You are on page 1of 6

KHÍ PHẾ THỦNG

Translation by Tâm Danh Phan

Khí phế thũng có nghĩa là phồng lên hoặc căng lên, điều này có ý nghĩa vì
trong phổi của những người bị khí phế thũng, các túi khí phế nang, là
những khoảng không khí có vách mỏng ở cuối đường thở, nơi trao đổi oxy
và carbon dioxide, bị hư hỏng hoặc bị phá hủy.

Các phế nang phình to vĩnh viễn và mất tính đàn hồi, và kết quả là những
người bị khí phế thũng thường gặp khó khăn khi thở ra, điều này phụ thuộc
nhiều vào khả năng co lại của phổi giống như các dây thun.

Khí phế thũng thực sự được xếp vào dưới nhóm của bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính hay COPD, cùng với viêm phế quản mạn tính. Hai điều này khác
nhau rằng viêm phế quản mạn tính được xác định bởi các đặc điểm lâm
sàng như ho có đờm, trong khi khí phế thũng được xác định bởi những
thay đổi cấu trúc chủ yếu là sự mở rộng khoang chứa khí. Nói như vậy,
chúng hầu như luôn cùng tồn tại, có thể là vì chúng có chung một nguyên
nhân chính là hút thuốc.

Với COPD, đường thở bị tắc nghẽn và phổi không được làm trống bình
thường, và điều đó khiến khí bị mắc kẹt bên trong phổi.

Vì lý do đó, lượng không khí tối đa mà người bị COPD có thể thở ra trong
một lần thở được gọi là FVC hoặc dung tích sống gắng sức, thấp hơn. Sự
giảm này đặc biệt đáng chú ý trong giây đầu tiên của khí thở ra trong một
hơi thở được gọi là FEV1 - thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên,
thường còn giảm nhiều hơn FVC.
Do đó, một thông số hữu ích là tỷ lệ FEV1 trên FVC, vì FEV1 thậm chí
giảm nhiều hơn FVC, nên tỷ lệ FEV1 trên FVC cũng giảm theo.

Được rồi, giả sử, FVC thông thường của bạn là 5 lít và FEV1 của bạn là 4
lít. Tỷ lệ FEV1 trên FVC của bạn sẽ đạt 80%. Bây giờ, một người bị COPD,
FVC thay vào đó có thể là 4 lít, thấp hơn bình thường, nhưng thể tích khí
mà họ có thể thở ra trong giây đầu tiên chỉ là 2 lít.

Vì vậy, không chỉ cả hai giá trị này đều thấp hơn mà tỷ lệ cũng thấp hơn,
và đây là dấu hiệu của COPD. Tất cả đều liên quan đến khí thở ra. Đúng
không? Ngược lại, đối với khí đi vào, TLC hay tổng dung tích phổi, là thể
tích khí tối đa có thể được đưa vào hoặc hít vào phổi thực sự, thường cao
hơn do khí bị bẫy lại.

Được rồi, khí phế thũng là một dạng COPD dựa trên những thay đổi cấu
trúc trong phổi, đặc biệt là sự phá hủy các phế nang.

Tuy nhiên, bình thường, oxy ra khỏi các phế nang và vào máu, trong khi
carbon dioxide theo chiều ngược lại. Khi các mô phổi tiếp xúc với các chất
kích thích như khói thuốc lá, nó sẽ gây ra phản ứng viêm ảnh hưởng đến
các thành phế nang mỏng manh và ảnh hưởng đến dòng khí.

Các phản ứng viêm thu hút các tế bào miễn dịch khác nhau, chúng giải
phóng các hóa chất gây viêm như leukotriene B4, IL-8 và TNF-α cũng như
tất cả các protease như elastase và collagenase. Các protease này phá vỡ
các protein cấu trúc quan trọng trong lớp mô liên kết như collagen, cũng
như elastin, là protein tạo độ đàn hồi cho mô, và điều này dẫn đến vấn đề
được thấy trong bệnh khí phế thũng.
Ở phổi khỏe mạnh, trong quá trình thở ra, khí thổi qua đường thở với vận
tốc cao, tạo ra môi trường áp suất thấp trong đường thở. Và điều này là do
nguyên lý Bernoulli, trong khi một chất lỏng bao gồm không khí di chuyển
với vận tốc cao hơn, nó phải có áp suất thấp hơn.

