You are on page 1of 48

Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019

MỤC LỤC
CHƢƠNG TRÌNH CHI TIẾT ..............................................................................................3
BÀI 1: ĐẠI CƢƠNG CHĂM SÓC SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG .....................................4
I. Lịch sử phát triển của y tế cộng đồng ...............................................................................4
II. Tuyên ngôn Alma - Ata và các chiến lược về CSSKBĐ .................................................4
II. Các khái niệm: ................................................................................................................6
III. Các tổ chức hình thành nên y tế cộng đồng ...............................................................9
1. Các tổ chức hình thành nên y tế cộng đồng......................................................................9
2. Hệ thống y tế tại Việt nam ................................................................................................9
IV. Nội dung của chăm sóc sức khỏe ban đầu ...................................................................10
V. Triển vọng cho y tế cộng đồng trong thế kỷ 21 ...........................................................14
BÀI 2: QUY TRÌNH CHĂM SÓC SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG .....................................16
I. Khái niệm .....................................................................................................................16
Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng (CSSKCĐ) ........................................................................16
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến SKCĐ .................................................................................16
3. Phòng chống bệnh tật và các điều kiện y tế ...................................................................18
IV. Quy trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng ......................................................................20
1. Cộng đồng tổ chức ........................................................................................................20
2. Quy trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng ......................................................................21
V. Vai trò và trách nhiệm của nhân viên CSSKCĐ trong thực hiện quy trình chăm sóc ...25
VI. Quy trình CSSK trong trị liệu bằng thuốc và sự an toàn của bệnh nhân .......................25
1. Lượng giá .......................................................................................................................25
2. Chẩn đoán chăm sóc ........................................................................................................27
3. Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chăm sóc ................................................................28
4. Đánh giá ..........................................................................................................................29
5. Ngăn ngừa các sai lầm trong sử dụng thuốc ...................................................................29
6. Vai trò của bệnh nhân .....................................................................................................29
BÀI 3: QUẢN LÝ TRƢỜNG HỢP TRONG CHĂM SÓC SỨC KHOẺ TẠI CỘNG
ĐỒNG ....................................................................................................................................31
I. Khái niệm .....................................................................................................................31
II. Nguyên tắc của quản lý trường hợp trong CSSK tại cộng đồng .................................31
III. Các yêu cầu về kiến thức, thái độ, kỹ năng của NVCSSKCĐ ...................................32
1. Kiến thức ..................................................................................................................32
2. Thái độ ......................................................................................................................32
3. Kỹ năng .....................................................................................................................32

1
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019
IV. Quản lý trường hợp trong CSSK tại cộng đồng .......................................................32
BÀI 4: MÔ HÌNH CHĂM SÓC SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG..........................................37
I. Tổng quan.....................................................................................................................37
II. Khái niệm .....................................................................................................................38
III. Mục tiêu .......................................................................................................................38
IV. Tiếp cận sự chăm sóc cấp cộng đồng ..........................................................................38
V. Dược cộng đồng ..........................................................................................................40
1. Sự cần thiết của dược sĩ tại cộng đồng ....................................................................40
2. Mô hình dược cộng đồng - Khái niệm và cơ sở pháp lý.........................................41
VI. Dược cộng đồng và vai trò của dược sĩ trong CSSKCĐ .............................................42
BÀI 5: NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP ...........................................................................46
Trường hợp 1 .....................................................................................................................46
Trường hợp 2 .....................................................................................................................46
Trường hợp 3 .....................................................................................................................46
Trường hợp 4 .....................................................................................................................46
Trường hợp 5 .....................................................................................................................47
Tài liệu tham khảo ................................................................................................................48

2
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019
CHƢƠNG TRÌNH CHI TIẾT
CHĂM SÓC SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG

TT NỘI DUNG SỐ TIẾT

Lý thuyết Thực hành

1 Đại cương chăm sóc sức khoẻ cộng đồng 2 0

2 Quy trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng 4 0

3 Quản lý trường hợp trong CSSK CĐ 3 0

4 Mô hình CSSK tại Cộng đồng 3 0

5 Nghiên cứu - Học tập dựa trên vấn đề 3 0

15

3
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019

BÀI 1: ĐẠI CƢƠNG


CHĂM SÓC SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG

MỤC TIÊU HỌC TẬP: Sau khi học bài này, sinh viên sẽ
1. Trình bày được ý nghĩa của Tuyên ngôn Alma - Ata và phân tích được nội dung 05
nguyên tắc và 10 yếu tố CSSKBĐ của Việt Nam;
2. Trình bày được các khái niệm về cộng đồng, y tế cộng đồng, sức khoẻ, chăm sóc sức
khoẻ ban đầu và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng;
3. Trình bày được vai trò của NVSKCĐ trong chăm sóc sức khoẻ cộng đồng
4. Nhận thức được các thách thức trong CSSKCĐ và nghiên cứu để hiểu rõ các chủ
trương, chính sách, pháp luật liên quan của Việt Nam.

I. Lịch sử phát triển của y tế cộng đồng


Y tế cộng đồng được hình thành và phát triển liên tục cùng với sự phát triển của xã hội.
- Từ thời cổ đại con người đã biết sử dụng lá cây để tự chữa bệnh, thương tật, vệ sinh
môi trường và lựa chọn thức ăn dinh dưỡng.
- Thời trung cổ con người đã có các biện pháp kiểm soát một số dịch bệnh.
- Ở Mỹ, trong khoảng các năm từ 1729 đến 1805, đã xây dựng được nền y tế cơ sở.
- Thế kỷ 20, ở các nước Đông Âu, y tế được xã hội hoá và được quản lý như một lĩnh
vực của xã hội.
- Năm 1920, bộ môn Y học xã hội đầu tiên được ra đời tại trường ĐHTH Berlin, Đức.
- Năm 1922, bộ môn vệ sinh xã hội và tổ chức y tế được thành lập thuộc khoa Y, đại
học tổng hợp Mascow, Nga
- Ở Việt Nam, vào thế kỷ 18, Hải Thượng Lãn Ông đã tổng kết những quan điểm về y
học dự phòng và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng và thực hiện thành công việc chăm sóc
người bệnh về cả ba mặt chữa bệnh, ăn uống và tập luyện phục hồi từ những quan
điểm này. Sau Cách mạng tháng 8, định hướng y tế cơ sở được phát triển mạnh mẽ và
toàn diện, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch là người đã có công xây dựng đường lối y tế công
cộng ở Việt Nam, mà sau này được mở rộng thành 10 nội dung chăm sóc sức khoẻ ban
đầu của Việt Nam, trên cơ sở Tuyên ngôn Alma-Ata (1978).
II. Tuyên ngôn Alma - Ata và các chiến lƣợc về CSSKBĐ
Trước Hội nghị về Chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) tại Alma-Ata năm
1978, Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) nhận định:
- 80% dân chúng không được chăm sóc sức khỏe một cách thỏa đáng và tình trạng sức
khỏe nói chung là không thể chấp nhận được;

4
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019
- Nhân sự, kinh phí và trang thiết bị phân phối không công bằng - tập trung chủ yếu ở
đô thị trong khi đa số dân chúng sống ở vùng nông thôn;
- Hệ thống y tế rập khuôn theo tây phương, là một hệ thống chủ yếu dựa vào điều trị,
vào bệnh viện với kỹ thuật học cầu kỳ, tốn kém, không quan tâm đến bối cảnh kinh tế
văn hóa và nếp sống của người dân địa phương;
- Đào tạo theo kiểu cũ, không phù hợp;
- Môi trường xã hội và thiên nhiên thay đổi. Nhiều bệnh tật mới xuất hiện, phức tạp,
phản ánh tình trạng kinh tế - xã hội - chính trị, nên không thể giải quyết vấn đề đơn
thuần bằng cách tiếp cận lâm sàng, cá thể như trước mà đòi hỏi phải có một phương
pháp tiếp cận mới;
Hội nghị quốc tế về Chăm sóc Sức khỏe Ban đầu được tổ chức từ ngày 6-12 tháng
9 năm 1978 tại Alma-Ata, Kazakhstan, do WHO và UNICEF bảo trợ, với sự tham dự
của 134 nước (trong đó có Việt Nam) và 67 tổ chức quốc tế. Hội nghị đưa ra Bản Tuyên
ngôn về CSSKBĐ, được gọi là Tuyên ngôn Alma- Ata, là chiến lược y tế toàn cầu
nhằm đạt mục tiêu “Sức khỏe cho mọi người”.
Tám nội dung chính của CSSKBĐ theo Tuyên ngôn Alma Ata:
1. Giáo dục sức khỏe
2. Dinh dưỡng
3. Môi trường – Nước sạch
4. Sức khỏe bà mẹ trẻ em – Kế hoạch hóa gia đình
5. Tiêm chủng mở rộng
6. Phòng chống bệnh dịch địa phương
7. Chữa bệnh và chấn thương thông thường.
8. Thuốc thiết yếu.
Ngoài 8 yếu tố trên, mỗi quốc gia đề ra thêm các yếu tố cần thiết khác theo tình
hình thực tiễn của mình.
Việt Nam bổ sung thêm 2 yếu tố, và trở thành 10 yếu tố CSSKBĐ của Việt Nam:
9. Quản lý sức khỏe
10. Kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở.
CSSKBĐ hiện vẫn là nền tảng triết lý và chính sách y tế của Tổ chức Y tế thế giới,
nhằm xây dựng một hệ thống y tế phù hợp, đáp ứng tình hình mới với sự thay đổi
nhanh chóng về mô hình bệnh tật, về dân số học và về kinh tế - xã hội.
Việt Nam là một trong những nước đầu tiên cam kết thực hiện mục tiêu Phát triển
Thiên niên kỷ, với quan điểm xuyên suốt: Con người là vốn qúy của xã hội và sức khỏe

5
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019
là vốn quý của con người; Lấy phòng bệnh làm gốc, điều trị là quan trọng. Mạng lưới y
tế 4 cấp với nhiều thành tựu nhưng cũng đang gặp nhiều khó khăn trong tình hình mới.
Để thực hiện thành công công tác CSSKBĐ cần nắm vững 5 nguyên tắc: (1) Công
bằng; (2) Tăng cường, dự phòng và phục hồi sức khoẻ; (3) Sự tham gia của cộng đồng;
(4) Kỹ thuật thích hợp; và (5) Phối hợp liên ngành.
II. Các khái niệm:
Sức khỏe
Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội chứ
không chỉ bao gồm tình trạng không có bệnh hay không bị thương tật (WHO 1948).
Sức khoẻ toàn diện bao gồm sức khoẻ thể lực, tâm thần, cảm xúc, sức khoẻ về xã
hội, tâm linh và môi trường xã hội.
1. Chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) :
CSSKBĐ là sự chăm sóc sức khỏe thiết yếu, dựa trên những phương pháp và kỹ
thuật học thực tiễn, có cơ sở khoa học và được chấp nhận về mặt xã hội, phổ biến đến
tận mọi cá nhân và gia đình trong cộng đồng, qua sự tham gia tích cực của họ với một
phí tổn mà cộng đồng và quốc gia có thể đài thọ được ở bất cứ giai đoạn phát triển nào,
trên tinh thần tự lực và tự quyết. Nó là một bộ phận hợp thành vừa của hệ thống y tế
Nhà nước – mà trong đó, nó giữ vai trò trọng tâm và là tiêu điểm chính – vừa là của sự
phát triển chung về kinh tế xã hội của cộng đồng. Nó là nơi tiếp xúc đầu tiên của người
dân với hệ thống y tế, đưa sự chăm sóc sức khỏe đến càng gần càng tốt nơi người dân
sống và lao động, trở thành yếu tố đầu tiên của một quá trình săn sóc sức khỏe lâu
dài.1
2. Cộng đồng
Cộng đồng là một nhóm người, hoặc một tập đoàn người có chung phong tục, tập
quán, lối sống, văn hoá, lịch sử và tín ngưỡng.2
Khái niệm trên chỉ đề cập đến phạm trù con người, tuy nhiên “cộng đồng” có thể
được hiểu rộng hơn thế. Trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ “cộng đồng”, ngoài yếu tố
con người, nó còn liên quan đến địa lý, lãnh thổ, các đặc điểm kinh tế- xã hội v.v…
3. Y tế cộng đồng
Y tế cộng đồng, một lĩnh vực thuộc y tế công cộng, một ngành liên quan đến sự
nghiên cứu và cải thiện các đặc điểm sức khoẻ của các cộng đồng sinh học. Trong khi
thuật ngữ “cộng đồng” được định nghĩa theo phạm vi rộng thì y tế cộng đồng có
khuynh hướng tập trung vào khu vực địa lý hơn là con người với các đặc điểm chung.
Y tế cộng đồng được nghiên cứu theo ba phạm trù lớn:
- CSSK cấp 1: là các biện pháp can thiệp tập trung vào cá nhân và gia đình như là tiêm
chủng, vệ sinh, chế độ ăn, cải thiện lối sống…

6
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019
- CSSK cấp 2: Các hoạt động tập trung vào môi trường như là thoát nước gần nhà,
phát quang bụi rậm, phun thuốc diệt côn trùng…
- CSSK cấp 3: kể đến các can thiệp mà xảy ra trong bối cảnh bệnh viện, ví dụ như
truyền dịch chống mất nước, phẫu thuật…
Sáu thành tố của thực hành y tế cộng đồng
- Tăng cường/thúc đẩy sức khoẻ
- Phòng ngừa các vấn đề về sức khoẻ
- Điều trị các rối loạn chức năng
- Phục hồi
- Đánh giá
- Nghiên cứu và thực hành dựa trên bằng chứng
Y tế cộng đồng là một quy trình làm cho người dân có thể thực hiện trách nhiệm
của mình mang tính tập thể đối với sức khoẻ của bản thân và thực hiện trách nhiệm đối
với nhu cầu sức khoẻ như là quyền vốn có của mình. Y tế cộng đồng liên quan đến việc
gia tăng quyền tự quản lý cộng đồng, gia đình và cá nhân trên phương diện sức khoẻ,
và phương diện tổ chức, phương tiện, cơ hội, kiến thức, kỹ năng và các cấu trúc hỗ trợ
mà khiến đạt được sức khoẻ.
Các thành tố của hoạt động y tế cộng đồng
- Đồng bộ hoá điều trị với các hoạt động phòng ngừa, thúc đẩy và phục hồi.
- Thử nghiệm với các kỹ thuật phù hợp, hiệu quả và chi phí thấp.
- Thu hút kiến thức sức khoẻ, nguồn tài nguyên và nhân lực địa phương
- Đào tạo nhân viên y tế cấp cơ sở/thôn bản.
- Khởi xướng và hỗ trợ các tổ chức cộng đồng trên mọi phương diện về lập kế hoạch
và quản lý sức khoẻ.
- Phát động hỗ trợ cộng đồng bằng cách vận động nguồn tài chính, kỹ năng làm việc

và nguồn nhân lực từ cộng đồng.3


4. Sức khoẻ cộng đồng (SKCĐ)
SKCĐ là trạng thái thăng bằng từ sự cân bằng giữa các nỗ lực tự giữ trạng thái
thoải mái của cá nhân và tập thể và những ước lệ về môi trường văn hoá, xã hội, tâm lý
và thể chất.4
5. Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng (CSSKCĐ)
CSSKCĐ là làm cho cộng đồng khoẻ mạnh. Điều này có nghĩa là nâng cao sức
khoẻ con người qua cách sống lành mạnh và xây dựng những quan điểm sức khoẻ
đúng đắn, khoa học, có thể thực hiện được tại cộng đồng.5
6. Nhân viên sức khoẻ cộng đồng (NVSKCĐ):

