng hơn so với não của trẻ phát triển
bình thường do có quá nhiều chất trằng. Người ta tìm thấy mối liên hệ bất thường của não
giữa, tiểu não với bỏ não, gây ra sự quá nhạy cảm hoặc kém nhạy cảm, hành vi bất
thường. Bất thường sinh hóa thần kinh liên quan dopamin, catecholamin và serotonin”
[44].
1.2.3. Tiêu chí chẩn đoán rối loạn phổ tự kỉ
Hiện nay, tiêu chí chẩn đoán RLPTK có sự khác nhau nhất định do quan điểm
đánh giá, cách tiếp cận khác nhau; tuy nhiên vẫn có sự tương đồng nhất định về các tiêu
chí cốt lõi trong chẩn đoán. Trong đó, tiêu chí chẩn đoán tự kỉ của DSM-5 được đánh giá
cao và được chấp nhận khá phổ biến trong các lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng, nhất là
giáo dục, xã hội, tâm lí,…
Trong luận văn này, tác giả theo cách tiếp cận về RLPTK của DSM-5, do vậy chỉ
trình bày nội dung các tiêu chí chẩn đoán về RLPTK theo DSM-5. Để đáp ứng nhu cầu
nghiên cứu và thực tiễn, DSM-5 đã có một số thay đổi nhất định trong quan điểm về tự kỉ.
Một số thay đổi chủ yếu gồm: (1) Thay tên gọi rối loạn phát triển diện rộng (PDDs) bằng
tên gọi rối loạn phổ tự kỉ (ASDs); (2) Tên gọi RLPTK được sử dụng chung cho tất cả các
rối loạn thuộc phổ tự kỉ, thay vì các tên gọi với từng loại rối loạn như các phiên bản trước;
(3) Gộp nhóm khiếm khuyết về giao tiếp và tương tác xã hội làm một, thu gọn lại thành 2
nhóm tiêu chí chẩn đoán; (4) Các tiêu chí chẩn đoán RLPTK cũng được các nhà chuyên
môn đánh giá hẹp hơn so với các phiên bản trước kia.
Theo đó, tiêu chí chẩn đoán RLPTK theo DSM-5 bao gồm:
Nhóm A: Khiếm khuyết về giao tiếp xã hội phải hội đủ tất cả 3 tiêu chuẩn dưới
đây: 1) Trẻ biểu hiện sự vô cảm, không biết rung động, chia sẻ tình cảm, sở thích của

xxii
mình với người khác, không thể bắt chuyện, nhập chuyện và cách đối đáp trong giao tiếp
xã hội rất khác thường; 2) Trẻ có những khiếm khuyết về sự bày tỏ cử chỉ, hành vi, dùng
lời và không dùng lời, qua sự giao tiếp bằng mắt, không thể hiểu và diễn đạt bằng điệu bộ,
hoặc bày tỏ cảm xúc trên nét mặt; 3) Trẻ gặp nhiều khó khăn trong vấn đề kết bạn và duy
trì tình bạn, ngoài trừ cha mẹ và những người chăm sóc khác, không thể thay đổi hành vi
theo sự đòi hỏi của mọi người trong những hoàn cảnh khác nhau, thiếu khả năng chơi giả
vờ, và không có hứng thú sinh hoạt chung theo nhóm [97].
Nhóm B: Những giới hạn, lặp lại, rập khuôn về hành vi, sở thích và hoạt động,
phải hội đủ tối thiểu 2 trong 4 tiêu chuẩn sau đây: 1) Trẻ nói lặp lại, hoạt động tay chân
hay sử dụng đồ vật theo lối rập khuôn; 2) Trẻ khăng khăng muốn giữ nguyên nề nếp, thói
quen, thường chống lại sự đổi thay trong môi trường sinh hoạt hằng ngày; 3) Trẻ bị cuốn
hút vào những sở thích “độc nhất vô nhị”, chẳng hạn thích sưu tầm những chủ đề về thời
tiết, tạp chí,…; 4) Phản ứng mạnh hay thiếu phản ứng đối với những tác động thuộc về
giác quan. Ví dụ, trẻ không cảm nhận được nhiệt độ lạnh hay nóng, không có cảm giác
đau đớn khi ngã, bị trầy xước đến chảy máu, nhạy cảm đối với âm thanh, vải sợi, ngửi và
sờ chạm vật thể nào đó quá mức bình thường, hoặc có những hành vi tự kích thích như
quay vòng đồ chơi, mê mẩn nhìn đèn điện, quạt xoay trên trần nhà. (Tiêu chí thứ 4 trong
nhóm B này được áp dụng để chẩn đoán và phân định sự khác biệt giữa Tự kỉ và dạng Rối
loạn ngôn ngữ trong Giao tiếp xã hội (Social Pragmatic Communication Disorder-SCD)
và chưa từng có trong những ấn bản DSM cũ) [97].
Nhóm C: Những khiếm khuyết hay những triệu chứng trên phải được biểu hiện khi
còn nhỏ tuổi (có thể chưa lộ rõ cho đến khi sự đòi hỏi của xã hội vượt xa so với khả năng
hạn chế của trẻ).
Nhóm D: Những triệu chứng nêu trên có ảnh hưởng đối nghịch và hạn chế khả
năng sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
Nhóm E: Những triệu chứng nêu trên không thể giải thích được bởi khuyết tật trí
tuệ hay sự chậm phát triển bao quát của trẻ. Tự kỉ thường đi đôi với khuyết tật trí tuệ.
Trong trường hợp có sự chẩn đoán này, khả năng giao tiếp xã hội của trẻ phải ở dưới mức
trung bình so với những trẻ có sự phát triển ngôn ngữ bình thường và đúng theo độ tuổi.

xxii
1.2.4. Phân loại rối loạn phổ tự kỉ
Hiện nay, việc phân loại RLPTK được thực hiện theo các mức độ, thường có ba
mức độ về RLPTK, đó là: Tự kỉ mức độ nhẹ; tự kỉ mức độ trung bình; tự kỉ mức độ nặng,
cụ thể:
Tự kỉ mức độ nhẹ: Ở mức độ nhẹ, trẻ vẫn có khả năng giao tiếp tốt; trẻ hiểu ngôn
ngữ nhưng gặp khó khăn trong diễn đạt, khởi đầu và duy trì hội thoại. Giao tiếp mắt, giao
tiếp không lời nhưng không thường xuyên. Quan hệ xã hội tốt nhưng chỉ khi cần, khi
được yêu cầu hoặc nhắc nhở. Trẻ biết chơi với bạn, chia sẻ tình cảm, mối quan tâm nhưng
có xu hướng thích chơi một mình. Trẻ có khó khăn khi học các kỹ năng cá nhân xã hội,
tuy nhiên khi học được thì trẻ thực hiện một cách rập khuôn, cứng nhắc.
Tự kỉ mức độ trung bình: Trẻ tự kỉ ở mức độ trung bình có khả năng giao tiếp rất
hạn chế; trẻ chỉ biết một số từ liên quan trực tiếp đến trẻ, chỉ nói được câu từ ba đến bốn
từ, không thể thực hiện hội thoại, rất ít giao tiếp bằng mắt. Giao tiếp không lời cũng hạn
chế, dừng lại ở mức biết gật - lắc đầu, chỉ tay. Trẻ tự kỉ có tình cảm với người thân khá
tốt. Trong quá trình chơi với bạn trẻ thường chỉ chú ý tới đồ chơi. Trẻ bắt chước và làm
theo những yêu cầu khi thích, độ tập trung rất ngắn. Trẻ chỉ làm được các kỹ năng xã hội
đơn giản như tự ăn, mặc áo.
Tự kỉ mức độ nặng: Trẻ tự kỉ mức độ nặng có khả năng giao tiếp rất kém; trẻ hầu
như chỉ nói được vài từ, thường nói linh tinh, không giao tiếp mắt. Giao tiếp không lời rất
kém, thường kéo tay người khác. Trẻ thường chơi một mình, ít hoặc không quan tâm đến
xung quanh, tình cảm rất hạn chế. Trẻ rất tăng động, khả năng tập trung và bắt chước rất
kém. Trẻ tự kỉ nặng thường bị cuốn hút rất mạnh vào những vật hoặc hoạt động đặc biệt,
có tính bất thường. Trẻ tự kỉ nặng không thực hiện được các kỹ năng cá nhân - xã hội.
Theo thang đánh giá mức độ tự kỉ CARS, dựa vào kết quả điểm số tự kỉ được phân
làm 3 loại:
o Từ 15 - 30 điểm: Không tự kỉ;
o Từ 31 - 36 điểm: Tự kỉ nhẹ và vừa;
o Từ 37 - 60 điểm: Tự kỉ nặng.
Phân loại theo DSM-5, RLPTK được chia làm các thang bậc hỗ trợ và các mức độ

xxi
cụ thể sau:
o Bậc 3: Đòi hỏi sự hỗ trợ tối đa tương ứng với mức độ nặng;
o Bậc 2: Đòi hỏi sự hỗ trợ tích cực tương ứng mức độ trung bình;
o Bậc 1: Đòi hỏi sự hỗ trợ cần thiết tương ứng mức nhẹ.
Như vậy, việc phân loại mức độ RLPTK một cách khoa học sẽ giúp cho quá trình
nhận định, đánh giá và áp dụng các biện pháp can thiệp hiệu quả đối với trẻ, giúp trẻ có
RLPTK có điều kiện thuận lợi để hòa nhập cuộc sống.
1.2.5. Đặc điểm của trẻ rối loạn phổ tự kỉ
Rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là khuyết tật phát triển được gây ra bởi sự khác biệt
trong não bộ. Trẻ bị RLPTK thường gặp vấn đề về giao tiếp, tương tác xã hội, cách hành
vi hay sở thích bị hạn chế hoặc lặp đi lặp lại. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa
Dịch bệnh Mỹ (CDC), đặc điểm về kỹ năng giao tiếp và tương tác xã hội có liên quan đến
RLPTK thường có sự khác nhau nhất định tùy thuộc vào độ tuổi phát triển của trẻ, cụ thể
thường có một số đặc điểm sau đây: Tránh hoặc không giữ giao tiếp bằng mắt; Trẻ 9
tháng tuổi không trả lời khi được hỏi tên, không thể hiện nét mặt vui, buồn, tức giận và
ngạc nhiên; Trẻ 12 tháng tuổi không chơi các trò chơi tương tác đơn giản như vỗ tay theo
nhịp, sử dụng ít hoặc không sử dụng cử chỉ (Ví dụ: Không vẫy tay chào tạm biệt); Trẻ 15
tháng tuổi không chia sẻ sở thích với người khác (ví dụ: Cho bạn xem một đồ vật mà bé
thích); Trẻ 18 tháng tuổi không chỉ cho cha mẹ thấy điều gì đó gây hứng thú trẻ; Trẻ 24
tháng tuổi không chú ý khi người khác bị tổn thương hoặc khó chịu; Trẻ 36 tháng tuổi
không quan tâm và không chơi với những đứa trẻ khác; Trẻ 48 tháng tuổi không “bắt
chước” làm một nhân vật nào đó như giáo viên hoặc siêu anh hùng lúc chơi; Đến 60 tháng
tuổi nhưng trẻ không hát, nhảy hoặc biểu diễn.
Người bị RLPTK có những hành vi hoặc sở thích bất thường. Điều này khiến
RLPTK khác biệt với các tình trạng chỉ được xác định bởi vấn đề về giao tiếp và tương
tác xã hội. Dưới đây là các hành vi và sở thích bị hạn chế hoặc lặp đi lặp lại liên quan đến
RLPTK: Xếp đồ chơi hoặc các đồ vật khác và cảm thấy khó chịu khi trật tự bị thay đổi;
Lặp đi lặp lại các từ hoặc cụm từ (còn được gọi là chứng nhại lời); Chơi với đồ chơi theo
cùng một cách mọi lúc; Thường tập trung vào các bộ phận của đồ vật (Ví dụ: Bánh xe);

xxv
Bị khó chịu bởi những thay đổi nhỏ; Phải tuân theo các thói quen nhất định; Vỗ tay, đá
người hoặc tự quay tròn; Có phản ứng bất thường đối với cách mọi thứ phát ra âm thanh,
mùi, vị, hình dáng hoặc cảm giác.
Bên cạnh những dấu hiệu trên, hầu hết trẻ có RLPTK đều có những đặc điểm khác
như: Kỹ năng ngôn ngữ, vận động và học tập bị trì hoãn; Chậm nhận thức; Hành vi hiếu
động, bốc đồng và/hoặc thiếu chú ý; Động kinh hoặc rối loạn co giật; Thói quen ăn ngủ
thất thường; Gặp các vấn đề về đường tiêu hóa (như táo bón); Tâm trạng hoặc phản ứng
cảm xúc bất thường; Lo âu, căng thẳng hoặc lo lắng quá mức; Thiếu sợ hãi hoặc sợ hãi
nhiều hơn mong đợi.
Trong lâm sàng, trẻ có RLPTK thường có một số đặc điểm tiêu biểu, như: Các
triệu chứng lâm sàng RLPTK thường xuất hiện trong thời kỳ sớm của trẻ; tuy nhiên, một
phần lớn trẻ RLPTK trong 1-2 năm đầu đời trải qua giai đoạn phát triển bình thường, tiếp
đến là sự mất dần hoặc mất đột ngột các kỹ năng đã có từ trước đó, một hiện tượng gọi là
thoái lui [102]. Tỉ lệ của sự thoái lui các kĩ năng thường là 32,1%, xảy ra ở độ tuổi trung
bình 1,78 tuổi. Tỉ lệ sự thoái lui các kĩ năng ngôn ngữ: 24,9%; ngôn ngữ/xã hội: 38,1%;
hỗn hợp: 32,5%; sự thoái lui các kỹ năng không xác định: 39,1%. Nguy cơ sự thoái lui
các kĩ năng giữa nam và nữ cân bằng nhau [102].
Đối với trẻ RLPTK, sự phát triển về tâm lý có sự khiếm khuyết nhất định, với mức
độ từ nhẹ đến nặng. Qua nghiên cứu một số tài liệu về trẻ có RLPTK, tác giả luận văn
khái quát về một số đặc điểm chung nhất về trẻ RLPTK trên một số nét chính sau đây:
Trẻ RLPTK “gặp khó khăn trong thích nghi và tiếp nhận cái mới, khó khăn trong
xác định mục tiêu, dự định trong tương lai. Trẻ thiếu sự tập trung trong mọi hoạt động từ
sinh hoạt, học tập đến các sở thích cá nhân; khả năng ghi nhớ của các em kém phát triển,
nhạy cảm, dễ cáu gắt, có xu hướng tách ra khỏi tập thể, bạn bè, dễ quên các công việc,
hoạt động thường ngày” [44; tr.20].
Trẻ RLPTK thường có những nét tính cách bất thường, khó hòa đồng, dễ cáu giận,
khó chơi được cùng các bạn cùng lớp; gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện các nhiệm
vụ, yêu cầu của giáo viên, bạn bè đưa ra, ít quan tâm tới xung quanh, chỉ chú ý tới những
điều các em thực sự thích.

xxv
Về tình cảm, trẻ RLPTK “có đời sống tâm lý không ổn định, giữa nhận thức và
hoạt động của các em không có sự gắn kết, thống nhất, thường hành động theo cảm tính,
nhất thời, thiếu logic, không mang tính hệ thống. Trẻ thường có xu hướng tình cảm tiêu
cực, đời sống tình cảm nghèo nàn, khó bộc lộ ra bên ngoài. Tư duy ngôn ngữ - logic của
trẻ RLPTK kém phát triển, do vậy về mặt xúc cảm, tình cảm dễ nảy sinh tiêu cực, ảnh
hưởng xấu tới quá trình học tập, hoạt động của các em” [34; tr.20].
Trẻ RLPTK còn bộc lộ sự “khiếm khuyết trong hoạt động nhận thức, không có sự
cố gắng, gặp khó khăn trong ghi nhớ và tiếp thu các kiến thức được trang bị. Trẻ chậm
phát triển về tư duy và kỹ năng học tập, thiếu động lực trong học tập, gặp nhiều khó khăn
trong tham gia các hoạt động. Trẻ RLPTK gặp nhiều khó khăn trong thích ứng với điều
kiện để triển khai các hoạt động học tập và rèn luyện kỉ luật. Trẻ thường bị quá tải khi có
những áp lực trong học tập, rèn luyện, thiếu hụt các kĩ năng xã hội, thiếu hụt các biểu
tượng trong ngôn ngữ và trong toán học. Các em cũng gặp nhiều khó khăn trong hình
thành và phát triển nhận thức, trí tuệ. Đặc biệt trẻ gặp rất nhiều khó khăn khi chuyển từ
thao tác trí tuệ cụ thể sang thao tác trí tuệ hình thức, thao tác lí luận” [44; tr.20].
Trong quan hệ với cha/mẹ, anh chị em và với giáo viên, bạn bè, Trẻ RLPTK cũng
gặp khó khăn về mặt tâm lí. Các em khó nhận ra sự thay đổi về vị thế, vai trò trong các
quan hệ với các chủ thể khác nhau, chưa hình thành được ý thức về các mối quan hệ với
thầy/cô, bạn bè. Trẻ RLPTK gặp rất nhiều khó khăn trong tiếp nhận và thừa nhận những
tri thức đạo đức theo yêu cầu của người lớn. Trẻ có xu hướng chống đối và không quan
tâm tới những quy định, yêu cầu của giáo viên, quy định của trường. Đồng thời, trẻ cũng
khiếm khuyết trong phát triển bản thân; gặp khó khăn trong việc hình thành ý thức về
hình ảnh bản thân; khó khăn trong việc hình thành tự ý thức bản thân.
Trẻ RLPTK cũng “gặp khó khăn trong kiểm soát cảm xúc bản thân, kiểm soát hành
vi hung tính và hình thành lòng vị tha. Trẻ có khuynh hướng hung hăng, cục tính, dễ nổi
cáu khi không được đáp ứng yêu cầu hay đơn thuần là muốn gây sự chú ý. Trẻ gặp phải
khó khăn, mâu thuẫn trong hình thành lòng vị tha, với tính vị kỉ của các em. Các em cũng
gặp khó khăn trong nhận thức và ứng xử về giới; không nhận thức và ứng xử được một
cách bình thường ở cả hai phương diện sự phát triển giới của cá nhân, đó là sinh học giới

xxv
và xã hội - tâm lí giới” [44; tr.21].
1.3. Kĩ năng quản lí cảm xúc của trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi
1.3.1. Khái niệm kỹ năng quản lí cảm xúc của trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi
* Kỹ năng
Theo quan điểm của K.K.Platônôp: “KN là khả năng của con người thực hiện một
hoạt động bất kỳ nào đó hay các hành động trên cơ sở của kinh nghiệm cũ” [36; tr.23].
Theo quan niệm của nhà tâm lý học Liên Xô N.D.Lêvitôv: “Kĩ năng là sự thực
hiện có kết quả một tác động nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn
và áp dụng những cách thức đúng đắn, có tính đến những điều kiện nhất định. Người có
kĩ năng hành động là người phải nắm được và vận dụng đúng đắn các cách thức hành
động nhằm thực hiện hành động có kết quả” [37; tr.19].
Ở Việt Nam, tác giả Vũ Dũng cho rằng: “Kĩ năng là năng lực vận dụng có kết quả
tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ
tương ứng” [37; tr.32]. Theo tác giả Thái Duy Tuyên: “Kĩ năng là sự ứng dụng kiến thức
trong hoạt động. Mỗi kĩ năng bao gồm một hệ thống thao tác trí tuệ và thực hành, thực
hiện trọn vẹn hệ thống thao tác này sẽ đảm bảo đạt được mục đích đặt ra cho hoạt động”
[37; tr.33].
Như vậy, tựu chung lại có hai quan niệm phổ biến về kĩ năng, gồm:
Quan niệm thứ nhất, xem kĩ năng như “phương thức thực hiện hành động phù hợp
với mục đích và điều kiện hành động mà con người đã nắm vững. Người có KN hoạt
động là người nắm được tri thức về hoạt động đó và thực hiện hành động theo đúng yêu
cầu của nó mà không cần tính đến kết quả hành động” [36; tr.24]. Theo quan niệm này, kĩ
năng được xem là mặt kĩ thuật của hành động, con người nắm được các hành động sẽ có
kĩ thuật hành động. Khi đó cách thức hành động sẽ được coi trọng hàng đầu, hơn là kết
quả của hành động.
Quan niệm thứ hai, “Kĩ năng được xem xét nghiêng về năng lực của con người,
đây không chỉ đơn thuần là mặt kĩ thuật của hành động mà chính là biểu hiện của năng
lực con người” [36; tr.25]. Với cách tiếp cận kĩ năng này chú ý nhiều tới kết quả của hành
động, coi kĩ năng là năng lực thực hiện một công việc với kết quả nhất định trong một

xxv
thời gian nhất định trong điều kiện mới.
Trẻ RLPTK có kĩ năng khi đảm bảo được một số yếu tố cơ bản sau: Trẻ có kiến
thức về hành động (kể lại được mục đích, cách thức, phương tiện thực hiện hành động);
Thực hiện hành động đúng yêu cầu; Đạt được kết quả của hành động theo mục đích đề ra;
Có khả năng thực hiện được hành động trong những điều kiện tương tự.
Qua nghiên cứu về kĩ năng, tác giả hiểu kĩ năng theo quan niệm thứ nhất, kĩ năng
được xem xét về mặt kĩ thuật của hành động. Nói cách khác, kĩ năng là hành động được
thực hiện nhờ việc áp dụng tri thức được trang bị, huy động nhu cầu, tình cảm, ý chí,…
của cá nhân nhằm thực hiện thành công một mục đích nào đó.
* Quản lý cảm xúc
Cảm xúc là phản ứng, biểu cảm của con người trước tác động của những yếu tố
ngoại cảnh. Đó là hành động cơ thể diễn tả những gì đang xảy ra trong môi trường não bộ.
Don Hockenbury và Sandra E. Hockenbury trong cuốn sách “Khám phá tâm lý học” đã
chỉ rõ: Cảm xúc là một trạng thái phức tạp, gồm 3 thành phần riêng biệt: trạng thái chủ
quan, phản ứng sinh lý, biểu cảm.
Quản lý cảm xúc cá nhân là việc kiểm soát hành vi, tâm trạng và thái độ của mình.
Mục đích quản lý cảm xúc nhằm tìm lại sự cân bằng trong tâm trạng, giúp tinh thần luôn
vui vẻ, hạnh phúc. Trong cuộc sống, việc quản lý cảm xúc nhằm tạo dựng và duy trì các
mối quan hệ tốt đẹp, không bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc cực đoan của bản thân.
Theo Nguyễn Bá Phu: “Cảm xúc được hiểu là những thái độ thể hiện rung cảm đối
với những sự vật, hiện tượng có mối liên hệ với nhu cầu và động cơ của con người” [49].
Quản lý cảm xúc không chỉ được hiểu ở việc kiểm soát, chế ngự các cảm xúc tiêu
cực, tránh để xảy ra các hành vi không mong muốn, mà QLCX còn được hiểu là sự biểu
hiện, điều khiển cảm xúc nhằm giải tỏa thành công những dồn nén cảm xúc một cách kịp
thời, hiệu quả.
Theo Lê Thị Thanh Huyền, kĩ năng QLCX là “khả năng vận dụng những tri thức,
kinh nghiệm của chủ thể để nhận diện cảm xúc của bản thân, hiểu cảm xúc của người
khác, điều chỉnh cảm xúc, thể hiện cảm xúc và tạo ra môi trường thân thiện nhằm đạt
được hiệu quả trong hoạt động thực tiễn” [23].

xxi
Theo Nguyễn Bá Phu: Kĩ năng QLCX “là những tác động có định hướng nhằm chế
ngự, điều khiển, điều chỉnh cảm xúc theo chiều hướng tích cực trước các tình huống của
cuộc sống” [49].
Qua nghiên cứu một số quan niệm nêu trên về kĩ năng và QLCX, tác giả quan
niệm về kĩ năng QLCX như sau: Kĩ năng QLCX là năng lực vận dụng các cách thức hành
động nhằm tác động có định hướng, có mục đích để chế ngự, điều khiển, điều chỉnh cảm
xúc theo hướng tích cực, có hiệu quả.
* Kỹ năng quản lý cảm xúc của trẻ rối loạn phổ tự kỷ 5-6 tuổi
Trẻ có RLPTK thường đi kèm các triệu chứng điển hình, như: Hội chứng tăng
động ở trẻ; chậm nói; rối loạn hành vi; rối loạn cảm giác; rối loạn thị lực; rối loạn thính
lực; rối loạn cảm xúc,…
Qua những quan niệm về kĩ năng, QLCX và đặc điểm trẻ RLPTK, tác giả quan
niệm về kĩ năng QLCX của trẻ RLPTK 5-6 tuổi như sau: Kĩ năng QLCX của trẻ RLPTK
5-6 tuổi là các hành động trên cơ sở các tri thức, nhu cầu, tình cảm, ý chí và khả năng
nhận thức về cảm xúc của bản thân trong các tình huống nhất định, hiểu sức ảnh hưởng
của cảm xúc đối với người khác và chính mình. Đồng thời, biết cách thể hiện, điều chỉnh
cảm xúc một cách hợp lý, nhằm thực hiện thành công các mục đích trong cuộc sống.
Kĩ năng QLCX của trẻ RLPTK 5-6 tuổi được cấu thành bởi một số kĩ năng cụ thể
sau: 1) Kĩ năng nhận diện cảm xúc; 2) Kĩ năng hạ nhiệt cảm xúc; 3) Kĩ năng bộc lộ cảm
xúc; 4) Kĩ năng thư giãn (căng cơ, tưởng tượng); 5) Kĩ năng chú tâm; 6) Kĩ năng điều
khiển suy nghĩ.
Trẻ RLPTK có kĩ năng QLCX sẽ hiệu quả hơn trong các mối quan hệ và đối nhân
xử thế; trẻ sẽ có nhiều bạn tốt do biết cách làm hài lòng những người bạn; trẻ được thầy
cô và những người lớn đánh giá cao; trẻ hạn chế thể hiện cảm xúc cực đoan như vui hay
buồn quá trong hoàn cảnh không phù hợp; giúp trẻ giảm căng thẳng và lo âu, biết cân
bằng cảm xúc bản thân; trẻ thích nghi với những khó khăn và khủng hoảng dễ dàng hơn
các trẻ khác. Trong luận văn chúng tôi tập trung nghiên cứu, khảo sát trên 06 kĩ năng
QLCX chủ yếu nêu trên.
1.3.2. Một số đặc điểm kĩ năng quản lí cảm xúc của trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6

xxx
tuổi
Kĩ năng QLCX của trẻ RLPTK là một kĩ năng quan trọng, nó giúp trẻ RLPTK 5-6
tuổi có điều kiện phát triển mối quan hệ tích cực với bạn bè, thầy cô và mọi người xung
quanh. Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy, kĩ năng QLCX ở trẻ RLPTK 5-6 tuổi thường
có một số đặc điểm chủ yếu sau đây:
Một là, kĩ năng QLCX ở trẻ RLPTK 5-6 tuổi thường hạn chế hơn trẻ bình thường.
Trẻ RLPTK có những khiếm khuyết về mặt trí tuệ, cảm xúc, giác quan, tâm lí,… điều này
khiến việc tham gia các hoạt động thực tiễn của trẻ gặp nhiều khó khăn. Quá trình học
hỏi, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm của trẻ về các lĩnh vực trong cuộc sống cũng gặp
nhiều rào cản. Chính điều này khiến cho kĩ năng QLCX của trẻ RLPTK hạn chế hơn trẻ
bình thường nhiều.
Hai là, kĩ năng QLCX ở trẻ RLPTK 5-6 tuổi thường thiếu tính ổn định. Trẻ
RLPTK 5-6 tuổi có nhiều khiếm khuyết về các mặt, nhất là về tâm lý, cảm xúc, điều này
kiến cho kĩ năng QLCX của trẻ hay thất thường. Trẻ khó kiểm soát được vấn đề cảm xúc,
khó giữ cảm xúc ở mức ổn định, tích cực. Cảm xúc của trẻ RLPTK chịu tác động nhiều
bởi các yếu tố tác động bên ngoài, vì vậy tính ổn định về mặt cảm xúc của trẻ thường
không cao.
Ba là, kĩ năng QLCX ở trẻ RLPTK 5-6 tuổi được hình thành trong thời gian lâu
dài, gặp nhiều khó khăn do hạn chế về trí tuệ và ngôn ngữ. Kĩ năng QLCX không phải tự
nhiên hình thành, mà nó được tích lũy, củng cố và phát triển trong thời gian dài trong môi
trường thực tiễn cuộc sống. Đối với trẻ bình thường, việc hình thành được kĩ năng QLCX
cũng phải mất một thời gian khá dài; đối với trẻ RLPTK 5-6 tuổi, việc hình thành kĩ năng
QLCX cần phải trải qua quãng thời gian dài, với sự kiên trì giáo dục, tác động của các chủ
thể giáo dục mới mang lại hiệu quả đề ra. Điều này do trẻ RLPTK có khiếm khuyết về
mặt ngôn ngữ, trí tuệ khiến cho việc hình thành kĩ năng QLCX gặp nhiều khó khăn hơn
trẻ bình thường.
Bốn là, kĩ năng QLCX ở trẻ RLPTK 5-6 tuổi không được thể hiện một cách đầy đủ
như trẻ bình thường. Kĩ năng QLCX của trẻ bình thường được thể hiện tương đối toàn
diện, linh hoạt trong mọi tình huống, phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Tuy

xxx
nhiên, đối với trẻ RLPTK 5-6 tuổi việc thể hiện kĩ năng QLCX không được đầy đủ và rõ
nét, trẻ chỉ thể hiện rõ được một đến hai kĩ năng cụ thể nào đó, các kĩ năng khác thể hiện
khá mờ nhạt, hoặc lúc được, lúc không.
1.4. Rèn kĩ năng quản lí cảm xúc cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi thông qua hoạt
động điều hòa cảm giác
1.4.1. Khái niệm hoạt động điều hòa cảm giác cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi
Vào năm 1972, tác giả Alma Jean Ayres Baker đã đưa ra khái niệm về ĐHCG
(Sensory integration). Theo tác giả, “Điều hòa cảm giác là một quá trình thần kinh nhằm
xử lí các thông tin cảm giác từ bên trong cơ thể hoặc từ môi trường bên ngoài nhằm giúp
mỗi cá nhân điều chỉnh bản thân một cách hiệu quả trong môi trường [26; tr.68]. Nói cách
khác, ĐHCG là quá trình thần kinh tổ chức các cảm giác từ cơ thể và môi trường, làm cho
con người có thể sử dụng cơ thể một cách hiệu quả trong môi trường. ĐHCG là sự điều
phối của những mối liên kết giữa não bộ và hành vi.
Các bài tập trị liệu ĐHCG được Alma Jean Ayres Baker đưa ra bao gồm các hoạt
động, như: Sử dụng kính lăng trụ, các bài tập vận động, điều hòa thính giác, các hoạt
động kích thích giác quan (Ayres, 1972).
Điều hòa cảm giác là khả năng mỗi người tiếp nhận thông tin bên ngoài từ những
giác quan khác nhau, sau đó xử lý, phản ứng với những thông tin với thái độ phù hợp.
Quá trình này diễn ra một cách tự nhiên.
Đối với trẻ RLPTK thường gặp những vấn đề về QLCX, dẫn tới những khó khăn
trong học tập cũng như trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Alma Jean Ayres Baker đã
đề xướng phương pháp trị liệu ĐHCG (Sensory integration therapy) với mục tiêu kích
thích sự phát triển của não bộ trong khả năng xử lí các thông tin cảm giác một cách phù
hợp. ĐHCG được xem là một phương pháp điều trị trẻ bị rối loạn cảm giác xúc giác, thị
giác, thính giác, mùi vị, sờ, thăng bằng,…
Tác giả Carol Stock Kranowitz định nghĩa về ĐHCG như sau: ĐHCG là quá trình
thần kinh tổ chức các thông tin mà con người nhận được từ các giác quan “xa” và các giác
quan “gần”. Khi não xử lí thông tin cảm giác đúng, con người sẽ đưa ra phản hồi một
cách thích hợp và tự động.

xxx
Như vậy, mặc dù có một số điểm khác nhau nhất định về khái niệm ĐHCG do
cách tiếp cận khác nhau, tuy nhiên các tác giả đều có sự thống nhất trong quan điểm rằng,
ĐHCG do hệ thần kinh điều khiển trong đó, những thông tin mà giác quan nhận được sẽ
được hệ thần kinh xử lí để cơ thể đưa một phản hồi phù hợp.
Qua nghiên cứu, chúng tôi quan niệm về hoạt động ĐHCG của trẻ RLPTK 5-6 tuổi
như sau: Hoạt động ĐHCG cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi là một liệu pháp vận động-giác quan,
trong đó sử dụng các bài tập, động tác phù hợp với trẻ RLPTK 5-6 tuổi nhằm giúp cho hệ
thần kinh của trẻ ổn định, hoạt động có tổ chức và tăng khả năng tập trung.
Hoạt động ĐHCG cho trẻ RLPTK là sử dụng các bài tập đặc biệt về cảm giác xúc
giác, thị giác, thính giác, mùi vị, sờ, thăng bằng để điều chỉnh các hành vi bất thường của
trẻ giúp trẻ đáp ứng thích hợp với các thông tin tiếp nhận được. Chúng ta nhận thức được
thế giới là nhờ các giác quan cung cấp các thông tin. Các giác quan lấy thông tin từ các
hiện tượng cả ngoài và trong cơ thể chúng ta: Nghe, nhìn, nếm, ngửi, sờ, phản ứng với các
hiện tượng đến từ bên ngoài cơ thể. Trị liệu ĐHCG là một công cụ có giá trị để dạy trẻ
làm thế nào tương tác với môi trường xung quanh. ĐHCG là một phương pháp điều trị trẻ
bị rối loạn cảm giác xúc giác, thị giác, thính giác, mùi vị, sờ, thăng bằng. Kỹ thuật này
dùng để tăng hoặc giảm đáp ứng của trẻ với các kích thích khác nhau với mục đích là điều
chỉnh các hành vi bất thường ở trẻ và giúp trẻ đáp ứng thích hợp với những thông tin cảm
giác, điều hợp, định hướng tạo cho trẻ cảm giác thích thú và thư giãn.
Thực tiễn cho thấy, hệ thần kinh của trẻ RLPTK thường không tiếp thu và xử lý
một cách hiệu quả các thông tin do các giác quan thu nạp được trong môi trường (ánh
sáng, âm thanh, mùi vị). Trong một số thời điểm trẻ rất nhạy cảm nên tiếp nhận quá mức
các thông tin này khiến trẻ cảm thấy bị quá tải. Ngược lại, cũng có những thời điểm thông
tin trẻ tiếp nhận được ít, không đủ các kích thích để trẻ cảm nhận được chính xác vấn đề
gì đang xảy ra. Tất cả những điều này khiến trẻ thấy lo âu, bồn chồn, mất bình tĩnh.
* Phân loại hoạt động điều hòa cảm giác cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ
Các vấn đề liên quan tới cảm giác của trẻ RLPTK được biểu hiện theo nhiều góc
độ, nhiều cách khác nhau; để có những hình thức tổ chức ĐHCG với chức năng phù hợp,
người ta phân chia ra thành các loại hoạt động, cụ thể:

xxx
Các hoạt động giữ bình tĩnh: Đây là các hoạt động có ích nhất đối với việc giảm sự
kích thích quá mức từ các nguồn cảm giác. Giúp trẻ RLPTK có khả năng điều chỉnh và
phản ứng đúng với môi trường khiến trẻ cảm thấy dễ chịu, bình tĩnh. Hình thức này hoàn
toàn có thể áp dụng khi trẻ bị kích thích quá mức với bất cứ hệ thống giác quan nào.
Những điều chỉnh môi trường giúp tạo ra sự bình tĩnh, cụ thể:
Thị giác: Giảm ánh sáng, giảm sự chói lóa, sử dụng đèn trần hoặc đèn bàn, giảm sự
xao lãng về mặt thị giác trong lớp học.
Thính giác: Tạo nơi yên tĩnh để lẩn trốn khi trẻ yêu cầu, cho trẻ sử dụng tai nghe
nhằm ngăn chặn sự xao lãng hoặc âm thanh quá mức khi trẻ cần; sử dụng thảm trải sàn
dày, gối để hấp thụ âm thanh trong phòng học. Cho trẻ cầm đồ vật trẻ thấy vui vẻ, thoải
mái, giảm căng thẳng; sử dụng các thao tác tạo áp lực mạnh như quấn chăn, ôm chặt,…;
duy trì các âm thanh, nhịp điệu ở tốc độ chậm.
Xúc giác: Tránh sự tiếp xúc về da không mong muốn, nói với trẻ trước khi sờ vào
trẻ, để trẻ là người chủ động sờ, chạm, không bắt ép trẻ,…
Chuyển động: Giúp trẻ giữ bình tĩnh bằng các di chuyển chậm, có tính nhịp điệu,
như ghế xích đu, đu đưa, nhún lên nhún xuống nhẹ nhàng.
Các hoạt động giúp cảm nhận đúng, chính xác: Các hoạt động này liên quan nhiều
tới việc sử dụng các cơ và cơ quan trong hoạt động mạnh gây ra lực ảnh hưởng đến hệ
thần kinh. Các “hoạt động mạnh” có thể được sử dụng nhằm giúp tổ chức hệ thần kinh
một cách toàn diện và giúp mang lại cho cơ thể mức độ tập trung và chú ý “chính xác”.
Các ý tưởng này giúp trẻ có phản ứng giác quan quá ngưỡng điều chế hệ thần kinh của
mình, làm cho các phản ứng giác quan dưới ngưỡng trở về mức độ “chính xác”. Một số
hoạt động có thể có ích cho trẻ RLPTK có vấn đề về cảm giác, như: Mang vác, đẩy, kéo
đồ vật nặng, như: Hộp đồ chơi, ba lô, túi,…; Treo người bằng cánh tay hoặc trèo cây, các
thiết bị ở sân chơi, thang dây thừng,…; Bò bằng tay, đầu gối dưới bàn hoặc ghế, trên
chiếc gối, qua đường hầm tự xây dựng,…; Các trò chơi xâm nhập vào cơ thể như xô vào
chồng gối lớn, đệm, ghế sofa,…; Mát xa hoặc sờ chạm với áp lực mạnh, như: Bò dưới
gối, mặc chiếc áo khoác nặng, tạo áp lực cho trẻ với quả bóng to, cuộn tròn trong chăn,…;
Các hoạt động cán, nhai, thổi, hoặc các hoạt động bú mút: Thức ăn cứng, giòn, ống để hút

xxx
hoặc các trò chơi để thổi,…
Các hoạt động thức tỉnh: Các hoạt động này giúp trẻ RLPTK có cảm giác dưới
ngưỡng và cảm giác tìm kiếm thụ động tự điều hòa. Tăng cường độ và độ bền của hoạt
động sẽ giúp trẻ nhận ra các cảm giác và mang lại cho cơ thể những gì trẻ cần hoặc muốn
để giúp duy trì hệ thần kinh có khả năng điều hòa tốt. Một số hoạt động thông báo cụ thể
có thể áp dụng, gồm: 1) Các trò chơi xúc giác như chơi với bột mì nhào, với đất nặn,…
Để các ngón tay vào sơn, kem cạo râu,… để tạo ra các hình/tranh. Thêm cát hoặc hạt gạo
nhằm tăng cường độ ma sát; 2) Chà xát các hình vuông nhỏ với các chất liệu vải khác
nhau vào da của trẻ; 3) Tìm kiếm bằng tay với các đồ chơi nhỏ ở trong hộp đầy gạo hoặc
đỗ; 4) Trò chơi dùng đèn chiếu sáng, hoặc đồ chơi có đèn sẽ có ích vì chúng tạo ra cường
độ thị giác mạnh, có sự tương phản. Trẻ cần một khu vực nhỏ được bố trí tốt trong phòng
nhằm tăng cường tập trung vào hoạt động; 5) Các âm thanh, bài hát có cường độ mạnh và
bất thường sẽ kích thích hệ thần kinh của trẻ. Những bài hát đi kèm vận động cũng là lựa
chọn tốt đối với sự thông báo; 6) Những hoạt động chuyển động hàng này có vai trò cung
cấp thông tin đầu vào cần thiết để trẻ duy trì sự điều hòa giác quan hiệu quả. Các hoạt
động cần có cường độ mạnh và có khoảng dừng thường xuyên nhằm tác động đến hệ thần
kinh hiệu quả. Những hoạt động dựa trên hệ thống tiền đình có hiệu lực nhất đối với việc
tăng sự nhanh nhạy của trẻ có phản ứng cảm giác dưới ngưỡng. Ví dụ: Lăn toàn cơ thể,
lăn trên một phía hoặc lăn về phía trước, lăn trên quả bóng; chạy, nhảy tại chỗ, trên tấm
bạt lò xo, đệm, nhảy dây, nhảy qua chướng ngại vật; bơi, đạp xe đạp, xe ba bánh; chơi bập
bênh.
1.4.2. Vai trò của hoạt động điều hòa cảm giác
Điều hòa cảm giác là một liệu pháp vận động - giác quan cho trẻ RLPTK. ĐHCG
thường do trị liệu viên phục hồi chức năng, vật lý trị liệu viên hay âm ngữ trị liệu viên
làm, tập trung giúp trẻ bớt nhạy cảm và tái tổ chức thông tin đến từ các giác quan. Khi
làm tốt các hoạt động ĐHCG sẽ giúp trẻ nhanh nhẹn hơn, các hoạt động dứt khoát có lực,
thần sắc tốt hơn, các lĩnh vực tư duy, ngôn ngữ,… được cải thiện, việc điều phối các lĩnh
vực khác cũng dần đi vào ổn định. Đặc biệt, các liệu pháp ĐHCG giúp trẻ RLPTK kiểm
soát tốt hơn cảm xúc và hành vi; từ đó, thực hiện hòa nhập tốt hơn với cuộc sống thực tại.

