You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

KHOA Y
--🙢🕮🙠--

BỆNH ÁN LAO

SINH VIÊN: Trần Quốc Phước An


Nguyễn Phương Anh
Nguyễn Văn Thanh Cường
Võ Phi Hùng
Bùi Quốc Huy
Lê Nguyễn Khánh Linh

Đà Nẵng, ngày 14 tháng 03 năm 2023


BỆNH ÁN LAO
I. PHẦN HÀNH CHÍNH:

1. Họ và tên: TRẦN TIẾN


2. Tuổi: 28
3. Giới tính: Nam
4. Nghề nghiệp: Công nhân viên chức
5. Dân tộc: Kinh
6. Địa chỉ: 45 Nguyễn Hành, Tổ 66, Phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ,
Đà Nẵng
7. Ngày giờ vào viện:13 giờ 52 phút, 27/02/2023
8. Ngày giờ làm bệnh án: 14 giờ 00 phút, 14/03/2023

II. BỆNH SỬ:

1. Lý do vào viện: Ho khạc đàm kéo dài, sốt về chiều tối

2. Quá trình bệnh lý:


Cách 3 tuần nhập viện, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện triệu chứng ho, ho từng cơn, ho có
đàm màu trắng trong, lượng ít, kèm với thấy mệt mỏi và ăn uống kém, không sốt,
không khó thở, không đau tức ngực, bệnh nhân tự mua thuốc uống (không rõ loại),
uống được 2-3 ngày thì thấy có đỡ nhưng sau đó ho lại khạc đàm giống lần trước.
Trước 1 tuần nhập viện, bệnh nhân bắt đầu ho nhiều hơn, ho từng cơn kèm khạc đàm
trắng trong, lượng khoảng 20ml, sốt về chiều khoảng 38-40°C, bệnh nhân có uống
thêm thuốc hạ sốt thấy triệu chứng có giảm nhưng sau đó sốt lại về chiều tối và đêm,
ngoài ra bệnh nhân thấy tức ngực bên phải lan ra vùng sau bả vai ,cơn đau xuất hiện
khi ho, hắt hơi, hít mạnh, giảm khi nằm nghiêng trái, bệnh nhân ăn uống kém ngon
miệng, mệt mỏi nhiều, cảm giác gầy sút, lúc cân thấy giảm khoảng 2-3kg từ khi phát
bệnh, cảm thấy mệt mỏi nhiều. Các triệu chứng kéo dài, tăng lên nên ngày 27/2/2023,
bệnh nhân đến khám ở TTYT quận Cẩm Lệ, được chỉ định chụp Xquang phổi ngực
thẳng cho kết quả có tổn thương nghi lao, ở đây chưa điều trị gì và được chuyển đến
Bệnh viện Phổi Đà Nẵng để tiếp tục theo dõi và điều trị.

● Ghi nhận lúc vào viện:( ngày 27.2.2023)


- Bệnh tỉnh, tiếp xúc được.
- Dấu sinh hiệu:
+ Mạch: 80 lần/phút.
+ Nhiệt độ: 37°C.
+ Huyết áp: 110/70 mmHg.
+ Nhịp thở: 20 lần/phút.
- Thể trạng trung bình (cao 170 cm, nặng 54 kg, BMI=18,7 kg/m²).
- Da niêm mạc hồng nhạt, không vàng, không phù.
- Tuyến giáp không lớn, hạch ngoại biên không sờ thấy.
- Tim đều, T1, T2 nghe rõ, chưa nghe âm bệnh lý.
- Ho khạc đờm trắng trong, tức ngực lan lên vai phải, không khó thở
- Không nghe rale bệnh lý
- Phổi thông khí tạm
- Tiểu thường, không buốt, không rát
- Gan lách sờ không chạm
- Chạm thận (-), ấn điểm niệu quản không đau
- Dấu màng não (-)

Chẩn đoán vào viện:


- Bệnh chính: Theo dõi Lao phổi
- Bệnh kèm: Chưa
- Biến chứng: Bội nhiễm phổi

(*) Xử trí:

+ Định lượng Bilirubin trực tiếp, toàn phần


+ Định lượng Creatinin, Glucose, Ure máu
+ Tổng phân tích nước tiểu
+ Mycobacterium tuberculosis định danh và kháng RMP Xpert

● Diễn tiến bệnh phòng từ ngày 27/02/2023 đến ngày 13/03/2023:

NGÀY GIỜ DIỄN BIẾN Y LỆNH


27/02/2023 Bệnh tỉnh tiếp xúc được -Cefixim 200mg x 2 viên
08:00 Da niêm mạc hồng nhạt uống
không phù -Roxithromycin 150mg x
Không sốt, không khó thở 2 viên uống
Ho khạc đờm không có -Aecysmux sachet 200mg
máu x 2 gói uống
Tức ngực 2 bên -Liverton 140mg x 2 viên
Ăn uống tạm, không nôn uống
Tim mạch đều rõ -Scanneuron 100mg +
T1, T2 chưa nghe thấy âm 200mg + 200mcg x 2 viên
bệnh lý uống
Phổi thông khí tạm, không -Chế độ chăm sóc: cấp 3
nghe ran -Chế độ ăn: BT01-CƠM
Bụng mềm, không đau,
không u cục
Tiểu thường, không rát
buốt
Xquang: mờ thâm nhiễm
½ trên phổi P
CHẨN ĐOÁN VÀO
VIỆN:
BỆNH CHÍNH: TD LAO
PHỔI
BỆNH KÈM: CHƯA
BIẾN CHỨNG: BỘI
NHIỄM PHỔI

28/02/2023 đến Bệnh tỉnh, tiếp xúc tốt -Cefixim 200mg x 2 viên
02/03/2023 Không sốt, không khó thở uống
Ho ít, khạc đờm không có -Roxithromycin 150mg x
máu 2 viên uống
Tức ngực ít -Aecysmux sachet 200mg
Ăn uống tạm, không nôn x 2 gói uống
Tim đều rõ -Liverton 140mg x 2 viên
Phổi thông khí tạm, không uống
nghe ran -Scanneuron 100mg +
Bụng mềm 200mg + 200mcg x 2 viên
uống
-Chế độ chăm sóc: cấp 3
-Chế độ ăn: BT01-CƠM
03/03/2023 Kết quả xét nghiệm Xpert -Cefixim 200mg x 2 viên
08:00 đờm (+) không kháng RIF uống
CT-SCANNER ngực: tổn -Roxithromycin 150mg x
thương Lao 2 viên uống
CHẨN ĐOÁN LẠI: -Kaflovo 500mg x 2 viên
BỆNH CHÍNH: LAO uống
PHỔI MỚI CÓ XĐVK -Turbe 150mg + 100mg x
BỆNH KÈM: CHƯA 3 viên uống
BIẾN CHỨNG: BỘI -Ethambutol 400mg x 2
NHIỄM PHỔI viên uống
PHÁC ĐỒ: 2RHZE/4RHE -Aecysmux sachet 200mg
x 2 gói uống
-Liverton 140mg x 2 viên
uống
-Scanneuron 100mg +
200mg + 200mcg x 2 viên
uống
-Pyrazinamide 500mg x 2
viên uống
-Chế độ chăm sóc: cấp 3
-Chế độ ăn: BT01-CƠM

04/03/2023 đến Bệnh tỉnh, tiếp xúc tốt -Kaflovo 500mg x 2 viên
13/03/2023 Không sốt, không khó thở uống
Ho ít, khạc đờm không có -Turbe 150mg + 100mg x
máu 3 viên uống
Tức ngực ít -Ethambutol 400mg x 2
Ăn uống tạm, không nôn viên uống
Tim đều rõ -Liverton 140mg x 2 viên
Phổi thông khí tạm, không uống
nghe ran -Vitamin B1 250mg x 2
Bụng mềm viên uống
-Pyrazinamide 500mg x 2
viên uống
-Chế độ chăm sóc: cấp 3
-Chế độ ăn: BT01-CƠM

