You are on page 1of 25

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

KHOA KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

--------

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ẢNH HƯỞNG CỦA GIA ĐÌNH ĐẾN KẾT QUẢ


HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM

GVHD: ThS. HOÀNG THỊ QUẾ HƯƠNG


NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN:
1. Nguyễn Tiến Trung K204020996
2. Trần Ngọc Hoài Lam K204020040
3. Nguyễn Thị Kim Phú K204020051
4. Nguyễn Hoàng Bảo Giang K204020037
5. Ngô Thị Thu Minh K204020045

6. Phan Tiến Dũng K204020964

TP. HCM THÁNG 8/2022

i
MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG.....................................................................................................iii
DANH MỤC HÌNH......................................................................................................iv
TÓM TẮT CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU..............................................................2
1.1. Lý do chọn đề tài................................................................................................2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................................2
1.4. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................2
1.5. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................3
1.5.1. Phạm vi không gian.......................................................................................3
1.5.2. Phạm vi thời gian...........................................................................................3
1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu......................................................................................3
1.7. Hạn chế của đề tài..............................................................................................3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.......................4
2.1. Định nghĩa...........................................................................................................4
2.1.1. Định nghĩa về gia đình...................................................................................4
2.1.2. Định nghĩa về kết quả học tập.......................................................................4
2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm trước liên quan đến ảnh hưởng của gia đình
đến kết quả học tập....................................................................................................4
2.2.1. Nghiên cứu của Christine L. Pearson (2009)................................................4
2.2.2. Nghiên cứu của Ana Daniela Silva và các cộng sự (2021)...........................5
2.2.3. Nghiên cứu của Vũ Thị Hương (2021)...........................................................6
2.3. Mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng của gia đình đến kết quả học
tập của sinh viên.......................................................................................................12
2.3.1. Cơ sở đề xuất nghiên cứu.............................................................................12
2.3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất.........................................................................12
2.3.3. Diễn giải các giả thuyết đề xuất nghiên cứu................................................14
2.3.4. Diễn giải các yếu tố tạo nên mô hình nghiên cứu........................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................19

ii
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm trước liên quan đến ảnh hưởng của
gia đình đến kết quả học tập............................................................................................8
Bảng 2.2: Diễn giải các giả thuyết nghiên cứu đề xuất các yếu tố của gia đình ảnh
hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Việt Nam......................................................14
Bảng 2.3: Tổng hợp các yếu tố của gia đình ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh
viên Việt Nam...............................................................................................................18

iii
DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu của Silva, Ana Daniela, Jaisso Vautero, and Camilo
Usssene (2021)................................................................................................................6
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu của Vũ Thị Hương (2021)..............................................6
Hình 2.3: Mô hình đề xuất về các yếu tố của gia đình ảnh hưởng đến kết quả học tập
của sinh viên Việt Nam.................................................................................................14

iv
TÓM TẮT CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

Hầu hết các nghiên cứu đã được tiến hành và công nhận chỉ ra rằng gia đình đóng
một vai trò quan trọng đến kết quả học tập của sinh viên. Đây là một chủ đề mang tính
cấp thiết đối với bối cảnh xã hội Việt Nam vẫn đang tồn tại những hoàn cảnh gia đình
khác nhau. Mục đích chính của nghiên cứu này là để xác định xem gia đình có ảnh
hưởng đến kết quả học tập của sinh viên hay không. Khảo sát được chọn lọc ngẫu
nhiên thông qua sinh viên tại các trường đại học ở Việt Nam. Những sinh viên tham
gia khảo sát được đo lường về cấu trúc gia đình, trình độ học vấn cao nhất của ba mẹ,
sự kỳ vọng và sự hỗ trợ từ gia đình, tình cảm gia đình và mức độ tự tin vào năng lực
bản thân. Nhìn chung, kết quả nghiên cứu cho thấy sự kỳ vọng của gia đình và trình độ
học vấn cao nhất của cha mẹ có ảnh hưởng tích cực đến với sự hỗ trợ từ gia đình, trong
khi đó cấu trúc gia đình lại có kết quả là ảnh hưởng tiêu cực và yếu tố này cũng có sự
tác động tiêu cực đến tình cảm gia đình. Cả hai yếu tố tình cảm gia đình và sự hỗ trợ từ
gia đình đều có tác động tích cực đến kết quả học tập của sinh viên thông qua yếu tố
trung gian là tự tin vào năng lực của bản thân.