xxx
Qua nghiên cứu tác giả nhận thấy, hoạt động ĐHCG có vai trò rất quan trọng đối với trẻ
RLPTK, cụ thể:
1) Hoạt động ĐHCG giúp trẻ RLPTK bình tĩnh, củng cố hành vi tốt; giúp trẻ giảm
tiện những hành vi tự kích thích và những hành vi tự làm đau bản thân; giúp trẻ kiểm soát
tốt hơn sự phản ứng với các kích thích, từ đó cảm xúc và hành vi của trẻ cũng được cải
thiện một cách tích cực; 2) Hoạt động ĐHCG giúp trẻ RLPTK tăng cường khả năng chú ý
quan sát cải thiện tương tác giao tiếp mắt, khám phá môi trường sống, từ đó có cải thiện
về ngôn ngữ, tư duy và cải thiện khả năng tập trung chú ý và ảnh hưởng đến sự cảm nhận
về cơ thể và định hình vận động; 3) Hoạt động ĐHCG giúp trẻ RLPTK cảm nhận được
bản thân, cơ thể mình giúp di chuyển uyển chuyển nhịp nhàng, tập trung; giúp trẻ cảm
thấy an toàn khi di chuyển trong không gian và trọng lực; 4) Hoạt động ĐHCG có vai trò
quan trọng giúp trẻ RLPTK trong hệ vận động tinh: giúp trẻ di chuyển những cơ nhỏ, hệ
vận động tinh phát triển giúp trẻ cắt kéo, tô màu, buộc dây giầy, cài cúc cáo,…; 5) Hoạt
động ĐHCG giúp trẻ RLPTK điều chỉnh các hành vi bất thường, giúp trẻ có thể đáp ứng
thích hợp với các thông tin tiếp nhận được từ ngoài, từ đó dần tương tác với môi trường
xung quanh, hòa nhập thành công;
1.4.3. Đặc điểm của trẻ rối loạn phổ tự kỉ trong tham gia hoạt động điều hòa
cảm giác nhằm phát triển kĩ năng quản lí cảm xúc
Qua nghiên cứu về hoạt động ĐHCG trong phát triển kĩ năng QLCX cho trẻ
RLPTK, chúng tôi nhận thấy có một số đặc điểm chủ yếu của trẻ RLPTK trong tham gia
hoạt động ĐHCG nhằm phát triển kĩ năng QLCX sau đây:
1) Trẻ RLPTK do có những rối loạn xử lý cảm giác nên gây ra khó chịu, khiến trẻ
luôn phải đi tìm kiếm hoặc né tránh các kích thích từ môi trường bên ngoài, do vậy các
hoạt động ĐHCG ngoài tác động vào vùng não trước, vào vùng nhận thức của trẻ, cần tập
trung các bài tập góp phần tác động vào vùng vô thức, vùng não sau - nơi chi phối những
hành vi mà con người không tự kiểm soát được; 2) Trẻ RLPTK có ngưỡng cảm giác khác
nhau, việc thực hiện các hoạt động ĐHCG phụ thuộc vào khả năng của trẻ; với những trẻ
có ngưỡng cảm giác cao (trơ) thì có thể thực hiện các bài tập nhanh/mạnh ngay từ đầu,
còn với những trẻ có ngưỡng cảm giác thấp (luôn sợ và né tránh) thì cần bắt đầu với

xxx
cường độ nhẹ để trẻ tập làm quen dần; 3) Khi thực hiện các hoạt động ĐHCG nhằm phát
triển kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK, trẻ có thể gặp nhiều khó khăn trong khi thực hiện do
những khiếm khuyết của trẻ về nhiều mặt, nhất là các giác quan. Do vậy, trong quá trình
thực hiện các hoạt động ĐHCG cho trẻ RLPTK, cần sự hỗ trợ của nhiều người và kiên trì
thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần làm mẫu để trẻ thực hiện theo; 4) Trẻ RLPTK thường ít
tương tác xã hội, ít cử chỉ giao tiếp, chậm nói, chậm hiểu, phát âm vô nghĩa, nhiều hành vi
kỳ quặc bất thường,… một trong những đặc điểm thường thấy ở trẻ RLPTK đó là trẻ bị
rối loạn ĐHCG; 5) Trẻ RLPTK tham gia các hoạt động ĐHCG nhằm phát triển kĩ năng
QLCX thường thiếu tính chủ động, tích cực, một số trẻ có biểu hiện thiếu hợp tác. Do
vậy, cần xây dựng kế hoạch, nội dung chặt chẽ, phù hợp với từng đối tượng trẻ, thực hiện
kiên trì nhằm giúp trẻ RLPTK nâng cao kĩ năng QLCX, sớm hòa nhập cuộc sống; 6) Trẻ
RLPTK thường có vấn đề về tiền đình và khả năng nhận thức, do đó các hoạt động
ĐHCG cần tập trung vào việc rèn luyện tiền đình và tăng khả năng nhận thức cho trẻ
RLPTK; 7) Trẻ RLPTK có khả năng phòng vệ bằng xúc giác, khi thực hiện các hoạt động
ĐHCG, lúc đầu có thể khiến trẻ sợ hãi, la hét, thậm chí tự làm hại bản thân.
1.4.4. Vai trò của điều hòa cảm giác đối với kĩ năng quản lí cảm xúc của trẻ rối
loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi
Các nghiên cứu về ĐHCG đối với trẻ RLPTK đã chỉ ra rằng, ĐHCG có vai trò rất
tích cực đối với cuộc sống của trẻ sau này. Trẻ RLPTK thường bị rối loạn tích hợp cảm
giác. Điều này khiến trẻ có những phản ứng quá mức hoặc quá kém đối với các kích thích
từ môi trường xung quanh. Các liệu pháp ĐHCG giúp trẻ kiểm soát tốt hơn cảm xúc và
hành vi. Trên cơ sở đó tạo điều kiện thuận lợi để trẻ RLPTK hòa nhập tốt hơn với cuộc
sống. Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy ĐHCG đối với kĩ năng QLCX của trẻ RLPTK
5-6 tuổi có một số vai trò chủ yếu sau đây:
1) Điều hòa cảm giác có vai trò tích cực trong việc giúp trẻ RLPTK kiểm soát tốt
hơn sự phản ứng với các kích thích, thông qua đó giúp cảm xúc và hành vi của trẻ được
cải thiện một cách tích cực. Như vậy, hoạt động ĐHCG giúp kĩ năng QLCX của trẻ
RLPTK được cải thiện và nâng cao.
2) Điều hòa cảm giác giúp trẻ RLPTK có điều kiện trải nghiệm, giải thích và phản

xxx
ứng với các kích thích khác nhau trong môi trường sống; các phương pháp ĐHCG cho trẻ
RLPTK đều có liên quan đến sự phát triển thể chất và chức năng thần kinh cơ. Do vậy, nó
giúp trẻ phát triển kĩ năng QLCX, tạo ra sự thoải mái, cải thiện chất lượng cuộc sống.
3) Điều hòa cảm giác giúp trẻ RLPTK cân bằng và điều chỉnh hệ thống xúc giác
một cách hợp lý, tránh những rối loạn về chức năng của hệ thống xúc giác. Điều này giúp
trẻ nhận thức đúng đắn về xúc giác hoặc cảm giác đau. Điều này giúp trẻ RLPTK điều
chỉnh tốt cảm xúc và hành vi của bản thân, trở nên hài hòa, vui vẻ, tập trung, phát triển
các mối quan hệ tích cực với mọi người.
4) Điều hòa cảm giác tác động tích cực vào hệ thống tiền đình, giúp trẻ cảm nhận
và điều tiết được các hành vi quá nhạy hoặc trơ. Điều này giúp trẻ RLPTK kiểm soát hiệu
quả cảm xúc của mình, tránh để cảm xúc bị thả trôi, dẫn tới những biểu hiện tiêu cực.
5) Điều hòa cảm giác giúp hệ thống giác quan của trẻ RLPTK hoạt động bình
thường, phát huy đúng chức năng của cơ, khớp, gân, cung cấp cho trẻ nhận thức tiềm thức
về vị trí cơ thể. Hệ thống giác quan hoạt động hiệu quả, vị trí cơ thể sẽ tự động điều chỉnh
trong các tình huống khác nhau.
Như vậy, ĐHCG có vai trò rất lớn đối với trẻ RLPTK trong củng cố, phát triển kĩ
năng QLCX. Trên thực tế, các hoạt động ĐHCG rất hữu ích trong việc giúp trẻ RLPTK
cải thiện phản ứng với các kích thích.
1.4.5. Mối quan hệ giữa kĩ năng quản lí cảm xúc và hoạt động điều hòa cảm
giác cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi
Trẻ RLPTK gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, điều này xuất phát từ những
khiếm khuyết mà trẻ gặp phải, nhất là những kiếm khuyết về các giác quan. Do rối loạn
ĐHCG khiến cho một số trẻ RLPTK gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiểm soát cảm
xúc, dễ bị kích động, dẫn tới những cảm xúc và hành vi tiêu cực. ĐHCG nhằm giúp trẻ
RLPTK bớt nhạy cảm, giúp trẻ tổ chức lại cảm giác của mình; giúp trẻ tập trung và thực
hiện hành vi thích hợp. Kĩ năng QLCX và hoạt động ĐHCG cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi có
mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau. Theo đó, trẻ có kĩ năng QLCX tốt sẽ
thực hiện các hoạt động ĐHCG hiệu quả. Ngược lại, các hoạt động ĐHCG được thực hiện
chặt chẽ, đúng hướng và thường xuyên phù hợp với đối tượng trẻ RLPTK sẽ góp phần

xxx
nâng cao kĩ năng QLCX của trẻ.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình rèn kĩ năng quản lý cảm xúc cho trẻ rối
loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi thông qua hoạt động điều hòa cảm giác
Thứ nhất, chất lượng đội ngũ giáo viên (năng lực, kinh nghiệm, lòng yêu nghề, yêu
trẻ, tinh thần trách nhiệm)
Đội ngũ giáo viên là chủ thể chính trực tiếp ảnh hưởng tới chất lượng, hiệu quả rèn
kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG. Đội ngũ giáo viên có
năng lực tốt, có kinh nghiệm trong giáo dục trẻ RLPTK nói chung và rèn kĩ năng QLCX
cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG nói riêng sẽ đảm bảo hoạt động rèn
kĩ năng QLCX cho trẻ đạt hiệu quả cao. Cùng với đó, giáo viên có lòng yêu nghề, yêu trẻ
sâu sắc sẽ vượt qua mọi khó khăn, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Giáo viên có trách
nhiệm cao với nghề nghiệp, với công việc giáo dục trẻ RLPTK luôn đảm bảo các điều
kiện tốt nhất cho trẻ, do vậy sẽ tác động tích cực tới hoạt động rèn kĩ năng QLCX cho trẻ
RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG. Để đạt hiệu quả cao trong rèn kĩ năng
QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG, cần đảm bảo đội ngũ giáo
viên có năng lực, có kinh nghiệm, yêu nghề, yêu trẻ, luôn phát huy tốt vai trò, trách nhiệm
trong quá trình công tác.
Thứ hai, các yếu tố liên quan đến trẻ rối loạn phổ tự kỉ (mức độ rối loạn phổ tự kỉ)
Cùng với vai trò của đội ngũ giáo viên, yếu tố liên quan tới trẻ RLPTK có ảnh
hưởng lớn tới chất lượng, hiệu quả rèn kĩ năng QLCX thông qua hoạt động ĐHCG. Theo
đó, trẻ RLPTK 5-6 tuổi có mức độ RLPTK nhẹ hoặc trung bình sẽ thuận lợi hơn trong
quá trình giáo dục, rèn kĩ năng QLCX cho trẻ. Nói cách khác, hoạt động này sẽ mang lại
hiệu quả tốt hơn. Tuy nhiên, nếu trẻ RLPTK 5-6 tuổi có mức độ RLPTK nặng thì quá
trình rèn kĩ năng QLCX cho trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn, hiệu quả đạt được cũng hạn chế.
Ngoài ra, các vấn đề liên quan tới khả năng nhận thức, kiến thức, kĩ năng đã có của trẻ
RLPTK, tính chủ động, hợp tác,… cũng ảnh hưởng nhất định tới rèn kĩ năng QLCX thông
qua hoạt động ĐHCG.
Thứ ba, chế độ, chính sách đãi ngộ đối với giáo viên dạy trẻ khuyết tật
Giáo viên dạy trẻ RLPTK nói chung và trẻ RLPTK 5-6 tuổi nói riêng gặp phải

xxx
nhiều khó khăn, thử thách hơn những giáo viên dạy trẻ bình thường. Do vậy, ngoài lòng
nhiệt tình, trách nhiệm, tình yêu thương dành cho trẻ khuyết tật, các chế độ, chính sách
đãi ngộ ảnh hưởng nhất định tới quá trình rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi.
Chế độ, chính sách dành cho giáo viên dạy trẻ RLPTK thỏa đáng, phù hợp, đáp ứng
nguyện vọng của họ sẽ phát huy tốt trách nhiệm, sự tích cực, sáng tạo của giáo viên trong
quá trình giáo dục, rèn kĩ năng cho trẻ RLPTK. Ngược lại, chế độ, chính sách chưa thỏa
đáng, không phù hợp sẽ không phát huy được tinh thần tích cực, chủ động, nhiệt tình của
giáo viên, quá trình rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động
ĐHCG cũng hạn chế về chất lượng, hiệu quả.
Thứ tư, môi trường giáo dục kỹ năng quản lý cảm xúc cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-
6 tuổi
Môi trường có tác động thường xuyên, liên tục và theo hai chiều hướng đến kĩ
năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi. Môi trường giáo dục tác động thường xuyên, lớn
nhất là môi trường lớp học, môi trường nhà trường, ngoài ra còn môi trường gia đình cũng
tác động nhất định tới rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi. Việc xây dựng môi
trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, đáp ứng đúng tiêu chuẩn, quy định đề ra của Bộ
Giáo dục và Đào tạo sẽ tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao hiệu quả rèn kĩ năng QLCX
cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi. Môi trường gia đình thuận lợi cũng tạo ra các điều kiện quan
trọng giúp trẻ tích cực học hỏi, rèn kĩ năng QLCX. Để rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK
5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG đạt hiệu quả tốt, cần đảm bảo sự tác động tích cực,
đồng bộ của môi trường giáo dục, trong đó quan trọng nhất là môi trường nhà trường và
môi trường gia đình.
Thứ năm, nội dung, chương trình rèn kĩ năng quản lý cảm xúc cho trẻ rối loạn phổ
tự kỉ
Nội dung, chương trình rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK trực tiếp tác động ảnh
hưởng tới chất lượng hình thành, phát triển kĩ năng QLCX của trẻ. Một chương trình
chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phù hợp với đối tượng trẻ, nội dung
tinh gọn, sát đối tượng sẽ mang lại hiệu quả cao trong giáo dục, rèn kĩ năng QLCX cho trẻ
RLPTK 5-6 tuổi. Theo đó, nội dung, chương trình rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6

xl
tuổi phải xây dựng trên cơ sở bám sát chỉ đạo của các cơ quan chức năng, phù hợp với đối
tượng trẻ RLPTK học hòa nhập. Nội dung, chương trình phải toàn diện, khoa học, hướng
vào phát triển các kĩ năng cần thiết trong cuộc sống của trẻ RLPTK 5-6 tuổi, trong đó có
kĩ năng QLCX. Đặc biệt, nội dung, chương trình rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6
tuổi cần xây dựng trên cơ sở tiếp thu, kế thừa những kinh nghiệm đi trước, tổng kết từ
thực tiễn rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG.
Thứ sáu, hệ thống cơ sở vật chất, phương tiện thực hiện giáo dục
Để rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG cần
đảm bảo đầy đủ, đồng bộ về hệ thống cơ sở vật chất, phương tiện giáo dục. Các hoạt động
giáo dục trẻ bậc mầm non đòi hỏi một khối lượng lớn về cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi,
các phương tiện dạy học, không gian vui chơi,… đây là các yếu tố quan trọng trực tiếp
tham gia vào quá trình giáo dục trẻ RLPTK. Nếu thiếu các điều kiện về cơ sở vật chất,
phương tiện dạy học sẽ làm giảm hiệu quả rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi
thông qua hoạt động ĐHCG. Các trường mầm non đảm bảo đầy đủ về cơ sở vật chất cần
thiết, mua sắm trang thiết bị, phương tiện dạy học phù hợp với hoạt động giáo dục trẻ
RLPTK 5-6 tuổi, tạo điều kiện thuận lợi trong rèn kĩ năng QLCX cho trẻ.
Thứ bảy, sự phối hợp giữa các lực lượng trong giáo dục kỹ năng quản lý cảm xúc
cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ
Hoạt động rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG
liên quan tới nhiều lực lượng, trong đó chủ yếu là đội ngũ giáo viên và cha mẹ trẻ. Việc
phát huy được vai trò, trách nhiệm và sự ủng hộ của nhiều lực lượng sẽ khắc phục được
những khó khăn đặt ra trong quá trình thực hiện giáo dục, rèn kĩ năng QLCX cho trẻ
RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG, nâng cao hiệu quả rèn kĩ năng QLCX cho
trẻ. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng có liên quan trong rèn kĩ năng QLCX cho trẻ
RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG trên cơ sở vai trò, trách nhiệm của từng bộ
phận, từng lực lượng, có những lực lượng đóng vai trò chủ đạo, có lực lượng phối hợp,
tham gia. Song có sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượng sẽ tạo ra động lực, sức mạnh
quan trọng để nâng cao hiệu quả trong rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông
qua hoạt động ĐHCG.

xli
Tiểu kết chương 1
Qua nghiên cứu một số vấn đề lý luận về rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK thông
qua hoạt động ĐHCG, chúng tôi rút ra một số kết luận khoa học sau:
Cảm xúc là phản ứng, biểu cảm của con người trước tác động của những yếu tố
ngoại cảnh. Đó là hành động cơ thể diễn tả những gì đang xảy ra trong môi trường não bộ.
Kĩ năng QLCX là năng lực vận dụng các cách thức hành động nhằm tác động có
định hướng, có mục đích để chế ngự, điều khiển, điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực,
có hiệu quả.
Kĩ năng QLCX của trẻ RLPTK 5-6 tuổi là các hành động trên cơ sở các tri thức,
nhu cầu, tình cảm, ý chí và khả năng nhận thức về cảm xúc của bản thân trong các tình
huống nhất định, hiểu sức ảnh hưởng của cảm xúc đối với người khác và chính mình.
Đồng thời, biết cách thể hiện, điều chỉnh cảm xúc một cách hợp lý, nhằm thực hiện thành
công các mục đích trong cuộc sống.
Hoạt động ĐHCG của trẻ RLPTK 5-6 tuổi là một liệu pháp vận động-giác quan,
trong đó sử dụng các bài tập, động tác phù hợp với trẻ RLPTK 5-6 tuổi nhằm giúp cho hệ
thần kinh của trẻ ổn định, hoạt động có tổ chức và tăng khả năng tập trung.
Hoạt động ĐHCG có vai trò rất lớn đối với trẻ RLPTK trong việc cải thiện phản ứng
với các kích thích. Trên cơ sở đó, trẻ sẽ không phản ứng thái quá hoặc kém phản ứng đối với
cảm giác của chính mình, thực hiện hòa nhập thành công.
Kết quả nghiên cứu lý luận tại chương 1 là cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng
rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG tại chương tiếp
theo của luận văn.

xlii
\

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG RÈN KĨ NĂNG QUẢN LÍ CẢM XÚC
CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ 5-6 TUỔI HỌC HÒA NHẬP
Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ YÊN BÁI
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ĐIỀU HÒA CẢM GIÁC
2.1. Khái quát về điều tra thực trạng
2.1.1. Mục đích khảo sát
Tìm hiểu thực trạng kĩ năng QLCX và rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi
học hòa nhập ở các trường mầm non tại Yên Bái thông qua hoạt động ĐHCG; qua đó tạo
cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất biện pháp rèn luyện kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6
tuổi học hòa nhập ở các trường mầm non tại thành phố Yên Bái thông qua hoạt động
ĐHCG.
2.1.2. Nội dung khảo sát
Trong khuôn khổ luận văn, tác giả chỉ tập trung khảo sát một số nội dung chủ yếu
sau đây:
1) Khảo sát thực trạng kĩ năng QLCX của trẻ RLPTK 5-6 tuổi;
2) Khảo sát thực trạng rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi học hòa nhập ở
các trường mầm non tại thành phố Yên Bái thông qua hoạt động ĐHCG;
3) Khảo sát mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến rèn kĩ năng QLCX cho trẻ
RLPTK 5-6 tuổi học hòa nhập ở các trường mầm non tại thành phố Yên Bái thông qua
hoạt động ĐHCG;
4) Khảo sát những thuận lợi và khó khăn khi rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6

xliii
tuổi thông qua hoạt động ĐHCG.
2.1.3. Phương pháp và công cụ khảo sát
* Phương pháp khảo sát
Để thu thập các thông tin, số liệu minh chứng cần thiết phục vụ cho đánh giá thực
trạng, chúng tôi sử dụng một số phương pháp khảo sát chủ yếu sau đây:
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Sử dụng phương pháp này nhằm thu thập
thông tin từ phía giáo viên và cha mẹ có trẻ RLPTK về thực trạng kỹ năng QLCX của trẻ
RLPTK 5-6 tuổi; thực trạng rèn kỹ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt
động ĐHCG; nhận thức của giáo viên và cha mẹ về kỹ năng QLCX của trẻ RLPTK. Để
tiến hành điều tra bằng bảng hỏi, chúng tôi sử dụng hệ thống các câu hỏi được thiết kế từ
trước dành cho từng đối tượng cụ thể (phiếu dành cho giáo viên, phiếu dành cho cha mẹ).
Về cách tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi: Chúng tôi soạn các câu hỏi và thiết kế trên ứng
dụng Mirosoft Forms, sau đó gửi tới từng giáo viên và cha mẹ thông qua ứng dụng Zalo,
mail cá nhân. Sau đó sẽ tiến hành thu thập dữ liệu, chắt lọc những thông tin phù hợp để
phục vụ cho phân tích, đánh giá thực trạng.
Phương pháp quan sát: Thực hiện việc quan sát hoạt động học tập, sinh hoạt, vui
chơi của trẻ RLPTK 5-6 tuổi; về kỹ năng QLCX của trẻ; đồng thời quan sát việc rèn kỹ
năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG. Thông qua quan sát
vào các thời điểm khác nhau nhằm thu thập được những thông tin, dữ liệu khách quan,
toàn diện phục vụ cho đánh giá thực trạng.
Phương pháp phỏng vấn sâu: Để thu thập thêm một số thông tin cần thiết mà các
phương pháp khác chưa có điều kiện khai thác được, chúng tôi sử dụng phương pháp
phỏng vấn sâu đối với giáo viên và cha mẹ có trẻ RLPTK 5-6 tuổi. Các câu hỏi tập trung
làm rõ thêm về thực trạng kỹ năng QLCX của trẻ RLPTK 5-6 tuổi và thực trạng rèn kỹ
năng QLCX của trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG. Chúng tôi tiến hành
soạn sẵn một số câu hỏi phù hợp, có chủ định đối với giáo viên và cha mẹ có trẻ RLPTK.
Sau đó tiến hành phỏng vấn trực tiếp kết hợp với phỏng vấn qua điện thoại, trên cơ sở đó
chắt lọc các thông tin phù hợp, phục vụ cho phân tích, đánh giá thực trạng.
Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học: Sử dụng công thức toán thống

xliv
kê xử lý số liệu.
* Công cụ khảo sát
Để khảo sát thực trạng chúng tôi sử dụng 02 loại mẫu phiếu điền dành cho giáo
viên và cha mẹ có trẻ RLPTK 5-6 tuổi. Đối với mỗi phiếu điền đều thiết kế bao gồm các
câu hỏi đóng, câu hỏi mở, câu hỏi hỗn hợp nhằm khai thác thông tin phục vụ cho phân
tích, đánh giá thực trạng [Phụ lục 1; phụ lục 2; phụ lục 3].

Bảng 2.1. Bảng đánh giá mức độ QLCX của trẻ RLPTK 5-6 tuổi
Mức độ QLCX của trẻ RLPTK 5-6 tuổi Điểm số
Trẻ vận dụng được kĩ năng QLCX bản thân một cách linh hoạt trong mọi
tình huống: Trẻ RLPTK 5-6 tuổi có thể vận dụng linh hoạt, sáng tạo và phù
hợp các kĩ năng QLCX vào trong các tình huống học tập, sinh hoạt, cuộc
sống; dưới sự tác động khác nhau của hoàn cảnh, tình huống và đối tượng 3
khác nhau,… trẻ vẫn có thể kiểm soát và điều chỉnh được cảm xúc phù hợp
mà không cần sự hỗ trợ của giáo viên hoặc cha mẹ.
Trẻ thực hiện được kĩ năng QLCX trong các tình huống cụ thể: Trẻ RLPTK
5-6 tuổi có thể thực hiện được một đến hai kĩ năng QLCX cụ thể với điều
kiện có sự hỗ trợ, nhắc nhở, gợi ý của giáo viên hoặc cha mẹ trong quá trình 2
thực hiện.
Trẻ hiểu được về kiến thức, kĩ năng QLCX trong giao tiếp: Trẻ RLPTK 5-6
tuổi có thể gọi tên, nói được về cách thực thiện các kĩ năng QLCX một cách
cụ thể, song trẻ chưa biết cách thực hiện kĩ năng này trong tình huống cụ 1
thể mặc dù có sự hỗ trợ từ phía giáo viên và cha mẹ.

2.1.4. Vài nét về địa bàn nghiên cứu


Để đảm bảo các thông tin, số liệu thu thập được mang tính khách quan, đặc trưng,
chúng tôi lựa chọn nghiên cứu tại 02 trường mầm non hòa nhập tại thành phố Yên Bái, cụ
thể: Trường mầm non Vĩnh Kiên, xã Vĩnh Kiên huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái; Trường
mầm non Thác Bà, tổ 3 thị trấn Thác Bà, Yên Bình, Yên Bái.

xlv
2.1.5. Khách thể khảo sát
Chúng tôi tiến hành khảo sát trên 30 giáo viên, 25 cha mẹ có con RLPTK 5-6 tuổi và 07
trẻ RLPTK 5-6 tuổi.
Đối với giáo viên: Chúng tôi khảo sát 30 giáo viên dạy hòa nhập, tỷ lệ giáo viên là nữ là
30/30 (100%); trình độ đào tạo của giáo viên, gồm: Sau đại học 11,5%, đại học/cao đẳng là
75,3%, trung cấp là 13,2%. Tất cả các giáo viên tham gia khảo sát tốt nghiệp các chuyên ngành
khác nhau, gồm: Giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục âm nhạc/mỹ thuật, giáo dục
thể chất, giáo dục đặc biệt, công tác xã hội.
Đối với cha mẹ: Chúng tôi khảo sát trên 25 cha mẹ có trẻ RLPTK 5-6 tuổi đang theo
học tại trường mầm non trên địa bàn thành phố Yên Bái. Độ tuổi bình quân của cha mẹ tham
gia khảo sát là 27,3 tuổi.
Đối với trẻ RLPTK 5-6 tuổi: Chúng tôi tiến hành đánh giá kỹ năng QLCX trên 07 trẻ
RLPTK 5-6 tuổi đang học tại trường mầm non trên địa bàn thành phố Yên Bái bằng phương
pháp quan sát theo mẫu phiếu với các tiêu chí được chuẩn bị sẵn. Thông qua các kết quả quan
sát được trên thực tế của trẻ để rút ra những nhận xét, đánh giá khách quan, khoa học.
2.2. Kết quả khảo sát thực trạng
2.2.1. Thực trạng kĩ năng quản lí cảm xúc của trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi
thông qua quan sát trẻ
Để tìm hiểu thực tế kĩ năng QLCX của trẻ RLPTK 5-6 tuổi tại địa bàn khảo sát,
chúng tôi tiến hành quan sát về các kĩ năng QLCX cụ thể trên 20 trẻ RLPTK 5-6 theo
phiếu quan sát đã được chuẩn bị trước. Hoạt động quan sát được thực hiện trong hầu hết
các hoạt động, trong các thời điểm để đảm bảo tính khách quan, toàn diện và chính xác
của các thông tin quan sát được.
Bảng 2.2. Mức độ thực hiện kĩ năng QLCX của trẻ RLPTK 5-6 tuổi
thông qua quan sát trẻ
Kĩ năng QLCX của trẻ RLPTK 5-6 tuổi Mức độ (N=7)
Mức 3 Mức 2 Mức 1 Tổng
Kĩ năng nhận diện cảm xúc 10% 25% 65% 100%
Kĩ năng hạ nhiệt cảm xúc 5% 35% 60% 100%

xlvi
Kĩ năng bộc lộ cảm xúc 15% 30% 55% 100%
Kĩ năng thư giãn (căng cơ, tưởng tượng) 20% 30% 50% 100%
Kĩ năng chú tâm 15% 40% 45% 100%
Kĩ năng điều khiển suy nghĩ 5% 20% 75% 100%

Nhận xét:
Qua kết quả quan sát thể hiện tại bảng 2.2 có thể thấy rằng: Phần lớn các kĩ năng
QLCX cụ thể của trẻ RLPTK 5-6 tuổi đều ở mức thấp. Đa số các kĩ năng QLCX cụ thể
của trẻ RLPTK 5-6 tuổi ở mức 1 và mức 2, tỉ lệ trẻ đạt được ở mức 3 qua quan sát rất ít.
Trong số các kĩ năng QLCX của RLPTK 5-6 tuổi theo quan sát, khá hơn cả là “kĩ năng
thư giãn (căng cơ, tưởng tượng) với mức 3 là 20%, mức 2 là 30% và mức 1 là 50%. Kĩ
năng QLCX yếu nhất trong số các kĩ năng là “kĩ năng điều khiển suy nghĩ”, với mức 1 là
5%, mức 2 là 20% và mức 3 là 75%.
Qua phỏng vấn sâu một số giáo viên và cha mẹ có trẻ RLPTK 5-6 tuổi cũng thu
được những nhận xét, đánh giá tương đối thống nhất với kết quả quan sát trẻ về các kĩ
năng QLCX của trẻ. Đa số các ý kiến được hỏi đều cho rằng, trẻ RLPTK 5-6 tuổi còn
nhiều hạn chế về kĩ năng QLCX. Các em gặp nhiều khó khăn trong việc thể hiện, kiểm
soát và điều chỉnh cảm xúc trong các tình huống cụ thể của cuộc sống. Điều này đã gây ra
cản trở không nhỏ cho trẻ trong việc hòa nhập cuộc sống. Do vậy, cần có những biện pháp
hiệu quả nhằm củng cố và nâng cao kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi, giúp các em
tự tin, thuận lợi trong hòa nhập, tạo điều kiện để phát triển toàn diện.
2.2.2. Nhận thức của giáo viên và cha mẹ về kĩ năng quản lí cảm xúc của trẻ rối
loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi
Để đánh giá khách quan, chính xác nhận thức của giáo viên và cha mẹ về kĩ năng
QLCX của trẻ RLPTK 5-6 tuổi, chúng tôi đã tiến hành khảo sát kết hợp với phỏng vấn
sâu một số nội dung, như: Quan niệm về kĩ năng QLCX; điểm mạnh, điểm yếu về kĩ năng
QLCX của trẻ RLPTK 5-6 tuổi; mức độ kĩ năng QLCX của trẻ RLPTK 5-6 tuổi; tầm quan
trọng của kĩ năng QLCX đối với trẻ RLPTK 5-6 tuổi. Kết quả khảo sát được thể hiện cụ

xlvi
thể thông qua một số nội dung dưới đây:
Thứ nhất, nhận thức về kĩ năng quản lý cảm xúc
Bảng 2.3. Nhận thức của giáo viên và cha mẹ về kĩ năng QLCX
Giáo viên Cha mẹ Chung
Kĩ năng QLCX (N=30) (N=25) (N=55)
SL TL SL TL SL TL
(%) (%) (%)
1. Kĩ năng QLCX là năng lực vận dụng
các cách thức hành động nhằm tác động
24 80 17 68 41 74,5
có định hướng, có mục đích để chế ngự,
điều khiển, điều chỉnh cảm xúc theo
hướng tích cực, có hiệu quả.
2. Kĩ năng QLCX là những tác động có
định hướng nhằm chế ngự, điều khiển,
4 13,3 5 20 9 16,4
điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực
trước các tình huống của cuộc sống.
3. Kĩ năng QLCX là khả năng vận dụng
những tri thức, kinh nghiệm của chủ thể
2 6,7 3 12 5 9,1
để nhận diện cảm xúc của bản thân, hiểu
cảm xúc của người khác, điều chỉnh cảm
xúc, thể hiện cảm xúc và tạo ra môi
trường thân thiện nhằm đạt được hiệu quả
trong hoạt động thực tiễn.

