You are on page 1of 22

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM


KHOA MARKETING
----

TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: HỆ THỐNG THÔNG TIN

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG CNTT

TẠI KHOA CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH BỆNH VIÊN QUÂN Y 175

ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Giảng viên hướng dẫn: VÕ THÀNH ĐỨC

Lớp: 23D2INF50900801 Nhóm: 2

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Mạnh – 89231020078

Phan Phạm Phương Trinh – 33221025216

Nguyễn Võ Đăng Cảnh – 89231020025

Võ Trần Tùng Linh – 33221025274

Nguyễn Hồng Nhung - 33221025030

TP.HCM, ngày 19 tháng 07 năm 2023

0
MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU KHOA CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH – BỆNH VIÊN QUÂN Y 175 ....................................1
1. Sơ lược về Bệnh viện Quân Y 175 ............................................................................................................1
1.1 Lịch sử ra đời ...........................................................................................................................................1
1.2 Tầm nhìn sứ mệnh ...................................................................................................................................1
1.3 Giá trị cốt lõi ............................................................................................................................................1
1.4 Cơ cấu tổ chức..........................................................................................................................................2
2. Sơ lược về khoa Chẩn Đoán Hình Ảnh ....................................................................................................2
2.1 Hoạt động chuyên môn............................................................................................................................2
2.2 Trang thiết bị ...........................................................................................................................................3
2.3 Đội ngũ nhân sự .......................................................................................................................................3
2.4 Sơ đồ tổ chức ............................................................................................................................................4
II. HIỆN TRẠNG VỀ VIỆC ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN TẠI KHOA CHẨN ĐOÁN
HÌNH ẢNH.............................................................................................................................................................4
1. Các HTTT đang được ứng dụng tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh...........................................................4
1.1 Hệ thống VnetPACS ................................................................................................................................4
1.2 Hệ thống eHospital ..................................................................................................................................7
2. Mô tả hệ thống công việc tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh .................................................................... 10
2.1 Mô tả quy trình thông tin (Tường thuật hệ thống công việc) ........................................................... 10
2.2 Mô hình Hệ thống công việc ................................................................................................................ 13
2.3 Sơ đồ chức năng chéo ........................................................................................................................... 14
III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ................................................... 15
1. Ưu điểm ................................................................................................................................................... 15
2. Khuyết điểm và đề xuất.......................................................................................................................... 16
a) Chưa liên kết kết quả chẩn đoán hình ảnh với hồ sơ bệnh án điện tử của người bệnh (đối với bệnh
nhân bảo hiểm), đối với người bệnh khám không bảo hiểm, chỉ xem được hình ảnh chụp trong vòng
10 ngày ......................................................................................................................................................... 17
b) Chưa kết nối PACS-cloud, khó khăn trong hội chẩn liên viện .......................................................... 17
c) Hệ thống lấy số thứ tự còn đang được thực hiện thủ công ................................................................. 17
d) Chưa gửi kết quả trực tuyến (email, tin nhắn hoặc ứng dụng y tế) cho bệnh nhân......................... 18
e) Lỗi đầy dung lượng xảy ra thường xuyên mà không có cảnh báo trước, gây ảnh hưởng tới quá
trình khám chữa bệnh ................................................................................................................................ 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................................. 19
I. GIỚI THIỆU KHOA CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH – BỆNH VIÊN QUÂN Y 175
1. Sơ lược về Bệnh viện Quân Y 175
1.1 Lịch sử ra đời
Vào ngày 30/4/1975, khi Miền Nam Việt Nam giải phóng, Bệnh viện Quân y 175 chính thức ra
đời, được hợp nhất từ ba bệnh viện K116, K72 và K59 cùng một số đơn vị trực thuộc. Ban đầu, bệnh
viện được biết đến dưới tên Bệnh viện Quân giải phóng, thuộc Tổng cục Hậu Cần. Năm 2003, tên gọi
của bệnh viện đã được thay đổi thành Viện Quân y 175 và quá trình hoạt động được đưa vào sự quản lý
của Bộ Quốc phòng.
Xuyên suốt quá trình xây dựng và cống hiến, đa thế hệ công nhân viên chức đã góp phần tạo nên
không ít thành tựu đáng kể, làm cho Bệnh viện Quân y 175 trở thành một trong những bệnh viện đa khoa
quy mô lớn nhất ở Miền Nam.
1.2 Tầm nhìn sứ mệnh
“Sáng về y đức, sâu về y lý, giỏi về y thuật, vững về y nghiệp”
“Với khát vọng mang đến dịch vụ y tế chất lượng cao cùng cơ sở vật chất hàng đầu cho người
dân Việt Nam, Bệnh viện Quân y 175 đã và đang nỗ lực phấn đấu trở thành bệnh viện đa khoa tuyến
cuối chuyên sâu, nhằm đáp ứng tốt nhu cầu khám chữa bệnh cho mọi đối tượng với kỹ thuật tiên tiến và
dịch vụ chăm sóc hiện đại.” [2]
1.3 Giá trị cốt lõi
“Nỗ lực – Tận tâm – Tự trọng”
“Nỗ lực
Những người lính áo xanh khoác tấm blouse trắng với tinh thần kiên cường bất khuất của bộ đội
cụ Hồ cùng sự ân cần, chuyên nghiệp của y bác sỹ, đội ngũ quân y bệnh viện luôn nỗ lực phấn đấu không
ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện tinh thần và ý chí để phục vụ quân và dân khu vực
phía nam. Bệnh viện đã và đang trở thành một trong những cơ sở khám chữa bệnh uy tín được quân và
dân tin tưởng đến tham khám và điều trị.
Tận tâm
“Lấy chữ “tâm” làm nền tảng, các y bác sĩ Bệnh viện Quân y 175 luôn làm việc và nghiên cứu
dưới tinh thần nghiêm túc và khắt khe, coi trọng tính mạng và sức khoẻ của mỗi bệnh nhân như của
chính mình.” [2]
Tự trọng
“Giữ gìn màu xanh trong trắng của người lính cụ Hồ, các y bác sĩ và cán bộ Bệnh viện Quân y 175
luôn làm việc chuẩn chỉ, đúng với cái tâm của người lương y và đúng với kỷ luật nghiêm ngặt của người
lính.” [2]