Từ khóa: sinh viên, gia đình, kết quả học tập, ảnh hưởng của gia đình

1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. Lý do chọn đề tài


Kết quả học tập của sinh viên là một trong những tiêu chí đánh giá quá trình tích
lũy của sinh viên trong nhà trường và phản ánh chất lượng giáo dục đại học của một
quốc gia. Kết quả học tập của một sinh viên thể hiện mức độ đạt được về kiến thức, kỹ
năng và thái độ của sinh viên đối với mục tiêu của chương trình học, được đánh giá
bằng nhiều hình thức và nội dung khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định
(Nguyễn Huỳnh Trang, 2020, p.84). Kết quả học tập có vai trò quan trọng đối với sinh
viên, nên việc nghiên cứu những yếu tố có mối liên hệ đến kết quả học tập của sinh
viên cũng được quan tâm nhằm góp phần nâng cao chất lượng sinh viên.
Thực tế cho thấy, kết quả học tập của sinh viên ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng
tìm việc làm, khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanh, cơ hội thăng tiến và học tập sau đại
học của sinh viên nên sẽ nhận được nhiều sự quan tâm của gia đình, nhà trường và xã
hội, đặc biệt trong bối cảnh nhà tuyển dụng có những yêu cầu cao đối với sinh viên để
đáp ứng sự phát triển của khoa học và công nghệ. Bên cạnh đó, trong bối cảnh hiện
nay, vai trò của gia đình có một ảnh hưởng rất lớn đến học tập, phát triển cá nhân và
kết quả học tập của sinh viên. Với tầm quan trọng đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu:
“Ảnh hưởng của gia đình đến kết quả học tập của sinh viên Việt Nam”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm tìm ra những yếu tố đến từ gia đình tác động đến
kết quả học tập của sinh viên và xây dựng một thang đo cụ thể nắm bắt chính xác mức
độ ảnh hưởng, cách từng nhân tố ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến kết quả học tập,
từ đó có thể đưa ra biện pháp ngăn chặn, điều chỉnh các yếu tố có ảnh hưởng xấu và
phát huy những yếu tố có ảnh hưởng tốt đến kết quả học tập của sinh viên.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu để trả lời hai câu hỏi sau:
Một là, những yếu tố nào của gia đình tác động đến kết quả học tập của sinh viên
Việt Nam?
Hai là, các yếu tố đến từ gia đình trong nghiên cứu này sẽ có ảnh hưởng thế nào
đến kết quả học tập của sinh viên?
1.4. Đối tượng nghiên cứu
Sinh viên có độ tuổi từ 17 đến 25 tuổi đang theo học tại các trường Đại học.

2
1.5. Phạm vi nghiên cứu
1.5.1. Phạm vi không gian
Các trường Đại học bất kỳ trên Việt Nam (ít nhất 3 trường Đại học).
1.5.2. Phạm vi thời gian
Tiến hành khảo sát, lấy mẫu số liệu trong 1 tháng (từ tháng 7/2022 đến tháng
8/2022).
1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu
Kết quả của nghiên cứu chứng minh các biến số gia đình quan trọng đối với kết
quả học tập của sinh viên, và có thể có một số ý nghĩa trong thực tiễn. Đóng góp của
nghiên cứu góp phần cung cấp cho người đọc, đặc biệt là các bậc cha mẹ và học sinh
sinh viên có một cái nhìn rõ ràng và sâu sắc hơn về các tác động trong gia đình đến kết
quả giáo dục. Dựa vào những kết quả nghiên cứu có được có thể dự đoán những yếu tố
của gia đình có thể tác động thế nào đến thành tích học tập của sinh viên mà từ đó
người đọc có thể đưa ra hướng đi phù hợp, can thiệp và khắc phục sớm những vấn đề
trong gia đình và bản thân sinh viên để cải thiện kết quả học tập trong tương lai.
1.7. Hạn chế của đề tài
Sau quá trình đánh giá một cách tổng quan và nghiên cứu kỹ về đề tài, nhóm
nghiên cứu đã nhận thấy những hạn chế còn tồn tại trong bài nghiên cứu như sau:
- Vì lấy số liệu trong khoảng thời gian ngắn nên bài nghiên cứu vẫn chưa thể nêu
rõ quá trình của sự tác động gia đình đến kết quả học tập mà có thể cả kết quả
học tập và sự ảnh hưởng của gia đình có thể có sự tác động qua lại lẫn nhau.
- Hạn chế cuối cùng là vẫn còn những yếu tố tác động khác từ gia đình lên kết
quả giáo dục của sinh viên. Thực tế kết quả học tập của sinh viên còn bị tác
động bởi nhiều yếu tố khác trong gia đình mà nhóm nghiên cứu vẫn chưa đề
cập trong nghiên cứu này.

3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Định nghĩa


2.1.1. Định nghĩa về gia đình
Gia đình là một nhóm người có quan hệ họ hàng với nhau (bởi sự ra đời được
công nhận) hoặc mối quan hệ (bởi hôn nhân hoặc mối quan hệ khác). Mục đích của gia
đình là duy trì hạnh phúc của các thành viên và của xã hội. Lý tưởng nhất là các gia
đình cung cấp khả năng dự đoán, cấu trúc và sự an toàn khi các thành viên trưởng
thành và học cách tham gia vào cộng đồng (Donald Collins và các cộng sự, 2010,
p.28).
Thực tế, gia đình là một khái niệm phức hợp bao gồm các yếu tố sinh học, tâm lý,
văn hóa, kinh tế,... khiến cho nó không giống với bất kỳ một nhóm xã hội nào. Từ mỗi
một góc độ nghiên cứu hay mỗi một khoa học khi xem xét về gia đình đều có thể đưa
ra một khái niệm gia đình cụ thể, phù hợp với nội dung nghiên cứu phù hợp và chỉ có
như vậy mới có cách tiếp cận phù hợp đến với gia đình. Trong bài nghiên cứu này,
khái niệm gia đình được hiểu như sau: “Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một
nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân,
quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách
nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của mỗi thành viên cũng
như để thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người” (Hội Liên hiệp phụ
nữ Việt Nam).
2.1.2. Định nghĩa về kết quả học tập
“Kết quả học tập là bằng chứng sự thành công của học sinh/sinh viên về kiến thức,
kĩ năng, thái độ đã được đặt ra trong mục tiêu giáo dục” (James O. Nichols, 2002).
Có nhiều quan niệm, định nghĩa khác nhau về “kết quả học tập”, xét dưới góc độ
và phạm vi nghiên cứu của đề tài, khái niệm “kết quả học tập” của đề tài: Kết quả học
tập là kết quả cuối cùng của năm học và kiến thức kỹ năng sinh viên đạt được đồng
thời có thể áp dụng vào học tập và thực tế.
2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm trước liên quan đến ảnh hưởng của gia đình
đến kết quả học tập
2.2.1. Nghiên cứu của Christine L. Pearson (2009)
Nghiên cứu “The Role of Self-Efficacy, Family Support, Family Affection, and
Family Conflict on Adolescent Academic Performance” của Christine L. Pearson