Nhận xét:
Qua kết quả tại bảng 2.3 cho thấy, nhìn chung giáo viên và cha mẹ đã có nhận thức
tương đối rõ về kĩ năng QLCX, điều này xuất phát từ sự quan tâm tìm hiểu của họ về kĩ
năng này trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ RLPTK 5-6 tuổi. Trong 03 nội dung đưa
ra về quan niệm kĩ năng QLCX, quan niệm đúng nhất là “Kĩ năng QLCX là năng lực vận
dụng các cách thức hành động nhằm tác động có định hướng, có mục đích để chế ngự,

xlvi
điều khiển, điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực, có hiệu quả”, với đánh giá của giáo
viên là 80%, đánh giá của cha mẹ là 68%, tỷ lệ chung giữa đánh giá của giáo viên và cha
mẹ là 74,5%. Hai nội dung còn lại có tỷ lệ lựa chọn thấp với tỷ lệ đánh giá chung của giáo
viên và cha mẹ là 9,1% và một nội dung là 16,4%.
Qua trao đổi, phỏng vấn sâu một số giáo viên và cha mẹ trẻ về nội dung này cũng
nhận được các ý kiến khác nhau xung quan quan niệm về kĩ năng QLCX của trẻ RLPTK
5-6 tuổi. Tuy nhiên, đa số các ý kiến đều có nhận định chung về kĩ năng QLCX, đó là
năng lực vận dụng các hành động có định hướng, có mục đích, nhằm chế ngự, điều khiển,
điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực. Như vậy, đa số giáo viên và cha mẹ nhận thức
được về kĩ năng QLCX là điều kiện thuận lợi để tăng cường phối hợp, thực hiện các biện
pháp rèn kĩ năng này cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi đạt hiệu quả đề ra. Ngoài ra, vẫn còn một số
ý kiến thể hiện quan điểm chưa thống nhất về vấn đề này, cần có những biện pháp nhằm
nâng cao và thống nhất nhận thức trong quan niệm về kĩ năng QLCX.
Thứ hai, nhận thức về điểm mạnh, điểm yếu của trẻ rối loạn phổ tự kỉ về kĩ năng
quản lý cảm xúc
Trên cơ sở các lần trao đổi, phỏng vấn với giáo viên trực tiếp giáo dục rèn kĩ năng
QLCX cho trẻ RLPTK, kết hợp với trao đổi với cha mẹ của trẻ RLPTK và từ những quan
sát, tìm hiểu thực tế của chúng tôi về điểm mạnh, điểm yếu kĩ năng QLCX của trẻ
RLPTK 5-6 tuổi; chúng tôi nhận thấy điểm mạnh về kĩ năng QLCX của trẻ RLPTK 5-6
tuổi gồm 3 kĩ năng: kĩ năng nhận diện cảm xúc; kĩ năng hạ nhiệt cảm xúc; kĩ năng bộc lộ
cảm xúc và điểm yếu về kĩ năng QLCX của trẻ gồm 3 kĩ năng: kĩ năng thư giãn; kĩ năng
chú tâm; kĩ năng điều khiển suy nghĩ. Để đánh giá khách quan, chính xác về điều này
chúng tôi đã tiến hành khảo sát. Kết quả thu được thể hiện qua bảng 2.4 dưới đây.
Bảng 2.4. Nhận thức của giáo viên và cha mẹ về điểm mạnh, điểm yếu
kĩ năng QLCX của trẻ RLPTK 5-6 tuổi
Giáo viên Cha mẹ Chung
Điểm mạnh, điểm yếu về kĩ năng (N=30) (N=25) (N=55)

xlix
QLCX của trẻ RLPTK SL TL SL TL SL TL
(%) (%) (%)
Điểm mạnh
1. Kĩ năng nhận diện cảm xúc 28 93,3 21 84,0 49 89,1
2. Kĩ năng hạ nhiệt cảm xúc 26 86,7 18 72,0 44 80,0
3. Kĩ năng bộc lộ cảm xúc 25 83,3 23 92,0 48 87,3
Điểm yếu
1. Kĩ năng thư giãn (căng cơ, tưởng 27 90,0 24 96,0 51 92,7
tượng)
2. Kĩ năng chú tâm 25 83,3 23 92,0 48 87,3
3. Kĩ năng điều khiển suy nghĩ 23 76,7 22 88,0 45 81,8

Nhận xét:
Qua kết quả tại bảng 2.4 cho thấy, đa số giáo viên và cha mẹ đều có nhận thức cao
và thống nhất về điểm mạnh và điểm yếu trong kĩ năng QLCX của trẻ RLPTK 5-6 tuổi.
Trong số 03 điểm mạnh và 03 điểm yếu về kĩ năng QLCX của trẻ được khảo sát, tất cả
các đánh giá đều đạt tỷ lệ trên 75%. Đối với điểm mạnh về kĩ năng QLCX của trẻ RLPTK
5-6 tuổi, đánh giá cao nhất là “kĩ năng nhận diện cảm xúc” với 93,3% của giáo viên và
84,0% ở cha mẹ, tỷ lệ chung giữa giáo viên và cha mẹ là 89,1%. Tiếp đến là “kĩ năng bộc
lộ cảm xúc” với tỷ lệ lựa chọn là 87,3%, thấp hơn cả là “kĩ năng hạ nhiệt cảm xúc” là
80,0%. Đối với điểm yếu trong kĩ năng QLCX của trẻ RLPTK 5-6 tuổi, kĩ năng có đánh
giá cao nhất là “kĩ năng thư giãn (căng cơ, tưởng tượng)” với tỷ lệ lựa chọn 90,0% ở giáo
viên và 96,0% ở cha mẹ, tỷ lệ đánh giá chung đạt 92,7%. Kĩ năng được đánh giá thấp hơn
cả là “kĩ năng điều khiển suy nghĩ” với tỷ lệ 76,7% ở giáo viên, 88,0% ở cha mẹ, tỷ lệ
đánh giá chung là 81,8%.
Qua trao đổi, phỏng vấn sâu một số giáo viên và cha mẹ trẻ RLPTK 5-6 tuổi,
chúng tôi cũng nhận được những phản hồi khá rõ về những điểm mạnh, điểm hạn chế của
trẻ về kĩ năng QLCX. Đa số các ý kiến được hỏi đều chỉ ra rất rõ về những điểm mạnh và
điểm yếu của trẻ về kĩ năng QLCX. Điều này cho thấy, quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ

l
của giáo viên và cha mẹ đều rất quan tâm tới những vấn đề của trẻ đang gặp phải. Điều
này là những thuận lợi cơ bản để rèn kĩ năng QLCX cho trẻ trên cơ sở phát huy các điểm
mạnh, khắc phục những điểm còn hạn chế. Còn sự chênh lệch nhất định trong nhận định
của giáo viên và phụ huynh về điểm mạnh, điểm yếu kĩ năng QLCX của trẻ RLPTK 5-6
tuổi, mặc dù sự chênh lệch không lớn, song vẫn cần có các biện pháp phù hợp khắc phục
vấn đề này.
Thứ ba, nhận thức về mức độ kĩ năng quản lý cảm xúc của trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-
6 tuổi
Bảng 2.5. Nhận thức của giáo viên và cha mẹ về mức độ
kĩ năng QLCX của trẻ RLPTK 5-6 tuổi
Giáo viên Cha mẹ
Mức độ kĩ năng QLCX của trẻ (N = 30) (N = 25)
RLPTK 5-6 tuổi M SD Thứ M SD Thứ
bậc bậc
1. Kĩ năng nhận diện cảm xúc 2.85 .601 1 2.81 .672 2
2. Kĩ năng hạ nhiệt cảm xúc 2.78 .683 4 2.77 .694 3
3. Kĩ năng bộc lộ cảm xúc 2.84 .608 2 2.82 .633 1
4. Kĩ năng thư giãn (căng cơ, 2.81 .681 3 2.74 .706 4
tưởng tượng)
5. Kĩ năng chú tâm 2.67 .672 7 2.59 .633 6
6. Kĩ năng điều khiển suy nghĩ 2.70 .693 6 2.70 .687 5

Nhận xét:
Qua kết quả tại bảng 2.5 về mức độ kĩ năng QLCX của trẻ RLPTK 5-6 tuổi có thể
rút ra một số đánh giá sau đây: Nhìn chung cả giáo viên mà cha mẹ đều có nhận thức
tương đối thống nhất về mức độ kĩ năng QLCX của trẻ RLPTK 5-6 tuổi. Điều này được
thể hiện thông qua số điểm trung bình (M) và độ lệch chuẩn (SD) giữa đánh giá của giáo
viên và cha mẹ trong từng kĩ năng cụ thể và đánh giá giữa giáo viên và cha mẹ không có
sự chênh lệch quá lớn.

li
Đối với đánh giá của giáo viên, kĩ năng được đánh giá cao nhất là “kĩ năng nhận
diện cảm xúc” với điểm trung bình là 2.85, độ lệch chuẩn 0.601, xếp thứ 1. Tiếp đến là
“kĩ năng bộc lộ cảm xúc” với điểm trung bình là 2.84, độ lệch chuẩn là 0.608, xếp thứ 2.
Thấp nhất trong đánh giá của giáo viên là “kĩ năng chú tâm” với điểm trung bình là 2.67,
độ lệch chuẩn là 0.672, xếp thứ 6.
Đối với đánh giá của cha mẹ, đứng đầu trong các kĩ năng là “kĩ năng bộc lộ cảm
xúc” với điểm trung bình là 2.82, độ lệch chuẩn là 0.633, xếp thứ 1. Tiếp đến là “kĩ năng
nhận diện cảm xúc” với điểm trung bình là 2.81, độ lệch chuẩn là 0.672, xếp thứ 2. Thấp
nhất trong đánh giá của cha mẹ là “kĩ năng chú tâm” với điểm trung bình là 2.59, độ lệch
chuẩn là 0.633, xếp thứ 6. Như vậy, với điểm trung bình và độ lệch chuẩn thể hiện ở bảng
2.5 chúng tôi nhận định rằng, nhìn chung nhận thức của giáo viên và cha mẹ về mức độ kĩ
năng QLCX của trẻ RLPTK 5-6 tuổi ở mức khá.
Qua trao đổi, phỏng vấn một số giáo viên và cha mẹ về mức độ kĩ năng QLCX của
trẻ RLPTK 5-6 tuổi chúng tôi cũng nhận được những thông tin tương đối thống nhất với
kết quả khảo sát. Các ý kiến đều thống nhất cho rằng hai kĩ năng trẻ có mức thể hiện rõ
nhất là kĩ năng nhận diện cảm xúc và kĩ năng bộc lộ cảm xúc; hai kĩ năng trẻ đang gặp
nhiều khó khăn nhất là kĩ năng chú tâm và kĩ năng điều khiển suy nghĩ. Vì vậy, thời gian
tới cần đề ra các biện pháp phù hợp nhằm rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi đạt
hiệu quả đề ra.
Thứ tư, nhận thức về tầm quan trọng của kĩ năng quản lý cảm xúc đối với trẻ rối
loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi
Bảng 2.6. Nhận thức của giáo viên và cha mẹ về tầm quan trọng
của kĩ năng QLCX đối với trẻ RLPTK 5-6 tuổi
Tầm quan trọng của kĩ Mức độ
năng QLCX với trẻ Rất Quan Ít Không quan
RLPTK 5-6 tuổi quan trọng trọng quan trọng trọng
Giáo viên 25/30 3/30 2/30 0/30
(N=30) (83,3%) (10,0%) (6,7%) (0,0%)
Cha mẹ 17/25 5/25 3/25 0/25

lii
(12,0%)
(N=25) (68,0%) (20,0%) (0,0%)
Chung 42/55 8/55 5/55 0/55
(N=55) (76,4%) (14,5%) (9,1%) (0,0%)

Nhận xét:
Qua kết quả sát tại bảng 2.6 cho thấy, phần lớn giáo viên và cha mẹ đều nhận thức
được tương đối tốt về tầm quan trọng của kĩ năng QLCX đối với trẻ RLPTK 5-6 tuổi. Đây
là kĩ năng quan trọng giúp trẻ hòa nhập cuộc sống, thực hiện các hoạt động học tập, sinh
hoạt, giúp trẻ phát triển toàn diện.
Đánh giá chung của giáo viên và cha mẹ, có 90,9% đánh giá “rất quan trọng” và
“quan trọng”, chỉ có 9,1% cho rằng “ít quan trọng”, không có ý kiến nào cho rằng kĩ năng
QLCX của trẻ “không quan trọng”.
Đối với giáo viên, 93,3% đánh giá được tầm quan trọng của rèn kĩ năng QLCX, chỉ
có 6,7% cho rằng “ít quan trọng”. Đối với cha mẹ, tỷ lệ đánh giá được tầm quan trọng của
rèn kĩ năng này là 88,0%, có 12,0% cho rằng ít quan trọng, không có ý kiến nào cho rằng
không quan trọng.
Qua phỏng vấn sâu một số giáo viên và cha mẹ về tầm quan trọng của rèn kĩ năng
QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi chúng tôi cũng nhận được những đánh giá tương đối
thống nhất với kết quả khảo sát. Đa số các ý kiến được hỏi đều cho biết rõ về tầm quan
trọng của kĩ năng QLCX và rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi. Các ý kiến nhấn
mạnh rằng, rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi giúp trẻ khắc phục được những
khiếm khuyết về tâm lí, cảm xúc, thực hiện hòa nhập thành công. Như vậy, việc đa số
giáo viên và cha mẹ nhận thức được đầy đủ, đúng đắn về tầm quan trọng của rèn kĩ năng
QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động rèn kĩ năng này
cho trẻ. Còn một số ý kiến đánh giá bình thường trong việc rèn kĩ năng QLCX cho trẻ
RLPTK 5-6 tuổi ở cả giáo viên và cha mẹ, do đó cần tiếp tục đề ra các biện pháp nhằm
nâng cao nhận thức, thống nhất hành động trong rèn kĩ năng QLCX cho trẻ.
2.2.3. Thực trạng rèn kĩ năng quản lí cảm xúc cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi

liii
thông qua hoạt động điều hòa cảm giác
Thứ nhất, thực trạng nội dung rèn kĩ năng quản lý cảm xúc cho trẻ rối loạn phổ tự
kỉ 5-6 tuổi thông qua hoạt động điều hòa cảm giác
Bảng 2.7. Đánh giá của giáo viên và cha mẹ về mức độ phù hợp nội dung rèn kĩ năng
QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG
Mức độ
Sự phù hợp của nội dung rèn Rất Phù hợp Ít Không
kĩ năng QLCX phù hợp phù hợp phù hợp
GV 19/30 9/30 2/30 0/30
(N=30) (63,3%) (30,0%) (6,7%) (0,0%)
Cha mẹ 14/25 6/25 4/25 1/25
(N=25) (56,0%) (24,0%) (16,0%) (4,0%)
Chung 33/55 15/55 6/55 1/55
(N=55) (60,0%) (27,3%) (10,9%) (1,8%)

Nhận xét:
Nội dung rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG
có ảnh hưởng lớn tới chất lượng, hiệu quả đạt được đối với kĩ năng QLCX của trẻ. Việc
lựa chọn nội dung rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động
ĐHCG phải đảm bảo sự phù hợp với đối tượng, giúp trẻ thuận lợi trong tiếp thu, củng cố
và phát triển được kĩ năng này trong cuộc sống. Qua kết quả khảo sát tại bảng 2.7 cho
thấy, phần lớn các ý kiến đều đánh giá nội dung rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6
tuổi thông qua hoạt động ĐHCG là phù hợp, ý kiến đánh giá nội dung rèn kĩ năng QLCX
cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi là không phù hợp chiếm tỷ lệ nhỏ. Theo đó, tỷ lệ đánh giá chung
của cả giáo viên và cha mẹ về nội dung rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông
qua hoạt động ĐHCG ở mức phù hợp là 87,3%, có 1,8% đánh giá không phù hợp. Đánh
giá của giáo viên, có 93,3% đánh giá phù hợp, 6,7% ý kiến cho rằng ít phù hợp, không có
ý kiến nào của giáo viên đánh giá không phù hợp. Đánh giá của cha mẹ, có 80,0% ý kiến
đánh giá phù hợp, 16,0% ý kiến đánh giá ít phù hợp, 4,0% ý kiến cho rằng không phù
hợp. Có ý kiến cha mẹ đánh giá nội dung rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi
thông qua hoạt động ĐHCG không phù hợp do kiến thức, sự trải nghiệm thực tiễn trong

liv
lĩnh vực giáo dục trẻ RLPTK của họ không nhiều như giáo viên.
Qua trao đổi, phỏng vấn sâu một số giáo viên và cha mẹ có trẻ RLPTK 5-6 tuổi
cũng cho thấy những ý kiến đánh giá khá rõ về vấn đề này. Đa số các ý kiến được hỏi đều
đánh giá cao về sự phù hợp của nội dung rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi
thông qua hoạt động ĐHCG. Tuy nhiên, vẫn còn một số ý kiến cho rằng nội dung rèn kĩ
năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi vẫn mang tính hình thức, thực hiện cho hết chương
trình, chưa gắn sát với khả năng, nhu cầu thực tiễn của trẻ RLPTK 5-6 tuổi. Có giáo viên
băn khoăn về tính đặc thù của nội dung rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông
qua hoạt động ĐHCG, cho rằng nội dung chưa sát, còn quá sức đối với trẻ RLPTK 5-6
tuổi. Do vậy, cần có biện pháp phù hợp, hiệu quả nhằm đảm bảo sự phù hợp về nội dung
rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG nhằm nâng cao
hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động này.
Thứ hai, thực trạng hình thức rèn kĩ năng quản lý cảm xúc cho trẻ rối loạn phổ tự
kỉ 5-6 tuổi thông qua hoạt động điều hòa cảm giác
Bảng 2.8. Đánh giá của giáo viên và cha mẹ về mức độ hiệu quả hình thức rèn kĩ
năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG
Mức độ (%)
Không Ít Hiệu Rất
M Thứ
Các hình thức hiệu hiệu quả hiệu SD
bậc
quả quả quả

1. Hình thức cá nhân 0.0 0.0 35.7 64.3 3.33 .691 3


2. Hình thức nhóm 0.0 0.0 24.5 75.5 3.62 .674 1
3. Hình thức tập thể 0.0 0.0 26.6 73.4 3.58 .677 2

Nhận xét:
Qua kết quả khảo sát tại bảng 2.8 cho thấy, các hình thức rèn kĩ năng QLCX cho
trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG đều có hiệu quả khá rõ. Các hình thức
rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG đều được giáo
viên sử dụng tích cực, chủ động, mang lại hiệu quả rõ nét trong củng cố, phát triển kĩ

lv
năng QLCX cho trẻ.
Trong các hình thức rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt
động ĐHCG, hình thức được đánh giá cao nhất về tính hiệu quả là “hình thức nhóm” với
100% đánh giá hiệu quả, điểm trung bình là 3.62, độ lệch chuẩn là 0.674, xếp thứ 1. Tiếp
theo là “hình thức tập thể” với điểm trung bình là 3.58, độ lệch chuẩn là 0.677, xếp thứ 2.
Hình thức được đánh giá thấp nhất về tính hiệu quả là “hình thức cá nhân” với điểm trung
bình là 3.33, độ lệch chuẩn là 0.691, xếp thứ 3. Nhìn chung, cả ba hình thức rèn kĩ năng
QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG đều mang lại hiệu quả tương
đối rõ, tuy nhiên do điều kiện tổ chức thuận lợi, phù hợp với nhà trường nên hình thức
nhóm và hình thức lớp được đánh giá cao hơn. Trên thực tế hình thức cá nhân có ưu điểm
rất lớn trong rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK, do hình thức này ít được thực hiện nên
việc đánh giá tầm quan trọng của hình thức này chưa thực sự đầy đủ.
Qua phỏng vấn sâu một số giáo viên và cha mẹ về mức độ hiệu quả của các hình
thức rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG cũng thấy
rằng, các ý kiến đều khẳng định cả 3 hình thức đều mang lại hiệu quả trong rèn kĩ năng
QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG, hình thức cá nhân mang lại
hiệu quả cao nhất nhưng do khó tổ chức được thường xuyên trên thực tế nên việc nhìn
nhận, đánh giá về tính hiệu quả của hình thức này chưa thực sự đầy đủ và tương xứng với
tiềm năng của hình thức cá nhân. Do vậy, thời gian tới cần có các biện pháp hiệu quả
nhằm phát huy hiệu quả của các hình thức rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi
thông qua hoạt động ĐHCG để tối ưu hóa hiệu quả phát triển kĩ năng QLCX cho trẻ.
Thứ ba, thực trạng phương pháp rèn kĩ năng quản lý cảm xúc cho trẻ rối loạn phổ
tự kỉ 5-6 tuổi thông qua hoạt động điều hòa cảm giác
Bảng 2.9. Đánh giá của giáo viên về sự phù hợp của phương pháp rèn kĩ năng
QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG
Mức độ
Sự phù hợp của phương Rất Phù hợp Ít Không
pháp rèn kĩ năng QLCX phù hợp phù hợp phù hợp
GV 21/30 9/30 0/30 0/30
(N=30) (30,0%) (0,0%)

lvi
(70,0%) (0,0%)
Cha mẹ 17/25 5/25 2/25 1/25
(N=25) (68,0%) (20,0%) (8,0%) (4,0%)
Chung 38/55 14/55 2/55 1/55
(N=55) (69,1%) (25,5%) (3,6%) (1,8%)

Nhận xét:
Phương pháp rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động
ĐHCG trực tiếp ảnh hưởng tới chất lượng, hiệu quả củng cố, phát triển kĩ năng QLCX
cho trẻ. Để có cơ sở nhận định khách quan, toàn diện và chính xác về phương pháp rèn kĩ
năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG chúng tôi đã khảo sát
kết hợp với phỏng vấn sâu về giáo viên và cha mẹ về vấn đề này. Qua kết quả khảo sát tại
bảng 2.9 cho thấy, đa số các ý kiến đều đánh giá cao về mức độ phù hợp của phương pháp
hiện đang rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG. Đánh
giá chung của giáo viên và cha mẹ có 94,6% cho rằng phù hợp, 3,6% cho rằng ít phù hợp,
chỉ có 1,8% đánh giá không phù hợp.
Đánh giá cụ thể của giáo viên, có 100% ý kiến đánh giá phương pháp rèn kĩ năng
QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG là phù hợp; đánh giá của cha
mẹ, có 88,0% đánh giá phù hợp, 8,0% đánh giá ít phù hợp, 4,0% đánh giá không phù hợp.
Có sự khác nhau không lớn trong quan điểm đánh giá về sự phù hợp của phương pháp rèn
kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG do kiến thức, kinh
nghiệm và sự trải nghiệm thực tiễn trong giáo dục, rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK
giữa giáo viên và cha mẹ khác nhau.
Qua phỏng vấn sâu một số giáo viên và cha mẹ về phương pháp rèn kĩ năng QLCX
cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG chúng tôi cũng nhận được những
phản hồi tương đối thống nhất với kết quả khảo sát. Đa số các ý kiến được hỏi đều cho
rằng, phương pháp rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động
ĐHCG hiện đang tiến hành đảm bảo phù hợp với trẻ. Mặc dù có một số ý kiến còn tỏ ra
băn khoăn trong đánh giá về sự phù hợp của phương pháp rèn kĩ năng này cho trẻ, song
các ý kiến này không nhiều, hơn nữa chỉ tập trung vào việc đề xuất một số phương pháp

lvii
mang tính đặc thù, áp dụng đối với từng trẻ cụ thể. Đối với điều kiện thực tế hiện nay của
nhà trường và gia đình trẻ việc thực hiện các phương pháp này gặp nhiều cản trở. Do đó,
cần tiếp tục đề xuất và áp dụng thêm một số phương pháp mới gắn sát với đặc điểm của
trẻ RLPTK 5-6 tuổi nhằm phát huy thế mạnh của từng phương pháp, tối ưu hóa hiệu quả
rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG.
2.2.4. Hiệu quả rèn kĩ năng quản lí cảm xúc cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi
thông qua hoạt động điều hòa cảm giác

Bảng 2.10. Đánh giá của giáo viên và cha mẹ về hiệu quả rèn kĩ năng QLCX cho trẻ
RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG
Mức độ (%) M SD Thứ
Các biện pháp 1 2 3 4 bậc
Kĩ năng nhận diện cảm xúc 0.0 0.0 21.5 78.5 3.78 .582 1
Kĩ năng hạ nhiệt cảm xúc 0.0 0.0 27.4 72.6 3.72 .583 2
Kĩ năng bộc lộ cảm xúc 0.0 0.0 38.5 61.5 3.62 .612 4
Kĩ năng thư giãn 0.0 0.0 36.6 63.4 3.61 .585 3
(căng cơ, tưởng tượng)
Kĩ năng chú tâm 0.0 0.0 41.3 58.7 3.58 .782 5
Kĩ năng điều khiển suy nghĩ 0.0 20.0 51.8 28.2 3.06 .794 6

Nhận xét:
Đánh giá về thực trạng rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt
động ĐHCG cần chú trọng đúng mức tới tiêu chí về mức độ hiệu quả đạt được trong rèn
kĩ năng này cho trẻ. Qua kết quả khảo sát về mức độ hiệu quả rèn kĩ năng QLCX cho trẻ
RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG cho thấy, đa số các ý kiến đều đánh giá cao
về tính hiệu quả của rèn kĩ năng này cho trẻ. Theo đó, kĩ năng đạt hiệu quả cao nhất là “Kĩ
năng nhận diện cảm xúc” với 100% ý kiến đánh giá hiệu quả, điểm trung bình đạt 3.78

lviii
điểm, độ lêch chuẩn 0.582, xếp thứ bậc 1. Tiếp đến là “kĩ năng hạ nhiệt cảm xúc” với
điểm trung bình đạt 3.72 điểm, độ lệch chuẩn là 0.583, xếp thứ bậc 2. Hai kĩ năng có tính
hiệu quả thấp hơn cả, gồm “kĩ năng chú tâm” với điểm trung bình là 3.58 điểm, độ lệch
chuẩn 0.782, xếp thứ bậc 5. Đánh giá thấp nhất về tính hiệu quả trong rèn kĩ năng QLCX
cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG là “kĩ năng điều khiển suy nghĩ” với
20% ý kiến đánh giá bình thường, 80% đánh giá hiệu quả, điểm trung bình đạt 3.06, độ
lệch chuẩn là 0.794 điểm, xếp thứ bậc 6.
Qua trao đổi, phỏng vấn sâu một số giáo viên và cha mẹ có trẻ RLPTK 5-6 tuổi
đang theo học tại nơi khảo sát, chúng tôi cũng nhận được những phản ánh tương đối
thống nhất với kết quả khảo sát. Nhìn chung các ý kiến đều đánh giá cao, thống nhất về
mức độ hiệu quả rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG.
Một số ý kiến cho rằng, kĩ năng QLCX của trẻ RLPTK 5-6 tuổi được thể hiện chưa rõ nét
và thiếu tính ổn định, kĩ năng trẻ gặp khó khăn hơn cả là kĩ năng chú tâm và kĩ năng điều
khiển suy nghĩ. Các kĩ năng khác trẻ thực hiện được, tuy mức độ thành thục chưa đạt
được như mong muốn. Do đó, cần có những biện pháp đa dạng, phù hợp hơn nữa nhằm
nâng cao tính hiệu quả trong rèn kĩ năng này cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi.
2.4.5. Thuận lợi, khó khăn và những yếu tố ảnh hưởng khi rèn kĩ năng quản lí
cảm xúc cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi thông qua hoạt động điều hòa cảm giác
a. Thuận lợi
Bảng 2.11. Đánh giá của giáo viên và cha mẹ về thuận lợi khi rèn kĩ năng QLCX
cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG
STT Nội dung Lựa chọn (%)
Giáo viên Cha mẹ Chung
(N-30) (N=25) (N=55)
1 Sự quan tâm của ban giám hiệu về công tác 82,5 84,7 83,6
chuyên môn
2 Trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm của 86,5 83,9 85,2
giáo viên
3 Kinh nghiệm rèn kỹ năng QLCX cho trẻ 84,7 74,6 79,7
RLPTK của giáo viên
4 Sự quan tâm, chia sẻ, ủng hộ của cha mẹ 74,5 76,8 75,7

lix
5 Các hoạt động ngoại khóa hỗ trợ rèn kỹ năng 72,4 82,7 77,6
QLCX cho trẻ

Nhận xét:
Trong quá trình rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi, các chủ thể đều gặp
phải những thuận lợi và khó khăn nhất định. Những thuận lợi này giúp nâng cao hiệu quả
trong quá trình rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 thông qua hoạt động ĐHCG. Qua
kết quả khảo sát cho thấy, có nhiều yếu tố thuận lợi trong quá trình rèn kĩ năng QLCX
cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG. Các đánh giá của giáo viên và cha
mẹ đều đạt trên 75%. Yếu tố thuận lợi được đánh giá cao là “Sự quan tâm của ban giám
hiệu về công tác chuyên môn” (83,6%) và “Trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm của
giáo viên” (85,2%). Qua phỏng vấn sâu một số giáo viên và cha mẹ về những thuận lợi
trong rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG, các ý kiến
cũng đánh giá hoạt động này có nhiều thuận lợi, nhất là trình độ chuyên môn, năng lực sư
phạm của giáo viên thực hiện rèn kĩ năng QLCX cho trẻ. Ngoài ra, sự phối hợp, ủng hộ
của cha mẹ và sự quan tâm của nhà trường, kinh nghiệm rèn kĩ năng QLCX cho trẻ
RLPTK của giáo viên cũng là những thuận lợi cơ bản trong quá trình rèn kĩ năng QLCX
cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG.
b. Khó khăn
Bảng 2.12. Đánh giá của giáo viên và cha mẹ về khó khăn khi rèn kĩ năng QLCX cho
trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG
Nội dung Lựa chọn (%)
Giáo viên Cha mẹ Chung
(N=30) (N=25) (N=55)
1. Điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện dạy học 85,8 71,5 78,7
2. Kiến thức, kỹ năng cơ bản của trẻ 73,6 85,6 79,6
3. Sĩ số trẻ của lớp 92,4 76,7 84,6
4. Trình độ tư duy, khả năng nhận thức của trẻ 95,6 93,7 94,7
5. Nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp 95,6 91,3 93,5
rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK
6. Thời gian rèn kĩ năng QLCX cho trẻ 67,4 85,6 76,5

lx
Nhận xét:
Qua kết quả khảo sát tại bảng 2.12 cho thấy, trong quá trình rèn kĩ năng QLCX cho
trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG các chủ thể còn gặp một số khó khăn
nhất định. Những khó khăn này phần lớn thuộc về các yếu tố khách quan, trong đó có
những khó khăn cơ bản ảnh hưởng lớn tới hiệu quả rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-
6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG. Yếu tố gây khó khăn lớn nhất trong quá trình rèn kĩ
năng QLCX cho trẻ RLPTK là “trình độ tư duy, khả năng nhận thức của trẻ”, với đánh
giá của giáo viên là 95,6%, đánh giá của cha mẹ là 93,7%, đánh giá chung của giáo viên
và cha mẹ là 94,7%. Khó khăn lớn tiếp theo là “nội dung, chương trình, hình thức,
phương pháp rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK”, với đánh giá của giáo viên là 95,6%,
của cha mẹ là 91,3%, đánh giá chung của giáo viên và cha mẹ là 93,5%.
Qua phỏng vấn sâu một số giáo viên và cha mẹ về những khó khăn gặp phải trong
rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG chúng tôi thu
được các ý kiến khác nhau. Một số ý kiến cho rằng trình độ tư duy, khả năng nhận thức
của trẻ là khó khăn lớn nhất trong rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua
hoạt động ĐHCG, có ý kiến cho rằng sĩ số của lớp và điều kiện cơ sở vật chất, phương
tiện dạy học là những khó khăn bao trùm khi rèn kĩ năng QLCX cho trẻ. Ngoài ra, một số
ý kiến cho rằng, thời gian rèn kĩ năng QLCX cho trẻ và nội dung, chương trình, hình thức,
phương pháp rèn kĩ năng QLCX cho trẻ là những khó khăn nan giải trong rèn kĩ năng này
cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG. Thời gian tới, cần có những biện
pháp nhằm khắc phục triệt để những khó khăn đang đặt ra trong rèn kĩ năng QLCX cho
trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG.
c. Các yếu tố ảnh hưởng
Bảng 2.13. Đánh giá của giáo viên và cha mẹ về các yếu tố ảnh hưởng đến
rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG
Mức độ (%) M SD Thứ
TT Không Ít Ảnh Rất bậc
Các yếu tố ảnh ảnh hưởng ảnh
hưởng hưởng hưởng
1 Chất lượng đội ngũ giáo 0.0 0.0 34.2 65.8 3.24 .646 1

lxi
viên (năng lực, kinh
nghiệm, lòng yêu nghề,
yêu trẻ, tinh thần trách
nhiệm)
2 Các yếu tố liên quan đến 0.0 0.0 42.3 57.7 3.16 .650 2
trẻ RLPTK (mức độ
RLPTK)
3 Chế độ, chính sách đãi 0.0 3.4 42.5 54.1 3.43 .712 5
ngộ đối với giáo viên dạy
trẻ khuyết tật
4 Môi trường giáo dục kỹ 0.0 0.0 30.6 69.4 3.60 .708 4
năng QLCX cho trẻ rối
loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi
5 Nội dung, chương trình 0.0 0.0 24.1 75.9 3.79 .684 3
rèn kỹ năng QLCX cho
trẻ RLPTK
6 Hệ thống cơ sở vật chất, 0.0 6.8 44.5 48.7 3.13 .746 6
phương tiện thực hiện
giáo dục
7 Sự phối hợp giữa các lực 0.0 10.2 45.7 44.1 3.06 .783 7
lượng trong giáo dục kỹ
năng QLCX cho trẻ
RLPTK

Nhận xét:
Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi
thông qua hoạt động ĐHCG gồm cả yếu tố khách quan và chủ quan, việc nhận diện đúng
về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này trên thực tế giúp cho các chủ thể có sự cân nhắc
và tác động phù hợp nhằm phát huy mặt tích cực của các yếu tố này, góp phần nâng cao
hiệu quả rèn kĩ năng QLCX cho trẻ.
Qua kết quả khảo sát tại bảng 2.13 cho thấy, tất cả các yếu tố đưa ra khảo sát đều
được giáo viên và cha mẹ khẳng định về sự ảnh hưởng tới hoạt động rèn kĩ năng QLCX
cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của
từng yếu tố cụ thể có sự khác nhau nhất định. Giữa yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan
thì sự tác động của yếu tố chủ quan được đánh giá cao nhất, đây là những yếu tố cốt lõi
thường xuyên chi phối, tác động tới chất lượng, hiệu quả hoạt động rèn kĩ năng QLCX
cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG.