1
1.4 Cơ cấu tổ chức

Giám đốc

Phó giám đốc

Bộ phận hành Bộ phận chuyên môn:


chính: các phòng, các khoa lâm sàng, cận
ban lâm sàng

Trưởng
phòng/ban Chủ nhiệm khoa

Phó trưởng Phó chủ nhiệm


phòng/ban khoa

Điều dưỡng
Nhân viên Bác sĩ/Dược sĩ trưởng/Kỹ thuật viên
trưởng

Điều dưỡng-Kỹ thuật viên-Hộ lý

Sơ đồ 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý ở bệnh viện

2. Sơ lược về khoa Chẩn Đoán Hình Ảnh


2.1 Hoạt động chuyên môn
a) Khám, chẩn đoán và phát hiện bệnh lý, tham gia hỗ trợ điều trị bệnh:
 Siêu âm 2D, 3D, 4D, siêu âm doppler mạch máu, siêu âm tim,…
 Siêu âm 4D hình thái học thai nhi, Doppler thai nhi,...
 Hỗ trợ chọc dò dịch màng phổi, sinh thiết dưới hướng dẫn siêu âm.
 XQ kỹ thuật số thường quy, XQ đặc biệt (niệu đạo ngược dòng, đại tràng, thực quản-dạ dày,
đường mật qua Kehr,…)
 Nhũ ảnh
 Chụp cắt lớp vi tính qua các máy CT 16-64-128 lát cắt.
 Chụp CT mạch máu (mạch máu não, mạch máu chi dưới,…), chụp CT Perfusion (CT tưới máu
não) nhằm đánh giá mức dộ tổn thương nhu mô não để tìm phát đồ điều trị trong bệnh lý nhồi
máu não cấp/bán cấp.
 Chụp CT mạch vành bằng máy CT 128 lát cắt.
 Chụp CT hai mức năng lượng (Dual Energy) để giảm xảo ảnh kim loại,…
 Chụp CT phổi liều thấp để đánh giá bệnh lý ở phổi đồng thời giảm liều xạ cho người bệnh.
 Sinh thiết gan, phổi dưới hướng dẫn CT.
 Chụp cộng hưởng từ thường quy bằng máy MRI 1.5T, 3T
 Chụp MRI tái tạo mạch máu không cần tiêm thuốc tương phản từ (MRA, MRV,…) trên máy
MRI 1.5T, 3.0T.
 Chụp MRI tái tạo cây đường mật (MRCP)
b) Các kỹ thuật triển khai trong thời gian tới:
- Chụp MRI tim, một trong những kỹ thuật MRI nâng cao đòi hỏi chuyên môn cao.
- Chụp CT mạch vành bằng máy 512 lát cắt (chụp mạch vành nhanh trong một nhịp thở, không
phụ thuộc nhiều vào nhịp tim).
- Chụp cộng hưởng từ phổ (Spectrography), cộng hưởng từ tưới máu não (MRI Perfusion).
- Chụp MRI gan mật với thuốc đặc hiệu Primovist, Eovist nhằm phát hiện, tầm soát u gan giai
đoạn sớm.
- Kỹ thuật MRI vú, MRI động học sàn chậu (Defecography), MRI bạch mạch,…
- Siêu âm cơ xương khớp chuyên sâu.
- Siêu âm thần kinh chi trên, chi dưới.
2.2 Trang thiết bị
Số liệu tính đến thời điểm hiện tại 10/07/2023:
- 12 máy siêu âm tại phòng và 03 máy siêu âm di động tại giường.
- 05 máy XQ kỹ thuật số cố định và 02 máy XQ di động tại giường.
- 01 máy nhũ ảnh (Mamography).
- 2 máy CT 16 lát cắt, 01 máy CT 64 lát cắt và 01 máy CT 128 lát cắt
- 03 máy MRI 1.5T và 01 máy MRI 3.0T
Cùng với số lượng máy đang và dự định lắp tại Bệnh viện Quân Y 175 khu 1000 giường: 04 máy XQ
kỹ thuật số, 01 máy CT 256 lát cắt, 01 máy CT 512 lát cắt, 01 máy MRI 1.5T và 01 máy MRI 3T hiện
đại nhất khu vực Đông Nam Á.
2.3 Đội ngũ nhân sự
- Tổng số cán bộ nhân viên: 89
- Bác sĩ: 38
- Kỹ thuật viên: 49
- Hộ lý: 02
2.4 Sơ đồ tổ chức

