You are on page 1of 32

TT SDT2 – Bài 3

PHÂN TÍCH
CA LÂM SÀNG
BỆNH LOÉT DẠ DÀY
TÁ TRÀNG
NHÓM 1 – TỔ 7 – DBK3
Nguyễn Thị Kim Anh
Phân tích hướng điều trị, viết báo cáo

Phạm Quang Đăng


Làm slide, theo dõi điều trị

Hoàng Việt Dũng


Hỗ trợ làm slide, tóm tắt bệnh án

Nguyễn Thị Dương


Tóm tắt bệnh án, phân tích hướng điều trị
I. TÓM TẮT BỆNH ÁN

II. PHÂN TÍCH BỆNH ÁN

III. PHÂN TÍCH HƯỚNG ĐIỀU TRỊ

IV. THEO DÕI ĐIỀU TRỊ


I. TÓM TẮT BỆNH ÁN

“ THÔNG TIN BỆNH NHÂN

THÔNG TIN CHỦ QUAN

ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG BỆNH NHÂN


Thông tin bệnh nhân
Nguyễn Văn B. Giới: Nam
Tuổi: 48 tuổi. Dân tộc: Kinh
Địa chỉ: Thạch Thất – Hà Tây.
Nghề nghiệp: Kế toán
Vào viện ngày: 07/01
Lý do vào viện: Đau vùng thượng vị.
quan
 Cách nhập viện 2 tháng :
-BN xuất hiện đau âm ỉ vùng thượng vị lúc đói,
đau lệch sang phải đường trắng giữa, đau lan ra
sau lưng, sau ăn giảm đau, kèm theo ợ chua, đầy
bụng, chậm tiêu, đi đại tiện phân rắn.
- BN tự mua thuốc điều trị, không rõ đơn thuốc
- Triệu chứng có giảm

- Gần đây, triệu chứng đau bụng tăng lên nhiều


 Đi khám và nhập viện
Thông tin chủ quan
 Tiền sử:
Bản thân:
• Viêm loét dạ dày – tá tràng cách đây 1 năm, đã
điều trị (không rõ đơn thuốc);
• Uống rượu khoảng 100 ml/ngày;
• Hút thuốc 20 bao/năm.
• Tiền sử dị ứng: không có tiền sử dị ứng thuốc
Gia đình: Chưa ghi nhận bệnh lý liên quan.
Kh
quan á m
l âm
 Toàn thân:  Cơ quan: sà
ng
- Bệnh nhân tỉnh, cao 1,65m, - Tim: đều, không có tiếng tim
nặng 60kg bệnh lí
- Da, niêm mạc: hồng, không - Phổi: rì rào phế nang rõ,
phù, không xuất huyết. không rales
- Mạch: 74 lần/phút - Bụng: gan lách không to,
- HA: 120/80 mmHg không sờ thấy u, phản ứng
- Nhịp thở: 18 lần/phút thành bụng âm tính, bụng
- Hạch ngoại vi không sờ mềm, không chướng
thấy, tuyến giáp không to. - Cơ quan bộ phận khác: không
phát hiện bất thường.
Cậ
Thông tin chủ quan nl
âm
sà
Công thức máu ng
Chỉ số Chỉ số Sinh hoá máu
Chỉ số
của BN bình thường
RBC 4,73 4,2-5,9 T/L Chỉ số Chỉ số
Chỉ số
của BN bình thường
HGB 135 130-160 g/L
WBC 8,2 4-10 G/L Glucose 4,4 3,9-6,4 mmol/l
Ure 4 2,5-7,5 mmol/l
Cre 109 62-120 µmol/l

Điện giải đồ bình thường.