lxii
Yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất tới hoạt động rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6
tuổi thông qua hoạt động ĐHCG là “chất lượng đội ngũ giáo viên (năng lực, kinh nghiệm,
lòng yêu nghề, yêu trẻ, tinh thần trách nhiệm)” với 100% ý kiến đánh giá ảnh hưởng và
rất ảnh hưởng, điểm trung bình là 3.24 điểm, độ lệch chuẩn là 0.646, xếp thứ bậc 1. Tiếp
đến là “các yếu tố liên quan đến trẻ RLPTK (mức độ RLPTK)” với 100% ý kiến đánh giá
ảnh hưởng và rất ảnh hưởng, điểm trung bình là 3.16 điểm, độ lệch chuẩn là 0.650, xếp
thứ bậc 2.
Tiếp đến là các yếu tố “Nội dung, chương trình rèn kỹ năng QLCX cho trẻ
RLPTK”, “Môi trường giáo dục kỹ năng QLCX cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi”, “Chế
độ, chính sách đãi ngộ đối với giáo viên dạy trẻ khuyết tật” với thứ bậc lần lượt là 3, 4, 5.
Yếu tố được đánh giá thấp hơn cả là “Hệ thống cơ sở vật chất, phương tiện thực hiện giáo
dục” với 48,7% đánh giá rất ảnh hưởng, 44,5% đánh giá ảnh hưởng, 6,8% đánh giá khá
ảnh hưởng, điểm trung bình là 3.13 điểm, độ lệch chuẩn là 0.746, xếp thứ bậc 6. Yếu tố ít
ảnh hưởng nhất là “Sự phối hợp giữa các lực lượng trong giáo dục kỹ năng QLCX cho trẻ
RLPTK”, với 10,2% đánh giá khá ảnh hưởng, 45,7% đánh giá ảnh hưởng, 44,1% đánh giá
rất ảnh hưởng, điểm trung bình là 3.06 điểm, độ lệch chuẩn là 0.783, xếp thứ bậc 7.
Qua phỏng vấn sâu một số giáo viên và cha mẹ về các yếu tố ảnh hưởng tới rèn kĩ
năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG chúng tôi cũng nhận
được những ý kiến khác nhau, tuy nhiên, nhìn chung các ý kiến đều cho rằng, yếu tố liên
quan tới giáo viên và trẻ RLPTK là 2 yếu tố cốt lõi ảnh hưởng tới nhất tới chất lượng,
hiệu quả rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG. Điều
này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn hoạt động rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6
tuổi thông qua hoạt động ĐHCG. Một số ý kiến cũng nhấn mạnh về yếu tố liên quan tới
chế độ, chính sách đãi ngộ đối với giáo viên dạy trẻ khuyết tật và sự phối hợp giữa các lực
lượng trong giáo dục kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK. Như vậy, các chủ thể đã nhận thức
được về các yếu tố ảnh hưởng tới rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi, tuy nhiên,
chưa có sự thống nhất cao về các yếu tố ảnh hưởng, điều này có thể ảnh hưởng xấu tới
quá trình rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG. Vì vậy,
thời gian tới cần có những biện pháp nhằm nâng cao và thống nhất nhận thức về các yếu

lxiii
tố ảnh hưởng tới hoạt động rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt
động ĐHCG.
2.3. Đánh giá chung về thực trạng
2.3.1. Kết quả đạt được
Qua phân tích, đánh giá thực trạng rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi
thông qua hoạt động ĐHCG, có thể rút ra một số kết quả đạt được sau đây:
Thứ nhất, nhận thức của các chủ thể giáo dục trong việc rèn kĩ năng QLCX cho trẻ
RLTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG được đảm bảo tương đối tốt. Đây là kết quả
rất cơ bản và quan trọng đã đạt được trong rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi
thông qua hoạt động ĐHCG. Đa số giáo viên và cha mẹ đều đã nhận thức được về QLCX,
kĩ năng QLCX và rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động
ĐHCG. Nhận diện được mức độ kĩ năng QLCX của trẻ RLPTK 5-6 tuổi, thấy rõ được
tầm quan trọng của rèn kĩ năng này cho trẻ RLPTK. Việc nhận thức được rõ về vấn đề rèn
kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG của giáo viên và cha
mẹ tạo cơ sở quan trọng để tiến hành công tác phối hợp, áp dụng các biện pháp rèn kĩ
năng này cho trẻ đạt hiệu quả.
Thứ hai, nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp rèn kĩ năng QLCX cho
trẻ RLTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG đáp ứng được nhu cầu thực tiễn hiện nay
trong củng cố, phát triển kĩ năng QLCX cho trẻ. Đây là kết quả đạt được rất cơ bản trong
rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG. Kĩ năng QLCX
rất quan trọng đối với trẻ RLPTK, nó giúp trẻ kiểm soát và điều chỉnh được cảm xúc
trong các hoạt động giao tiếp, giúp trẻ RLPTK tự tin hòa nhập cuộc sống, tham gia học
tập, giao lưu để phát triển toàn diện. Tuy nhiên, việc rèn kĩ năng này cho trẻ RLPTK rất
khó khăn, mang tính nan giải bởi trẻ gặp phải những rào cản lớn từ những khiếm khuyết
trẻ gặp phải. Qua khảo sát thấy rằng, nhà trường đã chuẩn bị được khá tốt về nội dung,
chương trình, hình thức, phương pháp rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLTK 5-6 tuổi thông
qua hoạt động ĐHCG. Các nội dung chuẩn bị rèn kĩ năng này cho trẻ tương đối phù hợp,
các hình thức được sử dụng đa dạng, có sự kết hợp giữa các hình thức với nhau; phương
pháp kĩ năng QLCX cho trẻ RLTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG cũng tương đối

lxiv
phù hợp với đối tượng trẻ RLPTK 5-6 tuổi.
Thứ ba, hoạt động rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động
ĐHCG bước đầu đã đạt được hiệu quả nhất định. Với sự chuẩn bị đồng bộ, chu đáo của
các lực lượng sư phạm, sự phối hợp chặt chẽ của cha mẹ và nhà trường đã tạo điều kiện
thuận lợi trong quá trình rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động
ĐHCG; hoạt động này cũng đã góp phần củng cố, phát triển kĩ năng QLCX cho trẻ
RLPTK. Qua các hoạt động ĐHCG đã giúp trẻ RLPTK 5-6 tuổi kiểm soát và điều chỉnh
tốt hơn cảm xúc của bản thân trong một số tình huống cụ thể trong cuộc sống. Trẻ vui vẻ
hơn trong cuộc sống, giảm bớt sự cáu gắt, trầm lắng, tham gia tích cực hơn vào các hoạt
động học tập, vui chơi cùng bạn bè. Tóm lại, quan rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLTK 5-6
tuổi thông qua hoạt động ĐHCG đã giúp cho kĩ năng QLCX của trẻ được củng cố và phát
triển ở mức nhất định.
Thứ tư, chất lượng giáo viên đảm bảo, có sự phối hợp thường xuyên giữa nhà
trường và cha mẹ trong quá trình rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLTK 5-6 tuổi thông qua
hoạt động ĐHCG. Đây cũng là nội dung quan trọng đã được khẳng định trong quá trình
rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG. Quá trình rèn kĩ
năng này cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi đã tạo cơ sở, động lực góp phần nâng cao chất lượng
toàn diện đội ngũ giáo viên; đội ngũ giáo viên tham gia rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLTK
5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG có trình độ chuyên môn tốt, năng lực sư phạm đáp
ứng yêu cầu đề ra. Trong quá trình rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLTK 5-6 tuổi thông qua
hoạt động ĐHCG luôn có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, giáo viên và cha mẹ. Đây
là yếu tố quan trọng đã đạt được tạo động lực mạnh mẽ giúp vượt qua khó khăn, đạt hiệu
quả trong rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG.
Thứ năm, kĩ năng QLCX của trẻ RLTK 5-6 tuổi đã đạt được ở mức nhất định, giúp
trẻ kiểm soát và thể hiện cảm xúc hiệu quả trong cuộc sống. Thông qua các hoạt động
ĐHCG phù hợp với trẻ RLPTK 5-6 tuổi đã giúp trẻ củng cố, phát triển kĩ năng QLCX.
Trong số 06 kĩ năng QLCX được khảo sát đều cho thấy, việc rèn kĩ năng này cho trẻ đã
đạt được hiệu quả nhất định, trẻ RLPTK 5-6 tuổi có sự phát triển về kĩ năng QLCX, nhất
là các kĩ năng nhận diện cảm xúc, bộc lộ cảm xúc, cho đến các kĩ năng điều chỉnh cảm

lxv
xúc, hành vi sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh, tình huống cụ thể.
2.3.2. Hạn chế, tồn tại
Một số hạn chế, tồn tại trong rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua
hoạt động ĐHCG bao gồm:
Thứ nhất, vẫn còn một số giáo viên và phụ huynh nhận thức chưa sâu sắc về kĩ
năng QLCX và tầm quan trọng rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLTK 5-6 tuổi thông qua hoạt
động ĐHCG. Qua thực tế trao đổi, phỏng vấn và tìm hiểu của tác giả cho thấy, vẫn còn
một số giáo viên, nhất là cha mẹ nhận thức chưa thực sự sâu sắc về kĩ năng QLCX của
trẻ, và tầm quan trọng của rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động
ĐHCG. Một số cha mẹ chưa nhận diện được đầy đủ, chính xác về kĩ năng QLCX thực tế
của trẻ, điều này gây ra khó khăn cho quá trình chăm sóc, giáo dục và rèn kĩ năng QLCX
cho trẻ RLTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG. Việc nhận thức chưa đầy đủ, toàn
diện về vấn đề rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG của
giáo viên hoặc cha mẹ đều gây ra cản trở lớn cho quá trình phối hợp trong rèn kĩ năng này
cho trẻ.
Thứ hai, nội dung, chương trình, hình thức và phương pháp rèn kĩ năng QLCX cho
trẻ RLTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG còn có điểm chưa thực sự phù hợp với đặc
điểm và nhu cầu thực tế của trẻ RLPTK 5-6 tuổi. Mặc dù đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, sát
với đối tượng trẻ RLPTK 5-6 tuổi, song do nhiều yếu tố khác nhau khiến cho một số vấn
đề về nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLTK
5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG chưa đạt được theo yêu cầu đặt ra trong rèn kĩ năng
QLCX cho trẻ RLTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG. Theo đó, nội dung có phần
còn dàn trải, chưa gắn sát với từng trẻ, có nội dung chưa đảm bảo tính thực tiễn; chương
trình rèn chưa được cập nhật, bổ sung thường xuyên, có nội dung còn lạc hậu, không phù
hợp; hình thức rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG
chưa đa dạng, chưa chú trọng khai thác hết hiệu quả của các hình thức, chủ yếu tập trung
vào hình thức nhóm và hình thức lớp, hình thức cá nhân chưa được quan tâm đúng mức.
Qua trao đổi với một số giáo viên và cha mẹ về phương pháp rèn kĩ năng QLCX cho trẻ
RLTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG cũng cho thấy, phương pháp rèn chưa thực sự

lxvi
đa dạng, chưa có những phương pháp đặc thù nhằm nâng cao hiệu quả rèn kĩ năng này
cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi.
Thứ ba, hiệu quả rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động
ĐHCG vẫn chưa đạt được theo yêu cầu đặt ra trong thực tiễn. Mặc dù đã đạt được kết quả
nhất định trong rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG,
tuy nhiên so với những yêu cầu đặt ra trong thực tiễn về kĩ năng QLCX của trẻ RLPTK 5-
6 tuổi thì vẫn chưa đạt được. Để trẻ RLPTK 5-6 tuổi có được kĩ năng QLCX như trẻ bình
thường là điều rất khó khăn do những khiếm khuyết của trẻ cản trở; song nếu thực hiện
rèn đúng phương pháp, kiên trì, với đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn tốt, kĩ năng
sư phạm đảm bảo, tâm huyết với trẻ RLPTK, hoàn toàn có thể đạt được hiệu quả cao
trong củng cố, phát triển kĩ năng QLCX cho trẻ. Trước yêu cầu ngày càng cao của đời
sống xã hội và hoạt động học tập của trẻ, nhất là chuẩn bị để trẻ bước vào lớp 1, thì cần
tiếp tục nâng cao hiệu quả rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động
ĐHCG, giúp trẻ tự tin hòa nhập, có cơ hội học hỏi, phát triển toàn diện.
Thứ tư, một số kĩ năng QLCX cụ thể của trẻ RLPTK 5-6 tuổi vẫn còn hạn chế.
Nhìn chung các kĩ năng QLCX cụ thể của trẻ RLPTK 5-6 tuổi đã có sự phát triển ở mức
nhất định, tuy nhiên sự phát triển này không đều, một số kĩ năng QLCX cụ thể của trẻ
RLPTK vẫn còn hạn chế, như: Kĩ năng chú tâm, kĩ năng điều khiển suy nghĩ. Quá trình
rèn kĩ năng này cho trẻ chưa đảm bảo sự tác động đồng bộ, đầy đủ của các yếu tố tập
trung vào trẻ RLPTK, do vậy kĩ năng QLCX thực tế của trẻ vẫn chưa đạt được theo yêu
cầu đề ra. Một số kĩ năng QLCX cụ thể của trẻ RLPTK 5-6 tuổi chưa thể hiện được một
cách rõ nét, cần phải tiếp tục rèn cho trẻ thường xuyên và quyết liệt hơn với các phương
pháp khoa học, phù hợp.
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại
Một số hạn chế, tồn tại trong rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua
hoạt động ĐHCG nêu trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có cả nguyên nhân khách
quan và nguyên nhân chủ quan, trong đó có một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, chưa có sự quan tâm, đầu tư đúng mức trong rèn kĩ năng QLCX cho trẻ
RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG. Đối với trẻ RLPTK mọi hoạt động liên

lxvi
quan tới giáo dục, rèn luyện, chăm sóc trẻ đòi hỏi phải bỏ ra nhiều công sức, chi phí mới
đạt được hiệu quả. Quá trình rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt
động ĐHCG hiện nay mới chỉ có sự quan tâm, đầu tư ở chừng mực nhất định từ phía gia
đình và một phần của giáo viên. Trên thực tế, việc quan tâm đầu tư toàn diện của nhà
trường cho hoạt động này chưa đúng mức, do điều kiện kinh tế của gia đình các trẻ
RLPTK có hạn nên chưa lựa chọn được các điều kiện chăm sóc, giáo dục tốt nhất. Sự
quan tâm hỗ trợ của xã hội đối với trẻ RLPTK chưa được thể hiện rõ, với nguồn lực hạn
chế của các gia đình phần nào làm giảm hiệu quả rèn kĩ năng này cho trẻ.
Thứ hai, trẻ RLPTK 5-6 tuổi có nhiều khiếm khuyết về tâm lý, cảm xúc, trí tuệ
khiến cho quá trình rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động
ĐHCG gặp nhiều khó khăn, hiệu quả thấp. Đây là nguyên nhân cốt lõi, mang tính bao
trùm gây ra những hạn chế, tồn tại trong rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông
qua hoạt động ĐHCG. Bản thân trẻ RLPTK 5-6 tuổi có nhiều khiếm khuyết về các mặt,
như tâm lý, cảm xúc, trí tuệ, ngôn ngữ,… điều này khiến cho trẻ gặp nhiều khó khăn
trong quá trình tiếp cận, học hỏi và phát triển về kĩ năng QLCX. Một số trẻ RLPTK gặp
rất nhiều khó khăn về vấn đề QLCX, mặc dù nhận được sự quan tâm, hỗ trợ giáo dục, rèn
luyện của giáo viên và cha mẹ thường xuyên, song hiệu quả đạt được chưa đảm bảo như
mong muốn.
Thứ ba, hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động rèn kĩ năng
QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG còn thiếu đồng bộ, chưa đáp
ứng được đầy đủ yêu cầu đề ra. Quá trình rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi
thông qua hoạt động ĐHCG đòi hỏi cần có hệ thống cơ sở vật chất, đồ dùng, trang thiết bị
đồng bộ, phù hợp với đặc điểm, nhu cầu, sở thích của trẻ. Các nhà trường đã quan tâm cải
tạo không gian học tập, vui chơi, mua sắm đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị phục vụ hoạt
động dạy học; tuy nhiên, so với yêu cầu ngày càng cao trong hoạt động giáo dục, đào tạo,
nhất là nhu cầu của trẻ RLPTK 5-6 tuổi thì còn hạn chế. Trẻ mầm non phù hợp với các
hoạt động vui chơi, các đồ chơi phong phú, đa dạng và hấp dẫn sẽ cuốn hút trẻ tham gia
vào các hoạt động chơi, điều này giúp trẻ học hỏi được nhiều hơn, phát triển cảm xúc tích
cực. Các nhà trường mới chỉ trang bị được một số cơ sở vật chất, đồ dùng cơ bản, các đồ

lxvi
dùng, đồ chơi đặc thù dành chuyên cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi vẫn còn thiếu.
Thứ tư, đội ngũ giáo viên chưa phát huy tốt vai trò, khả năng và tâm huyết trong
rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG. Đội ngũ giáo
viên dạy trẻ RLPTK 5-6 tuổi được đào tạo cơ bản, có kiến thức và kinh nghiệm trong giáo
dục, rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG. Tuy nhiên,
trên thực tế một số giáo viên chưa phát huy hết khả năng, tâm huyết của bản thân vào việc
rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG. Trước tác động
của cơ chế thị trường, nhiều giáo viên ngoài hoạt động dạy học còn tham gia vào các hoạt
động khác, điều này phần nào ảnh hưởng tới chất lượng, hiệu quả rèn kĩ năng QLCX cho
trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG. Qua trao đổi với một số giáo viên chúng
tôi được biết, một số giáo viên do lương từ nghề dạy học không đủ để trang trải cuộc
sống, nên ngoài thời gian dạy trẻ RLPTK trên lớp, họ tham gia dạy kèm một số trẻ tại
nhà, một số giáo viên tham gia các hoạt động kinh doanh, buôn bán để đảm bảo cuộc
sống. Thậm chí có một số giáo viên cố gắng công tác để đủ thời gian nghỉ hưu, không còn
nhiệt tình, tâm huyết như thời kỳ đầu mới vào nghề.
Thứ năm, việc rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động
ĐHCG chưa tuân thủ đúng theo quy trình. Đây cũng là một trong những nguyên nhân
khiến cho hoạt động này còn những hạn chế, tồn tại nhất định. Rèn kĩ năng QLCX cho trẻ
RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG là hoạt động giáo dục với quy trình chặt
chẽ, thống nhất cả trước, trong và sau thực hiện rèn kĩ năng này. Nếu không tuân thủ đầy
đủ, chặt chẽ quy trình này sẽ làm giảm hiệu quả rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6
tuổi thông qua hoạt động ĐHCG. Qua trao đổi trực tiếp với một số giáo viên thấy rằng,
một số thời điểm và một số giáo viên chưa tuân thủ chặt chẽ quy trình các bước trong rèn
kĩ năng này cho trẻ RLPTK. Một số thời điểm việc thực hiện kĩ năng QLCX cho trẻ
RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG còn mang tính hình thức, thực hiện cho
xong kế hoạch đề ra, chưa chú trọng tới hoạt động đánh giá, tổng kết về chất lượng, hiệu
quả đạt được.

lxix
Tiểu kết chương 2
Chương 2 đã phân tích, đánh giá thực trạng kĩ năng QLCX của trẻ RLPTK 5-6 tuổi
và thực trạng rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG;
đánh giá được các yếu tố thuận lợi, khó khăn và các yếu tố ảnh hưởng tới rèn kĩ năng
QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG. Qua phân tích, đánh giá nhìn
chung kĩ năng QLCX của trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG ở cho thấy,
nhìn chung các kĩ năng QLCX của trẻ mức thấp. Một số kĩ năng QLCX cụ thể của trẻ đã
có, trẻ RLPTK 5-6 tuổi đã thực hiện được, tuy nhiên mức độ thực hiện được không nhiều,
phải có sự hỗ trợ, một số kĩ năng trẻ chưa thực hiện được. Qua khảo sát thực trạng rèn kĩ
năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG cho thấy, việc rèn kĩ
năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG đã được các chủ thể
quan tâm triển khai, trên thực tế đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, việc rèn
kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG vẫn còn một số hạn
chế nhất định về mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp. Do đó, rất cần có những
giải pháp phù hợp, hiệu quả để giải quyết những hạn chế này.
Qua kết quả khảo sát và phỏng vấn sâu về các yếu tố ảnh hưởng tới rèn kĩ năng
QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG thấy rằng, các yếu tố chủ
quan quyết định nhất tới hiệu quả rèn kĩ năng QLCX thông qua hoạt động ĐHCG cho trẻ
RLPTK 5-6 tuổi. Đó cũng chính là hai chủ thể chính của hoạt động giáo dục, rèn kĩ năng
QLCX thông qua hoạt động ĐHCG (giáo viên và trẻ RLPTK).
Những kết quả phân tích, đánh giá thực trạng rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-

lxx
6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG ở chương 2 sẽ tạo cơ sở quan trọng để tác giả đề xuất
biện pháp rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG ở
chương tiếp theo phù hợp, sát thực tiễn và mang lại hiệu quả cao khi áp dụng vào thực
tiễn.

CHƯƠNG 3
BIỆN PHÁP RÈN KĨ NẰNG QUẢN LÍ CẢM XÚC
CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ 5-6 TUỔI THÔNG QUA
HOẠT ĐỘNG ĐIỀU HÒA CẢM GIÁC VÀ TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM
3.1. Nguyên tắc xây dựng kĩ năng quản lí cảm xúc cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi
thông qua hoạt động điều hòa cảm giác
3.1.1. Đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non và Chuẩn phát triển của
trẻ 5-6 tuổi
Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 25/7/2009 đề
ra mục tiêu chương trình giáo dục mầm non, đó là: Giáo dục mầm non nhằm mục tiêu
giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, bước đầu hình
thành nhân cách và chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1; hình thành và phát triển cho trẻ những
chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng; rèn luyện những kĩ
năng cần thiết cho phù hợp với từng lứa tuổi; khơi dậy và phát triển tối đa những khả
năng vốn có của trẻ, đặt nền tảng vững chắc cho việc học tập của trẻ ở những cấp bậc tiếp
theo và cho việc học tập suốt đời. Do đó, xây dựng kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6
tuổi thông qua hoạt động ĐHCG cần đảm bảo tính giáo dục, nghĩa là phải giúp trẻ
RLPTK 5-6 tuổi đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện, giúp trẻ RLPTK phát triển toàn
diện về mọi mặt, khơi dậy và phát huy khả năng vốn có của trẻ. Đặc biệt, xây dựng kĩ
năng QLCX cho trẻ RLPTK phải trên cơ sở đảm bảo mục tiêu giáo dục của chương trình
mầm non, mục tiêu giáo dục hòa nhập trẻ RLPTK.

lxxi
3.1.2. Phù hợp với đặc điểm cá nhân của trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi
Việc xây dựng các kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động
ĐHCG cần phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm cá nhân của từng trẻ RLPTK 5-6 tuổi.
Nghĩa là các kĩ năng QLCX xây dựng cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động
ĐHCG phải phù hợp với khả năng, nhu cầu, ưu điểm, hạn chế,… của từng trẻ. Bản thân
mỗi trẻ RLPTK là một cá thể riêng với đặc thù khác nhau, hơn nữa mỗi trẻ RLPTK 5-6
tuổi cũng có sự khác nhau về thực tế kĩ năng QLCX, có trẻ mạnh kĩ năng này, nhưng yếu
kĩ năng khác, có trẻ đã có kĩ năng QLCX, song có trẻ chưa có kĩ năng này. Do vậy, trong
quá trình xây dựng kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG
cần quán triệt và thực hiện nghiêm nguyên tắc phù hợp với đặc điểm cá nhân của từng trẻ
RLPTK. Các kĩ năng QLCX xây dựng cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động
ĐHCG cần đảm bảo thiết thực với trẻ, trẻ có thể tiếp nhận và phát huy được một cách
hiệu quả.
3.1.3. Đảm bảo phù hợp với thực tiễn giáo dục hòa nhập của lớp học
Trẻ RLPTK 5-6 tuổi được giáo dục hòa nhập với trẻ bình thường, tạo môi trường,
điều kiện giúp trẻ RLPTK phát huy được những khả năng vốn có của mình, đồng thời,
phát triển theo mục tiêu đề ra của chương trình giáo dục mầm non phù hợp với độ tuổi
của trẻ. Trong xây dựng kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động
ĐHCG phải luôn quán triệt và thực hiện tốt nguyên tắc phù hợp với thực tiễn giáo dục
hòa nhập của lớp học. Các kĩ năng QLCX xây dựng cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi vừa đảm bảo
đáp ứng được những yêu cầu của trẻ bình thường trong lớp học, đồng thời phù hợp với
khả năng, nhu cầu và đặc điểm của trẻ RLPTK 5-6 tuổi. Đặc biệt, việc xây dựng kĩ năng
QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCX không được tách biệt hoặc có
những yêu cầu, đòi hỏi khác xa với thực tiễn giáo dục hòa nhập của lớp học, không được
làm thay đổi môi trường của lớp học. Một số điều chỉnh phù hợp với đặc điểm của trẻ
RLPTK 5-6 tuổi vẫn phải đảm bảo tuân thủ các yêu cầu chung của thực tiễn giáo dục hòa
nhập của lớp học trẻ RLPTK tham gia.
3.1.4. Đảm bảo hình thành được các kĩ năng quản lí cảm xúc cho trẻ rối loạn
phổ tự kỉ 5-6 tuổi

lxxi
Bất kỳ hoạt động giáo dục nào đều hướng tới mục tiêu cụ thể, trong xây dựng kĩ
năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG phải đảm bảo hình
thành kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi. Các hoạt động giáo dục, rèn luyện của các
chủ thể đều phải hướng tới hiện thực hóa mục tiêu hình thành cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi
những kĩ năng QLCX cơ bản, phù hợp với độ tuổi. Cho dù áp dụng các nội dung, hình
thức, biện pháp rèn luyện nào chăng nữa đều phải đảm bảo trẻ RLPTK 5-6 tuổi xác lập
được kĩ năng QLCX trên thực tế. Nghĩa là qua quá trình giáo dục, rèn luyện kĩ năng
QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG của các chủ thể, trẻ RLPTK
phải có được kĩ năng QLCX theo như mục tiêu đã đặt ra. Nguyên tắc này khẳng định tính
hiệu quả và tính mục tiêu trong xây dựng kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông
qua hoạt động ĐHCG.
3.2. Biện pháp rèn kĩ năng quản lí cảm xúc cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi học
hòa nhập ở các trường mầm non trên địa bàn tỉnh Yên Bái thông qua hoạt động
điều hòa cảm giác
3.2.1. Biện pháp rèn kĩ năng nhận diện cảm xúc cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi
thông qua hoạt động điều hòa cảm giác
* Mục đích của biện pháp
Trẻ RLPTK có những khiếm khuyết nhất định về giác quan, hành vi và sự tập
trung chú ý, trong đó các vấn đề về cảm xúc của trẻ như nhận diện, điều chỉnh, bộc lộ, thư
giãn cảm xúc của trẻ rất khó khăn. Cảm xúc có vai trò quan trọng trong chi phối tâm sinh
lý và cả hành vi của con người. Tuy nhiên, cảm xúc rất khó để nắm bắt, nhất là đối với trẻ
RLPTK 5-6 tuổi, vì độ tuổi này các em chưa đủ vốn từ vựng để biểu đạt cảm xúc của bản
thân. Để trẻ RLPTK 5-6 tuổi có những hành vi tích cực, các em cần biết cách nhận diện
cảm xúc của bản thân mình. Mục đích của biện pháp đó là thông qua các hoạt động
ĐHCG phù hợp nhằm giúp trẻ RLPTK 5-6 tuổi nhận diện được mọi cảm xúc của bản
thân, từ đó điều chỉnh hành vi của mình theo hướng tích cực.
* Nội dung và cách tiến hành
- Nội dung
Trẻ mầm non có thể cảm nhận được những cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực,

lxxi
tuy nhiên trẻ nhỏ thường không có vốn từ vựng để nói về cảm giác của các em. Trẻ
RLPTK 5-6 tuổi có một số khiếm khuyết về giác quan, điều này khiến các em gặp khó
khăn trong nhận diện cảm xúc. Trẻ RLPTK 5-6 tuổi cũng truyền đạt cảm xúc của mình
theo cách riêng thông qua thay đổi nét mặt, hành vi, ngôn ngữ cơ thể, thậm chí thông qua
những hành động tiêu cực, như la hét, ném đồ chơi, quấy khóc.
Để rèn kĩ năng nhận diện cảm xúc cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động
ĐHCG, GV cần tập trung vào một số yếu tố của ĐHCG sau đây:
Tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi rút kinh nghiệm với các giác quan (5
giác quan);
Thực hiện quân bình giữa trật tự và tự do: Trong hoạt động vui chơi cũng như
trong học tập, làm việc;
Chú trọng vào các hoạt động tham gia tích cực của RLPTK 5-6 tuổi;
Xây dựng môi trường an toàn về mọi mặt vật chất và cảm xúc dành cho RLPTK 5-
6 tuổi;
Xây dựng và duy trì các mối quan hệ tích cực giữa RLPTK 5-6 tuổi với những
người xung quanh, nhất là với người trị liệu.
Qua các hoạt động ĐHCG giúp trẻ RLPTK 5-6 tuổi bớt nhạy cảm, tổ chức lại cảm
giác của trẻ. Trẻ RLPTK 5-6 tuổi có thể yếu cảm giác, quá nhạy cảm, tìm thêm cảm giác
hoặc yếu kết hợp cảm giác. Người phụ trách giáo dục trẻ RLPTK 5-6 tuổi áp dụng
phương pháp ĐHCG, thay vì hướng trực tiếp đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, hoạt
động ĐHCG giúp trẻ nhận diện cảm xúc dễ hơn, tập trung và thực hiện các hành vi theo
hướng thích hợp.
- Cách tiến hành
Để giúp trẻ RLPTK 5-6 tuổi rèn kĩ năng nhận diện cảm xúc, GV có thể thông qua
một số hoạt động ĐHCG để hỗ trợ rèn kĩ năng này cho trẻ. Theo đó, GV có thể sử dụng
một số cách thức sau đây:
Cảm xúc rất khó để nhận ra, nhất là đối với trẻ RLPTK 5-6 tuổi, do đó GV, cha mẹ
cần tự đặt trẻ vào vị trí của trẻ, tập trung quan sát, chú ý vào ngôn ngữ cơ thể của trẻ
RLPTK 5-6 tuổi. Lắng nghe những gì trẻ đang nói, quan sát hành vi của trẻ, cố gắng nhận

lxxi
diện và tìm hiểu ý nghĩa và những cảm giác đằng sau hành vi của trẻ RLPTK 5-6 tuổi.
Qua đó, có cơ sở để giúp trẻ RLPTK 5-6 tuổi tìm ra những cách tích cực hơn trong vấn đề
thể hiện cảm xúc của bản thân mình.
Giáo viên giúp trẻ RLPTK 5-6 tuổi đặt tên cho cảm xúc, đây là cách giúp trẻ nhận
diện mình. Khi gọi tên được những cảm xúc của mình, vốn từ vựng cảm xúc sẽ có những
từ ngữ mới, giúp trẻ dễ dàng hơn khi bày tỏ cảm xúc. GV giúp trẻ RLPTK 5-6 tuổi xác
định cảm xúc của người khác, cung cấp cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi nhiều cơ hội để xác định
cảm xúc của người khác sẽ giúp trẻ dễ dàng hiểu được cảm xúc đó là gì, khi có những
cảm xúc đó, trẻ sẽ dễ nhận diện, dễ gọi tên hơn. Thông qua những cuốn sách tranh là cách
hiệu quả để GV, cha mẹ thảo luận về cảm xúc, giúp trẻ nhận biết cảm xúc của người khác
qua nét mặt, hành vi.
Giáo viên và cha mẹ cần trở thành hình mẫu cho trẻ, tích cực khen ngợi và khuyến
khích trẻ RLPTK 5-6 tuổi trong nhận diện cảm xúc của người khác, cũng như của bản
thân trẻ. Người lớn cần tích cực chia sẻ với trẻ RLPTK 5-6 tuổi về những điều đang cảm
thấy, cách người lớn đối diện với những cảm xúc đó. Qua đó trẻ RLPTK 5-6 tuổi sẽ biết
cách nhận diện cảm xúc của chính mình. Sự khen ngợi kịp thời, phù hợp giúp trẻ RLPTK
5-6 tuổi thấy rằng mọi cảm xúc là bình thường, giúp củng cố các hành vi tích cực của trẻ.
Sự khuyến khích, động viên cũng giúp trẻ lặp lại các hành vi tích cực, hỗ trợ nhận diện
cảm xúc tốt. GV và cha mẹ cần thường xuyên hỗ trợ trẻ RLPTK 5-6 tuổi nhận diện và bày
tỏ cảm xúc để cảm nhận được mọi cảm xúc.
Giáo viên tìm hiểu những thông tin về trẻ RLPTK 5-6 tuổi, những khó khăn của trẻ
về mọi mặt liên quan tới cảm xúc, nhất là về kĩ năng nhận diện cảm xúc, đồng thời nắm
cả những thông tin cá nhân khác của trẻ. Lôi kéo trẻ tham gia hoạt động vài lần nhưng
không bắt buộc. Không ngạc nhiên về những hành vi quậy phá của trẻ. Nếu trẻ RLPTK 5-
6 tuổi không đạt được những điều đáng kể khi tỏ ra ngỗ ngược, thì những hành vi đó cũng
sẽ giảm dần, khiến trẻ biết xử lý cảm xúc theo cách dễ chấp nhận hơn. Dạy trẻ kĩ năng
mới để trẻ có cảm giác làm được. GV dạy trẻ biết cách thư giãn bằng các bài tập yoga, âm
nhạc, tiết tấu,… Nếu trẻ RLPTK 5-6 tuổi căng thẳng GV cần áp dụng các bài tập tiết tấu
trong giờ học, giờ chơi. Thực hiện dạy trẻ RLPTK 5-6 tuổi mô hình một cô một trò hoặc

lxx
trong nhóm nhỏ để giúp trẻ rèn kĩ năng nhận diện cảm xúc. Thường xuyên khen thưởng
trẻ khi các em nhận diện được cảm xúc của người khác hoặc của mình một cách chính
xác. Tổ chức lớp học có lịch sinh hoạt theo trình tự, trẻ RLPTK 5-6 tuổi sẽ biết trước các
hoạt động, có cảm giác yên tâm. Giúp trẻ nhận diện cảm xúc thông qua các câu truyện,
qua tranh ảnh, qua làm mẫu của GV hoặc nhóm làm mẫu. Tăng độ tập trung cho trẻ
RLPTK 5-6 tuổi bằng cách loại bỏ những yếu tố khiến trẻ mất tập trung. Tạo điều kiện
cho trẻ tự chơi, tự trải nghiệm. Khi hành vi của trẻ chưa ổn, tránh để trẻ xấu hổ và thất
bại. Tăng cường các hoạt động mà trẻ RLPTK 5-6 tuổi đã làm được. Đa dạng các hoạt
động để trẻ được bộc lộ cảm xúc nội tâm; để trẻ bộc lộ cảm xúc theo cách dễ chấp nhận.
GV thông qua các hoạt động diễn lại câu chuyện để trẻ tự diễn tả cảm giác sợ, ghét, cáu;
chia sẻ các câu chuyện khuyến khích trẻ RLPTK 5-6 tuổi cảm nhận và trải nghiệm về cảm
xúc. Ngoài ra, có thể tạo điều kiện cho trẻ có nhiều cơ hội để bộc lộ bản thân, nhận thức
đúng về thế giới quanh mình.
* Điều kiện thực hiện biện pháp
Để triển khai và thực hiện hiệu quả biện pháp này, cần đảm bảo một số điều kiện
cụ thể sau đây:
Giáo viên hoặc người phụ trách giáo dục, rèn luyện kĩ năng nhận diện cảm xúc cho
trẻ RLPTK 5-6 tuổi phải có kiến thức chuyên môn về giáo dục trẻ RLPTK, được đào tạo
về ngành Giáo dục đặc biệt. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu để triển khai hiệu quả biện
pháp.
Giáo viên và phụ huynh của trẻ RLPTK 5-6 tuổi phải phối hợp thường xuyên, tăng
cường trao đổi, chia sẻ thông tin, cùng thống nhất trong các hoạt động tác động cả trên
lớp và ở gia đình trong rèn kĩ năng QLCX nói chung và rèn kĩ năng nhận diện cảm xúc
cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi nói riêng.
Người phụ trách rèn kĩ năng nhận diện cảm xúc cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi phải thực
sự hiểu trẻ một cách toàn diện và sâu sắc. Nắm chắc được những điểm mạnh, hạn chế,
nhất là những khiếm khuyết của trẻ RLPTK 5-6 tuổi về mặt giác quan, hành vi, sự tập
trung chú ý. Từ đó có biện pháp tác động phù hợp với trẻ.
Trẻ RLPTK 5-6 tuổi tích cực phối hợp, tham gia vào các hoạt động do GV và cha

lxx
mẹ tổ chức, qua đó giúp trẻ có nhiều cơ hội trải nghiệm về cảm xúc, tăng khả năng nhận
diện cảm xúc.
Thực hiện làm việc một cô một trò, hoặc trong một nhóm nhỏ để rèn kĩ năng nhận
diện cảm xúc cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi đạt hiệu quả cao.
Đảm bảo đầy đủ về hệ thống cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật dạy học, nguồn
nhân lực thực hiện các hoạt động giáo dục, rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi,
trong đó có kĩ năng nhận diện cảm xúc.
3.2.2. Biện pháp rèn kĩ năng hạ nhiệt cảm xúc cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi thông
qua hoạt động điều hòa cảm giác
* Mục đích của biện pháp
Cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển toàn diện của trẻ mầm non, về
mặt tâm lý, những cảm xúc tiêu cực không được quản lý tốt, nhất là không được hạn nhiệt
kịp thời sẽ khiến trẻ có những hành vi lệch lạc, trẻ khó có thể đạt được thành công và
hạnh phúc trong cuộc sống. Trẻ RLPTK 5-6 tuổi do những khiếm khuyết về giác quan
khiến trẻ dễ nổi nóng, dễ cáu giận, la hét khi không được đáp ứng theo mong muốn. Mục
đích của biện pháp đó là thông qua các hoạt động ĐHCG phù hợp với trẻ RLPTK 5-6 tuổi
để giúp trẻ biết cách kiểm soát và quản lý cảm xúc tiêu cực; góp phần khắc phục những
hạn chế của trẻ RLPTK 5-6 tuổi về mặt cảm xúc. Trẻ RLPTK 5-6 tuổi biết cách điều
chỉnh, giải tỏa những cảm xúc tiêu cực, giữ tâm trạng, cảm xúc vui vẻ, thực hiện tốt các
hoạt động học tập, vui chơi.
* Nội dung và cách tiến hành
- Nội dung
Kĩ năng hạ nhiệt cảm xúc của trẻ RLPTK 5-6 tuổi rất quan trọng, giúp trẻ biết cách
triệt tiêu, giải phóng những cảm xúc tiêu cực, giữ tâm lý, cảm xúc tích cực, góp phần hỗ
trợ trẻ trong quá trình học tập, rèn luyện. Rèn kĩ năng hạ nhiệt cảm xúc cho trẻ RLPTK 5-
6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau đây:
Tập trung giáo dục giúp trẻ RLPTK 5-6 tuổi hiểu rõ về tầm quan trọng của kĩ năng
hạ nhiệt cảm xúc; hướng dẫn và rèn cho trẻ sự điềm tĩnh, khả năng giữ bình tĩnh trong các
tình huống, hoàn cảnh có thể dẫn tới sự nóng giận, bực tức. Đặc biệt, cần rèn cho trẻ

lxx
RLPTK 5-6 tuổi khả năng tiết chế ở mọi nơi, mọi lúc, trong mọi hoàn cảnh. Rèn cho trẻ
RLPTK 5-6 tuổi thói quen chấp hành một số quy tắc trong cuộc sống, biết rõ hậu quả khi
không tuân thủ nguyên tắc. Đồng thời, rèn cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi những thói quen tốt,
tích cực tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, ít sử dụng các đồ điện tử. Việc trẻ
RLPTK 5-6 tuổi tích cực tham gia các hoạt động thể thao phù hợp (chạy nhảy, ném bóng,
nhảy lò cò) sẽ giúp trẻ tiêu hao năng lượng, đầu óc tỉnh táo, cảm xúc tích cực hơn. Đặc
biệt rèn cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi biết cách hít thở sâu đúng cách, tập thói quen ngồi thiền
mỗi ngày và một số kỹ thuật cụ thể (nắm ngón tay) giúp trẻ kiểm soát và hạ nhiệt cảm xúc
hiệu quả.
- Cách tiến hành
Để giúp trẻ RLPTK 5-6 tuổi hạ nhiệt cảm xúc hiệu quả, GV và cha mẹ có thể thực
hiện theo một số cách thức sau đây:
Hạ nhiệt cảm xúc cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi bằng việc nắm ngón tay. Cách thức này
trên thực tế mang lại hiệu quả rất tốt, giúp trẻ RLPTK 5-6 tuổi hạ nhiệt cảm xúc tiêu cực
tức thời. Theo đó, GV hoặc cha mẹ giữ chặt một ngón tay bằng tay còn lại, thời gian nắm
dao động trong khoảng từ 3-5 phút tùy từng trường hợp. Sau đó thực hiện làm ngược lại
so với tay còn lại. Trong quá trình thực hiện, hướng dẫn trẻ RLPTK 5-6 tuổi hít thở sâu,
tập trung chú ý vào cảm giác và cảm xúc mà trẻ đang cần kiểm soát, triệt tiêu. Hướng dẫn
trẻ RLPTK 5-6 tuổi thở ra nhẹ nhàng, êm chậm sâu đều, nhanh chóng tránh khỏi nơi phát
sinh cảm xúc tiêu cực. Giúp trẻ RLPTK 5-6 tuổi tưởng tượng cảm xúc tiêu cực chảy khỏi
cơ thể thông qua ngón tay. Hít vào trong cảm giác hài hòa, tuôn trào sức sống; thở ra nhẹ
nhàng, chầm chậm, giải phóng những cảm xúc tiêu cực trong quá khứ, các vấn đề khiến
trẻ RLPTK 5-6 tuổi đang cáu giận, muốn thoát khỏi. Ngoài ra, giáo viên cũng có thể
hướng dẫn trẻ RLPTK 5-6 tuổi thực hiện một số cách thức đơn giản để hạn nhiệt cảm xúc
như: Uống một cốc nước theo từng ngụm nhỏ; khi đang cáu giận trẻ có thể bỏ đi ra các
khu vực khác yên tĩnh hơn, vui vẻ hơn hoặc cho trẻ đi rửa mặt; trẻ nhắm mắt và hít thở
sâu, xoa tay vào nhau, bóp các vật mềm, xoa các vật tròn như viên bi; hoặc cho trẻ
RLPTK 5-6 tuổi xả cơn giận vào các vật mềm không gây tổn thương như gối, bịch cát,
bịch bông (không thực hiện thường xuyên).