4
(2009) đã xem xét mối quan hệ và vai trò của các yếu tố môi trường gia đình với kết
quả học tập ở thanh thiếu niên. Cụ thể là mối quan hệ giữa hỗ trợ và xung đột gia đình
đến kết quả học tập; các mối quan hệ trung gian giữa tự tin vào năng lực bản thân, sự
tham gia của cha mẹ, các yếu tố môi trường gia đình với kết quả học tập.
Kết quả đã chỉ ra rằng:
- Sự hỗ trợ và tình cảm trong gia đình ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập;
- Xung đột trong gia đình ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập;
- Sự hỗ trợ trong gia đình góp phần làm giảm bớt tác động của xung đột trong gia
đình;
- Tự tin vào năng lực của bản thân làm trung gian cho mối quan hệ giữa sự hỗ
trợ, tình cảm và xung đột trong gia đình với kết quả học tập.
2.2.2. Nghiên cứu của Ana Daniela Silva và các cộng sự (2021)
Nghiên cứu “The influence of family on academic performance of Mozambican
university students” của nhóm tác giả Ana Daniela Silva và các cộng sự (2021) nhằm
khám phá ảnh hưởng của gia đình đến kết quả học tập và xác định xem liệu tự tin vào
năng lực của bản thân và tiến bộ trong nhận thức có làm trung gian cho mối quan hệ
này của sinh viên đại học ở Mozambique hay không.
Nhóm tác giả thực hiện đo lường về các đặc điểm nhân khẩu học của gia đình, giá
trị và niềm tin gia đình, kỳ vọng của gia đình và sự hỗ trợ của gia đình, tự tin vào năng
lực của bản thân, tiến độ mục tiêu và thành tích học tập trên 202 sinh viên đại học ở
Mozambique từ 18 đến 58 tuổi và thu được kết quả như sau:
- Gia đình đã thực sự ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên thông qua “Tự
tin vào năng lực của bản thân” và “Nhận thức về tiến độ mục tiêu học tập”. Tuy
nhiên, “Tự tin vào năng lực của bản thân” không ảnh hưởng trực tiếp đến “Kết
quả học tập” mà chỉ ảnh hưởng gián tiếp thông qua “Tự tin vào năng lực của
bản thân”.
- “Tự tin vào năng lực học tập của bản thân” ít bị ảnh hưởng bởi “Hỗ trợ thông
tin từ gia đình” mà thay vào đó lại gắn với “Hỗ trợ tài chính từ gia đình”.
- “Tiến độ mục tiêu học tập” bị ảnh hưởng bởi “Hỗ trợ thông tin từ gia đình” hơn
là “Hỗ trợ tài chính từ gia đình”.
- “Kỳ vọng của gia đình” không ảnh hưởng một cách trực tiếp đến “Tự tin vào
năng lực bản thân”.

5
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu của Ana Daniela Silva và các cộng sự (2021)
Nguồn: Nghiên cứu của Ana Daniela Silva và các cộng sự (2021)
2.2.3. Nghiên cứu của Vũ Thị Hương (2021)
Nghiên cứu “Ảnh hưởng của đặc điểm nhân khẩu, gia đình đến kết quả học tập
của sinh viên Việt Nam và một số nước Đông Á” của Vũ Thị Hương (2021) sử dụng
dữ liệu từ Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA, Programme for
International Student Assessment) năm 2015 để kiểm chứng giả thuyết nêu trong
khung nghiên cứu về ảnh hưởng của đặc điểm nhân khẩu học và đặc điểm gia đình đến
kết quả học tập của học sinh Việt Nam và học sinh một số nước Đông Á.

Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu của Vũ Thị Hương (2021)


Nguồn: Nghiên cứu của Vũ Thị Hương (2021)

6
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra:
- Trong các đặc điểm nhân khẩu học, việc không đến trường mẫu giáo, việc đến
trường học mẫu giáo dưới một năm, hoặc đến trường tiểu học chậm tuổi đều có
thể làm giảm kết quả học tập ở bậc trung học. Tuy nhiên, nghiên cứu không
phát hiện thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa kết quả học tập của học
sinh nữ và học sinh nam.
- Trong các đặc điểm gia đình, điều kiện kinh tế - xã hội và trình độ giáo dục cao
nhất của cha mẹ có nhiều khả năng ảnh hưởng đồng chiều và nâng cao kết quả
học tập của học sinh. Các đặc điểm khác của gia đình có thể có những ảnh
hưởng nhiều chiều khác nhau trong mối tương tác với nhau và với đặc điểm
nhân khẩu học.