7
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019
Là những người sống tại cộng đồng, được huấn luyện và làm việc cùng với các
nhân viên y tế khác và các nhân viên thuộc chương trình phát triển của địa phương
trong một ê kíp. NVSKCĐ là nơi tiếp xúc đầu tiên giữa cá nhân và hệ thống y tế. Tùy
theo nhu cầu và phương tiện của từng nơi, mỗi cộng đồng có thể có các loại NVSKCĐ
khác nhau. Thường đó là những người sống tại cộng đồng, được cộng đồng chọn lựa,
và làm việc ngay tại cộng đồng đó. Ở một số nước, NVSKCĐ là những người tình
nguyện, làm việc toàn thời gian hay bán thời gian, được cộng đồng hay cơ quan y tế trả
công bằng tiền mặt hay hiện vật.6
NVSKCĐ là chìa khóa để thực hiện thành công CSSKBĐ. Tại nhiều nước, có
những cách tổ chức mạng lưới này khác nhau tùy yêu cầu của mỗi chương trình sức
khỏe, không có nơi nào hoàn toàn giống nơi nào, nhưng có một số kinh nghiệm bước
đầu quý báu và một số nguyên tắc chung cần nắm chắc.
NVSKCĐ không phải là nhân viên y tế mà là “cầu nối” giữa cộng đồng với y tế,
có vai trò trung gian, môi giới, xúc tác nhằm tạo chuyển biến, thay đổi có lợi cho sức
khỏe và sự phát triển chung của cộng đồng.
Là cầu nối, NVSKCĐ:
– Giúp cộng đồng xác định các nhu cầu, những vấn đề sức khỏe ưu tiên, đối tượng
nguy cơ; đồng thời tác động tạo sự tham gia, đưa cộng đồng tiếp cận với dịch vụ y tế;
– Giúp y tế lập kế hoạch quản lý có hiệu quả và đưa các dịch vụ săn sóc sức khỏe
(phòng bệnh, điều trị, giáo dục sức khỏe, phục hồi) đến tận nơi người dân sống và lao
động.
NVSKCĐ phải cắm rễ vào cả hai phía, y tế và cộng đồng. Thiếu gắn bó với cộng đồng
không tạo được sự tham gia; thiếu hỗ trợ của y tế hoạt động sẽ không có hiệu quả.
nghiệm cho thấy thất bại thường là do mối quan hệ này chứ không phải do hoạt động
của NVSKCĐ.
Là người của cộng đồng, NVSKCĐ biết rõ hơn ai hết những vấn đề và đặc điểm
của cộng đồng, những tài nguyên đang có, những nhu cầu bức thiết cũng như cơ cấu
quyền lực địa phương, cấu trúc gia đình và xã hội, các phong tục tập quán v.v… Do đó,
nếu được hướng dẫn tốt cách làm họ sẽ tham gia với y tế xây dựng chương trình sức
khỏe trong suốt quá trình từ chẩn đoán cộng đồng đến tổ chức thực hiện và lượng giá.
Chức năng và nhiệm vụ cụ thể tùy y tế và cộng đồng đề ra cho họ. Nói chung,
dựa trên các yếu tố của CSSKBĐ bao gồm các mặt phòng bệnh, điều trị và giáo dục sức
khỏe, đồng thời tham gia vào các hoạt động phát triển khác của địa phương. Họ cần
thiết phải biết sơ cấp cứu, điều trị bệnh và chấn thương thông thường trong phạm vi
cho phép. Đừng quên điều trị tốt có thể nâng uy tín, nhưng nếu chỉ chú trọng điều trị sẽ
thất bại vì họ tự biến mình thành một “y tá dở”.
Phòng bệnh và GDSK sẽ là nhiệm vụ chính của NVSKCĐ: Vệ sinh môi trường,

8
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019
Vệ sinh lao động, Sức khỏe bà mẹ và trẻ em, Kế hoạch hóa gia đình, Dinh dưỡng, Tiêm
chủng v.v… NVSKCĐ chịu trách nhiệm vãng gia, thu thập thông tin, lưu giữ hồ sơ,
tham gia các công tác phát triển khác do cộng đồng đề ra.
Họ cần được làm trong một ê-kíp có thể kết hợp với Chữ thập đỏ, vệ sinh viên, cô
mụ vườn được tái huấn luyện, thầy lang v.v…

Về tỷ lệ, tùy nơi, tùy chương trình, trung bình 1 NVSKCĐ cho 50 hộ gia đình.7
TCYTTG đề nghị tỷ lệ 1 dược sĩ/2000 dân phục vụ cho chăm sóc sức khoẻ tối ưu
III. Các tổ chức hình thành nên y tế cộng đồng
1. Các tổ chức hình thành nên y tế cộng đồng
Các cơ quan y tế nhà nước
Các cơ quan y tế nhà nước là một phần của hệ thống cấu trúc nhà nước. Quỹ hoạt
động chủ yếu dựa vào nguồn thu thuế và do nhân viên nhà nước quản lý. Mỗi một cơ
quan y tế nhà nước như vậy được quy định có thẩm quyền trên khu vực lãnh thổ nào
đó. Các cơ quan như vậy có các cấp độ quốc tế, quốc gia và địa phương.
Các tổ chức y tế “nửa nhà nước”
Các tổ chức này có một số nhiệm vụ y tế nhà nước nhưng hoạt động của nó, một
phần giống như các tổ chức y tế tình nguyện, góp phần quan trọng vào y tế cộng đồng.
Mặc dù các tổ chức này nhận một phần kinh phí và tính pháp lý từ nhà nước và thực
hiện các nhiệm vụ mà thường được nghĩ là công việc của nhà nước nhưng các tổ chức
này hoạt động độc lâp dưới sự giám sát của nhà nước. Trong một số trường hợp họ
cũng nhận hỗ trợ tài chính từ các nguồn tư nhân. Các tổ chức như thế này ở các nước,
Hội chữ thập đỏ là một ví dụ và các viện nghiên cứu khoa học quốc gia.
Các cơ quan y tế phi chính phủ
Các cơ quan này có quỹ hoạt động từ các nguồn quyên góp tư nhân hoặc của các
thành viên. Có hàng ngàn các cơ quan như thế này và chúng có một điểm chung là
chúng được hình thành từ nhu cầu về chăm sóc sức khoẻ chưa được thảo mãn. Phần
lớn các đơn vị này hoạt động không chịu sự can thiệp của chính phủ miễn là họ đáp ứng
được các quy định, hướng dẫn của nhà nước, đặc biệt là về thuế. Các kiểu loại của các
cơ quan này có thể là tình nguyện, cơ quan chuyên môn, nhân đạo, dịch vụ, xã hội, tôn
giáo hoặc đoàn thể. Ví dụ ở Mỹ và một số nước có Hiệp hội ung thư, Hiệp hộ điều
dưỡng, tạp chí y khoa, tạp chí giáo dục sức khoẻ, Ford Foundation v.v…
2. Hệ thống y tế tại Việt nam
Về cơ bản cơ cấu tổ chức hệ thống y tế Việt Nam bao gồm
Tuyến trung ương (tuyến 1) bao gồm các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KCB) sau:
a) Bệnh viện hạng đặc biệt;
b) Bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Y tế;

9
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019
c) Bệnh viện hạng I trực thuộc Sở Y tế tỉnh hoặc thuộc các Bộ, ngành khác được Bộ
Y tế giao nhiệm vụ là tuyến cuối về chuyên môn kỹ thuật;
Tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tuyến 2) bao gồm các cơ sở KCB
sau:
a) Bệnh viện xếp hạng II trở xuống trực thuộc Bộ Y tế ;
b) Bệnh viện hạng I, hạng II trực thuộc Sở Y tế hoặc thuộc các Bộ, ngành khác (trừ các
quy định khác).
Tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (tuyến 3) bao gồm các cơ
sở KCB sau:
a) Bệnh viện hạng III, hạng IV, bệnh viện chưa xếp hạng, trung tâm y tế huyện có chức
năng khám bệnh, chữa bệnh ở những địa phương chưa có bệnh viện huyện, bệnh xá
công an tỉnh;
b) Phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa, nhà hộ sinh.
Tuyến xã, phường, thị trấn (tuyến 4) bao gồm các cơ sở KCB sau:
a) Trạm y tế xã, phường, thị trấn;
b) Trạm xá, trạm y tế của cơ quan, đơn vị, tổ chức;
c) Phòng khám bác sỹ gia đìnhCơ sở KCB tư nhân:
Căn cứ năng lực thực hiện kỹ thuật, phạm vi hoạt động chuyên môn, hình thức tổ
chức, quy mô hoạt động, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực của cơ sở
KCB tư nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Bộ Y tế hoặc Sở Y tế) cấp giấy phép
hoạt động cho cơ sở KCB tư nhân quyết định (bằng văn bản) tuyến chuyên môn kỹ
thuật của cơ sở KCB tư nhân phù hợp với các quy định hiện hành.
IV. Nội dung của chăm sóc sức khỏe ban đầu
Chăm sóc sức khỏe ban đầu được tổ chức y tế thế giới nhận định là cách chăm sóc
có hiệu quả nhất và chi phí thấp mà cộng đồng có thể chấp nhận được. Nhiều nước trên
thế giới đã thực hiện và cho kết quả khả quan. tại hội nghị ở Alma- Ata đã khẳng định
vị trí của chăm sóc sức khỏe ban đầu có thể áp dụng thành công ở các nước khi có sự
tham gia của các chính phủ.
Tại Việt nam, từ 12 tháng 9 năm 1978 sau khi tuyên ngôn Alma –Ata ra đời,
ngành Y tế Việt Nam đã tập trung xây dựng ngành đặc biệt là tuyến y tế cơ sở (trạm y
tế cơ sở) để chăm sóc sức khỏe toàn dân ở mức cao nhất.
Do điều kiện về vị trí địa lý, khí hậu, tình hình chính trị, nên Việt Nam đưa thêm 2
nội dung nữa vào 8 nội dung CSSKBĐ của tuyên ngôn Alma- Ata đó là nội dung thứ 9
và 10; nội dung CSSKBĐ gồm:

10
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019
1. Giáo dục sức khỏe (GDSK) nhằm thay đổi những thói quen và lối sống không
lành mạnh,có hại thành có lợi cho sức khỏe.
GDSK nhằm giúp người dân có kiến thức tự bảo vệ và tăng cường sức khỏe. Khi
chính người dân tự nhận ra được những thói quen, lối sống và phong tục tập quán có hại
cho sức khỏe thì chính họ sẽ tự thực hành các hành vi có lợi cho sức khỏe. Họ sẽ thấy
trách nhiệm của họ trước bản thân và cộng đồng. GDSK có vị trí quan trọng trong công
tác y tế,nhưng nó đặc biệt quan trọng trong chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) vì
GDSK có liên quan đến tất cả các nội dung khác của chăm sóc sức khỏe ban đầu, bởi
khi Việt Nam hội nhập với các nước trên thế giới thì những thói quen, phong tục tập
quán và lối sống đôi khi sẽ là rào cản trong sự hội nhập.
Như vậy, giáo dục sức khỏe là phương tiện để thực hiện các nội dung CSSKBĐ.
2. Cải thiện điều kiện dinh dƣỡng và ăn uống hợp lý
Ăn uống là một nhu cầu cơ bản của con người. Cải thiện điều kiện dinh dưỡng là
yêu cầu cấp thiết của các nước đang phát triển. Điều kiện kinh tế của Việt Nam còn
nhiều khó khăn, mục tiêu của chúng ta là xóa đói giảm nghèo, cải thiện chất lượng dinh
dưỡng, dinh dưỡng hợp lý và an toàn thực phẩm. Chúng ta đã xây dựng cơ cấu bữa ăn
hợp lý đảm bảo đủ năng lượng và cân đối các thành phần dinh dưỡng (đạm, đường, mỡ
và các chất vi lượng, vitamin). Giáo dục dinh dưỡng nhằm nâng cao nhận thức của cộng
đồng về dinh dưỡng hợp lý, để đảm bảo phòng tránh được những bệnh do dinh dưỡng
gây ra. Vận động cộng đồng tự giải quyết vấn đề dinh dưỡng và sử dụng hợp lý những
nguồn lương thực, thực phẩm sẵn có ở địa phương như: Phát triển hệ sinh thái V. A. C
(vườn, ao, chăn nuôi). Giúp cho cộng đồng biết cách tổ chức bữa ăn hợp lý vừa đảm bảo
dinh dưỡng, vừa phù hợp với khẩu vị con người tại từng địa phương.
3. Cung cấp nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng
- Đẩy mạnh giáo dục vệ sinh môi trường: Giáo dục cho thế hệ trẻ và cả những người
ít có khả năng tiếp cận các thông tin về vấn đề môi trường. hướng dẫn trên các
phương tiện thông tin đại chúng, qua sách báo, trong nhà trường … tất cả các thông
tin nên ngắn gọn, dễ hiểu và dễ thực hiện.
- Giải quyết tốt các chất thải bỏ, tiêu diệt các trung gian truyền bệnh, đẩy mạnh việc
trồng cây xanh giúp điều hòa khí hậu đồng thời tránh xói lở đất khi có lũ lụt xảy ra...
- Đẩy mạnh việc cung cấp nước sạch cho nhân dân tại các khu vực dân cư và vùng,
miền.
4. Chăm sóc sức khỏe trẻ em và kế hoạch hóa gia đình
- Đẩy mạnh giáo dục về dân số kế hoạch hóa gia đình nhằm làm cho chất lượng cuộc
sống của người dân ngày càng được cải thiện một cách tốt nhất. muốn được như vậy
cần giáo dục cho người dân nhận thức được vấn đề phấn đấu giảm tỷ lệ phát triển

11
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019
dân số, thực hiện mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con, đẩy mạnh phong trào nuôi con
khỏe dạy con ngoan.
- Tiếp tục phấn đấu giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ em, nhất là tử vong sơ sinh.
- Giải quyết tốt vấn đề dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em: Trẻ em được chăm sóc tốt từ
trong bụng mẹ sẽ phát triển về tinh thần và thể chất tốt,điều đó có nghĩa là giống nòi
được cải tạo nhờ dinh dưỡng. Người mẹ được đảm bảo dinh dưỡng tốt ngay từ lúc
mang thai sẽ sinh ra những em bé không bị suy dinh dưỡng bào thai.
- Nội dung công tác bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em (tóm tắt trong chương trình
GOBIFFF) chương trình này gồm:
 Sử dụng biểu đồ tăng trưởng theo dõi sự phát triển về thể chất và sức khỏe
trẻ em (Growth monitoring),
 Bù nước và điện giải bằng đường uống (Oral rehydratation),
 Nuôi con bằng sữa mẹ (Brest feeding) vì những lợi ích của sữa mẹ,
 Tiêm chủng phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm (Immunisation).
 Kế hoạch hóa gia đình (family planning) Để hạn chế bùng nổ dân số, các quốc gia
phải tham gia vào chương trình nhằm đưa tỷ lệ sinh trong tầm kiểm soát,
 Thực phẩm bổ sung cho bà mẹ và trẻ em (Food supplements) với một chế độ ăn
uống hợp lý giàu dinh dưỡng,
 Giáo dục nhằm tăng cường vai trò của phụ nữ trong việc nuôi, dạy con (Femal
education).
5. Tiêm chủng mở rộng phòng 6 bệnh dịch lƣu hành phổ biến ởTE tại địa phƣơng.
Tiêm chủng mở rộng nhằm phòng chống 6 bệnh truyền nhiễm phổ biến và nặng nề
ở trẻ em là: Bạch hầu, Ho gà,Uốn ván, Lao, Sởi, Bại liệt. Tiêm chủng góp phần giảm tỷ
lệ mắc và chết ở trẻ em do 6 bệnh trên gây nên. Mục tiêu của Việt nam là tiếp tục thực
hiện tiêm chủng mở rộng duy trì tỷ lệ tiêm đầy đủ 6 loại vacxin ở mức cao nhất. Ngoài
ra các loại vacxinViêm ganB, vacxin thương hàn, Viêm Não Nhật bản B, Rubella,…
đang được đưa vào chương trình tiêm chủng quốc gia. Tùy từng vùng, địa phương mà
triển khai thêm các vacxin phù hợp với hoàn cảnh, tình hình bệnh tật của vùng đó.
6. Phòng chống các bệnh dịch lƣu hành phổ biến tại địa phƣơng.
Chủ động phòng chống không để dịch bệnh xảy ra là điều quan trọng của công tác
y tế. Mục tiêu của chúng ta là tiếp tục chủ động khống chế tiến tới thanh toán với nhiều
mức độ khác nhau một số bệnh dịch lưu hành: Sốt rét, Dịch hạch, Dịch Tả, sốt xuất
huyết, Thương hàn…
7. Điều trị các bệnh và vết thƣơng thông thƣờng

12
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019
- Điều trị bệnh là nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống vì vậy nâng cao chất
lượng khám và chữa bệnh là công tác trọng tâm của ngành y tế. Chữa trị các bệnh
thông thường tại tuyến y tế cơ sở là góp phần giảm chi phí cho người bệnh, nhà
nước và giảm quá tải bệnh nhân ở tuyến trên.
- Thực hiện quản lý các bệnh mãn tính và các bệnh xã hội tại nhà ngày càng hiệu quả.
8. Cung cấp đủ thuốc thiết yếu
- Phấn đấu cung cấp đủ thuốc phục vụ công tác phòng bệnh và chữa các bệnh thông
thường cho nhân dân trọng tâm tại tuyến y tế cơ sở. Ngoài các thuốc tây y, các cây
thuốc nam cũng được ưu tiên trồng để điều trị cho người dân khi họ có nhu cầu.
Đồng thời đẩy mạnh quan điểm kết hợp Đông – Tây y.
- Ưu tiên thuốc thiết yếu phục vụ cho vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, những
người nghèo khó.
9. Quản lý sức khỏe toàn dân
Quản lý sức khỏe toàn dân là mục tiêu lâu dài mà ngành y tế cần đạt được,chăm
sóc sức khỏe theo quan điểm dự phòng là biện pháp chăm sóc sức khỏe tiên tiến. Nhà
nước khuyến khích và tạo điều kiện để thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân với các loại
hình phù hợp nhằm góp phần hạn chế những rủi do trong cuộc sống do bệnh tật. Đồng
thời bình đẳng quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho mọi người dân.
- Đối tượng ưu tiên:
 Trẻ < 1 tuổi và trẻ từ 1 đến < 5 tuổi
 Phụ nữ có thai
 Phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ ( 15-49 tuổi)
- Đối tượng chính sách
 Bệnh xã hội
 Bệnh nghề nghiệp
 Người cao tuổi, diện hộ nghèo
Việt Nam có một số kinh nghiệm quản lý tại trạm y tế cơ sở được thế giới đánh giá
cao do chi phí ít mà kết quả thu được rất lớn. Nhiều năm qua, các chính sách của Đảng
và nhà nước đang được triển khai và mang lại nhiều thuận lợi cho người dân trong chăm
sóc sức khỏe. Việt Nam cũng là nước được đánh giá là chi phí cho y tế ít (tính trên đầu
người dân) nhưng ngành y tế vẫn đáp ứng sự chăm sóc sức khỏe người dân có hiệu quả.
10. Củng cố màng lƣới Y tế cơ sở(Theo mô hình chuẩn y tế quốc gia).
Củng cố màng lưới y tế cơ sở vừa là nội dung vừa là biện pháp để thực hiện
CSSKBĐ. Mục tiêu của ngành y tế là củng cố và tăng cường màng lưới y tế cơ sở về cơ
sở vật chất, trang thiết bị y tế và nguồn nhân lực. Củng cố nguồn nhân lực mỗi xã có 4- 6
cán bộ Y tế, họ được đào tạo và đào tạo lại, đào tạo liên tục. Đồng thời, vừa trang bị tối
thiểu các điều kiện, phương tiện để cán bộ y tế cơ sở khi thực hiện các chương trình y tế

