You are on page 1of 369

1

MỤC LỤC

MỤC LỤC.............................................................................................................................1
1. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN..............................................6
2. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN.................................11
3. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC....................................21
4. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM..............................30
5. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH............................................37
6. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG..............................................45
7. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG................................................59
8. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN TIẾNG ANH 1 (A1.1).....................................................67
9. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN TIẾNG ANH 2 (A1.2).....................................................79
10. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN TIẾNG ANH 3 (A2.1)...................................................89
11. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN TÂM LÝ KHÁCH HÀNG................................................97
12. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN KỸ NĂNG GIAO TIẾP.................................................103
13. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG KINH
DOANH...........................................................................................................................110
14. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN DU LỊCH BỀN VỮNG................................................115
15. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN TOÁN ỨNG DỤNG TRONG KINH TẾ.........................120
16. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN THỐNG KÊ ỨNG DỤNG TRONG KINH DOANH..........125
17. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN QUẢN TRỊ HỌC........................................................130
18. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN KINH TẾ HỌC...........................................................135
19. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN MARKETING CĂN BẢN............................................140
20. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN NHẬP MÔN KINH DOANH KHÁCH SẠN....................146
21. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN KINH TẾ DU LỊCH.....................................................151
22. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN AN NINH – AN TOÀN TRONG KHÁCH SẠN...............156
23. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN MARKETING KHÁCH SẠN........................................163
24. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.................................169
25. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ...........................174
26. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN VĂN HÓA ẨM THỰC................................................179
27. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ...........................................187
28. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ TRUYỀN THÔNG..........192
29. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN DIGITAL MARKETING..............................................196
2

30. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN..............................................204


31. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG...................................210
32. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP......................................215
33. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN QUẢN TRỊ DỊCH VỤ BỔ SUNG..................................219
34. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN QUẢN TRỊ SỰ ĐỔI MỚI...........................................225
35. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN QUẢN TRỊ BÁN HÀNG TRONG KHÁCH SẠN..............230
36. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN QUẢN TRỊ TIỀN SẢNH..............................................242
37. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN NGHIỆP VỤ LỄ TÂN..................................................248
38. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN THỰC TẾ BỘ MÔN 1................................................252
39. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN QUẢN TRỊ BUỒNG PHÒNG......................................256
40. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN NGHIỆP VỤ BUỒNG.................................................262
41. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN THỰC TẾ BỘ MÔN 2................................................266
42. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH KHÁCH SẠN 1.............270
43. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH KHÁCH SẠN 2.............277
44. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH KHÁCH SẠN 3.............285
45. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN QUẢN TRỊ ẨM THỰC...............................................290
46. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN NGHIỆP VỤ BÀN – BAR............................................296
47. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN THỰC TẾ BỘ MÔN 3................................................302
48. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN............................................306
49. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN QUẢN TRỊ KHU DU LỊCH..........................................312
50. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN QUẢN TRỊ SỰ KIỆN VÀ HỘI NGHỊ.............................321
51. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN QUẢN TRỊ DOANH THU KHÁCH SẠN........................326
52. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP........................................334
53. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN QUẢN TRỊ KINH DOANH LỮ HÀNH..........................340
54. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU.......................................346
55. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN ĐÀM PHÁN VÀ THƯƠNG LƯỢNG TRONG KINH
DOANH...........................................................................................................................351
56. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN KHỞI SỰ KINH DOANH............................................355
57. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC...........................................360
58. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN QUẢN TRỊ RỦI RO.........................................................365
3

1. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

1. Thông tin chung về học phần


- Tên học phần: Triết học Mác - Lênin (Học kỳ 1)
- Mã học phần: POT3106 Số tín chỉ: 03
- Yêu cầu của học phần: Bắt buộc
- Các học phần học trước: Không
- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
Giờ lên lớp:
+ Lý thuyết: 30 tiết
+ Bài tập, Thảo luận trên lớp: 15 tiết
Giờ chuẩn bị cá nhân:
+ Tự học, tự nghiên cứu: 90 giờ
- Khoa/Bộ môn phụ trách học phần: Khoa Lý luận cơ bản, Tổ Giáo dục Chính trị.
2. Mục tiêu của học phần
2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần
a. Kiến thức:
Cung cấp những hiểu biết có tính nền tảng và hệ thống về triết học Mác - Lênin.
b. Kỹ năng:
Xây dựng thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng làm nền tảng lý
luận cho việc nhận thức các vấn đề, nội dung của các môn học khác.
c. Thái độ:
Xây dựng niềm tin, lý tưởng cách mạng cho sinh viên. Nâng cao bản lĩnh chính
trị, biết đấu tranh với các quan điểm duy tâm, siêu hình và các tư tưởng sai trái, phản
động; bảo vệ bản chất khoa học và cách mạng của triết học Mác - Lênin.
d. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Vận dụng tri thức triết học Mác - Lênin, thế giới quan duy vật và phương pháp
luận biện chứng để rèn luyện tư duy; để giải thích các hiện tượng chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội; rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; thực hiện tốt quan điểm,
đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước.
2.1. Mục tiêu đào tạo cụ thể
Mục tiêu chương 1:
- Về kiến thức: Sinh viên hiểu được những tri thức cơ bản về triết học, triết học Mác -
Lênin và vai trò của triết học Mác - Lênin trong đời sống xã hội.
- Về kỹ năng: Giúp sinh viên hình thành, củng cố thế giới quan duy vật khoa học, biết
phân tích các hiện tượng trong đời sống xã hội trên lập trường duy vật biện chứng.
- Về thái độ: Tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, tránh chủ quan duy ý
chí.
Mục tiêu chương 2:
4

- Về kiến thức: Sinh viên hiểu được các kiến thức cơ bản về chủ nghĩa duy vật biện
chứng, gồm vấn đề vật chất và ý thức; phép biện chứng duy vật; lý luận nhận thức của chủ
nghĩa duy vật biện chứng.
- Về kỹ năng: Giúp sinh viên hình thành và củng cố các quan điểm: toàn diện, lịch sử
cụ thể, quan điểm phát triển, quan điểm kế thừa, quan điểm thực tiễn. Biết vận dụng
những nguyên lý, các cặp phạm trù, các quy luật cơ bản cơ bản của PBCDV, các phương
pháp luận rút ra trong họat động nhận thức và trong họat động thực tiễn.
- Về thái độ: Nhận thức được các quy luật, tôn trọng và hành động theo quy luật.
Mục tiêu chương 3
- Về kiến thức: Sinh viên hiểu được những nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch
sử, gồm vấn đề hình thái kinh tế - xã hội; giai cấp và dân tộc; nhà nước và cách mạng
xã hội; ý thức xã hội; triết học về con người.
- Về kỹ năng: Giải thích được cơ sở lý luận của triết học Mác - Lênin mà Đảng ta đưa
ra đường lối để xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước lên CNXH. Từ đó có niềm tin
vào đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước.
- Về thái độ: Biết vận dụng những lý luận đó để nhận thức các hiện tượng của đời sống
xã hội, có quan điểm sống đúng đắn, phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội.
3. Mô tả tóm tắt nội dung học phần:
Căn cứ vào mục tiêu môn học, nội dung chương trình môn học được cấu trúc
thành 3 chương: Chương 1 bao quát những nội dung cơ bản về triết học, triết học Mác
- Lênin và vai trò của triết học Mác - Lênin trong đời sống xã hội. Chương 2 khái quát
các kiến thức cơ bản về chủ nghĩa duy vật biện chứng, gồm vấn đề vật chất và ý thức; phép
biện chứng duy vật; lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Chương 3 trình
bày những nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, gồm vấn đề hình thái kinh tế
- xã hội; giai cấp và dân tộc; nhà nước và cách mạng xã hội; ý thức xã hội; triết học về
con người.
4. Nội dung chi tiết học phần: gồm 3 chương.
Chương 1: Triết học và vai trò của triết học trong đời sống xã hội
1.1. Triết học và vấn đề cơ bản của triết học
1.1.1. Khái lược về triết học
1.1.2. Vấn đề cơ bản của triết học
1.1.3. Biện chứng và siêu hình
1.2. Triết học Mác - Lênin và vai trò của triết học Mác - Lênin trong đời sống xã hội.
1.2.1. Sự ra đời và phát triển của triết học Mác – Lênin
1.2.2. Đối tượng và chức năng của triết học Mác – Lênin
1.2.3. Vai trò của triết học Mác - Lênin trong đời sống xã hội và trong sự nghiệp đổi
mới ở Việt Nam hiện nay
Chương 2: Chủ nghĩa duy vật biện chứng
2.1. Vật chất và ý thức
2.1.1. Vật chất và các hình thức tồn tại của vật chất
2.1.2. Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức
2.1.3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
5

2.2. Phép biện chứng duy vật


2.2.1. Hai loại hình biện chứng và phép biện chứng duy vật
2.2.2. Nội dung của phép biện chứng duy vật
2.3. Lý luận nhận thức
2.3.1. Các nguyên tắc của lý luận nhận thức duy vật biện chứng
2.3.2. Nguồn gốc, bản chất của nhận thức
2.3.3. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
2.3.4. Các giai đoạn của quá trình nhận thức
2.3.5. Tính chất của chân lý
Chương 3: Chủ nghĩa duy vật lịch sử
3.1. Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội
3.1.1. Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội
3.1.2. Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
3.1.3. Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội
3.1.4. Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên
3.2. Giai cấp và dân tộc
3.2.1. Vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp
3.2.2. Dân tộc
3.2.3. Mối quan hệ giai cấp - dân tộc - nhân loại
3.3. Nhà nước và cách mạng xã hội
3.3.1. Nhà nước
3.3.2. Cách mạng xã hội
3.4. Ý thức xã hội
3.4.1. Khái niệm tồn tại xã hội và các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội
3.4.2. Ý thức xã hội và kết cấu của ý thức xã hội
3.5. Triết học về con người
3.5.1. Khái niệm về con người và bản chất con người
3.5.2. Hiện tượng tha hóa con người và vấn đề giải phóng con người
3.5.3. Quan điểm của triết học Mác - Lênin về quan hệ cá nhân và xã hội, về vai trò
của quần chúng nhân dân và lãnh tụ trong lịch sử
3.5.4. Vấn đề con người trong sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam
5. Học liệu
5.1. Học liệu bắt buộc:
[1]. Giáo trình triết học Mác - Lênin (dùng cho sinh viên đại học, cao đẳng khối các
ngành không chuyên Lý luận chính trị) do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo biên
soạn, Hà nội - 2019.
5.2. Học liệu tham khảo:
[2]. Chương trình học phần triết học Mác - Lênin do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành năm 2019.
[3]. Đề cương chi tiết học phần triết học Mác - Lênin do Tổ GDCT - Trường Đại học
Khánh Hòa biên soạn.
6

[4]. Giáo trình triết học Mác - Lênin do hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo
trình Quốc gia, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2010.
[5]. Hướng dẫn ôn thi môn triết học Mác - Lênin; Trả lời câu hỏi môn triết học Mác -
Lênin.
[6]. Các Nghị quyết, Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam...
6. Hình thức tổ chức dạy - học:
Hình thức tổ chức
dạy-học Yêu cầu
Giờ lên lớp Tự sinh viên chuẩn bị
Thời
Thảo học, tự trước khi
gian NỘI DUNG Lý
luận, nghiên đến lớp
thuyết
bài tập cứu
Chương 1
Triết học và vai trò của triết
- Đọc giáo trình
Tuần 1 học trong đời sống xã hội 3 6
trước chương 1
(10 tiết: 7t lý thuyết, 3
seminar)

- Đọc giáo trình


Tuần 2 Chương 1 (tt) 3 6
trước chương 1

6 - Chuẩn bị câu hỏi


Tuần 3 Thảo luận chương 1 3
thảo luận chương 1
Chương 1 (tt) +
Chương 2
Chủ nghĩa duy vật biện 6 - Đọc giáo trình
Tuần 4 3
chứng trước chương 2
(17 tiết: 11t lý thuyết, 6t
seminar)
6 - Đọc giáo trình
Tuần 5 Chương 2: (tt) 3
trước chương 2
- Đọc giáo trình
Tuần 6 Chương 2 (tt) 3 6
trước chương 2
Chương 2 (tt) Chuẩn bị câu hỏi
Tuần 7 2 1 6
Thảo luận chương 2 thảo luận chương 2
Chuẩn bị câu hỏi
Tuần 8 Thảo luận chương 2 3 6
thảo luận chương 2
Chương 2 (tt) +
Ôn tập kiểm tra
Tuần 9 Kiểm tra định kỳ 1 2 6
định kỳ
(2 tiết)
Tuần Chương 3 - Đọc giáo trình
3 6
10 Chủ nghĩa duy vật lịch sử trước chương 3
7

(18 tiết: 12t lý thuyết, 6t


seminar)
Tuần - Đọc giáo trình
Chương 3 (tt) 3 6
11 trước chương 3.
Tuần - Đọc giáo trình
Chương 3 (tt) 3 6
12 trước chương 3.
Tuần Chương 3 (tt) + Thảo luận Chuẩn bị câu hỏi
3 6
13 chương 3 thảo luận chương 3
Tuần Chuẩn bị câu hỏi
Thảo luận chương 3 3 6
14 thảo luận chương 3.
Tuần Chương 3 (tt) - Đọc giáo trình
3 6
15 + ôn tập trước chương 3
Tổng 30 15 90
7. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên
Thực hiện theo quy chế đào tạo hiện hành.
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập học phần
8.1. Kiểm tra đánh thường xuyên (X): Trọng số 20%
- Chuyên cần, thái độ học tập: 10%
- Kiểm tra thường xuyên: 10%
8.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ (K): Trọng số 30 %
8.3. Thi cuối kỳ (T): Trọng số 50%
Điểm học phần (ký hiệu HP) được tính bằng công thức:
HP = X*0.2 + K*0.3 + T*0.5 8.4. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ
- Kiểm tra định kỳ: Tuần thứ 9
- Thi cuối kỳ: Sau tuần thứ 15 (Theo lịch thi chung của Nhà trường)
8.5. Hình thức thi cuối kỳ: Tự luận
8

1. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN

1. Thông tin chung về học phần


- Tên học phần: Kinh tế chính trị Mác - Lênin
- Mã học phần: POT3107 Số tín chỉ: 02
- Yêu cầu của học phần: Bắt buộc
- Các học phần học trước: Triết học Mác - Lênin
- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
Giờ lên lớp:
+ Lý thuyết: 20 tiết
+ Bài tập, Thảo luận trên lớp: 10 tiết
Giờ chuẩn bị cá nhân:
+ Tự học, tự nghiên cứu: 60 giờ
- Khoa/Bộ môn phụ trách học phần: Khoa Lý luận cơ bản, Tổ Giáo dục Chính trị..
2. Mục tiêu của học phần
2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần
a. Kiến thức:
Trang bị cho sinh viên tri thức cơ bản, cốt lõi của Kinh tế chính trị Mác – Lênin
trong bối cảnh phát triển kinh tế của đất nước và thế giới ngày nay. Đảm bảo tính cơ
bản, hệ thống, khoa học, cập nhật tri thức mới, gắn với thực tiễn, tính sáng tạo, kỹ
năng tư duy, phẩm chất người học, tính liên thông, khắc phục sự trùng lặp.
Mặt khác, tăng cường tích hợp và giảm tải, lược bớt nội dung không còn phù
hợp hoặc những nội dung mang tính kinh viện đối với sinh viên các trường Cao đẳng,
Đại học không chuyên lý luận.
b. Kỹ năng:
Trên cơ sở hình thành kiến thức trên hình thành tư duy, kỹ năng phân tích, đánh
giá và nhận diện bản chất các quan hệ lợi ích kinh tế trong phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước. Đồng thời góp phần giúp sinh viên xây dựng trách nhiệm xã hội phù hợp
trong vị trí việc làm và cuộc sống sau khi ra trường
c. Thái độ:
Góp phần xây dựng lập trường, ý thức hệ tư tưởng Mác- Lênin đối với sinh
viên.
d. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Có năng lực vận dụng sáng tạo các nội dung đã học để giải thích các hiện tượng
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; năng lực rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối
sống; thực hiện tốt quan điểm, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà
nước.
2.1. Mục tiêu đào tạo cụ thể
Mục tiêu chương 1
9

- Về kiến thức: Sinh viên hiểu được những nét cơ bản của Kinh tế chính trị Mác-
Lênin: Khái quát về quá trình hình thành và phát triển, đối tượng và phương pháp
nghiên cứu, chức năng của Kinh tế chính trị Mác - Lênin.
- Về kỹ năng: Hiểu rõ ý nghĩa của việc học tập và nghiên cứu kinh tế chính trị Mác-
Lênin.
- Về thái độ: Xác định được cách thức học tập bộ môn nhằm đạt kết quả tốt.
Mục tiêu chương 2
- Về kiến thức: Sinh viên hiểu được điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất
hàng hoá; hàng hoá và hai thuộc tính của hàng hoá; tính chất hai mặt của lao động sản
xuất hàng hoá; lượng giá trị hàng hoá và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng
hoá; lịch sử phát triển của hình thái giá trị và bản chất của tiền tệ; chức năng của tiền
tệ; thị trường và vai trò của các chủ thể tham gia thị trường.
- Về kỹ năng: Có khả năng lý giải được các vấn đề kinh tế ở trên; có khả năng vận
dụng những kiến thức này vào phát triển kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, vận
dụng quy luật của thị trường và vai trò của các chủ thể tham gia thị trường nhằm phát
triển kinh tế vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.
- Về thái độ: Có thái độ ủng hộ; bảo vệ và góp phần xây dựng nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, tin tưởng vào sự nghiệp xây dựng CNXH ở
Việt Nam thành công tốt đẹp.
Mục tiêu chương 3:
- Về kiến thức: Sinh viên hiểu được sự sản xuất ra giá trị thặng dư; Tuần hoàn và chu
chuyển của tư bản; hai phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư; thực chất và động cơ
của tích lũy tư bản; các hình thái biểu hiện của tư bản và giá trị thặng dư; chi phí sản
xuất tư bản chủ nghĩa, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận; lợi nhuận bình quân và lợi nhuận
thương nghiệp; lợi tức; địa tô tư bản chủ nghĩa.
- Về kỹ năng: Lý giải được các hiện tượng kinh tế ở trên; có khả năng vận dụng những
hiểu biết đó vào phân tích các quá trình kinh tế; lợi nhuận kinh tế; phát triển sản xuất
sản phẩm thặng dư; tích tụ tập trung vốn;...vì mục tiêu của CNXH dân giàu nước
mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.
- Về thái độ: Tin tưởng và quyết tâm góp sức mình vào sự nghiệp xây dựng CNXH vì
mục tiêu của CNXH dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.
Mục tiêu chương 4:
- Về kiến thức: Sinh viên hiểu được bước chuyển từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh
sang chủ nghĩa tư bản độc quyền; nắm đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản
độc quyền; Nguyên nhân ra đời và bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước;
Những biểu hiện của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước; Vai trò của chủ nghĩa tư
bản đối với sự phát triển của nền sản xuất xã hội; Giới hạn lịch sử của chủ nghĩa tư
bản.
- Về kỹ năng: Lý giải được các hiện tượng kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền; và
chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước; vai trò và giới hạn lịch sử của chủ nghĩa tư bản.
Từ đó có thể vận dụng những kiến thức này vào phát triển kinh tế XHCN; tiếp thu
10

những thành tựu của nhân loại dưới CNTB vào phát triển kinh tế XHCN vì mục tiêu
dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh.
- Về thái độ: Tin tưởng và ra sức xây dựng thành công chế độ XHCN; có niềm tin
khoa học vào sự thắng lợi của CNXH ở nước ta và trên toàn thế giới.
Mục tiêu chương 5:
- Về kiến thức: Sinh viên hiểu được thế nào là kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam; tính tất yếu khách quan và đặc trưng của kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; nội dung và sự cần thiết phải hoàn thiện thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt nam; lợi ích kinh tế và các quan
hệ lợi ích kinh tế; vai trò của nhà nước trong đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích.
- Về kỹ năng: Lý giải được các vấn đề về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam và sự cần thiết của việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, thấy được vai trò của nhà nước trong việc đảm
bảo hài hòa các quan hệ lợi ích. Từ đó sinh viên thấy được trách nhiệm của mình cần
thực hiện những nhiệm vụ gì để góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện hài hòa các quan hệ lợi ích trong phát triển ở Việt
Nam.
- Về thái độ: Tin tưởng vào sự đúng đắn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình xây
dựng đất nước Việt Nam XHCN.
Mục tiêu chương 6:
- Về kiến thức: Sinh viên hiểu được khái quát về cách mạng công nghiệp và công
nghiệp hóa và vai trò của cách mạng công nghiệp đối với sự phát triển; tính tất yếu
khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng
công nghiệp lần thứ tư; quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam; tác động của
hội nhập kinh tế quốc tế và những phương hướng nâng cao hiệu quả của hội nhập kinh
tế quốc tế.
- Về kỹ năng: Lý giải được các vấn đề về cách mạng công nghiệp; về công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Từ đó
sinh viên thấy được vai trò, trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa
xã hội, tiến tới mục tiêu dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
- Về thái độ: Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình
xây dựng đất nước Việt Nam XHCN, tin tưởng vào sự phát triển vững mạnh của đất
nước Việt Nam trong tương lai.
3. Tóm tắt nội dung học phần
Nội dung chương trình gồm 6 chương: Trong đó, chương 1 bàn về đối tượng,
phương pháp nghiên cứu và chức năng của kinh tế chính trị Mác – Lênin. Từ chương 2
đến chương 6 trình bày nội dung cốt lõi của kinh tế chính trị Mác – Lênin theo mục
tiêu của môn học. Cụ thể các vấn đề như: Hàng hóa, thị trường và vai trò của các chủ
thể trong nền kinh tế thị trường; Sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường;
Cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường; Kinh tế thị trường định hướng
11

xã hội chủ nghĩa và các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam; Công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.
4. Nội dung chi tiết học phần
Chương 1: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và chức năng của kinh tế chính trị
Mác – Lênin
1.1. Khái quát sự hình thành và phát triển của kinh tế chính trị Mác - Lênin
- Giai đoạn thứ nhất, từ thời cổ đại đến cuối thế kỷ XVIII.
- Giai đoạn thứ hai, từ sau thế kỷ XVIII đến nay.
1.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu kinh tế chính trị Mác - Lênin
1.2.1. Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác – Lênin
1.2.2. Phương pháp nghiên cứu chính trị Mác - Lênin
- Phương pháp trừu tượng hóa khoa học.
- Các phương pháp khác
1.3 Chức năng của kinh tế chính trị Mác - Lênin
1.3.1. Chức năng nhận thức
1.3.2. Chức năng thực tiễn
1.3.3. Chức năng tư tưởng
1.3.4. Chức năng phương pháp luận
Chương 2: Hàng hóa, thị trường và vai trò của các chủ thể tham gia thị trường
2.1. Lý luận của C.Mác về sản xuất hàng hóa và hàng hóa
2.1.1. Sản xuất hàng hóa
- Khái niệm về sản xuất hàng hóa
- Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa:
- Điều kiện thứ nhất: Phân công lao động xã hội
- Điều kiện thứ hai: Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất.
2.1.2. Hàng hóa
- Khái niệm hàng hóa
- Thuộc tính của hàng hóa:
+ Giá trị sử dụng
+ Giá trị
- Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa
- Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
2.1.3. Tiền
- Nguồn gốc và bản chất của tiền
- Chức năng của tiền
2.1.4. Dịch vụ và một số hàng hóa đặc biệt
- Dịch vụ
- Một số hàng hóa đặc biệt
- Quyền sử dụng đất đai
- Thương hiệu (danh tiếng)
- Chứng khoán, chứng quyền và một số giấy tờ có giá trị
2.2. Thị trường và vai trò của các chủ thể tham gia thị trường
12

2.2.1. Thị trường


- Khái niệm thị trường
- Vai trò của thị trường
- Cơ chế thị trường
- Nền kinh tế thị trường
- Các quy luật chủ yếu của nền kinh tế thị trường:
2.2.2. Vai trò của một số chủ thể chính tham gia thị trường
Chương 3: Giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường
3.1. Lý luận của c.mác về giá trị thặng dư
3.1.1. Nguồn gốc của giá trị thặng dư
3.1.2. Bản chất của giá trị thặng dư
3.1.3. Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường tư bản
chủ nghĩa
- Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
- Sản xuất giá trị thặng dư tương đối
3.2. Tích lũy tư bản
- Bản chất của tích lũy tư bản
- Những nhân tố góp phần làm tăng quy mô tích lũy
- Một số hệ quả tích lũy tư bản
3.3. Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường
3.3.1. Lợi nhuận
3.3.2. Lợi tức
3.3.3. Địa tô tư bản chủ nghĩa
Chương 4: Cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường
4.1. Quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường
4.2. Độc quyền và độc quyền nhà nước trong nền kinh tế thị trường
4.2.1. Lý luận của V.I.Lênin về độc quyền trong nền kinh tế thị trường
- Nguyên nhân hình thành và tác động của độc quyền
- Những đặc điểm kinh tế cơ bản của độc quyền trong chủ nghĩa tư bản
4.2.2. Lý luận của V.I.Lênin về độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản
- Nguyên nhân ra đời và phát triển của độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản
- Bản chất của độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản
- Những biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa độc quyền nhà nước trong giai đoạn chủ
nghĩa tư bản
- Vai trò lịch sử của chủ nghĩa tư bản
Chương 5: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các quan hệ lợi ích kinh
tế ở Việt Nam
5.1. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
5.1.1. Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
5.1.2. Tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam
5.1.3. Đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
13

5.2. Hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
5.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam
- Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
- Lý do phải thực hiện hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa
5.2.2. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
trên một số khía cạnh chủ yếu
5.3. Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam
5.3.1. Lợi ích kinh tế và quan hệ lợi ích kinh tế
- Lợi ích kinh tế
- Quan hệ lợi ích kinh tế
5.3.2. Vai trò nhà nước trong đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích
- Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm lợi ích của
các chủ thể kinh tế
- Điều hòa lợi ích giữa cá nhân – doanh nghiệp- xã hội
- Kiểm soát, ngăn ngừa các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển
xã hội
- Giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế
Chương 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
6.1. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
6.1.1. Khái quát cách mạng công nghiệp và công nghiệp hóa
- Khái quát về cách mạng công nghiệp
- Công nghiệp hóa và mô hình công nghiệp hóa trên thế giới
6.1.2. Tính tất yếu khách quan và nội dung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt
Nam
- Tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
- Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
6.1.3. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công
nghiệp lần thứ tư
- Quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng
công nghiệp lần thứ tư
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam thích ứng với cách mạng công nghiệp lần
thứ tư
6.2. Hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam
6.2.1. Khái niệm và các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế
- Khái niệm và sự cần thiết khách quan hội nhập kinh tế quốc tế
- Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế
6.2.2. Tác động của hội nhập kinh tế đến phát triển của Việt Nam
- Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế
-Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế
14

6.2.3. Phương hướng nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế trong phát triển của
Việt Nam
- Nhận thức sâu sắc về thời cơ và thách thức do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại
- Xây dựng chiến lược và lộ trình hội nhập kinh tế phù hợp
- Tích cực, chủ động tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế và thực hiện đầy đủ các
cam kết của Việt Nam trong các liên kết kinh tế quốc tế và khu vực
- Hoàn thiện thể chế kinh tế và luật pháp
- Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế
- Xây dựng nề kinh tế độc lập, tự chủ của Việt Nam
5. Học liệu
5.1. Học liệu bắt buộc:
[1]. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin dành cho bậc đại học không chuyên kinh
tế chính trị do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn, năm 2019.
5.2. Học liệu tham khảo:
[2]. Chương trình môn học học phần Kinh tế chính trị Mác - Lênin do Bộ Giáo dục và
Đào tạo tổ chức biên soạn, năm 2019.
[3]. Đề cương chi tiết học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin do
Tổ GDCT - Trường Đại học Khánh Hòa biên soạn.
[4]. Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học
Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình Kinh tế chính trị Mác- Lênin,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.
[5]. Giáo trình các môn học Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị Mác - Lênin và
CNXH khoa học do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2007.
[6]. Hướng dẫn ôn thi môn Triết học Mác - Lênin; Kinh tế chính trị, CNXH khoa học;
Trả lời câu hỏi môn triết học Mác - Lênin; Kinh tế chính trị, CNXH khoa học.
[7]. Các Nghị quyết, Văn kiện của Đảng.
15

6. Hình thức tổ chức dạy - học:


Hình thức tổ chức
dạy-học Yêu cầu
Giờ lên lớp sinh viên
Thời Thảo Tự học, chuẩn bị
gian NỘI DUNG Lý luận, tự nghiên trước khi
thuyết bài cứu đến lớp
tập
Chương 1: Đối tượng, phương - Đọc giáo
pháp nghiên cứu và chức năng trình trước
Tuần
của Kinh tế chính trị Mác- 2 4 chương 1,
1
Lênin (3 tiết: 2t lý thuyết, 1t phần 1.1; 1.2
thảo luận)
- Đọc giáo
Chương 1 (tt): thảo luận trình trước
Chương 2: Hàng hóa, thị chương 1,
Tuần
trường và vai trò của các chủ 1 1 4 phần 1.3
2
thể tham gia thị trường (5 tiết: - Đọc giáo
3t lý thuyết, 2t thảo luận) trình chương
2, phần 2.1
- Đọc giáo
Tuần trình chương
Chương 2 (tt) 2 4
3 2, phần 2.2
Tuần Chuẩn bị thảo
Chương 2 (tt) 2 4
4 luận chương 2
Chương 3: Giá trị thặng dư - Đọc giáo
Tuần trong nền kinh tế thị trường (5 trình chương
2 4
5 tiết: 3 tiết lý thuyết, 2 tiết thảo 3, phần 3.1
luận)
Tuần Chương 3 (tt) Chuẩn bị thảo
Thảo luận chương 3 1 1 4 luận chương 3
6
- Chuẩn bị
Thảo luận chương 3 thảo luận
Chương 4: cạnh tranh và độc chương 3
Tuần
quyền trong kinh tế thị trường 1 1 4 - Đọc giáo
7
(4tiết: 3t lý thuyết, 4t thảo trình trước
luận) chương 4,
phần 4.1
Tuần - Đọc giáo
Chương 4 (tt) 2 4 trình trước
8
16

chương 4,
phần 4.2
Chuẩn bị câu
Thảo luận chương 4
hỏi thảo luận
Chương 5: Kinh tế thị trường
Tuần chương 4
định hướng XHCN và các 1 1 4
9 Đọc giáo trình
quan hệ lợi ích kinh tế ở VN
trước chương
(6t: 4t lý thuyết, 2t th. luận)
5, phần 5.1
- Đọc giáo
Tuần trình trước
Chương 5 (tt) 2 4
10 chương 5,
phần 5.1; 5.2
- Chuẩn bị
Tuần Chương 5 (tt) +
1 1 4 thảo luận
11
chương 5
Tuần Chương 5 (tt) Ôn tập kiểm
1 1 4
12 + Kiểm tra giữa kỳ tra
- Đọc giáo
Chương 6: CNH, HĐH và hội trình trước
Tuần
nhập kinh tế quốc tế ở VN (6 2 4 chương 6,
13
tiết: 4t lý thuyết, 2t thảo luận) phần 6.1
- Đọc giáo
Tuần trình trước
Chương 6 (tt): 2 4
14 chương 6,
phần 6.2
Tuần Chuẩn bị thảo
Thảo luận chương 6 2 4 luận chương 6
15
Tổng 20 10 60
7. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên
Thực hiện theo quy chế đào tạo hiện hành.
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập học phần
8.1. Kiểm tra đánh thường xuyên (X): Trọng số 20%
- Chuyên cần, thái độ học tập: 10%
- Kiểm tra thường xuyên: 10%
8.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ (K): Trọng số 30 %
8.3. Thi cuối kỳ (T): Trọng số 50%
Điểm học phần (ký hiệu HP) được tính bằng công thức: HP = X*0.2 + K*0.3 +
T*0.5
8.4. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ
- Kiểm tra đánh giá định kỳ: Tuần thứ 12
- Thi cuối kỳ: Sau tuần thứ 15 (Theo lịch thi chung của Nhà trường)
17

8.5. Hình thức thi cuối kỳ: Tự luận


18

3. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

1. Thông tin chung về học phần


- Tên học phần: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
- Mã học phần: POT3108 Số tín chỉ: 02
- Yêu cầu của học phần: Bắt buộc
- Các học phần học trước: Triết học Mác – Lênin, Kinh tế chính trị Mác – Lênin
- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
Giờ lên lớp:
+ Lý thuyết: 20 tiết
+ Bài tập, Thảo luận trên lớp: 10 tiết
Giờ chuẩn bị cá nhân:
+ Tự học, tự nghiên cứu: 60 giờ
- Khoa/Bộ môn phụ trách học phần: Khoa Lý luận cơ bản, Tổ Giáo dục Chính trị.
2. Mục tiêu của học phần
2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần
a. Kiến thức:
Sinh viên nắm được những tri thức cơ bản, cốt lõi nhất về Chủ nghĩa xã hội
khoa học, một trong ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác-Lênin.
b. Kỹ năng:
Sinh viên nâng cao được năng lực hiểu biết thực tiễn và khả năng vận dụng các
tri thức nói trên vào việc xem xét, đánh giá những vấn đề chính trị - xã hội của đất
nước liên quan đến chủ nghĩa xã hội (CNXH) và con đường đi lên CNXH ở nước ta.
c. Thái độ:
Sinh viên có thái độ chính trị, tư tưởng đúng đắn về môn học CNXHKH nói
riêng và nền tảng tư tưởng của Đảng ta nói chung.
d. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Có năng lực phân tích, hiểu rõ và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa xã hội khoa học
vào điều kiện cụ thể của nước ta; rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống phù
hợp với điều kiện của xã hội chủ nghĩa, thực hiện tốt quan điểm, đường lối của Đảng;
chính sách, pháp luật của Nhà nước.
2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể
Mục tiêu chương 1:
- Về kiến thức: Sinh viên có kiến thức cơ bản, hệ thống về sự ra đời và các giai đoạn
phát triển của Chủ nghĩa xã hội khoa học, phương pháp và ý nghĩa của việc học tập,
nghiên cứu Chủ nghĩa xã hội khoa học, một trong ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa
Mác-Lênin.
- Về kỹ năng: Sinh viên có khả năng luận chứng được khách thể và đối tượng nghiên
cứu của Chủ nghĩa xã hội khoa học và của mọi vấn đề nghiên cứu; phân biệt được
những vấn đề chính trị - xã hội trong đời sống hiện thực.
19

- Về tư tưởng: Sinh viên có thái độ tích cực với việc học tập các môn lý luận chính trị;
có niềm tin vào mục tiêu, lý tưởng và sự thành công của công cuộc đổi mới do Đảng
Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo.
Mục tiêu chương 2:
- Về kiến thức: Sinh viên nắm vững quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về
giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, nội dung, biểu hiện và ý
nghĩa của sứ mệnh đó trong bối cảnh hiện nay.
- Về kỹ năng: Biết vận dụng phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu
chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học vào việc phân tích sứ mệnh lịch sử của giai
cấp công nhân Việt Nam trong tiến trình cách mạng Việt Nam, trong sự nghiệp đổi
mới và hội nhập quốc tế hiện nay.
- Về tư tưởng: Góp phần xây dựng và củng cố niềm tin khoa học, lập trường giai cấp
công nhân đối với sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội trên thế giới cũng như ở Việt
Nam.
Mục tiêu chương 3:
- Về kiến thức: Sinh viên nắm được kiến thức cơ bản những quan điểm của chủ nghĩa
Mác-Lênin về chủ nghĩa xã hội, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng
sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam vào điều kiện cụ thể Việt Nam.
- Về kỹ năng: Sinh viên bước đầu biết vận dụng những tri thức có được vào phân tích
những vấn đề cơ bản về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam hiện nay.
- Về tư tưởng: Sinh viên khẳng định niềm tin vào chế độ xã hội chủ nghĩa, luôn tin và
ủng hộ đường lối mới theo định hướng xã hội chủ chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam.
Mục tiêu chương 4:
- Về kiến thức: Sinh viên nhận thức đầy đủ và đúng bản chất của nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa và Nhà nước xã hội chủ nghĩa nói chung ở Việt Nam nói riêng.
- Về kỹ năng: Sinh viên có khả năng vận dụng lý luận về dân chủ xã hội chủ nghĩa và
Nhà nước xã hội chủ nghĩa vào việc phân tích những vấn đề thực tiễn liên quan, trước
hết là trong công việc, nhiệm vụ của cá nhân.
- Về tư tưởng: Sinh viên khẳng định bản chất tiến bộ của nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa, Nhà nước xã hội chủ nghĩa; có thái độ phê phán những quan điểm sai trái phủ
nhận tính chất tiến bộ của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước xã hội chủ nghĩa
nói chung ở Việt Nam nói riêng.
Mục tiêu chương 5:
-Về kiến thức: Sinh viên nắm được những kiến thức nền tảng về cơ cấu xã hội - giai
cấp về liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
- Về kỹ năng: Sinh viên có kỹ năng nhận diện những biến đổi trong cơ cấu xã hội -
giai cấp và nội dung liên minh giai cấp ở nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội.
20

- Về tư tưởng: Sinh viên nhận thức được về tầm quan trọng và thấy được sự cần thiết
phải góp sức tăng cường xây dựng khối liên minh giai cấp vững mạnh trong sự nghiệp
xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Mục tiêu chương 6:
- Về kiến thức: Sinh viên nắm được quan điểm cơ bản chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề
dân tộc, tôn giáo; mối quan hệ dân tộc và tôn giáo và nội dung chính sách dân tộc, tôn
giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Trên cơ sở đó nhận thức rõ tầm quan trọng của
vấn đề dân tộc, tôn giáo đối với sự nghiệp cách mạng của toàn dân ta dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Về kỹ năng: Sinh viên rèn luyện kỹ năng tư duy và năng lực vận dụng những nội
dung trong bài học để phân tích, giải thích những vấn đề trong thực tiễn một cách
khách quan có cơ sở khoa học.
- Về tư tưởng: Sinh viên thấy rõ tính khoa học trong tư tưởng và cách thức giải quyết
vấn đề dân tộc, tôn giáo của chủ nghĩa Mác-Lênin của Đảng Cộng sản Việt Nam; từ đó
xác định trách nhiệm của bản thân góp phần tuyên truyền và thực hiện chủ trương,
chính sách, pháp luật về dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước.
Mục tiêu chương 7:
- Về kiến thức: Sinh viên nắm được những quan điểm cơ bản, của chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam về gia đình, xây dựng gia
đình thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay.
- Về kỹ năng: Sinh viên có kỹ năng, phương pháp khoa học trong nghiên cứu những
vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề gia đình và xây dựng gia đình, từ đó
có nhận thức đúng đắn về vấn đề này.
- Về tư tưởng: Sinh viên có thái độ và hành vi đúng đắn trong nhận thức và có trách
nhiệm xây dựng gia đình, xây dựng mối quan hệ giữa cá nhân, gia đình và xã hội.
3. Mô tả tóm tắt nội dung học phần
Nội dung môn học gồm 7 chương: chương 1, trình bày những vấn đề cơ bản có
tính nhập môn của CNXHKH (quá trình hình thành, phát triển của CNXHKH); từ
chương 2 đến chương 7 trình bày những nội dung cơ bản của CNXHKH theo mục tiêu
môn học.
4. Nội dung chi tiết học phần
Chương 1: Nhập môn chủ nghĩa xã hội khoa học
1.1. Sự ra đời của Chủ nghĩa xã hội khoa học
1.1.1. Hoàn cảnh lịch sử ra đời Chủ nghĩa xã hội khoa học
- Điều kiện kinh tế - xã hội.
- Tiền đề khoa học tự nhiên và tư tưởng lý luận.
1.1.2. Vai trò của Các Mác và Phriđrích Ăngghen
- Sự chuyển biến lập trường triết học và lập trường chính trị.
- Ba phát kiến vĩ đại của C. Mác và Ph. Ăngghen.
- Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đánh dấu sự ra đời của Chủ nghĩa xã hội khoa học.
1.2. Các giai đoạn phát triển cơ bản của Chủ nghĩa xã hội khoa học
1.2.1. C. Mác và Ph. Ăngghen phát triển Chủ nghĩa xã hội khoa học
21

- Thời kỳ từ 1848 đến Công xã Pari (1871).


- Thời kỳ sau Công xã Pari đến 1895.
1.2.2. V.I.Lênin vận dụng và phát triển sáng tạo của Chủ nghĩa xã hội khoa học trong
điều kiện mới
- Thời kỳ trước Cách mạng Tháng Mười Nga.
- Thời kỳ sau Cách mạng Tháng Mười Nga.
1.2.3. Sự vận dụng và phát triển sáng tạo của Chủ nghĩa xã hội khoa học từ sau khi
V.I.Lênin qua đời đến nay.
1.3. Đối tượng, phương pháp và ý nghĩa của việc nghiên cứu Chủ nghĩa xã hội khoa
học
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu của Chủ nghĩa xã hội khoa học.
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu của Chủ nghĩa xã hội khoa học.
1.3.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu Chủ nghĩa xã hội khoa học.
Chương 2: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
2.1. Quan điểm giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân
2.1.1. Quan niệm và đặc điểm của giai cấp công nhân.
- Xem xét dưới góc độ kinh tế - xã hội.
- Xem xét dưới góc độ chính trị - xã hội.
2.1.2. Nội dung và đặc điểm sứ mệnh của lịch sử của giai cấp công nhân.
- Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
- Đặc điểm sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
2.1.3. Điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai
cấp công nhân.
- Điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
- Nhân tố chủ quan để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử.
2.2. Giai cấp công nhân và thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời
đại ngày nay
2.2.1. Quan niệm về giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay.
2.2.2. Thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay.
2.3. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam
2.3.1. Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam.
2.3.2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ cách mạng.
2.3.3. Định hướng xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay.
Chương 3: Chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
3.1. Chủ nghĩa xã hội
3.1.1. Chủ nghĩa xã hội - giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ
nghĩa.
3.1.2. Điều kiện ra đời chủ nghĩa xã hội.
3.1.3. Những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội.
3.2. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
3.2.1. Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
3.2.2. Đặc điểm thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
22

3.3. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam


3.3.1. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
3.3.2. Những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội và phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam hiện nay.
- Những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội Việt Nam.
- Phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Chương 4: Dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa
4.1. Dân chủ và dân chủ xã hội dân chủ
4.1.1. Dân chủ và sự ra đời, phát triển của dân chủ.
- Quan niệm về dân chủ
- Sự ra đời và phát triển của dân chủ
4.1.2. Dân chủ xã hội chủ nghĩa.
- Quá trình ra đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
- Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
4.2. Nhà nước xã hội chủ nghĩa
4.2.1. Sự ra đời, bản chất, chức năng của Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
- Sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
- Bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
- Chức năng của Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
4.2.2. Mối quan hệ giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước xã hội chủ nghĩa
- Dân chủ xã hội chủ nghĩa là cơ sở nền tảng cho việc xây dựng và hoạt động của Nhà
nước xã hội chủ nghĩa.
- Nhà nước xã hội chủ nghĩa trở thành công cụ quan trọng cho việc thực thi quyền làm
chủ của người dân.
4.3. Xây dựng chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam
4.3.1. Dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Sự ra đời, phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
4.3.2. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Quan niệm về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Đặc điểm của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4.3.3. Phát huy dân chủ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
hiện nay.
- Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Chương 5: Cơ cấu xã hội - giai cấp và liên minh giai cấp tầng lớp trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội
5.1. Cơ cấu xã hội - giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
5.1.1. Khái niệm và vị trí của cơ cấu xã hội - giai cấp trong cơ cấu xã hội
- Khái niệm cơ cấu xã hội và cơ cấu xã hội - giai cấp.
- Vị trí cơ cấu xã hội - giai cấp trong cơ cấu xã hội.
23

5.1.2. Sự biến đổi có tính quy luật của cơ cấu xã hội - giai cấp trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội.
5.2. Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
- Xét từ góc độ chính trị - xã hội.
- Xét từ góc độ kinh tế
5.3. Cơ cấu xã hội - giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
5.3.1. Cơ cấu xã hội - giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
- Sự biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp vừa đảm bảo tính quy luật phổ biến vừa mang
tính đặc thù của xã hội Việt Nam.
- Trong sự biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp, vị trí, vai trò của các giai cấp, tầng lớp xã
hội ngày càng được khẳng định.
5.3.2. Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam.
- Nội dung của liên minh.
- Phương hướng cơ bản để xây dựng cơ cấu xã hội - giai cấp và tăng cường liên minh
giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Chương 6: Vấn đề dân tộc và tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
6.1. Vấn đề dân tộc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
6.1.1. Chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc.
- Khái niệm, đặc trưng cơ bản của dân tộc.
- Hai xu hướng khách quan của sự phát triển quan hệ dân tộc.
- Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin.
6.1.2. Vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam.
- Đặc điểm dân tộc Việt Nam.
- Quan điểm và chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước Việt Nam.
6.2. Vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
6.2.1. Chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề tôn giáo.
- Bản chất, nguồn gốc và tính chất của tôn giáo.
- Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
6.2.2. Tôn giáo ở Việt Nam và chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
- Đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam.
- Chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với tôn giáo, tín ngưỡng hiện nay.
6.3. Quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam
6.3.1. Đặc điểm quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam.
6.3.2. Định hướng giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
Chương 7: Vấn đề gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
7.1. Khái niệm, vị trí và chức năng của gia đình
7.1.1. Khái niệm gia đình
7.1.2. Vị trí của gia đình trong xã hội
- Gia đình là tế bào của xã hội
- Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và phát triển của gia đình
24

- Xã hội là môi trường tồn tại và phát triển của gia đình.
7.1.3. Chức năng cơ bản của gia đình
- Chức năng tái sản xuất ra con người
- Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục
- Chức năng kinh tế
- Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình.
7.2. Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
7.2.1. Cơ sở kinh tế - xã hội
7.2.2. Cơ sở chính trí - xã hội
7.2.3. Cơ sở văn hóa
7.2.4. Chế độ hôn nhân tiến bộ
7.3. Xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
7.3.1. Những yếu tố tác động đến gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội.
7.3.2. Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
- Biến đổi quy mô, kết cấu của gia đình.
- Biến đổi các chức năng của gia đình.
- Sự biến đổi quan hệ gia đình.
7.3.3. Phương hướng cơ bản để xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao nhận thức của xã hội về xây dựng và
phát triển gia đình Việt Nam.
- Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, kinh tế hộ gia đình.
- Kế thừa những giá trị của gia đình truyền thống đồng thời tiếp thu những tiến bộ của
nhân loại về gia đình trong xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay.
- Tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa.
5. Học liệu
5.1. Học liệu bắt buộc:
[1]. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (dùng cho sinh viên đại học khối không
chuyên ngành Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh) do Bộ Giáo dục và Đào tạo
chỉ đạo biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5.2. Học liệu tham khảo:
[2]. Chương trình học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học ban hành theo QĐ số
4890/QĐ-BGDĐT ngày 23/12/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
[3]. Đề cương chi tiết học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tổ GDCT - Trường Đại
học Khánh Hòa biên soạn.
[4]. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2018) Giáo trình Chủ nghĩa xã hội
khoa học “Chương trình cao cấp lý luận chính trị”, Bùi Thị Ngọc Lan, Đỗ Thị
Thạch (đồng chủ biên) NXB Lý luận chính trị Hà Nội.
[5]. Hỏi đáp, hướng dẫn ôn tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học (dùng cho sinh viên
đại học khối không chuyên ngành Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh) do Bộ
Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
25

[6]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội (Bổ sung và phát triển năm 2011), Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội
2011.
[7]. Các Nghị quyết, Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam.
6. Hình thức tổ chức dạy - học
Hình thức tổ chức
dạy-học
Yêu cầu
Giờ lên lớp Tự
sinh viên chuẩn bị
Thời Thảo học, tự trước khi
gian NỘI DUNG Lý luận, nghiên đến lớp
thuyết kiểm cứu
tra
Tuần Chương 1: Nhập môn chủ nghĩa - Đọc giáo trình
2 4
1 xã hội khoa học trước chương 1.
Tuần Chương 2: Sứ mệnh lịch sử của - Đọc giáo trình
2 4
2 giai cấp công nhân trước chương 2
Tuần Thảo luận Chương 1 Chuẩn bị câu hỏi
2 4
3 thảo luận chương 1
Tuần Chương 2 (tiếp theo): - Đọc giáo trình
2 4
4 trước chương 2
Tuần Thảo luận Chương 2 Chuẩn bị câu hỏi
1 1 4
5 thảo luận chương 2
Chương 3: Chủ nghĩa xã hội và - Đọc giáo trình
Tuần
thời kỳ quá độ 2 4 trước chương 3
6
lên chủ nghĩa xã hội
Tuần Chương 3 (tiếp theo) + Chuẩn bị câu hỏi
1 1 4
7 Thảo luận chương 3 thảo luận chương 3
Chương 4: Dân chủ xã hội chủ - Đọc giáo trình
Tuần
nghĩa và nhà nước xã hội chủ 2 4 trước chương 4
8
nghĩa
Tuần Kiểm tra định kỳ Ôn tập Kiểm tra
2 4
9 giữa kỳ
Chương 5: cơ cấu xã hội - giai - Đọc giáo trình
Tuần cấp và liên minh giai cấp tầng trước chương 5.
2 4
10 lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội
Chuẩn bị câu hỏi
Tuần
Thảo luận chương 4 + Chương 5. 2 4 thảo luận chương 4
11
và chương 5.
Tuần Chương 6: Vấn đề dân tộc và tôn 2 4 - Đọc giáo trình
12 giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ trước chương 6
26

nghĩa xã hội

Tuần Chương 6 (tiếp theo) + Chuẩn bị câu hỏi


2 4
13 Thảo luận chương 6 thảo luận chương 6
Chương 7: Vấn đề gia đình trong - Đọc giáo trình
Tuần
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã 2 4 trước chương 7
14
hội
Tuần Thảo luận chương 7 Chuẩn bị câu hỏi
2 4
15 thảo luận chương 7
Tổng 20 10 60

7. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên
Thực hiện theo quy chế đào tạo hiện hành.
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần
8.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên (ký hiệu X): trọng số 20%
- Chuyên cần, thái độ học tập: 10%
- Kiểm tra thường xuyên: 10%
8.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ (ký hiệu K): trọng số 30%
8.3. Thi cuối kỳ: (ký hiệu T): trọng số 50%
Điểm học phần (ký hiệu HP) được tính bằng công thức:
HP = X*0.2 + K*0.3 + T*0.5
8.4. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ
- Kiểm tra đánh giá định kỳ: Tuần thứ 9
- Thi cuối kỳ: Sau tuần thứ 15.
8.5. Hình thức thi cuối kỳ: Tự luận.
27

4. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

1. Thông tin chung về học phần


- Tên học phần: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
- Mã học phần: POT3109 Số tín chỉ: 02
- Yêu cầu của học phần: Bắt buộc
- Các học phần học trước: Triết học Mác – Lênin, Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Chủ
nghĩa xã hội khoa học.
- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
Giờ lên lớp:
+ Lý thuyết: 20 tiết
+ Bài tập/ Thảo luận trên lớp: 10 tiết
Giờ chuẩn bị cá nhân:
+ Tự học, tự nghiên cứu: 60 giờ
- Khoa/Bộ môn phụ trách học phần: Khoa Lý luận cơ bản, Tổ Giáo dục Chính trị.
2. Mục tiêu của học phần
2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần
a. Kiến thức:
Cung cấp những tri thức có tính hệ thống, cơ bản về sự ra đời của Đảng Cộng
sản Việt Nam (1920- 1930), sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam trong
thời kỳ đấu tranh giành chính quyền (1930- 1945), trong hai cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945- 1975), trong sự nghiệp xây dựng, bảo
vệ Tổ quốc thời kỳ cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tiến hành công cuộc đổi mới
(1975- 2018).
b. Kỹ năng:
Sinh viên vận dụng kiến thức chuyên ngành để chủ động, tích cực trong giải
quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội theo đường lối, chính sách, pháp
luật của Đảng và Nhà nước.
c. Thái độ:
Thông qua các sự kiện lịch sử và các kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng để
xây dựng ý thức tôn trọng sự thật khách quan, nâng cao lòng tự hào, niềm tin của sinh
viên vào sự lãnh đạo của Đảng trong quá khứ và hiện tại.
d. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Trang bị phương pháp tư duy khoa học về lịch sử, kỹ năng lựa chọn tài liệu
nghiên cứu, học tập môn học và khả năng vận dụng nhận thức lịch sử vào công tác
thực tiễn, phê phán quan niệm sai trái về lịch sử của Đảng.
2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể:
Mục tiêu chương mở đầu:
- Về kiến thức: Cung cấp cho sinh viên những vấn đề về đối tượng, nhiệm vụ và
phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của việc học tập môn học. Từ đó SV có phương
pháp học tập đúng đắn đạt hiệu quả cao.
28

- Về kỹ năng: Sinh viên xác định được đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu và các phương
pháp nghiên cứu của học phần. Từ đó, xây dựng được cho mình thái độ, mục tiêu và
phương pháp học tập môn LSĐCSVN.
- Về thái độ: Có tình cảm, nhận thức đúng đắn về sự ra đời của ĐCSVN, tin tưởng vào
đường lối, chính sách chủ trương của Đảng đối với những nhiệm vụ của cách mạng
Việt Nam. Có lý tưởng sống và tinh thần học tập tốt, rèn luyện, cố gắng để đứng vào
hàng ngũ của Đảng.
Mục tiêu chương 1:
- Về kiến thức: Cung cấp cho sinh viên hoàn cảnh lịch sử ra đời Đảng Cộng sản Việt
Nam; hội nghị thành lập Đảng và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, quá trình
Đảng lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền từ năm 1930 đến năm 1945; ý nghĩa lịch
sử sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam, của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Từ
đó lý giải được các vấn đề về sự ra đời của Đảng; có khả năng vận động người gia
nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Về kỹ năng: Nắm được nội dung của bài học, phân tích được hoàn cảnh ra đời của
ĐCSVN, thấy được ý nghĩa sự ra đời của ĐCSVN, ý nghĩa của Cương lĩnh chính trị
đầu tiên của Đảng, sự tài tình, sáng suốt, kiên định của Đảng trong thời kỳ đầu lãnh
đạo cách mạng. Từ đó vận dụng được vào trong việc học tập, nghiên cứu các học phần
khác, những vấn đề chính trị xã hội. Vận dụng được kiến thức bài học cho những
chương tiếp theo.
- Về thái độ: Xác định được lý tưởng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Có khả
năng vận động bạn bè, người thân tin theo Đảng, đứng vào hàng ngũ của Đảng.
Mục tiêu chương 2:
- Về kiến thức: Cung cấp cho sinh viên nắm được quá trình Đảng lãnh đạo hai cuộc
kháng chiến, hoàn thành giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước (1945 - 1975); ý
nghĩa lịch sử và kinh nghiệm của Đảng.
- Về kỹ năng: Nắm được nội dung chủ trương chỉ đạo hai cuộc kháng chiến giai đoạn
1945 – 1954, và giai đoạn 1954 - 1975 của ĐCSVN. Từ đó hiểu biết được ý nghĩa lịch
sử và kinh nghiệm của Đảng trong giai đoạn này. Sử dụng được kiến thức bài học vào
việc nghiên cứu các vấn đề lịch sử, chính trị.
- Về thái độ: Thấy được công lao to lớn, đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng. Khâm
phục ý chí chiến đấu của toàn Đảng, toàn dân và tinh thần đoàn kết chống kẻ thù của
nhân dân hai miền Nam Bắc. Ghi nhận sự giúp đỡ của các nước XHCN đối với cuộc
kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Từ đó có thái độ, niềm tin vào đường lối của
Đảng.
Mục tiêu chương 3:
- Về kiến thức: Cung cấp cho sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản về quá trình
Đảng lãnh đạo cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội và tiến hành công cuộc đổi mới
(1975 – 2018). Hiểu được ý nghĩa đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội và đổi mới của
Đảng.
29

- Về kỹ năng: Sử dụng được kiến thức của bài học vào việc nghiên cứu và tham gia
các hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Nắm bắt được
yêu cầu, đòi hỏi của thời đại, thấy đươc thực trạng của nền kinh tế đất nước.
- Về thái độ: SV xác định được trách nhiệm, nghĩa vụ và yêu cầu của thời đại. Biết cố
gắng, nỗ lực học tập, rèn luyện để đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của công việc khi ra
trường. Có thể tham gia vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời đại
ngày nay. Tin tưởng vào đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
3. Mô tả tóm tắt nội dung học phần
Môn học trang bị cho sinh viên sự hiểu biết về đối tượng, mục đích, nhiệm vụ,
phương pháp nghiên cứu, học tập môn Lịch sử Đảng CSVN và những kiến thức cơ
bản, cốt lõi, hệ thống về sự ra đời của Đảng (1920 - 1930), quá trình Đảng lãnh đạo
cuộc đấu tranh giành chính quyền (1930- 1945), lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, hoàn thành giải phóng dân tộc, thống nhất đất
nước (1945-1975), lãnh đạo cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội và tiến hành công
cuộc đổi mới (1975-2018). Qua đó khẳng định các thành công, nêu lên các hạn chế,
tổng kết những kinh nghiệm về sự lãnh đạo cách mạng của Đảng để giúp người học
nâng cao nhận thức, niềm tin đối với Đảng và khả năng vận dụng kiến thức đã học vào
thực tiễn công tác, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
4. Nội dung chi tiết học phần
Chương mở đầu: Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ, nội dung và phương pháp nghiên
cứu, học tập Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
1. Đối tượng nghiên cứu của môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
2. Chức năng, nhiệm vụ của môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
3. Phương pháp nghiên cứu, học tập môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chương I: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền
(1930 – 1945)
1.1. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (tháng
2-1930)
1.1.1. Bối cảnh lịch sử
1.1.2. Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị các điều kiện để thành lập Đảng
1.1.3. Thành lập ĐCS Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
1.1.4. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
1.2. Đảng lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền (1930-1945)
1.2.1. Phong trào cách mạng 1930-1931 và khôi phục phong trào 1932- 1935
1.2.2. Phong trào dân chủ 1936-1939
1.2.3. Phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945
1.2.4. Tính chất, ý nghĩa và kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Chương 2: Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến, hoàn thành giải phóng dân tộc, thống
nhất đất nước (1945 – 1975)
2.1. Đảng lãnh đạo xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng và kháng chiến chống
thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)
2.1.1. Xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng 1945-1946
30

2.1.2. Đường lối kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược và quá trình tổ
chức thực hiện từ năm 1946 đến năm 1950
2.1.3. Đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ
đến thắng lợi 1951-1954
2.1.4. Ý nghĩa lịch sử và kinh nghiệm của Đảng trong lãnh đạo kháng chiến chống
thực dân Pháp và can thiệp Mỹ
2.2.. Lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và kháng chiến chống đế quốc
Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1954-1975)
2.2.1. Lãnh đạo cách mạng hai miền giai đoạn 1954-1965
2.2.2. Lãnh đạo cách mạng cả nước giai đoạn 1965-1975
2.2.3. Ý nghĩa và kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước 1954- 1975
Chương 3: Đảng lãnh đạo cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội và tiến hành công cuộc
đổi mới (1975 - 2018)
3.1. Đảng lãnh đạo cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc (1975-1986)
3.1.1. Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc 1975-1981
3.1.2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng và các bước đột phá tiếp tục đổi
mới kinh tế 1982- 1986
3.2. Lãnh đạo công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
quốc tế (1986-2018)
3.2.1. Đổi mới toàn diện, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội 1986-1996
3.2.2. Tiếp tục công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội
nhập quốc tế 1996-2018
3.2.3. Thành tựu, kinh nghiệm của công cuộc đổi mới
Kết luận
Những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam
Một là, thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thành lập Nhà nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa
Hai là, thắng lợi của các cuộc kháng chiến oanh liệt để giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ
quốc
Ba là, thắng lợi của sự nghiệp đổi mới và từng bước đưa đất nước quá độ lên chủ
nghĩa xã hội.
Những bài học lớn về sự lãnh đạo của Đảng
1. Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
2. Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân
3. Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết, đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân,
đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế
4. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức
mạnh quốc tế
5. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách
mạng Việt Nam
5. Học liệu
31

5.1. Học liệu bắt buộc


[1]. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Dành cho sinh viên đại học hệ
không lý luận chính trị) do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo biên soạn, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2019.
5.2. Học liệu tham khảo
[2]. Chương trình môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam của Bộ Giáo dục và Đào
tạo ban hành 2019.
[3]. Đề cương chi tiết học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam - Tổ GDCT, Khoa
Lý luận cơ bản, Trường Đại học Khánh Hòa biên soạn.
[4]. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Dùng trong cách trường Đại học,
Cao đẳng), Lê Mậu Hãn (chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2006. 4. Hỏi - Đáp môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Bùi Kim Đỉnh,
Nguyễn Quốc Bảo (Đồng chủ biên), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội,
2007.
[5]. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội đồng lý luận Trung ương chỉ
đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ
Chí Minh (Tái bản, có sửa chữa bổ sung), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2018.
[6]. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tập 1, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, Viện Lịch sử Đảng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2018.
[7]. Các Văn kiện, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam từ Đại hội thành lập Đảng
đến Đại hội XII.
6. Hình thức tổ chức dạy - học:
Hình thức tổ chức
dạy - học Yêu cầu SV
Số tiết tín chỉ chuẩn bị
Thời NỘI DUNG
lên lớp Tự trước khi đến
gian
TL/ học, tự lớp
LT
BT NC
Chương mở đầu: Đối tượng, chức Đọc giáo trình
Tuần năng, nhiệm vụ, nội dung và trước chương
2 4
1 phương pháp nghiên cứu, học tập mở đầu
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chương 1: Đảng Cộng sản Việt Đọc giáo trình
Tuần
Nam ra đời và lãnh đạo đấu tranh 2 4 trước chương 1
2
giành chính quyền (1930 – 1945)
Chuẩn bị câu
Tuần
Chương 1 (tt) 2 4 hỏi thảo luận
3
chương 1
Tuần
Chương 1 (tt) 2 4
4
32

Chương 2: Đảng lãnh đạo hai cuộc


Tuần kháng chiến, hoàn thành giải phóng
2 4
5 dân tộc, thống nhất đất nước (1945
– 1975)
Tuần
Chương 2 (tt) 2 4
6
Chuẩn bị câu
hỏi thảo luận
Tuần chương 2, đọc
2 4
7 Chương 2 (tt) giáo trình trước
chương 3

Tuần Chương 2 (tt) 1


4
8 * Kiểm tra định kỳ 1
Chương 3: Đảng lãnh đạo cả nước
Tuần quá độ lên chủ nghĩa xã hội và tiến
2 4
9 hành công cuộc đổi mới (1975 -
2018)
Chuẩn bị câu
Tuần
Chương 3 (tt) 2 4 hỏi thảo luận
10
chương 3.
Tuần Chương 3 (tt)
2 4
11
Tuần Chương 3 (tt)
2 4
12
Tuần Chương 3 (tt)
2 4
13
Chương 3 (tt), Đọc giáo trìnhh
Tuần
Kết luận 2 4 trước chương Kết
14
luận
Chuẩn bị câu
Tuần Kết luận (tt) hỏi thảo luận
2 4
15 chương Kết
luận
Tổng 20 10 60
7. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên
Thực hiện theo quy chế đào tạo hiện hành.
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần
8.1. Kiểm tra đánh thường xuyên (X): Trọng số 20%
- Chuyên cần, thái độ học tập: 10%
- Kiểm tra thường xuyên: 10%
33

8.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ (K): Trọng số 30 %


8.3. Thi cuối kỳ (T): Trọng số 50%
Điểm học phần (ký hiệu HP) được tính bằng công thức:
HP = X*0.2 + K*0.3 + T*0.5
8.4. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ
- Kiểm tra định kỳ: Tuần thứ 8 của học kỳ
- Thi cuối kỳ: Sau tuần thứ 15 (Theo lịch thi chung của Nhà trường)
8.5. Hình thức thi cuối kỳ: Tự luận.
34

5. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

1. Thông tin chung về học phần


- Tên học phần: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
- Mã học phần: POT3103 Số tín chỉ: 02
- Yêu cầu của học phần: Bắt buộc
- Các học phần học trước: Sinh viên phải học xong phần Triết học Mác - Lênin, Kinh
tế Chính trị Mác-Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
Giờ lên lớp:
+ Lý thuyết: 22,5 tiết
+ Bài tập, Thảo luận trên lớp: 7,5 tiết
Giờ chuẩn bị cá nhân:
+ Tự học, tự nghiên cứu: 60 giờ
- Khoa/Bộ môn phụ trách học phần: Khoa Lý luận cơ bản, Tổ Giáo dục Chính trị.
2. Mục tiêu của học phần
2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần
a. Kiến thức:
Sinh viên hiểu được những kiến thức cơ bản về khái niệm, nguồn gốc, quá trình
hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, những nội dung cơ bản về tư tưởng Hồ
Chí Minh, sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
b. Kỹ năng:
Hình thành cho sinh viên khả năng tư duy độc lập, phân tích, đánh giá, vận
dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn đời sống,
học tập và công tác.
c. Thái độ:
Sinh viên được nâng cao bản lĩnh chính trị, yêu nước, trung thành với mục tiêu,
lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; nhận thức được vai trò, giá trị
của tư tưởng Hồ Chí Minh với Đảng và dân tộc Việt Nam, thấy được trách nhiệm của
bản thân trong học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
d. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Có năng lực vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh để giải thích các hiện
tượng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; năng lực rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo
đức, lối sống theo tư tưởng Hồ Chí Minh; thực hiện tốt quan điểm, đường lối của
Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước.
2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể
Mục tiêu chương 1:
- Về kiến thức: Góp phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về một số vấn
đề chung (nhập môn) của môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh.
35

- Về kỹ năng: Qua nghiên cứu môn học này, sinh viên bước đầu có được tư duy và kỹ
năng đúng đắn, phù hợp khi phân tích cả về lý luận và thực tiễn các vấn đề đặt ra trong
cuộc sống.
- Về tư tưởng: Giúp cho sinh viên thấy rõ hơn vai trò của Hồ Chí Minh đối với sự phát
triển của dân tộc Việt Nam, thêm tin tưởng vào chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa, tin
tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, góp phần tiếp thêm sức mạnh
cho sinh viên về ý chí và hành động cho mục tiêu, lý tưởng của cách mạng.
Mục tiêu chương 2:
- Về kiến thức: Giúp cho sinh viên hiểu rõ cơ sở thực tiễn, lý luận và nhân tố chủ quan
hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh; hiểu rõ các giai đoạn cơ bản trong quá trình hình
thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Về kỹ năng: Giúp cho sinh viên tiếp cận với phương pháp khoa học nhận thức khái
quát nội dung, giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh từ nghiên cứu các cơ sở phong phú
hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh và quá trình hình thành từng bước, lâu dài tư
tưởng Hồ Chí Minh trong hoạt động lý luận và thực tiễn của Người.
- Về tư tưởng: Giúp cho sinh viên nhận thức khoa học giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh
đối với cách mạng Việt Nam, từ đó có tư tưởng, tình cảm tích cực, trong việc học tập
và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong thực tế học tập và cuộc
sống hàng ngày.
Mục tiêu chương 3:
- Về kiến thức: Giúp cho sinh viên nhận thức được bản chất khoa học, cách mạng và
những sáng tạo trong tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và cách mạng giải
phóng dân tộc; nắm được tính quy luật của cách mạng Việt Nam: độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội.
- Về kỹ năng: Giúp cho sinh viên có khả năng nhận diện và phản bác được những luận
điểm xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
- Về tư tưởng: Làm cho sinh viên thêm tự hào về sức mạnh của dân tộc, tin tưởng sự
nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Mục tiêu chương 4:
- Về kiến thức: Trang bị cho sinh viên một số kiến thức cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh
về Đảng Cộng sản Việt Nam và về Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Nhà
nước của dân, do dân, vì dân.
- Về kỹ năng: Góp phần bồi dưỡng cho sinh viên kỹ năng phân tích một cách khoa học
những vấn đề về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam và xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân trong thời kỳ đổi mới
của đất nước.
- Về tư tưởng: Góp phần làm cho sinh viên tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam và sự quản lý của Nhà nước Việt Nam giai đoạn kinh tế thị trường, hội
nhập, toàn cầu hóa.
- Mục tiêu chương 5:
36

- Về kiến thức: Trang bị cho sinh viên những quan điểm cơ bản của tư tưởng Hồ Chí
Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại và
sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam vào sự nghiệp đổi mới đất nước.
- Về kỹ năng: Góp phần làm cho sinh viên rèn luyện kỹ năng vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế vào trong cuộc sống giai
đoạn hiện nay.
- Về tư tưởng: Củng cố niềm tin của sinh viên vào khối đại đoàn kết toàn dân tộc và sự
kết hợp sức mạnh dân tộc Việt Nam với sức mạnh thời đại trong sự nghiệp đổi mới
theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Mục tiêu chương 6:
- Về kiến thức: Cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về
văn hóa, đạo đức, con người. Trên cơ sở đó, người học biết vận dụng vào thực tiễn, thể
hiện trách nhiệm xây dựng văn hóa, đạo đức, con người Việt Nam hiện nay theo tư
tưởng Hồ Chí Minh.
- Về Kỹ năng: Góp phần giúp cho sinh viên có phương pháp tư duy mới trong học tập,
nghiên cứu; tự mình biết đào sâu lý luận gắn với thực tiễn với tinh thần độc lập, sáng
tạo.
- Về tư tưởng: Trên cơ sở nhận thức khoa học, sinh viên có niềm tin về giá trị tư tưởng
Hồ Chí Minh mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành
thắng lợi; đồng thời chống lại các quan điểm sai trái, luận điệu thù địch nhằm phủ
nhận, xóa bỏ tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng của Người về văn hóa, đạo
đức, con người nói riêng.
3. Mô tả tóm tắt nội dung học phần
Chương I bao gồm khái niệm, đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa
học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh; chương II là cơ sở, quá trình hình thành và phát
triển tư tưởng Hồ Chí Minh; từ chương III đến chương VI là giới thiệu về tư tưởng Hồ
Chí Minh thuộc các lĩnh vực cơ bản như: tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội; tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân
tộc và đoàn kết quốc tế; tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức, con người mới.
4. Nội dung chi tiết học phần
Chương 1: Khái niệm, đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập môn tư
tưởng Hồ Chí Minh
1.1. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh
1.2. Đối tượng nghiên cứu môn học tư tưởng Hồ Chí Minh
1.3. Phương pháp nghiên cứu
1.4. Ý nghĩa của việc học tập môn học tư tưởng Hồ Chí Minh
Chương 2: Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
2.1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
2.2. Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
2.3. Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh
37

Chương 3: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam
3.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc
3.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam
3.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
3.4. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam giai đoạn hiện nay
Chương 4: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước của dân,
do nhân dân, vì nhân dân
4.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam
4.2. Tư tưởng hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do nhân dân, vì nhân dân
4.3. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác xây dựng Đảng và xây dựng nhà
nước
Chương 5: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân và đoàn kết quốc tế
5.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc
5.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
5.3. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế
trong giai đoạn hiện nay
Chương 6: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức, con người
6.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
6.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
6.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người
6.4. Xây dựng văn hóa, đạo đức, con người Việt Nam hiện nay theo Tư tưởng Hồ Chí
Minh.
5. Học liệu
5.1. Học liệu bắt buộc:
[1]. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (dùng cho sinh viên đại học- không chuyên
ngành Lý luận Chính trị) do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo biên soạn, 2019.
5.2. Học liệu tham khảo:
[2]. Đề cương chi tiết học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh, Tổ GDCT - Trường Đại học
Khánh Hòa biên soạn.
[3]. Hỏi đáp, hướng dẫn ôn tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh (dùng cho sinh viên đại
học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh)
do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,
Hà Nội - 2009.
[4]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
[5]. Bộ Giáo dục và Đà tạo (2009), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
38

[6]. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học
Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh (2003), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[7]. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 15, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội
[8]. Hồ Chí Minh (2016), Biên niên tiểu sử, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật,
Hà Nội.
[9]. Song Thành (2005), Hồ Chí Minh nhà tư tưởng lỗi lạc, Nxb Lý luận Chính trị,
Hà Nội.
[10]. Song Thành (chủ biên) (2006), Hồ Chí Minh – Tiểu sử, Nxb Lý luận Chính trị,
Hà Nội.
[11]. Duiker Wiliam J: Hồ Chí Minh a lif, Hyperion, New York, 2000.
[12]. Pierre Brocheux: Hồ Chí Minh, Presses des Sciences Politiques, Paris, 2000.
6. Hình thức tổ chức dạy - học:
Hình thức tổ chức
dạy-học
Yêu cầu
Giờ lên lớp Tự
Thời sinh viên chuẩn bị
NỘI DUNG Thảo học, tự
gian trước khi
Lý luận, nghiên đến lớp
thuyết kiểm cứu
tra
Chương 1: Khái niệm, đối - Đọc giáo trình
tượng, phương pháp nghiên trước chương I, tự
cứu và ý nghĩa học tập môn nghiên cứu trước
tư tưởng Hồ Chí Minh khái niệm và đối
Tuần 1 1.1. Khái niệm tư tưởng Hồ 2 4 tượng nghiên cứu.
Chí Minh
1.2. Đối tượng nghiên cứu
môn học tư tưởng Hồ Chí
Minh
Chương 1: tiếp theo - Đọc giáo trình
1.3. Phương pháp nghiên cứu trước; tự nghiên
1.4. Ý nghĩa của việc học tập cứu trước phần
Tuần 2 môn học tư tưởng Hồ Chí 2 4 Phương pháp và ý
Minh nghĩa môn học tư
tưởng Hồ chí
Minh”
Chương 2: Cơ sở, quá trình Đọc giáo trình
hình thành và phát triển tư trước chương II và
Tuần 3 tưởng Hồ Chí Minh 1,5 0,5 4 đặt ra câu hỏi cho
2.1. Cơ sở hình thành tư giảng viên.
tưởng Hồ Chí Minh
39

Chương 2: tiếp theo - Đọc giáo trình


2.2. Quá trình hình thành và trước mục II và III
phát triển tư tưởng Hồ Chí và đặt câu hỏi cho
Tuần 4 2 4
Minh giảng viên.
2.3. Giá trị tư tưởng Hồ Chí
Minh
Chương 3: Tư tưởng Hồ Chí Đọc và chuẩn bị
Minh về chủ nghĩa xã hội và câu hỏi thảo luận
con đường quá độ lên chủ chương III và đặt
nghĩa xã hội ở Việt Nam câu hỏi cho giảng
3.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh viên.
Tuần 5 1 1 4
về độc lập dân tộc
3.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh
về chủ nghĩa xã hội và xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam
Chương 3: tiếp theo - Đọc giáo trình
3.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh trước và đặt câu hỏi
về mối quan hệ giữa độc lập cho giảng viên.
dân tộc và chủ nghĩa xã hội
Tuần 6 3.4. Vận dụng tư tưởng Hồ 2 4
Chí Minh về độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội
trong sự nghiệp cách mạng
Việt Nam giai đoạn hiện nay
Chương 4: Tư tưởng Hồ Chí Đọc giáo trình
Minh về Đảng Cộng sản Việt chương IV trước từ
Nam và nhà nước của dân, do phần I đến II và đặt
nhân dân, vì nhân dân câu hỏi cho giảng
Tuần 7 4.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về 1 1 4 viên.
Đảng Cộng sản Việt Nam
4.2. Tư tưởng hồ Chí Minh về
nhà nước của dân, do nhân
dân, vì nhân dân
Tiếp chương 4 - Đọc giáo trình
4.3. Vận dụng tư tưởng Hồ trước chương IV;
Chí Minh vào công tác xây Vận dụng tư tưởng
Tuần 8 dựng Đảng và xây dựng nhà 2 4 Hồ Chí Minh vào
nước công tác xây dựng
Đảng và xây dựng
nhà nước
40

Thảo luận từ chương 1 đến Chuẩn bị câu hỏi


Tuần 9 chương 4 2 4 thảo luận chương I
đến chương IV.
Tuần Kiểm tra định kỳ Ôn tập Kiểm tra
1 1 4
10 giữa kỳ
Chương 5: Tư tưởng Hồ Chí - Đọc giáo trình
Minh về đại đoàn kết toàn trước chương V và
dân và đoàn kết quốc tế đặt câu hỏi cho
Tuần
5.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 4 giảng viên.
11
về đại đoàn kết toàn dân tộc
5.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh
về đoàn kết quốc tế
Tiếp chương 5 - Đọc giáo trình
5.3. Vận dụng tư tưởng Hồ trước chương V
Tuần
Chí Minh về đại đoàn kết 2 4 phần III và liên hệ
12
toàn dân tộc và đoàn kết quốc của bản thân sinh
tế trong giai đoạn hiện nay viên.
Chương 6: Tư tưởng Hồ Chí - Đọc giáo trình
Minh về văn hóa, đạo đức, trước chương VI;
con người tự liên hệ trước
Tuần 6.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh phần II, ”Sinh viên
2 4
13 về văn hóa học tập và làm theo
6.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh tư tưởng, tấm
về đạo đức gương đạo đức Hồ
Chí Minh’
Tiếp chương 6 - Đọc giáo trình
6.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh trước chương VI;
về con người Sinh viên vạch ra
Tuần
6.4. Xây dựng văn hóa, đạo 2 4 kế hoạch cho bản
14
đức, con người Việt Nam thân dựa trên tư
hiện nay theo Tư tưởng Hồ tưởng Hồ Chí Minh
Chí Minh về con người.
Thảo luận chương 5 + chương Chuẩn bị câu hỏi
Tuần 6 thảo luận chương
2 4
15 VI+ V và chương
VI
Tổng 22,5 7,5 60

7. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên
Thực hiện theo quy chế đào tạo hiện hành.
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần
41

8.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên (ký hiệu X): trọng số 20%
- Chuyên cần, thái độ học tập: 10%
- Kiểm tra thường xuyên: 10%
8.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ (ký hiệu K): trọng số 30%
8.3. Thi cuối kỳ: (ký hiệu T): trọng số 50%
Điểm học phần (ký hiệu HP) được tính bằng công thức:
HP = X*0.2 + K*0.3 + T*0.5
8.4. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ
- Kiểm tra đánh giá định kỳ: Tuần thứ 10
- Thi cuối kỳ: Sau tuần thứ 15.
8.5. Hình thức thi cuối kỳ: Tự luận.
42

6. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

1. Thông tin chung về học phần


- Tên học phần: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
- Mã học phần: Số tín chỉ: 02
- Yêu cầu của học phần (bắt buộc hay tự chọn): Bắt buộc
- Các học phần học trước: Học xong học phần Triết học Mác-Lênin
- Các yêu cầu khác đối với học phần (nếu có)
- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động
Giờ lên lớp:
+ Lý thuyết: 20 tiết
+ Bài tập, Thảo luận trên lớp: 10 tiết
Giờ chuẩn bị cá nhân:
+ Tự học, tự nghiên cứu: 60 giờ
- Khoa/Bộ môn phụ trách học phần: Khoa Lý luận cơ bản / Tổ GD Chính trị.
2. Mục tiêu của học phần
2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần
a. Kiến thức:
Sau khi học xong học phần Pháp luật đại cương, sinh viên đạt được những kiến
thức cơ bản về Nhà nước và Pháp luật, bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, các hành vi vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý; Các lĩnh vực
pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam như: pháp luật dân sự và Tố tụng dân sự;
pháp luật hình sự và Tố tụng hình sự; pháp luật hành chính và Tố tụng hành chính;
pháp luật lao động; pháp luật doanh nghiệp và pháp luật phòng chống tham nhũng.
b. Kỹ năng:
- Nâng cao khả năng tư duy các vấn đề pháp lý một cách khoa học và khách quan.
- Nâng cao kỹ năng thuyết trình và kỹ năng phân tích, làm việc nhóm, khả năng tranh
luận.
- Sử dụng đúng những khái niệm, thuật ngữ phản ánh các hiện tượng pháp luật.
c. Thái độ:
- Tích cực nâng cao trình độ nhận thức về nhà nước và pháp luật.
- Thể hiện ý thức công dân, tôn trọng pháp luật, rèn luyện tác phong sống và làm việc
theo pháp luật.
- Có hành vi xử sự theo đúng quy định của pháp luật, tôn trọng kỷ luật học đường.
d. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Tôn trọng, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; tự chủ được các hành
vi của mình trong các mối quan hệ liên quan các nội dung đã được học, phù hợp với
quy định của pháp luật và các quy tắc ứng xử chung của cộng đồng và của xã hội.
2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể:
Phần I. Đại cương về nhà nước và pháp luật
Chương 1: Những khái niệm chung về nhà nước
43

- Về kiến thức: Giúp SV nắm được nguồn gốc ra đời của Nhà nước, các khái niệm,
làm cơ sở cho việc tiếp thu kiến thức về Bộ máy nhà nước nói chung và tổ chức hoạt
động của Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam nói riêng.
- Về kỹ năng: Nâng cao kỹ năng tư duy, khám phá kiến thức, khả năng phân tích,
đánh giá, nhận định.
- Về thái độ: Sinh viên có thái độ đúng đắn, nghiêm túc nghiên cứu, không ngừng
nâng cao kiến thức hiểu biết về Nhà nước và ủng hộ việc xây dựng Nhà nước XHCN.
Chương 2: Những khái niệm chung về pháp luật
- Về kiến thức: Giúp SV nắm được nguồn gốc ra sự đời của Pháp luật, các khái niệm,
làm cơ sở cho việc tiếp thu kiến thức về việc thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật và
trách nhiệm pháp lý.
- Về kỹ năng: Nâng cao kỹ năng tư duy, khám phá kiến thức, khả năng phân tích, đánh
giá, nhận định.
- Về thái độ: Sinh viên có ý thức đúng đắn thực hiện đúng và nghiêm túc theo pháp
luật, nhận thức sâu sắc hơn về các hành vi. Nâng cao tinh thần tự giác thực hiện theo
chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Chương 3: Kiến thức cơ bản về phòng, chống tham nhũng
- Về kiến thức: giúp SV hiểu biết được các hành vi tham nhũng, nguyên nhân và tác
hại của tham nhũng, tầm quan trọng của công tác phòng, chống tham nhũng, trách
nhiệm của công dân trong phòng chống tham nhũng.
- Về kỹ năng: Nâng cao trình độ nhận thức về pháp luật
- Về thái độ: Có thái độ đúng đắn, có ý thức đấu tranh chống các hành vi tham nhũng
góp phần bảo vệ pháp luật, bảo vệ nhà nước XHCN.
Phần II. Đại cương về các lĩnh vực pháp luật cơ bản trong hệ thống pháp luật
Việt Nam
Chương 4: Pháp luật dân sự và tố tụng dân sự
- Về kiến thức: Nhận thức đúng các quyền về tài sản và nhân thân, hợp đồng và thừa
kế trong quan hệ dân sự, các chủ thể tham gia tố tụng, trình tự thủ tục để giải quyết
một vụ việc dân sự.
- Về kỹ năng: Nâng cao kỹ năng phân tích, vận dụng, hiểu rõ hơn về các quan hệ dân
sự.
- Về thái độ: Rèn luyện sinh viên có thái độ thực hiện nghiêm túc theo pháp luật.
Chương 5: Pháp luật hình sự và tố tụng hình sự
- Về kiến thức: giúp SV hiểu được khái niệm tội phạm, đặc điểm của tội phạm, hình
phạt và các tội danh hình sự; trình tự thủ tục giải quyết một vụ án hình sự.
- Về kỹ năng: Nâng cao trình độ nhận thức, kỹ năng phân tích, áp dụng văn bản luật,
hiểu rõ hơn về Bộ luật hình sự và Tố tụng hình sự.
- Về thái độ: Có thái độ đúng đắn, có hành xử đúng mực trong cuộc sống, biết tôn
trọng và bảo vệ pháp luật.
Chương 6: Luật hành chính và tố tụng hành chính
- Về kiến thức: giúp SV hiểu được các quan hệ của luật hành chính; các cơ quan hành
chính nhà nước; phân biệt được các khái niệm về cán bộ, công chức và viên chức; các
44

vi phạm và trách nhiệm hành chính; các hình thức xử phạt. Trình tự thủ tục để giải
quyết vụ việc hành chính.
- Về kỹ năng: Nâng cao trình độ nhận thức, kỹ năng phân tích, vận dụng, hiểu rõ hơn
về luật.
- Về thái độ: Có thái độ đúng đắn, bảo vệ tính công bằng và nghiêm minh của pháp
luật.
Chương 7: Pháp luật lao động
- Về kiến thức: Nhận thức tốt về hợp đồng lao động, tiền lương, thời giờ làm việc, nghỉ
ngơi, kỷ luật lao động, bảo hiểm, tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp.
- Về kỹ năng: Nâng cao kỹ năng phân tích, vận dụng, hiểu rõ hơn về luật.
- Về thái độ: Có thái độ nghiêm túc trong rèn luyện và học tập, quan tâm đến quyền và
nghĩa vụ của người lao động.
Chương 8: Pháp luật về kinh doanh
- Về kiến thức: Nhận thức đúng về doanh nghiệp, các loại hình doanh nghiệp, việc
thành lập, tổ chức lại và chấm dứt doanh nghiệp; các hoạt động thương mại và các
kiến thức về thuế.
- Về kỹ năng: Nâng cao kỹ năng phân tích, so sánh, vận dụng, hiểu rõ hơn về các loại
hình doanh nghiệp.
- Về thái độ: Có thái độ nghiêm túc trong rèn luyện và học tập, biết tôn trọng và bảo vệ
pháp luật.
3. Mô tả vắn tắt nội dung học phần
Học phần Pháp luật đại cương nghiên cứu theo quan điểm của chủ nghĩa Mác –
Lênin, giải quyết các vấn đề chung nhất về Nhà nước và pháp luật, về các ngành luật
cơ bản của trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
4. Nội dung chi tiết học phần
Phần I: Đại cương về nhà nước và pháp luật
Chương 1: Những khái niệm chung về nhà nước
1.1. Khái niệm và đặc trưng của nhà nước
1.1.1. Khái niệm nhà nước
1.1.2. Các dấu hiệu đặc trưng của nhà nước
1.2. Chức năng nhà nước
1.2.1. Khái niệm chức năng nhà nước
1.2.2. Phân loại chức năng nhà nước
1.3. Hình thức và bộ máy nhà nước
1.3.1. Hình thức nhà nước
1.3.2. Bộ máy nhà nước
1.4. Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1.4.1. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam
1.4.2. Tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam
Chương 2: Những khái niệm chung về pháp luật
45

