You are on page 1of 11

BỆNH ÁN Y HỌC CỔ TRUYỀN

Khoa Nội Nhi

A. Y HỌC HIỆN ĐẠI


I. HÀNH CHÍNH
1. Họ và tên bệnh nhân: HUỲNH THỊ TUYẾT A
2. Tuổi: 71 
3. Giới tính: Nữ
4. Nghề nghiệp: Hưu trí
5. Dân tộc: Kinh
6. Địa chỉ: khối phố Tiên Bình, thị trấn Tiên Kỳ, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam
7. Ngày giờ vào viện: 8 giờ 30 phút, ngày 06/02/2023
8. Ngày làm bệnh án: 13 giờ, ngày 16/02/2023
II. BỆNH SỬ
1. Lý do vào viện: Đau khớp gối 2 bên
2. Quá trình bệnh lý :
- Trước nhập viện 5 tháng, bệnh khởi phát từ từ với các triệu chứng đau âm ỉ, liên tục,
không lan khớp gối hai bên, bên trái đau hơn bên phải, đau tăng khi đi lại nhiều, giảm
khi nghỉ ngơi. Bệnh nhân có đến khám và điều trị tại các bệnh viện tây y, được chẩn
đoán thoái hóa khớp gối và điều trị với các thuốc tây y và đông y, triệu chứng bệnh có
cải thiện. Cách ngày nhập viện 2 tuần bệnh nhân đau nhức nhiều khớp gối 2 bên, đi lại
hạn chế nhiều kèm đêm mất ngủ, ngủ khó vào giấc nên nhập viện điều trị.
*Ghi nhận lúc vào viện:
- DHST: 
Mạch: 80 lần/phút
Nhiệt: 37 độ C
Huyết áp: 140/80 mmHg
Nhịp thở: 18 lần/phút
Cân nặng: 52 kg
Chiều cao: 147 cm
BMI: 24.06 kg/m2
- Bệnh tỉnh, tiếp xúc tốt
- Da, niêm mạc nhợt nhạt
- Không phù, không xuất huyết dưới da
- Tuyến giáp không lớn, hạch ngoại vi không sờ thấy.
- Không đau ngực, T1, T2 nghe rõ
- Không khó thở
- khó ngủ,ngủ chập chờn, đêm ngủ 2-3 tiếng
- Đau âm ỉ hai khớp gối, gối (T) đau nhiều hơn gối (P), vận động khớp gối hai bên bị
hạn chế, đi lại khó khăn. Đau âm ỉ cả ngày, đau tăng hơn khi vận động, giảm khi nghỉ
ngơi, khớp gối 2 bên biến dạng, lệch trục, không sưng, nóng, không đỏ.
- Ấn đau quanh khớp gối 2 bên.
- Lạo xạo khớp gối 2 bên (+), bập bềnh xương bánh chè (-)
- Tầm vận động các khớp gối 2 bên hạn chế
- Chưa phát hiện dấu hiệu thần kinh khu trú.
- Các cơ quan khác: chưa phát hiện bất thường.
Bệnh nhân được làm các xét nghiệm: Công thức máu, sinh hóa máu, điện tim, XQuang
khớp gối, siêu âm khớp gối, định lượng AST, ALT, bilan lipid máu, ure máu.
Chẩn đoán vào viện:
- Bệnh chính: Thoái hóa khớp gối 2 bên
- Bệnh kèm: Tăng huyết áp/ Đái tháo đường type 2/ rối loạn lipid máu/ loãng xương/ rối