7
Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm trước liên quan đến ảnh hưởng của gia đình đến kết quả học tập
Phương
STT Tên bài báo Tác giả Năm pháp phân Kết quả nghiên cứu
tích dữ liệu
Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy các yếu tố “cấu
Relation of Eighth
trúc của gia đình”, “giới tính”, “xung đột trong gia
Graders' Family Structure,
Kurdek, Lawrence đình” và “môi trường gia đình” ảnh hưởng đến quả
Gender, and Family Phân tích
1 A., & Ronald J. 1988 học tập và hành vi ở trường của con cái. Đối với gia
Environment With SEM
Sinclair đình có “mẹ nuôi” và “cha dượng” thì việc tiếp xúc
Academic Performance
với “cha dượng” không liên quan đến kết quả học
and School Behavior
tập.
Nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố “Xung đột gia
The Role of Self-Efficacy,
đình”, “sự hỗ trợ từ gia đình” và “sự thể hiện tình
Family Support, Family
Christine L. Phân tích cảm gia đình” có tác động trực tiếp đến kết quả học
2 Affection, and Family 2009
Pearson SEM tập. “Tự tin vào năng lực bản thân”, “Sự tham gia
Conflict on Adolescent
của ba mẹ”, “các yếu tố môi trường của gia đình” có
Academic Performance.
tác động gián tiếp đến kết quả học tập của sinh viên.

8
Kết quả đã củng cố độ tin cậy và hiệu quả đo lường
Development and cho 4 thang đo phụ: “Hỗ trợ thông tin”, “Hỗ trợ tài
Validation of the Family Nadya A. Fouad Phân tích thu chính”, “Kỳ vọng của gia đình” và “Giá trị/Niềm
3 2010
Influence Scale và các cộng sự thập số liệu tin” để đánh giá các cách khác nhau mà gia đình của
một cá nhân có thể ảnh hưởng đến các nghề nghiệp
và công việc.

Kết quả cho thấy: “Giao tiếp”, “cơ sở vật chất học
Factors Affecting Irfan Mushtaq & tập” và “định hướng phù hợp” tác động tích cực đến
Thống kê mô
4 Students’ Academic Shabana Nawaz 2012 kết quả học tập của học sinh trong khi “Căng thẳng
tả
Performance Khan gia đình” làm giảm hiệu suất của học sinh và ảnh
hưởng tiêu cực đến kết quả học tập.

Kỳ vọng của cha mẹ được chia thành 3 thành phần


gồm: “Kỳ vọng về thành công trong học tập”, “Kỳ
vọng về mức độ giáo dục tối đa đạt được” và “tình
trạng chia sẻ những kỳ vọng đó với con cái”. Kết
Parents' Educational
E.Nihal Lindberg quả cho thấy có sự khác biệt giữa kỳ vọng và kết quả
Expectations: Does It Phân tích
5 & Serpil 2019 đạt được của con cái. Kỳ vọng của phụ huynh không
Matter for Academic SEM
Recepoğlu dựa trên tình hình hiện tại về thành tích học tập của
Success?
con cái mà dựa trên nguyện vọng của phụ huynh.
Nói cách khác, nguyện vọng và kỳ vọng tác động lên
nhau. Cuối cùng, các bậc cha mẹ cho rằng thành
công trong học tập là do khả năng hoặc nỗ lực của

9
chính con cái.
Parenting styles and
“Quan hệ và giao tiếp”, “giám sát hiệu suất hằng
children’s academic
Juan Yang & Instrumental ngày”, “dạy kèm và kiểm tra bài tập”, “đầu tư vào
6 performance: Evidence 2020
Xinhui Zhao variable hoạt động văn hóa”, “kỳ vọng và yêu cầu lý tính”
from middle schools in
tác động đến “kết quả học tập”.
China

Family Influence on Kết quả cho thấy rằng “các giá trị, niềm tin” và
Academic and Life Jaisso Vautero và Phân tích “kỳ vọng của gia đình” có đóng góp tiêu cực
7 2020
Satisfaction: A Social các cộng sự PLS-SEM trong khi “sự hỗ trợ của gia đình” tác động rất
Cognitive Perspective tích cực đối với kết quả học tập của sinh viên.

Kết quả chỉ ra rằng “các giá trị niềm tin của gia
The influence of family on
Ana Daniela đình”, “sự kỳ vọng và các hỗ trợ của gia đình”,
academic performance of Phân tích
8 Silva, và các cộng 2021 “sự tự tin vào năng lực của bản thân” và “tiến độ
Mozambican university EFA, SEM
sự mục tiêu” đều có sự tác động đến kết quả học tập
students
của sinh viên.

