You are on page 1of 4

GIÃN PHẾ QUẢN

Translation by Tâm Danh Phan – Osmosis English Class

Bronchiectasis có thể được chia thành "Bronchi", dùng để chỉ các phế quản
và tiểu phế quản - đường dẫn khí thấp hơn của phổi, và "-ectasis" có nghĩa
là giãn ra hoặc mở rộng.

Vì vậy trong bệnh giãn phế quản, tình trạng viêm mạn tính làm cho phế quản
và tiểu phế quản bị tổn thương và giãn ra. Giãn phế quản là một bệnh phổi
tắc nghẽn và nguyên nhân phần lớn là do tình trạng viêm khiến các nút nhầy
hình thành trong đường thở và các nút nhầy đó cản trở luồng khí.

Thông thường, khi hít thở, cơ hoành đi xuống và điều đó tạo ra áp lực âm
trong lồng ngực. Điều này hút không khí vào qua miệng hoặc mũi, sau đó đi
xuống khí quản.

Khi đến đó, nó đi vào một trong các phế quản chính, sau đó đến phế quản
thứ phát hoặc phế quản thùy, rồi đến phế quản cấp ba hoặc phế quản phân
thùy, và cuối cùng vào các tiểu phế quản dẫn vào phế nang.

Các phế nang hay chỉ phế nang đơn lẻ, là nơi phần lớn xảy ra sự trao đổi
khí trong phổi.

Xem xét kỹ hơn đường hô hấp, đặc biệt là thành đường thở, chúng có các
sợi elastin, giúp tạo ra các đặc tính giống như dây cao su và được lót bằng
các tế bào biểu mô - một số trong số đó có phần nhô ra giống như bàn chải,
được gọi là lông chuyển trên bề mặt của chúng và các tế bào khác tiết ra
chất nhầy. Chất nhầy đó giữ lại các phần tử lạ như vi khuẩn và bụi, sau đó
chất nhầy sẽ bị lông chuyển cuốn lên và ra khỏi phổi.

Cùng với nhau, toàn bộ hệ thống này được gọi là thang cuốn niêm mạc
(mucociliary escalator). Cuối cùng chất nhầy và bất kỳ phần tử mắc kẹt nào
di chuyển vào thực quản và bị nuốt và phá hủy bởi axit trong dạ dày.
Giãn phế quản là kết quả của các bệnh gây viêm mạn tính.

Một nguyên nhân gây ra viêm mạn tính là rối loạn vận động lông chuyển
nguyên phát, khi các lông chuyển không chuyển động bình thường và điều
này khiến chất nhầy bị kẹt trong đường thở.

Vi khuẩn bị kẹt trong chất nhầy bắt đầu sinh sôi và có thể gây viêm phổi.
Nếu điều đó xảy ra lặp đi lặp lại, nó có thể gây ra viêm mạn tính.

Một ví dụ khác là bệnh xơ nang, khi chất nhầy trở nên đặc dính và do đó khó
quét. Một lần nữa, chất nhầy tích tụ lại và viêm phổi tái phát có thể dẫn đến
viêm mạn tính.

Một nguyên nhân khác là do tắc nghẽn đường thở. Đó có thể là do một khối
u phát triển trong đường thở hoặc ngay bên ngoài đường thở và chèn ép nó
hoặc cũng có thể là do một vật lạ như hạt đậu phộng vô tình mắc kẹt trong
tiểu phế quản.

Trong bất kỳ tình huống nào trong số này, sự tắc nghẽn ngăn cản thang
cuốn niêm mạc thải chất nhầy ra ngoài, và một lần nữa nó dẫn đến tình trạng
viêm phổi tái phát và viêm mạn tính.

Ngoài ra, một số loại nhiễm trùng như Aspergillosis có thể làm trầm trọng
thêm vấn đề vì chúng có thể gây ra phản ứng quá mẫn, dẫn đến viêm đường
thở thậm chí nhiều hơn.