lxx
Giáo viên hướng dẫn trẻ RLPTK 5-6 tuổi tập cách hít thở sâu và ngồi thiền. Rèn
luyện kĩ năng QLCX nói chung và kĩ năng hạ nhiệt cảm xúc nói riêng của RLPTK 5-6
tuổi là quá trình lâu dài, được thực hiện thường xuyên. GV có thể hướng dẫn, hỗ trợ trẻ
RLPTK 5-6 tuổi rèn kĩ năng hạ nhiệt cảm xúc bằng cách thức đơn giản thông qua tập hít
thở sâu và ngồi thiền. Tập hít thở sâu bằng bụng giúp cơ thể nhận được khối lượng ôxi tối
đa, giúp giải tỏa căng thẳng, giúp nhịp tim chậm lại và ổn định huyết áp, giúp giảm áp
lực, căng thẳng hoặc lo lắng.
Cách hướng dẫn trẻ RLPTK 5-6 tuổi tập hít thở sâu:
Bước 1- Hít thở chậm và sâu qua mũi. GV hướng dẫn trẻ RLPTK 5-6 tuổi hít thở
chậm và sâu qua mũi để không khí tràn ngập toàn bộ phổi. Kìm hãm thôi thúc thở ra
nhanh chóng trước khi trẻ hít vào đủ sâu. Quá trình này cần giúp trẻ tập luyện thường
xuyên, từ từ, kiên trì, vì bình thường trẻ quen hít thởi nhanh và nông.
Bước 2- Hướng dẫn trẻ RLPTK 5-6 tuổi phình bụng ra. Khi hít hơi sâu, để bụng
phình ra từ 2,5cm đến 5 cm. Không khí xuống cơ hoành và tràn ngập bụng sẽ khiến bụng
trẻ căng tròn ra. Khi kiềm chế cảm xúc, trẻ có xu hướng hóp bụng lại, đồng thời, bụng sẽ
phồng lên. Hướng dẫn trẻ RLPTK 5-6 tuổi cách hít thở phù hợp, sự căng cứng này sẽ
được giải quyết.
Bước 3- Thở ra hoàn toàn. Hướng dẫn trẻ thở ra từ từ thoát qua mũi. Khi thở ra,
hướng dẫn trẻ hóp bụng về phía xương sống. Thở ra tất cả không khí trong phổi của trẻ.
Sau khi trẻ thở ra, tiếp tục hướng dẫn trẻ hít sâu không khí qua mũi và thực hiện quá trình
hít thở sâu. Hướng dẫn trẻ RLPTK 5-6 tuổi thở ra trong khoảng thời gian dài gấp đôi so
với thời gian hít vào, đẩy không khí ra hoàn toàn.
Cách hướng dẫn trẻ RLPTK 5-6 tuổi ngồi thiền:
Bước 1- Chuẩn bị ngồi thiền cần giúp trẻ loại bỏ những điều lo lắng, sợ hãi trong
cuộc sống hàng ngày. Giúp trẻ vệ sinh sạch sẽ, lựa chọn không gian yên tĩnh, rộng rãi,
thoáng mát để ngồi thiền.
Bước 2- Hướng dẫn trẻ RLPTK 5-6 tuổi chọn tư thế ngồi thiền phù hợp. Có thể
hướng dẫn trẻ RLPTK 5-6 tuổi lựa chọn 1 trong 3 tư thế ngồi thiền cơ bản (tư thế ngồi
xếp bằng thông thường, ngồi bán gà, ngồi kiết gà), tư thế được sử dụng nhiều hơn là tư

lxxi
thế kiết gà (còn gọi là tư thế hoa sen). Tư thế ngồi hoa sen như sau: Lưng thẳng, nắm hai
chân bằng hai tay; đặt chân lên đùi phải. Chân phải hướng lên trời, góp chân ép sát bụng.
Bàn chân còn lại làm tương tự.
Bước 3- Hướng dẫn trẻ RLPTK 5-6 tuổi tập trung tinh thần và tâm ý, phải nhắc trẻ
tập trung cao độ. Mọi yếu tố bên ngoài không được ảnh hưởng tới tinh thần của trẻ
RLPTK 5-6 tuổi. Tư thế ngồi chuẩn sẽ giúp trẻ tăng cường sự tập trung. GV có thể hướng
dẫn trẻ nhắm mắt lúc ngồi thiền để tăng sự tập trung (chỉ cần khép hờ để thư giãn cơ vùng
mắt). Trẻ RLPTK 5-6 tuổi có thể ngồi thiền ở nhà dưới sự dưới dẫn của cha mẹ, hoặc các
lớp yoga. Hướng dẫn trẻ RLPTK 5-6 tuổi ngồi thiền từ 15-30 phút hàng ngày giúp trẻ
kiểm soát được các cảm xúc tiêu cực, rất tốt cho việc hạ nhiệt cảm xúc.
* Điều kiện thực hiện biện pháp
Để triển khai và thực hiện hiệu quả biện pháp này, cần đảm bảo một số điều kiện
cụ thể sau đây:
Giáo viên chủ nhiệm phải được đào tạo cơ bản, có chuyên môn sâu về giáo dục trẻ
RLPTK, nhất là GV phải được đào tạo ngành Giáo dục đặc biệt, có kiến thức, kỹ năng và
kinh nghiệm trong giáo dục trẻ khuyết tật nói chung và trẻ RLPTK 5-6 tuổi.
Phụ huynh tích cực, chủ động hợp tác với GV tạo ra môi trường, điều kiện thuận
lợi để rèn kĩ năng QLCX nói chung và kĩ năng hạ nhiệt cảm xúc nói riêng cho trẻ RLPTK
5-6 tuổi.
Nhà trường quan tâm xây dựng môi trường, đảm bảo đầy đủ, đồng bộ các yếu tố
phục vụ hoạt động giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ mầm non, trong đó có trẻ RLPTK
5-6 tuổi.
Giáo viên và cha mẹ quan tâm, đầu tư và dành nhiều thời gian giáo dục trẻ RLPTK
5-6 tuổi, tổ chức nhiều hoạt động ĐHCG phù hợp với trẻ, giúp trẻ có điều kiện, cơ hội để
rèn các kĩ năng QLCX.
Trẻ RLPTK 5-6 tuổi tích cực tham gia trong các hoạt động ĐHCG dưới dự hướng
dẫn, tổ chức của GV và phụ huynh. Quá trình tham gia các hoạt động ĐHCG, trẻ RLPTK
5-6 tuổi chủ động, sáng tạo và kiên trì thực hiện các nội dung theo sự hướng dẫn của GV
và phụ huynh để hình thành kĩ năng hạ nhiệt cảm xúc.

lxx
3.2.3. Biện pháp rèn kĩ năng bộc lộ cảm xúc cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi thông
qua hoạt động điều hòa cảm giác
* Mục đích của biện pháp
Cảm xúc của trẻ RLPTK 5-6 tuổi cũng giống như những trẻ bình thường, tuy nhiên
các em chưa biết cách và gặp khó khăn trong bộc lộ cảm xúc khiến quá trình hòa nhập,
học hỏi và phát triển của trẻ gặp nhiều rào cản. Sức khỏe tinh thần của trẻ RLPTK 5-6
tuổi cũng quan trọng như sức khỏe thể chất, việc giúp trẻ biết cách bộc lộ cảm xúc phù
hợp, đúng lúc, đúng chỗ rất quan trọng, điều này cần nhiều thời gian và sự kiên nhẫn.
Biện pháp nhằm giúp trẻ RLPTK 5-6 tuổi khắc phục những khiếm khuyết, hạn chế về kĩ
năng QLCX, tập trung vào kĩ năng bộc lộ cảm xúc; thông qua các hoạt động ĐHCG phù
hợp, rèn cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi biết cách bộc lộ cảm xúc phù hợp. Rèn kĩ năng bộc lộ
cảm xúc cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi giúp trẻ hạn chế được những vấn đề về sức khỏe tinh
thần, giảm các nguy cơ gia tăng sự lo âu, căng thẳng và một số vấn đề về cảm xúc khác
sau này.
* Nội dung và cách tiến hành
- Nội dung
Cảm xúc của trẻ RLPTK 5-6 tuổi luôn bị chi phối bởi các quan hệ đa dạng, có thể
là những quan hệ thuận tiện hoặc gây khó khăn cho sự thích nghi của trẻ. Các tác động
của môi trường bên ngoài có thể khiến trẻ RLPTK 5-6 tuổi bối rối, tức giận, thích thú
khoan thoái hay tự hào, hạnh phúc. Cảm xúc của trẻ RLPTK 5-6 tuổi không thể ngăn
chặn, chỉ có thể điều chỉnh, điều khiển theo khuynh hướng của trẻ khi đó. Khi trẻ RLPTK
5-6 tuổi bộc lộ cảm xúc, người lớn mới biết phản ứng thật sự của trẻ, từ đó có thể giúp trẻ
điều chỉnh cảm xúc lúc đó và sau đó. Khi cảm xúc của trẻ RLPTK 5-6 tuổi được bộc lộ,
trẻ mới phát huy được đời sống tình cảm, hướng tới sự lành mạnh và tích cực trong các
hoạt động của đời sống thực tế.
Tập trung rèn cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi cách bộc lộ cảm xúc thật, không phải che
giấu cảm xúc hay cố gắng dồn nén cảm xúc, khi trẻ vui vẻ, dịu dàng, hòa nhã hay giận dữ,
buồn bã, khó chịu, các em cứ bộc lộ cảm xúc của mình theo đúng cách. Bởi vì nếu cảm
xúc thật không được trải nghiệm sẽ bị dồn nén vào tâm hồn, dễ gây ra cho trẻ sự căng

lxx
thẳng, dẫn tới mất cân bằng trong đời sống tình cảm về sau. Hướng dẫn trẻ RLPTK 5-6
tuổi cách bộc lộ cảm xúc thật dưới tác động giáo dục của GV, cha mẹ, giúp trẻ tự điều
chỉnh và thích nghi. Hướng dẫn cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi biết cách thể hiện sự vui, buồn,
biết cách thể hiện sự giận dữ, sợ hãi, điều này có tác dụng xây dựng ý thức cho các em
không làm người khác lo lắng, buồn chán hoặc sợ hãi. Dạy cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi cách
bộc lộ cảm xúc thông qua các câu hò, câu ca dao, bài đồng dao, thông qua chính cảm xúc
của người lớn trong gia đình và ở nhà trường, xã hội. Giúp trẻ RLPTK 5-6 tuổi biết vui
bằng chính những thành tích của mình trong học tập, trong giúp đỡ bố mẹ. Đồng thười,
giúp trẻ RLPTK 5-6 tuổi biết buồn trước những biến cố sâu sắc, biết chia sẻ trước những
nỗi đau, sự mất mát của một người thân quen. Giúp trẻ biết cách bày tỏ sự ủng hộ hay
phản đối hành vi, một công việc cụ thể nào đó.
Tập trung hướng dẫn cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi biết cách xác định tín hiệu báo hiệu
về cách mọi ngườ thể hiện cảm xúc khác nhau, qua đó giúp trẻ hiểu cảm xúc tốt hơn.
Giúp trẻ học cách gắn từ chỉ tên gọi vào các tín hiệu cảm xúc giúp trẻ có thể gọi tên được
cảm xúc, thế hiện các cảm xúc một cách rõ ràng, phù hợp. Hướng dẫn trẻ RLPTK 5-6 tuổi
cách nhận biết cảm xúc xuất hiện trong các tình huống khác nhau, giúp trẻ xác định
những gì mình và người khác đang cảm nhận được.
- Cách tiến hành
Khi biết cách bộc lộ cảm xúc, trẻ RLPTK 5-6 tuổi sẽ dần có thể tự điều chỉnh được
những hành vi của bản thân theo hướng tích cực dưới sự hướng dẫn của người lớn. Đây là
một trong những hình thức giáo dục hay và hiệu quả giúp trẻ RLPTK 5-6 tuổi hoàn thiện
nhân cách của bản thân thông qua các mối quan hệ với môi trường xung quanh. Trẻ
RLPTK 5-6 tuổi thường có xu hướng lo lắng, cảm thấy thiếu an toàn hơn những trẻ bình
thường, do vậy, khi áp dụng các hoạt động ĐHCG phù hợp sẽ giúp trẻ cảm thấy đủ an
toàn, thoải mái để bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của bản thân. Qua đó giúp trẻ RLPTK 5-6
tuổi có điều kiện phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ), tạo bước đệm để phát triển kỹ năng giao
tiếp sau này. Người lớn cần tạo điều kiện, cơ hội để trẻ RLPTK 5-6 tuổi được tự do bộc lộ
tình cảm, kể cả ở khía cạnh “tiêu cực”. Bởi khi trẻ nói ra được những tình cảm tiêu cực,
có tâm trạng thoải mái hơn, có chỗ để tình cảm tích cực thay thế. Tuy nhiên, việc bộc lộ

lxx
cảm xúc này của trẻ RLPTK 5-6 tuổi cần có giới hạn, trẻ có thể nói với người khác rằng
mình đang bực tức, giận dữ, song không được thể hiện thái quá.
Để giúp trẻ RLPTK 5-6 tuổi bộc lộ cảm xúc, GV và cha mẹ có thể thông qua các
hoạt động ĐHCG phù hợp với trẻ, qua đó từng bước giúp trẻ biết cách bộc lộ cảm xúc của
bản thân một cách phù hợp, cụ thể:
Giúp trẻ RLPTK 5-6 tuổi cách bộc lộ cảm xúc với những hình thức, cách thức khác
nhau thông qua các trò chơi đóng vai. GV hoặc cha mẹ làm mẫu vẻ mặt tức giận sau đó
hỏi trẻ rằng, con có thể đoán được thầy cô/cha mẹ đang cảm nhận thấy thế nào không?
Tiếp đó, thay phiên nhau làm những khuôn mặt cảm xúc khác nhau để trẻ RLPTK 5-6
tuổi đó, cuối cùng thảo luận về những gì mà mọi người cùng có cảm nhận chung.
Tập trung xây dựng vốn từ vựng về cảm xúc cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi, giúp trẻ có
vốn từ vựng phong phú, giúp trẻ có thể xác định và gọi tên những cảm xúc trẻ đang có.
Người lớn cũng có thể hỏi trẻ RLPTK 5-6 tuổi về những cảm xúc mà bản thân trẻ hoặc
những người khác có thể cảm nhận được. Thông qua cách thức này sẽ giúp trẻ RLPTK 5-
6 tuổi có thêm cơ hội để bộc lộ cảm xúc.
Tập trung khuyến khích trẻ RLPTK 5-6 tuổi thể hiện cảm xúc của bản thân, người
lớn đặt bản thân mình vào vị trí của trẻ để hiểu những mong muốn thật sự của trẻ trong
các tình huống đó. Giúp trẻ RLPTK 5-6 tuổi hiểu rằng, mọi cảm xúc đều có ý nghĩa, giúp
trẻ hiểu rõ về bản thân hơn, do vậy không có cảm xúc nào đáng phải che giấu đi.
Sử dụng các công cụ mang tính trực quan như phim hoạt hình, tranh ảnh, sách,
video để trò chuyện, trao đổi với trẻ RLPTK 5-6 tuổi về cảm xúc. Thông qua xem các
đoạn video, giúp trẻ RLPTK 5-6 tuổi chỉ ra những nhân vật với những cảm xúc khác
nhau, những biểu hiện trên cơ thể thể hiện cảm xúc đó. Người lớn cũng có thể giúp trẻ
RLPTK 5-6 tuổi nhận ra những điểm tương đồng với cuộc sống của cha mẹ và trẻ thông
qua việc chỉ ra những lúc cha mẹ hoặc trẻ cảm thấy và cư xử theo cách đó.
Một số câu hỏi đơn giản GV hoặc cha mẹ có thể tương tác với trẻ RLPTK 5-6 tuổi
giúp các em bộc lộ cảm xúc của bản thân theo cách phù hợp, như: “Con cảm thấy hôm
nay thế nào?”; “Ngày hôm nay con có muốn thực hiện cùng cô/mẹ không?”; “Ngày hôm
nay con có gì vui, có chuyên gì đặc biệt muốn kể cho cô/mẹ biết không?”; “Điều gì khiến

lxx
con cảm thấy vui vẻ hôm nay vậy?”; “Có điều gì khiên con cảm thấy vui vẻ, thoải mái
không?”. Khi đặt ra những câu hỏi trên, nếu trẻ RLPTK 5-6 tuổi phản hồi, GV hoặc cha
mẹ hãy đặt thêm các câu hỏi để trẻ cảm thấy được quan tâm, lắng nghe; khi trẻ chưa cảm
thấy thoải mái, an toàn để chia sẻ cần giúp cho trẻ biết rằng thầy cô/cha mẹ đang sẵn sàng
lắng nghe những chia sẻ của con.
Bên cạnh đó, GV hoặc cha mẹ cũng có thể đưa ra các câu hỏi như: “Con cảm thấy
trong người thế nào?”; “Tối qua con ngủ có ngon không?”; “Có vấn đề gì khiến con cảm
thấy lo lắng, sợ hãi vậy?”; “Có vấn đề gì ở lớp, ở trường khiến con mệt mỏi không?”;
“Trong ngày hôm nay con thấy thích nhất điều gì?”.
* Điều kiện thực hiện biện pháp
Để triển khai và thực hiện hiệu quả biện pháp này, cần đảm bảo một số điều kiện
cụ thể sau đây:
Giáo viên chủ nhiệm cần có chuyên môn sâu về giáo dục trẻ RLPTK 5-6 tuổi,
được đào tạo ngành Giáo dục đặc biệt. GV tâm huyết với nghề nghiệp, yêu thương trẻ,
luôn tìm tòi, sáng tạo ra những phương pháp giáo dục hiệu quả đối với trẻ RLPTK. Bản
thân GV có kinh nghiệm trong rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK.
Đảm bảo điều kiện tác động một cô một trò, hoặc trong nhóm nhỏ để có cơ hội tốt
nhất trong tác động, hỗ trợ rèn kĩ năng bộc lộ cảm xúc cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi. Một trong
những cách hiệu quả trong giáo dục trẻ RLPTK đó là tác động một cô một trò. GV sẽ có
điều kiện để sử dụng những cách thức, phương pháp tác động chuyên sâu giúp trẻ RLPTK
5-6 tuổi hình thành kĩ năng bộc lộ cảm xúc hiệu quả.
Cha mẹ dành sự quan tâm thường xuyên, đầu tư đúng mức cho công tác giáo dục,
chăm sóc và rèn luyện trẻ RLPTK 5-6 tuổi. Thường xuyên phối hợp giữa GV và phụ
huynh trong rèn kĩ năng bộc lộ cảm xúc cho trẻ, trao đổi, cập nhật những vấn đề tiến bộ,
những vấn đề khó khăn của trẻ để tìm cách giải quyết hiệu quả.
Trẻ RLPTK 5-6 tuổi hợp tác trong tham gia các hoạt động ĐHCG dưới sự hướng
dẫn của GV hoặc của cha mẹ để rèn kĩ năng bộc lộ cảm xúc. Trong hoạt động học tập,
sinh hoạt hàng ngày, trẻ tích cực, chủ động và mạnh dạn bộc lộ cảm xúc của bản thân với
mọi người.

lxx
Xây dựng môi trường lớp học, môi trường gia đình thân thiện, an toàn, lành mạnh,
tạo cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi có cảm giác yên tâm, thoải mái để bộc lộ cảm xúc thật của
bản thân trước mọi người.
3.2.4. Biện pháp rèn kĩ năng thư giãn cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi thông qua hoạt
động điều hòa cảm giác
* Mục đích của biện pháp
Các yếu tố tác động, kích thích ở môi trường xung quanh có thể khiến trẻ RLPTK
5-6 tuổi lo lắng, sợ hãi, tức giận,… nếu không được giải tỏa, thư giãn đúng cách và
thường xuyên sẽ tác động tiêu cực tới tâm lý và sự phát triển toàn diện của trẻ. Mục đích
của biện pháp đó là thông qua các hoạt động ĐHCG phù hợp giúp trẻ RLPTK 5-6 tuổi
biết cách thư giãn, qua đó trẻ giải tỏa được những lo lắng, căng thẳng, sợ hãi, giữa được
trạng thái cân bằng về cảm xúc, duy trì cảm xúc ổn định. Đồng thời, thực hiện biện pháp
này giúp trẻ RLPTK 5-6 tuổi khắc phục khiếm khuyết về kĩ năng QLCX, giúp trẻ biết
cách thư giãn trong cuộc sống, biết cách quản lý những căng thẳng, lo lắng và phản ứng
với những cảm xúc tiêu cực.
* Nội dung và cách tiến hành
- Nội dung
Thư giãn là hoạt động rất cần thiết của con người trong cuộc sống, giúp cuộc sống
thoải mái, vui vẻ và ý nghĩa hơn. Trẻ RLPTK 5-6 tuổi gặp khó khăn trong QLCX, trẻ
chưa biết cách thư giãn, giải tỏa những cảm xúc tiêu cực, khi tức giận, căng thẳng, hoặc lo
lắng trẻ RLPTK 5-6 tuổi thường có xu hướng biểu hiện thái quá. Nội dung rèn kĩ năng thư
giãn cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG rất phong phú, đa dạng, căn cứ
vào đối tượng trẻ RLPTK 5-6 tuổi cụ thể để lựa chọn những nội dung phù hợp. Một số
nội dung về kĩ năng thư giãn cần tập trung rèn cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt
động ĐHCG, gồm: Kĩ năng tập hít thở sâu; nghe nhạc; đọc sách, tập thiền, chơi thể thao;
ngủ đủ giấc; giới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử; sống, học tập trong không gian
thoải mái; xem phim; chơi nhạc cụ; tham gia hoạt động rèn lòng can đảm. Tập trung giáo
dục giúp trẻ RLPTK 5-6 tuổi nhận thức được về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của
thư giãn và các kĩ năng thư giãn trong cuộc sống. Hướng dẫn trẻ các cách thức, biện pháp

lxx
thư giãn trong cuộc sống, nhất là những trường hợp, hoàn cảnh gặp khó khăn, khiến trẻ
tức giận, sợ hãi.
- Cách tiến hành
Hoạt động thư giãn rất quan trọng và cần thiết đối với trẻ mầm non nói chung và
trẻ RLPTK 5-6 tuổi nói riêng. Thư giãn giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, cải thiện sự tập
trung chú ý, cải thiện tâm trạng theo hướng tích cực; giúp tăng cường trí nhớ, tăng cường
sự tự tin của trẻ. Để rèn kĩ năng thư giãn cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động
ĐHCG, GV hoặc cha mẹ có thể thực hiện theo một số gợi ý sau đây:
Đầu tiên, GV hoặc cha mẹ cần tập trung xác định rõ nguyên nhân gây nên căng
thẳng cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi. Việc xác định một cách chính xác nguyên nhân gây căng
thẳng cho trẻ sẽ giúp thực hiện các hoạt động ĐHCG một cách hiệu quả. Giúp trẻ vượt
qua từng yếu tố gây ra tình trạng căng thẳng, từ đó kiểm soát căng thẳng cho trẻ RLPTK
5-6 tuổi. Khi đã xác định chính xác các yếu tố gây căng thẳng cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi,
GV hoặc cha mẹ cân nhắc lựa chọn một số cách thức phù hợp với từng hoàn cảnh để rèn
kĩ năng thư giãn cho trẻ. Một số cách thức rèn kĩ năng thư giãn cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi
thông qua hoạt động ĐHCG gồm:
Hướng dẫn cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi cách thở chậm: Hướng dẫn trẻ cách thở chậm,
êm, sâu, từ từ bằng bụng, thông qua cách thở này sẽ giúp trẻ thư giãn (vì cơ thể sẽ gửi tín
hiệu đến não để thư giãn). Kĩ thuật này có hiệu quả tức thời trong giúp trẻ RLPTK 5-6
tuổi thư giãn, giải tỏa căng thẳng. GV hoặc cha mẹ hướng dẫn trẻ hít thở sâu qua mũi, tiêu
chí là không khí phải tràn xuống bụng. Sau đó trẻ thở ra từ từ, giữ nhịp điệu nhẹ nhàng,
đếm đến 5, sau đó đếm ngược lại về 1 và thực hiện hít vào.
Hướng dẫn trẻ RLPTK 5-6 tuổi cách mát xa: Các thao tác mát xa có tác dụng làm
giảm căng thẳng, thúc đẩy trạng thái thư giãn, có tác dụng xoa dịu những căng thẳng, kể
cả giảm đau. Mát xa mang lại hiệu quả cao trong thư giãn tâm trí, thư giãn cơ thể, thúc
đẩy tinh thần thư giãn.
Thực hiện thư giãn bằng cách tắm nước ấm: Tắm nước ấm mang lại nhiều tác dụng
trong việc hỗ trợ giải tỏa căng thẳng, cách giúp trẻ RLPTK 5-6 tuổi thư giãn đầu óc, thư
giãn cơ thể hiệu quả. Tắm nước nóng giúp trẻ RLPTK 5-6 tuổi có điều kiện tập trung,

lxx
lắng nghe cơ thể. Thực hiện tắm nước ấm cho trẻ từ 10-15 phút, nhiệt độ từ 30-32 độ.
Cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi nghe nhạc: Khi trẻ RLPTK 5-6 tuổi căng thẳng, lo lắng
hay tức giận, hãy cho trẻ nghe một vài bản nhạc nhẹ nhàng hoặc tươi vui phù hợp với tâm
trạng cụ thể của trẻ. Loại nhạc, bài nhạc cần đúng thể loại trẻ RLPTK 5-6 tuổi thích, giúp
tâm trạng trẻ thoải mái, hào hứng hơn, biến không gian xung quanh trở nên khác biệt và
đầy hứng khởi. Khi trẻ RLPTK 5-6 tuổi buồn, hãy mở các bài hát, bản nhạc vui tươi, sôi
động, khi trẻ đang cáu giận, bực tức hãy mở những bản nhạc cổ điển tạo cảm giác bình
yên, tập trung.
Xây dựng môi trường, không gian học tập, vui chơi thoải mái cho trẻ RLPTK 5-6
tuổi: Không gian học tập, sống phù hợp ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe tinh thần của trẻ
RLPTK 5-6 tuổi. Duy trì không gian gọn sạch, sắp xếp khoa học, phù hợp giúp trẻ
RLPTK 5-6 tuổi cảm thấy thoải mái, thư giãn. GV hoặc cha mẹ hướng dẫn trẻ dọn dẹp
những việc phù hợp cũng là cách giúp trẻ thư giãn. Hướng dẫn trẻ sắp xếp bài vở, bàn
học, các vật dụng đơn giản trong nhà; kết hợp trang trí không gian phòng học, phòng ở
hài hòa, đảm bảo đủ ánh sáng, chậu cây giúp trẻ cảm thấy vui vẻ, hứng khởi hơn.
Ngoài ra, GV và cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ RLPTK 5-6 tuổi cách thư giãn thông
qua các hoạt động như đọc sách, chơi thể thao, dã ngoại, tập thiền với mức độ phù hợp.
* Điều kiện thực hiện biện pháp
Để triển khai và thực hiện hiệu quả biện pháp này, cần đảm bảo một số điều kiện
cụ thể sau đây:
Giáo viên phụ trách rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi được đào tạo
chuyên sâu về giáo dục trẻ khuyết tật, có kinh nghiệm trong giáo dục trẻ RLPTK. GV học
chuyên ngành Giáo dục đặc biệt, có tâm huyết, trách nhiệm với nghề, yêu trẻ, luôn nỗ lực,
tìm tòi, sáng tạo những biện pháp hay để nâng cao hiệu quả chăm sóc, giảng dạy và giáo
dục trẻ RLPTK.
Cha mẹ dành nhiều thời gian quan tâm tới trẻ, thường xuyên phối hợp chặt chẽ với
GV trong nắm bắt thông tin, tạo môi trường, điều kiện và những tác động phù hợp rèn kĩ
năng thư giãn cho trẻ.
Trẻ được tham gia các khóa học, lớp học dạy các kĩ năng thư giãn, đây là cơ sở,

lxx
điều kiện để trẻ rèn luyện kĩ năng thư giãn khi học trên lớp.
Trẻ RLPTK 5-6 tuổi hợp tác với GV và cha mẹ trong quá trình thực hiện các hoạt
động rèn kĩ năng thư giãn.
Đảm bảo đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện dạy học, môi trường,
không gian phù hợp trong rèn kĩ năng thư giãn cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi.
Giáo viên áp dụng một số kĩ thuật chuyên sâu nhằm hỗ trợ trẻ RLPTK 5-6 tuổi rèn
kĩ năng
3.2.5. Biện pháp rèn kĩ năng chú tâm cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi thông qua hoạt
động điều hòa cảm giác
* Mục đích của biện pháp
Để thích nghi với cuộc sống, trẻ RLPTK 5-6 tuổi cần được trang bị nhiều kĩ năng
sống, trong đó có kĩ năng chú tâm. Trẻ RLPTK có khiếm khuyết về giác quan, hành vi và
sự tập trung chú ý, điều này gây “rào cản” cho trẻ trong việc học hỏi để phát triển toàn
diện bản thân. Mục đích của biện pháp đó là thông qua các hoạt động ĐHCG nhằm khắc
phục những khiếm khuyết của trẻ RLPTK 5-6 tuổi về sự mất tập trung chú ý, giúp trẻ
RLPTK 5-6 tuổi tập trung chú ý tốt hơn, từ đó củng cố và phát triển kĩ năng QLCX. Đồng
thời, giúp trẻ RLPTK 5-6 tuổi khắc phục được hiện tượng mất tập trung, không phân tán
tư tưởng, làm việc riêng trong quá trình học tập tại lớp cũng như khi ở nhà. Ngoài ra, thực
hiện biện pháp cũng nhằm giúp trẻ RLPTK 5-6 tuổi khắc phục một số biểu hiện như: Thờ
ơ với thực tại, thi thoảng nhìn chằm chằm, thường xuyên mất phương hướng, mắt ngơ
ngác, không thể tập trung, nhảy từ hoạt động này sang hoạt động khác, lẩn tránh tiếp xúc,
không chú ý tới các hoạt động xung quanh.
* Nội dung và cách tiến hành
- Nội dung
Một trong những khiếm khuyết cơ bản của trẻ RLPTK đó là khả năng tập trung
chú ý kém; trẻ RLPTK 5-6 tuổi thường mất tập trung chú trong đa số các hoạt động học
tập, rèn luyện, trẻ chỉ tập trung chú ý cao vào một số điều trẻ thực sự hứng thú, điều này
gây ra những “rào cản” đối với quá trình lĩnh hội kiến thức, phát triển toàn diện của trẻ.
Nguyên nhân gây nên sự mất tập trung chú ý của trẻ RLPTK 5-6 tuổi ngoài khiếm khuyết

lxx
về cơ thể, còn do thiếu kỷ luật, do chủ quan, thiếu phương pháp học tập, làm việc kỷ luật,
khoa học. Để rèn kĩ năng chú tâm cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi, có thể tập trung vào nhiều nội
dung, trong đó cần tập trung rèn cho trẻ một số nội dung chủ yếu sau đây:
Rèn cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi khả năng tập trung vào nhiều chi tiết, thận trọng, chu
đáo trong thực hiện các công việc;
Rèn cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi duy trì khả năng chú ý trong các công việc, hoạt động
vui chơi và các hoạt động sinh hoạt hằng ngày;
Rèn cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi biết lắng nghe người khác, khả năng tiếp thu dù đang
trò chuyện;
Rèn cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thói quen tuân thủ theo các hướng dẫn của GV, của
cha mẹ, hoàn thành được các bài tập ở trường;
Rèn cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi khả năng tham gia được vào các hoạt động đòi hỏi
tính tổ chức;
Rèn cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi khả năng tham gia chủ động vào các hoạt động yêu
cầu sự chú ý trong thời gian dài (năng khiếu, tham gia hội nhóm).
Rèn cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi kĩ năng quản lý chặt chẽ đồ dùng học tập, đồ chơi, các
đồ dùng sinh hoạt, không để bị thất lạc;
Rèn cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi không bị phân tâm trước những vấn đề xảy ra xung
quanh;
Rèn cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi khả năng ghi nhớ các công việc được giao theo lịch
thời khóa biểu;
Rèn cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi khả năng hòa nhập dễ dàng vào các mối quan hệ và
các môi trường mới.
- Cách tiến hành
Để rèn cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi kĩ năng chú tâm, giúp trẻ QLCX của bản thân hiệu
quả, GV và cha mẹ có thể thực hiện một số bài tập ĐHCG cụ thể sau đây:
Hướng dẫn trẻ RLPTK 5-6 tuổi ngồi trên ghế ở tư thế chân đặt ở sàn nhà; cho trẻ
thực hiện vận động theo nhiều hướng khác nhau và theo nhiều cách thức khác nhau nhằm
củng cố, phát triển kĩ năng cân bằng tĩnh và động cho trẻ, giúp trẻ giữ thăng bằng; yêu cầu

