You are on page 1of 4

[1P-1] Thu thập thông tin và đề xuất đề tài nhóm

Lớp: 221.SKI1107.A01 Số thứ tự nhóm: 2 Tên thành viên: Đinh Nguyễn Lan Anh

Phiếu này được sử dụng để thu thập thông tin về vấn đề mỗi cá nhân đã chọn.
Dựa vào các thông tin thu thập được, hãy đề xuất đề tài nhóm nghiên cứu tạm thời.

Chủ đề lớp: Cuộc Sống Học Đường Vấn đề cá nhân đã chọn: Sinh viên
UEF đang phải đối mặt với rối
loạn giấc ngủ.

Minh họa: Sử dụng số liệu, bảng, biểu đồ hoặc hình ảnh để thể hiện kết quả tìm kiếm của
bạn. Nêu tên từng hình ảnh, biểu đồ được sử dụng.
Mô tả: Giải thích chi tiết những thông tin bạn đã điều tra, tìm hiểu được về vấn đề cá nhân đã
chọn ở phần minh họa trên.

1.

Rối loạn giấc ngủ là một sự rắc rối điển hình của các sinh viên đại học trên toàn thế giới,
dường như đây chính là hệ quả của sự căng thẳng đến từ nhu cầu giáo dục tăng cao. Ví dụ
như, lịch trình bận rộn, tân cơ hội từ xã hội và sự thay đổi đột ngột trong không gian ngủ
nghỉ cũng chính là những yếu tố tác động tiêu cực. Cả Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ và Học
viện Y học về Giấc ngủ Hoa Kỳ đều cho rằng việc ngủ không đủ giấc có thể gây ra nguy cơ
tiềm ẩn nghiêm trọng cho thanh thiếu niên và thanh niên, với tình trạng thiếu ngủ cũng có
một tác động khá lớn đến sức khỏe, hạnh phúc và kết quả học tập của nhóm cụ thể này.

Nhiều nghiên cứu đã nhằm ước tính tỷ lệ rối loạn giấc ngủ ở các sinh viên đại học. Đặc
biệt, rối loạn giấc ngủ, hội chứng chân không yên (RLS), rối loạn thời gian sinh học
(CRD), rối loạn cảm xúc, chứng mất ngủ và tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ (OSA) thường
được báo cáo ở sinh viên đại học. Các nghiên cứu trước đây cho thấy tỷ lệ mất ngủ là
khoảng 69% ở sinh viên đại học.

Mối tương quan giữa giấc ngủ và hiệu suất học đã được chứng minh là có thiết lập bền chặt
với nhau. Việc ngủ không đủ giấc dẫn đến tình trạng thờ thẫn, uể oải và buồn ngủ vào ban
ngày, từ đó làm giảm sự tỉnh táo và tập trung của tinh thần. Điều này có thể gây ảnh hưởng
đến tính linh hoạt khi thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến giải quyết vấn đề, trí nhớ và
chú ý đến từng chi tiết. Điều này một phần giải thích lý do những sinh viên mắc chứng rối
loạn giấc ngủ được phát hiện có nguy cơ trượt trong học tập, với mức điểm trung bình thấp
hơn (GPA). Theo thống kê đến từ Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia ở Hoa Kỳ, 80% học sinh
trung học được báo cáo ngủ đủ giấc đạt điểm A và B, trong khi những học sinh đối mặt với
rối loạn giấc ngủ không đạt được kết quả tương tự.

2.

Thông thường, sinh viên sẽ phải trải qua một số bước phát triển quan trọng khi bắt đầu vào
đại học. Họ phải bắt đầu với việc rời căn nhà của mình, học cách phát triển tự lập, tập làm
quen với các mối quan hệ hoàn toàn mới, các tình huống xã hội mới, duy trì trách nhiệm
học tập. Và đôi khi khả năng tiếp cận với rượu bia, cồn và chất cấm cũng bị tăng cao một
cách vô tình. Khoảng 90% sinh viên đại học có bạn cùng phòng và trong số đó bị tỉnh giấc
vào ban đêm do tiếng ồn của người khác. Giờ đi ngủ và giờ dậy vào các ngày trong tuần và
cuối tuần thường khác nhau trong khoảng hơn 1 đến 2 giờ. Những thách thức và hoàn cảnh
đặc biệt mà sinh viên đại học phải đối mặt có thể dẫn đến chứng rối loạn giấc ngủ. Khoảng
60% có chất lượng giấc ngủ kém theo PSQI Gaultney tiết lộ rằng khoảng 27% sinh viên đại
học có nguy cơ ít nhất một lần rối loạn giấc ngủ. Hơn nữa, các phát hiện trước đây báo cáo
rằng tối thiểu 7,7% sinh viên bị mất ngủ và 24,3% do gặp ác mộng.

Các vấn đề về giấc ngủ và rối loạn giấc ngủ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thành công
học tập của sinh viên đại học. Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi Buboltz, 31% tổng
số sinh viên có tình trạng uể oải và không có sức sống vào buổi sáng. Trong một nghiên
cứu khác, những người có chất lượng giấc ngủ kém cho biết năng suất hoạt động vào ban
ngày bị giảm. Thời gian ngủ ngắn hơn và lịch trình ngủ - thức đều có mức liên hệ đáng kể
với điểm trung bình thấp. Một đánh giá lâm sàng cung cấp bằng chứng cho thấy các vấn đề
về giấc ngủ có liên quan đến việc học tập bị cản trở, đặc biệt là học tập theo quy trình kém
hơn, hiệu suất tập trung của não bộ từ đó cũng giảm.