13
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019
phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, vừa phát triển mạng lưới y tế tư nhân nhằm
phối hợp và triển khai nhịp nhàng dưới sự chỉ đạo thống nhất của ngành y tế công, góp
phần thúc đẩy công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu được hoàn thiện.
V. Triển vọng cho y tế cộng đồng trong thế kỷ 21
Như chúng ta đã biết, mục tiêu cao nhất “sức khoẻ cho mọi người trước năm 2000”
tại các hội nghị y tế quốc tế từ 1977 đến 1981 và được hầu hết các đại biểu chấp thuận,
cho đến nay vẫn không thể đạt được, mặc dầu cũng đã có một số thành tựu đáng kể.
Chương trình của mục tiêu này đã được đặt tên lại là “Sức khoẻ cho mọi người”, mà
tiếp tục tìm kiếm để tạo điều kiện cho người dân có cơ hội đạt và duy trì mức cao nhất
của sức khoẻ.
Vì vậy, tầm nhìn ở thế kỷ 21, các thách thức cần được giải quyết để cải thiện sức
khoẻ của thế giới là:
1. Giảm đáng kể gánh nặng tỷ lệ bệnh tật và tử vong quá mức mà người nghèo đang
phải gánh chịu. Điều này có nghĩa là chính phủ các nước trên toàn thế giới phải
thay đổi cách sử dụng nguồn lực của mình. Điều đó cũng có nghĩa là phải tập trung
vào các biện pháp can thiệp khiến cho có thể đạt được sức khoẻ tốt nhất bằng các
nguồn lực có sẵn để mà bệnh tật không thể ảnh hưởng đến người nghèo nhiều.
2. Kiểm soát các mối đe doạ đến sức khoẻ do kết quả từ các cuộc khủng hoảng kinh tế,
môi trường không lành mạnh, hoặc do từ các hành vi nguy cơ. Phát triển nền kinh tế
ổn định trên toàn thế giới, môi trường với nước sạch và không khí trong lành, vệ
sinh đầy đủ, chế độ dinh dưỡng có lợi cho sức khoẻ, giao thông an toàn hơn, và
giảm các hành vi nguy cơ như hút thuốc lá, thì sẽ kiến tạo nên một thế giới khoẻ
mạnh hơn.
3. Phát triển nhiều hơn các hệ thống y tế hiệu quả. Các mục tiêu của các hệ thống này
nên nhằm để nâng cao tình trạng sức khoẻ, giảm sự mất chất lượng y tế, tăng cường
tính pháp lý, tăng hiệu suất, bảo vệ người dân khỏi hao tổn về tài chính, và tăng
cường sự công bằng trong việc cấp vốn và cung ứng chăm sóc sức khoẻ.
4. Đầu tư vào việc mở rộng nền tảng tri thức. Nền tảng tri thức được gia tăng ở thế kỷ
20 đã giúp ích nhiều để nâng cao sức khoẻ. Nghiên cứu về tri thức mới phải được
tiếp tục bởi vì nó mang lại lợi ích cho toàn nhân loại. Hai lĩnh vực cần được chú ý
đặc biệt là bệnh nhiễm trùng mà ảnh hưởng rất lớn đến người nghèo, và công nghệ
thông tin mà sẽ giúp định hình các hệ thống y tế tương lai.
Những năm gần đây, chủ đề “bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân” được thảo luận
rộng rãi trên các diễn đàn quốc tế và được nhìn nhận như một quá trình có tính quyết
định để thực hiện tốt hơn sự nghiệp CSSK và như một mục tiêu nhất quán phát triển hệ
thống y tế.
Theo Liên Hợp Quốc, "Bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân có nghĩa là tất cả mọi

14
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019
người dân đều được tiếp cận các dịch vụ y tế cơ bản về nâng cao sức khoẻ, dự phòng,
điều trị, phục hồi chức năng và các loại thuốc thiết yếu, an toàn, bảo đảm chất lượng,
với mức chi phí có thể chi trả được, bảo đảm người sử dụng dịch vụ, đặc biệt là người
nghèo và các đối tượng thiệt thòi, không phải đối mặt với khó khăn về tài chính". Quan
niệm này của Liên Hợp Quốc cũng trùng hợp với quan niệm của TCYTTG: “Bao phủ
toàn dân, hoặc bao phủ CSSK toàn dân, được định nghĩa là sự bảo đảm để mọi người
dân khi cần đều có thể sử dụng các dịch vụ nâng cao sức khỏe, dự phòng, điều trị, phục
hồi chức năng và chăm sóc giảm nhẹ có chất lượng và hiệu quả, đồng thời bảo đảm rằng
việc sử dụng các dịch vụ này không làm cho người sử dụng gặp phải khó khăn tài
chính”.
Những quan niệm nêu trên cho thấy bao phủ CSSK toàn dân nhằm 3 mục tiêu:
- Công bằng trong tiếp cận dịch vụ y tế: Tất cả mọi người, ai có nhu cầu đều được sử
dụng dịch vụ y tế, không phân biệt đối xử và không phụ thuộc vào khả năng chi trả;
- Cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản, toàn diện:Bao gồm dịch vụ y tế cơ bản về nâng
cao sức khoẻ, dự phòng, điều trị và phục hồi chức năng có chất lượng đủ tốt để có
hiệu quả nâng cao sức khỏe cho người sử dụng dịch vụ;
- Bảo vệ người sử dụng trước rủi ro tài chính: Với mức chi phí có thể chi trả được,
việc sử dụng dịch vụ không làm cho người sử dụng, đặc biệt là người nghèo và các
đối tượng thiệt thòi, gặp phải khó khăn về tài chính.
Thực hiện bao phủ CSSK toàn dân là một quá trình cần có sự tăng tiến về nhiều
mặt: về sự sẵn có các dịch vụ y tế; về các điều kiện để cung cấp dịch vụ có chất lượng
và hiệu quả (quản trị hệ thống, tài chính y tế, nhân lực y tế, thuốc, trang thiết bị, vật tư y
tế, cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin y tế...); về tỷ lệ dân số được bao phủ; về mức độ
bảo vệ tài chính khi sử dụng các dịch vụ y tế. Mục tiêu của bao phủ CSSK toàn dân
không chỉ là đạt được một gói dịch vụ tối thiểu cố định. Quan điểm bao phủ toàn dân là
một quá trình hoàn thiện liên tục và không có điểm “hoàn thành” được nhiều tổ chức
quốc tế công nhận.
Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực nhằm bảo đảm cho mọi người
dân được tiếp cận với dịch vụ y tế có chất lượng ngày càng tốt hơn, thông qua các
chương trình nâng cấp hệ thống y tế, mở rộng diện bao phủ bảo hiểm y tế (BHYT) và
tăng nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) cho y tế. Tuy nhiên, cũng như các quốc gia
đang phát triển khác, để thực hiện bao phủ
CSSK toàn dân, Việt Nam còn phải vượt qua nhiều khó khăn, thách thức.8 Hàng
loạt các chủ trương, chính sách và pháp luật và các kế hoạch hành động liên quan đến
ngành y tế và việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân đã được ban hành để giải quyết dần
từng bước các thách thức và phấn đấu thực hiện bền bỉ và liên tục mục tiêu “bao phủ
CSSK toàn dân”.

15
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019
BÀI 2: QUY TRÌNH CHĂM
SÓC SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG

MỤC TIÊU HỌC TẬP: Sau khi học xong sinh viên sẽ
1. Trình bày được khái niệm về CSSKCĐ và các yếu tố ảnh hưởng đến SKCĐ;
2. Áp dụng được các hiểu biết về các yếu tố ảnh hưởng đến SKCĐ, các chỉ số đo
lường sức khoẻ vào thực hành quy trình CSSKCĐ;
3. Trình bày được 05 bước cơ bản của quy trình CSSKCĐ và vận dụng vào thực hành
trong học tập và công việc;
4. Áp dụng và vận dụng kiến thức về quy trình CSSKCĐ trong hành nghề dược tại
cộng đồng.

I. Khái niệm
1. Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng (CSSKCĐ)
Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng kể đến tình trạng sức khoẻ của một nhóm người xác
định và các hành động và các điều kiện (cả khu vực tư nhân và nhà nước) nhằm thúc
đẩy/nâng cao, bảo vệ và duy trì sức khoẻ cho nhóm người này.
2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến SKCĐ
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng, do đó tình trạng sức khoẻ
của mỗi cộng đồng là khác nhau. Các yếu tố này có thể là yếu tố vật chất, xã hội và/hoặc
yếu tố văn hoá. Chúng cũng bao gồm khả năng của cộng đồng tổ chức và làm việc cùng
nhau như là một tập thể cũng như các hành vi cá nhân trong cộng đồng đó.
Các yếu tố vật chất
Các yếu tố này là sự ảnh hưởng của địa lý, môi trường, quy mô cộng đồng và sự
phát triển công nghiệp.
Địa lý
Vấn đề sức khoẻ của cộng đồng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi độ cao, vĩ độ (độ rộng),
và khí hậu. Những nước nhiệt đới với khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều thì bệnh ký sinh
trùng và bệnh truyền nhiễm là vấn đề sức khoẻ hàng đầu. Ở những nước nhiệt đới, sống
sót thoát khỏi bệnh truyền nhiễm là điều rất khó khăn do điều kiện đất đai xấu dẫn đến
sản xuất thực phẩm không đủ và suy dinh dưỡng. Ở những nơi khí hậu ôn đới, ít bệnh
truyền nhiễm và bệnh ký sinh trùng nhưng với việc cung ứng thực phẩm đầy đủ thì béo
phì, bệnh tim mạch lại là vấn đề quan trọng của cộng đồng.
Môi trường

16
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019
Chất lượng môi trường có liên quan trực tiếp với việc quản lý và chăm sóc của con
người đối với nó. Nhiều chuyên gia cho rằng nếu chúng ta tiếp tục cho phép phát triển
dân số không kiểm soát và tiếp tục vắt cạn kiệt nguồn thiên nhiên không thể hồi phục thì
thế hệ sau sẽ có môi trường kém cỏi hơn chúng ta hiện nay nhiều. Nhiều người cho rằng
chúng ta phải nhận lấy trách nhiệm vì sự quản lý môi trường kém cỏi này và cần giảm
thiểu một cách triệt để tốc độ phá huỷ môi trường đất, nước, không khí hiện nay của
chúng ta.
Quy mô cộng đồng
Cộng đồng càng lớn thì vấn đề sức khoẻ càng nhiều và nguồn lực y tế càng lớn. Ví
dụ cộng đồng lớn thì sẽ có nhiều chuyên gia và phương tiện và cơ sở vật chất y tế tốt hơn
cộng đồng nhỏ. Các nguồn lực này rất cần thiết vì bệnh truyền nhiễm lây lan rất nhanh và
các vấn đề môi trường thường sẽ nghiêm trọng hơn ở các vùng mật độ dân số đông. Ví
dụ lượng rác thải được thải ra bởi gần 8 triệu dân (2014) ở TPHCM là khoảng
7.000tấn/ngày, gấp 10 lần so với lượng rác thải khoảng 700 tấn/ngày ở Đà Nẵng với
khoảng 1 triệu dân (2014).
Điều quan trọng cần lưu ý là quy mô của cộng đồng ảnh hưởng cả hai mặt tích cực
và tiêu cực đến sức khoẻ cộng đồng. Khả năng của cộng đồng đối với việc lập kế hoạch,
tổ chức và sử dụng nguồn lực hiệu quả có thể xác định quy mô của nó có thể được sử
dụng để đạt lợi thế hay không.
Sự phát triển công nghiệp
Sự phát triển công nghiệp cũng ảnh hưởng cả hai mặt, tích cực và tiêu cực, đến tình
trạng sức khoẻ cộng đồng. Phát triển công nghiệp có thể cung cấp thêm nguồn lực cho
các chương trình chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng nhưng nó đồng thời cũng mang đến
sự ô nhiễm môi trường và bệnh nghề nghiệp. Những cộng đồng mà đã từng trải qua phát
triển công nghiệp rốt cuộc phải đề ra quy định, trong đó các nhà máy phải (1) thu vật liệu
thô, (2) huỷ bỏ sản phẩm thứ cấp (sản phẩm phụ), (3) xử lý rác thải, (4) đối xử tốt và bảo
vệ công nhân của mình, (5) không để xảy ra tai nạn/thảm hoạ môi trường. Vấn đề không
may là rất nhiều các quy định và điều luật thường được ban hành sau khi các cộng đồng
đã chịu nhiều tổn thất và suy giảm đáng kể chất lượng cuộc sống và sức khoẻ của họ.
Các yếu tố văn hoá- xã hội
Các yếu tố xã hội là những điều nảy sinh từ mối quan hệ của các cá nhân và các
nhóm trong cộng đồng. Ví dụ, người sống ở vùng thành thị với nhịp sống nhanh sẽ có tỷ
lệ bệnh liên quan đến stress cao hơn những người sống ở cộng đồng nông thôn với cuộc
sống bình lặng hơn. Ngược lại, người sống ở vùng nông thôn sẽ khó tiếp cận hoặc chọn
lựa dịch vụ chăm sóc sức khoẻ chất lượng tương đương như những người ở thành phố.
Yếu tố văn hoá, nảy sinh từ các hướng dẫn mà các cá nhân, là một phần của một
xã hội cụ thể, kế thừa từ xã hội đó. Các nền văn hoá dạy cho chúng ta biết sợ cái gì, tôn
trọng điều gì, những giá trị nào và điều gì được xem là thích hợp với cuộc sống của

17
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019
chúng ta.9 Một vài yếu tố đóng góp cho sự hình thành văn hoá cộng đồng như tín
ngưỡng, phong tục tập quán, các định kiến; kinh tế, chính trị, tôn giáo, các chuẩn mực xã
hội, tình trạng kinh tế- xã hội.
Cộng đồng tổ chức
Phương thức mà trong đó cộng đồng tổ chức các nguồn lực của nó ảnh hưởng trực
tiếp đến khả năng của cộng đồng để can thiệp và giải quyết vấn đề, bao gồm cả vấn đề
sức khoẻ. Cộng đồng tổ chức là quá trình mà thông qua đó các cộng đồng được giúp đỡ
để nhận diện các vấn đề thường gặp hoặc mục tiêu chung, vận động nguồn lực, và theo
nhiều cách khác nhau triển khai và thực hiện các chiến lược để đạt được các mục tiêu đề
ra. Đó không phải là một ngành khoa học mà là một nghệ thuật xây dựng sự đồng thuận
trong một quy trình dân chủ. Nếu một cộng đồng có thể tổ chức nguồn lực của nó hiệu
quả thành một lực lượng thống nhất, nó hầu như sẽ sản sinh được các lợi ích dưới dạng
năng suất và hiệu quả ngày càng tăng bằng cách giảm được các nỗ lực dư thừa và các giải
pháp sai lầm, không phù hợp với nhu cầu và văn hoá của địa phương.
Hành vi cá nhân
Hành vi của từng cá thể thành viên cộng đồng sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của toàn
bộ cộng đồng. Ví dụ nếu mỗi cá nhân tái chế rác thải của họ hàng tuần thì cộng đồng tái
chế sẽ thành công. Tương tự, nếu mỗi cư dân đều mang dây bảo hiểm khi tham gia giao
thông sẽ làm giảm đáng kể các thương tổn và tử vong do tai nạn giao thông cho cộng
đồng. Một ví dụ khác, nếu càng nhiều cá nhân tham gia tiêm chủng phòng một bệnh
truyền nhiễm thì xác suất bệnh đó lây lan rất thấp và rất ít người phơi nhiễm với bệnh.
Cái này được gọi là “miễn dịch cộng đồng”.
3. Phòng chống bệnh tật và các điều kiện y tế
Phân loại bệnh và các vấn đề sức khoẻ
Bệnh lây và không lây
- Bệnh lây: là những bệnh mà tác nhân sinh học hoặc các sản phẩm của chúng có thể
gây bệnh và làm làn truyền bệnh từ cá thể này sang cá thể khác. Quá trình của bệnh bắt
đầu từ khi tác nhân ký sinh, phát triển hoặc sinh sản trong cơ thể vật chủ. Quá trình ký
sinh và phát triển của vi sinh vật trong cơ thể vật chủ được gọi là nhiễm trùng.
- Bệnh không lây: Là những bệnh mà không thể làm lây lan bệnh từ người nhiễm bệnh
sang một người khoẻ mạnh, nhạy cảm. Tìm ra nguyên nhân của bệnh không lây
thường rất khó khăn do có nhiều nguyên nhân, yếu tố góp phần tạo nên bệnh.
Bệnh cấp tính và mạn tính
- Bệnhh cấp tính là những bệnh mà trong đó độ trầm trọng cao nhất của triệu chứng và
cơn lui bệnh xảy ra trong vòng 3 tháng và sự phục hồi của những bệnh nhân sống sót
thường là hoàn toàn. Các ví dụ về bệnh cấp tính thường gặp như là cảm lạnh thông
thường, cúm, thuỷ đậu, sởi, quai bị. Bệnh cấp tính không lây như viêm ruột thừa,
thương tích do tai nạn giao thông, ngộ độc rượu cấp tính, dùng thuốc quá liều, bong