loạn giấc ngủ
Xử trí tại bệnh phòng:
 Hapacol Caplet 500mg x 1.0 viên uống ( 19h) - Giảm đau
 Rosuvastatin 10mg x 2 viên uống 20h
 Lipagim 200mg x 01 viên uống 20h – thuốc giảm cholesterol và triglyceride máu
nhóm fibrate
 Irbezyd H 150/12,5 x 1 viên uống 8h – thuốc lợi niệu thiazid hỗ trợ đtrị tăng huyết
áp
 Lipid AT x 10 viên uống 8h-20h – ích khí hoạt huyết hóa đàm, sơ can lợi đảm 
RLCH lipid, XVĐM
(Sau 10 ngày điều trị tại bệnh phòng với thuốc tây y kết hợp đông y, tình trạng bệnh
nhân được cải thiện và đi lại khá hơn.)
*Diễn tiến bệnh
14/02 - 24/02/2023 
Bệnh tỉnh, tiếp xúc tốt, sinh hiệu ổn, bệnh tăng khi đi lại, giảm khi nghỉ ngơi, khớp gối 2
bên biến dạng, lệch trục, sưng không kèm nóng đỏ. Lạo xạo khớp (+), bập bềnh bánh
chè (-). Đêm ngủ khá hơn 3-4h/ đêm. Tim đều, phổi không rales, đại tiểu tiện bình
thường.
Xử trí: 
 Seduxen 5mg x 0.1 viên uống (20h)
 Calcium VPC 500,300mg = 2940 x 2.0 viên uống (8h-14h)
 Rosuvastatin 10mg x 2 viên uống 20h
 Lipagim 200mg x 01 viên uống 20h
 Irbezyd H 150/12,5 x 1 viên uống 8h
 Lipid AT x 10 viên uống 8h-20h
26/02- 28/02/2023
Bệnh tỉnh, tiếp xúc tốt, sinh hiệu ổn, có giảm đau khớp gối 2 bên, vận động còn đau.
khớp gối 2 bên biến dạng, lệch trục, sưng không kèm nóng đỏ. Lạo xạo khớp (+), bập
bềnh bánh chè (-). Bệnh nhân ngày than đau nhức cổ gáy lan vai (P) cử động đau tăng,
cơ cạnh sống cổ co tức, ấn tức. Đêm ngủ khá hơn 3-4h/ đêm. Tim đều, phổi không
rales, đại tiểu tiện bình thường.
Xử trí:
 Seduxen 5mg x 0.1 viên uống (20h)
 Calcium VPC 500,300mg = 2940 x 2.0 viên uống (8h-14h)
 Rosuvastatin 10mg x 2 viên uống 20h
 Lipagim 200mg x 01 viên uống 20h
 Irbezyd H 150/12,5 x 1 viên uống 8h
 Lipid AT x 10 viên uống 8h-20h
III. TIỀN SỬ:
1. Bản thân:
a. Nội khoa:
- Thoái hóa khớp gối 2 bên 5 tháng
- Tăng huyết áp được chẩn đoán tại bệnh viện năm 2005 đang điều trị
- Đái tháo đường được chẩn đoán tại bệnh viện  năm 2010 đang điều trị thuốc uống
b. Ngoại khoa
- Không có tiền sử chấn thương, phẫu thuật khớp gối
- Chưa có tiền sử dị ứng thuốc
- Không bị gout, lupus ban đỏ hay các bệnh tự miễn khác
2. Gia đình: Chưa phát hiện bệnh lý liên quan