Chủ nhiệm
khoa

Phó chủ
nhiệm khoa

Hành chính
trưởng khoa

Bác sỹ

Kỹ thuật
Hộ lý
viên

Sơ đồ 2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Khoa Chẩn Đoán Hình Ảnh - Bệnh viện Quân Y 175

II. HIỆN TRẠNG VỀ VIỆC ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN TẠI KHOA CHẨN
ĐOÁN HÌNH ẢNH
Trước đây, việc sử dụng hồ sơ bệnh án bằng giấy và chụp chiếu hình ảnh bằng phim/giấy đã xuất
hiện rất nhiều vấn đề bất cập. Việc bảo quản, lưu trữ hồ sơ, phim ảnh dễ xảy ra sai sót như nhầm lẫn
bệnh nhân, thất lạc hồ sơ, phim ảnh, việc bảo quản cũng không được lâu và gây khó khăn khi hội chẩn
liên viện, gây tốn kém chi phí và thời gian cho cả bệnh viện và người bệnh…Từ những bất cập trên, việc
ra đời những công cụ quản lý Bệnh viện, lưu trữ hình ảnh trong y tế đã xuất hiện để cải thiện tình trạng
trên và được quy định rõ ràng tại Thông tư 46/2018/TT-BYT về Quy định hồ sơ bệnh án điện tử của Bộ
Y tế ban hành.
Tại Bệnh viện Quân Y 175 hiện nay đang sử dụng phần mềm quản lý bệnh viện FPT.eHospital và
tại Khoa Chẩn Đoán Hình Ảnh đang sử dụng phần mềm quản lý và lưu giữ hình ảnh Minerva.PACS của
Công ty Vnet.
1. Các HTTT đang được ứng dụng tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh
1.1 Hệ thống VnetPACS
Hệ thống PACS (Picture Archiving and Comunication System) là một hệ thống dùng dể lưu trữ
và truyền dữ liệu hình ảnh trong y tế. Được ứng dụng trong công tác khám chữa bệnh tại các bệnh viện.
PACS được hình thành và phát triển để phụ vụ cho mục đích chẩn đoán hình ảnh điện tử và cung
cấp phương pháp để lưu trữ chúng. Ngoài ra, PACS còn phục hồi các hình ảnh đã chụp từ trước, truy
cập vào dữ liệu hình ảnh đã được chụp với nhiều phương thức và từ nhiều điểm truy cập khác nhau trong
cùng một thời điểm.
Hình 1. Mô hình khái quát một hệ thống PACS
1.1.1 Mục đích khi ứng dụng hệ thống PACS
Áp dụng hệ thống PACS trong lĩnh vực y tế có thể gia tăng khả năng cạnh tranh bằng cách hợp
tác chuyên môn trong chẩn đoán hình ảnh giữa các bệnh viện cấp trên và cấp dưới. Đối với các trường
hợp đặc biệt, các bệnh viện cấp Trung ương như Bạch Mai, 108, Việt Đức, Chợ Rẫy hoặc các chuyên
gia y tế quốc tế cũng có thể hỗ trợ chuyên môn.
Sử dụng hệ thống PACS giúp giảm tải công việc vì người bệnh không cần phải di chuyển tới các
trung tâm lớn để khám chữa bệnh. Các bác sĩ có uy tín không cần phải cố định tại bệnh viện để tiến hành
chẩn đoán hình ảnh, mà có thể làm việc từ một bệnh viện khác thông qua máy tính cá nhân hoặc điện
thoại thông minh kết nối với hệ thống PACS.
Việc áp dụng hệ thống PACS cũng giảm thiểu lưu trữ hồ sơ bản cứng và loại bỏ việc in phim và
hồ sơ trong quá trình lưu trữ.
Hệ thống PACS đảm bảo tính toàn vẹn và lưu trữ dữ liệu lâu dài, tập trung, từ đó cải thiện quản
lý và khai thác dữ liệu ảnh hình ảnh một cách hiệu quả và hệ thống.
Sự nâng cao tác phong làm việc chuyên nghiệp và hiện đại của đội ngũ y bác sĩ trong công tác
khám chữa bệnh cũng góp phần nâng cao uy tín và vị thế xã hội cho cán bộ trong ngành Y tế.
1.1.2 Các đối tượng tham gia
a) Bộ phận tiếp đón
Các nghiệp vụ của bộ phận tiếp đón:
- Tiếp đón bệnh nhân, xác nhận chỉ định chụp.
- Tìm kiếm ca theo mã ID, xác nhận họ tên, thông tin người bệnh.
- Phân phối phòng chụp phù hợp, lấy số thứ tự và hướng dẫn phòng chụp cho người bệnh.
- Kiểm tra, tra cứu thông tin người bệnh trên Worklist.
- Hỗ trợ người bệnh khi cần tra cứu thông tin ca chụp.
- Trả kết quả chụp cho người bệnh.
- Tiếp nhận cuộc gọi liên hệ về các ca chụp từ các khoa lâm sàng.
Hình 2. Màn hình tiếp đón bệnh nhân

b) Kĩ thuật viên và bác sĩ chẩn đoán hình ảnh


Kĩ thuật viên sẽ xem chỉ định chụp và thực hiện chụp. Sau khi chụp xong, hình ảnh và thông tin bệnh
nhân sẽ tự động chuyển lên và lưu trữ trên PACS. Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh xem phim trên PACS thông
qua mạng LAN của bệnh viện hoặc qua mạng Internet và tiến hành đọc phim, nhập kết quả.
c) Lãnh đạo khoa
Lãnh đạo khoa chẩn đoán hình ảnh, lãnh đạo bệnh viện có thể theo dõi giám sát hoạt động của toàn
hệ thống thông qua các báo cáo thống kê và màn hình theo dõi tình trạng hoạt động của toàn hệ thống

Hình 3. Ví dụ báo cáo thống kê


Hình 4. Màn hình tình trạng hoạt động của toàn hệ thống

d) Người bệnh
Người bệnh sau khi thực hiện chụp chiếu có thể xem lại hình ảnh chụp, thông tin cá nhân thông qua
mã QR hoặc tài khoản và mật khẩu bằng link được cung cấp trên phiếu Kết quả chụp.

