You are on page 1of 52

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

SỞ Y TẾ
---*---

KHẢ NĂNG GIỮ THĂNG BẰNG


THEO THANG ĐIỂM BERG TRÊN NGƯỜI BỆNH
TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH
VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM NĂM 2019
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Chủ nhiệm đề tài:


NGUYỄN THỊ TRÂM ANH, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum
Cộng sự:
NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum
CÁP NGUYỄN ANH TƯỚNG, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum
KON TUM-2019
i

MỤC LỤC

MỤC LỤC..........................................................................................................i
DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT............................................iii
DANH MỤC BẢNG........................................................................................iv
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................3
1.1. Các khái niệm, tiêu chí liên quan đến người bệnh suy tim....................3
1.2. Tổng quan các nội dung liên quan đến mục tiêu nghiên cứu của đề tài
.....................................................................................................................10
1.3. Sơ đồ khung lý thuyết:.........................................................................13
1.4. Khái quát sơ bộ về địa điểm nghiên cứu..............................................13
Chương 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................15
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................15
2.2. Thiết kế nghiên cứu..............................................................................15
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu........................................................15
2.4. Cỡ mẫu.................................................................................................15
2.5. Phương pháp chọn mẫu........................................................................15
2.6. Biến số, chỉ số nghiên cứu....................................................................16
2.7. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin................................................22
2.8. Quy trình thu thập số liệu và khống chế sai số.....................................24
2.9. Quản lý, xử lý và phân tích số liệu, khống chế sai số..........................24
2.10. Đạo đức trong nghiên cứu..................................................................25
Chương 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..........................................................26
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu..........................................26
3.2. Kiến thức và hành vi tự chăm sóc ở người bệnh suy tim.....................29
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức và hành vi tự chăm sóc của đối
tượng nghiên cứu.........................................................................................31
ii

Chương 4 - BÀN LUẬN.................................................................................35


4. 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.........................................35
4.2. Kiến thức và hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân suy tim...................35
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức và hành vi tự chăm sóc..............38
4.4. Một số hạn chế của đề tài.....................................................................40
KẾT LUẬN.....................................................................................................41
5.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu..........................................41
5.2. Về kiến thức và hành vi tự chăm sóc của đối tượng nghiên cứu.........41
5.3. Sự ảnh hưởng và liên quan giữa các đặc điểm với kiến thức và hành vi
của đối tượng nghiên cứu............................................................................41
KHUYẾN NGHỊ.............................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................43
iii

DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT

ACC American College of Cardiology (Học viện Tim mạch Hoa


Kỳ)
BN Bệnh nhân
BNP B-type Natriuretic Peptide (Peptide lợi niệu type B)
ECG Electrocardiogram (Điện tâm đồ)
EF Phân suất tống máu
EHFScBS-9 The European Heart Failure Self-care Behaviour scale
revised into a nine-item scale (9 câu hỏi về hành vi tự chăm
sóc bản thân)
ESC European Society of Cardiology ( Hội Tim Mạch Châu Âu)
NC Nghiên cứu
NYHA New York Heart Association( Hội Tim Mạch New York)
ST Suy tim
TR Trang
VD Ví dụ
HVTCS Hành vi tự chăm sóc
iv

DANH MỤC BẢNG

Bảng Tên bảng Trang

1.1 Phân loại suy tim 4

1.2 Các triệu chứng và dấu hiệu suy tim 5

1.3 Phân độ suy tim theo NYHA 8

2.1 Các biến số đặc điểm chung 17

2.2 Các biến số lâm sàng 17

2.3 Bộ câu hỏi về hành vi tự chăm sóc 19

3.1 Thông tin cơ bản của người bệnh suy tim 22


Nguyên nhân mắc bệnh suy tim của đối tượng tham
3.2 gia khảo sát 24
Các bệnh kèm theo sau khi phát hiện mình bị bệnh
3.3 tim 24

3.4 Mức độ suy tim của đối tượng nghiên cứu 25


Đánh giá kiến thức tự chăm sóc của đối tượng NC
3.5 dựa trên thang điểm DHFKS 25
Đánh giá hành vi tự chăm sóc của đối tượng dựa
3.6 trên thang điểm EHFScBS-9 27
Các yếu tố ảnh hưởng đến thang điểm về kiến thức
3.7 tự chăm sóc ở người bệnh suy tim 29
Các yếu tố ảnh hưởng đến thang điểm về hành vi tự
3.8 chăm sóc ở người bệnh suy tim 30
Mô hình hồi quy logistic đa biến phân tích mối liên
quan giữa kiến thức tự chăm sóc của người bệnh
3.9 suy tim 32
v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 3.1 Kiến thức tự chăm sóc của người bệnh suy tim 26
Biểu đồ 3.2 Hành vi tự chăm sóc của người bệnh suy tim 27
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tai biến mạch máu não là một vấn đề thời sự cấp thiết của y học nói
chung và của ngành Phục hồi chức năng nói riêng. Theo thống kê của Tổ
chức y tế thế giới, tỷ lệ tử vong của nhóm bệnh này đứng thứ ba sau các bệnh
tim mạch và ung thư [1]l. Ở Hoa Kì, chi phí mà quốc gia này phải chi trả cho
bệnh đột quỵ hàng năm là 34 tỷ USD, bao gồm chi phí dịch vụ chăm sóc sức
khỏe, thuốc men và năng suất bị mất [31].t Do đó, nó đã và đang để lại nhiều
hậu quả nghiêm trọng về thể chất, tinh thần và phí tổn tài chính cho chính bản
thân người bệnh, gia đình và trở thành gánh nặng cho toàn xã hội. [26]l
Theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới thì người bệnh bị liệt nửa
người do tai biến mạch máu não thuộc loại đa khuyết tật, mà chủ yếu là giảm
hoặc mất chức năng vận động thăng bằng kèm theo các rối loạn tri giác, nhận
thức, tâm lý [13].t. Vì thăng bằng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo
an toàn, gia tăng khả năng độc lập cho người bệnh tai biến mạch máu não nên
khi sự thăng bằng bị hạn chế sẽ tương quan với sự gia tăng nguy cơ bị té ngã
và suy giảm khả năng vận động [39]. Cũng chính vì vậy, phục hồi chức năng
thực sự đang trở thành nhu cầu cấp bách đối với người bệnh tai biến mạch
máu não nhằm làm giảm tối đa các di chứng sớm đưa người bệnh sau tai biến
mạch máu não tái hòa nhập cộng đồng [4].l
Do đó, việc có những hiểu biết về té ngã và thăng bằng, dự đoán người có
nguy cơ té ngã để dự phòng và cải thiện thăng bằng là hết sức cần thiết và
quan trọng hàng đầu trong chuyên ngành Phục hồi chức năng [36],[49] nhằm
nâng cao sức khỏe, giảm thiểu tính thời sự và thách thức cho hệ thống y tế nói
chung và hệ thống y tế Việt Nam nói riêng[2],[17].
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy người cao tuổi có khiếm khuyết về mặt
thăng bằng và có tiền sử té ngã là yếu tố nguy cơ hàng đầu phổ biến gây té
ngã [20],[35],[48]. Tuy nhiên lại có ít nghiên cứu về thăng bằng trên đối
tượng tai biến mạch máu não. Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá sự
đóng góp độc lập của thăng bằng để dự đoán nguy cơ té ngã ở người tai biến
2

mạch máu não trong tương lai dựa vào thang điểm thăng bằng Berg.
Hiện tại, có rất nhiều thang điểm thăng bằng và dự đoán nguy cơ té ngã trên
lâm sàng, có ưu điểm là dễ áp dụng, chi phí thấp và có giá trị sử dụng cao.
Trong đó, các thang điểm được sử dụng rộng rãi nhất như là: thang điểm
thăng bằng Berg (BBS), thử nghiệm tích hợp và cân bằng cảm giác (CTSIB),
thử nghiệm tiếp cận chức năng, thang điểm thăng bằng Tinetti và thử nghiệm
đứng dậy và đi (TUG). Mỗi thử nghiệm có ưu nhược điểm riêng. Tuy nhiên,
trong nhiều tài liệu nghiên cứu, thang điểm Berg được xem như là “Tiêu
chuẩn vàng” bởi độ nhạy 91%, độ đặc hiệu 82% và độ tin cậy 98% được sử
dụng rộng rãi trên thế giới [19],[30],[40]. Ở Việt Nam, hiện tại cũng chưa có
một thang điểm nào được sử dụng rộng rãi để đánh giá thăng bằng và lượng
giá nguy cơ té ngã. Ngoài ra, là một Kỹ thuật viên Vật lý trị liệu, chúng tôi
nhận thức được tầm ảnh hưởng và mức độ quan trọng của thăng bằng trên
người bệnh tai biến mạch máu não. Nó không chỉ đáp ứng nhu cầu độc lập
của người bệnh, mà còn giúp Kỹ thuật viên đánh giá và tiên lượng khả năng
độc lập của người bệnh. Nắm được tình hình đó tôi đã quyết định nghiên cứu
đề tài: “khả năng giữ thăng bằng theo thang điểm berg trên người bệnh tai
biến mạch máu não điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh kon tum năm 2019
và một số yếu tố liên quan” với hai mục tiêu:
1. Đánh giá mức độ thăng bằng và dự đoán nguy cơ té ngã trên người
bệnh bị tai biến mạch máu não theo thang điểm thăng bằng Berg.
2. Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến khả năng thăng bằng trên người
bệnh tai biến mạch máu não.
3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương tai biến mạch máu não
1.1.1. Thuật ngữ khái niệm [8]
- Đột quỵ não và tai biến mạch máu não (TBMMN) là hai tên gọi của một
tình trạng tổn thương não cấp tính do mạch máu
- Đột quỵ não (Stroke) được sử dụng ngày càng nhiều để thay thế thuật ngữ
“Tai biến mạch máu não”.
- Thiếu máu não cục bộ tạm thời: tình trạng mất đột ngột chức năng của não
bộ và được phục hồi hoàn toàn trong vòng 24 giờ, không do chấn thương
1.1.2. Định nghĩa tai biến mạch máu não
Theo Tổ chức Y tế Thế giới 1990 [10]: “TBMMN là sự xảy ra đột ngột các
thiếu sót thần kinh, thường khu trú hơn là lan tỏa, tồn tại quá 24 giờ hoặc tử
vong trong 24 giờ. Các khám xét loại trừ nguyên nhân chấn thương”.
1.1.3. Phân loại đột quỵ não trên lâm sàng [11],[14]
Tùy thuộc vào bản chất tổn thương, TBMMN chia thành 2 thể lớn:
• Nhồi máu não (Thiếu máu não cục bộ) là tình trạng khi một mạch máu bị tắc
nghẽn, khu vực não mà mạch máu đó cung cấp bị thiếu máu và hoại tử.
• Xuất huyết não (Chảy máu não) là hiện tượng máu thoát ra khỏi mạch máu
chảy vào nhu mô não. Có thể xuất huyết não ở nhiều vị trí trong não như vùng
bao trong, vùng nhân xám trung ương, thuỳ não, thân não, tiểu não.
Trong TBMMN, nhồi máu não thường gặp hơn. Nó chịu trách nhiệm khoảng
76% đến 80% trường hợp đột quỵ [17]. Tỷ lệ các loại đột quỵ ở vùng Đông
Nam châu Á: Chảy máu não chỉ chiếm 22 – 39% còn lại là nhồi máu não [7
Cơn thiếu máu não thoáng qua là một đợt rối loạn chức năng thần kinh
ngắn do thiếu máu não cục bộ hoặc thiếu máu cục bộ võng mạc gây ra, với
triệu chứng lâm sàng thường kéo dài dưới 1 giờ, và không có bằng chứng
nhồi máu não cấp trên hình ảnh sọ não [25]. Một điều đáng quan tâm nữa, cơn
thiếu máu cục bộ thoáng qua là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ não thực
4