Ảnh hưởng của đặc Các đặc điểm nhân khẩu học: việc “không đến
điểm nhân khẩu, gia Phân tích dữ trường mẫu giáo”, việc “đến trường học mẫu giáo
đình đến kết quả học liệu thứ cấp, dưới một năm” hoặc “đến trường tiểu học chậm
9 Vũ Thị Hương 2021 tuổi” đều có thể làm giảm kết quả học tập ở bậc
tập của học sinh Việt thống kê mô
Nam và một số nước tả trung học. Bên cạnh đó, nghiên cứu không phát
Đông Á hiện thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa
kết quả học tập của học sinh nữ và học sinh nam.
10
Các đặc điểm gia đình: “điều kiện kinh tế - xã
hội” và “trình độ giáo dục cao nhất của cha mẹ”
ảnh hưởng đồng chiều và nâng cao kết quả học
tập của học sinh.
Quy mô con cái có ảnh hưởng tiêu cực, đáng kể
Instrumental
Sibship composition, đến việc giáo dục trẻ em và việc muốn sinh được
variable,
birth order and Vũ Hoàng Linh và một bé trai sẽ làm giảm trình độ học vấn trung
10 2021 nghiên cứu
education: Evidence Trần Quang Tuyến bình của trẻ em đối với cả trẻ em gái và trẻ em
quan hệ nhân
from Vietnam trai. Thứ tự sinh có ảnh hưởng tiêu cực, đáng kể
quả
đến việc đạt được trình độ giáo dục của trẻ em.

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp

11
2.3. Mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng của gia đình đến kết quả học
tập của sinh viên
2.3.1. Cơ sở đề xuất nghiên cứu
Qua lược khảo, nhóm nghiên cứu nhận thấy mặc dù có nhiều công trình nghiên
cứu về ảnh hưởng của gia đình đến kết quả học tập của sinh viên trong cũng như là
ngoài nước, tuy nhiên do đặc điểm kinh tế - xã hội, văn hóa và giáo dục khác nhau ở
từng không gian địa lý và thay đổi theo thời gian, chính vì vậy mỗi công trình nghiên
cứu đều có một mô hình phân tích với đa dạng các yếu tố của gia đình ảnh hưởng đến
kết quả học tập của sinh viên. Dựa trên các cơ sở lý thuyết nền đã đề xuất, kết hợp với
việc tổng hợp, chọn lọc và phân tích các bài nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài
nước đã trình bày ở trên, nhóm nghiên cứu quyết định kế thừa các yếu tố phổ biến, phù
hợp với các lý thuyết đã được nhiều tác giả lựa chọn nghiên cứu trước đó và điều
chỉnh sao cho phù hợp với các đặc điểm cũng như điều kiện ở Việt Nam.
Trong đó, mô hình nghiên cứu của nhóm tác giả Ana Daniela Silva, Jaisso
Vautero, Camilo Usssene (2021) đã nghiên cứu “Ảnh hưởng của gia đình đến kết quả
học tập của sinh viên ở Mozambique” thông qua việc sử dụng hệ thống các biến sau:
Kết quả học tập; Giá trị và niềm tin gia đình; Kỳ vọng của gia đình; Hỗ trợ tài chính từ
gia đình; Hỗ trợ tài chính từ gia đình; Tự tin vào năng lực học tập của bản thân; tiến
trình mục tiêu.
Nhóm nghiên cứu thấy rằng mô hình nghiên cứu này mang tính tổng quát cao khi
thể hiện được đa dạng các yếu tố của gia đình ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh
viên và tác động của các yếu tố này với nhau. Hơn thế nữa, nghiên cứu này mới được
thực hiện vào năm 2021 nên có sự kế thừa và chọn lọc cao, phù hợp với thời điểm
nghiên cứu mà nhóm đang tiến hành. Do đó, nhóm quyết định kế thừa mô hình của
nhóm tác giả Ana Daniela Silva, Jaisso Vautero, Camilo Usssene (2021) và điều chỉnh
sao cho phù hợp với đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Như đã nói ở trên, do đặc điểm kinh tế - xã hội, văn hóa và giáo dục của Việt Nam
khác với Mozambique nên nhóm nghiên cứu đã chọn mô hình nghiên cứu của Vũ Thị
Hương (2021) về “Ảnh hưởng của đặc điểm nhân khẩu, gia đình đến kết quả học tập
của học sinh Việt Nam và một số nước Đông Á” và nghiên cứu “Sibship composition,
birth order and education: Evidence from Vietnam” của TS. Vũ Hoàng Linh và TS.
Trần Quang Tuyến (2021) là cơ sở tham khảo tiếp theo.