lxx
trẻ RLPTK 5-6 tuổi thực hiện các bài tập phù hợp liên quan tới động tác quay để đạt được
sự tập trung tối đa. Ví dụ: Cho trẻ quay trên ghế quay không có tựa lưng mỗi bên trái, bên
phải khoảng 3-4 lần hoặc lăn trên chiếu, trên thảm.
Tổ chức cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi chơi với đồ chơi trong túi bóng đựng nước hoặc
trong bể nước nhỏ trên bàn, sau đó yêu cầu trẻ lau khô nước bằng khăn tắm; cho trẻ chuẩn
bị các món ăn đơn giản phù hợp với trẻ, hoặc hướng dẫn trẻ nặn bánh bằng bột mì; tạo cơ
hội cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thực hiện các hoạt động nặn đất trước khi học viết; cho trẻ
RLPTK 5-6 tuổi thực hiện mặc các bộ quần áo với các kích cỡ khác nhau (chật, rộng,
nặng, nhẹ); hướng dẫn trẻ sử dụng ngón trỏ lần theo chữ viết trên mảnh thảm; cho cát vào
các dụng cụ vẽ bằng tay, yêu cầu trẻ dùng ngón tay vẽ chữ lên đó; sử dụng nhiều các
phương tiện xúc giác nhằm củng cố, tăng cường những nội dung GV đang dạy trẻ bằng
mắt. Ví dụ: Yêu cầu trẻ RLPTK 5-6 tuổi viết những chữ cái trên bột cám, bột ngô; tạo các
cơ hội cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi viết chữ và số không nhìn giúp trẻ cảm nhận từ bên trong
các chuyển động.
Tổ chức các hoạt động phù hợp nhằm tăng khả năng nhận thức về không gian cho
trẻ RLPTK 5-6 tuổi, nhận thức về hướng, về hình ảnh cơ thể, vận động khéo, duy trì tư
thế, nhận biết các âm thanh của đồ vật trong phòng; cho trẻ viết chữ cái trên nền đất nặn
bằng bút hoặc phấn; yêu cầu trẻ RLPTK 5-6 tuổi viết các nội dung phù hợp trên bảng đen
ở độ cao ngang tầm mắt; GV hoặc cha mẹ cầm tay hướng dẫn trẻ viết số hoặc chữ, sau đó
yêu cầu trẻ đoán thử xem mình viết gì ra đó; hướng dẫn trẻ RLPTK 5-6 tuổi thực hiện các
động tác duỗi, uốn, lắc, xoay các bộ phận của cơ thể khi đứng, ngồi, hoặc nằm trên thảm.
Tổ chức cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi trợ giúp việc vận chuyển các đồ đạc đơn giản,
phù hợp trong phòng học, thực hiện từ các đồ vật nhỏ trước, sau đó tăng dần tới các đồ
vật nặng để khích lệ, động viên trẻ; cho trẻ chơi các hoạt động với đất nặn trước các hoạt
động viết; cho trẻ ngồi vào ghế xoay, chân giạng ra, ngực tì vào chỗ tự lưng; để trẻ
RLPTK 5-6 tuổi chọn các vị trí luân phiên trong quá trình làm việc (nắm sấp xuống sàn,
uốn cong người ở các góc,…); sử dụng các hoạt động cản lại; cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi
ngồi lên chính đôi bàn tay của trẻ; thực hiện đặt các túi cát, túi đỗ hoặc gối ôm vào lòng
trẻ với thời gian phù hợp; phối hợp cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thực hiện các bài tập áp lực

xc
sâu trong hoạt động hàng ngày, như: Thực hiện các vật nặng từ bên này sang bên kia
trong khi trẻ đang ngồi; cho trẻ ép hai bàn tay vào nhau; đặt tay lên đỉnh đầu và ấn xuống;
vuốt bàn tay dọc cánh tay xuống một cách chắc chắn; hướng dẫn trẻ RLPTK 5-6 tuổi đặt
tay của trẻ lên vai hoăc hông của GV hoặc để tự nhiên, trẻ sẽ cảm nhận được cảm giác về
thời gian, không gian, kích thước; hướng dẫn trẻ chạm vào nhiều vị trí khác nhau với lực
chắc chắn để tăng sự tập trung của trẻ; yêu cầu trẻ RLPTK 5-6 tuổi đẩy và kéo sử dụng
khủy tay, cánh tay và thân trong tư thế nằm, đứng hoặc ngồi; cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi
tham gia các hoạt động chơi bằng chân không, để trẻ cảm nhận sự thay đổi theo các tín
hiệu tiếp xúc từ lòng bàn chân.
Ngoài ra, để rèn kĩ năng chú tâm cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi, GV cần chú ý tới một số
vấn đề trong quá trình tổ chức các hoạt động ĐHCG cho trẻ như sau: Sử dụng ánh sáng
trong phù hợp, tránh các áng sáng ảo; đưa ra mục tiêu thực tế với trẻ, không đưa ra yêu
cầu quá cao với trẻ; hướng dẫn trẻ ngắn gọn và chính xác; thiết lập giao tiếp mắt khi đưa
ra các lời chỉ dẫn với trẻ; đảm bảo trẻ RLPTK 5-6 tuổi chú ý khi bắt đầu hướng dẫn; tạo
môi trường an toàn, không gian yên tĩnh cho trẻ học tập, vui chơi; tạo môi trường lớp học
giúp trẻ RLPTK 5-6 tuổi giữ bình tĩnh, hoặc có tác dụng kích thích trẻ; tạo cơ hội cho trẻ
làm việc trong môi trường dễ bị kích thích lạc đề; sử dụng nhiều cách tiếp cận đa cảm
giác để dạy trẻ; không làm việc quá nhiều trong một buổi.
* Điều kiện thực hiện biện pháp
Để triển khai và thực hiện hiệu quả biện pháp này, cần đảm bảo một số điều kiện
cụ thể sau đây:
Giáo viên chủ nhiệm phải có kiến thức chuyên môn sâu về giáo dục trẻ khuyết tật,
nhất là giáo dục trẻ RLPTK. GV có kinh nghiệm trong rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK
bậc mầm non.
Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm nghề nghiệp cao, có tình yêu nghề nghiệp, yêu
trẻ khuyết tật, luôn học hỏi, tìm tòi các phương pháp giáo dục hiệu quả đối với trẻ
RLPTK.
Đảm bảo môi trường, không gian ở lớp và ở gia đình phù hợp để rèn kĩ năng chú
tâm cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi; môi trường phải đảm bảo tính đặc thù đối với trẻ RLPTK 5-

xci
6 tuổi trong rèn luyện sự yên tĩnh, khả năng tập trung chú ý.
Đảm bảo có sự tác động, giáo dục theo mô hình một cô một trò hoặc theo nhóm
nhỏ, ngoài thời gian trẻ RLPTK 5-6 tuổi được giáo dục trên lớp, gia đình cần có khoảng
thời gian giáo dục riêng với trẻ (thuê GV hoặc chuyên gia trị liệu riêng).
Có sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ, sự đồng thuận và quyết tâm cao của GV
và gia đình trong giáo dục trẻ RLPTK 5-6 tuổi.
Trẻ RLPTK 5-6 tuổi tích cực hợp tác với GV và cha mẹ trong quá trình thực hiện
các hoạt động ĐHCG rèn kĩ năng QLCX cho trẻ nói chung và kĩ năng chú tâm cho trẻ nói
riêng.
3.2.6. Biện pháp rèn kĩ năng điều khiển suy nghĩ cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi
thông qua hoạt động điều hòa cảm giác
* Mục đích của biện pháp
Suy nghĩ tích cực sẽ mang lại nhiều lợi ích cho trẻ về cả thể chất lẫn tinh thần. Đối
với trẻ RLPTK nói chung và trẻ RLPTK 5-6 tuổi nói riêng, cảm xúc, hành vi của trẻ chịu
tác động lớn từ các yếu tố bên ngoài. Trẻ RLPTK 5-6 tuổi dễ cáu giận, sợ hãi, lo lắng,…
trước các tác động của môi trường, các cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực là “rào cản” lớn đối
với quá trình học tập, tiếp thu kiến thức, phát triển toàn diện của trẻ. Mục đích của biện
pháp đó là thông qua các hoạt động ĐHCG phù hợp với trẻ RLPTK 5-6 tuổi, nhằm hình
thành cho trẻ các kiến thức, kĩ năng cơ bản trong điều khiển suy nghĩ, giúp trẻ chủ động
kiểm soát và tự thích nghi, chủ động điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ theo hướng tích cực,
phù hợp với hoàn cảnh. Thông qua đó, giúp trẻ RLPTK 5-6 tuổi kiểm soát được suy nghĩ
của bản thân trước các tác động của môi trường bên ngoài, có những suy nghĩ và hành vi
đúng mực, hỗ trợ trẻ hòa nhập thành công.
* Nội dung và cách tiến hành
- Nội dung
Nội dung rèn kĩ năng điều khiển suy nghĩ cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi có nhiều, tuy
nhiên cần tập trung vào một số nội dung cơ bản, giúp trẻ biết cách và chủ động tự điều
chỉnh suy nghĩ của bản thân theo hướng tích cực. Theo đó, một số nội dung cần tập trung
trang bị cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi, giúp trẻ hình thành kĩ năng tự điều khiển suy nghĩ, bao

xcii
gồm:
Tập trung hướng dẫn và rèn cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thói quen giữ tĩnh lặng trong
khoảng thời gian nhất định mỗi ngày;
Rèn cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi khả năng thích nghi trước những biến đổi, tác động
của cuộc sống, giảm bớt cảm giác hoang mang, tăng khả năng tập trung chú ý, tăng khả
năng ghi nhớ;
Rèn cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi biết cách hiểu và kiểm soát tâm trí, dạy trẻ biết cách
tạm dựng lại thích hợp, không để phản ứng quá nhanh, lựa chọn cách đáp trả chừng mực
trước mọi tình huống của cuộc sống.
Trang bị và hướng dẫn trẻ RLPTK 5-6 tuổi cách quan sát suy nghĩ, cảm xúc và chú
tâm vào các phản ứng vật lý của cơ thể mình;
Rèn cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi khả năng nhìn vào tâm trí, giúp trẻ có thể thấu hiểu và
kiểm soát tâm trí của bản thân.
Thực hiện đầy đủ, chặt chẽ và đồng bộ các nội dung nêu trên sẽ góp phần hình
thành, phát triển cho trẻ kĩ năng điều khiển suy nghĩ, hỗ trợ hiệu quả trong việc rèn kĩ
năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG.
- Cách tiến hành
Để thực hiện biện pháp rèn kĩ năng điều khiển suy nghĩ cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi
thông qua hoạt động ĐHCG, GV và cha mẹ có thực hiện theo một số cách thức sau đây:
Rèn luyện kĩ năng nhìn vào tâm trí: Đây là cách rất hiệu quả giúp trẻ RLPTK 5-6
tuổi điều khiển suy nghĩ của bản thân. Theo đó, GV hoặc cha mẹ hướng dẫn trẻ RLPTK
5-6 tuổi cách hít thở sâu, giữ bản thân trẻ lắng lại trong khoảng thời gian từ 3-5 phút, giúp
trẻ nhận thấy và tập trung vào hiện tại. Khi trẻ RLPTK 5-6 tuổi có những giây phút tĩnh
lặng nhất định trong ngày, tâm trí trẻ có thời gian bình tĩnh để soi xét lại những điều quan
trọng và cần thiết, giữ thái độ lạc quan để đưa ra những quyết định phù hợp. Cha mẹ và
GV có thể sử dụng bài tập này hàng ngày với trẻ, động viên trẻ thực hiện để não được
nghỉ ngơi vào giữa các giờ học, giờ chơi nhằm giảm các tình huống căng thẳng, giúp trẻ
hình thành các suy nghĩ tích cực.
Cùng trẻ RLPTK 5-6 tuổi tập trung vào các hoạt động thường ngày. GV và cha mẹ

xcii
cùng trẻ thực hiện các bài tập “cảm nhận từng bước đi” với những hoạt động, câu hỏi liên
quan tới âm thanh trẻ đang nghe thấy trên đường đi. Hoạt động này có tác dụng tích cực
trong việc giúp trẻ RLPTK 5-6 tuổi nhận thức rõ được cảm xúc và hành động của chính
mình, biết cách tận hưởng các khoảnh khắc thú vị và ý nghĩa trong cuộc sống. Trong các
bữa ăn, tập cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi tập trung vào cảm nhận vị giác, vào việc nhai thức ăn,
tránh để trẻ bị phân tán.
Hướng dẫn trẻ RLPTK 5-6 tuổi cách tập thiền cơ bản: Cha mẹ và GV tổ chức cho
trẻ RLPTK 5-6 tuổi ngồi thiền vào một khung giờ nhất định, phù hợp với hoạt động học
tập, sinh hoạt của trẻ. Thiền mỗi ngày từ 20-30 phút sẽ giúp trẻ RLPTK 5-6 tuổi tập trung
trí nhớ, tạo điều kiện để giảm những cảm giác hoang mang, tiêu cực, điều khiển suy nghĩ
tốt hơn. Thông qua sự hướng dẫn của GV và cha mẹ với các động tác đơn giản, phù hợp
với trẻ RLPTK 5-6 tuổi để trẻ được trải nghiệm tập luyện các bài tập thiền phù hợp, tăng
khả năng kiểm soát suy nghĩ của trẻ, giúp trẻ RLPTK 5-6 tuổi nhận diện được các vấn đề
tích cực, đúng đắn hơn. GV có kiến thức, kĩ năng về thiền có thể hướng dẫn trực tiếp qua
động tác của bản thân, hoặc GV và cha mẹ có thể sử dụng ứng dụng di động đã được phát
triển với các bài tập thở hỗ trợ giữ bình tĩnh, tỉnh táo, điều khiển suy nghĩ, như: Thrive
Global, Smiling Mind, Headspce for Kids, Mindfulness for Chidren,…
Cùng trẻ tập luyện ĐHCG mỗi ngày: Các hoạt động bận rộn, thiếu tập trung của
người lớn ảnh hưởng rất lớn tới trẻ RLPTK 5-6 tuổi về sự tập trung suy nghĩ, về kĩ năng
điều khiển suy nghĩa. Do vậy, GV và cha mẹ hãy cùng trẻ RLPTK 5-6 tuổi tập luyện việc
giữ tĩnh lặng mỗi ngày, với thời lượng 5-10 phút thở sâu, nhẹ nhàng, tập trung vào cảm
xúc, suy nghĩ và cơ thể của mình, giúp trẻ cảm nhận được bản thân, những điều xảy ra
xung quanh, qua đó kiểm soát suy nghĩ của bản thân tốt hơn. Mỗi ngày dành thời gian
luyện tập cùng trẻ giúp trẻ hình thành thói quen này, trở thành những người vui vẻ, hạnh
phúc với tâm trí, cảm xúc tích cực. Trên cơ sở đó, trẻ RLPTK 5-6 tuổi sẽ kiểm soát và
điều khiển suy nghĩ của bản thân theo hướng ổn định, tích cực hơn.
* Điều kiện thực hiện biện pháp
Để triển khai và thực hiện hiệu quả biện pháp này, cần đảm bảo một số điều kiện
cụ thể sau đây:

xci
Giáo viên chủ nhiệm phụ trách dạy trẻ RLPTK 5-6 tuổi phải được đào tạo cơ bản
về ngành Giáo dục đặc biệt, có chuyên môn sâu về can thiệp trẻ RLPTK. GV có nhiều
phương pháp chuyên sâu, linh hoạt, sáng tạo trong rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK,
trong đó có kĩ năng điều khiển suy nghĩ.
Giáo viên dành nhiều thời gian, tâm huyết, công sức và có trách nhiệm cao trong
giáo dục, rèn luyện trẻ RLPTK 5-6 tuổi; GV phải là người yêu nghề, yêu trẻ, có sự kiên
trì, cùng phương pháp giáo dục khoa học, có kinh nghiệm trong can thiệp trẻ RLPTK 5-6
tuổi.
Cha mẹ dành sự quan tâm và đầu tư nhiều trong chăm sóc, giáo dục và can thiệp
trẻ RLPTK 5-6 tuổi, ngoài thời gian học tập, rèn luyện trên lớp, cha mẹ cần thuê chuyên
gia giáo dục, can thiệp ngoài giờ tại gia đình cho trẻ. Đồng thời, dành nhiều thời gian
cùng trẻ luyện tập các kĩ năng sống cần thiết, trong đó có kĩ năng điều khiển suy nghĩ.
Đây là nội dung quan trọng giúp trẻ RLPTK 5-6 tuổi có điều kiện tiến bộ, phát triển theo
kịp với các bạn cùng độ tuổi.
Đảm bảo môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn và không gian lớp học, tại gia
đình tĩnh lặng, hạn chế thấp nhất các yếu tố tác động tới khả năng tập trung của trẻ
RLPTK 5-6 tuổi.
Trẻ RLPTK 5-6 tuổi tích cực hợp tác trong quá trình học tập, rèn luyện nói chung
và trong thực hiện các hoạt động ĐHCG rèn luyện kĩ năng điều khiển suy nghĩ của GV và
cha mẹ.
3.2.7. Mối liên hệ giữa các biện pháp rèn kĩ năng quản lí cảm xúc cho trẻ rối
loạn phổ tự kỉ thông qua hoạt động điều hòa cảm giác
Các biện pháp rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động
ĐHCG đề xuất trong luận văn có mối quan hệ biện chứng với nhau, nằm trong thể thống
nhất hoàn chỉnh cùng tập trung hình thành, phát triển cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi kĩ năng
QLCX. Mỗi biện pháp đề xuất có vị trí, vai trò riêng, tập trung rèn cho trẻ RLPTK 5-6
tuổi một kĩ năng QLCX cụ thể, tuy nhiên giữa các biện pháp đều có quan hệ chặt chẽ, tác
động với nhau trong tổng thể chung, đó là hình thành cho trẻ kĩ năng QLCX thông qua
hoạt động ĐHCG. Chỉ trên cơ sở quán triệt và vận dụng tổng hợp, linh hoạt các biện pháp

xcv
rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG mới đạt được
hiệu quả cao trong rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK.
Trong quá trình áp dụng các biện pháp rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi
thông qua hoạt động ĐHCG, cần hết sức tránh việc coi nhẹ hoặc tuyệt đối hóa biện pháp
nào, bởi vì không có biện pháp nào mang tính “vạn năng”, có thể rèn được tất cả các kĩ
năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi hiệu quả. Việc áp dụng tổng hợp các biện pháp sẽ
phát huy được thế mạnh của từng biện pháp, đồng thời khắc phục được những hạn chế
trong từng biện pháp. Quá trình vận dụng các biện pháp rèn kĩ năng QLCX cho trẻ
RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG, cần căn cứ vào tình hình thực tiễn môi
trường giáo dục hòa nhập, căn cứ vào từng trẻ RLPTK 5-6 tuổi để có cách thức tổ chức
thực hiện linh hoạt, hiệu quả.
Tóm lại, các biện pháp đề xuất trong luận văn có mối quan hệ chặt chẽ, thường
xuyên tác động chi phối và phụ thuộc vào nhau, quá trình vận dụng các biện pháp vào
thực tiễn rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi cần quán triệt tính hệ thống, tổng
thể.
3.3. Thực nghiệm các biện pháp rèn kĩ năng quản lí cảm xúc cho trẻ rối loạn phổ tự
kỉ 5-6 tuổi thông qua hoạt động điều hòa cảm giác
3.3.1. Mục đích thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm nhằm kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp
đề xuất trong luận văn thông qua việc áp dụng các biện pháp vào thực tiễn rèn kĩ năng
QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi.
3.3.2. Nội dung thực nghiệm
Chúng tôi thực nghiệm tất cả 06 biện pháp rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6
tuổi thông qua hoạt động ĐHCG đề xuất trong luận văn. Theo đó, chúng tôi tổ chức lớp
học với 08 trẻ (gồm 06 trẻ RLPTK mức nhẹ và 02 trẻ RLPTK mức trung bình), áp dụng
tất cả các biện pháp đề xuất trong luận văn trong quá trình giáo dục rèn kĩ năng QLCX
cho trẻ. Sau thời gian 03 tháng, chúng tôi đánh giá sự tiến bộ về kĩ năng QLCX của 01 trẻ
RLPTK trung bình theo học lớp học này. Kết quả đánh giá kĩ năng QLCX sau 03 tháng
thực nghiệm được so sánh với kĩ năng QLCX của trẻ trước thực nghiệm, qua đó rút ra kết

xcv
luận khoa học về các biện pháp đề xuất trong luận văn.
3.3.3. Tổ chức thực nghiệm
3.3.3.1. Điều kiện thực nghiệm
Điều kiện thực nghiệm được đảm bảo diễn ra trong môi trường và không khí tự
nhiên, thuận lợi, lớp học có tổng 08 trẻ RLPTK, trong đó có 06 trẻ RLPTK mức nhẹ và 02
trẻ RLPTK mức trung bình. Toàn bộ mọi hoạt động học tập, sinh hoạt của trẻ RLPTK
trong lớp học diễn ra tự nhiên, với sự hướng dẫn, điều hành của 2 giáo viên (01 giáo viên
có thâm niên, kinh nghiệm trong giáo dục trẻ RLPTK).
3.3.3.2. Chuẩn bị thực nghiệm
a) Khách thể thực nghiệm
Để tiến hành thực nghiệm các biện pháp đề xuất trong luận văn, chúng tôi lựa chọn
01 trẻ RLPTK 5-6 tuổi tham gia vào quá trình thực nghiệm. Trẻ được chúng tôi lựa chọn
tham gia thực nghiệm để đánh giá trước và sau 03 tháng thực nghiệm có những đặc trưng
tiêu biểu về vấn đề QLCX. Theo đó, trẻ được phát hiện có những biểu hiện bất thường so
với những trẻ khác, gia đình đưa đi khám ở bệnh viện Nhi Trung ương và được chẩn đoán
RLPTK mức trung bình. Em sinh năm 2017, được can thiệp từ 27 tháng tuổi, tần suất can
thiệp 3 buổi/1 tuần. Ngoài thời gian can thiệp (3 buổi/1 tuần), trẻ tham gia thực nghiệm
vẫn theo học lớp mẫu giáo hòa nhập.
b) Thu thập thông tin về trẻ, lập hồ sơ cá nhân cho trẻ
Thông tin về trẻ tham gia thực nghiệm: Trẻ RLPTK tham gia thực nghiệm xác định
về mức độ kĩ năng QLCX, mức độ RLPTK; mức độ phát triển các lĩnh vực (vận động
tinh, vận động thô, ngôn ngữ, xã hội, nhận thức; điểm mạnh và điểm hạn chế; sở thích,
những điều trẻ sợ hãi; thông tin về gia đình trẻ RLPTK; thông tin về trường mầm hon hòa
nhập trẻ đang theo học.
Hồ sơ cá nhân trẻ RLPTK tham gia thực nghiệm: Bao gồm phiếu đánh giá mức độ
kĩ năng QLCX; phiếu đánh giá mức độ RLPTK; bản báo cáo kết quả đánh giá các năng
lực phát triển của trẻ; kế hoạch giáo dục cá nhân dài hạn, kế hoạch giáo dục cá nhân theo
tháng.
c) Lập kế hoạch thực nghiệm cụ thể

xcv
Từ những kết quả đánh giá cụ thể về trẻ, chúng tôi xây dựng kế hoạch thực nghiệm
cụ thể bao gồm các nội dung công việc cần thực hiện, người thực hiện, thời gian thực
hiện, cụ thể: 1) Lựa chọn 01 đối tượng thực nghiệm, lập kế hoạch giáo dục cá nhân cho
trẻ RLPTK theo tháng (thống nhất đánh giá vào cuối tháng). 2) Tổ chức gặp gỡ, trao đổi
và hướng dẫn cho giáo viên (hoặc cha mẹ) về các biện pháp rèn kĩ năng QLCX cho trẻ
RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG. 3) Thời gian tiến hành thực nghiệm trong
03 tháng (01 tháng đánh giá 1 lần vào cuối tháng).
d) Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên thực nghiệm
Tác giả trao đổi với các giáo viên tham gia thực nghiệm về mục đích, kế hoạch, nội
dung và phương pháp và các biện pháp tiến hành thực nghiệm trên đối tượng trẻ RLPTK
5-6 tuổi tham gia thực nghiệm. Trong quá trình tiến hành thực nghiệm, tác giả luận văn
cùng theo dõi, quan sát và ghi chép lại các vấn đề xảy ra, nhất là các phát sinh ngoài kế
hoạch. Sau mỗi tháng thực hiện kế hoạch thực nghiệm, tác giả cùng giáo viên đứng lớp
tiến hành trao đổi, thảo luận và cân nhắc điều chỉnh một số nội dung của biện pháp để đạt
hiệu quả cao. Kết thúc 03 tháng thực nghiệm, tác giả đánh giá tổng thể kết quả đạt được
về mức độ kĩ năng QLCX của trẻ sau thực nghiệm, tiến hành so sánh về kĩ năng QLCX
của trẻ so với thời điểm trước thực nghiệm. Trên cơ sở đó đưa ra những đánh giá về tính
khả thi, hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất trong luận văn.
e) Chuẩn bị điều kiện, phương tiện phục vụ thực nghiệm
Để đảm bảo hoạt động thực nghiệm các biện pháp đề xuất trong luận văn diễn ra
thuận lợi, đảm bảo khách quan, chính xác, chúng tôi chuẩn bị các yếu tố về không gian
phòng học, đồ dùng dạy - học, các biểu mẫu quan sát, các biểu mẫu đánh giá, các phương
tiện phục dạy dạy - học, một số phần thưởng phù hợp cho trẻ.
3.3.3.3. Trường hợp nghiên cứu thực nghiệm
Trường hợp trẻ Đ.V.M
Ngày sinh: 21/6/2917; Giới tính: Nam
Đ.V.M là con thứ 2 trong gia đình có 2 anh em. Bố là bộ đội, mẹ là nhân viên kinh
doanh. Khi M được 26 tháng tuổi, gia đình thấy M chỉ nói bập bẹ được tiếng “bababa”,
“mememe”, những phát âm cơ bản đều vô nghĩa, khi M thích vật gì không nói cho người

xcv
lớn về đồ em thích mà thường kéo tay người lớn chỉ đồ mình muốn lấy. Gia đình cho M
đi kiểm tra tại bệnh viện Nhi Trung ương, bác sĩ kết luận: “Theo dõi tự kỉ”. M được can
thiệp khi được 27 tháng. Sau 28 tháng được can thiệp cá nhân, M được đánh giá để vào
lớp mầm non hòa nhập. Hiện tại M không can thiệp cá nhân, hoạt động can thiệp cá nhân
kết thúc khi M được 5 tuổi 3 tháng. Kết quả đánh giá M trước khi vào lớp mầm non hòa
nhập được mô tả dưới đây:
Kết quả trên Bảng kiểm phát triển: Ngày đánh giá 20/4/2023
Lĩnh vực Độ tuổi
Tuổi thực 5 tuổi 8 tháng 14 ngày (68 tháng)
Vận động thô 61 - 66 tháng
Vận động tinh 61 - 67 tháng
Nhận thức 51 - 56 tháng
Ngôn ngữ - xã hội 49 - 55 tháng
(Nguồn: Kết quả đánh giá của Bệnh viện Nhi Trung ương đối với M)
Kết quả đo bằng trắc nghiệm Raven màu: Tư duy hình ảnh đạt 123
Kết quả đo các kĩ năng QLCX:
Số lượng kĩ năng đạt mức 0 - Mức không có kĩ năng: 3/6
Số lượng kĩ năng đạt mức 1 - Mức có kĩ năng khi được hỗ trợ: 3/6
Số lượng kĩ năng đạt mức 2 - Mức có kĩ năng: 0/6
Kết quả kiểm tra cho thấy, tuyệt đại đa số các kĩ năng QLCX ở 2 mức, đó là mức 0
- Mức chưa có KN (chiếm 50%) và mức 1 - Mức có KN khi được trợ giúp (chiếm 50%);
không có kĩ năng nào ở mức 2 - Mức có KN (chiếm 0%).
Qua đánh giá và trực tiếp quan sát cho thấy, M gặp khó khăn nhất ở 03 kĩ năng cụ
thể của kĩ năng QLCX, gồm: Kĩ năng hạ nhiệt cảm xúc; kĩ năng chú tâm và kĩ năng điều
khiển suy nghĩ. Trong quá trình học tập M thường bị phân tán bởi các yếu tố tác động bên
ngoài, khả năng tập trung chú ý nghe giáo viên giảng rất hạn chế. Nhiều thời điểm giáo
viên đang giảng nhưng M lại chú ý vào những ý nghĩ riêng của mình, giáo viên bất chợt
hỏi M không biết giáo viên đang hỏi gì. Trong quá trình chơi với bạn bè, khi không vừa ý
điều gì M thường dễ nổi nóng, hét lớn, thậm chí đập bàn, xô các bạn cùng chơi. Chỉ khi

xci
có sự can thiệp của thầy cô hoặc nhiều bạn trong lớp M mới dần lấy lại được bình tĩnh.
Qua đánh giá chúng tôi nhận thấy một số điểm đáng chú ý ở M, gồm: Điểm mạnh:
M có khả năng vẽ tương đối tốt, M có tư duy hình ảnh ở mức cao, biết cách chơi trong
nhóm nhỏ theo hướng dẫn của người lớn. Về sở thích: M thích được người khác khen
ngợi, thích giáo viên thưởng bông hoa điểm 10 khi em đạt được thành tích gì đó. Ngoài
ra, M còn thích ăn kẹo mút và bim bim. Hạn chế lớn nhất của M đó là hay mất tập trung
chú ý, thường giận dỗi, không tương tác với giáo viên khi không được đáp ứng theo mong
muốn, khả năng kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ của M rất hạn chế, điều này đã gây ra những
“rào cản” lớn trong quá trình hòa nhập, học tập của M.
3.3.3.4. Quá trình thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên 01 trẻ RLPTK trung bình trong thời gian 03
tháng (từ đầu tháng 4/2023 đến hết tháng 6/2013). Trẻ vẫn tham gia học ở lớp mẫu giáo
hòa nhập, đồng thời được tác động ở lớp thực nghiệm 3 buổi/tuần vào các buổi chiều thứ
2, thứ 4 và thứ 5, mỗi buổi hỗ trợ kéo dài 1 giờ 15 phút. Sau khi kết thúc 1 tháng, trẻ
RLPTK tham gia thực nghiệm sẽ được đánh giá về mức độ kĩ năng QLCX đạt được theo
kế hoạch giáo dục cá nhân. Sau khi kết thúc 03 tháng hỗ trợ rèn kĩ năng QLCX, trẻ
RLPTK tham gia thực nghiệm sẽ được đánh giá cụ thể về mức độ các kĩ năng QLCX, tiến
hành so sánh với mức độ kĩ năng QLCX trước khi thực nghiệm, từ đó đánh giá mức độ
tiến bộ về các kĩ năng QLCX.
3.3.3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm
* Tiêu chí và công cụ đánh giá
Để đánh giá hiệu quả của các biện pháp rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi
thông qua hoạt động ĐHCG được đề xuất trong luận văn, chúng tôi tiến hành đánh giá 06
kĩ năng QLCX của trẻ tham gia thực nghiệm, gồm:
1 - Kĩ năng nhận diện cảm xúc;
2 - Kĩ năng hạ nhiệt cảm xúc;
3 - Kĩ năng bộc lộ cảm xúc;
4 - Kĩ năng thư giãn (căng cơ, tưởng tượng);
5 - Kĩ năng chú tâm;

c
6 - Kĩ năng điều khiển suy nghĩ.
* Cách tiến hành đo và theo dõi thực nghiệm
Những người phân công phụ trách sẽ tiến hành các hoạt động đánh giá cụ thể trên
trẻ rLPTK 5-6 tuổi tham gia thực nghiệm. Các kĩ năng QLCX được đánh giá theo các
mức độ cụ thể, hoạt động đánh giá được tiến hành thông qua quan sát trẻ thông qua các
hoạt động học tập, sinh hoạt trên lớp, kết hợp với trao đổi, phỏng vấn một số bộ phận có
liên quan để có những đánh giá khách quan, toàn diện và chính xác. Quá trình tiến hành
thực nghiệm, tác giả luận văn phối hợp chặt chẽ với giáo viên để ghi chép lại nhật ký sư
phạm của trẻ, cuối tháng sẽ tiến hành cộng điểm trẻ đạt được trong tháng để tiến hành
đánh giá mức độ kĩ năng QLCX trẻ đạt được. Mục đích ghi chép lại nhật kí nhằm lấy cơ
sở để đánh giá sự tiến bộ và chưa tiến bộ của trẻ qua từng buổi tác động, đồng thời ghi lại
những biện pháp tác động hiệu quả, biện pháp chưa mang lại hiệu quả theo mục tiêu đề
ra, lý do,… trên cơ sở đó có sự điều chỉnh phù hợp.
* Xử lí kết quả thực nghiệm và phân tích kết quả thực nghiệm
Mỗi mức độ kĩ năng QLCX sẽ được chuyển đổi theo số điểm tương ứng, cụ thể:
Mức 0: 0 điểm;
Mức 1: 1 điểm;
Mức 2: 2 điểm.
Nếu trẻ RLPTK có kĩ năng QLCX ở mức 0: Chưa có kĩ năng; trẻ RLPTK có kĩ
năng QLCX ở mức 1: Có kĩ năng khi được trợ giúp; trẻ RLPTK có kĩ năng QLCX ở mức
2: Có kĩ năng. Sau mỗi tháng, tác giả luận văn cùng giáo viên tiến hành trao đổi để thống
nhất về mức độ kĩ năng QLCX của trẻ, thống nhất về số điểm.
3.3.4. Kết quả thực nghiệm trường hợp Đ.V.M
Kết quả thực nghiệm của M được so sánh từ kết quả thu được sau 03 tháng tác
động bằng các biện pháp đề xuất trong luận văn và kết quả ban đầu trước thực nghiệm, cụ
thể:
* Đánh giá trước thực nghiệm
Trước khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi tiến hành đánh giá kĩ năng QLCX của
M trên các kĩ năng QLCX cụ thể, kết quả thể hiện ở bảng 3.1 dưới đây:

ci
Bảng 3.1. Kết quả đánh giá kĩ năng QLCX trước thực nghiệm
Các kĩ năng QLCX Số điểm
1. Kĩ năng nhận diện cảm xúc 1
2. Kĩ năng hạ nhiệt cảm xúc 0
3. Kĩ năng bộc lộ cảm xúc 1
4. Kĩ năng thư giãn (căng cơ, tưởng tượng) 1
5. Kĩ năng chú tâm 0
6. Kĩ năng điều khiển suy nghĩ 0