IV. THĂM KHÁM HIỆN TẠI


1. Toàn thân:
- Bệnh tỉnh, tiếp xúc tốt
- Không sốt
- Da niêm mạc hồng nhạt
- Không phù, không xuất huyết dưới da
- Tuyến giáp không lớn, hạch ngoại vi không sờ thấy
- Sinh hiệu: 
 Mạch: 85 lần/ phút
 Nhiệt: 37 độ C
 Huyết áp: 130/80 mmHg
 Nhịp thở: 18 lần/phút
2. Các cơ quan
a. Cơ xương khớp:
- Đau nhức tại chỗ 2 khớp gối, trái nhiều hơn phải, đau tăng khi đi lại, khi đứng lâu, vận
động nhiều, giảm đau khi nghỉ ngơi. Đau tăng khi trời lạnh, thay đổi thời tiết.
- Đau làm bệnh nhân hạn chế vận động khớp gối và hạn chế đi lại.
- Khớp gối không lệch trục.
- Da quanh khớp gối phải sờ nóng nhẹ;
- Cử động khớp gối 2 bên nghe tiếng lạo xạo.
- Dấu hiệu bập bềnh xương bánh chè (-)
- Dấu ngăn kéo (-)
- Dấu lachman (-)
- Phản xạ gân gối, gân gót (+)
- Không teo cơ, cột sống thắt lưng không gù vẹo, không mất đường cong sinh lí
- Vận động các khớp khác trong giới hạn bình thường.
- Mạch khoeo bắt rõ
b. Thần kinh
- Bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt..
- Khám 12 đôi dây tk sọ não chưa phát hiện bất thường
- cơ lực đều 2 bên, phản xạ gân xương đều 2 bên
- không giảm cảm giác nông, sâu
- Không có các dấu hiệu thần kinh khu trú..
c. Tuần hoàn
- Không hồi hộp, không đánh trống ngực
- Mỏm tim ở gian sườn V trên đường trung đòn trái
- Tim đều, mạch quay trùng với nhịp tim.
- T1, T2 nghe rõ, chưa nghe âm bệnh lý.
d. Hô hấp
- Không ho, không khó thở.
- Lồng ngực hai bên cân xứng, di động theo nhịp thở.
- Không nghe thấy rales.
e. Tiêu hóa
- Ăn, uống được, uống khoảng 2l nước/ ngày
- Đại tiện 1 ngày/ lần, phân khô, đậm màu
- Bụng mềm, ấn không đau, không chướng.
- Gan lách không sờ thấy.
f. Cơ quan khác: Chưa phát hiện bất thường.

V. CẬN LÂM SÀNG


1. Tổng phân tích tế bào máu: (15/02/2023)

Giá trị bt Đơn vị

WBC 6.2 4 - 10  x10^9/L

RBC 4.43 4.0 - 5.8  x10^12/L

HGB 12.9 13 - 17  g/L

PLT  155 150 - x10^9/L


450 

LYM 41.8 10 - 50  %

MONO  4.7 0.0 -12  %

NEU  53.5 40 - 80  %

MPV 7.77 6.0  - 9.0  fL 

2. Hóa sinh: (/02/2023)

Giá trị bt Đơn vị

Glucose 6.6 4.1 - 5.9  mmol/l

Ure 7.5 2.5 - 7.5  mmol/l

Creatini 68 53 - 100  mmol/l


n

Calcium 2.31 2.15 - 2.6  mmol/l


AST 21 20 - 40  U/L

ALT 20 20 - 40  U/L

3. Siêu âm khớp gối (15/02/2023)


Khớp gối (P): 
- Ở vị trí túi hoạt dịch trên xương bánh chè có hình ảnh tràn dịch bề #6.5 mm, kèm dày
không đều màng hoạt dịch
- Bờ xương diện khớp không đều có hình ảnh gai xương
- Dây chằng bánh chè, bên chày, bên mác: hiện tại chưa thấy hình ảnh bất thường
- Sụn chêm trong - ngoài: hiện tại chưa thấy hình ảnh bất thường
Khớp gối (T):
- Ở vị trí hoạt dịch trên xương bánh chè có hình ảnh tràn dịch bề dày 5.9mm, kèm dày
không đều màng hoạt dịch
- Bờ xương diện khớp không đều có hình ảnh gai xương
- Dây chằng bánh chè, bên chày, bên mác: hiện tại chưa thấy hình ảnh bất thường
- Sụn chêm trong - ngoài: hiện tại chưa thấy hình ảnh bất thường
Kết luận: Thoái hóa và tràn dịch khớp gối hai bên
4. X-quang khớp gối thẳng nghiêng (16/02/2023) 
Thoái hóa và hẹp nhẹ khe khớp gối hai bên. 
5. Điện tim (16/02/2023)
Nhịp xoang, tần số 87 lần/phút.