2.1. Khái niệm, thuộc tính, hình thức của pháp luật
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm của pháp luật
2.1.2. Thuộc tính cơ bản của pháp luật
2.1.3. Hình thức pháp luật
2.2. Quy phạm pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật
2.2.1. Quy phạm pháp luật
2.2.2. Văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam
2.2.2.1. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật
2.2.2.2. Phân loại văn bản quy phạm pháp luật
2.2.2.3. Mối liên hệ giữa các văn bản quy phạm pháp luật
2.2.2.4. Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
2.3. Quan hệ pháp luật
2.3.1. Khái niệm quan hệ pháp luật
2.3.2. Chủ thể quan hệ pháp luật
2.3.3. Sự kiện pháp lý
2.4. Thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý
2.4.1. Thực hiện pháp luật
2.4.1.1. Khái niệm thực hiện pháp luật
2.4.1.2. Các hình thức thực hiện pháp luật
2.4.2. Vi phạm pháp luật
2.4.2.1. Khái niệm vi phạm pháp luật, các dấu hiệu của vi phạm pháp luật
2.4.2.2. Phân loại vi phạm pháp luật
2.4.3. Trách nhiệm pháp lý
2.4.3.1. Khái niệm trách nhiệm pháp lý
2.4.3.2. Phân loại trách nhiệm pháp lý.
Chương 3: Kiến thức cơ bản về phòng, chống tham nhũng
3.1. Khái niệm, đặc điểm và các hành vi tham nhũng
3.1.1. Khái niệm tham nhũng
3.1.2. Đặc điểm của hành vi tham nhũng
3.1.3. Các hành vi tham nhũng và tội phạm về tham nhũng
3.2. Nguyên nhân và tác hại của tham nhũng
3.2.1. Nguyên nhân của tham nhũng
3.2.2. Tác hại của tham nhũng
3.3. Ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng, chống tham nhũng
3.4. Trách nhiệm của công dân trong phòng, chống tham nhũng
Phần II. Các ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam
Chương 4: Pháp luật dân sự và tố tụng dân sự Việt Nam
4.1. Nội dung pháp luật dân sự
4.1.1. Những quy định chung của pháp luật dân sự
4.1.1.1. Những nguyên tắc cơ bản
4.1.1.2. Chủ thể
4.1.1.3. Tài sản
46

4.1.1.4. Giao dịch dân sự


4.1.1.5. Đại diện
4.1.1.6. Thời hạn, thời hiệu
4.1.2. Những chế định cụ thể của pháp luật dân sự
4.1.2.1. Quyền đối với tài sản
4.1.2.2. Nghĩa vụ dân sự
4.1.2.3. Đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự
4.1.2.4. Hợp đồng dân sự
4.1.2.5. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
4.1.2.6. Thừa kế di sản
4.2. Nội dung pháp luật tố tụng dân sự
4.2.1. Những quy định chung của pháp luật tố tụng dân sự
4.2.1.1. Nguyên tắc đặc trưng của pháp luật tố tụng dân sự
4.2.1.2. Chủ thể tham gia tố tụng
4.2.1.3. Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp dân sự của tòa án nhân dân
4.2.1.4. Thẩm quyền giải quyết các yêu cầu dân sự của tòa án nhân dân
4.2.2. Phần các thủ tục tố tụng
4.2.2.1. Thủ tục sơ thẩm vụ việc dân sự
4.2.2.2. Thủ tục phúc thẩm vụ việc dân sự
4.2.2.3. Thủ tục tố tụng đặc biệt
Chương 5. Pháp luật hình sự và tố tụng hình sự
5.1. Nội dung pháp luật hình sự
5.1.1. Những vấn đề chung về tội phạm và cấu thành tội phạm
5.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của tội phạm
5.1.1.2. Cấu thành tội phạm
5.1.1.3. Các chế định liên quan đến việc thực hiện tội phạm
5.1.1.4. Trách nhiệm hình sự và hình phạt
5.1.1.5. Các biện pháp miễn, giảm trách nhiệm hình sự và hình phạt; xóa án tích
5.1.2. Một số tội phạm trong Bộ luật hình sự
5.1.2.1. Tội giết người
5.1.2.2. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
5.1.2.3. Tội cướp tài sản
5.1.2.4. Tội trộm cắp tài sản
5.1.2.5. Tội tham ô tài sản
5.2. Nội dung luật tố tụng hình sự
5.2.1. Khái niệm luật tố tụng hình sự
5.2.2. Thủ tục giải quyết vụ án hình sự
5.2.2.1. Khởi tố vụ án hình sự
5.2.2.2. Điều tra vụ án hình sự
5.2.2.3. Truy tố vụ án hình sự
5.2.2.4. Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
5.2.2.5. Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
47

5.2.2.6. Giám đốc thẩm và tái thẩm


5.2.2.7. Thủ tục tố tụng đặc biệt
Chương 6: Pháp luật hành chính và tố tụng hành chính
6.1. Nội dung luật hành chính Việt Nam
6.1.1. Các vấn đề chung về luật hành chính
6.1.1.1. Khái niệm luật hành chính
6.1.1.2. Quan hệ xã hội thuộc luật hành chính điều chỉnh
6.1.2. Nội dung cơ bản
6.1.2.1. Cơ quan hành chính nhà nước
6.1.2.2. Cán bộ, công chức, viên chức
6.1.2.3. Vi phạm hành chính và trách nhiệm hành chính
6.2. Nội dung pháp luật tố tụng hành chính Việt Nam
6.2.1. Các vấn đề chung về Luật Tố tụng hành chính
6.2.1.1. Khái niệm Luật Tố tụng hành chính
6.2.1.2. Thẩm quyền xét xử hành chính của Tòa án nhân dân
6.2.2. Thủ tục giải quyết vụ án hành chính
6.2.2.1. Khởi kiện
6.2.2.2. Thụ lý
6.2.2.3. Chuẩn bị xét xử
6.2.2.4. Xét xử sơ thẩm
6.2.2.5. Thủ tục phúc thẩm
6.2.2.6. Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
6.2.2.7. Thi hành án hành chính
Chương 7. Pháp luật lao động
7.1. Những quy định chung
7.1.1. Khái niệm luật lao động
7.1.2. Đối tượng điều chỉnh của luật lao động
7.1.3. Phương pháp điều chỉnh của luật lao động
7.2. Một số chế định cơ bản của luật lao động
7.2.1. Học nghề, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề
7.2.2. Hợp đồng lao động
7.2.3. Đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể và thỏa ước lao động tập thể
7.2.4. Tiền lương, tiền thưởng
7.2.5. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
7.2.6. Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
7.2.7. Bảo hiểm xã hội
7.2.8. Tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động
Chương 8: Pháp luật kinh doanh
8.1. Pháp luật doanh nghiệp
8.1.1. Khái niệm doanh nghiệp
8.1.2. Các loại hình doanh nghiệp
8.1.3. Thành lập doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp và chấm dứt doanh nghiệp
48

8.2. Pháp luật thương mại


8.2.1. Khái niệm hoạt động thương mại
8.2.2. Các hoạt động thương mại chủ yếu
8.2.3. Chế tài trong thương mại
8.3. Pháp luật thuế
8.3.1. Khái niệm thuế và pháp luật thuế
8.3.2. Nội dung cơ bản của pháp luật thuế
5. Học liệu
5.1. Học liệu bắt buộc
[1] Trường Đại học Luật Tp. HCM, (2015), Giáo trình Pháp luật đại cương, NXB Đại
học Sư phạm;
5.2. Học liệu tham khảo
[2] Trần Văn Thắng (2007), Giáo trình pháp luật đại cương, NXB ĐHSP;
[3] GS.TS Lê Minh Tâm (2009), giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật,
NXB CAND;
[4] Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013;
[5] Bộ luật Dân sự và Tố tụng dân sự năm 2015;
[6] Bộ luật Hình sự và Tố tụng hình sự năm 2015;
[7] Luật Hành chính và Tố tụng hành chính năm 2015;
[8] Luật Doanh nghiệp 2014
[9] Luật thương mại 2005
[10] Luật về phòng, chống tham nhũng 2005, sửa đổi, bổ sung 2007, 2012
[11] Bộ luật Lao động năm 2019
[12] Luật Bảo hiểm xã hội 2014
[13] Nghị quyết số 48 – NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến
lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng
đến năm 2020.
[14] Tài liệu giảng dạy về phòng, chống tham nhũng dùng cho các trường đại học, cao
đẳng không chuyên về luật (Phê duyệt kèm theo Quyết định 3468/QĐ-BGDĐT ngày
06 tháng 9 năm 2014)
[15] Tài liệu hướng dẫn giảng dạy và học tập môn Pháp luật đại cương của trường Đại
học Luật Tp. HCM, năm 2015.
[16] http: //thongtinphapluatdansu.edu.vn/
6. Hình thức tổ chức dạy - học
Hình thức tổ chức
Yêu cầu
dạy-học
SV
Thời Giờ lên lớp Tự
Nội dung chuẩn bị
gian học,
BT/ trước khi
LT TH tự đến lớp
TL NC
Tuần Phần I: Đại cương về nhà nước và pháp 2 4 TL [1],
1 luật TL [2],
49

Chương 1: Những khái niệm chung về TL [3],


nhà nước TL [13],
1.1. Khái niệm và đặc trưng của nhà TL [15]
nước
1.1.1. Khái niệm nhà nước
1.1.2. Các dấu hiệu đặc trưng của nhà
nước
1.2. Chức năng nhà nước
1.2.1. Khái niệm chức năng nhà nước
1.2.2. Phân loại chức năng nhà nước
1.3. Hình thức và bộ máy nhà nước
1.3.1. Hình thức nhà nước
1.3.2. Bộ máy nhà nước
1.4. Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam
1.4.1. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt
động của Bộ máy nhà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1.4.2. Tổ chức và hoạt động của các cơ
quan trong Bộ máy nhà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tiếp Chương 1: Bài tập 1 TL [1],
Tuần Chương 2: Những khái niệm chung về 1 4 TL [2],
2 pháp luật TL [3],
2.1. Khái niệm, thuộc tính, hình thức TL [13],
của pháp luật TL [15]
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm của pháp
luật
2.1.2. Thuộc tính cơ bản của pháp luật
2.1.3. Hình thức pháp luật
2.2. Quy phạm pháp luật và văn bản quy
phạm pháp luật
2.2.1. Quy phạm pháp luật
2.2.2. Văn bản quy phạm pháp luật ở
Việt Nam
2.2.2.1. Khái niệm văn bản quy phạm
pháp luật
2.2.2.2. Phân loại văn bản quy phạm
pháp luật
2.2.2.3. Mối liên hệ giữa các văn bản
quy phạm pháp luật
2.2.2.4. Hiệu lực của văn bản quy phạm
50

pháp luật
Tiếp Chương 2: 2 4 TL [1],
2.3. Quan hệ pháp luật TL [2],
2.3.1. Khái niệm quan hệ pháp luật TL [3],
2.3.2. Chủ thể quan hệ pháp luật TL [13],
2.3.3. Sự kiện pháp lý TL [15]
2.4. Thực hiện pháp luật, vi phạm pháp
luật và trách nhiệm pháp lý
2.4.1. Thực hiện pháp luật
Tuần 2.4.1.1. Khái niệm thực hiện pháp luật
3 2.4.1.2. Các hình thức thực hiện pháp
luật
2.4.2. Vi phạm pháp luật
2.4.2.1. Khái niệm vi phạm pháp luật,
các dấu hiệu của vi phạm pháp luật
2.4.2.2. Phân loại vi phạm pháp luật
2.4.3. Trách nhiệm pháp lý
2.4.3.1. Khái niệm trách nhiệm pháp lý
2.4.3.2. Phân loại trách nhiệm pháp lý.
Tiếp Chương 2: Bài tập 1 TL [4],
Chương 3: Kiến thức cơ bản về phòng, 1 4 TL [6],
chống tham nhũng TL [7],
3.1. Khái niệm, đặc điểm và các hành vi TL [10],
Tuần
tham nhũng TL [14]
4
3.1.1. Khái niệm tham nhũng
3.1.2. Đặc điểm của hành vi tham nhũng
3.1.3. Các hành vi tham nhũng và tội
phạm về tham nhũng
Tiếp Chương 3: 2 4 TL [4],
3.2. Nguyên nhân và tác hại của tham TL [6],
nhũng TL [7],
Tuần
3.2.1. Nguyên nhân của tham nhũng TL [10],
5
3.2.2. Tác hại của tham nhũng TL [14]
3.3. Ý nghĩa, tầm quan trọng của công
tác phòng, chống tham nhũng
Tiếp Chương 3: 2 4 TL [4],
Tuần
3.4. Trách nhiệm của công dân trong [6], [7],
6
phòng, chống tham nhũng [10], [14]
51

2 4
Bài tập và Kiểm tra
TL [1],
Tuần 1. Sinh viên xem trích đoạn video Tòa
[2], [3],
7 Tuyên án của 3 vụ án về hình sự, dân sự
[13], [15]
và vụ kiện về hành chính.

1 4
2. Sinh viên thảo luận sau khi xem
Tuần
Video Tòa Tuyên án
8
3. Sinh viên làm bài kiểm tra giữa kỳ
1
Phần II. Các ngành luật cơ bản trong hệ
thống pháp luật Việt Nam
Chương 4: Pháp luật dân sự và tố tụng
dân sự Việt Nam
4.1. Nội dung pháp luật dân sự
4.1.1. Những quy định chung của pháp 2 4 TL [4],
luật dân sự TL [5],
4.1.1.1. Những nguyên tắc cơ bản TL [13],
4.1.1.2. Chủ thể TL [15],
4.1.1.3. Tài sản TL [16]
4.1.1.4. Giao dịch dân sự
4.1.1.5. Đại diện
4.1.1.6. Thời hạn, thời hiệu
4.1.2. Những chế định cụ thể của pháp
luật dân sự
4.1.2.1. Quyền đối với tài sản
4.1.2.2. Nghĩa vụ dân sự
Tuần 4.1.2.3. Đảm bảo thực hiện nghĩa vụ
9 dân sự
4.1.2.4. Hợp đồng dân sự
4.1.2.5. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng
4.1.2.6. Thừa kế di sản
Tuần Tiếp Chương 5: 1 1 4 TL [4],
10 4.2. Nội dung pháp luật tố tụng dân sự TL [5],
4.2.1. Những quy định chung của pháp TL [13],
luật tố tụng dân sự TL [15],
4.2.1.1. Nguyên tắc đặc trưng của pháp TL [16]
luật tố tụng dân sự
4.2.1.2. Chủ thể tham gia tố tụng
4.2.1.3. Thẩm quyền giải quyết các
tranh chấp dân sự của tòa án nhân dân
52

4.2.1.4. Thẩm quyền giải quyết các yêu


cầu dân sự của tòa án nhân dân
4.2.2. Phần các thủ tục tố tụng
4.2.2.1. Thủ tục sơ thẩm vụ việc dân sự
4.2.2.2. Thủ tục phúc thẩm vụ việc dân
sự
4.2.2.3. Thủ tục tố tụng đặc biệt
Chương 5. Pháp luật hình sự và tố tụng 2 4 TL [4],
hình sự TL [6],
5.1. Nội dung pháp luật hình sự TL [13],
5.1.1. Những vấn đề chung về tội phạm TL [15],
và cấu thành tội phạm TL [16]
5.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của tội
phạm
5.1.1.2. Cấu thành tội phạm
5.1.1.3. Các chế định liên quan đến việc
thực hiện tội phạm
5.1.1.4. Trách nhiệm hình sự và hình
Tuần
phạt
11
5.1.1.5. Các biện pháp miễn, giảm trách
nhiệm hình sự và hình phạt; xóa án tích
5.1.2. Một số tội phạm trong Bộ luật
hình sự
5.1.2.1. Tội giết người
5.1.2.2. Tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác
5.1.2.3. Tội cướp tài sản
5.1.2.4. Tội trộm cắp tài sản
5.1.2.5. Tội tham ô tài sản
Tiếp Chương 5: 1 1 4 TL [4],
5.2. Nội dung luật tố tụng hình sự TL [6],
5.2.1. Khái niệm luật tố tụng hình sự TL [13],
5.2.2. Thủ tục giải quyết vụ án hình sự TL [15],
5.2.2.1. Khởi tố vụ án hình sự TL [16]
Tuần
5.2.2.2. Điều tra vụ án hình sự
12
5.2.2.3. Truy tố vụ án hình sự
5.2.2.4. Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
5.2.2.5. Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
5.2.2.6. Giám đốc thẩm và tái thẩm
5.2.2.7. Thủ tục tố tụng đặc biệt
53

Chương 6: Pháp luật hành chính và tố 2 4 TL [4],


tụng hành chính TL [7],
6.1. Nội dung luật hành chính Việt Nam TL [13],
6.1.1. Các vấn đề chung về luật hành TL [15],
chính TL [16]
6.1.1.1. Khái niệm luật hành chính
6.1.1.2. Quan hệ xã hội thuộc luật hành
chính điều chỉnh
6.1.2. Nội dung cơ bản
6.1.2.1. Cơ quan hành chính nhà nước
6.1.2.2. Cán bộ, công chức, viên chức
6.1.2.3. Vi phạm hành chính và trách
nhiệm hành chính
6.2. Nội dung pháp luật tố tụng hành
chính Việt Nam
Tuần
6.2.1. Các vấn đề chung về Luật Tố
13
tụng hành chính
6.2.1.1. Khái niệm Luật Tố tụng hành
chính
6.2.1.2. Thẩm quyền xét xử hành chính
của Tòa án nhân dân
6.2.2. Thủ tục giải quyết vụ án hành
chính
6.2.2.1. Khởi kiện
6.2.2.2. Thụ lý
6.2.2.3. Chuẩn bị xét xử
6.2.2.4. Xét xử sơ thẩm
6.2.2.5. Thủ tục phúc thẩm
6.2.2.6. Thủ tục giám đốc thẩm, tái
thẩm
6.2.2.7. Thi hành án hành chính
Tuần Chương 7. Pháp luật lao động 1 1 4 TL [4],
14 7.1. Những quy định chung TL [11],
7.1.1. Khái niệm luật lao động TL [12],
7.1.2. Đối tượng điều chỉnh của luật lao TL [13],
động TL [15],
7.1.3. Phương pháp điều chỉnh của luật TL [16]
lao động
7.2. Một số chế định cơ bản của luật lao
động
7.2.1. Học nghề, đào tạo, bồi dưỡng,
54

nâng cao kỹ năng nghề


7.2.2. Hợp đồng lao động
7.2.3. Đối thoại tại nơi làm việc, thương
lượng tập thể và thỏa ước lao động tập
thể
7.2.4. Tiền lương, tiền thưởng
7.2.5. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi
7.2.6. Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật
chất
7.2.7. Bảo hiểm xã hội
7.2.8. Tranh chấp và giải quyết tranh
chấp lao động
Chương 8: Pháp luật kinh doanh 1 1 4 TL [4],
8.1. Pháp luật doanh nghiệp TL [8],
8.1.1. Khái niệm doanh nghiệp TL [9],
8.1.2. Các loại hình doanh nghiệp TL [15],
8.1.3. Thành lập doanh nghiệp, tổ chức TL [16]
lại doanh nghiệp và chấm dứt doanh
nghiệp
8.2. Pháp luật thương mại
Tuần 8.2.1. Khái niệm hoạt động thương mại
15 8.2.2. Các hoạt động thương mại chủ
yếu
8.2.3. Chế tài trong thương mại
8.3. Pháp luật thuế
8.3.1. Khái niệm thuế và pháp luật thuế
8.3.2. Nội dung cơ bản của pháp luật
thuế
- Hướng dẫn ôn tập
- Giải đáp thắc mắc
TỔNG CỘNG 20 10 60
7. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên
Thực hiện theo quy chế đào tạo hiện hành.
Tự tìm kiếm tài liệu tham khảo thêm, đọc giáo trình, đọc tài liệu tham khảo và
tìm kiếm thông tin theo chủ đề nghiên cứu.
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập học phần
8.1. Điểm kiểm tra dánh giá thường xuyên: Trọng số 20%
8.2. Điểm kiểm tra định kỳ: Trọng số 30%
8.3. Thi cuối kỳ: 50%
8.4. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ
- Kiểm tra định kỳ: Tuần thứ 8
55

- Thi cuối kỳ: Sau tuần thứ 15 (theo kế hoạch chung của Nhà trường).
8.5. Hình thức thi cuối kỳ: Tự luận.
56

7. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG

1. Thông tin chung về học phần


- Tên học phần: TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG
- Mã học phần: ………………. Số tín chỉ: 03
- Yêu cầu của học phần: Bắt buộc
- Các học phần học trước: Không
- Các yêu cầu khác đối với học phần (nếu có): Không
- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
Giờ lên lớp (15 tiết lý thuyết/tín chỉ):
+ Lý thuyết (15 tiết lý thuyết/tín chỉ): 21 tiết
+ Bài tập/Thảo luận trên lớp (15 tiết lý thuyết/tín chỉ): 0 tiết
+ Thực hành/Thí nghiệm (30 tiết/tín chỉ): 48 tiết
+ Tự học, tự nghiên cứu: 90 giờ
- Khoa/Bộ môn phụ trách học phần: Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học.
2. Mục tiêu của học phần
2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần
a. Kiến thức
- Cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản nhất về công nghệ thông tin, hiểu biết
về công nghệ thông tin, sử dụng máy tính, xử lý văn bản, sử dụng bảng tính, sử dụng
trình chiếu, sử dụng Internet.
- Tạo tiền đề để sinh viên đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra Tin học; đạt Chứng chỉ kỹ
năng sử dụng CNTT chuẩn cơ bản theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
b. Kỹ năng
Kỹ năng sử dụng máy tính cơ bản, kỹ năng xử lý văn bản cơ bản, sử dụng bảng tính,
kỹ năng sử dụng trình chiếu cơ bản, kỹ năng sử dụng Internet.
c. Thái độ
- Có khả năng làm việc nhóm, tự thực hành các vấn đề mà giáo viên yêu cầu. Xây
dựng tinh thần hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
- Tích cực và chủ động tham gia các hoạt động học tập: nghe giảng, thực hành thảo
luận và làm việc nhóm.
d. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
Có năng lực dẫn dắt về ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản trong dạy và học; có
sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng
thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh
nghiệm để nâng cao trình độ.
2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể
Học phần gồm 06 phần với mục tiêu cụ thể như sau:
Phần 1: Mô đun kỹ năng 01 (Mã IU01): Hiểu biết về CNTT cơ bản
Hiểu các khái niệm, thuật ngữ về CNTT, biết được chức năng của các thiết bị cơ bản.
57

Phần 2: Mô đun kỹ năng 02 (Mã IU02): Sử dụng máy tính cơ bản


Hiểu được các khái niệm thuật ngữ, biết trình tự, biết thao tác, biết cách làm việc với
hệ điều hành Windows và các đối tượng liên quan.
Phần 3: Mô đun kỹ năng 03 (Mã IU03): Xử lý văn bản cơ bản
Hiểu được các khái niệm, biết thao tác với các công cụ trong phần mềm MS Word
2010, biết cách tổ chức, đinh dạng văn bản, biết cách chèn các đối tượng vào văn bản,
biết cách in ấn, lưu trữ văn bản.
Phần 4: Mô đun kỹ năng 04 (Mã IU04): Sử dụng bảng tính cơ bản
Hiểu được các khái niệm, biết thao tác với các công cụ trong phần mềm MS Excel
2010, biết cách tổ chức định dạng dữ liệu, biết cách thao tác với trang tính, hiểu ý
nghĩa các hàm và biết cách sử dụng các hàm.
Phần 5: Mô đun kỹ năng 05 (Mã IU05): Sử dụng trình chiếu cơ bản
Hiểu được các khái niệm, biết thao tác với các công cụ trong phần mềm MS
PowerPoint 2010, hiểu được cách bố cục và biết tạo bài thuyết trình, biết cách tạo sử
dụng các đối tượng trong bài thuyết trình một cách khoa học, biết cách in ấn.
Phần 6: Mô đun kỹ năng 06 (Mã IU06): Sử dụng Internet cơ bản
Hiểu được các khái niệm Internet, web, email…. Nhận biết được rủi ro, biết cách
phòng ngừa rủi ro khi sử dụng Internet, email. Biết cách sử dụng Internet an toàn, biết
cách sử dụng email khoa học.
3. Mô tả tóm tắt nội dung học phần
Cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản nhất về công nghệ thông tin,
hiểu biết về công nghệ thông tin, sử dụng máy tính, xử lý văn bản, sử dụng bảng tính,
sử dụng trình chiếu, sử dụng Internet.
4. Nội dung chi tiết học phần
Phần 1: Mô đun kỹ năng 01 (Mã IU01): Hiểu biết về CNTT cơ bản
1.1. Phần cứng
1.2. Phần mềm
1.3. Hiệu năng, mạng và truyền thông
1.4. Ứng dụng máy tính
1.5. An toàn và bảo mật
Phần 2: Mô đun kỹ năng 02 (Mã IU02): Sử dụng máy tính cơ bản
2.1. Hiểu biết cơ bản làm việc với máy tính.
2.2. Làm việc với hệ điều hành Windows
2.3. Quản lý thư mục và tệp
2.4. Một số phần mềm tiện ích
2.5. Sử dụng tiếng việt trong máy tính
2.6. In ấn
Phần 3: Mô đun kỹ năng 03 (Mã IU03): Xử lý văn bản cơ bản
3.1. Kiến thức cơ bản về văn bản, soạn thảo và xử lý văn bản
3.2. Sử dụng MS Word 2010
3.3. Định dạng văn bản trong MS Word 2010
3.3.1. Định dạng văn bản (text)
58

3.3.2. Định dạng đoạn văn


3.3.3. Kiểu dáng (style)
3.4. Nhúng (chèn) các đối tượng vào văn bản trong MS Word 2010
3.4.1. Bảng
3.4.2. Hình minh họa (đối tượng đồ họa)
3.4.3. Hộp văn bản
3.4.4. Tham chiếu (reference)
3.4.5. Hoàn tất văn bản
Phần 4: Mô đun kỹ năng 04 (Mã IU04): Sử dụng bảng tính cơ bản
4.1. Kiến thức cơ bản về bảng tính
4.1.1. Khái niệm, thuật ngữ
4.1.2. Làm quen với bảng tính (book)
4.1.3. Giới thiệu phần mềm bảng tính Excel 2010
4.2. Các thao tác cơ bản
4.2.1. Nhập dữ liệu
4.2.2. Tìm kiếm thay thế nội dung
4.2.3. Sao chép và di chuyển nội dung
4.2.4. Thao tác trên dòng và cột
4.2.5. Thao tác trên trang tính (sheet)
4.3. Biểu thức và hàm
4.3.1. Địa chỉ tuyệt đối và tương đối
4.3.2. Các toán tử
4.3.3. Cách thực hiện biểu thức cơ bản nhất
4.3.4. Các lỗi cơ bản
4.3.5. Hàm thống kê
4.3.6. Hàm thời gian
4.3.7. Hàm văn bản
4.3.8. Hàm logic
4.3.9. Hàm tìm kiếm và tham chiếu
4.4. Định dạng nội dung
4.4.1. Định dạng số, ngày tháng, tiền tệ
4.4.2. Định dạng văn bản, chuỗi
4.4.3. Định dạng trang tính
4.5. Biểu đồ
4.5.1. Tạo biểu đồ
4.5.2. Chỉnh sửa, cắt, dán, di chuyển, xóa biểu đồ
4.5.3. Phần 5: Mô đun kỹ năng 05 (Mã IU05): Sử dụng trình chiếu cơ bản
5.1. Kiến thức cơ bản về bài thuyết trình và trình chiếu
5.2. Sử dụng phần mềm trình chiếu MS PowerPoint 2010
5.3. Xây dựng nội dung bài thuyết trình
5.4. Đưa biểu đồ, sơ đồ tổ chức vào trong trang thuyết trình
5.5. Đưa các đối tượng đồ họa vào trong trang thuyết trình
59

5.6. Thiết kế hiệu ứng trình chiếu


5.7. Chuẩn bị, trình chiếu và in bài thuyết trình
5.8. Phần 6: Mô đun kỹ năng 06 (Mã IU06): Sử dụng Internet cơ bản
6.1. Kiến thức cơ bản về Internet
6.2. Sử dụng trình duyệt web
6.3. Sử dụng Web
6.4. Sử dụng thư điện tử
6.5. Một số dạng truyền thông số thông dụng
5. Học liệu
5.1. Tài liệu bắt buộc
[1]. Bài giảng của giáo viên.
[2]. IC3, Sử dụng Windows 7 & Microsoft Office 2010, Nhà xuất bản tổng hợp TP
Hồ Chí Minh, 2012.
5.2. Tài liệu tham khảo
[3]. Hoàng Kiếm, Nguyễn Đức Thắng, Đinh Nguyễn Anh Dũng, Giáo trình Tin học
đại cương A1, NXB Đại học Quốc Gia TPHCM 2007.
[4]. John Pierce and Geoff Evelyn, MOS 2010 Study Guide for Microsoft Word
Expert, Microsoft Excel Expert, Access and SharePoint Exams, Microsoft Press, 2011.
[5]. Joyce Cox, Joan Lambert and Curtis Frye, Microsoft Office Professional 2010
Step by Step, Microsoft Press, 2011.
[6]. Joan Lambert, Joyce Cox, MOS 2010 Study Guide for Microsoft Word, Excel,
PowerPoint & Outlook Exams, Microsoft Press, 2011.
6. Hình thức tổ chức dạy - học.

Hình thức tổ chức dạy học


Yêu cầu
sinh viên
Số tiết tín chỉ Tự Ghi
Buổi Nội dung Hoạt chuẩn bị
lên lớp học, chú
động trước khi
tự
BT/ theo
LT TH nghiên đến lớp
TL nhóm
cứu
Phần 1: Mô đun kỹ năng 01
(Mã IU01): Hiểu biết về
CNTT cơ bản
1.1. Phần cứng Đọc tài
1. 1.2. Phần mềm 3 6 liệu [1]
1.3. Hiệu năng, mạng và Phần 1
truyền thông
1.4. Ứng dụng máy tính
1.5. An toàn và bảo mật
2. Phần 2: Mô đun kỹ năng 02 3 6 Đọc tài
(Mã IU02): Sử dụng máy liệu [1]
60

tính cơ bản
2.1. Hiểu biết cơ bản làm
việc với máy tính
2.2. Làm việc với hệ điều
hành Windows
2.3. Quản lý thư mục và tệp Phần 2
2.4. Một số phần mềm tiện
ích
2.5. Sử dụng tiếng việt trong
máy tính
2.6. In ấn
Thực hành Sử dụng máy
3. 3 3
tính
Thực hành Sử dụng máy
4. 3 3
tính
Phần 3: Mô đun kỹ năng 03
(Mã IU03): Xử lý văn bản
cơ bản
Đọc tài
3.1. Kiến thức cơ bản về văn
5. 3 6 liệu [1]
bản, soạn thảo và xử lý văn
Phần 3
bản
3.2. Sử dụng MS Word
2010
Phần 3 (tt):
3.3. Định dạng văn bản
trong MS Word 2010 Đọc tài
6. 3.3.1. Định dạng văn bản 2 1 5 liệu [1]
(text) Phần 3
3.3.2. Định dạng đoạn văn
3.3.3. Kiểu dáng (style)
7. Thực hành xử lý văn bản 3 3
8. Thực hành xử lý văn bản 3 3
Phần 3 (tt):
3.4. Nhúng (chèn) các đối
tượng vào văn bản trong MS
Đọc tài
Word 2010
9. 1 2 4 liệu [1]
3.4.1. Bảng
Phần 3
3.4.2. Hình minh họa (đối
tượng đồ họa)
3.4.3. Hộp văn bản
10. Phần 3 (tt): 1 2 4 Đọc tài
61

3.4.4.Tham chiếu
liệu [1]
(reference)
Phần 3
3.4.5. Hoàn tất văn bản
11. Thực hành xử lý văn bản 3 3
Thực hành xử lý văn bản 2
12. 3
Kiểm tra 1 1
Phần 4: Mô đun kỹ năng 04
(Mã IU04): Sử dụng bảng
tính cơ bản
4.1. Kiến thức cơ bản về
bảng tính
4.1.1. Khái niệm, thuật ngữ
4.1.2. Làm quen với bảng
tính (book)
4.1.3. Giới thiệu phần mềm
bảng tính Excel 2010
4.2. Các thao tác cơ bản
4.2.1. Nhập dữ liệu
4.2.2. Tìm kiếm thay thế
nội dung
Đọc tài
4.2.3. Sao chép và di
13. 1 2 4 liệu [1]
chuyển nội dung
Phần 4
4.2.4. Thao tác trên dòng và
cột
4.2.5. Thao tác trên trang
tính (sheet)
4.3. Biểu thức và hàm
4.3.1. Địa chỉ tuyệt đối và
tương đối
4.3.2. Các toán tử
4.3.3. Cách thực hiện biểu
thức cơ bản nhất
4.3.4. Các lỗi cơ bản
4.3.5. Hàm thống kê
4.3.6. Hàm thời gian
4.3.7. Hàm văn bản
14. Phần 4: Mô đun kỹ năng 04 2 1 5 Đọc tài
(Mã IU04): Sử dụng bảng liệu [1]
tính cơ bản (tt) Phần 2
4.3.8. Hàm logic
4.3.9. Hàm tìm kiếm và
62

tham chiếu
4.4. Định dạng nội dung
4.4.1. Định dạng số, ngày
tháng, tiền tệ
4.4.2. Định dạng văn bản,
chuỗi
4.4.3. Định dạng trang tính
4.5. Biểu đồ
Thực hành sử dụng bảng
15. 3 3
tính
Thực hành sử dụng bảng
16. 3 3
tính
Thực hành sử dụng bảng
2
17. tính 3
1
Kiểm tra 2
Thực hành sử dụng bảng
18. 3 3
tính
Phần 5: Mô đun kỹ năng 05
(Mã IU05): Sử dụng trình
chiếu cơ bản
5.1. Kiến thức cơ bản về bài
Đọc tài
thuyết trình và trình chiếu
19. 1 2 4 liệu [1]
5.2. Sử dụng phần mềm
Phần 5
trình chiếu MS PowerPoint
2010
5.3. Xây dựng nội dung bài
thuyết trình
Phần 5 (tt):
5.4. Đưa biểu đồ, sơ đồ tổ
chức vào trong trang thuyết
trình
5.5. Đưa các đối tượng đồ Đọc tài
20. họa vào trong trang thuyết 1 2 4 liệu [1]
trình Phần 5
5.6. Thiết lập hiệu ứng trình
chiếu
5.7. Chuẩn bị, trình chiếu và
in bài thuyết trình
Thực hành sử dụng trình
2
21. chiếu 3
1
Kiểm tra 3
63

Phần 6: Mô đun kỹ năng 06


(Mã IU06): Sử dụng
Internet cơ bản
Đọc tài
6.1. Kiến thức cơ bản về
22. 2 1 5 liệu [1]
Internet
Phần 6
6.2. Sử dụng trình duyệt
web
6.3. Sử dụng Web
Phần 6: Mô đun kỹ năng 06
(Mã IU06): Sử dụng
Đọc tài
Internet cơ bản (tt)
23. 1 2 4 liệu [1]
6.4. Sử dụng thư điện tử
Phần 6
6.5. Một số dạng truyền
thông số thông dụng
Tổng cộng 21 48 90

1. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên
Thực hiện theo quy chế đào tạo hiện hành.
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập học phần
8.1. Kiểm tra đánh thường xuyên: Trọng số 20 %
- Chuyên cần, thái độ học tập: 10 %
- Kiểm tra thường xuyên: 10 %
8.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ: Trọng số 30 %
- Kiểm tra 1 10%
- Kiểm tra 2 10%
- Kiểm tra 3 10%
8.3. Thi cuối kỳ: Trọng số 50%
8.4. Lịch kiểm tra định kỳ: Buổi 12, 17, 21.
8.5. Hình thức thi cuối kỳ: gồm trắc nghiệm lý thuyết và thi thực hành:
- Lý thuyết (Trắc nghiệm): 20%
- Thực hành: 30%
64

8. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN TIẾNG ANH 1 (A1.1)

1. Thông tin chung về học phần


- Tên học phần: TIẾNG ANH 1 (A1.1)
- Mã học phần:
- Số tín chỉ: 4
- Yêu cầu của học phần: Bắt buộc
- Các học phần học trước: Không
- Các yêu cầu khác đối với học phần: Lớp học không quá 40 sinh viên
- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
- Giờ lên lớp
- Lý thuyết: 28 tiết
- Bài tập thảo luận: 32 tiết
- Tổng giờ giảng viên đứng lớp: 60 tiết
- Giờ chuẩn bị cá nhân (30 giờ/tín chỉ):
- - Số giờ tự học, tự nghiên cứu: 120 giờ
- Đơn vị/Bộ môn phụ trách học phần: Trung tâm Ngoại ngữ & Tin học, Tổ tiếng Anh.
2. Mục tiêu của học phần
2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần:
a. Kiến thức
Nắm được những kiến thức ngữ pháp tiếng Anh ở mức độ đầu tiên của trình độ
sơ cấp để có thể giao tiếp bằng tiếng Anh thông qua 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết ở
các tình huống diễn ra hàng ngày.
b. Kỹ năng
Có thể nghe, nói, đọc, viết được các câu đơn giản hoặc những đoạn văn ngắn
bằng tiếng Anh ở mức độ sơ cấp về những chủ điểm giao tiếp đơn giản của cuộc sống
hàng ngày.
c. Thái độ
- Có ý thức cao trong việc tự học, tích cực chủ động trong học tập và tham gia dưới
mọi hình thức.
- Có kỹ năng làm việc nhóm.
- Có tinh thần hợp tác trong học tập và nghiên cứu.
d. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng thích nghi
với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn
đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có
năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải
tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.…
2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể
65

Kết thúc học phần này sinh viên đạt được các mục tiêu cụ thể sau:
- Ngữ pháp: Chỉ dùng được một cách hạn chế một số cấu trúc ngữ pháp và mẫu câu
đơn giản trong vốn ngữ pháp đã được học: Biết cách chia động từ to be ở thì hiện tại
với các ngôi, biết các dùng dạng phủ định và nghi vấn của động từ to be, biết dùng các
tính từ sở hữu my, his, her, your, their, biết dùng các giới từ chỉ nơi chốn, biết các
dùng can/can’t, biết vị trí của tính từ khi bổ nghĩa cho danh từ, biết sử dụng động từ
like trong câu hỏi và câu trả lời, biết đặt câu hỏi ở thì hiện tại với các ngôi, I/you/we/
they.
- Ngữ âm: Biết lên giọng hay xuống giọng ở các câu hỏi, biết phát âm các dạng viết tắt
của động từ to be, biết phát âm ‘s của sở hữu cách, biết phát âm /ð/, biết ngữ điệu các
câu hỏi do you?
- Từ vựng: Được trang bị vốn từ về nghề nghiệp, các từ chỉ đất nước, châu lục, quốc
tịch, các từ chỉ màu sắc, từ chỉ gia đình, từ chỉ tháng và tuổi, từ chỉ các địa điểm trong
thành phố, từ chỉ thời gian, từ chỉ các ngày trong tuần, biết sử dụng các giới từ trong
các trường hợp cụ thể, các từ chỉ thức ăn, sở thích, thời tiết,
- Chức năng ngôn ngữ: mô tả về các chủ đề hàng ngày, ví dụ các câu chỉ đường, các
thông tin cá nhân, các mẫu câu đề nghị, diễn đạt các lời yêu cầu, xin lỗi…
- Kỹ năng nghe: Có thể hiểu, xác định ý chính chủ đề liên quan tới kỳ nghỉ, gia đình,
một thành phố, về thể thao, lễ hội.
- Kỹ năng đọc: Có thể đọc hiểu nội dung các đoạn văn chứa đựng thông tin rõ ràng về
các chủ đề liên quan đến kỳ nghỉ, mô tả người, mô tả một đám cưới, mô tả các cảnh
quan nổi tiếng, về cuộc sống, về các mùa trong năm.
- Kỹ năng viết: Có thể viết thiệp chúc mừng, biết viết hoa, biết viết các email đơn giản
với các từ nối and, but, biết viết đoạn văn.
- Kỹ năng nói: Có thể đưa ra và hồi đáp các nhận định đơn giản liên quan đến các chủ
đề rất quen thuộc như bản thân, số điện thoại, gia đình,thức ăn, thể thao hoặc nhu cầu
giao tiếp tối thiểu hằng ngày.
3. Tóm tắt nội dung học phần
Học phần bao gồm 7 bài (bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 – giáo trình LIFE_A1) với lý
thuyết về các điểm ngữ pháp trong tiếng anh như: Về động từ to be, về giới từ chỉ nơi
chốn, về sở hữu cách, về thì hiện tại đơn, sở hữu cách, và từ đó vận dụng vào các tình
huống giao tiếp. Sinh viên thực hành các kỹ năng nghe nói đọc viết và được trang bị từ
vựng liên quan đến các chủ đề về gia đình, kỳ nghỉ, các thành phố, các phát minh, sở
thích, cuộc sống. Ngoài ra kiến thức về ngữ âm tập trung vào dạng phát âm khi viết tắt,
nhấn âm, âm cuối ngữ điệu câu.
Thời gian trên lớp được dành cho việc hệ thống kiến thức và luyện tập các kỹ
năng liên quan các chủ đề và mở rộng. Ngoài lớp học sinh viên phải thực hiện ít nhất
70% bài tập online của 3 bài trong học phần này.
Học phần gồm 01 bài kiểm tra giữa kỳ (Nghe Nói Đọc Viết) qua đó SV được
yêu cầu thực hiện các phần bài tập đánh giá 4 kỹ năng về các chủ điểm nói trên.
Kết thúc học phần sinh viên đạt trình độ A1.1
4. Nội dung chi tiết học phần:
66

Học phần bao gồm lý thuyết và thực hành giúp SV nâng cao kiến thức cũng như
kỹ năng sử dụng tiếng Anh theo các chủ điểm đã nêu.
HP gồm 01 bài kiểm tra giữa kỳ (Nghe, nói, đọc, viết) qua đó SV được yêu cầu
thực hiện các phần bài tập đánh giá 4 kỹ năng Nghe Nói, Đọc, Viết chủ yếu về các chủ
điểm nói trên.
Bài Chủ điểm và nội dung chi tiết
- Grammar: a/an, I am, you are, he/she/it is, my, your
- Vocabulary: job, the alphabet, countries and nationalities, continents,
greeting, numbers 1-10
- Real life: personal information, meeting people
Unit 1: - Pronunciation: word stressed, questions
Hello - Listening: introductions
- Reading: a description of 2 people in the Himalayas, an article about
phone calls from New York
- Speaking: personal information, a quiz, phone numbers
-Writing: text type, identity badge, writing skill: capital letters (1)
- Grammar: we/they are, be negative forms, be questions and short
answer, plural nouns
- Vocabulary: number 1-100, colours, word focus: in, car hire
- Real life: personal information (2)
Unit 2: - Pronunciation: we’re, they’re, isn’t, aren’t be questions and short
Holidays answers, plural nouns, syllables
- Listening: description of a place, a conversation on holiday
- Reading: a blog about a holiday, a quiz about holiday places
- Speaking: holiday photos, on holiday, general knowledge
- Writing: text type: a form, writing skill: capital letter (2)
- Grammar: possessive’s, his, her, our, their irregular plural nouns
- Vocabulary: family, months, ages, adjective, word focus: at, special
occasion
- Real life: special occasions, giving and accepting presents
- Pronunciation: possessive’s, linking with at exclamations
Unit 3:
- Listening: information about a family in India, a description of the
Families
Cousteau family
- Reading: a description of a wedding in Thailand, an article about age
pyramids in different countries
- Speaking: your family tree, a wedding, your family pyramid
-Writing: text type: a greetings card, writing skill: contractions
Unit 4: - Grammar: preposition of place, this, that, question words
Cities -Vocabulary: places in a town, days of the week, the time, word focus:
of, snack
- Real life: buying snacks
67

- Pronunciation: th /ð/, linking with can


- Listening: description of Shanghai, at a tourist information centre
- Reading: information about a town centre, a description of two
famous towers, an article about times around the world
- Speaking: locations, famous places, times and timetables
- Writing: text type: a postcard, writing skill: and
- Grammar: can/can’t, can questions and short answers, have/has,
adjective + nouns, very, really
- Vocabulary: abilities, technology, word focus: this, money and prices
- Real life: shopping
- Pronunciation: can/can’t, numbers
Unit 5:
- Listening: information about Yves Rossy, an interview with a robot
Inventions
expert
- Reading: an article about a robot, a blog about technology, an article
about cooking with the sun
- Speaking: your abilities, your favourite object, buy online
- Writing: text type: an email, writing skill: but
- Grammar: like, like questions and short answers, he/she + like, object
pronouns
- Vocabulary: food, interests, word focus: it, opinion adjective
- Real life: suggestions
- Pronunciation: do you..?, likes, doesn’t like, intonation
Unit 6:
- Listening: information about football and the World Cup, an
Passions
interview with a man about his likes and dislikes,
- Reading: an article about giant vegetables, a profile of a TV
presenter, an article about racing with animals
- Speaking: a food survey, things in common, a sports event
- Writing: text type, a review, writing skill: pronouns
- Grammar: present simple I/You/We/They, present simple questions
I/You/We/They, present simple with question words
-Vocabulary: education, weather, word focus: go, problems
- Real life: problems
- Pronunciation: don’t, intonation in questions, sentence stress
Unit 7:
- listening: information about the Holi festival, an interview with a
Different
teacher, an interview with a student
lives
- Reading: an article about traditional life, an article about the seasons
of the year
- Speaking: you and your partner, a survey, activities in different
seasons
- Writing: text type: a profile, writing skill: paragraphs

5. Học liệu
68

5.1. Học liệu bắt buộc


John Hughes
National
LIFE (A1) Student’s Book Helen
Geographic 2016
(Vietnam Edition) Stephenson
Learning
Paul Dummett

5.2. Học liệu tham khảo


STT Giáo trình và tài liệu Tác giả Nhà xuất bản Năm
New Cutting Edge Sarah Cunningham Cambridge
1 2009
Elementary & Peter Moore University Press
David Rea & Cambridge
2 English Unlimited A1 2014
Theresa Clementson University Press
Tree or Three? An Ann Baker. NXB Cambridge
3 Elementary Pronunciation Cambridge University Press 2014
course. Third edition University Press
J.D.O’ Connor Longman
4 “Sounds English” Clare Fletcher, 2014
Longman
Jack C. Richards OUP
5 Speak now 1 2016
and David Bohlke
Leo Jones CUP
6 Let’s talk 1-Second Edition 2012

Steven Brown and


Active listening1 CUP
7 Dorolyn Smith 2012
69

6. Hình thức tổ chức dạy - học:


Hình thức tổ chức Yêu cầu
dạy-học sinh
Thời Giờ lên viên
Tự Ghi
gian Nội dung lớp chuẩn bị
TH/ học/ chú
(Buổi) trước
BT/ TN Tự
LT khi
TL NC
đến lớp
1.Giới thiệu chương trình
học
2. Hướng dẫn tạo tài khoản
3. Hướng dẫn cách làm bài
tập online.
Unit 1: Hello
-Mang
1a: National geographic
máy tính
people (p.10)
và giáo
- Grammar: I am, you are, Gv lên
trình
- Vocabulary: job, the lớp 3
1. 2 1 6 -Đọc
alphabet tiết/
sách
- Listening: introductions buổi
trang 10-
13
1b: People and places
(P.12)
- Grammar: he/she/it is,
my, your
- Vocabulary: countries
and nationalities
- Speaking &Writing
2. 1c. International phone call 2 1 6 -Đọc Gv lên
- Grammar: my, your sách lớp 3
-Vocabulary: continents, trang 14- tiết/buổi
greeting, numbers 1-10 16
- Reading & Speaking - Làm
bài tập
1d.Nice to meet you online
-Vocabulary: greeting
- Real life: personal
information, meeting
people
- Writing: text type,
70

identity badge
1e. My ID - Đọc
Gv lên
- Writing an identity sách
lớp 3
badge, trang 17-
tiết/
capital letters 20
3. 1 2 6 buổi
1f. My top ten photos - Làm
(optional) bài tập
Review: online
- Listening: introductions
Unit 2:
2a.My holiday
- Grammar: we/they are,
negative form
- Đọc
- Speaking: holiday photos
sách
Gv lên
trang 22-
2b.Where are you lớp 3
4. 2 1 6 25
- Grammar: be questions tiết/
- Làm
and short answers, buổi
bài tập
-Vocabulary: number 11-
online
100, colours, word focus:
in, car hire
- Listening & Reading

2c. A holiday quiz


- Grammar: plural nouns
-Vocabulary: colours
-Đọc
- Speaking: on holiday
sách
2d.Here are your keys Gv lên
trang 26-
- Vocabulary: in, car hire lớp 3
5. 1 2 6 29
- Real life: personal tiết/
- Làm
information (2) buổi
bài tập
- Writing: text type: a form
online
2e. Contact details
-writing a form
Capital letter (2)
6. 2f. Antartica (Optional) 2 1 6 -Đọc Gv lên
description of a place, a sách lớp 3
conversation on holiday trang 27- tiết/
Review: 32 buổi

Unit 3: Families -Đọc


sách
71

3a. Unusual families trang 34-


- Grammar: possessive ’s 35
-Vocabulary: family, - Làm
- Listening & Reading bài tập
online
- Grammar: his, her, our,
their
- Vocabulary: months,
ages
- Reading & Speaking
3b. Celebrations
3c. Young and old
- Grammar: irregular
plural nouns
- Vocabulary: adjective -Đọc
- Real life: special sách
Gv lên
occasion, giving and trang 36-
lớp 3
7. accepting presents 1 2 6 40
tiết/
- Reading & Speaking - Làm
buổi
3d.Congratulation bài tập
-Vocabulary: at special online
occasions
- Real life: special
occasion, giving and
accepting presents
3e. Best wishes -Đọc
-Writing: text type: a sách
Gv lên
greeting card trang 41-
lớp 3
8. 1 2 6 44
tiết/
3f. a Mongolian family - Làm
buổi
(Optional) bài tập
Review + Practice online
Mid-term Test
Unit 4: Cities -Đọc
4a. In the cities sách
Gv lên
- Grammar: preposition of trang 46-
lớp 3
9. place 1 2 6 47
tiết/
- Vocabulary: places in a - Làm
buổi
town, bài tập
- Reading & Speaking online
72

4b. Tourist information


- Grammar: this, that,
question words
-Vocabulary: days of the -Đọc
week sách
Gv lên
- Speaking trang 48-
lớp 3
10. 4c. Time zones 2 1 6 52
tiết/
- Vocabulary: the time - Làm
buổi
- Reading bài tập
- Speaking online
4d. Two teas, please.
-Vocabulary: snack
- Real life: buying snack
4e. See you soon
-Đọc
-Writing: text type: a
sách
postcard, writing skill: and Gv lên
trang 53-
lớp 3
11. 1 2 6 57
4f. Where’s that? tiết/
- Làm
(Optional) buổi
bài tập
Review
online

Unit 5: Inventions
5a. robots and people
- Grammar: can/can’t, can
question and short answers
-Đọc
-Vocabulary: abilities
sách
- Reading Gv lên
trang 58-
- Listening lớp 3
12. 2 1 6 61
5b. technology and me tiết/
- Làm
- Grammar: have/has, adj buổi
bài tập
+ noun
online
-Vocabulary: technology,
- Reading
- Speaking

13. 5c. Solar ovens 2 1 6 -Đọc Gv lên


- Grammar: very, really sách lớp 3
- Reading trang 62- tiết/
- Speaking 65 buổi
5d. How much is it? - Làm
-Vocabulary: money and bài tập
prices online
73

- Real life: shopping


5e. Can you help me?
-Writing: text type: an
email, writing skill: but
5f. What is your favourite
gadget?
Watching video
(Optional) -Đọc
Review sách
Unit 6: Passions trang 66-
6a. A passion for 68
vegetables Gv lên
- Grammar: like, like -Đọc lớp 3
14. 2 1 6
questions and short sách tiết/
answers trang 70- buổi
-Vocabulary: food 71
- Pronunciation: do you..?, - Làm
likes, doesn’t like, bài tập
intonation, online
- Reading: an article about
giant vegetables
- Speaking
6b.My favourite things
- Grammar: he/she + like
-Vocabulary: interests
- Speaking

6c. In love with speed -Đọc


- Grammar: object sách
Gv lên
pronouns trang 72-
lớp 3
15. - Reading: an article about 2 1 6 76
tiết/
racing with animals - Làm
buổi
- Speaking: a sports event bài tập
6d. Let’s play a table online
tennis
-Vocabulary: opinion
adjective
- Pronunciation: intonation
- Real life: suggestion
16. 6e. A fantastic film 1 2 6 -Đọc Gv lên
- Writing: text type, a sách lớp 3
review, writing skill: trang 77- tiết/
74

pronouns
78
- Làm
6f. At the market buổi
bài tập
(Optional)
online
Review
Unit 7: Different lives
7a.The Sami people
- Grammar: present simple
I/You/We/They
- Reading: an article about
-Đọc
traditional life
sách
- Speaking: you and your Gv lên
trang 82-
partner lớp 3
17. 1 2 6 83
7b.School life tiết/
- Làm
Grammar: present simple buổi
bài tập
questions I/You/We/They
online
- Vocabulary: education
- Listening
- Reading
- Speaking: you and your
partner, a survey
7c. A year in British
Columbia, Canada
- Grammar: present simple
with questions words
-Vocabulary: weather - Đọc
- Real life: problems sách
Gv lên
- Reading an article about trang 86-
lớp 3
18. the seasons of the year 1 2 6 88
tiết/
- Speaking - Làm
buổi
7d. What is the matter? bài tập
-Vocabulary: problems online
- Real life: problems
- Pronunciation: sentence
stress

19. 7e. Photography club 1 2 6 - Đọc Gv lên


member sách lớp 3
- Writing: text type: a trang 90- tiết
profile, writing skill: 92
paragraphs - Làm
bài tập
75

7f. The people of the


reindeer online
(Optional)
Review
20. Revision 1 2 6
Tổng số 28 32 120

7. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên
Yêu cầu:
- Sinh viên phải tham dự ít nhất 75% số tiết trên lớp và làm bài kiểm tra giữa kỳ
mới được dự thi kết thúc học phần;
- Sinh viên hoàn thành ít nhất 70% bài tập workbook mới được dự thi kết thúc
học phần (yêu cầu Điều kiện).
- Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ học tập được giao (bao gồm cả hoạt động trên
lớp và ngoài giờ).
- Sinh viên phải có thái độ tích cực khi tham gia các hoạt động trên lớp, hoàn
thành đúng hạn các bài tập được giao (được tính vào phần điểm thái độ học tập), thực
hiện bài tập với chất lượng tốt nhất (sẽ được tính điểm cộng vào điểm thường xuyên).
- Phần tự học: Trước khi sang unit mới, GV sẽ nêu các vấn đề cần tìm hiểu cùng
với các từ khóa để SV tìm đọc trong giáo trình hoặc tra cứu ở các nguồn tài liệu khác
như thư viện và internet. Mỗi cá nhân cần thực hiện đầy đủ phần bài tập giáo viên cho
về nhà.
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập học phần
8.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên: 30% hoặc 3/10 tổng điểm
- Tham gia học tập trên lớp (chuyên cần): 10% tức 1 điểm (vắng 1 tiết trừ 0.2
điểm). Vắng từ 25% số tiết trở lên thì bị cấm thi.
- Thái độ học tập (chuẩn bị bài tốt, tích cực thảo luận) và bài tập kiểm tra thường
xuyên: 10%
- Bài tập workbook: 10%.
8.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ: Kiểm tra giữa kỳ (Nghe, Nói, Đọc,Viết) : 20%.
8.3. Thi cuối kỳ: (Nghe, Nói, Đọc, Viết): 50%
8.4. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ:
- Kiểm tra giữa kỳ: (Sau 3 Units) Thi cuối kỳ: Hết 7 Units
8.5. Hình thức kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ:
- Thi theo dạng đề thi (theo dạng đề thi của TTNN-TH trường ĐH Khánh Hòa).
76

9. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN TIẾNG ANH 2 (A1.2)

1. Thông tin chung về học phần


- Tên học phần: TIẾNG ANH 2 (A1.2)
- Mã học phần:
- Số tín chỉ: 3
- Yêu cầu của học phần: Bắt buộc
- Các học phần học trước: Tiếng Anh A1.1
- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động
Giờ lên lớp
+ Lý thuyết: 21 tiết
+ Bài tập thảo luận: 24 tiết
Tự học, tự nghiên cứu: 90 tiết
- Đơn vị/Bộ môn phụ trách học phần: Trung tâm Ngoại ngữ & Tin học, Tổ tiếng Anh.
2. Mục tiêu của học phần
2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần:
a. Kiến thức
Nắm được những kiến thức ngữ pháp tiếng Anh ở mức độ thứ hai của trình độ sơ
cấp để có thể giao tiếp bằng tiếng Anh thông qua 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết ở các
tình huống diễn ra hàng ngày.
b. Kỹ năng
Có thể nghe, nói, đọc, viết được các câu đơn giản hoặc những đoạn văn ngắn
bằng tiếng Anh ở mức độ sơ cấp về những chủ điểm giao tiếp đơn giản của cuộc sống
hàng ngày.
c. Thái độ
- Có ý thức cao trong việc tự học, tích cực chủ động trong học tập và tham gia
dưới mọi hình thức.
- Có kỹ năng làm việc nhóm.
- Có tinh thần hợp tác trong học tập và nghiên cứu.
d. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng thích nghi
với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn
đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có
năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải
tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.…
2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể:
Kết thúc học phần này sinh viên đạt được các mục tiêu cụ thể sau:
- Ngữ pháp: Sử dụng được các cấu trúc there is/there are, biết sử dụng quá khứ của
động từ to be trong câu hỏi và câu nghi vấn, biết sử dụng các động từ hợp quy tắc và
77

bất quy tắc trong câu hỏi và câu nghi vấn, biết sử dụng thì quá khứ đơn, biết sử dụng
thì hiện tại tiếp diễn để diễn đạt tương lai.
- Ngữ âm: phân biệt được cách phát âm /s/ và /z/, hình thức đọc nhẹ của was/were,
cách phát âm các động từ có đuôi -ed, biết ngữ điệu trong câu hỏi
- Từ vựng: được trang bị vốn từ về trang thiết bị gia đình, giáo dục, thời tiết, quần áo,
đồ đạc, du lịch, ngày tháng, các hoạt động cuối tuần, các phòng trong nhà.
- Chức năng ngôn ngữ: sinh viên có thể gọi điện đặt hàng, đưa ra lời yêu cầu, mua vé,
gọi điện thoại, nói về những việc đã xảy ra trong quá khứ.
- Kỹ năng nghe: Có thể hiểu, xác định nội dung các chủ đề thường ngày, về thông tin
của một người, về các hoạt động trong ngày, về du lịch, về công việc.
- Kỹ năng đọc: Có thể đọc hiểu nội dung các đoạn văn chứa đựng thông tin rõ ràng về
các chủ đề liên quan đến cuộc sống, công việc, thám hiểm, các việc làm cuối tuần.
- Kỹ năng viết: Có thể viết đoạn văn đơn giản, viết email đơn giản, biết sử dụng các từ
nối như because, when.
- Kỹ năng nói: Có thể giao tiếp tương đối tự tin về các vấn đề liên quan đến các hoạt
động hàng ngày, gia đình, bạn bè, du lịch, kể các câu chuyện đơn giản.
3. Tóm tắt nội dung học phần
- Học phần bao gồm 5 bài (bài 8, 9, 10, 11, 12– giáo trình LIFE_A1) với lý
thuyết về các điểm ngữ pháp trong tiếng Anh như: về thì quá khứ, về động từ to be ở
quá khứ, về thì hiện tại đơn, động từ hợp quy tắc và bất quy tắc, và từ đó vận dụng vào
các tình huống giao tiếp. Sinh viên thực hành các kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết và
được trang bị từ vựng liên quan đến các chủ đề du lịch, lịch sử, khám phá, kỳ nghỉ cuối
tuần. Ngoài ra kiến thức về ngữ âm tập trung vào dạng phát âm /s/ và /es/, nhấn âm,
cách đọc nhẹ của các từ.
- Thời gian trên lớp được dành cho việc hệ thống kiến thức và luyện tập các kỹ
năng liên quan các chủ đề và mở rộng. Ngoài lớp học sinh viên phải thực hiện ít nhất
70% bài tập online của 3 bài trong học phần này.
- Học phần gồm 01 bài kiểm tra giữa kỳ (Nghe-Nói-Đọc-Viết) qua đó SV được
yêu cầu thực hiện các phần bài tập đánh giá 4 kỹ năng về các chủ điểm nói trên.
- Kết thúc học phần sinh viên đạt trình độ A1.2
4. Nội dung chi tiết học phần
- Học phần bao gồm lý thuyết và thực hành giúp SV nâng cao kiến thức cũng
như kỹ năng sử dụng tiếng Anh của theo các chủ điểm đã nêu.
- HP gồm 01 bài kiểm tra giữa kỳ (Nghe, nói, đọc, viết) qua đó SV được yêu
cầu thực hiện các phần bài tập đánh giá 4 kỹ năng Nghe Nói, Đọc, Viết chủ yếu về các
chủ điểm nói trên.
Bài Nội dung chính
Unit 8: - Grammar: present simple he/she, position of time, frequency adverbs,
Routines present simple questions he/she, How…?
-Vocabulary: routines, jobs activities, word focus: every
- Real life: on the phone
78

- Pronunciation: -s and –es verbs, /s/ and /z/


- Listening: an interview with a man about his job, a description of a
writer’s daily routine, a conversation about a National Geographic
explorer.
- Reading: an article about a typical day, an article about a job in tiger
conservation
- Speaking: routine, your friends and family, a quiz
-Writing: text type: an email, writing skill: spelling: double letters
- Grammar: there is/are, there is/are, negative and question forms,
imperative forms
-Vocabulary: clothes, furniture, travel, word focus: take, hotel services
- Real life: requests
- Pronunciation: there are, I’d like
Unit 9:
- Listening: four people talking about travel, a conversation in which
Travel
two people plan a trip.
- Reading: an article about things in your suitcase, an article about
Trans-Siberia trip
- Speaking: things in your suitcase, hotel rooms, travel tips
- Writing: text type: travel advice, writing skill: because
- Grammar: was/were, was/were negative and question forms
- Vocabulary: dates, describing people, time expressions, word focus:
first activities
- Real life: apologising
- Pronunciation: was/were weak forms, strong forms, sentence stress
Unit 10:
- Listening: information about an important moment in TV history, a
History
radio programme about heroes
- Reading: a quiz about “firsts”in exploration, an article about the first
people in American continents
- Speaking: date and events, people in the past, famous Americans
- Writing: text type, a blog, writing skill: when
Unit 11: - Grammar: irregular past simple verbs, regular past simple verbs, past
Discover simple negative and questions forms, past simple with question words
y - Vocabulary: word focus: with, time expressions
- Real life: talking about the past
- Pronunciation: -ed verbs, did you..?, didn’t
- listening: information about discoveries in Papua New Guinea, a story
about investigation of a discovery, an interview about discovering your
local area
- Reading: an article about unusual discovery, an interview with an
adventurer, an article about an accident in Madagascar
- Speaking: your family’s past, What did you do last year?, Telling a
79

story
- Writing: text type: an email, writing skill: expressions in emails
- Grammar: present continuous, present continuous with future time
expressions, tense review
- Vocabulary: rooms in a house, weekend activities, word focus: do,
weekend trips
- Real life: buying tickets
Unit 12:
- Pronunciation: going and doing, would you…?
Theweek
- Listening: information about the weekend in different countries, a
end
description of a family in Indonesia, a conversation between two friends
about this weekend.
- Reading: an article about helping people at the weekend
- Speaking: your photos, next weekend, a special weekend
-Writing: text type: an invitation, writing skill: spelling: verb endings
5. Học liệu
5.1. Học liệu bắt buộc
LIFE (A1) Student’s Book John Hughes National 2016
(Vietnam Edition) Helen Stephenson Geographic
Paul Dummett Learning
5.2. Học liệu tham khảo
TT Giáo trình và tài liệu Tác giả Nhà xuất bản Năm
Chris Redston 2001
Cambridge
1 Face 2 Face Pre- Elementary &Gillie
University Press
Cunningham
Sarah Cunningham Cambridge 2009
2 New Cutting Edge Elementary
& Peter Moore University Press
David Rea & Cambridge 2014
3 English Unlimited A1
Theresa Clementson University Press
Clive Oxenden & 2005
New English File - Oxford
4 Christina Latham-
Elementary University Press
Koenig
Tree or Three? An Elementary Ann Baker. NXB 2014
Cambridge
5 Pronunciation course. Third Cambridge
University Press
edition University Press
J.D.O’ Connor 2014
6 “Sounds English” Clare Fletcher, Longman
Longman
Cambridge 2009
7 Grammar in Use (Elementary) Raymond Murphy
University Press.
Oxford 2016
8 Living Grammar Mark Harrison
University Press
80

Sally Logan and Cambridge 2008


9 Real Listening and speaking 1
Craig Thaine University Press
Jack C. Richards OUP 2016
10 Speak now 1
and David Bohlke
11 Let’s talk 1-Second Edition Leo Jones CUP 2016
Active listening1 Steven Brown and CUP 2012
12
Dorolyn Smith

6. Hình thức tổ chức dạy - học


Hình thức tổ chức dạy- Yêu cầu
học sinh
Thời
Giờ lên Tự viên
gian
Nội dung lớp học, chuẩn Ghi chú
(Buổi TH/
tự bị trước
) BT/ TN
LT NC khi
TL
đến lớp
Unit 8: Routines -Đọc Gv lên
8a. Day and night sách lớp 3 tiết/
- Grammar: present simple trang buổi
he/she, preposition of time 94-97
- Vocabulary: routines - Làm
- Real life: on the phone bài tập
- Pronunciation: -s and –es online
verbs
1. - Listening & Reading: 2 1 6
- Speaking: routine
8b. A typical day
- Grammar: frequency
adverbs
-Vocabulary: jobs activities
- Reading
- Speaking: you friends and
family
8c. Cats in the crisis -Đọc Gv lên
- Grammar: How…? sách lớp 3
- Reading: an article about a trang tiết/buổi
job in tiger conversation 98-101
2. 1 2 6
- Speaking
8d. One moment, please
Real life: on the phone
- Pronunciation: /s/ and /z/
81

8e. My new job -Đọc Gv lên


- Writing: text type: a email, sách lớp 3 tiết
writing skill: spelling double trang
letters 8f. The elephant of 102-104
Samburu Đọc
(Optional) sách
Review trang
3. 1 2 6 106-107
Unit 9: Travel
9a. Travel essentials - Làm
- Grammar: there is/are bài tập
-Vocabulary: clothes online
- Reading: an article about
things in your suitcase
- Speaking
9b. Places to stay -Đọc Gv lên
- Grammar: there is/are sách lớp 3 tiết/
negative and question forms trang buổi
-Vocabulary: furniture 108-112
- Listening & speaking - Làm
9c. Across the continent bài tập
- Grammar: imperative form online
4. 2 1 6
-Vocabulary: travel
- Reading: an article about
Trans-Siberia trip
9d. At the hotel
-Vocabulary: hotel service
- Real life: requests
- Pronunciation: I’d like
9e. A great place for a -Đọc Gv lên
weekend sách lớp 3 tiết/
-Writing: text type: travel trang buổi
5. advice, writing skill: because 1 2 6 113-116
9f. Along the Inca road - Làm
(Optional) bài tập
Review online
6. Unit 10: History 2 1 6 -Đọc Gv lên
10a. Explorers sách lớp 3 tiết/
- Grammar: were/was trang buổi
-Vocabulary: dates 118-121
- Real life: apologising - Làm
- Pronunciation: was/were bài tập
82

weak forms online


- Reading
- Speaking
10b. Heroes
- Grammar: were/was
negative and question forms
-Vocabulary: describing
people
- Real life: apologising
- Pronunciation: was/were
strong forms
- Reading & Speaking
10c. the first Americans -Đọc Gv lên
-Vocabulary: time expressions sách lớp 6 tiết/
- Reading: an article about trang buổi
the first people in American 122-124
continents - Làm
7. 2 1 6
- Speaking: people in the past, bài tập
famous American online
10d. I’m sorry
-Vocabulary: activities
- Real life: apologizing
10e. Childhood memories -Đọc Gv lên
-Writing: text type, a blog, sách lớp 6 tiết/
writing skill: when trang buổi
8. 10f. The space race 1 2 6 125-128
(Optional) - Làm
Review bài tập
online
Gv lên
9. Mid-term test + correction 1 2 6 lớp 3 tiết/
buổi
10. Unit 11: Discovery 2 1 6 -Đọc Gv lên
11a. The mystery of Otzi the sách lớp 3 tiết/
Iceman trang buổi
- Grammar: irregular past 130-133
simple verbs, regular past - Làm
simple verbs bài tập
- Listening online
- Reading: an article about
unusual discovery
83

- Speaking
11b. Adventurers in action
- Grammar: past simple
negative and questions forms,
- Pronunciation: did you..?
didn’t
- listening & Reading
- Speaking
11c. Discovering Madagascar -Đọc Gv lên
- Grammar: present simple sách lớp 3 tiết/
with questions words trang buổi
- Reading: an article about 134-136
Madagascar - Làm
- Speaking bài tập
11. 1 2 6
11d. Did you have a good online
time?
-Vocabulary: time expression
- Real life: talking about the
past
- Pronunciation: didn’t
11e. Thank you -Đọc Gv lên
- Writing: text type: a email, sách lớp 3 tiết/
writing skill: expression in trang buổi
email 137-140
12. 11f. Perfumes from 1 2 6 - Làm
Madagascar bài tập
Watching the video online
(Optional)
Review
13. Unit 12: The weekend 2 1 6 -Đọc Gv lên
12a. At home sách lớp 3 tiết/
- Grammar: present trang buổi
continuous, 142-145
- Vocabulary: room in a house - Làm
- Listening bài tập
- Speaking: your photos online
12b. Next weekend
- Grammar: present
continuous with future time
expression,
- Vocabulary: weekend
84

activities
- Speaking
12c. A different kind of -Đọc Gv lên
weekend sách lớp 3 tiết/
- Grammar: tense review trang buổi
- Reading: an article about 146-149
helping people at the weekend - Làm
12d. Would you like a bài tập
brochure? online
14. 1 2 6
-Vocabulary: weekend trip
- Real life: buying tickets
- Pronunciation: would you…?
12e. Join us for lunch
-Writing: text type: an
invitation, writing skill: verbs
ending
12f. Saturday morning in São -Đọc Gv lên
Tomé sách lớp 3 tiết
Watching a video trang
15. (Optional) 1 2 6 149-150
Review - Làm
bài tập
online
Tổng số 21 24 90
7. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên
Yêu cầu:
- Sinh viên phải tham dự ít nhất 75% số tiết trên lớp và làm bài kiểm tra giữa kỳ mới
được dự thi kết thúc học phần;
- Sinh viên hoàn thành ít nhất 70% bài tập workbook online mới được dự thi kết
thúc học phần (yêu cầu Điều kiện);
- Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ học tập được giao (bao gồm cả hoạt động trên lớp và
ngoài giờ);
- Sinh viên phải có thái độ tích cực khi tham gia các hoạt động trên lớp, hoàn thành
đúng hạn các bài tập được giao (được tính vào phần điểm thái độ học tập), thực hiện
bài tập với chất lượng tốt nhất (sẽ được tính điểm cộng vào điểm thường xuyên);
- Phần tự học: Trước khi sang unit mới, GV sẽ nêu các vấn đề cần tìm hiểu cùng với
các từ khóa để SV tìm đọc trong giáo trình hoặc tra cứu ở các nguồn tài liệu khác như
thư viện và internet. Mỗi cá nhân cần thực hiện đầy đủ phần bài tập giáo viên cho về
nhà.
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập học phần
8.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên: 30% hoặc 3/10 tổng điểm
85

- Tham gia học tập trên lớp (chuyên cần): 10% tức 1 điểm (vắng 1 tiết trừ 0.2 điểm).
Vắng từ 25% số tiết trở lên thì bị cấm thi.
- Thái độ học tập (chuẩn bị bài tốt, tích cực thảo luận) và bài tập kiểm tra thường
xuyên: 10%
- Bài tập workbook: 10%.
8.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ: Kiểm tra giữa kỳ (Nghe, Nói, Đọc,Viết): 20%.
8.3. Thi cuối kỳ: (Nghe, Nói, Đọc, Viết): 50%
8.4. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ:
- Kiểm tra giữa kỳ: (Sau 3 Units) Thi cuối kỳ: Hết 5 Units
8.5. Hình thức kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ: Tự luận hoặc trắc nghiệm
86

10. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN TIẾNG ANH 3 (A2.1)

1. Thông tin chung về học phần


- Tên học phần: TIẾNG ANH 3 (A2.1)
- Mã học phần:
- Số tín chỉ: 3
- Yêu cầu của học phần: bắt buộc
- Các học phần học trước: Các học phần bậc A1
- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động
- Giờ lên lớp
+ Lý thuyết: 21 tiết
+ BT thảo luận: 24 tiết
+ Tự học, tự nghiên cứu: 90 giờ
- Đơn vị / Bộ môn phụ trách học phần: TT NN – TH, trường ĐH Khánh Hòa
2. Mục tiêu của học phần
2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần:
a. Kiến thức
Nắm được những kiến thức ngữ pháp tiếng Anh ở mức độ cuối của trình độ sơ
cấp để có thể giao tiếp bằng tiếng Anh thông qua 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết ở các
tình huống diễn ra hàng ngày.
b. Kỹ năng
Có thể nghe, nói, đọc, viết được các câu đơn giản hoặc những đoạn văn ngắn
bằng tiếng Anh ở mức độ sơ cấp về những chủ điểm giao tiếp đơn giản của cuộc sống
hàng ngày.
c. Thái độ
- Có ý thức cao trong việc tự học, tích cực chủ động trong học tập và tham gia
dưới mọi hình thức.
- Có kỹ năng làm việc nhóm.
- Có tinh thần hợp tác trong học tập và nghiên cứu.
d. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng thích nghi
với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn
đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có
năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải
tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô vừa phải.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Ngữ pháp: Sử dụng được thì hiện tại đơn, sở hữu cách, tính từ sở hữu, danh từ số
nhiều, từ chỉ nơi chốn.
87

- Ngữ âm: phân biệt được cách phát âm cuối của từ kết thúc bằng -s, một số dạng
phát âm khi viết tắt, nhấn âm, phát âm về số đếm
- Từ vựng: được trang bị vốn từ về các thông tin cá nhân, màu sắc, vật dụng hàng
ngày, thời gian.
- Chức năng ngôn ngữ: Có khả năng giao tiếp về một số chủ điểm: nơi chốn, thông
tin cá nhân, đồ vật.
- Về kỹ năng nghe: Có thể hiểu những cụm từ và cách diễn đạt liên quan đến một số
chủ đề (phỏng vấn một nhà thám hiểm, đồ dùng trong gia đình, nhà hàng, phỏng vấn
với sinh viên, với diễn viên…) khi được diễn đạt chậm và rõ ràng.
- Về kỹ năng nói:
- Có thể giao tiếp một cách đơn giản và trực tiếp về các chủ đề: đặt câu hỏi về gia
đình, bạn bè, sở hữu, thông tin cá nhân.
- Có thể truyền đạt quan điểm, nhận định của mình trong các tình huống xã giao như
những chủ đề trên.
- Về kỹ năng đọc:
- Có thể hiểu các đoạn văn bản ngắn và đơn giản về các vấn đề quen thuộc và cụ thể:
gia đình, dân số, sản phẩm toàn cầu, ngôn ngữ trên toàn thế giới.
- Rèn luyện kỹ năng Critical thinking (tư duy phản biện) theo: mục đích người viết,
đọc từng phần, tính tương thích.
- Về kỹ năng viết:
- Có thể viết được các chủ đề: miêu tả bản thân, miêu tả căn phòng trong nhà và miêu
tả nơi chốn.
- Về phát âm:
- Có thể phát âm rõ ràng, dễ hiểu một số dạng phát âm khi viết tắt, nhấn âm, âm
cuối /s/, phát âm về số đếm.
3. Tóm tắt nội dung học phần
Học phần bao gồm 3 bài (bài 1, 2, 3 – giáo trình LIFE A1- A2) với lý thuyết về
các điểm ngữ pháp trong tiếng Anh như: thì hiện tại đơn, sở hữu cách, tính từ sở hữu,
danh từ số nhiều, từ chỉ nơi chốn và từ đó vận dụng vào các tình huống giao tiếp. Sinh
viên thực hành các kỹ năng nghe nói đọc viết và được trang bị từ vựng liên quan đến
các chủ đề về gia đình, dân số, sản phẩm toàn cầu, ngôn ngữ trên toàn thế giới. Ngoài
ra kiến thức về ngữ âm tập trung vào dạng phát âm khi viết tắt, nhấn âm, âm cuối /s/,
phát âm về số đếm. Sinh viên còn được luyện kỹ năng tư duy phản biện theo: mục đích
người viết, đọc từng phần, tính tương thích.
Thời gian trên lớp được dành cho việc hệ thống kiến thức và luyện tập các kỹ
năng liên quan các chủ đề và mở rộng. Ngoài lớp học sinh viên phải thực hiện ít nhất
70% bài tập online của 3 bài trong học phần này.
Học phần gồm 01 bài kiểm tra giữa kỳ (Nghe, Nói, Đọc, Viết), qua đó SV được
yêu cầu thực hiện các phần bài tập đánh giá 4 kỹ năng về các chủ điểm nói trên. Kết
thúc học phần sinh viên đạt trình độ A2.1
4. Nội dung chi tiết học phần
Bài Nội dung chính
88

- Grammar: be (am/is/are); possessive ‘s and possessive adj


- Vocabulary: personal information; word roots; everyday verbs
- Real life: meeting people for the first time
- Pronunciation: contracted forms
Unit 1: - Listening: talking about photographer; interview with an
People explorer
- Reading: a family about an explorer; world population
- Critical thinking: writer’s purpose
- Speaking: asking questions; friends and family
- Writing: personal description
- Grammar: plural nouns this, that, these, those; There is/are;
prepositions of place
- Vocabulary: colours; everyday obiects furniture; countries and
nationalities wordbuilding; one/ones; adjectives
- Real life: shopping
- Pronunciation: /t/ or /i: /; word stress; contrastive stress
Unit 2: - Listening: someone talking about a family's plastic possessions;
Possessions an interview
- Reading: an article about four apartments in Seoul; an article
about a global product
- Critical thinking: dose reading
- Speaking: your objects and possessions; where things are from
- Writing: a description of a room in your home; writing skill:
describing objects with adjectives
- Grammar: present simple
- Vocabulary: telling the time, adjectives about cities places of
work; word focus work; wordbuilding cardinal and ordinal
numbers; places in a city
- Real life: giving directions
- Pronunciation: /s/ endings; saying numbers
- Listening: someone talking about a 24-hour restaurant in
Unit 3:
Norway; an interview with a student living in London; an
Places
interview with Beverley Goodman
- Reading: an article about no-car zones; an article about
languages spoken around the world
- Critical thinking: relevance
- Speaking: your life exchanging information about a
photographer; favourite numbers and their relevance
- Writing: a description of a place; writing skill: capital letters

5. Học liệu
5.1. Học liệu bắt buộc
89

John Hughes National


LIFE (A1-A2) Student’s Book
Helen Stephenson Geographic 2016
(Vietnam Edition)
Paul Dummett Learning
5.2. Học liệu tham khảo
STT Giáo trình và tài liệu Tác giả Nhà xuất bản Năm
Chris Redston
Cambridge
1 Face 2 Face Pre-Intermediate &Gillie 2013
University Press
Cunningham
Sarah Cunningham,
New Cutting Edge Pre- Cambridge
2 Peter Moore & Jane 2013
Intermediate University Press
Comyns Carr
English Unlimited Pre- David Rea & Cambridge
3 2013
Intermediate Theresa Clementson University Press
English Unlimited Pre- David Rea & Cambridge
4 2014
Intermediate Theresa Clementson University Press
Clive Oxenden &
New English File Pre- Oxford
5 Christina Latham- 2016
Intermediate University Press
Koenig
J.D.O’ Connor
6 “Sounds English” Clare Fletcher,
Longman
Understanding and Using
Betty Schrampfer Longman
7 English Grammar (Third 2002
Azar
edition, Student’s book)
Cambridge
8 Grammar in Use (Elementary) Raymond Murphy 2009
University Press.
A.J. Thomson and Oxford 1997
9 A Practical English Grammar
A.V. Martinet University Press 2002
Oxford
10 Living Grammar Mark Harrison 2016
University Press
Sally Logan and Cambridge
11 Real Listening and speaking 2 2008
Craig Thaine University Press
Jack C. Richards OUP
12 Speak now 1,2 2016
and David Bohlke
Leo Jones CUP
13 Let’s talk 1,2-Second Edition 2016

Active listening1,2 Steven Brown and CUP 2011


14
Dorolyn Smith 2012
90

6. Hình thức tổ chức dạy - học


Hình thức tổ
chức Yêu cầu
Thời dạy-học sinh viên
gian Nội dung Giờ lên Tự chuẩn bị Ghi chú
(Buổi) lớp học, trước khi
BT/ tự đến lớp
LT
TL NC
1.Giới thiệu chương trình học - Mang Gv lên
2. Hướng dẫn tạo tài khoản máy tính lớp 3
3. Hướng dẫn cách làm bài tập online và giáo tiết/
Unit 1: people trình buổi
1 P.9 + 1a. Explorers (P.10-P.11) 2 1 6
- Vocabulary: personal information - Đọc sách
- Grammar: to be (am/is/are) trang 9-11
- Speaking: ask and answer about
personal information
1b. A family in East Africa (P.12-P.13)
- Reading: a family in East Africa
- Vocabulary: family - Đọc sách Gv lên
- Grammar: possessive ’s and trang 12- lớp 3
possessive adjectives 15 tiết/
- Speaking: introduce friends - Làm bài buổi
2 1 2 6
1c. The face of seven billion people tập online
(P.14 - P.15)
- Reading: The face of seven billion
people
- Vocabulary: everyday verbs
- Word focus: in
1d. At a conference (P.16) - Đọc sách Gv lên
- Pronunciation: spelling (alphabets) trang 16- lớp 3
- Speaking: meeting people for the first 17 tiết/
3 time 2 1 6 - Làm bài buổi
1e. Introduce yourself (P.17) tập online
- Writing: a personal description
- Writing skill: and, but
4 1f. Word party (P.19) 1 2 6 - Đọc sách Gv lên
+ Unit 1: review (P.20) trang 19- lớp 3
- Watch video about: world party and 20 tiết/
do all the tasks relating to this videos - Làm bài buổi
- Group discussion: a party for your tập online
class
91

- Unit 1 review (exercise 1-8)


Unit 2: Possesion - Đọc sách Gv lên
P.21 + 2a. My possessions (P.22-P.23) trang 22- lớp 3
- Vocabulary: everyday objects 23 tiết
5 - Grammar: plural nouns, 2 1 6 - Làm bài
this,that,thes,those tập online
- Speaking: ask and answer about
objects
2b. At home (P.24-P.25) - Đọc sách Gv lên
- Reading: Furniture trang 24- lớp 3
6 - Grammar: there is/are; prep of place 1 2 6 25 tiết/
- Writing and speaking: write a - Làm bài buổi
description a room in your house tập online
2c. Global objects (P.26-P.27) - Đọc sách Gv lên
- Reading: Global objects trang 26- lớp 3
- Vocabulary: countries and 27 tiết
7 nationalities 2 1 6 - Làm bài
- Pronunciation: word stress tập online
- Speaking: which country or continent
are these objects from?
2d. At the shop (P28) - Đọc sách Gv lên
- Listening: shopping trang 28- lớp 3
- Word focus: one/ones 29 tiết/
- Pronuciation: contrastive stress - Làm bài buổi
8 2e. For sale (P.29) 1 2 6 tập online
- Writing: adverts
- Vocabulary: adjectives
- Writing skill: describing objects with
adjectives
2f. Coober Pedy’s opals - Đọc sách Gv lên
+ Unit 2: Review (P.30 - P.32) trang 30- lớp 3
- Watch video about Coobers Pedy’s 32 tiết
opals and do all the tasks relating to this - Làm bài
9 1 2 6
videos tập online
- Speaking: role-play: shopping for
opals in Coober Pedy
- Unit 2: review (exercise 1-8)
Gv lên
lớp 3
10 Mid-term test + correction 1 2 6
tiết/
buổi
92

Unit 3: Places
P.33 + 3a. (P.34-P.35) - Đọc sách Gv lên
- Reading: No-car Zones trang 33- lớp 3
- Vocabulary: adjs about cities 37 tiết/
11 - Grammar: simple present 2 1 6 - Làm bài buổi
(I/We/You/they) - Listening: journalist tập online
interview
- Speaking: asking about personal
information
3b. Working under the sea (P.36-P.37) - Đọc sách Gv lên
- Vocabulary: places of work trang 38- lớp 3
- Listening: Goodman’s job 39 tiết/
- Word focus: Work - Làm bài buổi
- Grammar: Simple present (He/She/It) tập online
- Pronunciation: -Sendings
12 1 2 6
3c. Places and languages (P.38-P.39)
- Reading: Places and languages
- Vocabulary: cardinal and ordinal
numbers
- Speaking: tell your partners about
your favourite numbers
3d. The City of Atlanta (P.40) - Đọc sách Gv lên
- Vocabulary: places in a city trang 40- lớp 3
- Listening+ speaking: giving directions 41 tiết/
13 + Grammar: simple present 2 1 6 - Làm bài buổi
(I/We/You/they) + present simple tập online
questions
3e: Describing a place (P.41)
3f: Cowley Road -Đọc sách Gv lên
REVIEW (P.44) trang 42- lớp 3
14 -Writing: a travel website 1 2 6 44 tiết
-Writing skill: capital letters - Làm bài
- Unit 3 review (exercise 1-8) tập online
- Làm bài Gv lên
Ôn tập
15 1 2 6 tập online lớp 3
-Ôn tập 3 units
tiết
Tổng số 21 24 90

7. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên
- Sinh viên phải tham dự ít nhất 75% số tiết trên lớp và làm bài kiểm tra giữa kỳ
mới được dự thi kết thúc học phần;
93

- Sinh viên hoàn thành ít nhất 70% bài tập workbook online mới được dự thi kết
thúc học phần (yêu cầu điều kiện)
- Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ học tập được giao (bao gồm cả hoạt động trên lớp
và ngoài giờ)
- Sinh viên phải có thái độ tích cực khi tham gia các hoạt động trên lớp, hoàn thành
đúng hạn các bài tập được giao (được tính vào phần điểm thái độ học tập), thực hiện
bài tập với chất lượng tốt nhất (sẽ được tính điểm cộng vào điểm thường xuyên)
- Phần tự học: Trước khi sang unit mới, GV sẽ nêu các vấn đề cần tìm hiểu cùng với
các từ khóa để SV tìm đọc trong giáo trình hoặc tra cứu ở các nguồn tài liệu khác như
thư viện và internet. Mỗi cá nhân cần thực hiện đầy đủ phần bài tập giáo viên cho về
nhà.
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập học phần
8.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên: 30% hoặc 3/10 tổng điểm
- Tham gia học tập trên lớp (chuyên cần): 10% tức 1 điểm (vắng 1 tiết trừ 0.2 điểm).
Vắng từ 25% số tiết trở lên thì bị cấm thi.
- Thái độ học tập (chuẩn bị bài tốt, tích cực thảo luận) và bài tập kiểm tra thường
xuyên: 10%
- Bài tập workbook: 10%.
8.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ: Kiểm tra giữa kỳ (Nghe, Nói, Đọc,Viết): 20%.
8.3. Thi cuối kỳ: (Nghe, Nói, Đọc, Viết): 50%
8.4. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ:
- Kiểm tra giữa kỳ: Sau 2 Units
- Thi cuối kỳ: Hết 3 Units
8.5. Hình thức kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ:
Thi theo dạng đề thi (theo dạng đề thi của TTNN-TH trường ĐH Khánh Hòa).
94

11. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN TÂM LÝ KHÁCH HÀNG

1. Thông tin chung về học phần


- Tên học phần: Tâm lý khách hàng
- Mã học phần: ………………. Số tín chỉ: 02
- Yêu cầu của học phần: Tự chọn
- Các học phần học trước: Không
- Các yêu cầu khác đối với học phần (nếu có) Không
- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
Giờ lên lớp (15 tiết lý thuyết/tín chỉ):
+ Lý thuyết (15 tiết lý thuyết/tín chỉ): 20 tiết
+ Bài tập/Thảo luận trên lớp (15 tiết lý thuyết/tín chỉ): 10 tiết
+ Thực hành/Thí nghiệm (30 tiết/tín chỉ):
+ Thực tập tại cơ sở (45-90 giờ/tín chỉ):
+ Làm tiểu luận, bài tập lớn (60 giờ/tín chỉ):
Giờ chuẩn bị cá nhân (30 giờ/tín chỉ):
+ Hoạt động nhóm:
+ Tự học, tự nghiên cứu: 60 giờ
- Bộ môn phụ trách học phần: Quản trị kinh doanh KS-NH
2. Mục tiêu của học phần
2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần
a. Kiến thức:
+ Trang bị cho sinh viên một số kiến thức về tâm lý con người nói chung.
+ Trang bị những kiến thức nắm bắt tâm lý khách du lịch theo giới tính, lứa tuổi, nghề
nghiệp, một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới và tâm lý khách du lịch theo Châu lục.
b. Kỹ năng:
+ Quan sát và phân tích đặc điểm tâm lý người mua hàng
+ Giao tiếp trong hoạt động mua bán
+ Giải quyết tình huống giao tiếp trong hoạt động mua bán
+ Kỹ năng năm bắt tâm lý khách hàng từ đó có những thái độ hành động phục vụ
khách hàng tốt
c. Thái độ:
+ Củng cố lòng yêu nghề
+ Làm việc chuyên nghiệp, tôn trọng khách hàng.
d. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Biết cách xử lý các tình huống liên quan đến khách hàng
+ Có ý thức trong việc học tập suốt đời bằng việc liên kết môn học với các môn học
khác trong tương lai và nâng cao kiến thức của môn học với bậc học cao hơn.
+ Tự chủ được các hành vi của mình trong các mối quan hệ liên quan các nội dung đã
được học, vận dụng các kiến thức đã học áp dụng cho công việc phù hợp với quy định
của pháp luật và các quy tắc ứng xử chung của cộng đồng và của xã hội.
95

2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể


- Nắm được kiến thức tổng quát về tâm lý khách hàng trong kinh doanh
- Biết phân tích đặc điểm người tiêu dùng, đặc điểm người bán hàng và hoạt động bán
hàng, đặc điểm nhà kinh doanh.
- Bên cạnh đó, học phần cũng trang bị cho người học một số kỹ năng nhất định trong
cuộc sống, như kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng quan sát, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ
năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình.
3. Mô tả tóm tắt nội dung học phần
Môn học cung cấp những kiến thức, kỹ năng căn bản trong việc nắm bắt tâm lý
của khách hàng nói chung và khách du lịch nói riêng, từ đó vận dụng những kiến thức
đã học trong công việc, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng thông qua tâm lý của họ.
4. Nội dung chi tiết học phần
4. Nội dung chi tiết học phần
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về tâm lý học
1.1. Sự hình thành và phát triển của tâm lý học
1.2. Tâm lý học xã hội
1.3. Vận dụng phương pháp nghiên cứu tâm lý trong du lịch
Chương 2: Một số hiện tượng tâm lý trong du lịch
2.1. Các hiện tượng tâm lý xã hội tác động đến khách du lịch
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý của khách du lịch trong quá trình phục vụ khách
du lịch
2.3. Những đặc điểm tâm lý của khách trong tiêu dùng du lịch
Chương 3: Tâm lý khách du lịch theo giới tính – lứa tuổi – nghề nghiệp
3.1. Tâm lý khách du lịch theo giới tính
3.2. Tâm lý khách du lịch theo lứa tuổi
3.3. Tâm lý khách du lịch theo nghề nghiệp
Chương 4: Tâm lý khách du lịch theo Châu lục – Quốc gia
4.1. Tâm lý khách du lịch theo châu lục
4.2. Tâm lý khách du lịch theo quốc gia
5. Học liệu
5. 1. Học liệu bắt buộc:
[1]. Nguyễn Văn Đính (2012), Giáo trình tâm lý và nghệ thuật giao tiếp , ứng xử
trong kinh doanh du lịch, NXB lao động – xã hội, Hà Nội.
5.2 Học liệu tham khảo:
[2]. Mã Nghĩa Hiệp (1999), Tâm lý học tiêu dùng, NXB. Chính trị quốc gia.
[3]. Thái Trí Dũng (2007), Tâm lý học quản trị kinh doanh, NXB Lao động xã hội
[4]. Phạm Tất Dong (1993), Tâm lý học kinh doanh, NXB.TP.HCM.
[5]. Nguyễn Văn Lê (1996), Tâm lý người mua hàng và văn minh thương nghiệp,
NXB TP.HCM.
96

6. Hình thức tổ chức dạy - học.

Hình thức tổ chức dạy-học Yêu cầu


sinh viên
Thời Nội dung Số tiết tín chỉ lên lớp Hoạt Tự chuẩn bị
gian động học trước khi
Lý Bài Thực theo
thuyết tập hành đến lớp
nhóm
/Thảo
luận
Tuần 1 Chương 1: Một số vấn đề 2 4 - Đọc tài
cơ bản về tâm lý học liệu: Giáo
1.1. Sự hình thành và phát trình tâm lý
triển của tâm lý học khách du
1.1.1. Khái niệm tâm lý lịch –
1.1.2. Bản chất của hiện Chương 1
tượng tâm lý
Tuần 2 1.2. Tâm lý học xã hội 2 4
1.2.1. Khái niệm tâm lý xã
hội
1.2.2. Các quy luật hình
thành tâm lý xã hội
1.3 Vận dụng phương pháp
nghiên cứu tâm lý trong du
lịch

Tuần Chương 2: Một số hiện 1 1 4 Đọc tài


3 tượng tâm lý trong du lịch liệu: Giáo
2.1. Các hiện tượng tâm lý trình tâm lý
xã hội tác động đến khách khách du
du lịch lịch –
2.1.1. Phong tục, tập quán Chương 2
2.1.2. Truyền thống
2.1.3. Tín ngưỡng, tôn giáo
2.1.4. Tính cách dân tộc
2.1.5. Bầu không khí xã hội
2.1.6. Thị hiếu
2.1.7. Dư luận xã hội
Tuần 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng 1 1 4
4 đến tâm lý của khách du
lịch trong quá trình phục vụ
khách du lịch
2.2.1. Ảnh hưởng của nhân
97

viên phục vụ tới tâm lý của


khách
Tuần 2.2.2. Tác động của những 1 1 4
5 người khách khác tới tâm lý
của khách
2.2.3. Các yếu tố khác
Tuần 2.3. Những đặc điểm tâm lý 2 4
6 của khách trong tiêu dùng
du lịch
2.3.1. Nhu cầu du lịch
2.3.2. Động cơ và sở thích
của khách du lịch
2.3.3. Hành vi tiêu dùng
2.3.4. Tâm trạng và cảm
xúc của khách du lịch

Tuần Chương 3: Tâm lý khách du 1 1 4 Đọc tài


7 lịch theo giới tính – lứa tuổi liệu: Giáo
– nghề nghiệp trình tâm lý
3.1. Tâm lý khách du lịch khách du
theo giới tính lịch –
3.1.1. Tâm lý khách du lịch Chương 3
là nam giới
3.1.2. Tâm lý khách du lịch
là nữ giới
3.2. Tâm lý khách du lịch
theo lứa tuổi
3.2.1. Khách du lịch là
người cao tuổi
3.2.2. Khách du lịch là
người trung niên (31-55
tuổi)
3.2.3. Khách du lịch là
thanh niên (18-30 tuổi)
3.2.4. Khách du lịch là trẻ
em
3.3.7. Tâm lý khách du lịch
là nhà chính trị, ngoại giao
Tuần 3.3. Tâm lý khách du lịch 1 1 4
8 theo nghề nghiệp
3.3.1. Tâm lý khách du lịch
98

là người quản lý
3.3.2. Tâm lý khách du lịch
làm nghệ thuật
3.3.3. Tâm lý khách du lịch
là nhà kinh doanh
3.3.4. Tâm lý khách du lịch
là các nhà khoa học – trí
thức
3.3.5. Tâm lý khách du lịch
là nông dân và công nhân
3.3.6. Tâm lý khách du lịch
là tây ba lô
3.3.7. Tâm lý khách du lịch
là nhà chính trị, ngoại giao

** Kiểm tra giữa kỳ


Tuần 9 Chương 4: Tâm lý khách du 2 4 Đọc tài
lịch theo Châu lục – Quốc liệu: Giáo
gia trình–
4.1. Tâm lý khách du lịch Chương 4
theo châu lục
Tuần 4.1.1. Tâm lý khách du lịch 1 1 4
10 người Châu Á
Tuần 4.1.2. Tâm lý khách du lịch 1 1 4
11 người Châu Âu
Tuần 4.1.3. Tâm lý khách du lịch 1 1 4
12 người Châu Mỹ
Tuần 4.1.4. Tâm lý khách du lịch 1 1 4
13 người Châu Phi – Úc
Tuần 4.2. Tâm lý khách du lịch 1 1 4
14 theo quốc gia
Tuần Ôn tập 2 4
15
Tổng cộng : 20 10 60

7. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên
- Thực hiện theo quy chế đào tạo hiện hành.
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập học phần
8.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên: 20 %
- Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tốt, tích cực thảo luận)
99

- Phần tự học tự lên lớp (hoàn thành tốt nội dung và nhiệm vụ mà giảng viên giao cho
cá nhân/tuần; bài tập nhóm/tháng; bài tập cá nhân/học kỳ…)
- Hình thức kiểm tra và thi:
+ Các bài tập, kiểm tra trên lớp.
+ Kiểm tra hết môn (từ 60 phút – 75 phút).
8.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ: 30%
8.3. Thi cuối kỳ: 50%
8.4. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ
- Kiểm tra giữa kỳ: Từ tuần 4 – tuần 8
- Thi cuối kỳ: Sau tuần thứ 15 (Theo lịch thi chung của Nhà trường)
8.5. Hình thức thi cuối kỳ: Tự luận hoặc trắc nghiệm
100

12. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN KỸ NĂNG GIAO TIẾP

1. Thông tin chung về học phần


- Tên học phần: Kỹ năng giao tiếp
- Mã học phần: Số tín chỉ: 2
- Yêu cầu của học phần (bắt buộc hay tự chọn): Tự chọn
- Các học phần học trước: Không
- Các yêu cầu khác đối với học phần (nếu có) : Không
- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động
Giờ lên lớp (15 tiết lý thuyết/tín chỉ)
+ Lý thuyết (15 tiết/tín chỉ): 20 tiết
+ Bài tập/ Thảo luận trên lớp (15 tiết/tín chỉ): 10 tiết
+ Thực hành/ Thí nghiệm (30 tiết/tín chỉ):
+ Thực tập tại cơ sở (45-90 giờ/tín chỉ):
+ Làm tiểu luận, bài tập lớn (60 giờ/tín chỉ):
Giờ chuẩn bị cá nhân (30 giờ/tín chỉ)
+ Hoạt động theo nhóm:
+ Tự học, tự nghiên cứu: 60 giờ
- Khoa/Bộ môn phụ trách học phần: Bộ môn QTKD KS-NH
2. Mục tiêu của học phần
2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần
Sau khi học xong học phần, sinh viên có khả năng:
a. Kiến thức:
- Nắm vững các kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp, nghi thức giao tiếp và các
đặc điểm của tâm lý con người trong giao tiếp.
- Phân tích những yếu tố gây trở ngại quá trình giao tiếp và phương pháp hạn chế
những trở ngại trong giao tiếp.
- Nhận biết các tập quán, văn hóa giao tiếp của khách hàng
b. Năng lực:
- Hình thành diện mạo, tác phong của nhân viên phục vụ khách hàng.
- Thực hành những nghi thức giao tiếp trong chào hỏi, tiếp khách và quá trình phục
vụ khách hàng
- Rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử trong hoạt động dịch vụ lưu trú
c. Thái độ:
- Rèn luyện tính tích cực, chủ động tìm hiểu và tăng tính năng động trong học tập,
nghiên cứu.
d. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Biết cách xử lý các tình huống liên quan đến khách hàng
- Có ý thức trong việc học tập suốt đời bằng việc liên kết môn học với các môn học
khác trong tương lai và nâng cao kiến thức của môn học với bậc học cao hơn
2.1. Mục tiêu đào tạo cụ thể
101

Chương 1: Nhằm cung cấp cho người học một số kiến thức cơ bản về hoạt động giao
tiếp, bản chất của giao tiếp, một số đặc điểm cơ bản của tâm lý con người trong giao
tiếp, những trở ngại trong quá trình giao tiếp, phương pháp khắc phục những trở ngại
trong qúa trình giao tiếp.
Chương 2: Trang bị cho người học một số kiến thức cơ bản về các nghi thức giao tiếp
cơ bản, nghi thức gặp gỡ làm quen, nghi thức xử sự trong giao tiếp, nghi thức tổ chức
tiếp xúc và chiêu đãi, trang phục khi giao tiếp.
Chương 3: Trang bị cho người học một số kiến thức cơ bản về các kỹ năng giao tiếp
ứng xử trong lần đầu gặp gỡ, kỹ năng trò chuyện, kỹ năng diễn thuyết và kỹ năng sử
dụng phương tiện thông tin liên lạc.
Chương 4: Hình thành cho người học một số kỹ năng giao tiếp ứng xử trong hoạt động
kinh doanh lưu trú, về diện mạo của người phục vụ, cách ứng xử trong quan hệ giao
tiếp với khách hàng, quan hệ giao tiếp trong nội bộ doanh nghiệp.
Chương 5: Nhằm trang bị cho người học một số kiến thức cơ bản về tập quán giao tiếp
tiêu biểu trên thế giới, tập quán giao tiếp theo vùng lãnh thổ.
3. Tóm tắt nội dung học phần
Học phần Kỹ năng giao tiếp cung cấp cho sinh viên hệ thống kiến thức về: Một số vấn
đề khái quát về hoạt động giao tiếp, một số nghi thức giao tiếp cơ bản; Kỹ năng giao
tiếp ứng xử trong cuộc sống hàng ngày, kỹ năng giao tiếp ứng xử trong hoạt động kinh
doanh lưu trú và một số tập quán giao tiếp theo tôn giáo và lãnh thổ tiêu biểu trên thế
giới. Ngoài ra, học phần còn định hướng giải quyết các bài tập tình huống và rèn luyện
các kỹ năng giao tiếp ứng xử trong hoạt động quản lý kinh doanh lưu trú.
4. Nội dung chi tiết học phần
Chương 1: Một số vấn đề khái quát về hoạt động giao tiếp
1.1. Bản chất của giao tiếp
1.1.1. Giao tiếp là gì?
1.1.2. Các loại hình giao tiếp
1.1.3. Mục đích của giao tiếp
1.1.4. Sơ đồ quá trình giao tiếp
1.1.5. Các vai xã hội trong quá trình giao tiếp
1.1.6. Phong cách sử dụng ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp
1.2. Một số đặc điểm cơ bản của tâm lý con người trong giao tiếp
1.2.1. Thích được giao tiếp với người khác
1.2.2. Thích được người khác khen và quan tâm đến mình
1.2.3. Con người ai cũng thích đẹp
1.2.4. Thích tò mò, thích điều mới lạ, thích những cái mình không có, có một rồi lại
muốn hai
1.2.5. Con người luôn sống bằng biểu tượng và yêu thích kỷ niệm
1.2.6. Con người luôn đặt niềm tin và hi vọng vào điều mình đang theo đuổi
1.2.7. Con người dường như luôn tự mâu thuẫn với chính mình
1.2.8. Con người thích tự khẳng định mình, thích được người khác đánh giá về mình,
thích tranh đua.
102

1.3. Những trở ngại trong quá trình giao tiếp


1.3.1. Yếu tố gây nhiễu
1.3.2. Thiếu thông tin phản hồi
1.3.3. Nhận thức khác nhau qua các giác quan
1.3.4. Suy xét, đánh giá giá trị vội vàng
1.3.5. Sử dụng từ đa nghĩa nhiều ẩn ý
1.3.6. Không thống nhất, hợp lý giữa giao tiếp bằng từ ngữ và cử chỉ điệu bộ
1.3.7. Chọn kênh thông tin không hợp lý
1.3.8. Thiếu lòng tin
1.3.9. Trạng thái cảm xúc mạnh khi giao tiếp
1.3.10. Thiếu quan tâm, hứng thú
1.3.11. Bất đồng ngôn ngữ và kiến thức
1.3.12. Khó khăn trong việc diễn đạt
1.4. Phương pháp khắc phục những trở ngại trong quá trình giao tiếp
1.4.1. Hạn chế tối đa yếu tố gây nhiễu
1.4.2. Sử dụng thông tin phản hồi
1.4.3. Xác lập mục tiêu chung
1.4.4. Suy xét thận trọng, đánh giá khách quan
1.4.5. Sử dụng ngôn ngữ hợp lý
1.4.6. Học cách tiếp xúc và thể hiện động tác, phong cách cử chỉ hợp lý
1.4.7. Lựa chọn thời điểm và kênh truyền tin hợp lý
1.4.8. Xây dựng lòng tin
1.4.9. Không nên để cảm xúc mạnh chi phối quá trình giao tiếp
1.4.10. Tạo sự đồng cảm giữa hai bên
1.4.11. Suy nghĩ khi giao tiếp
1.4.12. Diễn đạt rõ ràng, có sức thuyết phục
Chương 2: Một số nghi thức giao tiếp cơ bản
2.1. Nghi thức gặp gỡ làm quen
2.1.1. Chào hỏi
2.1.2. Giới thiệu làm quen
2.1.3. Bắt tay
2.1.4. Danh thiếp
2.1.5. Ôm hôn, khoác tay
2.1.6. Tặng hoa
2.1.7. Mời khiêu vũ
2.2. Nghi thức xử sự trong giao tiếp
2.2.1. Ra vào cửa
2.2.2. Lên xuống cầu thang
2.2.3. Sử dụng thang máy
2.2.4. Áo khoác ngoài
2.2.5. Mời và châm thuốc xã giao
2.2.6. Ghế ngồi và cách ngồi
103

2.2.7. Quà tặng


2.2.8. Sử dụng xe hơi
2.2.9. Tiếp xúc nơi công cộng
2.3. Nghi thức tổ chức tiếp xúc và chiêu đãi
2.3.1. Tổ chức tiếp xúc và tham dự tiếp xúc
2.3.2. Tổ chức tiệc chiêu đãi và dự tiệc chiêu đãi
2.4. Trang phục nam nữ
2.4.1. Trang phục phụ nữ
2.4.2. Trang phục nam giới
Chương 3: Kỹ năng giao tiếp ứng xử.
3.1. Lần đầu gặp gỡ
3.1.1. Ấn tượng ban đầu trong giao tiếp
3.1.2. Những yếu tố đảm bảo sự thành công của lần đầu gặp gỡ
3.1.3. Những bí quyết tâm lý trong buổi đầu gặp gỡ
3.2. Kỹ năng trò chuyện
3.2.1. Mở đầu câu chuyện một cách tự nhiên
3.2.2. Chú ý quan sát để dẫn dắt câu chuyện sao cho phù hợp với tâm lý người nghe
3.2.3. Biết cách gợi chuyện hợp lý
3.2.4. Biết chú ý lắng nghe người tiếp chuyện
3.2.5. Phải biết kết thúc câu chuyện và chia tay
3.2.6. Những điều cần chú ý khi trò chuyện
3.3. Kỹ năng diễn thuyết
3.3.1. Tạo ấn tượng tốt đẹp từ giây phút ban đầu
3.3.2. Đồng cảm, giao hoà với thính giả
3.3.3. Chuẩn bị chu đáo nội dung chính của bài diễn thuyết
3.3.4. Sử dụng thiết bị phụ trợ và các yếu tố phi ngôn ngữ hợp lý làm tăng hiệu quả
của cuộc diễn thuyết
3.3.5. Kết thúc cuộc diễn thuyết một cách hợp lý và gây ấn tượng
3.4. Sử dụng phương tiện thông tin liên lạc
3.4.1. Sử dụng điện thoại
3.4.2. Sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc khác
Chương 4: Kỹ năng giao tiếp ứng xử trong hoạt động kinh doanh lưu trú
4.1. Diện mạo người phục vụ
4.1.1. Vệ sinh cá nhân
4.1.2. Đồng phục
4.2. Quan hệ giao tiếp với khách hàng
4.2.1. Nội dung giao tiếp với khách hàng qua các giai đoạn
4.2.2. Xây dụng mối quan hệ tốt với khách hàng
4.3. Quan hệ giao tiếp trong nội bộ doanh nghiệp
4.3.1. Tham gia vào tổ làm việc
4.3.2. Cư xử của người quản lý đối với nhân viên
4.3.3. Cư xử của nhân viên đối với người quản lý
104

4.3.4. Mối quan hệ hữu cơ giữa nhân viên và người quản lý


Chương 5: Tập quán giao tiếp tiêu biểu trên thế giới
5.1. Tập quán giao tiếp của người châu Á
5.2. Tập quán giao tiếp của người châu Âu
5. 3. Tập quán giao tiếp của các nước Nam Mỹ và người Mỹ
5. Học liệu
5.1. Học liệu bắt buộc
[1]. Bài giảng Kỹ năng giao tiếp của GV phụ trách
5.2. Học liệu tham khảo
[2]. Thái Trí Dũng (2005), Giáo trình Tâm lý học Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế
TP. Hồ Chí Minh.
[3]. Hà Thiện Thuyên (biên dịch) (2005), Nghệ thuật giao tiếp hằng ngày, NXB Thanh
niên
6. Lịch trình dạy - học (thiết kế cho cả tiến trình 15 tuần)
Hình thức tổ chức dạy-học Yêu cầu
Số tiết tín chỉ Hoạt Tự sinh viên
Thời Ghi
Nội dung lên lớp động học chuẩn bị
gian chú
LT BT/ T theo trước khi
TL H nhóm đến lớp
Chương 1: Một số vấn
đề khái quát về hoạt Tham khảo
Tuần
động giao tiếp 2 4 tài liệu 5.1
1
1.1. Bản chất của giao và 5.2
tiếp
1.2. Một số đặc điểm cơ
bản của tâm lý con người Tham khảo
Tuần
trong giao tiếp 1 1 4 tài liệu 5.1
2
1.3. Những trở ngại và 5.2
trong quá trình giao tiếp
1.4. Phương pháp khắc Tham khảo
Tuần
phục những trở ngại 1 1 4 tài liệu 5.1
3
trong quá trình giao tiếp và 5.2
Chương 2: Một số nghi
Tham khảo
Tuần thức giao tiếp cơ bản
2 4 tài liệu 5.1
4 2.1. Nghi thức gặp gỡ
và 5.2
làm quen
2.2. Nghi thức xử sự Tham khảo
Tuần
trong giao tiếp 1 1 4 tài liệu 5.1
5
và 5.2
Tuần 2.3. Nghi thức tổ chức 1 1 4 Tham khảo
6 tiếp xúc và chiêu đãi tài liệu 5.1
105

2.4. Trang phục nam nữ và 5.2


Chương 2: tiếp theo
Tham khảo
Tuần Chương 3: Kỹ năng
4 tài liệu 5.1
7 giao tiếp ứng xử. 2
và 5.2
3.1. Lần đầu gặp gỡ
3.2. Kỹ năng trò chuyện Tham khảo
Tuần
 Kiểm tra giữa kỳ 1 1 4 tài liệu 5.1
8
và 5.2
3.3. Kỹ năng diễn thuyết Tham khảo
Tuần
3.4. Sử dụng phương tiện 1 1 4 tài liệu 5.1
9
thông tin liên lạc và 5.2
Chương 4: Kỹ năng
giao tiếp ứng xử trong
Tham khảo
Tuần hoạt động kinh doanh
2 4 tài liệu 5.1
10 lưu trú
và 5.2
4.1. Diện mạo người
phục vụ
4.2. Quan hệ giao tiếp Tham khảo
Tuần
với khách hàng 1 1 4 tài liệu 5.1
11
và 5.2
4.3. Quan hệ giao tiếp Tham khảo
Tuần
trong nội bộ doanh 1 1 4 tài liệu 5.1
12
nghiệp và 5.2
Chương 4:
Chương 5: Tập quán
Tham khảo
Tuần giao tiếp tiêu biểu trên
1 1 4 tài liệu 5.1
13 thế giới
và 5.2
5.1. Tập quán giao tiếp
của người châu Á
Tham khảo
Tuần 5.2. Tập quán giao tiếp
1 2 tài liệu 5.1
14 của người châu Âu
và 5.2
5.3. Tập quán giao tiếp
Tham khảo
Tuần của các nước Nam Mỹ
2 1 6 tài liệu 5.1
15 và người Mỹ
và 5.2
Ôn tập
Tổng 20 10 60

7. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên:
Thực hiện theo quy chế đào tạo hiện hành
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần
106

8.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên: (trọng số) 20%
- Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tốt, tích cực thảo luận)
- Phần tự học tự lên lớp (hoàn thành tốt nội dung và nhiệm vụ mà giảng viên giao cho
cá nhân/tuần; bài tập nhóm/tháng; bài tập cá nhân/học kỳ…)
8.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ: (trọng số) 30%
8.3. Thi cuối kỳ: 50%
8.4. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ
- Kiểm tra giữa kỳ: Tuần thứ 8
- Thi cuối kỳ: Sau tuần thứ 15 (Theo lịch thi chung của Nhà trường)
8.5. Hình thức thi cuối kỳ: Tự luận hoặc trắc nghiệm
107

13. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC TRONG KINH DOANH

1. Thông tin chung về học phần


- Tên học phần: Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh
- Mã học phần: ………………… Số tín chỉ: 02
- Yêu cầu của học phần: Tự chọn
- Các học phần học trước: Không
- Các yêu cầu khác đối với học phần: Không
- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động
Giờ lên lớp (15 tiết lý thuyết/tín chỉ)
+ Lý thuyết: 20 tiết
+ Bài tập/ Thảo luận trên lớp: 10 tiết
+ Thực tập tại cơ sở:
+ Làm tiểu luận, bài tập lớn:
Giờ chuẩn bị cá nhân (30 giờ/tín chỉ)
+ Hoạt động theo nhóm:
+ Tự học, tự nghiên cứu: 60 giờ
- Khoa/Bộ môn phụ trách học phần: BM QTKD Lữ hành, khoa Du lịch
2. Mục tiêu của học phần
2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần
Cung cấp cho người học một số khái niệm cơ bản về khoa học, nghiên cứu khoa
học, phương pháp nghiên cứu khoa học, tổ chức công tác nghiên cứu khoa học,
phương pháp nghiên cứu và viết luận văn tốt nghiệp.
2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể
+ Kiến thức: Hình thành cho người học những quan điểm, phương pháp luận khoa
học và hệ thống nghiên cứu khoa học giáo dục.
+ Kỹ năng: Giúp người học có năng lực tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa
học.
+ Thái độ: Hình thành thái độ trung thực, đúng đắn, nghiêm túc trong nghiên cứu
khoa học.
3. Tóm tắt nội dung học phần
- Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các phương pháp tiến
hành một nghiên cứu một cách có hệ thống và mang tính khoa học.
- Hướng dẫn về các bước thực hiện một nghiên cứu, từ đặt vấn đề, tổng quan tài
liệu, thu thập thông tin, cho đến hoàn thành và báo cáo kết quả nghiên cứu.
- Môn học gồm các nội dung chính sau:
+ Tổng quan về khoa học và nghiên cứu khoa học
+ Trình tự logic của nghiên cứu khoa học
+ Phương pháp thu thập và xử lý thông tin
+ Viết tài liệu khoa học
4. Nội dung chi tiết học phần
108

Chương 1: Tổng quan về khoa học và nghiên cứu khoa học
1.1. Nghiên cứu khoa học
1.1.1. Khái niệm về nghiên cứu khoa học.
1.1.2. Nghiên cứu hàn lâm và ứng dụng.
1.2. Các trường phái nghiên cứu khoa học
1.2.1. Suy diễn và quy nạp.
1.2.2. Định tính, định lượng, hỗn hợp.
1.3. Vấn đề nghiên cứu
1.3.1. Vấn đề nghiên cứu
1.3.2. Ý tưởng nghiên cứu
1.3.3. Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu
Chương 2: Trình tự logic của một nghiên cứu khoa học
2.1. Xây dựng luận điểm khoa học của đề tài
2.1.1. Xác định từ khóa chủ đề nghiên cứu
2.1.2. Tra cứu tài liệu liên quan
2.1.3. Lựa chọn tài liệu liên quan mật thiết
2.1.4. Tóm tắt nội dung từng tài liệu
2.1.5. Tổng hợp tài liệu
2.1.6. Tóm tắt những hướng nghiên cứu của các tài liệu có liên quan
2.1.7. Đưa ra hướng nghiên cứu (sự cần thiết của nghiên cứu)
2.2. Chứng minh luận điểm khoa học
2.2.1. Cấu trúc logic của phép chứng minh
2.2.2. Luận cứ
2.2.3. Luận chứng
Chương 3: Phương pháp thu thập và xử lý thông tin
3.1. Phương pháp thu thập thông tin
3.1.1. Khái niệm
3.1.2. Phương pháp tiếp cận thu thập thông tin
3.1.3. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
3.1.4. Phương pháp phi thực nghiệm
3.1.5. Phương pháp trắc nghiệm
3.1.6. Phương pháp thực nghiệm
3.2. Phương pháp xử lý thông tin
3.2.1. Khái niệm
3.2.2. Xử lý các thông tin định lượng
3.2.3. Xử lý các thông tin định tính
Chương 4: Nội dung báo cáo kết quả nghiên cứu
4.1. Nội dung báo cáo kết quả nghiên cứu ở dạng sách
4.2. Nội dung báo cáo kết quả nghiên cứu ở dạng bài báo
4.3. Trích dẫn khoa học
5. Học liệu
5.1. Học liệu bắt buộc
109

[1]. Bài giảng của giảng viên phụ trách giảng dạy.
[2]. Nguyễn Đình Thọ, Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB Lao
động xã hội, 2011.
5.2. Học liệu tham khảo
[3]. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2007), Nghiên cứu khoa học
Marketing, NXB ĐH quốc gia.
[4]. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB KHKT.
[5]. Phương Kỳ Sơn (2001), Phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Chính trị Quốc
gia.
[6]. Lưu Xuân Mới (2003), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB ĐHSP.
6. Hình thức tổ chức dạy - học
Lịch trình dạy – học
Hình thức tổ chức dạy-học Yêu cầu
sinh viên
Số tiết tín chỉ lên lớp Hoạt Tự
Thời Nội dung chuẩn bị
động học
gian Lý Bài Thực theo trước khi
thuyết tập/ hành nhóm đến lớp
Thảo
luận
Tuần Chương 1: Tổng quan về khoa 2 4 Chuẩn bị
1 học và nghiên cứu khoa học in ấn tài
1.1. Nghiên cứu khoa học liệu học,
1.1.1. Khái niệm về nghiên cứu đọc trước
khoa học. tài liệu
1.1.2. Nghiên cứu hàn lâm và ứng chương 1
dụng.
Tuần 1.2. Các trường phái nghiên cứu 1 1 4
2 khoa học
1.2.1. Suy diễn và quy nạp.
1.2.2. Định tính, định lượng, hỗn
hợp.
Tuần 1.3. Vấn đề nghiên cứu 1 1 4
3 1.3.1. Vấn đề nghiên cứu
1.3.2. Ý tưởng nghiên cứu
1.3.3. Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu
Tuần Chương 2: Trình tự logic của 2 4 Đọc tài
4 một nghiên cứu khoa học liệu
2.1. Xây dựng luận điểm khoa học chương 2
của đề tài
2.1.1. Xác định từ khóa chủ đề
nghiên cứu
2.1.2. Tra cứu tài liệu liên quan
110

Tuần 2.1.3. Lựa chọn tài liệu liên quan 1 1 4


5 mật thiết
2.1.4. Tóm tắt nội dung từng tài
liệu
Tuần 2.1.5. Tổng hợp tài liệu 1 1 4
6 2.1.6. Tóm tắt những hướng nghiên
cứu của các tài liệu có liên quan
2.1.7. Đưa ra hướng nghiên cứu (sự
cần thiết của nghiên cứu)
Tuần 2.2. Chứng minh luận điểm khoa 1 1 4 Đọc tài
7 học liệu
2.2.1. Cấu trúc logic của phép chương 3
chứng minh
2.2.2. Luận cứ
2.2.3. Luận chứng
Tuần ** Kiểm tra giữa kỳ 1 1 4
8
Tuần Chương 3: Phương pháp thu 2 4
9 thập và xử lý thông tin
3.1. Phương pháp thu thập thông
tin
3.1.1. Khái niệm
3.1.2. Phương pháp tiếp cận thu
thập thông tin
Tuần 3.1.3. Phương pháp nghiên cứu tài 1 1 4
10 liệu
3.1.4. Phương pháp phi thực
nghiệm
3.1.5. Phương pháp trắc nghiệm
3.1.6. Phương pháp thực nghiệm
Tuần 3.2. Phương pháp xử lý thông tin 1 1 4
11 3.2.1. Khái niệm
3.2.2. Xử lý các thông tin định
lượng
3.2.3. Xử lý các thông tin định tính
Tuần Chương 4: Nội dung báo cáo kết 2 4 Làm bài
12 quả nghiên cứu tập nhóm,
4.1. Nội dung báo cáo kết quả Đọc tài
nghiên cứu ở dạng sách liệu
chương 4
Tuần 4.2. Nội dung báo cáo kết quả 1 1 4
111

13 nghiên cứu ở dạng bài báo


Tuần 4.3. Trích dẫn khoa học 1 1 4
14
Tuần Ôn tập 2 4
15
Tổng 20 10 60

7. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên
-Tham dự đầy đủ các giờ học lý thuyết và thảo luận;
-Nghiên cứu giáo trình và các tài liệu tham khảo khác;
-Tham gia ý kiến, chuẩn bị nội dung và trình bày vào các giờ thảo luận;
-Làm đầy đủ bài kiểm tra, thi kết thúc học phần.
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập học phần
8.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên: 20%
- Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tốt, tích cực thảo luận):
10%
- Phần tự học tự lên lớp (hoàn thành tốt nội dung và nhiệm vụ mà giảng viên giao
cho cá nhân/tuần; bài tập nhóm/tháng; bài tập cá nhân/học kỳ,…): 10%
8.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ: 30%
8.3. Thi cuối kỳ: 50%
8.4. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ:
- Kiểm tra giữa kỳ: Tuần thứ 9
- Thi cuối kỳ: Sau tuần thứ 15 (Theo lịch thi chung của Nhà trường)
8.5. Hình thức thi cuối kỳ: Tự luận hoặc trắc nghiệm.
112

14. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN DU LỊCH BỀN VỮNG

1. Thông tin chung về học phần


- Tên học phần: DU LỊCH BỀN VỮNG
- Mã học phần: Số tín chỉ: 02
- Yêu cầu của học phần: Tự chọn
- Các học phần học trước: không
- Các yêu cầu khác đối với học phần (nếu có): Không
- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động
Giờ lên lớp (15 tiết lý thuyết/tín chỉ)
+ Lý thuyết (15 tiết/tín chỉ): 24 tiết
+ Bài tập/ Thảo luận trên lớp (30-45 tiết/tín chỉ): 06 tiết
Giờ chuẩn bị cá nhân (30 giờ/tín chỉ)
+ Hoạt động theo nhóm:
+ Tự học, tự nghiên cứu: 60 tiết
- Khoa/Bộ môn phụ trách học phần: Bộ môn QTKD Lữ hành
2. Mục tiêu của học phần
2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần
Kết thúc học phần, sinh viên có thể nắm được các khái niệm cơ bản về môi
trường và các thành tố tạo nên môi trường du lịch; đi sâu vào tìm hiểu mối quan hệ
giữa Du lịch và Môi trường cũng như hiện trạng và các giải pháp bảo vệ môi trường
trong du lịch. Đồng thời, sinh viên cũng nắm được các mục tiêu trong phát triển du
lịch bền vững cũng như cách phát huy những giá trị tài nguyên nhằm đạt đến sự bền
vững, có thái độ tích cực với môi trường nói chung và môi trường du lịch nói riêng để
định hướng đúng cho hành động thực tiễn trong ngành du lịch.
2.1. Mục tiêu đào tạo cụ thể
Mục tiêu chương 1: Sinh viên nắm vững các khái niệm cơ bản về môi trường và
môi trường du lịch, các thành tố cấu tạo nên môi trường du lịch
Mục tiêu chương 2: Tìm hiểu rõ mối quan hệ giữa du lịch và môi trường, các
tác động qua lại giữa du lịch và môi trường, tìm ra nguyên nhân dẫn đến nguy cơ hoạt
động du lịch khó phát triển bền vững.
Mục tiêu chương 3: phân tích rõ thế nào là du lịch bền vững, các mục tiêu,
nguyên tắc, phương hướng hoạt động của du lịch bền vững, các loại hình du lịch bền
vững hiện nay và mở rộng thêm về hoạt động du lịch có trách nhiệm.
3. Tóm tắt nội dung học phần
Nội dung học phần trình bày về các khái niệm cơ bản của môi trường và môi
trường du lịch, mối quan hệ mật thiết giữa môi trường và du lịch, những tác động qua
lại lẫn nhau giữa môi trường và du lịch từ đó định hướng phát triển du lịch bền vững.
Nắm bắt được xu thế phát triển du lịch bền vững, những khái niệm, mục tiêu, nguyên
tắc, phương hướng phát triển du lịch bền vững. Nội dung học phần cập nhật các tình
hình về môi trường liên quan ảnh hưởng đến hoạt động du lịch hiện nay và làm cách
113

nào để giải quyết vấn đề cân bằng giữa kinh doanh thương mại du lịch với duy trì được
tài nguyên môi trường một cách hiệu quả lâu dài để đảm bảo cho hoạt động du lịch
được bền vững. Học phần cho sinh viên cái nhìn rộng, bao quát, liên ngành trong định
hướng, chiến lược phát triển du lịch bền vững.
4. Nội dung chi tiết học phần
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG DU LỊCH
I. Môi trường
1. Khái niệm
2. Phân loại môi trường
3. Chức năng cơ bản của môi trường
4. Một số khái niệm khác
II. Môi trường du lịch
1. Khái niệm
2. Nội dung thành phần môi trường du lịch
2.1. Thành phần trong cấu trúc môi trường tự nhiên
- Môi trường địa chất
- Môi trường nước
- Môi trường không khí
- Môi trường sinh học
- Các tai biến, sự cố môi trường
2.2. Môi trường kinh tế xã hội và nhân văn
- Môi trường kinh tế xã hội
- Môi trường nhân văn
CHƯƠNG 2 MỐI QUAN HỆ GIỮA DU LỊCH VÀ MÔI TRƯỜNG
I. Những đặc trưng cơ bản của điểm du lịch
1. Tính xen ghép
2. Vòng đời điểm du lịch
3. Khả năng tải của điểm du lịch
II. Tác động của du lịch đến môi trường
1. Tác động của du lịch đến các yếu tố sinh thái tự nhiên
2. Tác động của du lịch đến các yếu tố xã hội - nhân văn
III. Sức ép môi trường lên phát triển du lịch
1. Khái niệm
2. Một số dạng sức ép môi trường chính
CHƯƠNG 3 DU LỊCH BỀN VỮNG
I. Tổng quan về du lịch bền vững
1. Khái niệm
2. Mục tiêu của Du lịch bền vững
3. Các hợp phần của du lịch bền vững
4. Các bên tham gia trong hoạt động phát triển du lịch bền vững
II. Những nguyên tắc của du lịch bền vững
III. Các biện pháp tự điều chỉnh nhằm đạt đến sự bền vững
114

IV. Một số loại hình du lịch hướng tới bền vững


1. Du lịch văn hóa
2. Du lịch sinh thái
3. Du lịch cộng đồng
V. Tiếp cận du lịch có trách nhiệm dựa trên nền tảng của du lịch bền vững
5. Học liệu
5.1. Học liệu bắt buộc
[1]. Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, NXB Đại học Quốc
Gia Hà Nội.
[2]. Lê Văn Thăng (2007), Giáo trình Du lịch và Môi trường, NXB Đại học Quốc Gia
Hà Nội
5.2. Học liệu tham khảo
[3]. Phạm Trung Lương (2007), Du lịch sinh thái - Những vấn đề lí luận thực tiễn ở
Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[4]. Phạm Trung Lương (2010), Bài giảng về Du lịch cộng đồng.
6. Hình thức tổ chức dạy - học
Lịch trình dạy - học (thiết kế cho cả tiến trình 15 tuần)
Hình thức tổ chức dạy-học
Yêu cầu
Số tiết tín chỉ sinh viên
Thời Hoạt Tự
Nội dung lên lớp chuẩn bị
gian động học
Lý Bài tập/ Thực trước khi
theo
thuyết Thảo hành đến lớp
nhóm
luận
Tuần CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN Đọc tài liệu
1 ĐỀ CHUNG VỀ MÔI Du lịch và
TRƯỜNG DU LỊCH Môi trường
2 4
I. Môi trường từ trang 33-
1. Khái niệm 38
2. Phân loại môi trường
Tuần Đọc tài liệu
2 Du lịch bền
3. Chức năng cơ bản của môi
vững mục
trường
2 4 1.1, 1.2
4. Một số khái niệm khác
chương 1từ
trang 17-
trang 29
II. Môi trường du lịch 2 4 Đọc tài liệu
Tuần 1. Khái niệm Du lịch và
3 2. Nội dung thành phần môi Môi trường
trường du lịch từ trang
2.1. Thành phần trong cấu 107-125
trúc môi trường tự nhiên
115

- Môi trường địa chất


- Môi trường nước
Tuần Đọc tài liệu
-Môi trường không khí
4 Du lịch và
-Môi trường sinh học
2 4 Môi trường
-Các tai biến, sự cố môi
từ trang
trường
107-134
Tuần Đọc tài liệu
2.2. Môi trường kinh tế xã
5 Du lịch và
hội và nhân văn
1 1 4 Môi trường
- Môi trường kinh tế xã hội
từ trang
- Môi trường nhân văn
134-153
Tuần CHƯƠNG 2 MỐI QUAN Đọc tài liệu
6 HỆ GIỮA DU LỊCH VÀ Du lịch bền
MÔI TRƯỜNG vững từ
I. Những đặc trưng cơ bản 2 4 trang 30-37
của điểm du lịch
1. Tính xen ghép
2. Vòng đời điểm du lịch
Tuần Đọc tài liệu
3. Khả năng tải của điểm du
7 Du lịch bền
lịch
vững từ
II. Tác động của du lịch đến
2 4 trang 37-41
môi trường
Chuẩn bị
1. Tác động của du lịch đến
thuyết trình
các yếu tố sinh thái tự nhiên
theo nhóm
Tuần 2. Tác động của du lịch đến Chuẩn bị
8 các yếu tố xã hội - nhân văn 1 1 4 thuyết trình
* Kiểm tra giữa kỳ theo nhóm
Tuần III. Sức ép môi trường lên Đọc tài liệu
9 phát triển du lịch Du lịch bền
1. Khái niệm 2 4 vững từ
2. Một số dạng sức ép môi trang 54-62
trường chính
Tuần CHƯƠNG 3 DU LỊCH BỀN 2 4 Đọc chương
10 VỮNG 2 tài liệu Du
I. Tổng quan về du lịch bền lịch bền
vững vững
1. Khái niệm
2. Mục tiêu của Du lịch bền
vững
116

3. Các hợp phần của du lịch


bền vững
Tuần 4. Các bên tham gia trong Đọc chương
11 hoạt động phát triển du lịch 2 tài liệu Du
bền vững 1 1 4 lịch bền
II. Những nguyên tắc của du vững
lịch bền vững
Tuần III. Các biện pháp tự điều Đọc chương
12 chỉnh nhằm đạt đến sự bền 4 tài liệu Du
vững lịch và Môi
1 1 4
IV. Một số loại hình du lịch trường
hướng tới bền vững
1. Du lịch văn hóa
Tuần 2. Du lịch sinh thái Đọc chương
1 1 4
13 4
Tuần 3. Du lịch cộng đồng Đọc chương
1 1 4
14 4
Tuần V. Tiếp cận du lịch có trách Đọc thêm
15 nhiệm dựa trên nền tảng của tài liệu “ Du
2 4
du lịch bền vững lịch có trách
Ôn tập hết học phần nhiệm”
Tổng cộng : 24 6 60

7. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên
- Tham dự đầy đủ các giờ học lý thuyết và thảo luận;
- Nghiên cứu giáo trình và các tài liệu tham khảo khác;
- Tham gia ý kiến, chuẩn bị nội dung và trình bày vào các giờ thảo luận;
- Làm đầy đủ bài kiểm tra, thi kết thúc học phần.
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập học phần
8.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên: 20%
- Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tốt, tích cực thảo luận):
- Phần tự học tự lên lớp (hoàn thành tốt nội dung và nhiệm vụ mà giảng viên
giao cho cá nhân/tuần; bài tập nhóm/tháng; bài tập cá nhân/học kỳ,…)
8.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ: 30%
8.3. Thi cuối kỳ: 50%
8.4. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ:
- Kiểm tra giữa kỳ: Tuần thứ 8
- Thi cuối kỳ: Sau tuần thứ 15 (Theo lịch thi chung của Nhà trường)
8.5. Hình thức thi cuối kỳ: Tự luận hoặc trắc nghiệm.
117

15. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN TOÁN ỨNG DỤNG TRONG KINH TẾ

1. Thông tin chung về học phần


- Tên học phần: Toán ứng dụng trong kinh tế
- Mã học phần: Số tín chỉ: 3
- Yêu cầu của học phần: Tự chọn
- Các học phần học trước: không
- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động
Giờ lên lớp
+ Lý thuyết: 30 tiết
+ Bài tập/ Thảo luận trên lớp 15 tiết
Giờ chuẩn bị cá nhân
+ Tự học, tự nghiên cứu: 90 giờ
- Khoa/Bộ môn phụ trách học phần: Khoa Sư phạm/ Bộ môn tự nhiên
2. Mục tiêu của học phần
2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần
a. Kiến thức:
Cung cấp cho học viên một số khái niệm cơ bản về lý thuyết ma trận, định thức,
hạng của ma trận. Từ đó xây dựng phương pháp tổng quát để giải hệ phương trình
tuyến tính. Dạy cho Sinh viên các kiến thức cơ bản nhất của toán học nói chung và giải
tích toán học nói riêng.
b. Kỹ năng:
- Có khả năng đọc hiểu, phân tích, tổng hợp, đánh giá các kiến thức có liên
quan đến Đại số tuyến tính, giải tích hàm một biến.
- Biết cách tổ chức làm việc theo nhóm, biết cách lập kế hoạch tự học, biết cách
trình bày một vấn đề nào đó trước đám đông
c. Thái độ:
Hình thành thái độ nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học
d. Năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm: Tôn trọng, sống và làm việc theo Hiến pháp
và pháp luật; tự chủ được các hành vi của mình trong các mối quan hệ liên quan các
nội dung đã được học, vận dụng các kiến thức đã học áp dụng cho công việc phù hợp
với quy định của pháp luật và các quy tắc ứng xử chung của cộng đồng và của xã hội.
2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể: Cung cấp các kiến thức về:
Ma trận và các phép toán trên ma trận. Tính định thức và giải một số bài toán
liên quan đến định thức. Tính hạng của ma trận và một số bài toán liên quan đến hạng
của ma trận. Ma trận khả nghịch. Hệ phương trình tuyến tính
Lý thuyết về số thực, giới hạn dãy số, các nguyên lý cơ bản về giới hạn dãy số,
nguyên lý tồn tại cận đúng, nguyên lý Cantor, nguyên lý Bolzano-Weierstrass, nguyên
lý Cauchy, nguyên lý tồn tại giới hạn của dãy đơn điệu. Giới hạn hàm số, hàm liên tục
và các tính chất của hàm liên tục.
Phép tính vi phân của hàm một biến và ứng dụng.
118

Có khả năng đọc hiểu, phân tích, tổng hợp, đánh giá các kiến thức có liên quan
đến Đại số tuyến tính, giải tích hàm một biến. Biết cách tổ chức làm việc theo nhóm,
biết cách lập kế hoạch tự học, biết cách trình bày một vấn đề nào đó trước đám đông.
3. Tóm tắt nội dung học phần
Nội dung môn học bao gồm: những kiến thức cơ bản về ma trận; định thức và
hệ phương trình tuyến tính; hàm số, tính liên tục, tính khả vi, đạo hàm, nguyên hàm,
tích phân và ứng dụng.
4. Nội dung chi tiết học phần
Chương 1. Ma trận
1.1. Khái niệm về ma trận và các phép toán trên ma trận
1.2. Định thức
1.3. Hạng của ma trận
1.4. Ma trận khả nghịch
1.5. Hệ phương trình tuyến tính
Chương 2. Tập hợp số thực
2.1. Tập hợp và ánh xạ
2.2. Số thực
Chương 3. Giới hạn và liên tục trên R
3.1. Giới hạn dãy số
3.2. Giới hạn hàm số. Hàm số liên tục
Chương 4. Phép tính vi phân hàm một biến
4.1. Đạo hàm và vi phân cấp 1
4.2. Đạo hàm cấp cao
Chương 5. Nguyên hàm, tích phân và ứng dụng
5.1. Nguyên hàm
5.2. Tích phân
5.3. Ứng dụng của tích phân.
5. Học liệu
5.1 Học liệu bắt buộc
[1] Đỗ Đức Thái, Phạm Việt Đức và Phạm Hoàng Hà (2011), Giáo trình đại số tuyến
tính và hình học tuyến tính, NXB Đại học Sư Phạm Hà Nội.
[2]. Bài giảng của giảng viên giảng dạy học phần này.
5.2 Học liệu tham khảo
[3]. Ngô Việt Trung (2001), Giáo trình đại số tuyến tính, NXB ĐHQG Hà Nội.
[4]. Lê Tuấn Hoa (2005), Đại số tuyến tính qua các ví dụ và bài tập, NXB ĐHQG Hà
Nội.
[5]. Nguyễn Văn Mậu, Nguyễn Thuỷ Thanh, Đặng Huy Ruận (1998), Giải tích tập I,
II, III, NXB ĐHQGHN.
[6]. Nguyễn Đình Trí (2009), Toán học cao cấp, NXB Giáo dục.
6. Hình thức tổ chức dạy – học
Thờ Hình thức tổ chức dạy học Yêu cầu
i Nội dung Lên lớp Thực Tự học, Sinh viên
119

hành chuẩn bị
Lý Bài Thảo
điền tự NC
gian thuyết tập luận

Chương 1. Ma trận Sinh viên tự
1.1. Khái niệm về ma đọc phần lý
trận và các phép toán thuyết tập
Tuầ 3
trên ma trận 6 hợp, đọc
n1
1.2. Định thức trước lý
1.3. Hạng của ma thuyết
trận
Tuầ Bài tập Chuẩn bị bài
3 6
n2 tập trước
Tuầ 1.4. Ma trận khả Đọc trước lý
n3 nghịch thuyết
3 6
1.5. Hệ phương trình
tuyến tính
Tuầ Bài tập Chuẩn bị bài
3 6
n4 tập trước
Chương 2. Tập hợp Đọc trước lý
và số thực thuyết, một
Tuầ
2.1. Tập hợp và ánh 3 6 số bài tập
n5
xạ kiểm tra
2.2. Số thực
Chương 3. Giới hạn Đọc trước lý
và liên tục trên R thuyết
Tuầ 3.1 Giới hạn của dãy
3 6
n6 số
3.2 Một số định lý về
giới hạn
3.3 Giới hạn trái, giới Chuẩn bị bài
hạn phải. tập trước, rà
Tuầ 3.4 Hàm số liên tục. soát lại lý
3 6
n7 thuyết, vấn
đề cần trao
đổi lại
Tuầ Chương 4. Phép tính 2 1 6 Đọc trước lý
n8 vi phân hàm một thuyết + Ôn
biến tập kiểm tra
4.1. Đạo hàm và vi
phân cấp
4.2. Đạo hàm cấp cao
120

3.3. Quy tắc


L’Hopital
Kiểm tra (Bài số 1)
Chương 5. Nguyên Chuẩn bị bài
Tuầ hàm, tích phân và tập
3 6
n9 ứng dụng
5.1 Nguyên hàm
Tuầ 5.2. Tích phân Đọc trước lý
3 6
n 10 thuyết
5.3. Một số tính chất Đọc trước lý
Tuầ cơ bản của tích phân thuyết
1 2 6
n 11 Riemann. Chuẩn bị bài
Bài tập tập
5.4. Một số phương Đọc trước lý
pháp tính tích phân. thuyết
Tuầ
5.5. Tích phân các 3 6
n 12
phân thức hữu tỉ,
lượng giác.
Tuầ Bài tập Chuẩn bị bài
3 6
n 13 Kiểm tra tập
Tuầ 5.6. Một số ứng dụng Đọc trước lý
3 6
n 14 của tích phân thuyết
Tuầ Ôn tập Chuẩn bị bài
3 6
n 15 tập
Tổng 30 15 90
7. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên
- Thực hiện theo quy chế đào tạo hiện hành.
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập học phần
8.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên: 20%
- Sinh viên tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tốt, tích cực
thảo luận)
8.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ:
Bài kiểm tra định kỳ: Bài kiểm tra viết, tự luận (2 bài) 30%
8.3. Thi cuối kỳ:
Bài thi cuối: tự luận. 50%
8.4. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ
- Kiểm tra giữa kỳ:
Lần 1: Tuần thứ 8.
Lần 2: Tuần thứ 13.
- Thi cuối kỳ: Sau tuần thứ 15 (Theo lịch thi chung của Nhà trường)
8.5. Hình thức thi cuối kỳ: Tự luận hoặc trắc nghiệm.
121

16. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN THỐNG KÊ ỨNG DỤNG TRONG
KINH DOANH

1. Thông tin chung về học phần


- Tên học phần: Thống kê ứng dụng trong kinh doanh
- Mã học phần: Số tín chỉ: 03
- Yêu cầu của học phần: Tự chọn
- Các học phần học trước: không
- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động
Giờ lên lớp
+ Lý thuyết: 30 tiết
+ Bài tập 15 tiết
+ Tự học, tự nghiên cứu: 90 giờ
- Khoa/Bộ môn phụ trách học phần: BM QTKD KS-NH
2. Mục tiêu của học phần
2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần
a. Kiến thức:
Học phần cung cấp cho người học các cơ sở lý luận, cơ sở phương pháp luận áp
dụng trong phân tích và xử lý dữ liệu về các hiện tượng kinh tế, xã hội.
b. Kỹ năng:
Kỹ năng tính toán và xây dựng quá trình nghiên cứu thống kê; Kỹ năng trình
bày kết quả, xử lý số liệu thống kê trên các báo cáo, sử dụng các bảng biểu, đồ thị,
hình vẽ.
c. Thái độ:
Nhận thức được tầm quan trọng của thống kê kinh doanh; định hướng nghề
nghiệp đúng đắn và rèn luyện tính tỉ mỉ, chính xác, kịp thời trong công việc.
d. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tôn trọng, sống và làm việc theo hiến pháp và
pháp luật; có năng lực dẫn dắt về phân tích thống kê, vận dụng các kiến thức đã học áp
dụng cho công việc phù hợp với quy định của pháp luật và các quy tắc ứng xử chung
của cộng đồng và của xã hội.
2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể
- Quy trình tiến hành nghiên cứu thống kê
- Xử lý kết quả thống kê
- Trình bày kết quả thống kê: Báo cáo, sử dụng các bảng biểu, đồ thị, hình vẽ …
- Biết các ứng dụng vào thực tiễn ngành kinh doanh lưu trú.
3. Mô tả tóm tắt nội dung học phần
Học phần giới thiệu đến người học những khái niệm cơ bản thường dùng trong
thống kê; những phương pháp thống kê và quá trình nghiên cứu thống kê, cách thức sử
dụng một số công cụ thống kê. Qua đó, người học có thể hiểu và áp dụng trong chuyên
ngành học.
4. Nội dung chi tiết học
122

Chương 1. Những vấn đề chung về thống kê học


1.1 Khái niệm, vai trò của thống kê
1.2. Đối tượng của thống kê học
1.3. Một số khái niệm thường dùng trong thống kê
1.4. Các loại thang đo trong thống kê
1.5. Khái quát quá trình nghiên cứu thống kê
Chương 2: Phân tổ thống kê
2.1. Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ của phân tổ thống kê
2.2 Tiêu thức phân tổ
2.3. Xác định số tổ
2.4. Dãy số phân phối
2.5. Bảng thống kê và đồ thị thống kê
Chương 3. Một số chỉ tiêu tổng hợp thống kê
3.1. Số tuyệt đối
3.2. Số tương đối
3.3. Số bình quân
3.4. Các chỉ tiêu đo độ biến thiên của tiêu thức
Chương 4. Dãy số thời gian
4.1. Khái niệm, cấu thành, phân loại dãy số thời gian
4.2. Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian
Chương 5. Chỉ số thống kê
5.1. Khái niệm, tác dụng, phân loại chỉ số
5.2. Phương pháp lập chỉ số
5.3. Hệ thống chỉ số
Chương 6. Thống kê kết quả hoạt động kinh doanh lưu trú
6.1. Khái niệm và nhiệm vụ của thống kê kết quả hoạt động kinh doanh lưu trú
6.2. Các chỉ tiêu thống kê kết quả hoạt động của doanh nghiệp khách sạn
6.3. Phân tích cơ cấu doanh thu kinh doanh lưu trú
Chương 7. Thống kê cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động và tiền lương trong Doanh
nghiệp khách sạn
7.1. Thống kê cơ sở vật chất kỹ thuật trong doanh nghiệp khách sạn
7.2. Thống kê lao động và tiền lương
5. Học liệu
5.1. Học liệu bắt buộc
[1]. Bài giảng của giảng viên giảng dạy.
[2]. Bùi Xuân Phong (2013), Giáo trình Thống kê doanh nghiệp, Học viện Công
nghệ Bưu chính viễn thông.
5.2. Học liệu tham khảo
[3]. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2017), Thống kê ứng dụng trong
kinh tế và kinh doanh, NXB Kinh tế TP.HCM.
[4]. Trần Ngọc Phác & Trần Thị Kim Thu (2009), Giáo trình Lý thuyết thống
kê, NXB Thống kê.
123

[5]. Phạm Ngọc Kiểm & Nguyễn Công Nhự (2009), Giáo trình Thống kê doanh
nghiệp, NXB Giáo dục Việt Nam.
[6]. Niên giám thống kê, Tổng cục Thống kê, https: //www.gso.gov.vn
6. Hình thức tổ chức dạy - học
Lịch trình dạy - học (thiết kế cho cả tiến trình 15 tuần)
Hình thức tổ chức dạy-học Yêu cầu
Số tiết tín chỉ lên Hoạt sinh viên
Tự chuẩn bị
Thời lớp động
Nội dung học trước khi
gian BT/ T theo
LT đến lớp
TL H nhóm
Chương 1. Những vấn
đề chung về thống kê
học Chuẩn bị in
1.1 Khái niệm, vai trò ấn tài liệu
Tuần của thống kê học.
2 1 6
1 1.2. Đối tượng của thống Đọc trước
kê học tài liệu
1.3. Một số khái niệm chương 1
thường dùng trong thống

1.4. Các loại thang đo
Hoàn thành
Tuần trong thống kê
2 1 6 bài tập
2 1.5. Khái quát quá trình
chương 1
nghiên cứu thống kê
Chương 2: Phân tổ
thống kê
Đọc trước
2.1. Khái niệm, ý nghĩa,
Tuần tài liệu
nhiệm vụ của phân tổ 2 1 6
3 chương 2;
thống kê
làm bài tập
2.2 Tiêu thức phân tổ
2.3. Xác định số tổ
Chương 2 (tt)
Hoàn thành
Tuần 2.4. Dãy số phân phối
2 1 6 bài tập
4 2.5. Bảng thống kê và đồ
chương 2
thị thống kê
Chương 3. Một số chỉ Đọc trước
Tuần tiêu tổng hợp thống kê tài liệu
2 1 6
5 3.1. Số tuyệt đối chương 3;
3.2. Số tương đối làm bài tập
Tuần Chương 3 (tt) 2 1 6 Hoàn thành
6 3.3. Số bình quân bài tập
124

3.4. Các chỉ tiêu đo độ


chương 3
biến thiên của tiêu thức
Chương 4. Dãy số thời
gian
Đọc trước
4.1. Khái niệm, cấu
Tuần tài liệu
thành, phân loại dãy số 2 1 6
7 chương 4;
thời gian
làm bài tập
4.2. Các chỉ tiêu phân
tích dãy số thời gian
Chương 5. Chỉ số thống
Đọc trước

Tuần tài liệu
5.1. Khái niệm, tác dụng, 2 1 6
8 chương 5;
phân loại chỉ số
làm bài tập
** Kiểm tra giữa kỳ
Chương 5 (tt) Hoàn thành
Tuần
5.2. Phương pháp lập chỉ 2 1 6 bài tập
9
số chương 5.
Chương 5 (tt) Hoàn thành
Tuần
5.3. Hệ thống chỉ số 2 1 6 bài tập
10
chương 5
Chương 6. Thống kê
kết quả hoạt động kinh
doanh khách sạn
Đọc trước
6.1. Khái niệm và nhiệm
Tuần tài liệu
vụ của thống kê kết quả 2 1 6
11 chương 6;
hoạt động
làm bài tập
6.2. Các chỉ tiêu thống
kê kết quả hoạt động của
doanh nghiệp KS
Chương 6 (tt)
Hoàn thành
Tuần 6.3. Phân tích cơ cấu
2 1 6 bài tập
12 doanh thu trong doanh
chương 6
nghiệp KS
Chương 7. Thống kê cơ
sở vật chất kỹ thuật,
lao động và tiền lương Đọc trước
Tuần trong Doanh nghiệp KS tài liệu
2 1 6
13 7.1. Thống kê cơ sở vật chương 7;
chất kỹ thuật trong làm bài tập
doanh nghiệp KS
Kiểm tra giữa kỳ
125

Chương 7 (tt) Hoàn thành


Tuần
7.2. Thống kê lao động 2 1 6 bài tập
14
và tiền lương chương 7.
Tuần
Ôn tập 2 1 6 Ôn tập
15
Tổng 30 15 90
7. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên
-Thực hiện theo quy chế đào tạo hiện hành.
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập học phần
8.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên: 20%
- Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tốt, tích cực thảo luận): 10%.
- Phần tự học tự lên lớp (hoàn thành tốt nội dung và nhiệm vụ mà giảng viên giao cho
cá nhân/tuần; bài tập nhóm/tháng; bài tập cá nhân/học kỳ,…): 10%.
8.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ: 30%
8.3. Thi cuối kỳ: 50%
8.4. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ:
- Kiểm tra giữa kỳ: Tuần thứ 8, 13.
- Thi cuối kỳ: Sau tuần thứ 15.
8.5. Hình thức kiểm tra: Tự luận hoặc trắc nghiệm.
126

17. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN QUẢN TRỊ HỌC

1. Thông tin chung về học phần


- Tên học phần: Quản trị học
- Mã học phần: Số tín chỉ: 03
- Yêu cầu của học phần: Bắt buộc
- Các học phần học trước: không
- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động
Giờ lên lớp
+ Lý thuyết 30 tiết
+ Thảo luận: 15 tiết
Giờ chuẩn bị cá nhân
+ Tự học, tự nghiên cứu: 90 giờ
- Khoa/Bộ môn phụ trách học phần: BM QTKD KS-NH
2. Mục tiêu của học phần
2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần
a. Kiến thức:
- Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quản trị các tổ chức; các
chức năng và tầm quan trọng của quản trị,...
b. Kỹ năng:
- Trang bị cho sinh viên những kỹ năng quan trọng trong quản trị: làm việc
nhóm, xử lý những tình huống thường gặp trong quản lý.
c. Thái độ:
- Sinh viên có nhận thức, thái độ nghiêm túc về vai trò của người quản trị trong
tổ chức, từ đó, xác định mục tiêu phấn đấu trong nghề nghiệp, xác định ý thức vươn
lên trong quá trình làm việc, muốn trở thành một người quản lý tốt thì trước hết phải là
một nhân viên tốt.
d. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Biết cách xử lý các tình huống liên quan đến quản trị
- Có ý thức trong việc học tập suốt đời bằng việc liên kết môn học với các môn
học khác trong tương lai và nâng cao kiến thức của môn học với bậc học cao hơn
2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể
- Biết được những kiến thức cơ bản về quản trị.
- Phân biệt được các cấp quản trị trong một tổ chức.
- Hiểu được chức năng hoạch định.
- Hiểu được chức năng tổ chức.
- Hiểu được chức năng lãnh đạo.
- Hiểu được chức năng kiểm tra.
3. Tóm tắt nội dung học phần:
Môn học cung cấp những kiến thức căn bản về quản trị như: khái niệm và bản
chất của quản trị; Nhà quản trị; Môi trường quản trị; Các lý thuyết quản trị; Các mô
127

hình và khái niệm cơ bản được các nhà quản trị trong tổ chức sử dụng để đưa ra các
quyết định. Bốn chức năng quản trị cơ bản: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra.
Nội dung môn học gồm 7 chương:
Chương 1. Tổng quan về Quản trị
Chương 2. Vận dụng các quy luật và nguyên tắc quản trị
Chương 3. Quyết định và thông tin quản trị
Chương 4. Lập kế hoạch
Chương 5. Chức năng tổ chức
Chương 6. Lãnh đạo
Chương 7. Kiểm tra.
4. Nội dung chi tiết môn học
Chương 1. Tổng quan về quản trị
1.1. Tổ chức và các hoạt động của tổ chức
1.2. Quản trị tổ chức
1.3. Lý thuyết hệ thống trong quản trị tổ chức
Chương 2. Vận dụng quy luật và các nguyên tắc quản trị
2.1. Vận dụng quy luật trong quản trị
2.2. Các nguyên tắc cơ bản trong quản trị
2.3. Vận dụng các nguyên tắc trong quản trị
Chương 3. Quyết định và thông tin trong quản trị
3.1. Quyết định quản trị
3.2. Hệ thống thông tin quản lý
Chương 4. Lập kế hoạch
4.1. Lập kế hoạch – chức năng đầu tiên của quản trị
4.2. Lập kế hoạch chiến lược
4.3. Lập kế hoạch tác nghiệp
Chương 5. Chức năng tổ chức
5.1. Chức năng tổ chức và cơ cấu tổ chức
5.2. Thiết kế cơ cấu tổ chức
5.3. Quản lý sự thay đổi của tổ chức
Chương 6. Lãnh đạo
6.1. Lãnh đạo và căn cứ lãnh đạo trong quản trị
6.2. Các phương pháp lãnh đạo con người
6.3. Nhóm và lãnh đạo theo nhóm
6.4. Dự kiến các tình huống trong lãnh đạo
Chương 7. Kiểm tra
7.1 Các khái niệm cơ bản về kiểm tra
7.2 Quá trình kiểm tra
7.3 Các hình thức và kỹ thuật kiểm tra
5. Học liệu
5.1. Học liệu bắt buộc
128

[1]. PGS TS Đoàn Thị Thu Hà, PGS TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2015), Giáo trình
Quản trị học, NXB Tài chính, Hà Nội.
5.2. Học liệu tham khảo
[2]. PGS.TS Nguyễn Thị Liên Diệp (2010), Quản trị học, NXB Thống Kê
[3]. PGS TS Lê Thế Giới (2007), Quản trị học, NXB Tài chính.
[4]. PGS TS Võ Phước Tấn (2008), Giáo trình quản trị học, NXB thống kê.
6. Hình thức tổ chức dạy - học
Lịch trình dạy - học (thiết kế cho cả tiến trình 15 tuần)
Hình thức tổ chức dạy-học Yêu cầu
Giờ lên lớp SV
Hoạt Tự chuẩn bị
Thời
Nội dung động học tài liệu
gian L T
TH theo trước
T L
nhóm khi lên
lớp
Tuần Chương 1: Tổng quan về
1 quản trị [1]
6
1.1 Tổ chức và các hoạt động 2 1 Chương
của tổ chức 1
1.2 Quản trị tổ chức
Tuần Chương 1: Tổng quan về
[1]
2 quản trị (tiếp theo) 6
2 1 Chương
1.3 Lý thuyết hệ thống trong
1
quản trị tổ chức
Tuần Chương 2: Vận dụng quy
3 luật và các nguyên tắc quản
trị [1]
2.1.Vận dụng quy luật trong 2 1 6 Chương
quản trị 2
2.2. Các nguyên tắc cơ bản
trong quản trị
Tuần Chương 2: Vận dụng quy
4 luật và các nguyên tắc quản [1]
trị (tiếp theo) 2 1 6 Chương
2.3. Vận dụng các nguyên tắc 2
trong quản trị
Tuần Chương 3: Quyết định và [1]
5 thông tin trong quản trị 2 1 6 Chương
3.1 Quyết định quản trị 3
Tuần Chương 3: Quyết định và 2 1 6 [1]
6 thông tin trong quản trị Chương
129

(tiếp theo)
3.2 Hệ thống thông tin quản 3

Tuần Chương 4: Lập kế hoạch
[1]
7 4.1 Lập kế hoạch – chức
2 1 6 Chương
năng đầu tiên của quản trị
4
4.2 Lập kế hoạch chiến lược
Tuần Chương 4: Lập kế hoạch
[1]
8 (tiếp theo)
2 1 6 Chương
4.3 Lập kế hoạch tác nghiệp
4
Kiểm tra giữa kỳ
Tuần Chương 5: Chức năng tổ [1]
9 chức Chương
2 1 6
5.1 Chức năng tổ chức và cơ 5
cấu tổ chức
Tuần Chương 5: Chức năng tổ [1]
10 chức (tiếp theo) 2 1 6 Chương
5.2 Thiết kế cơ cấu tổ chức 5
Tuần Chương 5: Chức năng tổ
11 chức (tiếp theo)
[1]
5.2 Thiết kế cơ cấu tổ chức
2 1 6 Chương
(tiếp)
5
5.3. Quản lý sự thay đổi của
tổ chức
Tuần Chương 5: Chức năng tổ
[1]
12 chức (tiếp theo)
2 1 6 Chương
5.3. Quản lý sự thay đổi của
5
tổ chức (tiếp)
Tuần Chương 6: Lãnh đạo
13 6.1 Lãnh đạo và căn cứ lãnh
[1]
đạo trong quản trị
2 1 6 Chương
6.2 Các phương pháp lãnh
6
đạo con người
Kiểm tra
Tuần Chương 6: Lãnh đạo (tiếp
14 theo)
[1]
6.3. Nhóm và lãnh đạo theo
2 1 6 Chương
nhóm
6
6.4. Dự kiến các tình huống
trong lãnh đạo
Tuần Chương 7: Kiểm tra 2 1 6 [1]
130

15 7.1 Các khái niệm cơ bản về


kiểm tra
Chương
7.2 Quá trình kiểm tra
7
7.3 Các hình thức và kỹ thuật
kiểm tra
Tổng 30 15 90
7. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên
Thực hiện theo quy chế đào tạo hiện hành
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần
8.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên: 20 %
- Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tốt, tích cực thảo luận)
- Phần tự học tự lên lớp (hoàn thành tốt nội dung và nhiệm vụ mà giảng viên
giao cho cá nhân/tuần; bài tập nhóm/tháng; bài tập cá nhân/học kỳ…)
8.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ: 30%
8.3. Thi cuối kỳ: 50%
8.4. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ
- Kiểm tra giữa kỳ: Tuần thứ 8 và tuần thứ 13
- Thi cuối kỳ: Sau tuần thứ 15 (Theo lịch thi chung của Nhà trường)
8.5. Hình thức thi cuối kỳ: Tự luận hoặc trắc nghiệm
131

18. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN KINH TẾ HỌC

1. Thông tin chung về học phần


- Tên học phần: KINH TẾ HỌC
- Mã học phần: Số tín chỉ: 04
- Yêu cầu của học phần: Bắt buộc
- Các học phần học trước: Không
- Các yêu cầu khác đối với học phần: Không
- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động
Giờ lên lớp (15 tiết lý thuyết/tín chỉ)
+ Lý thuyết: 40 tiết
+ Bài tập/ Thảo luận trên lớp: 20 tiết
+ Thực tập tại cơ sở:
+ Làm tiểu luận, bài tập lớn:
Giờ chuẩn bị cá nhân (30 giờ/tín chỉ)
+ Hoạt động theo nhóm:
+ Tự học, tự nghiên cứu: 120 giờ
- Khoa/Bộ môn phụ trách học phần: BM QTKD KS-NH
2. Mục tiêu của học phần
2. Mục tiêu của học phần
2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần
a. Kiến thức:
+ Hiểu được các khái niệm và các qui luật cơ bản của nền kinh tế như cung,
cầu, tổng cung, tổng cầu, lạm phát, thất nghiệp, thị trường ngoại hối....
+ Hiểu được sự vận động của nền kinh tế hiện đại và các chính sách của chính
phủ như chính sách tài chính, tiền tệ, các vấn đề thương mại quốc tế trong thực tế ở
các quốc gia.
b. Kỹ năng:
+ Sinh viên có thể tính toán, phân tích được các tình huống kinh tế xảy ra trong
thực tiễn đối với doanh nghiệp, từ đó đề xuất được các quyết định, lựa chọn tối ưu đối
với người tiêu dùng và trong kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Có khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào việc phân tích và giải
thích được các hiện tượng kinh tế vi mô, vĩ mô của một quốc gia, khu vực và nền kinh
tế toàn cầu.
+ Hình thành và phát triển năng lực thu thập thông tin, kỹ năng tổng hợp, hệ
thống hóa các vấn đề trong mối quan hệ tổng thể; kỹ năng so sánh, phân tích, bình
luận, đánh giá các vấn đề kinh tế vĩ mô.
+ Có khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào nghiên cứu một số môn
kinh tế khác.
c. Thái độ:
132

+ Giúp sinh viên có ý thức đúng đắn trong việc nhìn nhận, đánh giá đường lối,
chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam trong việc phát triển kinh tế thị trường
có sự điều tiết của nhà nước.
d. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Có khả năng phân tích và dự đoán các tình huống liên quan đến sự phát triển
của nền kinh tế thị trường.
+ Có ý thức trong việc học tập suốt đời bằng việc liên kết môn học với các môn
học khác trong tương lai và nâng cao kiến thức của môn học với bậc học cao hơn
2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể
- Trang bị khái niệm cơ bản nhất về kinh tế học
- Cách thức vận hành của nền kinh tế ở cấp độ vi mô cũng như vĩ mô
- Sự tương tác giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp trên thị trường
- Tác động của các chính sách của chính phủ đến nền kinh tế.
3. Tóm tắt nội dung học phần
Học phần này bao gồm các nội dung chính sau:
- Khái quát chung về kinh tế học và nền kinh tế
- Cung - cầu và thị trường hàng hoá;
- Lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng và của doanh nghiệp;
- Thị trường;
- Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô;
- Tổng cung - tổng cầu của nền kinh tế và các chính sách kinh tế vĩ mô;
- Tiền tệ - thất nghiệp - lạm phát – thương mại quốc tế.
4. Nội dung chi tiết học phần
Chương 1. Những vấn đề chung về thống kê học
1.1. Một số khái niệm
1.2. Một số quy luật kinh tế cơ bản
1.3. Ba vấn đề kinh tế cơ bản của một nền kinh tế
1.4. Các hình thức tổ chức nền kinh tế
Chương 2. Cung - cầu và thị trường hàng hoá
2.1. Cung hàng hoá
2.2. Cầu hàng hoá
2.3. Sự cân bằng thị trường hàng hoá
2.4. Sự thay đổi của cung và cầu hàng hoá
Chương 3. Lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng và của doanh nghiệp
3.1. Lý thuyết về lựa chọn của người tiêu dùng
3.2. Lý thuyế về sự lựa chọn của doanh nghiệp
Chương 4. Thị trường
4.1. Thị trường và vai trò thị trường
4.2. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
4.3. Thị trường độc quyền thuần tuý
4.4. Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo
Chương 5. Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô
133

5.1. Tổng sản phẩm quốc nội


5.2. Tổng sản phấm quốc dân
5.3. Thu nhập quốc dân
5.4. Các đồng nhất thức kinh tế vĩ mô cơ bản
Chương 6. Tổng cung - tổng cầu của nền kinh tế và các chính sách kinh tế vĩ mô
6.1. Tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế
6.2. Chu kỳ kinh doanh và hậu quả của chu kỳ kinh doanh
6.3. Các mục tiêu và chính sách kinh tế vĩ mô
Chương 7. Tiền tệ - thất nghiệp - lạm phát – thương mại quốc tế
7.1. Tiền tệ
7.2. Thất nghiệp
7.3. Lạm phát
7.4. Thương mại quốc tế
5. Học liệu
5.1. Học liệu bắt buộc
[1]. Bài giảng của giảng viên phụ trách giảng dạy.
[2]. Trần Thị Lan Hương (2011), Giáo trình Kinh tế học đại cương, NXB Giáo
dục Việt Nam
5.2. Học liệu tham khảo
[3]. Vũ Kim Dũng, Nguyễn Văn Công (2018), Giáo trình Kinh tế học, NXB Đại
học Kinh tế Quốc Dân.
[4]. Robert S. Pindyck, Daniel L. Rubinfeld (2020), Kinh tế vi mô, NXB Kinh Tế
TP.HCM.
[5]. Ngregory Mankiw (2020), Kinh tế vĩ mô, NXB Hồng Đức.
[6]. Giáo trình Kinh tế học vi mô, Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXB Giáo dục, 2013.
[7]. Giáo trình Kinh tế học vĩ mô, Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXB Giáo dục, 2013.
6. Hình thức tổ chức dạy - học
Lịch trình dạy - học
Hình thức tổ chức dạy-học
Yêu cầu
Số tiết tín chỉ
Hoạt Tự sinh viên
Thời lên lớp
Nội dung động học chuẩn bị
gian
theo trước khi
BT/ đến lớp
LT TH nhóm
TL
Chương 1. Những vấn đề
chung về thống kê học Đọc trước
Tuần
1.1. Một số khái niệm 3 1 8 tài liệu
1
1.2. Một số quy luật kinh tế chương 1
cơ bản
Tuần 1.3. Ba vấn đề kinh tế cơ
3 1 8
2 bản của một nền kinh tế
134

Đọc trước
Chương 2. Cung - cầu và
tài liệu
Tuần thị trường hàng hoá
3 1 8 chương 2;
3 2.1. Cung hàng hoá
làm bài
2.2. Cầu hàng hoá
tập
2.3. Sự cân bằng thị trường
Tuần hàng hoá
3 1 8
4 2.4. Sự thay đổi của cung
và cầu hàng hoá
Chương 3. Lý thuyết về
Hoàn
sự lựa chọn của người
thành bài
tiêu dùng và của doanh
tập
Tuần nghiệp
3 1 8 chương 2,
5 3.1. Lý thuyết về lựa chọn
đọc trước
của người tiêu dùng
tài liệu
3.2. Lý thuyết về sự lựa
chương 3
chọn của doanh nghiệp
Chương 4. Thị trường
4.1. Thị trường và vai trò Đọc trước
Tuần
thị trường 3 1 8 tài liệu
6
4.2. Thị trường cạnh tranh chương 4
hoàn hảo
4.3. Thị trường độc quyền
Tuần thuần tuý
3 1 8
7 4.4. Thị trường cạnh tranh
không hoàn hảo
Chương 5. Một số chỉ tiêu
kinh tế vĩ mô
Tuần
5.1. Tổng sản phẩm quốc 3 1 8
8
nội
** Kiểm tra
Chương 5. (tt) Đọc trước
Tuần
5.2.Tổng sản phấm quốc 3 1 8 tài liệu
9
dân chương 5
5.3. Thu nhập quốc dân
Tuần
5.4. Các đồng nhất thức 3 1 8
10
kinh tế vĩ mô cơ bản
Tuần Chương 6. Tổng cung - 2 2 8 Đọc trước
11 tổng cầu của nền kinh tế tài liệu
và các chính sách kinh tế chương 6
vĩ mô
135

6.1. Tổng cung và tổng cầu


của nền kinh tế
6.2. Chu kỳ kinh doanh và
hậu quả của chu kỳ kinh
doanh
6.3. Các mục tiêu và chính
sách kinh tế vĩ mô
Tuần
6.4. Phân tích lưu chuyển 2 2 8
12
hàng hoá
Kiểm tra
Chương 7. Tiền tệ - thất
nghiệp - lạm phát – Đọc trước
Tuần
thương mại quốc tế 2 2 8 tài liệu
13
7.1. Tiền tệ chương 7
7.2. Thất nghiệp
7.3. Lạm phát
Tuần
7.4. Thương mại quốc tế 2 2 8
14
Kiểm tra
Tuần
Ôn tập 2 2 8
15
Tổng 40 20 120
7. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên
Thực hiện theo quy chế đào tạo hiện hành
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập học phần
8.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên: 20%
- Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tốt, tích cực thảo luận): 10%
- Phần tự học tự lên lớp (hoàn thành tốt nội dung và nhiệm vụ mà giảng viên giao cho
cá nhân/tuần; bài tập nhóm/tháng; bài tập cá nhân/học kỳ,…): 10%
8.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ: 30%
8.3. Thi cuối kỳ: 50%
8.4. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ:
- Kiểm tra giữa kỳ: Tuần thứ 8, 12, 14
- Thi cuối kỳ: Sau tuần thứ 15 (Theo lịch thi chung của Nhà trường)
8.5. Hình thức thi cuối kỳ: Tự luận hoặc trắc nghiệm.
136

19. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN MARKETING CĂN BẢN

1. Thông tin chung về học phần


- Tên học phần: Marketing căn bản
- Mã học phần: Số tín chỉ: 03
- Yêu cầu của học phần: Bắt buộc
- Các học phần học trước: không
- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động
Giờ lên lớp
+ Lý thuyết: 30 tiết
+ Thảo luận 15 tiết
Tự học, tự nghiên cứu: 90 giờ
- Khoa/Bộ môn phụ trách học phần: BM QTKD KS-NH
2. Mục tiêu của học phần
2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần
a. Kiến thức:
Trang bị cho sinh viên một số kiến thức cơ bản về các kiến thức về marketing
gồm: Khái quát chung về Marketing, vai trò và tầm quan trọng của Marketing trong
nền kinh tế thì trường.
b. Kỹ năng:
Trang bị cho sinh viên những kỹ năng quan trọng về quy trình Marketing, quy
trình nghiên cứu thị trường, các chiến lược về sản phẩm, chiến lược về giá, chiến lược
phân phối và chiến lược xúc tiến các doanh nghiệp sử dụng như thế nào cho hiệu quả,
đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ lưu trú.
c. Thái độ:
Chấp hành tốt kỷ luật lao động, nội quy làm việc, trách nhiệm với công việc..
Thực hiện tốt trách nhiệm công dân, hòa đồng, đoàn kết, có tinh thần hợp tác và giúp
đỡ đồng nghiệp trong công việc.
d. Năng lực tự chủ và trách nhiêm:
- Có khả năng phân tích thị trường, phân tích nhu cầu khách hàng và xây dựng
phát triển sản phẩm.
- Có ý thức trong việc học tập suốt đời bằng việc liên kết môn học với các môn
học khác trong tương lai và nâng cao kiến thức của môn học với bậc học cao hơn
2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể
Môn học giúp trang bị cho sinh viên các kiến thức tổng thể về Marketing. Giúp
Sinh viên có khả năng nghiên cứu thị trường và xây dựng được các chiến lược
Marketing như: sản phẩm, giá, kênh phân phối và xúc tiến sản phẩm.
3. Tóm tắt nội dung học phần
Học phần trang bị các kiến thức tổng thể về marketing cho sinh viên ngành
quản trị khách sạn và trang bị cho sinh viên những kỹ năng phân tích thị trường.
4. Nội dung chi tiết học phần
137