Biểu đồ 3.1. Kĩ năng QLCX trước thực nghiệm


Ghi chú:
1 - Kĩ năng nhận diện cảm xúc
2 - Kĩ năng hạ nhiệt cảm xúc
3 - Kĩ năng bộc lộ cảm xúc
4 - Kĩ năng thư giãn (căng cơ, tưởng tượng)

cii
5 - Kĩ năng chú tâm
6 - Kĩ năng điều khiển suy nghĩ
Nhận xét: Qua kết quả tại bảng 3.1, chúng ta có thể đưa ra một số đánh giá cụ thể
về các kĩ năng QLCX của M trước thực nghiệm như sau:
1 - Kĩ năng nhận diện cảm xúc: M đạt mức 1 điểm - Mức có kĩ năng khi được hỗ
trợ. Trước thực nghiệm, M gặp khó khăn trong nhận diện các cảm xúc của bản thân và
của người khác. M hầu như không nhận ra cảm xúc của mình, chỉ khi có sự nhắc nhở, hỗ
trợ của người khác M mới nhận thấy tình hình thực tế cảm xúc của bản thân. Nhiều thời
điểm M có những hành động bất thường, tuy nhiên M không nhận thấy sự bất thường đó
của mình.
2 - Kĩ năng hạ nhiệt cảm xúc: M đạt mức 0 điểm - Mức không có kĩ năng. Trước
thực nghiệm, M không biết cách giải tỏa khi bực tức, giận dữ, những lúc giận dữ M
thường giải quyết bằng cách hét to, thậm chí đập đồ đạc, xô đẩy bạn khi tham gia chơi.
Kể cả khi được sự góp ý, hướng dẫn của thầy cô, bạn bè M cũng không tiếp thu được,
không có sự tiến bộ nào. Chính những lời nói, hành động quá đáng của M khi bực tức,
giận dữ đã khiến cho M khó gần với các bạn cùng lớp, do đó M rất ít bạn chơi cùng, em
thường chơi một mình, nói một mình khi chơi.
3 - Kĩ năng bộc lộ cảm xúc: M đạt mức 1 điểm - Mức có kĩ năng khi được hỗ trợ.
Trước thực nghiệm, M đã biết cách thể hiện cảm xúc của bản thân mình những lúc buồn,
vui, thoải mái hoặc khó chịu khi có sự gợi ý, hướng dẫn và chỉ bảo của người lớn. Những
lúc buồn, được sự quan tâm, động viên và gặng hỏi của thầy cô hoặc cha mẹ, M đã nói lên
được những cảm xúc của bản thân mình. Đặc biệt, khi có chuyện vui, có sự hướng dẫn
của thầy cô, bạn bè M đã biết cách bộ lộ cảm xúc phù hợp và đúng mực. Điều này giúp M
cảm thấy thoải mái hơn, tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể khi được động viên.
4 - Kĩ năng thư giãn (căng cơ, tưởng tượng): M đạt mức 1 điểm - Mức có kĩ năng
khi được hỗ trợ. Trước thực nghiệm, M đã biết cách giải tỏa căng thẳng khi có sự hướng
dẫn, gợi ý của người lớn. Trong một số trường hợp tham gia các hoạt động tập thể, trong
học tập khi được giáo viên gọi đứng lên trả lời câu hỏi, M luôn bị căng thẳng, lo lắng quá
mức; tuy nhiên, khi được giáo viên hướng dẫn cách thư giãn thông qua việc hít thở sâu,

ciii
động viên bằng những câu khen ngợi, M đã lấy lại được bình tĩnh, thực hiện được các yêu
cầu giáo viên đặt ra. Qua trao đổi với cha mẹ M cũng được biết, ở gia đình M cũng
thường hay rơi vào tình trạng lo lắng, căng thẳng khi gặp những vấn đề trong cuộc sống
hàng ngày, chỉ khi có sự động viên, giúp đỡ của cha mẹ hoặc người thân M mới lấy lại
được sự bình tĩnh, ổn định tinh thần.
5 - Kĩ năng chú tâm: M đạt mức 0 điểm - Mức không có kĩ năng. Trước thực
nghiệm, M rất hay mất tập trung, trong các hoạt động học tập trên lớp và các hoạt động
sinh hoạt ở gia đình, M ít khi chú ý tới những yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Khi đang học
tập trên lớp, M cũng thường bị chi phối bởi các yếu tố bên ngoài như tiếng động, người
đia lại hoặc nói chuyện với bạn, nhìn ra bên ngoài, không tập trung chú ý nghe giáo viên
giảng bài. Khi giao nhiệm vụ cho M xong, hỏi lại em không nhớ nổi đã được giao công
việc gì. Do không tập trung chú ý vào các công việc nên M học tập khó khăn, ít tham gia
được vào các hoạt động tập thể, M thường hay chơi một mình hoặc nhìn các bạn chơi.
6 - Kĩ năng điều khiển suy nghĩ: M đạt mức 0 điểm - Mức không có kĩ năng. Trước
thực nghiệm, M chưa biết kiểm soát suy nghĩ của bản thân, những hành động của M về cơ
bản là bột phát, khi giận dữ hay không vừa ý em đều thể hiện ngay qua hành vi của mình
khiến bạn bè khó gần, thầy cô không vừa lòng. Các tác động của môi trường, yếu tố bên
ngoài tới M đều khiến M dễ buồn, dễ cáu giận. M không biết cách điều chỉnh suy nghĩ
theo chiều hướng tích cực, bất kỳ sự tác động nào cũng có thể khiến M lo lắng, thậm chí
sợ hãi, hoặc cáu giận. Do vậy, cuộc sống của M thường thiếu những tiếng cười, M hay lủi
thủi một mình kể cả khi chơi lẫn khi học.
Như vậy, qua đánh giá về các kĩ năng QLCX của M trước thực nghiệm chúng tôi
thấy rằng, M gặp khá nhiều khó khăn trong QLCX bản thân, các kĩ năng QLCX cụ thể
của M rất hạn chế, có 3 kĩ năng M ở mức 0 điểm - Mức không có kĩ năng (kĩ năng hạ
nhiệt cảm xúc; kĩ năng chú tâm; kĩ năng điều khiển suy nghĩ). Đồng thời, 3 kĩ năng M ở
mức 1 điểm - Mức có kĩ năng khi được hỗ trợ. Trong tổng số 6 kĩ năng QLCX khảo sát
đối với M, M không có kĩ năng nào đạt mức 2 điểm - Mức có kĩ năng. Điều này có thể
đưa ra nhận định rằng, kĩ năng QLCX của M ở mức thấp, hầu như M chưa có các kĩ năng
QLCX ổn định, chưa hình thành được các kĩ năng QLCX cụ thể. Điều này đã gây ra nhiều

civ
khó khăn, phức tạp cho M trong quá trình hòa nhập, tạo ra các “rào cản” khiến hoạt động
học tập, rèn luyện, phát triển toàn diện của M không hiệu quả. Qua trao đổi với giáo viên
phụ trách lớp của M và cha mẹ chúng tôi cũng được biết, M thường hay có cảm xúc
không ổn định, dễ cáu giận, dễ mất bình tĩnh khi không vừa ý, không được đáp ứng đúng
mong muốn. Em cũng hay có những hành động lơ đãng, mất tập trung, thực hiện các hành
vi không theo yêu cầu, mong muốn của giáo viên hoặc bạn bè.
* Đánh giá sau thực nghiệm
Sau thời gian 03 tháng tiến hành thực nghiệm, chúng tôi đánh giá các kĩ năng
QLCX của M, kết quả thể hiện qua bảng 3.2 dưới đây:
Bảng 3.2. Kết quả đánh giá kĩ năng QLCX sau thực nghiệm
Các kĩ năng QLCX Số điểm
1. Kĩ năng nhận diện cảm xúc 2
2. Kĩ năng hạ nhiệt cảm xúc 2
3. Kĩ năng bộc lộ cảm xúc 2
4. Kĩ năng thư giãn (căng cơ, tưởng tượng) 2
5. Kĩ năng chú tâm 1
6. Kĩ năng điều khiển suy nghĩ 1

cv
Biểu đồ 3.1. Kĩ năng QLCX sau thực nghiệm
Ghi chú:
1 - Kĩ năng nhận diện cảm xúc
2 - Kĩ năng hạ nhiệt cảm xúc
3 - Kĩ năng bộc lộ cảm xúc
4 - Kĩ năng thư giãn (căng cơ, tưởng tượng)
5 - Kĩ năng chú tâm
6 - Kĩ năng điều khiển suy nghĩ
Nhận xét: Qua kết quả tại bảng 3.2, chúng ta có thể đưa ra một số đánh giá cụ thể
về các kĩ năng QLCX của M sau thực nghiệm như sau:
1 - Kĩ năng nhận diện cảm xúc: M đạt mức 2 điểm - Mức có kĩ năng. Sau thực
nghiệm, kĩ năng nhận diện cảm xúc của M đã đạt 2 điểm - Mức có kĩ năng. Trước thực
nghiệm M mới chỉ có kĩ năng nhận diện cảm xúc khi được hỗ trợ. Tuy nhiên, sau 03
tháng tác động M đã có thể nhận diện được cảm xúc của bản thân và của người khác một
cách độc lập. M nhận ra được sự lo lắng, vui, buồn của bản thân, cảm nhận được những

cvi
tâm trạng của người khác qua quan sát các giác quan. Quá trình thực nghiệm giáo viên đã
thường xuyên cho M thực hành các cung bậc cảm xúc gắn với các hoàn cảnh cụ thể, quan
sát cảm xúc của người khác với đầy đủ các tâm trạng. Do đó, M đã biết cách nhận diện
cảm xúc của bản thân và của người khác chính xác hơn, độc lập hơn.
2 - Kĩ năng hạ nhiệt cảm xúc: M đạt mức 2 điểm - Mức có kĩ năng. Sau thực
nghiệm, kĩ năng hạ nhiệt cảm xúc của M có sự tiến bộ vượt bậc, từ 0 điểm - Mức không
có kĩ năng lên 2 điểm - Mức có kĩ năng. Hiện tại M đã chủ động và độc lập trong giải tỏa
những bực tức, giận dữ, thay vì việc hét lớn, đập phá như trước đây, sau thực nghiệm M
đã biết cách giải tỏa những cơn giận dữ, sự nóng giận bằng cách hít thở sâu, hoặc làm một
số động tác thư giãn nhằm giải tỏa sự khó chịu của bản thân. Do quá trình thực nghiệm,
giáo viên đã cho M thử các cảm nhận bị người khác quát mắng, hét to, đồng thời tập cho
M cách giải tỏa mỗi khi gặp điều không vừa ý, những khi giận dữ. Qua nhiều lần trải
nghiệm M đã cảm nhận rõ và chủ động được về kĩ năng hạ nhiệt cảm xúc.
3 - Kĩ năng bộc lộ cảm xúc: M đạt mức 2 điểm - Mức có kĩ năng. Sau thực nghiệm,
M đã hoàn toàn chủ động trong thể hiện các cảm xúc của bản thân với mọi người. M biết
cách thể hiện niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, biết cách chia sẻ những mong muốn
của mình với thầy cô, bạn bè. Đặc biệt, nếu trước thực nghiệm M thường giữ cảm xúc cho
riêng mình, chỉ chia sẻ với thầy cô khi được gặng hỏi, thì sau thực nghiệm M đã chủ động
bày tỏ, trao đổi, chia sẻ với thầy cô, bạn bè những cảm xúc của mình. Quá trình thực
nghiệm giáo viên đã tạo ra những hoàn cảnh khác nhau để M thực hành bộc lộ cảm xúc
thật của bản thân mình, đồng thời giáo viên cũng làm mẫu để hướng dẫn M về cách bộc lộ
cảm xúc đúng cách. Qua nhiều lần luyện tập, M đã hình thành được kĩ năng bộc lộ cảm
xúc ổn định, vững chắc.
4 - Kĩ năng thư giãn (căng cơ, tưởng tượng): M đạt mức 2 điểm - Mức có kĩ năng.
Sau thực nghiệm, kĩ năng thư giãn của M đạt mức 2 điểm - Mức có kĩ năng. M đã biết
cách giải tỏa những lúc bị căng thẳng, lo lắng, sợ hãi. M hoàn toàn chủ động và sử dụng
các biện pháp hiệu quả để tránh những căng thẳng trong cuộc sống. Nếu trước thực
nghiệm, khi gặp những căng thẳng, lo lắng, sợ hãi, M chỉ thu mình lại và thể hiện rõ sự lo
lắng trên khuôn mặt. Tuy nhiên, sau thực nghiệm M đã chủ động và biết cách để giải tỏa

cvii
những căng thẳng, biết cách thư giãn hiệu quả để giữ tâm trạng ổn định, vui vẻ, điều này
cũng giúp M được bàn bè quý mến hơn. Trong quá trình thực nghiệm, giáo viên đã cho M
thực hành các kĩ thuật thư giãn như hít thở, tập thiền,… Qua sự hướng dẫn nhiệt tình của
giáo viên và sự kiên trì luyện tập của M đã giúp M hình thành kĩ năng thư giãn.
5 - Kĩ năng chú tâm: M đạt mức 1 điểm - Mức có kĩ năng khi được hỗ trợ. Sau
thực nghiệm, M đã chú tâm hơn vào các công việc, nhiệm vụ được giao với sự hỗ trợ,
hướng dẫn của giáo viên, cha mẹ. Trước thực nghiệm M thường xuyên lơ đãng, em không
chú tâm vào những việc mình làm hoặc những công việc, nhiệm vụ giáo viên giao cho.
Trong quá trình học M thường xuyên nghĩ vu vơ, không nghe giáo viên giảng bài, giáo
viên nhắc nhở M, nhưng chỉ một lúc sau M lại rơi vào tình trạng lơ mơ. Tuy nhiên, sau
thực nghiệm, M đã tập trung hơn vào công việc được giao khi được giáo viên nhắc nhở,
hỗ trợ. Đạt được kết quả đó là do giáo viên trong quá trình thực nghiệm đã sử dụng một
số phương pháp rèn khả năng tập trung chú ý cho M. Khả năng tập trung chú ý là một
trong những điểm hạn chế lớn nhất của trẻ RLPTK nói chung và của M nói riêng, sau
thực nghiệm M có sự tiến bộ như vậy cũng là thành công.
6 - Kĩ năng điều khiển suy nghĩ: M đạt mức 1 điểm - Mức có kĩ năng khi được hỗ
trợ. Sau thực nghiệm, M đã bước đầu biết điều chỉnh suy nghĩ của bản thân phù hợp với
hoàn cảnh, hướng tới đạt mục đích đề ra khi được sự hỗ trợ, nhắc nhở của người khác.
Những suy nghĩ của M đã được điều chỉnh theo chiều hướng tích cực hơn khi được giáo
viên, cha mẹ hoặc bạn bè động viên, chia sẻ. M vẫn bị chi phối bởi những tác động của
yếu tố ngoại cảnh, những lúc gặp khó khăn, hoặc khi không vừa ý M vẫn có xu hướng suy
nghĩ thiếu tích cực. Kĩ năng này M cần được chú trọng rèn nhiều hơn để hình thành vững
chắc, giúp M ổn định tâm trạng, cảm xúc trước những biến động, thay đổi của môi trường
bên ngoài.
Như vậy, sau thực nghiệm tất cả các kĩ năng cụ thể trong kĩ năng QLCX của M
đều có sự tiến bộ. Có một số kĩ năng từ mức 0 điểm - Mức không có kĩ năng tăng lên mức
1 điểm - Mức có kĩ năng (kĩ năng chú tâm; kĩ năng điều khiển suy nghĩ). Một số kĩ năng
tăng từ 1 điểm - Mức có kĩ năng khi được hỗ trợ tăng lên 2 điểm - Mức có kĩ năng (kĩ
năng nhận diện cảm xúc; kĩ năng bộc lộ cảm xúc; kĩ năng thư giãn). Đặc biệt, có kĩ năng

cvii
tăng từ mức 0 điểm - Mức không có kĩ năng tăng lên mức 2 điểm - Mức có kĩ năng (kĩ
năng hạ nhiệt cảm xúc). Những kết quả đạt được của M sau 03 tháng thực nghiệm cho
phép chúng tôi rút ra kết luận rằng, các biện pháp đề xuất trong luận văn có hiệu quả
trong rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK.
* So sánh trước thực nghiệm và sau thực nghiệm
Để thấy rõ mức độ tiến bộ của các kĩ năng QLCX của M sau 03 tháng thực nghiệm
thực hiện các biện pháp rèn kĩ năng QLCX thông qua hoạt động ĐHCG đề xuất trong
luận văn với thời điểm trước thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành so sánh và phân tích về
vấn đề này. Sự tiến bộ rõ về các kĩ năng QLCX của M sau thực nghiệm so với thời điểm
trước thực nghiệm được thể hiện rõ qua bảng 3.3 dưới đây:
Bảng 3.3. So sánh kết quả đánh giá kĩ năng QLCX
trước thực nghiệm và sau thực nghiệm

Các kĩ năng QLCX Trước thực Sau thực


nghiệm nghiệm
1. Kĩ năng nhận diện cảm xúc 1 2
2. Kĩ năng hạ nhiệt cảm xúc 0 2
3. Kĩ năng bộc lộ cảm xúc 1 2
4. Kĩ năng thư giãn (căng cơ, tưởng tượng) 1 2
5. Kĩ năng chú tâm 0 1
6. Kĩ năng điều khiển suy nghĩ 0 1

cix
Biểu đồ 3.3. So sánh kĩ năng QLCX trước thực nghiệm và sau thực nghiệm
Ghi chú:
1 - Kĩ năng nhận diện cảm xúc
2 - Kĩ năng hạ nhiệt cảm xúc
3 - Kĩ năng bộc lộ cảm xúc
4 - Kĩ năng thư giãn (căng cơ, tưởng tượng)
5 - Kĩ năng chú tâm
6 - Kĩ năng điều khiển suy nghĩ
Nhận xét: Qua kết quả so sánh trước thực nghiệm và sau thực nghiệm của M tại
bảng 3.3 cho thấy, các kĩ năng QLCX của M sau 03 tháng thực nghiệm đã có sự tiến bộ rõ
so với thời điểm trước thực nghiệm ở hầu hết các kĩ năng. Đặc biệt, kĩ năng hạ nhiệt cảm
xúc đã có sự tiến bộ vượt bậc từ mức 0 điểm - Mức chưa có kĩ năng lên mức 2 điểm -
Mức có kĩ năng (Trước thực nghiệm M chưa biết giải tỏa cảm xúc khi gặp bực tức, cáu
giận, thậm chí M thường xử lý bằng cách đập bàn, hét lớn, thậm chí có hành động làm tổn
thương bản thân. Tuy nhiên, sau thực nghiệm M đã biết cách giải tỏa cảm xúc những khi

cx
giận dữ, không vừa lòng, khi giận dữ, cáu giận, M thường hít thở sâu hoặc đi ra chỗ khác
để ổn định tinh thần). Các kĩ năng có mức 1 điểm - Mức có kĩ năng, tăng lên mức 2 điểm
- Mức có kĩ năng, gồm: Kĩ năng nhận diện cảm xúc; kĩ năng bộc lộ cảm xúc; kĩ năng thư
giãn (căng cơ, tưởng tượng). Các kĩ năng này trước thực nghiệm M đã bước đầu hình
thành, tuy nhiên M chỉ thực hiện được khi có sự hỗ trợ, nhắc nhở từ thầy cô, cha mẹ. Nếu
trong trường hợp chỉ có một mình, hoặc không có sự hỗ trợ, M chưa thực hiện được. Sau
thực nghiệm, M đã thực hiện được các kĩ năng này một cách độc lập, chủ động. Ngoài ra,
có 2 kĩ năng có mức tiến bộ nhẹ với mức tăng từ 0 điểm - Mức chưa có kĩ năng, lên mức
1 điểm - Mức có kĩ năng khi được hỗ trợ, gồm: Kĩ năng chú tâm; kĩ năng điều khiển suy
nghĩ. Trước thực nghiệm M thường mất tập trung trong quá trình học tập, hầu như không
để ý tới các hoạt động giảng dạy của giáo viên trên lớp; M cũng thường có những suy
nghĩ tiêu cực không theo như mong muốn của bản thân, mặc dù có nhiều lúc M muốn
tham gia chơi cùng bạn bè, muốn thân thiện với bạn bè, lễ phép với thầy cô. Sau thực
nghiệm, M đã tập trung hơn trong học tập, trong các nhiệm vụ được giao, khi được thầy
cô, bạn bề hỗ trợ, nhắc nhở, M đã thực hiện được các yêu cầu, nhiệm vụ được giao. M
cũng có những suy nghĩ, hành động tích cực hơn, lễ phép hơn trong chào hỏi thầy cô, thân
thiện, chủ động hơn trong tham gia các hoạt động vui chơi với bạn bè.
Như vậy, sau thực nghiệm sử dụng các biện pháp đề xuất trong luận văn, các kĩ
năng QLCX của M đã có sự tiến bộ rõ rệt, so với thời điểm trước thực nghiệm. Điều này
cho phép chúng tôi đưa ra nhận định rằng, các biện pháp đề xuất trong luận văn có hiệu
quả khi áp dụng vào thực tế rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK.

Tiểu kết chương 3


Kĩ năng QLCX rất quan trọng đối với trẻ RLPTK 5-6 tuổi, trẻ RLPTK có những
khiếm khuyết về giác quan, hành vi và sự tập trung chú ý, điều này khiến trẻ gặp nhiều
khó khăn trong kiểm soát cảm xúc, những tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài dễ

cxi
khiến trẻ RLPTK 5-6 tuổi có những cảm xúc tiêu cực, ảnh hưởng tới chất lượng học tập
và cuộc sống sinh hoạt. Hoạt động ĐHCG có vai trò, ý nghĩa lớn trong rèn kĩ năng QLCX
cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi, điều này đã được chứng minh và áp dụng hiệu quả trong thực
tiễn giáo dục, rèn trẻ RLPTK.
Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn, đề tài luận văn đề xuất
06 biện pháp rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG, cụ
thể: Biện pháp rèn kĩ năng nhận diện cảm xúc cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt
động ĐHCG; Biện pháp rèn kĩ năng hạ nhiệt cảm xúc cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua
hoạt động ĐHCG; Biện pháp rèn kĩ năng bộc lộ cảm xúc cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông
qua hoạt động ĐHCG; Biện pháp rèn kĩ năng thư giãn cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua
hoạt động ĐHCG; Biện pháp rèn kĩ năng chú tâm cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt
động ĐHCG; Biện pháp rèn kĩ năng điều khiển suy nghĩ cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông
qua hoạt động ĐHCG.
Các biện pháp đề xuất trong luận văn có mối quan hệ tác động chặt chẽ với nhau,
mỗi biện pháp có vị trí, vai trò khác nhau, tuy nhiên đều nằm trong hệ thống cùng hướng
tới mục tiêu rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi. Khi vận dụng các biện pháp đề
xuất vào rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi, cần áp dụng đồng bộ tất cả các biện
pháp để tối ưu hóa hiệu quả của từng biện pháp trong rèn kĩ năng QLCX cho trẻ.
Qua thực nghiệm các biện pháp đề xuất trong luận văn trong 03 tháng và đánh giá
trên 01 đối tượng trẻ RLPTK cho thấy, các biện pháp đề xuất rèn kĩ năng QLCX cho trẻ
RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG có hiệu quả.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận
1.1. Trẻ RLPTK 5-6 tuổi đã được giáo dục hòa nhập và giáo dục trong các cơ sở,
trung tâm chuyên biệt, các em chịu nhiều thiệt thòi và gặp nhiều khó khăn trong quá trình
học tập, sinh hoạt. Cảm xúc là phản ứng, biểu cảm của con người trước tác động của
những yếu tố ngoại cảnh. Đó là hành động cơ thể diễn tả những gì đang xảy ra trong môi

cxii
trường não bộ. Kĩ năng QLCX là năng lực vận dụng các cách thức hành động nhằm tác
động có định hướng, có mục đích để chế ngự, điều khiển, điều chỉnh cảm xúc theo hướng
tích cực, có hiệu quả. Kĩ năng QLCX của trẻ RLPTK 5-6 tuổi là các hành động trên cơ sở
các tri thức, nhu cầu, tình cảm, ý chí và khả năng nhận thức về cảm xúc của bản thân
trong các tình huống nhất định, hiểu sức ảnh hưởng của cảm xúc đối với người khác và
chính mình. Đồng thời, biết cách thể hiện, điều chỉnh cảm xúc một cách hợp lý, nhằm
thực hiện thành công các mục đích trong cuộc sống. Hoạt động ĐHCG của trẻ RLPTK 5-
6 tuổi là một liệu pháp vận động-giác quan, trong đó sử dụng các bài tập, động tác phù
hợp với trẻ RLPTK 5-6 tuổi nhằm giúp cho hệ thần kinh của trẻ ổn định, hoạt động có tổ
chức và tăng khả năng tập trung. Hoạt động ĐHCG có vai trò rất lớn đối với trẻ RLPTK
trong việc cải thiện phản ứng với các kích thích. Trên cơ sở đó, trẻ sẽ không phản ứng thái
quá hoặc kém phản ứng đối với cảm giác của chính mình, thực hiện hòa nhập thành công.
1.2. Qua phân tích, đánh giá nhìn chung kĩ năng QLCX của trẻ RLPTK 5-6 tuổi
thông qua hoạt động ĐHCG ở cho thấy, nhìn chung các kĩ năng QLCX của trẻ mức thấp.
Một số kĩ năng QLCX cụ thể của trẻ đã có, trẻ RLPTK 5-6 tuổi đã thực hiện được, tuy
nhiên mức độ thực hiện được không nhiều, phải có sự hỗ trợ, một số kĩ năng trẻ chưa thực
hiện được. Qua khảo sát thực trạng rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua
hoạt động ĐHCG cho thấy, việc rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua
hoạt động ĐHCG đã được các chủ thể quan tâm triển khai, trên thực tế đã đạt được những
kết quả tích cực. Tuy nhiên, việc rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua
hoạt động ĐHCG vẫn còn một số hạn chế nhất định về mục tiêu, nội dung, hình thức,
phương pháp. Do đó, rất cần có những giải pháp phù hợp, hiệu quả để giải quyết những
hạn chế này. Các yếu tố chủ quan quyết định nhất tới hiệu quả rèn kĩ năng QLCX thông
qua hoạt động ĐHCG cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi. Đó cũng chính là hai chủ thể chính của
hoạt động giáo dục, rèn kĩ năng QLCX thông qua hoạt động ĐHCG (giáo viên và trẻ
RLPTK).
1.3. Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn, đề tài luận văn đề
xuất 06 biện pháp rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động
ĐHCG, cụ thể: Biện pháp rèn kĩ năng nhận diện cảm xúc cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông

cxii
qua hoạt động ĐHCG; Biện pháp rèn kĩ năng hạ nhiệt cảm xúc cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi
thông qua hoạt động ĐHCG; Biện pháp rèn kĩ năng bộc lộ cảm xúc cho trẻ RLPTK 5-6
tuổi thông qua hoạt động ĐHCG; Biện pháp rèn kĩ năng thư giãn cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi
thông qua hoạt động ĐHCG; Biện pháp rèn kĩ năng chú tâm cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi
thông qua hoạt động ĐHCG; Biện pháp rèn kĩ năng điều khiển suy nghĩ cho trẻ RLPTK
5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG. Các biện pháp đề xuất trong luận văn có mối quan
hệ tác động chặt chẽ với nhau, mỗi biện pháp có vị trí, vai trò khác nhau, tuy nhiên đều
nằm trong hệ thống cùng hướng tới mục tiêu rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi.
Khi vận dụng các biện pháp đề xuất vào rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi, cần
áp dụng đồng bộ tất cả các biện pháp để tối ưu hóa hiệu quả của từng biện pháp trong rèn
kĩ năng QLCX cho trẻ.
1.4. Qua thực nghiệm sử dụng các biện pháp rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-
6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG và đánh giá 01 trẻ RLPTK mức trung bình cho thấy,
các kĩ năng QLCX cụ thể của đối tượng thực nghiệm đã có sự tiến bộ rõ và đồng đều.
Điều này cho phép chúng tôi nhận định rằng các biện pháp đề xuất mang lại hiệu quả tốt.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với các nhà trường có trẻ rối loạn phổ tự kỉ học hòa nhập
Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên quan tâm xây dựng môi trường thân thiện,
phù hợp với trẻ RLPTK, tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên và trẻ học tập, rèn luyện
kĩ năng QLCX. Chỉ đạo các lực lượng sư phạm có liên quan xây dựng nội dung, chương
trình phù hợp nhằm rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi đạt hiệu quả cao.
2.2. Đối với giáo viên
Giáo viên dạy hòa nhập trẻ RLPTK 5-6 tuổi nêu cao tinh thần tự học, tự trau dồi
nâng cao trình độ chuyên môn, có trách nhiệm trong giáo dục rèn kĩ năng QLCX cho trẻ
RLPTK. Luôn kiên trì, trách nhiệm, nhiệt tình trong quá trình giáo dục, rèn trẻ RLPTK,
dành tình thương yêu cho trẻ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để trẻ hòa nhập thành công.
Bản thân từng giáo viên không ngừng nâng cao hiểu biết về kĩ năng QLCX thông qua
hoạt động DHCG, kĩ năng sư phạm để đạt hiệu quả cao trong rèn kĩ năng QLCX cho trẻ
RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động ĐHCG.

cxi
2.3. Đối với gia đình
Gia đình cần tăng cường phối hợp với giáo viên và nhà trường trong quá trình rèn
kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK thông qua hoạt động ĐHCG. Cha mẹ cần thường xuyên
quan tâm tới các biểu hiện cảm xúc của trẻ để có sự tác động, giáo dục kịp thời. Tạo môi
trường sống lành mạnh hỗ trợ tích cực việc rèn kĩ năng QLCX cho trẻ, đồng thời, dành
tình yêu thương đúng mực giúp trẻ có niềm tin vươn lên trong cuộc sống.
2.4. Đối với các lực lượng xã hội
Các lực lượng xã hội có vai trò hỗ trợ trong rèn kĩ năng QLCX cho trẻ RLPTK 5-6
tuổi thông qua hoạt động ĐHCG, do đó các lực lượng này cần có nhận thức đầy đủ, đúng
đắn về công tác giáo dục trẻ khuyết tật; thường xuyên quan tâm, hỗ trợ mọi mặt cho công
tác giáo dục trẻ khuyết tật, tạo môi trường thuận lợi để các em phát triển. Đẩy mạnh công
tác giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về trẻ khuyết tật nói chung
và trẻ RLPTK nói riêng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tiếng Việt
1 Nguyễn Thị Minh Anh (2012), Nghiên cứu đặc điểm trí tuệ và cảm xúc của trẻ 5 -
6 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh thông qua sử dụng tranh vẽ người, Kỷ yếu hội
thảo khoa học thuộc đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ.
2 Hoàng Anh (chủ biên), Đỗ Thị Châu, Nguyễn Thạc (2007), Hoạt động giao tiếp

cxv
nhân cách, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.
3 Nguyễn Minh Anh và cộng (2016), “Kết hợp liệu pháp nghệ thuật với trị liệu hoạt
động trong việc hỗ trợ trẻ có nhu cầu đặc biệt”, Tạp chí Giáo Dục, số Đặc Biệt
tháng 9/2016.
4 Ban Chấp hành Trung ương (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013
về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
và hội nhập quốc tế, Hà Nội.
5 Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2009), Chương trình giáo dục mầm non (Dành cho cán
bộ quản lí và giáo viên mầm non), NXB Giáo dục, Hà Nội.
6 Bộ giáo dục và đào tạo (2009), Chương trình giáo dục Mầm non (Ban hành kèm
theo thông tư số 17/ 2009/TT- BGDĐT ngày 25 tháng 07 năm 2009 của bộ GD
và ĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số nội dung của chương
trình giáo dục mầm non theo thông tư số 17/ 2009/TT- BGDĐT ngày 25 tháng 7
năm 2009 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo.
7 Lương Thị Bình, Phan Lan Anh (2015), Các hoạt động giáo dục tình cảm và kĩ
năng xã hội cho trẻ mầm non (Theo chương trình giáo dục mầm non mới), NXB
Giáo Dục Việt Nam.
8 Vũ Dũng (Chủ Biên) (2008), Từ điển Tâm lí học, NXB Từ Điển Bách Khoa.
9 Nguyễn Thị Dung (2008), Trí tuệ cảm xúc của giáo viên chủ nhiệm lớp trường
trung học cơ sở, Luận án tiến sĩ Tâm lí học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
10 Vũ Cao Đàm (2007), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Đại học
quốc gia, Hà Nội.
11 Trần Thị Minh Đức (2009), Nhận biết tâm lý của trẻ em qua tranh vẽ, NXB Khoa
học Kỹ Thuật.
12 Nguyễn Tấn Đức (2022), Nghiên cứu tỷ lệ trẻ rối loạn phổ tự kỷ và hiệu quả
chương trình can thiệp dựa vào cộng đồng tại tỉnh Quảng Ngãi, Luận án Tiến sĩ Y
học, Trường Đại học Y-Dược, Đại học Huế.
13 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

cxv
IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14 Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
15 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
17 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
18 Glenn Doman, Janet Doman, Dạy trẻ thông minh sớm, Bản quyền bản tiếng Việt
- Công ty Cổ phần Sách Thái Hà, NXB Lao Động - Xã Hội, 2011.
19 Hiệp hội tâm thần Hoa Kì (1994), DSM - IV (Sổ tay chẩn đoán và thống kê
những rối nhiễu tinh thần), (tài liệu dịch năm 1994).
20 Lê Thị Thanh Huyền (2021), Kỹ năng quản lý cảm xúc của giáo viên mầm non,
Luận văn thạc sĩ Tâm lý học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện
Khoa học xã hội, Hà Nội.
21 Nguyễn Thị Hiền (2019), Sử dụng phương pháp trị liệu chơi không định hướng
nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ, Luận văn Thạc sỹ Khoa Học
Giáo Dục, Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội.
22 Lê Thị Thanh Huyền và cộng sự (2016), “Tìm hiểu tình cảm gia đình của trẻ 5-6
tuổi thông qua tranh vẽ”, Tạp chí Khoa học Đại Học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh, số
tháng 5/2016.
23 Lê Thị Thanh Huyền (2019), “Các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng quản lí cảm xúc
của giáo viên mầm non: Nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Giáo
dục, số đặc biệt tháng 4/2019, tr 136-139.
24 Nguyễn Thị Minh Hằng (Chủ Biên) (2021), Giáo trình tâm lý học lâm sàng, NXB
Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
25 Dương Thị Hoa (2016), “Tranh vẽ - Công cụ chẩn đoán tâm lí trẻ em”, Tạp chí

cxv
Giáo dục, Số Đặc Biệt - tháng 9/2016.
26 Nguyễn Thanh Hoa (2016), “Tìm hiểu các nghiên cứu về: Vấn đề cảm giác của trẻ
tự kỉ và trị liệu điều hòa cảm giác”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí
Minh, số 1 (79) năm 2016.
27 Lê Thu Hương (2011), Truyển chọn trò chơi bài hát Thơ ca, truyện, câu đố theo
chủ đề tập 1, 2, 3, NXB Giáo dục Việt Nam.
28 Phan Thị Mai Hương (2016), “Cấu trúc yếu tố của thang đo trí tuệ cảm xúc dành
cho thanh thiếu niên”, Tạp chí Tâm lí học, số 4 (205), tr 1-14.
29 Nguyễn Thị Hạnh (2010), 148 tình huống sư phạm trong giáo dục đặc biệt,
NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
30 Ngô Công Hoàn (2011), Giao tiếp và ứng xử của cô giáo với trẻ nhỏ, NXB Đại
học Quốc Gia Hà Nội.
31 Nguyễn Xuân Hải (2009), Quản lý trường, lớp dạy trẻ có nhu cầu đặc biệt,
NXB Giáo Dục Việt Nam.
32 Nguyễn Xuân Hải, (2009), Giáo dục học trẻ khuyết tật, NXB Giáo Dục Việt
Nam.
33 Nguyễn Xuân Hải và cộng sự (2020), Hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ em tự
kỉ tại Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
34 Nguyễn Xuân Hải (Chủ Biên) (2015), Hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ em tự kỉ
tại Việt Nam, Tài liệu dành cho cán bộ và kỹ thuật viên can thiệp, NXB Đại Học
Quốc Gia Hà Nội.
35 Nguyễn Thị Hải (2014), Kĩ năng quản lí cảm xúc bản thân của sinh viên sư
phạm, Luận án tiến sĩ Tâm lí học, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm
Khoa học xã hội Việt Nam.
36 Hoàng Thị Hải (2015), Giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho
học sinh tiểu học huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ Khoa học
giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên.
37 Nguyễn Thị Thúy Hằng (2018), Phát triển kỹ năng tương tác xã hội thông qua
trò chơi cho trẻ tự kỷ ở địa bàn thành phố Huế, Luận văn thạc sĩ Tâm lý học

cxv
theo định hướng nghiên cứu, Đại học Sư phạm, Đại học Huế.
38 Nguyễn Xuân Khoa (1999), Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo,
NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.
39 Nguyễn Công Khanh (2000), Tâm lý trị liệu (ứng dụng trong lâm sàng và tự
chữa bệnh), NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
40 Lưu Thị lan (1996), Những bước phát tiển ngôn ngữ trẻ em từ 1 - 6 tuổi, Luận
án Tiến Sĩ khoa Ngữ Văn, Đại học Sư Phạm Hà Nội.
41 Phạm Thị Thu Lan (2017), Kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành giáo
dục mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, trường
Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
42 Nguyễn Thị Như Mai (2021), Tâm bệnh học trẻ em lứa tuổi mầm non, NXB Đại
Học Sư Phạm.
43 Trần Thị Thu Mai (2013), “Kĩ năng tự quản lí cảm xúc của sinh viên sư phạm”,
Tạp chí Tâm lí học, số 3 (168), tr 59-68; 39.
44 Phạm Minh Mục (2020), “Nghiên cứu xây dựng mô hình phát hiện sớm, can thiệp
sớm và giáo dục cho trẻ em rối loạn phổ tự kỉ Việt Nam dựa vào gia đình và cộng
đồng”, Đề tài khoa học cấp quốc gia, mã số KHGD/16-20.ĐT.031.
45 Phan Trọng Ngọ (Chủ Biên) (2003), Các lý thuyết phát triển tâm lý người, NXB
Đại Học Sư Phạm.
46 Hoàng Thị Nho, Hoàng Nhật Linh (2015), “Tổ chức hoạt động điều hòa cảm giác
cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ”, Tạp chí Khoa học Đại học sư phạm Hà Nội, số 60, tr
102-109.
47 Phạm Thị Phương Nguyên (2019), “Nghiên cứu cấu trúc kĩ năng tự chủ cảm xúc”,
Tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam, số 18 tháng 6/2019.
48 Nguyễn Bá Phu (2016), Kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập
của sinh viên Đại học Huế, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học, Viện Hàn lâm Khoa học
xã hội Việt Nam, Học viện Khoa học xã hội.
49 Nguyễn Bá Phu (2016), “Kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập

cxi
của sinh viên”, Tạp chí Tâm lý học xã hội, số 1, tr.22-29.
50 Đặng Thị Ngọc Quyên (2014), Biện pháp giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện
cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh ,
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
51 Huỳnh Văn Sơn (2013), “Kĩ năng quản lý cảm xúc của sinh viên đại học sư
phạm”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 9 (70), tr 27-32.
52 Trần Thị Minh Thành (Chủ Biên) (2022), Hướng dẫn hòa nhập trẻ khuyết tật trong
lớp mầm non (Dành cho cán bộ quản lí và giáo viên mầm non), NXB Giáo Dục
Việt Nam.
53 Trần Thị Minh Thành (chủ biên) (2010), Giáo trình quản lý hành vi của trẻ
khuyết tật trí tuệ, NXB Đại Học Sư Phạm.
54 Phạm Thị Thơm (2021), Phát triển chú ý chung cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi
thông qua hoạt động chơi, Luận văn Thạc sỹ Khoa Học Giáo Dục, Trường Đại Học
Sư Phạm Hà Nội.
55 Đỗ Thị Thảo (2013), Áp dụng phương pháp TEACCH vào giáo dục trẻ rối loạn
phổ tự kỉ, Đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp bộ, Mã số: B2010-17-258.
56 Đỗ Thị thảo (2014), Biện pháp giáo dục kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội
cho trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ 4 - 5 tuổi trong môi trường giáo dục hòa nhập,
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục, trường Đại học Sư Phạm Hà Nội.
57 Đỗ Thị Thảo (2014), Một số chiến lược quản lí hành vi trẻ rối loạn phổ tự kỉ,
Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt, tr.62-65.
58 Ngô Thị Thạch Thảo (2013), Kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc của trẻ 5
tuổi ở một số trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ
Tâm lý học, trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
59 Bùi Kim Tuyến (2012), Các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non,
NXB Giáo dục Việt Nam.
60 Nguyễn Xuân Thức (2006), Giáo trình Tâm Lí học đại cương, NXB Đại học Sư
phạm.
61 Trần Thị Lệ Thu (2003), Đại cương giáo dục đặc biệt cho trẻ chậm phát triển trí