Bây giờ, áp suất thấp hơn này có xu hướng kéo đường thở nhỏ vào trong.
Thành đường thở khỏe mạnh đầy đủ elastin có thể chịu được áp lực đó và
không bị xẹp. Chúng giữ cho đường thở mở và cho phép khí thoát ra hoàn
toàn trong quá trình thở ra.

Tuy nhiên, với bệnh khí thũng, elastin bị mất đi, làm cho thành đường thở
yếu và cho phép hệ thống áp suất thấp kéo thành vào trong và xẹp xuống
khi thở ra.

cơ chế như giản phế quản,


Điều này cuối cùng dẫn đến bẫy khí vì đường thở xẹp bẫy một ít không khí
nhỏ ở phía xa điểm xẹp. Ngoài ra, sự mất đi elastin này làm cho phổi giãn
nở hơn, có nghĩa là khi khí thổi vào, chúng dễ dàng mở rộng và sau đó giữ
không khí thay vì tống ra ngoài trong quá trình thở ra, và do đó phổi bắt
đầu giống như những chiếc túi nhựa mỏng và lớn.

Sự mất elastin này cũng dẫn đến sự phá vỡ thành phế nang mỏng được
gọi là vách. Nếu không có thành này, các phế nang lân cận sẽ liên kết lại
thành khoang chứa khí ngày càng lớn hơn, có nghĩa là diện tích bề mặt
sẵn có để trao đổi khí bị giảm xuống, tương ứng với thể tích giãn nở, ảnh
hưởng đến mức oxy và carbon dioxide.

Tất cả quá trình này xảy ra trong chùm phế nang, là phần cuối của đường
thở dài, nơi có các cụm phế nang đó.
Các loại khí phế thũng khác nhau ảnh hưởng đến chùm phế nang khác
nhau đôi chút. Dạng khí phế thũng đầu tiên được gọi là khí phế thũng trung
tâm tuyến nang, hay khí phế thũng trung tâm tiểu thùy, và đây là dạng phổ
biến nhất, và nó thực sự chỉ làm tổn thương các phế nang trung tâm hoặc
gần của cụm phế nang. Đây là bệnh cảnh khi hút thuốc lá, và nó được cho
là xảy ra vì các chất kích thích từ khói thuốc không thể đến tận các phế
nang ở xa.

Khí phế thũng trung tâm tiểu thùy thường ảnh hưởng đến thùy trên của
phổi. Ngoài ra còn có khí phế thủng toàn tiểu thùy, nơi toàn bộ các cụm
phế nang bị ảnh hưởng đồng nhất và điều này thường liên quan đến tình
trạng di truyền thiếu hụt alpha-1 antitrypsin.

Ở những người khỏe mạnh, đại thực bào luôn tiết ra một số protease để
giúp dọn sạch các mảnh vụn thỉnh thoảng tìm đường vào chùm phế nang.
Nhưng những protease đó phá vỡ protein, đúng vậy, vì vậy chúng có thể
làm hỏng mô. Alpha-1 antitrypsin là một chất ức chế protease được tạo ra
bởi cơ thể để bảo vệ chống lại các tổn thương ngoài ý muốn từ các
protease này.

Những người bị thiếu alpha-1 antitrypsin không có các chất ức chế


protease bảo vệ này, và do đó, họ tận cùng với các túi khí bị tổn thương
ảnh hưởng đến toàn bộ chùm phế nang. Khí phế thũng toàn tiểu thùy
thường ảnh hưởng đến thùy dưới của phổi.