12
2.3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Trên cơ sở kế thừa mô hình nghiên cứu của nhóm tác giả Ana Daniela Silva,
Jaisso Vautero, Camilo Usssene (2021), nhóm nghiên cứu đã xây dựng được mô hình
nghiên cứu với những điểm mới như sau: mô hình sẽ bổ sung thêm 3 yếu tố mới là
“Trình độ học vấn cao nhất của cha mẹ”, “Cấu trúc gia đình” và “Tình cảm gia đình”;
gộp hai yếu tố “Hỗ trợ tài chính từ gia đình” và “Hỗ trợ thông tin từ gia đình” thành
yếu tố “Hỗ trợ từ gia đình” có tính khái quát cao hơn.
Xuất phát từ hạn chế mà nhóm tác giả đã nêu ra trong nghiên cứu rằng yếu tố về
cấu trúc, nền tảng của gia đình chưa được đưa vào mô hình để xem xét tác động, trong
khi đó yếu tố này bao trùm lên đối tượng và thay đổi tùy theo phạm vi nghiên cứu.
Trình độ học vấn cao nhất của cha mẹ cũng như cấu trúc gia đình ở Mozambique khác
với Việt Nam, nhóm nghiên cứu muốn kiểm định xem khi đưa yếu tố này vào sẽ ảnh
hưởng như thế nào đến các yếu tố còn lại và có khác với kết quả mà nhóm tác giả đã
đưa ra hay không.
Khác với nhóm tác giả, “Tình cảm gia đình” được nhóm nghiên cứu tách ra thành
một yếu tố riêng biệt sau khi tham khảo mô hình nghiên cứu của Christine L. Pearson
(2009). Nhóm kỳ vọng “Tình cảm gia đình” sẽ ảnh hưởng đến Kết quả học tập của
sinh viên Việt Nam và sẽ tiến hành kiểm định giả thuyết này.
Như vậy, sau khi kế thừa mô hình nghiên cứu của nhóm tác giả Ana Daniela Silva
cùng các cộng sự (2021) và điều chỉnh, mô hình nghiên cứu đề xuất sẽ gồm các biến
như sau:
- Biến phụ thuộc: Kết quả học tập của sinh viên
- Biến độc lập: Kỳ vọng của gia đình, Trình độ học vấn cao nhất của cha mẹ, Cấu
trúc gia đình, Hỗ trợ từ gia đình, Tình cảm gia đình. Trong đó, Hỗ trợ từ gia
đình và Tình cảm gia đình còn đóng vai trò là biến trung gian để Kỳ vọng của
gia đình, Trình độ học vấn cao nhất của cha mẹ, Cấu trúc gia đình tác động lên
kết quả học tập.
- Biến điều tiết: Tự tin vào năng lực của bản thân.

13
Hình 2.3: Mô hình đề xuất về các yếu tố của gia đình ảnh hưởng đến kết quả học
tập của sinh viên Việt Nam
Nguồn: Nhóm nghiên cứu đề xuất

2.3.3. Diễn giải các giả thuyết đề xuất nghiên cứu


Bảng 2.2: Diễn giải các giả thuyết nghiên cứu đề xuất các yếu tố của gia đình ảnh
hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Việt Nam.

Giả thuyết Diễn giải

H1 Kỳ vọng của gia đình có ảnh hưởng tích cực đến hỗ trợ từ gia đình

Trình độ học vấn cao nhất của cha mẹ ảnh hưởng tích cực đến hỗ trợ
H2
từ gia đình

H3 Cấu trúc của gia đình ảnh hưởng tiêu cực đến hỗ trợ từ gia đình

H4 Cấu trúc của gia đình ảnh hưởng tiêu cực đến tình cảm gia đình

Hỗ trợ từ gia đình ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập của sinh
H5
viên

Tình cảm gia đình ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập của sinh
H6
viên

H7 Tự tin vào năng lực bản thân ảnh hưởng tích cực đến mối quan hệ

14
giữa hỗ trợ gia đình và kết quả học tập.

Tự tin vào năng lực bản thân ảnh hưởng tích cực đến mối quan hệ
H8
giữa tình cảm gia đình và kết quả học tập.