Hình 5. Giao diện hình ảnh chụp mà bệnh nhân có thể xem được

1.2 Hệ thống eHospital


“eHospital là hệ thống quản lý tổng thể bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng công nghệ 4.0
do Công ty Hệ thống Thông tin FPT xây dựng và triển khai, phù hợp với nhiều mô hình bệnh viện; cho
phép tùy biến quy trình tác nghiệp; triển khai linh hoạt theo nhiều giai đoạn; phù hợp với mô hình cho
thuê dịch vụ CNTT…
Điểm nổi bật của eHospital là ứng dụng những công nghệ mới nhất như Trí tuệ nhân tạo (AI),
Phân tích dữ liệu lớn (Big Data), Điện toán đám mây (Cloud), thiết bị di động (Mobility), Kết nối vạn
vật (IoT)…

Hình 6: Điểm đặc biệt của hệ thống eHospital


Các giải pháp này giúp lãnh đạo bệnh viện quản lý toàn bộ hoạt động với các số liệu trực tuyến
theo thời gian thực, tích hợp chữ ký số, bệnh án điện tử… hướng đến xây dựng bệnh viện không giấy
tờ; tối ưu hóa quy trình khám chữa bệnh theo hướng nhanh – gọn – chính xác, giảm thời gian/khối lượng
công việc thủ tục hành chính; nâng cao công suất, hiệu suất bệnh viện; Quản lý chặt chẽ tài chính, chống
thất thoát, tăng thu, giảm chi...
Với các bác sĩ, hệ thống eHospital hỗ trợ khám chữa bệnh từ xa; Giảm rủi ro, sai sót thông qua
việc cảnh báo tương tác thuốc, sự trùng lặp của trong các toa thuốc; Trợ lý ảo, chatbot thông minh hỗ
trợ công việc hàng ngày như tìm kiếm bệnh nhân, mở sổ khám bệnh…

Với bệnh nhân,eHospital cung cấp nhiều tính năng thông minh giúp bệnh nhân giảm thời gian
đăng ký khám chữa bệnh (trung bình từ 4 phút xuống dưới 1 phút, đặc biệt với bệnh nhân đã từng khám
tại bệnh viện thì thời gian tiếp nhận chỉ còn 15 giây); tương tác với bệnh viện qua điện thoại hoặc cổng
thông tin như: đặt lịch hẹn, xem hồ sơ y tế cá nhân, thanh toán viện phí trực tuyến, trợ ý ảo nhắc lịch,
tìm kiếm thông tin qua chatbot …

Hình 7: So sánh eHospital ảnh hưởng lên bệnh nhân và bác sĩ


Hệ thống eHospital đã được ứng dụng thành công tại hơn 20 Sở Y tế, hơn 300 bệnh viện và hơn
3 tập đoàn Y khoa. Điển hình như tại Bệnh Viện Bạch Mai, Bệnh viện Quốc tế Vinmec, Bệnh viện
Quân Y 175...”[3]
Hình 8: Các địa điểm eHospital đã ứng dụng thành công
Tại Bệnh viện Quân Y 175, phần mềm eHospital đã giúp giảm thời gian khám bệnh, tiếp nhận được
nhiều lượt bệnh hơn (năm 2020 lượt khám khoảng 2000 lượt/ngày, đến năm tháng 7/2023 đã đạt số
lượt khám lên đến gần 4000 lượt/ngày). Phần mềm giúp quản lý hồ sơ bệnh án phục vụ hội chẩn viện,
liên viện nhanh hơn, quản lý vật tư y tế và dược phẩm, tiết kiệm được nhiều chi phí khác giúp tăng
doanh thu bệnh viện trong bối cảnh tự chủ kinh tế,…

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều ngành nghề,
bao gồm cả lĩnh vực y tế, việc phát triển vượt bậc của Công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT)
đã đặt ra yêu cầu cần thiết cho các bệnh viện và cơ sở y tế tiến hành cải tiến liên tục nhằm nâng cao
chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh và hiệu suất hoạt động. Từ năm 2018, các bệnh viện đã phải đảm
nhận sự tự chủ tài chính, yêu cầu các bệnh viện cần thực hiện những cải tiến và tiến bộ. Tuy nhiên, ở
Việt Nam, hầu hết các bệnh viện vẫn sử dụng hệ thống phần mềm quản lý dựa trên công nghệ cũ,
không đáp ứng đầy đủ yêu cầu về tập trung dữ liệu và kết nối giữa các bệnh viện trong cùng hệ thống.
Do đó, nhu cầu hiện đại hóa quy trình làm việc, thực hiện chuyển đổi số toàn diện trong hoạt động
bệnh viện, nhằm tăng cường năng suất, hiệu quả, chất lượng điều trị và sự hài lòng của bệnh nhân, đã
trở nên cấp thiết ngày càng được lãnh đạo các bệnh viện và cán bộ lãnh đạo ngành y tế quan tâm và
chú trọng.