18
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019
gân mắt cá chân…
- Bệnh mạn tính là những bệnh mà thường kéo dài trên 3 tháng, và trong một số trường
hợp, kéo dài theo suốt quãng đời còn lại của bệnh nhân. Sự phục hồi thường chậm và
không hoàn toàn. Các bệnh này có thể là bệnh lây hoặc không lây. Các ví dụ về bệnh
lây mạn tính là AIDs, lao, nhiễm vi rút herpes, giang mai. Bệnh không lây mạn tính
như là cao huyết áp, bệnh tim mạch, cholesterol máu cao, bệnh tiểu đường, và nhiều
loại viêm khớp và ung thư.
Nỗ lực phòng chống các bệnh ưu tiên
Các cộng đồng đang đối mặt với vô số vấn đề sức khoẻ - các bệnh lây và không lây,
tai nạn thương tích không chủ định, bạo lực, các vấn đề lạm dụng thuốc, v.v… Điều này
khiến cho nhân viên y tế gặp khó khăn trong việc đưa ra các chọn lựa có trách nhiệm và
khoa học để phân bổ nguồn lực của cộng đồng cho việc phòng chống các vấn đề sức
khoẻ này. Nhiều tiêu chí được đưa ra để xem xét tầm quan trọng của một bệnh cụ thể. Đó
là, trong số các vấn đề sức khoẻ, cân nhắc xem (1) số người chết do một bệnh, (2) Số
năm tuổi thọ bị mất do một nguyên nhân cụ thể, và (3) Chi phí liên quan đến một bệnh
hoặc một tình trạng sức khoẻ cụ thể.
Phòng ngừa, can thiệp, kiểm soát, và xoá bỏ bệnh tật
Mục tiêu của dịch tể học là phòng chống bệnh, trong một số trường hợp hiếm hoi,
có thể xoá bỏ được các bệnh tật và tai nạn thương tích.
Các giai đoạn của bệnh
- Giai đoạn tiền lâm sàng là giai đoạn đã có sự tác động của tác nhân gây bệnh đến cơ
thể nhưng người bệnh chưa có biểu bệnh lâm sàng. Giai đoạn này có thể phát hiện
bằng các biện pháp chẩn đoán cận lâm sàng để xác định tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên
nhiều trường hợp cũng chưa thể phát hiện được do độ nhạy của phương pháp chẩn
đoán thấp, vì vậy cũng không thể loại trừ bệnh. Giai đoạn tiền lâm sàng có thể tiến
triển sang giai đoạn lâm sàng hoặc có thể tự khỏi bệnh mà không phát triển các dấu
hiệu hoặc triệu chứng lâm sàng của bệnh.
- Giai đoạn lâm sàng là giai đoạn người bệnh biểu hiện các triệu chứng lâm sàng của
bệnh. Diễn biến của giai đoạn này là bệnh có thể tự khỏi, hoặc để lại di chứng hoặc
thậm chí có thể tử vong.
Các biện pháp dự phòng
Có ba cấp độ dự phòng trong kiểm soát bệnh tật. Dự phòng cấp I, II, III.
- Dự phòng cấp I là bảo vệ người khoẻ mạnh không bị mắc bệnh. Áp dụng các biện
pháp phòng ngừa để ngăn chặn trước sự khởi phát của bệnh hoặc tai nạn thương tích
trong suốt giai đoạn tiền lâm sàng. Dự phòng cấp I bao gồm giáo dục sức khoẻ, các
chương trình nâng cao sức khoẻ, dự án nhà an toàn và các dự án phát triển nhân cách
và xây dựng tính cách; chương trình tiêm chủng phòng một số bệnh và thực hành vệ
sinh cá nhân và vệ sinh nguồn nước.

19
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019
- Dự phòng cấp II là phát hiện sớm những người vừa bị mắc bệnh để điều trị kịp thời
và dự phòng bệnh mạn tính hoặc di chứng.
- Dự phòng cấp III là dự phòng biến chứng và tử vong ở những bệnh không thể chữa
khỏi được; với mục tiêu là tái đào tạo, giáo dục lại, phục hồi cho bệnh nhân vốn đã bị
di chứng rồi. Dự phòng cấp III bao gồm những biện pháp được áp dụng sau khi bệnh
đã phát sinh đáng kể rồi.
IV. Quy trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng
Để giải quyết các vấn đề sức khoẻ mà các cộng đồng đang đối mặt, các chuyên gia
chăm sóc sức khoẻ cộng đồng phải sở hữu các kỹ năng và kỹ thuật chuyên môn. Họ phải
có thể nhận diện được các vấn đề, triển khai kế hoạch giải quyết từng vấn đề, tập hợp
được các nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện kế hoạch và đánh giá các kết quả để xác
định tiến độ đạt được. Muốn làm được những điều này, NVCSSKCĐ phải nắm vững kỹ
năng tổ chức cộng đồng và lập kế hoạch cho chương trình nâng cao/thúc đẩy sức khoẻ
cộng đồng.
1. Cộng đồng tổ chức
Cộng đồng tổ chức được định nghĩa như là một tiến trình mà thông qua đó các
cộng đồng được giúp đỡ để nhận diện các mục tiêu hoặc vấn đề thường gặp, huy động
các nguồn lực và các cách khác để triển khai và thực hiện các chiến lược để đạt được các
mục tiêu mà cộng đồng đã đề ra. Cộng đồng tổ chức không phải là một khoa học mà là
một nghệ thuật xây dựng sự nhất trí trong một tiến trình dân chủ.
Các khái niệm liên quan khác:
Năng lực cộng đồng: Các đặc điểm của cộng đồng mà ảnh hưởng đến khả năng của
cộng đồng để nhận diện, huy động và tìm cách giải quyết vấn đề.
Sự tham gia của cộng đồng: Một tiến trình mà những người liên quan ra những
quyết định mà có ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.
Cộng đồng trao quyền: Là cộng đồng trong đó các cá nhân hoặc tổ chức sử dụng
các kỹ năng và nguồn lực của mình trong nỗ lực chung để thoả mãn các nhu cầu của họ.
Nguyên tắc của tổ chức cộng đồng
- Người dân tự quyết: Mặc dù người dân nghèo, họ vẫn có những quyết định của riêng
họ. Do đó, cần giúp người dân tăng khả năng, năng lực để tham gia vào tiến trình quyết
định, để tự quyết định trong mọi vấn đề trong CĐ;
- Không phê phán, phán xét người dân: Với tư cách một người làm tổ chức CĐ, chúng ta
không phán xét người khác, mặc dù họ có thể là người nghèo, người bị lạm dụng, người
không có khả năng v.v.;
- Chú trọng những hoạt động nhỏ và mối quan tâm trong cuộc sống hàng ngày, vì
những điều này đều liên quan, và là một phần của tiến trình phát triển chung. Những

20
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019
hoạt động nhỏ dễ dẫn đến thành công nhỏ, sẽ tạo động lực cho người dân tham gia;
- Xây dựng cơ cấu tổ chức CĐ sao cho đơn giản nhất, mọi người có thể hiểu được về
chức năng của tổ chức, sự vận hành của tổ chức v.v. Tôn trọng và biết cách làm việc với
những cơ cấu chính thức và không chính thức trong CĐ. Mời gọi sự tham gia của tất cả
các nhóm trong CĐ;
- Đầu tư vào con người, và những tài sản vô hình. Chúng ta tin ai cũng có thể làm việc,
cần bồi dưỡng năng lực làm việc cho tất cả mọi người. Không chỉ dựa vào những tài
nguyên hiện hữu mà còn phải phát hiện những tài nguyên tiềm ẩn, và những cảm xúc,
cảm giác, sự yêu thương, đoàn kết (tài sản vô hình);
- Tiến trình và mục tiêu đều quan trọng như nhau: Công việc CĐ là một tiến trình, cần
nhiều thời gian. Trong tiến trình tổ chức CĐ, cần giúp người dân học hỏi lẫn nhau, nâng
cao năng lực, và mục tiêu, kết quả cuối cùng là người dân tiến đến tự lực;
- Mỗi CĐ có đặc thù khác nhau: Những hoạt động và kinh nghiệm của một CĐ không
thể áp dụng rập khuôn cho CĐ khác nếu không phù hợp;
- Đảm bảo cung cấp các dịch vụ công bằng, minh bạch: Để tránh tình trạng mất tin tưởng
hoặc ghen tỵ, người dân cần được hiểu rõ vì sao cần giúp người này, hoặc nhóm người
này hơn là giúp người khác, hoặc nhóm người khác;
- Xây dựng các chương trình, dự án phải bắt đầu từ các nhu cầu của người dân. Chú trọng
an sinh của người dân hơn là lợi ích của cơ sở khi xác định một chương trình hành động;
- Mở rộng giao tiếp, trao đổi, chia sẻ giữa người dân với nhau, và giữa lãnh đạo với
người dân. Tổ chức nhiều thảo luận trong CĐ để biết được mối quan tâm của người dân,
đồng thời tạo được sự đồng tâm, nhất trí trong CĐ khi người dân hiểu nhau hơn;
- Tổ chức CĐ đòi hỏi sự hỗ trợ chuyên nghiệp: Không phải ai cũng có thể làm được.
Người làm việc với CĐ phải có giấy phép hành nghề, kể cả tình nguyện viên cũng cần
được đào tạo kiến thức chuyên ngành khi làm việc với CĐ.
2. Quy trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng
Mục tiêu CSSKCĐ
Mục tiêu của CSSKCĐ là phục hồi sức khoẻ, duy trì, dự phòng nguy cơ và nâng
cao sức khoẻ, định hướng vào phục vụ cộng đồng, các nhóm người có nguy cơ, các gia
đình và các cá nhân một cách liên tục theo suốt cuộc đời họ,
chứ không phải chỉ là khi họ bị bệnh hoặc thương tật.1‑ 2
Mục tiêu đầu tiên là giúp cộng đồng bảo vệ và duy trì sức khoẻ của các thành viên
của mình. Mục tiêu thứ hai là thúc đẩy việc tự chăm sóc của các cá nhân và trong gia đình.
Trong môi trường cải tiến việc chăm sóc sức khoẻ, CSSKCĐ chắc hẳn vẫn tiếp tục
chăm sóc cho các cá nhân và gia đình, đặc biệt là các khách hàng có nguy cơ cao và
những đối tượng mắc bệnh truyền nhiễm. CSSKCĐ tham gia vào việc nhận diện các

21
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019
nhóm nguy cơ cao trong cộng đồng và sự phát triển các chính sách khả thi và phù hợp và
tham gia vào các biện pháp can thiệp để đảm bảo tất cả các nhóm dân cư đều có thể.
Quy trình CSSKCĐ
Lượng giá và xác định vấn đề sức khoẻ cộng đồng
Lượng giá là bước đầu tiên của quy trình. Trước khi thực hiện việc chăm sóc cho cá
nhân, gia đình và cộng đồng, NVCSSKCĐ cần thu thập các thông tin về tình hình bệnh
tật, sức khoẻ, môi trường và các nhu cầu chăm sóc của cộng đồng. Sau khi thông tin đã
được thu thập theo mục tiêu, yêu cầu của chương trình CSSK, các dữ liệu sẽ được phân
tích để xác định tình trạng sức khoẻ của cá nhân, gia đình và cộng đồng và các nguyên
nhân của các vấn đề sức khoẻ này.
Có nhiều phương pháp để thu thập thông tin và xác định vấn đề như: phỏng vấn
trực tiếp, phương pháp gián tiếp, phương pháp dịch tể học cộng đồng, khám thực thể. Để
có thể thu thập được các thông tin cần thiết và có giá trị và phản ánh đúng tình trạng sức
khoẻ của cộng đồng đòi hỏi NVCSSKCĐ phải có các kiến thức, thái độ và kỹ năng được
đào tạo chuyên nghiệp và phù hợp với thực tế tại cộng đồng.
Các nội dung chính để lượng giá cộng đồng
Môi trường vật chất
Thăm khám thể chất của bệnh nhân quan trọng như thế nào thì việc khảo sát môi
trường vật chất của một cộng đồng cũng quan trọng như thế.
Thanh tra, kiểm tra là việc sử dụng tất cả các cơ quan giác quan trong khi đi khảo
sát quanh khu vực cộng đồng đang sống hoặc thực hiện một lượng giá nhỏ về nhà cửa,
không gian mở, các ranh giới, các trung tâm dịch vụ vận tải, chợ, gặp gỡ những người
trên đường, phát hiện các dấu hiệu hư hỏng, đổ nát, chủng tộc, tôn giáo, sức khoẻ và tình
trạng bệnh tật, môi trường chính trị.
Lắng nghe cư dân trong cộng đồng phản ánh vấn đề môi trường
Các dấu hiệu sinh tồn quan sát khí hậu, địa hình, ranh giới tự nhiên như sông, đồi núi.
Nguồn lực cộng đồng tìm hiểu các dấu hiệu của cuộc sống như các thông tin, thông
cáo, áp phích quảng cáo, các toà nhà, ngôi nhà mới.
Xem xét tuổi của các hệ thống thoát nước, kiến trúc, vật liệu xây dựng đã được sử
dụng, các dấu hiệu hư hỏng, nguồn nước chảy, hệ thống bơm nước, vệ sinh, cửa sổ
(kính…), các cơ sở kinh doanh, những nơi thờ tự.
Các nghiên cứu thực nghiệm các dữ liệu điều tra dân số, các ngiên cứu quy hoạch
cho việc lập bản đồ cộng đồng.
Sức khoẻ và hệ thống xã hội
Cần có sự phân biệt các cơ sở đặt tại cộng đồng và ngoài cộng đồng. Bệnh viện: số
giường bệnh, đội ngũ nhân viên, ngân sách, các trung tâm y tế, phòng khám, các dịch vụ

22
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019
y tế công, phòng khám tư nhân, nhà thuốc, phòng khám nha khoa và các dịch vụ khác…
Các dấu hiệu của việc lạm dụng thuốc và chất gây nghiện, chứng nghiện rượu, các dịch
vụ xã hội bao gồm các nhu cầu về nhà ở, thực phâmt, quần áo, tham vấn và hỗ trợ và các
nhu cầu đặc biệt khác cũng như các khu chợ và cửa hàng.
Kinh tế
Thu nhập bình quân của hộ gia đình, tỷ lệ hộ nghèo, đặc điểm nguồn lực lao động,
thực trạng việc làm của dân số tuổi 18 trở lên, lĩnh vực nghề nghiệp, tỷ lệ cán bộ công
chức nhà nước, nông dân, các chuyên gia, thợ lành nghề, lao động phổ thông, các dạng
kinh doanh/công nghiệp.
An toàn và giao thông
An ninh trật tự, vệ sinh (nguồn nước, chất thải rắn, hệ thống nước thải và chất
lượng không khí) và dịch vụ cứu hoả. Các phương tiện giao thông chính. Taxi, đi bộ,
máy kéo, xe buýt, tàu hoả, xe ô tô tư nhân, và dịch vụ hàng không. Các phương tiện vận
tải giá rẻ và thường xuyên của nhà nước và tư nhân, chất lượng đường xá.
Chính trị và chính phủ
Xã phường, hội nông dân, liên đoàn doanh nghiệp, các nhóm tôn giáo, hội phụ nữ,
đoàn thanh niên, các hiệp hội nghề nghiệp, các ban dân tộc, các nhà hoạt động chính
trị… Mô tả các mục tiêu và hoạt động của các hội này.
Truyền thông
Tập san, quảng cáo, truyền miệng, truyền thanh, truyền hình, báo chí, dịch vụ bưu
chính viễn thông. Tìm kiếm ăng ten truyền hình, dây điện thoại, tạp chí và đĩa vệ tinh.
Giáo dục
Các loại trường học, cao đẳng và đại học. Chú ý ngôn ngữ được sử dụng, các bậc
học, các khoá học, tỷ lệ người theo học (nam/nữ). Nền giáo dục chấp nhận được, tiếp
cận được và đầy đủ phù hợp. Số năm trung bình của một người để hoàn thành chương
trình học tại trường.
Giải trí
Lưu ý các cơ sở như sân vận động, các nơi giải trí, các khu vui chơi, thể thao, bảo
tàng, rạp hát/chiếu phim. Ai là người ra ngoài chơi nhiều vào buổi tối/sáng. Thanh thiếu
niên, bà mẹ và trẻ em, người vô gia cư?
Công cụ lượng giá cộng đồng (Phiếu câu hỏi)
Khi lượng giá cộng đồng, các lĩnh vực sau cần được quan tâm để giúp cho việc
chẩn đoán chăm sóc cộng đồng: tầm nhìn đị lý (vị trí), dân số, hệ thống xã hội, đặc điểm
bản chất của cộng đồng.
Phân tích và chẩn đoán cộng đồng

