You are on page 1of 76

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA KIẾN TRÚC

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG PHÙ HỢP


TÂM SINH LÝ NGƯỜI CAO TUỔI TRONG VIỆN DƯỠNG LÃO
TẠI VIỆT NAM

GVHD:
TS.KTS. NGUYỄN THỊ KIM TÚ
ThS.KTS. TRẦN ANH ĐÀO

SVTH: ĐẶNG THỊ BÍCH CHI


MSSV: 18510101032
Lớp: KT18-CT

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2022


i

MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………………….1
2. Mục tiêu nghiên cứu …………………………………………………………...2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………………...2
4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………….2
5. Nội dung nghiên cứu…………………………………………………………...2
6. Các nghiên cứu đã có liên quan đến đề tài……………………………………..2

B. PHẦN NỘI DUNG……………………………………………………………...3


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU……………………...3
1.1 Sơ lược về đời sống xã hội và tình hình chăm sóc y tế người cao tuổi…...3
1.1.1 Tình hình đời sống xã hội và chăm sóc y tế người cao tuổi ở một số nước
ở trên thế giới……………………………………………………………………3
1.1.1.1 Ở Mỹ……………………………………………………………….…3
1.1.1.2 Ở Nhật Bản…………………………………………………………...4
1.1.2 Một số mô hình chăm sóc y tế và đời sống người cao tuổi trên thế giới…6
1.1.3 Tình hình đời sống xã hội và chăm sóc y tế người cao tuổi ở Việt Nam hiện
nay………………………………………………………………………………10
1.1.3.1 Khái quát chung tình hình người cao tuổi ở Việt Nam……………….10
1.1.3.2 Đời sống văn hóa - tâm sinh lí người cao tuổi ở Việt Nam…………..11
1.1.3.3 Tình hình sức khỏe và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Việt
Nam……………………………………………………………………………..11
1.2 Tổng quát kiến trúc Viện dưỡng lão……………………………………….12
1.2.1 Định nghĩa công trình Viện dưỡng lão…………………………………...12
1.2.2 Phân loại công trình Viện dưỡng lão……………………………………..12
1.2.3 Lịch sử tiến trình phát triển của Viện dưỡng lão…………………………13
1.3 Thực trạng các cơ sở chăm sóc y tế người cao tuổi ở Việt Nam………….13
1.3.1 Mật độ phân bố các cơ sở chăm sóc người cao tuổi……………………...13
1.3.2 Mô hình cơ sở chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam…………………….14
1.4 Xu hướng trên thế giới và Việt Nam về công trình chăm sóc sức khỏe đời
sống người cao tuổi……………………………………………………………...14
1.5 Các vấn đề đặt ra về đề tài nghiên cứu…………………………………….15
Kết luận chương 1

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIẾT KẾ VIỆN DƯỠNG LÃO…16


2.1 Cơ sở y học…………………………………………………………………..16
2.2 Cơ sở thiết kế kiến trúc …………………………………………………….19
2.2.1 Cơ sở về chỉ tiêu, quy hoạch của công trình…………………………….19
2.1.2 Tiêu chuẩn quốc gia QCVN 03-2012 về nguyên tắc phân loại và phân cấp
công trình…………………………………………………………………………...19
2.2.3 Yêu cầu thiết kế Viện dưỡng lão TCVN 4470 - 2012 về TCTK BV đa
Khoa…………………………………………………………………………….19
2.2.4 Các không gian chức năng hoạt động của viện dưỡng lão………………23
2.3 Các đặc điểm công năng chính về công năng, thẫm mỹ, kỹ thuật, hình thức
kiến trúc………………………………………………………………………….25
ii

2.3.1 Phân khu chức năng và tổ chức tổng không gian mặt bằng…………...25
2.3.1.1 Giải pháp bố cục tập trung…………………………………………26
2.3.1.2 Giải pháp bố cục phân tán………………………………………….27
2.3.1.3 Giải pháp bố cục hỗn hợp …………………………………………28
2.3.1.4 Giải pháp thiết kế giao thông trong tổng mặt bằng………………..30
2.3.1.5 Giải pháp thiết kế cảnh quan trong tổng mặt bằng………………...30
2.3.2 Thẩm mỹ………………………………………………………………..34
2.3.2.1 Hình khối…………………………………………………………..34
2.3.2.2 Màu sắc, vật liệu sử dụng cho công trình………………………….34
2.3.2.3 Trang thiết bị nội thất……………………………………………...35
2.3.2.4 Thiết kế dựa theo địa hình, khí hậu………………………………...35
2.3.3 Kỹ thuật………………………………………………………………...35
2.3.3.1 Kết cấu……………………………………………………………..35
2.3.3.2 Cấu tạo kiến trúc…………………………………………………...35
2.3.4 Không gian đặc thù của Viện dưỡng lão ………………………………35
2.4 Xác định không gian hoạt động của các khu chức năng viện dưỡng
Lão……………………………………………………………………………...38
2.4.1 Khối lưu trú dài hạn……………………………………………………38
2.4.2 Khu điều trị đặc biệt……………………………………………………39
2.4.3 Khu khám bệnh………………………………………………………...39
2.4.4 Khu vực công cộng…………………………………………………….0
2.4.5 Khu kho - Khu phụ trợ…………………………………………………0
2.4.6 Khu vực tang lễ………………………………………………………...0
2.5 Công trình thực tế trong và ngoài nước…………………………………..40
2.5.1 Công trình trong nước…………………………………………………..40
2.5.1.1 Nhà dưỡng lão theo mô hình Nhật bản tại rung tâm chăm sóc người cao
tuổi - Viện dưỡng lão Thiên Đức Hà Nội……………………………………….40
2.5.1.2 Viện dưỡng lão Bình Mỹ - TPHCM………………………………...42
2.5.2 Công trình ngoài nước………………………………………………….44
2.5.2.1 Viện dưỡng lão Passivhaus / SCO arquitectura…………………….44
2.5.2.2 Nhà chăm sóc người cao tuổi phụ thuộc và viện dưỡng lão / Dominique
Coulon & Assosiés……………………………………………………………...47
2.6 Cơ sở khoa học về hiện trạng khu vực dự kiến lựa chọn thiết kế………0
Kết luận chương 2

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………51


3.1 Nhận dạng đặc điểm tâm sinh lý người cao tuổi………………………...51
3.1.1 Đặc điểm sinh lý………………………………………………………..51
3.1.2 Đặc điểm tâm lý………………………………………………………...53
3.2 Khai thác các đặc điểm tâm sinh lí người cao tuổi vào thiết kế chi tiết của
các không gian chức năng tiêu biểu…………………………………………….55
3.2.1 Nhà ở an dưỡng…………………………………………………………55
3.2.2 Khu điều trị đặc biệt…………………………………………………….60
3.3 Thiết kế một số không gian chức năng đặc thù đáp ứng tâm sinh lý người
cao tuổi…………………………………………………………………………..62
3.2.1 Không gian sinh hoạt công cộng hoạt động Thiền - cải thiện tâm sinh
lý…………………………………………………………………………………62
3.2.2 Không gian sinh hoạt công cộng đa chức năng…………………………67
iii

Kết luận chương 3

C. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thực trạng dân số ở Việt Nam theo dự báo dân số của Tổng cục Thống kê (2010)
thì tỷ lệ người cao tuổi so với tổng dân số ở Việt Nam sẽ đạt đến con số 10% vào năm
2017, hay dân số Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn “già hóa” từ năm 2017. [14]
Trong giai đoạn 2009-2019, dân số cao tuổi tăng từ 7,45 triệu lên 11,41 triệu, tương
ứng với tăng từ 8,68% lên 11,86% tổng dân số. Dân số cao tuổi tăng thêm chiếm gần
40% tổng dân số tăng thêm.[13]

Biểu đồ 0.1 : Phân bố dân sốc cao tuổi theo các nhóm tuổi, năm 2009 và 2019.[14]

Trong khi đó tình trạng sức khỏe và tinh thần người cao tuổi ở Việt Nam thấp. Đặc
biệt, có 67.2% tình trạng sức khỏe người cao tuổi yếu và rất yếu. Khoảng 95% người
cao tuổi có bệnh, chủ yếu là là bệnh mãn tính không lây truyền, trung bình 1 người cao
tuổi Việt nam mắc 3 bệnh cùng lúc. Trong khi đó, hệ thống chăm sóc sức khỏe người
cao tuổi chưa đủ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người cao tuổi.[11]
Những năm đầu 2022, khi cả thế giới và Việt Nam đối mặt với đại dịch Corona
virus ( Covid-19) diễn ra phức tạp và tàn khốc. Qua đó, cho thấy rằng đối tượng người
cao tuổi dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động xấu như dịch bệnh, thiên tai,.. từ môi trường
sống. Theo Bộ Y Tế [10], có trên 84% ca mắc Covid-19 tử vong từ 50 tuổi trở lên
thuộc vào nhóm đối tượng nguy cơ cao. Vì thế việc chăm sóc đời sống sức khỏe người
cao tuổi là vấn đề cần thiết và cấp bách.
Hiện nay trên thế giới, mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Viện dưỡng lão
ở các nước phát triển đã không còn quá xa lạ. Nhưng ở Việt Nam loại mô hình chăm
sóc này vẫn còn gây nhiều hiểu lầm và tranh cãi, vì Viện dưỡng lão không hợp với
truyền thống đời sống văn hóa của người Việt nam từ xưa đến nay. Tuy nhiên, trong
bối cảnh xã hội ngày càng phát triển và hội nhập quốc tế, Việt Nam đang dần phát triển
và cả trên lĩnh vực y tế thì việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi truyền thống không
còn đủ đáp ứng so với tình hình sức khỏe người cao tuổi ở Việt Nam. Việc tạo ra môi
trường sống lành mạnh, tích cực và chăm sóc y tế đầy đủ là điều cần được cân nhắc và
Viện dưỡng lão không đơn thuần là mô hình chỉ để phục vụ chỗ ở mà còn là nơi chăm
sóc, khám chữa bệnh và điều trị sức khỏe cho đối tượng người cao tuổi.
Do đó, có thể thấy trong giai đoạn sắp tới, mô hình tự chăm sóc sức khỏe tại gia đối
với người cao tuổi sẽ không còn phù hợp và sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe,
2
tâm lý của người cao tuổi đồng thời tạo ra áp lực cho đời sống xã hội. Trước thực trạng
trên, nhu cầu đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là tất yếu trong đó có
loại hình Viện dưỡng lão – một loại hình nhà ở đặc biệt đang cần được quan tâm đúng
mức.
Tạo ra giá trị nhân văn vừa hợp về đạo lí truyền thống của con người Việt Nam vừa
đáp ứng và tạo ra hệ thống chăm sóc sức khỏe và tinh thần cho đối tượng người cao
tuổi.

2 Mục đích nghiên cứu


- Nhận dạng đặc điểm tâm sinh lý người cao tuổi
- Khai thác các đặc điểm tâm sinh lí người cao tuổi vào thiết kế chi tiết của các
không gian chức năng tiêu biểu của viên dưỡng lão
-
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu : kiến trúc viện dưỡng lão
3.2 Phạm vi nghiên cứu : Khu vực TPHCM, khu vực xung quanh có mối liên hệ với
hệ thống y tế.
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp khảo sát xã hội học : khảo sát thực trạng đời sống người cao tuổi ở
khu vực : điều kiện sống, tình trạng sức khỏe, tinh thần, văn hóa, nguyện vọng,..
4.2 Phương pháp phân tích đánh giá : tìm hiểu các tài liệu có liên quan đề bài
nghiên cứu qua báo đài, internet từ đó rút ra đánh giá.
4.3 Phương pháp so sánh đối chiếu : tìm hiểu và so sánh sự khác và giống nhau về tổ
chức không gian giữa các công trình thực tế ở trong và ngoài nước. Từ đó tìm ra giải
pháp hợp lí cho tổ chức không gian và dây chuyền công năng hợp lí cho khu vực đang
nghiên cứu
4.4 Phương pháp trao đổi - xin ý kiến : trao đổi, xin ý kiến giảng viên để đưa ra định
hướng tốt cho bài nghiên cứu

5 Nội dung nghiên cứu


5.1 Nghiên cứu về đời sống xã hội và chăm sóc sức khỏe tinh thần người cao tuổi
5.2 Tổ chức không gian chức năng phù hợp với tâm sinh lí người cao tuổi
5.3 Các vấn đề nghiên cứu chuyên sâu

6 Các nghiên cứu đã có liên quan đến đề tài


1.1 Luận văn thạch sĩ Nguyễn Thùy Trang - Trường ĐH Xây dựng năm 2016
(http://bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/Daotaosaudaihoc/Caohoc/Lua
nvancaohoc/KDHN1405/KDHN1405NGuyenThuyTrang/KDHN1405NguyenThuyTra
ng.)
6.2 Đề tài “Nghiên cứu một số đặc trưng của người cao tuổi Việt Nam và đánh giá
mô hình chăm sóc ngườ cao tuổi đang áp dụng” do Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em
triển khai năm 2005-2006
3
A. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Sơ lược về đời sống xã hội và tình hình chăm sóc y tế người cao tuổi
1.1.1 Tình hình đời sống xã hội và chăm sóc y tế người cao tuổi ở một số nước
ở trên thế giới
1.1.1.1 Ở Mỹ
- Người cao tuổi ở Mỹ vẫn tiếp tục làm việc :
Bloomberg trích dẫn số liệu từ Cục Thống kê việc làm Mỹ cho thấy trong
Quý II/2017 có khoảng 19% người Mỹ từ 65 tuổi trở lên vẫn tiếp tục cống hiến cho
công việc.
Ở Mỹ, không có quy định bắt buộc về độ tuổi nghỉ hưu nhưng để được
hưởng đầy đủ phúc lợi xã hội và bảo hiểm y tế, 65 tuổi là độ tuổi về hưu phổ biến đối
với hầu hết công chức và người lao động. Tuy nhiên, ngày càng nhiều người Mỹ mong
muốn tiếp tục làm việc sau 65 tuổi, thậm chí sau 70 tuổi.

Hiện tại, Mỹ cứ 5 người già thì có 1 người vẫn làm việc. Đây là tỷ lệ cao
nhất trong 55 năm qua. Tỷ lệ người già tiếp tục làm việc ở Mỹ dần tăng mạnh từ năm
2004 và dự báo đến năm 2024, sẽ có tới 36% người Mỹ, tuổi từ 65-69, tiếp tục tham
gia thị trường lao động . Thậm chí, trong một khảo sát, có tới 80% người dân Mỹ hiện
nay khẳng định họ vẫn sẽ làm việc khi về hưu.[8]

- Chế độ phúc lợi cho người cao tuổi ở Mỹ : Người già và người bệnh tại Mỹ,
nếu xét thấy không còn đủ sức khỏe đi làm thì cứ làm đơn xin tiền trợ cấp xã hội SSI-
(Supplemental security Income) là cụm từ dành để chỉ chung cho người già và người
bệnh.

Về nhà Nhà ở: Đối với người già hay người bệnh, nếu không thích ở chung
với gia đình con cháu thì lại xin và được cấp nhà (nhà ở). Đây là hình thức hỗ trợ của
chính phủ muốn hỗ trợ cấp để phụ nữ trả thêm cho hơn 1/2 số tiền thuê nhà hàng tháng.
[15]

Về y tế miễn phí người cao tuổi : được cấp thẻ medicare, thẻ này có giá trị
sử dụng trong khắp các tiểu bang.

Hình 1.1. Chương trình Medicare dành cho người 65 tuổi ở Mỹ -Tạm dịch : Medicare bao gồm phòng khám,
tính khả dụng, sức khỏe, bảo hiểm, chi phí, thuốc và cấp cứu. Nguồn : Giải pháp định cư Mỹ ,ICAVIET
( Đăng ký bộ Công Thương hồ sơ số 35420, cấp ngày 10/07/2020)
4
Medicare là chương trình bảo hiểm sức khỏe quốc gia dành cho người từ 65 tuổi trở
lên. Chương trình này chi trả một phần chi phí chăm sóc sức khỏe. Medicare được tài
trợ bởi một phần tiền thuế, một phần từ ngân hàng An sinh Xã hội.

* Medicare bao gồm có 4 phần

Hình 1.2 Các phần bảo hiểm của Medicare ( trái) - Nguồn Giải pháp địn cư Mỹ ,ICAVIET ( Đăng kí bộ
Công Thương hồ sơ số 35420, cấp ngày 07/10/2020) . Thẻ Medicare ( phải) - Nguồn : medicare.gov

• Bảo hiểm bệnh viện ( Phần A ) sẽ chi trả tiền chăm sóc bệnh nhân nội trú trong bệnh
viện hay cơ sở điều dưỡng chuyên môn ( sau khi nằm viện ) , chi phí chăm sóc sức khỏe
tại gia và chăm sóc khi hấp hối .

• Bảo hiểm y tế ( Phần B ) sẽ trả tiền cho các dịch vụ y tế , nhiều dịch vụ y tế khác và
các vật liệu y tế không được viện trợ y tế bảo hiểm hỗ trợ .

• Medicare Advantage (Phần C) những người có Medicare Phần A và B có thể nhận


dịch vụ chăm sóc sức khỏe thông qua các tổ chức cung cấp chương trình này trong
Phần C.