Hình 9: Các lợi ích mà eHospital mang lại


2. Mô tả hệ thống công việc tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh
2.1 Mô tả quy trình thông tin (Tường thuật hệ thống công việc)

Hình 10. Mô hình tổng quát hệ thống công việc

Phần mềm eHospital chuyển thông tin và chỉ định chụp của người bệnh sang hệ thống PACS. Bộ
phận tiếp đón của Khoa Chẩn đoán hình ảnh tiếp nhận phiếu yêu cầu (phiếu chỉ định thực hiện các kỹ
thuật siêu âm, X-quang, CT, MRI) và tiến hành phân luồng phòng thực hiện kỹ thuật trên bảng Worklist
của phần mềm PACS. Những phiếu yêu cầu đúng quy định (đúng kỹ thuật chụp, đã thanh toán tiền) sẽ
được tự động xếp số thứ tự vào phòng được phân.
Người tiếp đón in phiếu thông tin (bao gồm số thứ tự thực hiện, tên và số của phòng kỹ thuật), kẹp
vào phiếu yêu cầu và chuyển lại cho người bệnh (khách hàng) và hướng dẫn đến phòng kỹ thuật.
Hình 11. Phiếu thông tin của khách hàng

Người bệnh (khách hàng) đến trước cửa phòng kỹ thuật, đợi đúng tên và số thứ tự sẽ vào phòng tiến
hành kỹ thuật.

Hình 12. Bảng gọi tên khách hàng

Kỹ thuật viên (người thực hiện chụp) nhận phiếu yêu cầu, đối chiếu thông tin, quét mã Barcode ID
trên máy chụp và tiến hành thực hiện kỹ thuật cho người bệnh. Hệ thống PACS sẽ đưa các thông tin cần
thiết của bệnh nhân lên máy chụp, kỹ thuật viên sẽ không cần phải nhập liệu thủ công.
Kỹ thuật viên thực hiện chụp, hình ảnh sau đó sẽ được lưu trên máy chủ PACS. Sau khi chụp xong,
kỹ thuật viên in phim và hướng dẫn nơi trả kết quả và thời gian trả kết quả cho người bệnh (khách hàng).
Đồng thời thực hiện lệnh “Kết thúc” trên máy chụp để hình ảnh được chuyển tự động lên hệ thống PACS.

Hình 13. Công cụ chẩn đoán hình ảnh

Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh đăng nhập vào user riêng trên PACS, xem và tái tạo hình ảnh trên PACS
hoặc máy trạm đọc phim liên kết với máy chụp. Bác sĩ tra cứu bệnh sử của người bệnh thông qua
eHospital để kết hợp với phim chụp trên PACS, đưa ra chẩn đoán và kết quả chụp. Kết quả chụp được
bác sĩ nhập và lưu trên eHospital, in và ký tên cho phiếu Kết quả chụp phim.

Hình 14. Mô tả sự tích hợp thông tin giữa EHOSPITAL và PACS

Bộ phận tiếp đón cử người đúng thời gian vào phòng chụp lấy phim đã được in và vào phòng
đọc phim lấy kết quả đã được ký, mang đến Quầy trả kết quả và tiến hành trả cho người bệnh.
Người bệnh (khách hàng) nhận phim và kết quả tại Quầy trả kết quả và tiến hành các bước tham
khám tiếp theo.
2.2 Mô hình Hệ thống công việc

Sơ đồ 3: Sơ đồ hệ thống công việc


2.3 Sơ đồ chức năng chéo

Sơ đồ 4.Sơ đồ chức năng chéo tại khóa chuẩn đoán hình ảnh
III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN
1. Ưu điểm
PACS sử dụng công nghệ ảnh kỹ thuật số (DICOM, JPEG) thay thế phim truyền thống để hỗ trợ việc
xử lý và tương tác dễ dàng với hình ảnh trong quá trình phân tích. Điều quan trọng là hệ thống này giúp
giảm sự sử dụng phim trong chẩn đoán hình ảnh, từ đó tiết kiệm chi phí mua phim và vấn đề lưu trữ.
Đồng thời, PACS cũng giúp giảm số lượng nhân bản phim y khoa bằng cách lưu trữ dữ liệu bệnh nhân
trên hệ thống máy tính.
Tất cả dữ liệu liên quan đến chẩn đoán hình ảnh của bệnh nhân bao gồm ảnh y khoa, chẩn đoán và
báo cáo được quản lý, lưu trữ một cách đồng nhất, đồng bộ và an toàn. Điều này cho phép các bác sĩ và
bệnh nhân có thể dễ dàng xem chi tiết lịch sử bệnh án theo thời gian. Điều này rất hữu ích trong công
tác khám và điều trị bệnh.
Hệ thống cũng cho phép truy cập đa nền tảng và đáp ứng nhanh. Các bác sĩ có thể truy cập dữ liệu
và hình ảnh của bệnh nhân một cách nhanh chóng và chính xác từ bất kỳ đâu, bất kỳ khi nào trên các
thiết bị điện toán trong phạm vi mạng cho phép.