Nguồn: Nhóm nghiên cứu đề xuất

2.3.4. Diễn giải các yếu tố tạo nên mô hình nghiên cứu
- Kỳ vọng của gia đình:
Theo nghiên cứu của Nguyễn Yến Ngọc - Nguyễn Xuân Anh - Nguyễn Thị Mỹ
Ngọc (2021), “Kỳ vọng của gia đình với con cái chính là sự thúc đẩy để con cái đặt
cho mình ước mơ và để biết mục tiêu phấn đấu của mình là gì. Sự kỳ vọng sẽ nuôi
dưỡng lòng tự tôn cho con cái, giúp con cái thấy được mình có thể làm được một điều
gì đó lớn lao, hoặc có thể chạm tới những điều mà bản thân tưởng chừng không thể.
Khi cha mẹ đưa ra sự kỳ vọng, đó chính là "chuẩn mực" để con cái lấy đó làm thước
đo cho sự nỗ lực, hoặc để so sánh với những ước mơ của chính bản thân mình.”
Các tài liệu trước đây đã chỉ ra rằng kỳ vọng giáo dục của cha mẹ với con cái là
quan trọng đối với việc giáo dục trẻ em theo nhiều cách khác nhau (Gill & Reynolds,
1999; Zhan, 2006; Grinstein-Weiss, Williams Shanks, & Beverly, 2014). Nghiên cứu
của Seginer (1983) cũng đã tiến hành đánh giá về chủ đề này và cho ra kết luận rằng
kỳ vọng của cha mẹ và sự tham gia của cha mẹ trong trường học có thể tác động mạnh
mẽ đến thành tích học tập của học sinh. Cha mẹ có kỳ vọng giáo dục cao thì con cái
của họ thường có thành tích học tập tốt hơn, khả năng vào đại học và tỷ lệ hoàn thành
bậc giáo dục đại học cũng cao hơn (Elliott, 2009; Elliott & Beverly, 2011).
Giả thuyết H1: Kỳ vọng của gia đình có ảnh hưởng tích cực đến hỗ trợ từ gia
đình.
- Trình độ học vấn cao nhất của cha mẹ:
Trình độ học vấn cao nhất của cha mẹ được tính bằng số năm đi học cao nhất của
cha mẹ (Vũ Thị Hương, 2021).
Nghiên cứu của S. Krashen (2005) kết luận rằng, học sinh có cha mẹ được giáo
dục đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra so với những học sinh có cha mẹ không
được giáo dục. Điều này cũng được củng cố bởi một trong những nghiên cứu của H. T.
Rowan-Kenyon, A. D. Bell & L. W. Perna (2008), trong đó nêu bật tầm quan trọng
của sự khuyến khích của các bậc cha mẹ có trình độ đại học đối với kết quả đại học
của sinh viên. Các bậc cha mẹ được giáo dục có thể trao đổi tốt hơn với con cái về các
15
hoạt động, thông tin và công việc đang được giảng dạy tại trường. Họ có thể hỗ trợ con
cái tốt hơn để chúng học tốt ở trường (J. Fantuzzo & E. Tighe, 2000; J. Trusty, 1999).
Giả thuyết H2: Trình độ học vấn của cha mẹ có ảnh hưởng tích cực đến hỗ trợ từ
gia đình.
- Cấu trúc gia đình:
Việc tìm mối quan hệ nhân quả giữa tình trạng gia đình đông con với kết quả học
tập của trẻ được quan tâm nhiều nhưng trên thực tế các phát hiện nghiên cứu thường
không thống nhất. Ví dụ, tình trạng đẻ đông con làm giảm kết quả học tập ở một số
nước, nhưng lại tăng kết quả học tập hoặc không có tác động ở các nước khác. Theo
Joshua Angist, nhà Kinh tế đồng đạt giải Nobel năm 2021 thì sự khác biệt này có thể
do sự thiếu vắng phương pháp phân tích nhân quả (causal effects).
Theo nghiên cứu của TS. Vũ Hoàng Linh & Trần Quang Tuyến (2021), quy mô số
trẻ trong gia đình có tác động tiêu cực tới kết quả học tập của trẻ. Trong hoàn cảnh
thông thường, việc đẻ thêm con có thể khiến các gia đình phải giảm đầu tư vào giáo
dục cho mỗi người con, dẫn tới kết quả giáo dục của trẻ kém hơn (Gary Becker, 1992).
Giả thuyết H3: Cấu trúc gia đình có ảnh hưởng tiêu cực đến hỗ trợ từ gia đình.
Cũng theo nghiên cứu, gia đình càng đông con thì cha mẹ sẽ càng không thể dành
nhiều tâm tư tình cảm vào con cái của họ được mà sẽ có sự thiên vị tình cảm, sự quan
tâm giữa con trai và con gái (Vũ Hoàng Linh & Trần Quang Tuyến, 2021), từ đó sẽ
dẫn đến mâu thuẫn trong gia đình, làm tình cảm giữa các thành viên trong gia đình rạn
nứt.
Giả thuyết H4: Cấu trúc gia đình có ảnh hưởng tiêu cực đến tình cảm gia đình.
- Hỗ trợ từ gia đình:
Hỗ trợ của gia đình được tiếp cận trong đề tài ở các khía cạnh: hỗ trợ tài chính, hỗ
trợ cơ sở vật chất học tập và hỗ trợ thông tin.
Roksa và Kinsley (2019) nhận thấy rằng hỗ trợ của gia đình đóng một vai trò quan
trọng trong kết quả học tập. Còn Christine L. Pearson (2009) chỉ ra rằng, sự hỗ trợ của
gia đình gắn liền với kết quả học tập, vì vậy những học sinh báo cáo mức độ hỗ trợ cao
trong gia đình sẽ có kết quả học tập cao hơn so với những học sinh báo cáo mức độ hỗ
trợ thấp trong gia đình.
Giả thuyết H5: Hỗ trợ từ gia đình có ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập của
sinh viên.

16
17
- Tình cảm của gia đình:
Theo Whiston và Keller (2004) tình cảm gia đình là sự ấm áp, gắn bó, quan hệ
giao tiếp trong gia đình.
Christine L. Pearson (2009) chỉ ra rằng, tình cảm trong gia đình gắn liền với kết
quả học tập, vì vậy những học sinh cho biết mức độ thể hiện tình cảm trong gia đình
cao sẽ có kết quả học tập cao hơn so với những học sinh cho biết tình cảm gia đình
trong gia đình thấp.
Giả thuyết H6: Tình cảm của gia đình có ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập
của sinh viên.
- Tự tin vào năng lực của bản thân:
Tự tin vào năng lực của bản thân không phải là một đặc điểm đơn nhất hay bao
trùm, mà là một tập hợp của niềm tin về bản thân liên quan đến các lĩnh vực hoạt động
cụ thể (Lent và cộng sự, 2013). Tự tin vào năng lực của bản thân là sự thấu hiểu và tin
tưởng vào những khả năng mà bản thân đang có và có thể nuôi dưỡng, kiên trì với sự
tin tưởng này nhằm xây dựng, phát triển bản thân theo chiều hướng tích cực, lành
mạnh (Furlong, M. J., Nylund-Gibson, K., Dowdy, E., Wagle, R., Hinton, T., &
Carter, D, 2020).
Theo nghiên cứu của Christine L. Pearson (2009), tự tin vào năng lực bản thân
không ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập mà chỉ là yếu tố làm thay đổi tác động
của Tình cảm gia đình và Hỗ trợ của gia đình đến kết quả học tập. Kết quả nghiên cứu
của Ana Daniela Silva, Jaisso Vautero, Camilo Usssene (2021) cũng chỉ ra điều tương
tự.
Giả thuyết H7: Tự tin vào năng lực bản thân ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hỗ
trợ của gia đình và kết quả học tập.
Giả thuyết H8: Tự tin vào năng lực bản thân ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa
tình cảm gia đình và kết quả học tập.