• Bảo hiểm y tế theo toa (Phần D) sẽ trả tiền thuốc mà bác sĩ kê toa điều trị

1.1.1.2 Ở Nhật Bản


- Hướng tới mục tiêu chăm sóc toàn diện
Nhật Bản là quốc gia có dân số già nhất thế giới với gần 30% công dân trên
65 tuổi, và con số này dự kiến sẽ tăng lên trong tương lai. Thực hiện các tác động hiện
trạng này không nhỏ đối với chính sách an sinh xã hội của nước này trong nhiều mùa
thu qua. Tính từ năm 1963 đến nay, quốc gia này đã có ít nhất 5 lần tiến hành cải cách
hệ thống phúc lợi nhằm hướng tới sự chăm sóc toàn diện hơn cho người cao tuổi.
Theo Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản (MIC), tính đến giữa tháng 9-
2021, số người cao tuổi tại nước này là 36,4 triệu người, tăng 220.000 người so với
cùng thời điểm năm ngoái. Tỷ lệ người cao tuổi trong cơ cấu dân số tăng 0,3%, lên
mức kỷ lục 29,1%.
Năm 2000, hệ thống bảo hiểm chăm sóc có thời hạn cho người cao tuổi bắt
đầu có hiệu lực. Theo đó, tất cả người dân từ 65 tuổi trở lên đều được nhận các khoản
phúc lợi bất kể thu nhập ở mức nào, và họ có thể linh hoạt trong việc lựa chọn nhà
cung cấp bảo hiểm và phúc lợi cho bản thân.
5
Trong chăm sóc y tế, người cao tuổi chỉ phải chi trả 10% phí chăm sóc - chữa
bệnh, 90% còn lại sẽ được thanh toán từ tiền bảo hiểm xã hội[5]. Ngoài ra, còn có các
quy định của Luật Y tế và Dịch vụ Y tế cho Người cao tuổi. Để việc chăm sóc người
cao tuổi được thực hiện một cách chính xác, người ta tiến hành lập bản đồ theo vùng để
biết được tình trạng của từng người cao tuổi và hình thức hỗ trợ mà họ cần . Người cao
tuổi được chăm sóc hàng ngày, nhà nghỉ, những ngôi nhà đặc biệt để chăm sóc người
già, và nhà tập thể cho người già mắc chứng sa sút trí tuệ.[5]
Nhật Bản còn là quốc gia áp dụng những tiến tiến trong khoa học về chăm sóc
người cao tuổi.

Thứ nhất là, mã QR trên móng tay dành cho những người có vấn đề về trí nhớ :
Hầu hết các điện thoại di động đã được tích hợp trình đọc Mã QR (mã phản hồi nhanh,
bằng tiếng Anh) để truy cập thông tin dễ dàng hơn. Ở Nhật Bản, họ đã tham gia chức
năng này cho những người cao tuổi gặp vấn đề về trí nhớ.Tại thành phố Iruma nằm ở
phía bắc Tokyo, những cư dân mắc chứng sa sút trí tuệ được theo dõi bằng Mã QR
được cài đặt trên ngón tay hoặc ngón chân của họ. Ý tưởng được thực hiện vào năm
2016. Mã bao gồm thông tin về người cao tuổi, chẳng hạn như tên và nơi họ sống và số
điện thoại. Dịch vụ là một trong những hình thức chăm sóc người cao tuổi. Nhưng QR
chỉ dính vào người tối đa hai tuần và không thấm nước, cần được thay thế.

Hình 1.3 Mã QR trên móng tay cho người có vấn đề về trí nhớ ở Nhật Bản- [Ánh : internet-skdesu.com]

Thứ hai là, xe Gofl : Ngoài ra còn có xe gôn được sử dụng để tạo điều kiện thuận
lợi cho việc di chuyển của người cao tuổi. Dịch vụ này tự động, miễn phí và hoạt động
4 giờ một ngày. Đây là cách giúp giảm thiểu tai nạn giao thông với những tài xế lớn
tuổi. Chiếc xe có một cảm biến cho phép nó di chuyển đến 3 km với tốc độ từ 6 đến 12
km một giờ. Nó có một rãnh điện từ ẩn. Xe có tài xế riêng và có rèm che bảo vệ. Dịch
vụ này không hoạt động vào ban đêm.
6

Hình 1.4 Xe Gofl di chuyển người cao tuổi ở Nhật Bản- [Ảnh : internet-skdesu.com]

Thứ ba là, Robot : Nhật Bản là một trong những quốc gia đầu tư nhiều nhất vào
robot giúp chăm sóc người già. Chỉ trong năm 2013, hơn 18 triệu đô la đã được đầu tư
vào loại hình chăm sóc người cao tuổi này. Năm 2006, Trung tâm Nghiên cứu Khoa
học Riken về các Vấn đề Mới nổi đã phát triển một robot-y tá tên là “Ri-Man” với cánh
tay silicon để vận chuyển người già. Một robot giống con dấu khác có tên “Paro” đã
được tạo ra và phục vụ cho việc bầu bạn với người già. Nó được thiết kế cho những
người bị bệnh Alzheimer và các loại sa sút trí tuệ khác. [20]

Hình 1.5 Robot trò chuyện với người cao tuổi mắc bệnh Alzheimer-[Ảnh : internet-skdesu.com]

1.1.2 Một số mô hình chăm sóc y tế và đời sống người cao tuổi trên thế giới

Trung tâm chăm sóc sức khỏe ban ngày cho người cao tuổi ( Adult day care )
Trung tâm chăm sóc sức khỏe ban ngày cung cấp dịch vụ cho người cao tuổi
tạm rời mái ấm gia đình trong vài giờ mỗi ngày để được chăm sóc, khích lệ về cả hai
mặt tinh thần và xã hội, cũng như có cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc vui chơi với những người
cao tuổi khác. Các dịch vụ chính bao gồm : theo dõi sức khỏe, cung cấp các bữa ăn, tư
vấn dinh dưỡng, giải trí sinh hoạt, tư vấn xã hội, vật lý trị liệu, di chuyển… (hình 1.6)
7

Hình 1.6 Hình ảnh người cao tuổi tham gia bài tập vật lí trị liệu tại trung tâm sức khỏe ban ngày-
[Ảnh : internet - City international hospital/Cih.com.vn.]

Cộng đồng – Người cao tuổi sống độc lập ( Independent Living) / Người cao
tuổi cần sự hỗ trợ ( Assisted Living)
Các cộng đồng sống độc lập và được hỗ trợ đều cung cấp nhà ở được thiết kế
chu đáo, tiện nghi thân thiện với người cao tuổi, kế hoạch bữa ăn hàng ngày và các
hoạt động xã hội thú vị. Tuy nhiên cũng có sự khác nhau giữa hai mô hình này là đối
tượng sử dụng được phân theo nhu cầu các dịch vụ chăm sóc và sức khỏe người cần
lựa chọn môi trường sống như thế nào.
Sự khác nhau ở cộng đồng sống độc lập và cần hỗ trợ là :

Người cao tuổi sống độc lập Người cao tuổi cần sự hỗ trợ
( Independent Living) ( Assisted Living)

- Làng/ cộng đồng hưu trí - Nhà/ cơ sở chăm sõ nội trú


Hình thức - Cộng đồng người lớn tích - Nhà tập thể
cực - chăm sóc cá nhân
- Căn hộ cao cấp
Người cao tuổi có sức khỏe Người cao tuổi có sức khỏe yếu,
Đối tượng ổn/ trung bình tự chăm sóc cần giúp đỡ trong các hoạt động
hoạt động cá nhân cá nhân hằng ngày và chăm sóc
y tế
Bữa ăn, dọn phòng, sự kiện Mặc quần áo, ăn, tắm, chăm sóc
Các dịch vụ xã hội, chương trình chăm vệ sinh, y tế và quản lí thuốc,
sóc sức khỏe, di chuyển vận chuyển( dịch vụ y tế bên
( giữa nhà riêng và cộng ngoài) khi cần thiết, chương
đồng), dịch vụ an ninh trình chăm sóc sức khỏe, dọn
phòng, sự kiện xã hội

Bảng 1.7 So sánh các điểm khác nhau giữa cộng đồng độc lập và cần hỗ trợ ở người cao tuổi.
8

Hình 1.8 Waltonwood Ashburn ở Wine Country, Loudoun County, Virginia (trái). Waltonwood Cotswold ở
vùng ngoại ô phía Đông Nam Charlotte, Bắc Carolina (phải). [Nguồn : Waltonwwood senior communities/
waltonwwood.com] - cộng đồng được thiết kế phục vụ đời sống người cao tuổi ở Mỹ

Viện dưỡng lão ( Nursing Home )


Viện dưỡng lão là nơi được xây dựng nhằm phục vụ cho việc điều dưỡng, khám
chữa bệnh hay chăm sóc tập trung cho những người cao tuổi có hoàn cảnh về tuổi tác,
sức khỏe, bệnh tật hay đau yếu. Viện dưỡng lão chăm sóc đời sống & y tế cho người
cao tuổi 24/24h. Người cao tuổi sống trong những phòng riêng biệt hoặc phòng chung
với người cao tuổi khác, được chăm sóc trong các sinh hoạt, được điều trị và theo dõi
sức khỏe hằng ngày.

Hình 1.9 Người cao tuổi được chăm sóc bữa ăn tại Viện dưỡng lão Asahikawa, ở Hokkaido, Nhật Bản.
[Nguồn internet - kyodo news/ https://english.kyodonews.net ]
9

Hình 1.9 Người cao tuổi được rèn luyện kĩ năng vận động qua bài tập trị liệu cơ năng ở viện dưỡng lão
Tennesee, Hoa Kỳ. [Ảnh : Blake Farmer/ https://wpln.org/ ]

Trung tâm chăm sóc người cao tuổi liên hoàn ( Continuing Care )
Trung tâm cung cấp chuỗi các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi từ các mức độ
đơn giản đến phức tạp nhất. Người cao tuổi sống trong trung tâm này, khi có những
thay đổi trong yêu cầu về sinh hoạt hằng ngày, hay chăm sóc sức khỏe, có thể di
chuyển đến những khu vực khác nhau trong trung tâm.

Hình 1.9 Hình ảnh bệnh nhân được điều trị hồi phục liên tục và phức tạp tại Sinai Health ( hệ thống y tế
bệnh viện) ở Canada. [Nguồn : https://www.sinaihealth.ca]
10
Chăm sóc sức khỏe tại nhà ( Home Care )
Hỗ trợ người cao tuổi các sinh hoạt hằng ngày và chăm sóc sức khỏe của họ
ngay tại nhà.[4]

Hình 1.10 Hình ảnh bệnh nhân được chăm sóc tại nhà 24h ở khu vực Austin, Westlake hill, Tesxa, Hoa Kỳ.
[Nguồn : Home instead “ 24 hour home care in the Austin, TX area” / https://www.homeinstead.com/ ]

1.1.3 Tình đời sống xã hội và chăm sóc y tế người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay
1.1.3.1 Khái quát chung tình hình người cao tuổi ở Việt Nam
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, cả nước có 11,41 triệu người cao tuổi,
chiếm khoảng 12% dân số; trong đó có 1.918.987 người từ 80 tuổi trở lên (chiếm 17%
tổng số người cao tuổi); có 7.294.100 người cao tuổi sống ở khu vực nông thôn (chiếm
41,9%); tỷ lệ người cao tuổi thuộc hộ nghèo cao hơn. [9]

Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, đến năm 2036 nhóm dân số từ 65 tuổi trở
lên sẽ chiếm khoảng 14,17% tổng dân số. Khi đó Việt Nam bước vào giai đoạn dân số
già.[13]

Biểu đồ 1.11 Biểu đồ thể hiện cơ cấu tỷ trọng dân số qua nhóm tuổi - [Nguồn : Tổng cục thống kê]
11

1.1.3.2 Đời sống văn hóa - tâm sinh lí người cao tuổi ở Việt Nam
Từ nhiều đời nay trong quan niệm Á Đông nói chung và văn hóa truyền thống
của người Việt Nam nói riêng, bố mẹ khi về già thường sống chung với con cháu. Mô
hình này được gọi là tam, tứ đại đồng đường. Thế nhưng, những năm gần đây xã hội
ghi nhận sự dịch chuyển xu hướng sống mới của người già. Tuổi xế chiều khi đã lo
lắng xong xuôi việc học hành, dựng vợ gả chồng cho con cái thì họ đã chọn cách sống
cho riêng mình.
Theo số liệu điều tra mới nhất của Viện Dân số sức khỏe và Phát triển vào năm
2020, thực hiện với hơn 6.000 người cao tuổi trên cả nước, có 19% người cao tuổi sống
riêng 2 vợ chồng, 8,6% người cao tuổi sống một mình.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự dịch chuyển cấu trúc gia đình của người Việt
nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng là khoảng cách thế hệ trong suy nghĩ,
lối sống hay quan điểm ứng xử dẫn đến những lúc "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt’,
nảy sinh nhiều mâu thuẫn không đáng có. Từ đó, gây tổn thương cho người già và
người trẻ trong gia đình.
"Với những người ở riêng, họ chấp nhận sự khác biệt của mình với con, tạo ra
không gian riêng cho mình và tôn trọng không gian riêng của con. Họ không còn nhu
cầu muốn can thiệp vào đời sống riêng của con nữa. Đó cũng là một trong những điều
giúp họ bình an, vui vẻ sống độc lập, không dính mắc vào cái gọi là cuộc sống riêng
của con, bởi ở đó đôi khi sẽ có cãi vã, xung đột, bất đồng ý kiến với người già… Thậm
chí, suy nghĩ phải trông nhà, trông cháu cho con cũng không còn phù hợp với người già
bây giờ" Tiến sĩ xã hội học Phạm Thị Thúy – Học viện Hành chính Quốc gia, Phân
viện TP.HCM chia sẻ. [7]
Ngoài ra vấn đề sức khỏe của người cao tuổi ở Việt Nam cũng là lý do cho sự
thay đổi trên. Sức khỏe người cao tuổi ở Việt Nam thường đa bệnh lý và phần lớn
người cao tuổi ở nông thôn chiếm tỉ lệ cao hơn. Qua đó cho thấy sự tiếp cận các dịch
vụ y tế chăm sóc còn nhiều hạn chế.

1.1.3.3 Tình hình sức khỏe và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Việt nam
Theo Tổng cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), gần 70% người cao
tuổi Việt Nam có tình trạng sức khỏe yếu và rất yếu, 35,73% người cao tuổi Việt Nam
gặp khó khăn trong ít nhất 1 chức năng (nghe, vận động, nhìn...), 15% gặp khó khăn liên
quan đến tự chăm sóc bản thân.
Vì vậy, tuổi thọ trung bình của người Việt hiện ở mức cao, khoảng 73,6 tuổi,
nhưng số năm khỏe mạnh chỉ được 64.

Mô hình bệnh tật ở nước ta đang thay đổi nhanh chóng, chuyển từ mô hình bệnh
lây nhiễm sang mô hình bệnh không lây nhiễm như ung thư, tim mạch, đái tháo đường...
chiếm tỉ lệ lớn trong số nhập viện, số tử vong hằng năm.

Người cao tuổi nước ta thường mắc nhiều bệnh cùng một lúc, trung bình mỗi
người mắc 3 bệnh. Tình trạng bệnh tật đã ảnh hưởng lớn đến đời sống tâm lý, các hoạt
động sinh hoạt hằng ngày và sự hòa nhập cộng đồng của người cao tuổi. [6]

Kiến thức chăm sóc bệnh người cao tuổi : Nhìn chung, người cao tuổi ít có kiến
thức về phòng chống một số bệnh thường gặp như tăng huyết áp, đau khớp. Khoảng
hơn 45% người cao tuổi không biết gì về cách phòng chống bệng tăng huyết áp. Người
12
cao tuổi được chẩn đoán là tăng huyết áp biết nhiều cách phòng chống cao hơn hẳn
những người không bị bệnh. Nam giới cao tuổi có kiến thức phòng bệnh tăng huyết áp
tốt hơn phụ nữ cao tuổi (39,0% và 49,8%). Đặc biệt phụ nữ cao tuổi và người cao tuổi
có điều kiện kinh tế nghèo có kiến thức về phòng bệnh kém hơn các nhóm khác.

Đối với ốm cấp tính, hình thức tự điều trị và sử dụng dịch vụ y tế tư nhân vẫn
là hai hình thức phổ biến trong sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi. Chỉ khoảng
40% người cao tuổi sử dụng dịch vụ y tế nhà nước khi bị ốm. Những người trên 85 tuổi
có tỷ lệ sử dụng dịch vụ bệnh viện thấp hơn 2 lần so với nhóm tuổi từ 60-64 do khả
năng đi lại hạn chế.

Đối với bệnh mạn tính, đến cơ sở y tế nhà nước để chẩn đoán bệnh là hình
thức phổ biến. Tuy nhiên, tỷ lệ người cao tuổi tự chẩn đoán bệnh cũng tương đối cao,
chiếm khoảng 27%. Sử dụng dịch vụ y tế tư nhân trong điều trị bệnh mạn tính là hình
thức phổ biến.