Lợi ích của hệ thống của hệ thống PACS đối với các đối tượng sử dụng:
Đối tượng sử dụng Ưu điểm và lợi ích
Bác sĩ chẩn đoán hình Thay vì sử dụng phim, bác sĩ sử dụng máy tính với màn hình rộng để
ảnh chẩn đoán hình ảnh, tạo điều kiện tương tác với ảnh để chẩn đoán một
cách chi tiết hơn. Các công việc cụ thể bao gồm:
- Tầm soát ảnh và so sánh trước và sau khi tiêm thuốc cản quang.
- Thực hiện đo, kẻ, vẽ, ghi chú và tính toán diện tích tổn thương
trên hình ảnh.
- Đồng bộ hóa các loạt ảnh và điều chỉnh cửa sổ mức xám.
- Tạo hình ảnh 3D, 3D-MPR và mô phỏng nội soi.
- Tra cứu lại các hình ảnh và kết quả đã được chụp, so sánh giữa
hai lần chụp khác nhau.
- Nhập kết quả nhanh chóng bằng các mẫu biểu thông minh.
Có nhiều công cụ xử lý hình ảnh khác nhau giúp nâng cao chất lượng
chẩn đoán hình ảnh.
Bác sĩ lâm sàng Sau khi bệnh nhân hoàn tất quá trình chụp hình và có kết quả chẩn đoán,
kết quả sẽ được bác sĩ lâm sàng cập nhật ngay lập tức, không cần phải
chờ đợi bệnh nhân mang kết quả về. Điều này mang đến nhiều lợi ích
cho bác sĩ lâm sàng, bao gồm:
- Bác sĩ lâm sàng có thể nhận được kết quả ngay sau khi khoa
chẩn đoán hình ảnh kết luận.
- Bác sĩ lâm sàng có thể xem lại các hình ảnh chụp trên máy tính
để hỗ trợ quá trình điều trị.
- Bác sĩ lâm sàng có thể tham gia hội chẩn bất cứ lúc nào và ở bất
kỳ đâu.
Việc nhận kết quả chẩn đoán một cách nhanh chóng sau khi chụp
hình đem lại sự thuận tiện và hiệu quả cho bác sĩ lâm sàng.
Khoa chẩn đoán hình ảnh Khi triển khai hệ thống PACS, khoa chẩn đoán hình ảnh sẽ có những lợi
ích sau:
- Có khả năng giám sát hoạt động của khoa một cách chủ động,
theo dõi số lượng ca chụp, ca đã trả kết quả và ca chưa trả kết
quả.
- Có thể tổ chức hội chẩn từ xa hoặc chẩn đoán từ xa với việc sử
dụng hình ảnh gốc.
- Tăng tốc độ trả kết quả và nâng cao chất lượng chẩn đoán thông
qua sử dụng các công cụ xử lý ảnh chuyên nghiệp và mạnh mẽ.
- Kết nối sẵn sàng với các bệnh viện tuyến trung ương và quốc tế
thông qua hệ thống teleradiology.
- Lưu trữ hình ảnh trong thời gian dài (hơn 10 năm).
Dễ dàng theo dõi và quản lý hoạt động của khoa chẩn đoán hình ảnh.
Bệnh nhân Bệnh nhân là một trong những đối tượng chính được phục vụ bởi hệ
thống PACS, và nó mang đến những lợi ích sau cho bệnh nhân:
- Bệnh nhân có thể lưu trữ hình ảnh của mình lâu dài và sử dụng
chúng để kiểm tra lại.
- Bệnh nhân có thể so sánh các kết quả từ các lần chụp trước để
đánh giá hiệu quả của quá trình điều trị.
- Bệnh nhân có thể nhận được hình ảnh dưới dạng số và chia sẻ
chúng với các bác sĩ khác để tham gia hội chẩn mà không cần
phải chụp lại.
- Bệnh nhân nhận được kết quả nhanh chóng hơn.
Điều này cho phép bệnh nhân lưu trữ và xem lại kết quả của mình,
mà không cần phải chuyển viện, nhưng vẫn có thể được các bác sĩ
tuyến trung ương tham gia khám bệnh.
Bệnh viện Hệ thống PACS đem lại những lợi ích sau đối với chất lượng khám và
chữa bệnh:
- Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, cung cấp cho
bệnh nhân các dịch vụ hiện đại và hiệu quả hơn.
- Tiết kiệm chi phí in phim (khi bảo hiểm thanh toán theo hướng
dẫn của Bộ Y tế).
- Lưu trữ hình ảnh lâu dài và sẵn sàng cho việc sử dụng trong
bệnh án điện tử. Hệ thống PACS cũng khai thác được chất lượng
hình ảnh từ các máy chụp hiện đại được trang bị tại viện.
- Gửi hình ảnh để tham gia hội chẩn từ xa, giúp bệnh nhân không
phải chuyển viện.
Từ đó, hệ thống PACS giúp tiết kiệm chi phí in phim và đồng thời
nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