thụ [4]. Theo một nghiên cứu dịch tễ học đột quỵ não và thiếu máu não
thoáng qua ở Brisbane (Australia) cho thấy, trong 2.676 người bệnh (NB) vào
viện thì có đến 1.244 NB bị đột quỵ, trong đó 644 người có cơn thiếu máu
thoáng qua [7]. Và ở Việt Nam, theo Dương Đình Chỉnh, nghiên cứu dịch tễ
học đột quỵ não tại Nghệ An giai đoạn 2007 – 2008; cho kết quả: tần suất một
số yếu tố nguy cơ hay gặp của đột quỵ não thì thiếu máu cục bộ thoáng qua
chiếm 21,3% [7]
1.2. Thăng bằng
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản
Thăng bằng hay còn gọi là sự ổn định tư thế, là khả năng giữ vững tư thế
ổn định bằng việc điều hòa phân đoạn này trên phân đoạn khác và cuối cùng
là điều hòa thăng bằng di chuyển. Có hai thế thăng bằng gồm thăng bằng
động và thăng bằng tĩnh. Thăng bằng lớn nhất khi trọng tâm của cơ thể được
duy trì ở mặt chân đế của nó.
- Thăng bằng tĩnh là cơ thể được duy trì ổn định kháng trọng lực trong
khi nghỉ như là khi đứng và khi ngồi.
- Thăng bằng động là ổn định cơ thể khi mặt nâng đỡ chuyển động hoặc
là khi cơ thể chuyển động trên một mặt nâng đỡ ổn định như khi ngồi sang
đứng hoặc khi đi.
- Trọng tâm là điểm mà qua đó khối lượng vật thể được phân phối đều
tương đương với trung tâm của toàn bộ khối lượng cơ thể, qua đó cơ thể ở thế
cân bằng lý tưởng.
- Mặt chân đế là chu vi của vùng tiếp xúc giữa cơ thế và bề mặt nâng đỡ
của nó. Một vật thể có thế cân bằng khi trọng tâm của vật thể rơi vào bên
trong mặt chân đế [7],[8],[13].
1.2.2. Hệ thống kiểm soát tư thế và cơ chế kiểm soát thăng bằng
Hệ thống kiểm soát tư thế liên quan đến sự liên kết chủ động của thân và
đầu với trọng lực, các bề mặt hỗ trợ và các tham chiếu bên trong bao
gồm thông tin cảm giác từ hệ thống thần kinh cảm giác, tiền đình và thị giác
5

được tích hợp phụ thuộc vào mục tiêu của nhiệm vụ chuyển động và bối cảnh
môi trường. 

Cơ chế kiểm soát thăng bằng liên quan đến việc phối hợp các chiến lược
vận động để ổn định trung tâm khối lượng cơ thể trong cả hai rối loạn bên
trong và bên ngoài gây ra sự mất ổn định. Chiến lược đáp ứng cụ thể được lựa
chọn không chỉ phụ thuộc vào đặc điểm của dịch chuyển tư thế bên ngoài mà
còn phụ thuộc vào mục tiêu và kinh nghiệm trước đó của từng cá nhân. Điều
chỉnh tư thế dự đoán, trước khi vận động chân tay tự ý mục đích để duy trì sự
ổn định tư thế bằng cách bù đắp cho các lực bất ổn. Lượng xử lý nhận thức
cần thiết cho kiểm soát tư thế phụ thuộc cả vào mức độ phức tạp của nhiệm
vụ và khả năng của hệ thống kiểm soát tư thế. Việc kiểm soát tư thế liên quan
đến nhiều hệ thống sinh lý cơ bản khác nhau có thể bị ảnh hưởng bởi các hạn
chế bệnh lý [6].
6
7

1.3. Tổng quan các nội dung liên quan đến mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.3.1. Một số các yếu tố liên quan đến thăng bằng
1.3.2. Một số nguyên cứu về thăng bằng trên người bệnh tai biến mạch
máu não
1.4. Thang điểm thăng bằng Berg
1.4.1. Giới thiệu sơ lược về thang đo thăng bằng Berg
- Thang điểm cân bằng Berg (Berg Balance Scale - BBS) được hình thành vào
năm 1989 và được đặt theo tên của một trong những nhà phát triển đó là
Katherine Berg [24],[23].
- BBS bao gồm 14 nhiệm vụ thăng bằng tĩnh và động được phát triển như một
thước đo lâm sàng về chức năng thăng bằng dành riêng cho người cao tuổi;
cho đến nay BBS là một công cụ đánh giá được sử dụng rộng rãi cho những
NB mắc các bệnh khác như bệnh Parkinson, tai biến mạch máu não và bệnh
đa xơ cứng [32].
- Trong một nghiên cứu gần đây của 655 bác sĩ trị liệu vật lý làm việc trong
phục hồi chức năng đột quỵ, BBS được xác định là công cụ đánh giá được sử
dụng phổ biến nhất trong suốt quá trình liên tục từ chăm sóc cấp tính đến
chăm sóc dựa vào cộng đồng đối với NB đột quỵ [36].
1.4.2. Thang điểm thăng bằng Berg
8

Đối với thang thăng bằng Berg gồm 14 nhiệm vụ sau:


- Với nhiệm vụ 1 từ ngồi sang đứng: yêu
cầu “đứng lên”, cố gắng không sử dụng tay để
hổ trợ. Động tác được trang bị một ghế băng có
chiều cao thích hợp để cho bàn chân người đặt
trên nền nhà với hông và gối gấp 90 độ. Nếu NB
cần sự trợ giúp vừa phải hoặc tối đa để đứng thì
được 0 điểm. Nếu NB cần trợ giúp tối thiểu để
đứng hoặc để giữ vững thì được 1 điểm. Nếu NB
có thể đứng sử dụng tay sau vài lần thử nghiệm
thì được 2 điểm. Nếu NB có thể đứng độc lập sử
Hình 2.1: Ngồi sang đứng
dụng tay thì được 3 điểm. Nếu NB có thể đứng
(Nguồn: Tác giả )
mà không sử dụng tay và giữ vững một cách
độc lập thì được 4 điểm.
- Với nhiệm vụ 2 đứng không trợ giúp: yêu cầu
“đứng trong hai phút mà không vịn”. Động tác
được trang bị đồng hồ thể thao hoặc đồng hồ
đeo tay chỉ giây. Nếu NB không thể đứng 30
giây nếu không được hỗ trợ thì được 0 điểm.
Nếu NB cần một vài lần làm thử để đứng được
30 giây mà không cần hỗ trợ thì được 1 điểm.
Nếu NB có thể đứng được 30 giây mà không
Hình 2.2 :
cần hỗ trợ thì được 2 điểm. Nếu NB có thể
Đứng không trợ giúp
( Nguồn: Tác giả ) đứng 2 phút với sự giám sát (quan sát) thì
không được 3 điểm. Trường hợp có thể
đứng an toàn 2 phút thì đạt điểm tối đa là 4
điểm.
- Với nhiệm vụ 3 ngồi với lưng không hỗ
trợ và bàn chân đặt trên sàn nhà: yêu cầu
9

“ngồi với cánh tay đưa ra trước khoảng 2 phút”. Nếu NB không thể ngồi 10
giây nếu không hỗ trợ thì được 0 điểm. Nếu NB có thể ngồi 10 giây thì được
1 điểm. Nếu NB có thể ngồi tới 30 giây thì được 2 điểm. Nếu NB có thể ngồi
2 phút với sự giám sát (quan sát) thì được 3 điểm. Nếu NB có thể ngồi an toàn
2 phút thì được 4 điểm.
Hình 2.3 : Ngồi không nâng đỡ - Với nhiệm vụ 4 từ đứng sang ngồi: yêu
( Nguồn : Tác giả) cầu “ngồi xuống từ từ không dùng tay”.
Nếu NB cần hỗ trợ khi ngồi thì được 0
điểm. Nếu NB ngồi một cách độc lập
nhưng không kiểm soát được khi hạ người
xuống thì được 1 điểm. Nếu NB dùng phần
sau của chân tựa vào ghế để kiểm soát hạ
người xuống thì được 2 điểm. Nếu NB
kiểm soát hạ người xuống bằng cách sử
dụng tay thì được 3 điểm. Nếu NB ngồi an
toàn ít sử dụng tay thì được 4 điểm.
Hình 2.4: Đứng sang ngồi
( Nguồn: Tác giả)
10

- Với nhiệm vụ 5 dịch chuyển từ


ghế này sang ghế khác: Yêu cầu
“chuyển một hướng sang một ghế có
tay vịn và một hướng sang một ghế
không có tay vịn”. Hướng dẫn sắp
xếp các chiếc ghế để người dịch
chuyển tư thế theo kiểu đứng xoay.
Nếu NB cần hai người trợ giúp hoặc
giám sát (đứng gần) để được an toàn
thì được 0 điểm. Nếu NB cần một
người trợ giúp thì được 1 điểm. Nếu
Hình 2.5 : Dịch chuyển sang ghế
( Nguồn: Tác giả) NB có thể dịch chuyển với hướng
dẫn bằng lời nói và/hoặc giám sát
(quan sát) thì được 2 điểm. Nếu NB có thể dịch chuyển an toàn cần dùng tay
thì được 3 điểm. Nếu NB có thể dịch chuyển an toàn ít sử dụng tay thì được 4
điểm.
- Nhiệm vụ 6 đứng không trợ giúp với
mắt nhắm: “yêu cầu hãy đứng yên với hai bàn
chân rộng ngang vai và nhắm mắt lại trong 10
giây”. Nếu NB cần giúp đỡ để tránh té ngã thì
được 0 điểm. Nếu NB không thể giữ mắt nhắm
lại trong 3 giây nhưng vẫn ổn định thì được 1
điểm. Nếu NB có thể đứng 3 giây thì được 2
điểm. Nếu NB có thể đứng 10 giây với sự giám
sát (quan sát) thì được 3 điểm. Nếu NB có thể
đứng 10 giây một cách an toàn thì được 4
Hình 2.6 : Đứng nhắm mắt điểm.
( Nguồn: Tác giả) - Nhiệm vụ 7 đứng không trợ giúp với hai bàn
chân sát nhau: yêu cầu “đặt hai bàn chân sát
11

nhau và đứng yên mà không vịn”. Nếu NB


cần sự giúp đỡ để đạt được tư thế và / hoặc
không thể giữ trong 15 giây thì được 0 điểm.
Nếu NB cần giúp đỡ để đạt được tư thế
nhưng có thể đứng 15 giây với hai bàn chân
sát nhau thì được 1 điểm. Nếu NB có thể đặt
hai bàn chân sát với nhau một cách độc lập
nhưng không thể giữ được trong 30 giây thì
được 2 điểm. Nếu NB có thể đặt hai bàn chân
sát với nhau một cách độc lập và đứng trong
1 phút với sự giám sát (quan sát) thì được 3
điểm. Nếu NB có thể đặt hai bàn chân sát
nhau một cách độc lập và đứng 1 phút một
cách an toàn thì được 4 điểm.
- Nhiệm vụ 8 vươn tới với cánh tay duỗi thẳng trong khi đứng: yêu cầu
“nâng cánh tay 90 độ gập ra trước,
duỗi thẳng các ngón tay ra và vươn tay
ra trước càng xa càng tốt mà không di
chuyển hai chân”. Nếu NB mất cân
bằng trong khi cố gắng, đòi hỏi sự hỗ
trợ từ bên ngoài thì được 0 điểm. Nếu
NB vươn về phía trước nhưng cần
giám sát (quan sát) thì được 1 điểm.
Nếu NB có thể vươn tới phía trước 5
Hình 2.8 : Đứng vươn tay ra trước
cm (2 inches) thì được 2 điểm. Nếu
(Nguồn: Tác giả)
NB có thể vươn tới phía trước 12 cm
(5 inches) thì được 3 điểm. Nếu NB có thể vươn tới phía trước một cách tự tin
25 cm (10 inches) thì được 4 điểm.
12