Khoảng cách tới cơ sở y tế, điều kiện kinh tế và tâm lý ngại làm phiền tới con
cháu là những yếu tố có ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi.
Tuy nhiên, sự thuận tiện về khoảng cách tới cơ sở y tế là lý do chính để người cao tuổi
lựa chọn cơ sở y tế khám chữa bệnh. Hầu hết người cao tuổi mong muốn được khám
chữa bệnh ở những cơ sở y tế gần nhà như khám tại nhà, khám ở cơ sở y tế tư nhân
hoặc tại trung tâm y tế xã. [11]

Mặc dù tỷ lệ Người cao tuổi ngày càng tăng nhưng mạng lưới y tế phục vụ
người cao tuổi ở Việt Nam còn rất yếu, trong đó số nhân viên y tế phục vụ tại cộng
đồng còn thiếu và nghiệp vụ kỹ năng phát hiện, điều trị và chăm sóc người cao tuổi còn
thấp. Hiện cả nước chỉ có 49/63 bệnh viện tỉnh, thành phố có khoa Lão, 3 cơ sở đào tạo
bộ môn Lão khoa. Khoa Lão vừa điều trị bệnh, vừa điều trị phục hồi chức năng cho
người cao tuổi nên không chỉ cần thuốc men, trang thiết bị y tế mà cả chế độ dinh
dưỡng, luyện tập cũng phải được lưu ý.

1.2 Tổng quát kiến trúc Viện dưỡng lão


1.2.1 Định nghĩa công trình Viện dưỡng lão
Viện dưỡng lão hay viện dưỡng lão (còn được gọi với tên khác là viện dưỡng
lão, nhà nghỉ dưỡng) là một khu hoặc tòa nhà được xây dựng nhằm phục vụ mục đích
điều dưỡng, khám chữa bệnh hoặc chăm sóc tập trung. người cao tuổi có hoàn cảnh về
tuổi tác, sức khỏe, ốm đau, bệnh tật. Viện dưỡng lão được xây dựng bởi nhà nước hoặc
bởi các nhà đầu tư tư nhân.[16] Đây là một trong những công trình mang tính phúc lợi,
an sinh xã hội và có ý nghĩa đối với việc chăm sóc người già yếu trong xã hội. Thông
thường, viện dưỡng lão thường được bố trí xây dựng ở những nơi tương đối yên tĩnh,
cách xa sự ồn ào náo nhiệt của thành phố như vùng nông thôn, ngoại ô, đồng quê hoặc
những nơi yên tĩnh khác.

1.2.2 Phân loại công trình Viện dưỡng lão


Theo QCVN 03: 2012/BXD - Phụ lục A A.2.2 Công trình y tế bao gồm
Bệnh viện đa khoa;
Bệnh viện chuyên khoa;
Phòng khám đa khoa, khám chuyên khoa khu vực;
13
Trạm y tế, nhà hộ sinh;
Nhà điều dưỡng;
Trung tâm phục hồi chức năng, chỉnh hình;
Nhà dưỡng lão;
Trung tâm phòng chống dịch bệnh;
Trung tâm y tế dự phòng;
Trung tâm sức khỏe sinh sản;
Trung tâm bệnh xã hội;
Trung tâm kiểm nghiệm dược, vắc xin, hóa mỹ phẩm, thực phẩm;
Khu chăn nuôi động vật thí nghiệm;
Các cơ sở y tế khác
Viện dưỡng lão được xếp và loại công trình y tế còn có chức năng ở (nghỉ
dưỡng) và sinh hoạt cộng đồng.

1.2.3 Lịch sử hình thành và phát triển của Viện dưỡng lão
Trại tế bần (trại cứu tế, nhà tế bần) , hay trung tâm bảo trợ xã hội, là những
khu trại, tòa nhà được dựng lên cố định hay tạm thời tại những địa điểm nhất định để
thực hiện việc cứu tế, cung cấp lương thực, thực phẩm miễn phí (phát chẩn) cho những
người vì hoàn cảnh, điều kiện chủ quan, khách quan trong một thời điểm nhất định mà
không thể tự nuôi mình, cung cấp cho đối tượng này chỗ ở và công ăn việc làm. Hình
thức này xuất hiện từ lâu trong lịch sử và được ghi nhận chính thức trong
năm 1631 ở châu Âu. Đối tượng ở trại tế bần là những người nghè khổ, vô gia cư, trẻ
em lang thang, người cao tuổi,..
Hệ thống trại tế bần phát triển trong thế kỷ 17 như là một cách để các giáo
xứ giảm chi phí cho người đóng thuế cung cấp cứu trợ người nghèo. Đến thế kỷ 19 trại
tế bần ngày càng trở thành nơi cư trú cho người cao tuổi, tàn tật, bị bệnh hơn là người
nghèo.
Tại Trung Quốc, năm 1965, đã có viện trợ lão dành cho công nhân về hưu.
Các công xã cũng có khu dưỡng lão cho lão nông và viện lão là nơi nghỉ dưỡng tự
nguyện, có sự hỗ trợ của nhà nước.
Tại Hoa Kỳ, viện dưỡng lão là một cơ quan dịch vụ (dịch vụ tư nhân hoặc
dịch vụ công) mang tính phúc lợi và an sinh xã hội, Những nơi này dành cho những
người cao niên già yếu, không thể tự chăm sóc chính mình được nữa. Những người già
có thể đến các cơ sở dưỡng lão, những cơ sở này phải có giấy phép, chứng chỉ hành
nghề do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Hiện nay, trên thế giới các mô hình viện dưỡng lão rất đa dạng và viện
dưỡng lão không chỉ là những ngôi nhà ở mà còn là vấn đề y tế cho tất cả người cao
tuổi.
1.3 Thực trạng các cơ sở chăm sóc y tế người cao tuổi ở Việt Nam và khu vực
1.3.1 Mật độ phân bố các cơ sở chăm sóc người cao tuổi
Hiện cả nước chỉ có 49/63 bệnh viện tỉnh, thành phố có khoa Lão, 3 cơ sở đào
tạo bộ môn Lão khoa. Khoa Lão vừa điều trị bệnh, vừa điều trị phục hồi chức năng cho
người cao tuổi nên không chỉ cần thuốc men, trang thiết bị y tế mà cả chế độ dinh
dưỡng, luyện tập cũng phải được lưu ý.
Những cơ sở chăm sóc người cao tuổi đầu tiên được thành lập chính là những
trung tâm điều dưỡng người có công với đất nước. Những trung tâm này chủ yếu làm
nhiệm vụ điều dưỡng luân phiên những người cao tuổi theo diện chính sách (không
nuôi dưỡng suốt đời) làm nhà nước bảo trợ. Theo thống kê tháng 12/2020, nước ta hiện
14
có khoảng 80 trung tâm dưỡng lão ngoài công lập và chỉ 32/63 tỉnh thành có cơ sở
chuyên biệt dành cho người cao tuổi. Trong đó tại Hà Nội có gần 20 nhà dưỡng lão tư
nhân, TP.HCM ít hơn với chưa đến 10 cơ sở. [14]
Các cơ sở chăm sóc người cao tuổi chủ yếu tập trung ở hai thành phố lớn là
Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Các tỉnh thành khác nhau, mỗi nơi thường chỉ có một vài cơ
sở hoặc thậm chí không có cơ sở nào. Phí dịch vụ còn khá cao nên chỉ ở các thành phố lớn
như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh mới có các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi nhưng đa số
các cơ sở đều nằm ở khu vực ngoại thành, xa trung tâm.
1.3.2 Các mô hình chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam
Hiện tại ở Việt Nam có 2 loại mô hình chủ yếu và phổ biến là : chăm sóc
tập trung và chăm sóc tại nhà/ cộng đồng.
Mô hình chăm sóc tập trung : Chăm sóc tập trung cung cấp trong một môi
trường sống tập trung nhằm đáp ứng nhu cầu vận động, y khoa, cá nhân, xã hội, và nhà ở
của những người có các khuyết tật về thể chất, thần kinh hay phát triển. Các dịch vụ chăm
sóc tập trung thường bao gồm giám sát 24h, hỗ trợ các hoạt động sống hàng ngày, điều
dưỡng, phục hồi, hỗ trợ thích nghi, tâm lý, liệu pháp, hoạt động xã hội... Chăm sóc tập
trung có tại bệnh viện, nhà dưỡng lão hay các cơ sở được nhà nước xác nhận/cấp phép
hoạt động.
Mô hình chăm sóc tại cộng đồng/tại nhà: Ở những nơi có các dịch vụ chăm
sóc tại nhà, người cao tuổi không phải đến sống tại các cơ sở chăm sóc tập trung. Trong
nhiều gia đình, người chăm sóc chủ yếu là các thành viên gia đình. Hình thức chăm
sóc/điều dưỡng tại nhà/cộng đồng hoàn toàn phù hợp với quan điểm "già hóa tại chỗ".
Điều này có nghĩa, người cao tuổi vẫn sống với gia đình tại nhà/cộng đồng của họ và với
môi trường tự nhiên trong khoảng thời gian họ muốn.

1.4 Xu hướng trên thế giới và Việt Nam về công trình chăm sóc sức khỏe đời sống
người cao tuổi
Trên thế giới, Theo thống kê của Liên hợp quốc, đến năm 2050, cứ 6 người trên
thế giới sẽ có một người trên 65 tuổi, tương đương với khoảng 1,5 tỷ dân số. Nhiều thành
phố có tỷ lệ siêu lão hóa rất cao với hơn 20% người trên 65 tuổi, chủ yếu ở Nhật Bản, Đức,
Ý và Pháp.
Kéo theo đó là sự phát triển mạnh mẽ của các trung tâm an nghỉ hưu trí tại các
nước. Ở Mỹ, viện dưỡng lão được chia thành nhiều loại hình khác nhau dựa trên tình
trạng sức khỏe của người cao tuổi.
Tại Nhật Bản, một nước có hệ thống sinh xã hội phát triển mạnh, các viện dưỡng
lão luôn đề cao vấn đề chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người cao tuổi. Những trung
tâm này vừa áp dụng công nghệ hiện đại trong chăm sóc y tế và vận hành, vừa tạo môi
trường sống trong lành, gần gũi với thiên nhiên.
Ngoài ra còn có các hoạt động ngoại khóa, có thể thao tác, giải trí để phục vụ sở
thích riêng của từng người.

Thách thức cho Việt Nam, Không nằm ngoài xu hướng của các quốc gia trên
thế giới, Việt Nam thậm chí có tốc độ chuyển hóa dân số thuộc hàng nhanh nhất thế
giới khi chỉ mất 20 năm để chuyển từ dân số hóa sang dân số già.
Nhưng hệ thống chăm sóc sức khỏe trên cả nước vẫn còn hạn chế, chủ yếu từ các
trạm y tế xã, phường và các khoa lão sẽ không đủ đáp ứng cho người cao tuổi ở tương
lai. Do đó, cần đào tạo thêm nguồn nhân lực vững chắn và các cơ sở chăm sóc chuyên
ngành nhằm thisnh ứng cho nhu cầu cho sự thay đổi cơ cấu dân số sau này.
15
Già hóa dân số là vấn đề toàn cầu và thách thức chung của nhiều quốc gia về
chăm sóc sức khỏe cho nhóm tuổi này. Đây cũng là cơ hội cũng như thách thức cho
Việt Nam trong quá trình hội nhập về nâng cao sức khỏe và hệ thống y tế cho người
cao tuổi.

1.5 Các vấn đề đặt ra về đề tài nghiên cứu


- Tìm hiểu thực trạng vấn đề sức khỏe, đời sống tâm lý của người cao tuổi từ đó
đưa ra giải pháp thiết kế phù hợp cho viện dưỡng lão
- Giải quyết các nhu cầu sử dụng của người cao tuổi trong viện dưỡng lão
- Đưa ra giải pháp không gian mới cho không gian viện dưỡng lão

Kết luận chương 1


Qua chương 1 tìm hiểu được tình hình đời sống sức khỏe, tinh thần của người cao
tuổi tại Việt Nam cũng như thực trạng chăm sóc y tế của nhóm người cao tuổi.
Khát quát được kiến trúc viện dưỡng lão và hiểu được thể loại của công trình
Đưa ra nhận xét về xu hướng trên thế giới và Việt Nam về hiện trạng già hóa dân số
trên toàn cầu, các giải pháp cần giải quyết về hệ thống, cơ sở,.. chăm sóc đời sống cũng
như y tế cho người cao tuổi.
16
CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIẾT KẾ VIỆN DƯỠNG LÃO

2.1 Cơ sở y học
Quá trình lão hóa
Lão hóa là quá trình tất yếu của cơ thể sống, là một tiến trình tự nhiên và xảy ra
liên tục. Hiện tượng này tăng dần theo thời gian. Ở cơ thể con người cần thời gian hình
thành, phát triển về thể chất và chức năng các cơ quan ở độ tuổi nhất định, sau đó suy
giảm dần. Những thay đổi về cấu trúc và chức năng của các cơ quan trong cơ thể sẽ
dẫn đến sự thay đổi hình dạng bên ngoài (hình 2.2) . Lão hóa có thể đến sớm hay muộn
tùy thuộc vào cơ thể từng người. Các cơ quan trong cơ thể cũng có thời gian lão hóa
khác nhau, có cơ quan già trước, có cơ quan già sau.
Lão hóa xãy ra ở người cao tuổi gây nên sự suy giảm về tình trạng sức khỏe và dễ
mắc những bệnh lý hoặc đa bệnh lý nguy hiểm cho cơ thể. Từ đó ảnh hưởng tiêu cực
đến tâm lí và đời sống của người ở nhóm tuổi này.
Theo dự báo dân số[14] Việt Nam bước vào giai đoạn già hóa và hệ thống y tế,
chăm sóc vẫn chưa kịp phát triển đủ đáp ứng cho nhu cầu hiện tại, tương lai. Do đó, số
người tử vong hàng năm ở nhóm cao tuổi vẫn cao nhất và có xu hướng ngày càng tăng
( biểu đồ 2.1) cho thấy sức khỏe người cao tuổi được đặt ra vấn đề rất lớn và cần được
giải quyết về mọi mặt y học, kinh tế, xây dựng,..

Biểu đồ 2.1 Số liệu tử vong theo độ tuổi ở Việt Nam năm 1990-201-[Nguồn : IHME,Global Burden of
Disease(2019) - Đăng tải bởi : ourworldin data.org/cause-of-death.]

Y học
Lão học là một môn khoa học tập hợp nhiều ngành khoa học khác nhau hoặc các
phân môn của các ngành khoa học quan tâm tới sự lão hóa và nghiên cứu quá trình lão
hóa như: sinh học , sinh lý học , nhân chủng học , xã hội học , tâm lý học , thần học ,
kinh tế học.
17
Lão khoa là một phần của lão học liên quan đến các vấn đề y học của người cao
tuổi. Lão khoa liên quan đến cách thức chăm sóc bệnh nhân cao tuổi hơn là các công
việc chăm sóc cụ thể đối với người cao tuổi. [17]

Hình 2.2 Sơ đồ mô tả sự quá trình lão hóa ở cơ thể người

Với sự suy giảm các chức năng trong cơ thể (hình 2.2) do quá trình lão hóa,
mặc dù những thay đổi có thể được mô tả trong mọi hệ thống cơ quan nhưng sau đây là
kết quả đánh giá ở mức lâm sàn đưa ra theo nghiên cứu y học của Efraim Jail và
Jeremy Barron [18]. Thì quá trình lão ảnh hưởng như thế về bệnh lý ở người cao tuổi :
- Thay đổi giác quan
Mất thính lực (presbycusis) và tăng sản xuất cerumen do lão hóa góp phần
gây khó khăn cho việc nghe.
Thị lực giảm (lão thị) người lớn tuổi thường gặp vấn đề với ánh sáng chói
- Miễn dịch : có rất nhiều thay đổi liên quan đến tuổi tác trong hệ thống miễn
dịch, một số thay đổi qua trung gian là viêm mãn tính và trạng thái tiền viêm mãn tính.
- Thay đổi tiết niệu : Bàng quang tiết niệu thường không vô trùng ở người lớn
tuổi mà là nơi trú ngụ của vi khuẩn không gây nhiễm trùng.
- Bệnh tim mạch : là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất ở người lớn tuổi,
mặc dù tỷ lệ tử vong đã giảm trong 20 năm qua. Loại này bao gồm bệnh tim thiếu máu
cục bộ mãn tính, suy tim sung huyết và rối loạn nhịp tim.
- Tăng huyết áp : nguyên nhân chính gây xơ vữa động mạch, là bệnh mãn tính
phổ biến nhất ở người lớn tuổi. Tăng huyết áp tâm thu đơn độc đặc biệt phổ biến ở
người lớn tuổi và có liên quan đến tỷ lệ tử vong ngay cả ở tuổi cao.
- Ung thư : Ung thư là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở người lớn tuổi. Đáp
ứng điều trị ung thư phụ thuộc vào tình trạng chức năng hơn là tuổi tác.
- Thoái hóa khớp : Viêm xương khớp là tình trạng mãn tính phổ biến thứ hai ở
người Mỹ lớn tuổi và là nguyên nhân phổ biến gây đau mãn tính và tàn tật.
18
- Đái tháo đường : Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường đang gia tăng khi dân số già đi và
trở nên thừa cân hơn.
- Loãng xương : Loãng xương là tình trạng mất mật độ xương bình thường do
lão hóa.
- Nhiều bệnh mãn tính : 62% người Mỹ trên 65 tuổi mắc nhiều hơn một bệnh
mãn tính và tỷ lệ mắc nhiều bệnh mãn tính đang gia tăng..

Theo thống kê GBD[19], nguyên nhân tử vong ở người cao tuổi do 5 bệnh tật cao
nhất năm 2019 ở Việt Nam là
- Nhóm từ 50-69 tuổi (hình 2.3): bệnh tim mạch, ung thư, tiêu hóa,đái tháo
đường,bệnh gan.
- Nhóm từ 70 tuổi trở lên (hình 2.4) : bệnh tim mạch, ung thư, hô hấp, bệnh
Alzheimer và các chứng mất trí nhớ khác, đái tháo đường.