III. TIỀN SỬ:

1. Bản thân:
- Chưa điều trị Lao trước đây
- Đã tiêm 4 mũi vacxin covid, mắc covid năm 2022
- Chưa phát hiện các bệnh lý nội khoa, ngoại khoa khác.
- Chưa phát hiện tiền sử dị ứng thuốc, thức ăn, phấn hoa, lông chó mèo
- Hút thuốc lá: 1 gói.năm
- Không uống rượu bia

2. Gia đình:
- Không có ai mắc bệnh Lao
- Không có ai mắc bệnh ung thư, tự miễn

3. Hoàn cảnh gia đình:


- Bệnh nhân sống với cha, mẹ
- Hoàn cảnh kinh tế: trung bình
- Trình độ văn hóa: đại học
- Trạng thái tinh thần: Ổn định

IV. THĂM KHÁM HIỆN TẠI:

1. Toàn thân:
- Bệnh tỉnh, tiếp xúc tốt Sinh tồn:
- Thể trạng trung bình BMI= 18.7 kg/m² Mạch: 80 l/ phút
- Da niêm mạc hồng Nhiệt độ: 37 độ C
- Không phù, không xuất huyết dưới da Huyết áp: 110/70 mmHg
- Tuyến giáp không lớn Nhịp thở: 20l/p
- Hạch ngoại biên không sờ thấy Cân nặng: 54 kg

2. Cơ quan:

a. Hô hấp:
- Ho khạc đờm màu trắng trong lượng ít, không ho ra máu
- Không khó thở, tức ngực ít, lan ra sau bã vai, cơn đau xuất hiện
khi ho, hắt hơi, hít mạnh, giảm khi nằm nghiêng trái.
- Lồng ngực di động theo nhịp thở, không co kéo cơ hô hấp phụ,
không vết sẹo mổ cũ.
- Rung thanh đều 2 phế trường
- Rì rào phế nang nghe êm dịu
- Chưa nghe thấy tiếng rales bệnh lý
b. Tuần hoàn:
- Không hồi hộp đánh trống ngực
- Mỏm tim đập ở gian sườn V, trên đường trung đòn (T)
- Mạch quay đều, rõ
- T1, T2 nghe đều rõ
- Chưa nghe thấy tiếng thổi bệnh lý

c. Tiêu hóa:
- Ăn uống được
- Không nôn, Không buồn nôn
- Không đau bụng, trung đại tiện bình thường
- Bụng mềm, ấn không đau
- Gan lách không sờ chạm

d. Thận-tiết niệu:
- Không tiểu buốt, tiểu rắt
- Tiểu thường, từ khi uống thuốc chống lao thì nước tiểu có màu đỏ
ban đêm, còn lại nước tiểu vàng trong.
- Chạm thận (-), bập bềnh thận (-)
- Ấn điểm đau niệu quản trên, giữa 2 bên không đau

e. Cơ xương khớp:
- Không đau cơ, cứng khớp
- Các khớp vận động trong giới hạn bình thường

f. Thần kinh:
- Không có dấu thần kinh khu trú
- Không đau đầu, chóng mặt
- Dấu màng não (-)