Cuối cùng, một phần tư tổng số sinh viên đại học thuộc nhóm thời gian buổi tối. Buổi tối
thường liên quan đến chất lượng giấc ngủ kém, khả năng kiểm soát bản thân thấp hơn, trì
hoãn nhiều hơn, nhạy cảm với căng thẳng hơn và hiệu quả giấc ngủ thấp hơn. Nói chung,
các thông số rối loạn liên quan đến giấc ngủ khác nhau đều có những ảnh hưởng nghiêm
trọng nhất định đến cuộc sống của sinh viên đại học.

3.

Tình trạng thiếu ngủ phổ biến ở các sinh viên đại học, những người sống trong một nền văn
hóa được khuyến khích giảm thời lượng giấc ngủ, gia tăng hiệu suất công việc học tập và
các hoạt động xã hội. Những lý do dẫn đến tình trạng chất lượng giấc ngủ kém bao gồm
nhiều lý do như uống rượu và caffein, sử dụng các thiết bị công nghệ quá nhiều khiến học
sinh không đạt được đủ thời gian và chất lượng giấc ngủ. Một cuộc khảo sát cắt ngang cho
thấy 71% sinh viên không đạt được giấc ngủ 8 giờ như được khuyến nghị, trong đó có
khoảng 60% được xếp vào nhóm người ngủ kém. Sinh viên theo học ngành kiến trúc đã có
báo cáo về giấc ngủ trung bình 5,7 giờ và những đêm mất ngủ do làm việc suốt đêm, và
điều này diễn ra trung bình 2,7 ngày một tháng.

Trong khi nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác động của tình trạng thiếu ngủ cấp tính, thì rất ít
nghiên cứu được diễn ra để tập trung vào sinh viên đại học, mặc dù nhóm đối tượng này đã
và đang chịu tác động khá nghiêm trọng từ tình trạng thiếu ngủ. Các nhóm nghiên cứu này
thường chỉ tập trung hẹp vào các trạng thái bệnh tật, còn những đánh giá tổng thể về sức
khỏe thể chất, cảm xúc và nhận thức thì lại bị hạn chế để đưa ra. Hơn nữa, các sinh viên
cho rằng những vấn đề về giấc ngủ chỉ đứng sau căng thẳng liên quan đến tác động tiêu cực
của kết quả học tập .

Ảnh hưởng của việc thiếu ngủ đến hoạt động nhận thức cũng đã được ghi nhận trước đây
với mối tương quan giữa chất lượng giấc ngủ và điểm trung bình ( GPA) ở sinh viên năm
nhất đại học. Hơn nữa, thiếu ngủ đã được chứng minh là có ảnh hưởng bất lợi đến một số
khía cạnh của trí nhớ làm việc, chẳng hạn như hiệu quả chọn lọc. Tổng hợp lại, những dữ
liệu này cho thấy rằng thiếu ngủ có thể có hạn chế gây cản trở đến khả năng nhận thức của
sinh viên đại học.

Đề xuất đề tài nhóm: ( vấn đề bạn quan tâm giải quyết)

Sinh viên UEF đang phải phải đối mặt với rối loạn giấc ngủ
Trong đó:
 Đối tượng: Sinh viên
 Địa điểm: UEF
 Vấn đề: phải đối mặt với rối loạn giấc ngủ

Nguồn thông tin: Liệt kê tất cả các nguồn sử dụng để thu thập thông tin.
[Tên tác giả (nếu có), năm (nếu có). Tên tài liệu tham khảo, <link đường dẫn tài liệu>,
thời gian trích dẫn].
[Tên tác giả, năm xuất bản. Tên sách, nhà xuất bản, nơi xuất bản.]

 Asma Ali Al Salmani, Asma Al Shidhani, Shahad Ahmed Al Yaaribi, Aysha Muslem Al
Musharfi (2020): “Prevalence of sleep disorders among university students and its
impact on academic performance”,
https://www.tandfonline.com/doi/full/10.1080/02673843.2020.1815550,
https://doi.org/10.1080/02673843.2020.1815550.
Truy cập ngày 10/12/2022.

 Angelika Anita Schlarb, Anja Friedrich, and Merle Claßen (2017): “Sleep problems in
university students – an intervention”,
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28794633/ PMCID: PMC5536318 PMID: 28794633.
Truy cập ngày 10/12/2022.

 Yusuf Patrick, Alice Lee, Oishik Raha, Kavya Pillai, Shubham Gupta, Sonika


Sethi, Felicite Muke himana, Lothaire Gerard, Mohammad U.Moghal, Sohag
N.Saleh, Susan F.Smith, Mary J.Morrell & James Moss ( 2017): “Effects of sleep
deprivation on cognitive and physical performance in university students”,
https://link.springer.com/article/10.1007/s41105-017-0099-5.
Truy cập ngày 10/12/2022.

You might also like