VI. TÓM TẮT - BIỆN LUẬN - CHẨN ĐOÁN


1. Tóm tắt:
Bệnh nhân nữ, 71 tuổi, tiền sử tăng Huyết Áp, đái tháo đường đang điều trị, vào viện vì
đau khớp gối hai bên ( Trái > Phải) . Qua thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng em rút
ra các hội chứng và dấu chứng sau:
*Hội chứng tổn thương khớp gối hai bên: 
 Đau nhức tại chỗ 2 khớp gối (trái nhiều hơn phải), không đau lan, đau tăng khi đi
lại, khi đứng lâu, vận động nhiều, giảm đau khi nghỉ ngơi. 
 Cử động khớp gối 2 bên nghe tiếng lạo xạo. 
 Khớp gối 2 bên biến dạng, lệch trục, không sưng, nóng, không đỏ.Vận động
khớp gối bị hạn chế do đau. 
 Siêu âm: Thoái hóa và tràn dịch khớp gối hai bên
 X-quang: Thoái hóa khớp gối hai bên 
*Hội chứng tăng huyết áp:
 Huyết áp lúc vào viện 140/80mmHg,
 Tiền sử tăng huyết áp 13 năm
*Dấu chứng tăng glucose máu:
  Glucose máu 6.6 mmol/l
*Dấu chứng có giá trị: 
 Dấu hiệu bập bềnh xương bánh chè (-) 
 Dấu ngăn kéo (-) 
 Dấu lachman (-) 
Chẩn đoán sơ bộ:
- Bệnh chính: Thoái hóa khớp gối hai bên
- Bệnh kèm: Tăng Huyết Áp/Đái Tháo Đường
- Biến chứng: chưa ghi nhận
- Chẩn đoán phân biệt: Viêm khớp nhiễm khuẩn, Gout
2. Biện luận
*Về bệnh chính: 
       Theo tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp của hội thấp khớp học Mỹ (ACR) năm
1991
1. Đau khớp gối
2. Gai xương ở rìa khớp ( trên X-quang)
3. Dịch khớp là dịch thoái hóa 
4. Tuổi từ 40 trở lên
5. Cứng khớp dưới 30 phút buổi sáng
6. Lạo xạo khi cử động khớp
Chẩn đoán thoái hóa khớp gối khi có các yếu tố 1,2 hoặc 1,4,5,6 hoặc 1,3,5,6
=> Bệnh nhân có các tiêu chuẩn 1,2,4,6, đã đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán thoái hóa khớp
gối. Trên bệnh nhân này có một tình trạng viêm cấp 2 khớp gối: đau tăng, sưng, nóng,
bên trái đau nhiều hơn bên phải nên cần chú ý theo dõi xem đây có phải là các bệnh
viêm khớp hay không
*Chẩn đoán phân biệt:
- Viêm khớp dạng thấp: bệnh nhân không có cứng khớp buổi sáng, yếu cơ, sốt nhẹ.
Ngoài ra, bn không bị tổn thương đa khớp nên em ít nghĩ đến
*Về nguyên nhân bệnh:
       Bệnh nhân lớn tuổi, bệnh tiến triển chậm đã một thời gian dài, xquang có thoái hóa
và hẹp nhẹ khe khớp gối hai bên, siêu âm cho thấy thoái hóa và tràn dịch khớp gối hai
bên và bệnh nhân không có tiền sử chấn thương khớp gối cũng như các bệnh lý tổn
thương viêm tại khớp như Viêm khớp dạng thấp, Viêm cột sống dính khớp, Gout, Lao
khớp… nên hướng tới thoái hóa nguyên phát trên bệnh nhân, kết hợp với quá trình làm
việc đi lại nhiều, khớp gối phải chịu áp lực lớn đẩy nhanh quá trình thoái hóa.
*Về phân độ thoái hóa
Theo phân độ của kellgren và lawrence ( dựa trên X-quang):
+ Độ 0: không thấy tổn thương khớp
+ Độ 1: khe khớp gần như bình thường, có thể có gai xương nhỏ.
+ Độ 2: khe khớp hẹp nhẹ, có gai xương nhỏ.
+ Độ 3: khe khớp hẹp rõ, có nhiều gai xương kích thước vừa, vài chỗ đặc xương dưới
sụn, có thể có biến dạng đầu xương.
+ Độ 4: khe khớp hẹp nhiều, gai xương kích thước lớn, đặc xương dưới sụn, biến dạng
rõ đầu xương
=> Đối chiếu với phim xquang của bệnh nhân, bệnh nhân này có Thoái hóa khớp gối độ
2
*Về bệnh kèm:
- Bệnh nhân có tiền sử THA 13 năm đang điều trị. Huyết áp lúc vào viện 140/80mmHg.
Huyết áp hiện tại: 130/80 mmHg. Bệnh nhân đang điều trị nên không thể phân độ
- Bệnh nhân có tiền sử ĐTĐ type 2 đang điều trị. Dấu chứng tăng glucose máu: glucose
máu 6.6 mmol/l. 
3. Chẩn đoán xác định:
- Bệnh chính: Thoái hóa khớp gối hai bên độ 2
- Bệnh kèm: Tăng huyết áp/ Đái tháo đường type 2 
- Biến chứng: chưa ghi nhận