Cậ
Thông tin chủ quan nl
âm
sà
 Chuẩn đoán hình ảnh: ng
o X-quang tim phổi: Chưa phát hiện tổn thương
o Siêu âm ổ bụng: Chưa phát hiện bất thường.
o Hình ảnh nội soi:
- Hành tá tràng: ổ loét hình bầu dục, kích thước 1x2 cm,
miệng rộng, đáy thu nhỏ dần, sâu đến lớp cơ niêm của thành
tá tràng, quanh ổ loét có phản ứng viêm, xung huyết, mềm
mại. Niêm ổ loét chuyển thành màu đỏ khi phun hỗn hợp
urea và đỏ phenol lên ổ loét. (Test HP (+))
Đánh giá tình trạng bệnh nhân
 Bệnh nhân nam 48 tuổi, nhân viên kế toán, vào viện với lý do
đau vùng thượng vị, đầy bụng, táo bón.
̵ Bệnh diễn biến hơn 1 năm nay. Uống rượu, hút thuốc nhiều.
̵ Quá trình diễn biến bệnh với các triệu chứng và hội chứng
sau:
• Đau vùng thượng vị theo chu kì và nhịp điệu
• Đau âm ỉ vùng thượng vị có lúc trội thành cơn, đau lệch về
phía bên phải đường trắng giữa, lan ra sau lưng.
• Nhịp điệu đau: Đau theo giờ nhất định trong ngày (sau ăn
Đánh giá tình trạng bệnh nhân
• Đau có chu kỳ: xuất hiện từng đợt 1-2 tuần, mỗi năm 1-2 lần vào
mùa đông
• Rối loạn tiêu hoá: ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, chậm tiêu, táo bón.
• Suy nhược thần kinh: mất ngủ, hay cáu gắt
• Nội soi dạ dày – tá tràng: ổ loét hình bầu dục, kích thước 1x2
cm.
• Test HP (+)
• Kế toán là công việc ít vận động, có nhiều áp lực.
• Thói quen hút thuốc uống rượu nhiều.
Đánh giá tình trạng bệnh nhân

 Chẩn đoán xác định: Loét hành tá


tràng tiến triển
Hướng điều trị
- Làm lành ổ loét
- Giảm đau
- Ngăn ngừa biến chứng do loét dạ dày tá tràng gây ra
bao gồm cả loại trừ các yếu tố nguy cơ
- Nghỉ ngơi hợp lý, làm việc và sinh hoạt điều độ, tránh
các kích thích quá mức.
- Ăn uống hợp lý, đầy đủ: ăn lỏng, mềm, dễ tiêu, không
uống rượu, cà phê, chè đặc.
Đơn thuốc của bác sĩ:

Đơn thuốc 1 ngày, dùng 7-14 ngày:

1. Esomeprazole 20 mg, 2 lần/ngày, uống trước ăn 30 phút.

2. Amoxicillin 1.000 mg x 2 lần/ngày

3. Clarithromycin 500 mg x 2 lần/ngày, không phụ thuộc bữa ăn.

4. Gastropulgite 2 đến 4 gói/ngày, trước hoặc sau ăn hoặc khi có


triệu chứng đau.
II. PHÂN TÍCH BỆNH ÁN

CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán loét tá tràng dựa vào các tiêu chuẩn sau:
o Viêm loét dạ dày – tá tràng cách đây 1 năm
o BN có hội chứng đau: Đau vùng thượng vị theo chu kỳ và nhịp điệu
• Đau âm ỉ vùng thượng vị có lúc trội thành cơn, đau lệch về phía bên phải
đường trắng giữa, lan ra sau lưng.
• Nhịp điệu đau: Đau theo giờ nhất định trong ngày: đau sau ăn khoảng 4-
6h, đau khi đói.
• Đau có chu kỳ: xuất hiện từng đợt 1-2 tuần, mỗi năm 1-2 lần vào mùa
đông.
o BN có rối loạn tiêu hoá: ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, ăn kém, táo bón. BN có
suy nhược thần kinh: mất ngủ, hay cáu gắt.
o Phù hợp với hình ảnh nội soi: loét hành tá tràng tiến triển
o Test Hp (+)
Mục
III. PHÂN TÍCH HƯỚNG ĐIỀU TRỊ
tiêu Nguyên tắc và mục tiêu điều trị theo Hướng dẫn sử dụng kháng sinh
điều - Diệt Helicobacter pylori trong bệnh lý dạ dày tá tràng - Bộ Y Tế - 2015
trị
o Cần bắt buộc làm xét nghiệm H.p trước
o Sử dụng kháng sinh đường uống, không dùng kháng sinh đường tiêm.
o Phải điều trị phối hợp thuốc giảm tiết acid với ít nhất hai loại kháng sinh.
o Điều trị phối hợp: dùng thuốc và các biện pháp không dùng thuốc
o Không dùng một loại kháng sinh đơn thuần.
o Giảm nhanh và lâu dài các triệu chứng
o Bảo vệ và kích thích tái sinh niêm mạc
o Loại trừ các nguyên nhân gây bệnh
Phác đồ điều trị theo Hướng dẫn sử dụng kháng sinh -
Phác Diệt Helicobacter pylori trong bệnh lý dạ dày tá tràng - Bộ Y Tế - 2015
a) Phác đồ lựa chọn đầu tiên
đồ Chỉ ở nơi kháng clarithromycin < 20%. Khi dùng 14 ngày hiệu quả hơn 7 ngày:
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI) và 2 trong 3 kháng sinh:
điều • Clarithromycin 500 mg x 2 lần/ngày.

trị • Amoxicilin 1000 mg x 2 lần/ngày.


• Metronidazol 500 mg x 2 lần/ngày.
b) Phác đồ 4 thuốc thay thế
Khi có kháng kháng sinh hoặc tại vùng có tỉ lệ kháng clarithromycin trên 20%,
dùng 14 ngày bao gồm:
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI).
- Colloidal bismuth subsalicylat/subcitrat 120 mg x 4 lần/ngày.
- Hoặc thay PPI + bismuth bằng RBC (ranitidin bismuth citrat).
- Metronidazol 500 mg x 2 lần/ngày.
- Tetracyclin 1000 mg x 2 lần/ngày.
Nếu không có Bismuth có thể dùng phác đồ kế tiếp hoặc phác đồ 3 kháng sinh:
- Phác đồ ba kháng sinh dùng 14 ngày:
• PPI.
• Clarithromycin 500 mg x 2 lần/ngày.
• Amoxicilin 1000 mg x 2 lần/ngày.
• Metronidazol 500 mg x 2 lần/ngày.
- Phác đồ kế tiếp:
• 5 - 7 ngày PPI + amoxicilin 500mg x 2 viên x 2 lần/ngày.
• Tiếp theo PPI + clarithromycin + metronidazol hoặc tinidazol trong 5 - 7 ngày.
Trong trường hợp H.p vẫn kháng thuốc có thể dùng phác đồ thay thế sau dùng 14 ngày:
• PPI.
• Levofloxacin 500mg x 1 viên x 1 lần/ngày.
• Amoxicilin 500mg x 2 viên x 2 lần/ngày.
c) Trường hợp các phác đồ trên không hiệu quả cần nuôi cấy vi khuẩn và làm
kháng sinh đồ.
Phân
tích
đơn
thuốc
- Theo phác đồ trong “Hướng dẫn sử dụng kháng sinh” của Bộ Y
Tế – 2015, đơn thuốc của bác sĩ đã tuân thủ phác đồ lựa chọn đầu
tiên về liều thông thường để điều trị loét dạ dày tá tràng do H.
pylori ở người lớn.
- Theo đó, nguyên tắc điều trị là bắt buộc xét nghiệm H.p trước
(BN có kết quả dương tính với H.p); sử dụng kháng sinh đường
uống, không dùng kháng sinh đường tiêm, phải phối hợp thuốc
giảm tiết acid (Esomeprazole) và ít nhất 2 loại kháng sinh
(Amoxicillin và Clarithromycin); không sử dụng một kháng sinh
đơn thuần.
Phân tích đơn thuốc
1. Esomeprazole
Chất ức chế bơm proton làm giảm lượng axit được sản xuất trong dạ dày.
- Chỉ định: ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori
(H. pylori), hoặc do sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID).
- Liều dùng: 20 mg x 2 lần / ngày
- Cách dùng: Uống ít nhất một giờ trước bữa ăn, uống với ly nước đầy;
uống nguyên viên
- ADR: Nhức đầu, buồn ngủ; Tiêu chảy nhẹ; Buồn nôn, đau dạ dày, đầy
hơi, táo bón; Khô miệng.