- Nhiệm vụ 9 lấy đồ vật từ sàn nhà từ tư thế đứng: yêu cầu “nhặt chiếc
giày/dép được đặt phía trước bàn chân của bạn”.
Nếu NB không thể thử, cần sự giúp đỡ để khỏi
mất thăng bằng hoặc té ngã thì được 0 điểm. Nếu
NB không thể nhặt được chiếc dép và cần sự
giám sát (quan sát) trong khi cố gắng thì được 1
điểm. Nếu NB không thể nhặt được chiếc dép lên
nhưng vươn tới cách chiếc dép 2-5 cm (1-2
inches) và giữ cân bằng một cách độc lập thì
được 2 điểm. Nếu NB có thể nhặt chiếc dép lên
Hình 2.9: Nhặt vật dưới nền
(Nguồn: Tác giả) nhưng cần sự giám sát (quan sát) thì được 3
điểm. Nếu NB có thể nhặt chiếc dép lên an toàn
và dễ dàng thì được 4 điểm.
- Nhiệm vụ 10 xoay đầu để nhìn ra
sau (xoay sang phải rồi xoay sang trái)
trong khi đứng yên: yêu cầu “hãy nhìn ra
đằng sau theo hướng vai trái và ngược lại
đối với vai phải, nhưng đừng di chuyển hai
chân”. Nếu NB cần giúp đỡ để tránh bị mất
thăng bằng hoặc té ngã thì được 0 điểm.
Nếu NB cần sự giám sát (quan sát) khi
quay thì được 1 điểm. Nếu NB quay đầu
Hình 2.10 : Đứng xoay đầu
(Nguồn: Tác giả) để nhìn ngang mức vai thì được 2 điểm.
Nếu NB nhìn về phía sau qua một bên vai
và chuyển trọng lượng sang chân đối diện thì được 3 điểm. Nếu NB nhìn về
phía sau qua mỗi vai và chuyển trọng lượng tốt thì được 4 điểm.
13

- Nhiệm vụ 11 xoay người 360 độ: yêu cầu “xoay người đủ một vòng
tròn, dừng lại, và sau đó quay đủ một vòng tròn
theo hướng ngược lại”. Nếu NB cần trợ giúp
trong khi xoay thì được 0 điểm. Nếu NB cần
được giám sát gần (quan sát) hoặc hướng dẫn
bằng lời nói liên tục thì được 1 điểm. Nếu NB có
thể xoay 360 độ an toàn nhưng chậm thì được 2
điểm. Nếu NB có thể xoay 360 độ an toàn chỉ
theo một hướng trong 4 giây hoặc ít hơn, hoàn

Hình 2.11 : Xoay người thành xoay vòng theo hướng ngược lại cần nhiều
360 độ hơn 4 giây thì được 3 điểm. Nếu NB có thể xoay
(Nguồn : Tác giả)
360 độ một cách an toàn trong 4 giây hoặc ít hơn
mỗi hướng (tổng cộng ít hơn 8 giây) thì được 4 điểm.
- Nhiệm vụ 12 đứng đặt hai chân luân phiên lên bục trong khi đứng
không có trợ giúp: yêu cầu “đặt mỗi chân luân
phiên lên bục và tiếp tục cho đến khi mỗi bàn
chân chạm vào bục được 4 lần”. Nếu NB cần
được hỗ trợ để giữ thăng bằng hoặc tránh khỏi
té ngã/không thể thử thì được 0 điểm. Nếu NB
có thể hoàn thành 2 bước, cần trợ giúp tối thiểu
thì được 1 điểm. Nếu NB có thể hoàn thành 4
bước mà không cần sự trợ giúp, nhưng cần được
giám sát chặt chẽ (quan sát) thì được 2 điểm.
Hình 2.12: Đặt luân phiên chân
( Nguồn: Tác giả) Nếu NB có thể đứng độc lập và hoàn thành 8
bước >20 giây thì được 3 điểm. Nếu NB đứng
độc lập, an toàn và hoàn thành 8 bước trong 20 giây thì được 4 điểm.
14

- Nhiệm vụ 13 đứng không trợ giúp với một bàn


chân đặt ở phía trước: yêu cầu “đứng bằng một bàn
chân đặt phía trước bàn chân kia, gót chân chạm
ngón chân”. Nếu không thể đặt bàn chân thẳng
phía trước sát nhau này, yêu cầu bước về phía
trước đủ xa để cho phép gót chân của một chân
được đặt trước ngón chân của bàn chân kia cố định.
Nếu NB mất thăng bằng trong khi đặt bước chân
Hình 2.13: hoặc đứng thì được 0 điểm. Nếu NB cần giúp đỡ
Đứng chân đường thẳng
(Nguồn: Tác giả) để đặt bước chân, nhưng có thể giữ 15 giây thì
được 1 điểm. Nếu NB có thể bước nhỏ một cách
độc lập và giữ 30 giây thì được 2 điểm. Nếu NB có thể đặt bàn chân trước
một bàn chân khác một cách độc lập và giữ 30 giây thì được 3 điểm. Nếu NB
có thể đặt hai bàn chân gót chạm mũi một cách độc lập và giữ 30 giây thì
được 4 điểm.
- Nhiệm vụ 14 đứng trên một chân: yêu cầu
“đứng trên một chân cho đến khi nào không thể
giữ được nữa”. Nếu NB không thể thử hoặc cần
trợ giúp để tránh té ngã thì được 0 điểm. Nếu NB
cố gắng nâng chân không thể giữ được 3 giây
nhưng vẫn duy trì đứng độc lập thì được 1 điểm.
Nếu NB có thể nâng một chân độc lập và giữ lớn
hơn hoặc bằng 3 giây thì được 2 điểm. Nếu NB
có thể nâng một chân độc lập và giữ từ 5 đến 9
Hình 2.14 : giây thì được 3 điểm. Nếu NB có thể nâng một
Đứng trên một chân
( Nguồn: Tác giả) chân độc lập và giữ 10 giây thì được 4 điểm.
15

1.4.3. Ưu điểm của BBS


Ưu điểm của công cụ này là cung cấp một thước đo khách quan, nhạy cảm về
những thay đổi tinh tế trong chức năng thăng bằng và có thể hỗ trợ trong việc
dự đoán nguy cơ té ngã, so sánh sự thăng bằng giữa các nhóm người, mô tả sự
thăng bằng trong một cá nhân, theo dõi khả năng thăng bằng theo thời gian và
đánh giá hiệu quả của điều trị phục hồi chức năng và cuối cùng là xác định
dụng cụ thích nghi và các đề xuất lập kế hoạch xuất viện, đồng thời tiết kiệm
chi phí khám chữa bệnh, dễ sử dụng và có độ tin cậy cao.
1.4.4. Nhược điểm của BBS
Tuy nhiên, BBS tốn khá nhiều thời gian, và đa số các nhiệm vụ thăng
bằng ở thang điểm Berg là thăng bằng tĩnh nên chưa thể đánh giá hết được sự
ảnh hưởng của môi trường đến thang điểm Berg và một số yếu tố nguy cơ
khác.
1.5. Khái quát sơ bộ về địa điểm nghiên cứu
Kon Tum là tỉnh miền núi, nằm ở phía Bắc Tây Nguyên có 28 dân tộc
cùng sinh sống xen kẽ nhau, trong đó có 6 dân tộc tại chỗ: Gia Rai, Ba Na,
Xơ Đăng, Giẻ -Triêng, Brâu, Rơ Măm. Ngoài ra, còn có các dân tộc từ miền
Bắc di cư vào như: Tày, Nùng, Thái, Mường, Thổ, Sán Dìu, Sán Chay,
M’Nông, Dao, Lào, Giáy; từ miền Trung có các dân tộc như: Cơ Tu, Cor,
Vân Kiều, Hre, Ra Giai, Cơ Ho, Ê Đê, Tà Ôi; từ miền Nam có 02 dân tộc là
Hoa,
Khơ Me.
Nghiên cứu được tiến hành tại khoa Nội Tim mạch - Lão khoa, Bệnh
viện Đa khoa tỉnh Kon Tum. Đây là bệnh viện hạng 2 với 600 giường bệnh
chỉ tiêu, với 27 khoa và 07 phòng chức năng.
Khoa Nội TM-LK của bệnh viện có 65 giường bệnh, nhân lực có 7 bác
sỹ và 15 điều dưỡng,khoa tiếp nhận điều trị nội khoa cho bệnh nhân có bệnh
lý tim mạch và người trên 70 tuổi trong địa bàn tỉnh. Trang thiết bị và thuốc
16

men có thể tạm đủ để phục vụ bệnh nhân tim mạch. Suy tim là một trong
những bệnh lý thường gặp và vấn đề chăm sóc, tư vấn cũng được coi trọng.
17