2. Khuyết điểm và đề xuất


Hệ thống lưu trữ hình ảnh trong khoa Chẩn đoán hình ảnh đã được hình thành và phát triển từ 2008
đến nay, vì vậy hệ thống gần như khá hoàn thiện và ít khuyết điểm. Tuy nhiên, do những quy định khắt
khe của Luật Bảo hiểm y tế, quy định về bảo mật thông tin người bệnh, đặc thù là bệnh viện quân y
tuyến cuối cần sự bảo mật tuyệt đối về tình trạng sức khoẻ của những cán bộ cấp cao trong quân đội,
cũng như chi phí đầu tư cho hệ thống PACS khá cao, cho nên việc triển khai hệ thông PACS tại khoa
Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Quân y 175 vẫn còn một số khuyết điểm cần giải quyết.
a) Chưa liên kết kết quả chẩn đoán hình ảnh với hồ sơ bệnh án điện tử của người bệnh (đối với
bệnh nhân bảo hiểm), đối với người bệnh khám không bảo hiểm, chỉ xem được hình ảnh chụp
trong vòng 10 ngày
Trong chẩn đoán người bệnh, các bác sĩ cần kết hợp các kết quả cận lâm sàng (chẩn đoán hình
ảnh, xét nghiệm…) cùng với lâm sàng của người bệnh để đưa ra kết luận chính xác nhất. Những
thông tin trên cần được thể hiện đầy đủ trên hồ sơ bệnh án và được lưu lại để thuận tiện cho việc
theo dõi – điều trị bệnh. Việc chưa thể hiện đầy đủ các thông tin trong hồ sơ bệnh nhân có thể gây
mất thời gian và sai sót cho cả bác sĩ và bệnh nhân, cũng như việc hạn chế số ngày xem kết quả quá
ngắn sẽ làm cho bác sĩ ngoài viện khó chẩn đoán và khám chữa bệnh trong những trường hợp người
bẹnh sử dụng bảo hiểm y tế để chụp phim hoặc điều trị nội trú vì những phim ảnh này được lưu trữ
tại viện và không chia sẻ hình ảnh chụp ra ngoài. Hình ảnh chụp chỉ được lưu trữ và xem trên PACS
trong nội bộ bệnh viện cũng là một trong những bất cập khi người bệnh muốn chuyển viện khám và
điều trị. Bên cạnh đó, để đảm bảo quyền lợi của người bệnh, bệnh viện cần cần kiến nghị lên trên
những bất cập này và thực hiện cải tiến cho các đối tượng người bệnh (có bảo hiểm và không có
bảo hiểm) đều phải như nhau. Nhanh chóng có biện pháp giải quyết nhu cầu xem hình ảnh chụp của
người bệnh qua Internet là cấp thiết để giải quyết những bất cập trên.
b) Chưa kết nối PACS-cloud, khó khăn trong hội chẩn liên viện
Đầu tiên ta cần hiểu sơ lược về PACS-cloud. Hệ thống PACS-cloud là hệ thống lưu trữ hình
ảnh chụp chung cho các bệnh viện trên toàn quốc để phục vụ công tác hội chẩn liên viện, hệ thống
này đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều bệnh viện cả nước trải dài bắc-trung-nam.
Công tác hội chẩn chuyên môn được áp dụng trong các trường hợp tiên lượng dè dặt, khó chẩn
đoán và điều trị, trường hợp người bệnh cấp cứu hoặc người bệnh có chỉ định phẫu thuật. Ở các
công tác hội chẩn nội viện, việc truy cập vào hồ sơ, kết quả cận lâm sàng là vô cùng dễ dàng, tuy
nhiên mức độ liên viện lại gặp nhiều khó khăn trong việc truy cập hình ảnh và kết quả chụp trên
PACS. Việc tải hồ sơ bệnh án lên một cloud chung là việc cần thiết để đảm bảo tính chuyên nghiệp
trong hội chẩn liên viện, giúp các chuyên gia y tế có thể tiếp cận hồ sơ bệnh án đầy đủ và rõ ràng
nhất, hạn chế chi phí, thời gian đi lại của các bác sĩ trước cuộc hội chẩn, tiếp cận được với các
chuyên gia y tế từ mọi miền đất nước, kể cả nước ngoài, góp phần mở rộng phạm vi hội chẩn.
c) Hệ thống lấy số thứ tự còn đang được thực hiện thủ công
Nhu cầu khám chữa bệnh tại bệnh viện là rất lớn và hàng ngày có hàng trăm nghìn lượt người
bệnh chờ đợi để thực hiện các chỉ định chuẩn đoán hình ảnh. Vì vậy, làm sao để tiếp đón người
bệnh, phân luồng và thực hiện các kỹ thuật, cho đến trả kết quả cho người bệnh thật chính xác,
nhanh chóng và thuận tiện nhất luôn là bài toán khó. Việc giữ đúng thứ tự là yếu tố quan trọng giúp
đảm bảo tính khách quan, công bằng trong thăm khám y tế. Hiện nay, có rất nhiều công nghệ hiện
đại hỗ trợ lấy số thứ tự tự động, giúp tiết kiệm thời gian và nhân lực cho bệnh viện. Người bệnh
không cần phải chen lấn, xếp hàng dài mà sẽ được gọi vào thăm khám theo số thứ tự. Người bệnh
sẽ được phân luồng về đúng nhóm dịch vụ, thăm khám theo đúng thứ tự, đúng mức độ ưu tiên, tạo
mỹ quan cho các khu vực giao dịch, nâng cao tính chuyên nghiệp trong quản lý, chăm sóc người
bệnh. Ngoài ra, các công nghệ này còn thuận tiện trong việc thống kê lượt khám theo nhu cầu (theo
giao dịch ngày, tháng, năm, theo nghiệp vụ, theo chức năng, theo cơ quan…) giúp bệnh viện xác
định rõ hơn về nhu cầu thăm khám của người bệnh.
d) Chưa gửi kết quả trực tuyến (email, tin nhắn hoặc ứng dụng y tế) cho bệnh nhân
Công tác trả kết quả trực bằng bản cứng cho người bệnh
là phương thức được áp dụng rất nhiều từ trước đến nay, tuy
nhiên, phương thức này có rất nhiều khuyết điểm như tốn
kém thời gian, vật chất, người bệnh dễ làm mất hoặc nhăn,
rách kết quả. Quá trình in ấn dễ xảy ra lỗi (hình ảnh mờ hoặc
quá đậm do mực in, vỡ nét), các hình ảnh bị hạn chế về kích
thước… có thể gây ảnh hưởng đến công tác chẩn đoán cho
người bệnh. Ngoài ra quá trình lưu trữ kết quả bằng bản
cứng cũng rất khó khăn. Để giảm thiểu nhân lực và chi phí
phát sinh cho phương thức trả kết quả bằng bản cứng thì
phương thức trả kết quả trực tiếp mang lại nhiều điểm tối ưu
hơn. Các kết quả được gửi ngay đến bệnh nhân dù họ đang
ở bất cứ đâu, kết quả vẫn có thể đảm báo tính bảo mật, đồng
thời cũng tránh hiện tượng ứ dồn bệnh nhân tại khu vực trả
kết quả. Các kết quả trực tuyến sắc nét, có thể thu phóng
kích thước linh hoạt, hạn chế hư hại do tác động vật lý, giúp
ích cho các quá trình đọc kết quả. Trước tình hình dịch bệnh
ngày nay cùng với tốc độ phát triển công nghê thông tin,
việc thực hiện các thủ tục hành chính ý tế bằng phương thức
trực tuyến là xu thế tất yếu, thể hiện sự chuyên nghiệp, hiện
đại, công bằng, nhanh chóng cho bệnh viện.