Hình 2.3 Nguyên nhân tử vong người từ 50-69 tuổi ở Việt Nam năm 2019-[Nguồn : IHME,Global
Burden of Disease(2019) - Đăng tải bởi : ourworldin data.org/cause-of-death.]
19

Hình 2.3 Nguyên nhân tử vong người từ 70 tuổi trở lên ở Việt Nam năm 2019 -[Nguồn : IHME,Global
Burden of Disease(2019) - Đăng tải bởi : ourworldin data.org/cause-of-death.]

2.2 Cơ sở thiết kế kiến trúc


2.2.1 Cơ sở về chỉ tiêu, quy hoạch của công trình
- Xác định qui mô số giường : qui mô viện dưỡng lão được xác định dựa trên nhu
cầu và số người cao tuổi ở khu vực theo thực tế và dựa vào qui hoạch 9 nếu có ). Dựa
theo TCXDVN 365 : 2007 công trình bệnh viện quy mô từ 50 giường - 200 giường thì
diện tích khu đất được tính theo 100-150m2/ giường.
- Số tầng cao : viện dưỡng lão thuộc loại công trình thấp tầng. Số tầng tối đa là 5
tầng
- Mật độ xây dựng : Tham khảo mật độ xây dựng bệnh viện đa khoa quy định
theo TCXDVN 365 : 2007 là 30-35%.
- Cảnh quan : vì viện dưỡng lão cũng là loại kết hợp nghĩ dưỡng nên cần khai
thác cảnh quan. Đề xuất 20-30%
2.2.2 Tiêu chuẩn quốc gia QCVN 03-2012/BXD về nguyên tắc phân loại và
phân cấp công trình
Công trình dưỡng lão thuộc nhóm công trình y tế ( nhà dưỡng lão )- thiết kế cho
khu y tế, khám chữa bệnh và khu điều trị đặc biệt
Kết hợp nghỉ dưỡng (công trình công cộng khách sạn) - thiết kế cho khu nhà ở
an nghĩ, khu sinh hoạt cộng đồng
2.2.3 Yêu cầu về thiết kế Viện dưỡng lão
Theo TCVN 4470 2012 tiêu chuẩn thiết kế BV đa khoa - Khoa lão học
2.2.3.1 Khoa lão nên có phòng xét nghiệm đặt tại khoa điều trị NIH trú để thực
hiện các xét nghiệm thông thường, chẩn đoán sơ bộ.
20
2.2.3.1.1 Trong khoa nên bố trí 01 phòng Xquang, diện tích không nhỏ hơn 24
m2/phòng.
2.2.3.1.2 Phòng bệnh nên bố trí ở khu thoáng mát, xung quanh có vườn hoa,
cây to có bóng mát, có không gian tương đối rộng để tập luyện nhẹ. Tại khu bệnh
phòng nên có phòng ăn.
2.2.3.1.3 Phòng bệnh nhân nên chia thành các cơ cấu phòng bệnh khác nhau
cho phù hợp.
- Phòng nhỏ, 01 giường: Cho bệnh nhân nặng, hấp hối, mới tử vong chưa
chuyển đi;
- Phòng bệnh 02 giường: Cho bệnh nhân tương đối nặng, cần phải theo dõi
chặt chẽ;
- Phòng bệnh 05 giường: Bệnh nhân có thể tự đi lại.
CHÚ THÍCH:
1) Mỗi phòng bệnh nên có khu vệ sinh, tắm riêng.
2) Trường hợp không có điều kiện tách riêng các phòng bệnh có thể bố trí phòng
bệnh chung cho bệnh nhân cần theo dõi và bệnh nhân tự đi lại được nhưng phải có
vách ngăn.
Theo TCVN 4470 2012 tiêu chuẩn thiết kế BV đa khoa - Khoa cấp cứu
2.2.3.2 Khoa Cấp cứu gồm các bộ phận:
- Bộ phận kỹ thuật: đón nhận phân loại, không gian cấp cứu, khu vực chẩn
đoán (xét nghiệm nhanh, Xquang di động), không gian làm thủ thuật can thiệp.
- Bộ phận phụ trợ: dụng cụ - thuốc, rửa tiệt trùng, kho (sạch, bẩn), hành
chính, giao ban, đào tạo, trực, nhân viên, vệ sinh/tắm/thay đồ, trưởng khoa.
2.2.3.2.1 Bộ phận cấp cứu ban đầu phải được bố trí ở tầng trệt, gần cổng
chính của bệnh viện và biệt lập với Khoa Khám bệnh, kế cận các khoa cận lâm sàng, có
ô tô trực cấp cứu, bao gồm: bộ phận tiếp đón và bộ phận tạm lưu cấp cứu (khoảng 20
giường tạm lưu cấp cứu để giải quyết tại chỗ các cấp cứu đưa từ bên ngoài vào). Phải
bố trí chỗ trực cho một kíp cấp cứu.
2.2.3.2.2 Bên cạnh khu tiếp nhận phải có phòng chờ với ghế ngồi cho gia
đình bệnh nhân. Chỉ tiêu diện tích xem 6.2.6 Phòng phân loại bệnh nhân bố trí cạnh bộ
phận trực tiếp đón.
2.2.3.2.3 Khoa Cấp cứu của Bệnh viện đa khoa quy mô 500 giường phải bố
trí ít nhất từ 10 giường lưu đến trên 20 giường lưu và nên bố trí 10 giường /đơn nguyên
21

Bảng 2.5 : Bảng diện tích tối thiểu các phòng trong khoa cấp cứu
-[ Bảng 17_ TCVN 4470 : 2012 TCTK BV đa khoa]

Theo TCVN 4470 2012 tiêu chuẩn thiết kế BV đa khoa - Khoa vật lí trị liệu - phục
hồi chức năng
2.2.3.3 Số chỗ điều trị tối thiểu trong khoa Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng được
quy định trong Bảng 20.
22

Bảng 2.6 Số chỗ điều trị tối thiểu trong khoa vật lí trị liệu , phục hồi chức năng -
[Bảng 20_ TCVN 4470 : 2012 TCTK BV đa khoa]

Diện tích tối thiểu các phòng trong khoa Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng được
quy định trong Bảng 21

Bảng 2.7 Diện tích tối thiểu các phòng trong khoa vật lí trị liệu , phục hồi chức năng -
[ Bảng 21_TCVN 4470 : 2012 TCTK BV đa khoa]
23
2.2.4 Các không gian chức năng hoạt động của viện dưỡng lão

- Không gian ở : dành cho người cao tuổi có sức khỏe trung bình ở lâu dài vẫn có
được sự hỗ trợ của gia đình, người thân. Có khả năng hoạt động sinh hoạt không cần
người hỗ trợ về chăm sóc cá nhân.
- Không gian chức năng y tế : dành cho người cao tuổi có sức khỏe yếu và rất yếu
( Không còn khả năng tự chăm sóc, sau đột quỵ, tai biến,…) Có sự hỗ trợ y tế, chăm
sóc cá nhân 24/7
- Không gian hành chính, đón tiếp : dành cho đối tượng cả bên trong và khu vực
xung quanh có nhu cầu khám định kì, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong ngày.
- Không gian sinh hoạt công cộng : Dành cho người cao tuổi lưu trú tại viện dưỡng
lão có các hoạt động sinh hoạt, vui chơi giao lưu với nhau.

Hình 2.8 Minh họa các thành phần chính trong nhà điều dưỡng

Những vấn đề cần chú trọng khi tổ chức các không gian với nhau :
- Môi trường điều trị chăm sóc thân thiện như đang trong một gia đình, có đủ ảnh
sáng tự nhiên và môi trường trong lành. Để không gian chữa trị không còn nặng nề
- Cần chú ý các không gian riêng tư giữa các nhóm đối tượng có tâm lý khác nhau :
người cao tuổi cần tâm sự, giao lưu nhiều hoặc ít nói, không thích làm phiền
- Đáp ứng được các yêu cầu thiết kế cho trang thiết bị người khuyết tật
- Kiểm soát nghiêm ngặt giữa các không gian gây nguy hiểm cho người cao tuổi
theo loại bệnh
24

Hình 2.9 Sơ đồ mối liên hệ giữa các không gian chức năng cơ bản trong nhà điều dưỡng
25
2.3 Các đặc điểm công năng chính về công năng, thẫm mỹ, kỹ thuật, hình thức
kiến trúc
2.3.1 Phân khu chức năng và tổ chức tổng không gian mặt bằng

Hình 2.10 Sơ đồ các không gian chính sơ bộ trong viện dưỡng lão
26
* Giải pháp bố cục tổ hợp tổng tổng mặt bằng kiến trúc
2.3.1.1 Giải pháp bố cục tập trung
Tổ hợp cục bộ mặt bằng tập trung ( hay hợp khối )là : Toàn bộ các khu chức năng,
không gian sử dụng được sắp xếp trong một khối hoặc một tổ hợp bao gồm nhiều khối
liên kết chặt chẽ với nhau, tạo thành một khối lớn đồ sộ.

Hình 2.11: Mặt bằng tổng thể viện dưỡng lão Peter Rosegger - [ Ảnh : Paul outt - Nguồn: Peter Rosegger
Nursing Home / Dietger Wissounig Architekten/https://www.archdaily.com/565058.]

Hình 2.12 : Sơ đồ thể hiện không gian chức năng trong Viện dưỡng lão Peter Rosegger - [Ảnh : Paul Outt -
Nguồn : Peter Rosegger Nursing Home / Dietger Wissouning Architekten /
https://www.archdaily.com/565058.]
27
Đánh giá
- Ưu điểm :
+ Mặt bằng gọn, giao thông có sự liên hệ giữa các không gian chức năng
+ Các mặt của công trình đều thoáng và được tiếp xúc với thiên nhiên.
+ Các hệ thống kỹ thuật ngắn gọn, tiết kịêm .
+ Dễ quản lý, bảo vệ công trình
+ Toàn bộ các khu chức năng, các không gian sử dụng được sắp xếp trong một khối
- Nhược điểm :
+ Phân chia công năng khó, giao thông dễ gây chồng chéo giữa các khu chức năng
+ Dễ gây ồn bởi các không gian gần nhau, không đảm bảo sự cách ly cần
thiết cho một số không gian.
+ Sân vườn và cây xanh bị phân tán, thiếu không gian lớn để tổ chức các
hoạt động ngoài trời

2.3.1.2 Giải pháp bố cục phân tán


- Tổ hợp cục bộ mặt bằng phân tán là các khối chức năng được phân bố cách xa
nhau và liên hệ với nhau bằng hệ thống giao thông ( hành lang, cầu nối ..)

Hình 2.13 : Mặt bằng tầng 2 Chidren’s Nursing Home “Tsukuba-Aiji-en” - [Ảnh : Hiroshi Udea,
Yoshihiro Asada - Nguồn:Chidren’s Nursing Home “Tsukuba-Aiji-en” / K+S architects /
https://www.archdaily.com/588946.]
28

Hình 2.14 : Sơ đồ phân khu chức năng trong Chidren’s Nursing Home “Tsukuba-Aiji-en” - [Ảnh :
Hiroshi Udea, Yoshihiro Asada - Nguồn:Chidren’s Nursing Home “Tsukuba-Aiji-en” / K+S architects /
https://www.archdaily.com/588946.]

Đánh giá
- Ưu điểm :
+ Các khu vực hoạt động được phân chia rõ ràng, tương đối độc lập
+ Giao thông liên hệ mạch lạc, đơn giản. Dễ thoát hiểm
+ Chiếu sáng và thông gió tự nhiên tốt, có thể xen kẽ cây xanh, sân vườn
vào các khu chức năng sử dụng.
- Nhược điểm :
+ Mặt bằng bị trải rộng, chiếm nhiều đất xây dựng .
+ Các hệ thống kĩ thuật kéo dài ( điện, nước, thông hơi,..) bị kéo dài sẽ gây tốn kém

2.3.1.3 Giải pháp bố cục hỗn hợp


Tổ hợp cục diện mặt bằng dạng hỗn hợp là sử dụng giải pháp hợp khối với các chức
năng bộ phận chức năng sử dụng gắn kết chặt chẽ và thường xuyên, kết hợp với giải
pháp phân tán với khối chức năng có tính năng độc lập tương đối hoặc quan trọng hệ
thống không thường xuyên với các khối khác .
29

Hình 2.15 : Mặt bằng tổng thể Viện dưỡng lão và hữu trí Wilder Kaiser - [Ảnh : René Risland - Nguồn:
Retirement and Nursing Home Wilder Kaiser / SRAP Sedlak Rissland + Dürschinger Architekten /
https://www.archdaily.com/889737.]

Hình 2.16 : Sơ đồ phân khu chức năng trong Viện dưỡng lão và hữu trí Wilder Kaiser - [Ảnh : René Risland
- Nguồn: Retirement and Nursing Home Wilder Kaiser / SRAP Sedlak Rissland + Dürschinger Architekten /
https://www.archdaily.com/889737.]
30
Đánh giá
- Ưu điểm
+ Giao thông rõ ràng, mạch lạc, ít tốn diện tích phụ phí và hệ thống kỹ thuật .
+ Giải quyết một số chủ yếu về ánh sáng, thông gió tự nhiên, sân trong cải tạo vi
khí hậu tốt, cảnh quan đẹp.
+ Hình khối, mặt đứng dễ dàng đạt được hiệu quả thẩm định do bố cục cục bộ
có thể xác định khối chính, phụ .
- Nhược điểm :
+ Giải quyết vấn đề đế, kết cấu công trình còn phức tạp, tốt nhất là tiếp giáp giữa
các khối không có kích thước lớn nhỏ khác nhau .
+Tổ hợp khối hình, mặt đứng công trình phải chú ý hệ thống nhất, hài hòa giữa
khối chính và khối phụ, tránh hiện trạng không đồng nhất
2.3.1.4 Giải pháp thiết kế giao thông trong tổng mặt bằng
- Viện dưỡng lão phải đảm bảo được bố trí nằm trên các trục đường của khu
vực, giao thông có thể tiếp cận thuận lợi.
- Giao thông giữa các khối chức năng trong viện dưỡng lão phải đảm bảo cho các
hoạt động diễn ra được bình thường.
- Khoảng cách từ khối phòng ngủ đến các khu vực chức năng khác phải hợp lý,
tránh bố trí hành lang quá dài, thiếu sáng và khó quan sát.
- Trong trường hợp các khối chức năng bố trí phân tán trên tổng mặt bằng, các
hành lang liên kết phải bố trí mái che, đảm bảo tiện nghi sử dụng cho người cao tuổi.
2.3.1.5 Giải pháp thiết kế cảnh quan trong tổng mặt bằng
Cảnh quan sân vườn là một bộ phận quan trọng và có ý nghĩa trong thiết kế Nhà
dưỡng lão, mang lại cuộc sống chất lượng hơn cùng các hoạt động ngoài trời đa dạng
cho người cao tuổi. Thiết kế cảnh quan hợp lý sẽ kích thích sự tăng cường vận động,
cải thiện chức năng các giác quan, từ đó giúp phục hồi tốt hơn thể chất và tinh thần
người cao tuổi. Khi thiết kế cảnh quan cho người cao tuổi, cần đặc biệt lưu ý đến vấn
đề an toàn cho người sử dụng. Bên cạnh đó, các vấn đề khác như khí hậu, định hướng
không gian, đa dạng các hoạt động, khả năng tiếp cận cũng nên được lưu tâm.
* Yếu tố cây xanh – mặt nước
Cây xanh, mặt nước luôn là những yếu tố không thể thiếu, song hành cùng công
trình kiến trúc. Cây xanh tạo không gian nghỉ ngơi, thư giãn, bóng mát, ngăn và che
cho bề mặt công trình kiến trúc khỏi bức xạ mặt trời. Mặt nước (ao, hồ, bể cảnh ) cùng
cây xanh điều hòa khí hậu, làm môi trường mát và trong sạch hơn. Khi thiết kế cảnh
quan cây xanh, mặt nước cho người cao tuổi cần lưu ý một số vấn đề sau :
- Ưu tiên những loại cây trồng địa phương, hài hòa với tự nhiên, dễ chăm sóc và
xanh tốt quanh năm.
- Cây cảnh phải đảm bảo an toàn, đồng thời kích thích sự thụ cảm của các giác
quan.
- Nên bố trí những khu vực trồng cây, làm vườn cho người cao tuổi.
- Cây xanh trồng nên chia làm nhiều tầng bậc, có hình dáng và màu sắc đa dạng
- Nên trồng những thảm hoa nhiều màu ở cao độ từ 600-900mm - cao độ người
dùng xe lăn có thể chạm tay và ngửi được. (hình 2.17)
- Trồng cây bóng mát, tránh gió lạnh mùa đông, cung cấp nguồn thức ăn cho
động vật và côn trùng.
31

Hình 2.17 Bố trí vườn hoa cao độ thấp cho người cao tuổi ngồi xe lăn tiếp cận.[4]