Loại thứ ba và là loại khí phế thũng cuối cùng được gọi là khí phế thũng
cạnh vách, khi đó các phế nang xa của chùm phế nang bị ảnh hưởng
nhiều nhất và loại này thường ảnh hưởng đến mô phổi ở ngoại vi của các
tiểu thùy gần vách ngăn cách mỗi tiểu thùy.
Điều cần lưu ý đối với bệnh khí phế thũng cạnh vách là các phế nang bị
phình ra và bề mặt phổi có thể bị vỡ và gây ra tràn khí màng phổi.

Những người bị khí phế thũng thường gặp các triệu chứng như khó thở,
tức là thở gắng sức, do bẫy khí và giảm trao đổi khí.

Để giúp chống lại điều này, đôi khi người ta thở ra từ từ bằng cách chúm
môi, điều này làm tăng áp lực bên trong đường thở và ngăn chúng dễ dàng
bị xẹp lại. Cách thở này giải thích cho biệt danh Pink Puffers, vì những
người này vẫn có khả năng oxy hóa máu của họ, nhưng họ phải mím môi
để làm như vậy.

Tất cả năng lượng liên tục dành cho việc thở này thậm chí có thể gây sụt
cân. Tuy nhiên, theo thời gian, khi ngày càng nhiều mô phổi bị ảnh hưởng,
khí phế thũng có thể dẫn đến giảm oxy máu hay oxy trong máu thấp.

Ngoài ra còn có thể bị ho kèm theo một ít đờm do viêm ở các tiểu phế
quản nhỏ gây sản xuất quá nhiều chất nhầy thông qua các tế bào hình đài.
Nhưng điều này khác khá nhiều so với ho có đờm với nhiều đờm quan sát
thấy khi bị viêm phế quản mạn tính.

Theo thời gian, việc bẫy khí và ứ khí ở phổi có thể khiến các bệnh nhân
tiến triển lồng ngực hình thùng, và trên X-quang có thể có tăng đường kính
trước sau, vòm hoành dẹt và phế trường tăng sáng.
Được rồi, trong sinh lý bình thường có quá trình được gọi là co mạch do
thiếu oxy, trong đó nếu vì lý do nào đó, một vùng phổi trao đổi khí kém, thì
các mạch máu đi đến khu vực đó sẽ bị co lại để cố gắng đưa máu đến một
vùng tốt hơn để trao đổi khí.

Và điều này rất hiệu quả nếu tình trạng thiếu oxy khu trú ở một vùng của
phổi. Nhưng khi một phần lớn phổi không trao đổi oxy hiệu quả, thì sự co
mạch đó bắt đầu liên quan đến quá nhiều mạch máu và điều này dẫn đến
tăng áp động mạch phổi.

Theo thời gian, điều này làm tăng công thất phải để bơm máu đến phổi,
khiến nó giãn ra, một quá trình gọi là bệnh tâm phế, cuối cùng dẫn đến suy
tim phải.

Điều trị khí phế thũng chủ yếu liên quan đến việc giảm các yếu tố nguy cơ
trong việc quản lý các bệnh liên quan. Vì hút thuốc là tác nhân chính gây ra
khí phế thũng, ngừng hút thuốc có vai trò chính trong việc giảm tỷ lệ tử
vong. Bổ sung oxy cũng như một số loại thuốc như thuốc giãn phế quản,
steroid dạng hít và kháng sinh để kiểm soát nhiễm trùng thứ phát đều hữu
ích trong việc quản lý khí phế thũng.

Được rồi, tóm tắt nhanh, khí phế thũng là một loại bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính hay COPD, hoặc tiếp xúc với các chất kích thích như hút thuốc
khiến elastin trong các đường thở nhỏ và thành phế nang bị phá vỡ. Và
điều này dẫn đến bẫy khí và trao đổi khí kém, cả hai điều này cuối cùng
dẫn đến giảm oxy máu.

You might also like