g. Mắt:
- Thị lực trong giới hạn bình thường
- Không đau mắt, không mờ mắt

h. Tai mũi họng


- Không đau tai, ù tai
- Thính giác 2 tai trong giới hạn bình thường

i. Các cơ quan khác: chưa phát hiện bất thường

V. CẬN LÂM SÀNG

1. Công thức máu: 25/2/2023 (bằng máy đếm laser)


Tên xét nghiệm Kết quả CSBT Đơn vị
WBC 8.56 10^9/L 4-10

NEU% 63.5 % 50- 75


NEU# 5.43 10^9L 1.7- 7.5

LYM% 22.9 % 20-45


LYM# 1.96 10^9/L 0.4- 4.5

MONO% 8.1 % 0- 9
MONO# 0.69 0- 0.9

EOS% 2.4 % 0- 6
EOS# 0.21 0- 0.7

BASO% 0.5 % 0- 6
BASO# 0.04 0- 0.2

RBC 4.94 10^12/L 4- 5


HGB 149 g/L 120- 160

HCT 44.7 % 35- 55


MCV 90.5 fL 80- 97

MCH 30.1 pg 26- 32


MCHC 333 g/L 320-360

RDW 12.6 % 10- 15


PLT 474 10^9/L 150- 450

MPV 8.1 fL 5- 11
PCT 0.38 % 0- 9.98

PDW 36.7

+ Công thức máu 27/2/2023 ( bằng máy đếm tổng trở)

Tên xét nghiệm Kết quả CSBT Đơn vị


WBC 8.3 4- 10 10^9/L

LYM# 1.9 21- 50 10^9/L


MONO# 0.6 0.1- 0.6 10^9/L

GRAN# 5.8 2.5- 7.5 10^9/L


LYM% 23.4 20- 49 %

MONO% 6.2 3- 5 %
GRAN% 70.4 50- 70 %

RBC 4.85 4- 5.8 10^12/L


HGB 145 140- 160 G/L

HCT 0.446 0.38- 0.5


MCV 92.1 83- 92 fL

MCH 30 27- 32 ng
MCHC 325 321- 356 G/L

PLT 398 150- 400 10^9/L


MPV 6.5 5-20 fL

PCT 0.26 0.15- 0.5


PDW 10.1 11- 18 %

2. Sinh hóa máu: 27/2/2023


Tên Xét nghiệm Kết quả CSBT Đơn vị
Đo hoạt độ AST (máu) 13 <=37 U/L

Đo hoạt độ ALT ( máu) 15 <=40 U/L


Định lượng Ure (máu) 3.8 2,5- 7,5 mmol/l
Định lượng Creatinin (máu) 60.4 53- 100 umol/l
Định lượng Bilirubin toàn phần 7.1 0-17 mmol/l
(máu)
Định lượng Bilirubin trực tiếp 3.8 0- 4,3 mmol/l
(máu)
Định lượng Glucose (máu) 5.03 3,9- 6,4 mmol/l

Định lượng CRP 17.92 <=5 mg/L

3. XN nước tiểu: 3/3/2023


Tên xét nghiệm Kết quả CSBT Đơn vị
Tỷ trọng 1.02 1.015- 1.025

pH 6 4.8- 7.4
Bạch cầu Neg <=9,999 Leuko/ul

Hồng cầu Neg <= 4,999 Ery/ul


Nitrit Neg Âm tính

Protein Neg <= 0,9999 mg/dl


Glucose Neg <= 0,839 mg/dl

Thể Cetonic Neg <= 4,9999 mg/dl


Bilirubin Neg <= 16.899 mg/dl

Urobilinogen Normal <= 3.999 mg/dl


Cre 8.8

ALB 10

4. Kết quả xét nghiệm lao:


- MTB định danh và kháng RMP Xpert: Có MTB và không kháng Rifampicin

5. CT-Scanner:
Mô tả:
- Trung thất: Không thấy hình ảnh hạch to trong trung thất. Vài hạch
cạnh trước phải khí quản, đường kính < 6mm, Không thấy hình vôi hóa
bất thường trong trung thất
- Nhu mô phổi: Hình ảnh đám đông đặc #55x35mm phân thùy S1+ S2
thùy trên phổi phải, có vị trí thành tạo hang #20x20x22 (trước sau x
ngang x cao) lân cận có tổn thương dạng nốt, phân bố dọc các nhánh
phế quản và phế nang hai phổi không thấy hình ảnh tổn thượng dạng
nốt khu trú ở trường phổi hai bên
- Cây khí phế quản gốc hai bên không thấy hình bít tắc
- Màng phổi: Không thấy hình ảnh tràn khí tràn dịch khoang màng phổi
2 bên
- Thành ngực: Không thấy hình ảnh tổn thương cơ và các cung xương
sườn
- Tuyến thượng thận 2 bên: không thấy khối bất thường
Kết luận:
+ Hình ảnh tổn thương đông đặc, có vị trí tạo hình hang kèm tổn thương
dạng nốt lân cận nghĩ nhiều đến viêm do lao
+ Vài hạch nhỏ nhóm 4R
Đề nghị: Kết hợp lâm sàng xét nghiệm lao