→ Thuốc dùng để điều trị trào ngược dạ dày thực quản. Theo Phác đồ điều trị
Diệt Helicobacter pylori trong bệnh lý dạ dày tá tràng - Hướng dẫn sử dụng kháng sinh
- Bộ Y Tế - 2015  Liều của bác sĩ kê hợp lý sử dụng thuốc đúng như trong phác
Phân tích đơn thuốc
2. Amoxicillin
- Kháng sinh nhóm Penicillin, thuốc có hoạt tính chống lại Hp
- Điều trị: Kết hợp với thuốc khác ( như Clarithromycin và Lansoprazole)
để điều trị loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, giảm nguy
cơ tái phát loét tá tràng
- Liều dùng: 1g x 2 lần/ngày. Cách 12h 1 lần (khi dùng kết hợp với
clarithromycin và thuốc nhóm PPI).
- Cách dùng: Uống ngay sau bữa ăn
- ADR: Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy; Phát ban.

→ Sử dụng Amoxicillin kết hợp cùng với Clarithromycin để điều trị loét
dạ dày do Hp  Sử dụng thuốc đúng, hợp lý theo phác đồ điều trị
Phân tích đơn thuốc
3. Clarithromycin
- Kết hợp cùng với các loại thuốc khác để điều trị loét dạ dày do
Helicobacter pylori (dùng cùng amoxicillin)
- Liều dùng: 500 mg x 2 lần/ngày (khi dùng cùng amoxcilin và PPI).
- Cách dùng: nuốt cả viên không nhai. Không phụ thuôc bữa ăn. Dùng
trong khoảng 7-14 ngày
- ADR: Đau dạ dày, buồn nôn, nôn mửa; Bệnh tiêu chảy; Mùi vị bất thường
hoặc khó chịu.

→ Sử dụng Clarithromycin kết hợp cùng với Amoxicillin để điều trị loét
dạ dày do Hp  Sử dụng thuốc đúng, hợp lý theo phác đồ điều trị
Phân tích đơn thuốc
4. Gastropulgite
Thuốc này có tác dụng tạo thành lớp màng bao phủ mạnh trên khắp bề
mặt niêm mạc, bảo vệ niêm mạc ruột.
- Liều dùng: 2-4 gói /ngày; trước hay sau triệu chứng đau.
- Cách dùng: Uống. Có thể uống khi đau.
- ADR: Đau bụng; Buồn nôn, nôn ói; Táo bón; Thiếu hụt phosphate;
Phản ứng dị ứng nghiêm trọng như phù mặt, môi, lưỡi hoặc họng, phát
ban, nổi mẫn, khó thở, đau ngực.

→ Sử dụng Gastropulgite để bao phủ vết loét, bảo vệ ngăn acid dạ dày
 Sử dụng thuốc đúng, hợp lý.
Tương tác thuốc
1. Amoxicillin và Clarithromycin: Nhẹ
Mặc dù một số dữ liệu in vitro chỉ ra sự hiệp đồng giữa kháng sinh macrolide và
penicilin, các dữ liệu in vitro khác chỉ ra sự đối kháng. Khi các loại thuốc này được sử
dụng cùng nhau, không có hiệu quả điều trị dự đoán được. Dữ liệu có sẵn cho
erythromycin, mặc dù về mặt lý thuyết, tương tác này có thể xảy ra với bất kỳ loại
macrolid nào. Ngoại trừ việc theo dõi hiệu quả của liệu pháp kháng sinh, không có
biện pháp phòng ngừa đặc biệt nào là cần thiết.