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu


Người bệnh TBMMN lần đầu tiên đang điều trị tại khoa Nội tim mạch
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- NB đã được khám và chẩn đoán xác định là bị liệt nửa người do
TBMMN.
- NB bị TBMMN lần đầu
- Đồng ý tham gia nghiên cứu, bất kể giới tính, tôn giáo, chủng tộc nào.
- Có đủ nhận thức và có khả năng giao tiếp rõ ràng.
- Có bệnh lý nhưng không gây liệt (trừ TBMMN)
- NB không bị rối loạn nhận thức dựa vào trắc nghiệm Folstein (Mini
metal statex examination) [9] (Phụ lục C)
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ
- NB hoặc thân nhân của người bệnh không đồng ý tham gia vào nghiên
cứu.
- NB bị động kinh, rối loạn nhận thức.
- NB bị liệt nửa người do các nguyên nhân khác (Chấn thương sọ não, di
chứng bại não, viêm màng não, u não).
- NB tiêu tiểu không tự chủ.
- NB bị liệt nửa người có kèm theo các chấn thương ngoại khoa, bệnh lí
thần kinh khác.
- NB tử vong hay tái phát tai biến trong thời gian nghiên cứu bị loại khỏi
nhóm nghiên cứu.
- Một số bệnh lí về thần kinh ngoại biên như: tổn thương tuỷ, rễ, viêm
đa dây thần kinh gây liệt.
- Các bệnh lý và bất thường về cơ xương khớp liên quan tới hai chi dưới
18

gây khó khăn hoặc không đi lại được như thoái hoá khớp gối, biến dạng bàn
chân.
- Các bệnh nội khoa đang trong đợt cấp của bệnh.
- Bệnh lý về thính giác, thị giác gây mất thăng bằng.
- Cơn chóng mặt kịch phát lành tính.
- Người bệnh có biểu hiện trầm cảm hay sa sút trí tuệ.
2.2. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích.
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.3.1. Địa điểm nghiên cứu: Tại Khoa Nội tim mạch Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Kon Tum.
2.3.2. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 3/2019 đến tháng 01/2020, trong đó
thời gian thu thập số liệu từ tháng 10 đến hết tháng 11/2019.
2.4. Cỡ mẫu
 Cỡ mẫu: Cỡ mẫu được ước lượng theo công thức sau:
p(1− p)
n=z 21−α /2
d2
Trong đó:
n: Cỡ mẫu NC tối thiểu cần phải có.
z: Hệ số tin cậy ở mức xác suất 95%, tương đương hệ số tin cậy z =
1,96.
p: Tại thời điểm NC, do số liệu đánh giá trước đó tỷ lệ là p= 0,3 (Tỷ lệ té
ngã ở NCT theo WHO tỷ lệ ngã ở NCT tại khu vực Đông Nam Á khoảng
30% năm 2018) [51].
d: Khoảng cách sai lệch d = 0,1.
Áp dụng công thức:
2
1,96 .0,3 .(1−0,3)
n= 2
0,1
 n = 80,7
Vậy cỡ mẫu tối thiểu cần có là 81 người bệnh.
19

2.5. Phương pháp chọn mẫu


- Chọn mẫu thuận tiện.
- Chọn tất cả bệnh nhân nằm trong tiêu chuẩn lựa chọn đang điều trị nội
trú tại Khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum tại thời điểm
thu thập số liệu.
2.6. Biến số, chỉ số nghiên cứu
Biến độc lập
Biến độc lập là các biến được sử dụng để mô tả hoặc đo lường các yếu tố
(tác nhân) được giả định là gây ra hoặc ít nhất là làm ảnh hưởng đến vấn đề
NC.
Biến độc lập sử dụng trong NC là:
- Dân tộc: Là biên định tính gồm 2 giá trị là dân tộc kinh và dân tộc
khác.
- Tuổi: Là biến định tính gồm 4 mức tuổi 30-39 tuổi, 40 - 49 tuổi, 50 -
59 tuổi, ≥ 60 tuổi.
- Giới: Là biến định tính gồm 2 giới là nam và nữ.
- Bên liệt: Là biến định tính gồm 2 giá trị là trái và phải.
- Liệt bên thuận/bên không thuận: Là biến định tính gồm 2 giá trị là
thuận và không thuận.
- Loại tổn thương não: Là biến định tính gồm 2 giá trị là nhồi máu não và
xuất huyết não.
- Khoảng thời gian bị tai biến: Là biến định tính được phân thành 3 giai
đoạn dưới 4 tuần; Từ 1 – dưới 6 tháng; Từ 6 tháng trở lên.
- Bệnh lý: Gồm những bệnh nội khoa thường gặp ở người TBMMN mà
không ảnh hưởng đến thăng bằng ví dụ như tăng huyết áp, đái tháo đường,
COPD/loét dạ dày và các bệnh khác, là biến định danh.
- Trình độ học vấn: Là biến định danh được phân làm 3 nhóm: Mù
chữ/Tiểu học, trung học cơ sở/trung học phổ thông, cao đẳng/đại học/ sau đại
học.
20

- Điều kiện sống: Là biến định danh gồm 3 giá trị: Sống một mình, sống
với gia đình, sống với vợ chồng.

Các biến phụ thuộc:


- Mức độ thăng bằng và nguy cơ té ngã của người bệnh TBMMN: Được tính
trên cơ sở cộng tổng điểm từ 14 nhiệm vụ nhỏ. Người bệnh được đánh giá có
số điểm càng cao thì càng có khả năng giữ thăng bằng tốt và nguy cơ té ngã
thấp.
-
2.7. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin
2.7.1. Kỹ thuật thu thập thông tin
Phỏng vấn trực tiếp người bệnh suy tim bằng bộ câu hỏi được thiết kế trước.
2.7.2. Công cụ thu thập thông tin
Công cụ thu thập thông tin được xây dựng trên cơ sở các bộ câu hỏi:
Bộ câu hỏi về kiến thức tự chăm sóc DHFKS (The Dutch Heart Failure
Knowledge Scale)
Đây là bộ câu hỏi được phát triển bởi tác giả Van der Wal (2005) [17]
gồm 15 câu hỏi nhiều lựa chọn và được chia ra làm 3 nhóm:
(1) 4 câu hỏi về đánh giá kiến thức về thông tin chung của bệnh suy tim.
C7. Định nghĩa về bệnh suy tim
C11. Nguyên nhân chính của suy tim
C8. Nguyên nhân phù chân ở người suy tim
C9. Chức năng của tim
(2) 6 câu hỏi đánh giá kiến thức về chế độ tự theo dõi, ăn, uống, tập thể dục ở
người suy tim.
C1. Thời gian tự theo dõi cân nặng
C2. Tầm quan trọng của tự theo dõi cân nặng
C3. Uống nước, chất lỏng
C4. Sử dụng thuốc điều trị suy tim đúng cách
21

C10. Chế độ ăn ít muối cho người bệnh suy tim


C12. Tập thể dục ở người suy tim
(3) 5 câu hỏi đánh giá kiến thức về phát hiện dấu hiệu, triệu chứng nguy hiểm
và xử trí:
C5. Xử trí khi có khó thở hoặc phù chân tăng lên
C6. Dấu hiệu, triệu chứng suy tim nặng lên một cách nhanh chóng
C13. Sử dụng thuốc nước ở người bệnh suy tim
C14. Xử trí khi có tăng cân nặng nghi do suy tim
C15. Xử trí khi người bệnh suy tim khát nước
Mỗi câu hỏi người bệnh nhận được 01 điểm cho sự lựa chọn câu trả lời
đúng từ 3 sự lựa chọn và ngược lại nhận điểm 0 cho lựa chọn câu trả lời sai.
Tổng số điểm bộ câu hỏi này là 0-15 điểm. Tổng điểm càng cao đối tượng
nghiên cứu có kiến thức về suy tim tốt hơn.
Bộ câu hỏi về hành vi tự chăm sóc EHFScBS-9 (The Revised European
Heart Failure Self-care Behavior Scale)
Bộ câu hỏi EHFScBS-9 (The Revised European Heart Failure Self-care
Behavior Scale) thường được dùng để đánh giá hành vi tự chăm sóc ở người
bệnh ST, với độ tin cậy 0,68-0,87 [ 4,7,8] được phát triển bởi Jaarsma (2009)
[15] gồm 9 câu hỏi về hành vi tự chăm sóc bản thân của người bệnh suy tim
bao gồm theo dõi cân nặng hàng ngày, hạn chế nước, thuốc, liên lạc với cán bộ
y tế khi người bệnh có các triệu chứng như tăng cân.
Bộ câu hỏi này gồm 5 mức độ trả lời, tương ứng với số điểm:
Rất đồng ý: 5 điểm
Đồng ý: 4 điểm
Bình thường, không có ý kiến: 3 điểm
Không đồng ý: 2 điểm
Rất không đồng ý: 1 điểm
Số điểm hành vi càng cao thì người bệnh xác định hành vi tự chăm sóc
càng tốt.
22

2.8. Quy trình thu thập số liệu và khống chế sai số


- Mỗi đối tượng tham gia nghiên cứu được ghi chép các dữ kiện bằng
một phiếu điều tra có mã số riêng cho từng đối tượng.
- Thu nhập các thông tin về lâm sàng và CLS vào các phiếu NC.
- Mẫu được lấy liên tục theo số lượng bệnh nhân đến điều trị nội trú.
- Tổng hợp, xử lí số liệu và phân tích kết quả.
2.9. Quản lý, xử lý và phân tích số liệu, khống chế sai số
Tất cả số liệu của từng đối tượng được thu thập trên phiếu điều tra
thống nhất (xem phần phụ lục). Số liệu được xử lý và phân tích bằng phần
mềm SPSS 16.0.
Biến định tính được trình bày dưới dạng tần số và phần trăm. Biến định
lượng được trình bày dưới dạng trung bình (độ lệch chuẩn), kiểm tra xem
phân bố chuẩn hay không chuẩn bằng Shapiro-Wilk test.
Mối liên quan giữa hai biến định lượng được thể hiện bằng biểu đồ
chấm rải các và hệ số tương quan Pearson nếu biến phân bố chuẩn và hệ số
tương quan Spearman nếu biến phân bố không chuẩn. Mức độ tương quan
được tính như sau:

+ |r|  0,75 : Tương quan cao

+ 0,4 ¿ |r| < 0,75 : Tương quan trung bình

+ |r| < 0,4 : Tương quan thấp


với:
+r>0 : Tương quan thuận
+r<0 : Tương quan nghịch
Mức ý nghĩa thống kê p < 0,05 được áp dụng.
2.10. Đạo đức trong nghiên cứu
- Đề tài được tiến hành sau khi được sự đồng ý của Sở Y tế tỉnh Kon
Tum và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum.
23

- Các đối tượng khi tham gia vào nghiên cứu đã được giải thích rõ ràng
về mục dích và tự nguyện tham gia vào nghiên cứu.
- Chỉ tiến hành nghiên cứu trên những bệnh nhân đồng ý tham gia
nghiên cứu.
- Các thông tin về gia đình và người bệnh đều được giữ bí mật.
- Các số liệu thu nhập đầy đủ, chính xác, trung thực và duy nhất chỉ sử
dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học.
24

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu


Có 90 đối tượng suy tim được đưa vào nghiên cứu, tuổi trung bình:
71,93± 17,75. Tuổi thấp nhất: 22 tuổi, cao nhất: 90 tuổi.
Bảng 3.1. Thông tin cơ bản của người suy tim
Tần số Tỷ lệ
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
(N) (%)
1. Dân tộc
Kinh 53 58,89
Khác 37 41,11
2. Giới tính
Nam 43 47,78
Nữ 47 52,22
3. Nhóm tuổi
Từ 20 đến dưới 30 tuổi 6 6,67
Từ 30 đến dưới 40 tuổi 9 10
Từ 40 đến dưới 50 tuổi 15 16,67
Từ 50 đến dưới 60 tuổi 14 15,56
Từ 60 đến dưới 70 tuổi 17 18,89
Từ 70 tuổi trở lên 29 32,22
4. Tình trạng hôn nhân
Độc thân hoặc ly hôn 10 11,11
Kết hôn 80 88,89
5. Nghề nghiệp
Cán bộ, công chức, viên chức 4 4,44
Nông dân 61 67,78
Buôn bán 6 6,67
Hưu trí 11 12,22
25