*Yếu tố về không gian mở – kiến trúc nhỏ


Người già thường có xu hướng hoạt động theo thói quen, do đó, việc kích thích
những hành vi mới thông qua những không gian mở mang tính khám phá và trải
nghiệm là hết sức quan trọng. Thiết kế không gian cho người cao tuổi cần đặc biệt lưu
tâm đến các vấn đề về :
- Định hướng không gian : Không gian mở cần có những điểm nhấn, dấu hiệu nhận
biết, sự thay đổi về vật liệu, cốt cao độ…để người cao tuổi có thể dễ dàng định hướng.
(hình 2.18)
- Đa dạng không gian : Mang đến những không gian thú vị, gợi mở sự khám phá và
trải nghiệm, kích thích người cao tuổi vận động. Cung cấp những không gian đa dạng
cho các hoạt động ngoài trời như : chỗ ngồi sưởi nắng, những hoạt động vui chơi, ăn
uống ngoài trời.(hình 2.19)
- Đa dạng chỗ ngồi, nghỉ ngơi : Mang đến cơ hội lựa chọn không gian cho người
cao tuổi - riêng tư hay tương tác với xã hội. Không gian ngồi nghỉ đảm bảo người đi
dạo có thể thư giãn, ngồi nghỉ, và quan sát được người qua lại, mà không cản trở đường
dạo. (hình 2.19)
- Tiếp cận không gian dễ dàng : Đảm bảo người đi xe lăn, người sử dụng những
thiết bị y tế hỗ trợ đều có thể tiếp cận các không gian cảnh quan.
- Thời tiết ( nóng, lạnh, mưa, gió, bóng râm…) : Với các không gian vui chơi ngoài
trời, cần bố trí những khu vực ngồi nghỉ có mái che gần kề để người cao tuổi tiện theo
dõi.
32
Hình 2.18 : Định hướng thay đổi không gian cảnh quan bằng vật liệu.[4]

Hình 2.19 : Sự thay đổi đa dạng không gian cảnh quan nhiều hình thức.[4]

* Yếu tố đường dạo


Thiết kế đường dạo cho người cao tuổi cần lưu ý một số vấn đề :
- Tạo những đường dạo dạng vòng kín, kết nối những không gian mở, những công
trình kiến trúc nhỏ.(hình 2.20)
- Trên đường dạo phải bố trí các chòi nghỉ, ghế đá với khoảng cách hợp lý, tránh
việc người cao tuổi không có chỗ ngồi nghỉ ngơi. (hình 2.20)
- Đường dạo nên có kích thước đủ rộng đảm bảo cho hai xe lăn có thể di
chuyển.(hình 2.21)
- Thiết kế đường dạo nên ở dạng đơn giản, thuận tiện cho việc đi lại, và đưa ra
những lựa chọn về phương hướng cho người cao tuổi. (hình 2.21)

Hình 2.20 : Đường dạo kín ( bên trái) Đường dạo có chỗ nghỉ chân (bên phải).[4]
33

Hình 2.21 : Đường dạo kích thước đủ rộng cho xe lăn ( bên trái).
Đường dạo đơn giản thuận tiện đi lại cho người cao tuổi (bên phải).[4]

* Yếu tố trang thiết bị - vật liệu


Một số lưu ý nhỏ khi sử dụng thiết bị - vật liệu :
- Đảm bảo trang thiết bị chiếu sáng cần thiết, có thể tham gia các hoạt động ngoài
trời vào buổi tối.(hình 2.22)
- Ghế nghỉ phải có tay vịn và tựa sau lưng.(hình 2.22)
- Vật liệu sử dụng an toàn và đảm bảo, thân thiện với môi trường, không gây lóa.
- Cung cấp các bề mặt vật liệu cứng – mềm đa dạng, phù hợp với từng hoạt động
ngoài trời khác nhau.(hình 2.23)

Hình 2.22 : Thiết kế cảnh quan đảm bảo đủ thiết bị chiếu sáng. ( bên trái).
Ghế ngồi nghỉ phải có đồ tựa lưng. (bên phải).[4]
34

Hình 2.23 : Sử dụng vật liệu đa dạng phù hợp với từng hoạt dộng khác nhau.
[Nguồn : Báo tuổi trẻ “vận động thế nào cho phù hợp với người cao tuổi”-
Xuất bản trực tuyến 02/08/2017. https://tuoitre.vn/]

2.3.2 Thẩm mỹ
2.3.2.1 Hình khối
- Đối với nhà dưỡng lão, hình khối công trình nên có tính đơn giản, đồng nhất
cao nhằm tối ưu hóa vấn đề kinh tế & xây dựng.
- Do yếu tố về tuổi tác mà kiến trúc nhà dưỡng lão thường được thiết kế thấp
tầng ( 1 - 3 tầng ). Đề xuất tối ưu nhất là nhà dưỡng lão 1-2 tầng (đảm bảo mọi sinh
hoạt đối với người diễn ra được thuận tiện ). Các khu vực còn lại từ 3-5 tầng
2.3.2.2 Màu sắc, vật liệu sử dụng cho công trình
- Màu sắc sử dụng cho công trình nên nhẹ nhàng, trang nhã, mặt đứng sử dụng
các vật liệu địa phương, tạo cảm giác ấm cúng, gần gũi đối với người cao tuổi.
- Những vật liệu mới được nghiên cứu và sản xuất ngày nay dễ làm cho công
trình đẹp hơn, một số vật liệu tiên tiến có nhiều ưu điểm như thân thiện với môi trường,
dễ lắp đặt xây dựng, hiệu quả sử dụng cao nhưng chúng thường có giá thành khá cao.
Đối với nhà dưỡng lão, khuyến khích sử dụng các vật liệu truyền thống như gạch, đá,
tre, nứa, gỗ…vì chúng đáp ứng được tiêu chí về kinh tế, thân thiện với môi trường và
gần gũi với người cao tuổi. (hình 2.24)

Hình 2.24 : Sử dụng vật liệu gỗ vào công trình dưỡng lão ở Viện dưỡng lão và hữu trí Wilder Kaiser - [Ảnh :
René Risland - Nguồn: Retirement and Nursing Home Wilder Kaiser / SRAP Sedlak Rissland +
Dürschinger Architekten / https://www.archdaily.com/889737.]
35

2.3.2.3 Trang thiết bị nội thất


* Màu sắc
- Khi trang trí phòng ngủ của người cao tuổi, tránh dùng những gam màu quá sặc
sỡ vì sẽ gây bất lợi về mặt tâm lý, làm suy nhược tinh thần của người già. Tuy nhiên,
những tông màu quá tối và lạnh cũng không thích hợp, bởi sẽ khiến họ cảm thấy cô
đơn, lâu dần sẽ ảnh hưởng xấu đến tinh thần và sức khỏe.
- Sử dụng gam màu nhạt và trang nhã là thích hợp nhất vì chúng tạo nên không
gian nhẹ nhàng, thoải mái, khiến người già cảm thấy bình yên, êm ả. Các màu thích
hợp thường được sử dụng trong phòng người già : nâu, be, xám, xanh nhạt, vàng nhạt.
- Không nên sử dụng quá nhiều màu sắc trong phòng người già
* Vật liệu
- Để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của người già cần sử dụng các vật liệu thân
thiện với môi trường, an tòan và không gây ô nhiễm môi trường như gỗ, giấy dán
tường, gạch nền, sàn gỗ chống trơn. Không nên sử dụng nhiều vật liệu kim loại thép,
kính hoặc nhựa tổng hợp.
- Nên sử dụng gỗ làm vật liệu chủ đạo trong phòng người già => tạo cảm giác
gần gũi, ấm áp, tĩnh lặng, phù hợp với người cao tuổi.
* Trang thiết bị
- Bố trí đồ nội thất : Với giường và tủ quần áo, nên kê sát tường và bài trí gọn
gàng, rộng thoáng. Tủ quần áo không nên kê đối diện với cửa ra vào, điều đó sẽ khiến
người sống trong phòng luôn có cảm giác nặng nề. Những đồ nội thất kiên cố khác
không nên kê sát hai bên cửa ra vào, khiến cảm giác không gian căn phòng như nhỏ lại,
ảnh hưởng đến lối đi của căn phòng.
- Đồ trang trí : Phòng người già nên sử dụng ít đồ trang trí, tránh trang trí phòng
bằng các đồ vật dễ vỡ. Các loại tranh vẽ may mắn như phúc, lộc, thọ tam tinh, cửu
ngưu đồ, hoa mẫu đơn, chim công xòe cánh…đặt ở đầu giường đều sẽ mang lại cảm
giác yên bình.
- Cửa sổ, cửa đi : Các cửa sổ, bancông, lô gia thông ra ngoài, ra giếng trời phải
có lan can cao hoặc hoa sắt an toàn. Cửa cho phòng của người già cần phải lắp đặt
những loại chốt khoá dễ thao tác đóng mở. Không nên dùng loại chốt ngang (chốt rời
không ổ khoá) ở trong phòng. Với người già nói chung, mức độ riêng tư không yêu cầu
cao, nên cửa phòng có thể có ô kính để có thể tiện cho việc trông nom, theo dõi trạng
thái, cũng như khi cần thiết (có sự cố) dễ dàng phá vỡ kính để mở chốt khoá từ phía
trong. Người già khi nghỉ ngơi cần không gian yên tĩnh và giảm tiếng ồn, vì vậy nên
thiết kế cửa kính 2 lớp hoặc xử lý đa tầng.
- Ổ điện, bảng thiết bị điện : phải lắp đặt đúng tiêu chuẩn an toàn điện, ở các vị
trí dễ tiếp cận, dễ sử dụng; nên sử dụng các thiết bị an toàn chống giật (cầu dao, rơle tự
ngắt khi có hiện tượng đoản mạch). Không nên lắp đặt các loại thiết bị điện, nước, điện
tử, điện lạnh… có cơ chế vận hành phức tạp hoặc có khả năng gây nguy hiểm ở trong
phòng và phòng vệ sinh liên quan, ví dụ như bồn tắm có hệ thống sục, hệ thống lò sưởi
điện…
2.3.2.4 Thiết kế dựa theo địa hình, khí hậu
- Phòng ngủ của người già cần được thông thoáng để khí lưu thông thuận lợi, đảm
bảo việc giữ ấm căn phòng vào mùa đông và tránh nóng vào mùa hè để không ảnh
hưởng tới sức khỏe của các cụ. Phòng được thông thoáng, tinh thần sẽ sảng khoái, vui
vẻ, tăng sức đề kháng làm cuộc sống người cao tuổi dễ chịu hơn.
36
- Người già thị lực giảm sút đáng kể, do đó cần ánh sáng tự nhiên vừa đủ, để có thể
vừa đủ chiếu sáng và tránh những bệnh phát sinh như thoái hóa, vôi hóa xương…
Phòng thiếu ánh sáng có cảm giác tối tăm, bí bách dễ làm người già có cảm giác cô đơn,
trầm cảm gây nhiều vấn đề bất lợi về sức khỏe. Hệ thống chiếu sáng cần hợp lý vì ánh
sáng quá ít hoặc chiếu sáng quá thấp làm việc đi lại khó khăn, dễ ngã và làm suy giảm
thị giác. Tường của phòng này không nên lắp kính vì nó dễ gây phản xạ ánh sáng mạnh
làm chói mắt và mỏi mắt.
- Tôn trọng và dựa vào địa hình khu đất địa phương, thiết kế hình khối sao cho hài
hòa với cảnh quan và khí hậu.
2.3.3 Kỹ thuật
2.3.3.1 Kết cấu
Vì các công trình trong viện dưỡng lão thường có quy mô và tính chất đơn giản
nên hệ kết cấu được sử dụng cũng là hệ kết cấu đơn giản. Kết cấu chính của công trình
sử dụng hệ khung dầm chịu lực BTCT, tường xây gạch đặc, mặt ngoài nhà có thể trang
trí thêm bằng các loại đá tự nhiên hoặc nhân tạo.
2.3.3.2 Cấu tạo kiến trúc
Đề xuất sử dụng hệ kết cấu vỏ bọc ngoài mặt tiền ( hệ lam bê tông, hệ cửa sổ
hành lang…). Ngôn ngữ kiến trúc này không những bảo vệ NCT tránh khỏi ánh nắng
trực tiếp của mặt trời, che mưa hắt mà còn tạo ra hệ thống thông gió tự nhiên cho
không gian hành lang.
2.3.4 Các không gian đặc thù của Viện dưỡng lão
* Phòng ở của người cao tuổi
- Đối với phòng cho người già, thì một cấu trúc rõ ràng, mạch lạc là cần phải có –
việc kê sắp đồ nội thất sẽ dựa trên cơ sở ấy. Mặt bằng tổ chức công năng hợp lý, thuận
tiện; từng khu vực chức năng nên rõ ràng. Việc tổ chức mặt bằng công năng này quan
hệ trực tiếp đến tổ chức giao thông. Trong những trường hợp bất đắc dĩ như mất điện
đột ngột buổi tối, người trong phòng vẫn có thể định hướng và tiếp cận được các khu
vực an toàn (giường, ghế ngồi…) hay đi có thể lần tìm được tớichỗ để các thiết bị
chiếu sáng thay thế tạm thời (đèn pin, đèn cầy…), phòng vệ sinh nên ở gần, hoặc ngay
trong phòng (khép kín) là tốt nhất.
- Người già có những hạn chế về nhận thức và xử lý tình huống; nên thiết kế kiến
trúc và nội thất phải đảm bảo nguyên tắc thuận tiện – an toàn sử dụng. Cần tránh tuyệt
đối những thiết kế giao thông phức tạp, giật cấp, chênh cốt làm khó khăn khi đi lại, dễ
gây vấp ngã; tránh thiết kế các góc tường, đồ nội thất có góc nhọn…, tốt nhất nên thiết
kế phòng hình dạng vuông hoặc chữ nhật, vì đó là hình tiêu biểu cho hành Thổ, tượng
trưng cho tính ổn định, bền vững.
- Với thể lực hạn chế, bệnh tật của người cao tuổi, khi có tình huống, sự cố cần
phải dễ dàng thoát hiểm qua cửa hoặc có thể thông báo bằng các tín hiệu cấp cứu ra
bên ngoài chờ giúp đỡ.
37

Hình 2.25 : Phòng ở của người cao tuổi ở Viện dưỡng lão và hữu trí Wilder Kaiser - [Ảnh : René Risland -
Nguồn: Retirement and Nursing Home Wilder Kaiser / SRAP Sedlak Rissland + Dürschinger Architekten /
https://www.archdaily.com/889737.]

Hình 2.26 : Phòng vệ sinh đặc biệt dành cho người cao tuổi có sức khỏe yếu ở Viện dưỡng lão và hữu trí
Wilder Kaiser - [Ảnh : René Risland - Nguồn: Retirement and Nursing Home Wilder Kaiser / SRAP Sedlak
Rissland + Dürschinger Architekten / https://www.archdaily.com/889737.]
38

Hình 2.27 : Phòng ở cho người cao tuổi sử dụng xe lăn ở Viện dưỡng lão và hữu trí, Úc - [Ảnh : Paul Ott -
Nguồn: Nursing and Retirement Home/ Dietger Wissounig Architekten /
https://www.archdaily.com/775831.]

2.4 Xác định không gian hoạt động của các khu chức năng viện dưỡng lão
2.3.1.1 Khu lưu trú dài hạn
Gồm các cụm nhà ở dành cho đối tượng người cao tuổi còn khả năng tự chăm
sóc sinh hoạt cá nhân và có gia đình bên cạnh, lưu trú thời gian dài. Không gian yên
tĩnh, cảnh quan đẹp.
Phòng trực y tá hỗ trợ

Hình 2.28 Sơ đồ minh họa không gian lưu trú dài hạn
39
2.2.1.2 Khu điều trị đặc biệt
Gồm các dãy nhà, phòng dành cho đối tượng người cao tuổi có sức khỏe yếu và
rất yếu cần người chăm sóc, hỗ trợ y tế 24/7 cũng như sinh hoạt các nhân
Phòng y tế 24/7

Hình 2.29 Sơ đồ minh họa không gian điều trị đặc biệt

2.2.1.3 Khu khám bệnh


* Khoa cấp cứu

Hình 2.30 Sơ đồ dây chuyền hoạt động khoa cấp cứu


40
* Khoa vật lí trị liệu - phục hồi chức năng

Hình 2.31 Sơ đồ dây chuyền hoạt động khoa vật lí trị liệu- phục hồi chức năng

2.5 Công trình thực tế trong và ngoài nước


2.5.1 Công trình trong nước
2.5.1.1 Nhà dưỡng lão theo mô hình Nhật bản tại rung tâm chăm sóc người cao
tuổi - Viện dưỡng lão Thiên Đức Hà Nội
Viện dưỡng lão Thiên Đức được thành lập từ tháng 4/2001, tiền thân là Trung
tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Từ Liêm. Viện dưỡng lão Thiên Đức là một
hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi có 6 cơ sở ( Hà Nội : 4, Vũng Tàu : 2 )
Đến năm 2009, trung tâm được xây dựng theo mô hình của Nhật Bản và Đức đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Cơ sở Sóc Sơn, Hà Nội được mở rộng lên
2500m2 với 26 phòng ở, 3 khu chăm sóc toàn diện và 1 phòng phục hồi chức năng.
Cơ sở vật chất : Hướng đến mô hình viện dưỡng lão cao cấp, nhằm cung cấp chất
lượng dịch vụ tốt nhất cho người lớn tuổi được chăm sóc toàn diện cả về thể chất và
tinh thần, tất cả các cơ sở của trung tâm đều được trang bị đầy đủ hệ thống các thiết
bị, tiện ích hiện đại nhất.
Các dịch vụ chăm sóc : chăm sóc ngắn - dài hạn, chăm sóc ban ngày, chăm sóc
sau tai biến
* Đánh giá :
Viện dưỡng lão Thiên Đức đa dạng về không gian, có trang thiết bị tốt, môi
trường sinh hoạt thoáng mát, trong lành cảnh quan đa dạng.
Các không gian sinh hoạt chủ yếu đánh ứng cho nhu cầu ăn, ở, chăm sóc sức
khỏe và sinh hoạt người cao tuổi.
Chưa có hệ thống đủ đáp ứng những vấn đề khẩn cấp xãy ra (cấp cứu)
41