18
Bảng 2.3: Tổng hợp các yếu tố của gia đình ảnh hưởng đến kết quả học tập của
sinh viên Việt Nam.

Tên yếu tố Tác động đến kết quả học tập Nghiên cứu liên quan

Silva, Ana Daniela, Jaisso


Tích cực
Kỳ vọng của gia đình Vautero, & Camilo
(thông qua Hỗ trợ từ gia đình)
Usssene (2021)

Zajacova, Lynch &


Trình độ học vấn cao Tích cực
Espenshade (2005); Vũ Thị
nhất của cha mẹ (thông qua Hỗ trợ từ gia đình)
Hương (2021)

Tiêu cực Christine L. Pearson


Cấu trúc gia đình (thông qua Hỗ trợ từ gia đình (2009); Vũ Thị Hương
và Tình cảm gia đình) (2021)

Christine L. Pearson
Tình cảm của gia đình Tích cực
(2009)

Christine L. Pearson
(2009); Silva, Ana Daniela,
Hỗ trợ từ gia đình Tích cực
Jaisso Vautero, & Camilo
Usssene (2021)

Làm thay đổi mối quan hệ tác Christine L. Pearson


Tự tin vào năng lực động của Tình cảm của gia (2009); Silva, Ana Daniela,
bản thân đình và Hỗ trợ từ gia đình lên Jaisso Vautero, & Camilo
Kết quả học tập Usssene (2021)

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp

19
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ana Daniela Silva, Jaisso Vautero & Camilo Usssene (2021). The influence of
family on academic performance of Mozambican university students. Retrieved from:
https://doi.org/10.1016/j.ijedudev.2021.102476
E.Nihal Lindberg & Serpil Recepoğlu (2019). Parents' Educational Expectations:
Does It Matter for Academic Success? Retrieved from:
https://doi.org/10.33710/sduijes.596569
Furlong, M. J., Nylund-Gibson, K., Dowdy, E., Wagle, R., Hinton, T., & Carter,
D, (2020), Modification and standardization of Social Emotional Health
SurveySecondary-2020 edition, Santa Barbara, CA, University of California Santa
Barbara, International Center for School Based Youth Development.
Vu, T. H. (2021). The Influence of Demographic and Family Characterristics on
Learning Outcome of Vietnamese and Eastern Asian Students (PISA 2015 Results).
VNU Journal of Science: Education Research, 37(1). Retrieved from:
https://doi.org/10.25073/2588-1159/vnuer.4498
Juan Yang & Xinhui Zhao (2020). Parenting styles and children’s academic
performance: Evidence from middle schools in China. Retrieved from:
https://doi.org/10.1016/j.childyouth.2020.105017
Jasso Vautero, Maria do Ceu Taveira, Ana Daniela Silva & Nadya A. Fouad
(2020). Family Influence on Academic and Life Satisfaction: A Social Cognitive
Perspective. Retrieved from: https://doi.org/10.1177/0894845320902270
Kurdek, Lawrence A., & Ronald J. Sinclair (1988). Relation of Eighth Graders'
Family Structure, Gender, and Family Environment With Academic Performance and
School Behavior. Retrieved from: https://doi.org/10.1037/0022-0663.80.1.90
Vũ Hoàng Linh và Trần Quang Tuyến (2021). Sibship composition, birth order
and education: Evidence from Vietnam. Retrieved from:
https://doi.org/10.1016/j.ijedudev.2021.102461
Nadya A. Fouad, Elizabeth W. Cotter, Mary E. Fitzpatrick, Neeta Kantamneni,
Laura Carter & Steve Bernfeld (2010). Development and Validation of the Family
Influence Scale. Retrieved from: https://doi.org/10.1177/1069072710364793
Nguyễn Yến Ngọc, Nguyễn Xuân Anh, Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (2021). Sự kỳ vọng,
tạo động lực của phụ huynh và một số hệ lụy đối với học sinh THPT tại TP. Đồng Hới,

20
tỉnh Quảng Bình. Được truy cập từ: https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/
Attachments/327589/CVv276K1S042021052.pdf
Oladele K. Ogunsola, K. A. (2014). Parental and Related Factors Affecting
Students’ Academic Achievement in Oyo State, Nigeria. Retrieved from:
https://doi.org/10.5281/zenodo.1106549
Pearson, C. L. (2009). The Role of Self-Efficacy, Family Support, Family
Affection, and Family Conflict on Adolescent Academic Performance. Retrieved from:
https://dc.etsu.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=3237&context=etd

21

You might also like