Chương 1. Những vấn đề cơ bản về Marketing


1.1. Định nghĩa
1.2. Một số khái niệm liên quan
1.3. Quá trình hình thành và phát triển của Marketing
1.4. Marketing Mix
1.5. Vai trò và chức năng của Marketing
Chương 2. Nghiên cứu thị trường
2.1. Thị trường và các loại thị trường của doanh nghiệp
2.2. Nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp
2.3. Môi trường Marketing
2.4. Hành vi mua hàng của khách hàng
2.5. Phân khúc thị trường
2.6. Thị trường mục tiêu
Chương 3. Chiến lược sản phẩm
3.1. Sản phẩm và các thuộc tính của sản phẩm
3.2. Chu kỳ sống sản phẩm
3.3. Chiến lược sản phẩm mới
3.4. Thương hiệu và nhãn hiệu của sản phẩm
Chương 4 Chiến lược giá
4.1. Vị trí của yếu tố giá cả trong Marketing
4.2. Nội dung của chính sách giá trong Marketing
4.3. Các phương thức định giá
4.4. Các chiến lược về giá
Chương 5. Chiến lược phân phối
5.1. Khái niệm và chức năng của hệ thống phân phối
5.2. Các loại kênh phân phối
5.3. Lựa chọn và quản lý kênh phân phối
Chương 6. Chiến lược xúc tiến
6.1. Khái quát về xúc tiến
6.2. Mục tiêu nhiệm vụ của xúc tiến
6.3. Phát triển chiến lược truyền thông hiệu quả
6.4. Các công cụ xúc tiến
5. Học liệu
5.1. Học liệu bắt buộc
[1]. Phillip Kotler (2017), Marketing căn bản, Nhà xuất bản lao động xã hội.
5.2. Học liệu tham khảo
[1].Trần Minh Đạo (2015), Marketing căn bản, Nhà xuất bản giáo dục.
[2].Quách Thị Bửu, Đinh Tiên Minh (2007), Marketing căn bản, Nhà xuất bản lao
động.
[3]. Lê Thế Giới, Nguyễn Xuân Lãn (2011), Quản trị Marketing - Định hướng giá trị.
6. Hình thức tổ chức dạy - học
Lịch trình dạy - học (thiết kế cho cả tiến trình 15 tuần)
138

Hình thức tổ chức dạy-học Yêu


Giờ lên lớp cầu
Sinh
Hoạt
viên
Thời động Tự
Nội dung chuẩn
gian BT/ theo học
LT TH bị
TL nhó
trước
m
khi
đến lớp
Chương 1 Những vấn đề cơ
bản về Marketing
1.1 Định nghĩa
1.2 Một số khái niệm liên
quan
1.3 Quá trình hình thành và
phát triển của Marketing
1.3.1 Quá trình hình thành và
phát triển của Marketing trên
thế giới.
1.3.2 Sự phát triển Marketing
tại Việt Nam
[1]
Tuần 1.3.3 Một số quan điểm
2 1 6 Chương
1 Marketing.
1
1.3.4 So sánh sự khác biệt
giữa Marketing truyền thống
và Marketing hiện đại.
1.4 Marketing Mix
1.4.1 Định nghĩa marketing
Mix
1.4.2 Các thành phần của
Marketing mix
1.5 Vai trò và chức năng của
Marketing
1.5.1 Vai trò
1.5.2 Chức năng
Tuần Chương 1. Những vấn đề cơ 2 1 6 [1]
2 bản về Marketing (tiếp theo) Chương
1.4 Marketing Mix 1
1.4.1 Định nghĩa marketing
Mix
1.4.2 Các thành phần của
139

Marketing mix
1.5 Vai trò và chức năng của
Marketing
1.5.1 Vai trò
1.5.2 Chức năng
Chương 2. Nghiên cứu thị
trường
2.1.Thị trường và các loại thị
trường của doanh nghiệp
2.1.1 Khái niệm thị trường
theo quan điểm Marketing.
[1]
Tuần 2.1.2 Các loại thị trường của
2 1 6 Chương
3 doanh nghiệp
2
2.2. Nghiên cứu thị trường của
doanh nghiệp
2.2.1 Khái niệm
2.2.2 Mục đích và ý nghĩa
2.2.3 Phân tích khả năng của
thị trường
Chương 2. Nghiên cứu thị
trường (tiếp theo)
2.3.Môi trường Marketing
2.3.1 Môi trường vi mô
2.3.2 Môi trường vĩ mô
2.4. Hành vi mua hàng của [1]
Tuần
khách hàng 2 1 6 Chương
4
- Tiến trình quyết định mua 2
của khách hàng.
2.5 Phân khúc thị trường
2.6 Lựa chọn thị trường mục
tiêu
2.7 Định vị trong thị trường
Chương 2. Nghiên cứu thị
trường (tiếp theo)
2.5 Phân khúc thị trường [1]
Tuần
2.6 Lựa chọn thị trường mục 02 1 6 Chương
5
tiêu 2
2.7 Định vị trong thị trường
Kiểm tra 15 phút
Tuần Chương 3. Chiến lược sản 2 1 6 [1]
6 phẩm Chương
3.1 Sản phẩm và các thuộc
140

tính của sản phẩm


3
3.2 Chu kỳ sống sản phẩm
Chương 3. Chiến lược sản
[1]
Tuần phẩm (tiếp theo)
2 1 6 Chương
7 3.2 Chu kỳ sống sản phẩm
3
3.3 Chiến lược sản phẩm mới
Chương 3. Chiến lược sản [1]
phẩm (tiếp theo) Chương
Tuần
3.3 Chiến lược sản phẩm mới 2 1 6 3
8
3.4 Thương hiệu và nhãn hiệu
của sản phẩm
Chương 4. Chiến lược giá
4.1 Vị trí của yếu tố giá cả
trong Marketing
4.2 Nội dung của chính sách [1]
Tuần
giá trong Marketing 2 1 6 Chương
9
4.2.1 Mục tiêu của chính sách 4
giá
4.2.2 Những căn cứ để xác
định giá sản phẩm
Chương 4. Chiến lược giá
(tiếp theo)
4.3 Các phương thức định giá
4.3.1 Định giá trên cơ sở chi
phí [1]
Tuần
4.3.2 Định giá trên cơ sở cạnh 2 1 6 Chương
10
tranh 4
4.3.3 Định giá trên cơ sở
khách hàng
4.4 Các chiến lược về giá
Kiểm tra một tiết
Chương 5. Chiến lược phân
phối
5.1 Khái niệm và chức năng [1]
Tuần
của hệ thống phân phối 2 1 6 Chương
11
5.1.1 Khái niệm 5
5.1.2 Vai trò và chức năng
kênh phân phối
Tuần Chương 5. Chiến lược phân 2 1 6 [1]
12 phối (tiếp theo) Chương
5.2 Các loại kênh phân phối 5
141

5.2.1 Kênh phân phối trực tiếp


5.2.2 Kênh phân phối gián tiếp
5.3 Lựa chọn và quản lý kênh
phân phối
5.3.1 Lựa chọn kênh phân
phối
5.3.2 Quản lý kênh phân phối
Chương 6. Chiến lược xúc
tiến [1]
Tuần
6.1 Khái quát về xúc tiến 2 1 6 Chương
13
6.2 Mục tiêu nhiệm vụ của 6
xúc tiến
Chương 6. Chiến lược xúc
tiến (tiếp theo)
[1]
Tuần 6.3 Phát triển chiến lược
2 1 6 Chương
14 truyền thông hiệu quả
6
6.4 Các công cụ xúc tiến
Kiểm tra 15 phút
Chương 6. Chiến lược xúc
[1]
Tuần tiến (tiếp theo)
2 1 6 Chương
15 6.4 Các công cụ xúc tiến
6
Ôn tập
Tổng 30 15 90
7. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên
Thực hiện theo quy chế đào tạo hiện hành
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần
8.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên: (trọng số) 20%
- Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tốt, tích cực thảo luận)
- Phần tự học tự lên lớp (hoàn thành tốt nội dung và nhiệm vụ mà giảng viên
giao cho cá nhân/tuần; bài tập nhóm/tháng; bài tập cá nhân/học kỳ…)
8.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ: Trọng số 30%
8.3. Thi cuối kỳ: Trọng số 50%
8.4. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ
- Kiểm tra giữa kỳ: Tuần 5, 10, 14
- Thi cuối kỳ: Sau tuần thứ 15 (Theo lịch thi chung của Nhà trường)
8.5. Hình thức thi cuối kỳ: Tự luận hoặc trắc nghiệm.
142

20. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN NHẬP MÔN KINH DOANH KHÁCH
SẠN

1. Thông tin chung về học phần


- Tên học phần: Nhập môn kinh doanh khách sạn
- Mã học phần: ………………. Số tín chỉ: 2
- Yêu cầu của học phần: Bắt buộc
- Các học phần học trước: Không có
- Các yêu cầu khác đối với học phần (nếu có): Không có
- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
Giờ lên lớp (15 tiết lý thuyết/tín chỉ):
+ Lý thuyết (15 tiết lý thuyết/tín chỉ): 20 tiết
+ Bài tập/Thảo luận trên lớp (15 tiết lý thuyết/tín chỉ): 10 tiết
+ Thực hành/Thí nghiệm (30 tiết/tín chỉ):
+ Thực tập tại cơ sở (45-90 giờ/tín chỉ):
+ Làm tiểu luận, bài tập lớn (60 giờ/tín chỉ):
Giờ chuẩn bị cá nhân (30 giờ/tín chỉ):
+ Hoạt động nhóm:
+ Tự học, tự nghiên cứu: 60 giờ
- Bộ môn phụ trách học phần: BM Quản trị kinh doanh KS-NH
2. Mục tiêu của học phần
2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần
a. Kiến thức:
Sinh viên được trang bị những kiến thức cơ bản nhất về kinh doanh khách sạn
đặt nền tảng cho sự vận dụng các kiến thức này vào công tác quản trị kinh doanh
khách sạn, làm cơ sở để sinh viên tiếp tục tiếp nhận kiến thức ở các môn quản trị
chuyên ngành quản trị khách sạn. Học phần này sẽ giúp sinh viên có được cái nhìn
tổng quan và có hệ thống về quản trị kinh doanh khách sạn như môi trường của quản
trị kinh doanh khách sạn, quy luật, các nguyên tắc, phương pháp và công cụ trong
quản trị kinh doanh khách sạn, các chức năng quản trị kinh doanh khách sạn
b. Kỹ năng:
- Giải thích được các khái niệm, các nguyên tắc, quy luật kinh doanh khách sạn
- Vận dụng kiến thức lý luận về kinh doanh khách sạn vào quản trị khách sạn.
c. Thái độ:
Sinh viên ý thức được tầm quan trọng của từng nội dung trong quản trị kinh
doanh khách sạn để vận dụng sáng tạo những kiến thức, kỹ năng phù hợp vào thực tiễn
công việc. Đồng thời tạo lập ý thức và thói quen tự rèn luyện liên tục trong mọi công
việc để nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh trong ngành khách sạn.
d. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Hiểu về ngành quản trị kinh doanh khách sạn
143

+ Có ý thức trong việc học tập suốt đời bằng việc liên kết môn học với các môn
học khác trong tương lai và nâng cao kiến thức của môn học với bậc học cao hơn
+ Giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ
được giao.
2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể
Sau khi học xong môn học, Sinh viên đạt được những yêu cầu sau:
- Hiểu về ngành khách sạn
- Hiểu về môi trường của quản trị kinh doanh khách sạn
- Nắm bắt và vận dụng quy luật, các nguyên tắc, phương pháp và công cụ trong
quản trị kinh doanh khách sạn
- Nắm bắt được các chức năng quản trị kinh doanh khách sạn
3. Tóm tắt nội dung học phần
Nhập môn kinh doanh khách sạn cung cấp các kiến thức cơ bản về ngành khách
sạn, vai trò và môi trường của ngành kinh doanh khách sạn; cácquy luật, các nguyên
tắc, phương pháp và công cụ trong quản trị kinh doanh khách sạn; các chức năng quản
trị kinh doanh khách sạn
4. Nội dung chi tiết học phần
Chương 1. Tổng quan về kinh doanh khách sạn
1.1 Các khái niệm cơ bản
1.2 Đặc điểm kinh doanh khách sạn
1.3 Đặc điểm sản phẩm của khách sạn
1.4 Ý nghĩa kinh tế, xã hội - môi trường của kinh doanh khách sạn
1.5. Lịch sử hình thành và phát triển của kinh doanh khách sạn
1.6. Xu hướng kinh doanh của các cơ sở lưu trú
Chương 2 Phân loại và xếp hạng khách sạn
2.1. Sự cần thiết của phân loại và xếp hạng khách sạn
2.2. Phân loại khách sạn
2.3. Xếp hạng khách sạn
2.4. Một số loại hình lưu trú khác ngoài khách sạn
Chương 3. Cấu trúc tổ chức điều hành trong kinh doanh khách sạn
3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thiết lập cấu trúc tổ chức của khách sạn
3.2 Các nguyên tắc chính trong thiết lập cấu trúc tổ chức
3.3 Mô hình tổ chức trong khách sạn
3.4 Tiến trình và các cấp quản trị trong khách sạn
3.5 Các xu hướng sắp xếp bộ phận trong cơ cấu tổ chức của khách sạn
3.6 Mô hình tổ chức khách sạn tiêu biểu
5. Học liệu
5.1. Học liệu bắt buộc
[1] PGS. TS Nguyễn Văn Mạnh (2015), Giáo trình Quản trị kinh doanh khách sạn,
NXB Đại học Kinh Tế Quốc dân.
[2] TS Nguyễn Quyết Thắng (2014), Quản trị kinh doanh khách sạn, NXB Tài chính.
144

5.2. Học liệu tham khảo


[3] Tổng cục du lịch Việt Nam (2013), Quản lý khách sạn theo tiêu chuẩn VTOS.
6. Hình thức tổ chức dạy - học.

Hình thức tổ chức dạy học


Yêu cầu
sinh viên
Thời Số tiết tín chỉ Tự Ghi
Nội dung Hoạt chuẩn bị
gian lên lớp học, chú
động trước khi
tự
BT/ theo
LT TH nghiên đến lớp
TL nhóm
cứu
Chương 1. Tổng quan về
kinh doanh khách sạn Đọc tài
Tuần
1.1 Các khái niệm cơ bản 1 1 4 liệu [1],
1
1.2 Đặc điểm kinh doanh [2]
khách sạn
Chương 1. Tổng quan về
kinh doanh khách sạn
1.3 Đặc điểm sản phẩm của
Đọc tài
Tuần khách sạn
2 4 liệu [1],
2 1.4 Ý nghĩa kinh tế, xã hội -
[2]
môi trường của kinh doanh
khách sạn

Chương 1. Tổng quan về


kinh doanh khách sạn Đọc tài
Tuần
1.5. Lịch sử hình thành và 1 1 4 liệu [1],
3
phát triển của kinh doanh [2]
khách sạn
Chương 1. Tổng quan về
Tuần kinh doanh khách sạn Đọc tài
2 4
4 1.6. Xu hướng kinh doanh liệu [1]
của các cơ sở lưu trú
Chương 2 Phân loại và xếp
hạng khách sạn Đọc tài
Tuần
2.1. Sự cần thiết của phân 2 4 liệu [1],
5
loại và xếp hạng khách sạn [2]
2.2. Phân loại khách sạn
Chương 2 Phân loại và xếp Đọc tài
Tuần
hạng khách sạn 1 1 4 liệu [1],
6
2.3. Xếp hạng khách sạn [2]
Tuần Chương 2 Phân loại và xếp 2 4 Đọc tài
145

hạng khách sạn


liệu [1],
7 2.4. Một số loại hình lưu trú
[2]
khác ngoài khách sạn
Chương 2 Phân loại và xếp
hạng khách sạn
Đọc tài
Tuần 2.4. Một số loại hình lưu trú
5 10 liệu [1],
8 khác ngoài khách sạn
[2]
* Học thực tế tại DN.
Kiểm tra
Chương 3. Cấu trúc tổ
chức điều hành trong kinh
doanh khách sạn
3.1 Các yếu tố ảnh hưởng Đọc tài
Tuần
đến việc thiết lập cấu trúc tổ 2 4 liệu [1],
9
chức của khách sạn [2]
3.2 Các nguyên tắc chính
trong thiết lập cấu trúc tổ
chức
Chương 3. Cấu trúc tổ
chức điều hành trong kinh Đọc tài
Tuần
doanh khách sạn 1 1 4 liệu [1],
10
3.3 Mô hình tổ chức trong [2]
khách sạn
Chương 3. Cấu trúc tổ
chức điều hành trong kinh Đọc tài
Tuần
doanh khách sạn 2 4 liệu [1],
11
3.4 Tiến trình và các cấp [2]
quản trị trong khách sạn
Chương 3. Cấu trúc tổ
chức điều hành trong kinh
doanh khách sạn Đọc tài
Tuần
3.5 Các xu hướng sắp xếp 2 4 liệu [1],
12
bộ phận trong cơ cấu tổ [2]
chức của khách sạn

Chương 3. Cấu trúc tổ


chức điều hành trong kinh Đọc tài
Tuần
doanh khách sạn 2 1 6 liệu [1],
13
3.6 Mô hình tổ chức khách [2]
sạn tiêu biểu
Tổng 20 10 60
146

2. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên
- Thực hiện theo quy chế đào tạo hiện hành.
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập học phần
8.1. Kiểm tra đánh thường xuyên: Trọng số 20 %
- Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tốt, tích cực thảo luận)
- Phần tự học tự lên lớp (hoàn thành tốt nội dung và nhiệm vụ mà giảng viên
giao cho cá nhân/tuần; bài tập nhóm/tháng; bài tập cá nhân/học kỳ…)
8.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ: Trọng số 30 %
8.3. Thi cuối kỳ: Trọng số 50%
8.4. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ
- Kiểm tra định kỳ: Tuần thứ 8 của học kỳ
- Thi cuối kỳ: Sau tuần thứ 15 (Theo lịch thi chung của Nhà trường)
8.5. Hình thức thi cuối kỳ: Tự luận hoặc trắc nghiệm
147

21. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN KINH TẾ DU LỊCH


1. Thông tin chung về học phần
- Tên học phần: KINH TẾ DU LỊCH
- Mã học phần: Số tín chỉ: 03
- Yêu cầu của học phần: Bắt buộc
- Các học phần học trước: Không
- Các yêu cầu khác đối với học phần (nếu có): Không
- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động
Giờ lên lớp (15 tiết lý thuyết/tín chỉ)
+ Lý thuyết (15 tiết/tín chỉ): 30 tiết
+ Bài tập/ Thảo luận trên lớp (30-45 tiết/tín chỉ): 15 tiết
Giờ chuẩn bị cá nhân (30 giờ/tín chỉ)
+ Hoạt động theo nhóm:
+ Tự học, tự nghiên cứu: 90 tiết
- Khoa/Bộ môn phụ trách học phần: Bộ môn QTKD KS-NH
2. Mục tiêu của học phần
2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần
- Kiến thức: Cung cấp những nội dung cơ bản về tổ chức quản lý và kinh doanh
du lịch, khách sạn. Phân tích hiệu quả kinh tế và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả
trong quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch khách sạn.
- Kỹ năng: Giúp sinh viên có thể tự học và tự nghiên cứu tìm hiểu trong phạm
vi môn học.
-Thái độ: Có tinh thần và thái độ nghiêm túc về nghề nghiệp của mình trong
tương lai.
2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể
- Biết được những kiến thức cơ bản về hoạt động kinh doanh du lịch.
- Biết cách sử dụng các nguồn lực có hiệu quả trong quá trình hoạt động kinh
doanh.
- Nắm vững các vấn đề về quản lý tài chính trong một doanh nghiệp du lịch.
- Biết cách vận dụng kỹ năng quản lý công việc trong thực tế.
3. Tóm tắt nội dung học phần
Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức tổng quan về thị trường du
lịch; Giúp sinh viên hiểu rõ dịch vụ du lịch: cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, lao động
trong du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch. Bên cạnh đó, giúp sinh viên nắm được
cách thức phân tích tình hình tài chính và hiệu quả kinh tế trong doanh nghiệp du lịch
khách sạn.
Nội dung môn học gồm 6 chương:
Chương 1: Thị trường du lịch
Chương 2: Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Chương 3: Lao động trong du lịch
Chương 4 Chất lượng dịch vụ du lịch
148

Chương 5: Tài chính trong doanh nghiệp du lịch khách sạn


Chương 6: Hiệu quả kinh tế trong doanh nghiệp du lịch khách sạn.
4. Nội dung chi tiết học phần
Chương 1: Thị trường du lịch
1.1. Khái niệm và đặc điểm của thị trường du lịch
1.2. Cầu trong du lịch
1.3. Cung trong du lịch
1.4. Thời vụ du lịch
Chương 2: Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
2.1. Khái niệm và vai trò của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
2.2. Đặc điểm và yêu cầu của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
2.3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Chương 3: Lao động trong du lịch
3.1. Đặc điểm và vai trò của nguồn lao động trong du lịch.
3.2. Năng suất lao động và những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động
3.3. Các biện pháp tăng năng suất lao động.
Chương 4 Chất lượng dịch vụ du lịch
4.1. Dịch vụ du lịch
4.2.Chất lượng dịch vụ du lịch
Chương 5: Tài chính trong doanh nghiệp du lịch khách sạn
5.1. Doanh thu trong doanh nghiệp du lịch khách sạn
5.2. Nguồn vốn trong kinh doanh du lịch khách sạn
5.3. Chi phí trong doanh nghiệp du lịch khách sạn
5.4. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế trong doanh nghiệp du lịch
khách sạn
5.5. Các nhân tố ảnh hưởng và biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong các
doanh nghiệp du lịch khách sạn
Chương 6: Hiệu quả kinh tế trong doanh nghiệp du lịch khách sạn
6.1. Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả kinh tế trong doanh nghiệp du lịch
khách sạn
6.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế trong doanh nghiệp du lịch
khách sạn
6.3. Các nhân tố ảnh hưởng và biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong các
doanh nghiệp du lịch khách sạn
5. Học liệu:
5.1. Học liệu bắt buộc:
[1] Bài giảng của giảng viên phụ trách giảng dạy
[2] Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2009), Giáo trình Kinh tế du lịch,
NXB Đại học Kinh Tế Quốc dân.
5.2. Học liệu tham khảo:
[3] Đinh Thị Thư (2008), Giáo trình kinh tế du lịch, NXB HN.
149

6. Hình thức tổ chức dạy - học


Lịch trình dạy - học
Hình thức tổ chức dạy-học Yêu cầu
sinh viên
Số tiết tín chỉ lên lớp
Hoạt Tự
Thời Nội dung chuẩn bị
động học
gian Lý Bài tập/ Thực theo trước khi
thuyết Thảo hành nhóm đến lớp
luận
Tuần Chương 1: Thị trường du lịch 2 1 6 [1]
1 1.1. Khái niệm và đặc điểm của Chương I
thị trường du lịch
Tuần Chương 1: (tt) 2 1 6
2 1.2. Cầu trong du lịch
Chương 1: (tt) 2 1 6
Tuần 1.3. Cung trong du lịch
3 1.4. Thời vụ du lịch
Tuần Chương 2: Cơ sở vật chất kỹ 2 1 6 [1]
4 thuật du lịch Chương II
2.1. Khái niệm và vai trò của cơ
sở vật chất kỹ thuật du lịch
2.2. Đặc điểm và yêu cầu của
cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Tuần Chương 2: (tt) 2 1 6
5 2.3. Các biện pháp nâng cao
hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất
kỹ thuật du lịch
Tuần Chương 3: Lao động trong du 2 1 6 [1]
6 lịch Chương
3.1. Đặc điểm và vai trò của III
nguồn lao động trong du lịch.
3.2. Năng suất lao động và
những nhân tố ảnh hưởng đến
năng suất lao động
Tuần Chương 3: (tt) 2 1 6
7 3.3. Các biện pháp tăng năng
suất lao động.
Tuần ** Kiểm tra giữa kỳ 2 1 6
8
Tuần Chương 4 Chất lượng dịch vụ 2 1 6 [1]
9 du lịch Chương
4.1. Dịch vụ du lịch IV
150

4.2. Chất lượng dịch vụ du lịch


Tuần Chương 5: Tài chính trong 2 1 6 [1]
10 doanh nghiệp du lịch khách Chương V
sạn
5.1. Doanh thu trong doanh
nghiệp du lịch khách sạn
5.2. Nguồn vốn trong kinh
doanh du lịch khách sạn
Tuần Chương 5: (tt) 2 1 6
11 5.3. Chi phí trong doanh nghiệp
du lịch khách sạn
5.4. Hệ thống các chỉ tiêu đánh
giá hiệu quả kinh tế trong doanh
nghiệp du lịch khách sạn
Tuần Chương 5: (tt) 2 1 6
12 5.5. Các nhân tố ảnh hưởng và
biện pháp nâng cao hiệu quả
kinh tế trong các doanh nghiệp
du lịch khách sạn
Tuần Chương 6: Hiệu quả kinh tế 2 1 6 [1]
13 trong doanh nghiệp du lịch Chương
khách sạn VI
6.1. Khái niệm và ý nghĩa của
hiệu quả kinh tế trong doanh
nghiệp du lịch khách sạn
Tuần Chương 6: (tt) 2 1 6
14 6.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh
giá hiệu quả kinh tế trong doanh
nghiệp du lịch khách sạn
6.3. Các nhân tố ảnh hưởng và
biện pháp nâng cao hiệu quả
kinh tế trong các doanh nghiệp
du lịch khách sạn
Kiểm tra
Tuần Ôn tập 2 1 6
15
Tổng cộng 30 15 90
7. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên
-Tham dự đầy đủ các giờ học lý thuyết và thảo luận;
-Nghiên cứu giáo trình và các tài liệu tham khảo khác;
-Tham gia ý kiến, chuẩn bị nội dung và trình bày vào các giờ thảo luận;
151

-Làm đầy đủ bài kiểm tra, thi kết thúc học phần.
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập học phần
8.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên: 20%
- Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tốt, tích cực thảo luận): 10%
- Phần tự học tự lên lớp (hoàn thành tốt nội dung và nhiệm vụ mà giảng viên giao
cho cá nhân/tuần; bài tập nhóm/tháng; bài tập cá nhân/học kỳ,…): 10%
8.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ: 30%
8.3. Thi cuối kỳ: 50%
8.4. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ:
- Kiểm tra giữa kỳ: Tuần thứ 8, 14.
- Thi cuối kỳ: Sau tuần thứ 15 (Theo lịch thi chung của Nhà trường)
8.5. Hình thức thi cuối kỳ: Tự luận hoặc trắc nghiệm
152

22. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN AN NINH – AN TOÀN TRONG


KHÁCH SẠN

1. Thông tin chung về học phần


- Tên học phần: An ninh – An toàn trong khách sạn
- Mã học phần: ………………. Số tín chỉ: 2
- Yêu cầu của học phần: Bắt buộc
- Các học phần học trước: Không.
- Các yêu cầu khác đối với học phần (nếu có): Không
- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
Giờ lên lớp (15 tiết lý thuyết/tín chỉ):
+ Lý thuyết (15 tiết lý thuyết/tín chỉ): 20 tiết
+ Bài tập/Thảo luận trên lớp (15 tiết lý thuyết/tín chỉ): 10 tiết
+ Thực hành/Thí nghiệm (30 tiết/tín chỉ): … tiết
+ Thực tập tại cơ sở (45-90 giờ/tín chỉ): …giờ
+ Làm tiểu luận, bài tập lớn (60 giờ/tín chỉ): … giờ
Giờ chuẩn bị cá nhân (30 giờ/tín chỉ):
+ Hoạt động nhóm: … giờ
+ Tự học, tự nghiên cứu: 60giờ
- Bộ môn phụ trách học phần: QTKD Khách sạn - Nhà hàng
2. Mục tiêu của học phần
2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần
a. Kiến thức: Trang bị cho người học những kiến thức sau
- Quy trình kiểm soát người ra/vào khách sạn.
- Quy trình kiểm soát thiết bị ra/vào khách sạn.
- Quy trình kiểm soát chìa khóa.
- Quy trình kiểm tra tư trang nhân viên.
- Quy trình kiểm tra thẻ ra vào khách sạn.
b. Kỹ năng:
- Kỹ năng kiểm soát người ra/vào khách sạn.
- Kỹ năng kiểm soát thiết bị ra/vào khách sạn.
- Kỹ năng kiểm soát chìa khóa.
- Kỹ năng kiểm tra tư trang nhân viên.
- Kỹ năng kiểm tra thẻ ra vào khách sạn.
c. Thái độ:
Có tinh thần và thái độ nghiêm túc cho nghề nghiệp của mình trong tương lai.
d. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng thích nghi
với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để
153

nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn
đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có
năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải
tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.…
2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể
- Biết cách kiểm soát người ra/vào khách sạn.
- Biết cách kiểm soát thiết bị ra/vào khách sạn.
- Biết cách kiểm soát chìa khóa.
- Biết cách kiểm tra tư trang nhân viên.
- Biết cách kiểm tra thẻ ra vào khách sạn.
3. Tóm tắt nội dung học phần
- Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức về an ninh – an toàn trong khách
sạn như: kiểm soát người ra/vào khách sạn, kiểm soát thiết bị ra/vào khách sạn, kỹ
năng kiểm soát chìa khóa, kiểm tra tư trang nhân viên, kiểm tra thẻ ra vào khách sạn.
4. Nội dung chi tiết học phần
Chương 1: Kiểm soát người ra vào khách sạn
Mục tiêu: Trình bày và hướng dẫn quy trình kiểm soát người ra vào khách sạn.
I/ Thẻ nhận dạng nhân viên
II/ Kiểm tra thẻ nhận dạng nhân viên
1/ Xác định nhận dạng
2/ Xử lý khi nhân viên không mang theo thẻ
3/ Nhân viên làm việc không thường xuyên
III/ Kiểm soát sự ra vào của các nhà cung cấp, khách đến thăm và nhân viên làm việc
không thường xuyên
1/ Kiểm tra mục đích đến thăm
2/ Liên hệ bộ phận khách cần gặp
3/ Xác định nhận dạng
4/ Không có chứng minh thư
5/ Khi có chứng minh thư, cấp thẻ cho khách đến thăm
6/ Ghi lại việc cấp thẻ vào hồ sơ thẻ cho khách đến thăm
7/ Kiểm soát việc cấp thẻ cho khách đến thăm
8/ Thẻ khách đến thăm không được trả lại
Chương 2: Kiểm soát thiết bị ra vào khách sạn
Mục tiêu: Trình bày và hướng dẫn quy trình kiểm soát thiết bị ra vào khách sạn.
I/ Thiết bị mang ra
1/ Kiểm tra thiết bị mang ra
2/ Ghi lại thiết bị mang ra
3/ Lưu hồ sơ thiết bị mang ra
II/ Thiết bị mang vào
1/ Kiểm tra thiết bị mang vào khách sạn
154

2/ Ghi lại việc tiếp nhận các thiết bị mang vào khách sạn
Chương 3: Kiểm soát chìa khóa
Mục tiêu: Hướng dẫn quy trình kiểm soát chìa khóa trong khách sạn.
I/ Bàn giao chìa khóa
1/ Biết rõ về người mà bạn có thể bàn giao chìa khoá
2/ Hoàn thành phiếu đăng ký chìa khóa
II/ Tiếp nhận chìa khóa
1/ Hoàn thành phiếu đăng ký chìa khóa
2/ Cất giữ chìa khóa
3/ Ghi lại các chìa khóa bị thiếu
III/ Chìa khóa thất lạc và tìm thấy
1/ Báo cáo về chìa khóa thất lạc và tim thấy
2/ Khi chìa khóa bị thất lạc
3/ Khi tìm thấy chìa khóa
IV/ An ninh về chìa khóa
1/ Không bao giờ được cho bên thứ ba mượn chìa khoá
2/ Các yêu cầu về mở cửa phải được ghi lại trong sổ ghi chép trong ca
Chương 4: Kiểm tra tư trang của nhân viên
Mục tiêu: Hướng dẫn quy trình kiểm tra tư trang của nhân viên
I/ Kiểm tra tư trang tại lối ra dành cho nhân viên
1/ Chào nhân viên
2/ Thông báo cho nhân viên về việc kiểm tra
3/ Yêu cầu NV đưa mọi tư trang của họ ra
4/ Tiến hành kiểm tra
5/ Mức độ thường xuyên
II/ Kiểm tra tư trang tại lối ra dành cho nhân viên – Không vi phạm
1/ Nhân viên không vi phạm
2/ Ghi lại vụ việc
III/ Kiểm tra tư trang tại lối ra dành cho nhân viên - Có vi phạm
1/ Nhân viên vi phạm
2/ Ghi lại việc kiểm tra
3/ Ghi lại việc kiểm tra trong sổ ghi chép trong ca
4/ Hoàn thành báo cáo về sự việc
5/ Phân phát báo cáo về sự việc
6/ Thu hồi và cất giữ tài sản của khách sạn được tìm thấy
IV/ Kiểm tra tư trang tại lối ra dành cho nhân viên - Từ chối cho kiểm tra
1/ Nhân viên từ chối không cho kiểm tra khi được yêu cầu hoặc không đợi sự có mặt
của giám đốc/ Trưởng bộ phận
155

2/ Ghi lại việc kiểm tra vào sổ ghi chép trong ca:
3/ Hoàn thành báo cáo về sự việc
4/ Phân phối báo cáo về sự việc
V/ Kiểm tra tủ có khoá dành cho nhân viên
1/ Báo cho nhân viên
2/ Tiến hành kiểm tra
3/ Mức độ thường xuyên
4/ Thông báo cho nhân viên
VI/ Kiểm tra tủ có khoá dành cho nhân viên -Không vi phạm
1/ Nhân viên không vi phạm
a. Cách làm
b. Tiêu chuẩn
c. Lý do
2/ Ghi lại việc kiểm tra trong sổ ghi chép trong ca
3/ Hoàn thành báo cáo về sự việc
4/ Phân phát báo cáo về sự việc
5/ Cất giữ tài sản tìm được
VII. Kiểm tra thẻ ra vào khách sạn
1. Xác định nhận dạng
2. Xử lý khi nhân viên không mang theo thẻ
5. Học liệu
5.1. Học liệu bắt buộc
[1]. Trần Phương Đạt, Phạm Ngọc Cường, Phạm Văn Long, Sổ tay phòng chống tội
phạm, NXB Công an nhân dân, 2015.
[2]. Tổng Cục du lịch Việt Nam, Tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam VTOS- Nghiệp vụ
An ninh khách sạn, 2009.
5.2. Học liệu tham khảo
[3]. Tổng Cục Du lịch Việt Nam, Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách
nhiệm với môi trường và xã hội ESRT, Bộ công cụ du lịch có trách nhiệm tại Việt
Nam, 2015.
156

6. Hình thức tổ chức dạy - học


Lịch trình dạy - học:
Hình thức tổ chức dạy-học
Yêu cầu
Giờ lên lớp sinh
Hoạt
Tự viên
động
Thời BT/ học chuẩn
Nội dung Lý Thực theo
gian Thảo nhó bị trước
thuyết hành
luận m khi
đến lớp
Chương 1: Kiểm soát người Đọc
Tuần
ra vào khách sạn 01 01 4 trước tài
1
I/ Thẻ nhận dạng nhân viên liệu [2]
Chương 1: Kiểm soát người
Đọc
Tuần ra vào khách sạn
01 01 4 trước tài
2 II/ Kiểm tra thẻ nhận dạng
liệu [1],
nhân viên
Chương 1: Kiểm soát người
ra vào khách sạn
Đọc
Tuần III/ Kiểm soát sự ra vào của
01 01 4 trước tài
3 các nhà cung cấp, khách đến
liệu [1]
thăm và nhân viên làm việc
không thường xuyên
Chương 2: Kiểm soát thiết bị Đọc
Tuần
ra vào khách sạn 01 01 4 trước tài
4
I/ Thiết bị mang ra liệu [1]
Chương 2: Kiểm soát thiết bị Đọc
Tuần
ra vào khách sạn 01 01 4 trước tài
5
II/ Thiết bị mang vào liệu [1]
Chương 2: Kiểm soát thiết bị Đọc
Tuần
ra vào khách sạn 01 01 4 trước tài
6
II/ Thiết bị mang vào (tiếp) liệu [1]
Chương 3: Kiểm soát chìa
Đọc
Tuần khóa
01 01 4 trước tài
7 I/ Bàn giao chìa khóa
liệu [1]
Kiểm tra
Chương 3: Kiểm soát chìa Đọc
Tuần
khóa 01 01 4 trước tài
8
II/ Tiếp nhận chìa khóa liệu [1]
Tuần Chương 3: Kiểm soát chìa 01 01 4 Đọc
157

khóa trước tài


9 III/ Chìa khóa thất lạc và tìm liệu
thấy [2]
Chương 3: Kiểm soát chìa Đọc
Tuần
khóa 01 01 4 trước tài
10
IV/ An ninh về chìa khóa liệu [1]

Chương 4: Kiểm tra tư trang


Đọc
Tuần của nhân viên
02 4 trước tài
11 I/ Kiểm tra tư trang tại lối ra
liệu [1]
dành cho nhân viên

Chương 4: Kiểm tra tư trang


của nhân viên Đọc
Tuần
II/ Kiểm tra tư trang tại lối ra 02 4 trước tài
12
dành cho nhân viên – Không liệu [1]
vi phạm
Chương 4: Kiểm tra tư trang
của nhân viên
III/ Kiểm tra tư trang tại lối
Đọc
Tuần ra dành cho nhân viên - Có
02 4 trước tài
13 vi phạm
liệu [1]
IV/ Kiểm tra tư trang tại lối
ra dành cho nhân viên - Từ
chối cho kiểm tra
Chương 4: Kiểm tra tư trang
của nhân viên
V/ Kiểm tra tủ có khoá dành
Đọc
Tuần cho nhân viên
02 4 trước tài
14 VI/ Kiểm tra tủ có khoá
liệu [2]
dành cho nhân viên -Không
vi phạm
Kiểm tra
Chương 4: Kiểm tra tư trang
của nhân viên Đọc
Tuần
VII. Kiểm tra thẻ ra vào 02 4 trước tài
15
khách sạn liệu [2]
Ôn tập
Tổng 20 10 60
158

7. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên
- Tham dự đầy đủ các giờ học lý thuyết và thảo luận;
- Nghiên cứu giáo trình và các tài liệu tham khảo khác;
- Tham gia ý kiến, chuẩn bị nội dung và trình bày vào các giờ thảo luận;
- Làm đầy đủ bài kiểm tra, thi kết thúc học phần.
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập học phần
8.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên: (trọng số) 20%
- Tham gia học tập trên lớp: đi học và đi thực hành đầy đủ, chuẩn bị bài tốt, tích cực
thảo luận.
- Phần tự học tự lên lớp: hoàn thành tốt nội dung và nhiệm vụ mà giảng viên giao
cho cá nhân; bài tập nhóm.
8.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ: Trọng số 30%
8.3. Thi cuối kỳ: Trọng số 50%
8.4. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ
- Kiểm tra lý thuyết định kỳ: Tuần thứ 3
- Kiểm tra thực hành định kỳ: Tuần thứ 8
- Thi cuối kỳ: Sau tuần thứ 15 (Theo lịch thi chung của Nhà trường)
8.5. Hình thức thi cuối kỳ: Thi thực hành
159

23. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN MARKETING KHÁCH SẠN


1. Thông tin chung về học phần
- Tên học phần: Marketing khách sạn
- Mã học phần: ………………. Số tín chỉ: 03
- Yêu cầu của học phần: Bắt buộc
- Các học phần học trước: Markrting căn bản
- Các yêu cầu khác đối với học phần (nếu có): Không.
- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
Giờ lên lớp (15 tiết lý thuyết/tín chỉ):
+ Lý thuyết (15 tiết lý thuyết/tín chỉ): 23 tiết
+ Bài tập/Thảo luận trên lớp (15 tiết lý thuyết/tín chỉ): 22 tiết
+ Thực hành/Thí nghiệm (30 tiết/tín chỉ): … tiết
+ Thực tập tại cơ sở (45-90 giờ/tín chỉ): … giờ
+ Làm tiểu luận, bài tập lớn (60 giờ/tín chỉ): … giờ
Giờ chuẩn bị cá nhân (30 giờ/tín chỉ):
+ Hoạt động nhóm: 26 giờ
+ Tự học, tự nghiên cứu: 64 giờ
- Bộ môn phụ trách học phần: QTKD Khách sạn - Nhà hàng
2. Mục tiêu của học phần
2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần
a. Kiến thức
- Nắm vững các kiến thức về vấn đề marketing trong lĩnh vực du lịch nói
chung, khách sạn nói riêng
- Nắm được các lợi ích của môn học và hiểu được các công cụ 4P và 4P mở
rộng trong marketing khách sạn để tăng cường lợi ích cho hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
b. Kỹ năng
- Kỹ năng vận dụng những kiến thức đã học để thực hiện các yêu cầu mà giảng
viên đưa ra và có thể áp dụng trong công việc sau này.
- Xây dựng được chiến lược marketing mix trong kinh doanh nhà hàng - khách sạn.
- Lên kế hoạch và phối hợp thực hiện các chương trình marketing trong kinh
doanh nhà hàng - khách sạn.
- Hình thành và phát triển năng lực tư duy phản biện, giải quyết vấn đề.
- Phát triển kỹ năng giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, thuyết trình trước công chúng.
c. Thái độ
- Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của họat động marketing trong lĩnh vực
kinh doanh nhà hàng –khách sạn.
- Bồi dưỡng lòng say mê nghề nghiệp, tinh thần không ngừng học hỏi, tích cực
trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng.
d. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
160

Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng thích nghi với các
môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề
chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có
năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải
tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.
2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể
- Nhận diện được khái niệm marketing khách sạn, các xu hướng marketing
trong khách sạn.
- Phân loại được các lọai hình kinh doanh khách sạn.
- Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến việc kinh doanh khách sạn.
- Phân tích thị trường và hành vi của khách hàng trong lĩnh vực kinh doanh
khách sạn, nhà hàng.
- Xây dựng chiến lược Marketing trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, nhà hàng.
3. Mô tả tóm tắt nội dung học phần
Trang bị cho sinh viên những kiến thức căn bản và có hệ thống về Marketing
trong các nhà hàng – khách sạn như: nghiên cứu các lọai hình kinh doanh nhà hàng -
khách sạn, nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược marketing, xây dựng kế hoạch
marketing. Môn học được thiết kế dành cho đối tượng sinh viên năm thứ 3 trong
chương trình đào tạo cử nhân ngành quản trị khách sạn.
4. Nội dung chi tiết học phần
GIỚI THIỆU MÔN HỌC
Chương 1: Khái quát chung về marketing khách sạn
1.1. Các khái niệm cơ bản về marketing
1.2. Sự khác biệt giữa hàng hóa và dịch vụ
1.3. Sự đặc trưng dịch vụ
1.4. Các khái niệm về marketing du lịch
Chương 2: Nghiên cứu thị trường và hành vi của khách hàng trong lĩnh vực kinh
doanh nhà hàng – khách sạn
2.1. Khái niệm và đặc điểm thị trường
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường
2.3. Các phương pháp nghiên cứu thị trường
2.4. Nghiên cứu hành vi của khách hàng
2.5 Phân khúc thị trường khách sạn
- Quá trình phân khúc và các tiêu chuẩn áp dụng
- Những cách thức phân khúc thị trường chủ yếu
- Chọn thị trường mục tiêu
- Định vị sản phẩm của Doanh nghiệp du lịch & khách sạn
Chương 3: Chiến lược Maketing mix trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng –
khách sạn.
3.1. Chiến lược sản phẩm
161

3.2. Chiến lược giá


3.3. Chiến lược phân phối
3.4. Chiến lược truyền thông, xúc tiến sản phẩm
Chương 4: Chiến lược Marketing mở rộng
4.1 Con người
4.2 Đối tác
4.3 Xây dựng sản phẩm trọn gói
4.4 Xây dựng chương trình và sự kiện
Chương 5: Lập kế hoạch Marketing trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng – khách
sạn.
5.1 Khái niệm kế hoạch marketing
5.2. Nội dung kế hoạch marketing
5.3. Kế họach thực hiện
5. Học liệu
5.1. Học liệu bắt buộc:
[1]. Hoàng Văn Thành (2014), Marketing Du lịch, NXB Chính trị quốc gia.
5.2. Học liệu tham khảo
[2]. Trần Ngọc Nam (2012), Marketing du lịch, NXB TPHCM.
[3]. Nguyễn Văn Dung (2009), Chiến lược và chiến thuật quảng bá Marketing du
lịch, NXB GTVT.
[4]. Nguyễn Văn Mạnh, Hoàng Thị Lan Hương (2013), Quản trị kinh doanh khách
sạn, NXB Đại học kinh tế quốc dân.
[5]. Hà Nam Khánh Giao (2011), Giáo trình: Marketing du lịch, NXB Tổng Hợp
TPHCM.
6. Hình thức tổ chức dạy - học

Hình thức tổ chức dạy học Yêu cầu


sinh viên
Thời Số tiết tín chỉ Tự chuẩn bị
Nội dung Hoạt
gian lên lớp học, trước
động
tự khi đến
BT/ theo
LT TH nghiên lớp
TL nhóm
cứu
Giới thiệu học phần
Chương 1: Khái quát
chung về marketing
Tuần khách sạn Đọc tài
3 6
1 1.1. Các khái niệm cơ liệu [1]
bản về Marketing
1.2. Sự khác biệt giữa
hàng hóa và dịch vụ
Tuần Chương 1. Tổng quan về 3 6 Đọc tài
162

marketing trong lĩnh vực


kinh doanh nhà hàng –
khách sạn (tiếp theo)
Chương 1: Khái quát
chung về Marketing
2 liệu [1]
khách sạn
1.3. Sự đặc trưng dịch
vụ
1.4. Các khái niệm về
marketing du lịch
Chương 2: Nghiên cứu
thị trường và hành vi của
khách hàng trong lĩnh
vực kinh doanh nhà
hàng – khách sạn
Tuần Đọc tài
2.1. Khái niệm và đặc 3 2 4
3 liệu [1]
điểm thị trường
2.2. Các yếu tố ảnh
hưởng đến thị trường
2.3. Các phương pháp
nghiên cứu thị trường
Chương 2: Nghiên cứu
thị trường và hành vi của
khách hàng trong lĩnh
vực kinh doanh nhà
Tuần hàng – khách sạn (tiếp Đọc tài
1 2 2 4
4 theo) liệu [1]
2.4. Nghiên cứu hành vi
của khách hàng
2.5 Phân khúc thị trường
khách sạn
Chương 3: Chiến lược
maketing mix trong lĩnh Đọc tài
Tuần vực kinh doanh nhà liệu [1],
1 2 2 4
5 hàng – khách sạn. bài tập
3.1. Chiến lược sản nhóm
phẩm
Tuần Chương 3: Chiến lược 1 2 2 4 Đọc tài
6 maketing mix trong lĩnh liệu [1],
vực kinh doanh nhà bài tập
hàng – khách sạn. nhóm
163

3.2. Chiến lược giá


Chương 3: Chiến lược
maketing mix trong lĩnh
Đọc tài
vực kinh doanh nhà
Tuần liệu [1],
hàng – khách sạn. 1 2 2 4
7 bài tập
3.3. Chiến lược phân
nhóm
phối
Kiểm tra bài số 1
Chương 3: Chiến lược
maketing mix trong lĩnh Đọc tài
Tuần vực kinh doanh nhà liệu [1],
1 2 2 4
8 hàng – khách sạn. bài tập
3.4. Chiến lược truyền nhóm
thông, xúc tiến sản phẩm
Đọc tài
Chương 4: Chiến lược
Tuần liệu [1],
marketing mở rộng 1 2 2 4
9 bài tập
4.1 Con người
nhóm
Đọc tài
Chương 4: Chiến lược
Tuần liệu [1],
marketing mở rộng 1 2 2 4
10 bài tập
4.2 Đối tác
nhóm
Chương 4: Chiến lược Đọc tài
Tuần marketing mở rộng liệu [1],
1 2 2 4
11 4.3 Xây dựng sản phẩm bài tập
trọn gói nhóm
Chương 4: Chiến lược Đọc tài
Tuần marketing mở rộng liệu [1],
1 2 2 4
12 4.4 Xây dựng chương bài tập
trình và sự kiện nhóm
Chương 5: Lập kế họach
Marketing trong lĩnh
vực kinh doanh nhà Đọc tài
Tuần hàng – khách sạn. liệu [1],
2 1 2 4
13 5.1 Khái niệm kế hoạch bài tập
marketing nhóm
5.2. Nội dung kế hoạch
marketing
Tuần Chương 5: Lập kế hoạch 1 2 2 4 Đọc tài
14 Marketing trong lĩnh liệu [1],
vực kinh doanh nhà bài tập
164

hàng – khách sạn.


5.3. Kế hoạch thực hiện nhóm
Bài kiểm tra số 2
Chương 5: Lập kế họach
Marketing trong lĩnh Đọc tài
Tuần vực kinh doanh nhà liệu [1],
2 1 2 4
15 hàng – khách sạn. bài tập
5.3. Kế hoạch thực hiện nhóm
Ôn tập
Tổng 23 22 26 64
7. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên
- Thực hiện theo quy chế đào tạo hiện hành.
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập học phần
8.1. Kiểm tra đánh thường xuyên: Trọng số 20 %
- Chuyên cần, thái độ học tập
- Kiểm tra thường xuyên
8.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ: Trọng số 30%
8.3. Thi cuối kỳ: Trọng số 50%
8.4. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ
- Kiểm tra định kỳ: Tuần thứ 7 và 14 của học kỳ (chậm nhất là tuần thứ 14 của học kỳ)
- Thi cuối kỳ: Sau tuần thứ 15 (Theo lịch thi chung của Nhà trường)
8.5. Hình thức thi cuối kỳ: Tự luận hoặc trắc nghiệm
165

24. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC

1. Thông tin chung về học phần


- Tên học phần: Quản trị nguồn nhân lực
- Mã học phần: Số tín chỉ: 03
- Yêu cầu của học phần: Bắt buộc
- Các học phần học trước: Quản trị học, Nhập môn kinh doanh khách sạn
- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động
Giờ lên lớp
+ Lý thuyết: 30 tiết
+ Thảo luận: 15 tiết
+ Tự học, tự nghiên cứu: 90 giờ
- Khoa/Bộ môn phụ trách học phần: BM QTKD KS-NH
2. Mục tiêu của học phần
2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần
a. Kiến thức:
Nắm được những kiến thức cơ bản và sử dụng các công cụ trong quản trị nguồn
nhân lực trong doanh nghiệp; Nắm được cách thức tiến hành hoạch định nguồn nhân
lực cho tổ chức, phân tích công việc, và quy trình tuyển dụng nguồn nhân lực. Nắm
được các phương pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cũng như các phương
pháp đánh giá thành tích nhân viên trong một doanh nghiệp.
b. Kỹ năng:
Hình thành kỹ năng hoạch định, kỹ năng xây dựng bảng mô tả và tiêu chuẩn
công việc. Kỹ năng lập hồ sơ, phỏng vấn, tuyển dụng nguồn nhân lực. Có khả năng tổ
chức đào tạo, xây dựng cách thức đánh giá thành tích người lao động.
c. Thái độ:
Nhận thức và vận dụng những kiến thức và công cụ quản trị nguồn nhân lực
trong hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp.
d. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Có khả năng phân tích các mối quan hệ nhân sự trong doanh nghiệp.
- Có ý thức trong việc học tập suốt đời bằng việc liên kết môn học với các môn
học khác trong tương lai và nâng cao kiến thức của môn học với bậc học cao hơn
- Chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm; đánh giá chất lượng
hoạt động giảng dạy, giáo dục sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện nhiệm vụ của
các thành viên trong nhóm.
2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể
- Giúp người học hiểu rõ vai trò then chốt của nhân lực và quản trị nguồn nhân
lực trong các tổ chức. Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản và các công cụ
cần thiết trong quản lý con người trong doanh nghiệp.
- Kết thúc môn học, người học nắm được những quan điểm và xu hướng mới
trong quản trị nguồn nhân lực, biết sử dụng các công cụ trong quản trị nguồn nhân lực,
166

phát triển những kỹ năng cần thiết để vận dụng trong hoạt động thực tiễn của doanh
nghiệp.
3. Tóm tắt nội dung học phần
Môn học này nhằm phát triển khả năng của người học trong việc trang bị những
kiến thức tổng quan và ứng dụng kiến thức trong công tác quản trị nguồn nhân lực để
lập kế hoạch, thu hút, tuyển dụng, đào tạo, phát triển và đánh giá người lao động trong
một tổ chức.
4. Nội dung chi tiết môn học
Chương 1. Tổng quan về quản trị nguồn nhân lực
1.1. Khái niệm, vai trò và chức năng của Quản trị nguồn nhân lực
1.2. Nhiệm vụ của bộ phận Quản lý nhân sự
1.3. Một số quan điểm Quản trị nguồn nhân lực
Chương 2: Hoạch định nguồn nhân lực
2.1. Khái niệm và vai trò của Hoạch định nguồn nhân lực
2.2. Quá trình hoạch định nguồn nhân lực
Chương 3. Phân tích công việc
3.1. Khái niệm và vai trò phân tích công việc
3.2. Những thông tin cần thu thập trong phân tích công việc
3.3. Nội dung, trình tự thực hiện phân tích công việc
3.4. Nội dung của bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc
3.5. Các phương pháp thu thập thông tin phân tích công việc
Chương 4. Tuyển dụng nguồn nhân lực
4.1. Khái niệm và yêu cầu của tuyển dụng nguồn nhân lực
4.2. Các nguồn ứng viên
4.3. Quá trình tuyển dụng nguồn nhân lực
4.4. Trắc nghiệm và phỏng vấn tuyển dụng
Chương 5. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
5.1. Khái niệm và vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
5.2. Các phương pháp đào tạo và phát triển
5.3. Tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo và phát triển
Chương 6. Đánh giá thành tích nhân viên
6.1. Khái niệm và mục đích của việc đánh giá
6.2. Các phương pháp đánh giá
6.3. Tiến trình đánh giá thành tích nhân viên
6.4. Một số vấn đề quan tâm khi đánh giá
5.2. Học liệu tham khảo
5.2.1. Học liệu bắt buộc
[1]. Trần Kim Dung (2018), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Tài Chính.
[2]. Bài giảng của giảng viên giảng dạy.
5.2.2. Học liệu tham khảo
[3]. John M. Ivancevich (2012), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Tổng hợp TP.HCM.
167

[4]. Đỗ Văn Phúc (2010), Quản lý nhân lực của doanh nghiệp, NXB Bách khoa Hà
Nội.
[5]. Ravin Jesuthasan, (2019), Nguồn nhân lực trong thời đại, 4.0, NXB Đại học Kinh tế Quốc
dân

6. Hình thức tổ chức dạy - học


Lịch trình dạy - học (thiết kế cho cả tiến trình 15 tuần)
Hình thức tổ chức dạy-học Yêu
Giờ lên lớp cầu
Sinh
Thờ Hoạt viên
i Nội dung động Tự chuẩn
BT/ T
gian LT theo học bị
TL H
nhóm trước
khi
đến lớp
Chương 1. Tổng quan về
quản trị nguồn nhân lực
(NNL)
1.1. Khái niệm và vai trò của [1]
Tuầ
Quản trị Nguồn nhân lực 2 1 6 Chương
n1
1.2. Nhiệm vụ của bộ phận 1
quản lý nhân sự
1.3. Một số quan điểm Quản trị
Nguồn nhân lực
Chương 1. Tổng quan về 6
quản trị nguồn nhân lực [1]
Tuầ
(NNL) 2 1 Chương
n2
1.2. Nhiệm vụ của bộ phận 1
quản lý nhân sự
Chương 1. Tổng quan về 6
quản trị nguồn nhân lực [1]
Tuầ
(NNL) 2 1 Chương
n3
1.3. Một số quan điểm Quản trị 1
Nguồn nhân lực
Chương 2. Hoạch định nguồn 6
nhân lực
2.1. Khái niệm và vai trò của [1]
Tuầ
Hoạch định nguồn nhân lực 2 1 Chương
n4
2.2. Quá trình hoạch định 2
Nguồn nhân lực
Kiểm tra
168

Chương 2. Hoạch định nguồn 6


[1]
Tuầ nhân lực
2 1 Chương
n 5 2.2. Quá trình hoạch định
2
Nguồn nhân lực
Chương 3. Phân tích công 6
việc
Tuầ [1]
3.1. Khái niệm và vai trò phân
n 2 1 Chương
tích công việc
6 3
3.2. Những thông tin cần thu
thập trong phân tích công việc
Chương 3. Phân tích công 6
Tuầ [1]
việc
n 2 1 Chương
3.3. Nội dung, trình tự thực
7 3
hiện phân tích công việc
Chương 3. Phân tích công 6
việc
Tuầ 3.4. Nội dung của bản mô tả [1]
n công việc và bản tiêu chuẩn 2 1 Chương
8 công việc 3
3.5. Các phương pháp thu thập
thông tin phân tích công việc.
Chương 4. Tuyển dụng 6
nguồn nhân lực
4.1. Khái niệm và yêu cầu của
tuyển dụng nguồn nhân lực
Tuầ [1]
4.2. Các nguồn ứng viên
n9 2 1 Chương
4.3. Quá trình tuyển dụng
4
nguồn nhân lực
4.4. Trắc nghiệm và phỏng vấn
tuyển dụng
Kiểm tra
Chương 4. Tuyển dụng 6
nguồn nhân lực
Tuầ [1]
4.3. Quá trình tuyển dụng
n 10 2 1 Chương
nguồn nhân lực
4
4.4. Trắc nghiệm và phỏng vấn
tuyển dụng
Tuầ Chương 5. Đào tạo và phát 2 1 6 [1]
n 11 triển nguồn nhân lực Chương
5.1. Khái niệm và vai trò của 5
đào tạo và phát triển nguồn
169

nhân lực
5.2. Các phương pháp đào tạo
và phát triển
Chương 5. Đào tạo và phát 6
[1]
Tuầ triển nguồn nhân lực
2 1 Chương
n 12 5.3. Tổ chức thực hiện các hoạt
5
động đào tạo và phát triển
Chương 6. Đánh giá thành 6
tích nhân viên [1]
Tuầ
6.1. Khái niệm và mục đích 2 1 Chương
n 13
của việc đánh giá 6
6.2. Các phương pháp đánh giá
Chương 6. Đánh giá thành 6
tích nhân viên
6.1. Khái niệm và mục đích
[1]
Tuầ của việc đánh giá
2 1 Chương
n 14 6.2. Các phương pháp đánh giá
6
6.3. Tiến trình đánh giá thành
tích nhân viên
Kiểm tra
Chương 6. Đánh giá thành 6
tích nhân viên [1]
Tuầ
6.4. Một số vấn đề quan tâm 2 1 Chương
n 15
khi đánh giá 6
Ôn tập hết môn
Tổng 30 15 90
7. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên
Thực hiện theo quy chế đào tạo hiện hành
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần
8.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên: 20 %
- Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tốt, tích cực thảo luận)
- Phần tự học tự lên lớp (hoàn thành tốt nội dung và nhiệm vụ mà giảng viên
giao cho cá nhân/tuần; bài tập nhóm/tháng; bài tập cá nhân/học kỳ…)
8.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ: 30%
8.3. Thi cuối kỳ: 50%
8.4. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ
- Kiểm tra giữa kỳ: Tuần thứ 4, 9, 14.
- Thi cuối kỳ: Sau tuần thứ 15 (Theo lịch thi chung của Nhà trường)
8.5 Hình thức thi cuối kỳ: Tự luận hoặc trắc nghiệm.
170

25. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ

1. Thông tin chung về học phần


- Tên học phần: Quản trị chất lượng dịch vụ
- Mã học phần: Số tín chỉ: 03
- Yêu cầu của học phần: Bắt buộc
- Các học phần học trước: Quản trị nguồn nhân lực
- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động
Giờ lên lớp
+ Lý thuyết: 30 tiết
+ Thảo luận: 15 tiết
+ Tự học, tự nghiên cứu: 90 giờ
- Khoa/Bộ môn phụ trách học phần: BM QTKD KS-NH
2. Mục tiêu của học phần
2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần
a. Kiến thức
- Hiểu được thế nào là quản trị chất lượng, các nguyên lý và nguyên tắc quản trị
chất lượng hiện nay.
- Phân tích và sử dụng các công cụ để thực hiện các chức năng hoạch định chất
lượng, kiểm soát chất lượng và hoàn thiện cải tiến chất lượng trong doanh nghiệp.
- Phân tích được các vấn đề trong thực tiễn quản trị chất lượng.
- Biết cách đánh giá chất lượng dịch vụ.
b. Kỹ năng
- Có kỹ năng phối hợp tích cực trong công việc đội nhóm, lắng nghe và phân
tích vấn đề kỹ trước khi đưa ra các quyết định liên quan đến chất lượng.
- Có kỹ năng thuyết trình trước lớp và thuyết phục người khác về những giải
pháp cho các tình huống quản trị chất lượng.
c. Thái độ:
- Củng cố lòng yêu nghề.
- Làm việc chuyên nghiệp, tôn trọng khách hàng.
d. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Có chuyên môn, sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao liên
quan đến lĩnh vực quản trị chất lượng.
- Có khả năng tự định hướng thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau.
- Tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ.
- Có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn.
2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể
- Cung cấp những nội dung cơ bản về quản trị chất lượng dịch vụ.
- Tự học và tự nghiên cứu tìm hiểu trong phạm vi môn học.
- Có tinh thần và thái độ nghiêm túc về nghề nghiệp của mình trong tương lai.
171

3. Tóm tắt nội dung học phần


Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức tổng quát chất lượng dịch vụ
và quản trị chất lượng dịch vụ trong nền kinh tế thị trường; Nhằm giúp sinh viên vận
dụng các kiến thức và kỹ năng trong quá trình sử dụng phương pháp, công cụ để đo
lường, đánh giá chất lượng dịch vụ, cũng như ứng dụng hệ thống nhằm quản lý chất
lượng dịch vụ để đảm bảo và nâng cao chất lượng dịch vụ.
Nội dung môn học gồm 4 chương:
Chương 1: Chất lượng dịch vụ và quản trị chất lượng dịch vụ
Chương 2: Đo lường chất lượng dịch vụ
Chương 3: Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ
Chương 4: Nâng cao chất lượng dịch vụ
4. Nội dung chi tiết môn học
Chương 1: Chất lượng dịch vụ và quản trị chất lượng dịch vụ
1.1. Chất lượng dịch vụ
1.2. Một số vấn đề cơ bản về quản trị chất lượng dịch vụ
Chương 2: Đo lường chất lượng dịch vụ
2.1. Mô hình đánh giá chất lượng kỹ thuật/chức năng
2.2. Mô hình khoảng cách chất lượng dịch vụ
2.3. Mô hình Servqual
2.4. Mô hình Servperf
2.5. Mô hình 4P
Chương 3: Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ trong doanh nghiệp
3.1. Nguyên lý xây dựng và vận hành hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ.
3.2. Yêu cầu xây dựng hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ.
3.3. Hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ ISO 9000
3.4. Triển khai áp dụng ISO9000 trong quản lý chất lượng dịch vụ
Chương 4: Nâng cao chất lượng dịch vụ
4.1. Các nguyên tắc nâng cao chất lượng dịch vụ.
4.2. Quy trình thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ.
4.3. Các tiêu chí giúp đánh giá việc nâng cao chất lượng dịch vụ
4.4. Các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ
5. Học liệu:
5.1. Học liệu bắt buộc:
[1] Lưu Đan Thọ (2016), Quản trị chất lượng dịch vụ hiện đại, NXB Tài Chính.
[2] Bài giảng của giảng viên phụ trách giảng dạy
5.2. Học liệu tham khảo:
[3] TS. Nguyễn Kim Định, Quản trị chất lượng trong doanh nghiệp theo TCVN ISO
9000, NXB Thống kê.
[4] TS. Nguyễn Kim Định (2010), Quản trị chất lượng, NXB Tài chính
[5] GS.TS. Nguyễn Đình Phan & TS. Đặng Ngọc Sự (2013), Giáo trình Quản trị chất
lượng, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
172

6. Hình thức tổ chức dạy - học


Lịch trình dạy - học (thiết kế cho cả tiến trình 15 tuần)
Hình thức tổ chức dạy- Yêu cầu
học sinh viên
Thời Giờ lên Hoạt chuẩn bị
Nội dung
gian lớp động Tự trước
L BT/ theo học khi
T TL nhóm đến lớp
Chương 1: Chất lượng dịch vụ -Đọc tài
và quản trị chất lượng dịch vụ liệu [1]
Tuần
1.1. Chất lượng dịch vụ 2 1 6 -Xem
1
1.2. Một số vấn đề cơ bản về quản trước C1
trị chất lượng dịch vụ [2]
Chương 1: Chất lượng dịch vụ -Đọc tài
và quản trị chất lượng dịch vụ liệu [1]
Tuần
1.2. Một số vấn đề cơ bản về quản 2 1 6 -Xem
2
trị chất lượng dịch vụ trước C1
[2]
Chương 2: Đo lường chất lượng Đọc tài
dịch vụ liệu [1]
Tuần
2.1. Mô hình đánh giá chất lượng 2 1 6 -Xem
3
kỹ thuật/chức năng trước C2
[2]
Chương 2: Đo lường chất lượng -Đọc tài
dịch vụ liệu [1]
Tuần
2.2. Mô hình khoảng cách chất 2 1 6 -Xem
4
lượng dịch vụ trước C2
[2]
Chương 2: Đo lường chất lượng -Đọc tài
dịch vụ liệu [1]
Tuần
2.3. Mô hình servqual 2 1 6 -Xem
5
trước C2
[2]
Chương 2: Đo lường chất lượng -Đọc tài
dịch vụ liệu [1]
Tuần
2.4. Mô hình Servperf 2 1 6 -Xem
6
trước C2
[2]
Tuần Chương 2: Đo lường chất lượng 2 1 6 -Đọc tài
7 dịch vụ liệu [1]
2.5. Mô hình 4P -Xem
173

trước C1
[2]
Chương 3: Xây dựng hệ thống -Đọc tài
quản lý chất lượng dịch vụ trong liệu [1]
doanh nghiệp -Xem
Tuần
3.1. Nguyên lý xây dựng và vận 2 1 6 trước C3
8
hành hệ thống quản lý chất lượng [2]
dịch vụ.
* Kiểm tra định kỳ
Chương 3: Xây dựng hệ thống -Đọc tài
quản lý chất lượng dịch vụ trong liệu [1]
Tuần doanh nghiệp -Xem
2 1 6
9 3.2. Yêu cầu xây dựng hệ thống trước C3
quản lý chất lượng dịch vụ. [2]

Chương 3: Xây dựng hệ thống -Đọc tài


quản lý chất lượng dịch vụ trong liệu [1]
Tuần
doanh nghiệp 2 1 6 -Xem
10
3.3. Hệ thống quản lý chất lượng trước C3
dịch vụ ISO9000 [2]
Chương 3: Xây dựng hệ thống -Đọc tài
quản lý chất lượng dịch vụ trong liệu [1]
Tuần
doanh nghiệp 2 1 6 -Xem
11
3.4. Triển khai áp dụng ISO9000 trước C3
trong quản lý chất lượng dịch vụ [2]
Chương 4: Nâng cao chất lượng -Đọc tài
dịch vụ liệu [1]
Tuần
4.1. Các nguyên tắc nâng cao chất 2 1 6 -Xem
12
lượng dịch vụ. trước C4
[2]
Chương 4: Nâng cao chất lượng -Đọc tài
dịch vụ liệu [1]
Tuần
4.2. Quy trình thực hiện các hoạt 2 1 6 -Xem
13
động nhằm nâng cao chất lượng trước C4
dịch vụ. [2]
Chương 4: Nâng cao chất lượng -Đọc tài
dịch vụ liệu [1]
Tuần
4.3. Các tiêu chí giúp đánh giá 2 1 6 -Xem
14
việc nâng cao chất lượng dịch vụ trước C4
Kiểm tra [2]
Tuần Chương 4: Nâng cao chất lượng 2 1 6 -Đọc tài
174

dịch vụ liệu [1]


4.4. Các giải pháp nâng cao chất -Xem
15
lượng dịch vụ trước C4
[2]
Tổng 30 15 90
7. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên
Thực hiện theo quy chế hiện hành
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần
8.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên: 20 %
- Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tốt, tích cực thảo luận)
- Phần tự học tự lên lớp (hoàn thành tốt nội dung và nhiệm vụ mà giảng viên
giao cho cá nhân/tuần; bài tập nhóm/tháng; bài tập cá nhân/học kỳ…)
8.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ: 30%
8.3. Thi cuối kỳ: 50%
8.4. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ
- Kiểm tra giữa kỳ: Tuần thứ 8, 14
- Thi cuối kỳ: Sau tuần thứ 15 (Theo lịch thi chung của Nhà trường)
8.5. Hình thức thi cuối kỳ: Tự luận hoặc trắc nghiệm
175

26. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN VĂN HÓA ẨM THỰC

1. Thông tin chung về học phần


- Tên học phần: VĂN HÓA ẨM THỰC
- Mã học phần: Số tín chỉ: 02
- Yêu cầu của học phần (bắt buộc hay tự chọn): Tự chọn
- Các học phần học trước: Tâm lý khách hàng hoặc Kỹ năng giao tiếp
- Các yêu cầu khác đối với học phần (nếu có): Sinh viên dự giờ giảng đầy đủ, có kỹ
năng làm việc theo nhóm, kỹ năng thuyết trình.
- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
Giờ lên lớp (15 tiết lý thuyết/tín chỉ)
+ Lý thuyết (15 tiết lý thuyết/tín chỉ): 20 tiết
+ Bài tập/Thảo luận trên lớp (15 tiết lý thuyết/tín chỉ): 10 tiết
+ Thực hành/ Thí nghiệm (30tiết/tín chỉ):
+ Thực tập tại cơ sở (45-90 giờ/tín chỉ):
+ Làm tiểu luận, bài tập lớn (45-60 giờ/tín chỉ):
Giờ chuẩn bị cá nhân (30 giờ/tín chỉ)
+ Hoạt động theo nhóm: 10 giờ
+ Tự học, tự nghiên cứu: 50 giờ
- Bộ môn phụ trách học phần: Bộ môn QTKD KS-NH
2. Mục tiêu của học phần
2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần
a. Kiến thức:
- Biết được những kiến thức cơ bản về văn hoá ẩm thực nói chung, những đặc
điểm trong văn hoá ẩm thực của Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới.
- So sánh được sự khác biệt giữa văn hóa ẩm thực của các vùng lãnh thổ trên
thế giới.
- Phân tích được những yếu tố ảnh hưởng đến tập quán và khẩu vị ăn uống
b. Kỹ năng:
- Phân biệt được tập quán và khẩu vị ăn uống của một số khu vực và một số
quốc gia tiêu biểu.
- Vận dụng thành thạo, chuẩn xác những kiến thức đã học vào trong thực tế
phục vụ khách.
- Xử lý tốt những tình huống thực tế liên quan đến văn hóa ẩm thực của khách
hàng.
c.Thái độ:
- Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của văn hóa ẩm thực trong lĩnh vực kinh
doanh nhà hàng khách sạn.
- Hình thành lòng yêu nghề, say mê công việc.
- Có ý thức trong công việc phục vụ đối với khách hàng.
176

d. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã
được đào tạo; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng
tự định hướng thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy
kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa
ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề
phức tạp về mặt kỹ thuật; có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể;
có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình
2.1. Mục tiêu đào tạo cụ thể
- Học xong chương 1: sinh viên phải có hiểu biết đúng và đầy đủ các khái niệm
văn hóa, khái niệm ẩm thực, khái niệm văn hóa ẩm thực, cái nhìn của ẩm thực từ các
góc độ khác nhau, vai trò của văn hóa ẩm thực trong kinh doanh khách sạn – nhà hàng.
- Học xong chương 2: sinh viên có hiểu biết về khái niệm tập quán ăn uống,
khẩu vị ăn uống, có thể phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến tập quán và khẩu vị
ăn uống.
- Học xong chương 3: sinh viên có thể hiểu biết về tập quán và khẩu vị ăn uống
theo tôn giáo: đạo Phật, đạo Hồi, đạo Hindu, đạo Cơ Đốc, đạo Do Thái
- Học xong chương 4: sinh viên có thể hiểu biết về tập quán và khẩu vị ăn uống
của một số nước Châu Á: Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Ấn
Độ.
- Học xong chương 5: sinh viên có thể hiểu biết về tập quán và khẩu vị ăn uống
của khu vực Châu Âu - Mỹ
3. Tóm tắt nội dung học phần
Học phần nghiên cứu các vấn đề về văn hóa, ẩm thực và văn hóa ẩm thực, các
yếu tố ảnh hưởng đến tập quán và khẩu vị ăn uống; nghiên cứu tập quán và khẩu vị ăn
uống theo tôn giáo: đạo Phật, đạo Hồi, đạo Hindu, đạo Cơ Đốc, đạo Do Thái; nghiên
cứu tập quán và khẩu vị ăn uống một số nước Châu Á, và khu vực Âu - Mỹ; Từ đó
giúp sinh viên có hiểu biết đúng đắn về văn hóa ẩm thực và vận dụng thành thạo,
chuẩn xác những kiến thức đã học vào thực tế phục vụ khách trong khách sạn – nhà
hàng.
4. Nội dung chi tiết học phần
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA ẨM THỰC
1.1. Khái niệm về văn hoá ẩm thực
1.1.1. Khái niệm về văn hoá
1.1.2. Khái niệm về ẩm thực
1.1.3. Khái niệm về văn hoá ẩm thực
1.2. Ẩm thực từ các góc độ
1.2.1. Dưới góc độ văn hoá
1.2.2. Dưới góc độ xã hội
1.2.3. Dưới góc độ y tế
1.2.4. Dưới góc độ kinh tế dịch vụ, du lịch.
1.3. Biểu hiện của văn hoá ẩm thực
1.3.1. Qua góc độ vật chất
177

1.3.2. Qua góc độ tinh thần


1.3. Vai trò của văn hóa ẩm thực trong kinh doanh khách sạn - nhà hàng
Chương 2: TẬP QUÁN VÀ KHẨU VỊ ĂN UỐNG
2.1. Khái quát về tập quán và khẩu vị ăn uống
2.1.1. Khái niệm về tập quán ăn uống
2.1.2. Khái niệm về khẩu vị ăn uống
2.1.3. Tính chất và đặc điểm các món ăn
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tập quán và khẩu vị ăn uống
2.2.1. Địa lý và khí hậu
2.2.2. Lịch sử và văn hoá
2.2.3. Tôn giáo
2.2.4. Nghề nghiệp
2.2.5. Khuynh hướng chung trong văn hoá ẩm thực
Chương 3: TẬP QUÁN VÀ KHẨU VỊ THEO TÔN GIÁO
3.1. Đạo Phật
3.1.1. Sơ lược về đạo Phật
3.1.2. Tập quán và khẩu vị ăn uống của những người theo đạo Phật
3.2. Đạo hồi
3.2.1. Sơ lược về đạo Hồi
3.2.2. Tập quán và khẩu vị ăn uống của những người theo đạo Hồi
3.3. Đạo Hindu
3.3.1. Sơ lược về đạo Hindu
3.3.2. Tập quán và khẩu vị ăn uống của người theo đạo Hindu
3.4. Đạo Cơ Đốc
3.4.1. Sơ lược về đạo Cơ Đốc
3.4.2. Tập quán và khẩu vị ăn uống của những người theo đạo Cơ Đốc
3.5 Đạo Do Thái
3.5.1. Sơ lược về đạo Do Thái
3.5.2. Tập quán và khẩu vị ăn uống của những người theo đạo Do Thái
KIỂM TRA GIỮA KỲ
Chương 4: TẬP QUÁN VÀ KHẨU VỊ ĂN UỐNG CHÂU Á
4.1. Tập quán và khẩu vị ăn uống chung của khu vực Châu Á
4.1.1.Cơ cấu bữa ăn
4.1.2. Dụng cụ ăn uống
4.1.3. Thực phẩm và nguyên liệu chế biến từng món ăn
4.1.4. Phương pháp chế biến
4.1.5. Trạng thái món ăn
4.1.6. Cách trình bày món ăn
4.1.7. Ứng xử trong ăn uống
4.2. Tập quán và khẩu vị ăn uống của một số quốc gia khu vực Châu Á
4.2.1. Tập quán và khẩu vị ăn uống của Việt Nam
4.2.2. Tập quán và khẩu vị ăn uống của Trung Quốc
178

4.2.3. Tập quán và khẩu vị ăn uống của Nhật Bản


4.2.4. Tập quán và khẩu vị ăn uống của Hàn Quốc
4.2.5. Tập quán và khẩu vị ăn uống của Thái Lan
4.2.6. Tập quán và khẩu vị ăn uống của Ấn Độ
Chương 5: TẬP QUÁN VÀ KHẨU VỊ ĂN UỐNG KHU VỰC ÂU – MỸ
5.1. Tập quán và khẩu vị ăn uống chung của khu vực Âu – Mỹ
5.1.1.Cơ cấu bữa ăn
5.1.2. Dụng cụ ăn uống
5.1.3. Thực phẩm và nguyên liệu chế biến từng món ăn
5.1.4. Phương pháp chế biến
5.1.5. Trạng thái món ăn
5.1.6. Cách trình bày món ăn
5.1.7. Ứng xử trong ăn uống
5.2 Tập quán và khẩu vị ăn uống của một số quốc gia khu vực Âu – Mỹ
5.2.1. Tập quán và khẩu vị ăn uống của Pháp
5.2.2. Tập quán và khẩu vị ăn uống của Anh
5.2.3. Tập quán và khẩu vị ăn uống của Mỹ
5.2.4. Tập quán và khẩu vị ăn uống của Nga
ÔN TẬP CUỐI KỲ
5. Học liệu
5.1. Học liệu bắt buộc:
[1]. Tập bài giảng của giảng viên giảng dạy.
5.2. Học liệu tham khảo
[2]. Hoàng Minh Khang & Lê Anh Tuấn (2018), Giáo trình văn hóa ẩm thực,
NXB Lao động.
[3]. Nguyễn Thị Diệu Thảo (2014), Giáo trình văn hóa ẩm thực Việt Nam và Thế
giới, NXB Sài Gòn.
[4]. Trần Diễm Thúy (2010), Văn hóa du lịch- Giáo trình Đại học, NXB VHTT.
[5]. Lưu Quân Như (2012), Ẩm thực Trung Quốc, NXB Tổng hợp TP. HCM.
[6]. Phạm Sơn Vương (2016), Tinh tế ẩm thực Nhật Bản, NXB Phụ nữ.
6. Hình thức tổ chức dạy - học
Giảng viên và sinh viên tương tác với nh au thông qua các nội dung lý thuyết bằng
hình thức phát vấn, đàm thoại, và hoạt động theo nhóm khi có bài tập thảo luận về những tình
huống thực tế, thuyết trình. Ngoài ra sinh viên phải có ý thức tự học, tự nghiên cứu là chính.
Hình thức tổ chức dạy-học
Yêu cầu
Số tiết tín chỉ lên Hoạt Tự sinh
lớp động học, tự viên
Thời
Nội dung L BT/ TH theo nghiên chuẩn bị
gian trước
T TL nhóm cứu khi
đến lớp
179

Tuần Chương 1: TỔNG 2 1 4 Đọc


1 QUAN VỀ VĂN HÓA tài liệu
ẨM THỰC Chươn
1.1. Khái niệm về văn g 1/[1]
hoá ẩm thực
1.1.1. Khái niệm về văn
hoá
1.1.2. Khái niệm về ẩm
thực
1.1.3. Khái niệm về văn
hoá ẩm thực
1.2. Ẩm thực từ các góc
độ
1.2.1. Dưới góc độ văn
hoá
1.2.2. Dưới góc độ xã hội
1.2.3. Dưới góc độ y tế
1.2.4. Dưới góc độ kinh
tế dịch vụ, du lịch.
Tuần 1.3. Biểu hiện của văn 1 1 1 3 Đọc
2 hoá ẩm thực Chươn
1.3.1. Qua góc độ vật g 1/ [1]
chất
1.3.2. Qua góc độ tinh
thần
1.3. Vai trò của văn hóa
ẩm thực trong kinh doanh
khách sạn - nhà hàng
Tuần Chương 2: TẬP QUÁN 1 1 1 3 Đọc
3 VÀ KHẨU VỊ ĂN Chươn
UỐNG g 2/ [1]
2.1. Khái quát về tập
quán và khẩu vị ăn uống
2.1.1. Khái niệm về tập
quán ăn uống
2.1.2. Khái niệm về khẩu
vị ăn uống
2.1.3. Tính chất và đặc
điểm các món ăn
Tuần 2.2. Các yếu tố ảnh 2 1 3 Đọc
4 hưởng đến tập quán và Chươn
khẩu vị ăn uống g 2/ [1]
180

2.2.1. Địa lý và khí hậu


2.2.2. Lịch sử và Văn hoá
2.2.3. Tôn giáo
2.2.4. Nghề nghiệp
2.2.5. Khuynh hướng
chung trong văn hoá ẩm
thực
Tuần Chương 3: TẬP QUÁN 1 1 4 Đọc
5 VÀ KHẨU VỊ THEO Chươn
TÔN GIÁO g 3 [1]
3.1. Đạo Phật
3.1.2. Sơ lược về đạo
Phật
3.1.2. Tập quán và khẩu
vị ăn uống của những
người theo đạo Phật
Tuần 3.2. Đạo hồi 1 1 1 3 Đọc
6 3.2.1. Sơ lược về đạo Hồi Chươn
3.2.2. Tập quán và khẩu g 3 [1]
vị ăn uống của những
người theo đạo Hồi
3.3. Đạo Hindu
3.3.1. Sơ lược về đạo
Hindu
3.3.2. Tập quán và khẩu
vị ăn uống của người theo
đạo Hindu
Tuần 3.4. Đạo Cơ Đốc 1 1 1 3 Đọc
7 3.4.1. Sơ lược về đạo Cơ Chươn
Đốc g 3 [1]
3.4.2. Tập quán và khẩu
vị ăn uống của những
người theo đạo Cơ Đốc
3.5 Đạo Do Thái
3.5.1. Sơ lược về đạo Do
Thái
3.5.2. Tập quán và khẩu
vị ăn uống của những
người theo đạo Do Thái
Tuần Chương 4: TẬP QUÁN 2 4 Đọc
8 VÀ KHẨU VỊ ĂN Chươn
UỐNG CHÂU Á
181

4.1. Tập quán và khẩu vị g 4 [1]


ăn uống chung của khu
vực Châu Á
4.1.1.Cơ cấu bữa ăn
4.1.2. Dụng cụ ăn uống
4.1.3. Thực phẩm và
nguyên liệu chế biến từng
món ăn
4.1.4. Phương pháp chế
biến
4.1.5. Trạng thái món ăn
4.1.6. Cách trình bày món
ăn
4.1.7. Ứng xử trong ăn
uống
Kiểm tra
Tuần 4.2. Tập quán và khẩu vị 1 1 1 3 Đọc
9 ăn uống của một số quốc Chươn
gia khu vực Châu Á g 4 [1]
4.2.1. Tập quán và khẩu
vị ăn uống của Việt Nam
Tuần 4.2.2. Tập quán và khẩu 1 1 4 Đọc
10 vị ăn uống của Trung Chươn
Quốc g 4 [1]
4.2.3. Tập quán và khẩu
vị ăn uống của Nhật Bản
Tuần 4.2.4. Tập quán và khẩu 1 1 1 3 Đọc
11 vị ăn uống của Hàn Quốc Chươn
4.2.5. Tập quán và khẩu g 4 [1]
vị ăn uống của Thái Lan
4.2.6. Tập quán và khẩu
vị ăn uống của Ấn Độ
Tuần Chương 5: TẬP QUÁN 2 4 Đọc
12 VÀ KHẨU VỊ ĂN Chươn
UỐNG KHU VỰC ÂU – g 5 [1]
MỸ
5.1. Tập quán và khẩu vị
ăn uống chung của khu
vực Âu – Mỹ
5.1.1.Cơ cấu bữa ăn
5.1.2. Dụng cụ ăn uống
5.1.3. Thực phẩm và
nguyên liệu chế biến từng
món ăn
5.1.4. Phương pháp chế
biến
5.1.5. Trạng thái món ăn
5.1.6. Cách trình bày món
182

ăn
5.1.7. Ứng xử trong ăn
uống
Tuần 5.2 Tập quán và khẩu vị 1 1 1 3 Đọc
13 ăn uống của một số quốc Chươn
gia khu vực Âu – Mỹ g 5 [1]
5.2.1. Tập quán và khẩu
vị ăn uống của Pháp
5.2.2. Tập quán và khẩu
vị ăn uống của Anh
Tuần 5.2.3. Tập quán và khẩu 1 1 1 3 Đọc
14 vị ăn uống của Mỹ Chươn
5.2.4. Tập quán và khẩu g 5 [1]
vị ăn uống của Nga
Tuần ÔN TẬP CUỐI KỲ 2
15
Tổng 20 10 10 50
7. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên
- Sinh viên phải nghiên cứu trước tài liệu; chuẩn bị các câu hỏi, đề xuất khi nghe
giảng, có kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng thuyết trình.
- Sưu tầm, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến nội dung của từng phần, chương,
mục hay chuyên đề theo sự hướng dẫn của giảng viên.
- Sinh viên dự giờ giảng, làm bài kiểm tra và thi kết thúc học phần theo quy định.
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần
8.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên: 20%
- Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tốt, tích cực thảo luận)
- Phần tự học tự lên lớp (hoàn thành tốt nội dung và nhiệm vụ mà giảng viên
giao cho cá nhân/tuần; bài tập nhóm/tháng; bài tập cá nhân/học kỳ…)
8.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ: 30%
8.3. Thi cuối kỳ: 50%
8.4. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ
- Kiểm tra giữa kỳ: Tuần thứ 8
- Thi cuối kỳ: Sau tuần thứ 15.
8.5. Hình thức thi cuối kỳ: tự luận.
183

27. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1. Thông tin chung về học phần


- Tên học phần: Thương mại điện tử
- Mã học phần: ………………. Số tín chỉ: 02
- Yêu cầu của học phần: Tự chọn
- Các học phần học trước: Marketing căn bản
- Các yêu cầu khác đối với học phần (nếu có): Không
- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
Giờ lên lớp (15 tiết lý thuyết/tín chỉ):
+ Lý thuyết (15 tiết lý thuyết/tín chỉ): 20 tiết
+ Bài tập/Thảo luận trên lớp (15 tiết lý thuyết/tín chỉ): 10 tiết
+ Thực hành/Thí nghiệm (30 tiết/tín chỉ): … tiết
+ Thực tập tại cơ sở (45-90 giờ/tín chỉ): … giờ
+ Làm tiểu luận, bài tập lớn (60 giờ/tín chỉ): … giờ
Giờ chuẩn bị cá nhân (30 giờ/tín chỉ):
+ Hoạt động nhóm: 30 giờ
+ Tự học, tự nghiên cứu: 30 giờ
- Bộ môn phụ trách học phần: Quản trị kinh doanh KS-NH
2. Mục tiêu của học phần
2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần
a. Kiến thức:
- Hiểu được các khái niệm về thương mại điện tử và kinh doanh điện tử
- Nắm được quy trình triển khai kinh doanh trên internet
b. Kỹ năng:
+ Kỹ năng xây dựng kế hoạch kinh doanh trên internet.
+ Kỹ năng thanh toán điện tử.
c. Thái độ:
+ Củng cố lòng yêu nghề.
+ Làm việc chuyên nghiệp, tôn trọng khách hàng.
d. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo;
- Có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Có khả năng tự định hướng thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau;
- Tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ trong thương mại điện tử.
2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể
- Tổng quan về các thương mại điện tử.
- Cung cấp kiến thức về quy trình triển khai kinh doanh trên internet.
- Cung cấp kiến thức về các cách thức thanh toán điện tử.
184

- Cung cấp kiến thức về an ninh và bảo mật trong thương mại điện tử.
3. Mô tả tóm tắt nội dung học phần
Môn học giới thiệu kiến thức cơ bản về thương mại điện tử: khái niệm, mô hình
thương mại điện tử, sự khác nhau giữa thương mại điện tử và thương mại truyền
thống, những lợi ích và rủi ro khi thực hiện thương mại điện tử, tìm hiểu các chiến
lược xây dựng thương mại điện tử cho các mô hình tổ chức, doanh nghiệp khác nhau.
Các kỹ thuật ứng dụng CNTT trong thương mại điện tử: thiết kế web, xây dựng hệ
thống thanh toán. Quy định, pháp luật trong giao dịch điện tử và vấn đề an ninh trong
giao dịch TMĐT,..
4. Nội dung chi tiết học phần
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1. Các khái niệm về thương mại điện tử và kinh doanh điện tử
1.2. Các hình thức giao dịch trong thương mại điện tử
1.3. Đặc điểm của thương mại điện tử
1.4. Lợi ích và hạn chế của TMĐT
CHƯƠNG 2: TRIỂN KHAI CÔNG VIỆC KINH DOANH TRÊN INTERNET
2.1. Lập kế hoạch và hoạch định chiến lược
2.2. Lựa chọn phần cứng, phần mềm
2.3. Mua tên miền, thuê máy chủ
2.4. Thiết kế website
2.5. Xây dựng hệ thống
2.6. Quảng cáo cho trang web
2.7. Đánh giá hệ thống
CHƯƠNG 3: THANH TOÁN ĐIỆN TỬ
3.1. Tổng quan về thanh toán điện tử
3.2. Thanh toán điện tử giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng
CHƯƠNG 4: AN TOÀN VÀ BẢO MẬT THÔNG TIN TRONG THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ
4.1. Vấn đề an ninh trong thương mại điện tử mại điện tử
4.2. Các biện pháp để phòng tránh rủi ro trong thương mại điện tử
5. Học liệu
5. 1. Học liệu bắt buộc:
1. Trần Văn Hòe (2015), Giáo trình Thương mại điện tử căn bản, NXB Đại học
Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
5.2 Học liệu tham khảo:
2. Nguyễn Văn Hồng (2015), Giáo trình Thương mại điện tử căn bản, NXB
Bách Khoa, Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Minh (2015), Giáo trình Thương mại điện tử căn bản, NXB
Thống kê.
4. Lưu Đan Thọ (2017), Giáo trình thương mại điện tử hiện đại, NXB Tài
chính.
185

6. Hình thức tổ chức dạy - học.

Hình thức tổ chức dạy học Yêu cầu


sinh viên
Thời Số tiết tín chỉ
Nội dung Hoạt chuẩn bị
gian lên lớp Tự
động trước khi
BT/ theo học đến lớp
LT TH
TL nhóm
CHƯƠNG 1: TỔNG
QUAN VỀ THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ
1.1.Khái niệm về thương
mại điện tử, kinh doanh
điện tử
Tuần Đọc tài
1.2. Các hình thức giao 2 1 3 3
1 liệu [1]
dịch trong thương mại điện
tử
1.3. Đặc điểm của thương
mại điện tử
1.4. Lợi ích và hạn chế của
TMĐT
CHƯƠNG 2: TRIỂN
KHAI CÔNG VIỆC
KINH DOANH TRÊN
Tuần INTERNET Đọc tài
2 1 3 3
2 2.1. Lập kế hoạch và hoạch liệu [1]
định chiến lược
2.2. Lựa chọn phần cứng,
phần mềm
CHƯƠNG 2: TRIỂN
KHAI CÔNG VIỆC
KINH DOANH TRÊN
Tuần INTERNET Đọc tài
2 1 3 3
3 2.3. Mua tên miền, thuê liệu [1]
máy chủ
2.4. Thiết kế website
2.5. Xây dựng hệ thống
Tuần CHƯƠNG 2: TRIỂN 2 1 3 3 Đọc tài
4 KHAI CÔNG VIỆC liệu [1]
KINH DOANH TRÊN
INTERNET
2.6. Quảng cáo cho trang
186

web
2.7. Đánh giá hệ thống
2.8. Thảo luận, bài tập
*** Kiểm tra giữa kỳ
CHƯƠNG 3: THANH
TOÁN ĐIỆN TỬ
3.1. Tổng quan về thanh
toán điện tử Làm bài
Tuần 3.1.1. Thanh toán truyền tập nhóm,
2 1 3 3
5 thống và thanh toán điện tử đọc tài
3.1.2. Lợi ích và hạn chế liệu [1]
của thanh toán điện tử
3.1.3. Yêu cầu và các bên
tham gia thanh toán điện tử
Chương 3: THANH
TOÁN ĐIỆN TỬ
3.2. Thanh toán điện tử
giữa doanh nghiệp với
Tuần Đọc tài
người tiêu dùng 2 1 3 3
6 liệu [1]
3.2.1. Quy trình thanh toán
3.2.2. Các dịch vụ ngân
hàng được sử dụng trong
thanh toán B2C
Chương 3: THANH
TOÁN ĐIỆN TỬ
3.2.3. Khái quát về các loại
Tuần thẻ: thẻ tín dụng, thẻ ghi Đọc tài
2 1 3 3
7 nợ, thẻ thông minh, tiền liệu [1]
điện tử, tiền số hoá, ví điện
tử…
3.3. Thảo luận và bài tập
Tuần CHƯƠNG 4: AN TOÀN 2 1 3 3 Đọc tài
8 VÀ BẢO MẬT THÔNG liệu [1]
TIN TRONG THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ
4.1. Vấn đề an ninh trong
thương mại điện tử
4.1.1. Các rủi ro trong
thương mại điện tử
4.1.2. Các khía cạnh an
ninh trong thương mại điện
187

tử
*** Kiểm tra giữa kỳ
CHƯƠNG 4: AN TOÀN Đọc tài
VÀ BẢO MẬT THÔNG liệu [1]
TIN TRONG THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ
4.1.3. Ảnh hưởng của rủi ro
tới hoạt động của doanh
Tuần
nghiệp trong thương mại 2 1 3 3
9
điện tử
4.2. Các biện pháp để
phòng tránh rủi ro trong
thương mại điện tử
4.2.1. Các giải pháp mang
tính kỹ thuật
CHƯƠNG 4: AN TOÀN Đọc tài
VÀ BẢO MẬT THÔNG liệu [1]
TIN TRONG THƯƠNG
Tuần
MẠI ĐIỆN TỬ 2 1 3 3
10
4.2.2. Giải pháp về pháp lý
4.2.3.Vấn đề bản gốc
4.3. Thảo luận và bài tập
Tổng 20 10 30 30
7. Chính ách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên
- Thực hiện theo quy chế đào tạo hiện hành.
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập học phần
8.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên: 20 %
- Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tốt, tích cực thảo luận): 10%
- Phần tự học tự lên lớp (hoàn thành tốt nội dung và nhiệm vụ mà giảng viên giao cho
cá nhân/tuần; bài tập nhóm/tháng; bài tập cá nhân/học kỳ…): 10%
8.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ: 30%
8.3. Thi cuối kỳ: 50%
8.4. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ
- Kiểm tra giữa kỳ: Tuần 4, tuần 8.
- Thi cuối kỳ: Sau tuần thứ 15 (Theo lịch thi chung của Nhà trường)
8.5. Hình thức thi cuối kỳ: Tự luận hoặc trắc nghiệm
188

28. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ


TRUYỀN THÔNG
1. Thông tin chung về học phần:
- Tên học phần: Quan hệ công chúng và truyền thông
- Mã học phần: Số tín chỉ: 02
- Yêu cầu của học phần: Tự chọn
- Các học phần học trước: Marketing căn bản
- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động
Giờ lên lớp
+ Lý thuyết 20 tiết
+ Thảo luận: 10 tiết
+ Tự học, tự nghiên cứu 60 giờ
- Khoa/Bộ môn phụ trách học phần: BM QTKD KS-NH
2. Mục tiêu của học phần
2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần
a. Kiến thức:
Hiểu và phân biệt được các khái niệm cơ bản có liên quan đến lĩnh vực quan hệ
công chúng. Biết vai trò của quan hệ công chúng trong hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Vận dụng những quy trình và lý thuyết nền tảng của truyền thông, quan
hệ công chúng vào xây dựng một chương trình quan hệ công chúng từ phân tích, lập
kế hoạch, triển khai cho đến đánh giá
b. Kỹ năng:
Thiết kế chương trình quan hệ công chúng cho một doanh nghiệp nhằm đạt
được mục tiêu kinh doanh. Lựa chọn, phối hợp các công cụ quan hệ công chúng để
triển khai một chương trình quan hệ công chúng hiệu quả cho doanh nghiệp.
c. Thái độ:
Nhận thức được tầm quan trọng của quan hệ công chúng trong hoạt động
Marketing giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong môi trường kinh
doanh đầy biến động và thách thức hiện nay
d. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng thích nghi
với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể
- Biết được những kiến thức cơ bản về hoạt động quan hệ công chúng.
- Giúp Sinh viên hiểu được các yêu cầu của người làm quan hệ công chúng
- Hiểu và vận dụng được các công cụ quan hệ công chúng cho hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp
3. Tóm tắt nội dung học phần
189

Môn học đề cập đến những nội dung, quy trình và công cụ chính được sử dụng
trong lĩnh vực quan hệ công chúng. Nội dung của môn học bao gồm: quan hệ công
chúng và vai trò của nó trong hoạt động của doanh nghiệp; quy trình hoạch định
chương trình quan hệ công chúng các công cụ thực thi chính của quan hệ công chúng;
đánh giá hiệu quả chương trình quan hệ công chúng. Ngoài ra, môn học còn đi tìm
hiểu các hoạt động quan hệ công chúng cụ thể trong doanh nghiệp và những yêu cầu
đối với người làm quan hệ công chúng
4. Nội dung chi tiết học phần
Chương 1: Tổng quan về PR và yêu cầu đối với nghề PR.
1.1. Các định nghĩa khác nhau về PR.
1.2. Những hoạt động chính của PR.
1.3. Vai trò PR trong Marketing-Mix.
1.4. Lợi ích của PR đối với DN.
1.5. Kĩ năng thiết yếu của người làm công tác PR.
Chương 2: Nghiên cứu và công chúng.
2.1 Sự cần thiết của việc nghiên cứu PR.
2.2 Nội dung nghiên cứu PR.
2.3 Công chúng: đối tượng của nghiên cứu.
Chương 3: Lập kế hoạch.
3.1. Vai trò của việc lập kế hoạch.
3.2. Các phương pháp.
3.3 Các thành phần của chương trình PR.
3.4 Bản kế hoạch PR.
Chương 4: Quan hệ truyền thông.
4.1.Vai trò của truyền thông đại chúng trong PR.
4.2. Mối quan hệ giữa truyền thông và PR.
4.3 Làm việc với giới truyền thông.
4.4 Một số công cụ tác nghiệp.
Chương 5: Quản lý khủng hoảng
5.1. Khủng hoảng và vấn đề
5.2. Quản lí vấn đề
5.3. Quản lí khủng hoảng
5.4. Chương trình xử lí khủng hoảng
Chương 6: Luật pháp và đạo đức đối với người làm PR
6.1. Luật pháp
6.2. Đạo đức nghề nghiệp
5. Học liệu
5.1. Học liệu bắt buộc
[1]. Ashley Wirthlin (2011), A guide to public relations best practices, 1th Edition,
NXB Pearson.
[2]. Bài giảng của giảng viên.
5.2. Học liệu tham khảo
190

[3]. Đinh Thúy Hằng (2014), PR – Kiến thức cơ bản và đạo đức nghề nghiệp, NXB
Lao động – Xã hội.
6. Hình thức tổ chức dạy - học:
Phương pháp giảng dạy lý thuyết kết hợp thảo luận, làm việc nhóm với những tình
huống thực tế.
Lịch trình dạy - học (thiết kế cho cả tiến trình 15 tuần)
Hình thức tổ Yêu cầu
chức dạy-học Sinh
viên
Thời
Nội dung chuẩn bị
gian Lý Bài Tự
trước
thuyết tập học
khi
đến lớp
Chương 1: Tổng quan về PR và yêu cầu
Tuần đối với nghề PR. Chương
2 4
1 1.1. Các định nghĩa khác nhau về PR. I
1.2. Những hoạt động chính của PR.
Chương 1 (TT) Chương
1.3. Vai trò PR trong Marketing-Mix. I
Tuần
1.4. Lợi ích của PR đối với DN. 1 1 4
2
1.5. Kĩ năng thiết yếu của người làm công
tác PR.
Chương 2: Nghiên cứu và công chúng. Chương
Tuần
2.1 Sự cần thiết của việc nghiên cứu PR. 1 1 4 II
3
2.2 Nội dung nghiên cứu PR.
Tuần Chương 2 (TT) Chương
1 1 4
4 2.3 Công chúng: đối tượng của nghiên cứu. II
Chương 3: Lập kế hoạch. Chương
Tuần
3.1. Vai trò của việc lập kế hoạch. 2 4 III
5
3.2. Các phương pháp.
Chương 3 (tt) Chương
Tuần
3.3 Các thành phần của chương trình PR. 1 1 4 III
6
3.4 Bản kế hoạch PR.
Chương 4: Quan hệ truyền thông. Chương
Tuần
4.1.Vai trò của truyền thông đại chúng trong 2 4 IV
7
PR.
Tuần Chương 4 (tt) Chương
1 1 4
8 4.2. Mối quan hệ giữa truyền thông và PR. IV
Tuần Chương 4 (tt) 1 1 4 Chương
9 4.3 Làm việc với giới truyền thông. IV
4.4 Một số công cụ tác nghiệp.
191

*** Kiểm tra giữa kỳ


Tuần Chương 5: Quản lý khủng hoảng Chương
2 4
10 5.1. Khủng hoảng và vấn đề V
Tuần Chương 5 (tt) Chương
11 5.2. Quản lí vấn đề 1 1 4 V
5.3. Quản lí khủng hoảng
Tuần Chương 5 (tt) Chương
1 1 4
12 5.4. Chương trình xử lí khủng hoảng V
Tuần Chương 6: Luật pháp và đạo đức đối với Chương
13 người làm PR 2 4 VI
6.1. Luật pháp
Tuần Chương 6 (tt) Chương
1 1 4
14 6.2. Đạo đức nghề nghiệp VI
Tuần
Ôn tập 1 1 4
15
Tổng cộng 20 10 60
7. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên
- Thực hiện theo quy chế đào tạo hiện hành.
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần
8.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên: 20 %
- Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tốt, tích cực thảo luận): 10%
- Phần tự học tự lên lớp (hoàn thành tốt nội dung và nhiệm vụ mà giảng viên giao cho
cá nhân/tuần; bài tập nhóm/tháng; bài tập cá nhân/học kỳ…): 10%.
8.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ: 30%
8.3. Thi cuối kỳ: 50%
8.4. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ
- Kiểm tra giữa kỳ: Tuần thứ 9.
- Thi cuối kỳ: Sau tuần thứ 15 (Theo lịch thi chung của Nhà trường)
8.5. Hình thức thi cuối kỳ: Tự luận hoặc trắc nghiệm.
192

29. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN DIGITAL MARKETING

1. Thông tin chung về học phần


- Tên học phần: Digital marketing
- Mã học phần: Số tín chỉ: 03
- Yêu cầu của học phần: Tự chọn
- Các học phần học trước: Marketing căn bản
- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động
Giờ lên lớp
+ Lý thuyết: 30 tiết
+ Thảo luận, bài tập tình huống 15 tiết
+ Tự học, tự nghiên cứu: 90 giờ
- Khoa phụ trách học phần: BM QTKD KS-NH
2. Mục tiêu của học phần
2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần
a. Kiến thức:
Môn học Digital Marketing ra đời nhằm mục đích trang bị kiến thức cũng như
những kỹ năng cần thiết để người học có thể sử dụng một cách hiệu quả các công cụ
quảng cáo trực tuyến trên Internet thông qua các thiết bị điện tử thông minh, thiết lập
được một kế hoạch marketing trực tuyến, thực thi chiến dịch truyền thông trực tuyến
và sau cùng là đánh giá, đo lường mức độ hiệu quả của chiến dịch Digital Marketing.
b. Kỹ năng:
Môn học trang bị cho sinh viên những kỹ năng: Trình bày được cách thức áp
dụng các công cụ Digital Marketing vào kế hoạch marketing; Liệt kê và trình bày các
bước thiết lập kế hoạch Digital Marketing; Thực thi được các chương trình truyền
thông trong kế hoạch đề ra; Đánh giá được mức độ hiệu quả của chương trình truyền
thông; Trình bày được cách viết, cách thiết kế bản kế hoạch truyền thông. Bên cạnh
đó, môn học trang bị thêm cho sinh viên những kỹ năng mềm: Sinh viên học xong
môn học này sẽ có thể rèn luyện cho mình các kỹ năng mềm sau đây: Kỹ năng thiết
lập mục tiêu và lập kế hoạch; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng quản lý thời gian để
hoàn thành kế hoạch; Kỹ năng xác định và giải quyết vấn đề.
c. Thái độ:
Xây dựng cho sinh viên phẩm chất đạo đức tốt nhằm mục đích nhận thức rõ
mức độ ảnh hưởng của các chương trình truyền thông đến nhận thức của người tiêu
dùng; Có trách nhiệm với xã hội, cộng đồng; Có khả năng cập nhật kiến thức
marketing mới; Có tinh thần cầu tiến, không ngừng học hỏi và nâng cao kiến thức về
các công cụ Digital Marketing mới.
d. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Có chuyên môn, sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao liên quan
đến lĩnh vực digital marketing;
- Có khả năng tự định hướng thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau;
193

- Tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ;
- Có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn.
2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể
Sau khi học xong môn học, Sinh viên đạt được những yêu cầu sau:
- Giải thích được sự cần thiết của việc áp dụng các công cụ Digital Marketing vào
chiến lược và kế hoạch marketing của doanh nghiệp?
- Liệt kê và phân loại được các công cụ, kênh truyền thông Digital Marketing.
- Mô tả được đặc điểm, phân tích được ưu nhược điểm của các công cụ Digital
Marketing và từ đó có thể chọn lựa được kênh truyền thông trực tuyến chiến lược.
3. Tóm tắt nội dung học phần
Môn học Digital Marketing là môn học chuyên sâu của sinh viên chuyên ngành
quản trị kinh doanh nói chung và chuyên ngành quản trị khách sạn nói riêng. Với sự
bùng nổ của kỷ nguyên Internet và sự thay đổi về môi trường kinh doanh tại Việt Nam
cũng như trên thế giới, yêu cầu về kiến thức và kỹ năng sử dụng các công cụ truyền
thông trực tuyến đã và đang thực sự cấp thiết đối với nguồn nhân lực quản trị kinh
doanh hiện tại. Vì lý do đó, môn học này thực sự cần thiết đối với các sinh viên
chuyên ngành quản trị khách sạn cũng như các bạn sinh viên thuộc các chuyên ngành
khác như: quản trị kinh doanh quốc tế, quản trị nhân sự, xã hội học… Môn học này sẽ
hướng dẫn sinh viên cách thức sử dụng các công cụ marketing trực tuyến như: website
2.0, các kênh quảng cáo trực tuyến, mạng xã hội Facebook, Blog 2.0, Email marketing,
tối ưu hóa công cụ tìm kiếm SEO, PR trực tuyến…Và sau đó sinh viên có thể dễ dàng
lập kế hoạch marketing trực tuyến, thực thi kế hoạch và đánh giá nó.
4. Nội dung chi tiết môn học
Chương 1. Giới thiệu Digital Marketing
1.1. Khái niệm Digital Marketing áp dụng trong doanh nghiệp
1.2. Đặc điểm và Mô hình Digital Marketing
1.3. Hành vi người dùng trên Internet
1.4. Xu hướng phát triển của Digital Marketing
1.5. Sự khác biệt với các hình thức Marketing truyền thống và Digital Marketing
Chương 2. Quản trị Web và Blog 2.0
2.1. Website 2.0 và thiết kế website 2.0
2.2. Blog 2.0 và thiết kế Blog 2.0
2.3. Các yêu cầu khi thiết kế website cần cho quá trình tối ưu hóa công cụ tìm kiếm
trực tuyến (SEO)
Chương 3. Tiếp thị bằng các công cụ tìm kiếm – SEM (search engine
management)
3.1. Cơ chế hoạt động của công cụ tìm kiếm
3.2. Từ khóa và các phương pháp lựa chọn từ khóa hiệu quả
3.3. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm SEO cho website.
3.4. Các công cụ hỗ trợ SEO
Chương 4. Truyền thông xã hội / Social media marketing
194

4.1. Khái niệm về mạng xã hội


4.2. Vai trò của mạng xã hội trong các hoạt động marketing
4.3. Các công cụ truyền thông xã hội/Viral marketing, Buzz marketing
4.4. Mô hình hiệu ứng chuồn chuồn
Chương 5. Quảng cáo trực tuyến / Digital Media
5.1. Lập kế hoạch truyền thông kỹ thuật số
5.2. Các hình thức quảng cáo trực tuyến
5.3. Lựa chọn kênh quảng cáo
5.4. Lựa chọn vị trí và hình thức hiển thị quảng cáo (Display ad)
5.5. Web banner trên các trang thông tin online
5.6. Quảng cáo google ads
5.7. Quảng cáo Marketing lặp lại (Remarketing)
Chương 6. Quan hệ cộng đồng trực tuyến (PR 2.0)
6.1. Sự khác biệt với các hình thức PR truyền thống
6.2. Các kênh PR trực tuyến
6.3. Thiết lập thông điệp truyền thông cho một chiến dịch PR trực tuyến
6.4. Kỹ năng trong truyền thông xã hội Xử lý khủng hoảng online
Chương 7. Tiếp thị qua email / Email marketing
7.1. Các hình thức tiếp thị qua email
7.2. Chọn lọc cơ sở dữ liệu khách hàng
7.3. Thiết kế nội dung Email marketing hiệu quả
7.4. Các công cụ thực hiện một chương trình tiếp thị qua email
Chương 8. Lập kế hoạch Digital Marketing
8.1. Phân tích thị trường
8.2. Xác định đúng thị trường mục tiêu
8.3. Xác định mục tiêu SMART của chiến dịch
8.4. Sáng tạo chiến dịch Digital Marketing
8.5. Lập kế hoạch Digital Marketing
8.6. Cách thức triển khai kế hoạch
5. Học liệu
5.1. Học liệu bắt buộc
[1] Brian Halligan - Dharmesh Shah (2011), Tiếp thi ̣trực tuyến trong kỷ nguyên mới, Nhà
xuất bản Tổng hợp TP.HCM.
[2] Bài giảng của giảng viên phụ trách giảng dạy.
5.2. Học liệu tham khảo:
[3] Kent Wetime - Ian Fenwick (2009), Tiếp Thị Số - Hướng Dẫn Thiết Yếu Cho
Truyền Thông Mới Và Digital Marketing, nhà xuất bản Tri Thức
[4] Jenifer Aeker – Andy Smith – Carlye Adler (2012), Hiệu Ứng Chuồn Chuồn, Nhà
xuất bản Lao Động – Xã Hội..
6. Hình thức tổ chức dạy - học
Lịch trình dạy - học (thiết kế cho cả tiến trình 15 tuần)
Thời Nội dung Hình thức tổ chức dạy-học Yêu cầu
195

Số tín chỉ lên sinh


lớp Hoạt viên
động Tự chuẩn
gian
BT/ theo học bị trước
LT TH
LT nhóm khi
đến lớp
Giới thiệu môn học
Chương 1. Giới thiệu
Digital Marketing
[1]
Tuần 1.1. Khái niệm Digital
2 1 6 Chương
1 Marketing áp dụng trong
1
doanh nghiệp
1.2. Đặc điểm và Mô
hình Digital Marketing
Chương 1. Giới thiệu
Digital Marketing
1.3. Hành vi người dùng
trên Internet
[1]
Tuần 1.4. Xu hướng phát triển
2 1 6 Chương
2 của Digital Marketing
1
1.5. Sự khác biệt với các
hình thức Marketing
truyền thống và Digital
Marketing
Chương 2. Quản trị
Web và Blog 2.0 [1]
Tuần 2.1. Website 2.0 và thiết Chương
2 1 6
3 kế website 2.0 2
2.2. Blog 2.0 và thiết kế
Blog 2.0
Chương 2. Quản trị
Web và Blog 2.0
[1]
2.3. Các yêu cầu khi thiết
Tuần Chương
kế website cần cho quá 2 1 6
4 2
trình tối ưu hóa công cụ
tìm kiếm trực tuyến
Kiểm tra 15 phút
Tuần Chương 3.Tiếp thị bằng 2 1 6 [1]
5 các công cụ tìm kiếm – Chương
SEM 3
3.1. Cơ chế hoạt động
của công cụ tìm kiếm
196

3.2. Từ khóa và các


phương pháp lựa chọn từ
khóa hiệu quả
3.3. Tối ưu hóa công cụ
tìm kiếm SEO cho
website.
3.4. Các công cụ hỗ trợ
SEO
Chương 3.Tiếp thị bằng
các công cụ tìm kiếm –
SEM [1]
Tuần 3.3. Tối ưu hóa công cụ Chương
2 1 6
6 tìm kiếm SEO cho 3
website.
3.4. Các công cụ hỗ trợ
SEO
Chương 4. Truyền
thông xã hội / Social
media marketing
[1]
Tuần 4.1. Khái niệm về mạng
2 1 6 Chương
7 xã hội
4
4.2. Vai trò của mạng xã
hội trong các hoạt động
marketing
Chương 4. Truyền
thông xã hội / Social
media marketing
4.3. Các công cụ truyền [1]
Tuần
thông xã hội/Viral 2 1 6 Chương
8
marketing, Buzz 4
marketing
4.4. Mô hình hiệu ứng
chuồn chuồn
Tuần Chương 5. Quảng cáo 2 1 6 [1]
9 trực tuyến / Digital Chương
Media 5
5.1. Lập kế hoạch truyền
thông kỹ thuật số
5.2. Các hình thức quảng
cáo trực tuyến
5.3. Lựa chọn kênh
197

quảng cáo
Kiểm tra 15 phút
Chương 5. Quảng cáo
trực tuyến / Digital
Media
5.4. Lựa chọn vị trí và
hình thức hiển thị quảng
cáo (Display ad) [1]
Tuần
5.5. Web banner trên các 2 1 6 Chương
10
trang thông tin online 5
5.6. Quảng cáo google
ads
5.7. Quảng cáo
Marketing lặp lại
(Remarketing)
Chương 6. Quan hệ
cộng đồng trực tuyến
(PR 2.0)
6.1. Sự khác biệt với các
hình thức PR truyền
thống
[1]
Tuần 6.2. Các kênh PR trực
2 1 6 Chương
11 tuyến
6
6.3. Thiết lập thông điệp
truyền thông cho một
chiến dịch PR trực tuyến
6.4. Kỹ năng trong
truyền thông xã hội Xử
lý khủng hoảng online
Chương 6. Quan hệ
cộng đồng trực tuyến
(PR 2.0)
6.3. Thiết lập thông điệp [1]
Tuần
truyền thông cho một 2 1 6 Chương
11
chiến dịch PR trực tuyến 6
6.4. Kỹ năng trong
truyền thông xã hội Xử
lý khủng hoảng online
Tuần Chương 7. Tiếp thị qua 2 1 6 [1]
13 email / Email Chương
marketing 7
7.1. Các hình thức tiếp
198

thị qua email


7.2. Chọn lọc cơ sở dữ
liệu khách hàng
7.3. Thiết kế nội dung
Email marketing hiệu
quả
7.4. Các công cụ thực
hiện một chương trình
tiếp thị qua email
Chương 8. Lập kế
hoạch Digital
Marketing
[1]
Tuần 8.5. Lập kế hoạch Digital
2 1 6 Chương
14 Marketing
8
8.6. Cách thức triển khai
kế hoạch
Kiểm tra 1 tiết
Chương 8. Lập kế
hoạch Digital
Marketing
8.1. Phân tích thị trường
8.2. Xác định đúng thị
trường mục tiêu
8.3. Xác định mục tiêu [1]
Tuần
SMART của chiến dịch 2 1 6 Chương
15
8.4. Sáng tạo chiến dịch 8
Digital Marketing
8.5. Lập kế hoạch Digital
Marketing
8.6. Cách thức triển khai
kế hoạch
Ôn tập
Tổng 30 15 90
7. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên
Thực hiện theo quy chế đào tạo hiện hành
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần
8.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên: 20 %
- Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tốt, tích cực thảo luận)
- Phần tự học tự lên lớp (hoàn thành tốt nội dung và nhiệm vụ mà giảng viên giao cho
cá nhân/tuần; bài tập nhóm/tháng; bài tập cá nhân/học kỳ…)
8.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ: 30%
8.3. Thi cuối kỳ: 50%
199

8.4. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ


- Kiểm tra giữa kỳ: Tuần thứ 9, 14.
- Thi cuối kỳ: Sau tuần thứ 15 (Theo lịch thi chung của Nhà trường)
8.5. Hình thức thi cuối kỳ: Tự luận hoặc trắc nghiệm
200

30. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN

1. Thông tin chung về học phần


- Tên học phần: Nguyên lý kế toán
- Mã học phần: Số tín chỉ: 03
- Yêu cầu của học phần: Tự chọn
- Các học phần học trước: không
- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động
Giờ lên lớp
+ Lý thuyết 30 tiết
+ Bài tập 15 tiết
Giờ chuẩn bị cá nhân
+ Tự học, tự nghiên cứu: 90 giờ
- Khoa/Bộ môn phụ trách học phần: BM QTKD KS-NH
2. Mục tiêu của học phần
2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần
a. Kiến thức:
Giúp Sinh viên nắm những kiến thức cơ bản về kế toán, hiểu được bản chất, đối
tượng kế toán, các phương pháp kế toán như tính giá các đối tượng kế toán, tài khoản
kế toán và ghi sổ kép, báo cáo kế toán, sổ sách kế toán, chứng từ kế toán và kiểm kê.
b. Kỹ năng:
Hình thành những kỹ năng cơ bản của 1 nhân viên kế toán trong doanh nghiệp
nhà nước hoặc tư nhân.
c. Thái độ:
Hình thành thái độ nghiêm túc và đúng đắn vào kế toán trong doanh nghiệp.
d. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Có năng lực dẫn dắt về hệ thống kế toán; có năng lực đánh giá và ra quyết định cải
thiện các hoạt động trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp.
+ Chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm; đánh giá chất lượng hoạt
động giảng dạy, giáo dục sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện nhiệm vụ của các
thành viên trong nhóm.
2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể
Cung cấp cho Sinh viên những kiến thức cơ bản về kế toán:
- Định nghĩa và phân loại kế toán
- Trình bày, giải thích các đối tượng kế toán
- Trình bày các phương pháp kế toán: Chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, ghi sổ
kép, tính giá các đối tượng kế toán, tổng hợp – cân đối kế toán.
3. Tóm tắt nội dung học phần
Môn học này giúp cho Sinh viên nắm được một số vấn đề chung về kế toán.
Trình bày và giải thích được các đối tượng kế toán, các phương pháp kế toán như tính
giá các đối tượng kế toán, tài khoản kế toán và ghi sổ kép, báo cáo kế toán, sổ sách kế
201

toán, chứng từ kế toán và kiểm kê. Ngoài ra, môn học còn giúp Sinh viên nắm được
đặc điểm kế toán hoạt động kinh doanh ở các loại hình dịch vụ.
4. Nội dung chi tiết học phần
Chương 1: Bản chất, đối tượng của kế toán
1.1. Định nghĩa kế toán
1.1.1. Định nghĩa kế toán
1.1.2. Chức năng kế toán
1.2. Phân loại kế toán
1.2.1. Kế toán tài chính
1.2.2. Kế toán quản trị
1.3. Đối tượng của kế toán
1.4. Các khái niệm và các nguyên tắc kế toán
1.4.1. Các khái niệm
1.4.2. Các nguyên tắc kế toán
1.5. Các phương pháp kế toán
Chương 2: Phương pháp tổng hợp, cân đối kế toán
2.1. Bảng cân đối kế toán
2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Chương 3: Phương pháp tài khoản và ghi sổ kép
3.1.Tài khoản
3.1.1. Khái niệm tài khoản
3.1.2. Kết cấu của tài khoản
3.1.3. Nguyên tắc phản ánh trên các tài khoản kế toán
3.2. Ghi sổ kép
3.3. Kế toán tổng hợp – kế toán chi tiết
3.3.4. Đối chiếu giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết
3.4. Đối chiếu số liệu ghi chép trong các tài khoản
3.5. Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp
Chương 4: Phương pháp đánh giá các đối tượng kế toán
4.1. Khái niệm
4.2. Tính giá một số đối tượng chủ yếu 
4.2.1. Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa 
4.2.1.1. Tính giá nhập kho 
4.2.1.2. Tính giá xuất kho 
4.2.2. Tài sản cố định 
4.2.2.1. Thuế GTGT 
4.2.2.2. Tính giá TSCĐ hữu hình 
4.2.2.3. Tính giá TSCĐ vô hình 
4.2.2.4. Tính khấu hao 
4.2.3. Thành phẩm
Chương 5: Phương pháp chứng từ và kiểm kê
5.1. Chứng từ kế toán 
202

5.1.1. Khái niệm và ý nghĩa 


5.1.2. Các loại chứng từ kế toán 
5.1.3. Nguyên tắc và yêu cầu của chứng từ 
5.1.4. Trình tự luân chuyển chứng từ 
5.2. Kiểm kê 
5.2.1. Khái niệm và ý nghĩa 
5.2.2. Các loại kiểm kê 
5.2.3. Phương pháp tiến hành kiểm kê 
5.2.4. Vai trò của kế toán trong kiểm kê 
5. Học liệu
5.1. Học liệu bắt buộc
[1] Nguyễn Việt (2015), Nguyên lý kế toán, NXB Kinh tế TP.HCM.
5.2. Học liệu tham khảo
[2] Thông tư 200/2014/TT-BTC do Bộ tài chính ban hành ngày 22/12/2014
[3] Võ Văn Nhị (2012), Bài tập Nguyên lý kế toán, NXB Phương Đông.
[4] Luật Kế toán số 03/2003/QH11.
[5] Các chuẩn mực kế toán Việt Nam.
6. Hình thức tổ chức dạy - học
Lịch trình dạy - học (thiết kế cho cả tiến trình 15 tuần)
Hình thức tổ chức dạy-học  Yêu cầu Ghi
sinh viên chú 
Giờ lên lớp  Hoạt Tự chuẩn bị
Thời
Nội dung   động học trước
gian
LT  TH  TL/ theo
khi
BT  nhóm đến lớp 
Chương 1: Bản chất, Chuẩn bị  
đối tượng của kế in ấn tài
toán liệu học,
Tuần 1.1. Định nghĩa kế đọc trước
2 1 6
1 toán tài liệu
1.2. Phân loại kế toán chương
1.3. Đối tượng của kế 1 
toán
Chương 1: Bản chất, Hoàn  
đối tượng của kế thành bài
toán (tt) tập tuần1,
Tuần 1.4. Các khái niệm và hoàn
2 1 6
2 các nguyên tắc kế toán thành bài
1.5. Các phương pháp tập nhóm
kế toán
rong BCKQHĐKD
203

Chương 2: Phương Hoàn  


pháp tổng hợp, cân thành bài
đối kế toán tập tuần
Tuần
2.1. Bảng cân đối kế 2 1 6 2, đọc
3
toán trước tài
liệu
chương 2
Chương 2: Phương Hoàn  
pháp tổng hợp, cân thành bài
đối kế toán (tt) tập tuần
Tuần
2.2. Báo cáo kết quả 2 1 6 3, đọc
4
hoạt động kinh doanh trước tài
liệu
chương 3
Chương 3: Phương Hoàn  
Tuần pháp tài khoản và thành bài
2 1 6
5 ghi sổ kép tập tuần 4
3.1. Tài khoản
Chương 3: Phương Hoàn
Tuần pháp tài khoản và thành bài
2 1 6
6 ghi sổ kép tập tuần 5
3.1. Tài khoản (tt)
Chương 3: Phương Hoàn
Tuần pháp tài khoản và thành bài
2 1 6
7 ghi sổ kép (tt) tập tuần 6
3.2. Ghi sổ kép
Chương 3: Phương Hoàn
pháp tài khoản và thành bài
Tuần
ghi sổ kép 2 1 6 tập tuần 7
8
3.2. Ghi sổ kép (tt)
* Kiểm tra
Tuần Chương 3: Phương 2 1 6 Hoàn
9 pháp tài khoản và thành bài
ghi sổ kép (tt) tập tuần 8
3.3. Kế toán tổng hợp
– kế toán chi tiết
3.4. Đối chiếu số liệu
ghi chép trong các tài
khoản
3.5. Hệ thống tài
khoản kế toán áp dụng
204

cho doanh nghiệp


Chương 4: Phương Hoàn
pháp đánh giá các thành bài
đối tượng kế toán tập tuần
4.1. Khái niệm 9, đọc
Tuần
4.2. Tính giá một số 2 1 6 trước tài
10
đối tượng chủ yếu liệu
4.2.1.Nguyên vật liệu, chương 4
công cụ dụng cụ, hàng
hóa
Chương 4: Phương Hoàn
pháp đánh giá các thành bài
đối tượng kế toán (tt) tập tuần
Tuần 4.2. Tính giá một số 10
2 1 6
11 đối tượng chủ yếu
4.2.1.Nguyên vật liệu,
công cụ dụng cụ, hàng
hóa
Chương 4: Phương Hoàn
pháp đánh giá các thành bài
đối tượng kế toán (tt) tập tuần
4.2. Tính giá một số 11
Tuần
đối tượng chủ yếu 2 1 6
12
4.2.1.Nguyên vật liệu,
công cụ dụng cụ, hàng
hóa
* Kiểm tra
Chương 4: Phương Hoàn
pháp đánh giá các thành bài
đối tượng kế toán (tt) tập tuần
Tuần
4.2. Tính giá một số 2 1 6 12
13
đối tượng chủ yếu
4.2.2. Tài sản cố định
4.2.3. Thành phẩm
Chương 5: Phương Đọc
Tuần pháp chứng từ và trước tài
2 1 6
14 kiểm kê liệu
5.1. Chứng từ kế toán chương 5
Tuần Chương 5: Phương 2 1 6 Hoàn
15 pháp chứng từ và thành bài
kiểm kê (tt) tập tuần
205

5.2. Kiểm kê 14
* Ôn tập
Tổng cộng 30 15 90
7. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên
Thực hiện theo quy chế đào tạo hiện hành
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần
8.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên: 20%
- Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tốt, tích cực thảo luận)
- Phần tự học tự lên lớp (hoàn thành tốt nội dung và nhiệm vụ mà giảng viên giao cho
cá nhân/tuần; bài tập nhóm/tháng; bài tập cá nhân/học kỳ…)
8.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ: 30%
8.3. Thi cuối kỳ: 50%
8.4. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ
- Bài tập, kiểm tra: tuần 8, tuần 12
- Thi cuối kỳ: Sau tuần thứ 15 (Theo lịch thi chung của Nhà trường)
8.5. Hình thức thi cuối kỳ: Tự luận hoặc trắc nghiệm..
206

31. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG

1. Thông tin chung về học phần


- Tên học phần: Hành vi người tiêu dùng
- Mã học phần: ………………. Số tín chỉ: 02
- Yêu cầu của học phần: Tự chọn
- Các học phần học trước: Marketing căn bản
- Các yêu cầu khác đối với học phần (nếu có): Không
- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
Giờ lên lớp (15 tiết lý thuyết/tín chỉ):
+ Lý thuyết (15 tiết lý thuyết/tín chỉ): 20 tiết
+ Bài tập/Thảo luận trên lớp (15 tiết lý thuyết/tín chỉ): 10 tiết
+ Thực hành/Thí nghiệm (30 tiết/tín chỉ): … tiết
+ Thực tập tại cơ sở (45-90 giờ/tín chỉ): … giờ
+ Làm tiểu luận, bài tập lớn (60 giờ/tín chỉ): … giờ
Giờ chuẩn bị cá nhân (30 giờ/tín chỉ):
+ Hoạt động nhóm: 0 giờ
+ Tự học, tự nghiên cứu: 60 giờ
- Bộ môn phụ trách học phần: Quản trị kinh doanh KS-NH
2. Mục tiêu của học phần
2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần
a. Kiến thức
Học phần này cung cấp cho người học những vấn đề cơ bản về hành vi mua của
người tiêu dùng gồm: người tiêu dùng cá nhân và người tiêu dùng tổ chức.
Người tiêu dùng cá nhân sẽ xem xét những nội dung bao gồm: Khái niệm hành
vi người tiêu dùng, các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng và các giai đoạn của
quá trình quyết định mua hàng;
Người tiêu dùng các tổ chức và hành vi mua của các tổ chức bao gồm thị
trường và hành vi mua của các doanh nghiệp sản xuất, thị trường và hành vi mua của
các tổ chức thương mại, thị trường và hành vi mua của các tổ chức Nhà nước.
b. Kỹ năng:
Giúp Sinh viên có thể tự học và tự nghiên cứu tìm hiểu trong phạm vi môn học.
c. Thái độ:
Có tinh thần và thái độ nghiêm túc về nghề nghiệp của mình trong tương lai.
d. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng thích nghi với các
môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể
207

- Giới thiệu tổng quan về hành vi người tiêu dùng


- Cung cấp sự hiều biết về sự khác nhau giữa hành vi khách hàng cá nhân và
hành vi khách hàng tổ chức
- Cung cấp kiến thức về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua của khách hàng
cá nhân và khách hàng tổ chức
- Cung cấp kiến thức về quá trình ra quyết định mua của khách hàng cá nhân và
khách hàng tổ chức
- Vận dụng kiến thức đã học đưa ra các chiến lược Marketing tác động đến hành
vi tiêu dùng của người tiêu dùng
3. Mô tả tóm tắt nội dung học phần
Nội dung môn học gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về hành vi người tiêu dùng
Chương 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng cá nhân
Chương 3: Thị trường tổ chức và hành vi mua của khách hàng tổ chức
4. Nội dung chi tiết học phần
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.2. Khái niệm về hành vi người tiêu dùng
1.3. Tại sao phải nghiên cứu hành vi người tiêu dùng
1.4. Nội dung và phương pháp nghiên cứu hành vi NTD
1.5. Vai trò của nghiên cứu hành vi người tiêu dùng trong chiến lược Marketing.
1.6. Câu hỏi và bài tập
CHƯƠNG 2: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI NGƯỜI TIÊU
DÙNG CÁ NHÂN
2.1. Các yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng cá nhân
2.2. Các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng cá nhân
2.3. Các yếu tố cá nhân ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng cá nhân
2.4. Các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng cá nhân
2.5. Quá trình ra quyết định mua của người tiêu dùng cá nhân
2.6. Phân tích hành vi người tiêu dùng cá nhân và phân khúc thị trường-Định vị sản
phẩm
2.7. Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng cá nhân trong thiết kế chiến lược sản phẩm
2.8. Nghiên cứu người tiêu dùng cá nhân và các chiến lược giá
2.9. Nghiên cứu người tiêu dùng cá nhân và các chiến lược phân phối
2.10. Nghiên cứu người tiêu dùng cá nhân và các chiến lược chiêu thị
2.11. Câu hỏi và bài tập
CHƯƠNG 3: THỊ TRƯỜNG TỔ CHỨC VÀ HÀNH VI MUA CỦA KHÁCH
HÀNG TỔ CHỨC
3.1 Thị trường tổ chức
3.2 Hành vi mua của khách hàng tổ chức
3.3 Câu hỏi và bài tập
5. Học liệu
208

5.1. Học liệu bắt buộc:


[1]. Vũ Huy Thông (2014). Giáo trình Hành vi người tiêu dùng. Nhà xuất bản
Đại học Kinh tế quốc dân
[2]. Nguyễn Xuân Lãn, Phạm Thị Lan Hương, Đường Thị Liên Hà. (2013). Hành
vi người tiêu dùng - Nhà xuất bản Tài Chính
5.2 Học liệu tham khảo:
[3]. Jonh A. Howard (1996), Consumer Behavior and Marketing Stategy,
Prentice Hall International.
[4].Frank R.Kardes (2000), Cosumer Behavior and Marketing Decision Making,
Eighth edition, Prentice Hall Internatinal.
6. Hình thức tổ chức dạy - học.
SV
Hình thức tổ chức dạy học chuẩn
bị
Thời Số tiết tín chỉ Hoạt Ghi
Nội dung trước
gian lên lớp động Tự chú
khi
BT/ theo học đến
LT TH
TL nhóm lớp
Giới thiệu học phần
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
VỀ HÀNH VI NGƯỜI TIÊU
Tuần Đọc tài
DÙNG 2 4
1 liệu [1]
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.2. Khái niệm về hành vi
người tiêu dùng
CHƯƠNG 1 (tt)
1.3. Tại sao phải nghiên cứu
hành vi người tiêu dùng
1.4. Nội dung và phương pháp
Tuần Đọc tài
nghiên cứu hành vi NTD 1 1 4
2 liệu [1]
1.5. Vai trò của nghiên cứu
hành vi người tiêu dùng trong
chiến lược Marketing.
1.6. Câu hỏi và bài tập
CHƯƠNG 1 (tt) Đọc tài
1.5. Vai trò của nghiên cứu liệu [1]
Tuần
hành vi người tiêu dùng trong 1 1 4
3
chiến lược Marketing.
1.6. Câu hỏi và bài tập
Tuần CHƯƠNG 2: CÁC YẾU TỐ 2 4 Đọc tài
4 ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH liệu [1]
VI NGƯỜI TIÊU DÙNG CÁ
209

NHÂN
2.1 Các yếu tố văn hóa ảnh
hưởng đến hành vi người tiêu
dùng cá nhân
2.2 Các yếu tố xã hội ảnh
hưởng đến hành vi người tiêu
dùng cá nhân
CHƯƠNG 2 (tt) Đọc tài
2.3 Các yếu tố cá nhân ảnh liệu [1]
hưởng đến hành vi người tiêu
Tuần
dùng cá nhân 1 1 4
5
2.4 Các yếu tố tâm lý ảnh
hưởng đến hành vi người tiêu
dùng cá nhân
CHƯƠNG 2 (tt) Đọc tài
2.5 Quá trình ra quyết định liệu [1]
mua của người tiêu dùng cá
Tuần nhân
2 4
6 2.6 Phân tích hành vi người
tiêu dùng cá nhân và phân
khúc thị trường-Định vị sản
phẩm
CHƯƠNG 2 (tt) Đọc tài
2.6 Phân tích hành vi người liệu [1]
Tuần
tiêu dùng cá nhân và phân 1 1 4
7
khúc thị trường-Định vị sản
phẩm
CHƯƠNG 2 (tt) Đọc tài
Tuần 2.7 Nghiên cứu hành vi người liệu [1]
1 1 4
8 tiêu dùng cá nhân trong thiết
kế chiến lược sản phẩm
CHƯƠNG 2 (tt) Đọc tài
2.8 Nghiên cứu người tiêu liệu [1]
Tuần
dùng cá nhân và các chiến lược 1 1 4
9
giá
Kiểm tra
CHƯƠNG 2 (tt) Đọc tài
Tuần 2.9 Nghiên cứu người tiêu liệu [1]
2 4
10 dùng cá nhân và các chiến
phân phối
Tuần CHƯƠNG 2 (tt) 1 1 4 Đọc tài
210

2.10 Nghiên cứu người tiêu liệu [1]


dùng cá nhân và các chiến lược
11 chiêu thị
2.11 Câu hỏi và bài tập
**** Kiểm tra giữa kỳ
Tuần CHƯƠNG 3 (tt) Đọc tài
2 4
12 3.1 Thị trường tổ chức liệu [1]
CHƯƠNG 3 (tt) Đọc tài
Tuần
3.2 Hành vi mua của khách 1 1 4 liệu [1]
13
hàng tổ chức
CHƯƠNG 3 (tt) Đọc tài
Tuần
3.2 Hành vi mua của khách 1 1 4 liệu [1]
14
hàng tổ chức
Tuần CHƯƠNG 3 (tt) Đọc tài
1 1 4
15 3.3 Câu hỏi và bài tập liệu [1]
Tổng 20 10 60

7. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên
- Thực hiện theo quy chế đào tạo hiện hành.
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập học phần
8.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên: 20 %
- Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tốt, tích cực thảo luận): 10%
- Phần tự học tự lên lớp (hoàn thành tốt nội dung và nhiệm vụ mà giảng viên giao cho
cá nhân/tuần; bài tập nhóm/tháng; bài tập cá nhân/học kỳ…): 10%
8.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ: 30%
8.3. Thi cuối kỳ: 50%
8.4. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ
- Kiểm tra giữa kỳ: Tuần 9.
- Thi cuối kỳ: Sau tuần thứ 15 (Theo lịch thi chung của Nhà trường)
8.5. Hình thức thi cuối kỳ: Tự luận hoặc trắc nghiệm
211

32. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

1. Thông tin chung về học phần


- Tên học phần: Văn hóa doanh nghiệp
- Mã học phần: Số tín chỉ: 02
- Yêu cầu của học phần: Tự chọn
- Các học phần học trước: không
- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động
Giờ lên lớp
+ Lý thuyết: 20 tiết
+ Thảo luận: 10 tiết
+ Tự học, tự nghiên cứu: 60 giờ
- Khoa/Bộ môn phụ trách học phần: Khoa Du lịch / QTKD KS-NH
2. Mục tiêu của học phần
2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần
a. Kiến thức:
Trang bị cho Sinh viên những kiến thức cơ bản về văn hóa kinh doanh, văn hóa
doanh nghiệp và đạo đức trong kinh doanh. Cung cấp cho Sinh viên các cơ sở, biện
pháp để xây dựng văn hóa doanh nghiệp cũng như quản lý những thay đổi văn hóa
doanh nghiệp.
b. Kỹ năng:
Biết được cách ứng xử có văn hóa và đạo đức với vai trò là người lãnh đạo
doanh nghiệp hay nhân viên. Thích nghi tốt với môi trường văn hóa của công ty mình
cũng như thích nghi với môi trường văn hóa kinh doanh quốc tế. Biết cách xây dựng
văn hóa doanh nghiệp mình nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội
nhập.
c. Thái độ:
Hình thành thái độ nghiêm túc trong công việc. Có trách nhiệm trong công việc,
yêu nghề, tận tâm và có sáng kiến trong quá trình thực hiện công việc. Có đạo đức
nghề nghiệp.
d. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có khả năng tự định
hướng thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến
thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về văn hóa daonh
nghiệp.
2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể
Trang bị cho sinh viên những kiến thức tổng quan về văn hóa doanh nghiệp.
Giúp Sinh viên biết cách thức xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Nắm rõ khái niệm và
vai trò đạo đức kinh doanh và các triết lý đạo đức kinh doanh cũng như các các nghĩa
vụ và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Nắm vững chuẩn mực đạo đức trong hoạt
động kinh doanh và chuẩn mực đạo đức trong hoạt động nghề nghiệp. Ngoài ra môn
212

học còn giúp sinh viên biết được văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh nghiêp, trong xây
dựng và phát triển thương hiệu cũng như trong trong hoạt động Marketing, đàm phán
và thương lượng trong hoạt động kinh doanh. Và đặc biệt, sinh viên còn nắm vững văn
hóa trong định hướng với khách hàng.
3. Tóm tắt nội dung học phần
Môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về văn hoá, văn hoá kinh doanh, và
việc vận dụng những kiến thức đó trong xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp.
4. Nội dung chi tiết học phần
Chương 1. Tổng quan về văn hóa doanh nghiệp
1.1. Những vấn đề cơ bản về văn hóa
1.1.1 Một số khái niệm
1.1.2 Các chức năng của văn hóa
1.1.3 Vai trò của văn hóa
1.2 Văn hóa doanh nghiệp
1.2.1 Quan niệm về văn hóa doanh nghiệp
1.2.2 Vai trò của văn hóa doanh nghiệp
1.2.3 Cấu trúc của văn hóa doanh nghiệp
1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp
Chương 2. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
2.1. Nội dung xây dựng văn hóa doanh nghiệp
2.2. Xây dựng phong cách quản lý
2.3 Xây dựng hệ thống tổ chức
2.3.1 Quan điểm tổ chức định hướng môi trường
2.3.2 Quan điểm tổ chức định hướng con người
2.4 Xây dựng chương trình đạo đức
2.5 Phân loại mô hình văn hóa doanh nghiệp
2.5.1 Theo sự phân cấp quyền lực
2.5.2 Theo cơ cấu và định hướng vào con người và nhiệm vụ
2.5.3 Theo mối quan tâm nhân tố con người và thành tích
2.5.4 Theo vai trò của lãnh đạo
Chương 3. Đạo đức kinh doanh
3.1. Khái niệm và vai trò về đạo đức kinh doanh
3.2. Các triết lý đạo đức
3.3 Nghĩa vụ và trách nhiệm xã hội
3.4 Các chuẩn mực đạo đức kinh doanh
3.5 Đạo đức trong hoạt động kinh doanh.
3.6 Chuẩn mực đạo đức trong hoạt động doanh nghiệp
Chương 4. Văn hóa trong các hoạt động kinh doanh
4.1. Văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp
4.2 Văn hóa trong xây dựng và phát triển thương hiệu
4.3 Văn hóa trong hoạt động Marketing
4.4 Văn hóa trong đàm phán và thương lượng
213

4.5 Văn hóa trong định hướng với khách hàng


5. Học liệu
5.1. Học liệu bắt buộc
[1] PGS.TS Nguyễn Mạnh Quân (2012), Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp, NXB
Đại học kinh tế quốc dân.
[2] Đỗ Thị Phi Hoài (2011), Giáo trình Văn hóa doanh nghiệp, NXB Tài chính
5.2. Học liệu tham khảo
[3] David H. Maister (2001), What managers must do to create a high achievement, Toronto
Publisher, Canada.
[4] Dương Thị Liễu (2013), Văn hóa kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
6. Hình thức tổ chức dạy - học
Lịch trình dạy - học (thiết kế cho cả tiến trình 15 tuần)
Hình thức tổ chức dạy- Sinh
học viên
Giờ lên chuẩn
Thời lớp Hoạt Tự bị
Nội dung
gian động học trước
L BT/ theo khi
T TL nhóm đến
lớp
Đọc
Tuần Chương 1. Tổng quan về văn hóa
[1],
1 doanh nghiệp 2 4
[2],
1.1. Những vấn đề cơ bản về văn hóa
[4]
Tuần Chương 1. (tt) 4 Đọc
2
2 1.1. Những vấn đề cơ bản về văn hóa
4 [1],
Tuần Chương 1. (tt)
1 1 [2],
3 1.2 Văn hóa doanh nghiệp
[4]
Tuần Chương 1. (tt) 4 Đọc
1 1
4 1.2 Văn hóa doanh nghiệp
Chương 2. Xây dựng văn hóa doanh 4 [1],
Tuần nghiệp [2],
2
5 2.1 Nội dung xây dựng văn hóa doanh [4]
nghiệp
Tuần Chương 2. (tt) 4 Đọc
2
6 2.2. Xây dựng phong cách quản lý
Chương 2. (tt) 4 [1],
Tuần
2.3 Xây dựng hệ thống tổ chức 1 1 [2],
7
2.4 Xây dựng chương trình đạo đức [4]
Tuần Chương 2. (tt) 1 1 4 Đọc
214

2.5 Phân loại mô hình văn hóa doanh


8 nghiệp
** Kiểm tra giữa kỳ
4 [1],
Chương 3. Đạo đức kinh doanh
Tuần [2],
3.1. Khái niệm về đạo đức kinh doanh 2
9 [4]
3.2. Các triết lý đạo đức

4 Đọc
Tuần Chương 3. (tt)
1 1
3.3 Nghĩa vụ và trách nhiệm xã hội
Chương 3. (tt) 4 [1],
Tuần 3.4 Các chuẩn mực đạo đức kinh doanh [2],
1 1
11 3.5 Đạo đức trong hoạt động kinh [4]
doanh.
Chương 3. (tt) 4 Đọc
Tuần
3.6 Chuẩn mực đạo đức trong hoạt động 1 1
12
doanh nghiệp
Chương 4. Văn hóa trong các hoạt 4 [1],
động kinh doanh [2],
Tuần 4.1. Văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh [4]
1 1
13 nghiệp
4.2 Văn hóa trong xây dựng và phát
triển thương hiệu
Tuần Chương 4. (tt) 4 Đọc
1 1
14 4.3 Văn hóa trong hoạt động Marketing
Chương 4. (tt) 4 [1],
Tuần
4.4 Văn hóa trong định hướng với 1 1 [2],
15
khách hàng [4]
Tổng cộng 20 10 60
7. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên
- Thực hiện theo quy chế đào tạo hiện hành.
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần
8.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên: (trọng số) 20%
- Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tốt, tích cực thảo luận): 10%
- Phần tự học tự lên lớp (hoàn thành tốt nội dung và nhiệm vụ mà giảng viên giao cho
cá nhân/tuần; bài tập nhóm/tháng; bài tập cá nhân/học kỳ…): 10%
8.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ: Trọng số 30%
8.3. Thi cuối kỳ: Trọng số 50%
8.4. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ
- Bài tập, kiểm tra: Tuần thứ 8
- Thi cuối kỳ: Sau tuần thứ 15 (Theo lịch thi chung của Nhà trường)
215

8.5. Hình thức thi cuối kỳ: Tự luận hoặc trắc nghiệm

33. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN QUẢN TRỊ DỊCH VỤ BỔ SUNG

1. Thông tin chung về học phần


- Tên học phần: Quản trị dịch vụ bổ sung
- Mã học phần: ………………. Số tín chỉ: 2
- Yêu cầu của học phần: Tự chọn
- Các học phần học trước: Không
- Các yêu cầu khác đối với học phần (nếu có): Không
- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
Giờ lên lớp (15 tiết lý thuyết/tín chỉ):
+ Lý thuyết (15 tiết lý thuyết/tín chỉ): 20 tiết
+ Bài tập/Thảo luận trên lớp (15 tiết lý thuyết/tín chỉ): 10 tết
+ Thực hành/Thí nghiệm (30 tiết/tín chỉ): … tiết
+ Thực tập tại cơ sở (45-90 giờ/tín chỉ): … giờ
+ Làm tiểu luận, bài tập lớn (60 giờ/tín chỉ): … giờ
Giờ chuẩn bị cá nhân (30 giờ/tín chỉ):
+ Hoạt động nhóm: … giờ
+ Tự học, tự nghiên cứu: 60 giờ
- Bộ môn phụ trách học phần: Quản trị kinh doanh KS-NH
2. Mục tiêu của học phần
2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần
a.Kiến thức
Trang bị cho Sinh viên những kiến thức cơ sở và chuyên sâu về mặt lý luận
khoa học trong công tác quản trị dịch vụ bổ sung; Nắm được cách thức tổ chức, điều
hành, kiểm tra, giám sát các bộ phận cũng như các hoạt động cơ bản của một dịch vụ
bổ sung; Giúp Sinh viên nắm chắc những vấn đề quản trị nguồn nhân lực, các chiến
lược kinh doanh, bán sản phẩm, công tác quản trị chất lượng dịch vụ bổ sung trong
khách sạn hiệu quả.
b. Kỹ năng
- Tổ chức, điều hành hoạt động kinh doanh dịch vụ bổ sung trong khách sạn
hiệu quả.
- Vận dụng các chiến lược điển hình trong công tác tổ chức các hoạt động kinh
doanh và vận hành các bộ phận hiệu quả trong giai đoạn cạnh tranh hội nhập.
- Giải quyết và xử lý các tình huống có hiệu quả những vấn đề quan trọng trong
lĩnh vực quản lý dịch vụ bổ sung
c. Thái độ
Có tinh thần và thái độ nghiêm túc về nghề nghiệp của mình trong tương lai.
Chuẩn bị trước nội dung bài học và giáo trình tại nhà.
Có óc quan sát, tư duy phê phán – phản biện.
216

Có trách nhiệm trong học tập cũng như trong công việc, yêu nghề, tận tâm và có
sáng kiến trong quá trình thực hiện công việc.
d. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng thích nghi
với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn
đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có
năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải
tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.….
2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể
- Biết được những kiến thức cơ bản về tổ chức, quản trị trong hoạt động kinh doanh
dịch vụ bổ sung
- Đánh giá dịch vụ bổ sung
- Phân tích các yếu tố tác động đến kết quả dịch vụ và kỹ năng lập kế hoạch và thực
hiện kế hoạch kinh doanh dịch vụ bổ sung
3. Mô tả tóm tắt nội dung học phần
Học phần cung cấp cách thức tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ bổ sung trong
khách sạn, điều hành kinh doanh loại hình dịch vụ bổ sung, công tác Marketing của
dịch vụ bổ sung, Quản trị chất lượng dịch vụ bổ sung.
4. Nội dung chi tiết học phần
Chương 1. Tổng quan quản trị dịch vụ bổ sung trong khách sạn
1.1. Khái niệm và đặc điểm dịch vụ bổ sung
1.2. Đặc điểm kinh doanh dịch vụ bổ sung
1.3. Tầm quan trọng của kinh doanh dịch vụ bổ sung
1.4. Các chức năng của quản trị dịch vụ bổ sung trong khách sạn
1.5. Cấu trúc cho các quyết định quản trị dịch vụ bổ sung trong khách sạn
1.6 Xu hướng phát triển dịch vụ bổ sung trong khách sạn
Chương 2: Các loại hình kinh doanh dịch vụ bổ sung trong khách sạn
2.1. Kinh doanh dịch vụ ăn uống
2.2. Kinh doanh dịch vụ Spa -massage
2.3. Kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí thể thao
2.4. Kinh doanh dịch vụ vận chuyển
2.5. Kinh doanh các dịch vụ khác
Chương 3. Tổ chức hoạt động Marketing và bán trong dịch vụ bổ sung
3.1 Khái niệm, mục tiêu của Marketing trong dịch vụ bổ sung
3.2 Sự khác biệt trong Marketing dịch vụ bổ sung
3.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy bộ phận Marketing và bán trong dịch vụ bổ sung
3.4 Marketing hỗn hợp trong kinh doanh dịch vụ bổ sung
3.5 Tổ chức hoạt động Marketing trong kinh doanh dịch vụ bổ sung
3.6 Tổ chức hoạt động bán trong kinh doanh dịch vụ bổ sung
Chương 4. Quản trị chất lượng dịch vụ trong dịch vụ bổ sung
217

4.1. Khái niệm


4.2. Đặc điểm quản trị chất lượng dịch vụ Dịch vụ bổ sung
4.3. Đánh giá chất lượng dịch vụ của dịch vụ bổ sung
4.4. Quản lý chất lượng dịch vụ của các dịch vụ bổ sung
5. Học liệu
5.1. Học liệu bắt buộc
[1] PGS. TS Hà Nam Khánh Giao (2019), Giáo trình Quản trị kinh doanh dịch
vụ - Từ góc nhìn Marketing, NXB Truyền thông.
[2] TS Nguyễn Quyết Thắng (2014), Quản trị kinh doanh dịch vụ khách sạn.
NXB Tài chính.
5.2. Học liệu tham khảo
[3] Tổng cục du lịch Việt Nam (2013), Quản lý dịch vụ khách sạn theo tiêu
chuẩn VTOS.
6. Hình thức tổ chức dạy - học.

Hình thức tổ chức dạy học


Yêu cầu
Tự sinh viên
Thời Số tiết tín chỉ Ghi
Nội dung Hoạt chuẩn bị
gian lên lớp học, chú
động trước khi
tự
BT/ theo
LT TH nghiên đến lớp
TL nhóm
cứu
Chương 1. Tổng quan
quản trị dịch vụ bổ sung
trong khách sạn Đọc tài
Tuần
1.1. Khái niệm và đặc điểm 1 1 4 liệu [1],
1
dịch vụ bổ sung [2]
1.2. Đặc điểm kinh doanh
dịch vụ bổ sung
Chương 1. Tổng quan
quản trị dịch vụ bổ sung
trong khách sạn
Đọc tài
Tuần 1.3. Tầm quan trọng của
2 4 liệu [1],
2 kinh doanh dịch vụ bổ sung
[2]
1.4. Các chức năng của quản
trị dịch vụ bổ sung trong
khách sạn
Tuần Chương 1. Tổng quan 2 4 Đọc tài
3 quản trị dịch vụ bổ sung liệu [1],
trong khách sạn [2]
1.5. Cấu trúc cho các quyết
định quản trị dịch vụ bổ
218

sung trong khách sạn


Chương 1. Tổng quan
quản trị dịch vụ bổ sung Đọc tài
Tuần
trong khách sạn 1 1 4 liệu [1],
4
1.6 Xu hướng phát triển dịch [2]
vụ bổ sung trong khách sạn
Chương 2: Các loại hình
kinh doanh dịch vụ bổ
sung trong khách sạn Đọc tài
Tuần
2.1. Kinh doanh dịch vụ ăn 1 1 4 liệu [1],
5
uống [2]
2.2. Kinh doanh dịch vụ Spa
-massage
Chương 2: Các loại hình
kinh doanh dịch vụ bổ
sung trong khách sạn
Đọc tài
Tuần 2.3. Kinh doanh dịch vụ vui
1 1 4 liệu [1],
6 chơi giải trí thể thao
[2]
2.4. Kinh doanh dịch vụ vận
chuyển

Chương 2: Các loại hình


kinh doanh dịch vụ bổ
sung trong khách sạn
Đọc tài
Tuần 2.5. Kinh doanh các dịch vụ
2 10 liệu [1],
7 khác
[2]
* Tham quan thực tế tại các
cơ sở kinh doanh dịch vụ bổ
sung trong khách sạn
Chương 3. Tổ chức hoạt
động Marketing và bán
trong dịch vụ bổ sung
3.1 Khái niệm, mục tiêu của Đọc tài
Tuần
Marketing trong dịch vụ bổ 2 4 liệu [1],
8
sung [2]
3.2 Sự khác biệt trong
Marketing dịch vụ bổ sung
Kiểm tra
Tuần Chương 3. Tổ chức hoạt 2 4 Đọc tài
9 động Marketing và bán liệu [1],
trong dịch vụ bổ sung [2]
219

3.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy


bộ phận Marketing và bán
trong dịch vụ bổ sung
3.4 Marketing hỗn hợp trong
kinh doanh dịch vụ bổ sung
Chương 3. Tổ chức hoạt
động Marketing và bán
Đọc tài
Tuần trong dịch vụ bổ sung
2 4 liệu [1],
10 3.5 Tổ chức hoạt động
[2]
Marketing trong kinh doanh
dịch vụ bổ sung
Chương 3. Tổ chức hoạt
động Marketing và bán
Đọc tài
Tuần trong dịch vụ bổ sung
2 4 liệu [1],
11 3.6 Tổ chức hoạt động bán
[2]
trong kinh doanh dịch vụ bổ
sung
Chương 4. Quản trị chất
Đọc tài
Tuần lượng dịch vụ trong dịch
1 1 4 liệu [1],
12 vụ bổ sung
[2]
4.1. Khái niệm
Chương 4. Quản trị chất
lượng dịch vụ trong dịch
Đọc tài
Tuần vụ bổ sung
1 1 4 liệu [1],
13 4.2. Đặc điểm quản trị chất
[2]
lượng dịch vụ Dịch vụ bổ
sung
Chương 4. Quản trị chất
lượng dịch vụ trong dịch
Tuần
vụ bổ sung 1 1
14
4.3. Đánh giá chất lượng
dịch vụ của dịch vụ bổ sung
Chương 4. Quản trị chất
lượng dịch vụ trong dịch
Tuần
vụ bổ sung 1 1
15
4.4. Quản lý chất lượng dịch
vụ của các dịch vụ bổ sung
Tổng 20 10 60
3. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên
- Thực hiện theo quy chế đào tạo hiện hành.
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập học phần
220

8.1. Kiểm tra đánh thường xuyên: Trọng số 50 %


- Chuyên cần, thái độ học tập: 20%
- Kiểm tra thường xuyên: 30%
8.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ: Trọng số 50 %
8.3. Thi cuối kỳ: Trọng số 50%
8.4. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ
- Kiểm tra định kỳ: Tuần thứ 8
- Thi cuối kỳ: Sau tuần thứ 15 (Theo lịch thi chung của Nhà trường).
8.5. Hình thức thi cuối kỳ: Tự luận hoặc trắc nghiệm
221

34. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN QUẢN TRỊ SỰ ĐỔI MỚI

1. Thông tin chung về học phần


- Tên học phần: Quản trị sự đổi mới
- Mã học phần: ………………. Số tín chỉ: 02
- Yêu cầu của học phần: Tự chọn
- Các học phần học trước: Không
- Các yêu cầu khác đối với học phần (nếu có): Không.
- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
Giờ lên lớp (15 tiết lý thuyết/tín chỉ):
+ Lý thuyết (15 tiết lý thuyết/tín chỉ): 20 tiết
+ Bài tập/Thảo luận trên lớp (15 tiết lý thuyết/tín chỉ): 10 tiết
+ Thực hành/Thí nghiệm (30 tiết/tín chỉ): … tiết
+ Thực tập tại cơ sở (45-90 giờ/tín chỉ): … giờ
+ Làm tiểu luận, bài tập lớn (60 giờ/tín chỉ): … giờ
Giờ chuẩn bị cá nhân (30 giờ/tín chỉ):
+ Hoạt động nhóm: 0 giờ
+ Tự học, tự nghiên cứu: 60 giờ
- Bộ môn phụ trách học phần: Quản trị kinh doanh KS-NH
2. Mục tiêu của học phần
2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần
a. Kiến thức
Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức cần thiết về sự thay đổi
như: hình thức thay đổi, loại thay đổi những áp lực khiến cho tổ chức phải thay đổi…;
những mô hình quản trị sự thay đổi, quy trình quản trị sự thay đổi, những phản ứng
của các cá nhân trong tổ chức trước những thay đổi
b. Kỹ năng:
Vận dụng các kiến thức về quản trị sự thay đổi để lập được kế hoạch cho sự
thay đổi, theo dõi, kiểm soát quá trình thay đổi, đưa ra những biện pháp xử lý những
phản ứng của con người trước thay đổi trong tổ chức để đảm bảo hiệu quả cho tổ chức
trong quá trình thay đổi
c.Thái độ:
Có tinh thần và thái độ nghiêm túc về nghề nghiệp của mình trong tương lai
d. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng thích nghi với các
môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề
chuyên môn.
2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể
222

- Mô tả được các khái niệm về thay đổi và quản trị sự thay đổi
- Trình bày và giải thích được những vấn đề cơ bản về sự thay đổi để chỉ ra sự tất yếu
của thay đổi và sự cần thiết của quản trị sự thay đổi
- Trình bày những áp lực buộc tổ chức phải thay đổi; Giải thích và phân loại các quy
trình thay đổi
- Giải thích và thảo luận về phản ứng của con người trước những thay đổi trong tổ
chức
- Sử dụng lý thuyết, cách tiếp cận phù hợp và vận dụng vào những ví dụ, tình huống
giả định, mô phỏng từ thực tế
- Thảo luận và cùng với nhóm giải quyết các tình huống, đề xuất các phương án và kế
hoạch quản trị sự thay đổi đồng thời tổ chức thực hiện cho một tình huống cụ thể
3. Mô tả tóm tắt nội dung học phần
Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức cần thiết về sự thay đổi
như: hình thức thay đổi, loại thay đổi những áp lực khiến cho tổ chức phải thay đổi…;
những mô hình quản trị sự thay đổi, quy trình quản trị sự thay đổi, những phản ứng
của các cá nhân trong tổ chức trước những thay đổi; lập được kế hoạch cho sự thay
đổi, theo dõi, kiểm soát quá trình thay đổi, đưa ra những biện pháp xử lý những phản
ứng của con người trước thay đổi trong tổ chức để đảm bảo hiệu quả cho tổ chức trong
quá trình thay đổi
4. Nội dung chi tiết học phần
CHƯƠNG 1. SỰ THAY ĐỔI VÀ QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI TRONG TỔ
CHỨC
1.1. Tổng quan về sự thay đổi
1.2. Quản trị sự thay đổi
CHƯƠNG 2. CÁC ÁP LỰC THAY ĐỔI
2.1. Các lực lượng dẫn dắt sự thay đổi
2.2. Các lực lượng kháng cự sự thay đổi
CHƯƠNG 3: CÁC MÔ HÌNH QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI
3.1. Mô hình tiếp cận có hệ thống
3.2. Mô hình 8 bước để thay đổi của John P.Kotter
3.3. Mô hình 3 bước thay đổi của Kurt Lewin
CHƯƠNG 4: HOẠCH ĐỊNH CHO SỰ THAY ĐỔI
4.1 Quy trình hoach định cho sự thay đổi
4.2 Vấn đề cần lưu ý
CHƯƠNG 5: THỰC HIỆN THAY ĐỔI
5.1 Các bước thực hiện thay đổi
5.2 Vai trò của các nhà quản trị trong quá trình thay đổi
CHƯƠNG 6: CÁC VẤN ĐỀ VỀ CON NGƯỜI TRONG QUẢN TRỊ SỰ THAY
ĐỔI
6.1. Những người chống đối
6.2. Những người thực hiện thay đổi
6.3. Phản ứng trước thay đổi
223

CHƯƠNG 7: KIỂM SOÁT SỰ THAY ĐỔI


7..1 Đánh giá sự thay đổi
7.2. Phạm vi kiểm soát
7.3. Những điều kiện cần có để có thể kiểm soát được thay đổi
5. Học liệu
5.1. Học liệu bắt buộc:
[1] Đào Duy Huân, Đào Duy Tùng (2014), Quản trị sự thay đổi, NXB Kinh tế TP Hồ
Chí Minh
[2] Phạm Vũ Khiêm, Hứa Thùy Trang. (2018), Quản trị sự thay đổi trong các tổ chức,
NXB Bách Khoa Hà Nội
5.2 Học liệu tham khảo:
[3] John P. Kotter - Dan S. Cohen, (2010), Linh hồn của sự thay đổi (The heart of
change), Đại học Kinh tế Quốc dân
6. Hình thức tổ chức dạy - học.
Yêu
Hình thức tổ chức dạy học cầu
SV
Số tiết tín chỉ chuẩn
Thời lên lớp Hoạt
Nội dung bị
gian động Tự trước
BT
T theo học khi
LT /
H nhóm đến
TL
lớp
Giới thiệu học phần
CHƯƠNG 1. SỰ THAY ĐỔI Đọc tài
Tuần
VÀ QUẢN TRỊ SỰ THAY 2 4 liệu
1
ĐỔI TRONG TỔ CHỨC [1], [2]
1.1. Tổng quan về sự thay đổi
CHƯƠNG 1. SỰ THAY ĐỔI
Đọc tài
Tuần VÀ QUẢN TRỊ SỰ THAY
1 1 4 liệu
2 ĐỔI TRONG TỔ CHỨC
[1], [2]
1.2. Quản trị sự thay đổi
CHƯƠNG 2. CÁC ÁP LỰC Đọc tài
Tuần THAY ĐỔI liệu
1 1 4
3 2.1. Các lực lượng dẫn dắt sự [1], [2]
thay đổi
CHƯƠNG 2. CÁC ÁP LỰC Đọc tài
Tuần THAY ĐỔI liệu
1 1 4
4 2.2. Các lực lượng kháng cự [1], [2]
sự thay đổi
Tuần CHƯƠNG 3: CÁC MÔ 1 1 4 Đọc tài
5 HÌNH QUẢN TRỊ SỰ liệu
224

THAY ĐỔI [1], [2]


3.1. Mô hình tiếp cận có hệ
thống
CHƯƠNG 3: CÁC MÔ Đọc tài
HÌNH QUẢN TRỊ SỰ liệu
Tuần
THAY ĐỔI 1 1 4 [1], [2]
6
3.2. Mô hình 8 bước để thay
đổi của John P.Kotter
CHƯƠNG 3: CÁC MÔ Đọc tài
HÌNH QUẢN TRỊ SỰ liệu
Tuần
THAY ĐỔI 1 1 4 [1], [2]
7
3.3. Mô hình 3 bước thay đổi
của Kurt Lewin
CHƯƠNG 4: HOẠCH Đọc tài
ĐỊNH CHO SỰ THAY ĐỔI liệu
Tuần
4.1 Quy trình hoach định cho 1 1 4 [1], [2]
8
sự thay đổi
*** Kiểm tra giữa kỳ
CHƯƠNG 4: HOẠCH Đọc tài
Tuần
ĐỊNH CHO SỰ THAY ĐỔI 2 4 liệu
9
4.2 Vấn đề cần lưu ý [1], [2]
CHƯƠNG 5: THỰC HIỆN Đọc tài
Tuần THAY ĐỔI liệu
1 1 4
10 5.1 Các bước thực hiện thay [1], [2]
đổi
CHƯƠNG 5: THỰC HIỆN Đọc tài
Tuần THAY ĐỔI liệu
1 1 4
11 5.2 Vai trò của các nhà quản [1], [2]
trị trong quá trình thay đổi
CHƯƠNG 6: CÁC VẤN ĐỀ Đọc tài
VỀ CON NGƯỜI TRONG liệu
Tuần QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI [1], [2]
1 1 4
12 6.1. Những người chống đối
6.2. Những người thực hiện
thay đổi
CHƯƠNG 6: CÁC VẤN ĐỀ Đọc tài
VỀ CON NGƯỜI TRONG liệu
Tuần
QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI 2 4 [1], [2]
13
thay đổi
6.3. Phản ứng trước thay đổi
Tuần CHƯƠNG 7: KIỂM SOÁT 2 4 Đọc tài
225

SỰ THAY ĐỔI liệu


14 7.1 Đánh giá sự thay đổi [1], [2]
7.2. Phạm vi kiểm soát
CHƯƠNG 7: KIỂM SOÁT Đọc tài
SỰ THAY ĐỔI liệu
Tuần
7.3. Những điều kiện cần có để 2 4 [1], [2]
15
có thể kiểm soát được thay đổi
Ôn tập
Tổng 20 10 60

7. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên
- Thực hiện theo quy chế đào tạo hiện hành.
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập học phần
8.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên: 20 %
- Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tốt, tích cực thảo luận): 10%
- Phần tự học tự lên lớp (hoàn thành tốt nội dung và nhiệm vụ mà giảng viên giao cho
cá nhân/tuần; bài tập nhóm/tháng; bài tập cá nhân/học kỳ…): 10%
8.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ: 30%
8.3. Thi cuối kỳ: 50%
8.4. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ.
- Kiểm tra giữa kỳ: Tuần thứ 8.
- Thi cuối kỳ: Sau tuần thứ 15 (Theo lịch thi chung của Nhà trường).
8.5. Hình thức thi cuối kỳ: Tự luận hoặc trắc nghiệm
226

35. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN QUẢN TRỊ BÁN HÀNG TRONG
KHÁCH SẠN
1. Thông tin chung về học phần
- Tên học phần: Quản trị Bán hàng trong khách sạn
- Mã học phần: ………………. Số tín chỉ: 2
- Yêu cầu của học phần : Tự chọn
- Các học phần học trước: Không
- Các yêu cầu khác đối với học phần (nếu có): Không.
- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
Giờ lên lớp (15 tiết lý thuyết/tín chỉ):
+ Lý thuyết (15 tiết lý thuyết/tín chỉ): 20 tiết
+ Bài tập/Thảo luận trên lớp (15 tiết lý thuyết/tín chỉ): 10 tiết
+ Thực hành/Thí nghiệm (30 tiết/tín chỉ): … tiết
+ Thực tập tại cơ sở (45-90 giờ/tín chỉ): … giờ
+ Làm tiểu luận, bài tập lớn (60 giờ/tín chỉ): … giờ
Giờ chuẩn bị cá nhân (30 giờ/tín chỉ):
+ Hoạt động nhóm: 18 giờ
+ Tự học, tự nghiên cứu: 42 giờ
- Bộ môn phụ trách học phần: QTKD Khách sạn - Nhà hàng
2. Mục tiêu của học phần
2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần
a. Kiến thức
Hiểu các kiến thức cơ bản về bán hàng và quản trị bán hàng; các kiến thức liên
quan đến thiết kế mô hình lực lượng bán hàng, phân tích bán hàng, dự báo bán hàng,
đề ra chỉ tiêu và ngân sách bán hàng, quản lý năng suất bán hàng, xây dựng đội ngũ
bán hàng thông qua công tác tuyển dụng, đào tạo và cuối cùng là chính sách đánh giá,
lương thưởng, đãi ngộ cho lực lượng bán hàng
b. Kỹ năng
- Thực hiện được việc lập bảng biểu, vẽ biểu đồ quản trị bán hàng;
- Xây dựng lịch trình quản trị bán hàng cho doanh nghiệp;
- Phân tích được kết quả để lựa chọn các chiến lược bán hàng hiệu quả;
- Biết áp dụng áp dụng các phương pháp để tăng năng suất của lực lượng bán
hàng;
- Phát triển kĩ năng lập luận, thảo luận nhóm, thuyết trình trước đám đông;
c. Thái độ
- Học tập nghiêm túc. Tôn trọng người học cùng và giảng viên giảng dạy;
- Bồi dưỡng lòng say mê nghề nghiệp, tinh thần không ngừng học hỏi, tích cực
trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng.
d. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
227

Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có khả năng tự
định hướng thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến
thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa ra
được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề
phức tạp về mặt kỹ thuật; có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể.
2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể
- Nêu được khái niệm về cơ bản về bán hàng: bản chất, vai trò của bán hàng;
- Phân biệt và xác định rõ những yếu tố tác động đến hành vi mua sắm của
khách hàng;
- Trình bày được các giai đoạn của việc lập kế hoạch bán hàng, phân tích bán
hàng
- Quản lý lý được năng suất bán hàng của lực lượng bán hàng;
- Xác định được vấn đề cơ bản của bán hàng và quản trị bán hàng trong thế kỷ
3. Mô tả tóm tắt nội dung học phần
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về bán hàng và quản trị bán
hàng, vai trò của người bán hàng và người quản lý bán hàng; Nắm vững được các
phương thức bán hàng khá đa dạng và chuyên biệt hiện nay. Lập kế hoạch bán hàng,
dự báo bán hàng, tính toán ngân sách, thiết lập chỉ tiêu bán hàng; Xác định được
phương pháp tăng năng suất của khu vực bán hàng; Tổ chức lực lượng bán hàng, đào
tạo đội ngũ bán hàng, đánh giá đội ngũ bán hàng và xây dựng chính sách lương thưởng
nhằm quản lý hiệu quả lực lượng bán hàng.
4. Nội dung chi tiết học phần
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan về bán hàng và quản trị bán hàng trong doanh nghiệp
1.1. Hoạt động bán hàng của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm bán hàng và vai trò của hoạt động bán hàng trong doanh nghiệp
1.1.2. Các hình thức bán hàng
1.1.3. Quy trình bán hàng của doanh nghiệp
1.2. Khái niệm và vai trò của quản trị bán hàng
1.2.1. Khái niệm quản trị bán hàng
1.2.2. Vai trò của quản trị bán hàng
1.2.3. Mối quan hệ giữa quản trị bán hàng với các lĩnh vực quản trị khác trong doanh
nghiệp
1.3. Các nội dung cơ bản của quản trị bán hàng
1.3.1. Xây dựng kế hoạch bán hàng
1.3.2. Tổ chức mạng lưới bán hàng
1.3.3. Tổ chức lực lượng bán hàng
1.3.4. Kiểm soát bán hàng
1.3.5. Các hoạt động hỗ trợ bán hàng
Chương 2: Xây dựng kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp
2.1. Kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp
2.1.1. Khái niệm và vai trò của kế hoạch bán hàng
228

2.1.2. Nội dung của kế hoạch bán hàng


2.1.3. Các loại kế hoạch bán hàng
2.2. Dự báo bán hàng
2.2.1. Vai trò của dự báo bán hàng
2.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả dự báo bán hàng
2.2.3. Các căn cứ và phương pháp dự báo bán hàng
2.2.4. Quy trình dự báo bán hàng trong doanh nghiệp
2.3. Xây dựng mục tiêu bán hàng
2.3.1. Khái niệm và các loại mục tiêu bán hàng
2.3.2. Các căn cứ xây dựng mục tiêu bán hàng
2.3.3. Quy trình xây dựng mục tiêu bán hàng trong doanh nghiệp
2.3.4. Các tiêu chuẩn SMART của mục tiêu bán hàng
2.4. Xác định các hoạt động và chương trình bán hàng
2.4.1. Xác định các hoạt động bán hàng
2.4.2. Xây dựng các chương trình bán hàng
2.5. Xây dựng ngân sách bán hàng
2.5.1. Khái niệm và vai trò của ngân sách bán hàng
2.5.2. Các phương pháp xây dựng ngân sách bán hàng
2.5.3. Nội dung của ngân sách bán hàng
Chương 3: Tổ chức mạng lưới bán hàng của doanh nghiệp
3.1. Khái niệm và vai trò của cơ cấu tổ chức mạng lưới bán hàng
3.1.1. Khái niệm cơ cấu tổ chức mạng lưới bán hàng
3.1.2. Vai trò của cơ cấu tổ chức mạng lưới bán hàng
3.1.3. Các chức danh bán hàng chủ yếu trong cơ cấu tổ chức mạng lưới bán hàng
3.2. Một số dạng cơ cấu tổ chức mạng lưới bán hàng cơ bản
3.2.1. Cơ cấu tổ chức mạng lưới bán hàng theo khu vực địa bàn
3.2.2. Cơ cấu tổ chức mạng lưới bán hàng theo sản phẩm
3.2.3. Cơ cấu tổ chức mạng lưới bán hàng theo khách hàng
3.2.4. Cơ cấu tổ chức mạng lưới bán hàng hỗn hợp
3.3. Các căn cứ lựa chọn và yêu cầu của cơ cấu tổ chức mạng lưới bán hàng
3.3.1. Các căn cứ lựa chọn cơ cấu tổ chức mạng lưới bán hàng
3.3.2. Các yêu cầu đối với cơ cấu tổ chức mạng lưới bán hàng
3.4. Tổ chức hệ thống điểm và tuyến bán hàng
3.4.1. Khái niệm và vai trò của điểm và tuyến bán hàng của doanh nghiệp
3.4.2. Tổ chức hệ thống điểm bán hàng của doanh nghiệp
3.4.3. Tổ chức tuyến bán hàng của doanh nghiệp
Chương 4: Tổ chức lực lượng bán hàng của doanh nghiệp
4.1. Khái niệm, vai trò và phân loại lực lượng bán hàng của doanh nghiệp
4.1.1. Khái niệm lực lượng bán hàng
4.1.2. Vai trò của lực lượng bán hàng
4.1.3. Phân loại lực lượng bán hàng
4.2. Xác định quy mô và cơ cấu lực lượng bán hàng của doanh nghiệp
229

4.2.1. Xác định quy mô lực lượng bán hàng


4.2.2. Xác định cơ cấu lực lượng bán hàng
4.3. Xây dựng định mức cho lực lượng bán hàng
4.3.1. Khái niệm và tầm quan trọng của việc xây dựng định mức cho lực lượng bán
hàng
4.3.2. Các loại định mức bán hàng
4.3.3. Các căn cứ xây dựng định mức cho lực lượng bán hàng
4.4. Tuyển dụng và đào tạo lực lượng bán hàng của doanh nghiệp
4.4.1. Tuyển dụng lực lượng bán hàng
4.4.2. Đào tạo và phát triển lực lượng bán hàng
4.5. Tạo động lực cho lực lượng bán hàng của doanh nghiệp
4.5.1. Khái niệm và vai trò của tạo động lực cho lực lượng bán hàng
4.5.2. Quy trình tạo động lực cho lực lượng bán hàng
4.5.3. Các biện pháp chủ yếu tạo động lực cho lực lượng bán hàng
Chương 5: Kiểm soát bán hàng của doanh nghiệp
5.1. Kiểm soát hoạt động bán hàng
5.1.1. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn kiểm soát
5.1.2. Đo lường kết quả hoạt động bán hàng
5.1.3. Đánh giá kết quả hoạt động bán hàng và triển khai các hoạt động điều chỉnh
5.2. Đánh giá mức độ hoàn thành công việc của lực lượng bán hàng
5.2.1. Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá
5.2.2. Tổ chức đánh giá mức độ hoàn thành công việc của lực lượng bán hàng
5.2.3. Một số sai lầm cần tránh khi đánh giá lực lượng bán hàng
Chương 6: Tổ chức các hoạt động hỗ trợ bán hàng của doanh nghiệp
6.1. Tổ chức hoạt động khuyến mãi bán hàng
6.1.1. Khái quát về khuyến mãi bán hàng
6.1.2. Xây dựng chương trình khuyến mãi bán hàng
6.1.3. Tổ chức thực hiện chương trình khuyến mãi bán hàng
6.1.4. Kiểm soát hoạt động khuyến mãi bán hàng
6.2. Tổ chức các dịch vụ sau bán hàng
6.2.1. Hoạt động bảo hành sản phẩm
6.2.2. Hoạt động vận chuyển, lắp đặt, sửa chữa, bảo trì sản phẩm
6.2.3. Hoạt động tư vấn sử dụng sản phẩm
6.2.4. Hoạt động chăm sóc khách hàng
Chương 7: Kỹ năng bán hàng
7.1. Các vấn đề chủ yếu liên quan đến khách hàng
7.1.1 Hành vi mua sắm của khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức.
Hành vi mua sắm của khách hàng cá nhân
Hành vi mua sắm của khách hàng tổ chức
7.1.2. Khách hàng tiềm năng
Các phương pháp tìm kiếm khách hàng tiềm năng
7.2. Tiến trình bán hàng
230

7.2.1. Tiếp cận khách hàng và thiết lập quan hệ


7.2.2. Thăm dò nhu cầu mua
7.2.3. Chuẩn bị chào hàng
7.2.4. Thực hiện việc chào hàng và nói giá.
7.2.5. Thương lượng với khách hàng
7.2.6. Dứt điểm bán hàng, kết thúc thương vụ
7.2.7. Sau khi bán
5. Học liệu
5.1. Học liệu bắt buộc:
[1]. Lê Tấn Bửu (2014), Quản trị bán hàng, NXB Giáo dục.
5.2. Học liệu tham khảo
[2]. Nguyễn Khánh Trung, Võ Thị Ngọc Thúy (2015), Quản trị bán hàng, NXB ĐHQG
HCM.
[3]. Lưu Đan Thọ - Nguyễn Vũ Quân (2016), Quản trị bán hàng hiệu quả, NXB Tài
chính.
[4]. Lê Đăng Lăng (2009), Kỹ năng và quản trị bán hàng, NXB Thống kê.
[5]. Trần Đình Hải (Biên dịch) (2005), Bán hàng và quản trị bán hàng, NXB Thống kê.
[6]. Hoàng Hải, Thanh Tùng (2005), Kỹ thuật bán hàng, NXB Văn hóa – Thông tin.
6. Hình thức tổ chức dạy - học.