23
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019
Phân tích cộng đồng là nghiên cứu và xem xét các dữ liệu thu thập được. Phân tích
các dữ liệu là cần thiết để xác định nhu cầu và sức mạnh của cộng đồng cũng như các mô
hình sức khoẻ và các khuynh hướng trong sử dụng chăm sóc sức khoẻ
Chẩn đoán chăm sóc cộng đồng là để xác định độ bền của sức khoẻ, các vấn
đề sức khoẻ, các nguy cơ về sức khoẻ của cộng đồng.
Chẩn đoán chăm sóc gồm ba phần: mô tả vấn đề, nhận diện các yếu tố liên quan đến
vấn đề, các biểu hiện đặc trưng của vấn đề.
2.2.3 Lập kế hoạch CSSKCĐ
Gồm 4 bước:
- Chọn lựa vấn đề chăm sóc ưu tiên
- Xác định mục tiêu chăm sóc
- Lựa chọn các hoạt động chăm sóc
- Viết bản kế hoạch chăm sóc
Khi lập kế hoạch luôn phải đặt ra câu hỏi: Cái gì, điều gì? Tại sao? Làm như thế
nào? Ở đâu? Ai làm? Khi nào làm?
Người xây dựng kế hoạch cần dựa vào các dữ liệu thu thập từ trước trong bước
lượng giá để thực hiện các bước trên.
Trọng tâm của quy trình CSSKCĐ là kế hoạch chăm sóc, và phần chính của kế
hoạch chính là xây dựng mục tiêu để có căn cứ thực hiện kế hoạch, đánh giá hiệu quả
chăm sóc từng giai đoạn và toàn bộ quá trình chăm sóc.
Thực hiện kế hoạch CSSKCĐ
Thực hiện kế hoạch CSSKCĐ đã được lập trước đó là phải bám sát mục tiêu, thực
hiện các hoạt động đúng theo tiến độ của kế hoạch và có sự phân công trách nhiệm rõ
ràng, phù hợp với chức năng, vai trò của cá nhân hoặc nhóm CSSKCĐ; đảm bảo các
nguồn lực cho việc thực hiện các hoạt động chăm sóc.
Góp phần vào việc thực hiện kế hoạch chăm sóc có hiệu quả, mỗi NVCSSKCĐ
hoặc từng thành viên trong nhóm CSSKCĐ phải đáp ứng tiêu chuẩn của một người làm
công tác chăm sóc sức khoẻ tại cộng đồng, ứng dụng được các kiến thức, thái độ, kỹ năng
đã được đào tạo vào công việc thực tế, thực hiện đầy đủ các vai trò của một
NVCSSKCĐ.
Việc thực hiện kế hoạch không thể đạt thành công và hiệu quả cao nếu không có sự
tham gia của cộng đồng. Sự tham gia của các cá nhân, gia đình và cộng đồng là yếu tố
quan trọng trong việc thực hiện thành công các chương trình chăm sóc sức khoẻ tại cộng
đồng.
Đánh giá kết quả thực hiện

24
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019
Đánh giá kết quả thực hiện được tiến hành theo từng hoạt động, từng giai đoạn và
toàn bộ kế hoạch. Đánh giá phải dựa vào mục tiêu mà kế hoạch đã đề ra. Việc đánh giá
diễn ra trong suốt thời gian thực hiện kế hoạch, bao gồm công tác theo dõi, giám sát,
kiểm tra nhằm phát hiện các thiếu sót hoặc sai sót, các điểm chưa chưa phù hợp để kịp
thời điều chỉnh, bổ sung hoặc sửa đổi. Đánh giá không phải là khâu cuối cùng trong trong
quy trình mà nó cũng là sự khởi đầu cho một quy trình chăm sóc mới, trong đó kết quả
đánh giá của kế hoạch này có thể là nội dung lượng giá cho kế hoạch tiếp theo và làm cơ
sở cho việc lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch hành động và đánh giá kết quả của việc thực
hiện kế hoạch tiếp theo đó.
V. Vai trò và trách nhiệm của nhân viên CSSKCĐ trong thực hiện quy trình chăm
sóc
Vai trò và trách nhiệm của nhân viên chăm sóc sức khoẻ cộng đồng (NVCSSKCĐ)
của mỗi quốc gia thường được xác định thông qua các chức năng của môi trường dịch vụ
trong hệ thống chuyển giao dịch vụ y tế. Trong môi trường làm việc, NVCSSKCĐ đóng
vai trò như (1) một thầy thuốc, (2) người biện hộ, (3) cộng tác viên, (4) tư vấn viên, (5)
tham vấn viên, (6) giáo dục viên, (7) nhà nghiên cứu, (8) người quản lý ca, và (9) Kết nối
nguồn lực.
Quan trọng là, NVCSSKCĐ thoả mãn các yêu cầu chăm sóc sức khoẻ cho toàn bộ
cộng đồng, nơi mà các cá nhân và gia đình hợp lại thành thể thống nhất. Vì vậy, nói một
cách thực tế và lý tưởng là, NVCSSKCĐ kiêm luôn việc chăm sóc lâm sàng đối với các
cá nhân khi cần thiết. Việc chăm sóc lấy gia đình làm trung tâm được định hướng đến
việc tự chăm sóc, điều kiện sống khoẻ và các lựa chọn lối sống lành mạnh. Chăm sóc lấy
gia đình và cá nhân làm trung tâm được thực hiện để đạt mục tiêu chăm sóc toàn bộ cộng
đồng. Mặt khác, điều dưỡng tại bệnh viện cung cấp chăm sóc cá nhân với hiểu biết về sự
ảnh hưởng của cộng đồng và gia đình đến sức khoẻ và sự hồi phục của bệnh nhân.
VI. Quy trình CSSK trong trị liệu bằng thuốc và sự an toàn của bệnh nhân
1. Lƣợng giá
Điều trị bằng thuốc là phần quan trọng và phức tạp trong chăm sóc sức khoẻ và các
nguyên tắc sử dụng thuốc phải được kết hợp chặt chẽ trong phần lượng giá nhu cầu chăm
sóc. Trong phần lượng giá nhu cầu chăm sóc sức khoẻ, liên quan đến việc điều trị bằng
thuốc và sử dụng thuốc, NVCSSKCĐ cần lưu ý:
Tiền sử bệnh tật của bệnh nhân và tình trạng hiện tại:
Tiền sử bệnh của một cá nhân là yếu tố quan trọng trong lượng giá liên quan đến
việc sử dụng thuốc bởi vì các trải nghiệm bệnh trong quá khứ và bệnh tật sẽ ảnh hưởng
đến tác dụng của thuốc. Nắm rõ các thông tin này trước khi sử dụng liệu pháp thuốc điều
trị sẽ giúp nâng cao tính an toàn và hiệu quả sử dụng thuốc và ngăn ngừa được các tác
dụng phụ của thuốc, sự tương tác giữa thuốc và thuốc, giữa thuốc và thực phẩm, sự thay
đổi thuốc và các sai lầm trong sử dụng thuốc.

25
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019
Bệnh mạn tính
Các tình trạng bệnh mạn tính có thể ảnh hưởng đến dược tính của thuốc và tác dụng
của thuốc, ví dụ, bệnh thận, bệnh tim, tiểu đường… có thể có các chống chỉ định dùng
một loại thuốc nào đó. Hơn nữa, các tindh trạng bệnh mạn tính này cũng có thể cần phải
điều chỉnh liều lượng, đường dùng thuốc.
Sử dung thuốc
Thuốc kê đơn (ETC), thuốc không kê đơn (OTC), thuốc bán dạo (thuốc đường
phố), rượu, nicotin, các liệu pháp thay thế, cafeine có thể ảnh hưởng đến tác dụng của
thuốc. Bệnh nhân có khuynh hướng bỏ qua các thuốc OTC và các liệu pháp thay thế vì
họ không xem đó là là thuốc thật sự hoặc họ không báo cho nhân viên chăm sóc sức khoẻ
là họ có dùng chúng. Hãy hỏi bệnh nhân cụ thể về việc dùng thuốc OTC và liệu pháp
thay thế. Bệnh nhân cũng có thể quên đề cập đến các thuốc kê đơn mà họ dùng thường
xuyên, ví dụ như thuốc ngừa thai đường uống. Luôn hỏi bệnh nhân về tất cả các loại
dược phẩm mà bệnh nhân sử dụng.
Dị ứng
Tiền sử dị ứng của bệnh nhân có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc điều trị.
Việc phơi nhiễm trước đó với một loại thuốc hoặc các chất gây dị ứng khác có thể gây
kích thích phản ứng trong tương lai hoặc cần phải cảnh báo việc sử dụng thuốc, thực
phẩm hoặc sản phẩm từ động vật. Hãy tìm các thông tin cụ thể về phản ứng dị ứng của
bệnh nhân để xác định xem bệnh nhân thực sự có phản ứng dị ứng với thuốc hay là chịu
ảnh hưởng của thuốc hoặc tác dụng phụ của thuốc.
Trình độ học vấn và mức độ hiểu biết
Trình độ học vấn của bệnh nhân là cơ sở để cho NVCSSK xác định các kiểu cung
cấp thông tin thích hợp để giáo dục sức khoẻ (GDSK) cho bệnh nhân. Thu thập thông tin
mức độ hiểu biết của bệnh nhân về tình trạng bệnh của họ, liệu pháp điều trị để biết tình
hình của bệnh nhân và đưa ra mức độ giải thích phù hợp. Việc tìm hiểu trình độ học vấn
và mức độ hiểu biết của bệnh nhân cũng cung cấp thêm thông tin cơ sở cho việc phát
triển chương trình giáo dục sức khoẻ cho bệnh nhân. Điều quan trọng là không được giả
định bất kỳ khả năng hiểu biết của bệnh nhân dựa trên báo cáo về trình độ học vấn của
họ. Tình trạng căng thẳng thần kinh (stress), bệnh tật và các yếu tố môi trường, tất cả đều
ảnh hưởng đến khả năng và sự sẵn sàng học hỏi của bệnh nhân. Lượng giá trực tiếp khả
năng học tập thực sự của bệnh nhân mang tính quyết định trong việc GDSK cho bệnh
nhân.
Sự hỗ trợ của xã hội/cộng đồng
Bệnh nhân xuất viện từ các cơ sở y tế sớm hơn dự định thường có nhu cầu chăm sóc
tiếp tục. Thêm vào đó, việc xuất viện sớm làm rút ngắn thời gian GDSK. Thường bệnh
nhân sẽ cần sự chăm sóc và điều trị tại nhà. Điều quan trọng là cso kế hoạch xác định
bệnh nhân có sẵn hỗ trợ nào tại nhà cho việc xuất viện sớm. Trong nhiều trường hợp, nên
tham khảo nguồn lực hỗ trợ từ cộng đồng.

26
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019
Hỗ trộ tài chính
Nhìn chung chi phí cho thuốc và việc chăm sóc sức khoẻ thường cao, vì vậy cần cân
nhắc khi bắt đầu liệu pháp điều trị và khuyến khích sự tuân thủ, hợp tác của bệnh nhân.
Áp lực về tài chính có thể khiến cho bệnh nhân không tuân thủ chế độ điều trị thuốc kê
đơn. Ví dụ thuốc quá đắt hoặc bệnh nhân không có phương tiện tiếp cận các nhà thuốc để
có thuốc. Trong nhiều trường hợp, nên nghĩ đến việc sử dụng thuốc ít đắt tiền hơn để
thay thế và NVCSSK có thể chỉ dẫn cho bệnh nhân tìm đến các nguồn có thể hỗ trợ về
tài chính.
Kiểu dạng chăm sóc sức khoẻ
Việc tìm hiểu cách mà bệnh nhân tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cung cấp các
thông tin giá trị cho NVCSSK để tính toán kế hoạch GDSK cho bệnh nhân có thường
xuyên tìm kiếm chăm sóc theo dõi, họ có đang trong tình trạng khẩn cấp? Bệnh nhân có
thường tự xử lý tình trạng đau ốm của mình hay mỗi khi có bất kỳ đau ốm nào đều tìm
đến người/nơi cung ứng chăm sóc sức khoẻ? Các kiểu dạng chăm sóc sức khoẻ cung cấp
sự hiểu biết sâu sắc tình trạng của bệnh nhân hoặc việc sử dụng thuốc điều trị mà bệnh
nhân đã không báo cáo. Điều này rất quan trọng trong việc lượng giá tình trạng của bệnh
nhân trước khi bắt đầu liệu pháp bằng thuốc để xác định xem có sự chống chỉ định nào
không hoặc có cảnh bảo nào về việc sử dụng thuốc không? Đây cũng là cơ sở để triển
khai việc đánh giá hiệu quả của thuốc và sự xuất hiện của bất kỳ tác dụng phụ nào của
thuốc.
Cân nặng
Cân nặng của bệnh nhân giúp xác định liều lượng thuốc thích hợp. Bởi vì liều lượng
thuốc được tính cho một người lớn với cân nặng khoảng 68kg (tương đương 150 pound),
vì vậy người nhẹ hoặc nặng cân hơn cần phải được điều chỉnh liều lượng thuốc sử dụng.
Hầu như tất cả các thông số dược động học thay đổi theo lứa tuổi. Vì vậy liều lượng
thuốc thường được tính theo cân nặng, nhất là ở trẻ em.
Tuổi tác
Những bệnh nhân ở hai đầu cực của phạm vi tuổi tác như trẻ em và người già
thường phải điều chỉnh liều lượng thuốc dựa trên chức năng gan, thận và sự đáp ứng
thuốc của các cơ quan khác. Đối với trẻ em lứa tuổi đang phát triển và người già,
NVCSSK ngoài việc lưu ý đến chức năng các cơ quan trong cơ thể cũng như sự ảnh
hưởng theo tuổi đến dược tính và dược động học của thuốc và các bệnh mạn tính ảnh ảnh
hưởng đến tác dụng hoặc sự hấp thu của thuốc, thì cũng nên lưu ý đến việc “chuyển giao”
thuốc; ví dụ như khả năng nuốt thuốc viên, hoặc có theo đúng chỉ dẫn liên quan đến việc
dùng thuốc không.
2. Chẩn đoán chăm sóc
Chẩn đoán điều dưỡng liên quan đến trị liệu bằng thuốc phần lớn nảy sinh từ các dữ
liệu liên quan đến các vấn đề như: sự thiếu kiến thức, nguy cơ thương tật, không hợp tác,

27
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019
các rối loạn khác, sự thiếu, thừa hoặc suy chức năng các cơ quan trong cơ thể hoặc các
vấn đề liên quan đến việc sử dụng thuốc.
3. Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chăm sóc
Giai đoạn này liên quan đến việc đặt mục tiêu chăm sóc bệnh nhân nhằm đảm bảo
sự an toàn và hiệu quả của việc sử dụng thuốc. Kết quả của giai đoạn này là đảm bảo hiệu
quả đáp ứng thuốc của bệnh nhân, giảm thiểu tác dụng phụ và sự hiểu biết về chế độ trị
liệu. Ba loại can thiệp điều dưỡng liên quan đến điều trị bằng thuốc là: Đường sử dụng
thuốc, cung cấp các biện pháp tiện lợi, và giáo dục bệnh nhân và gia đình.
Đường dùng thuốc phù hợp
NVCSSK phải xem xét đến “7 Đ”:
- Đúng thuốc và Đúng bệnh nhân
- Bảo quản thuốc Đúng
- Đường dùng Đúng và hiệu quả nhất
- Đúng liều
- Chuẩn bị Đúng
- Đúng thời gian
- Ghi chép Đúng trong hồ sơ hành chính.
Các biện pháp tiện lợi/tiện ích
NVCSSK có vai trò quan trọng trong việc giúp bệnh nhân tham gia quá trình điều
trị. Bệnh nhân hầu như sẽ tuân thủ chế độ trị liệu nếu nó không quá khó khăn và vượt
mức chịu đựng.
Hiệu quả “giả dược”
Thái độ và sự giúp đỡ, hỗ trợ của NVCSSK mang lại hiệu quả to lớn trong quá
trình trị liệu. Ví dụ như một cái vuốt lưng, một lời nói nhẹ nhàng, an ủi, và sự tiếp xúc
nhiệt tình, tích cực có thể mang lại lợi ích giống như điều trị bằng thuốc vậy.
Quản lý tác dụng phụ
Các can thiệp trị liệu có thể tập trung vào việc nâng cao sự an toàn cho bệnh nhân
và giảm thiểu tác dụng phụ đã biết của thuốc. Những sự can thiệp đó bao gồm việc kiểm
soát môi trường (vd nhiệt độ, ánh sáng), các biện pháp an toàn (vd tránh lái xe, sử dụng
tay vịn, tránh mặt trời), các biện pháp làm thoải mái về mặt thể chất (chăm sóc da, nhuận
tràng, các bữa ăn đều đặn).
Điều chỉnh lối sống
Một số dược phẩm và tác dụng của chúng đòi hỏi bệnh nhân phải thay đổi lối sống
của mình. Ví dụ một bệnh nhân dùng thuốc lợi tiểu phải sắp xếp hoạt động cả ngày của
mình gần với nhà/phương tiện vệ sinh; hoặc bệnh nhân dùng thuốc loãng xương cần có
kế hoạch trong buổi sáng làm sao để có thể dùng thuốc lúc bụng rỗng và chuẩn bị bữa ăn
đầu tiên trong ngày 30 phút sau khi dùng thuốc. Trong một số trường hợp, việc thay đổi