VII. ĐIỀU TRỊ


1. Nguyên tắc điều trị:
- Giảm đau kháng viêm trong các đợt tiến triển.
- Bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Duy trì huyết áp trong giới hạn bình thường
- Phục hồi chức năng vận động của khớp, hạn chế và ngăn ngừa biến dạng khớp.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Kết hợp vật lý trị liệu.
- Có chế độ vận động hợp lý, tránh khớp quá tải

B. Y HỌC CỔ TRUYỀN
I. Tứ chẩn:
1. Vọng chẩn:
- Vọng thần: hữu thần, bệnh nhân tỉnh táo, linh hoạt
- Vọng sắc: sắc mặt hồng hào
- Thái độ: hòa nhã, không cáu gắt
- Hình thái:
+ Hình dáng:thừa cân, không gù vẹo, âm thịnh đàm trệ
+ Da: khô
+ Tóc: bạc
- Vọng lưỡi:
+ Hình lưỡi không lệch
+ Chất lưỡi: hồng, to bệu
+ Rêu lưỡi: trắng mỏng
- Vọng ngũ quan:
+ Mũi: không đỏ, không chảy nước mũi, 
+ Mắt: không đỏ, không sưng, quầng mắt không đen,không chảy nước mắt
+ Môi: môi hồng, không khô, không lở loét
+ Tai: không đỏ, 
- Vọng cơ quan bị bệnh:
+ Khớp gối trái: không sưng, không đỏ, không tím, 
+ Khớp gối phải: Không sưng, không đỏ, không tím, 
+ Không teo cơ
+ Vận động 2 khớp gối: đau làm hạn chế vận động 2 khớp gối
2. Văn chẩn:
- Nghe:
+ Tiếng nói vừa, không hụt hơi, không ngắt quãng.
+ Không ho, không khó thở, không nấc
+ Cử động khớp gối 2 bên nghe tiếng lạo xạo.
- Ngửi:
+ Hơi thở không hôi
+ Mùi cơ thể không hôi)
3. Vấn chẩn
- Hàn nhiệt: không sợ lạnh
- Mồ hôi: không ra mồ hôi ban đêm,…
- Ăn uống: ăn uống được, ăn tiêu, không có cảm giác đầy bụng, 
- Nhị tiện: 
+ Đại tiện phân vàng thành khuôn
+ Tiểu vàng, dài
- Ngủ: ngủ khá( 5-6 tiếng/ đêm), 
- Đầu thân: 
+ Choáng khi thay đổi tư thế đột ngột
+ Hai mắt nhìn rõ
- Ngực bụng: không đau bụng, không đau ngực
- Tai: nghe rõ, không ù tai 
- Phụ nữ: mãn kinh
- Cựu bệnh: hạc tất phong 5 tháng
- Vấn điểm đau 
+ Đau ở gối trái phải 
+ Đau 5 tháng
+ Xoa dầu nóng có đỡ đau, đau tăng khi đi lại, gặp lạnh 
+ Cường độ đau :âm ỉ
+ Đã điều trị  thuốc tây y không rõ loại, châm cứu, xoa bóp, tiêm huyết thanh giàu tiểu
cầu, bấm huyệt, siêu âm 