Hình thức tổ chức dạy học Yêu cầu


sinh viên
Thời Số tiết tín chỉ
Nội dung Hoạt Tự chuẩn bị
gian lên lớp động học, tự trước khi
BT/ theo nghiên đến lớp
LT TH
TL nhóm cứu
Tuần Chương 1: Tổng quan về 2 4 Đọc tài
1 bán hàng và quản trị bán liệu [1]
hàng trong doanh nghiệp
1.1. Hoạt động bán hàng
của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm bán hàng và
vai trò của hoạt động bán
hàng trong doanh nghiệp
1.1.2. Các hình thức bán
hàng
1.1.3. Quy trình bán hàng của
doanh nghiệp
1.2. Khái niệm và vai trò của
quản trị bán hàng
1.2.1. Khái niệm quản trị bán
hàng
231

1.2.2. Vai trò của quản trị bán


hàng
1.2.3. Mối quan hệ giữa quản
trị bán hàng với các lĩnh vực
quản trị khác trong doanh
nghiệp
Chương 1: Tổng quan về
bán hàng và quản trị bán
hàng trong doanh nghiệp
1.3. Các nội dung cơ bản
của quản trị bán hàng
1.3.1. Xây dựng kế hoạch
Tuần bán hàng Đọc tài
2 4
2 1.3.2. Tổ chức mạng lưới bán liệu [1]
hàng
1.3.3. Tổ chức lực lượng bán
hàng
1.3.4. Kiểm soát bán hàng
1.3.5. Các hoạt động hỗ trợ
bán hàng
Tuần Chương 2: Xây dựng kế 2 4 Đọc tài
3 hoạch bán hàng của doanh liệu [1]
nghiệp
2.1. Kế hoạch bán hàng của
doanh nghiệp
2.1.1. Khái niệm và vai trò
của kế hoạch bán hàng
2.1.2. Nội dung của kế hoạch
bán hàng
2.1.3. Các loại kế hoạch bán
hàng
2.2. Dự báo bán hàng
2.2.1. Vai trò của dự báo bán
hàng
2.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh
kết quả dự báo bán hàng
2.2.3. Các căn cứ và phương
pháp dự báo bán hàng
2.2.4. Quy trình dự báo bán
hàng trong doanh nghiệp
2.3. Xây dựng mục tiêu bán
232

hàng
2.3.1. Khái niệm và các loại
mục tiêu bán hàng
2.3.2. Các căn cứ xây dựng
mục tiêu bán hàng
2.3.3. Quy trình xây dựng
mục tiêu bán hàng trong
doanh nghiệp
2.3.4. Các tiêu chuẩn
SMART của mục tiêu bán
hàng
Chương 2: Xây dựng kế
hoạch bán hàng của doanh
nghiệp
2.4. Xác định các hoạt động
và chương trình bán hàng
2.4.1. Xác định các hoạt động
bán hàng
2.4.2. Xây dựng các chương
Tuần Đọc tài
trình bán hàng 1 1 2 2
4 liệu [1]
2.5. Xây dựng ngân sách
bán hàng
2.5.1. Khái niệm và vai trò
của ngân sách bán hàng
2.5.2. Các phương pháp xây
dựng ngân sách bán hàng
2.5.3. Nội dung của ngân
sách bán hàng
Tuần Chương 3: Tổ chức mạng 2 4 Đọc tài
5 lưới bán hàng của doanh liệu [1]
nghiệp
3.1. Khái niệm và vai trò của
cơ cấu tổ chức mạng lưới
bán hàng
3.1.1. Khái niệm cơ cấu tổ
chức mạng lưới bán hàng
3.1.2. Vai trò của cơ cấu tổ
chức mạng lưới bán hàng
3.1.3. Các chức danh bán
hàng chủ yếu trong cơ cấu tổ
chức mạng lưới bán hàng
3.2. Một số dạng cơ cấu tổ
233

chức mạng lưới bán hàng cơ


bản
3.2.1. Cơ cấu tổ chức mạng
lưới bán hàng theo khu vực
địa bàn
3.2.2. Cơ cấu tổ chức mạng
lưới bán hàng theo sản phẩm
3.2.3. Cơ cấu tổ chức mạng
lưới bán hàng theo khách
hàng
3.2.4. Cơ cấu tổ chức mạng
lưới bán hàng hỗn hợp
Chương 3: Tổ chức mạng
lưới bán hàng của doanh
nghiệp
3.3. Các căn cứ lựa chọn và
yêu cầu của cơ cấu tổ chức
mạng lưới bán hàng
3.3.1. Các căn cứ lựa chọn cơ
cấu tổ chức mạng lưới bán
hàng
3.3.2. Các yêu cầu đối với cơ
Tuần Đọc tài
cấu tổ chức mạng lưới bán 1 1 4
6 liệu [1]
hàng
3.4. Tổ chức hệ thống điểm
và tuyến bán hàng
3.4.1. Khái niệm và vai trò
của điểm và tuyến bán hàng
của doanh nghiệp
3.4.2. Tổ chức hệ thống điểm
bán hàng của doanh nghiệp
3.4.3. Tổ chức tuyến bán
hàng của doanh nghiệp
Tuần Chương 4: Tổ chức lực 1 1 2 2 Đọc tài
7 lượng bán hàng của doanh liệu [1]
nghiệp
4.1. Khái niệm, vai trò và
phân loại lực lượng bán
hàng của doanh nghiệp
4.1.1. Khái niệm lực lượng
bán hàng
4.1.2. Vai trò của lực lượng
234

bán hàng
4.1.3. Phân loại lực lượng
bán hàng
4.2. Xác định quy mô và cơ
cấu lực lượng bán hàng của
doanh nghiệp
4.2.1. Xác định quy mô lực
lượng bán hàng
4.2.2. Xác định cơ cấu lực
lượng bán hàng
4.3. Xây dựng định mức cho
lực lượng bán hàng
4.3.1. Khái niệm và tầm quan
trọng của việc xây dựng định
mức cho lực lượng bán hàng
4.3.2. Các loại định mức bán
hàng
4.3.3. Các căn cứ xây dựng
định mức cho lực lượng bán
hàng
Chương 4: Tổ chức lực
lượng bán hàng của doanh
nghiệp
4.4. Tuyển dụng và đào tạo
lực lượng bán hàng của
doanh nghiệp
4.4.1. Tuyển dụng lực lượng
bán hàng
4.4.2. Đào tạo và phát triển
lực lượng bán hàng
Tuần Đọc tài
4.5. Tạo động lực cho lực 2 4
8 liệu [1]
lượng bán hàng của doanh
nghiệp
4.5.1. Khái niệm và vai trò
của tạo động lực cho lực
lượng bán hàng
4.5.2. Quy trình tạo động lực
cho lực lượng bán hàng
4.5.3. Các biện pháp chủ yếu
tạo động lực cho lực lượng
bán hàng
Tuần Chương 5: Kiểm soát bán 1 1 2 2 Đọc tài
235

hàng của doanh nghiệp


5.1. Kiểm soát hoạt động
bán hàng
5.1.1. Xây dựng hệ thống tiêu
chuẩn kiểm soát
5.1.2. Đo lường kết quả hoạt
động bán hàng
5.1.3. Đánh giá kết quả hoạt
động bán hàng và triển khai
các hoạt động điều chỉnh
5.2. Đánh giá mức độ hoàn
9 liệu [1]
thành công việc của lực
lượng bán hàng
5.2.1. Xây dựng các tiêu
chuẩn đánh giá
5.2.2. Tổ chức đánh giá mức
độ hoàn thành công việc của
lực lượng bán hàng
5.2.3. Một số sai lầm cần
tránh khi đánh giá lực lượng
bán hàng
Kiểm tra
Chương 6: Tổ chức các
hoạt động hỗ trợ bán hàng
của doanh nghiệp
6.1. Tổ chức hoạt động
khuyến mãi bán hàng
6.1.1. Khái quát về khuyến
Tuần mãi bán hàng Đọc tài
2
10 6.1.2. Xây dựng chương trình liệu [1]
khuyến mãi bán hàng
6.1.3. Tổ chức thực hiện
chương trình khuyến mãi bán
hàng
6.1.4. Kiểm soát hoạt động
khuyến mãi bán hàng
Tuần Chương 6: Tổ chức các 1 1 2 2 Đọc tài
11 hoạt động hỗ trợ bán hàng liệu [1]
của doanh nghiệp
6.2. Tổ chức các dịch vụ sau
bán hàng
6.2.1. Hoạt động bảo hành
236

sản phẩm
6.2.2. Hoạt động vận chuyển,
lắp đặt, sửa chữa, bảo trì sản
phẩm
6.2.3. Hoạt động tư vấn sử
dụng sản phẩm
6.2.4. Hoạt động chăm sóc
khách hàng
Chương 6: Tổ chức các
hoạt động hỗ trợ bán hàng
của doanh nghiệp
6.1. Tổ chức hoạt động
khuyến mãi bán hàng
6.1.1. Khái quát về khuyến
mãi bán hàng
6.1.2. Xây dựng chương trình
khuyến mãi bán hàng
6.1.3. Tổ chức thực hiện
chương trình khuyến mãi bán
hàng
Tuần Đọc tài
6.1.4. Kiểm soát hoạt động 1 1 2 2
12 liệu [1]
khuyến mãi bán hàng
6.2. Tổ chức các dịch vụ sau
bán hàng
6.2.1. Hoạt động bảo hành
sản phẩm
6.2.2. Hoạt động vận chuyển,
lắp đặt, sửa chữa, bảo trì sản
phẩm
6.2.3. Hoạt động tư vấn sử
dụng sản phẩm
6.2.4. Hoạt động chăm sóc
khách hàng
Tuần 7.2. Tiến trình bán hàng 1 1 2 2 Đọc tài
13 7.2.1. Tiếp cận khách hàng liệu [1]
và thiết lập quan hệ
7.2.2. Thăm dò nhu cầu mua
7.2.3. Chuẩn bị chào hàng
7.2.4. Thực hiện việc chào
hàng và nói giá.
7.2.5. Thương lượng với
237

khách hàng
7.2.6. Dứt điểm bán hàng, kết
thúc thương vụ
7.2.7. Sau khi bán
7.2. Tiến trình bán hàng
7.2.1. Tiếp cận khách hàng
và thiết lập quan hệ
7.2.2. Thăm dò nhu cầu mua
7.2.3. Chuẩn bị chào hàng
Tuần 7.2.4. Thực hiện việc chào Đọc tài
2 4
14 hàng và nói giá. liệu [1]
7.2.5. Thương lượng với
khách hàng
7.2.6. Dứt điểm bán hàng, kết
thúc thương vụ
7.2.7. Sau khi bán
Tuần 7.2. Tiến trình bán hàng Đọc tài
1 1 2 2
15 Ôn tập liệu [1]
Tổng 20 10 18 42
4. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên
- Thực hiện theo quy chế đào tạo hiện hành.
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập học phần
8.1. Kiểm tra đánh thường xuyên: Trọng số 20 %
- Chuyên cần, thái độ học tập
- Kiểm tra thường xuyên
8.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ: Trọng số 30%
8.3. Thi cuối kỳ: Trọng số 50%
8.4. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ
- Kiểm tra định kỳ: Tuần thứ 9 của học kỳ.
- Thi cuối kỳ: Sau tuần thứ 15 (Theo lịch thi chung của Nhà trường)
8.5. Hình thức thi cuối kỳ: Tự luận.
238

36. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN QUẢN TRỊ TIỀN SẢNH

1. Thông tin chung về học phần


- Tên học phần: Quản trị tiền sảnh
- Mã học phần: ………………. Số tín chỉ: 3
- Yêu cầu của học phần: Bắt buộc
- Các học phần học trước: Nhập môn kinh doanh khách sạn
- Các yêu cầu khác đối với học phần (nếu có): Không
- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
Giờ lên lớp (15 tiết lý thuyết/tín chỉ):
+ Lý thuyết (15 tiết lý thuyết/tín chỉ): 30 tiết
+ Bài tập/Thảo luận trên lớp (15 tiết lý thuyết/tín chỉ): 15 tiết
+ Thực hành/Thí nghiệm (30 tiết/tín chỉ): … tiết
+ Thực tập tại cơ sở (45-90 giờ/tín chỉ): … giờ
+ Làm tiểu luận, bài tập lớn (60 giờ/tín chỉ): … giờ
Giờ chuẩn bị cá nhân (30 giờ/tín chỉ):
+ Hoạt động nhóm: … giờ
+ Tự học, tự nghiên cứu: 90 giờ
- Bộ môn phụ trách học phần: BM quản trị kinh doanh KS-NH
2. Mục tiêu của học phần
2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần
a.Kiến thức
Trang bị cho Sinh viên những kiến thức cơ sở và chuyên sâu về mặt lý luận
khoa học trong công tác quản trị tiền sảnh; Nắm được cách thức tổ chức, điều hành,
kiểm tra, giám sát các hoạt động trong bộ phận tiền sảnh.
b. Kỹ năng:
+ Kỹ năng lập kế hoạch công việc cho bộ phận tiền sảnh.
+ Kỹ năng xây dựng sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ phận tiền sảnh
+ Phát triển kỹ năng giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ và thuyết trình
c. Thái độ:
+ Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của bộ phận tiền sảnh.
+ Bồi dưỡng lòng say mê nghề nghiệp và tinh thần học hỏi.
+ Có tinh thần và thái độ nghiêm túc về nghề nghiệp của mình trong tương lai.
+ Chuẩn bị trước nội dung bài học và giáo trình tại nhà.
+ Có óc quan sát, tư duy phê phán – phản biện.
+ Có trách nhiệm trong học tập cũng như trong công việc, yêu nghề, tận tâm và
có sáng kiến trong quá trình thực hiện công việc.
d. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng thích nghi với các
239

môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề
chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có
năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải
tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.….
2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể
- Hiểu được tầm quan trọng của bộ phận tiền sảnh
- Nắm cách thức tổ chức, điều hành hoạt động bộ phận tiền sảnh.
- Nắm rõ các quy trình đón tiếp và phục vụ khách.
- Biết cách giao tiếp, ứng xử và giải quyết phàn nàn khách hàng
3. Tóm tắt nội dung học phần
Học phần trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về các hoạt động của bộ
phận tiền sảnh, vai trò của bộ phận tiền sảnh trong hoạt động kinh doanh của một cơ
sở lưu trú. Sau khi học xong học phần này, người học có thể hiểu và biết vận dụng
những kiến thức đã học vào lĩnh vực kinh doanh lưu trú; biết cách thực hiện các công
việc từ khâu nhận đặt phòng đến lúc khách trả phòng, thanh toán tiền, nhận biết cách
bố trí nhân sự và các hoạt động khác thuộc bộ phận tiền sảnh.
4. Nội dung chi tiết học phần
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ BỘ PHẬN LỄ TÂN
1.1. Giới thiệu chung về kinh doanh lưu trú
1.2. Cơ cấu tổ chức của khách sạn
1.3. Vai trò của bộ phận lễ tân
1.4. Mối quan hệ giữa bộ phận lễ tân và các bộ phận khác
1.5. Chu trình phục vụ khách của lễ tân
1.6. Những yêu cầu đối với nhân viên lễ tân
CHƯƠNG 2 CHUẨN BỊ LÀM VIỆC
2.1. Chuẩn bị nhận ca làm việc
2.2. Bố trí và sắp xếp nơi làm việc
2.3. Các thuật ngữ chuyên ngành
CHƯƠNG 3 NHẬN VÀ XỬ LÝ CÁC YÊU CẦU ĐẶT GIỮ PHÒNG
3.1. Khái quát chung về đặt phòng
3.2. Cách thức và nguồn đặt phòng
3.3. Các hình thức đặt phòng
3.4. Các loại và mức giá phòng
3.5. Hệ thống đặt phòng
3.6. Quy trình nhận đặt phòng
3.7. Tình huống nhận đặt phòng
3.8. Sửa đổi và hủy đặt phòng
3.9. Tìm hiểu và phục vụ nhu cầu phát sinh của khách
CHƯƠNG 4 DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ VÀ NHẬN PHÒNG CHO KHÁCH
4.1. Những hoạt động chuẩn bị đón khách
4.2. Quy trình làm thủ tục nhận phòng
240

4.3. Thủ tục đăng ký phòng


4.4. Phục vụ hành lý cho khách
CHƯƠNG 5 PHỤC VỤ KHÁCH LƯU TRÚ TRONG KHÁCH SẠN
5.1. Cập nhật dữ liệu và đáp ứng các yêu cầu của khách
5.2. Cung cấp dịch vụ bưu điện
5.3. Dịch vụ báo thức
5.4. Dịch vụ nhắn tin
5.5. Bảo quản chìa khóa phòng
5.6. Dịch vụ bảo quản hành lý và tài sản của khách
5.7. Các dịch vụ khác
CHƯƠNG 6 DỊCH VỤ TRẢ PHÒNG
6.1. Hệ thống lập hóa đơn cho khách
6.2. Phương thức thanh toán
6.3. Chuẩn bị trước khi làm thủ tục trả phòng
6.4. Quy trình làm thủ tục trả phòng
6.5. Một số tình huống thường gặp
6.6. Bàn giao ca lễ tân
5. Học liệu
5.1. Học liệu bắc buộc
[1] Nguyễn Thanh Tùng (2015), Giáo trình quản trị tiền sảnh khách sạn, NXB Giáo
dục Việt Nam.
[2] Trương Minh Vũ, Võ Đăng Khoa (2015), Giáo trình nghiệp vụ lễ tân, NXB Giáo
dục Việt Nam
5.2. Học liệu tham khảo:
[3] Tổng cục Du lịch (2015), VTOS. Tiêu Chuẩn Kỹ Năng Nghề Du Lịch Việt Nam –
Nghiệp Vụ Lễ Tân
6. Hình thức tổ chức dạy - học.

Hình thức tổ chức dạy học Yêu cầu


sinh viên
Thời Số tiết tín chỉ Tự chuẩn bị
Nội dung Hoạt
gian lên lớp học, trước
động
tự khi đến
BT/ theo
LT TH nghiên lớp
TL nhóm
cứu
CHƯƠNG 1 GIỚI
THIỆU VỀ BỘ PHẬN
LỄ TÂN Đọc tài
Tuần
1.1. Giới thiệu chung về 2 1 6 liệu [1],
1
kinh doanh lưu trú [2]
1.2. Cơ cấu tổ chức của
khách sạn
241

CHƯƠNG 1 GIỚI
THIỆU VỀ BỘ PHẬN
LỄ TÂN
Đọc tài
Tuần 1.3. Vai trò của bộ phận
2 1 6 liệu [1],
2 lễ tân
[2]
1.4. Mối quan hệ giữa bộ
phận lễ tân và các bộ
phận khác
CHƯƠNG 1 GIỚI Đọc tài
THIỆU VỀ BỘ PHẬN liệu [1],
LỄ TÂN [2]
Tuần
1.5. Chu trình phục vụ 2 1 6
3
khách của lễ tân
1.6. Những yêu cầu đối
với nhân viên lễ tân
CHƯƠNG 2 CHUẨN Đọc tài
BỊ LÀM VIỆC liệu [1],
Tuần 2.1. Chuẩn bị nhận ca [2]
2 1 6
4 làm việc
2.2. Bố trí và sắp xếp nơi
làm việc
CHƯƠNG 2 CHUẨN Đọc tài
BỊ LÀM VIỆC liệu [1],
2.3. Các thuật ngữ [2]
chuyên ngành
Tuần
CHƯƠNG 3 NHẬN VÀ 2 1 6
5
XỬ LÝ CÁC YÊU CẦU
ĐẶT GIỮ PHÒNG
3.1. Khái quát chung về
đặt phòng
CHƯƠNG 3 NHẬN VÀ Đọc tài
XỬ LÝ CÁC YÊU CẦU liệu [1],
ĐẶT GIỮ PHÒNG [2]
Tuần
3.2. Cách thức và nguồn 2 1 6
6
đặt phòng
3.3. Các hình thức đặt
phòng
Tuần CHƯƠNG 3 NHẬN VÀ 2 1 6 Đọc tài
7 XỬ LÝ CÁC YÊU CẦU liệu [1],
ĐẶT GIỮ PHÒNG [2]
3.4. Các loại và mức giá
242

phòng
3.5. Hệ thống đặt phòng
CHƯƠNG 3 NHẬN VÀ Đọc tài
XỬ LÝ CÁC YÊU CẦU liệu [1],
ĐẶT GIỮ PHÒNG [2]
Tuần
3.6. Quy trình nhận đặt 2 1 6
8
phòng
3.7. Tình huống nhận đặt
phòng
CHƯƠNG 3 NHẬN VÀ Đọc tài
XỬ LÝ CÁC YÊU CẦU liệu [1],
ĐẶT GIỮ PHÒNG [2]
3.8. Sửa đổi và hủy đặt
Tuần
phòng 2 1 6
9
3.9. Tìm hiểu và phục vụ
nhu cầu phát sinh của
khách
Bài kiểm tra lần 1
CHƯƠNG 4 DỊCH VỤ Đọc tài
ĐĂNG KÝ VÀ NHẬN liệu [1],
PHÒNG CHO KHÁCH [2]
Tuần
4.1. Những hoạt động 2 1 6
10
chuẩn bị đón khách
4.2. Quy trình làm thủ tục
nhận phòng
CHƯƠNG 4 DỊCH VỤ Đọc tài
ĐĂNG KÝ VÀ NHẬN liệu [1],
PHÒNG CHO KHÁCH [2]
Tuần
4.3. Thủ tục đăng ký 2 1 6
11
phòng
4.4. Phục vụ hành lý cho
khách
CHƯƠNG 5 PHỤC VỤ Đọc tài
KHÁCH LƯU TRÚ liệu [1],
TRONG KHÁCH SẠN [2]
5.1. Cập nhật dữ liệu và
Tuần
đáp ứng các yêu cầu của 2 1 6
12
khách
5.2. Cung cấp dịch vụ
bưu điện
5.3. Dịch vụ báo thức
243

CHƯƠNG 5 PHỤC VỤ Đọc tài


KHÁCH LƯU TRÚ liệu [1],
TRONG KHÁCH SẠN [2]
5.4. Dịch vụ nhắn tin
Tuần 5.5. Bảo quản chìa khóa
2 1 6
13 phòng
5.6. Dịch vụ bảo quản
hành lý và tài sản của
khách
5.7. Các dịch vụ khác
CHƯƠNG 6 DỊCH VỤ Đọc tài
TRẢ PHÒNG liệu [1],
6.1. Hệ thống lập hóa đơn [2]
cho khách
Tuần
6.2. Phương thức thanh 2 1 6
14
toán
6.3. Chuẩn bị trước khi
làm thủ tục trả phòng
Bài kiểm tra số 2
CHƯƠNG 6 DỊCH VỤ Đọc tài
TRẢ PHÒNG liệu [1],
6.4. Quy trình làm thủ tục [2]
Tuần
trả phòng 2 1 6
15
6.5. Một số tình huống
thường gặp
6.6. Bàn giao ca lễ tân
Tổng 30 15 90
7. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên
- Thực hiện theo quy chế đào tạo hiện hành.
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập học phần
8.1. Kiểm tra đánh thường xuyên: Trọng số 20%
- Chuyên cần, thái độ học tập
- Kiểm tra thường xuyên
8.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ: Trọng số 30 %
8.3. Thi cuối kỳ: Trọng số 50%
8.4. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ
- Kiểm tra định kỳ: Tuần thứ 9 và tuần thứ 14 của học kỳ.
- Thi cuối kỳ: Sau tuần thứ 15 (Theo lịch thi chung của Nhà trường)
8.5. Hình thức thi cuối kỳ: Thi tự luận hoặc trắc nghiệm
244

37. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN NGHIỆP VỤ LỄ TÂN

1. Thông tin chung về học phần


- Tên học phần: NGHIỆP VỤ LỄ TÂN
- Mã học phần: ………………… Số tín chỉ: 02
- Yêu cầu của học phần: Bắt buộc
- Các học phần học trước: Không
- Các yêu cầu khác đối với học phần: Không
- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động
Giờ lên lớp (15 tiết lý thuyết/tín chỉ)
+ Lý thuyết: tiết
+ Bài tập/ Thảo luận trên lớp: tiết
Giờ thực hành (30 tiết/ tín chỉ)
+ Thực hành tại PTH: 60 tiết
+ Làm tiểu luận, bài tập lớn:
Giờ chuẩn bị cá nhân (30 giờ/tín chỉ)
+ Hoạt động theo nhóm:
+ Tự học, tự nghiên cứu: 60 tiết
- Khoa/Bộ môn phụ trách học phần: QTKD Khách sạn - Nhà hàng
2. Mục tiêu của học phần
2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần
a. Kiến thức:
+ Nắm vững các kiến thức thức cơ bản về các hoạt động của bộ phận tiền sảnh.
+ Hiểu được vai trò của bộ phận tiền sảnh trong hoạt động kinh doanh của một cơ
sở lưu trú.
+ Nắm được quy trình nghiệp vụ lễ tân.
b. Kỹ năng:
+ Kỹ năng thực hiện các hoạt động từ khâu nhận đặt phòng đến lúc khách check-
out và thanh toán tiền và các hoạt động của bộ phận tiền sảnh.
+ Phát triển kỹ năng giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ và thuyết trình trước đám đông
c. Thái độ:
+ Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của nghiệp vụ lễ tân.
+ Bồi dưỡng lòng say mê nghề nghiệp và tinh thần học hỏi.
d. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng thích nghi với các
môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề
chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có
năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải
tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.….
245

3. Tóm tắt nội dung học phần


Học phần Nghiệp vụ Lễ tân thuộc khối kiến thức chuyên ngành, trang bị cho
học sinh những kiến thức cơ bản về các hoạt động của bộ phận lễ tân, vai trò của bộ
phận lễ tân trong hoạt động kinh doanh của một cơ sở lưu trú. Sau khi học xong học
phần này, người học có thể hiểu và biết vận dụng những kiến thức đã học vào lĩnh vực
kinh doanh lưu trú; biết cách thực hiện các công việc từ khâu nhận đặt phòng đến lúc
khách trả phòng, thanh toán tiền, nhận biết cách bố trí nhân sự và các hoạt động khác
thuộc bộ phận lễ tân.
4. Nội dung chi tiết học phần
1. Thực hành kỹ năng Làm thủ tục nhận đặt buồng cho khách
2. Nhập dữ liệu và lưu trữ thông tin khách
3. Thực hành kỹ năng Làm thủ tục đăng ký buồng cho khách
4. Nhập dữ liệu và lưu trữ thông tin khách
5. Thực hành kỹ năng Giải quyết các tình huống trong ca làm việc
6. Nhập dữ liệu và lưu trữ thông tin khách
7. Thực hành kỹ năng Giải quyết các tình huống trong ca làm việc
8. Nhập dữ liệu và lưu trữ thông tin khách
9. Thực hành kỹ năng Làm thủ tục thanh toán và trả buồng cho khách
10. Nhập dữ liệu và lưu trữ thông tin khách
11. Ôn tập thực hành các kỹ năng nghiệp vụ lễ tân
5. Học liệu
5.1. Học liệu bắc buộc
[1] Trương Minh Vũ, Võ Đăng Khoa (2015), Giáo trình nghiệp vụ lễ tân, NXB
Giáo dục Việt Nam
[2] Nguyễn Thanh Tùng (2015), Giáo trình quản trị tiền sảnh khách sạn, NXB Giáo
dục Việt Nam
5.2. Học liệu tham khảo:
[3] Tổng cục Du lịch (2015), VTOS. Tiêu Chuẩn Kỹ Năng Nghề Du Lịch Việt Nam
– Nghiệp Vụ Lễ Tân
[4] Phạm Thị Cúc (2005), Giáo trình lý thuyết Nghiệp vụ Lễ tân, NXB Hà Nội.
[5] ThS. Sơn Hồng Đức (2005), Nghiệp vụ tiếp tân, Tài liệu lưu hành nội bộ.
6. Hình thức tổ chức dạy - học
Lịch trình dạy - học:
Hình thức tổ chức dạy-học
Yêu cầu
Giờ lên lớp Hoạt Tự sinh viên
Thời BT/ động học chuẩn bị
Nội dung Lý Thực theo
gian Thảo trước khi
thuyết hành nhóm
luận đến lớp
Tuần 1. Thực hành kỹ năng Làm 05 05 Thực
1 thủ tục nhận đặt buồng cho hành theo
khách hướng
246

dẫn của
GV
Thực
2. Nhập dữ liệu và lưu trữ hành theo
Tuần
thông tin khách 05 05 hướng
2
dẫn của
GV
Thực
3. Thực hành kỹ năng Làm
hành theo
Tuần thủ tục đăng ký buồng cho
05 05 hướng
3 khách
dẫn của
GV
Thực
4. Nhập dữ liệu và lưu trữ hành theo
Tuần
thông tin khách 05 05 hướng
4
dẫn của
GV
Thực
5. Thực hành kỹ năng Giải
hành theo
Tuần quyết các tình huống trong
05 05 hướng
5 ca làm việc
dẫn của
GV
Thực
6. Nhập dữ liệu và lưu trữ hành theo
Tuần
thông tin khách 05 05 hướng
6
Kiểm tra dẫn của
GV
Thực
7. Thực hành kỹ năng Giải
hành theo
Tuần quyết các tình huống trong
05 05 hướng
7 ca làm việc
dẫn của
Kiểm tra
GV
Thực
hành theo
Tuần 8. Nhập dữ liệu và lưu trữ
05 05 hướng
8 thông tin khách
dẫn của
GV
Tuần 9. Thực hành kỹ năng Làm 05 05 Thực
9 thủ tục thanh toán và trả hành theo
buồng cho khách hướng
dẫn của
247

GV
Thực
hành theo
Tuần 10. Nhập dữ liệu và lưu trữ
05 05 hướng
10 thông tin khách
dẫn của
GV
Thực
hành theo
Tuần 11. Ôn tập thực hành các
05 05 hướng
11 kỹ năng nghiệp vụ lễ tân
dẫn của
GV
Thực
hành theo
Tuần
Ôn tập và kiểm tra 05 05 hướng
12
dẫn của
GV
Tổng 60 60

7. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên
-Tham dự đầy đủ các giờ học lý thuyết và thảo luận;
-Nghiên cứu giáo trình và các tài liệu tham khảo khác;
-Tham gia ý kiến, chuẩn bị nội dung và trình bày vào các giờ thảo luận;
-Làm đầy đủ bài kiểm tra, thi kết thúc học phần.
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập học phần
8.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên: (trọng số) 20%
- Tham gia học tập trên lớp, thực hành tại khách sạn: đi học và đi thực hành đầy đủ,
chuẩn bị bài tốt, tích cực thảo luận.
- Phần tự học tự lên lớp: hoàn thành tốt nội dung và nhiệm vụ mà giảng viên giao cho
cá nhân; bài tập nhóm.
8.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ: Trọng số 30%
8.3. Thi cuối kỳ: Trọng số 50%
8.4. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ
- Kiểm tra thực hành định kỳ: Tuần thứ 6, 12
- Thi cuối kỳ:: Sau tuần thứ 15 (Theo lịch thi chung của Nhà trường)
8.5. Hình thức thi cuối kỳ: Thực hành
248

38. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN THỰC TẾ BỘ MÔN 1


1. Thông tin chung về học phần
- Tên học phần: Thực tế bộ môn 1
- Mã học phần: ………………. Số tín chỉ: 2
- Yêu cầu của học phần : Bắt buộc
- Các học phần học trước: Không.
- Các yêu cầu khác đối với học phần (nếu có): Không.
- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
Giờ lên lớp (15 tiết lý thuyết/tín chỉ):
+ Lý thuyết (15 tiết lý thuyết/tín chỉ): 0 tiết
+ Bài tập/Thảo luận trên lớp (15 tiết lý thuyết/tín chỉ): 0 tiết
+ Thực hành/Thí nghiệm (30 tiết/tín chỉ): 0 tiết
+ Thực tập tại cơ sở (45-90 giờ/tín chỉ): 180 giờ
+ Làm tiểu luận, bài tập lớn (60 giờ/tín chỉ): … giờ
Giờ chuẩn bị cá nhân (30 giờ/tín chỉ):
+ Hoạt động nhóm: … giờ
+ Tự học, tự nghiên cứu: 60 giờ
- Bộ môn phụ trách học phần: BM Quản trị kinh doanh KS-NH
2. Mục tiêu và yêu cầu chung của học phần
2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần
a.Kiến thức
- Biết thêm thông tin về cách thức tổ chức hoạt động, sản phẩm dịch vụ của Bộ
phận Lễ Tân.
- Củng cố, rèn luyện và bổ sung những kiến thức mới cho Sinh viên thông qua
việc thực hành tại bộ phận Lễ Tân trong các khách sạn, resort.
b. Kỹ năng
- Quan sát, tìm hiểu để nắm rõ hơn về kỹ năng tổ chức, vận hành trong doanh
nghiệp và các kỹ năng cụ thể của nghề Lễ tân khi thực hiện công việc. Từ đó hình
thành kỹ năng nghề nghiệp.
- Áp dụng một số kiến thức, kỹ năng trong chương trình đã học vào thực tế: kỹ
năng nhận đặt phòng, chào đón khách, check-in, check-out, giải quyết phàn nàn, thanh
toán và lên hóa đơn, …kỹ năng giao tiếp với khách và giải quyết và xử lý tình huống
cụ thể trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ
- Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm và xử lý tình huống.
c. Thái độ
- Nâng cao ý thức chấp hành các nội quy, quy định của Giáo viên hướng dẫn
(GVHD), tổ Bộ môn, Khoa và doanh nghiệp.
- Hình thành ý thức nghề nghiệp, nâng cao lòng yêu nghề và ứng xử văn hóa
trong nghề Lễ tân
249

- Giúp Sinh viên định hướng, làm quen và học hỏi những kinh nghiệm trong
công việc.
d. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ Lễ tân đã được đào tạo; có sáng
kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng thích
nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh
nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ Lễ tân; có khả năng đưa ra được
kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp
về giao tiếp tốt với khách hàng
2.2. Yêu cầu chung
- Sinh viên phải chấp hành tốt các nội quy, quy định của Bộ môn, Khoa, nhà
Trường và Doanh nghiệp.
- Tuân theo sự hướng dẫn của GVHD và quản lý trực tiếp của doanh nghiệp.
- Quan sát, ghi chép lại các chia sẻ của doanh nghiệp: quy tắc, tiêu chuẩn nghề,
quy trình, tiêu chuẩn thực hiện công việc.
- Hoàn thành các nhiệm vụ theo yêu cầu của GVHD và cán bộ hướng dẫn tại
doanh nghiệp.
3. Nội dung thực tế
- Sinh viên quan sát tìm hiểu về bộ phận Lễ tân trong khách sạn, resort
- Tìm hiểu từng vị trí công việc trong bộ phận Lễ tân trong khách sạn, resort
- Tìm hiểu các thông tin về môi trường làm việc, các quy định của bộ phận Lễ
tân trong khách sạn, resort
- Quan sát và thực hành các nội dung sau:
+ Quy trình nhận đặt phòng
+ Quy trình Chào đón khách/tiếp nhận thông tin
+ Quy trình chech-in
+ Quy trình check-out
+ Quy trình kết nối thông tin liên lạc với các bộ phận khác
+ Quy trình kiểm tra và xử lý đồ thất lạc,…
+ Quy trình giải quyết và xử lý phàn nàn khách hàng
4. Tiêu chí và cách đánh giá: Việc đánh giá kết quả thực tế của Sinh viên dựa các
tiêu chí sau:
4.1. Đánh giá kết quả thực tế của giáo viên trực tiếp hướng dẫn Sinh viên (4 điểm)
Giáo viên hướng dẫn trực tiếp đánh giá kết quả của Sinh viên vào các tiêu chí sau:
St Nội dung Yêu cầu Điểm Điểm
t tối đánh
đa giá
1 Thời gian thực - Đảm bảo thực hiện đúng quy định về thời
0,5
hiện gian theo chương trình và doanh nghiệp.
2 Thái độ, đạo đức, - Chấp hành và tuân thủ theo các nội quy 1
tác phong chung trong chuyến đi thực tế.
- Không vi phạm nội quy đã quy định.
250

- Nhanh nhẹn, linh hoạt, chủ động, sáng


tạo.
- Có tinh thần tự học, chịu khó học hỏi và
có trách nhiệm trong quá trình đi thực tế.
3 - Thực hiện đúng theo sự hướng dẫn của
Tuân thủ, chấp
GVHD, phụ trách đoàn và cán bộ quản lý 1
hành hướng dẫn
tại DN.
4 Kiến thức - Nhận thức về thực tế và khả năng ứng
chuyên môn và dụng kiến thức chuyên môn vào thực tế
1,5
nhận thức thực chuyến đi.
tế.
Tổng điểm 4
4.2. Đánh giá kết quả báo cáo thực tế của Sinh viên (6 điểm)
Điểm
Điểm
Stt Nội dung Yêu cầu tối
chấm
đa
Sinh viên nêu được lý do thực hiện chuyến
1 Lời nói đầu đi. 0,5
Ý nghĩa chuyến đi thực tế.
Phần 1: Lịch - Trình bày lịch trình chuyến đi thực tế 0,5
2
trình chuyến đi
Phần 2: Phân -Sinh viên trình bày, nhận xét đánh giá các
tích, nhận xét hoạt động của doanh nghiệp:
một số Quy + Cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị
3 2,5
trình của BP + Sản phẩm dịch vụ
Lễ tân + Cung cách phục vụ, thái độ nhân
viên,….
-Sinh viên đưa ra những cảm nhận của
0,5
Cảm nhận và mình trước và sau chuyến đi.
nhận xét kiến - Nhận xét chuyến đi thực tế
4 0,5
nghị của sinh - Kiến nghị, đề xuất của sinh viên:
0,5
viên + Về phía doanh nghiệp;
0,5
+ Đối với bộ môn/ Khoa/ Nhà trường
Hình thức trình
5 Trình bày đẹp, rõ ràng, đúng qui định,… 0,5
bày
……
Tổng điểm 6
……
5. Tổ chức thực hiện
5.1. Thời gian thực hiện:
- Thời gian lập kế hoạch, chuẩn bị tổ chức: Bắt đầu từ tuần đầu tiên, học kỳ 2,
năm 1.
251

- Thời gian chính thức thực hiện: Tuần 25 - 30 Học kỳ 2 – Năm 1


5.2. Địa điểm
- Các khách sạn, resort tại TP. Nha Trang.
5.4. Lịch trình và phân công nhiệm vụ
THỜI GIÁO VIÊN PHỤ
NỘI DUNG CÔNG VIỆC
GIAN TRÁCH
- Lập kế hoạch, xây dựng nội dung chương
trình thực tế.
- Liên hệ khách sạn, resort khảo sát, tổ chức
Bắt
thực hiện.
đầu từ
- Xây dựng nội dung chương trình thực tế.
tuần
- Họp tổ bộ môn, phổ biến kế hoạch, nội - Ban lập kế hoạch,
21 đến
dung chương trình thực tế và lấy ý kiến chung của nội dung và tổ chức
tuần
tổ. thực hiện.
23
- Phổ biến kế hoạch, nội dung thực tế đến
học
Sinh viên và lấy ý kiến Sinh viên.
kỳ 2
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho giáo viên,
năm 2
Sinh viên thực hiện trước, trong sau chuyến đi
thực tế.
- Trình kế hoạch và nội dung đến Khoa ,
Phòng đào tạo và Ban giám hiệu Trường.
Tuần - Hướng dẫn Sinh viên viết Báo cáo thực tế.
Giáo viên hướng dẫn
24
Tổ chức Sinh viên đi tham quan, trải nghiệm thực - Trưởng ban tổ chức
Tuần
tế tại bộ phận Lễ tân của khách sạn, resort - Giáo viên hướng
25 -29
dẫn
Tuần - Sinh viên viết báo cáo thực tế tại nhà, hoàn thiện
- Giáo viên hướng
30 và nộp cho GVHD.
dẫn
- GVHD đánh giá ý thức, thái độ của Sinh viên.
Tuần - Tổ chức đánh giá báo cáo thực tế - Ban đánh giá báo
31 cáo thực tế.
6. Điều kiện thực hiện môn học
- Bộ môn hoặc Sinh viên tự liên hệ địa điểm thực hiện chuyến đi thực tế được
sự đồng ý của Khoa , Phòng Đào tạo, Lãnh đạo nhà trường.
- Kinh phí: Nhà trường sẽ hỗ trợ một phần kinh phí tổ chức chuyến đi thực tế và
Sinh viên tự nguyện đóng góp thêm kinh phí.
7. Học liệu tham khảo
[1]. Trường Đại học Khánh Hòa (2016), Quyết định ban hành Quy định bài tập
lớn, tiểu luận, khóa luận tốt nghiệp, đồ án tốt nghiệp đại học và cao đẳng chính quy.
252

39. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN QUẢN TRỊ BUỒNG PHÒNG
1. Thông tin chung về học phần
- Tên học phần: Quản trị buồng phòng
- Mã học phần: ………………. Số tín chỉ: 2
- Yêu cầu của học phần: Bắt buộc
- Các học phần học trước: Nhập môn kinh doanh khách sạn
- Các yêu cầu khác đối với học phần (nếu có): Không.
- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
Giờ lên lớp (15 tiết lý thuyết/tín chỉ):
+ Lý thuyết (15 tiết lý thuyết/tín chỉ): 20 tiết
+ Bài tập/Thảo luận trên lớp (15 tiết lý thuyết/tín chỉ): 10 tiết
+ Thực hành/Thí nghiệm (30 tiết/tín chỉ): 0 tiết
+ Thực tập tại cơ sở (45-90 giờ/tín chỉ): 0 giờ
+ Làm tiểu luận, bài tập lớn (60 giờ/tín chỉ): 0 giờ
Giờ chuẩn bị cá nhân (30 giờ/tín chỉ):
+ Hoạt động nhóm: 0 giờ
+ Tự học, tự nghiên cứu: 60 giờ
- Bộ môn phụ trách học phần: BM QTKD KS-NH
2. Mục tiêu của học phần
2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần
a.Kiến thức
Trang bị cho Sinh viên những kiến thức cơ sở và chuyên sâu về mặt lý luận
khoa học trong công tác quản trị buồng phòng; Nắm được cách thức tổ chức, điều
hành, kiểm tra, giám sát các hoạt động trong bọ phận buồng phòng. Giúp Sinh viên
nắm chắc những vấn đề quản trị nguồn nhân lực, quản trị chất lượng dịch vụ buồng
phòng hiệu quả.
b. Kỹ năng:
+ Kỹ năng lập kế hoạch công việc cho bộ phận buồng phòng.
+ Kỹ năng xây dựng sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ phận buồng phòng
+ Phát triển kỹ năng giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ và thuyết trình
c. Thái độ:
+ Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của bộ phận buồng phòng.
+ Bồi dưỡng lòng say mê nghề nghiệp và tinh thần học hỏi.
+ Có tinh thần và thái độ nghiêm túc về nghề nghiệp của mình trong tương lai.
+ Chuẩn bị trước nội dung bài học và giáo trình tại nhà.
+ Có óc quan sát, tư duy phê phán – phản biện.
+ Có trách nhiệm trong học tập cũng như trong công việc, yêu nghề, tận tâm và
có sáng kiến trong quá trình thực hiện công việc.
d. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
253

Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng thích nghi với các
môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề
chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có
năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải
tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.….
2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể
- Hiểu được tầm quan trọng của bộ phận buồng và nhân viên buồng trong kinh
doanh khách sạn và cơ sở lưu trú.
- Nắm cách thức tổ chức, điều hành hoạt động bộ phận buồng.
- Nắm rõ các quy trình đón tiếp và phục vụ khách.
- Biết cách giao tiếp, ứng xử và giải quyết phàn nàn khách hàng
3. Mô tả tóm tắt nội dung học phần
Môn học nhằm cung cấp các kiến thức tầm quan trọng của bộ phận buồng và
nhân viên buồng phòng. Nắm được cách thức tổ chức các hoạt động tác nghiệp trong
bộ phận buồng. Hiểu rõ các quy trình tổ chức, hoạt động tác nghiệp trong các khu vực
khách lưu trú, khu vực công cộng và bộ phận giặt là.
4. Nội dung chi tiết học phần
Chương 1 Giới thiệu về bộ phận nhà buồng
1.1 Vai trò của bộ phận buồng
1.2 Chức năng của bộ phận buồng
1.3 Cơ cấu tổ chức của bộ phận Buồng
1.4 Nhiệm vụ của nhân viên buồng
Chương 2 Trang thiết bị, tiện nghi và cách bố trí buồng khách
2.1.Trang thiết bị phòng ngủ và phòng tắm
2.2. Các loại mỹ phẩm, vật dụng khách có thể dùng, có thể mang đi và
không được mang đi
2.3.Các loại đồ vải và các loại giường
2.4. Cách bố trí buồng khách
Chương 3 Trang thiết bị, hóa chất chuyên dụng trong bộ phận buồng và kỹ thuật,
phương pháp làm vệ sinh
3.1 Thiết bị, dụng cụ làm vệ sinh
3.2 Hoá chất
3.3 Quản lý thiết bị và dụng cụ
3.4. Nguyên nhân gây bẩn, kỹ thuật và phương pháp làm vệ sinh
Chương 4 Quy trình vệ sinh
4.1 Yêu cầu, nguyên tắc và ý nghĩa vệ sinh buồng
4.2 Một số thuật ngữ trong nghiệp vụ buồng và tình trạng buồng
4.3 Chuẩn bị làm việc
4.4 Quy trình dọn vệ sinh buồng khách
4.5 Kết thúc ca làm việc
254

Chương 5 Quy trình phục vụ khách lưu trú


5.1 Quy trình phục vụ khách lưu trú
5.2 Giải quyết các phàn nàn của khách
Chương 6 Khu vực công cộng
6.1 Tầm quan trọng của khu vực công cộng
6.2 Vệ sinh khu vực công cộng
Chương 7 Khu vực giặt là
7.1 Vai trò của bộ phận giặt ủi
7.2 Phiếu giặt ủi và quy trình nhận đồ giặt
7.3 Các ký hiệu giặt ủi
7.4 Các hình thức bố trí bộ phận giặt ủi
Chương 8 Công việc vệ sinh không thường xuyên
8.1 Thực hiện vệ sinh không thường xuyên
8.2 Vệ sinh đặc biệt
8.3 Loại bỏ vết bẩn
5. Học liệu
5.1. Học liệu bắt buộc:
[1] Vũ An Dân, Vũ Thị Kim Anh (2015), Giáo trình quản trị buồng khách sạn, Viện
ĐH Mở Hà Nội.
[2] Nguyễn Quyết Thắng (2015), Quản trị buồng -Từ lý thuyết đến thực tiễn, NXB Tài
chính.
5.2. Học liệu tham khảo.
[3] Nguyễn Quyết Thắng (2014), Quản trị kinh doanh khách sạn, NXB Tài Chính.
[4] Nguyễn Văn Mạnh (2015), Quản trị kinh doanh khách sạn, NXB ĐH Kinh tế quốc
dân.
6. Hình thức tổ chức dạy - học.

Hình thức tổ chức dạy học Yêu cầu


sinh viên
Thời Số tiết tín chỉ Tự chuẩn bị
Nội dung Hoạt
gian lên lớp học, trước
động
tự khi đến
BT/ theo
LT TH nghiên lớp
TL nhóm
cứu
Chương 1 Giới thiệu về
bộ phận nhà buồng
Đọc tài
Tuần 1.1 Vai trò của bộ phận
2 4 liệu [1],
1 buồng
[2]
1.2 Chức năng của bộ
phận buồng
Tuần Chương 1 Giới thiệu về 1 1 4 Đọc tài
2 bộ phận nhà buồng liệu [1],
255

1.3 Cơ cấu tổ chức của bộ


phận Buồng
[2]
1.4 Nhiệm vụ của nhân
viên buồng
Chương 2 Trang thiết
bị, tiện nghi và cách bố
trí buồng khách
2.1.Trang thiết bị phòng Đọc tài
Tuần
ngủ và phòng tắm 1 1 4 liệu [1],
3
2.2. Các loại mỹ phẩm, [2]
vật dụng khách có thể
dùng, có thể mang đi và
không được mang đi
Chương 2 Trang thiết
bị, tiện nghi và cách bố
trí buồng khách Đọc tài
Tuần
2.3.Các loại đồ vải và các 1 1 4 liệu [1],
4
loại giường [2]
2.4. Cách bố trí buồng
khách
Chương 3 Trang thiết
bị, hóa chất chuyên
dụng trong bộ phận
buồng và kỹ thuật, Đọc tài
Tuần
phương pháp làm vệ 2 4 liệu [1],
5
sinh [2]
3.1 Thiết bị, dụng cụ làm
vệ sinh
3.2 Hoá chất
Chương 3 Trang thiết
bị, hóa chất chuyên
dụng trong bộ phận
buồng và kỹ thuật,
phương pháp làm vệ Đọc tài
Tuần
sinh 1 1 4 liệu [1],
6
3.3 Quản lý thiết bị và [2]
dụng cụ
3.4. Nguyên nhân gây
bẩn, kỹ thuật và phương
pháp làm vệ sinh
Tuần Chương 4 Quy trình vệ 1 1 4 Đọc tài
7 sinh liệu [1],
256

4.1 Yêu cầu, nguyên tắc


và ý nghĩa vệ sinh buồng
4.2 Một số thuật ngữ [2]
trong nghiệp vụ buồng và
tình trạng buồng
Chương 4 Quy trình vệ
sinh
Đọc tài
Tuần 4.3 Chuẩn bị làm việc
1 1 4 liệu [1],
8 4.4 Quy trình dọn vệ sinh
[2]
buồng khách
4.5 Kết thúc ca làm việc
Chương 5 Quy trình
phục vụ khách lưu trú Đọc tài
Tuần
5.1 Quy trình phục vụ 2 4 liệu [1],
9
khách lưu trú [2]
Bài kiểm tra lần 1
Chương 5 Quy trình
Đọc tài
Tuần phục vụ khách lưu trú
1 1 4 liệu [1],
10 5.2 Giải quyết các phàn
[2]
nàn của khách
Chương 6 Khu vực công
cộng
Đọc tài
Tuần 6.1 Tầm quan trọng của
1 1 4 liệu [1],
11 khu vực công cộng
[2]
6.2 Vệ sinh khu vực công
cộng
Chương 7 Khu vực giặt

Đọc tài
Tuần 7.1 Vai trò của bộ phận
2 4 liệu [1],
12 giặt ủi
[2]
7.2 Phiếu giặt ủi và quy
trình nhận đồ giặt
Chương 7 Khu vực giặt
là Đọc tài
Tuần
7.3 Các ký hiệu giặt ủi 2 4 liệu [1],
13
7.4 Các hình thức bố trí [2]
bộ phận giặt ủi
Tuần Chương 8 Công việc vệ 1 1 4 Đọc tài
14 sinh không thường liệu [1],
xuyên [2]
8.1 Thực hiện vệ sinh
257

không thường xuyên


Bài kiểm tra số 2
Chương 8 Công việc vệ
sinh không thường Đọc tài
Tuần
xuyên 1 1 4 liệu [1],
15
8.2 Vệ sinh đặc biệt [2]
8.3 Loại bỏ vết bẩn
Tổng 20 10 60
7. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên
- Thực hiện theo quy chế đào tạo hiện hành.
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập học phần
8.1. Kiểm tra đánh thường xuyên: Trọng số 20%
- Chuyên cần, thái độ học tập
- Kiểm tra thường xuyên
8.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ: Trọng số 30 %
8.3. Thi cuối kỳ: Trọng số 50%
8.4. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ
- Kiểm tra định kỳ: Tuần thứ 9 và tuần thứ 14 của học kỳ.
- Thi cuối kỳ: Sau tuần thứ 15 (Theo lịch thi chung của Nhà trường)
8.5. Hình thức thi cuối kỳ: Thi tự luận hoặc trắc nghiệm
258

40. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN NGHIỆP VỤ BUỒNG

1. Thông tin chung về học phần


- Tên học phần: Nghiệp vụ Buồng
- Mã học phần: ………………. Số tín chỉ: 2
- Yêu cầu của học phần: Bắt buộc
- Các học phần học trước: Không.
- Các yêu cầu khác đối với học phần (nếu có): Không
- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
Giờ lên lớp (15 tiết lý thuyết/tín chỉ):
+ Lý thuyết (15 tiết lý thuyết/tín chỉ): … tiết
+ Bài tập/Thảo luận trên lớp (15 tiết lý thuyết/tín chỉ): … tiết
+ Thực hành/Thí nghiệm (30 tiết/tín chỉ): 60 tiết
+ Thực tập tại cơ sở (45-90 giờ/tín chỉ): 0 giờ
+ Làm tiểu luận, bài tập lớn (60 giờ/tín chỉ): … giờ
Giờ chuẩn bị cá nhân (30 giờ/tín chỉ):
+ Hoạt động nhóm: 0 giờ
+ Tự học, tự nghiên cứu: 60 giờ
- Bộ môn phụ trách học phần: Quản trị kinh doanh KS-NH
2. Mục tiêu của học phần
2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần
a.Kiến thức
Trang bị cho Sinh viên một số kiến thức cơ bản về quản lý, tổ chức hoạt động
của bộ phận buồng; Nắm rõ các chức năng và tầm quan trọng của bộ phận buồng; Nắm
rõ các quy trình vệ sinh buồng; quy trình tổ chức phục vụ khách lưu trú.
b. Kỹ năng
Trang bị cho Sinh viên những kỹ năng quan trọng trong nghề nghiệp: kỹ năng
vệ sinh phòng khách, các kỹ năng phục vụ khách lưu trú, kỹ năng giao tiếp với khách,
giải quyết và xử lý tình huống cụ thể trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ.
c. Thái độ
Hình thành thái độ tốt trong công việc. Có trách nhiệm với công việc. Yêu
nghề, tận tâm trong công việc và có đạo đức nghề nghiệp. Có tinh thần hợp tác và giúp
đỡ đồng nghiệp trong công việc.
d. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ buồng đã được đào tạo; có
sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng
thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh
nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ buồng; có khả năng đưa ra được
kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp
về giao tếp tốt với khách hàng.
259

2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể


- Hiểu được tầm quan trọng của bộ buồng và nhân viên buồng trong kinh doanh
khách sạn và cơ sở lưu trú.
- Nắm cách thức tổ chức, điều hành hoạt động bộ phận buồng.
- Nắm rõ các quy trình đón tiếp và phục vụ khách.
- Biết cách giao tiếp, ứng xử và giải quyết phàn nàn khách hàng
3. Mô tả tóm tắt nội dung học phần
Môn học nhằm cung cấp các kiến thức tầm quan trọng của bộ phận buồng và
nhân viên buồng phòng. Nắm được cách thức tổ chức các hoạt động tác nghiệp trong
bộ phận buồng. Hiểu rõ các quy trình tổ chức, hoạt động tác nghiệp trong các khu vực
khách lưu trú, khu vực công cộng và bộ phận giặt là.
4. Nội dung chi tiết học phần
Nội dung 1: Làm giường, phủ giường, trang trí giường
Nội dung 2: Quy trình vào phòng khách
Nội dung 3: Quy trình vệ sinh phòng có khách
Nội dung 4: Quy trình vệ sinh phòng khách trả
Nội dung 5: Quy trình kiểm tra và xử lý đồ thất lạc, minibar, giặt ủi, cho khách mượn
đồ dùng,…
Nội dung 6: Quy trình turndown phòng khách
Nội dung 7: Trang trí phòng khách theo chủ đề
Nội dung 8: Quy trình giải quyết và xử lý phàn nàn khách hàng
5. Học liệu
5.1. Học liệu bắt buộc
[1]. Tổng Cục Du lịch Việt Nam. (2015). Nghiệp vụ Buồng - VTOS
[2].Huỳnh Văn Hải (2015), Giáo trình nghiệp vụ phục vụ buồng trong khách sạn, NXB
Giáo dục Việt Nam
5.2. Học liệu tham khảo
[3]. David K. Hayes and Jack D. Ninemeier (2006), Hotel operations management.
Prentice Hall Publication.
[4]. Nguyễn Quyết Thắng (2015), Quản trị buồng -Từ lý thuyết đến thực tiễn, NXB
Tài chính.
260

6. Hình thức tổ chức dạy - học.

Hình thức tổ chức dạy học Yêu cầu


sinh viên
Thời Số tiết tín chỉ Tự chuẩn bị
Nội dung Hoạt
gian lên lớp học, trước
động
tự khi đến
BT/ theo
LT TH nghiên lớp
TL nhóm
cứu
Nội dung 1: Làm
Tuần
giường, phủ giường, 4 4
1
trang trí giường
Tuần Nội dung 1: Làm
giường, phủ giường, 4 4
2
trang trí giường
Tuần Nội dung 1: Làm
giường, phủ giường, 4 4
3
trang trí giường
Tuần Nội dung 2: Quy trình
4 4
4 vào phòng khách
Nội dung 3: Quy trình
Tuần
vệ sinh phòng có khách 4 4
5

Nội dung 4: Quy trình


Tuần
vệ sinh phòng khách trả 4 4
6

Tuần Nội dung 4: Quy trình


4 4
7 vệ sinh phòng khách trả
Nội dung 5: Quy trình
Tuần kiểm tra và xử lý đồ thất
4 4
8 lạc, minibar, giặt ủi, cho
khách mượn đồ dùng,…
Nội dung 5: Quy trình
kiểm tra và xử lý đồ thất
Tuần
lạc, minibar, giặt ủi, cho 4 4
9
khách mượn đồ dùng,…
Kiểm tra
Tuần Nội dung 6: Quy trình
4 4
10 turndown phòng khách
Tuần Nội dung 6: Quy trình
4 4
11 turndown phòng khách
261

Tuần Nội dung 7: Trang trí


4 4
12 phòng khách theo chủ đề
Tuần Nội dung 7: Trang trí
4 4
13 phòng khách theo chủ đề
Nội dung 8: Quy trình
Tuần giải quyết và xử lý phàn
4 4
14 nàn khách hàng
Kiểm tra
Tuần Nội dung 8: Quy trình
giải quyết và xử lý phàn 4 4
15
nàn khách hàng
Tổng 60 60

7. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên
- Thực hiện theo quy chế đào tạo hiện hành.
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập học phần
8.1. Kiểm tra đánh thường xuyên: Trọng số 20 %
- Chuyên cần, thái độ học tập: 10%
- Kiểm tra thường xuyên: 10%
8.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ: Trọng số 30 %
8.3. Thi cuối kỳ: Trọng số 50%
8.4. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ
- Kiểm tra định kỳ: Tuần thứ 8, 14 của học kỳ
- Thi cuối kỳ: Sau tuần thứ 15 (Theo lịch thi chung của Nhà trường)
8.5. Hình thức thi cuối kỳ: Thi thực hành
262

41. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN THỰC TẾ BỘ MÔN 2

1. Thông tin chung về học phần


- Tên học phần: Thực tế bộ môn 2
- Mã học phần: ………………. Số tín chỉ: 2
- Yêu cầu của học phần: Bắt buộc
- Các học phần học trước: Không
- Các yêu cầu khác đối với học phần (nếu có): Không
- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
Giờ lên lớp (15 tiết lý thuyết/tín chỉ):
+ Lý thuyết (15 tiết lý thuyết/tín chỉ): 0 tiết
+ Bài tập/Thảo luận trên lớp (15 tiết lý thuyết/tín chỉ): 0 tiết
+ Thực hành/Thí nghiệm (30 tiết/tín chỉ): 0 tiết
+ Thực tập tại cơ sở (45-90 giờ/tín chỉ): 180 giờ
+ Làm tiểu luận, bài tập lớn (60 giờ/tín chỉ): … giờ
Giờ chuẩn bị cá nhân (30 giờ/tín chỉ):
+ Hoạt động nhóm: … giờ
+ Tự học, tự nghiên cứu: 60giờ
- Bộ môn phụ trách học phần: BM Quản trị kinh doanh KS-NH
2. Mục tiêu và yêu cầu chung của học phần
2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần
a.Kiến thức
- Biết thêm thông tin về cách thức tổ chức hoạt động, sản phẩm dịch vụ của Bộ
phận buồng.
- Củng cố, rèn luyện và bổ sung những kiến thức mới cho sinh viên thông qua
việc thực hành tại bộ phận buồng trong các khách sạn, resort.
b. Kỹ năng
- Quan sát, tìm hiểu để nắm rõ hơn về kỹ năng tổ chức, vận hành trong doanh
nghiệp và các kỹ năng cụ thể của nghề buồng khi thực hiện công việc. Từ đó hình
thành kỹ năng nghề nghiệp.
- Áp dụng một số kiến thức, kỹ năng trong chương trình đã học vào thực tế: kỹ
năng vệ sinh phòng khách, các kỹ năng phục vụ khách lưu trú, kỹ năng giao tiếp với
khách và giải quyết và xử lý tình huống cụ thể trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ
- Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm và xử lý tình huống.
c. Thái độ
- Nâng cao ý thức chấp hành các nội quy, quy định của giáo viên hướng dẫn
(GVHD), tổ Bộ môn, Khoa và doanh nghiệp.
- Hình thành ý thức nghề nghiệp, nâng cao lòng yêu nghề và ứng xử văn hóa
trong nghề Buồng.
263

- Giúp sinh viên định hướng, làm quen và học hỏi những kinh nghiệm trong
công việc.
d. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ buồng đã được đào tạo; có sáng
kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng thích
nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh
nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ buồng; có khả năng đưa ra được
kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp
về giao tiếp tốt với khách hàng
2.2. Yêu cầu chung
- Sinh viên phải chấp hành tốt các nội quy, quy định của Tổ bộ môn, Khoa, nhà
Trường và Doanh nghiệp.
- Tuân theo sự hướng dẫn của GVHD và quản lý trực tiếp của doanh nghiệp.
- Quan sát, ghi chép lại các chia sẻ của doanh nghiệp: quy tắc, tiêu chuẩn nghề,
quy trình, tiêu chuẩn thực hiện công việc.
- Hoàn thành các nhiệm vụ theo yêu cầu của GVHD và cán bộ hướng dẫn tại
doanh nghiệp.
3. Nội dung thực tế
- Sinh viên quan sát tìm hiểu về bộ phận buồng trong khách sạn, resort
- Tìm hiểu từng vị trí công việc trong bộ phận buồng trong khách sạn, resort
- Tìm hiểu các thông tin về môi trường làm việc, các quy định của bộ phận
buồng trong khách sạn, resort.
- Quan sát và thực hành các nội dung sau:
+ Quy trình vào phòng khách
+ Quy trình vệ sinh phòng khách
+ Quy trình kiểm tra và xử lý đồ thất lạc, minibar, giặt ủi, cho khách mượn
đồ dùng,…
+ Quy trình turndown phòng khách
+ Trang trí phòng khách theo chủ đề
+ Quy trình giải quyết và xử lý phàn nàn khách hàng
4. Tiêu chí và cách đánh giá: Việc đánh giá kết quả thực tế của Sinh viên dựa các
tiêu chí sau:
4.1. Đánh giá kết quả thực tế của giáo viên trực tiếp hướng dẫn Sinh viên (4 điểm)
Giáo viên hướng dẫn trực tiếp đánh giá kết quả của Sinh viên vào các tiêu chí sau:
St Nội dung Yêu cầu Điểm Điểm
t tối đánh
đa giá
1 Thời gian thực - Đảm bảo thực hiện đúng quy định về thời
0,5
hiện gian theo chương trình và doanh nghiệp.
2 Thái độ, đạo đức, - Chấp hành và tuân thủ theo các nội quy 1
tác phong chung trong chuyến đi thực tế.
- Không vi phạm nội quy đã quy định.
264

- Nhanh nhẹn, linh hoạt, chủ động, sáng


tạo.
- Có tinh thần tự học, chịu khó học hỏi và
có trách nhiệm trong quá trình đi thực tế.
3 - Thực hiện đúng theo sự hướng dẫn của
Tuân thủ, chấp
GVHD, phụ trách đoàn và cán bộ quản lý 1
hành hướng dẫn
tại DN.
4 Kiến thức - Nhận thức về thực tế và khả năng ứng
chuyên môn và dụng kiến thức chuyên môn vào thực tế
1,5
nhận thức thực chuyến đi.
tế.
Tổng điểm 4

4.2. Đánh giá kết quả báo cáo thực tế của Sinh viên (6 điểm)
Điểm
Điểm
Stt Nội dung Yêu cầu tối
chấm
đa
Sinh viên nêu được lý do thực hiện chuyến
1 Lời nói đầu đi. 0,5
Ý nghĩa chuyến đi thực tế.
Phần 1: Lịch - Trình bày lịch trình chuyến đi thực tế 0,5
2
trình chuyến đi
Phần 2: Phân -Sinh viên trình bày, nhận xét đánh giá các
tích, nhận xét hoạt động của doanh nghiệp
một số dịch vụ + Cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị
3 2,5
thực tế tại điểm + Sản phẩm dịch vụ
đến + Cung cách phục vụ, thái độ nhân
viên,….
-Sinh viên đưa ra những cảm nhận của
0,5
Cảm nhận và mình trước và sau chuyến đi.
nhận xét kiến - Nhận xét chuyến đi thực tế
4 0,5
nghị của sinh - Kiến nghị, đề xuất của sinh viên:
0,5
viên + Về phía doanh nghiệp;
0,5
+ Đối với bộ môn/ Khoa/ Nhà trường
Hình thức trình
5 Trình bày đẹp, rõ ràng, đúng qui định,… 0,5
bày
……
Tổng điểm 6
……
5. Tổ chức thực hiện
5.1. Thời gian thực hiện:
- Thời gian lập kế hoạch, chuẩn bị tổ chức: Bắt đầu từ tuần đầu tiên, học kỳ 2,
265

năm 2.
- Thời gian chính thức thực hiện: Tuần 25 - 30 Học kỳ 2 – Năm 2
5.2. Địa điểm
- Các khách sạn, resort tại TP. Nha Trang.
5.3. Lịch trình và phân công nhiệm vụ
THỜI GIÁO VIÊN PHỤ
NỘI DUNG CÔNG VIỆC
GIAN TRÁCH
- Lập kế hoạch, xây dựng nội dung chương
trình thực tế.
- Liên hệ khách sạn, resort khảo sát, tổ chức
Bắt
thực hiện.
đầu từ
- Xây dựng nội dung chương trình thực tế.
tuần
- Họp tổ bộ môn, phổ biến kế hoạch, nội - Ban lập kế hoạch,
21 đến
dung chương trình thực tế và lấy ý kiến chung của nội dung và tổ chức
tuần
tổ. thực hiện.
23
- Phổ biến kế hoạch, nội dung thực tế đến
học kỳ
Sinh viên và lấy ý kiến Sinh viên.
2 năm
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho giáo viên,
2
Sinh viên thực hiện trước, trong sau chuyến đi
thực tế.
- Trình kế hoạch và nội dung đến Khoa,
Phòng đào tạo và Ban giám hiệu Trường.
Tuần - Hướng dẫn Sinh viên viết Báo cáo thực tế.
Giáo viên hướng dẫn
24
Tổ chức Sinh viên đi tham quan, trải nghiệm thực - Trưởng ban tổ chức
Tuần
tế tại bộ phận buồng của khách sạn, resort - Giáo viên hướng
25 -29
dẫn
Tuần - Sinh viên viết báo cáo thực tế tại nhà, hoàn thiện
- Giáo viên hướng
30 và nộp cho GVHD.
dẫn
- GVHD đánh giá ý thức, thái độ của Sinh viên.
Tuần - Tổ chức đánh giá báo cáo thực tế - Ban đánh giá báo
31 cáo thực tế.
6. Điều kiện thực hiện môn học
- Bộ môn hoặc Sinh viên tự liên hệ địa điểm thực hiện chuyến đi thực tế được
sự đồng ý của Khoa, Phòng Đào tạo, Lãnh đạo nhà trường.
- Kinh phí: Nhà trường sẽ hỗ trợ một phần kinh phí tổ chức chuyến đi thực tế và
Sinh viên tự nguyện đóng góp thêm kinh phí.
7. Học liệu tham khảo
[1]. Trường Đại học Khánh Hòa (2016), Quyết định ban hành Quy định bài tập
lớn, tiểu luận, khóa luận tốt nghiệp, đồ án tốt nghiệp đại học và cao đẳng chính quy.
266

42. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH
KHÁCH SẠN 1
1. Thông tin chung về học phần
- Tên học phần: Tiếng Anh Chuyên ngành khách sạn 1
- Mã học phần: ………………. Số tín chỉ: 03
- Yêu cầu của học phần: Bắt buộc
- Các học phần học trước: Tiếng Anh 3
- Các yêu cầu khác đối với học phần (nếu có): Không.
- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
Giờ lên lớp:
+ Lý thuyết: 12 tiết
+ Bài tập thực hành trên lớp: 33 tiết
Giờ chuẩn bị cá nhân:
+ Tự học, tự nghiên cứu: 90
- Bộ môn phụ trách học phần: Khoa Ngoại ngữ - Tổ Tiếng Anh
2. Mục tiêu của học phần
2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần
a. Kiến thức
Học phần trang bị cho sinh viên vốn từ vựng và các cấu trúc giao tiếp tiếng Anh
ở trình độ trung cấp, kiến thức về văn hóa phục vụ khách hàng trong trong ngành du
lịch – bộ phận lễ tân. Chương trình học được xây dựng theo 05 chủ đề (nghe điện
thoại, nhận đặt phòng, cho khách nhận phòng, cho khách trả phòng, giải quyết yêu
cầu/than phiền của khách).
b. Kỹ năng
Sinh viên được rèn luyện 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết theo 05 chủ đề nói trên
(nghe điện thoại, nhận đặt phòng, cho khách nhận phòng, cho khách trả phòng, giải
quyết yêu cầu/than phiền của khách).
c. Thái độ
- Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của nghiệp vụ lễ tân trong lĩnh vực kinh
doanh nhà hàng –khách sạn;
- Bồi dưỡng lòng say mê nghề nghiệp, tinh thần không ngừng học hỏi, tích cực
trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng.
d. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Có thái độ học tập nghiêm túc, tham gia tích cực vào các hoạt động học tập
trên lớp.
- Có trách nhiệm trong việc tự bồi dưỡng, ôn luyện kiến thức.
- Có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể
Sau khi kết thúc học phần, sinh viên có thể sử dụng thành thạo được một số cấu
trúc giao tiếp tiếng Anh trong lĩnh vực lễ tân, nắm được kiến thức về văn hóa nhằm
267

phục vụ cho việc giao tiếp có hiệu quả bằng tiếng Anh và ứng phó với các tình huống
thực tế trong môi trường Khách sạn.
3. Mô tả tóm tắt nội dung học phần
Học phần cung cấp kiến thức và tạo cơ hội cho sinh viên rèn luyện kỹ năng ngôn
ngữ thông qua việc thực hành các nghiệp vụ liên quan đến bộ phận lễ tân trong khách
sạn như: nhận đặt phòng qua điện thoại, giải quyết yêu cầu/phàn nàn của khách, cho
khách nhận phòng/trả phòng, xử lý việc thanh toán hóa đơn lưu trú.
4. Nội dung chi tiết học phần
Bài Nội dung chính
Unit 1+18 Receiving incoming calls
Taking phone Taking messages
calls Dealing with requests via telephone
Difficult phone calls
Clarifying, checking, repeating and spelling
Unit 2 +3+4 Giving information to customers
Taking Answering questions about hotel facilitiesand services
reservations Taking room reservations
Confirming details of a booking
Changing and cancelling reservations
Turning down bookings
Giving explanations
Suggesting alternatives

Unit Making guests feel welcome


6+7+8Welcoming Checking guests into their accommodation
guests Giving essential information
Finding solutions for problems
Dealing with guests’ special needs
Helping guests with the room facilities
Small talk
Ôn tập và kiểm Role play
tra giữa kỳ

Unit 14+15+16 Dealing with customer needs


Complaints and Customer care and customer service
apologies Acknowledging and apologizing
Promising action
Checking details
Finding a solution
Offering compensation
268

Unit 20 Dealing with guests’ bills


Handling Payment security
payments
Ôn tập
5. Học liệu
5.1. Học liệu bắt buộc:
[1]. Trish Stott& Alison Pohl (2010), Highly Recommended 2 - English for the hotel
and catering industry – Intermediate (2010), Oxford University Press.
5.2. Học liệu tham khảo:
[2] Trish Stott& Rod Revell (2004), Highly Recommended - English for the hotel and
catering industry, Oxford University Press.
[3] Mike. (2012), Hotel and Hospitality, NXB Collins.
[4] T. Stott & R. Holt. (2001), First class, NXB Oxford University Press.
[5] K. Hardling & P. Henderson (2002), High season, NXB Oxford University Press.
[6]. Dubicka I. & O’Keeffe M. (2003), English for International Tourism
(intermediate), NXB Pearson Education Limited
6. Hình thức tổ chức dạy - học.

Hình thức tổ chức dạy học


Yêu cầu
sinh viên
Thời Số tiết tín chỉ Tự
Nội dung Hoạt chuẩn bị
gian lên lớp học,
động trước khi
tự
BT/ theo
LT TH nghiên đến lớp
TL nhóm
cứu
Unit 1: Dealing with
incoming calls
1. Situations/Functions
- Receiving incoming calls
- Taking messages
- Dealing with requests via
Tuần Đọc tài
telephone 1 2 6
1 liệu [1]
2. Structures
- Offers: Can/Could, Would
you like to, I’ll
- Requests: I’d like to,
Can/Could

Tuần Unit 18: Telephone 1 2 6 Đọc tài


2 communication problems liệu [1]
1. Situations/Functions
- Difficult phone calls
269

- Clarifying, checking,
repeating and spelling
2. Structures
The Passive
Unit 2: Customer
information
1. Situations/Functions
- Giving information to
customers
- Answering questions about
Tuần Đọc tài
hotel facilities and services 1 2 6
3 liệu [1]
2. Structures
- Is there?/Are there?,
There’s/There are, There
isn’t/There aren’t
- Prepositions of location

Unit 3: Taking reservations


1. Situations/Functions
- Taking room reservations
- Confirming details of a
Tuần booking Đọc tài
1 2 6
4 - Changing and cancelling liệu [1]
reservations
2. Structures
Prepositions of time

Unit 4: Dealing with


booking enquiries
1. Situations/Functions
- Turning down bookings Đọc tài
Tuần - Giving explanations liệu [1],
1 2 6
5 - Suggesting alternatives bài tập
2. Structures nhóm
- Present Simple
- Present Continuous
- Short forms
Tuần Unit 6: Welcoming guests 1 2 6 Đọc tài
6 1. Situations/Functions liệu [1],
- Making guests feel bài tập
welcome nhóm
- Checking guests into their
270

accommodation
- Giving essential
information
2. Structures
- Possessive adjectives: my,
your, his, her, its; our, your,
their
- Object pronoun: me, you,
him, her, it; us, you, them
Đọc tài
Kiểm tra giữa kỳ lần 1
Tuần liệu [1],
Đóng vai giải quyết tình 0 3 6
7 bài tập
huống (Role-play)
nhóm
Unit 7: Dealing with check-
in problems
1. Situations/Functions
- Finding solutions for Đọc tài
Tuần problems liệu [1],
1 2 6
8 - Dealing with guests’ bài tập
special needs nhóm
2. Structures
- Past Simple
- Have got/haven’t got
Unit 8: Explaining how
things work in the hotel
room
1. Situations/Functions Đọc tài
Tuần - Helping guests with the liệu [1],
1 2 6
9 room facilities bài tập
- Small talk nhóm
2. Structures
- Imperatives for instructions
- Adjectives and adverbs
Tuần Unit 14: Meeting customer 1 2 6 Đọc tài
10 needs liệu [1],
1. Situations/Functions bài tập
- Dealing with customer nhóm
needs
- Customer care and
customer service
2. Structures
271

Need/don’t need, need


doing, need to do
Unit 15: Complaints and
apologies
1. Situations/Functions
- Acknowledging and Đọc tài
Tuần apologizing liệu [1],
1 2 6
11 - Promising action bài tập
2. Structures nhóm
- Present Perfect with
already, yet, just
- For/Since
Unit 16: Mistakes and
problems
1. Situations/Functions
- Checking details
Đọc tài
- Finding a solution
Tuần liệu [1],
- Offering compensation 1 2 6
12 bài tập
2. Structures
nhóm
Indirect questions: Could
you tell me…?/ Can you
explain…?/ Do you
know…?
Unit 20: Handling
payments
1. Situations/Functions Đọc tài
Tuần - Dealing with guests’ bills liệu [1],
1 2 6
13 - Payment security bài tập
2. Structures nhóm
Revision of numbers

Đọc tài
Kiểm tra giữa kỳ lần 2
Tuần liệu [1],
Đóng vai giải quyết tình 0 3 6
14 bài tập
huống (Role-play)
nhóm
Đọc tài
Tuần liệu [1],
Ôn tập 3 6
15 bài tập
nhóm
Tổng 12 33 90
272

7. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên
- Thực hiện theo quy chế đào tạo hiện hành.
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập học phần
8.1. Kiểm tra đánh thường xuyên: Trọng số 20 %
 Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ và tích cực thảo luận, tích cực phát biểu)
 Phần tự học tự lên lớp (hoàn thành tốt nội dung và nhiệm vụ mà giảng viên giao cho
8.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ: Trọng số 30%
8.3. Thi cuối kỳ: Trọng số 50%
8.4. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ
- Kiểm tra định kỳ: Tuần thứ 7 và 14 của học kỳ (chậm nhất là tuần thứ 14 của học kỳ)
- Thi cuối kỳ: Sau tuần thứ 15 (Theo lịch thi chung của Nhà trường)
8.5. Hình thức thi cuối kỳ: Thi vấn đáp.
273

43. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH
KHÁCH SẠN 2
1. Thông tin chung về học phần
- Tên học phần: Tiếng Anh chuyên ngành khách sạn 2
- Mã học phần: ………………. Số tín chỉ: 03
- Yêu cầu của học phần: Bắt buộc
- Các học phần học trước: Tiếng Anh chuyên ngành khách sạn 1
- Các yêu cầu khác đối với học phần (nếu có): Không.
- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
Giờ lên lớp:
+ Lý thuyết : 12 tiết
+ Bài tập thực hành trên lớp : 33 tiết
Giờ chuẩn bị cá nhân:
+ Tự học, tự nghiên cứu : 90
- Bộ môn phụ trách học phần: Tổ Tiếng Anh – Khoa Ngoại ngữ
2. Mục tiêu của học phần
2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần
a. Kiến thức
Môn học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức giao tiếp tiếng Anh trong
lĩnh vực buồng và có kiến thức về văn hóa nhằm phục vụ cho việc giao tiếp có hiệu
quả bằng tiếng Anh trong bộ phận buồng.
b. Kỹ năng
Sinh viên rèn luyện 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết trong đó chuyên sâu kỹ năng
Nói: phát âm, ngữ điệu. Sinh viên cũng có cơ hội rèn luyện kỹ năng nhằm phát huy
khả năng giao tiếp và đối phó với các tình huống thực tế trong môi trường Khách sạn.
c. Thái độ
- Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của nghiệp vụ Buồng trong lĩnh vực kinh
doanh nhà hàng – khách sạn;
- Bồi dưỡng lòng say mê nghề nghiệp, tinh thần không ngừng học hỏi, tích cực
trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng.
d. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Có thái độ học tập nghiêm túc, tham gia tích cực vào các hoạt động học tập
trên lớp.
- Có trách nhiệm trong việc tự bồi dưỡng, ôn luyện kiến thức.
- Có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể
Sau khi kết thúc học phần, sinh viên có thể sử dụng thành thạo được một số cấu
trúc giao tiếp tiếng Anh trong lĩnh vực Buồng, nắm được kiến thức về văn hóa nhằm
phục vụ cho việc giao tiếp có hiệu quả bằng tiếng Anh và đối phó với các tình huống
thực tế trong môi trường Khách sạn.
274

3. Mô tả tóm tắt nội dung học phần


Học phần cung cấp kiến thức và tạo cơ hội cho sinh viên rèn luyện kỹ năng ngôn
ngữ thông qua việc thực hành các nghiệp vụ liên quan đến bộ phận Buồng trong khách
sạn như: phân biệt các loại phòng ở, các loại khăn trải giường tiêu chuẩn, các loại chìa
khóa và cách sử dụng, các dụng cụ giặt ủi, các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn khi làm
buồng, giải quyết phàn nàn của khách.
4. Nội dung chi tiết học phần
Bài Nội dung chính
Unit 1: Learning objective & topics covered in module
Introduction of • Skills: Able to classify hotel on the basis of facilities they
Hotel, provide, ownership and
Classification of management, size, location and number of rooms
Hotel and • Knowledge: Classification of hotel, Hotel organization and
Different Room Division
Department of • English terms: Small hotel, Management, Staffing,
the Hotel Ownership, Facilities
• Attitude: Responsible, seek to learn, attentive, curious and
acknowledge the importance of hotel and its type
Unit 2: Learning objective & topics covered in module
Types of Rooms, • Skills: Identifying various types of Rooms, Bed sizes and
The Components Keys used in housekeeping
of the Guest bed management
Room, • Knowledge: Understanding of different types of rooms,
Bed Types and Room components, Types
Linen of Key and management
Requirements • English terms: Twin, Deluxe, Duplex, Cabana, Penthouse,
Standards, Key Bed size, Baby Cot,
and Key Control Duvets, Pillows, Master Key and Key Card
• Attitude: Responsible, serviceable, alert, attentive
Unit 3: Learning objective & topics covered in module
Laundry, • Skills: Laundry operations, equipment and linen management
Laundry • Knowledge: Laundry, types of laundry equipment, linen
Equipment, room activities and linen
Maintaining types
Linen Room and • English terms: Laundry, Washers, Soaking, Valet, Sorting,
Linen Multan, Uniforms
• Attitude: Responsible, serviceable, alert and attentive

Unit 4: Learning objective & topics covered in module


Communication, • Skills: Communication and handling guest complaint, taking
Guest Complaints HEAT approach
and Handling • Knowledge: What is courtesy and types of communication,
275

Guest Complaints special guest needs


and request and handling guest complaints
• English terms: Courtesy, communication, facial expression,
gesture, complaint
• Attitude: Hospitable, attentive, helpful and positive, responsible,
yet diplomatic
Unit 5: Learning objective & topics covered in module
Other Guest • Skills: Room transfers, Guest request, Room allocations,
Services Room status and Turn down
services
• Knowledge: Different housekeeping services and how to
attend to various requests
• English terms: Room transfers, Room allocation, turn down,
lost and found
• Attitude: Positive, honest, service minded and careful, smiling,
Unit 6: Learning objective & topics covered in module
Reporting • Skills: Reporting and maintenance, safe work practice,
Maintenance making safety checklist
Problems, Safe • Knowledge: Responsibility of safety & risks, working safely,
Work Practices, safety warning, safety in
Safety in Room room cleaning & service
Cleaning and • English terms: Safety, security, warning, prevention, accident
Servicing, • Attitude: Responsible, caring, alert, attentive and attention to
Preventing detail
Accidents

5. Học liệu
5.1. Học liệu bắt buộc:
[1]. The Hitt Programme (Housekeeping (Room attendant) – Learner’s manual.
5.2. Học liệu tham khảo:
[2] Trish Stott& Rod Revell (2004), Highly Recommended - English for the hotel and
catering industry, Oxford University Press.
[3] Mike. (2012), Hotel and Hospitality, NXB Collins.
[4] T. Stott & R. Holt. (2001), First class, NXB Oxford University Press.
[5] K. Hardling & P. Henderson (2002), High season, NXB Oxford University Press.
[6]. Dubicka I. & O’Keeffe M. (2003), English for International Tourism
(intermediate), NXB Pearson Education Limited.