6. X-quang: 22/2/2023
- Mô tả: Mờ lan tỏa xung quanh vùng trên rốn phổi (P), có tổn thương
dạng hang lao thùy trên phổi (P)
- Kết luận: TD Lao phổi

VI. TÓM TẮT - BIỆN LUẬN - CHẨN ĐOÁN:

1. Tóm tắt:
Bệnh nhân nam, 28 tuổi, vào viện vì lý do ho kéo dài, sốt về chiều, chưa ghi nhận tiền
sử mắc lao trước đây. Qua thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng, kết hợp khai thác tiền
sử, bệnh sử, rút ra được các dấu chứng, hội chứng sau:
+ Hội chứng nhiễm trùng - nhiễm độc mạn tính:
• Sốt về chiều tối (dao động từ 38-40°C)
• Mệt mỏi, chán ăn
• Sụt cân khoảng 2-3kg kể từ khi phát bệnh
• CRP tăng (17,92 mg/L)
+ Hội chứng tổn thương đông đặc phổi không điển hình:
• Ho nhiều, ho có đàm trắng trong, lượng vừa
• CT scan: Hình ảnh tổn thương đông đặc, có vị trí hang kèm tổn thương dạng
nốt lân cận nghĩ đến viêm do lao.
• X Quang ngực (chụp ở TTYT quận Cẩm Lệ): Mờ lan tỏa xung quanh vùng trên
rốn phổi (P), có tổn thương dạng hang lao thùy trên phổi (P)
+ Dấu chứng nghi nhiễm lao:
• Ăn uống kém, mệt mỏi
• Sốt về chiều tối
• Ho đàm trắng trong kéo dài >2 tuần, khó thở khi ho
• Đau tức ngực, lan ra sau bã vai
+ Dấu chứng nhiễm lao:
• Xét nghiệm Gene Xpert đờm có MTB và không kháng Rifampicin
+ Dấu chứng khác có giá trị:
• Tiền sử bản thân và gia đình chưa mắc lao
• Từng mắc covid 1 lần năm 2022
• AST, ALT, Ure, Creatinin máu trong giới hạn bình thường
• Sau hơn 2 tuần điều trị lao, bệnh nhân đỡ ho, còn khạc đàm ít, hết sốt về chiều,
người còn mệt và ăn uống được, đại tiểu tiện bình thường, tiểu tiện nước tiểu màu đỏ
sau khi uống thuốc kháng lao.
• Bệnh nhân không xuất hiện triệu chứng nôn/buồn nôn, đại trung tiện bình
thường, không vàng da vàng mắt, thị giác chưa có gì thay đổi, không đau cơ cứng
khớp, tai nghe rõ, không ù, không đau đầu chóng mặt, không ngứa da, nước tiểu từ khi
uống thuốc chống lao thì nước tiểu có màu đỏ ban đêm, còn lại nước tiểu vàng trong,
bụng mềm không đau, gan lách không sờ chạm, dấu màng não âm tính, không tê bì,
cảm giác kiến bò, dị cảm đầu chi

(*) Chẩn đoán sơ bộ:


• Bệnh chính: Lao phổi mới có bằng chứng vi khuẩn học
• Bệnh kèm: không
• Biến chứng: Bội nhiễm phổi P

Biện luận

Biện luận bệnh chính:

Bệnh nhân nam, 28 tuổi vào viện vì ho khạc đàm kéo dài, sốt về chiều tối. Trên bệnh
nhân này có hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc mạn tính với triệu chứng sốt cao từ 38-
40 độ về đêm và chiều tối, mệt mỏi chán ăn, có sụt cân (theo lời bệnh nhân khai giảm
khoảng 2-3kg kể từ khi phát bệnh), kết quả cận lâm sàng CRP tăng 17.92mg/l (ngày
25/02/2023), ngoài ra bệnh nhân còn có hội chứng đông đặc phổi không điển hình với
triệu chứng ho khạc đàm trắng lượng vừa, kết quả CT scan cho hình ảnh tổn thương
đông đặc, có vị trí hang kèm tổn thương dạng nốt lân cận nghĩ đến viêm do lao. Trên
phim Xquang ngực thẳng chụp ở TTYT quận Cẩm Lệ cho thấy hình ảnh tổn thương
mờ thâm nhiễm lan toả vùng thùy trên phổi P. Bệnh nhân được thực hiện xét nghiệm
Xpert đờm cho kết quả có MTB và không kháng Rifampicin nên chẩn đoán lao phổi
có bằng chứng vi khuẩn học trên bệnh nhân này đã rõ. Bệnh nhân không có tiền sử
mắc lao, chưa thực hiện điều trị lao trước đây nên nghĩ nhiều đến lao phổi mới.

Biện luận nguồn lây và yếu tố nguy cơ:

Qua hỏi bệnh, chưa ghi nhận tiền sử gia đình mắc bệnh lao trước đó, bệnh nhân cũng
không đi đến những nơi có người nhiễm lao phổi, không tiếp xúc với những người
mắc bệnh lao, hàng xóm chưa ghi nhận trường hợp bị lao, do đó chưa thể xác định
được nguồn lây trên bệnh nhân này. Tuy nhiên, bệnh nhân có yếu tố nguy cơ khi được
ghi nhận tiền sử mắc covid-19 1 lần vào năm 2022

Biện luận chẩn đoán phân biệt:

Vì có bằng chứng có vi khuẩn học xét nghiệm Xpert-TB dương tính nên kh cần chẩn
đoán phân biệt với các bệnh khác

Biện luận biến chứng:

Bệnh nhân có xuất hiện hội chứng đông đặc không điển hình với ho khạc đờm trắng
kết quả CT Scanner có hình ảnh tổn thương đông đặc phổi, có vị trí hang kèm tổn
thương dạng nốt lân cận P, Xquang ngực được chụp ở TTYT quận Cẩm Lệ thấy có tổn
thương mờ thâm nhiễm và tổn thương hang ở trên và quanh rốn phổi P nghĩ nhiều đến
tình trạng bội nhiễm phổi phải. Hiện tại sau 3 tuần điều trị, bệnh nhân đã giảm ho, còn
khạc đờm ít, đáp ứng tốt với phác đồ điều trị nên nghĩ tình trạng bội nhiễm đã thuyên
giảm, đề nghị chụp lại Xquang phổi để đánh giá.

Biện luận về phác đồ điều trị-đáp ứng điều trị:

+ Vì bệnh nhân mắc lao mới, kết quả Xpert đờm cho kết quả không kháng với
Rifampicin nên theo hướng dẫn của Bộ Y tế, bệnh nhân được sử dụng phác đồ A1
2RHZE/4RHE để điều trị. Trên lâm sàng bệnh nhân hiện tại đang dùng phác đồ A1 ở
tuần 2 tháng thứ 1 giai đoạn tấn công với RHZE. Để theo dõi thì đề nghị chụp thêm
Xquang phổi để đánh giá thương tổn lành hay tiến triển, làm thêm xét nghiệm đờm
vào cuối tháng thứ 2 theo phác đồ A1.
+ Hiện tại là tuần thứ 2 của quá trình điều trị bệnh thuốc kháng lao, bệnh nhân có biểu
hiện đáp ứng tốt với thuốc kháng lao. Cụ thể cho thấy bệnh nhân đã giảm sốt, bệnh
nhân cũng giảm ho, ăn uống có cải thiện, ngủ được, không đau ngực, khó thở. Tuy
nhiên khám lâm sàng thấy bệnh nhân còn hơi mệt, còn khạc đàm ít, cần theo dõi thêm
cho bệnh nhân.
+ Bệnh nhân đang sử dụng phác đồ A1 giai đoạn tấn công bao gồm các loại thuốc
Rifampicin, Isoniazid và Ethambutol, Pyrazinamid có thể có các tác dụng phụ độc tính
đi kèm như tổn thương gan, thận, thần kinh, kích thích tiêu hóa,.... Tuy nhiên hiện tại
bệnh nhân không xuất hiện triệu chứng nôn/buồn nôn, đại trung tiện bình thường,
không vàng da vàng mắt, thị giác chưa có gì thay đổi, không đau cơ cứng khớp, tai
nghe rõ, không ù, không đau đầu chóng mặt, không ngứa da, nước tiểu từ khi uống
thuốc chống lao thì nước tiểu có màu đỏ ban đêm (điều này do bệnh nhân có sử dụng
Rifampicin trong phác đồ chống lao), còn lại nước tiểu vàng trong, bụng mềm không
đau, gan lách không sờ chạm, dấu màng não âm tính, không tê bì, cảm giác kiến bò, dị
cảm đầu chi. Kết quả xét nghiệm chức năng gan, nước tiểu ở mức ổn định. Cho thấy
sau hơn 2 tuần điều trị lao tình trạng bệnh nhân ổn, tuy hiện tại chưa thấy xuất hiện tác
dụng phụ nặng trên bệnh nhân nhưng cần tiếp tục theo dõi, có các chỉ định sinh hóa
máu, nước tiểu để kiểm tra chức năng gan thận và nhắc nhở bệnh nhân khi có các dấu
hiệu bất thường phải báo ngay cho cán bộ y tế để kịp thời xử lý, giảm liều hoặc thay
đổi thuốc, ngoài ra đề nghị dùng các thuốc bổ gan để hỗ trợ chứng năng gan cho bệnh
nhân.

2. Chẩn đoán xác định:


Bệnh chính: Lao phổi mới có bằng chứng vi khuẩn học
Bệnh kèm: Không
Biến chứng: Bội nhiễm phổi P

VII. ĐIỀU TRỊ:

1. Nguyên tắc điều trị:


- Điều trị nguyên nhân
- Điều trị triệu chứng
- Điều trị biến chứng
- Dự phòng tác dụng phụ của thuốc
- Chế độ dinh dưỡng
- Chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi

2. Điều trị cụ thể:

a. Điều trị nguyên nhân:


Điều trị lao phổi theo phác đồ A1 ( 2RHZE/4RHE), giai đoạn tấn công.
- Trên bệnh phòng điều trị với liều trung bình của thuốc kháng lao
và thấy bệnh nhân đáp ứng tốt, chưa ghi nhận tác dụng phụ trên
bệnh nhân nên điều trị tiếp với liều trung bình như sau:
+ INH 5mg x 54kg = 270mg/24h
+ Rifampicin 10mg x 54kg = 540mg/24h
=> Như vậy thì bệnh nhân dùng 4 viên Turbe 250mg, uống 1 lần lúc 9h.
+ Ethambutol 15mg x 54kg = 810mg/24h
=> Dùng 2 viên Ethambutol 400mg, uống 1 lần lúc 9h.
+ Pyrazinamid 20mg x 54kg = 1080mg/24h
=> Dùng 2 viên Pyrazinamid 500mg, uống 1 lần lúc 9h.
b. Điều trị triệu chứng:
- Ho có đờm: Aecysmux sachet 200mg x 2 gói uống (chiều:1 gói -
tối:1 gói).
c. Điều trị biến chứng:
- Bội nhiễm phổi: Kaflovo 500mg x 2 viên uống 1 lần lúc 9h.
d. Dự phòng tác dụng phụ của thuốc:
- Liverton 140mg x 4 viên uống (sáng: 2v - chiều: 2v)
- Vitamin B1 250mg x 2 viên uống (sáng:1v - chiều: 1v)
e. Chế độ dinh dưỡng:
Bệnh nhân bị lao phổi kèm theo thể trạng hơi gầy (BMI=18.7kg/cm2)
nên chế độ ăn cần đầy đủ chất dinh dưỡng, cung cấp nhiều năng lượng,
ăn nên chia thành nhiều bữa nhỏ.
+Đạm: 2g x 54kg = 108g
+Nhu cầu năng lượng hàng ngày: 50cal x 54= 2700 cal/ngày
+Ăn nhiều hoa quả, uống >2L nước/ngày
f. Chế độ sinh hoạt-nghỉ ngơi:
-Bệnh nhân đi lại vận động nhẹ nhàng, tránh làm việc nặng, tránh lo lắng
căng thẳng