cxx
tuệ, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
62 Nguyễn Trọng Trung (2009), Nghệ thuật giáo dục trẻ cá biệt, NXB Thanh Niên.
63 Nguyễn Ánh Tuyết (1999), Tâm lí học trẻ em, NXB Giáo dục, Hà Nội.
64 Trần Trọng Thủy (2002), Bài tập thực hành Tâm lý học, NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội.
65 Võ Thị Tường Vy (2013), “Thực trạng nhận thức về điều chỉnh xúc cảm của
người làm tham vấn tâm lí trong công việc”, Tạp chí Tâm lí học, 4 (169), tr 82-
93.
66 Dương Thị Hoàng Yến (2010), Trí tuệ cảm xúc của giáo viên tiểu học, Luận án
tiến sĩ Tâm lí học, Viện Tâm lí học.
67 Nguyễn Thị Hoàng Yến (2012), Giáo dục đặc biệt và những thuật ngữ cơ bản,
NXB Đại Học Sư Phạm.
68 Nguyễn Thị Hoàng Yến (chủ biên) (2010), Đại cương giáo dục trẻ khuyết tật trí
tuệ, NXB Đại Học Sư Phạm.
69 Nguyễn Thị Hoàng Yến (2013), Tự kỉ: Những vấn đề lí luận và thực tiễn, Nxb
Đại học Sư phạm.
70 Nguyễn Thị Hoàng Yến (2011), Nhập môn giáo dục đặc biệt, Nxb Giáo dục
Việt Nam.
71 Nguyễn Như Ý (chủ biên, 1998), Từ điển Tiếng Việt thông dụng, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
Tài liệu tiếng Anh
72 Chandler.B (2007), play: the occupationl childhool esearch report, NXB
Mac,aster Universcity
73 Jonh Hlloran (2013) Language Acquisition though motor planning, NXB
Prentke Romich.
74 Karen Stagniti (2008) Learn to play, NXB Wets Brunswick Victoria.
75 Sndra Smidt ( 2011), Playing to learn-the rol of play in the year, NXB Routlge.
76 Dennis, C., Lorian, B. & Michael, R. (1978). A comparative study of infantile

cxx
autism and specific development receptive language disorder. I. The children.
Child Psychology and Psychiatry, 19(0007-1250 (Print)), 351-362.
77 Heidi Jeanet, L., William W., E. và các tác giả khác (2005). Risk factors for
autism: perinatal factors, parental psychiatric history, and socioeconomic status.
American Journal of Epidemiology, 161(10) (0002-9262 (Print)), 916-925.
doi:10.1093/aje/kwi123.
78 Kanner, L. (1943). Autistic disturbances of affective contact. Nervous Child, 2,
217- 250.
79 Ayres, A.J. (1972). Sensory Integration and Learning Disorders. Los Angeles,
CA: Western Psychological Services.
80 Baranek, G.T., Boyd, B.A., Poe, M.D., David F.J., Watson, L.R. (2007).
“Hyperresponsive sensory patterns in young children with autism,
developmental delay, and typical development”. American Journal on Mental
Retardation. 112, 233-245.
81 Baranek, G.T., David F.J., Poe, M.D., Stone, W.L., & Watson, L.R. (2006).
“The Sensory Experiences Questionnaire: Discriminating response patterns in
young children with autism, developmental delays and typical development”.
Journal of Child Psychology and Psychiatry. 47, 591-601.
82 Case-Smith, J., & Bryan, T. (1999). “The effects of occupational therapy with
sensory integration emphasis on preschool-age children with autism”.
American Journal of Occupational Therapy. 53, 489-497.
83 Edelson, S.M., Edelson, M.G., Kerr, D.C.R, & Grandin, T. (1998). “Behavioral
and physiological effects of deep pressure on children with autism: a pilot
study evaluating the efficacy of Grandin’s hug machine”. The American
Journal of Occupational Therapy. 53, 145-152.
84 Kern, J.K. et al. (2006). “The pattern of sensory processing abnormalities in
autism”. Autism, 10, 480-494.
85 Lang, R., O'Reilly, M., Healy, O., Rispoli, M., Lydon, H., Streusand, W., …
Giesbers, S. (2012). “Sensory integration therapy for autism spectrum

cxx
disorders: A systematic review”. Research in Autism Spectrum Disorders, 6,
1004-1018.
86 Leekam, S. K. et al. (2007). “Describing the sensory abnormalities of children
and adults with autism”. Journal of Autism Developmental Disorder, 37, 894-
910. doi: 10.1007/s10803-006-0218-7
87 Rogers, S. J., Hepburn, S., & Wehner, E. (2003). “Parent reports of sensory
symptoms in toddlers with autism and those with other developmental
disorders”. Journal of autism and developmental disorders, 33(6), 631-642.
88 Schaaf, R. C., Benevides, T., Mailloux, Z., Faller, P., Hunt, J., van Hooydonk,
E.,... & Kelly, D. (2013). “An intervention for sensory difficulties in children
with autism: A randomized trial”. Journal of autism and developmental
disorders, 1-14.
89 Talay-Ongan, A. & Wood, K. (2000). “Unusual sensory sensitivities in
Autism: A possible crossroads”. International Journal of Disability,
Development and Education, 47, 201-212.
90 Walker, N., Cantello, J. (Eds) (1994). “You Don't Have Words to Describe
What I Experience” What Does Autism Feel Like? The Geneva Centre
website. Retrieved from
http://dragonflytoys.com/specialneeds/universalaccess/resources/articles/
browsedeta il/usa/Article/All/1/174/0
91 Watling, R. L., & Dietz, J. (2007). “Immediate effect of Ayres’s sensory
integration-based occupational therapy intervention on children with autism
spectrum disorders”. American Journal of Occupational Therapy, 61, 574-583.
92 Zissermann, L. (1992). “The Effects of Deep Pressure on Self Stimulating
Behaviors in a Child with Autism and Other Disabilities”. American Journal of
Occupational Therapy. 46, 547-551.
97 APA. DSM - 5 (2013).
93 Guralnick & Neville (1997), Designing early intervention programs to promote

cxx
children’s social competence & the effective way of early intervention.
94 Disalvo & Oswald (2002),Pier- mediated intervention to increase the social
interaction of children with autism.
95 Raver & Zigler (1997), Social competence: An untapped dimension in
evaluating Head Start’s success.
96 Guralnick & Kinnish (1996), Immediate effects of mainstreamed settings on the
social interaction s and social intergration of preschool children.
97 Lainhart JE, S Ozonoff, H Coon, et al. (2002), “Autism, regression, and the
broader autism phenotype”, American journal of medical genetics. 113(3), p.
231-237.
98 Barger BD, JM Campbell, and JD McDonough (2013), “Prevalence and onset of
regression within autism spectrum disorders: a meta-analytic review”, J Autism
Dev Disord. 43(4), pp. 817-28.
99 Biel & Linsay (2009), Raising a Sensory Smart Child.
100 Bissell, Julie, Jean Fisher, Carol Owens & Patricia Polcyn (1998), Sensory
Motor Handbook: A Guide for Implementing and Modifying Activities in the
Classroom.
101 Miller. Lucy J (2006), Sensational Kids: Hope and Help for Children with
Sensory Processing Disorder.
Tài liệu trang website
102 Tập điều hòa cảm giác. Trang website: https://healthvietnam.vn/thu-vien/tai-
lieu-tieng-viet/phuc-hoi-chuc-nang/tap-dieu-hoa-cam-giac. Truy cập ngày
15/3/2023.
103 Cách dạy trẻ năng lực “quản lý cảm xúc”. Trang website:
https://www.webtretho.com/f/phat-trien-tam-ly-tre-tu-5-13-tuoi/cach-day-tre-
nang-luc-quan-ly-cam-xuc-2820838. Truy cập ngày 12/3/2023.
104 Kỹ năng điều hòa cảm giác. Trang website: https://khamgiodau.com/tin-tuc/ky-
nang-dieu-hoa-cam-giac. Truy cập ngày 10/3/2023.
105 Điều hòa cảm giác cho trẻ tự kỷ. Trang website: http://haiduongcse.edu.vn/bai-

cxx
viet/tri-lieu--can-thiep/dieu-hoa-cam-giac-cho-tre-tu-ky-6631.htm. Truy cập
ngày 18/3/2023.
106 Trẻ tự kỷ gặp nhiều khó khăn ở lớp học do rối loạn điều hòa cảm giác. Trang
website: https://morningstarcenter.net/kien-thuc-tu-van/tre-tu-ky-gap-nhieu-kho-
khan-o-lop-hoc-do-roi-loan-dieu-hoa-cam-giac..html. Truy cập ngày 20/3/2023.
107 Giúp trẻ tự kỷ điều hòa cảm giác thông qua các trò chơi. Trang website:
https://sgf.org.vn/vi/news/Hieu-ve-tre-khuyet-tat/giup-tre-tu-ky-dieu-hoa-cam-
giac-thong-qua-cac-tro-choi-133.html. Truy cập ngày 21/3/2023.
108 Lợi ích của việc điều hòa cảm giác đối với trẻ tự kỷ. Trang website:
http://www.congtacxahoiquangninh.vn/Article/3268/Loi-ich-cua-viec-dieu-hoa-
cam-giac-doi-voi-tre-tu-ky.html. Truy cập ngày 21/3/2023.
109 Điều hòa cảm giác cho trẻ tự kỷ. Trang website: https://tuvantamly.com.vn/dieu-
hoa-cam-giac-cho-tre-tu-ky/. Truy cập ngày 22/3/2023.
110 Điều hòa cảm giác. Trang website:
https://sites.google.com/site/nuoicontuky/chung-song-voi-tu-ky/can-thiep/dhieu-
hoa-cam-giac. Truy cập ngày 24/3/2023.
111 Điều hòa cảm giác. Trang website: https://giaoducchuyenbiet.vn/dieu-hoa-cam-
giac.html-0. Truy cập ngày 24/3/2023.
112 Bài tập điều hòa cảm giác. Trang website: http://www.tretukyhanoi.edu.vn/dieu-
hoa-cam-giac-tam-van-dong/bai-tap-dieu-hoa-cam-giac.html. Truy cập ngày
27/3/2023.
113 Hoạt động trị liệu/Điều hòa giác quan. Trang website:
https://hoangduc.edu.vn/chuyen-sau/dieu-hoa-giac-quan/. Truy cập ngày
28/3/2023.
114 15 kỹ năng ứng phó giúp trẻ quản lý cảm xúc tốt. Trang website:
https://cth.edu.vn/15-ky-nang-ung-pho-giup-tre-quan-ly-cam-xuc/. Truy cập
ngày 20/3/2023.
115 Sự khác biệt của trẻ tự kỷ về nhận thức-giao tiếp và cảm xúc. Trang website:
https://tamlytreem.com/s-khac-bit-ca-tr-t-k-v-nhn-thc-giao-tip-va-cm-xuc/. Truy

cxx
cập ngày 25/3/2023.
116 Dạy trẻ biết kiềm chế cảm xúc như thế nào cho hiệu quả? Trang website:
http://mndinhbang2.bacninh.edu.vn/chuyen-mon/ky-nang-song/day-tre-biet-
kiem-che-cam-xuc-nhu-the-nao-cho-hieu-qua-.html. Truy cập ngày 26/3/2023.
117 Lợi ích của việc điều hòa cảm giác đối với trẻ tự kỷ. Trang website:
http://www.congtacxahoiquangninh.vn/Article/3268/Loi-ich-cua-viec-dieu-hoa-
cam-giac-doi-voi-tre-tu-ky.html. Truy cập ngày 27/3/2023.
118 Điều hòa cảm giác. Trang website: https://giaoducchuyenbiet.vn/dieu-hoa-cam-
giac.html-0. Truy cập ngày 20/3/2023.

PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho cán bộ quản lý, giáo viên dạy các trường/cơ sở hòa nhập)
Kính thưa các quý thầy/cô! Để có cơ sở đề xuất biện pháp rèn kĩ năng quản lí cảm
xúc cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi thông qua hoạt động điều hòa cảm giác, chúng tôi
mong muốn nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà quản lý và các thầy/cô về vấn đề

cxx
này thông qua hệ thống các bảng hỏi dưới đây.
Quý thầy/cô hoàn thành bảng khảo sát bằng cách đánh dấu X vào các ô trống dưới
đây với những nội dung mà thầy/cô đồng ý hoặc ghi các ý kiến của thầy/cô vào những
chỗ phù hợp.
Chúng tôi cam kết các thông tin khảo sát chỉ nhằm mục đích nghiên cứu và được
bảo mật, không phục vụ mục đích nào khác.
Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý thầy/cô!
A. NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN
1. Trình độ đào tạo của thầy/cô?
 Trung cấp - cao đẳng
 Đại học
 Sau đại học
 Khác
2. Chuyên ngành đào tạo của thầy/cô?
 Giáo dục đặc biệt
 Giáo dục mầm non
 Tâm lý - giáo dục
 Công tác xã hội
 Giáo dục tiểu học
 Chuyên môn khác
3. Thâm niên công tác của thầy/cô?
 Dưới 1 năm
 Từ 1-5 năm
 Từ 5-10 năm
 Trên 10 năm
4. Kinh nghiệm làm việc với trẻ rối loạn phổ tự kỉ (có/hoặc kèm theo khuyết tật
khác)?
 Dưới 1 năm
 Từ 1-5 năm

cxx
 Từ 5-10 năm
 Trên 10 năm
B. NỘI DUNG
1. Theo thầy/cô, kĩ năng quản lí cảm xúc là gì?
 Kĩ năng quản lý cảm xúc là năng lực vận dụng các cách thức hành động nhằm tác
động có định hướng, có mục đích để chế ngự, điều khiển, điều chỉnh cảm xúc theo hướng
tích cực, có hiệu quả.
 Kĩ năng quản lý cảm xúc là những tác động có định hướng nhằm chế ngự, điều khiển,
điều chỉnh cảm xúc theo chiều hướng tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
 Kĩ năng quản lý cảm xúc là khả năng vận dụng những tri thức, kinh nghiệm của chủ
thể để nhận diện cảm xúc của bản thân, hiểu cảm xúc của người khác, điều chỉnh cảm
xúc, thể hiện cảm xúc và tạo ra môi trường thân thiện nhằm đạt được hiệu quả trong hoạt
động thực tiễn.
2. Thầy/cô đánh giá thế nào về điểm mạnh, điểm yếu của trẻ trong lớp học hòa nhập về
kĩ năng quản lý cảm xúc: (có thể chọn 1 hoặc nhiều phương án)
Nội dung Lựa chọn
Điểm mạnh Điểm yếu
1. Kĩ năng nhận diện cảm xúc  
2. Kĩ năng hạ nhiệt cảm xúc  

3. Kĩ năng bộc lộ cảm xúc  


4. Kĩ năng thư giãn (căng cơ, tưởng tượng)  
5. Kĩ năng chú tâm  

6. Kĩ năng điều khiển suy nghĩ  

3. Thầy/cô đánh giá gì về mức độ kĩ năng quản lý cảm xúc của trẻ rối loạn phổ tự
kỉ 5-6 tuổi?
Các kĩ năng Mức độ kĩ năng
Tốt khá Trung bình yếu

cxx
1. Kĩ năng nhận diện cảm xúc    
2. Kĩ năng hạ nhiệt cảm xúc    
3. Kĩ năng bộc lộ cảm xúc    
4. Kĩ năng thư giãn (căng cơ, tưởng    
tượng)
5. Kĩ năng chú tâm    
6. Kĩ năng điều khiển suy nghĩ    

4. Theo thầy/cô, kĩ năng quản lí cảm xúc có tầm quan trọng thế nào đối với trẻ rối
loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi?
Tầm quan trọng Mức độ
Rất Quan Bình Không
quan trọng thường quan
trọng trọng
Kĩ năng quản lí cảm xúc của trẻ rối    
loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi

5. Thầy/cô đánh giá thế nào về hiệu quả rèn kĩ năng quản lý cảm xúc cho trẻ rối loạn
phổ tự kỉ 5-6 tuổi thông qua hoạt động điều hòa cảm giác?
Các kĩ năng Mức độ kĩ năng
Rất hiệu Hiệu quả Bình Không
quả thường hiệu quả
1. Kĩ năng nhận diện cảm xúc    
2. Kĩ năng hạ nhiệt cảm xúc    
3. Kĩ năng bộc lộ cảm xúc    
4. Kĩ năng thư giãn (căng cơ, tưởng    
tượng)
5. Kĩ năng chú tâm    

cxx
6. Kĩ năng điều khiển suy nghĩ    

6. Thầy/cô đánh giá thế nào về sự phù hợp của nội dung rèn kĩ năng quản lý cảm xúc
cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ 5-6 tuổi thông qua hoạt động điều hòa cảm giác?
Sự phù hợp của nội dung rèn kĩ Mức độ
năng quản lý cảm xúc cho trẻ rối Rất phù Phù hợp Bình Không
loạn phổ tự kỉ hợp thường phù hợp
Nội dung rèn kĩ năng quản lý cảm    
xúc cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6
tuổi thông qua hoạt động điều hòa
cảm giác

7. Thầy/cô đánh giá gì về hiệu quả của các hình thức rèn kĩ năng quản lí cảm xúc
cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi thông qua hoạt động điều hòa cảm giác?
Các hình thức Mức độ kĩ năng
Rất hiệu Hiệu quả Bình Không
quả thường hiệu quả
   

1. Hình thức cá nhân

   

2. Hình thức nhóm

   

3. Hình thức tập thể (lớp)

cxx
   

4. Khác:………………

8. Thầy/cô đánh giá gì về sự phù hợp của phương pháp rèn kĩ năng quản lý cảm xúc
cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ 5-6 tuổi thông qua hoạt động điều hòa cảm giác?
Mức độ
Nội dung Rất phù Phù hợp Bình Không
hợp thường phù hợp

   
Phương pháp rèn kĩ năng quản lý
cảm xúc cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ
5-6 tuổi thông qua hoạt động điều
hòa cảm giác

9. Thầy/cô đánh giá thế nào về thuận lợi và khó khăn khi rèn kỹ năng quản lý cảm
xúc cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi thông qua hoạt động điều hòa cảm giác?
Nội dung Lựa chọn
Thuận lợi Khó khăn
1. Sự quan tâm của ban giám hiệu về công tác chuyên môn
 
2. Điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện dạy học  
3. Kiến thức, kỹ năng cơ bản của trẻ  
4. Trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm của giáo viên  
5. Kinh nghiệm rèn kỹ năng quản lý cảm xúc cho trẻ rối
loạn phổ tự kỉ của giáo viên  

cxx
6. Sự quan tâm, chia sẻ, ủng hộ của phụ huynh  
7. Sĩ số trẻ của lớp  
8. Trình độ tư duy, khả năng nhận thức của trẻ  
9. Nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp rèn kĩ
năng quản lý cảm xúc cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ  
10. Thời gian rèn kĩ năng quản lí cảm xúc cho trẻ  
11. Các hoạt động ngoại khóa hỗ trợ rèn kỹ năng quản lí  
cảm xúc cho trẻ

10. Theo thầy/cô, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố dưới đây đến rèn kỹ năng quản
lý cảm xúc cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi thông qua hoạt động điều hòa cảm giác
như thế nào?
Mức độ
Các yếu tố Không Khá ảnh Ảnh Rất ảnh
ảnh hưởng hưởng hưởng
hưởng
1. Chất lượng đội ngũ giáo viên (năng lực,    
kinh nghiệm, lòng yêu nghề, yêu trẻ, tinh
thần trách nhiệm)
2. Các yếu tố liên quan tới trẻ rối loạn phổ
tự kỉ (Mức độ rối loạn phổ tự kỉ)    

3. Chế độ, chính sách đãi ngộ đối với giáo


viên dạy trẻ khuyết tật    
4. Môi trường giáo dục kỹ năng quản lý
cảm xúc cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi    
5. Nội dung, chương trình rèn kỹ năng quản
lý cảm xúc cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ    
6. Hệ thống cơ sở vật chất, phương tiện
thực hiện giáo dục

cxx
   
7. Sự phối hợp giữa các lực lượng trong
giáo dục kỹ năng quản lý cảm xúc cho trẻ    
rối loạn phổ tự kỉ

11. Thầy/cô có đề xuất biện pháp gì trong giáo dục rèn kỹ năng quản lý cảm xúc cho
trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi thông qua hoạt động điều hòa cảm giác?
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
.........................................................................................
Cảm ơn sự hợp tác của thầy (cô)!
-------------------------
PHỤ LỤC 1A
PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU
(Dành cho cán bộ quản lý, giáo viên dạy các trường/cơ sở hòa nhập)
1. Quý thầy/cô hiểu thế nào về kỹ năng quản lý cảm xúc? Kỹ năng quản lý cảm
xúc theo quý thầy/cô bao gồm những thành phần cụ thể nào?
2. Theo quý thầy/cô, kỹ năng quản lý cảm xúc được biểu hiện như thế nào?
3. Theo quý thầy/cô, tại sao đặt ra vấn đề cần phải rèn kỹ năng quản lý cảm xúc
cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi thông qua hoạt động điều hòa cảm giác? Quý thầy/cô
đánh giá kỹ năng quản lý cảm xúc của trẻ rối loạn phổ tự kỉ ở mức độ nào?
4. Quý thầy/cô đã thực hiện hoạt động rèn kỹ năng quản lý cảm xúc cho trẻ rối loạn
phổ tự kỉ 5-6 tuổi thông qua hoạt động điều hòa cảm giác chưa? Mức độ rèn thế nào?
Cách thức thực hiện ra sao?
5. Theo quý thầy/cô, có những nguyên nhân nào đã hạn chế việc rèn kỹ năng quản
lý cảm xúc cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi thông qua hoạt động điều hòa cảm giác?
6. Quý thầy/cô có cảm nhận thế nào về kỹ năng quản lý cảm xúc của trẻ rối loạn

cxx
phổ tự kỉ 5-6 tuổi trước và sau khi thực hiện các hoạt động thử nghiệm? Tại sao?
7. Từ thực tiễn công tác giáo dục, rèn luyện trẻ, quý thầy/cô có đề xuất biện pháp
gì để nâng cao hiệu quả rèn kĩ năng quản lý cảm xúc cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi
thông qua hoạt động điều hòa cảm giác?

PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 2
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho phụ huynh có trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổ
học các trường/cơ sở hòa nhập))
Kính thưa anh/chị! Để có cơ sở đề xuất biện pháp rèn kĩ năng quản lí cảm xúc cho
trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi thông qua hoạt động điều hòa cảm giác, chúng tôi rất mong
nhận được các ý kiến đóng góp của anh/chị về vấn đề này thông qua hệ thống các bảng
hỏi dưới đây.
Anh/chị hoàn thành bảng khảo sát bằng cách đánh dấu X vào các ô trống dưới đây
với những nội dung mà anh/chị đồng ý hoặc ghi các ý kiến của anh/chị vào những chỗ
phù hợp.
Chúng tôi cam kết các thông tin khảo sát chỉ nhằm mục đích nghiên cứu và được
bảo mật, không phục vụ mục đích nào khác.
Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của anh/chị!
A. NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN
1. Trình độ đào tạo của anh/chị?
 Trung cấp - cao đẳng
 Đại học
 Sau đại học
 Khác
2. Trẻ rối loạn phổ tự kỉ là con thứ mấy trong gia đình anh/chị?

cxx
 Thứ nhất
 Thứ hai
 Thứ ba
 Thứ tư
 Khác
3. Ai là người hỗ trợ chủ yếu trẻ rèn kỹ năng quản lý cảm xúc tại nhà?
 Bố
 Mẹ
 Anh/chị
 Người giúp việc
 Khác
4. Anh/chị đã cho trẻ rèn kĩ năng quản lý cảm xúc được bao lâu?
 Dưới 1 năm
 Trên 1 năm
 Trên 2 năm
 Trên 3 năm
 Khác
B. NỘI DUNG
1. Theo anh/chị, kĩ năng quản lí cảm xúc là gì?
 Kĩ năng quản lý cảm xúc là năng lực vận dụng các cách thức hành động nhằm tác
động có định hướng, có mục đích để chế ngự, điều khiển, điều chỉnh cảm xúc theo hướng
tích cực, có hiệu quả.
 Kĩ năng quản lý cảm xúc là những tác động có định hướng nhằm chế ngự, điều khiển,
điều chỉnh cảm xúc theo chiều hướng tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
 Kĩ năng quản lý cảm xúc là khả năng vận dụng những tri thức, kinh nghiệm của chủ
thể để nhận diện cảm xúc của bản thân, hiểu cảm xúc của người khác, điều chỉnh cảm
xúc, thể hiện cảm xúc và tạo ra môi trường thân thiện nhằm đạt được hiệu quả trong hoạt
động thực tiễn.
2. Anh/chị đánh giá thế nào về điểm mạnh, điểm yếu của trẻ về kĩ năng quản lý cảm

cxx
xúc: (có thể chọn 1 hoặc nhiều phương án)
Nội dung Lựa chọn
Điểm mạnh Điểm yếu
1. Kĩ năng nhận diện cảm xúc  
2. Kĩ năng hạ nhiệt cảm xúc  

3. Kĩ năng bộc lộ cảm xúc  


4. Kĩ năng thư giãn (căng cơ, tưởng tượng)  
5. Kĩ năng chú tâm  

6. Kĩ năng điều khiển suy nghĩ  

3. Anh/chị đánh giá gì về mức độ kĩ năng quản lý cảm xúc của trẻ rối loạn phổ tự kỉ
5-6 tuổi?
Các kĩ năng Mức độ kĩ năng
Tốt khá Trung bình yếu
1. Kĩ năng nhận diện cảm xúc    
2. Kĩ năng hạ nhiệt cảm xúc    
3. Kĩ năng bộc lộ cảm xúc    
4. Kĩ năng thư giãn (căng cơ, tưởng    
tượng)
5. Kĩ năng chú tâm    
6. Kĩ năng điều khiển suy nghĩ    

4. Theo anh/chị, kĩ năng quản lí cảm xúc có tầm quan trọng thế nào đối với trẻ rối
loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi?
Tầm quan trọng Mức độ
Rất Quan Bình Không
quan trọng thường quan
trọng trọng

cxx
Kĩ năng quản lí cảm xúc của trẻ rối    
loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi

5. Anh/chị có đánh giá thế nào về hiệu quả rèn kĩ năng quản lý cảm xúc cho trẻ rối
loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi thông qua hoạt động điều hòa cảm giác?
Các kĩ năng Mức độ kĩ năng
Rất hiệu Hiệu quả Bình Không
quả thường hiệu quả
1. Kĩ năng nhận diện cảm xúc    
2. Kĩ năng hạ nhiệt cảm xúc    
3. Kĩ năng bộc lộ cảm xúc    
4. Kĩ năng thư giãn (căng cơ, tưởng    
tượng)
5. Kĩ năng chú tâm    
6. Kĩ năng điều khiển suy nghĩ    

6. Anh/chị đánh giá thế nào về sự phù hợp của nội dung rèn kĩ năng quản lý cảm
xúc cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ 5-6 tuổi thông qua hoạt động điều hòa cảm giác?
Sự phù hợp của nội dung rèn kĩ Mức độ
năng quản lý cảm xúc cho trẻ rối Rất phù Phù hợp Bình Không
loạn phổ tự kỉ hợp thường phù hợp
Nội dung rèn kĩ năng quản lý cảm    
xúc cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6
tuổi thông qua hoạt động điều hòa
cảm giác

7. Anh/chị có đánh giá gì về hiệu quả của các hình thức rèn kĩ năng quản lí cảm xúc
cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi thông qua hoạt động điều hòa cảm giác?

cxx
Các hình thức Mức độ kĩ năng
Rất hiệu Hiệu quả Bình Không
quả thường hiệu quả
   

1. Hình thức cá nhân

   

2. Hình thức nhóm

   

3. Hình thức tập thể (lớp)

   

4. Khác:………………

8. Anh/chị có đánh giá gì về sự phù hợp của phương pháp rèn kĩ năng quản lý cảm
xúc cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ 5-6 tuổi thông qua hoạt động điều hòa cảm giác?
Mức độ
Nội dung Rất phù Phù hợp Bình Không
hợp thường phù hợp

   
Phương pháp rèn kĩ năng quản lý
cảm xúc cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ

cxx
5-6 tuổi thông qua hoạt động điều
hòa cảm giác

9. Ahh/chị có đánh giá gì về thuận lợi và khó khăn khi rèn kỹ năng quản lý cảm xúc
cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi thông qua hoạt động điều hòa cảm giác?
Nội dung Lựa chọn
Thuận lợi Khó khăn
1. Sự quan tâm của ban giám hiệu về công tác chuyên môn
 
2. Điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện dạy học  
3. Kiến thức, kỹ năng cơ bản của trẻ  
4. Trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm của giáo viên  
5. Kinh nghiệm rèn kỹ năng quản lý cảm xúc cho trẻ rối
loạn phổ tự kỉ của giáo viên  
6. Sự quan tâm, chia sẻ, ủng hộ của phụ huynh  
7. Sĩ số trẻ của lớp  
8. Trình độ tư duy, khả năng nhận thức của trẻ  
9. Nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp rèn kĩ
năng quản lý cảm xúc cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ  
10. Thời gian rèn kĩ năng quản lí cảm xúc cho trẻ  
11. Các hoạt động ngoại khóa hỗ trợ rèn kỹ năng quản lí  
cảm xúc cho trẻ

10. Theo anh/chị, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố dưới đây đến rèn kỹ năng quản
lý cảm xúc cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi thông qua hoạt động điều hòa cảm
giác như thế nào?

cxx
Mức độ
Các yếu tố Không Khá ảnh Ảnh Rất ảnh
ảnh hưởng hưởng hưởng
hưởng
1. Chất lượng đội ngũ giáo viên (năng lực,    
kinh nghiệm, lòng yêu nghề, yêu trẻ, tinh
thần trách nhiệm)
2. Các yếu tố liên quan tới trẻ rối loạn phổ
tự kỉ (Mức độ rối loạn phổ tự kỉ)    

3. Chế độ, chính sách đãi ngộ đối với giáo


viên dạy trẻ khuyết tật    
4. Môi trường giáo dục kỹ năng quản lý
cảm xúc cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi    
5. Nội dung, chương trình rèn kỹ năng quản
lý cảm xúc cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ    
6. Hệ thống cơ sở vật chất, phương tiện
thực hiện giáo dục    
7. Sự phối hợp giữa các lực lượng trong
giáo dục kỹ năng quản lý cảm xúc cho trẻ    
rối loạn phổ tự kỉ

11. Anh/chị có đề xuất biện pháp gì trong giáo dục rèn kỹ năng quản lý cảm xúc cho
trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi thông qua hoạt động điều hòa cảm giác?
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
.........................................................................................
Cảm ơn sự hợp tác của anh/chị)!

cxl
--------------
PHỤ LỤC 2A
PHIẾU PHỎNG VẤN PHỤ HUYNH
(Dành cho phụ huynh có trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổ
học các trường/cơ sở hòa nhập)
1. Anh/chị hiểu thế nào về kỹ năng quản lý cảm xúc? Kỹ năng quản lý cảm xúc
theo quý thầy/cô bao gồm những thành phần cụ thể nào?
2. Theo anh/chị, kỹ năng quản lý cảm xúc được biểu hiện như thế nào?
3. Theo anh/chị, tại sao đặt ra vấn đề cần phải rèn kỹ năng quản lý cảm xúc cho trẻ
rối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi thông qua hoạt động điều hòa cảm giác? Anh/chị đánh giá kỹ
năng quản lý cảm xúc của trẻ rối loạn phổ tự kỉ ở mức độ nào?
4. Anh/chị đã thực hiện hoạt động rèn kỹ năng quản lý cảm xúc cho trẻ rối loạn
phổ tự kỉ 5-6 tuổi thông qua hoạt động điều hòa cảm giác chưa? Mức độ rèn thế nào?
Cách thức thực hiện ra sao?
5. Theo anh/chị, có những nguyên nhân nào đã hạn chế việc rèn kỹ năng quản lý
cảm xúc cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi thông qua hoạt động điều hòa cảm giác?
6. Anh/chị có cảm nhận thế nào về kỹ năng quản lý cảm xúc của trẻ rối loạn phổ tự
kỉ 5-6 tuổi trước và sau khi thực hiện các hoạt động thử nghiệm? Tại sao?
7. Từ thực tiễn chăm sóc, giáo dục trẻ, anh/chị có đề xuất biện pháp gì trong rèn kĩ
năng quản lý cảm xúc cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi thông qua hoạt đông điều hòa
cảm giác?

PHỤ LỤC 3

cxli
PHIẾU KHẢO SÁT CÁC KĨ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC
(Dành cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi học hòa nhập)
Họ và tên trẻ:.............................................. Giới tính:...............................
Ngày sinh:..................................................
Trường:....................................................... Lớp:.....................................
Đánh dấu X vào một mức độ mà trẻ rối loạn phổ tự kỉ (RLPTK) thực hiện được với mỗi
kỹ năng trong bảng sau đây:
Điểm 0: Hoàn toàn không thực hiện được
Điểm 1: Thực hiện được kỹ năng khi có trợ giúp
Điểm 2: Tự thực hiện được kỹ năng một cách độc lập
TÊN KỸ NĂNG Mức độ
đạt được
Nhóm 1: Kỹ năng tương tác với thầy/cô, bạn bè 0 1 2

1.1 Chào hỏi thầy cô, bạn bè

1.2 Nói trước tập thể lớp

1.3 Hợp tác với bạn trong học tập

1.4 Mượn đồ dùng của bạn và biết trả lại

1.5 Thực hiện các hiệu lệnh của GV

1.6 Tìm sự trợ giúp của GV

1.7 Xin phép GV để ra/vào lớp

1.8 Làm quen với bạn

1.9 Chơi cùng bạn

Tổng điểm Nhóm 1

Nhóm 2: Kỹ năng tuân thủ nội qui, qui định ở trường lớp 0 1 2

cxli
2.1 Xếp hàng vào lớp

2.2 Mặc đồng phục gọn gàng

2.3 Đi vệ sinh, vứt rác đúng nơi qui định

2.4 Đi học đúng giờ

2.5 Ngồi đúng tư thế và không di chuyển khỏi chỗ

2.6 Ngồi đúng vị trí

2.7 Giơ tay khi muốn trả lời

2.8 Đứng lên khi trả lời và ngồi xuống sau khi trả lời

2.9 Không nói tự do / Giữ im lặng

2.10 Chú ý lắng nghe khi cô giáo giảng bài

2.11 Hoàn thành bài tập được giao ở lớp

Tổng điểm Nhóm 2

Nhóm 3: Kỹ năng sử dụng và bảo quản đồ dùng của cá nhân và 0 1 2


trường lớp
3.1 Chuẩn bị đồ dùng học tập trước khi đi học

3.2 Sử dụng các đồ dùng học tập (sách, vở, bút, thước, bảng,
kéo)
3.3 Cất gọn đồ dùng sau khi sử dụng

3.4 Giữ gìn đồ dùng học tập của bản thân

3.5 Giữ gìn đồ dùng của lớp, của trường

3.6 Sử dụng đồ dùng ở trường (tủ đựng đồ, van nước,…)

3.7 Giặt giẻ và lau bảng lớp

cxli
Tổng điểm Nhóm 3

Nhóm 4: Kỹ năng tự chắm sóc 0 1 2

4.1 Xúc ăn không rơi vãi

4.2 Đi vệ sinh gọn gàng, sạch sẽ

4.3 Ngủ trưa

4.4 Lấy nước và uống nước đúng nơi qui định

4.5 Mặc quần áo

4.6 Giữ gìn thân thể sạch sẽ

4.7 Đi giày dép

Tổng điểm nhóm 4

Mức đánh
* Đánh giá riêng:
Nhóm 1
Không đạt: 0-8 điểm
Cần hỗ trợ: 9-14 điểm
Đạt: 15-18 điểm
Nhóm 2:
Không đạt: 0-10 điểm
Cần hỗ trợ: 11-17 điểm
Đạt: 18- 22 điểm
Nhóm 3:
Không đạt: 0-6 điểm
Cần hỗ trợ: 7-11 điểm
Đạt: 12- 14 điểm

cxli
Nhóm 4:
Không đạt: 0-6 điểm
Cần hỗ trợ: 7-11 điểm
Đạt: 12- 14 điểm
* Đánh giá chung:
Đạt: 35 - 68 điểm
Cần hỗ trợ: 17 - 34 điểm
Không Đạt: 0 - 16 điểm

cxl

You might also like