Hình 15. Ví dụ về hệ thống thông


báo kết quả chụp cho khách hàng
thông qua tin nhắn trên điện thoại

e) Lỗi đầy dung lượng xảy ra thường xuyên mà không có cảnh báo trước, gây ảnh hưởng tới quá
trình khám chữa bệnh
Đây là lỗi xảy ra khi bộ nhớ của hệ thống đầy dung lượng và cần mở thêm dung lượng lưu trữ
mới. Tuy nhiên vấn đề này thường không được dự báo trước mà thường xảy ra đột ngột, gây gián đoạn
đến công việc của kĩ thuật viên và bác sĩ, cũng như quá trình thăm khám bệnh của bệnh nhân.
Để giải quyết vấn đề này, đơn vị cũng cấp phần mềm nên cải tiến để có thông báo đến đơn vị sử
dụng khi bộ nhớ lưu trữ gần đầy (khoảng 90%) để có công tác nâng cấp bộ nhớ kịp thời và không gây
cản trở đến quá trình làm việc và thăm khám tại khoa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]https://www.danhbaict.vn/san-pham-dich-vu/he-thong-quan-ly-benh-vien-thong-minh-
fptehospital-20, truy cập lúc 19:33 ngày 18/6/2023
[2] https://benhvien175.vn/, truy cập lúc 21:04 ngày 15/6/2023
[3] https://vpacs.vnet.vn/public/images/Gioi%20thieu%20VNet%20PACS.pdf, truy cập lúc 20:16
ngày 17/6/2023
BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BÀI TẬP NHÓM/THUYẾT TRÌNH/DỰ ÁN
Lớp: 23D2INF50900801 Nhóm: 2

I. PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

STT Nội dung công việc Những người thực hiện MSSV
1 Phần ll + lll + Góp ý hoàn thiện báo cáo Nguyễn Văn Mạnh 89231020078
2 Phần l + lll + Góp ý hoàn thiện báo cáo Phan Phạm Phương Trinh 33221025216
3 Phần ll + lll + Góp ý hoàn thiện báo cáo Nguyễn Võ Đăng Cảnh 89231020025
Cung cấp nội dung thực tế để nhóm triển khai +
4 Võ Trần Tùng Linh 33221025274
Phần ll + lll + Góp ý hoàn thiện báo cáo
Tổng hợp bài+chỉnh sửa Word+Phần ll + lll + Góp ý
5 Nguyễn Hồng Nhung 33221025030
hoàn thiện báo cáo

II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG


Ngày Nội dung họp
20h 05/06 Trao đổi thống nhất tìm ra hệ thống phù hợp để làm báo cáo
19h 07/06 Bàn luận đi sâu hơn vào hệ thống đã chọn và phân chia công việc cụ thể
20h 25/06 Chỉnh sửa sắp xếp bố cục dàn bài hợp lí và bổ sung sơ đồ hình ảnh
20h 06/07 Thống nhất nội dung và hoàn thiện bài

III. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÓNG GÓP

STT Họ và tên thành viên Đánh giá %đồng ý


1 Nguyễn Văn Mạnh Tuyệt vời 5/5
2 Phan Phạm Phương Trinh Tuyệt vời 5/5
3 Nguyễn Võ Đăng Cảnh Tuyệt vời 5/5
4 Võ Trần Tùng Linh Tuyệt vời 5/5
5 Nguyễn Hồng Nhung Tuyệt vời 5/5

You might also like