4. Thiết chẩn:
+ Lòng bàn tay hồng, nóng
+ Da khô
+ Nhiệt độ chân trái > phải
+ Bụng mềm, không thấy khối trương hàn tích tụ
- Mạch chẩn: Mạch trầm 
- xoa bóp gối thì bệnh nhân dễ chịu, giảm đau
II. TÓM TẮT – BIỆN LUẬN – CHẨN ĐOÁN
1. Tóm tắt – Quy nạp bát cương
Bệnh nhân nữ, 71 tuổi, vào viện vì đau khớp gối hai bên ( Trái > Phải). Qua vọng, văn,
vấn, thiết em rút ra các chứng trạng và chứng hậu sau:
*Hội chứng khí huyết:
- Đau nhức vùng gối 2 bên, đau trong thời gian dài
*Hội chứng kinh lạc:
- Hội chứng kinh túc thái âm tỳ: bệnh nhân đau mặt trước của 2 gối
*Hội chứng tạng phủ:
- Can thận âm hư:
+ Đau nhức khớp gối
+ Tóc bạc
+ Lòng bàn tay hồng, nóng
+ Mạch trầm
+ Rêu lưỡi mỏng
+ Hình lưỡi to bè, chất lưỡi hồng
+ Tiểu vàng, dài
+ người già (71 tuổi) có nguy cơ xơ vữa động mạch
+ uể oải, mệt mỏi
- Tâm âm hư:
+ Hồi hộp
+ Khó vào giấc ngủ, ngủ không sâu
+ Hay quên
*Về bát cương
- Biểu chứng: Đau khớp gối 2 bên khi vận động
- Lý chứng:
+ Bệnh đã lâu
+ Bệnh thể hiện tới tạng phủ: Can thận hư
+ Mạch trầm
- Hư chứng:
+ Đau thiện án
+ Đau tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi
+ Bệnh nhân lớn tuổi, bệnh mạn tính tiến triển từ từ
- Nhiệt chứng:
+ Lòng bàn tay hồng, nóng
+ chất lưỡi đỏ
+ Da khô
- Hàn chứng: 
+ Đau tăng khi trời lạnh
+ Xoa dầu nóng thì đỡ đau
+ Tiểu vàng trong, dài
*Nguyên nhân:
- Phong chứng: đau lúc nặng lúc nhẹ, hay tái phát
- Hàn chứng: đau tăng khi trời lạnh
- Thấp chứng: đau phía dưới cơ thể, đau lâu ngày, vận động khó
Chẩn đoán:
- Bát cương: Biểu lý tương kiêm - hư - nhiệt
- Bệnh danh: Hạc tất phong
- Tạng phủ: Can thận hư
- Nguyên nhân: Bất nội ngoại nhân (lao động nặng lâu năm), ngoại nhân (phong, hàn,
thấp)
2. Biện chứng, luận trị
- Về chẩn đoán bệnh danh: trên 1 bệnh nhân tuổi cao, vào viện vì đau nhức nhiều,
khớp gối 2 bên (T > P), đau không lan, không sưng nóng đỏ nên em chẩn đoán bệnh
danh là Hạc tất phong thuộc phạm trù chứng tý trong Đông y. 
- Về biện chứng bát cương
+ Vị trí bệnh: bệnh biểu hiện tại biểu (đau khớp gối 2 bên khi vận động) song tạng phủ
hư suy, lý hư (bệnh đã lâu, thể hiện ở tạng phủ: can thận hư, mạch trầm) nên em chẩn
đoán biểu lý tương kiêm nhưng bệnh nhân tuổi cao tạng phủ hư suy nhiều, đau giảm
nhiều nên em thiên về lý.
+ Tính chất của bệnh: Bệnh nhân có các triệu chứng của nhiệt (Lòng bàn tay hồng,
nóng; chất lưỡi đỏ; da khô). Nhiệt ở đây là âm hư sinh nội nhiệt. Nên em chẩn đoán
nhiệt
+ Trạng thái của bệnh: bệnh nhân đau kiểu hư, tạng phủ hư, chính khí suy nên em
chẩn đoán là hư
- Về chẩn đoán tạng phủ: trên bệnh nhân có đầy đủ các triệu chứng điển hình của hội
chứng can thận âm hư: bệnh nhân tuổi đã cao (71 tuổi) tạng phủ hư suy cộng với tính
chất công việc nặng nhọc ảnh hưởng tới tinh huyết của thận.
+ Can thận âm hư gây đau lưng mỏi gối. Can chủ cân cơ, thận chủ cốt tủy, can thận hư
nên có các triệu chứng: tóc bạc, đau mỏi xương khớp,…
+ Âm hư sinh nội nhiệt, biểu hiện lòng bàn tay hồng nóng, chất lưỡi đỏ, da khô
+ Tâm âm hư: Tâm huyết không đầy đủ xuất hiện các triệu chứng như hồi hộp, mất ngủ, hay quên.
- Về nguyên nhân: Công năng của tạng can và thận bị hư tổn do bệnh lâu ngày làm tà
khí bám vào gân xương hoặc do tuổi cao, chức năng của can thận suy giảm gây đau,
co duỗi khó khăn và tái phát nhiều lần. Ngoại nhân, cụ thể là phong thấp, thừa lúc chính
khí hư tổn xâm phạm vào cơ biểu kinh lạc làm sự vận hành khí huyết tại khớp gây đau,
co duỗi khó khăn.
- Về thể bệnh: bệnh nhân bị đau do phong hàn thấp kết hợp với can thận hư nên hạc
tất phong thể phong hàn thấp tý kết hợp với can thận hư đã rõ.
- Về điều trị: dùng pháp điều trị Tư âm, bổ can thận kèm Khu phong, tán hàn, trừ thấp