Tần số Tỷ lệ
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
(N) (%)
Làm nghề khác 8 8,89
6. Trình độ học vấn
Không biết chữ 8 8,89
Tiểu học 30 33,33
Trung học cơ sở 21 23,33
Trung học phổ thông 22 24,44
Trên THPT 10 10,1
7. Nơi sinh sống
Sinh sống tại các xã 61 67,78
Sinh sống tại các phường, thị trấn 29 32,22
8. Điều kiện kinh tế
Hộ nghèo, cận nghèo 39 43,33
Không phải hộ nghèo, cận nghèo 51 56,67
9. Có/không có thẻ Bảo hiểm y tế
Có thẻ Bảo hiểm y tế 87 96,67
Không có thẻ Bảo hiểm y tế 3 3,33
Trong 90 người bệnh suy tim được khảo sát có 53 người dân tộc Kinh,
chiếm tỷ lệ 58,9%, nhóm tuổi từ 20-29 tuổi có 6 người (6,7%), nhóm tuổi từ
30-39 có 9 người (10%), từ 40-49 có 15 người (16,7%), từ 50-59 có 14 người
(15,6%), từ 60-69 có 17 người (18,9%), từ 70 tuổi trở lên có 29 người
(32,2%). Có 80 người kết hôn chiếm tỷ lệ 89%, có 61 người là nông dân
(67,8%), 11 người hưu trí (12,2%), 6 người buôn bán (6,7%), 4 người là cán
bộ, công chức, viên chức (4,4%), 8 người không đi làm hoặc làm nghề khác
(8,9 %).
Người có trình độ học vấn trên phổ thông trung học là 10 người chiếm
tỷ lệ (10,1%), trung học phổ thông có 22 người (24,4%), Trung học cơ sở là
21 người (23,3%), tiểu học là 30 người (33,3%), có 8 người không biết chữ
chiếm tỷ lệ (8,9%).
26

Có 47 người sinh sống tại thành phố Kon Tum chiếm tỷ lệ (52,2%), còn
lại sinh sống tại các địa bàn khác, sinh sống tại các xã là 61 người, chiếm tỷ lệ
(67,8%), sinh sống tại các phường, thị trấn là 29 người chiếm tỷ lệ (32,2%).
Điều kiện kinh tế: Có 39 người thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, chiếm
tỷ lệ (43,3%), có 87 người có thẻ Bảo hiểm y tế chiếm tỷ lệ (96,7%).
Bảng 3.2. Nguyên nhân mắc bệnh suy tim của đối tượng tham gia khảo
sát
Nguyên nhân mắc bệnh suy tim N Tỷ lệ %
1. Tăng huyết áp 36 40,0
2. Bệnh tim thiếu máu cục bộ 12 13,3
3. Các bệnh về cơ tim và van tim 26 28,9
4. Bệnh tim bẩm sinh 3 3,3
5. Loạn nhịp tim kéo dài 11 12,2
6. Bệnh lý khác ngoài tim 6 6,7
7. Không biết 23 25,6
Có 36 người có nguyên nhân mắc bệnh suy tim do tăng huyết áp
(40%), có 12 người có nguyên nhân từ Bệnh tim thiếu máu cục bộ(13,3%),
nguyên nhân từ các bệnh về cơ tim và van tim là 26 người (28,9%), từ Bệnh
tim bẩm sinh là 3 người (3,3%), từ Loạn nhịp tim kéo dài là 11 người
(12,2%), từ các bệnh lý khác ngoài tim là 6 người (6,7%), có 23 người không
biết nguyên nhân mắc bệnh suy tim, chiếm tỷ lệ (25,6%).
Bảng 3.3. Các bệnh kèm theo sau khi phát hiện mình bị bệnh tim
Các bệnh kèm theo N Tỷ lệ %
Tai biến mạch máu não 9 10,0
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) 13 14,4
Lao phổi 1 1,1
Suy thận mạn 11 12,2
Khác 24 26,7
Không mắc bệnh kèm theo 32 35,6
Tổng cộng 90 100
27

Trong đối tượng khảo sát, ngoài bệnh suy tìm có 9 người mắc bệnh tai
biến mạch máu não (10,0%), 13 người mắc Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
(COPD) chiếm tỷ lệ (14,4%), có 1 người bị Lao phổi (1,1%), có 11 người bị
Suy thận mạn (12,2%), 24 người mắc các bệnh khác (26,7%) và có 32 người
không mắc bệnh kèm theo (35,6%).
Bảng 3.4. Mức độ suy tim của đối tượng nghiên cứu
Mức độ suy tim Tần số N Tỷ lệ %
Suy tim độ 1 16 17,78
Suy tim độ 2 35 38,89
Suy tim độ 3 30 33,33
Suy tim độ 4 9 10
Tổng cộng 90 100
Trong 90 người tham gia khảo sát, có 16 người Suy tim độ 1 (17,8%),
35 người suy tim độ 2 (38,9%), 30 người suy tim độ 3 (33,3%) và 9 người suy
tim độ 4 (10%).
3.2. Kiến thức và hành vi tự chăm sóc ở người bệnh suy tim
Bảng 3.5. Kiến thức tự chăm sóc của đối tượng nghiên cứu dựa trên
thang điểm DHFKS.
Trung Độ lệch
Kiến thức của người bệnh suy tim N
bình chuẩn
Thông tin chung về bệnh suy tim 90 2,37 1,03
C7. Định nghĩa về bệnh suy tim 90 0,67 0,47
C8. Nguyên nhân phù chân ở người suy tim 90 0,42 0,50
C9. Chức năng của tim 90 0,56 0,50
C11. Nguyên nhân chính của suy tim 90 0,72 0,45
Chế độ tự theo dõi, ăn, uống, tập thể dục ở
người suy tim 90 2,01 1,34
C1. Thời gian tự theo dõi cân nặng 90 0,33 0,47
C2. Tầm quan trọng của tự theo dõi cân nặng 90 0,29 0,46
28

Trung Độ lệch
Kiến thức của người bệnh suy tim N
bình chuẩn

C3. Uống nước, chất lỏng 90 0,17 0,37


C4. Sử dụng thuốc điều trị suy tim đúng cách 90 0,10 0,30
C10. Chế độ ăn ít muối cho người bệnh suy tim 90 0,49 0,50
C12. Tập thể dục ở người suy tim 90 0,79 0,41
Phát hiện dấu hiệu, triệu chứng nguy hiểm và
xử trí 90 2,37 1,47
C5. Xử trí khi có khó thở hoặc phù chân tăng lên 90 0,54 0,50
C6. Dấu hiệu, triệu chứng suy tim nặng lên một
cách nhanh chóng 90 0,31 0,47
C13. Sử dụng thuốc nước ở người bệnh suy tim 90 0,42 0,50
C14. Xử trí khi có tăng cân nặng nghi do suy tim 90 0,43 0,50
C15. Xử trí khi người bệnh suy tim khát nước 90 0,23 0,43
Tổng điểm kiến thức 90 6,48 1,97

Tổng số điểm đánh giá kiến thức suy tim qua Thang điểm về kiến thức
suy tim DHFKS là 6,48±1,97 trên thang điểm 15. Có 5 câu hỏi điểm trung
bình trên giá trị trung bình 0,5 điểm là: Định nghĩa về bệnh suy tim
(0,67±0,47); Chức năng của tim (0,56±0,50); Nguyên nhân chính của suy tim
(0,72±0,45); Tập thể dục ở người suy tim (0,79±0,41) và Xử trí khi có khó
thở hoặc phù chân tăng lên (0,54±0,50), các câu hỏi kiến thức còn lại đều có
điểm trung bình dưới mức 0,5 điểm.
Bảng 3.6 Đánh giá hành vi tự chăm sóc của đối tượng dựa trên thang điểm
EHFScBS-9
Trung Độ lệch
Hành vi của người bệnh suy tim N
bình chuẩn
Hành vi tự chăm sóc 90 11,77 1,50
D5. Tôi tự giới hạn lượng dịch và nước uống vào 90 3,69 0,86
29

Trung Độ lệch
Hành vi của người bệnh suy tim N
bình chuẩn
D7. Tôi thực hiện ăn chế độ ăn ít muối 90 4,08 0,60
D9. Tôi tập thể dục thường xuyên, hàng ngày 90 4,00 0,60
Hành vi tự theo dõi, phát hiện triệu chứng 90 18,94 2,01
D1. Mỗi ngày, tôi đều tự cân nặng 90 3,47 0,89
D2. Nếu thấy khó thở tăng lên tôi liên lạc ngay với
90 4,11 0,57
bác sĩ hay điều dưỡng
D3. Nếu chân/ tay phù nhiều hơn, tôi liên lạc ngay
90 4,06 0,61
với bác sĩ hay điều dưỡng của tôi
D4. Nếu tôi tăng cân hơn 2 kg trong 7 ngày tôi
90 3,99 0,61
liên lạc ngay với bác sĩ/điều dưỡng của tôi
D6. Nếu tôi cảm thấy mệt mỏi tôi liên lạc ngay với
90 3,32 1,14
bác sĩ hay điều dưỡng của tôi
Hành vi sử dụng thuốc
D8. Tôi dùng thuốc theo chỉ định trong đơn thuốc 90 4,18 0,51
Tổng điểm hành vi của người bệnh suy tim 90 34,89 3,12
Tổng số điểm đánh giá hành vi tự chăm sóc của đối tượng nghiên cứu
qua thang điểm EHFScBS-9 là 34,89±3,12 trên điểm tối đa là 45 điểm và tối
thiểu là 5 điểm. Trong 9 hành vi tự chăm sóc chỉ có hành vi “Nếu tôi cảm
thấy mệt mỏi tôi liên lạc ngay với bác sĩ hay điều dưỡng của tôi” có điểm
trung bình dưới mức 3,4 điểm.
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức và hành vi tự chăm sóc của đối
tượng nghiên cứu
Bảng 3.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến thang điểm về kiến thức tự chăm
sóc ở người bệnh suy tim
Trung Độ lệch
Các yếu tố ảnh hưởng đến thang điểm p
bình chuẩn
1. Dân tộc
Kinh 6,51 1,94 0,64
30

Trung Độ lệch
Các yếu tố ảnh hưởng đến thang điểm p
bình chuẩn
Khác 6,32 1,78
2. Giới tính
Nam 6,67 1,82
Nữ 6,21 1,89 0,24
3. Nhóm tuổi
Từ 20 đến dưới 30 tuổi 6
Từ 30 đến dưới 40 tuổi 6,37
Từ 40 đến dưới 50 tuổi 6,9
Từ 50 đến dưới 60 tuổi 5,2
Từ 60 đến dưới 70 tuổi 5,7
Từ 70 tuổi trở lên 6,35 0,32
4. Tình trạng hôn nhân
Độc thân hoặc ly hôn 6,11 0,78
Kết hôn 6,47 1,96 0,58
5. Nghề nghiệp
Cán bộ, công chức, viên chức 6,37
Nông dân 6,26
Buôn bán 6,19
Hưu trí 7
Làm nghề khác 6,22 0,45
6. Trình độ học vấn
Dưới THPT 6,05 18,81