28
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019
lối sống sẽ ảnh hưởng rất lớn đến bệnh nhân và ảnh hưởng đến khả năng hợp tác của
bệnh nhân và tuân thủ chế độ trị liệu.
Bệnh nhân và giáo dục gia đình
Với các bệnh nhân dần trở nên có trách nhiệm với việc tự chăm sóc sức khoẻ bản
thân thì điều quan trọng là họ phải có tất cả các thông tin cần thiết để đảm bảo sự an
toàn và hiệu quả trong trị liệu bằng thuốc tại nhà. Trên thực tế, ở vài quốc gia các thông
tin cung cấp đến cho bệnh nhân phải được ghi bằng văn bản.
Ví dụ: Trong chương trình giáo dục về sử dụng thuốc. Cần cung cấp bằng văn bản
đến cho bệnh nhân các thông tin như tên, liều lượng và tác dụng của thuốc; thời gian
dùng thuốc; hướng dẫn chuẩn bị và bảo quản thuốc; những
loại thuốc OTC hoặc liệu pháp thay thế nào cần phải tránh; các giải pháp tiện lợi
cụ thể; các biện pháp an toàn; các điểm cụ thể về độc tính của thuốc; cảnh báo cụ thể
khi ngưng sử dụng thuốc.
4. Đánh giá
Đánh giá là một phần của quy trình liên tục trong chăm sóc bệnh nhân mà dẫn đến
các thay đổi trong lượng giá, chẩn đoán và can thiệp. Bệnh nhân được đánh giá liên tục
đối với đáp ứng điều trị, sự xuất hiện của các tác dụng phụ của thuốc; tương tác thuốc -
thuốc, thuốc - thực phẩm, thuốc - liệu pháp thay thế. Một vài liệu pháp bằng thuốc đòi
hỏi phải đánh giá cụ thể; tính hiệu quả của can thiệp điều dưỡng và chương trình giáo
dục cũng được đánh giá. Trong một số tình huống, NVCSSK đánh giá đơn giản bằng
cách áp dụng lại các bước ban đầu của quy trình điều dưỡng và phân tích những sự thay
đổi đó mang tính tích cực hay tiêu cực. Tiến trình đánh giá cũng có thể thay đổi các can
thiệp đang được sử dụng để cung cấp một sự chăm sóc tốt hơn và an toàn hơn.
5. Ngăn ngừa các sai lầm trong sử dụng thuốc
Cùng với việc tăng số lượng bệnh nhân là người cao tuổi, sự gia tăng số lượng
thuốc có sẵn, thuốc OTC, và các liệu pháp thay thế, việc giảm số ngày nằm viện của
bệnh nhân thì nguy cơ trong sai lầm sử dụng thuốc cũng tăng cao.
Quy trình chế độ trị liệu cho một bệnh nhân gồm: kê đơn, phân phối thuốc và sử
dụng. Một chuỗi kiểm tra được thiết lập trong quá trình này nhằm giúp phát hiện các
sai lầm trước khi nó xảy ra. Việc kê đơn thuốc là do thầy thuốc, dược sĩ cung cấp thuốc,
NVCSSK hướng dẫn dùng thuốc. Quy trình kiểm tra từng công đoạn sẽ phát hiện các
sai lầm như sai thuốc, sai bệnh nhân, sai liều, sai đường dùng, hoặc sai thời gian dùng
thuốc. Thường là NVCSSK sẽ là khâu kiểm tra cuối cùng vì họ là người quản lý việc sử
dụng thuốc và là người chịu trách nhiệm giáo dục sức khoẻ cho bệnh nhân.
6. Vai trò của bệnh nhân
Với việc hiện nay có quá nhiều bệnh nhân tự quản lý chế độ trị liệu tại nhà nên
một khâu kiểm tra rất quan trong hệ thống cần làm là: bệnh nhân. Chỉ có bệnh nhân mới

29
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019
biết mình đã dùng gì và khi nào, và chỉ có bệnh nhân mới có thể báo cáo sự thật khác
với chế độ thuốc kê đơn đang được theo dõi. Giáo dục cho bệnh nhân và gia đình đóng
vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sai lầm sử dụng thuốc. hãy khuyến khích bệnh
nhân đặt câu hỏi; làm như vậy sẽ giúp ngăn ngừa được các sai lầm trong sử dụng thuốc
tại nhà.

30
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019

BÀI 3: QUẢN LÝ TRƢỜNG HỢP TRONG


CHĂM SÓC SỨC KHOẺ TẠI CỘNG ĐỒNG
MỤC TIÊU HỌC TẬP: Học xong bài này, sinh viên sẽ
1. Trình bày được khái niệm về quản lý trường hợp (QLTH);
2. Trình bày và áp dụng được các nguyên tắc QLTH trong học tập và công việc;
3. Trình bày được các yêu cầu đối với NVCSSKCĐ và áp dụng được kiến thức, thái
độ, kỹ năng vào trong học tập và công việc;
4. Trình bày và áp dụng được 05 bước trong quy trình QLTH và trong thực tế học
tập và công việc;
5. Vận dụng được các kiến thức trong QLTH vào chăm sóc dược tại CĐ.

I. Khái niệm
Quản lý trường hợp trong chăm sóc sức khoẻ là một quá trình phối hợp giữa việc
lượng giá, lập kế hoạch, phối hợp chăm sóc, đánh giá và vận động cho các chọn lựa và
dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu chăm sóc sức khoẻ toàn diện của cá nhân và gia đình
thông qua việc giao tiếp và các nguồn lực sẵn có để thúc đẩy các kết quả có chất lượng
và chi phí hiệu quả13
II. Nguyên tắc của quản lý trƣờng hợp trong CSSK tại cộng đồng

1. Chấp nhận đối tượng14


2. Tính cá thể hoá
3. Bảo mật thông tin
4. Tôn trọng quyền tự quyết của đối tượng
5. Tính chuyên nghiệp
6. Dịch vụ toàn diện
7. Dịch vụ liên tục
8. Đảm bảo công bằng
9. Dịch vụ chất lượng
10. Tự ý thức bản thân của NVCSSKCĐ
11. Đảm bảo mối quan hệ nghề nghiệp
12. Đảm bảo đạo đức nghề nghiệp trong công việc

31
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019
III. Các yêu cầu về kiến thức, thái độ, kỹ năng của NVCSSKCĐ
1. Kiến thức
- Chuyên môn về y tế, CSSK
- Đặc điểm tâm sinh lý con người, người bệnh, các đối tượng đặc biệt và gia đình
của đối tượng
- Hệ thống chính sách, pháp luật về CSSK và các chính sách CT-KT-XH liên quan
khác.
- Hiểu biết về văn hoá, lịch sử và đặc điểm vùng miền của cộng đồng
- Kiến thức hỗ trợ khác: CTXH, giáo dục, thống kê, quyền con người, sử dụng
máy tính, v.v…
2. Thái độ
- Tôn trọng
- Cởi mở, thân thiện, chân thành
- Lắng nghe
- Chấp nhận
- Trung thực
- Không phê phán
3. Kỹ năng
- Giao tiếp hiệu quả
- Thấu cảm
- Lắng nghe tích cực
- Khai thác, tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin
- Tóm tắt
- Trình bày
- Vận động xã hội/kết nối nguồn lực
- Tham vấn/tư vấn
- Theo dõi, kiểm tra, hỗ trợ đối tượng
- Kỹ năng lưu trữ hồ sơ
- Các kỹ năng hữu ích khác: làm việc nhóm, ra quyết định, quản lý thời gian, lập
kế hoạch v.v…
IV. Quản lý trƣờng hợp trong CSSK tại cộng đồng
Đây là một quy trình gồm 05 bước, áp dụng cho một đối tượng hoặc một nhóm đối
tượng cụ thể và gia đình của họ với một tình trạng sức khoẻ cụ thể.
Bước 1: Thu thập thông tin, lượng giá nhu cầu của đối tượng
Muốn thu thập được thông tin một cách chính xác và đầy đủ về đối tượng và các
32
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019
vấn đề liên quan NVCSSKCĐ cần xây dựng được mối quan hệ tin cậy giữa đối thượng
và NVCSSKCĐ. Mối quan hệ này được xây dựng dựa trên thái độ, kỹ năng, và kiến
thức của NVCSSKCĐ.
Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, sẽ có các yêu cầu về các thông tin phù hợp. Về
cơ bản các thông tin cần được thu thập như sau
Thông tin cá nhân
Nhân khẩu học: Họ tên, tuổi, địa chỉ…
Trình độ học vấn
Tình trạng hôn nhân/gia đình
Thông tin về mối quan hệ sinh thái
Gia đình
Bạn bè
Họ hàng
Hàng xóm, cộng đồng
Nhà trường/đơn vị làm việc
Thông tin về tình trạng sức khoẻ
Tiền sử bệnh cá nhân và gia đình
Thái độ, hành vi liên quan đến sức khoẻ/bệnh tật: thói quen ăn uống, nghiện thuốc
lá, các hành vi nguy cơ …
Tình trạng sức khoẻ hiện tại
Phong tục, tập quán, tín ngưỡng liên quan sức khoẻ/bệnh tật
Thuốc và các phương pháp trị liệu đã sử dụng, mức độ hiệu quả…
Thông tin về các nguồn lực có sẵn có thể hỗ trợ cho đối tượng
Các chính sách, pháp luật liên quan vấn đề của đối tượng
Sự hỗ trợ của gia đình/bạn bè/cộng đồng…
Mức độ tham gia của bản thân đối tượng trong việc giải quyết vấn đề
của bản thân
Các dịch vụ liên quan có sẵn, sự tiếp cận đối với các dịch vụ đó
Sự hỗ trợ của các ban ngành địa phương và các tổ chức xã hội.
Thông tin liên quan khác:
Điều kiện và môi trường sống: Nước thải, ô nhiễm? giao thông? nguồn thực
33
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019
phẩm, bạo hành gia đình…
Kinh tế gia đình và sự hỗ trợ của địa phương: hộ nghèo? tai nạn, thiên tai bất
ngờ…
Địa lý khu vực, khí hậu, thời tiết, …
Bước 2: Xác định vấn đề và vấn đề ưu tiên
Qua tổng hợp và phân tích các thông tin thu thập được, xác định các vấn đề sức
khoẻ của đối tượng, trong đó vấn đề nào quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp và nặng
nề đến tình trạng sức khoẻ của đối tượng; các nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng đến sức
khoẻ của đối tượng v.v… từ đó lựa chọn vấn đề, nguyên nhân/yêu tố nào cần được ưu
tiên giải quyết trước hoặc khẩn cấp rồi lần lượt đến các vấn đề khác với mục tiêu đảm
bảo sức khoẻ bền vững và toàn diện cho đối tượng.
Các vấn đề ưu tiên không phải luôn tồn tại cố định ở đối tượng mà có thể thay đổi
do diễn biến của tình trạng sức khoẻ đối tượng, do sự thay đổi về chính sách, về biến
đổi của thiên nhiên, kinh tế, xã hội v.v…
Bước 3: Xây dựng kế hoạch
Xây dựng mục tiêu:
- Ý nghĩa: định hướng cho lập kế hoạch chăm sóc; cung cấp sự chỉ dẫn để thiết lập
các hoạt động chăm sóc; tạo điều kiện cho NVCSSKCĐ theo dõi cụ thể các diễn biến
của kết quả chăm sóc; và cung cấp tiêu chuẩn để đánh giá các hoạt động chăm sóc đã
thực hiện.
- Thiết lập mục tiêu là đặt ra các đích mà trong quá trình chăm sóc phải đạt được.
Những mục tiêu này có thể được thiết lập cùng với đối tượng và gia đình để cùng thực
hiện hoặc phối hợp thực hiện các hoạt động chăm sóc. Mục tiêu chăm sóc phải cụ thể,
phù hợp với đối tượng/gia đình và cơ sở.
Chọn lựa và sắp xếp các hoạt động chăm sóc
- Khi thiết lập các hoạt động chăm sóc, NVCSSKCĐ phải xem xét, tính toán các
phương tiện, thiết bị, nguồn nhân lực và dịch vụ sẵn có cũng như năng lực của nhân
viên, thời gian, tình hình của đối tượng và gia đình và cộng đồng.
- Mỗi hoạt động chăm sóc có thể thực hiện một hoặc nhiều lần và phải được các
NVCSSKCĐ, đối tượng và gia đình hiểu rõ và thống nhất hành động.
- Mục đích cuối cùng của hoạt động chăm sóc là giúp đối tượng, gia đình và cộng
đồng đạt được các nhu cầu cơ bản, phục hồi hoặc nâng cao sức khoẻ; đảm bảo sức khoẻ
của cá nhân, gia đình và cộng đồng được chăm sóc toàn diện và bền vững.
Hoàn thành kế hoạch chăm sóc bằng văn bản
- Bản kế hoạch chăm sóc cần có mục tiêu rõ ràng, cụ thể và phù hợp với thực tế.
- Bản kế hoạch bao gồm các vấn đề cần giải quyết, các giải pháp (và các chiến
lược, nếu có); hoạt động dựa trên mục tiêu và được sắp xếp, bố trí thời gian hợp lý, có sự
34
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019
phân công, phân nhiệm rõ ràng, ước tính nguồn lực để thực hiện các hoạt động chăm sóc
và dự kiến kết quả đạt được.
- Bản kế hoạch chăm sóc, trước khi đưa ra thực hiện, cần được trao đổi công khai
và thống nhất giữa các thành viên tham gia thực hiện và người quản lý nhằm mang lại
hiệu quả mong muốn.
Bước 4: Thực hiện kế hoạch
- Sau khi đã thống nhất kế hoạch hành động, việc thực hiện các hoạt động trong kế
hoạch cần được triển khai và tiến hành theo đúng tiến độ thời gian với trách nhiệm của
từng người tham gia đã được phân công. Việc thực hiện cần được theo dõi, kiểm tra
giám sát để đảm bảo đúng với mục tiêu và yêu cầu của kế hoạch, đồng thời phát hiện
các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện cần phải điều chỉnh, bổ sung hoặc sửa đổi.
- Trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch, NVCSSKCĐ phải đảm bảo theo sát và
hỗ trợ cho cá nhân và gia đình đối tượng để họ có thể tự thực hiện các hoạt động chăm
sóc đã đề ra trong kế hoạch và cam kết tham gia đến cùng để đạt được hiệu quả mong
muốn.
Bước 5: Đánh giá kết quả thực hiện
- Đánh giá kết quả thực hiện dựa vào các mục tiêu đã đề ra trong bản kế hoạch. So
sánh giữa mục tiêu đề ra và kết quả đạt được qua quá trình chăm sóc, từ đó có thể xác
định mục tiêu nào đã hoàn thành, mục tiêu nào chưa đạt. Tìm hiểu nguyên nhân của các
kết quả đã đạt và chưa đạt để điều chỉnh hoặc xây dựng các mục tiêu mới nhằm phục hồi
và/hoặc nâng cao sức khoẻ cho người dân; đảm bảo sự chăm sóc toàn diện sức khoẻ cho
cá nhân, gia đình và cộng đồng.
- Nội dung đánh giá cũng bao gồm sự thay đổi hành vi của đối tượng và gia đình.
Nếu chuyển biến theo hướng tích cực, có lợi cho sức khoẻ của cá nhân, gia đình và cộng
đồng thì sự đánh giá này giúp các bên hiểu rõ được năng lực của đối tượng và ý thức
muốn thay đổi và hơn thế nữa, nếu sự thay đổi mang lại kết quả rõ rệt sẽ khiến cho đối
tượng tự tin hơn và đảm bảo cho sự cam kết thực hiện đến cùng các kế hoạch đã đề ra.
Nếu kết quả không thay đổi hoặc có chiều hướng tiêu cực thì phải xem lại toàn bộ bản
kế hoạch.
Một nội dung đánh giá nữa là chất lượng các dịch vụ và sự gắn kết giữa nhu cầu
của đối tượng và gia đình với dịch vụ hỗ trợ. Điều này là rất cần thiết vì nó giúp cho các
cơ sở cung cấp dịch vụ hiểu được những hạn chế và vướng mắc trong quá trình cung
cấp dịch vụ để có thể rút kinh nghiệm và nâng cao chất lượng dịch vụ; ngoài ra cũng
giúp NVCSSKCĐ nhận rõ đã xác định đúng nhu cầu của đối tượng chưa, hoặc có nhu
cầu mới nảy sinh không, tôn trọng tính tự quyết của đối tượng để họ tự nhận ra và đề
xuất các nhu cầu của bản thân và/hoặc gia đình thì mới đảm bảo được tính hiệu quả của
việc can thiệp chăm sóc cũng như các dịch vụ gắn kết hỗ trợ.
- Trong quá trình hỗ trợ đối tượng thực hiện kế hoạch và đánh giá kết quả hoạt
động, sẽ xuất hiện các mục tiêu cần điều chỉnh, các nhu cầu mới sẽ nảy sinh, thì cần phải
hỗ trợ đối tượng tiếp tục xây dựng các kế hoạch, mục tiêu tiếp theo, trong đó
35
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019
NVCSSKCĐ cần lưu ý trao quyền cho đối tượng nhiều hơn để nang cao tính chủ động
và năng lực cho đối tượng, gia đình và cộng đồng.