Hình 2.32 Khu nhà ở theo mô hình Nhật Bản tại khu C - viện dưỡng lão Thiên Đức, Hà Nội.
[Nguồn : duonglaothienduc.com/ “Nhà dưỡng lão theo mô hình Nhật bản tại rung tâm chăm sóc người cao
tuổi Thiên Đức”

Hình 2.33 Khu tập luyện phục hồi chức năng - viện dưỡng lão Thiên Đức, Hà Nội. [Nguồn :
duonglaothienduc.com/ “Nhà dưỡng lão theo mô hình Nhật bản tại rung tâm chăm sóc người cao tuổi
Thiên Đức”

Hình 2.34 Phòng nghỉ một người - viện dưỡng lão Thiên Đức, Hà Nội. [Nguồn : duonglaothienduc.com/
“Nhà dưỡng lão theo mô hình Nhật bản tại rung tâm chăm sóc người cao tuổi Thiên Đức”
42

Hình 2.34 Vệ sinh trong phòng nghỉ (trái) Phòng tắm có máy tự động (phải) - viện dưỡng lão Thiên Đức,
Hà Nội. [Nguồn : duonglaothienduc.com/ “Nhà dưỡng lão theo mô hình Nhật bản tại rung tâm chăm sóc
người cao tuổi Thiên Đức”

2.5.1.2 Viện dưỡng lão Bình Mỹ - TP.HCM


Viện dưỡng lão Bình Mỹ là một trong những viện dưỡng lão chuyên cũng cấp dịch
vụ chăm sóc sức khỏe cho người lớn tuổi ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Được xây
dựng theo mô hình viện dưỡng lão của Nhật nhằm mang đến cho người cao tuổi một
môi trường sống tốt. Ngoài là đối tượng chăm sóc là người cao tuổi, viện dưỡng lão
còn dịch vụ chăm sóc cho cả trẻ em khuyết tật, tự kỉ.
Viện dưỡng lão Bình Mỹ cũng là một hệ thống gồm 4 cơ sở ở TPHCM.
Cơ sở ở Nguyễn Tuân, Gò Vấp, TPHCM gồm : toà nhà cao 4 tầng, diện tích là
1990m2. Có sức chứa 80-90 người cao tuổi. Các dịch vụ chăm sóc bao gồm :
Chăm sóc người cao tuổi sau điều trị tại bệnh viện ( giai đoạn cuối)
Chăm sóc người cao tuổi theo nhu cầu
Chăm sóc người cao tuổi sau tai biến, đột quỵ
Chăm sóc người cao tuổi sa sút trí tuệ
Chăm sóc người cao tuổi phục hồi chức năng
Chăm sóc người cao tuổi sau hậu Covid-19

Hình 2.35 Vị trí Viện dưỡng lão Bình Mỹ - Cơ sở Nguyễn Tuân, Gò vấp
[Nguồn : Hệ thống dưỡng lão Bình Mỹ/ duonglaobinhmy.com ]
43
Cơ sở vật chất :
Phòng phục hồi chức năng - phòng tập rèn trí não
Phòng sinh hoạt
Phòng nghỉ dưỡng
Khu chăm sóc đặc biệt, ICU
Phòng y tế, phòng thuốc
Khu thư giản : xem phim, nghe nhạc, vườn cây

Hình 2.36 Khu điều trị ICU (trái). Khu điều trị đặc biệt (phải)
[Nguồn : Hệ thống dưỡng lão Bình Mỹ/ duonglaobinhmy.com ]

Hình 2.37 Phòng phục hồi chức năng (trái). Người cao tuổi trong buổi tập phục hồi chức năng cơ (phải)
[Nguồn : Hệ thống dưỡng lão Bình Mỹ/ duonglaobinhmy.com ]

Hình 2.38 Khu thư giản xem phim (trái). Khu ngủ an dưỡng cho người cao tuổi (phải)
[Nguồn : Hệ thống dưỡng lão Bình Mỹ/ duonglaobinhmy.com ]
44

Hình 2.39 Qui trình sinh hoạt của người cao tuổi tại Viện dưỡng lão Bình Mỹ
[Nguồn : Hệ thống dưỡng lão Bình Mỹ/ duonglaobinhmy.com ]
* Đánh giá
Viện dưỡng lão Bình Mỹ - Gò Vấp có hệ thống y tế đầy đủ. Thiết kế đơn giản,
không gian dễ sử dụng
Có bán kính liên hệ với hệ thống y tế khu vực ( Bệnh viện Quân 175)
Viện dưỡng lão xây dựng trong vùng trung tâm thành phố hạn chế về cảnh quan,
công trình thiếu nhiều mãng xanh, sân vườn.
2.5.2 Công trình ngoài nước
2.5.2.1 Viện dưỡng lão Passivhaus / SCO arquitectura
Viện dưỡng lão Passivhaus được thực hiện năm 2005 tọa lạc tại Camarzana de
Tera (Zamora), Tây Ban Nha. Tòa nhà mới đã trở thành tòa nhà bệnh viện lão khoa
đầu tiên được chứng nhận Passivhaus ở Tây Ban Nha
Diện thích viện dưỡng lão Passivhaus : 820m2. Hoàn thành năm : 2019. KTS :
SCO arquitectura
Công trình được chia thành ba dải chương trình được buộc bởi một hành lang
dọc, tất cả đều hướng về phía nam. Dải đầu tiên tổ chức các chức năng ban ngày và
có một nhà kính gắn liền với cửa sổ phía bắc, một mặt dùng để cải thiện điều kiện
nhiệt và mặt khác là khu vực trồng rau cho cư dân. Hai dải còn lại bao gồm các
phòng ngủ, cũng hướng về phía nam, có sân hiên riêng dẫn ra sân chung.
Tòa nhà được hình thành như một cỗ máy năng lượng, một tòa nhà thụ động,
không tiêu thụ, tạo ra nhiều năng lượng hơn mức tiêu thụ. Nhu cầu thấp này đạt được
thông qua các chiến lược sau. Các chiến lược tích cực: 18 kW tấm pin mặt trời quang
điện, 20 tấm pin mặt trời nhiệt, thông gió cơ học bằng phương pháp thu hồi nhiệt và
điều hòa không khí bằng hệ thống sưởi sàn bức xạ. Chiến lược thụ động: cách nhiệt
mặt tiền (0,195 W / m2), cách nhiệt sàn (0,18 W / m2), cách nhiệt mái nhà cảnh quan
(0,195 W / m2), đồ gỗ với kính ba lớp, thông gió tự nhiên, thu nước mưa để tưới tiêu,
kiểm soát năng lượng mặt trời qua mái hiên, một nhà kính trong khu vực ăn uống
45
giúp điều hòa không khí hiện có vào mùa đông (tận dụng cửa sổ hướng bắc), đồng
thời cho phép thông gió chéo vào mùa hè.
Một trong những mục tiêu ban đầu của dự án là y tế hóa kiến trúc nhằm mang
lại lợi ích cho sức khỏe hàng ngày của người dùng.

Hình 2.40 Tổng thể công trình Viện dưỡng lão Passivhaus - [Ảnh : David Frutos. Nguồn : Nursing home
Passivhaus / SCO arquitectura / https://www.archdaily.com/938691]

Hình 2.41 Phòng ngủ Phía Nam ở Viện dưỡng lão Passivhaus - [Ảnh : David Frutos. Nguồn : Nursing
home Passivhaus / SCO arquitectura / https://www.archdaily.com/938691]
46

Hình 2.42 Không gian hiên dẫn ra sân vườn ở Viện dưỡng lão Passivhaus - [Ảnh : David Frutos. Nguồn :
Nursing home Passivhaus / SCO arquitectura / https://www.archdaily.com/938691]

Khu sinh hoạt chung Khu nhà ở Khu nhà ở

Hình 2.43 Mặt bằng Viện dưỡng lão Passivhaus - [Ảnh : David Frutos. Nguồn : Nursing home Passivhaus
/ SCO arquitectura / https://www.archdaily.com/938691]

Mặt bằng viện dưỡng lão Passivhaus (hình 2.43) bố trí các khu nhà chức năng xen
kẽn với các khu vườn nhằm tạo không gian sinh hoạt cho từng khu nhà và điều hòa
nhiệt ở khu vực.

Hình 2.44 Mô phỏng Viện dưỡng lão Passivhaus được thiết kế như 1 cỗ máy năng lượng - [Ảnh : David
Frutos. Nguồn : Nursing home Passivhaus / SCO arquitectura / https://www.archdaily.com/938691]
47

Hình 2.45 Diagram ý tưởng thiết kế Viện dưỡng lão Passivhaus - [Ảnh : David Frutos. Nguồn : Nursing
home Passivhaus / SCO arquitectura / https://www.archdaily.com/938691]

* Đánh giá
Viện dưỡng lão Passivhaus được thiết kế với các không gian nhỏ, gần gũi tạo cho
người cao tuổi sử dụng cảm giác như ở nhà. Không gian sử dụng màu sáng của gỗ và
kính tạo ra không gian mở ra các khu vườn gần gũi với thiên nhiên và môi trường
Công trình còn được thiết kế trên cơ sở sử dụng năng lượng hiệu quả, những tấm pin
mặt trời trên mái và cách nhiệt mái bằng cảnh quan

2.5.2.2 Nhà chăm sóc người cao tuổi phụ thuộc và viện dưỡng lão / Dominique
Coulon & Assosiés
Nhà dưỡng lão và chăm sóc này đã được xây dựng ở trung tâm của Normandy
bocage gần làng Orbec . Tòa nhà đi theo đường cong dốc của sườn đồi và có thể nhìn
thấy từ thung lũng.
Công trình có diện tích 5833m2. KTS : Dominique Coulon & Assosiés. Hoàn
thành năm 2015
48
Để giảm tác động trực quan của tòa nhà hùng vĩ này, công trình đã được chia
nhỏ ra, công trình được sử dụng màu sắc xanh lá hòa vào cảnh của thung lũng tạo
cảm giác nhìn sâu thẳm, hùng vĩ và không phá bỏ thiên nhiên.

Hình 2.46 Tổng thể công trình - [Ảnh : Eugeni PON. Nguồn : Home for Dependent Elderly People and
Nursing Home / Dominique Coulon & associés / https://www.archdaily.com/794834]

Hành lang kết nối các khối công trình

Hình 2.47 Mặt bằng tầng 1 - [Ảnh : Eugeni PON. Nguồn : Home for Dependent Elderly People and
Nursing Home / Dominique Coulon & associés / https://www.archdaily.com/794834]
49
Mỗi đơn vị sinh hoạt phù hợp với một phần của tòa nhà và tất cả đều được kết nối
với một con đường hướng về phía nam, phía sau là ngọn đồi.( hình 2.47) Sự sắp xếp
này mang lại tầm nhìn xuyên suốt tòa nhà từ bên này sang bên kia, với ánh sáng làm
nổi bật các tuyến đường giao thông và đạt được sự đa dạng tối đa.
Màu đỏ phá hủy cấu trúc không gian và thêm năng động. Công trình đã không sử
dụng các màu thông thường của môi trường bệnh viện. Đây cũng là điểm nhấn khác
biệt của công trình. (hình 2.48)

Hình 2.48 Không gian màu sắc nội thất bên trong công trình- [Ảnh : Eugeni PON. Nguồn : Home for
Dependent Elderly People and Nursing Home / Dominique Coulon & associés
https://www.archdaily.com/794834]

Hình 2.49 Không gian màusắc nội thất bên trong công trình- [Ảnh : Eugeni PON. Nguồn : Home for
Dependent Elderly People and Nursing Home / Dominique Coulon & associés
https://www.archdaily.com/794834]
50
Không gian bên trong công trình sử dụng 2 màu nóng đỏ và trắng gây tương phản
mạnh về thị giác. Tạo cảm giác sinh động kích thích trạng thái tích cực cho người cao
tuổi. Bên cạnh đó công trình cũng sử dụng những màu nhẹ, dịu đễ người cao tuổi cảm
thấy không gian thoải mái hơn và sự chuyển đổi mãnh mẽ giữa các không gian cho
người suy giảm nhận thức ( trí tuệ) bằng màu sắc.
Công trình còn được thiết kế như con đường đi bộ dài, khích lệ sự vận động cho
người cao tuổi. Sự kết nối giữa khu vực sinh sống và cảnh quan.

Hình 2.50 Mặt băng tổng thể của công trình- [Ảnh : Eugeni PON. Nguồn : Home for Dependent Elderly
People and Nursing Home / Dominique Coulon & associés https://www.archdaily.com/794834]

Hình 2.50 Diagram ý tưởng thiết kế công trình- [Ảnh : Eugeni PON. Nguồn : Home for Dependent Elderly
People and Nursing Home / Dominique Coulon & associés https://www.archdaily.com/794834]
51
CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Nhận dạng đặc điểm tâm sinh lý người cao tuổi
3.1.1 Đặc điểm sinh lý
Độ tuổi : Luật Người cao tuổi Việt Nam năm 2009 quy định người cao tuổi là
người từ đủ 60 tuổi trở lên. Trong chuyên khảo này, theo nhóm tuổi thì người cao tuổi
bao gồm những người già (60-69), những người trung già (70-79) và những người đại
già (từ 80 tuổi trở lên).[14]
Quá trình lão hóa : Lão hóa là quá trình tất yếu của cơ thể sống. Lão hóa có thể đến
sớm hay muộn tùy thuộc vào cơ thể từng người. Khi tuổi già các đáp ứng kém nhanh
nhạy, khả năng tự điều chỉnh và thích nghi cũng giảm dần, tất nhiên sức khỏe về thể
chất và tinh thần giảm sút. Về thể xác trong giai đoạn này cơ thể bắt đầu có những thay
đổi theo chiều hướng đi xuống.
Khi người trưởng thành già đi, mỗi hệ cơ quan trong cơ thể đều trải qua những
sự thay đổi khác nhau. Những biến đổi này là kết quả của sự tương tác giữa môi trường
sống, bệnh tật, di truyền, stress và rất nhiều yếu tố khác. Những thay đổi này đôi lúc rất
dễ nhận thấy như tóc bạc, da nhăn, lưng gù. Tuy nhiên, có rất nhiều biến đổi âm thầm
trong cơ thể mà mắt thường không thể nhận ra được.
Nhận biết sinh lý thay đổi ở người cao tuổi thường có những biểu hiện là :

Tuổi càng cao phản xạ càng chậm : Nếu khi trẻ phản xạ nhanh nhẹn bao nhiêu,
thì về già, người cao tuổi thường có những phản xạ rất chậm chạp kể cả trong việc giao
tiếp. Khi trao đổi một vấn đề gì đó thì việc lắng nghe, ghi nhận vấn đề rất chậm chạp và
trong một khoảng thời gian rất lâu mới có thể đưa ra được câu trả lời. Do vậy, khi giao
tiếp với người cao tuổi chúng ta cần phải kiên nhẫn, nói dễ nghe để các cụ nghe được
và có câu trả lời chính xác.

Tình trạng khó ngủ, mất ngủ rất dễ gặp ở người cao tuổi: Tình trạng trằn trọc
hoặc hay thức giấc lúc nửa đêm sẽ làm cơ thể người cao tuổi hay mệt mỏi, uể oải,
không có tinh thần. Để khắc phục, nên giữ phòng ngủ và các khu vực quanh phòng ngủ
người cao tuổi luôn yên tĩnh, thiết kế ánh sáng nhẹ và vừa phải để giúp người cao tuổi
thư giãn nhưng vẫn có thể thấy được xung quanh nếu bị giật mình tỉnh giấc

Người cao tuổi rất mau quên : Sự chậm chạp hay quên là những vấn đề sinh lý bình
thường của người cao tuổi. Khi tuổi càng cao, hệ thần kinh trung ương cũng lão hóa dần. Vì
vậy, người cao tuổi rất mau quên.

Dễ mắc bệnh : Do sự lão hóa của các cơ quan trong cơ thể và khả năng miễn dịch của cơ
thể bị suy giảm, người cao tuổi thường rất dễ mắc các loại bệnh như cảm cúm, viêm phổi.

Do có sự thay đổi đáng kể về mặt sinh lý nên khi mắc bệnh, sự đáp ứng của cơ thể không
còn mạnh mẽ, dẫn đến những biểu hiện của bệnh thường không rõ ràng và bệnh nặng hơn
người trẻ. Cần quan tâm, chăm sóc và quan sát kỹ để sớm phát hiện ra những thay đổi ở người
cao tuổi nhằm kịp kịp thời có cách chữa trị đúng cách.
52

Hay bị té ngã : Đây chính là đặc tính rất nguy hiểm của người cao tuổi do chân yếu và
khả năng giữ thăng bằng của cơ thể bị suy giảm. Do đó, việc phòng tránh té ngã cho người
cao tuổi là vấn đề phải hết sức quan tâm như không để người cao tuổi phải lên xuống cầu
thang hay trong nhà không nên bài trí không thuận lợi khi đi lại.

Sức đề kháng người già yếu, dễ dẫn đến các bệnh khác nhau : Càng về già, sức đề
kháng của người cao tuổi càng yếu, do đó rất dễ mắc các bệnh như tim mạch, xương khớp,
tiểu đường, tăng huyết áp… hay chỉ đơn giản là những cơn ho, cảm mạo thông thường.