3. Chẩn đoán xác định:


- Bệnh danh: Hạc tất phong
- Bát cương: Biểu hàn tương kiêm lý - hư - nhiệt
- Thể bệnh: Phong hàn thấp tý kết hợp can thận hư
- Tạng phủ: Can thận hư, tâm âm hư
- Nguyên nhân: ngoại nhân (phong hàn thấp) - Bất nội ngoại nhân (lao động nặng lâu
năm)

III. Điều trị


1. Pháp điều trị:
- Chỉ thống
- Khu phong,tán hàn, trừ thấp (hoạt huyết)
- Dưỡng tâm an thần
2. Điều trị cụ thể:
- Điều trị dùng thuốc:
+ Hoạt huyết Phúc Hưng x 6 viên uống (11h -20h)
+ An thần bổ tâm fx9 viên uống (8h-11h-15h)
- Điều trị không dùng thuốc
+ Phương huyệt: Điện châm, kim ngắn, lưu kim 25p/lần/ngày 
Công thức huyệt: Bách hội, tứ thần thông, tam âm giao, huyệt hải, dương lăng tuyền,
âm lăng tuyền, lương khâu, hạc đỉnh, độc tỵ, đa thị.
+ Vật lý trị liệu: điều trị siêu âm khớp gối 2 bên x 10 lần.
+ Xoa bóp vùng đau
+ Tránh lên cầu thang, mang vác vật nặng
+ Tránh té ngã, đi đứng cẩn thận
IV. TIÊN LƯỢNG
- Gần: tốt, Bệnh nhân tuân thủ điều trị, bệnh cải thiện
- Xa: theo dõi: Bệnh nhân đã lớn tuổi, có thể tái phát nhiều đợt

V. DỰ PHÒNG
- Thực hiện chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý.
- Thực hiện tốt chế độ ăn, tránh để tăng cân, béo phì
- Tránh các chấn thương giúp làm chậm quá trình xuất hiện thoái hóa khớp.

You might also like