36
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019

BÀI 4: MÔ HÌNH CHĂM SÓC SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG


MỤC TIÊU HỌC TẬP: Sau khi học xong bài này, sinh viên sẽ:
1. Mô tả được thực trạng của ngành y tế trong công tác CSSKCĐ trên thế giới và ở
Việt Nam;
2. Trình bày được khái niệm, mục tiêu và lý thuyết xây dựng mô hình CSSK dựa vào
gia đình và cộng đồng;
3. Trình bày được khái niệm về dược cộng đồng và vai trò của dược sĩ trong hoạt
động CSSK tại cộng đồng.

I. Tổng quan
Hiện này ngành y tế các nước đang phải đối mặt với các thử thách quan trọng với
chi phí chăm sóc sức khoẻ ngày càng tăng, khiến cho khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế
càng trở nên khó khăn hơn, đặc biệt đối với nhóm người thiệt thòi và dễ bị tổn thương.
Một vấn đề khác là bệnh nhân có khuynh hướng rút ngắn thời gian nằm viện và mong
muốn được chăm sóc tiếp tục sau khi ra viện. Thêm vào đó tỷ lệ bệnh không lây và dân
số tuổi già đang gia tăng đòi hỏi tăng nhu cầu chăm sóc thường xuyên và dài lâu, chưa
kể các bệnh truyền nhiễm cũng đang gia tăng cùng với các bệnh mới nổi và nổi trở lại.
Để đáp ứng nhu cầu chăm sóc hiệu quả với chi phí hợp lý, nhiều dịch vụ chăm sóc sức
khoẻ đã được thực hiện tại cộng đồng và tại nhà. Đối với nhiều người, chăm sóc tại nhà
là lựa chọn ưa thích; hơn nữa, một số khác lại có khuynhh hướng đầu tiên tìm đến các
nhà thuốc tư vấn khi nghĩ mình có các dấu hiệu bệnh lý; trong khi các dịch vụ y tế tại
cộng đồng hiện nay thiếu các quan hệ chiều ngang cũng như thiếu sự hợp tác với các
chương trình liên quan khác mà chỉ dừng ở mức chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Do đó
nhu cầu mở rộng các dịch vụ y tế ngoài hệ thống bệnh viện trở nên khẩn thiết. Mô hình
chăm sóc sức khoẻ dựa vào gia đình và cộng đồng đã và đang phát triển tại một số
nước đảm bảo cho sự tiếp cận y tế tốt và một hệ thống chăm sóc sức khoẻ chất lượng.
Nhu cầu chăm sóc sức khoẻ hiện nay không hẳn dừng lại ở chăm sóc sức khoẻ ban
đầu như trước đây với việc phòng bệnh và kiểm soát bệnh truyền nhiễm mà bao gồm cả
chăm sóc bệnh cấp tính, trị liệu và phục hồi cộng với việc nâng cao sức khoẻ và phòng
ngừa bệnh tật.
Mô hình chăm sóc sức khoẻ dựa vào gia đình và cộng đồng giúp tăng cường các
dịch vụ y tế tại cộng đồng nhằm thoả mãn các nhu cầu sức khoẻ không ngừng thay đổi
và giúp cho việc sử dụng tốt hơn các nguồn lực. Mô hình này lấy bệnh nhân/khách hàng
làm trung tâm và kêu gọi và đánh giá cao các đóng góp của các cá nhân, nhóm và cộng
đồng trong việc chăm sóc thành công và duy trì sức khoẻ cộng đồng, quản lý bệnh suốt
đời. Mô hình bao gồm các hệ thống và quy trình phù hợp để thoả mãn các nhu cầu và
các vấn đề ưu tiên của cộng đồng. Tuy nhiên, nó cũng xây dựng trên hệ thống y tế có

37
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019
sẵn ở cộng đồng, và mục đích làm cho việc chăm sóc chủ yếu các vấn đề sức khoẻ ưu
tiên dễ tiếp cận hơn đến nhóm cộng đồng nghèo, thiệt thòi.
II. Khái niệm
Mô hình chăm sóc sức khoẻ dựa vào gia đình và cộng đồng được định nghĩa
như là một hệ thống chăm sóc thống nhất được thiết kế để thoả mãn các nhu cầu chăm
sóc tại chỗ về sức khoẻ của các cá nhân, gia đình và cộng đồng. Nó bao gồm các cấp dự
phòng I,II và III. Nòng cốt chính của mô hình là sự hợp tác giữa nhân viên y tế, khách
hàng/bệnh nhân và các thành viên của cộng đồng địa phương. CSSK dựa vào gia đình
và cộng đồng cũng có thể cung cấp nguồn nhân lực chăm sóc khác nhau bao gồm các
chuyên gia y tế, các phụ tá chăm sóc, những người chăm sóc không chuyên như các tình
nguyện viên (TNV) và các thành viên trong gia đình.
III. Mục tiêu
Mục tiêu của CSSK dựa vào gia đình và cộng đồng là đảm bảo sự tiếp cận tốt hơn
đến dịch vụ chăm sóc sức khoẻ năng suất và hiệu quả trong môi trường cộng đồng và
tại nhà nhằm nâng cao/cải thiện sức khoẻ và sự khoẻ mạnh, góp phần giảm tỷ lệ mắc
bệnh và tử vong.
Để đạt được các tiêu chí (1) dễ tiếp cận, (2) hiệu quả, (3) năng suất và (4) toàn
diện, mô hình cần giải quyết được các mục tiêu cụ thể sau:
1. Thúc đẩy lối sống lành mạnh và phòng ngừa bệnh tật
2. Quản lý các hậu quả của bệnh tật
3. Phục vụ các nhu cầu của nhóm người thiệt thòi và dễ bị tổn thương
4. Hỗ trợ những người chăm sóc không chuyên
5. Tăng cường sức mạnh cộng đồng
IV. Tiếp cận sự chăm sóc cấp cộng đồng
Mô hình chăm sóc dựa vào gia đình và cộng đồng dựa trên mối liên hệ chặt chẽ
giữa gia đình, cộng đồng và cơ sở y tế. Sự phối hợp giữa các bên là cần thiết cho việc
cung cấp sự chăm sóc toàn diện, thống nhất và liên tục. Vì vậy vai trò của TNV cấp cơ
sở và nhân viên y tế ở các cấp khác nhau trong hệ thống y tế quận huyện cần được duy
trì và mở rộng.
Sự liên kết ở các cấp độ chăm sóc khác nhau trong dịch vụ CSSK dựa vào gia đình
và cộng đồng được mô tả bởi hình 1.

38
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019

Chăm sóc cấp III

Chăm sóc cấp II

Chăm sóc cấp I

Đơn vị chuyển tuyến thứ nhất


(Vd: BV quận huyện)
Cơ sở DV y tế cấp cơ sở
(Vd: TTYT, trạm y tế)

TNV y tế thôn
Nhóm CĐ
Ch/sóc không chuyên

Cá nhân
gia đình và
tại nhà

Hình 1: Các cấp độ chăm sóc trong dịch vụ CSSK dựa vào gia đình và cộng đồng

Việc thực hiện mô hình dựa trên hai giai đoạn


- Giai đoạn 1: Chuẩn bị cho việc thực hiện
- Giai đoạn 2: Thực hiện chăm sóc sức khoẻ dựa vào gia đình và cộng đồng
(CSSKDVGĐCĐ)
Giai đoạn 1: Chuẩn bị cho việc thực hiện mô hình
Đầu tiên phải đảm bảo rằng Chính phủ hỗ trợ việc việc thực hiện mô hình như là
một phần thống nhất của hệ thống y tế quận huyện. Một khi đã có quyết định về việc
thực hiện mô hình, hàng loạt các hoạt động chuẩn bị được tiến hành để đảm bảo cho
việc thực hiện được suôn sẻ và hiệu quả.
Các hoạt động chuẩn bị cho việc thực hiện mô hình bao gồm:
Ủng hộ rộng rãi cho nhu cầu thực hiện mô hình
Vận động sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương
Hình thành một đội hướng dẫn cấp quận huyện chịu trách nhiệm hợp tác, quản lý
và hoàn thành tất cả các hoạt động
39
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019
Chọn một trung tâm y tế như là một địa điểm thử nghiệm
Xác đinh/xác định lại nhóm dân số đích theo nhu cầu và theo khu vực để
chuẩn bị cho mô hình CSSKDVGĐCĐ
Kết nối chặt chẽ các mối quan hệ để đảm bảo sự hợp tác và phối hợp giữa các đối
tác khác nhau đảm bảo cho việc thực hiện được thành công.
Tác động và đàm phán với dân số đã được xác định để đạt được sự nhất trí về
dịch vụ y tế dựa trên sự hỗ trợ ưu tiên và cần thiết của cộng đồng.
Xác định các hoạt động CSSK tại gia đình, cộng đồng và trung tâm y tế.
Tăng cường hệ thống hỗ trợ ở trung tâm y tế để đảm bảo cung ứng một sự chăm
sóc toàn diện, thống nhất và liên tục và nâng cao dịch vụ toàn bộ.
Định hướng cho nhân viên y tế để có thái độ tích cực đối với mô hình.
Đề ra kế hoạch hành động để thực hiện mô hình hiệu quả.
Giai đoạn 2: Thực hiện CSSK dựa vào gia đình và cộng đồng
Xác định và huy động nguồn nhân lực để đảm bảo đầy đủ số lượng nhân lực chăm
sóc của dịch vụ.
Phát triển các kỹ năng của nhân viên y tế và các TNV y tế để cung cấp hiệu quả
CSSK dựa vào gia đình và cộng đồng chất lượng.
Nhận biết và huy động nguồn tài chính và vật đảm bảo cung ứng chăm sóc chất lượng.
Cung cấp sự chăm sóc toàn diện, thống nhất và liên tục để nâng cao sức khoẻ cho
người dân.
Giám sát việc cung ứng chăm sóc để đảm bảo chất lượng chăm sóc luôn
được nâng cao của dịch vụ.
Kiểm tra giám sát việc thực hiện mô hình để đảm bảo luôn nhận được các phản hồi
Đánh giá việc thực hiện mô hình để rút ra các bài học kinh nghiệm.
Xem xét lại các bài học kinh nghiệm từ mô hình thí điểm để cải thiện hơn nữa
tính hiểu quả của mô hình và dịch vụ cung cấp.
Xem xét mở rộng thêm sự sử dụng của mô hình để nâng cao tính hiệu quả, năng
suất và dễ tiếp cận của dịch vụ chăm sóc.
Phổ biến kết quả đánh giá và các kế hoạch hành động tương lai để hỗ trợ cho việc
thực hiện mô hình được sâu rộng hơn.
V. Dƣợc cộng đồng
1. Sự cần thiết của dược sĩ tại cộng đồng
Thông thường, việc điều trị và phục hồi của bệnh nhân muốn đạt hiệu quả tối ưu

40
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019
không chỉ dừng ở trong môi trường bệnh viện mà còn được tiến hành sau khi ra viện, và
công việc này thường thuộc về trách nhiệm của gia đình bệnh nhân. Tuy nhiên, đa phần
các trường hợp bệnh nhân và người nhà khó có thể thực hiện việc chăm sóc thường
xuyên, và một số có thể không thể thực hiện được việc theo dõi hoặc chăm sóc bệnh
nhân đến phục hồi hoàn toàn và/hoặc tiếp tục duy trì tình trạng sức khoẻ tốt sau đó cũng
như thay đổi các hành vi sức khoẻ theo chiều hướng tích cực. Chưa kể đến việc sử dụng
thuốc sau khi ra viện sẽ không còn được theo dõi chặt chẽ và tuân thủ nghiêm ngặt;
thậm chí bệnh nhân có thể bỏ giữa chừng việc dùng thuốc sau điều trị tại bệnh viện bởi
nhiều nguyên nhân, làm tăng khó khăn cho việc theo dõi, đánh giá sự phục hồi hoàn
toàn của bệnh nhân. Hơn nữa, không phải tất cả những người mang bệnh đều nhập viện
để được theo dõi, điều trị. Các loại bệnh nhẹ thường gặp như cảm cúm, viêm họng đến
các bệnh mạn tính như cao huyết áp, tiểu đường, viêm dạ dày v.v…, và các chứng rối
loạn thường gặp như chán ăn ở trẻ em, rối loạn đường tiêu hoá dạng nhẹ… thì người
bệnh thường có khuynh hướng điều trị tại nhà hoặc tự điều trị và hiện nay, khá phổ biến
là khi có vấn đề về sức khoẻ, nếu không nghiêm trọng và thuộc diện cấp cứu, thì người
dân có khuynh hướng tìm đến các nhà thuốc/ quầy thuốc gần nhà để được tư vấn và
mua thuốc để tự điều trị.
Nhiều chuyên gia y tế cho rằng các bệnh nhân trong bệnh viện nên nhờ đến sự tư
vấn, hỗ trợ thường xuyên về thuốc của các dược sĩ tại cộng đồng của họ sau khi xuất
viện. Các dược sĩ cộng đồng có thể hỗ trợ bệnh nhân để đảm bảo rằng họ nhận được
lợi ích tốt nhất khi dùng thuốc bằng cách cung cấp các dịch vụ như là xem xét việc sử
dụng thuốc sau khi ra viện, dịch vụ thuốc mới, và cập nhật hồ sơ bệnh án sử dụng thuốc
của bệnh nhân với các thay đổi về thuốc. Lý tưởng là nên có sự hợp tác giữa bệnh viện
và dược sĩ cộng đồng để các bên đều có thể tiếp cận hồ sơ của nhau như là một phần
của quy trình chăm sóc.
2. Mô hình dược cộng đồng - Khái niệm và cơ sở pháp lý
Liên đoàn dược phẩm Quốc tế (FIP) đã đưa ra một định nghĩa về nhà thuốc cộng
đồng như sau: Nhà thuốc cộng đồng là khu vực hành nghề Dược mà ở đó các loại thuốc
và các sản phẩm liên quan khác được bán hay cung cấp trực tiếp cho cộng đồng từ một
đại lý bán lẻ (hoặc thương mại khác) được thiết kế chủ yếu cho mục đích cung cấp
thuốc. Việc bán hoặc cung cấp các loại thuốc có thể là theo yêu cầu hoặc theo đơn của
bác sĩ (hoặc nhân viên chăm sóc sức khỏe khác), hoặc không kê đơn (OTC).
FIP/WHO đã đưa ra một định nghĩa tổng quát về dịch vụ Dược: “Dịch vụ dược: là
tất cả các dịch vụ được cung cấp bởi các nhân viên dược để hỗ trợ cung cấp chăm sóc
dược. Ngoài việc cung cấp các sản phẩm dược phẩm, dịch vụ Dược còn bao gồm thông
tin, giáo dục và tuyên truyền để thúc đẩy sức khỏe cộng đồng; cung cấp các thông tin
thuốc và tư vấn, dịch vụ quản lý, giáo dục và đào tạo nhân viên”.
Năm 1990, Hepler và Strand:

41
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019
“Chăm sóc Dược là trách nhiệm cung cấp điều trị bằng thuốc cho mục đích đạt
được kết quả nhất định để cải thiện chất lượng của cuộc sống bệnh nhân. Những kết
quả đó là: 1)điều trị khỏi bệnh; 2) loại bỏ hoặc giảm triệu chứng của bệnh nhân; 3)
ngăn chặn hoặc làm chậm các quá trình bệnh; 4) ngăn ngừa bệnh hoặc triệu chứng”
Năm 1998, FIP bổ sung
"Cải thiện hoặc duy trì chất lượng của bệnh nhân của cuộc sống". Theo FIP/WHO,
chăm sóc Dược gồm 4 bước:
Bước 1: Đánh giá nhu cầu điều trị bằng thuốc của bệnh nhân và xác định các vấn
đề điều trị bằng thuốc thực tế và tiềm năng.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch chăm sóc để giải quyết và/hoặc ngăn chặn các vấn đề
điều trị bằng thuốc
Bước 3: Thực hiện kế hoạch chăm sóc
Bước 4: Đánh giá và xem xét lại các kế hoạch chăm sóc
Theo quy định tại Luật Dược số 34/2005/QH 11 ngày 14/6/2005, ở Việt Nam hiện
nay có 4 loại cơ sở bán lẻ thuốc gồm: nhà thuốc, quầy thuốc, đại lý bán thuốc của doanh
nghiệp, tủ thuốc của trạm y tế. Dựa trên định nghĩa của FIP thì cả 4 loại hình cơ sở bán
lẻ thuốc ở Việt Nam đều được coi là nhà thuốc cộng đồng.
VI. Dƣợc cộng đồng và vai trò của dƣợc sĩ trong CSSKCĐ
1. Dược cộng đồng bao gồm các dịch vụ dược đa dạng từ chuỗi nhà thuốc sở hữu tập
thể đến các quầy thuốc trong siêu thị hoặc một nhà thuốc kinh doanh độc lập mà cung
cấp dịch vụ kê đơn cộng với các sản phẩm liên quan sức khoẻ.
2. Dược sĩ cộng đồng là các chuyên gia y tế có thể tiếp cận nhiều nhất với người dân.
Họ cung cấp dược phẩm theo đơn hoặc khi được phép hợp pháp, bán dược phẩm mà
không cần đơn thuốc. Thêm vào đó, đảm bảo cung cấp chính xác các sản phẩm phù
hợp, các hoạt động chuyên môn của họ cũng bao gồm tham vấn cho bệnh nhân lúc phát
các thuốc kê đơn và không kê đơn, đưa thông tin về thuốc đến các chuyên gia y tế, bệnh
nhân và công chúng và bao gồm cả sự tham gia vào các chương trình thúc đẩy sức
khoẻ. Họ duy trì mối liên kết với các chuyên gia y tế khác trong chăm sóc sức khoẻ ban
đầu.
Ngày nay, Rất nhiều các sản phẩm mới và tương tự nhau được sử dụng trong y
khoa, bao gồm cả các sản phẩm sinh học kỹ thuật cao và các dược phẩm phóng xạ.
Cũng có nhóm vật phẩm y khoa có nguồn gốc khác nhau, bao gồm cả các sản phẩm
tương tự như dược phẩm (vd: băng gạc, sản phẩm chăm sóc vết thương, v.v…), một số
trong đó đòi hỏi các kiến thức chuyên môn liên quan việc sử dụng và nguy cơ của sản
phẩm. Các dược sĩ thực hiện thêm các nhiệm vụ để đảm bảo chất lượng sản phẩm mà
họ cung cấp.
3. Các hoạt động chính của dược sĩ cộng đồng:
42
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019
Xử lý đơn thuốc:
Dược sĩ kiểm tra tính phù hợp, an toàn và hợp pháp của đơn thuốc, kiểm tra bản
ghi chép đơn thuốc của bệnh nhân trước khi phát thuốc theo y lệnh (khi các bản ghi
chép được giữ ở quầy thuốc), đảm bảo số lượng thuốc được phát chính xác và quyết
định có nên cấp thuốc cho bệnh nhân không, với sự tham vấn phù hợp, của một dược
sĩ. Ở nhiều nước, dược sĩ cộng đồng có một vai trò đặc biệt là biết rõ về tiền sử sử
dụng thuốc trong quá khứ và hiện tại của bệnh nhân và, có thể cung cấp tư vấn cho
người kê đơn.
Chăm sóc bệnh nhân hoặc quầy thuốc lâm sàng:
Dược sĩ tìm kiếm để thu thập và tổng hợp thông tin về tiền sử sử dụng thuốc của
bệnh nhân, giải thích cho bệnh nhân hiểu một cách rõ ràng dễ hiểu về liều lượng thuốc,
cách dùng, và tư vấn cho bệnh nhân các cảnh báo liên quan đến thuốc, ở một số nước,
giám sát và đánh giá đáp ứng điều trị.
Giám sát việc sử dụng thuốc
Dược sĩ có thể tham gia giám sát việc sử dụng thuốc, như là thực hành các dự án
nghiên cứu, các kế hoạch để phân tích các đơn thuốc để giám sát các phản ứng phụ của
thuốc.
Chuẩn bị nhanh và sản xuất thuốc quy mô nhỏ
Dược sĩ khắp nơi tiếp tục chuẩn bị dược phẩm ở quầy thuốc. Điều này làm cho họ
có thể bào chế công thức thuốc phù hợp với nhu cầu của từng bệnh nhân. Ở một số
nước, các dược sĩ tiến hành sản xuất thuốc ở quy mô nhỏ, mà phải theo các hướng dẫn
thực hành sản xuất và phân phối tốt thuốc.
Dược phẩm truyền thống và dược phẩm thay thế
Ở một số nước, các dược sĩ cung cấp các dược phẩm truyền thống và pha chế các
đơn thuốc vi lượng đồng căn.
Cải thiện triệu chứng của các bệnh nhẹ
Dược sĩ nhận các yêu cầu từ các thành viên của cộng đồng để tư vấn về nhiều
triệu chứng và, khi cần, chuyển các yêu cầu đó cho bác sĩ. Nếu các triệu chứng liên
quan đến một bệnh nhẹ có thể tự khỏi, dược sĩ có thể cung cấp một loại dược phẩm
không kê đơn, và hỏi ý kiến bác sĩ nếu các triệu chứng dai dẳng kéo dài hơn vài
ngày. Hoặc dược sĩ có thể tư vấn mà không cần cung cấp thuốc.
Cung cấp thông tin cho các chuyên gia CSSKCĐ
Dược sĩ có thể thu thập và lưu giữ thông tin về tất cả các loại dược phẩm, và đặc
biệt về các loại dược phẩm mới được giới thiệu, khi cần, cung cấp thông tin này cho các
chuyên gia chăm sóc sức khoẻ khác và cho bệnh nhân và sử dụng các thông tin này
trong việc khuyến cáo sử dụng thuốc hợp lý, bằng cách cung cấp lời khuyên và giải
43
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019
thích đến y bác sĩ và các thành viên trong cộng đồng.
Thúc đẩy/tăng cường sức khoẻ
Dược sĩ có thể tham gia vào các chiến dịch thúc đẩy sức khoẻ, ở cấp quốc gia hoặc
địa phương, trên một phạm vi rộng lớn về các chủ đề liên quan đến sức khoẻ, và cụ thể
về các chủ đề liên quan đến thuốc (vd: Sử dụng thuốc hợp lý, lạm dụng chất có cồn,
thuốc lá, ngăn cản việc sử dụng thuốc trong quán trình mang thai, lạm dụng các chất
dung môi hữu cơ, phòng ngừa nhiễm độc) hoặc các chủ đề liên quan đến các vấn đề sức
khoẻ khác (bệnh tiêu chảy, lao, phong, HIV/AIDs) và kế hoạch hoá gia đình. Họ cũng
có thể tham gia vào việ giáo dục các nhóm cộng đồng tại địa phương trong việc tăng
cường sức khoẻ, và trogn các chiến dịch phòng bệnh, như là chương trình tiêm chủng
mở rộng, chương trình phòng chống sốt rét và chống mù loà.
Dịch vụ tại nhà
Ở phần lớn các nước, dược sĩ cung cấp dịch vụ tư vấn cũng như cung cấp dịch vụ
tại nơi cư trú dành cho người cao tuổi, và các bệnh nhân điều trị dài hạn khác. Ở một số
nước, đang phát triển các chính sách mà theo đó các dược sĩ sẽ viếng thăm tại nhà để
cung cấp dịch vụ tham vấn trong phạm vi nào đó đối với các bệnh nhân nằm liệt giường
hoặc hạn chế đi lại do bệnh tật.
Thực hành lĩnh vực nông nghiệp và thú y
Dược sĩ cung cấp dược phẩm dành cho động vật và vật phẩm động vật làm thuốc.
4. Phát triển nguồn nhân lực CSSKCĐ trong hệ thống CSSK
Tham khảo: Quyết định 2992/QĐ-BYT ngày 27/7/2015 về “Phê duyệt kế hoạch
phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống khám, chữa bệnh giai đoạn 2015 - 2020”
Nội dung cơ bản của các giải pháp cho hoạt động y tế và phát triển nguồn nhân
lực y tế của Việt Nam15
Ưu tiên đầu tư, nâng cấp các cơ sở đào tạo cán bộ y tế, nâng cao chất lượng
giảng dạy, đổi mới chương trình, tài liệu và phương pháp giảng dạy
Xây dựng đội ngũ nhân lực y tế đủ về số lượng, cơ cấu và phân bổ cân đối. Tiếp
tục thực hiện đề án đào tạo cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ đáp ứng nhu cầu cán bộ y tế
ở nông thôn, miền núi và các vùng khó khăn
Xây dựng tiêu chuẩn về kỹ năng và năng lực cần thiết cho từng loại nhân viên y tế
Quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực y tế
Kiện toàn hệ thống y tế dự phòng và củng cố mạng lưới y tế cơ sở Khắc phục tình
trạng quá tải bệnh viện
Nâng cao chất lượng dịch vụ KCB
Hoàn chỉnh mô hình tổ chức y tế các tuyến; tổ chức thực hiện tốt công tác quy
44
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019
hoạch mạng lưới KCB
Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện Luật Khám bệnh,
chữa bệnh

45
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019

BÀI 5: NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP

MỤC TIÊU HỌC TẬP: Sau khi nghiên cứu và giải quyết các trường hợp, sinh viên sẽ
1. Áp dụng và thực hành các kiến thức, thái độ, kỹ năng đã học vào các tình huống giả
định;
2. Áp dụng được các kiến thức đã học để thực hiện các bước trong quy trình chăm
sóc sức khoẻ cộng đồng và quản lý trường hợp;
3. Có thể hình thành và rèn luyện thêm được cơ bản một số kỹ năng khác như là làm
việc nhóm, giải quyết vấn đề, ra quyết định v.v…

Trƣờng hợp 1
Phường A có 2.300 dân, trong đó nam là 1.050 và nữ là 1.250. Nhóm
NVCSSKCĐ xã A được thông báo tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi của phường bị suy dinh
dưỡng (SDD) là 36%. Phường A là phường mới thành lập của thành phố Đ. Dân cư
chủ yếu là các cặp vợ chồng trẻ, và đa số là dân nhập cư từ nơi khác đến.
Để có thể hỗ trợ cộng đồng này phòng chống tình trạng suy dưỡng ở trẻ dưới 5
tuổi, các thông tin nào nhóm NVCSSKCĐ cần thu thập?

Trƣờng hợp 2
Qua thu thập thông tin của phường A đã đề cập ở trên, nhóm NVCSSKCĐ phát
hiện thêm trong cùng năm, tỷ lệ phụ nữ mang thai ngoài ý muốn chiếm 20% trong số
875 phụ nữ thuộc độ tuổi sinh đẻ. Tỷ lệ tai nạn thương tích trong dân là 0,9%. Phát hiện
một trường hợp bệnh mới mắc bị tiêu chảy nghi do tả.
Dùng các kiến thức đã học hãy xác định vấn đề sức khoẻ của cộng đồng Phường A
và (các) vấn đề ưu tiên cần giải quyết.

Trƣờng hợp 3
Một phụ nữ đến quầy thuốc hỏi mua thuốc đầy hơi, đau bụng, một chai dầu gió, và
thuốc giảm đau. Cô ấy cũng hỏi thêm nên mua loại kháng sinh nào vì nghi con mình bị
ngộ độc thức ăn.
Là nhân viên quầy thuốc GPP, anh/chị xử lý như thế nào?
Trƣờng hợp 4
Chị Nguyễn thị X. đến gặp lãnh đạo nhóm CSSKCĐ để phản ánh rằng nhà chị và
nhà anh Lê văn Y cùng xóm đều có người khuyết tật vận động và đều có nhu cầu sử
dụng xe lăn. Được biết có chương trình phụ hồi chức năng dựa vào cộng đồng được
46
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019
triển khai tại địa phương mình nên đã đến yêu cầu hỗ trợ xe lăn. Tuy nhiên, sau khi
nhóm điều phối chương trình trao đổi cùng người bệnh và gia đình thì vợ anh Y, 65 tuổi,
bị liệt nửa người dưới đã 5 năm, được cấp xe lăn; trong khi đó chồng chị X., 45 tuổi bị
tai biến liệt nửa người cách đây 3 tháng, đang là đối tượng tham gia chương trình phục
hồi dựa vào cộng đồng, không được cấp xe lăn; hơn nữa, gia đình chị còn được yêu cầu
làm thêm các dụng cụ hỗ trợ trong nhà cho chồng chị X. như tay vịn dọc tường nhà,
trong nhà vệ sinh, thanh đẩy tập đi cùng với các yêu cầu điều dưỡng khác. Chị X. cho
rằng như vậy là không công bằng và gây khó khăn cho gia đình chị.
Được biết, ngoài chương trình phục hồi nói trên, địa phương này đang có đội sinh
viên của trường ĐH DT, thường xuyên đến hoạt động tình nguyện và thành phố có một
số tổ chức NGO đang có các chương trình hỗ trợ sinh kế cho người nghèo.
Áp dụng các bước trong quy trình QLTH và các kiến thức, kỹ năng cần thiết,
anh/chị hoặc nhóm hãy thực hiện hoạt động hỗ trợ cho trường hợp này.

Trƣờng hợp 5
Một xí nghiệp may trong khu công nghiệp HK, với tỷ lệ công nhân nữ chiếm đến
90% trong tổng số công nhân viên của xí nghiệp, một nhóm sinh viên khoa dược ĐH
DT đã tiến hành khảo sát mối liên quan giữa việc sử dụng các biện pháp tránh thai với
việc mang thai ngoài ý muốn cũng như bệnh lây truyền qua đường tình dục thông qua
phiếu câu hỏi cho nhóm nữ công nhân này. Kết qủa cho thấy 83% có quan hệ tình dục
ngoài hôn nhân, trong đó biện pháp tránh thai được sử dụng là BCS: 50%, được mua tại
các quầy thuốc hoặc được cấp phát miễn phí; thuốc ngừa thai: 20%, trong đó hầu hết là
thuốc ngừa thai khẩn cấp. Có một tỷ lệ nhỏ (2%) các nữ công nhân sử dụng thuốc tránh
thai cấy dưới da. Số còn lại tính theo chu kỳ kinh hoặc xuất tinh ngoài âm đạo hoặc
không áp dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào hoặc có sử dụng nhưng tuỳ hứng. Đa số
cả hai phía bạn tình đều tự tìm hiểu các phương tiện và biện pháp tránh thai thông qua
bạn bè, internet, hoặc tư vấn nhanh tại quầy thuốc. Rất ít trường hợp đến các cơ sở tư
vấn SKSS như chi cục DS-KHHGĐ hoặc các cơ sở, trung tâm tư vấn sức khoẻ. Về thái
độ và ứng xử đối với việc mang thai ngoài ý muốn, đa số các cặp bạn tình chọn lựa cách
phá thai. Về bệnh lây qua đường tình dục đa số không có kiến thức về lĩnh vực này,
thậm chí không biết mình mang bệnh; một số khác có ý giấu diếm bạn tình, tự mua
thuốc điều trị, không muốn đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị.
1. Giả định các bạn là nhóm SV đó, hãy tiến hành lập một kế hoạch tư vấn SKSS cho
CNV xí nghiệp trên và thực hiện nó.
2. Giả định bạn là nhân viên quầy thuốc, bạn làm gì khi có vài cặp trai gái đến mua
BCS hoặc mua thuốc ngừa thai khẩn cấp và bạn nữ uống tại chỗ một viên thuốc?
3. Giả định các bạn là một nhóm xây dựng dự án cộng đồng, hãy lập đề cương kế
hoạch cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS vị thành niên và thanh niên trẻ.
47
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019

Tài liệu tham khảo


1. Đại cương Y tế cộng đồng, NXB Jones and Bartlett 2005
2. Điều dưỡng cộng đồng, NXB Y học 2005
3. Mô hình chăm sóc sức khoẻ dựa vào gia đình và cộng đồng hiểu biết, WHO 2004
4. Tập trung vào dược diều dưỡng, Amy M. Karch 2013
5. Tuyên ngôn Alma-Ata
6. Vai trò của dược sĩ trong hệ thống chăm sóc sức khoẻ, WHO 1998
7. Y tế công cộng-Hướng dẫn thực hành cho dược sĩ cộng đồng, Pharmaceutical
Services Negotiating Committee National Pharmaceutical Association Royal
Pharmaceutical Society of Great Britain Pharmacy Health Link
8. Mô hình dược cộng đồng Tây Ban Nha, Antares Consulting, S.A. 2008
9. Các báo cáo chung tổng quan ngành y tế các năm 2009 - 2014
10. Quyết định 68/QĐ-TTg ngày 10/01/2014 về “Phê duyệt chiến lược quốc gia phát
triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”
11. Nghị định 117/2014/NĐ-CP ngày 08/12/2014 “Quy định về Y tế xã, phường, thị
trấn”
12. TT 33/2015/TT-BYT ngày 27/10/2015 về “Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của
trạm y tế xã , phường, thị trấn”
13. Quyết định 122/QĐ-TTg ngày 10/01/2013 về “Phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo
vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến
năm 2030”
14. Quyết định 255/2006/QĐ-TTg ngày 09/11/2006 “Về việc phê duyệt Chiến lược
quốc gia y tế dự phòng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”
15. Quyết định 4276/QĐ-BYT ngày 14/10/2015 “Phê duyệt Chương trình hành động
Quốc gia về nâng cao năng lực quản lý chất lượng khám bệnh, chữa bệnh giai
đoạn từ nay đến năm 2025”
16. Luật Dược số 34/2005/QH11 ngày 14/6/2005
17. Nguyên tắc, tiêu chuẩn “thực hành tốt nhà thuốc”, Ban hành kèm theo Quyết định
số 11/2007/QĐ-BYT ngày 24 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế
18. Quyết định 2992/QĐ-BYT ngày 27/7/2015 về “Phê duyệt kế hoạch phát triển nguồn
nhân lực trong hệ thống khám, chữa bệnh giai đoạn 2015 - 2020”

48

You might also like