Khó khăn hơn trong vấn đề ăn uống : Do khẩu vị thay đổi, việc nhai nuốt và tiêu hóa
thức ăn cũng khó hơn nên người cao tuổi thường cảm thấy chán ăn và không muốn ăn. Điều
này rất nguy hiểm vì dễ dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng tuổi già.[22]

Hình 3.1 Các bệnh thường gặp ở người cao tuổi


53
3.1.2 Đặc điểm tâm lý

Trạng thái tâm lý và sức khỏe của người cao tuổi không chỉ phụ thuộc vào nội
lực của bản thân mà còn phụ thuộc vào môi trường xã hội, đặc biệt là môi trường văn
hóa - tình cảm và quan trọng nhất là môi trường gia đình. Khi bước sang giai đoạn tuổi
già, những thay đổi tâm lý của mỗi người mỗi khác.

Môi trường sống có thể ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của người cao tuổi.
Theo Bộ Y Tế Việt Nam, cho thấy sự thay đổi tâm lý “đáng sợ” của người cao tuổi khi
càng về già.

Người cao tuổi hay cảm thấy rằng mình bị bỏ rơi và quên lãng : Con cháu
thường bận rộn với cuộc sống. Điều này làm cho người cao tuổi cảm thấy mình bị lãng
quên, bị bỏ rơi. Họ rất muốn tuổi già của mình vui vẻ bên con cháu, muốn được người
khác xem mình không là người vô dụng. Họ rất muốn được nhiều người quan tâm, lo
lắng cho mình và ngược lại. Họ sợ sự cô đơn, sợ phải ở nhà một mình. Do đó, nên cư
xử nhẹ nhàng, đừng để các cụ cảm thấy họ bị hắt hủi, bỏ rơi. Người lớn tuổi càng được
quan tâm, chăm sóc thì tâm lý càng tốt và tuổi thọ càng cao hơn.

Người cao tuổi thường xuyên cảm thấy bất lực : Đây là trạng thái hay gặp ở
người cao tuổi nhất là những người bị neo đơn. Họ thường xuyên thấy mình bất lực,
chán nản, mệt mỏi, tự dằn vặt mình. Thông thường khi có những dấu hiệu trên người
già thường rất dễ mắc các bệnh lý người cao tuổi như trầm cảm, mất trí nhớ tạm thời,
thiếu minh mẫn.

Người cao tuổi dễ bị tủi thân : Đa số người cao tuổi nếu còn sức khỏe vẫn còn
có thể giúp con cháu một vài việc vặt trong nhà, tự đi lại phục vụ mình, hoặc có thể
tham gia được các sinh hoạt giải trí, cộng đồng. Nhưng cũng có một số người cao tuổi
do tuổi tác đã cao, sức khỏe giảm sút nên sinh hoạt phần lớn phụ thuộc vào con cháu.
Do vậy dễ nảy sinh tâm trạng chán nản, buồn phiền, hay tự dằn vặt mình. Người cao
tuổi mà tuổi càng cao thì sức khỏe lại càng giảm sút, đi lại chậm chạp, không còn khả
năng lao động, quan niệm sống khác với thế hệ sau... nên chỉ một thái độ hay một câu
nói thiếu tế nhị có thể làm cho họ tự ái, tủi thân cho rằng mình già rồi nên bị con cháu
coi thường. Đặc biệt, những người lớn tuổi thường ốm đau, con cháu thường xuyên
chăm sóc khiến họ gặp áp lực, cảm thấy lo lắng khi làm phiền con cháu.

Nói nhiều hoặc trầm cảm: Vì muốn truyền đạt kinh nghiệm sống cho con cháu,
muốn con cháu sống theo khuôn phép đạo đức thế hệ mình nên họ hay bắt lỗi, nói
nhiều và có khi còn làm cho người khác khó chịu. Với một bộ phận người cao tuổi bảo
thủ và khó thích ứng với sự thay đổi, cộng với sự giảm sút của sức khỏe, khả năng thực
hiện công việc hạn chế, nếu thời trẻ có những ước mơ không thực hiện được, hoặc
không thỏa đáng, không hài lòng... có thể xuất hiện triệu chứng của bệnh trầm cảm. Họ
trở thành những người trái tính, hay ghen tỵ, can thiệp sâu vào cuộc sống riêng tư của
con cháu vì họ cho rằng mình có quyền đó.
54
Tính tình dễ nóng nảy : người cao tuổi thường khá nóng tính và dễ tự ái, dễ tự ti,
hay suy nghĩ tiêu cực nên tâm lý cũng hay nóng nảy. Vị trí xã hội thay đổi, từ người
chăm sóc gia đình, trở thành người được con cháu chăm sóc. Người già thấy họ đã bị
mất đi địa vị vốn có nên rất dễ bị tác động và khả năng kiềm chế cũng không cao, dễ
sinh sự với những điều nhỏ nhặt. Những cụ sau khi nghỉ hưu rất hay phiền muộn, mất
ngủ nên tinh thần họ bị tuột dốc và thường xuyên bị stress. Ngoài stress thì người lớn
tuổi cũng dễ mắc các bệnh lý khác, nên chú ý quan tâm để tránh rơi vào các tình trạng
tiêu cực.

Người cao tuổi luôn mong được quan tâm chăm sóc : Một trong những bí
quyết sống khỏe mỗi ngày của những người cao tuổi trên thế giới đó là họ thường
xuyên được người thân quan tâm nhiều hơn. Tưởng chừng như đơn giản nhưng sự quan
tâm đối với người già lúc này trở nên vô cùng quan trọng. Người cao tuổi mong muốn
và khát khao được săn sóc, hỏi han mỗi ngày, được con cháu đáp ứng những nhu cầu
mình đang cần. Người già như cỗ máy đã gần tàn tạ, khô dầu nhớt có thể ngừng hoạt
động bất cứ lúc nào vì thế họ sẽ có những thay đổi chóng mặt so với tính cách thời trẻ

Người già thường hay hoài niệm về quá khứ : Khi về già các cụ thường sống
với những hoài niệm về quá khứ, những nuối tiếc về tuổi trẻ của mình. Vì lẽ đó, họ
nhắc đến quá khứ nhiều hơn hiện tại và tự hào về kinh nghiệm sống đã qua. Họ muốn
trở về với quá khứ để được sống với những kỉ niệm cũ của một thế giới thu hẹp. Hướng
về quá khứ để giải tỏa những ưu phiền thường nhật trong cuộc sống hiện tại, người cao
tuổi thường thích hội họp, tìm lại bạn cũ, cảnh xưa, tham gia hội ái hữu, hội cựu chiến
binh... Họ thích ôn lại chuyện cũ, viết hồi ký, tái hiện kinh nghiệm sống cũng như
hướng về cội nguồn: Viếng mộ tổ tiên, sưu tầm cổ vật… Cũng bởi vì điều này mà giới
trẻ thường cho rằng ông bà của chúng ta đã cổ hủ, lỗi thời. Vô hình chung tạo ra một
khoảng cách vô định giữa tuổi già và lớp trẻ.

Người già sợ cô đơn : Thực tế cho ta thấy, ở những thành phố phát triển của
Việt Nam, giới trẻ vì mưu sinh mà chấp nhận cuộc sống tự do phiêu bạt, còn ở một
khung cửa khác có những người cha, người mẹ đang sống lặng lẽ chờ đợi đứa con trở
về.

Hiện ở các nước phát triển trên thế giới, tình trạng người già cô đơn xảy ra ngày
càng nhiều. Nguyên nhân dẫn đến tính trạng trên đa phần là do con cái thiếu quan tâm,
mải mê, bận rộn với công việc trong cuộc sống, phó mặc, giao người già đến các dịch
vụ chăm sóc người cao tuổi. Ở nơi đây người già không thích nghi được với môi
trường, cuộc sống thay đổi.

Lúc này tâm lý người già cô đơn chỉ mong muốn được người thân hiểu và chia sẻ
mỗi ngày, muốn được con cháu coi mình như một thành viên trong gia đình vẫn còn
"giá trị". Vì thế khi về già, người già rất sợ sự cô đơn, sợ phải ở nhà một mình.
55

Trong cuộc sống, nhiều khi bạn bắt gặp người già trở nên kiệm lời hơn và dường
như là không nói nhưng lại có những người trở nên nói rất nhiều và nói liên tục một
mình, đôi khi làm cho người thân cảm thấy khó chịu. Nhưng ít ai biết rằng, khi người
già nói nhiều chính là lúc họ cần được chia sẻ và quan tâm nhất, họ trở nên sợ cảm giác
đơn độc, chết dần trong sự ghẻ lạnh của người thân.

Người già rất sợ phải đối mặt với cái chết : Đối với nhiều người, già đi nghĩa là
cái chết đang đến gần. Dẫu biết rằng sinh – tử là quy luật của tự nhiên không chừa một
ai nhưng dù vậy người già vẫn sợ phải đối mặt với cái chết. Cũng có những trường hợp
các cụ bàn việc hậu sự cho mình, viết di chúc cho con cháu… cũng có những cụ không
chấp nhận, lảng tránh điều đó và sợ nghĩ đến cái chết.

Tuổi già như ngọn đèn dầu cháy leo lét trước gió, không biết tắt khi nào, vì thế để
tâm lý tuổi già không cảm thấy cô đơn, buồn rầu, hơn ai hết người thân cần dành sự
quan tâm đặc biệt để người cao tuổi cảm thấy yêu đời và sống một cuộc đời đầy ý
nghĩa.[21]

3.2 Khai thác các đặc điểm tâm sinh lí người cao tuổi vào thiết kế chi tiết của
các không gian chức năng tiêu biểu
3.2.1 Nhà ở an dưỡng
Khu nhà ở an dưỡng dành cho người cao tuổi có sức khỏe ổn định, trung bình tự
sinh hoạt các nhân mà không cần người hỗ trợ. Được sống trong môi trường thân thiện,
có sự chăm sóc từ bữa ăn, giặt ủi ( nếu có nhu cầu ) và được hỗ trợ y tế khi cần thiết.
Nhân lực của đối tượng nhà ở an dưỡng : y tá, điều dưỡng, người quản lí và người
thân gia đình.
* Giải pháp tổ chức mặt bằng

Loại Minh họa Đánh giá


Ưu điểm : Dễ tổ chức
thông thoáng tự nhiên
Nhà hành ( ánh sáng, thông gió) tốt
lang bên cho các phòng, đặc biệt
( Hình 3.2 ) là ánh sáng cho hành
lang bên, đảm bảo hướng
nhà có lợi cho tất cả các
phòng.
- Nhược điểm : Nhà
thường bị mỏng (chiều
dày nhà thường <10m),
Hình 3.2 The “Ruộng” Resort / H2 -[Nguồn : tốn diện tích giao thông.
https://www.archdaily.com/935873.]
56
- Ưu điểm : Đảm bảo
thông thoáng cách nhiệt,
Nhà có sân tạo gió đối lưu tốt, tiết
trong kiệm diện tích giao
( Hình 3.3 ) thông, nhà dày hơn mà
vẫn thông thoáng, tạo
không gian kiến trúc sinh
động.
- Nhược điểm : Các
phòng ảnh hưởng lẫn
nhau về mặt cách ly tạo
riêng tư cũng như cách
Hình 3.3 Mango Bay Resort Spa / P.I Architects - âm, chống ồn.
[Nguồn : https://www.archdaily.com/946421.]

- Ưu điểm : Dễ tổ chức
thông thoáng tự nhiên
Nhà phân tán ( tùy hướng gió mà bố trí
theo cụm hướng các cụm nhà cho
( Hình 3.4 ) phù hợp) tốt cho các
phòng, chất lượng vệ
sinh cao, thiên nhiên xen
kẽ không gian ở tạo hình
thức kiến trúc phong phú.
- Nhược điểm : Tốn diện
tích giao thông, tốn đất
xây dựng.

Hình 3.4 Beijing Jinhai Lake International Resort /


SYN Architects -[Nguồn :
https://www.archdaily.com/883534.]

* Các không gian nội thất bên trong nhà ở an dưỡng


Nhà ở an dưỡng thiết kế cơ bản như một ngôi nhà nghỉ dưỡng. Cảnh quan ở nhà
nghỉ an dưỡng là yếu tố được chú trọng, giúp cho người cao tuổi được thoải mái trong
không gian sinh hoạt hàng ngày.
57

Các không gian


mở gần gũi với
thiên nhiên rất
thích hợp cho môi
trường sống của
người cao tuổi.

Các không gian


có thể là : thư
giản, trò chuyện,
đọc sách,…

Hình 3.5 Các không gian nghỉ ngơi, thư giản với thiên nhiên của người cao tuổi -
[Nguồn : Thu Nguyệt -“Bên trong nhà an dưỡng đẹp nhất Nhật Bản/
https://vnexpress.net/ đăng tải trực tuyến ngày 19/11/2021.]

Các phòng ngủ


cũng được thiết
kế gần gũi, ấm áp
nhất có thể. Với
nội thất gỗ và
những ô cửa sổ
mở ra không gian
Hình 3.6 Bố trí phòng ngủ của người cao tuổi - [Nguồn : Thu Nguyệt -“Bên trong nhà xanh, người cao
an dưỡng đẹp nhất Nhật Bản/ https://vnexpress.net/ đăng tải trực tuyến 19/11/2021.] tuổi sẽ thấy nơi
đây giống nhà
hơn.
Ngoài ra ở các
phòng/ giường
được bố trí thêm
các thiết bị liên
lạc khi cần hỗ trợ.

Hình 3.7 Bố trí phòng ngủ của người cao tuổi - [Nguồn : Nursing Home Santa
Katharina / Roeck Architekten/ https://www.archdaily.com/933189.]
58

Nhà vệ sinh cho


người cao tuổi
được bố trí đơn
giản, dễ sử dụng.
Ngoài ra vì đặc
thù sức khỏe sinh
lý người cao tuổi
nhà vệ sinh
thường thiết kế
cùng với các thiết
Hình 3.8 Bố trí phòng vệ sinh của người cao tuổi - [Nguồn : Nursing Home Santa
Katharina / Roeck Architekten/ https://www.archdaily.com/933189.] bị hỗ trợ cho quá
trình sinh hoạt
hàng ngày : tay
vịnh, chỗ ngồi
tắm,…

Hình 3.9 Bố trí phòng vệ sinh của người cao tuổi -


[Nguồn : https://www.archdaily.com/ ]

Không gian
phòng khách và
bếp có thể kết
hợp với nhau tạo
nên một không
gian lớn. Tạo
không gian yếu tố
“mở”. Tạo ra
không gian sinh
hoạt nhỏ cùng
nhau, gia đình,
các người cao
tuổi có thể thư
giản trò chuyện
với nhau thoải
mái và gần gũi.

Hình 3.10 Bố trí phòng khách và bếp của người cao tuổi - [Nguồn : Thu Nguyệt -“Bên
trong nhà an dưỡng đẹp nhất Nhật Bản/ https://vnexpress.net/ đăng tải trực tuyến
19/11/2021.]
59
Sử dụng gam màu
quá sặc sở làm
cho người cao
tuổi không thoải
mái về mặt tâm
sinh lý, gam màu
quá tối người cao
tuổi sẽ cảm thấy
cô đơn. Sử dụng
gam màu nhạt và
trang nhã là thích
hợp nhất vì chúng
tạo nên không
gian nhẹ nhàng,
thoải mái, khiến
Hình 3.11 Bố trí màu sắc dành cho người cao tuổi.
người già cảm
thấy bình yên, êm
ả.

Để tránh ảnh
hưởng đến sức
khỏe của người
già cần sử dụng
các vật liệu thân
thiện với môi
trường, an tòan và
không gây ô
nhiễm môi trường
như gỗ, giấy dán
tường, gạch nền,
sàn gỗ chống
trơn.
Nên sử dụng gỗ
làm vật liệu chủ
đạo trong phòng
người già => tạo
cảm giác gần gũi,
ấm áp, tĩnh lặng,
phù hợp với
người cao tuổi.

Hình 3.12 Các vật liệu sử dụng trong thiết kế cho người cao tuổi.
60
3.2.2 Khu điều trị đặc biệt
Khu điều trị đặc biệt dành cho đối tượng là người cao tuổi có sức khỏe yếu và rất
yếu hoặc sau tai biến. Không còn khả năng tự sinh hoạt, cần sự hỗ trợ y tế 24/7
* Giải pháp tổ chức mặt bằng
Minh họa

Hình dạng mặt


bằng nên là
hình chữ nhật
hoặc hình
vuông. Tránh
thiết kế các
dạng phòng
góc nhọn,
phức tạp.
Hình 3.13 Mặt băng bố trí phòng của người cao tuổi có sử dụng xe lăn - [Nguồn :Nursing
Home / Gärtner+Neururer/ https://www.archdaily.com/436946.]

Hình 3.14 Mặt băng bố trí phòng của người cao tuổi - [Nguồn :Nursing and Retirement
Home / Dietger Wissounig Architekten/https://www.archdaily.com/775831.]

Phòng 1,2
giường hoặc
nhiều giường.

Hình 3.15 Mặt băng bố trí phòng 2 giường của người cao tuổi - [Nguồn :The Nursing
Home at Oleiros / TCU Arquitectos/https://www.archdaily.com/971449.]

Hình 3.16 Mặt băng bố trí phòng nhiều giường của người cao tuổi.[2]
61
* Các không gian bên trong

Minh họa

Các không
gian thiết kế
phải đủ tiêu
chuẩn cho
người cao
tuổi ngồi xe
lăn vẫn có
thể tiếp cận
được.