6. Hình thức tổ chức dạy - học.


276

Yêu cầu
Hình thức tổ chức dạy học
sinh
Tự viên
Thời Số tiết tín chỉ
Nội dung Hoạt chuẩn
gian lên lớp học,
động bị trước
tự
BT/ theo
LT TH nghiên khi đến
TL nhóm lớp
cứu
Unit 1: Introduction of
Hotel, Classification of
Hotel and Different
Department of the
Hotel
Learning objective &
topics covered in module
• Skills: Able to classify
hotel on the basis of
facilities they provide,
ownership and
management, size,
location and number of
Tuần rooms Đọc tài
1 2 6
1 • Knowledge: liệu [1]
Classification of hotel,
Hotel organization and
Room Division
• English terms: Small
hotel, Management,
Staffing, Ownership,
Facilities
• Attitude: Responsible,
seek to learn, attentive,
curious and acknowledge
the importance of hotel
and its type

Tuần Đọc tài


Unit 1: cont 1 2 6
2 liệu [1]
Tuần Unit 2: Types of Rooms, 1 2 6 Đọc tài
3 The Components of the liệu [1]
Guest bed Room,
Bed Types and Linen
277

Requirements
Standards, Key and
Key Control
Learning objective &
topics covered in module
• Skills: Identifying
various types of Rooms,
Bed sizes and Keys used
in housekeeping
management
• Knowledge:
Understanding of
different types of rooms,
Room components,
Types
of Key and management
• English terms: Twin,
Deluxe, Duplex, Cabana,
Penthouse, Bed size,
Baby Cot,
Duvets, Pillows, Master
Key and Key Card
• Attitude: Responsible,
serviceable, alert,
attentive
Tuần Đọc tài
Unit 2: cont 1 2 6
4 liệu [1]
Tuần Unit 3: Laundry, 1 2 6 Đọc tài
5 Laundry Equipment, liệu [1]
Maintaining Linen
Room
and Linen
Learning objective &
topics covered in module
• Skills: Laundry
operations, equipment
and linen management
• Knowledge: Laundry,
types of laundry
equipment, linen room
activities and linen
278

types
• English terms: Laundry,
Washers, Soaking, Valet,
Sorting, Multan,
Uniforms
• Attitude: Responsible,
serviceable, alert and
attentive
Tuần Đọc tài
Unit 3: cont 1 2 6
6 liệu [1]
Tuần Kiểm tra giữa kỳ lần 1 Đọc tài
0 3 6
7 Từ vựng/mẫu câu/Nghe liệu [1]
Unit 4: Communication,
Guest Complaints and
Handling Guest
Complaints
Learning objective &
topics covered in module
• Skills: Communication
and handling guest
complaint, taking HEAT
approach
• Knowledge: What is
courtesy and types of
Tuần Đọc tài
communication, special 1 2 6
8 liệu [1]
guest needs
and request and handling
guest complaints
• English terms:
Courtesy,
communication, facial
expression, gesture,
complaint
• Attitude: Hospitable,
attentive, helpful and
positive, responsible, yet
diplomatic
Tuần Đọc tài
Unit 4: cont 1 2 6
9 liệu [1]
Tuần Unit 5: Other Guest 1 2 6 Đọc tài
10 Services liệu [1]
Learning objective &
279

topics covered in module


• Skills: Room transfers,
Guest request, Room
allocations, Room status
and Turn down
services
• Knowledge: Different
housekeeping services
and how to attend to
various requests
• English terms: Room
transfers, Room
allocation, turn down,
lost and found
• Attitude: Positive,
honest, service minded
and careful, smiling,
Tuần Đọc tài
Unit 5: cont 1 2 6
11 liệu [1]
Tuần Unit 6: Reporting 1 2 6 Đọc tài
12 Maintenance Problems, liệu [1]
Safe Work Practices,
Safety in Room
Cleaning and Servicing,
Preventing Accidents
Learning objective &
topics covered in module
• Skills: Reporting and
maintenance, safe work
practice, making safety
checklist
• Knowledge:
Responsibility of safety
& risks, working safely,
safety warning, safety in
room cleaning & service
• English terms: Safety,
security, warning,
prevention, accident
• Attitude: Responsible,
caring, alert, attentive
280

and attention to detail


Tuần Đọc tài
Unit 6: cont 1 2 6
13 liệu [1]
Kiểm tra giữa kỳ lần 2
Tuần Đọc tài
Đóng vai giải quyết tình 0 3 6
14 liệu [1]
huống (Role-play)
Tuần Đọc tài
Ôn tập 3 6
15 liệu [1]
Tổng 12 33 90

7. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên
- Thực hiện theo quy chế đào tạo hiện hành.
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập học phần
8.1. Kiểm tra đánh thường xuyên: Trọng số 20 %
- Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ và tích cực thảo luận, tích cực phát biểu)
- Phần tự học tự lên lớp (hoàn thành tốt nội dung và nhiệm vụ mà giảng viên giao cho
8.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ: Trọng số 30%
8.3. Thi cuối kỳ: Trọng số 50%
8.4. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ
- Kiểm tra định kỳ: Tuần thứ 7 và 14 của học kỳ (chậm nhất là tuần thứ 14 của học kỳ)
- Thi cuối kỳ: Sau tuần thứ 15 (Theo lịch thi chung của Nhà trường)
8.5. Hình thức thi cuối kỳ: Thi vấn đáp
281

44. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH
KHÁCH SẠN 3

1. Thông tin chung về học phần


- Tên học phần: Tiếng Anh Chuyên ngành khách sạn 3
- Mã học phần: ………………. Số tín chỉ: 03
- Yêu cầu của học phần: Bắt buộc
- Các học phần học trước: Tiếng Anh chuyên ngành khách sạn 2
- Các yêu cầu khác đối với học phần (nếu có): Không.
- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
Giờ lên lớp:
+ Lý thuyết: 12 tiết
+ Bài tập thực hành trên lớp: 33 tiết
Giờ chuẩn bị cá nhân:
+ Tự học, tự nghiên cứu: 90
- Bộ môn phụ trách học phần: Tổ TiếngAnh – Khoa Ngoại ngữ
2. Mục tiêu của học phần
2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần
a. Kiến thức
Môn học trang bị cho sinh viên một số kiến thức cơ bản về một số cấu trúc giao
tiếp tiếng Anh trong lĩnh vực nhà hàng, nắm được những cấu trúc ngôn ngữ đọc, viết,
nghe, nói trong công việc làm bồi bàn, bếp và có kiến thức về văn hóa nhằm phục vụ
cho việc giao tiếp có hiệu quả bằng tiếng Anh trong bộ phận nhà hàng.
b. Kỹ năng
Cung cấp cho người học vốn ngôn ngữ cần thiết cho ngành nhà hàng, đặc biệt là
vốn ngôn ngữ cần thiết cho những người làm ở bộ phận bồi bàn; Rèn luyện 4 kỹ năng:
Nghe, nói, đọc, viết. Rèn luyện kỹ năng nói: phát âm, ngữ điệu; Phát huy khả năng
giao tiếp và đối phó với các tình huống thực tế trong môi trường nhà hàng.
c. Thái độ
- Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của nghiệp vụ phục vụ nhà hàng trong lĩnh vực
kinh doanh nhà hàng – khách sạn;
- Bồi dưỡng lòng say mê nghề nghiệp, tinh thần không ngừng học hỏi, tích cực trau
dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng.
d. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Có thái độ học tập nghiêm túc, tham gia tích cực vào các hoạt động học tập
trên lớp.
- Có trách nhiệm trong việc tự bồi dưỡng, ôn luyện kiến thức.
- Có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể
282

Sau khi kết thúc học phần, sinh viên có thể sử dụng thành thạo được một số cấu
trúc giao tiếp tiếng Anh trong lĩnh vực phục vụ nhà hàng, nắm được kiến thức về văn
hóa nhằm phục vụ cho việc giao tiếp có hiệu quả bằng tiếng Anh và ứng phó với các
tình huống thực tế trong môi trường Khách sạn.
3. Mô tả tóm tắt nội dung học phần
Học phần cung cấp kiến thức và tạo cơ hội cho sinh viên rèn luyện kỹ năng ngôn
ngữ thông qua việc thực hành các nghiệp vụ liên quan đến bộ phận phục vụ nhà hàng
trong khách sạn.
4. Nội dung chi tiết học phần
Bài Nội dung chính
Unit 4: Taking reservations
Reservations Giving information about a restaurant

Unit 5: Welcome Receiving guests


Making arrangements
Unit 6: A drink? Describing drinks
Unit 7: Cocktails Ordering drinks
Cocktail recipes
Making cocktails

Unit 9: Presenting menus


Here’s the menu Taking orders
Unit 10: Recommending dishes
The chef Describing desserts
recommends
Unit 11: Making complaints
Complaints Dealing with complaints

Unit 12: Asking for the bill


The bill, please Explaining the bill

5. Học liệu
5.1. Học liệu bắt buộc:
[1]. Baude, A. & al (2002), Ready to order, Pearson Education ESL.
5.2. Học liệu tham khảo:
[2] Trish Stott& Rod Revell (2004), Highly Recommended - English for the hotel and
catering industry, Oxford University Press.
[3] Mike. (2012), Hotel and Hospitality, NXB Collins.
[4] T. Stott & R. Holt. (2001), First class, NXB Oxford University Press.
[5] K. Hardling& P. Henderson (2002), High season, NXB Oxford University Press.
[6]. Dubicka I. & O’Keeffe M. (2003), English for International Tourism
(intermediate), NXB Pearson Education Limited.
283

6. Hình thức tổ chức dạy - học.


Yêu
Hìnhthứctổchứcdạyhọc cầu
sinh
Sốtiếttínchỉ viên
Thời
Nội dung lênlớp Hoạt Tự học, chuẩn
gian
động tự bị
BT/ theo nghiên trước
LT TH nhóm cứu khi đến
TL
lớp
Unit 4:
Reservations
Taking reservations
Giving information about a
restaurant
Tuần 1. Language: Đọc tài
1 2 6
1 - Making bookings liệu [1]
- Preprositions of time
2. Vocabulary
- Clock times
- Days, months and seasons
- Breakfast
Tuần Đọc tài
Unit 4: cont 1 2 6
2 liệu [1]
Unit 5: Welcome
Receiving guests
Making arrangements
1. Language
- Modal verbs
Tuần Đọc tài
- Going to + verbs 1 2 6
3 liệu [1]
2. Vocabulary
- Parts of the dining-room
- Tableware for lunch and dinner/
breakfast
- Pronunciation: consonants
Tuần Đọc tài
Unit 5: cont 1 2 6
4 liệu [1]
Tuần Unit 6: A drink? 1 2 6 Đọc tài
5 Unit 7: Cocktails liệu [1],
Describing drinks bài tập
Ordering drinks nhóm
Cocktail recipes
Making cocktails
1. Language
- Countable and uncountable
284

nouns
- Making requests
- Imperatives/ Linking words
2. Vocabulary
- Describing drinks
- Behind the bar
- Tableware for drinks
- Cocktail recipes/preparation
- Pronunciation: rhythm
Đọc tài
Unit 6: A drink?
Tuần liệu [1],
Unit 7: Cocktails 1 2 6
6 bài tập
cont
nhóm
Đọc tài
Tuần Kiểm tra giữa kỳ lần 1 liệu [1],
0 3 6
7 Đóng vai giải quyết tình huống bài tập
nhóm
Unit 9: Đọc tài
Here’s the menu liệu [1],
Unit 10: bài tập
The chef recommends nhóm
Presenting menus
Taking orders
Recommending dishes
Describing desserts
1. Language
- Past Simple (regular verbs)
Tuần
- Taking orders 1 2 6
8
- Recommending dishes
- Past Simple (irregular verbs)
2. Vocabulary
- Starters and maincourses
- Dishes/ Describing dishes
- Pronunciation: French words
- Desserts/ Utensils
- Verbs of preparation
- Pronunciation: sounding
enthusiastic
Unit 9: Đọc tài
Here’s the menu liệu [1],
Tuần
Unit 10: 1 2 6 bài tập
9
The chef recommends nhóm
cont
Tuần Unit 11: 1 2 6 Đọc tài
10 Complaints liệu [1],
Making complaints bài tập
Dealing with complaints nhóm
1.Language
285

- Present Perfect
- Dealing with complaints
2. Vocabulary
- Complaints
- Pronunciation: UK vs. US
English
Đọc tài
Unit 11:
Tuần liệu [1],
Complaints 1 2 6
11 bài tập
cont
nhóm
Unit 12: Đọc tài
The bill, please liệu [1],
Asking for the bill bài tập
Explaining the bill nhóm
1. Language
Tuần - Much/many/ a lot of
1 2 6
12 - Figures
2. Vocabulary
- Methods of payment
- Currencies
- Saying goodbye
- Pronunciation: polite intonation
Đọc tài
Unit 12:
Tuần liệu [1],
The bill, please 1 2 6
13 bài tập
cont
nhóm
Kiểm tra giữa kỳ lần 2 Đọc tài
Tuần Đóng vai giải quyết tình huống liệu [1],
0 3 6
14 (Role-play) bài tập
Kiểm tra nhóm
Đọc tài
Tuần liệu [1],
Ôn tập 3 6
15 bài tập
nhóm
Tổng 12 33 90

7. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên
- Thực hiện theo quy chế đào tạo hiện hành.
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập học phần
8.1. Kiểm tra đánh thường xuyên: Trọng số 20 %
- Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ và tích cực thảo luận, tích cực phát biểu)
- Phần tự học tự lên lớp (hoàn thành tốt nội dung và nhiệm vụ mà giảng viên giao cho
8.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ: Trọng số 30%
8.3. Thi cuối kỳ: Trọng số 50%
8.4. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ
- Kiểm tra định kỳ: Tuần thứ 7 và 14 của học kỳ (chậm nhất là tuần thứ 14 của học kỳ)
286

- Thi cuối kỳ: Sau tuần thứ 15 (Theo lịch thi chung của Nhà trường)
8.5. Hình thức thi cuối kỳ: Thi vấn đáp.
287

45. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN QUẢN TRỊ ẨM THỰC

1. Thông tin chung về học phần


- Tên học phần: Quản trị ẩm thực
- Mã học phần: ………………. Số tín chỉ: 03
- Yêu cầu của học phần: Bắt buộc
- Các học phần học trước: Nhập môn kinh doanh khách sạn
- Các yêu cầu khác đối với học phần (nếu có): Không
- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
Giờ lên lớp (15 tiết lý thuyết/tín chỉ):
+ Lý thuyết (15 tiết lý thuyết/tín chỉ): 24 tiết
+ Bài tập/Thảo luận trên lớp (15 tiết lý thuyết/tín chỉ): 21 tiết
+ Thực hành/Thí nghiệm (30 tiết/tín chỉ): … tiết
+ Thực tập tại cơ sở (45-90 giờ/tín chỉ): … giờ
+ Làm tiểu luận, bài tập lớn (60 giờ/tín chỉ): … giờ
Giờ chuẩn bị cá nhân (30 giờ/tín chỉ):
+ Hoạt động nhóm: 26 giờ
+ Tự học, tự nghiên cứu: 64 giờ
- Bộ môn phụ trách học phần: QTKD Khách sạn - Nhà hàng
2. Mục tiêu của học phần
2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần
a. Kiến thức
Trang bị cho sinh viên kiến thức tổng quát về hoạt động nhà hàng, công tác
quản lý một nhà hàng từ quản lý cơ sở vật chất, nhân sự, quy trình phục vụ, cũng như
cách thức điều hành sao cho có hiệu quả, đem lại lợi ích trong kinh doanh nhà hàng.
b. Kỹ năng
- Kỹ năng vận dụng những kiến thức đã học để thực hiện các yêu cầu mà giảng viên
đưa ra và có thể áp dụng trong công việc sau này.
- Kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng phân biệt các loại đồ uống
và thức ăn, …
- Có khả năng kiểm soát chi phí, đánh giá và phân tích doanh thu, các yếu tố ảnh
hưởng đến việc định giá và tiền vốn món ăn, đồ uống.
c. Thái độ
- Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của hoạt động quản trị ẩm thực trong lĩnh vực
kinh doanh nhà hàng –khách sạn
- Bồi dưỡng lòng say mê nghề nghiệp, tinh thần không ngừng học hỏi, tích cực trau
dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng.
d. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng thích nghi với các
288

môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề
chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có
năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải
tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.….
2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể
- Hiểu được khái niệm, đặc điểm, cơ cấu, chức năng, đặc tính sản phẩm và đội ngũ
phục vụ nhà hàng;
- Trình bày được các nguyên tắc phục vụ có chất lượng, tiêu chuẩn phục vụ và quy
trình phục vụ;
- Nhận biết được vai trò và tầm quan trọng của quản trị doanh thu và các giải pháp
tăng doanh thu nhà hàng, các giải pháp chống thất thoát doanh thu nhà hàng;
- Cung cấp những nội dung cơ bản về mạng lưới tổ chức kinh doanh nhà hàng;
- Hiểu các mô hình tổ chức ăn uống của một khách sạn và tổ chức hoạt động của bộ
phận bàn, bar, bếp.
- Giúp sinh viên nắm được các mối quan hệ của các bộ phận trong nhà hàng
3. Mô tả tóm tắt nội dung học phần
Quản trị ẩm thực trang bị những kiến thức cơ bản về dịch vụ ăn uống; quản trị doanh
thu và kiểm soát chi phí; các nguyên tắc, tiêu chuẩn và quy trình phục vụ; tổ chức và
quản lý bếp. Bên cạnh đó, học phần cũng trang bị cho sinh viên kỹ năng đánh giá và
phân tích tài chính; kỹ năng phục vụ khách, tính giá bán, lãi gộp món ăn, đồ uống; kỹ
năng sắp xếp nguyên liệu, trang thiết bị tại bếp và định lượng món ăn.
4. Nội dung chi tiết học phần
GIỚI THIỆU MÔN HỌC
Chương 1: Tổng quan về dịch vụ ăn uống
1.1.Giới thiệu về dịch vụ ăn uống
1.2 Dịch vụ ăn uống trong khách sạn
1.3 Phân loại
1.4 Đặc tính sản phẩm của dịch vụ ăn uống
Chương 2: Đội ngũ phục vụ dịch vụ ăn uống
2.1. Cơ cấu và sơ đồ tổ chức
2.2. Chức danh và nhiệm vụ
2.3. Nhân viên phục vụ
Chương 3: Chất lượng phục vụ dịch vụ ăn uống
3.1. Phục vụ có chất lượng là gì?
3.2.Các nguyên tắc phục vụ có chất lượng
3.3. Tiêu chuẩn phục vụ
3.4. Quy trình phục vụ
3.5. Mẫu các văn bản về tiêu chuẩn và Quy trình phục vụ
3.6 Mối quan hệ giữa các bộ phận
Chương 4: Thực đơn
4.1. Khái niệm thực đơn
289

4.2. Phân loại thực đơn


4.3. Ý nghĩa của thực đơn
4.4. Thiết kế và xây dựng thực đơn
Chương 5: Quản trị doanh thu dịch vụ ăn uống
5.1. Khái niệm doanh thu và quản trị doanh thu nhà hàng
5.2. Quan điểm quản trị doanh thu
5.3. Vai trò và tầm quan trọng của quản trị doanh thu
5.4. Các giải pháp tăng doanh thu nhà hàng
5.5. Các giải pháp chống thất thoát doanh thu nhà hàng
Chương 6: Kiểm soát chi phí – đánh giá & phân tích doanh thu dịch vụ ăn uống
6.1. Quy trình kiểm soát
6.2. Doanh thu, chi phí và lợi nhuận
6.3.Các giải pháp kiểm soát chi phí và tối ưu hóa doanh thu
Chương 7: Tính giá bán & lãi gộp món ăn, đồ uống
7.1. Khái niệm về giá
7.2. Tầm quan trọng của giá
7.3. Tính lãi gộp và tỉ lệ % lãi gộp/ giá bán
7.4. Tính giá bán món ăn
Chương 8: Tổ chức và quản lý bếp
8.1. Sơ đồ tổ chức bếp và các bộ phận chức năng
8.2. Các loại bếp
8.3. Tổ chức hoạt động bếp một chiều
8.4. Sắp xếp kho nguyên liệu, dụng cụ trang thiết bị bếp
8.5. Công thức tiêu chuẩn và định lượng món ăn
5. Học liệu
5.1. Học liệu bắt buộc:
[1] Hà Nam Khánh Giao, Nguyễn Văn Bình (2020), Giáo trình nghiệp vụ nhà hàng,
NXB Thống kê
5.2. Học liệu tham khảo
[2] Roy Hayter (2011), Phục vụ ăn uống trong du lịch, NXB Thống kê, Hà Nội.
[3] Joseph Wambua (2014), Food and Beverage Operations Management, ISBN.
6. Hình thức tổ chức dạy - học.

Hình thức tổ chức dạy học


Yêu cầu
sinh viên
Thời Số tiết tín chỉ Tự chuẩn bị
Nội dung Hoạt
gian lên lớp học, trước
động
tự khi đến
BT/ theo
LT TH nghiên lớp
TL nhóm
cứu
Tuần Chương 1: Tổng quan về 3 6 Đọc tài
1 dịch vụ ăn uống liệu [1]
290

1.1.Giới thiệu về dịch vụ


ăn uống
1.2 Dịch vụ ăn uống
trong khách sạn
1.3 Phân loại
1.4 Đặc tính sản phẩm
của dịch vụ ăn uống
Chương 2: Đội ngũ phục
vụ dịch vụ ăn uống
2.1. Cơ cấu và sơ đồ tổ
Tuần chức Đọc tài
3 6
2 2.2. Chức danh và liệu [1]
nhiệm vụ
2.3. Nhân viên phục vụ

Chương 3: Chất lượng Đọc tài


phục vụ dịch vụ ăn uống liệu [1]
3.1. Phục vụ có chất
Tuần
lượng là gì? 3 6
3
3.2.Các nguyên tắc phục
vụ có chất lượng
3.3. Tiêu chuẩn phục vụ
Chương 3: Chất lượng Đọc tài
phục vụ dịch vụ ăn uống liệu [1]
3.4. Quy trình phục vụ
3.5. Mẫu các văn bản về
Tuần
tiêu chuẩn và Quy trình 1 2 2 4
4
phục vụ
3.6 Mối quan hệ giữa
các bộ phận
Kiểm tra bài số 1
Chương 4: Thực đơn Đọc tài
4.1. Khái niệm thực đơn liệu [1]
Tuần
4.2. Phân loại thực đơn 2 1 2 4
5
4.3. Ý nghĩa của thực
đơn
Chương 4: Thực đơn Đọc tài
Tuần 4.4. Thiết kế và xây liệu [1]
1 2 2 4
6 dựng thực đơn

Tuần Chương 5: Quản trị 2 1 2 4 Đọc tài


291

doanh thu dịch vụ ăn liệu [1]


uống
5.1. Khái niệm doanh
thu và quản trị doanh thu
nhà hàng
7
5.2. Quan điểm quản trị
doanh thu
5.3. Vai trò và tầm quan
trọng của quản trị doanh
thu
Chương 5: Quản trị Đọc tài
doanh thu dịch vụ ăn liệu [1]
uống
Tuần 5.4. Các giải pháp tăng
1 2 2 4
8 doanh thu nhà hàng
5.5. Các giải pháp chống
thất thoát doanh thu nhà
hàng
Chương 6: Kiểm soát Đọc tài
chi phí – đánh giá & liệu [1]
phân tích doanh thu dịch
Tuần vụ ăn uống
1 2 2 4
9 6.1. Quy trình kiểm
soát
6.2. Doanh thu, chi phí
và lợi nhuận
Chương 6: Kiểm soát Đọc tài
chi phí – đánh giá & liệu [1]
phân tích doanh thu dịch
Tuần
vụ ăn uống 1 2 2 4
10
6.3.Các giải pháp kiểm
soát chi phí và tối ưu
hóa doanh thu
Chương 7: Tính giá bán Đọc tài
& lãi gộp món ăn, đồ liệu [1]
Tuần uống
2 1 2 4
11 7.1. Khái niệm về giá
7.2. Tầm quan trọng
của giá
Chương 7: Tính giá bán Đọc tài
Tuần
& lãi gộp món ăn, đồ 1 2 2 4 liệu [1]
12
uống
292

7.3. Tính lãi gộp và tỉ lệ


% lãi gộp/ giá bán
7.4. Tính giá bán món ăn
Chương 7: Tính giá bán Đọc tài
& lãi gộp món ăn, đồ liệu [1]
uống
Tuần
7.3. Tính lãi gộp và tỉ lệ 1 2 2 4
13
% lãi gộp/ giá bán
7.4. Tính giá bán món ăn
Bài kiểm tra số 2
Chương 8: Tổ chức và Đọc tài
quản lý bếp liệu [1]
8.1. Sơ đồ tổ chức bếp
Tuần và các bộ phận chức
1 2 2 4
14 năng
8.2. Các loại bếp
8.3. Tổ chức hoạt động
bếp một chiều
Chương 8: Tổ chức và Đọc tài
quản lý bếp liệu [1]
8.4. Sắp xếp kho nguyên
liệu, dụng cụ trang thiết
Tuần
bị bếp 1 2 2 4
15
8.5. Công thức tiêu
chuẩn và định lượng
món ăn
Ôn tập
Tổng 24 21 26 64
7. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên
- Thực hiện theo quy chế đào tạo hiện hành.
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập học phần
8.1. Kiểm tra đánh thường xuyên: Trọng số 20 %
- Chuyên cần, thái độ học tập
- Kiểm tra thường xuyên
8.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ: Trọng số 30%
8.3. Thi cuối kỳ: Trọng số 50%
8.4. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ
- Kiểm tra định kỳ: Tuần thứ 4 và 13 của học kỳ.
- Thi cuối kỳ: Sau tuần thứ 15 (Theo lịch thi chung của Nhà trường).
8.5. Hình thức thi cuối kỳ: Tự luận hoặc trắc nghiệm.
293

46. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN NGHIỆP VỤ BÀN – BAR

1. Thông tin chung về học phần


- Tên học phần: NGHIỆP VỤ BÀN - BAR
- Mã học phần: ………………… Số tín chỉ: 03
- Yêu cầu của học phần: Bắt buộc
- Các học phần học trước: Không
- Các yêu cầu khác đối với học phần (nếu có): Không
- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động
Giờ lên lớp (15 tiết lý thuyết/tín chỉ)
+ Lý thuyết: … tiết
+ Bài tập/ Thảo luận trên lớp: … tiết
Giờ thực hành (30 tiết/ tín chỉ)
+ Thực hành tại PTH: 90 tiết/nhóm
+ Làm tiểu luận, bài tập lớn:
Giờ chuẩn bị cá nhân (30 giờ/tín chỉ)
+ Hoạt động theo nhóm:
+ Tự học, tự nghiên cứu: 90 tiết
- Khoa/Bộ môn phụ trách học phần: BM QTKD Khách sạn - Nhà hàng
2. Mục tiêu của học phần
2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần
a. Kiến thức:
- Nắm được những kiến thức cơ bản trong Quản trị ẩm thực, quy trình phục vụ
trong nhà hàng.
- Hiểu được văn hóa ứng xử, giao tiếp trong khi phục vụ.
- Nắm bắt được các tiêu chuẩn trong công việc quản lý và trong phục vụ.
- Trang bị cho Sinh viên những kiến thức cơ bản về phục vụ bar.
b. Kỹ năng:
- Thực hiện được một cách chắc chắn 4 động tác cơ bản của người
phục vụ bàn.
- Xử lý các tình huống trong phục vụ bàn.
- Thực hiện được một cách chắc chắn 4 động tác cơ bản của người pha
chế. Nhận biết được các thành phần cơ bản của một công thức cocktai.
c. Thái độ:
- Có tinh thần và thái độ nghiêm túc cho nghề nghiệp của mình trong tương lai.
d. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng thích nghi với các
môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề
chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có
294

năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải
tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.…
2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể
- Biết cách vệ sinh dụng cụ theo tiêu chuẩn.
- Biết cách gấp khăn ăn
- Biết được quy trình phục vụ một lượt khách trong nhà hàng.
- Đảm bảo tiêu chuẩn nghề.
- Biết cách đặt bàn ăn theo các kiểu ăn Á, Âu…
- Thao tác được cách thức phục vụ rượu trong thực đơn.
- Biết các phục vụ món ăn theo tiêu chuẩn
- Thu dọn dụng cụ an toàn.
- Biết cách pha chế các công thức cocktail quốc tế.
- Thao tác được cách thức phục vụ rượu trong thực đơn.
- Biết cách pha chế trà, cà phê.
3. Tóm tắt nội dung học phần
- Biết cách vệ sinh trang thiết bị, công tác chuẩn bị phục vụ của nhân viên.
- Thao tác thành thạo kỹ năng gấp khăn ăn theo tiêu chuẩn.
- Thao tác thành thạo chuyên nghiệp cách trải và thay khăn bàn
- Thao thác thành thạo chuyên nghiệp trong việc đặt bàn ăn…
- Biết cách lấy order, phục vụ thức ăn, thu dọn dụng cụ, …
- Biết cách pha chế các công thức cocktail quốc tế.
-Thao tác được cách thức phục vụ rượu trong thực đơn.
- Biết cách pha chế trà, cà phê.
4. Nội dung chi tiết học phần
Phần 1: Nghiệp vụ bàn
1. Nhận biết dụng cụ
2. Trải khăn bàn
3. Thay khăn bàn,
4. Chuẩn bị đồ gia vị
5. Chuẩn bị khu vực phục vụ
6. Cách thay gạt tàn
7. Gấp khăn ăn
8. Cách bưng khay và dĩa
9. Đặt bàn ăn Âu theo: thực đơn đặt trước (Setup menu)
10. Đặt bàn ăn Á theo: thực đơn đặt trước (Setup menu).
11. Đặt bàn ăn sáng theo kiểu Âu gọi món (A la carte menu)
12. Rót uống: phục vụ rượu vang,
13. Đưa ăn thu dọn
Phần 2: Nghiệp vụ bar
1. Nhận diện các loại ly, dụng cụ, Nhận diện các loại rượu,
2. Vệ sinh quầy bar & sắp đặt quầy bar
3. Phương pháp pha chế - Kỹ thuật làm lạnh ly.
295

4. Kỹ thuật trang trí cocktail.


5. Pha chế trà và cà phê
6. Pha chế Mocktail
7. Thực hành pha chế cocktail theo công thức cơ bản trên nền các loại rượu.
5. Học liệu
5.1. Học liệu bắt buộc
[1]. Hà Nam Khánh Giao, Nguyễn Văn Bình (2020), Giáo trình nghiệp vụ nhà hàng.
NXB Thống kê.
[2]. Tổng cục du lịch Việt Nam (2015), Nghiệp vụ nhà hàng theo tiêu chuẩn VTOS.
5.2. Học liệu tham khảo
[3]. Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ Du lịch Việt Nam (2013), Giáo trình Nghiệp vụ
nhà hàng, Nhà xuất bản Thanh Niên.
[4]. Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch Việt Nam (2013), Giáo trình Nghiệp vụ
nhà hàng, Nhà xuất bản Thanh Niên.
[5] Jack D. Ninemeier (2009), Management of Food and Beverage Operations.
6. Hình thức tổ chức dạy - học
Lịch trình dạy - học:
Hình thức tổ chức dạy-học
Yêu cầu
Giờ lên lớp sinh
Hoạt
Tự viên
động
Thời BT/ học chuẩn
Nội dung Lý Thực theo
gian Thảo nhó bị trước
thuyết hành
luận m khi
đến lớp
Thực
hành
Tuần Nhận biết dụng cụ theo
6 6
1 hướng
dẫn của
GV
Thực
hành
Tuần Trải khăn bàn theo
6 6
2 Thay khăn bàn hướng
dẫn của
GV
Tuần Chuẩn bị đồ gia vị 6 6 Thực
3 Chuẩn bị khu vực phục vụ hành
theo
hướng
dẫn của
296

GV
Thực
hành
Cách thay gạt tàn
Tuần theo
Gấp khăn ăn 6 6
4 hướng
dẫn của
GV
Thực
hành
Tuần theo
Cách bưng khay và dĩa 6 6
5 hướng
dẫn của
GV
Thực
hành
Tuần Đặt bàn ăn Âu theo: thực theo
6 6
6 đơn đặt trước (Setup menu) hướng
dẫn của
GV
Thực
hành
Đặt bàn ăn Âu theo: thực
Tuần theo
đơn đặt trước (Setup menu) 6 6
7 hướng
(tiếp)
dẫn của
GV
Đặt bàn ăn Á theo: thực đơn Thực
đặt trước (Setup menu). hành
Tuần Đặt bàn ăn sáng theo kiểu theo
6 6
8 Âu gọi món (A la carte hướng
menu) dẫn của
Kiểm tra số 1 GV
Thực
hành
Rót uống: phục vụ rượu
Tuần theo
vang, 6 6
9 hướng
Đưa ăn thu dọn
dẫn của
GV
Tuần Nhận diện các loại ly, dụng 6 6 Thực
10 cụ, Nhận diện các loại rượu, hành
- Vệ sinh quầy bar & sắp đặt theo
quầy bar hướng
297

dẫn của
GV
Thực
- Phương pháp pha chế - Kỹ hành
Tuần thuật làm lạnh ly. theo
6 6
11 - Kỹ thuật trang trí cocktail. hướng
- Pha chế trà và cà phê dẫn của
GV
Thực
hành
Tuần -Pha chế Mocktail theo
6 6
12 hướng
dẫn của
GV
Thực
hành
Thực hành pha chế cocktail
Tuần theo
theo công thức cơ bản trên 6 6
13 hướng
nền các loại rượu.
dẫn của
GV
Thực
hành
Thực hành pha chế cocktail
Tuần theo
theo công thức cơ bản trên 6 6
14 hướng
nền các loại rượu.
dẫn của
GV
Thực
Thực hành pha chế cocktail hành
Tuần theo công thức cơ bản trên theo
6 6
15 nền các loại rượu. hướng
Kiểm tra số 2 dẫn của
GV
Tổng 90 90

7. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên
-Tham dự đầy đủ các giờ học lý thuyết và thảo luận;
-Nghiên cứu giáo trình và các tài liệu tham khảo khác;
-Tham gia ý kiến, chuẩn bị nội dung và trình bày vào các giờ thảo luận;
-Làm đầy đủ bài kiểm tra, thi kết thúc học phần.
298

8. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập học phần
8.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên: (trọng số) 20%
- Tham gia học tập trên lớp, thực hành tại khách sạn: đi học và đi thực hành đầy đủ,
chuẩn bị bài tốt, tích cực thảo luận.
- Phần tự học tự lên lớp: hoàn thành tốt nội dung và nhiệm vụ mà giảng viên giao cho
cá nhân; bài tập nhóm.
8.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ: Trọng số 30%
8.3. Thi cuối kỳ: Trọng số 50%
8.4. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ
- Kiểm tra lý thuyết định kỳ:
- Kiểm tra thực hành định kỳ: Tuần thứ 8, 15
- Thi cuối kỳ: Sau tuần thứ 15 (Theo lịch thi chung của Nhà trường)
8.5. Hình thức thi cuối kỳ: Thi thực hành
299

47. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN THỰC TẾ BỘ MÔN 3

1. Thông tin chung về học phần


- Tên học phần: Thực tế bộ môn 3
- Mã học phần: ………………. Số tín chỉ: 2
- Yêu cầu của học phần: Bắt buộc
- Các học phần học trước: Không
- Các yêu cầu khác đối với học phần (nếu có): Không.
- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
Giờ lên lớp (15 tiết lý thuyết/tín chỉ):
+ Lý thuyết (15 tiết lý thuyết/tín chỉ): 0 tiết
+ Bài tập/Thảo luận trên lớp (15 tiết lý thuyết/tín chỉ): 0 tiết
+ Thực hành/Thí nghiệm (30 tiết/tín chỉ): 0 tiết
+ Thực tập tại cơ sở (45-90 giờ/tín chỉ): 180 giờ
+ Làm tiểu luận, bài tập lớn (60 giờ/tín chỉ): … giờ
Giờ chuẩn bị cá nhân (30 giờ/tín chỉ):
+ Hoạt động nhóm: … giờ
+ Tự học, tự nghiên cứu: 60 giờ
- Bộ môn phụ trách học phần: BM Quản trị kinh doanh KS-NH
2. Mục tiêu và yêu cầu chung của học phần
2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần
a. Kiến thức
- Biết thêm thông tin về cách thức tổ chức hoạt động, sản phẩm dịch vụ của Bộ
phận bàn và bar.
- Củng cố, rèn luyện và bổ sung những kiến thức mới cho Sinh viên thông qua
việc thực hành tại bộ phận bàn và bar trong các khách sạn, resort.
b. Kỹ năng
- Quan sát, tìm hiểu để nắm rõ hơn về kỹ năng tổ chức, vận hành trong doanh
nghiệp và các kỹ năng cụ thể của nghề phục vụ bàn, bar khi thực hiện công việc. Từ đó
hình thành kỹ năng nghề nghiệp.
- Áp dụng một số kiến thức, kỹ năng trong chương trình đã học vào thực tế: kỹ
năng phục vụ khách, các kỹ năng pha chế đồ uống, kỹ năng giao tiếp với khách và giải
quyết và xử lý tình huống cụ thể trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ
- Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm và xử lý tình huống.
c. Thái độ
- Nâng cao ý thức chấp hành các nội quy, quy định của Giáo viên hướng dẫn
(GVHD), tổ Bộ môn, Khoa và doanh nghiệp.
- Hình thành ý thức nghề nghiệp, nâng cao lòng yêu nghề và ứng xử văn hóa
trong nghề Bàn và bar.
300

- Giúp Sinh viên định hướng, làm quen và học hỏi những kinh nghiệm trong
công việc.
d. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ bàn, bar đã được đào tạo; có
sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng
thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh
nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ bàn, bar; có khả năng đưa ra được
kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp
về giao tiếp tốt với khách hàng
2.2. Yêu cầu chung
- Sinh viên phải chấp hành tốt các nội quy, quy định của Tổ bộ môn, Khoa, nhà
Trường và Doanh nghiệp.
- Tuân theo sự hướng dẫn của GVHD và quản lý trực tiếp của doanh nghiệp.
- Quan sát, ghi chép lại các chia sẻ của doanh nghiệp: quy tắc, tiêu chuẩn nghề,
quy trình, tiêu chuẩn thực hiện công việc.
- Hoàn thành các nhiệm vụ theo yêu cầu của GVHD và cán bộ hướng dẫn tại
doanh nghiệp.
3. Nội dung thực tế
- Sinh viên quan sát tìm hiểu về bộ phận bàn và bar trong khách sạn, resort
- Tìm hiểu từng vị trí công việc trong bộ phận bàn và bar trong khách sạn,
resort
- Tìm hiểu các thông tin về môi trường làm việc, các quy định của bộ phận bàn
và bar trong khách sạn,resort
- Quan sát và thực hành các nội dung sau:
+ Quy trình chuẩn bị và lau bóng dụng cụ
+ Quy trình set up bàn ăn khách
+ Quy trình phục vụ đồ ăn, thức uống cho khách
+ Quy trình thu dọn đồ ăn
+ Thực hành pha chế đồ uống cho khách
+ Quy trình giải quyết và xử lý phàn nàn khách hàng
4. Tiêu chí và cách đánh giá: Việc đánh giá kết quả thực tế của Sinh viên dựa các
tiêu chí sau:
4.1. Đánh giá kết quả thực tế của giáo viên trực tiếp hướng dẫn Sinh viên (4 điểm)
Giáo viên hướng dẫn trực tiếp đánh giá kết quả của Sinh viên vào các tiêu chí sau:
St Nội dung Yêu cầu Điểm Điểm
t tối đánh
đa giá
1 - Đảm bảo thực hiện đúng quy định về
Thời gian thực
thời gian theo chương trình và doanh 0,5
hiện
nghiệp.
2 Thái độ, đạo đức, - Chấp hành và tuân thủ theo các nội quy 1
tác phong
301

chung trong chuyến đi thực tế.


- Không vi phạm nội quy đã quy định.
- Nhanh nhẹn, linh hoạt, chủ động, sáng
tạo.
- Có tinh thần tự học, chịu khó học hỏi và
có trách nhiệm trong quá trình đi thực tế.
3 - Thực hiện đúng theo sự hướng dẫn của
Tuân thủ, chấp
GVHD, phụ trách đoàn và cán bộ quản lý 1
hành hướng dẫn
tại DN.
4 Kiến thức - Nhận thức về thực tế và khả năng ứng
chuyên môn và dụng kiến thức chuyên môn vào thực tế
1,5
nhận thức thực chuyến đi.
tế.
Tổng điểm 4
4.2. Đánh giá kết quả báo cáo thực tế của Sinh viên (6 điểm)
Điểm
Điểm
Stt Nội dung Yêu cầu tối
chấm
đa
Sinh viên nêu được lý do thực hiện chuyến
1 Lời nói đầu đi. 0,5
Ý nghĩa chuyến đi thực tế.
Phần 1: Lịch - Trình bày lịch trình chuyến đi thực tế 0,5
2
trình chuyến đi
Phần 2: Phân - Sinh viên trình bày, nhận xét đánh giá
tích, nhận xét các hoạt động của doanh nghiệp
một số dịch vụ + Cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị
3 2,5
thực tế tại điểm + Sản phẩm dịch vụ
đến + Cung cách phục vụ, thái độ nhân
viên,….
- Sinh viên đưa ra những cảm nhận của
0,5
Cảm nhận và mình trước và sau chuyến đi.
nhận xét kiến - Nhận xét chuyến đi thực tế
4 0,5
nghị của sinh - Kiến nghị, đề xuất của sinh viên:
0,5
viên + Về phía doanh nghiệp;
0,5
+ Đối với bộ môn/ Khoa/ Nhà trường
Hình thức trình
5 Trình bày đẹp, rõ ràng, đúng qui định,… 0,5
bày
……
Tổng điểm 6
……
5. Tổ chức thực hiện
5.1. Thời gian thực hiện:
302

- Thời gian lập kế hoạch, chuẩn bị tổ chức: Bắt đầu từ tuần đầu tiên, học kỳ 2,
năm 3.
- Thời gian chính thức thực hiện: Tuần 25 - 30 Học kỳ 2 – Năm 3.
5.2. Địa điểm
Các khách sạn resort tại TP. Nha Trang.
303

5.4. Lịch trình và phân công nhiệm vụ


THỜI GIÁO VIÊN
NỘI DUNG CÔNG VIỆC
GIAN PHỤ TRÁCH
- Lập kế hoạch, xây dựng nội dung chương
trình thực tế.
Bắt - Liên khách sạn, resort khảo sát, tổ chức thực
đầu từ hiện.
tuần - Xây dựng nội dung chương trình thực tế. - Ban lập kế
21 đến - Họp tổ bộ môn, phổ biến kế hoạch, nội dung hoạch, nội dung
tuần chương trình thực tế và lấy ý kiến chung của tổ. và tổ chức thực
23 - Phổ biến kế hoạch, nội dung thực tế đến Sinh hiện.
học viên và lấy ý kiến Sinh viên.
kỳ 2 - Phân công nhiệm vụ cụ thể cho giáo viên,
năm 3 Sinh viên thực hiện trước, trong sau chuyến đi thực
tế.
- Trình kế hoạch và nội dung đến Khoa, Phòng
đào tạo và Ban giám hiệu Trường.
Tuần - Hướng dẫn Sinh viên viết Báo cáo thực tế. Giáo viên hướng
24 dẫn
Tổ chức Sinh viên đi tham quan, trải nghiệm thực tế - Trưởng ban tổ
Tuần tại bộ phận bàn, bar của khách sạn, resort chức
25 -29 - Giáo viên hướng
dẫn
Tuần - Sinh viên viết báo cáo thực tế tại nhà, hoàn thiện và
- Giáo viên hướng
30 nộp cho GVHD.
dẫn
- GVHD đánh giá ý thức, thái độ của Sinh viên.
Tuần - Tổ chức đánh giá báo cáo thực tế - Ban đánh giá
31 báo cáo thực tế.
6. Điều kiện thực hiện môn học
- Bộ môn hoặc Sinh viên tự liên hệ địa điểm thực hiện chuyến đi thực tế được
sự đồng ý của Khoa, Phòng Đào tạo, Lãnh đạo nhà trường.
- Kinh phí: Nhà trường sẽ hỗ trợ một phần kinh phí tổ chức chuyến đi thực tế và
Sinh viên tự nguyện đóng góp thêm kinh phí.
7. Học liệu tham khảo
[1]. Trường Đại học Khánh Hòa (2016), Quyết định ban hành Quy định bài tập
lớn, tiểu luận, khóa luận tốt nghiệp, đồ án tốt nghiệp đại học và cao đẳng chính quy.
304

48. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN

1. Thông tin chung về học phần


- Tên học phần: Quản trị khách sạn
- Mã học phần: ………………… Số tín chỉ: 03
- Yêu cầu của học phần: Bắt buộc
- Các học phần học trước: Nhập môn kinh doanh khách sạn
- Các yêu cầu khác đối với học phần (nếu có): Không
- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động
Giờ lên lớp (15 tiết lý thuyết/tín chỉ):
+ Lý thuyết (15 tiết lý thuyết/tín chỉ): 30 tiết
+ Bài tập/Thảo luận trên lớp (15 tiết lý thuyết/tín chỉ): 15 tiết
+ Thực hành/Thí nghiệm (30 tiết/tín chỉ): 0 tiết
+ Thực tập tại cơ sở (45-90 giờ/tín chỉ): 0 giờ
+ Làm tiểu luận, bài tập lớn (60 giờ/tín chỉ): 0 giờ
Giờ chuẩn bị cá nhân (30 giờ/tín chỉ):
+ Hoạt động nhóm: 0 giờ
+ Tự học, tự nghiên cứu: 90 giờ
- Bộ môn phụ trách học phần: BM Quản trị kinh doanh KS-NH
2. Mục tiêu của học phần
2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần
a.Kiến thức
Trang bị cho Sinh viên những kiến thức cơ sở và chuyên sâu về mặt lý luận
khoa học trong công tác quản trị khách sạn; Nắm được cách thức tổ chức, điều hành,
kiểm tra, giám sát các bộ phận cũng như các hoạt động cơ bản của một khách sạn theo
tiêu chuẩn quốc tế; Giúp Sinh viên nắm chắc những vấn đề quản trị nguồn nhân lực,
các chiến lược kinh doanh, bán sản phẩm, công tác quản trị chất lượng dịch vụ hiệu
quả.
b. Kỹ năng
- Tổ chức, điều hành các bộ phận cũng như toàn bộ hoạt động của khách sạn
hiệu quả.
- Vận dụng các chiến lược điển hình trong công tác tổ chức các hoạt động kinh
doanh và vận hành các bộ phận hiệu quả trong giai đoạn cạnh tranh hội nhập.
- Giải quyết và xử lý các tình huống có hiệu quả những vấn đề quan trọng trong
lĩnh vực quản lý khách sạn
c. Thái độ
Có tinh thần và thái độ nghiêm túc về nghề nghiệp của mình trong tương lai.
Chuẩn bị trước nội dung bài học và giáo trình tại nhà.
Có óc quan sát, tư duy phê phán – phản biện.
Có trách nhiệm trong học tập cũng như trong công việc, yêu nghề, tận tâm và có
sáng kiến trong quá trình thực hiện công việc.
305

d. Năng lực tự chủ và trách nhiệm


Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng thích nghi
với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn
đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có
năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải
tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.….
2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể
- Biết được những kiến thức cơ bản về tổ chức, quản trị trong hoạt động kinh doanh
khách sạn.
- Giúp Sinh viên hiểu được các yêu cầu của người quản lý.
- Biết cách vận dụng kỹ năng quản lý công việc trong thực tế.
3. Mô tả tóm tắt nội dung học phần
Học phần cung cấp cách thức tổ chức hoạt động kinh doanh lưu trú trong khách
sạn, điều hành kinh doanh loại hình dịch vụ lưu trú, công tác Marketing của khách sạn,
Quản trị chất lượng cũng như phân tích được doanh thu và các chỉ số hoạt động trong
khách sạn.
4. Nội dung chi tiết học phần
Chương 1. Tổ chức kinh doanh lưu trú trong kinh doanh khách sạn
1.1. Tầm quan trọng của kinh doanh khách sạn
1.2. Các chức năng của quản trị khách sạn
1.3. Tổ chức và quản lý bộ phận tiền sảnh
1.4. Tổ chức và quản lý bộ phận phòng
Chương 2: Cơ sở vật chất kỹ thuật trong khách sạn
2.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật trong khách sạn
2.2. Các chỉ tiêu đánh giá CSVCKT trong kinh doanh khách sạn
2.3. Quy trình đầu tư xây dựng một khách sạn
Chương 3. Tổ chức hoạt động Marketing và bán trong khách sạn
3.1 Khái niệm, mục tiêu của Marketing trong khách sạn
3.2 Sự khác biệt trong Marketing khách sạn
3.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy bộ phận Marketing và bán trong khách sạn
3.4 Marketing hỗn hợp trong kinh doanh khách sạn
3.5 Tổ chức hoạt động Marketing trong kinh doanh khách sạn
3.6 Tổ chức hoạt động bán trong kinh doanh khách sạn
Chương 4. Quản trị chất lượng dịch vụ trong khách sạn
4.1. Khái niệm
4.2. Đặc điểm quản trị chất lượng dịch vụ Khách sạn
4.3. Đánh giá chất lượng dịch vụ của khách sạn
4.4. Quản lý chất lượng dịch vụ của các khách sạn
Chương 5. Phân tích doanh thu và các chỉ số hoạt động trong khách sạn
5.1 Phân tích doanh thu khách sạn và tình hình thực hiện lượng khách
306

5.2 Phân tích các chỉ số hoạt động của khách sạn
5. Học liệu
5.1. Học liệu bắt buộc
[1] PGS. TS Nguyễn Văn Mạnh (2015), Giáo trình Quản trị kinh doanh khách
sạn, NXB Đại học Kinh Tế Quốc dân.
[2] TS Nguyễn Quyết Thắng (2014), Quản trị kinh doanh khách sạn, NXB Tài
chính.
5.2. Học liệu tham khảo
[3] Tổng cục du lịch Việt Nam (2013), Quản lý khách sạn theo tiêu chuẩn
VTOS.
6. Hình thức tổ chức dạy - học.

Hình thức tổ chức dạy học Yêu cầu


sinh viên
Thời Số tiết tín chỉ Tự chuẩn bị
Nội dung Hoạt
gian lên lớp học, trước
động
tự khi đến
BT/ theo
LT TH nghiên lớp
TL nhóm
cứu
Chương 1. Tổ chức kinh
doanh lưu trú trong
kinh doanh khách sạn
Tuần Đọc tài
1.1. Tầm quan trọng của 2 1 6
1 liệu [1]
kinh doanh khách sạn
1.2. Các chức năng của
quản trị khách sạn
Chương 1. Tổ chức kinh
doanh lưu trú trong
Tuần Đọc tài
kinh doanh khách sạn 2 1 6
2 liệu [1]
1.3. Tổ chức và quản lý
bộ phận tiền sảnh
Chương 1. Tổ chức kinh
doanh lưu trú trong
Tuần kinh doanh khách sạn Đọc tài
2 1 6
3 1.4. Tổ chức và quản lý liệu [1]
bộ phận phòng

Chương 2: Cơ sở vật
chất kỹ thuật trong
Tuần Đọc tài
khách sạn 2 1 6
4 liệu [1]
2.1. Cơ sở vật chất kỹ
thuật trong khách sạn
307

Chương 2: Cơ sở vật
chất kỹ thuật trong
Tuần khách sạn Đọc tài
2 1 6
5 2.2. Các chỉ tiêu đánh giá liệu [1]
CSVCKT trong kinh
doanh khách sạn
Chương 2: Cơ sở vật
chất kỹ thuật trong
Tuần Đọc tài
khách sạn 2 1 6
6 liệu [1]
2.3. Quy trình đầu tư xây
dựng một khách sạn
Chương 3. Tổ chức hoạt
động Marketing và bán
trong khách sạn
Tuần 3.1 Khái niệm, mục tiêu Đọc tài
2 1 6
7 của Marketing trong liệu [1]
khách sạn
3.2 Sự khác biệt trong
Marketing khách sạn
Chương 3. Tổ chức hoạt
động Marketing và bán
trong khách sạn
3.3 Cơ cấu tổ chức bộ
Tuần máy bộ phận Marketing Đọc tài
2 1 6
8 và bán trong khách sạn liệu [1]
3.4 Marketing hỗn hợp
trong kinh doanh khách
sạn
Kiểm tra
Chương 3. Tổ chức hoạt
động Marketing và bán
Tuần trong khách sạn Đọc tài
2 1 6
9 3.5 Tổ chức hoạt động liệu [1]
Marketing trong kinh
doanh khách sạn
Chương 3. Tổ chức hoạt
động Marketing và bán
Tuần trong khách sạn Đọc tài
2 1 6
10 3.6 Tổ chức hoạt động liệu [1]
bán trong kinh doanh
khách sạn
308

Chương 4. Quản trị


chất lượng dịch vụ
trong khách sạn
Tuần Đọc tài
4.1. Khái niệm 2 1 6
11 liệu [1]
4.2. Đặc điểm quản trị
chất lượng dịch vụ Khách
sạn
Chương 4. Quản trị
chất lượng dịch vụ
Tuần Đọc tài
trong khách sạn 2 1 6
12 liệu [1]
4.3. Đánh giá chất lượng
dịch vụ của khách sạn
Chương 4. Quản trị
chất lượng dịch vụ
Tuần Đọc tài
trong khách sạn 2 1 6
13 liệu [1]
4.4. Quản lý chất lượng
dịch vụ của các khách sạn
Chương 5. Phân tích
doanh thu và các chỉ số
hoạt động trong khách
Tuần sạn Đọc tài
2 1 6
14 5.1 Phân tích doanh thu liệu [1]
khách sạn và tình hình
thực hiện lượng khách
Kiểm tra
Chương 5. Phân tích
doanh thu và các chỉ số
hoạt động trong khách
Tuần Đọc tài
sạn 2 1 6
15 liệu [1]
5.2 Phân tích các chỉ số
hoạt động của khách sạn

Tổng 30 15 90
5. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên
- Thực hiện theo quy chế đào tạo hiện hành.
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập học phần
8.1. Kiểm tra đánh thường xuyên: Trọng số 50 %
- Chuyên cần, thái độ học tập: 20%
- Kiểm tra thường xuyên: 30%
8.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ: Trọng số 50 %
8.3. Thi cuối kỳ: Trọng số 50%
8.4. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ
309

- Kiểm tra định kỳ: Tuần 8, tuần 14


- Thi cuối kỳ: Sau tuần thứ 15 (Theo lịch thi chung của Nhà trường)
8.5. Hình thức thi cuối kỳ: Tự luận hoặc trắc nghiệm
310

49. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN QUẢN TRỊ KHU DU LỊCH

1. Thông tin chung về học phần


- Tên học phần: Quản trị khu du lịch
- Mã học phần: Số tín chỉ: 03
- Yêu cầu của học phần: Bắt buộc
- Các học phần học trước: Quản trị khách sạn
- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động
Giờ lên lớp
+ Lý thuyết: 30 tiết
+ Thảo luận: 15 tiết
Giờ chuẩn bị cá nhân:
+ Tự học, tự nghiên cứu: 90 tiết
- Bộ môn phụ trách học phần: Quản trị kinh doanh KS-NH
2. Mục tiêu của học phần
2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần
a. Kiến thức:
Trang bị cho sinh viên một số kiến thức cơ bản về khu du lịch; Hiểu được tác động
của khu du lịch đến lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường có liên quan đến tiến trình
hoạch định và phát triển khu du lịch.
Hiểu rõ bản chất và đặc điểm mô hình tổ chức quản lý kinh doanh loại hình resort;
quá trình hoạch định khu du lịch, các khu vực vui chơi giải trí và hoạch định một số
khu liên hợp thể thao trong khu du lịch.
b. Kỹ năng:
Trang bị cho sinh viên những kỹ năng quan trọng trong nghề nghiệp: kỹ năng
hoạch định quy trình đầu tư xây dựng Resort, kỹ năng quản lý dự án, tổ chức được các
dịch vụ trong Resort đáp ứng yêu cầu khách.
c. Thái độ:
Có trách nhiệm với công việc, yêu nghề, tận tâm trong công việc và có đạo đức
nghề nghiệp.
Thực hiện tốt trách nhiệm công dân, hòa đồng, đoàn kết, có tinh thần hợp tác và
giúp đỡ đồng nghiệp trong công việc.
Có thái độ học tập nghiêm túc.
d. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng thích nghi
với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn
đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có
311

năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải
tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình
2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể
- Biết được những kiến thức cơ bản về khu du lịch.
- Nắm được đặc điểm quản lý về khu du lịch.
- Hiểu được các yêu cầu của người quản lý.
- Nắm được tác động của khu du lịch đến lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường
-> đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế, khắc phục.
- Biết cách hoạch định các sản phẩm, dịch vụ và khu liên hợp thể thao trong
khu du lịch.
- Biết cách vận dụng kỹ năng quản lý công việc trong thực tế.
3. Mô tả tóm tắt nội dung học phần
Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức tổng quan về khu du lịch;
Giúp sinh viên biết được một số kiến thức cơ bản về khu du lịch; tác động của khu du
lịch đến lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường có liên quan đến tiến trình hoạch định
và phát triển khu du lịch. Ngoài ra, giúp sinh viên hiểu rõ bản chất và đặc điểm mô
hình tổ chức quản lý kinh doanh loại hình khu du lịch; quá trình hoạch định khu du
lịch, các khu vực vui chơi giải trí và hoạch định một số khu liên hợp thể thao trong khu
du lịch.
Nội dung môn học gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về khu du lịch
Chương 2: Những vấn đề cần xem xét trong quá trình phát triển Resort
Chương 3: Hoạch định một số sản phẩm và dịch vụ trong khu du lịch
Chương 4: Hoạch định một số khu liên hợp thể thao, dịch vụ trong khu du lịch.
Chương 5: Hoạch định các sản phẩm phi truyền thống
4. Nội dung chi tiết học phần
Chương 1. Tổng quan về khu du lịch và nghĩ dưỡng
1.1. Khái niệm, đặc điểm, và các loại hình khu du lịch
1.1.1. Khái niệm
1.1.2. Đặc điểm
1.1.3. Một số loại hình resort phổ biến
1.2. Đặc điểm quản lý khu du lịch
1.2.1. Vị trí
1.2.2.Thị trường khách
1.2.3. Trang thiết bị
1.2.4. Đất sử dụng
1.2.5. Hoạt động vui chơi giải trí
1.2.6.Tính thời vụ
1.2.7. Trách nhiệm, thái độ và kỹ năng của nhân viên
1.2.8. Kiến thức và kỹ năng của người quản lý
1.2.9. Các nguồn doanh thu
1.3. Đặc trưng của khu du lịch
312

1.3.1. Môi trường sống tại khu du lịch


1.3.2. Điều kiện làm việc, sinh sống và tinh thần, thái độ của nhân viên tại khu du lịch
1.4. Sự khác biệt giữa quản trị khu nghỉ dưỡng và quản trị khách sạn
1.5. Chu kỳ sống của khu du lịch
Chương 2. Những vấn đề cầm xem xét trong quá trình phát triển Resort
2.1. Những vấn đề kinh tế cần xem xét
2.1.1. Đối với chủ đầu tư
2.1.2. Đối với chính quyền, cộng đồng cư dân địa phương
2.2. Những vấn đề xã hội cần xem xét
2.2.1. Mối quan hệ giữa cộng đồng cư dân địa phương và sự phát triển Resort
2.2.2. Việc làm
2.2.3. Phát triển hoạt động vui chơi giải trí
2.2.4. Yêu cầu về cơ sở hạ tầng
2.2.5. Lối sống
2.2.6. Tắc nghẽn
2.2.7. Chi phí xã hội
2.2.8. An toàn, an ninh
2.3. Những vấn đề môi trường cần xem xét
2.3.1. Ô nhiễm
2.3.2. Bảo tồn
2.3.3. Sức hấp dẫn, mỹ quan chung
Chương 3. Hoạch định các sản phẩm và dịch vụ trong Resort
3.1. Yêu cầu về các dịch vụ
3.1.1. Yêu cầu cho mục đích nghỉ ngơi, giải trí
3.1.2. Yêu cầu cho các yếu tố tạo nên sự thành công của khu du lịch
3.2. Thị trường khách
3.2.1. Mối quan hệ giữa thị trường khách với các ngành dịch vụ
3.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi về thị trường khách
3.2.3. Ý nghĩa của sự thay đổi về thị trường khách với công tác hoạch định của các nhà
quản trị
3.3. Những bộ phận chính và các dịch vụ trong khu du lịch
3.3.1. Cơ sở lưu trú
3.3.2. Các khu vực ăn uống
3.3.3. Cảnh quan
3.3.4. Vận chuyển
3.3.4. Các hoạt động vui chơi
3.3.5. Các dịch vụ chú trọng vào gia đình
3.3.6. Các quầy hàng và dịch vụ
3.3.7. Dịch vụ giải trí, chăm sóc sắc đẹp
3.3.8. Những cơ sở phục vụ cho người tàn tật
3.3.9. Nguồn lực địa phương
Chương 4. Hoạch định khu liên hợp thể thao
313

4.1. Golf
4.1.1. Khái quát về loại hình Golf
4.1.2. Một số yêu cầu hoạch định sân Golf
4.2. Quần vợt (tennis)
4.2.1. Khái quát về loại hình Quần vợt
4.2.2. Một số yêu cầu hoạch định Quần vợt
4.3 Spa
4.3.1. Khái quát về Spa
4.3.2. Phân loại Spa
4.3.3 Một số phương pháp trị liệu Spa
Chương 5. Hoạch định các sản phẩm phi truyền thống
5.1. Sản phẩm cảnh quan
5.2. Sản phẩm trang trại
5.3. Bến du thuyền
5.4. Hợp tác thương hiệu
5.5. Ecolodge
5.6. Khu hướng mới trong kinh doanh khu du lịch

5. Học liệu
5.1. Học liệu bắt buộc
[1] Chuck Yim Gee (2012), World of Resorts: From Development to
Management, NXB AH &LA, Hoa Kỳ.
5.2. Học liệu tham khảo
[2]. Gee, C (1996), Resort Development and Management, NXB AH & LA,
Hoa Kỳ, 1996
[3]. Mill, R.C (2001), Resort Management and Operation, NXB John Wiley,
Hoa kỳ 2001.
[4]. Murphy, Peter (2008), Business of resort Managerment, NXB B.H, Sydney,
Úc, 2008.
[5]. Hồ Huy Tựu & Lê Chí Công (2015), Giáo trình đại cương quản trị khu nghỉ
dưỡng, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
[6]. Sơn Hông Đức (2012), Quản trị kinh doanh khu nghỉ dưỡng, NXB Phương
Đông.
314

6. Hình thức tổ chức dạy - học


Thời Nội dung Hình thức tổ chức dạy học Yêu cầu
gian Sinh
Số tiết tín chỉ Hoạt Tự
viên
lên lớp động học,
chuẩn
L BT/ TH theo tự
bị trước
T TL nhó nghiê
khi
m n cứu
đến lớp
Tuần Chương 1. Tổng Đọc tài
1 quan về Khu nghỉ liệu
dưỡng [1]:
1.1. Khái niệm, đặc Chương
điểm, và các loại 1,2,6
hình Khu nghỉ dưỡng
1.1.1. Khái niệm
1.1.2. Đặc điểm
1.1.3. Một số loại
hình resort phổ biến 2 1 6
1.2. Đặc điểm quản
lý Khu nghỉ dưỡng
1.2.1. Vị trí
1.2.2.Thị trường
khách
1.2.3. Trang thiết bị
1.2.4. Đất sử dụng
1.2.5. Hoạt động vui
chơi giải trí
Tuần 1.2.6.Tính thời vụ 2 1 6 Đọc tài
2 1.2.7. Trách nhiệm, liệu
thái độ và kỹ năng [1]:
của nhân viên Chương
1.2.8. Kiến thức và 1,2,6
kỹ năng của người
quản lý
1.2.9. Các nguồn
doanh thu
1.3. Đặc trưng của
Khu nghỉ dưỡng
1.3.1. Môi trường
sống tại KDL & ND
1.3.2. Điều kiện làm
việc, sinh sống và
315

tinh thần, thái độ của


nhân viên tại Khu
nghỉ dưỡng
1.4. Sự khác biệt giữa
quản trị khu nghỉ
dưỡng và quản trị
khách sạn
1.5. Chu kỳ sống của
Khu nghỉ dưỡng
Tuần Chương 2. Những Đọc tài
3 vấn đề cầm xem xét liệu
trong quá trình [1]:
phát triển Resort chương
2.1. Những vấn đề 3
kinh tế cần xem xét 2 1 6
2.1.1. Đối với chủ
đầu tư
2.1.2. Đối với chính
quyền, cộng đồng cư
dân địa phương
Tuần 2.2. Những vấn đề xã Đọc tài
4 hội cần xem xét liệu
2.2.1. Mối quan hệ [1]:
giữa cộng đồng cư chương
dân địa phương và sự 2 1 6 3
phát triển Resort
2.2.2. Việc làm
2.2.3. Phát triển hoạt
động vui chơi, giải trí
Tuần 2.2.4. Yêu cầu về cơ Đọc tài
5 sở hạ tầng liệu
2.2.5. Lối sống [1]:
2.2.6. Tắc nghẽn 2 1 6 chương
2.2.7. Chi phí xã hội 3
2.2.8. An toàn, an
ninh
Tuần 2.3. Những vấn đề 2 1 6 Đọc tài
6 môi trường cần xem liệu
xét [1]:
2.3.1. Ô nhiễm chương
2.3.2. Bảo tồn 3
316

2.3.3. Sức hấp dẫn,


mỹ quan chung
Tuần Chương 3. Hoạch Đọc
7 định các sản phẩm [1]:
và dịch vụ trong Chương
Resort 5
3.1. Yêu cầu về các
dịch vụ
3.1.1. Yêu cầu cho 2 1 6
mục đích nghỉ ngơi,
giải trí
3.1.2. Yêu cầu cho
các yếu tố tạo nên sự
thành công của Khu
nghỉ dưỡng
Tuần 3.2. Thị trường khách Đọc
8 3.2.1. Mối quan hệ [1]:
giữa thị trường khách Chương
với các ngành dịch 5
vụ
3.2.2. Các yếu tố ảnh
hưởng đến sự thay
2 1 6
đổi về thị trường
khách
3.2.3. Ý nghĩa của sự
thay đổi về thị trường
khách với công tác
hoạch định của các
nhà quản trị
Tuần 3.3. Những bộ phận 2 1 6 Đọc
9 chính và các dịch vụ [1]:
trong Khu nghỉ Chương
dưỡng 5
3.3.1. Cơ sở lưu trú
3.3.2. Các khu vực ăn
uống
3.3.3. Cảnh quan
3.3.4. Vận chuyển
3.3.4. Các hoạt động
vui chơi
3.3.5. Các dịch vụ
chú trọng vào gia
317

đình
3.3.6. Các quầy hàng
và dịch vụ
3.3.7. Dịch vụ giải
trí, chăm sóc sắc đẹp
3.3.8. Những cơ sở
phục vụ cho người
tàn tật
3.3.9. Nguồn lực địa
phương
Kiểm tra
Tuần Chương4. Hoạch [1]:
10 định Khu liên hợp Chương
thể thao 6
4.1. Golf
4.1.1. Khái quát về
loại hình Golf
4.1.2. Một số yêu cầu 2 1 6
hoạch định sân Golf
4.2. Quần vợt (tennis)
4.2.1. Khái quát về
loại hình Quần vợt
4.2.2. Một số yêu cầu
hoạch định Quần vợt
Tuần 4.3 Spa [1]:
11 4.3.1. Khái quát về Chương
Spa 6
2 1 6
4.3.2. Phân loại Spa
4.3.3 Một số phương
pháp trị liệu Spa
Tuần Chương 5: Hoạch [6],
12 các sản phẩm phi Chương
truyền thống 8
5.1. Sản phẩm cảnh 2 1 6
quan
5.2. Sản phẩm trang
trại
Tuần Chương 5 (tt) [6],
13 5.3. Bến du thuyền Chương
2 1 6
5.4. Hợp tác thương 8
hiệu
318

Tuần Chương 5 (tt) [6],


14 5.5. Ecolodge Chương
5.6. Khu hướng mới 8
1 2 6
trong kinh doanh khu
nghỉ dưỡng
Kiểm tra
Tuần Thực tế tại doanh
3 6
15 nghiệp
Tổng 30 15 90
7. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên
+ Sinh viên nghiên cứu các tài liệu liên quan đến nội dung của từng phần,
chương, mục hay chuyên đề theo sự hướng dẫn của giảng viên.
+ Sinh viên tham dự giờ giảng trên lớp, nắm vững lý thuyết
+ Tham gia các hoạt động thảo luận các nội dung được giáo viên hướng dẫn.
+ Phân tích và đưa ra quan điểm cá nhân của mình.
+ Sinh viên làm bài kiểm tra và thi kết thúc học phần theo quy định.
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần
8.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên: 20 %
- Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tốt, tích cực thảo luận)
- Phần tự học tự lên lớp (hoàn thành tốt nội dung và nhiệm vụ mà giảng viên
giao cho cá nhân/tuần; bài tập nhóm/tháng; bài tập cá nhân/học kỳ…)
8.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ: 30%
8.3. Thi cuối kỳ: 50%
8.4. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ.
- Kiểm tra giữa kỳ: Tuần 9, 14
- Thi cuối kỳ: Sau tuần thứ 15.
8.5. Hình thức thi cuối kỳ: Tự luận
319

50. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN QUẢN TRỊ SỰ KIỆN VÀ HỘI
NGHỊ
1. Thông tin chung về học phần
- Tên học phần: Quản trị sự kiện và hội nghị
- Mã học phần: ………………. Số tín chỉ: 3
- Yêu cầu của học phần: Bắt buộc
- Các học phần học trước: Quản trị khách sạn
- Các yêu cầu khác đối với học phần (nếu có): Không.
- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
Giờ lên lớp (15 tiết lý thuyết/tín chỉ):
+ Lý thuyết (15 tiết lý thuyết/tín chỉ): 30 tiết
+ Bài tập/Thảo luận trên lớp (15 tiết lý thuyết/tín chỉ): 15 tiết
+ Thực hành/Thí nghiệm (30 tiết/tín chỉ):
+ Thực tập tại cơ sở (45-90 giờ/tín chỉ):
+ Làm tiểu luận, bài tập lớn (60 giờ/tín chỉ):
Giờ chuẩn bị cá nhân (30 giờ/tín chỉ):
+ Hoạt động nhóm: 45 giờ
+ Tự học, tự nghiên cứu: 45giờ
- Bộ môn phụ trách học phần: QTKD Khách sạn - Nhà hàng
2. Mục tiêu của học phần
2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần
a. Kiến thức:
- Biết được quy trình tổ chức sự kiện; cách ứng dụng các công cụ truyền thông
để quảng bá cho sự kiện..
- Cung cấp những kiến thức cơ bản về những mô hình tổ chức phục vụ tiệc;
b. Kỹ năng:
- Kỹ năng xác định được mục tiêu của sự kiện;
- Kỹ năng lập được bản đề xuất nội dung chương trình (proposal), tiến độ thực
hiện (timeline), kịch bản.
- Biết cách phân công nhân sự hợp lý;
c. Thái độ:
- Có quan điểm nghề nghiệp đúng đắn.
- Có thái độ học tập nghiêm túc.
d. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng thích nghi với các
môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề
chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có
320

năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải
tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.
2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể
- Hiểu được các khái niệm cơ bản về sự kiện và hội nghị;
- Biết được vai trò của sự kiện và hội nghị.
- Biết được các loại hình sự kiện;
- Giúp sinh viên hiểu được các yêu cầu của người quản lý bộ phận tiệc.
- Biết cách vận dụng kỹ năng quản lý hội nghị và yến tiệc trong thực tế.
3. Mô tả tóm tắt nội dung học phần
Môn học giúp sinh viên nắm rõ khái niệm và phân loại sự kiện và những yếu tố
ảnh hưởng tới tổ chức sự kiện. Hiểu rõ một số thủ tục cần thiết khi điều hành, tổ chức
sự kiện. Biết lập dự toán ngân sách và lên kế hoạch tổ chức sự kiện.
4. Nội dung chi tiết học phần
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về sự kiện và hội nghị
1.1. Khái quát về hoạt động tổ chức sự kiện và hội nghị
1.2. Các loại hình sự kiện
1.3.Những yếu tố ảnh hưởng tới tổ chức sự kiện
Chương 2. Dự toán ngân sách và lên kế hoạch tổ chức sự kiện
2.1. Dự toán ngân sách tổ chức sự kiện
2.2. Lập kế hoạch tổ chức sự kiện
2.2.1.Lên kế hoạch và xây dựng kịch bản sự kiện
2.2.2. Thông cáo báo chí
Chương 3. Chuẩn bị tổ chức sự kiện, hội nghị
3.1. Lập tiến độ chuẩn bị tổ chức sự kiện
3.2. Chuẩn bị về thủ tục hành chính
3.3. Chuẩn bị các công việc có liên quan đến khách mời tham gia sự kiện
3.4. Chuẩn bị địa điểm tổ chức sự kiện
3.5. Chuẩn bị về nhân lực
3.6. Chuẩn bị hậu cần cho sự kiện
3.7. Dự tính và xử lý các sự cố trong sự kiện
Chương 4. Tổ chức điều hành các hoạt động của sự kiện, hội nghị
4.1. Tổ chức khai mạc sự kiện
4.1.1. Tổ chức đón tiếp khách tại nơi diễn ra sự kiện
4.1.2. Khai mạc sự kiện
4.2. Điều hành diễn biến của sự kiện
4.2.1. Điều hành sân khấu/ khu vực trình diễn/ khu vực thi đấu
4.2.2. Điều hành, quản lý khán giả và khách mời
4.2.3. Điều hành các hoạt động phụ trợ
4.3. Kết thúc sự kiện
4.3.1. Tổ chức bế mạc sự kiện
321

4.3.2. Tiễn khách


4.3.3. Thanh quyết toán sự kiện
4.3.4. Phối hợp giải quyết các công việc còn lại sau sự kiện
4.3.5. Lập các báo cáo và tổng kết về công tác tổ chức sự kiện
5. Học liệu
5.1. Học liệu bắt buộc
[1] TS. Nguyễn Thị Mỹ Thanh (2015), Giáo trình Quản trị Tổ chức sự kiện và lễ hội,
NXB LĐ-XH.
5.2. Học liệu tham khảo khác
[2] Lưu Văn Nghiêm (2012), Tổ chức sự kiện, NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà
Nội
[3]. Nguyễn Thị Mỹ Thanh (2015), Quản trị tổ chức sự kiện và lễ hội, NXB Lao Động
- Xã Hội
[4]. Glenn, Johny (2012), Events Management, NXB Routledge, Hoa kỳ.
[5]. Anton & Bryn (2010), Sucessful Event Managerment, NXB Cengage Learning,
Hampshire, Anh.
6. Hình thức tổ chức dạy - học.