Vì vậy, lý do khiến tình trạng viêm mạn tính trở nên nghiêm trọng là do theo
thời gian các tế bào miễn dịch và các cytokine của chúng thực sự có thể làm
tổn thương các tế bào biểu mô có lông chuyển cũng như phá hủy các sợi
elastin trong thành đường thở.

Theo thời gian, đường thở bị giãn ra và bị tắc nghẽn bởi chất nhầy. Các
nguyên bào sợi di chuyển đến để cố gắng và sửa chữa các tổn thương bằng
cách lắng đọng collagen.
Mất elastin và tích tụ collagen, làm cho phổi kém đàn hồi và cứng hơn.

Phổi cứng, đầy chất nhầy khiến không khí khó lưu thông - dẫn đến hình
thành bệnh phổi tắc nghẽn.

Tình trạng viêm cũng có thể mở rộng đến màng phổi - là lớp lót của phổi. Và
theo thời gian, khi chức năng phổi suy giảm, có thể bị thiếu oxy.

Để thích nghi với tình hình, các tiểu động mạch phổi bắt đầu co lại - chuyển
hướng máu ra khỏi những vùng phổi bị tổn thương nhất một cách hiệu quả.

Nhưng nếu tổn thương lan rộng, sau đó, sự co mạch của các tiểu động mạch
phổi lan rộng và điều đó làm tăng trở kháng mạch máu phổi nói chung.

Khi bạn tăng trở kháng, bạn sẽ tăng áp lực. Và ở phổi, điều này được gọi là
tăng áp động mạch phổi, và điều đó làm cho tâm thất phải của tim khó bơm
máu ra ngoài. Và điều này có thể dẫn đến phì đại tâm thất phải. Và toàn bộ
quá trình phì đại tâm thất do một vấn đề của hệ hô hấp được gọi là bệnh
tâm phế.

Các triệu chứng giãn phế quản như khò khè và ho thường xuất hiện và biến
mất - và chúng tồi tệ nhất khi bị viêm phổi khi xung quanh có nhiều chất nhầy
hơn.

Khó thở cũng như chất nhầy có mùi hôi cũng là những đặc điểm phổ biến.
Và tình trạng thiếu oxy lâu dài có thể dẫn đến tình trạng ngón tay dùi trống,
hoặc dày giường móng.

Chẩn đoán giãn phế quản thường được thực hiện dựa trên hình ảnh học.
Thông thường, CT scan sẽ cho thấy các phế quản và tiểu phế quản bị giãn.

Và xét nghiệm chức năng phổi sẽ cho thấy sự giảm dung tích phổi cũng như
giảm khả năng đẩy không khí ra khỏi phổi, do tính đàn hồi của phổi giảm.
Xét nghiệm di truyền có thể được thực hiện để tìm các tình trạng nền như
rối loạn vận động lông chuyển nguyên phát và xơ nang.

Điều trị thường nhằm mục đích xử trí các đợt viêm phổi tái phát bằng kháng
sinh cũng như sử dụng vỗ hoặc dẫn lưu tư thế để loại bỏ bất kỳ lượng chất
nhầy dư thừa.

Nếu có tắc nhẽn vật lý như khối u hoặc dị vật thì có thể cần phẫu thuật.

Được rồi, tóm lại nhanh, trong bệnh giãn phế quản, các phế quản và tiểu
phế quản bị viêm mạn tính và điều này gây ra tổn thương cho thang cuốn
niêm mạc và chính các thành đường thở.

Theo thời gian, elastin bị phá hủy và các nguyên bào sợi lắng đọng collagen
thừa, dẫn đến phổi bị cứng, có đường thở lớn và bị bịt kín bởi chất nhầy.

Những thay đổi của đường thở có thể được nhìn thấy khi chụp CT scan và
điều trị bằng thuốc kháng sinh để giúp giảm nhiễm trùng cũng như vỗ và dẫn
lưu để ngăn ngừa tắc nghẽn chất nhầy.

You might also like