2. Clarithromycin và Esomeprazole: Nhẹ


Clarithromycin có thể làm tăng nồng độ esomeprazole trong huyết tương. Cơ chế có
thể liên quan đến sự ức chế của clarithromycin đối với các enzym cytochrom P450 ở
gan chịu trách nhiệm chuyển hóa esomeprazol. Phơi nhiễm toàn thân (AUC) với
esomeprazole tăng gấp đôi sau khi dùng chung với clarithromycin 500 mg hai lần mỗi
ngày. Ý nghĩa lâm sàng chưa được biết và không cần điều chỉnh liều.
3. Esomeprazole và Thức ăn: Trung bình
Thức ăn có thể cản trở sự hấp thu esomeprazole. Nhà sản
xuất báo cáo rằng diện tích dưới đường cong thời gian nồng
độ đối với esomeprazole sau một liều 40 mg duy nhất thấp
hơn 33% đến 53% khi dùng sau khi ăn so với trong điều kiện
nhịn ăn.
Xử trí: Nên dùng esomeprazole ít nhất một giờ trước bữa
ăn. Khi dùng cho bệnh nhân được nuôi dưỡng qua đường
ruột liên tục, một số chuyên gia khuyến cáo rằng nên ngắt
việc cho ăn qua ống ít nhất 1 giờ trước và 1 giờ sau khi dùng
liều esomeprazole.
4. Clarithromycin và Thức ăn: Nhẹ
Nước bưởi có thể làm chậm quá trình hấp thu clarithromycin qua
đường tiêu hóa nhưng dường như không ảnh hưởng đến mức độ
hấp thu tổng thể hoặc ức chế sự chuyển hóa của clarithromycin.
Xử trí: Tránh dùng bưởi hay ns ép bưởi khi dùng thuốc. .
IV. THEO DÕI ĐIỀU TRỊ

THEO DÕI Y LỆNH CHĂM SÓC

 Tiến triển bệnh  Cho BN uống thuốc  Khuyến khích tập


 Xét nghiệm chẩn theo chỉ định thể dục thường
đoán nhiễm Hp  Làm các xét nghiệm cơ xuyên
sau điều trị để bản.  Kiêng tuyệt đối
đánh giá hiệu quả  Tùy theo tiến triển bệnh rượu bia, thuốc lá
điều trị (thường và các chỉ số cận lâm  Giảm ăn chất béo
dùng test hơi thở) sàng để hiệu chỉnh liều
thuốc
THEO • Cần tránh tuyệt đối thức ăn gây tổn thương niêm mạc dạ
dày: Rượu bia, thuốc lá, thức ăn có nhiều gia vị chua cay.
• Tránh hoạt hóa acid mật: giảm ăn chất béo
DÕI • Tạo môi trường đệm trong dạ dày: Nên ăn nhiều bữa trong
ngày, mỗi bữa không nên ăn quá no, ăn nhẹ, ăn lỏng - Ăn
ĐIỀU bữa cuối trước ngủ tối 3 giờ
TRỊ • Tránh suy nghĩ căng thẳng, stress
• Có thể dùng sữa để trung hòa nhanh acid dạ dày
 Hầu hết các trường hợp loét dạ dày – tá tràng liền ổ loét
sau 8 tuần điều trị, một số ít ổ loét không liền được xem là
kháng thuốc hay loét dai dẳng: trong trường hợp này phải
tìm nguyên nhân để điều trị.
Tài liệu tham khảo

⊷ 1. Bộ Y Tế (2015), “Hướng dẫn sử dụng kháng sinh”, Diệt
Helicobacter pylori trong bệnh lý dạ dày tá tràng
⊷ 2. Dược thư quốc gia Việt Nam, 2018
⊷ 3. Điều trị Helicobacter pylori - Phác đồ chẩn đoán, điều trị
bệnh nội khoa - Bệnh viện 115 TP. HCM
⊷ 4. Drugs.com
Thank
s!
Does anyone have any questions?

You might also like