Hình thức tổ chức dạy học Yêu cầu


sinh viên
Thời Số tiết tín chỉ Tự chuẩn bị
Nội dung Hoạt
gian lên lớp học, trước
động
tự khi đến
BT/ theo
LT TH nghiên lớp
TL nhóm
cứu
Giới thiệu học phần
Chương 1: Giới thiệu
tổng quan về sự kiện và
Tuần Đọc tài
hội nghị 2 1 3 3
1 liệu [1]
1.1. Khái quát về hoạt
động tổ chức sự kiện và
hội nghị
Chương 1. (tiếp theo)
Tuần 1.2. Các loại hình sự kiện Đọc tài
2 1 3 3
2 1.3.Những yếu tố ảnh liệu [1]
hưởng tới tổ chức sự kiện
Chương 2. Dự toán ngân
sách và lên kế hoạch tổ
Tuần Đọc tài
chức sự kiện 2 1 3 3
3 liệu [1]
2.1. Dự toán ngân sách tổ
chức sự kiện
322

Chương 2. (tiếp theo)


Tuần Đọc tài
2.2.Lập kế hoạch tổ chức 2 1 3 3
4 liệu [1]
sự kiện
Chương 2. (tiếp theo)
Tuần 2.2.1.Lên kế hoạch và xây Đọc tài
2 1 3 3
5 dựng kịch bản sự kiện liệu [1]
2.2.2. Thông cáo báo chí
Chương 3. Chuẩn bị tổ
chức sự kiện, hội nghị
Tuần Đọc tài
3.1. Lập tiến độ chuẩn bị 2 1 3 3
6 liệu [1]
tổ chức sự kiện
Bài kiểm tra số 1
Chương 3. (tiếp theo)
Tuần Đọc tài
3.2. Chuẩn bị về thủ tục 2 1 3 3
7 liệu [1]
hành chính
Chương 3. (tiếp theo)
3.3. Chuẩn bị các công
Tuần Đọc tài
việc có liên quan đến 2 1 3 3
8 liệu [1]
khách mời tham gia sự
kiện
Chương 3. (tiếp theo)
Tuần 3.4. Chuẩn bị địa điểm tổ Đọc tài
2 1 3 3
9 chức sự kiện liệu [1]
3.5. Chuẩn bị về nhân lực
Chương 3. (tiếp theo)
3.6. Chuẩn bị hậu cần cho
Tuần Đọc tài
sự kiện 2 1 3 3
10 liệu [1]
3.7. Dự tính và xử lý các
sự cố trong sự kiện
Chương 4. Tổ chức điều
hành các hoạt động của
sự kiện, hội nghị
4.1. Tổ chức khai mạc sự
Tuần kiện Đọc tài
2 1 3 3
11 liệu [1]
4.1.1. Tổ chức đón tiếp
khách tại nơi diễn ra sự
kiện
4.1.2. Khai mạc sự kiện
Tuần Chương 4. (tiếp theo) 2 1 3 3 Đọc tài
12 4.2. Điều hành diễn biến liệu [1]
323

của sự kiện


4.2.1. Điều hành sân
khấu/ khu vực trình diễn/
khu vực thi đấu
4.2.2. Điều hành, quản lý
Tuần khán giả và khách mời Đọc tài
2 1 3 3
13 4.2.3. Điều hành các hoạt liệu [1]
động phụ trợ
Chương 4. (tiếp theo)
4.3. Kết thúc sự kiện
Tuần 4.3.1. Tổ chức bế mạc sự Đọc tài
2 1 3 3
14 kiện liệu [1]
4.3.2. Tiễn khách
Bài kiểm tra số 2
Chương 4. (tiếp theo)
4.3.3. Thanh quyết toán sự
kiện
4.3.4. Phối hợp giải quyết
Tuần Đọc tài
các công việc còn lại sau 2 1 3 3
15 liệu [1]
sự kiện
4.3.5. Lập các báo cáo và
tổng kết về công tác tổ
chức sự kiện
Tổng 30 15 45 45
6. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên
- Thực hiện theo quy chế đào tạo hiện hành.
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập học phần
8.1. Kiểm tra đánh thường xuyên: Trọng số 20%
- Chuyên cần, thái độ học tập
- Kiểm tra thường xuyên
8.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ: Trọng số 30 %
8.3. Thi cuối kỳ: Trọng số 50%
8.4. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ
- Kiểm tra định kỳ: Tuần thứ 6 và tuần thứ 14 của học kỳ (chậm nhất là tuần thứ 14
của học kỳ)
- Thi cuối kỳ: Sau tuần thứ 15 (Theo lịch thi chung của Nhà trường)
8.5. Hình thức thi cuối kỳ: Tự luận hoặc trắc nghiệm
324

51. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN QUẢN TRỊ DOANH THU KHÁCH
SẠN
1. Thông tin chung về học phần
- Tên học phần: Quản trị doanh thu khách sạn
- Mã học phần: ………………. Số tín chỉ: 03
- Yêu cầu của học phần : Bắt buộc
- Các học phần học trước: Quản trị khách sạn
- Các yêu cầu khác đối với học phần (nếu có): Không.
- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
Giờ lên lớp (15 tiết lý thuyết/tín chỉ):
+ Lý thuyết (15 tiết lý thuyết/tín chỉ): 30 tiết
+ Bài tập/Thảo luận trên lớp (15 tiết lý thuyết/tín chỉ): 15 tiết
+ Thực hành/Thí nghiệm (30 tiết/tín chỉ): … tiết
+ Thực tập tại cơ sở (45-90 giờ/tín chỉ): … giờ
+ Làm tiểu luận, bài tập lớn (60 giờ/tín chỉ): … giờ
Giờ chuẩn bị cá nhân (30 giờ/tín chỉ):
+ Hoạt động nhóm: 20 giờ
+ Tự học, tự nghiên cứu: 70 giờ
- Bộ môn phụ trách học phần: BM QTKD KS-NH
2. Mục tiêu của học phần
2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần
a. Kiến thức
Môn học cung cấp những kiến thức cơ bản cho người làm công tác quản lý khách sạn,
người làm công việc quản trị doanh thu cho khách sạn, từ những khái niệm cơ bản về
doanh thu đến những công việc của một người làm quản trị doanh thu để từ đó có thể
hoạch định kế hoạch và tối ưu hóa doanh thu cho khách sạn, áp dụng các chiến thuật
quản trị doanh thu một cách hiệu quả
b. Kỹ năng
Môn học cung cấp những kỹ năng và phương pháp cho người làm công tác quản lý
khách sạn, những người làm công tác quản trị doanh thu có thể hoạch định và tối ưu
hóa doanh thu cho khách sạn thông qua việc cân đối các tỉ lệ khách, cơ cấu giá phòng
và các dịch vụ cho du khách trong thời gian lưu trú.
c. Thái độ
- Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của họat động quản trị doanh thu trong lĩnh vực
kinh doanh nhà hàng – khách sạn
- Bồi dưỡng lòng say mê nghề nghiệp, tinh thần không ngừng học hỏi, tích cực trau
dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng.
d. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có khả năng tự định
hướng thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến
325

thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có năng lực lập kế
hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt
động chuyên môn ở quy mô trung bình.…
2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể
Nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng và những công việc mà một nhân
viên quản trị doanh thu (Revenue) phải làm trong khách sạn có thể đạt được. Cụ thể:
2.2.1. Làm ngân sách (Budget): Ngân sách ở đây chính là số tiền mà khách sạn sẽ đặt
mục tiêu kiếm về cho chủ đầu tư và tập đoàn trong năm sau.
2.2.2. Set giá phòng của các segment như phòng cho MICE group, leisure, wholesale
hay giá cho khách đặt trực tiếp trên website cho một giai đoạn nào đó trong tương lai.
Ví dụ: Revenue và DOSM phải lên chính sách giá của wholesale, công ty du lịch.
2.2.3. Báo giá cho Sales team: ngoại trừ Corporate và Wholesale có giá hợp đồng với
khách, tức là giá phòng hầu như đã cố định suốt năm (trừ một số ngày black-out date
theo điều khoản hợp đồng); thì những yêu cầu báo giá của khách hàng phải có
Revenue đưa ra guidelines và suggest
2.2.4. Cung cấp số liệu cho việc hoạch định một chương trình khuyến mãi của khách
sạn
2.2.5. Revenue cũng sẽ đưa ra gợi ý về điều khoản của một số hợp đồng như hợp đồng
của những group lớn từ công ty du lịch, wholesale hay MICE, nhất là những điều
khoản liên quan đến thời điểm chốt số lượng phòng đặt, phòng hủy…
2.2.6. Làm việc với OTAs chính là các trang web đặt phòng về các vấn đề như: lượng
phòng mở bán trên các trang, giá có bị sai không, cùng Marketing team/ Digital
Marketing lên kế hoạch cho các campaign quảng cáo trên các OTAs này.
2.2.7. Xử lý overbook: tình trạng overbook sẽ luôn diễn ra dù khách sạn có chủ đích
hay không. Khi đó, Revenue sẽ làm việc với Reservation và Front Office để chọn
khách nào “walk” đi, tức là chuyển khách sang nơi khác ở.
3. Mô tả tóm tắt nội dung học phần
Môn học cung cấp những kiến thức, kỹ năng và phương pháp cho người làm
công tác quản lý khách sạn có thể hoạch định và tối ưu hóa doanh thu cho khách sạn
thông qua việc cân đối các tỉ lệ khách, cơ cấu giá phòng và các dịch vụ khách cho
khách trong thời gian lưu trú.
4. Nội dung chi tiết học phần
Chương 1: Giới thiệu về Quản lý doanh thu
1.1 Giới thiệu
1.2 Mục đích kinh doanh
1.3 Mục đích của Quản lý doanh thu
Chương 2: Định giá chiến lược
2.1 Giá là gì?
2.2 Tầm quan trọng của giá
2.3 Vai trò của Cung và Cầu trong định giá
2.4 Vai trò của chi phí trong việc định giá
2.5 Thực hiện định giá chiến lược
326

Chương 3: Giá trị


3.1 Vai trò của giá trị trong việc định giá
3.2 Mối quan hệ giữa chất lượng và giá cả
3.3 Mối quan hệ giữa dịch vụ và giá cả
3.4 Mối liên hệ giữa chất lượng, dịch vụ và giá cả
3.5 Nghệ thuật và khoa học của định giá chiến lược
Chương 4: Định giá chênh lệch
4.1 Định giá chênh lệch
4.2 Giới hạn đối với giá chênh lệch
4.3 Áp dụng giá chênh lệch
4.4 Quản lý Doanh thu hay tối ưu hóa doanh thu?
Chương 5: Vai trò của Giám đốc doanh thu
5.1 Người quản lý doanh thu trong ngành khách sạn
5.2 Các khía cạnh pháp lý của quản lý doanh thu
5.3 Các khía cạnh đạo đức của quản lý doanh thu
5.4 Vị trí Giám đốc doanh thu
5.5 Nhóm quản lý doanh thu
Chương 6: Dự báo nhu cầu
6.1 Tầm quan trọng của dự báo nhu cầu
6.2 Dữ liệu lịch sử
6.3 Dữ liệu hiện tại
6.4 Dữ liệu tương lai
6.5 Dự báo nhu cầu và định giá chiến lược
Chương 7: Quản lý hàng tồn kho và giá
7.1 Quản lý hàng tồn kho
7.2 Các phòng đặc trưng để quản lý hàng tồn kho tối ưu
7.3 Thiết kế mã phòng độc đáo
7.4 Phân loại khách theo phân khúc thị trường
7.5 Đặt trước như một Chiến lược quản lý hàng tồn kho
7.6 Quản lý giá
7.7 Các nguyên tắc quản lý hàng tồn kho và giá
Chương 8: Quản lý kênh phân phối
8.1 Quản lý các kênh phân phối
8.2 Kênh phân phối phi điện tử
8.3 Kênh phân phối điện tử
8.4 Nguyên tắc quản lý kênh phân phối
Chương 9: Đánh giá nỗ lực quản lý doanh thu trong khách sạn
9.1 Nghịch lý doanh thu khách sạn
9.2 Báo cáo STAR
9.3 Phân tích tập hợp cạnh tranh
9.4 Phân tích thị phần
9.5 Đánh giá bổ sung
327

9.6 Tối ưu hóa doanh thu theo giác quan chung


Chương 10: Quản lý doanh thu cho dịch vụ thực phẩm và đồ uống
10.1 Phương pháp định giá dịch vụ ăn uống truyền thống
10.2 Chi phí so với giá dịch vụ ăn uống dựa trên chi phí
10.3 Áp dụng giá chênh lệch trong dịch vụ ăn uống
10.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức giá trị trong dịch vụ ăn uống
Chương 11: Đánh giá nỗ lực Quản lý doanh thu cho dịch vụ thực phẩm và đồ uống
11.1 Dịch vụ đồ uống
11.2 Phân tích Doanh thu thực phẩm và đồ uống
11.3 Kiểm tra các nguồn thu
11.4 Đo lường thay đổi doanh thu
11.5 Đánh giá hiệu quả tạo doanh thu
11.6 Quy trình đánh giá doanh thu trong dịch vụ ăn uống
Chương 12: Các ứng dụng chuyên biệt của quản lý doanh thu
12.1 Đặc điểm của các tổ chức áp dụng doanh thu
12.2 Các ngành dịch vụ áp dụng tối ưu hóa doanh thu
12.3 Nhiệm vụ quản lý doanh thu chuyên ngành
12.4 Quản lý Doanh thu và Tiếp thị điểm đến
Chương 13: Xây dựng doanh nghiệp tốt hơn
13.1 Chìa khóa để xây dựng doanh nghiệp tốt hơn
13.2 Các vấn đề kinh doanh tốt hơn ở các thị trường vừa phải đến mạnh
13.3 Vấn đề kinh doanh tốt hơn ở các thị trường yếu hoặc khó khăn
5. Học liệu
5.1. Học liệu bắt buộc
[1] Tập bài giảng môn Quản trị doanh thu khách sạn của giảng viên phụ trách
5.2. Học liệu tham khảo.
[2]. David K. Hayes và Allisha A.Miller (2000), Revenue Management for the
Hospitality industry.
[3]. Bùi Xuân Phong (2020), Quản trị khách sạn, NXB Dân Trí.
[4]. Nguyễn Văn Mạnh, Hoàng Thị Lan Hương (2013), Giáo trình Quản trị kinh doanh
khách sạn, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
328

6. Hình thức tổ chức dạy - học.

Hình thức tổ chức dạy học Yêu cầu


sinh viên
Thời Số tiết tín chỉ
Nội dung Hoạt Tự chuẩn bị
gian lên lớp động học, tự trước khi
BT/ theo nghiên đến lớp
LT TH
TL nhóm cứu
Chương 1: Giới thiệu về
Quản lý doanh thu
1.1 Giới thiệu
Tuần Đọc trước
1.2 Mục đích kinh doanh 3 6
1 tài liệu [1]
1.3 Mục đích của Quản lý
doanh thu

Chương 2: Định giá chiến


lược
2.1 Giá là gì?
2.2 Tầm quan trọng của giá
2.3 Vai trò của Cung và Cầu
Tuần Đọc trước
trong Định giá 2 1 6
2 tài liệu [1]
2.4 Vai trò của chi phí trong
việc định giá
2.5 Thực hiện định giá chiến
lược

Chương 3: Giá trị


3.1 Vai trò của giá trị trong
việc định giá
3.2 Mối quan hệ giữa chất
lượng và giá cả
Tuần 3.3 Mối quan hệ giữa dịch vụ Đọc trước
2 1 2 4
3 và giá cả tài liệu [1]
3.4 Mối liên hệ giữa chất
lượng, dịch vụ và giá cả
3.5 Nghệ thuật và khoa học
của định giá chiến lược

Tuần Chương 4: Định giá chênh 2 1 2 4 Đọc trước


4 lệch tài liệu [1]
4.1 Định giá chênh lệch
4.2 Giới hạn đối với giá
329

chênh lệch
4.3 Áp dụng giá chênh lệch
4.4 Quản lý doanh thu hay tối
ưu hóa doanh thu?

Chương 5: Vai trò của Giám


đốc doanh thu
5.1 Người quản lý doanh thu
trong ngành khách sạn
5.2 Các khía cạnh pháp lý
Tuần của quản lý doanh thu Đọc trước
3 6
5 5.3 Các khía cạnh đạo đức tài liệu [1]
của quản lý doanh thu
5.4 Vị trí Giám đốc doanh
thu
5.5 Nhóm quản lý doanh thu
Kiểm ra bài số 1
6.1 Tầm quan trọng của dự
báo nhu cầu
6.2 Dữ liệu lịch sử
Tuần 6.3 Dữ liệu hiện tại Đọc trước
3 6
6 6.4 Dữ liệu tương lai tài liệu [1]
6.5 Dự báo nhu cầu và định
giá chiến lược

Chương 7: Quản lý hàng tồn


kho và giá
7.1 Quản lý hàng tồn kho
7.2 Các phòng đặc trưng để
quản lý hàng tồn kho tối ưu
7.3 Thiết kế mã phòng độc
đáo
Tuần Đọc trước
7.4 Phân loại khách theo 2 1 2 4
7 tài liệu [1]
phân khúc thị trường
7.5 Đặt trước như một Chiến
lược Quản lý hàng tồn kho
7.6 Quản lý giá
7.7 Các nguyên tắc quản lý
hàng tồn kho và giá

Tuần Chương 8: Quản lý kênh 2 1 2 4 Đọc trước


8 tài liệu [1]
330

phân phối
8.1 Quản lý các kênh phân
phối
8.2 Kênh phân phối phi điện
tử
8.3 Kênh phân phối điện tử
8.4 Nguyên tắc quản lý kênh
phân phối
Chương 9: Đánh giá nỗ lực
quản lý doanh thu trong
khách sạn
Tuần 9.1 Nghịch lý doanh thu Đọc trước
1 2 2 4
9 khách sạn tài liệu [1]
9.2 Báo cáo STAR
9.3 Phân tích tập hợp cạnh
tranh
Chương 9: Đánh giá nỗ lực
quản lý doanh thu trong
khách sạn
Tuần Đọc trước
9.4 Phân tích thị phần 1 2 2 4
10 tài liệu [1]
9.5 Đánh giá bổ sung
9.6 Tối ưu hóa doanh thu
theo giác quan chung
Chương 10: Quản lý doanh
thu cho dịch vụ thực phẩm và
đồ uống
10.1 Phương pháp định giá
dịch vụ ăn uống truyền thống
Tuần 10.2 Chi phí so với giá dịch Đọc trước
1 2 2 4
11 vụ ăn uống dựa trên chi phí tài liệu [1]
10.3 Áp dụng giá chênh lệch
trong dịch vụ ăn uống
10.4 Các yếu tố ảnh hưởng
đến nhận thức giá trị trong
dịch vụ ăn uống
Tuần Chương 11: Đánh giá nỗ lực 1 2 2 4 Đọc trước
12 Quản lý doanh thu trong tài liệu [1]
Thực phẩm
11.1 Dịch vụ đồ uống
11.2 Phân tích doanh thu
thực phẩm và đồ uống
11.3 Kiểm tra các nguồn thu
331

11.4 Đo lường thay đổi


doanh thu
11.5 Đánh giá hiệu quả tạo
doanh thu
11.6 Quy trình đánh giá
doanh thu trong dịch vụ ăn
uống
Chương 12: Các ứng dụng
chuyên biệt của quản lý
doanh thu
12.1 Đặc điểm của các tổ
Tuần chức áp dụng doanh thu Đọc trước
12.2 Các ngành dịch vụ áp 2 1 2 4
13 tài liệu [1]
dụng tối ưu hóa doanh thu
12.3 Nhiệm vụ quản lý doanh
thu chuyên ngành
12.4 Quản lý doanh thu và
tiếp thị điểm đến
Chương 13: Xây dựng doanh
nghiệp tốt hơn
13.1 Chìa khóa để xây dựng
doanh nghiệp tốt hơn
Tuần 13.2 Các vấn đề kinh doanh Đọc trước
tốt hơn ở các thị trường vừa 2 1 2 4
14 tài liệu [1]
phải đến mạnh
13.3 Vấn đề kinh doanh tốt
hơn ở các thị trường yếu hoặc
khó khăn
Bài kiểm tra 2
Tuần
Ôn tập 3 6
15
Tổng 30 15 20 70
7. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên
- Thực hiện theo quy chế đào tạo hiện hành.
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập học phần
8.1. Kiểm tra đánh thường xuyên: Trọng số 20%
- Chuyên cần, thái độ học tập: 10 %
- Kiểm tra thường xuyên: 10 %
8.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ: Trọng số 30 %
8.3. Thi cuối kỳ: Trọng số 50%
8.4. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ
- Kiểm tra định kỳ: Tuần thứ 5, 14 của học kỳ
- Thi cuối kỳ: Sau tuần thứ 15 (Theo lịch thi chung của Nhà trường)
8.5. Hình thức thi cuối kỳ: Tự luận hoặc trắc nghiệm.
332

52. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP
1. Thông tin chung về học phần
- Tên học phần: Thực tập nghề nghiệp
- Mã học phần: Số tín chỉ: 08
- Yêu cầu của học phần: Bắt buộc
- Các học phần học trước: Tất cả các học phần
- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động
+ Lý thuyết: tiết
+ Bài tập, thảo luận tiết
+ Thực hành tại doanh nghiệp: 240 tiết
Tự học, tự nghiên cứu: 480 giờ
- Khoa/Bộ môn phụ trách học phần: Khoa Du lịch/ QTKD KS-NH
2. Mục tiêu của học phần
2.1. Thái độ
- Hình thành và rèn luyện cho sinh viên các đức tính: làm việc có kỷ luật, nhanh
nhẹn, vui vẻ, thân thiện, chân thật và tích cực trong công việc.
- Hình thành ý thức tự giác làm việc và xây dựng mối quan hệ tốt với đồng
nghiệp.
- Hình thành văn hóa trong kinh doanh khách sạn.
- Phát triển đạo đức nghề nghiệp, lòng yêu nghề cho sinh viên.
2.2. Kỹ năng
Quan sát, tìm hiểu để nắm rõ hơn về kỹ năng tổ chức, vận hành trong doanh
nghiệp và các kỹ năng cụ thể của từng nghề khi thực hiện công việc. Từ đó hình thành
kỹ năng nghề nghiệp. Áp dụng một số kiến thức, kỹ năng trong chương trình đã học
vào thực tế. Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm và xử lý tình huống. Rèn luyện kỹ năng
viết báo cáo.
2.3. Kiến thức
- Vận dụng các kiến thức đã học ngành quản trị khách sạn để thực hiện công
việc theo vị trí chuyên môn tại cơ sở kinh doanh dịch vụ, du lịch, khách sạn.
- Tăng cường kiến thức về tổ chức, bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của các cơ sở
kinh doanh khách sạn.
- Củng cố, bổ sung kiến thức chuyên môn của ngành quản trị khách sạn phục vụ
cho nghề nghiệp tương lai.
2.4. Yêu cầu
- Chấp hành tốt các nội quy, quy định của Tổ bộ môn, Khoa, nhà Trường và
Doanh nghiệp.
- Tuân theo sự hướng dẫn của GVHD và quản lý trực tiếp của doanh nghiệp.
- Quan sát, ghi chép lại các quy trình, tiêu chuẩn thực hiện công việc.
- Hoàn thành các nhiệm vụ theo yêu cầu của GVHD và cán bộ hướng dẫn tại
doanh nghiệp.
333

3. NỘI DUNG
3.1. Tìm hiểu thực tế về nghề nghiệp
- Tìm hiểu tổng thể về thực tế hoạt động nghề nghiệp tại các đơn vị kinh doanh
dịch vụ lưu trú.
+ Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, cách thức tổ chức hoạt động của đơn
vị thực tập.
+ Sứ mệnh, tầm nhìn, chiến lược kinh doanh, giá trị văn hóa, thị trường khách,

- Tìm hiểu thực trạng hoạt động, quy trình làm việc của các tổ chức trong hoạt
động kinh doanh dịch vụ lưu trú; điều kiện làm việc, công việc thực tế của nhân viên
tại các phòng ban, bộ phận trực tiếp và gián tiếp,…
- Tìm hiểu văn hóa ứng xử, văn hóa doanh nghiệp, tác phong và phong cách
làm việc,...
3.2. Nội dung 2: Thực tập kế hoạch công tác
Xây dựng kế hoạch công tác trong đợt thực tập trong mỗi tuần của cá nhân và
thông qua ý kiến của cán bộ hướng dẫn tại các đơn vị thực tập trước khi thực hiện. Kế
hoạch xây dựng làm việc trong mỗi ca làm việc gồm các nội dung sau:
- Nội dung công việc.
- Mục tiêu thực hiện công việc.
- Phương tiện thực hiện và điều kiện cần thiết để hoàn thành công việc.
- Thời gian tiến hành công việc.
3.3. Nội dung 3: Thực tập chuyên môn
Mỗi Sinh viên đảm nhận một hoặc nhiều vị trí công việc do đơn vị thực tập bố
trí, phân công công tác căn cứ vào chủ đề công tác chuyên môn đã chọn, thực hiện và
hoàn thành các nhiệm vụ thực tập theo kế hoạch dưới sự kiểm tra, giám sát, đánh giá
của cán bộ hướng dẫn tại các đơn vị thực tập. Các kiến thức, kỹ năng chuyên môn cần
thực hiện bao gồm các nội dung sau:
 Kiến thức chuyên ngành:
Trong quá trình thực tập, Sinh viên tìm hiểu các kiến thức về: cách thức quản
lý, tổ chức, thực hiện và quy trình làm việc trong khách sạn/khu nghỉ dưỡng.
 Kỹ năng nghề cơ bản
Trong quá trình thực tập, sinh viên áp dụng và rèn luyện các kỹ năng như:
+ Kỹ năng quản lý, tổ chức, thực hiện, kiểm tra, giám sát đúng quy trình.
+ Kỹ năng phục vụ.
+ Kỹ năng đánh giá hiệu quả làm việc.
+ Kỹ năng giao tiếp và ứng xử.
3.4. Nội dung 4: Viết báo cáo thực tập
Sinh viên viết báo cáo về kết quả thực hiện các nhiệm vụ của đợt thực tập; Mô
tả, phân tích quy trình, phương pháp thực hiện tại bộ phận sinh viên thực tập; Giải
pháp và kiến nghị cho doanh nghiệp.
Trình bày những chuyển biến về nhận thức, tư tưởng, năng lực chuyên môn,
nghiệp vụ của bản thân sinh viên sau đợt thực tập.
334

4. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH ĐÁNH GIÁ


4.1. Các tiêu chí đánh giá
4.1.1 Ý thức tổ chức, kỹ luật
Sinh viên phải thực hiện và chấp hành các nội dung sau:
- Tôn trọng và chấp hành sự hướng dẫn của cán bộ hướng dẫn trực tiếp tại đơn
vị thực tập.
- Có ý thức chấp hành chủ trương, chính sách, nội quy, quy định tại đơn vị thực
tập.
- Thể hiện tinh thần học hỏi, niềm đam mê, cầu tiến trong công việc.
- Có ý thức bảo vệ cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, tài sản,..của đơn vị
thực tập.
- Thể hiện tinh thần trách nhiệm trong công việc.
4.1.2. Xây dựng kế hoạch thực tập chuyên môn
Sinh viên xây dựng kế hoạch thực tập phải thể hiện đầy đủ các nội dung sau:
- Đảm bảo đạt mục tiêu công việc của bộ phận, đơn vị thực tập.
- Xác định nội dung hoạt động rõ ràng, cụ thể.
- Xác định phương pháp và hình thức thực hiện phù hợp.
- Xác định phương tiện và điều kiện thực hiện phù hợp
- Đảm bảo thực hiện đúng tiến độ, thời gian trong kế hoạch.
4.1.3. Năng lực chuyên môn thực tập của Sinh viên
Sinh viên phải thể hiện các năng lực chuyên môn sau:
- Kiến thức chuyên ngành.
- Kỹ năng nghề cơ bản.
- Kết quả công việc.
4.1.4. Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tập của Sinh viên phải thể hiện đầy đủ các nội dung sau:
- Hình thức: Cấu trúc bài báo cáo theo quy định.
- Nội dung: Bao gồm đầy đủ các nội dung sau:
+ Mở đầu
+ Giới thiệu về đơn vị thực tập
+ Mô tả, phân tích quy trình, phương pháp thực hiện công việc tại bộ phận Sinh viên
thực tập.
+ Giải pháp, kết luận và kiến nghị.
4.2. Cách thức đánh giá
4.2.1. Ý thức tổ chức, kỷ luật
(Cán bộ hướng dẫn và giáo viên hướng dẫn đánh giá)
ĐIỂM
TT YÊU CẦU
0 0.5 1 1.5 2
1 Tôn trọng và chấp hành hướng dẫn của cán bộ
hướng dẫn và đơn vị thực tập
2 Ý thức chấp hành chủ trương, chính sách, nội
335

quy, quy định tại đơn vị thực tập


3 Tinh thần học hỏi, cầu tiến trong công việc
4 Ý thức bảo vệ cơ sở vật chất kỹ thuật, trang
thiết bị, tài sản,… của đơn vị thực tập
5 Tinh thần trách nhiệm trong công việc
TỔNG ĐIỂM (tối đa 10 điểm):
Điểm đánh giá chung bằng trung bình điểm Cán bộ hướng dẫn đánh giá và giáo viên
hướng dẫn đánh giá.
4.2.2. Đánh giá công tác xây dựng kế hoạch thực tập của Sinh viên
(Giáo viên hướng dẫn đánh giá)
ĐIỂM
TT YÊU CẦU
0 0.5 1 1.5 2
1 Đảm bảo đạt mục tiêu công việc của bộ
phận, đơn vị thực tập
2 Xác định nội dung hoạt động rõ ràng, cụ
thể.
3 Xác định phương pháp và hình thức thực
hiện phù hợp
4 Xác định phương tiện và điều kiện thực
hiện phù hợp
5 Đảm bảo thực hiện đúng tiến độ, thời gian
trong kế hoạch
TỔNG ĐIỂM (tối đa 10 điểm):
4.2.3. Đánh giá công tác thực tập năng lực chuyên môn của Sinh viên
(Cán bộ hướng dẫn tại đơn vị thực tập đánh giá)
NỘI
TT CÁC YÊU CẦU ĐIỂM
DUNG
Kiến thức chung về sản phẩm, dịch vụ trong khách
sạn/khu nghỉ dưỡng (tối đa: 0.5 điểm)
Nắm vững các quy trình, tổ chức thực hiện nghiệp vụ
(tối đa: 0.75 điểm)
Kiến thức
Hiểu rõ các văn hóa, lễ nghi, phong tục tập quán, quy
chuyên
1 tắc phục vụ,… khách hàng (tối đa: 0.25 điểm)
ngành (tối
Hiểu và vận dụng tốt các kiến thức về quản trị tác
đa 2 điểm)
nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh lưu trú (tối đa: 0.25
điểm)
Nhận diện và biết xử lý được các tình huống phát sinh
trong quá trình phục vụ khách hàng (tối đa: 0.25 điểm)
2 Kỹ năng Tổ chức, phục vụ nghề nghiệp (tối đa: 1 điểm)
nghề cơ Sử dụng ngôn ngữ (tối đa: 1 điểm)
bản (tối đa Giao tiếp, xử lý tình huống (tối đa: 1 điểm)
336

Chịu áp lực trong công việc (tối đa: 1 điểm)


5 điểm) Làm việc độc lập và làm việc nhóm (tối đa: 1 điểm)
Thời gian, tiến độ hoàn thành công việc được giao (tối
Kết quả
đa: 0,75 điểm)
công việc
3 Khối lượng công việc (tối đa: 0,75 điểm) điểm)
(tối đa 3
Chất lượng công việc (tối đa: 1 điểm)
điểm)
Tinh thần hợp tác (tối đa: 0,5 điểm) điểm)
TỔNG ĐIỂM (Tối đa 10 điểm)
4.2.4. Đánh giá báo cáo thực tập
(Giáo viên chuyên môn thuộc bộ môn đánh giá)
TT Các yêu cầu Điểm
Hình Cấu trúc báo cáo (tối đa 1.5 điểm)
thức
(i)
(tối đa 3 Kỹ thuật trình bày (tối đa 1.5 điểm)
điểm)
(ii) Nội Mở đầu:
dung - Nêu được lý do thực hiện báo cáo thực tập (tối đa 0.5
(tối đa 7 điểm)
điểm) - Ý nghĩa thực tiễn (tối đa 0.25 điểm)
- Bố cục của bài báo cáo (tối đa 0.25 điểm)
Phần 1. Giới thiệu về đơn vị thực tập
- Quá trình hình thành và phát triển đơn vị thực tập (tối đa
0.5 điểm)
- Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận
trong doanh nghiệp (tối đa 0.5 điểm)
- Sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp (tối đa 0.5 điểm)
- Phân tích kết quả kinh doanh qua các năm (tối đa 0.5
điểm)
Phần 2. Mô tả, phân tích quy trình, phương pháp thực hiện
tại bộ phận Sinh viên thực tập
- Giới thiệu bộ phận thực tập: cơ cấu tổ chức, nguồn
nhân lực, … của bộ phận (tối đa 0.5 điểm)
- Mô tả quy trình, phương pháp thực hiện tại bộ phận
(tối đa 1 điểm)
- Phân tích, nhận xét và đánh giá quy trình thực hiện (tối
đa 1 điểm)
Phần 3. Giải pháp, kiến nghị cho doanh nghiệp (tối đa 0.5
điểm)
Kết luận
- Tóm tắt bài báo cáo thực tập (tối đa 0.5 điểm)
+ Về phía doanh nghiệp (tối đa 0.25 điểm)
337

+ Đối với bộ môn/ Khoa/ Nhà trường (tối đa 0.25 điểm)


TỔNG ĐIỂM (Tối đa 10 điểm)

4.2.3. Đánh giá kết quả toàn đợt thực tập


Điểm
KẾT QUẢ NỘI DUNG THỰC TẬP Hệ số Tổng số điểm
cụ thể
............
Ý thức tổ chức, kỉ luật 2 .............
.
Kết quả thực tập xây dựng kế hoạch công ............
1 .............
tác .
............
Kết quả thực tập năng lực chuyên môn 3 .............
.
............
Báo cáo thực tập 4 .............
.
Điểm tổng hợp các nội dung TT .............
Điểm TT = Điểm tổng hợp các nội dung TT: 10 ............
(Kết quả được làm tròn đến một chữ số thập phân) ............
338

53. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN QUẢN TRỊ KINH DOANH LỮ
HÀNH
1. Thông tin chung về học phần
- Tên học phần: Quản trị kinh doanh lữ hành
- Mã học phần: Số tín chỉ: 03
- Yêu cầu của học phần: Học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp
- Các học phần học trước: Không
- Các yêu cầu khác đối với học phần (nếu có): Không
- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động
Giờ lên lớp (15 tiết lý thuyết/tín chỉ)
+ Lý thuyết (15 tiết/tín chỉ): 30 tiết
+ Bài tập/ Thảo luận trên lớp (30-45 tiết/tín chỉ): 15 tiết
Giờ chuẩn bị cá nhân (30 giờ/tín chỉ)
+ Hoạt động theo nhóm:
+ Tự học, tự nghiên cứu: 90 tiết
- Bộ môn phụ trách học phần: Bộ môn QTKD Lữ hành
2. Mục tiêu của học phần
2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần
- Về kiến thức, người học có thể
+ Trình bày được những khái niệm cơ bản trong lĩnh vực lữ hành như lữ hành,
kinh doanh lữ hành, công ty lữ hành, đại lý lữ hành, sản phẩm lữ hành.
+ Giải thích được bản chất của hoạt động kinh doanh lữ hành, các nguyên tắc, cơ
sở của sự ra đời, hình thành và phát triển của các doanh nghiệp lữ hành
+ Phân tích được các nhân tố tác động tới hoạt động kinh doanh lữ hành và đặc
điểm của sản phẩm lữ hành.
+ Phân tích được các nguyên lý cơ bản và nội dung của hoạt động quản trị doanh
nghiệp lữ hành bao gồm các hoạt động quản trị nhân sự, quản trị quá trình sản xuất,
quản trị marketing, quản trị chất lượng và quản trị chiến lược trong doanh nghiệp lữ
hành
- Về mặt kỹ năng ở người học
+ Bước đầu hình thành kỹ năng điều hành thực hiện các công việc quản trị kinh
doanh trong doanh nghiệp lữ hành từ việc thiết lập cơ cấu tổ chức, xây dựng hệ thống
sản phẩm đến việc quản lý chất lượng sản phẩm.
+ Nắm bắt được những kỹ năng cơ bản về tổ chức hệ thống kênh phân phối,
xúc tiến và tổ chức bán các các sản phẩm lữ hành.
+ Hình thành kỹ năng phân tích môi trường kinh doanh, xây dựng chiến lược
kinh doanh và phát triển các mối quan hệ trong kinh doanh lữ hành.
+ Hình thành kỹ năng phối hợp hoạt động nhóm và ra quyết định trong một
doanh nghiệp lữ hành
- Về mặt thái độ người học sẽ
+ Nhận thức đúng đắn về các hoạt động nghề nghiệp trong lĩnh vực lữ hành.
339

+ Hình thành nên ý thức và đạo đức nghề nghiệp


+ Tạo dựng được một thái độ làm việc chuyên nghiệp
+ Tự tin vào năng lực của bản thân
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm
Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng thích nghi
với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn
đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có
năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải
tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình
2.1. Mục tiêu đào tạo cụ thể
- Chương 1: Nắm vững được nguồn gốc kinh doanh lữ hành, đồng thời hiểu
được vai trò của các tổ chức thế giới và nắm bắt được xu hướng phát triển của kinh
doanh lữ hành trên thế giới
- Chương 2: Nắm vững các kiến thức cơ bản về kinh doanh lữ hành, các quy
định quản lý nhà nước về kinh doanh lữ hành ở Việt Nam
- Chương 3: Nắm vững kiến thức cơ bản, xác định chức năng nhiệm vụ, mối
quan hệ giữa các bộ phận trong bộ máy tổ chức của doanh nghiệp lữ hành.
- Chương 4: Hiểu được ý nghĩa của việc phân loại các nhà cung cấp của doanh
nghiệp lữ hành.
- Chương 5: Nắm vững các đặc điểm của sản phẩm du lịch. Hình thành các kỹ
năng xây dựng chương trình du lịch.
- Chương 6: Nắm vững các kiến thức xúc tiến hỗn hợp trong marketing, hình
thành các kỹ năng tác nghiệp thực hiện các hoạt động xúc tiến và bán chương trình du
lịch.
- Chương 7: Nắm vững các kiến thức cơ bản về chất lượng dịch vụ du lịch, chất
lượng chương trình du lịch
- Chương 8: Nắm vững kiến thức về điều kiện, hoàn cảnh kinh doanh của doanh
nghiệp. Hình thành các kỹ năng xây dựng chiến lược và đưa ra chính sách phù hợp để
thực hiện các chiến lược đó.
3. Tóm tắt nội dung học phần
Môn học Quản trị kinh doanh lữ hành trang bị cho người học những kiến thức
cơ bản về hoạt động kinh doanh lữ hành, giúp cho người học bước đầu hình thành
những kỹ năng thiết lập, điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh của một doanh
nghiệp lữ hành.
4. Nội dung chi tiết học phần
Chương 1: Khái quát về lịch sử phát triển kinh doanh lữ hành
1.1. Khái quát nguồn gốc kinh doanh lữ hành
1.2. Xu hướng kinh doanh lữ hành trên TG
1.3. Các tổ chức quốc tế về lữ hành
1.4. Khái quát kinh doanh lữ hành ở Việt Nam
340

Chương 2: Nội dung cơ bản của kinh doanh lữ hành


2.1. Kinh doanh lữ hành
2.2. Công ty lữ hành
2.3. Đại lý lữ hành
Chương 3: Cơ cấu tổ chức của công ty lữ hành
3.1. Lý luận chung về cơ cấu tổ chức
3.2. Cơ cấu tổ chức của công ty lữ hành
Chương 4: DNLH và các nhà cung cấp
4.1. Nhà cung cấp sản phẩm du lịch
4.2. Hệ thống phân phối sản phẩm du lịch
4.3. Mối quan hệ giữa DNLH và các nhà cung cấp
Chương 5: Xây dựng chương trình du lịch (CTDL)
5.1. Chương trình du lịch
5.2. Quy trình xây dựng chuyến du lịch trọn gói
5.3. Xác định giá thành, giá bán CTDL
5.4. Một số CTDL ở Việt Nam
Chương 6: Tổ chức bán và thực hiện các chương trình du lịch
6.1. Xúc tiến hỗn hợp
6.2. Tổ chức bán CTDL
6.3. Tổ chức thực hiện CTDL
Chương 7: Quản lý chất lượng sản phẩm của công ty lữ hành
7.1. Chất lượng sản phẩm lữ hành
7.2. Các yếu tố ảnh hưởng chất lượng SPLH
7.3. Hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá chất lượng CTDL
7.4. Quản lý chất lượng tại DNLH
Chương 8: Môi trường kinh doanh, chiến lược và chính sách của DNLH
8.1. Môi trường kinh doanh
8.2. Chiến lược kinh doanh của DNLH
8.3. Chính sách kinh doanh của DNLH
5. Học liệu
5.1. Học liệu chính
1. Nguyễn Văn Mạnh và Phạm Hồng Chương (2012), Giáo trình quản trị kinh
doanh lữ hành, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân Hà Nội.
5.2. Học liệu tham khảo
2. Hà Nam Khánh Giao và cộng sự (2020), Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ
hành, NXB Thống kê.
3. Viện Nghiên cứu và Đào tạo về quản lý (2005), Phương pháp và kỹ năng
quản lý nhân sự. NXB. LĐXH, Hà Nội, 2005.
4. Viện Nghiên cứu và Đào tạo về quản lý (2004), Tổ chức và quản lý tiếp thị -
bán hàng. Nxb. LĐXH, Hà Nội.
341

6. Hình thức tổ chức dạy - học


Lịch trình dạy - học (thiết kế cho cả tiến trình 15 tuần)
Yêu
Hình thức tổ chức dạy học
cầu
Số tiết tín chỉ lên Hoạt Tự sinh
lớp động học viên
Thời theo , tự chuẩ
Nội dung LT BT/ TH
gian nhó ngh n bị
TL
m iên trước
cứu khi
đến
lớp
Chương 1 Khái quát về lịch
sử phát triển của KDLH Đọc
1.1. Khái quát nguồn gốc tài
kinh doanh lữ hành liệu
Tuần 1.2. Xu hướng kinh doanh lữ [1]
3 6
1 hành trên TG
1.3. Các tổ chức quốc tế về
lữ hành
1.4. Khái quát kinh doanh lữ
hành ở Việt Nam
Chương 2 Nội dung cơ bản Đọc
của KDLH tài
Tuần
2.1. Kinh doanh lữ hành 2 1 6 liệu
2
2.2. Doanh nghiệp lữ hành [1]
2.3. Đại lý lữ hành
Chương 3 Cơ cấu tổ chức
của công ty lữ hành Đọc
6
Tuần 3.1 Lý luận chung về cơ cấu 2 tài
1
3 tổ chức liệu
3.2.Cơ cấu tổ chức của công [1]
ty lữ hành
Chương 4 DNLH và các nhà
cung cấp Đọc
Tuần 4.1. Nhà cung cấp của doanh tài
3 6
4 nghiệp lữ hành liệu
4.2. Hệ thống phân phối sản [1]
phẩm du lịch
Tuần Chương 4: tiếp theo Đọc
5 4.2. Hệ thống phân phối sản 2 1 6 tài
phẩm du lịch (tt) liệu
342

4.3. Mối quan hệ giữa DNLH


[1]
và các nhà cung cấp
Chương 5 Xây dựng chương
Đọc
trình du lịch
Tuần tài
5.1. Chương trình du lịch 2 1 6
6 liệu
5.2. Quy trình xây dựng
[1]
chuyến du lịch trọn gói
Chương 5: tiếp theo Đọc
Tuần 5.3.Xác định giá thành, giá tài
1 2 6
7 bán CTDL liệu
[1]
Chương 5: tiếp theo
Đọc
5.3. Xác định giá thành, giá
Tuần tài
bán CTDL (tt) 1 2 6
8 liệu
5.4. Một số CTDL ở VN
[1]
** Kiểm tra
Chương 6 Tổ chức bán và
Đọc
thực hiện các chương trình
Tuần tài
du lịch 2 1 6
9 liệu
6.1. Xúc tiến hỗn hợp
[1]
6.2. Tổ chức bán CTDL
Chương 6: tiếp theo Đọc
Tuần 6.2. Tổ chức bán CTDL (tt) tài
1 6
10 6.3. Tổ chức thực hiện CTDL 2 liệu
[1]
Chương 7: Quản lý chất
lượng sản phẩm của công ty
Đọc
lữ hành
Tuần tài
7.1. Chất lượng sản phẩm lữ 2 1 6
11 liệu
hành
[1]
7.2. Các yếu tố ảnh hưởng
chất lượng SPLH
Chương 7: tiếp theo
Đọc
7.3. Hệ thống các chỉ tiêu để
Tuần tài
đánh giá chất lượng CTDL 2 6
12 1 liệu
7.4. Quản lý chất lượng tại
[1]
DNLH
Tuần Chương 8: Môi trường kinh 1 2 6 Đọc
13 doanh, chiến lược và chính tài
sách của DNLH liệu
8.1. Môi trường kinh doanh [1]
343

8.2. Chiến lược kinh doanh


của DNLH
Chương 8: tiếp theo
Đọc
8.2. Chiến lược kinh doanh
Tuần tài
của DNLH (tt) 2 1 6
14 liệu
8.3. Chính sách kinh doanh
[1]
Kiểm tra
Đọc
Tuần Ôn tập tài
3 6
15 liệu
[1]
Tổng 30 15 90

7. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên
-Tham dự đầy đủ các giờ học lý thuyết và thảo luận;
-Nghiên cứu giáo trình và các tài liệu tham khảo khác;
-Tham gia ý kiến, chuẩn bị nội dung và trình bày vào các giờ thảo luận;
-Làm đầy đủ bài kiểm tra, thi kết thúc học phần.
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập học phần
8.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên: 20%
- Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tốt, tích cực thảo luận)
- Phần tự học tự lên lớp (hoàn thành tốt nội dung và nhiệm vụ mà giảng viên
giao cho cá nhân/tuần; bài tập nhóm/tháng; bài tập cá nhân/học kỳ,…)
8.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ: 30%
8.3. Thi cuối kỳ: 50%
8.4. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ:
- Kiểm tra giữa kỳ: Tuần thứ 8, 14.
- Thi cuối kỳ: Sau tuần thứ 15
8.5 Hình thức thi cuối kỳ: Tự luận
344

54. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU
1. Thông tin chung về học phần
- Tên học phần: Quản trị thương hiệu
- Mã học phần: Số tín chỉ: 03
- Yêu cầu của học phần: Học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp
- Các học phần học trước: không
- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động
Giờ lên lớp
+ Lý thuyết: 30 tiết
+ Thảo luận: 15 tiết
+ Tự học, tự nghiên cứu: 90 giờ
- Khoa/Bộ môn phụ trách học phần: BM QTKD KS-NH
2. Mục tiêu của học phần
2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần
a. Kiến thức: Nắm được những thuật ngữ chuyên môn, kiến thức cơ bản về
thương hiệu. Hiểu được những khía cạnh chủ yếu của tiến trình quản trị thương hiệu
như: tạo dựng, duy trì, phát triển, bảo vệ và khai thác giá trị thương hiệu. Biết một
cách khái quát những công việc, nhiệm vụ, vai trò của nhà quản trị thương hiệu và môi
trường làm việc trong lĩnh vực quản trị thương hiệu.
b. Kỹ năng: Tìm kiếm các thông tin liên quan đến thương hiệu. Phân tích và giải
quyết các tình huống trong quản trị thương hiệu; Xây dựng quy trình xây dựng và quản
lý thương hiện. Vận dụng các lý thuyết và chiến lược thương hiệu một cách phù hợp.
c. Thái độ: Nhận thức và hiểu được tầm quan trọng của thương hiệu và quản trị
thương hiệu. Từ đó có tầm nhìn dài hạn đối với thương hiệu..
d. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp
vụ đã được đào tạo; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả
năng tự định hướng thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích
lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng
đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số
vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ
tập thể; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung
bình.….
2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể
- Giúp người học nắm được tầm quan trọng xây dựng thương hiệu, những kiến
thức tổng quan về thương hiệu và quản trị thương hiệu.
- Biết được những thuật ngữ chuyên môn, kiến thức cơ bản nhất về thương
hiệu.
- Khát quát được những công việc, nhiệm vụ, vai trò của nhà quản trị thương
hiệu và môi trường làm việc trong lĩnh vực quản trị thương hiệu.
- Nắm được những vấn đề chủ yếu của tiến trình quản trị thương hiệu gồm: tạo
dựng, duy trì, phát triển, bảo vệ và khai thác giá trị thương hiệu.
345

- Vận dụng được các kiến thức cơ bản về quản trị thương hiệu vào công việc
thực tiễn.
3. Tóm tắt nội dung học phần
Môn học này giúp cho Sinh viên nắm được những kiến thức về xây dựng thương
hiệu và quản trị thương hiệu; Đo lường tài sản thương hiệu; Xây dựng các chiến lược
định vị thương hiệu; Quản lý hệ thống nhận diện thương hiệu;
4. Nội dung chi tiết môn học
Chương 1. Tổng quan về thương hiệu
1.1. Khái quát về thương hiệu
1.1.1. Khái niệm về thương hiệu
1.1.2. Chức năng của thương hiệu
1.1.3. Vai trò của thương hiệu
1.1.4. Quy trình xây dựng thương hiệu
1.2. Tài sản thương hiệu
1.2.1. Khái niệm chung về tài sản thương hiệu
1.2.2. Các thành phần tài sản thương hiệu
1.2.3. Đo lường tài sản thương hiệu
Chương 2. Xây dựng chiến lược thương hiệu
2.1. Tầm nhìn thương hiệu
2.1.1. Sự cần thiết của tầm nhìn thương hiệu
2.1.2. Xây dựng tầm nhìn thương hiệu
2.2. Định vị thương hiệu
2.2.1. Các bước định vị thương hiệu
2.2.2. Các chiến lược định vị thương hiệu
2.3. Kiến trúc thương hiệu
2.3.1. Các mô hình kiến trúc thương hiệu
2.3.2. Phát triển các chiến lược thương hiệu
Chương 3. Phát triển thương hiệu
3.1. Thương hiệu và chiến lược sản phẩm
3.1.1. Chiến lược sản phẩm
3.1.2. Thương hiệu và dịch vụ hỗ trợ
3.2. Hệ thống nhận diện thương hiệu
3.2.1. Cấu trúc hệ thống nhận diện thương hiệu
3.2.2. Quản lý hệ thống nhận diện thương hiệu
3.3. Thiết kế thương hiệu
3.3.1. Tiêu chuẩn thiết kế
3.3.2. Các yếu tố thiết kế thương hiệu
Chương 4. Khai thác và quản lý thương hiệu
4.1. Truyền thông thương hiệu
4.1.1. Thông điệp
4.1.2. Các công cụ truyền thông thương hiệu
4.2. Quản lý thương hiệu
346

4.2.1. Quản lý thông tin


4.2.2. Quản lý quan hệ
4.2.3. Quản lý rủi ro
5. Học liệu:
5.1. Học liệu bắt buộc:
[1] Bùi Văn Quang (2018), Quản trị thương hiệu: Lý thuyết và thực tiễn, NXB Lao
động – Xã hội
5.2. Học liệu tham khảo:
[2] Phạm Thị Lan Hương và cộng sự (2014), Quản trị thương hiệu, NXB Tài
chính
[3] Patricia F. Nicolino (2009), Quản trị thương hiệu, NXB lao động – Xã hội
[4] Kevin Lane Keller (2008), Strategic Brand Management, Pearson International
Edition.
6. Hình thức tổ chức dạy - học
Lịch trình dạy - học (thiết kế cho cả tiến trình 15 tuần)
Hình thức tổ chức dạy-học Yêu cầu
Giờ lên lớp Hoạt Tự Sinh viên
Thời
Nội dung động học chuẩn bị
gian BT/
LT TH theo trước khi
TL
nhóm đến lớp
Chương 1. Tổng quan về
thương hiệu
1.1. Khái quát về thương
Tuần hiệu Đọc tài
3 6
1 1.1.1. Khái niệm về thương liệu [1]
hiệu
1.1.2. Chức năng của
thương hiệu
Chương 1. Tổng quan về
thương hiệu
1.1.3. Vai trò của thương
hiệu
Tuần Đọc tài
1.1.4. Quy trình xây dựng 3 6
2 liệu [1]
thương hiệu
1.2. Tài sản thương hiệu
1.2.1. Khái niệm chung về
tài sản thương hiệu
1.2.2. Các thành phần tài
Tuần sản thương hiệu Đọc tài
3 6
3 1.2.3. Đo lường tài sản liệu [1]
thương hiệu
347

Chương 2. Xây dựng


chiến lược thương hiệu
Tuần Đọc tài
2.1. Tầm nhìn thương hiệu 3 6
4 liệu [1]
2.1.1. Sự cần thiết của tầm
nhìn thương hiệu
Chương 2. Xây dựng
Tuần chiến lược thương hiệu Đọc tài
3 6
5 2.1.2. Xây dựng tầm nhìn liệu [1]
thương hiệu
Chương 2. Xây dựng
chiến lược thương hiệu
Tuần 6 Đọc tài
2.3. Kiến trúc thương hiệu 3
6 liệu [1]
2.3.1. Các mô hình kiến
trúc thương hiệu
Chương 2. Xây dựng
chiến lược thương hiệu
Tuần Đọc tài
2.3.2. Phát triển các chiến 3 6
7 liệu [1]
lược thương hiệu
Kiểm tra
Chương 3. Phát triển
thương hiệu
3.1. Thương hiệu và chiến
Tuần Đọc tài
lược sản phẩm 3 6
8 liệu [1]
3.1.1. Chiến lược sản phẩm
3.1.2. Thương hiệu và dịch
vụ hỗ trợ
Chương 3. Phát triển
thương hiệu
Tuần 3.2. Hệ thống nhận diện 6 Đọc tài
3
9 thương hiệu liệu [1]
3.2.1. Cấu trúc hệ thống
nhận diện thương hiệu
Chương 3. Phát triển
thương hiệu
Tuần 3.2.2. Quản lý hệ thống Đọc tài
3 6
10 nhận diện thương hiệu liệu [1]
3.3. Thiết kế thương hiệu
3.3.1. Tiêu chuẩn thiết kế
Tuần Chương 3. Phát triển 3 6 Đọc tài
11 thương hiệu liệu [1]
3.3.2. Các yếu tố thiết kế
348

thương hiệu
Kiểm tra
Chương 4. Khai thác và
quản lý thương hiệu
4.1. Truyền thông thương
Tuần Đọc tài
hiệu 3 6
12 liệu [1]
4.1.1. Thông điệp
4.1.2. Các công cụ truyền
thông thương hiệu
Chương 4. Khai thác và
Tuần quản lý thương hiệu Đọc tài
3 6
13 4.2. Quản lý thương hiệu liệu [1]
4.2.1. Quản lý thông tin
Chương 4. Khai thác và
Tuần quản lý thương hiệu Đọc tài
3 6
14 4.2.2. Quản lý quan hệ liệu [1]
Kiểm tra
Chương 4. Khai thác và
Tuần 6 Đọc tài
quản lý thương hiệu 3
15 liệu [1]
44.2.3. Quản lý rủi ro
Tổng 30 15 90
7. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên
- Thực hiện theo quy chế đào tạo hiện hành.
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần
8.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên: 20 %
- Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tốt, tích cực thảo luận)
- Phần tự học tự lên lớp (hoàn thành tốt nội dung và nhiệm vụ mà giảng viên giao cho
cá nhân/tuần; bài tập nhóm/tháng; bài tập cá nhân/học kỳ…)
8.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ: 30%
8.3. Thi cuối kỳ: 50%
8.4. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ
- Kiểm tra giữa kỳ: Tuần thứ 7, 14.
- Thi cuối kỳ: Sau tuần thứ 15 (Theo lịch thi chung của Nhà trường)
8.5. Hình thức thi cuối kỳ: Tự luận hoặc trắc nghiệm.
349

55. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN ĐÀM PHÁN VÀ THƯƠNG LƯỢNG
TRONG KINH DOANH

1. Thông tin chung về học phần


- Tên học phần: Đàm phán và thương lượng trong kinh doanh
- Mã học phần: Số tín chỉ: 03
- Yêu cầu của học phần: Học phần thay thế khóa luận tốt nghệp
- Các học phần học trước: Không
- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động
Giờ lên lớp
+ Lý thuyết: 30 tiết
+ Thực hành: 15 tiết
+ Tự học, tự nghiên cứu: 90 giờ
- Khoa/Bộ môn phụ trách học phần: BM QTKD KS-NH
2. Mục tiêu của học phần
2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần
a. Kiến thức:
Nắm được quá trình đàm phán và thương lượng trong kinh doanh từ khâu chuẩn
bị đến khi kết thúc việc đàm phán và thương lượng. Hiểu được các nguyên tắc, kỹ
thuật, kỹ năng giao tiếp, thủ thuật,... trong đàm phán và thương lượng.
b. Kỹ năng:
Phân tích từng tình huống đàm phán và thương lượng cụ thể. Kỹ năng giao tiếp,
ứng xử trong quá trình đàm phán và thương lượng.
c. Thái độ:
Nhận thức được tầm quan trọng của quá trình đàm phán và thương lượng trong
kinh doanh. Hình thành tác phong, diện mạo trong tiến trình đàm phán và thương
lượng.
d. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng thích nghi với các
môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề
chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có
năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải
tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình
2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể
- Hiểu được tầm quan trọng của đàm phán và thương lượng trong kinh doanh.
- Biết được qui trình tổ chức đàm phán thương lượng.
- Nhận thức được những kỹ thuật, nghệ thuật đàm phán thương lượng, chiến lược và
chiến thuật đàm phán thương lượng. Từ đó vận dụng các thủ thuật, cách ứng xử trong
đàm phán thương lượng.
350

3. Tóm tắt nội dung học phần


4. Nội dung môn học
Chương 1. Khái quát chung về đàm phán, thương lượng
1.1. Khái niệm về về đàm phán, thương lượng
1.2. Các mô hình đàm phán, thương lượng trong kinh doanh
1.3. Ảnh hưởng của văn hóa dân tộc, văn hóa tổ chức và tính cách cá nhân đến đàm
phán trong kinh doanh.
Chương 2. Chuẩn bị đám phán
2.1. Xác định mục tiêu
2.2. Thu thập thông tin
2.3. Xác định phương án thay thế tốt nhất (BATNA)
2.4. Xác định phạm vi đàm phán (ZOPA)
2.5. Tìm hiểu đối tác đàm phán
2.6. Xác định chiến lược và các chiến thuật đàm phán
2.7. Một số chuẩn bị khác
Chương 3. Tiến trình đàm phán
3.1. Trao đổi thông tin
3.2. Đề nghị
3.3. Thương lượng
3.4. Kết thúc đàm phán
Chương 4. Các phương thức đàm phán
4.1. Đàm phán bằng thư (gián tiếp)
4.2. Đàm phán bằng điện thoại
4.3. Đàm phán bằng cách gặp trực tiếp
Chương 5. Đàm phán trong kinh doanh quốc tế
5.1. Đàm phán hợp đồng chuyển giao công nghệ
5.2. Đàm phán dự án
5.3. Đàm phán giữa công ty đa quốc gia và chính phủ
5.4. Đàm phán với một số đối tác: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,
ASEAN.
Chương 6. Thực hành đàm phán
6.1. Phỏng vấn xin việc
6.2. Đàm phán ký kết hợp đồng trong nước
6.3. Đàm phán ký kết hợp đồng với nước ngoài
6.4. Đàm phán hợp đồng đấu thầu
5. Học liệu
5.1. Học liệu bắt buộc
[1]. [1]. Thái trí Dũng (2012), Kỹ năng giao tiếp và thương lượng trong kinh doanh
quốc tế, NXB Lao động và xã hội.
5.2. Học liệu tham khảo
351

[2]. Charles P. Lickson, Robert B. Maddux (2005), Negotiation basics: win-win


strategies for everyone (4th edition), Thomson.
[3]. G. Nierenberg (2010), Nghệ thuật thương lượng, NXB Đồng Nai.
[4]. TS. Thái Trí Dũng (2012), Kỹ năng giao tiếp và thương lượng trong kinh
doanh, TP.HCM, NXB Lao động – Xã hội.
6. Hình thức tổ chức dạy - học:
Phương pháp giảng dạy lý thuyết kết hợp thảo luận, làm việc nhóm với những
tình huống thực tế.
Lịch trình dạy - học (thiết kế cho cả tiến trình 15 tuần)
Hình thức tổ chức Yêu
dạy-học cầu
Sinh
Thời viên
Nội dung
gian BT/ Tự chuẩn
LT
TL học bị trước
khi
đến lớp
Chương 1. Khái quát chung về đàm phán,
Tuầ thương lượng
Đọc tài
n 1.1. Khái niệm về về đàm phán, thương lượng 03 06
liệu [1]
1 1.2. Các mô hình đàm phán, thương lượng
trong kinh doanh
Chương 1. Khái quát chung về đàm phán,
Tuầ thương lượng
Đọc tài
n 1.3. Ảnh hưởng của văn hóa dân tộc, văn hóa 03 06
liệu [1]
2 tổ chức và tính cách cá nhân đến đàm phán
trong kinh doanh.
Tuầ Chương 2. Chuẩn bị đám phán
Đọc tài
n 2.1. Xác định mục tiêu 03 06
liệu [1]
3 2.2. Thu thập thông tin
2.3. Xác định phương án thay thế tốt nhất
Tuầ Đọc tài
(BATNA) 03 06
n4 liệu [1]
2.4. Xác định phạm vi đàm phán (ZOPA)
2.5. Tìm hiểu đối tác đàm phán
Tuầ
2.6. Xác định chiến lược và các chiến thuật Đọc tài
n 03 06
đàm phán liệu [1]
5
2.7. Một số chuẩn bị khác
Chương 3. Tiến trình đàm phán
Tuầ Đọc tài
3.1. Trao đổi thông tin 03 06
n6 liệu [1]
3.2. Đề nghị
Tuầ 3.3. Thương lượng 03 06 Đọc tài
n7 3.4. Kết thúc đàm phán liệu [1]
352

Kiểm tra
Tuầ
Đọc tài
n Thảo luận/ thực hànhtiến trình đàm phán 03 06
liệu [1]
8
Tuầ Chương 4. Các phương thức đàm phán
Đọc tài
n 4.1. Đàm phán bằng thư (gián tiếp) 03 06
liệu [1]
9 4.2. Đàm phán bằng điện thoại
Tuầ Đọc tài
4.3. Đàm phán bằng cách gặp trực tiếp 03 06
n 10 liệu [1]
Chương 5. Đàm phán trong kinh doanh
quốc tế
Tuầ Đọc tài
5.1. Đàm phán hợp đồng chuyển giao công 03 06
n 11 liệu [1]
nghệ
5.2. Đàm phán dự án
Chương 5. Đàm phán trong kinh doanh
quốc tế
Tuầ 5.3. Đàm phán giữa công ty đa quốc gia và Đọc tài
03 06
n 12 chính phủ liệu [1]
5.4. Đàm phán với một số đối tác: Mỹ, Trung
Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN.
Tuầ Chương 6. Thực hành đàm phán Đọc tài
03 06
n 13 6.1. Phỏng vấn xin việc liệu [1]
Tuầ Chương 6. Thực hành đàm phán
Đọc tài
n 6.2. Đàm phán ký kết hợp đồng trong nước 03 06
liệu [1]
14 Kiểm tra
Chương 6. Thực hành đàm phán
Tuầ
6.3. Đàm phán ký kết hợp đồng với nước Đọc tài
n 03 06
ngoài liệu [1]
15
6.4. Đàm phán hợp đồng đấu thầu
Tổng 30 15 90
7. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên
- Thực hiện theo quy chế đào tạo hiện hành.
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần
8.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên: 20 %
- Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tốt, tích cực thảo luận)
- Phần tự học tự lên lớp (hoàn thành tốt nội dung và nhiệm vụ mà giảng viên
giao cho cá nhân/tuần; bài tập nhóm/tháng; bài tập cá nhân/học kỳ…)
8.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ: 30%
8.3. Thi cuối kỳ: 50%
8.4. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ
- Kiểm tra giữa kỳ: Tuần thứ 7, 14
353

- Thi cuối kỳ: Sau tuần thứ 15 (Theo lịch thi chung của Nhà trường)
8.5. Hình thức thi cuối kỳ: Tự luận hoặc trắc nghiệm
354

56. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN KHỞI SỰ KINH DOANH

1. Thông tin chung về học phần


- Tên học phần: Khởi sự kinh doanh
- Mã học phần: Số tín chỉ: 04
- Yêu cầu của học phần: Học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp
- Các học phần học trước: không
- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động
Giờ lên lớp
+ Lý thuyết: 45 tiết
+ Thảo luận, bài tập tình huống 15 tiết
+ Tự học, tự nghiên cứu: 120 giờ
- Khoa/Bộ môn phụ trách học phần: BM QTKD KS-NH
2. Mục tiêu của học phần
2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần
a. Kiến thức: Trang bị cho Sinh viên những lý thuyết cơ bản về khởi sự kinh
doanh: Môi trường kinh doanh, tố chất, kỹ năng cần thiết của chủ doanh nghiệp; các
phương pháp lựa chọn ý tưởng kinh doanh, nội dung cơ bản của kế hoạch kinh doanh
khởi sự; Triển khai các hoạt động kinh doanh và trách nhiệm, rủi ro thường gặp của
một nhà khởi sự.
b. Kỹ năng: Giúp Sinh viên có kỹ năng phân tích, lựa chọn ý tưởng kinh doanh
và biến những ý tưởng kinh doanh thành cơ hội kinh doanh; Kỹ năng lập kế hoạch
khởi sự và tiến hành kinh doanh; Kỹ năng trình bày và bảo vệ một dự án kinh doanh.
c. Thái độ: Có tinh thần và thái độ nghiêm túc về nghề nghiệp của mình trong
tương lai.
d. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm,
- Chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm; đánh giá chất lượng
hoạt động giảng dạy, giáo dục sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện nhiệm vụ của
các thành viên trong nhóm.
2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể
Sau khi học xong môn học, Sinh viên đạt được những yêu cầu sau:
- Hiểu môi trường kinh doanh, những tố chất và kỹ năng cần có của các nhà
khởi sự để tìm ra các ý tưởng cũng như cơ hội kinh doanh.
- Nắm quy trình lựa chọn, đánh giá các ý tưởng cũng như cơ hội kinh doanh.
- Biết được nội dung cơ bản của kế hoạch kinh doanh khởi sự.
- Vận dụng kiến thức vào trong hoạt động kinh doanh thực tiễn của mình.
3. Tóm tắt nội dung học phần
Môn học cung cấp cho Sinh viên những kiến thức cơ bản về khởi sự kinh
doanh; Các yếu tố nền tảng, yêu cầu và kỹ năng cần thiết của doanh nhân. Hình thành
ý tưởng và lập kế hoạch khởi sự kinh doanh; Lựa chọn hình thức khởi sự và tạo lập
355

doanh nghiệp; triển khai hoạt động và từng bước xây dựng hệ thống kinh doanh hiệu
quả. Ngoài ra môn học còn trang bị trách nhiệm, cách thức nhận diện và quản trị rủi ro
của các nhà khởi sự.
4. Nội dung chi tiết môn học
Chương 1. Tổng quan về khởi sự kinh doanh
1.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh
1.2. Doanh nhân trong nền kinh tế thị trường
1.3. Nhà khởi nghiệp và chủ doanh nghiệp
Chương 2. Hình thành ý tưởng kinh doanh và lập kế hoạch kinh doanh khởi sự
2.1. Ý tưởng kinh doanh và lựa chọn ý tưởng kinh doanh.
2.2. Cơ hội và phương pháp nhận biết cơ hội kinh doanh
2.3. Đánh giá mức độ chắc chắn của cơ hội kinh doanh
2.4. Lập kế hoạch kinh doanh khởi sự
Chương 3. Lựa chọn hình thức khởi sự và tạo lập doanh nghiệp
3.1. Các hình thức khởi sự kinh doanh
3.2. Tạo lập doanh nghiệp mới khởi sự
Chương 4. Triển khai hoạt động kinh doanh
4.1. Tổ chức bộ máy quản trị và nhân sự
4.2. Thiết kế trụ sở và mua sắm trang thiết bị
4.3. Marketing và mạng lưới bán hàng
4.4. Nguồn vốn đề khởi sự kinh doanh
4.5. Triển khai các hoạt động khác
Chương 5. Trách nhiệm, rủi ro các nhà khởi sự kinh doanh
5.1. Trách nhiệm pháp lý của chủ doanh nghiệp
5.2. Rủi ro trong kinh doanh
5.3. Bảo hiểm
5. Học liệu
5.1. Học liệu bắt buộc
[1] Bài giảng của giảng viên phụ trách giảng dạy.
[2] Nguyễn Ngọc Huyền (2012), Giáo trình khởi sự kinh doanh, NXB Đại học
kinh tế quốc dân.
5.2. Học liệu tham khảo:
[3] Bill Aulet (2016), Kinh điển về khởi sự, NXB lao động.
[4] Nguyễn Ngọc Huyền (2015), Giáo trình khởi sự kinh doanh và tái lập doanh
nghiệp (tái bản), NXB Đại học kinh tế quốc dân.
[5] Lưu Đan Thọ (2016), Lập kế hoạch khởi sự kinh doanh, NXB Tài chính.
[6]. Thomas Kubr, (2017), Cẩm nang khởi nghiệp kinh doanh, NXB Dân Trí.
356

6. Hình thức tổ chức dạy - học


Lịch trình dạy - học (thiết kế cho cả tiến trình 15 tuần)
Hình thức tổ chức dạy-học Yêu cầu
Giờ lên lớp Hoạt Tự Sinh viên
Thời
Nội dung động học chuẩn bị
gian BT/
LT TH theo trước khi
TL
nhóm đến lớp
Chương 1. Tổng quan về
Tuần khởi sự kinh doanh Đọc tài
4 9
1 1.1. Khái quát về hoạt động liệu [1]
kinh doanh
Chương 1. Tổng quan về
khởi sự kinh doanh
Tuần 1.2. Doanh nhân trong nền Đọc tài
1 3 9
2 kinh tế thị trường liệu [1]
1.3. Nhà khởi nghiệp và
chủ doanh nghiệp
Chương 2. Hình thành ý
tưởng kinh doanh và lập
kế hoạch kinh doanh khởi
Tuần Đọc tài
sự 4 9
3 liệu [1]
2.1. Ý tưởng kinh doanh và
lựa chọn ý tưởng kinh
doanh.
Chương 2. Hình thành ý
tưởng kinh doanh và lập
Tuần kế hoạch kinh doanh khởi Đọc tài
4 9
4 sự liệu [1]
2.2. Cơ hội và phương pháp
nhận biết cơ hội kinh doanh
Chương 2. Hình thành ý
tưởng kinh doanh và lập
Tuần kế hoạch kinh doanh khởi Đọc tài
4 9
5 sự liệu [1]
2.3. Đánh giá mức độ chắc
chắn của cơ hội kinh doanh
Tuần Chương 2. Hình thành ý 1 3 9 Đọc tài
6 tưởng kinh doanh và lập liệu [1]
kế hoạch kinh doanh khởi
sự
2.4. Lập kế hoạch kinh
357

doanh khởi sự
Kiểm tra
Chương 3. Lựa chọn hình
thức khởi sự và tạo lập
Tuần doanh nghiệp Đọc tài
4 9
7 3.1. Các hình thức khởi sự liệu [1]
kinh doanh
Kiểm tra
Chương 3. Lựa chọn hình
thức khởi sự và tạo lập
Tuần Đọc tài
doanh nghiệp 1 3 9
8 liệu [1]
3.2. Tạo lập doanh nghiệp
mới khởi sự
Chương 4. Triển khai
hoạt động kinh doanh
Tuần 4.1. Tổ chức bộ máy quản Đọc tài
4 9
9 trị và nhân sự liệu [1]
4.2. Thiết kế trụ sở và mua
sắm trang thiết bị
Chương 4. Triển khai
hoạt động kinh doanh
Tuần Đọc tài
4.3. Marketing và mạng 4 9
10 liệu [1]
lưới bán hàng
Kiểm tra
Chương 4. Triển khai
Tuần hoạt động kinh doanh Đọc tài
4 9
11 4.4. Nguồn vốn đề khởi sự liệu [1]
kinh doanh
Chương 4. Triển khai
Tuần hoạt động kinh doanh Đọc tài
1 3 9
12 4.5. Triển khai các hoạt liệu [1]
động khác
Chương 5. Trách nhiệm,
rủi ro các nhà khởi sự
Tuần Đọc tài
kinh doanh 4 9
13 liệu [1]
5.1. Trách nhiệm pháp lý
của chủ doanh nghiệp
Tuần Chương 5. Trách nhiệm, 4 9 Đọc tài
14 rủi ro các nhà khởi sự liệu [1]
kinh doanh
5.2. Rủi ro trong kinh
358

doanh
Kiểm tra
Chương 5. Trách nhiệm,
Tuần rủi ro các nhà khởi sự Đọc tài
1 3 9
15 kinh doanh liệu [1]
5.3. Bảo hiểm
Tổng 45 15 120
7. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên
- Thực hiện theo quy chế đào tạo hiện hành.
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần
8.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên: 20 %
- Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tốt, tích cực thảo luận)
- Phần tự học tự lên lớp (hoàn thành tốt nội dung và nhiệm vụ mà giảng viên
giao cho cá nhân/tuần; bài tập nhóm/tháng; bài tập cá nhân/học kỳ…)
8.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ: 30%
8.3. Thi cuối kỳ: 50%
8.4. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ (kể cả thi lại)
- Kiểm tra giữa kỳ: Tuần thứ 6, 10, 14
- Thi cuối kỳ: Sau tuần thứ 15 (Theo lịch thi chung của Nhà trường)
8.5. Hình thức thi cuối kỳ: Tự luận hoặc trắc nghiệm.
359

57. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
1. Thông tin chung về học phần
- Tên học phần: Quản trị chiến lược
- Mã học phần: Số tín chỉ: 04
- Yêu cầu của học phần: Học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp
- Các học phần học trước: Không
- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động
Giờ lên lớp
+ Lý thuyết: 45 tiết
+ Thảo luận: 15 tiết
+ Tự học, tự nghiên cứu: 120 giờ
- Khoa/Bộ môn phụ trách học phần: Khoa Du lịch/ QTKD KS-NH
2. Mục tiêu của học phần
2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần
a. Kiến thức:
Cung cấp những nội dung cơ bản có hệ thống về quản trị chiến lược. Hiểu được
cách thức hoạch định, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh chiến lược của doanh nghiệp
và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập quốc tế.
b. Kỹ năng:
Kỹ năng phân tích sự biến động của môi trường kinh doanh. Có khả năng giải
quyết các tính huống thực tế trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích
được các chiến lược kinh doanh trong môi trường kinh doanh toàn cầu.
c. Thái độ:
Hình thành tư duy sáng tạo, nhận diện, phân tích, tổng hợp và khả năng vận
dụng thông tin khoa học để thích ứng và giải quyết môi trường kinh doanh thực tiễn.
d. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng thích nghi với các
môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề
chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có
năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải
tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.….
2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể
- Cung cấp những nguyên lý căn bản của quản trị chiến lược.
- Cung cấp những kiến thức cơ bản với tiếp cận quản trị theo mục tiêu và quản
trị theo quá trình.
- Cung cấp phương pháp và kỹ năng vận dụng kiến thức quản trị chiến lược
trong kinh doanh thực tiễn của doanh nghiệp, giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp.
3. Tóm tắt nội dung học phần
360

Học phần Quản trị chiến lược sẽ bao gồm những nội dung sau: Các khái niệm
và lý luận cơ bản về chiến lược kinh doanh và quản trị chiến lược. Các bước trong qui
trình quản trị chiến lược, các mô hình quản trị chiến lược cơ bản. Nội dung công việc
hoạch định chiến lược, các công cụ sử dụng để phân tích và lựa chọn chiến lược kinh
doanh. Những loại chiến lược kinh doanh cơ bản được áp dụng trong doanh nghiệp.
Các hoạt động liên quan đến thực thi chiến lược. Kiểm tra và đánh giá chiến lược. Lý
thuyết cơ bản về chiến lược cạnh tranh.. Nội dung chủ yếu của môn học bao gồm 6
chương.
4. Nội dung chi tiết học phần
Chương 1. Tổng quan về quản trị chiến lược
1.1. Các khái niệm
1.2. Mô hình quản trị chiến lược
1.3. Vai trò của Quản trị chiến lược
Chương 2. Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
2.1. Các khái niệm và quy trình phân tích môi trường kinh doanh
2.2. Phân tích môi trường vĩ mô
2.3. Phân tích môi trường vi mô
2.4. Phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp
Chương 3. Các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
3.1. Đặc trưng của chiến lược kinh doanh
3.2. Vai trò của chiến lược kinh doanh
3.3. Phân loại chiến lược kinh doanh
3.4. Các chiến lược kinh doanh phổ biến của doanh nghiệp
Chương 4. Các chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp
4.1. Các chiến lược cạnh tranh chung
4.2. Các chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
4.3 Các chiến lược cạnh tranh dựa trên vị thế của doanh nghiệp
4.4. Các chiến lược cạnh tranh dựa trên sự phát triển của ngành
Chương 5. Phân tích và lựa chọn chiến lược
5.1. Mục đích và cơ sở của phân tích và lựa chọn chiến lược
5.2. Quy trình phân tích và lựa chọn chiến lược
5.3. Lựa chọn chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Chương 6. Tổ chức thực hiện đánh giá và điều chỉnh chiến lược
6.1. Nội dung triển khai thực hiện chiến lược
6.2. Đánh giá chiến lược
6.3 Điều chỉnh chiến lược
5. Học liệu
5.1. Học liệu bắt buộc
[1] Bài giảng của giảng viên.
[2] PGS.TS.Ngô Kim Thanh (2012), Giáo trình Quản trị chiến lược, NXB Đại
học kinh tế quốc dân.
361

5.2. Học liệu tham khảo


[3] F. David (2008), Khái luận về quản trị chiến lược, NXB Lao động xã hội.
[4] G. Smith, D. Arnold, B. Bezzell (2008), Chiến lược và sách lược kinh
doanh, NXB Tài chính.
[5] M. Porter (2008), Chiến lược cạnh tranh, NXB Lao động xã hội.
[6] M. Porter (2009), Lợi thế cạnh tranh, NXB trẻ.
6. Hình thức tổ chức dạy - học
Lịch trình dạy - học (thiết kế cho cả tiến trình 15 tuần)
Hình thức tổ chức dạy-học Yêu cầu
Giờ lên lớp Hoạt Tự Sinh viên
Thời
Nội dung động học chuẩn bị
gian BT/
LT TH theo trước khi
TL
nhóm đến lớp
Chương 1. Tổng quan về
quản trị chiến lược
Tuần Đọc tài
1.1. Các khái niệm 4 9
1 liệu [1]
1.2. Mô hình quản trị chiến
lược
Chương 1. Tổng quan về
quản trị chiến lược
Tuần 1.2. Mô hình quản trị chiến Đọc tài
4 9
2 lược (tiếp) liệu [1]
1.3. Vai trò của Quản trị
chiến lược
Chương 2. Phân tích môi
trường kinh doanh của
doanh nghiệp
Tuần 2.1. Các khái niệm và quy Đọc tài
4 9
3 trình phân tích môi trường liệu [1]
kinh doanh
2.2. Phân tích môi trường vĩ

Chương 2. Phân tích môi
trường kinh doanh của
doanh nghiệp
Tuần 2.3. Phân tích môi trường vi Đọc tài
1 3 9
4 mô liệu [1]
2.4. Phân tích môi trường
nội bộ doanh nghiệp
Kiểm tra
Tuần Chương 3. Các chiến lược 4 9 Đọc tài
362

kinh doanh của doanh


nghiệp
5 liệu [1]
3.1. Đặc trưng của chiến
lược kinh doanh
Chương 3. Các chiến lược
kinh doanh của doanh
nghiệp
Tuần Đọc tài
3.2. Vai trò của chiến lược 4 9
6 liệu [1]
kinh doanh
3.3. Phân loại chiến lược
kinh doanh
Chương 3. Các chiến lược
kinh doanh của doanh
nghiệp
Tuần Đọc tài
3.4. Các chiến lược kinh 1 3 9
7 liệu [1]
doanh phổ biến của doanh
nghiệp
Kiểm tra
Chương 4. Các chiến lược
cạnh tranh của doanh
Tuần Đọc tài
nghiệp 4 9
8 liệu [1]
4.1. Các chiến lược cạnh
tranh chung
Chương 4. Các chiến lược
cạnh tranh của doanh
nghiệp
4.2. Các chiến lược cạnh
Tuần Đọc tài
tranh của doanh nghiệp nhỏ 4 9
9 liệu [1]
và vừa
4.3 Các chiến lược cạnh
tranh dựa trên vị thế của
doanh nghiệp
Chương 4. Các chiến lược
cạnh tranh của doanh
nghiệp
Tuần Đọc tài
4.4. Các chiến lược cạnh 1 3 9
10 liệu [1]
tranh dựa trên sự phát triển
của ngành
Kiểm tra
Tuần Chương 5. Phân tích và 4 9 Đọc tài
11 lựa chọn chiến lược liệu [1]
363

5.1. Mục đích và cơ sở của


phân tích và lựa chọn chiến
lược
Chương 5. Phân tích và
Tuần lựa chọn chiến lược Đọc tài
4 9
12 5.2. Quy trình phân tích và liệu [1]
lựa chọn chiến lược
Chương 5. Phân tích và
lựa chọn chiến lược
Tuần Đọc tài
5.3. Lựa chọn chiến lược 2 2 9
13 liệu [1]
kinh doanh của doanh
nghiệp
Chương 6. Tổ chức thực
hiện đánh giá và điều
Tuần chỉnh chiến lược Đọc tài
3 1 9
14 6.1. Nội dung triển khai liệu [1]
thực hiện chiến lược
Kiểm tra
Chương 6. Tổ chức thực
hiện đánh giá và điều
Tuần Đọc tài
chỉnh chiến lược 1 3 9
15 liệu [1]
6.2. Đánh giá chiến lược
6.3 Điều chỉnh chiến lược
Tổng 45 15 120
7. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên
- Thực hiện theo quy chế đào tạo hiện hành.
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần
8.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên: (trọng số) 20%
- Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tốt, tích cực thảo luận)
- Phần tự học tự lên lớp (hoàn thành tốt nội dung và nhiệm vụ mà giảng viên giao cho
cá nhân/tuần; bài tập nhóm/tháng; bài tập cá nhân/học kỳ…)
8.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ: Trọng số 30%
8.3. Thi cuối kỳ: Trọng số 50%
8.4. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ
- Kiểm tra định kỳ: tuần thứ 4, 10, 14.
- Thi cuối kỳ: Sau tuần thứ 15 (Theo lịch thi chung của Nhà trường).
8.5. Hình thức thi cuối kỳ: Tự luận hoặc trắc nghiệm.
364

58. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN QUẢN TRỊ RỦI RO

1. Thông tin chung về học phần


- Tên học phần: Quản trị rủi ro
- Mã học phần: Số tín chỉ: 03
- Yêu cầu của học phần: Học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp
- Các học phần học trước: Không
- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động;
Giờ lên lớp
+ Lý thuyết: 30 tiết
+ Thực hành: 15 tiết
+ Tự học, tự nghiên cứu: 90 giờ
- Khoa/Bộ môn phụ trách học phần: Khoa Du lịch/ QTKD KS-NH
2. Mục tiêu của học phần
2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần
a. Kiến thức:
Khái niệm rủi ro và quản trị rủi ro, nội dung của quản trị rủi ro, vận dụng quản trị
rủi ro trong quản trị rủi ro các nguồn lực, các hoạt động kinh doanh.
b. Kỹ năng:
Kỹ năng nhận dạng, phân tích, kiểm soát và tài trợ rủi ro; kỹ năng nhận biết và
chủ động ứng phó với những rủi ro trong cuộc sống và công việc kinh doanh.
c. Thái độ:
Có thái độ học tập nghiêm túc. Chuẩn bị trước nội dung bài học và giáo trình tại
nhà. Có khả năng quan sát, tư duy, phản biện. Có trách nhiệm trong học tập cũng như
trong công việc. Yêu nghề, tận tâm và có sáng kiến trong quá trình thực hiện công
việc. Có đạo đức nghề nghiệp.
d. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng thích nghi với các
môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể
- Hiểu được các nguyên tắc, nội dung của quản trị rủi ro
- Hiểu được nhận dạng, phân tích rủi ro; Kiểm soát và tài trợ rủi ro
- Vận dụng quản trị rủi ro trong quản trị rủi ro nhân lực, quản trị rủi ro tài sản của
doanh nghiệp
3. Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần bao gồm những nội dung cơ bản sau: Khái niệm, các nguyên tắc, nội
dung của quản trị rủi ro; Phân tích sâu các nội dung của quản trị rủi ro bao gồm: Nhận
dạng, phân tích rủi ro; Kiểm soát và tài trợ rủi ro; Vận dụng quản trị rủi ro trong quản
trị rủi ro nhân lực, quản trị rủi ro tài sản của doanh nghiệp.
365

4. Nội dung chi tiết môn học


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO
1.1. Rủi ro và phân loại rủi ro
1.2. Khái niệm và các nguyên tắc quản trị rủi ro
1.3. Mối quan hệ giữa quản trị rủi ro với quản trị chiến lược và quản trị tác nghiệp
trong doanh nghiệp
CHƯƠNG 2: NHẬN DẠNG VÀ PHÂN TÍNH RỦI RO
2.1. Nhận dạng rủi ro
2.2. Phân tích rủi ro
CHƯƠNG 3: KIỂM SOÁT VÀ TÀI TRỢ RỦI RO
3.1. Kiểm soát rủi ro
3.2. Tài trợ rủi ro
CHƯƠNG 4: QUẢN TRỊ RỦI RO NHÂN LỰC
4.1. Khái niệm và phân loại rủi ro nhân lực
4.2. Nhận dạng rủi ro và phân tích rủi ro nhân lực
4.3. Kiểm soát và tài trợ rủi ro nhân lực
CHƯƠNG 5: QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI SẢN
5.1. Khái niệm và phân loại rủi ro tài sản
5.2. Nhận dạng và phân tích rủi ro tài sản
5.3. Kiểm soát và tài trợ rủi ro tài sản
5. Học liệu:
5.1. Học liệu bắt buộc
[1] Trần Hùng (2017), Giáo trình quản trị rủi ro, NXB Hà Nội
[2] Phan Thị Thu Hà, Lê Thanh Tâm, Hoàng Đức Mạnh (2019), Quản trị rủi ro,
NXB Đại học Kinh tế quốc dân
5.2. Học liệu tham khảo
[3] Đoàn Thị Hồng Vân, Kim Ngọc Đạt, Hà Đức Sơn (2009), Quản trị rủi ro và khủng
hoảng, NXB Lao động
366

6. Hình thức tổ chức dạy - học


Lịch trình dạy - học (thiết kế cho cả tiến trình 15 tuần)
Hình thức tổ chức dạy-học
Yêu cầu
Giờ lên lớp Tự
Hoạt Sinh viên
Thời họ
Nội dung động chuẩn bị
gian L c
TH TL theo trước khi
T
nhóm đến lớp

Sinh viên
CHƯƠNG 1: Tổng quan về
Tuần đọc tài
quản trị rủi ro 2 1 6
1 liệu [1],
1.1. Rủi ro và phân loại rủi ro
[2]
CHƯƠNG 1. Tổng quan về Sinh viên
Tuần quản trị rủi ro (tt) đọc tài
2 1 6
2 1.2. Khái niệm và các nguyên liệu [1],
tắc quản trị rủi ro [2]
CHƯƠNG 1. Tổng quan về Sinh viên
quản trị rủi ro (tt) đọc tài
Tuần 1.3. Mối quan hệ giữa quản trị liệu [1],
2 1 6
3 rủi ro với quản trị chiến lược và [2]
quản trị tác nghiệp trong doanh
nghiệp
Sinh viên
Tuần CHƯƠNG 2: Nhận dạng và
đọc tài
4+5 phân tính rủi ro 2 1 6
liệu [1],
+6 2.1. Nhận dạng rủi ro
[2]
Sinh viên
CHƯƠNG 2: Nhận dạng và
Tuần đọc tài
phân tính rủi ro (tt) 2 1 6
5 liệu [1],
2.2. Phân tích rủi ro
[2]
Sinh viên
CHƯƠNG 2: Nhận dạng và
Tuần đọc tài
phân tính rủi ro (tt) 2 1 6
6 liệu [1],
2.2. Phân tích rủi ro
[2]
Sinh viên
CHƯƠNG 3: Kiểm soát và tài
Tuần đọc tài
trợ rủi ro 2 1 6
7 liệu [1],
3.1. Kiểm soát rủi ro
[2]
Tuần CHƯƠNG 3: Kiểm soát và tài 2 1 6 Sinh viên
8 trợ rủi ro (tt) đọc tài
3.2. Tài trợ rủi ro liệu [1],
367

[2]
CHƯƠNG 3: Kiểm soát và tài Sinh viên
Tuần trợ rủi ro (tt) đọc tài
2 1 6
9 3.2. Tài trợ rủi ro liệu [1],
*** Kiểm tra giữa kỳ [2]
CHƯƠNG 4: Quản trị rủi ro Sinh viên
Tuần nhân lực đọc tài
2 1 6
10 4.1. Khái niệm và phân loại rủi liệu [1],
ro nhân lực [2]
CHƯƠNG 4: Quản trị rủi ro Sinh viên
Tuần nhân lực (tt) đọc tài
2 1 6
11 4.2. Nhận dạng rủi ro và phân liệu [1],
tích rủi ro nhân lực [2]
CHƯƠNG 4: Quản trị rủi ro Sinh viên
nhân lực (tt) đọc tài
Tuần
4.3. Kiểm soát và tài trợ rủi ro 2 1 6 liệu [1],
12
nhân lực [2]
*** Kiểm tra giữa kỳ
CHƯƠNG 5: Quản trị rủi ro Sinh viên
Tuần tài sản đọc tài
2 1 6
13 5.1. Khái niệm và phân loại rủi liệu [1],
ro tài sản [2]
CHƯƠNG 5: Quản trị rủi ro Sinh viên
Tuần tài sản (tt) đọc tài
2 1 6
14 5.2. Nhận dạng và phân tích rủi liệu [1],
ro tài sản [2]
CHƯƠNG 5: Quản trị rủi ro Sinh viên
Tuần tài sản (tt) đọc tài
2 1 6
15 5.3. Kiểm soát và tài trợ rủi ro liệu [1],
tài sản [2]
Tổng cộng 30 15 90

7. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên
- Thực hiện theo quy chế đào tạo hiện hành.
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần
8.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên: 20 %
- Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tốt, tích cực thảo luận): 10%
- Phần tự học tự lên lớp (hoàn thành tốt nội dung và nhiệm vụ mà giảng viên giao cho
cá nhân/tuần; bài tập nhóm/tháng; bài tập cá nhân/học kỳ…): 10%
8.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ: 30%
8.3. Thi cuối kỳ: 50%
368

8.4. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ


- Kiểm tra giữa kỳ: Tuần 9, tuần 12
- Thi cuối kỳ: Sau tuần thứ 15 (Theo lịch thi chung của Nhà trường)
8.5. Hình thức thi cuối kỳ: Tự luận hoặc trắc nghiệm
369

III. Đề nghị và cam kết thực hiện


(1) Địa chỉ website đăng thông tin 3 công khai, chuẩn đầu ra, các quy định của
cơ sở đào tạo liên quan đến hoạt động tổ chức đào tạo và nghiên cứu khoa học:
http://www.ukh.edu.vn.
(2) Đề nghị của cơ sở đào tạo: Không
(3) Cam kết triển khai thực hiện: Cơ sở đào tạo cam kết triển khai thực hiện
đúng như nội dung đã đăng kí.

Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG


- Như trên;
- Lưu:VT, QLĐT&KT.

You might also like