Trung học phổ thông trở lên 6,77 1,96 0,001


7. Nơi sinh sống
Sinh sống tại các xã 6,49 1,71
Sinh sống tại các phường, thị trấn 6,31 2,18 0,67
8. Điều kiện kinh tế
Hộ nghèo, cận nghèo 6,43 1,23 0,99
31

Trung Độ lệch
Các yếu tố ảnh hưởng đến thang điểm p
bình chuẩn
Không phải hộ nghèo, cận nghèo 6,43 2,03
9. Có/không có thẻ Bảo hiểm y tế
Có thẻ Bảo hiểm y tế 6,43 1,89
Không có thẻ Bảo hiểm y tế 6,33 0,57 0,92
Nhóm có trình độ học vấn từ THPT trở lên có hành vi tự chăm sóc tốt
hơn nhóm từ THPT trở xuống, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p=
0,001)
Chỉ số trung bình của thang điểm cho thấy sự khác biệt của các nhóm như dân
tộc, giới, nhóm tuổi, hôn nhân, nghề nghiệp... chưa có ý nghĩa thống kê
(p>0,05).
Bảng 3.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến thang điểm về hành vi tự chăm
sóc ở người bệnh suy tim
Trung Độ lệch
Các yếu tố ảnh hưởng đến thang điểm p
bình chuẩn
1. Dân tộc
Kinh 6,51 1,94
0,64
Khác 6,32 1,78
2. Giới tính
Nam 18,2 3,82
Nữ 18,85 3,59 0,41
3. Nhóm tuổi
Từ 20 đến dưới 30 tuổi 18,83
Từ 30 đến dưới 40 tuổi 19
Từ 40 đến dưới 50 tuổi 19,27
Từ 50 đến dưới 60 tuổi 18,42
Từ 60 đến dưới 70 tuổi 18,64
Từ 70 tuổi trở lên 17,96 0,92
4. Tình trạng hôn nhân
32

Trung Độ lệch
Các yếu tố ảnh hưởng đến thang điểm p
bình chuẩn
Độc thân hoặc ly hôn 19,77 2,63
Kết hôn 18,38 3,80 0,29
5. Nghề nghiệp
Cán bộ, công chức, viên chức 18,62
Nông dân 19,26
Buôn bán 19,38
Hưu trí 17,45
Làm nghề khác 16,77 0,18
6. Trình độ học vấn
Dưới THPT 19,22 2,96 0,015

Trung học phổ thông trở lên 17,25 4,58


7. Nơi sinh sống
Sinh sống tại các xã 18,81 3,18
Sinh sống tại các phường, thị trấn 17,96 4,62 0,31
8. Điều kiện kinh tế
Hộ nghèo, cận nghèo 18,79 3,67
Không phải hộ nghèo, cận nghèo 18,35 3,74 0,57
9. Có/không có thẻ Bảo hiểm y tế
Có thẻ Bảo hiểm y tế 18,40 3,64
Không có thẻ Bảo hiểm y tế 22,66 3,51 0,049
Đối tượng có thẻ BHYT có hành vi tự chăm sóc tốt hơn là đối tượng
không có BHYT, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,049). Nhóm có
trình độ học vấn từ THPT trở lên có hành vi tự chăm sóc tốt hơn nhóm từ
THPT trở xuống, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p = 0,015)
Điểm trung bình thang điểm của các nhóm như dân tộc, giới, nhóm tuổi, hôn
nhân, nghề nghiệp... cho thấy sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê
(p>0,05).
33

Chương 4
BÀN LUẬN

4. 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu


Trong kết quả nghiên cứu này đã cho thấy các đặc điểm về dân số học
có một số khác biệt như thành phần dân tộc thì người Kinh có tỷ lệ cao hơn
các thành phần dân tộc khác, điều này có thể lý giải địa điểm nghiên cứu tại
BVĐK tỉnh đóng trên địa bàn thành thị và dân tộc Kinh chiếm đa số nên đối
tượng Kinh đến khám nhiều hơn cũng là điều dễ hiểu. Đặc điểm về giới thì
giữa hai nhóm cũng khá tương đồng. Trong biến tuổi thì kết quả chúng tôi lứa
tuổi dàn trãi khá rộng, thấp nhất từ 20 tuổi đến cao nhất 90 tuổi, tuổi trung
bình khá cao 71,93± 17,75 tuổi, điều này cũng dễ hiểu vì suy tim là một trong
những bệnh xuất hiện khi tuổi càng cao nên mẫu chúng tôi thu nhập được với
độ tuổi này là phù hợp với y văn. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu
khác đã tìm thấy hành vi tự chăm sóc của người già suy tim [5.]. Các đặc
điểm khác chúng tôi nhận thấy chưa có vấn đề gì đặc biệt mà cần quan tâm.
Với nguyên nhân gây suy tim thì nguyên nhân tăng huyết áp chiếm chủ yếu
(40%), THA cũng là một trong những bệnh lý tim mạch tăng mạnh trong thời
gian gần đây mà nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, vì vậy nguyên nhân gây suy tim
trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với các nghiên cứu của
Nguyễn Ngọc Huyên và cộng sự[2.]; Hà thị Phương Dung [1.], Nguyễn Công
Thành [5.].
4.2. Kiến thức và hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân suy tim
Để đánh giá về kiến thức tự chăm sóc của bệnh nhân suy tim chúng tôi
áp dụng thang điểm Đánh giá về kiến thức suy tim: DHFKS (The Dutch Heart
Failure Knowledge Scale). Đây là bộ câu hỏi được phát triển bởi tác giả Van
der Wal (2005) [17] gồm 15 câu hỏi nhiều lựa chọn và được chia ra làm 3
nhóm: 1) 4 câu hỏi về thông tin chung về suy tim, 2) 6 câu hỏi đánh giá về
chế độ ăn, giới hạn cước và các hành động để đánh giá điều trị suy tim; và 3)
34

5 câu hỏi đánh giá triệu chứng và sư phát hiện triệu chứng. Mỗi câu hỏi người
bệnh nhận được 1 điểm cho sự lựa chọn câu trả lời đúng từ 3 sự lựa chọn và
ngược lại nhận điểm 0 cho lựa chọn câu trả lời sai. Tổng số điểm bộ câu hỏi
này là 0-15 điểm. Tổng điểm càng cao đối tượng nghiên cứu có kiến thức về
suy tim tốt hơn.
Kết quả chúng tôi ghi nhận bảng 3.5. Tổng số điểm DHFKS là 6,43 +/-
1,87 điểm, điểm trung bình là 0,43 ± 0,16. Thấp nhất là điểm kiến thức về
lượng dịch uống mỗi ngày: 0,17 ± 0,38 điểm và cao nhất là điểm về kiến thức
về nguyên nhân chính gây suy tim: 0,72 ± 0,45 điểm. Như vậy trên 15 câu hỏi,
mỗi câu tối đa 1 điểm, tổng điểm 6,43 ± 1,87. Kết quả này cho thấy kiến thức về
tự chăm sóc cho bản thân còn hạn chế nhiều, nhất là các kiến thức về uống nước,
chất lỏng (0,17 điểm), thời gian tự theo dõi cân nặng (0,33 điểm), dấu hiệu,
triệu chứng suy tim nặng lên một cách nhanh chóng , tập thể dục ở người suy
tim. Bên cạnh đó một số kiến thức về nguyên nhân chính của suy tim, chức
năng của tim, định nghĩa về bệnh suy tim, sử dụng thuốc điều trị suy tim đúng
cách, xử trí khi có khó thở hoặc phù chân tăng lên khá tốt, đạt điểm trên
trung bình.
Để đánh giá về hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân suy tim chúng tôi áp
dụng Thang điểm HVTCS ở người bệnh ST: EHFScBS-9(The Revised
European Heart Failure Self-care Behavior Scale) thường được dùng để đánh
giá HVTCS ở người bệnh ST, với độ tin cậy 0,68-0,87 [ 4,7,8]. Thang điểm
này gồm bộ câu hỏi về hành vi tự chăm sóc bản thân: The Revised European
Heart Failure Self-care Behavior Scale (EHFScBS-9). Bộ câu hỏi này được
phát triển bởi Jaarsma (2009) [15] gồm 9 câu hỏi về hành vi tự chăm sóc bản
thân của người bệnh suy tim bao gồm theo dõi cân nặng hàng ngày, hạn chế
nước, thuốc, liên lạc với cán bộ y tế khi người bệnh có các triệu chứng như
tăng cân. Bộ câu hỏi này gồm 5 mức độ trả lời từ 1 “rất đồng ý” đến 5 “rất
không đồng ý. Do đó, số điểm càng thấp xác định hành vi tự chăm sóc càng tốt
hơn.
35

Kết quả thu được như bảng 3.6. Tổng số điểm của thang điểm EHFScBS
là 18,5 +/- 3,69, điểm trung bình của các hành vi là 2,06+/-0,25. Đây là kết quả
được kỳ vọng vào mức khá đồng ý với các hành vi. Một số hành vi được thực
hiện khá thường xuyên là Nếu thấy khó thở tăng lên người bệnh liên lạc ngay
với bác sĩ hay điều dưỡng, khi thấy chân/ tay phù nhiều hơn, họ liên lạc ngay
với bác sĩ hay điều dưỡng, họ thực hiện ăn chế độ ăn ít muối và dùng thuốc
theo chỉ định trong đơn thuốc (điều có điểm trung bình nhỏ hơn 2). Một điểm
đặc biệt là không có hành vi nào trên 3 điểm, điều này chứng tỏ những hành
vi tuân thủ điềm trị của các đối tượng nghiên cứu là khá tốt trong khi kiến
thức thì chưa đạt yêu cầu.
Khi tập trung phân tích giữa kiến thức và hành vi tự chăm sóc của bệnh
nhân suy tim chúng tôi nhận thấy rằng điểm kiến thức về suy tim chưa đạt giá
trị trung bình như mong muốn 6,43 +/- 1,87điểm trên thang điểm từ 0 đến 15
điểm, điểm càng cao kiến thức tự chăm sóc càng tốt; trong khi đó số điểm hành vi
tự chăm sóc đạt được 18,54+/- 3,69 trên thang từ 9 đến 45 điểm, điểm càng thấp
thì hành vi tự chăm sóc càng tốt. Khi so sánh hai thang điểm này chúng tôi nhận
thấy mặc dù kiến thức chưa đạt mức độ trung bình nhưng hành vi của đối tượng
nghiên cứu đã đạt được giá trị trên mức trung bình.
Lý giải hiện tượng này chúng tôi cho rằng khi tư vấn và giáo dục sức khỏe
về bệnh lý tim mạch nói chung và bệnh suy tim nói riêng nhân viên y tế chủ yếu
tư vấn nhiều về các hành vi chăm sóc và điều trị suy tim mà ít quan tâm đến vấn
đề về kiến thức cho đối tượng, và điều này cũng khá phù hợp trong môi trường
nghiên cứu tại bệnh viện khi mà sự quá tải cũng như thời gian hạn hẹp để tư vấn
chi tiết hơn về một bệnh lý cụ thể nhất là nói về cơ chế bệnh sinh hay nguyên
nhân gây bệnh sẽ ít hơn là tư vấn người bệnh nên làm gì.
Để làm sáng tỏ hơn vấn đề này chúng tôi phân tích thêm xem có mối liên
quan nào giữa kiến thức và hành vi không, chúng tôi làm phương pháp tương
quan giữa 2 thang điểm về kiến thức và hành vi cho thấy có mối tương quan
nghịch giữa hai thang điểm có ý nghĩa tống kê mặc dù tương quan yếu với (R = -
36