Hình 3.17 Bố trí các vật dụng không gian phù hợp cho người sử dụng ngồi xe lăn.

Người cao
tuổi nói
chung, mức
độ riêng tư
không
yêu cầu cao,
nên cửa
phòng có thể
có ô kính để
có thể tiện
cho việc
trông nom,
theo
dõi trạng thái,
cũng như khi
cần thiết (có
sự cố) dễ
dàng phá vỡ
kính để mở
Hình 3.18 Bố trí cửa có ô kính cho phòng người cao tuổi - [Nguồn :Peter Rosegger Nursing chốt
Home / Dietger Wissounig Architekten/ https://www.archdaily.com/565058.] khoá từ phía
trong.
62

3.3 Thiết kế một số không gian chức năng đặc thù đáp ứng tâm sinh lý người cao
tuổi
3.2.1 Không gian sinh hoạt công cộng hoạt động Thiền - cải thiện tâm sinh lý
* Cơ sở y học về sinh lý
Một nghiên cứu mới được đăng trên tạp chí Journal of Alzheimer's Disease cho
biết hoàn thành 3 tháng tập yoga và ngồi thiền có thể giảm nguy cơ suy giảm nhận
thức mức độ nhẹ (MCI) ở người cao tuổi – được coi là dự báo phát triển bệnh
Alzheimer và các dạng sa sút trí tuệ khác.

MCI được mô tả là những thay đổi dễ nhận thấy về chức năng nhận thức, như bị
các vấn đề về trí nhớ và suy nghĩ.

Mặc dù những thay đổi này không gây cản trở nhiều tới sự tự lập và các hoạt động
hàng ngày của người bệnh, nhưng các triệu chứng sẽ ngày càng tồi tệ, làm tăng nguy
cơ mắc bệnh Alzheimer và các bệnh sa sút trí tuệ khác.

Các nghiên cứu trong thời gian dài đã cho thấy khoảng 10-20% số người từ 65 tuổi
trở lên dễ bị MCI. Trong số này, mỗi năm có khoảng 6-15% bị sa sút trí tuệ. Hiện vẫn
chưa phê chuẩn thuốc điều trị MCI.

Trong nghiên cứu này, các tác giả đã mời 25 người tham gia từ 55 tuổi trở lên.
Trong 12 tuần, 14 người tham gia lớp yoga Kundalini trong 1 giờ, 1 lần mỗi tuần, và
tập ngồi thiền Kirtan Kriya 20 phút mỗi ngày.

Yoga Kundalini được biết đến là “yoga của nhận thức” kết hợp kỹ thuật thở, thở
và niệm kinh. Khu vui chơi Kirtan Kriya bao gồm tụng kinh, cử động tay và hình dung
ánh sáng. Đây là một định dạng được sử dụng tại Ấn Độ trong hàng trăm năm như một
cách để duy trì chức năng nhận thức ở người cao tuổi.

11 người tham gia còn lại có 1 giờ tập nâng cao trí nhớ - thông qua các hoạt động
như trò chơi ô chữ hoặc trò chơi trên máy tính - 1 lần/tuần trong 12 tuần. Họ cũng
dành 20 phút mỗi ngày để hoàn thành các bài tập nhớ.

Tại thời điểm bắt đầu và kết thúc 12 tuần nghiên cứu, tất cả những người tham gia
đều hoàn thành một bài kiểm tra trí nhớ và chụp cộng hưởng từ chức năng (fMRI) để
các nhà nghiên cứu đánh giá chức năng nhận thức và đánh giá. non bộ hoạt động của
họ.
Các tác giả thấy rằng cả hai nhóm đều cải thiện kỹ năng nhớ từ ngữ (khả năng nhớ
tên và danh sách các từ) khi kết thúc 12 tuần nghiên cứu. Tuy nhiên, những người
tham gia tập yoga-ngồi thiên đã cải thiện các kỹ năng nhớ thị giác-không gian (khả
năng tìm kiếm và ghi nhớ các địa điểm) nhiều hơn so với những người tập các bài
nâng cao trí nhớ. Ngoài ra, nhóm tập yoga-ngồi tâm lý có khả năng đối mặt tốt hơn với
lo âu và trầm cảm, cũng như kỹ năng đối phó và phục hồi sau căng thẳng so với nhóm
tập các bài nâng cao trí nhớ.

Khi đánh giá hoạt động không bộ của những người tham gia, các tác giả thấy rằng
sự cải thiện khả năng nhớ từ và nhớ thị giác-không gian liên quan với những thay đổi
63
trong kết nối không bộ. Tuy nhiên, chỉ có nhóm tập yoga-ngồi mới có những thay đổi
trong kết nối không bộ có ý nghĩa thống kê.

Cải thiện trí nhớ, tâm trạng và khả năng phục hồi sau khi căng thẳng bằng tập
yoga và ngồi thiền có thể giảm để tăng sản xuất protein yếu tố tăng trưởng mô thần
kinh nguồn gốc từ não (BDNF). BDNF làm tăng kết nối giữa các tế bào không có tế
bào, cũng như duy trì sự tồn tại của các liên kết tế bào không có sẵn.

Các nhà nghiên cứu tin rằng tập yoga và ngủ thiền có thể là một chiến lược hiệu
quả chống suy giảm nhận thức ở người cao tuổi.[23]
* Về tâm lý
Vào năm 2020, Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (JAMA) đã công bố một
nghiên cứu tổng quan về thiền và cho thấy đây là một trong các biện pháp điều trị tâm
lý có thể mang lại hiệu quả tương tự như các loại thuốc điều trị bệnh. Với sự nghiên
cứu chuyên sâu cùng lập luận chặt chẽ của các nhà khoa học đã chứng minh được việc
sử dụng thiền trong trị liệu tâm lý, giúp mang lại kết quả tốt cho những đối tượng bị
trầm cảm, rối loạn lo âu.

Tiến sĩ Madhav Goyal của Johns Hopkins – người đứng đầu trong nghiên cứu cũng
đã nhận định rằng: “Thiền định không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào cả. Chúng ta
hoàn toàn có thể thực hành thiền định kết hợp với các phương pháp điều trị khác mà đã
được chỉ định trước đó sẽ mang lại hiệu quả cao hơn”.

Về tâm lý người cao tuổi, trải qua giai đoạn sống ở tuổi trẻ và việc chấp nhận bản
thân không còn sức khỏe, giá trị với xã hội cũng là cú sốc tâm lí đối với họ. Việc tạo
không gian thiền - trong viện dưỡng lão sẽ giúp người cao tuổi thoải mái hơn, giảm
căng thẳng hơn thế là chữa lành tâm lí dễ bị tổn thương của họ.

Yếu tố thiết kế Minh họa

Khi nhắc đến yếu tố then chốt để làm nên một thiết kế không
gian thiền thật thoải mái đó chính là đảm bảo cường độ ánh
Ánh sáng sáng nhẹ nhàng, phù hợp với tính chất thư giãn phù hợp đối
tượng người cao tuổi.

Hình 3.19 20 Không gian thiền ở Legacy Yên Tử-[Nguồn :https://savingbooking.com/]


64
Thêm một điều nữa đó là hãy để khu vực thiền được hòa hợp
cùng với thiên nhiên bên ngoài với những ô cửa kính lớn,
hướng ra sân vườn hoặc khu vực yên tĩnh,… Việc tận dụng
tối đa những khoảng không mở này vừa có tác dụng mang
ánh sáng thiên nhiên đó cũng là nguồn năng lượng mới cho
không gian thiền, đưa không khí trong lành vào sẽ tạo ra
thêm không gian an yên và nhẹ nhàng tâm hồn hơn.

Hình 3.20 Không gian thiền ở Laguna Lăng Cô- [Nguồn : https://savingbooking.com/]

Không gian thiền là sự đề cao những điều đơn giản trong


thiết kế của tất cả các yếu tố, đặc biệt là màu sắc. Đa phần,
Màu sắc trầm khi thiết kế không gian thiền sẽ hướng đến những gam màu
ấm, tự nhiên cho nhã nhặn, nhẹ nhàng và êm dịu như trắng, kem, vàng nhẹ,…
không gian. cùng với những màu tự nhiên của đá, gỗ sẽ mang đến cảm
giác dễ chịu hơn cho không gian thư giãn này. Những màu
sắc này được thiết kế hài hòa một cách tự nhiên tạo sự mộc
mạc gần gũi, mang sự tĩnh lặng đến cho tâm hồn.

Hình 3.21 Màu sắc trong không gian thiền - [Nguồn : https://www.luxuo.vn/]
65
Sắc màu trong thiết kế không gian thiền không chỉ là màu
sơn của tường, trần mà nó còn là sự kết hợp cùng màu của
vật liệu, nội thất và đồ trang trí xung quanh. Tất cả màu sắc
của từng chi tiết khi cộng hưởng sẽ tạo nên một không gian
tổng thể hài hòa và điểm nhấn cho mỗi khu vực. Vì vậy, sàn
nhà cũng cần được cân nhắc với những tone màu gỗ nhẹ nâu
nhạt, xám nhạt; xem xét tổng thể sao cho phù hợp cùng với
màu tường mang đến sự kết nối liền mạch trong không gian.

Hình 3.22 Màu sắc trong không gian thiền - [Nguồn : https://www.luxuo.vn/]

Đối với kiểu thiết kế dạng thiền, những vật liệu nội thất tự
nhiên, gần gũi, thân thiện với môi trường chắc hẳn được ưu
Vật liệu tiên hơn nhưng vẫn đảm bảo tính bền vững của cả không
gian. Ngoài thẩm mỹ, dạng vật liệu này đa số đều có tính
chất bền bỉ theo thời gian, giảm thiểu đi chi phí sửa chữa tối
đa.

Đẻ tăng thêm nét đẹp mộc mạc, đơn giản và pha thêm yếu tố
truyền thống thì vật liệu mây, tre đan sẽ là gợi ý được ưa
chuộng và sử dụng rộng rãi nhất. Và không thể không nhắc
đến chất liệu gỗ – là loại vật liệu quen thuộc trong hầu hết
các công trình nhà ở, đặc biệt hay được sử dụng để lót sàn
và nội thất của không gian thiền, nhằm tạo nên vẻ đẹp thanh
lịch, thoải mái gần gũi từ sự tối giản và tự nhiên.
66

Hình 3.23 Vật liệu tự nhiên trong không gian thiền - [Nguồn : https://www.luxuo.vn/]

Gần gũi với thiên Ngoài ánh sáng, cây xanh là một thành phần thiết yếu khi thiết
nhiên kế không gian thiền. Thiên nhiên sẽ là yếu tố mà đa số đều
muốn đưa vào công trình nhiều nhất có thể. Bởi sự khô cứng
của các bức tường vây quanh thì cây xanh như một điểm
sáng làm diu đi không khí, tiếp thêm năng lượng mới

Các mảng xanh cần được bố trí cả bên trong và bên ngoài không
gian. Có thể trang trí bên trong bằng những chậu cây nhỏ, bình hoa
hay những bức tranh cây cỏ nhẹ nhàng. Ở bên ngoài có thể thiết kế
thêm một khu vườn nhỏ. Người sử dụng chắc chắn sẽ cảm thấy
thoải mái khi thiền trong một không gian vừa đơn giản vừa gần gũi
với thiên nhiên như thế này.

Hình 3.24 Không gian thiền có sân trong- [Nguồn : https://vietgiaitri.com/]


67

3.2.2 Không gian sinh hoạt công cộng đa chức năng


Không gian sinh hoạt đa chức năng nhằm hướng tới mang lại giá trị tinh thần cho
người cao tuổi cuộc sống vui vẻ, hòa đồng, tích cực.
* Các hoạt động

Hoạt động Minh họa

Văn nghệ

Hình 3.25 Hoạt động giao lưu văn nghệ chào mừng ngày người cao tuổi Việt Nam-
[Nguồn : rung tâm Chăm sóc Người cao tuổi Tuyết Thái/
http://dieuduongtuyetthai.com/]
68

Trò chơi

Hình 3. 26 Trò chơi ném bóng vào rổ dành cho các cụ tại Bách Niên Thiên Đức (cở
sở Nhật Tảo - Hà Nội - [Nguồn : https://duonglaothienduc.com/]

Hình 3. 27 Người cao tuổi tham gia đại hội thể thao tại Viện dưỡng lão Diên Hồng-
[Nguồn : https://duonglaodienhong.vn/]

Hình 3. 27 Người cao tuổi tham gia rung chuông vàng tại Viện dưỡng lão Diên
Hồng-[Nguồn : https://duonglaodienhong.vn/]
69

Làm thủ công

Hình 3.28 Hoạt động làm đồ thủ công ngày tết - [Nguồn : rung tâm Chăm sóc
Người cao tuổi Tuyết Thái/ http://dieuduongtuyetthai.com/]

Hình 3.28 Hoạt động làm bánh ngày tết tất niên- [Nguồn : Viện dưỡng lão Vườn
Lài/ https://duonglaovuonlai.vn/]

* Các yêu tố thiết kế đáp ứng nhu cầu hoạt động đa chức năng
70
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt


[1] Tiêu chuẩn quốc gia QCVN 03-2012 về nguyên tắc phân loại và phân cấp công
trình
[2] Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 365: 2007 - Bệnh viện đa khoa – Hướng
dẫn thiết kế
[3] Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4470 2012 tiêu chuẩn thiết kế bệnh viện đa khoa
[4] Đặng Thùy Trang - Luận văn thạch sĩ “Quy hoạch xây dựng hệ thống chăm sóc y tế
& đời sống người cao tuổi các xã nông thôn vùng ĐBSH” (Hà Nội - 2016)
[14] Quỹ dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (2011), Già hóa dân số và người cao tuổi
ở Việt Nam – Thực trạng, dự báo và một số khuyến nghị chính sách

Báo chí, internet


[5] Quỳnh Dương, Báo Hà Nội mới - “Nhật bản hướng tới mục tiêu chăm sóc toàn diện
cho người cao tuổi”. - Đăng tải ngày 24 tháng 10 năm 2021
[6] Báo tuổi trẻ - Người cao tuổi Việt Nam cần môi trường sống trong lành để “vừa thọ,
vừa khỏe” như người Nhật - đăng tải ngày 12 tháng 08 năm 2022
[7] Báo điện tử VTV - Người già ở riêng : sự dịch chuyển sống mới của người cao tuổi
- VTV.vn - đăng tải ngày 01 tháng 10 năm 2022
[8] Báo điện tử VTV - Người cao tuổi ở Mỹ vẫn tiếp tục đi làm thay vì nghỉ ngơi -
VTV.vn - đăng tải ngày 13 tháng 04 năm 2022
[9] Bộ tư pháp - Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả trợ giúp pháp lý cho NCT -
đăng ngày 03 tháng 06 năm 2022
[10] Bộ Y tế - Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế “Trên 84% ca COVID-19 tử vong từ 50
tuổi trở lên : cấp thiết, quyết liệt bảo vệ nhóm đối tượng nguy cơ cao” - đăng tải ngày
29 tháng 12 năm 2021
[11] Bộ Y tế - cổng thông tin đện tử Bộ Y tế “Việt Nam còn nhiều thách thức trong
công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi” - đăng tải ngày 08 tháng 10 năm 2018
[12] “Một nông dân xây nhà trợ lão từ thiện - VnExpress”. VnExpress - Tin nhanh Việt
Nam. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2014
[13] Nghiên cứu “Già hóa dân số vào người cao tuổi ở Việt Nam” theo Tổng điều tra
dân số và nhà ở năm 2019 của Tổng cục Thống kê, xuất bản năm 2021.
[14] Quỹ dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (2011), Già hóa dân số và người cao tuổi
ở Việt Nam – Thực trạng, dự báo và một số khuyến nghị chính sách
[15] USHOME báo điện tử - Phúc lợi cho người cao tuổi ở Mỹ - đăng tải ngày 21
tháng 12 năm 2020
[16] Viện chiến lược và chính sách y tế - Nghiên cứu đánh giá tình hình CSSK người
cao tuổi ở Việt Nam - đăng tải ngày 28 tháng 06 năm 2007
[17] GS.TS Nguyễn Đức Công. GĐ BV Thống Nhất, Chủ nhiệm bộ môn khoa lão
ĐHYK Phạm Ngọc Thạch - “Đại cương về người cao tuổi cao tuổi” - đăng tải 12 tháng
12 năm 2016
[21] Bộ Y tế - cổng thông tin đện tử Bộ Y tế “Những thay đổi tâm lý “đáng sợ” của
người già” - đăng tải ngày 12 tháng 09 năm 2019
[22]Bộ Y tế - cổng thông tin đện tử Bộ Y tế “Những thay đổi về sinh lý của người cao
tuổi” - đăng tải ngày 11 tháng 09 năm 2019
[23]T.Mai - “ tập yoga và ngồi thiền giúp người già cải thiện trí nhớ” - Báo điện tử
Tiền Phong/ https://tienphong.vn/ - đăng tải ngày 17 tháng 05 năm 2016
71

Tài liệu Tiếng Anh


[18] Efraim Jail and Jeremy Barron, “Age-Related Diseases and Clinical and Public
Health Implications for the 85 Years Old and Over Population” - Published
online 2017 Dec 11, National Library of Medicine National Center for Biotechnology
Information
[19] Global Burden of Disease (GBD)/https://www.healthdata.org/gbd/2019
[20] Kevin Henrique - Sukidesu- skdesu.com “The care of the old in Japan” Kevin
Henrique

You might also like