VIII. TIÊN LƯỢNG:

1. Tiên lượng gần: Khá


Bệnh nhân điều trị lao lần đầu, không kháng Rifampicin, chức năng gan thận bình
thường và có đáp ứng tốt với thuốc điều trị lao: giảm ho, không sốt, ăn uống có cải
thiện.

2. Tiên lượng xa: Khá


Hiện tại chưa ghi nhận các triệu chứng do tác dụng phụ của thuốc, tuy nhiên, khi sử
dụng thuốc điều trị Lao kéo dài, dễ gây ra các tác dụng phụ như viêm gan do thuốc,
suy thận, đau khớp, viêm thần kinh, rối loạn tiền đình... Do đó, cần theo dõi tình trạng
lâm sàng bệnh nhân để phát hiện sớm các triệu chứng bất thường.
Điều trị lao đòi hỏi phải đủ thời gian, dùng thuốc đều đặn và đúng liều, thời gian điều
trị dài ngày nên có thể xảy ra trường hợp bệnh nhân bỏ điều trị dẫn đến nguy cơ kháng
thuốc và tái nhiễm sau này.

IX. DỰ PHÒNG:

1. Đối với người bệnh:


+ Tuân thủ điều trị dùng thuốc chống lao
+ Nằm đúng tư thế, nơi ở thoáng mát có ánh nắng tự nhiên. Dặn bệnh nhân có các
triệu chứng bất thường thì báo ngay cán bộ y tế
+ Thường xuyên giặt đồ dùng cá nhân, chiếu, chăn, màn,...
+ Không khạc nhổ bừa bãi, dùng khẩu trang khi tiếp xúc với người khác
+ Nâng cao thể trạng, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi đầy đủ
+ Tránh không làm việc nặng trong thời gian điều trị thuốc

2. Đối với người nhà, người xung quanh:


+ Khám và xét nghiệm Mantoux cho người thân trong gia đình, người tiếp xúc gần với
bệnh nhân để phát hiện người đang mắc lao để điều trị. Nếu Mantoux (+) mà không có
biểu hiện lâm sàng của lao thì điều trị lao tiềm ẩn với phác đồ 3HP nếu không có
chống chỉ định của thuốc:
Phác đồ 3 HP (Rifapentin (RPT) và Isoniazid):
- Tần suất uống 1 lần/ tuần (12 liều điều trị trong thời gian 3 tháng)
- Liều Isoniazid là 15 mg/kg; Liều uống RPT theo khoảng cân nặng: Từ 25-32kg dùng
600 mg; từ 32-50kg dùng 750 mg; ≥ 50.0 kg dùng tối đa 900 mg.
+ Sát khuẩn tay thường xuyên, giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống xung
quanh.
+ Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bị lao phổi.
+ Nâng cao sức đề kháng bằng chế độ dinh dưỡng và lao động hợp lý.

You might also like