0,2; p =0,048). Như vậy điểm kiến thức tăng thì điểm hành vi giảm , có nghĩa là
càng tăng kiến thức thì hành vi cũng tăng theo.
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức và hành vi tự chăm sóc
Kết quả bảng 3.7 và 3.8 cho thấy, khi so sánh thang điểm kiến thức và hành
vi tự chăm sóc của đối tượng nghiên cứu thì các đặc điểm như giới, nghề nghiệp,
dân tộc nơi sống cũng như điều kiện kinh thế không có sự khác biệt. Trong khi so
sánh giữa trình độ trên THPT và dưới THPT thì có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê. Nhóm có trình độ THPT trở lên có kiến thức và hành vi tự chăm sóc bản thân
tốt hơn. Điều này cũng phù hợp vì đối tượng có trình độ học vấn cao thì sẽ có cơ
hội tiếp cận với kiến thức về bệnh tật thông qua sách báo, internet... nhiều hơn và
từ đó thay đổi hành vi cũng tốt hơn. Kết quả này cũng phù hợp với một số nghiên
cứu khác. Trong nghiên cứu này, hầu hết đối tượng nghiên cứu (65,46%) đã
hoàn thành trình độ học vấn dưới THPT.
Kết quả bảng 3.8 cũng thấy đối tượng có BHYT cũng có hành vi chăm sóc
bản thân tốt hơn là đối tượng không có thẻ BHYT. Phải chăng người có thẻ
BHYT có cơ hội tiếp cận với dịch vụ nhiều hơn và từ đó cải thiện được hành vi
của mình.
Trong kết quả nghiên cứu chúng tôi nhận thấy độ tuổi trung bình khá
lớn, Và tuổi cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức và hành
vi của đối tượng. Hành vi tự chăm sóc của người già có thể khó bởi các thay
đổi về tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, mắt, và tai… [8]. Hơn nữa, khi những yếu
tố này kết hợp với trình độ học vấn thấp, với sự phức tạp của hành vi tự chăm
sóc để thành công trong hành vi tự chăm sóc suy tim là khó. Mặc dù hàng
tháng, điều dưỡng đều giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân suy tim về kiến thức
và hành vi tự chăm sóc bản thân tại Khoa Nội Tim mạch – Lão khoa, Bệnh
viện Đa khoa tỉnh Kon Tum, nhưng quá trình tự chăm sóc bản thân đã không
được hầu hết các người già suy tim học và hiểu một cách thấu đáo mà gần
như chỉ thực hiện theo chỉ dẫn[20]. Rõ ràng, hành vi tự chăm sóc phải được
học, và phải tuân thủ liên tục [21].
37

Kiến thức suy tim liên quan với hành vi tự chăm sóc bản thân (r= .-0,2,
p < 0,05). Nghiên cứu này đã chỉ ra đa số người suy tim lớn tuổi (tuổi trung
bình: 71,93tuổi) có trình độ văn hóa thấp, có thể dẫn tới họ có kiến thức về
suy tim thấp. Orem, (2001) đã chứng minh rằng kiến thức là sức mạnh để có
thể thực hiện được hành vi tự chăm sóc; Nó có thể rất đặc biệt và tổ chức để
gặp những kiến thức cần thiết. Theo thuyết Orem’s, người già suy tim có hành
vi tự chăm sóc bản thân bị ảnh hưởng bởi kiến thức của họ về suy tim để họ
thực hiện được hành vi tự chăm sóc bản thân. Để giúp người bệnh có được
các kiến thức để họ thực hiện hành vi tự chăm sóc thì họ phải hiểu và có các
năng lực cơ bản để thực hiện hành vi này. Hơn nữa, kiến thức suy tim là yếu
tố quan trọng liên quan đến sự tuân thủ hành vi tự chăm sóc ở người già suy
tim [9]. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra được kiến thức suy tim là yếu tố ảnh
hưởng đến sự thực hiện hành vi tự chăm sóc bản thân. Trong nghiên cứu này,
kiến thức về suy tim ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi tự chăm sóc bản thân của
người già suy tim được chỉ rõ. Thậm chí, kiến thức suy tim là yếu tố cần thiết
để thực hiện hành vi này. Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu khác
[14,22,23].
Giới không liên quan đến hành vi tự chăm sóc bản thân, trái với kết quả
của Riegel và cộng sự (1995) [27] đã tìm ra là phụ nữ thường tự chăm sóc bản
thân tốt hơn so với nam giới. Tuy nhiên, Lee và cộng sự (2009) chỉ ra được
người suy tim liên quan với hành vi tự chăm sóc không tốt, đặc biệt là sự
nhận biết về triệu chứng ở cả nam và nữ. Do vậy, nó có thể giải thích được tại
sao giới lại không liên quan đến hành vi tự chăm sóc bản thân ở người già suy
tim.
Bệnh kèm theo không liên quan đến hành vi tự chăm sóc bản thân ở
người già suy tim. 49,2% đối tượng trong nghiên cứu này không có bệnh kèm
theo. Điều đó có thể giải thích tại sao người bệnh suy tim có kèm theo nhiều
bệnh là hàng rào ngăn cản người bệnh đó thực hiện hành vi tự chăm sóc [12.].
Khi có nhiều bệnh kèm theo thì hành vi tự chăm sóc sẽ khó thực hiện về 4
38

mặt chính: Uống thuốc, tuân thủ chế độ ăn bệnh lý, theo dõi triệu chứng, và
đưa ra quyết định để quản lý các bệnh kèm theo như thế nào [8.]. Tuy nhiên ở
nghiên cứu này tác giả mới chỉ đưa ra được là người già suy tim chỉ có duy
nhất một bệnh kèm theo. Số người già suy tim không có bệnh kèm theo chiếm
gần nửa (49,2 % and 50,9%). Do đó, không ngạc nhiên tại sao trong nghiên
cứu này không tìm ra được mối liên quan giữa bệnh kèm theo và hành vi tự
chăm sóc.
4.4. Một số hạn chế của đề tài
- Vì là địa điểm chọn mẫu và đối tượng chọn mẫu là một bệnh cụ thể và
số lượng không quá lớn nên phương pháp chọn mẫu là thuận tiện nên số mẫu
không có tính đại diện cao
- Ứng dụng hai thang điểm vào đánh giá kiến thức và hành vi tự chăm
sóc của bệnh nhân suy tim tuy đo lường được nhưng các câu hỏi được xây
dựng bởi các tác giả nước ngoài cho nên chưa được sâu sát với phong tục tập
quán và thói quen cuả người Việt Nam.
39

KẾT LUẬN

Qua 90 đối tượng suy tim được đưa vào nghiên cứu, chúng tôi rút ra được một
số kết luận như sau:
5.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu có độ tuổi khá cao, tuổi trung bình: 71,93± 17,75.
Tuổi thấp nhất: 22 tuổi, cao nhất: 90 tuổi.
- Trình độ học vấn của các đối tượng khá thấp: dưới THPT chiếm 65,46%.
- Nơi sinh sống chủ yếu là các xã: chiếm 67,78%
5.2. Về kiến thức và hành vi tự chăm sóc của đối tượng nghiên cứu
- Tổng số điểm về kiến thức về tự chăm sóc của đối tượng nghiên cứu là 6,43
± 1,87 trên thang điểm tối đa 16. Điểm trung bình của từng kiến thức 0,43 ±
0,16.
- Tổng số điểm về hành vi tự chăm sóc của đối tượng nghiên cứu là 18,54 ±
3,69 trên thang điểm từ 9 đến 45, điểm càng thấp thì hành vi càng tốt. Điểm
trung bình của các hành vi là 2,06 ± 0,25.
5.3. Sự ảnh hưởng và liên quan giữa các đặc điểm với kiến thức và hành
vi của đối tượng nghiên cứu
- Có sự ảnh hưởng của trình độ học vấn thang điểm kiến thức và hành vi tự
chăm sóc của đối tượng nghiên cứu, học vấn càng cao thì kiến thức và hành vi
tự chăm sóc tốt hơn.
- Người có thẻ BHYT thì hành vi tự chăm sóc cũng tốt hơn.
- Có sự tương quan giữa kiến thức và hành vi tự chăm sóc của đối tượng
nghiên cứu, kiến thức càng cao thì hành vi càng tốt.
40

KHUYẾN NGHỊ

Dựa trên kết quả nghiên cứu, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị như sau:
1- Tiếp tục thực hiện công tác truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe cho
người suy tim, trong đó tập trung vào đối tượng là người có trình độ văn hóa
thấp và người không có thẻ Bảo hiểm y tế.
2- Đa dạng hóa các hình thức truyền thông, tư vấn để người bệnh có thể tiếp
cận tốt hơn, trang bị kiến thức nhiều hơn về tự chăm sóc sức khỏe cho bản
thân.
41

TÀI LIỆU THAM KHẢO


TIẾNG VIỆT
1. Hà thị Phương Dung và cs (2016), "Đánh giá hiệu quả của phương pháp
tư vấn tự chăm sóc ở Bệnh nhân suy tim mạn tại khoa Nội tim mạch -
Bệnh viện TWQĐ 108", Hội nghị Tim mạch toàn quốc lần thứ III
2. Nguyễn Ngọc Huyền, Nguyễn Tiến Dũng (2014), "Các yếu tố liên quan
đến hành vi tự chăm sóc của người già suy tim tại BV Đa khoa TW Thái
Nguyên". Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, số 64-2014; tr. 26-33.

3. Nguyễn Thanh Hiền (2017). Cập nhật khuyến cáo 2016 về chẩn đoán và
xử trí suy tim-p1.html.
4. Huỳnh Văn Minh, Phạm Như Thể, Nguyễn Anh Vũ (2010), "Suy tim"
Giáo trình sau đại học, Nhà xuất bản Đại học Huế, tr 234-241.
5. Nguyễn Công Thành (2016), “ Khảo sát hành vi tự chăm sóc ở người
bệnh suy tim tại Bệnh viện tim mạch An Giang”, Tạp chí Y học thực
hành,tập 45, tr 23-25.
6. Trần Thị Thúy và cs (2015), Kết quả của việc tư vấn chế độ ăn nhạt và
tuân thủ điều trị cho bệnh nhân suy tim được điều trị ngoại trú tại viện
Tim mạch Bạch mai năm 2015, Luận văn tốt nghiệp hệ cử nhân điều
dưỡng, Trường Đại học Thăng long
7. Nguyễn Anh Vũ (2007), Siêu âm tim-từ căn bản đến nâng cao,Nhà xuất
bản Đại học Huế.
TIẾNG ANH
8. B. Carlson, B. Riegel, and D. Moser, (2001), Self-care abilities of
patients with heart failure, Heart Lung., Vol. 30, pp. 351-359, Sep.
2001.
9. C.A. Miller (2010), Nursing for wellness in older adults, Lippincott
Williams & Wilkins, 5th ed.
10. D.K. Moser, and J.F. Watkins, (2008), “Conceptualizing self-care in
heart failure a life course model of patient characteristics,” Journal of
42

Cardiovascular Nursing, Vol. 23, pp. 205-218, May-Jun. 2008.


11. M. Imazio, A. Cotroneo, G. Gaschino, A. Chinaglia, et al, (2013)
“Management of heart failure in the elderly people,” International
Journal of Clinical Practice., Vol. 62, pp. 270-280, Feb. 2008.
12. M. Lainscak, J.G.F. Cleland, M.J. Lenzen, I. Keber & K. Goode, et all,
(2007) “Nonpharmacologic Measures and Drug Compliance in Patients
with Heart Failure: Data from the EuroHeart Failure Survey,” The
American Journal of Cardiology., Vol. 99, pp. 31D–37D, Apr. 2007.
13. Van der Wal ,N.T. Artinian, M. Magnan, M.Sloan, and M.P. Lange,
(2002) “Self-care behaviors among patients with heart failure”. Heart
Lung, Vol.31, pp.161-72, May. 2002.
14. P.M. Chriss, J. Sheposh, B. Carlon, and B. Riegel, (2004), “Predictors of
successful heart failure self-care maintenance in the first three months
after hospitalization,” Heart Lung, Vol. 33, pp. 345-353, Nov-Dec. 2004
15. S.A. Hunt, W.T. Abraham, M.H. Chin, A.M. Feldman, and G.S. Francis,
et al, “ACC/AHA (2005) Guideline update for the diagnosis and
management of chronic heart failure in the adult—Summary article: A
report of the American College of Cardiology/American Heart
Association task force on practice guidelines: Developed in collaboration
with the international society for heart and lung transplantation,”
Circulation., Vol. 112, pp. e154-e235, Sep. 2005.
16. T. Jaarsma, H.H. Abu-Saad, K. Dracup, and R. Halfens, “Self-care
behavior of patients with heart failure,” Scandinavian Journal of Caring
Sciences., Vol. 14, pp. 112-119, 2000.
17. T. Jaarsma, K.F. Arestedt, J. Martensson. K. Dracup, and A. Stromberg,
(2009) “The European heart failure self-care behaviour scale revised into
a nine-item scale (EHFScB-9): a reliable and valid international
instrument,” European Journal Heart Failure, Vol. 11, pp. 99-105,
2009.
43

Phụ lục
PHIẾU KHẢO SÁT VỀ KIẾN THỨC VÀ HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC Ở
NGƯỜI BỆNH SUY TIM MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TỈNH KON TUM NĂM 2018

Xin kính chào ông/bà.


Chúng tôi hiện đang tiến hành một nghiên cứu để tìm hiểu về kiến thức và
hành vi tự chăm sóc ở người bệnh suy tim mạn tính, với mong muốn kết quả nghiên
cứu sẽ góp phần định hướng cho các hoạt động điều trị, chăm sóc đặc biệt là tư vấn
cho người bệnh để giúp nâng cao kiến thức và hành vi tự chăm sóc.
Những thông tin mà ông/bà cung cấp sẽ được giữ bí mật, chúng tôi chỉ sử
dụng cho nghiên cứu khoa học, không sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác.
Ông/bà hãy vui lòng điền các thông tin, khoanh tròn vào các ô lựa chọn phù
hợp với bản thân mình.
A. THÔNG TIN CHUNG
A1. Dân tộc
1. Kinh  2. Ba na 
3. Xê Đăng  4. Dẻ 
5. Khác (ghi rõ): ………………………………………………
A2. Năm sinh ……………………….
A3. Giới tính: 1. Nam  2. Nữ 
A4. Tình trạng hôn nhân
1. Độc thân  2. Kết hôn  3. Ly hôn 
A5. Nghề nghiệp
1. Cán bộ, công chức, viên chức  2. Nông dân

3. Công nhân, làm trong doanh nghiệp  4. Kinh doanh, buôn bán

5. Khác ………………………………….  6. Hiện nay không đi làm gì

A6. Trình độ học vấn
1. Không biết chữ  2. Tiểu học 
3. Trung học cơ sở  4. Trung học phổ thông 
5. Trung cấp, cao đẳng  6. Đại học 
7. Trên đại học 
A7. Nơi sinh sống: Xã, phường: _______________ Huyện, TP: _______________
A8. Điều kiện kinh tế: 1. Hộ nghèo, cận nghèo  2. Khác 
A9. Có thẻ Bảo hiểm y tế: 1. Có thẻ BHYT  2. Không có thẻ BHYT 
B. TIỀN SỬ MẮC BỆNH
B1. Nguyên nhân mắc bệnh suy tim của ông/bà (có thể chọn nhiều đáp án):
44

1. Tăng huyết áp không điều trị 


2. Bệnh tim thiếu máu cục bộ 
3. Nhồi máu cơ tim cấp 
4. Các bệnh về cơ tim và van tim 
5. Bệnh tim bẩm sinh 
6. Loạn nhịp tim kéo dài 
7. Cường giáp không điều trị 
8. Suy thận mạn tính 
9. Không biết 
B2. Có thường mắc các bệnh kèm theo sau khi phát hiện mình bị bệnh tim?
1. Không có 
2. Tai biến mạch máu não 
3. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) 
4. Lao phổi 
5. Xơ gan 
6. Suy thận mạn 
7. Khác 
B5. Mức độ mắc bệnh suy tim của ông/bà (khoanh tròn vào số tương ứng):
1. Độ 1: Có bệnh tim nhưng không có triệu chứng cơ năng nào, hoạt động thể
lực vẫn bình thường
2. Độ 2: Các dấu hiệu của bệnh suy tim xuất hiện khi gắng sức, hạn chế hoạt
động thể lực
3. Độ 3: Các dấu hiệu của bệnh xuất hiện ngay cả khi gắng sức nhẹ làm hạn chế
hoạt động thể lực
4. Độ 4: Các dấu hiệu của bệnh xuất hiện thường xuyên, kể cả khi nghỉ ngơi
C. KIẾN THỨC CỦA NGƯỜI BỆNH SUY TIM
Lựa chọn và khoanh tròn vào đáp án A, B hoặc C mà ông/bà cho là đúng nhất
C1. Bao lâu thì những người bệnh suy tim nặng phải tự cân nặng ?
A. Mỗi tuần
B. Ngay bây giờ và sau đó
C. Mỗi ngày
C2. Tại sao tự cân nặng mỗi ngày là điều quan trọng đối với người bệnh suy
tim?
A. Bởi vì đa số người bệnh suy tim ăn uống kém
B. Nhằm đề kiểm tra cơ thể có thừa dịch hay không
C. Nhằm ấn định đúng liều thuốc
C3. Ở nhà, bạn được phép uống bao nhiêu nước mỗi ngày ?
A. Nhiều nhất từ 1,5 dến 2,5 lít
B. Càng ít càng tốt
C. Càng nhiều càng tốt
C4. Những tình huống nào sau đây là tình huống là đúng?
A. Tôi sẽ ho nhiều khi tôi dùng thuốc điều trị suy tim
B. Khi tôi cảm thấy khoe hơn, tôi có thể ngưng dùng thuốc điều trị
45

suy tim
C. Điều quan trọng đối với tôi là phải dùng thuốc điều trị suy tim
thường xuyên
C5. Điều gì là tốt nhất cần phải làm trong trường hợp bị khó thở hoặc phù
chân tăng lên?
A. Mời bác sĩ hoặc điều dưỡng
B. Đợi đến đợt khám kế tiếp
C. Dùng một ít thuốc
C6. Điều gì có thể làm cho các triệu chứng suy tim nặng lên một cách nhanh
chóng?
A. Một chế độ ăn nhiều chất béo
B. Tình trạng bị lạnh hoặc bị cảm cúm
C. Ít tập thể dục
C7. Suy tim nghĩa là gì?
A. Đó là tình trạng quả tim không đủ khả năng bơm máu đi khắp cơ
thể
B. Là người có biểu hiện không tập thể dục đầy đủ và trong tình trạng
sức khỏe kém
C. Đó là tình trạng tắc nghẽn các mạch máu trong tim do cục huyết
khối
C8. Tại sao hai chân có thể bị phù lên khi bạn bị suy tim?
A. Bởi vì các van trong mạch máu ở chân bị suy giảm chức năng
nhiều
B. Bởi vì các cơ ở chân không nhận đủ oxy
C. Do bởi sự tích tụ của dịch ở chân
C9. Chức năng của tim là gì?
A. Để hấp thu chất dinh dưỡng từ máu
B. Để bơm máu khắp cơ thể
C. Để cung cấp máu kèm oxy
C10. Tại sao người bị suy tim phải theo chế độ ăn uống ít muối?
A. Muối làm tăng sự giữ nước
B. Muối gây co thắt các mạch máu
C. Muối làm tăng nhịp tim
C11. Nguyên nhân chính của suy tim là gì?
A. Nhồi máu cơ tim và tăng huyết áp
B. Vấn đề về phổi và dị ứng
C. Béo phì và bệnh tiểu đường
C12. Đối người bệnh suy tim tập thể dục như thế nào là đúng ?
A. Điều quan trọng là tập thể dục tại nhà với mức độ nhẹ chấp nhận
được nhằm
làm giảm gánh nặng cho tim
B. Điều quan trọng là tập thể dục tại nhà và nghỉ ngơi thường xuyên
C. Điều quan trọng là tập thể dục tại nhà càng nhiều càng tốt
46

C13. Tại sao thuốc nước được kê đơn (kê toa) cho người bị suy tim ?
A. Để giảm huyết áp
B. Để ngăn chặn sự giữ nước trong cơ thể
C. Bởi vì sau đó họ có thể uống nhiều hơn

D. HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC ĐỐI VỚI NGƯỜI BỆNH SUY TIM


Quan điểm của Ông/bà đối với những phát biểu dưới đây, lựa chọn và đánh
dấu X vào mức độ từ Mức 1: Rất đồng ý cho đến Mức 5: Rất không đồng ý.
Bình
Rất
T Rất Đồng thường, Không
Hành vi tự chăm sóc bản thân không
T đồng ý ý không ý đồng ý
đồng ý
kiến
D
Mỗi ngày, Tôi đều tự cân nặng
1
D Nếu thấy khó thở tăng lên tôi liên lạc
2 ngay với bác sĩ hay điều dưỡng
D Nếu chân/ tay phù nhiều hơn, tôi liên lạc
3 ngay với bác sĩ hay điều dưỡng của tôi
D Nếu tôi tăng cân hơn 2 kg trong 7 ngày
4 tôi liên lạc ngay với bác sĩ hay điều
dưỡng của tôi
D Tôi tự giới hạn lượng dịch và nước uống
5 vào
D Nếu tôi cảm thấy mệt mỏi tôi liên lạc
6 ngay với bác sĩ hay điều dưỡng của tôi
D
Tôi thực hiện ăn chế độ ăn ít muối
7
D Tôi dùng thuốc theo chỉ định trong
8 toa/đơn thuốc
D
Tôi tập thể dục thường xuyên, hàng ngày
9

Xin trân thành cám ơn ông/bà đã thực hiện khảo sát./.

You might also like